url
stringlengths
59
188
url_md5
stringlengths
32
32
title
stringlengths
11
143
title_md5
stringlengths
32
32
category
stringclasses
29 values
sub_category
stringclasses
1 value
description
stringlengths
11
143
description_md5
stringlengths
32
32
content
stringlengths
133
27.5k
content_md5
stringlengths
32
32
date
stringclasses
189 values
date_md5
stringclasses
189 values
time
stringlengths
5
5
time_md5
stringlengths
32
32
date_created
stringclasses
9 values
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tap-the-vietbank-quyen-gop-hon-700-trieu-dong-ung-ho-dong-bao-post354057.html
f17d42f38cb78ef349fe0b6cf92baafb
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào
1bef0bed55410a1ee7303c92ab84814c
cuoc-song
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu đồng ủng hộ đồng bào
1bef0bed55410a1ee7303c92ab84814c
Hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQ Việt Nam, thấm nhuần truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt, Ngân hàng Vietbank cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio phối hợp tổ chức hoạt động ‘Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt’ – nhằm trực tiếp gây quỹ từ thiện ủng hộ cán bộ nhân viên, gia đình cán bộ nhân viên, khách hàng, đồng bào các tỉnh đang chịu nhiều mất mát, đau thương trước thiên tai. Tại buổi lễ, Ban Lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Vietbank đã quyên góp trực tiếp và qua tài khoản ngân hàng của Công đoàn nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào. Cũng trong sự kiện, Vietbank đã triển khai bán đấu giá 07 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm các bức ảnh của Nghệ sĩ thị giác, nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc; tranh đất sét 3D độc bản do Quỹ Chí Viễn ủng hộ cùng các tác phẩm nghệ thuật khác do cán bộ Nhân viên quyên góp. Bên cạnh đó, Vietbank cũng đấu giá hàng loạt tài khoản số đẹp, mang đến cơ hội sở hữu những con số hút may mắn, vượng tài lộc phục vụ khách hàng. Tấm lòng vàng và những con tim hòa chung một nhịp hướng về miền Bắc yêu thương đã đưa buổi lễ phát động diễn ra thành công vượt sự kỳ vọng khi thu về số tiền quyên góp ấn tượng hơn 700 triệu đồng chỉ sau 2 giờ tổ chức. Nghệ sĩ thị giác Phạm Tuấn Ngọc chia sẻ: “Là một người con của Hà Nội, chứng kiến thành phố thân yêu chìm trong biển nước và nỗi đau của đồng bào miền Bắc, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Những hình ảnh ấy thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng. Với mong muốn san sẻ một phần nhỏ yêu thương, tôi trân trọng cơ hội hợp tác cùng Vietbank. Chương trình đã trao cho những tác phẩm của tôi một ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc hơn, là minh chứng cho tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng trong nghịch cảnh”. Toàn bộ hiện kim thu về từ chương trình sẽ được công khai minh bạch và gửi trực tiếp đến số tài khoản của Công đoàn Vietbank, trao tặng đồng bào bị ảnh hưởng, phục vụ đa mục đích như hỗ trợ các gia đình thiệt mạng do thiên tai, hỗ trợ các gia đình có người bị thương hoặc bị thiệt hại nặng nề về hoa màu, gia súc cũng như hỗ trợ dọn dẹp, góp phần tái thiết các công trình, hạ tầng trọng yếu phục vụ dân sinh. Trước đó, ngày 13/09/2024, nhằm hỗ trợ kịp thời đồng bào các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, Vietbank đã vận động cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương; đồng thời Vietbank cũng dành 200 triệu đồng hòa nhịp cùng ngành Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ người dân theo phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng ngày, Công đoàn Vietbank đã kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ hiện kim 100% CBNV Vietbank tại Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng cùng gia đình gặp thiệt hại. Bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Vietbank chia sẻ: “Chứng kiến những thiệt hại đau xót do bão gây ra, Ban lãnh đạo Vietbank thực sự muốn làm điều gì đó để sẻ chia những khó khăn của người dân các địa phương đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn làm cầu nối cho những tấm lòng hảo tâm. Không chỉ mang lại sự hỗ trợ thiết thực, chúng tôi còn mong muốn truyền cảm hứng, khuyến khích cộng đồng cùng hợp lực, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái.” Bên cạnh hoạt động gây quỹ thiện nguyện, Vietbank cũng nhanh chóng ban hành các giải pháp hỗ trợ tài chính thiết thực, đồng hành cùng cộng đồng vượt qua khó khăn sau bão Yagi. Cụ thể, Ngân hàng giảm lãi suất vay từ 0,5% đến 1,2%/năm đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, hỗ trợ giảm bớt gánh nặng tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Vietbank cung cấp các gói vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 5%/năm, thủ tục đơn giản, thời hạn vay lên đến 380 tháng và ân hạn nợ gốc đến 60 tháng. Nhờ đó, khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn cần thiết để sớm khắc phục hậu quả thiên tai và nhanh chóng ổn định cuộc sống.
c47bf9c634114a6d84108ce20ea825de
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
16:56
c96e9259b8fbb83b0faf64ca13d03ee9
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dnc-ngay-gdkhq-nhan-tam-ung-co-tuc-dot-1-nam-2024-bang-tien-10-post353975.html
297a0e753f9cf03b2a76329a880de78a
DNC: Ngày GDKHQ nhận tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền (10%)
4c6a2cf2f3b15ab95b2444cb3d572c1e
chung-khoan
DNC: Ngày GDKHQ nhận tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền (10%)
4c6a2cf2f3b15ab95b2444cb3d572c1e
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 01/10/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 02/10/2024 Lý do mục đích: Tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) - Thời gian thanh toán: Ngày 25/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán đã lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký (TVLK) nơi mở tài khoản lưu ký chứng khoán. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại trụ sở chính của Công ty cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng (vào các ngày làm việc trong tuần) từ ngày 25/10/2024 và xuất trình chứng minh nhân dân.
a344d712eab45f63543b4174935b26c2
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/snz-ngay-gdkhq-nhan-co-tuc-nam-2023-bang-tien-12-post353979.html
b04bb3afa96df13bd9e30eca1e31613d
SNZ: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (12%)
fd1c2ea3ea9205d40c3bdba74aa90e75
chung-khoan
SNZ: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (12%)
fd1c2ea3ea9205d40c3bdba74aa90e75
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 30/09/2024 Lý do mục đích: Chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 12% (01 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng) - Ngày thanh toán: 14/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng tiền tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại Ban Kế toán Tổng Công ty Sonadezi vào các ngày làm việc trong tuần, bắt đầu từ ngày 14/10/2024 và xuất trình Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu.
ad9cfcc1a68f48e507477caad8d7ffde
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:51
885dedf826a35bef4c115223a7cd47ff
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/khi-nao-to-chuc-tin-dung-duoc-ngan-hang-nha-nuoc-cho-vay-lai-suat-dac-biet-0-post354006.html
63dbfcff0860604f850461d59a9a3afc
Khi nào tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho vay lãi suất đặc biệt 0%
72b0948f5c81d13941f64abdf8fa2bde
tai-chinh
Khi nào tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho vay lãi suất đặc biệt 0%
72b0948f5c81d13941f64abdf8fa2bde
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm. Đối tượng áp dụng tại Dự thảo là tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thực hiện phương án cơ cấu lại Dự thảo nêu rõ điều kiện xem xét việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, tổ chức tín dụng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; Thứ hai, phải có phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, trong đó có đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của NHNN và các nội dung của khoản vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. Hoặc có phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, trong đó có đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và có đầy đủ các nội dung sau: Đối với biện pháp cho vay đặc biệt có lãi suất là 0%/năm: Tổ chức tín dụng có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt. Đối với biện pháp cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm: Tổ chức tín dụng chưa có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt và lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm hoặc lớn hơn 0%/năm. Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt là để thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Giấy phép và được xác định tại phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung. Số tiền đề nghị vay đặc biệt; thời hạn đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt không vượt quá thời hạn thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung. Trường hợp bị rút tiền hàng loạt Để được xem xét việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt, dự thảo quy định tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau: Thứ nhất, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và đã/đang thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Thứ hai, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề nghị vay đặc biệt, gia hạn khoản vay đặc biệt có đầy đủ các nội dung sau: Chưa có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt tại thời điểm đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt. Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền tại bên vay đặc biệt trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt; (không áp dụng đối với trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt). Số tiền đề nghị vay đặc biệt trên cơ sở đánh giá tình hình khả năng chi trả trong thời hạn 30 ngày của bên vay đặc biệt. Thời hạn đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt trên cơ sở đánh giá tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt và dưới 12 tháng. Mức lãi suất vay đặc biệt, trường hợp mức lãi suất cho vay đặc biệt là 0% áp dụng đối với tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b67fb4cfa93f0adf57b9b3f6be0646fa
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:11
c65d258d8e90b954b13b414f90c02c76
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nha-dau-tu-nhat-ban-day-manh-cac-thuong-vu-hop-tac-chien-luoc-tai-viet-nam-post354010.html
3d928b768581946addfa6a9c21de5f89
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
ad94feb808197f52e62cc4cf4faba484
thuong-truong
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
ad94feb808197f52e62cc4cf4faba484
Giữa tháng 8/2024, Mitsui & Co, Ltd. (Mitsui) và Tasco công bố hoàn tất thỏa thuận để Mitsui trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto - đơn vị thành viên của Tasco và đồng hành cùng Tasco Auto triển khai nhiều kế hoạch, chiến lược phát triển trong thời gian tới. Khoản đầu tư được giải ngân thành các đợt và đợt đầu tiên đã hoàn thành ngày 31/7/2024. Đầu tháng 8/2024, Tập đoàn Marubeni thông qua công ty con Marubeni Growth Capital Asia Pte. Ltd. (MGCA) đã mua thêm cổ phần của Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG). Đây là bước tiếp theo sau thương vụ MGCA mua cổ phần thiểu số của AIG được công bố vào tháng 11/2023. AEON Entertainment, công ty con thuộc Tập đoàn AEON Nhật Bản, đã thành lập liên doanh với Beta Media để đầu tư 50 cụm rạp chiếu phim mới đến năm 2035, với chi phí đầu tư vài chục tỷ yên (tương đương 200 triệu USD). Kế hoạch mở rộng của AEON Entertainment cũng phù hợp với chiến lược xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ hai bên cạnh Nhật Bản để đẩy mạnh đầu tư của AEON. Tương tự, Sojitz đã phát triển hoạt động kinh doanh đa dạng trải dài từ bán lẻ, bán buôn và phân phối đến chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Sojitz cũng có kế hoạch đầu tư vào chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, đồng thời tạo ra hoạt động kinh doanh mới tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Sojitz đã rót vốn vào công ty fintech Việt Nam Finviet tháng 4/2024 sau khi mua lại toàn bộ quyền sở hữu của Công ty cổ phần Đại Tân Việt. Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ M&A xuyên quốc gia của RECOF Corporation chia sẻ, trong nhiều trường hợp, các mục tiêu chiến lược như chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường Việt Nam không thể đạt được chỉ qua một thương vụ. Sau khi thực hiện các khoản đầu tư ban đầu, các công ty Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm cơ hội tiếp theo như kênh phân phối sau khi đầu tư vào sản xuất, dịch vụ bảo trì sau khi đầu tư vào bán hàng hoặc thị trường phía Bắc sau khi gia nhập thị trường phía Nam. “Chúng tôi đã chứng kiến ​​dòng vốn đầu tư liên tục của các nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản nhằm mua lại các công ty Việt Nam đã có vị thế vững chắc trong các lĩnh vực như bán lẻ, phân phối bán buôn và đóng gói”, ông Yoshida nói. Theo ông Yoshida, các công ty Nhật Bản hoạt động tích cực hơn trong các lĩnh vực như sản xuất, hậu cần và phân phối. Nhiều tập đoàn Nhật Bản bắt đầu ưu tiên Việt Nam như một trung tâm cung ứng trong khu vực, thay vì Trung Quốc hoặc Thái Lan. Một số công ty cũng đang nỗ lực thâm nhập hoặc mở rộng vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng. Một khảo sát được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố vào tháng 5/2024 cho thấy, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản cao thứ hai (24,9%) có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, sau Hoa Kỳ. Về các tập đoàn lớn có kế hoạch mở rộng ra nước ngoài, Việt Nam đứng thứ hai (28,6%), sau Ấn Độ (29,5%). Khoảng 24,1% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản có kế hoạch mở rộng sang Việt Nam. Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Jetro tại TP.HCM chia sẻ, trong khi Trung Quốc đứng đầu cuộc khảo sát của Jetro năm 2020 về tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh, thì Covid-19 là cơ hội để các công ty nhận thấy nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Sau khi cân nhắc các thị trường tại ASEAN, nhiều công ty đã lựa chọn Việt Nam, biến nơi đây thành điểm đến được ưa chuộng thứ hai sau Hoa Kỳ kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Tám tháng đầu năm, nhà đầu tư Nhật Bản rót 2,5 tỷ USD vào Việt Nam, tăng 90,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư mới phần lớn là các dự án nhà máy điện khí LNG, cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư Nhật Bản với lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đầu tư mở rộng cũng tăng trưởng chứng minh nhu cầu mở rộng của nhà đầu tư Nhật ngày càng tăng.
6133132c2fac350fcf233452ab7bd74b
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:11
c65d258d8e90b954b13b414f90c02c76
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dws-ngay-gdkhq-nhan-co-tuc-nam-2023-bang-tien-6-post353981.html
b6ee95ad5d96b3e0b7248c18927208ca
DWS: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (6%)
be3e458210c01979a348d2cef79f2488
chung-khoan
DWS: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (6%)
be3e458210c01979a348d2cef79f2488
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 26/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 27/09/2024 Lý do mục đích: Chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 6%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 600 đồng) - Thời gian thực hiện: 10/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức bằng tiền tại Phòng Tài chính - Công ty cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp – Địa chỉ: Số 01 đường Tôn Đức Thắng, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (vào các ngày làm việc trong tuần và trong giờ làm việc) bắt đầu từ ngày 10/10/2024 và xuất trình căn cước công dân/ chứng minh nhân dân.
c05742fcd33f6ee369c1ef53f0fab188
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:54
cd618dee1b131a3a6a9c7d28a60ab8a9
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/kiem-toan-nha-nuoc-dieu-chinh-ke-hoach-kiem-toan-tai-cac-dia-phuong-don-vi-chiu-anh-huong-con-bao-so-3-post354015.html
3574746457e7e9e1d4a49f052dff80be
Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tại các địa phương, đơn vị chịu ảnh hưởng cơn bão số 3
7db6a583a9ed6e801ccacb5ce8f01efb
thoi-su
Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tại các địa phương, đơn vị chịu ảnh hưởng cơn bão số 3
7db6a583a9ed6e801ccacb5ce8f01efb
Ngày 17/9/2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đã ký ban hành Chỉ thị Số 1600/CT-KTNN về việc điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm phối hợp khắc phục hậu quả tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Nội dung Chỉ thị nêu: Trong những ngày qua, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh đã đi vào các tỉnh miền Bắc của nước ta, gây ra sức tàn phá rất lớn. Với tinh thần phòng chống bão kịp thời, chủ động của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương; sự đồng lòng, chung sức của nhân dân và lực lượng chức năng nhằm giảm thiểu thiệt hại của cơn bão gây ra, tuy nhiên, hậu quả của cơn bão vẫn đã và đang gây nhiều thiệt hại về người và của. Để tạo điều kiện cho các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán tại các địa phương chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 kịp thời nắm bắt tình hình tại các địa phương (đặc biệt các địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp), nghiên cứu đề xuất điều chỉnh kế hoạch kiểm toán, phương án tổ chức kiểm toán (bao gồm cả các đoàn kiểm toán đang thực hiện và dự kiến sẽ triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm) theo hướng cắt giảm phạm vi kiểm toán, đơn vị được kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán, báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước quyết định. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu việc rà soát, điều chỉnh phải đồng thời đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán, không để xảy ra tiêu cực và khẳng định được uy tín của ngành. Việc thích ứng linh hoạt với bối cảnh, tình hình thể hiện tinh thần sẻ chia của Kiểm toán Nhà nước với những khó khăn của các địa phương, đơn vị, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Trước đó, với phương châm “gọn nhưng chất”, Kiểm toán Nhà nước đã xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm toán năm 2024 với 121 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 8 nhiệm vụ so với năm 2023 và giảm khoảng 30% số nhiệm vụ so với năm 2022. Tính đến hết tháng 8/2024, để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đặt ra, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai tổng số 167 đoàn kiểm toán, trong đó bao gồm 166 đoàn kiểm toán thực hiện theo phương án tổ chức kiểm toán từ đầu năm; bổ sung 05 đoàn kiểm toán và điều chỉnh giảm 04 đoàn kiểm toán để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Như vậy, với những chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước tại Chỉ thị Số 1600/CT-KTNN, tới đây, Kiểm toán Nhà nước sẽ có những điều chỉnh về kế hoạch, phương án tổ chức kiểm toán cho phù hợp, tạo điều kiện cho các địa phương, đơn vị bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra.
4cd89b02bf2684e8c69d485ed6a4040c
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:02
cd631e5bb2f6784fc6023f5642348027
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/reuters-my-co-the-mua-lai-toi-6-trieu-thung-dau-du-tru-chien-luoc-post354019.html
796320d5285c9b5d6e3ae9246f340e31
Reuters: Mỹ có thể mua lại tới 6 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược
12a450d8b802da2b1c84d7ce2bb26148
quoc-te
Reuters: Mỹ có thể mua lại tới 6 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược
12a450d8b802da2b1c84d7ce2bb26148
Nguồn tin cho biết, Mỹ sẽ mua dầu từ các công ty năng lượng để giao trong vài tháng đầu năm 2025. Bộ Năng lượng Mỹ đã tận dụng lợi thế của giá dầu thô tương đối thấp, thấp hơn mức giá mục tiêu là 79,99 USD/thùng mà họ muốn mua lại dầu sau khi SPR bán 180 triệu thùng trong sáu tháng vào năm 2022. Giá dầu thô WTI đang giao dịch quanh mức khoảng 71 USD/thùng, tăng nhẹ trở lại sau khi Bão Francine làm gián đoạn sản lượng dầu thô ở Vịnh Mexico vào tuần trước, nhưng lo ngại về nhu cầu dầu đã khiến giá ở mức tương đối thấp trong những tuần gần đây. Tổng thống Joe Biden đã công bố đợt bán năm 2022 là đợt bán lớn nhất từ ​​trước đến nay từ kho dự trữ, sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra khiến giá dầu toàn cầu tăng mạnh. Cho đến nay, Bộ Năng lượng cho biết chính quyền đã mua lại hơn 50 triệu thùng, sau khi bán 180 triệu thùng với giá trung bình khoảng 95 USD/thùng. Mặc dù giá dầu hiện đang thấp hơn giá mua lại mục tiêu, nhưng xung đột ở Trung Đông và các yếu tố khác có thể nhanh chóng đẩy giá dầu lên cao. Vào tháng 4, Mỹ đã hủy bỏ lệnh mua dầu để bổ sung cho SPR do giá dầu tăng cao. Kho dự trữ hiện đang chứa 380 triệu thùng, phần lớn là dầu thô chua hoặc dầu mà nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ được thiết kế để xử lý. Lượng dự trữ lớn nhất mà kho dự trữ này nắm giữ là gần 727 triệu thùng vào năm 2009.
1ad3f71024cbb63991e178052857db12
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:48
2fc69714ac6064710c80d81caa39f79d
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/don-luc-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh-nham-moc-gdp-tang-7-post353997.html
d268813720dd3f51498734ca5d289121
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7%
00ea9a023e3f2a70812c632aedcde3ae
thoi-su
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7%
00ea9a023e3f2a70812c632aedcde3ae
Hệ thống điện của Cẩm Phả (Quảng Ninh) bị thiệt hại sau bão Yagi. Ảnh: Anh Đức Thiệt hại nặng nề, nguy cơ giảm tăng trưởng Bão số 3 (Yagi) đã qua đi, nhưng hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Hôm 15/9, khi báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Nhưng chỉ một ngày sau, tức là ngày 16/9, khi trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, con số được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật là trên 50.000 tỷ đồng. Con số chắc chắn tiếp tục tăng, khi các địa phương thực hiện việc rà soát, đánh giá các thiệt hại của cơn bão lịch sử này. Ngoài thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản của nhân dân, của đất nước, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão số 3 còn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương và cả nước. “Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35 điểm %; quý IV giảm 0,22 điểm % so với kịch bản không có bão số 3”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, ước cả năm, tăng trưởng GDP có thể giảm 0,15 điểm % so với kịch bản tăng trưởng 6,8-7%, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2024. Bão số 3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất - kinh doanh của nhiều địa phương vốn là các động lực tăng trưởng của cả nước. “Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… có thể giảm trên 0,5 điểm %”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết. Cụ thể, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, so với kịch bản tăng trưởng GRDP ước tính lần 1 cho địa phương tại thời điểm tháng 7/2024, suy giảm tăng trưởng cả năm của Hà Nội là 0,2 điểm %; Hải Phòng là 0,63 điểm %; Quảng Ninh là 0,65 điểm %; Cao Bằng là 0,51 điểm %; Lào Cai là 0,63 điểm %; Tuyên Quang là 0,5 điểm %; Yên Bái là 0,53 điểm %; Thái Nguyên là 0,59 điểm %. Quảng Ninh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của bão số 3. Theo báo cáo của tỉnh này, ước tính thiệt hại hơn 23.700 tỷ đồng. Mặc dù hiện tại, ở tỉnh này, các hoạt động sản xuất - kinh doanh đã được khôi phục trở lại, một số cơ sở lưu trú, du lịch cũng vậy, nhưng theo ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh , Quảng Ninh cũng đang rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024 đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Khi tăng trưởng GRDP của các tỉnh trên bị ảnh hưởng, sẽ tác động đến tăng trưởng GDP của cả nước. Theo thống kê, hơn 20 địa phương bị ảnh hưởng của bão Yagi đóng góp tới 40% GDP của cả nước. Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh Dù khó khăn, dù chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão, song quyết tâm vươn lên của các địa phương rất lớn. “Quảng Ninh vẫn phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trong năm 2024”, ông Huy nói. Không riêng Quảng Ninh, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu sắp tới là không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói, bị rét, thiếu nước sạch, không có chỗ ở, các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày; khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả. Đồng thời, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân về tinh thần và vật chất; khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh; kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%... Để nền kinh tế có thể vẫn đạt mức tăng trưởng 7%, nhiệm vụ quan trọng trong lúc này, đó là dồn lực để khôi phục sản xuất - kinh doanh. Rất nhanh ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ được thực hiện trong thời gian tới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân; về hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống nhân dân; về hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó là các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở…; về cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ; và nhóm nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời điểm bài báo này lên khuôn, Dự thảo Nghị quyết chưa chính thức được Chính phủ ký ban hành. Tuy vậy, trước tính cấp bách của vấn đề, Dự thảo sẽ sớm được đưa vào thực thi. Trong đó, các giải pháp khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được quan tâm hàng đầu. Để thực hiện các mục tiêu trên, dự kiến, các chính sách như miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất; cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại; xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi, tiếp tục cho vay mới với khách hàng để khôi phục sản xuất - kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành... sẽ được thực hiện. Cùng với đó là nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả việc nắm chắc tình hình thị trường, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân và đầu tư phát triển; quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên tỉnh, liên vùng, kết nối quốc gia, khu vực, quốc tế; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới... “Hải Phòng cũng đang dồn lực khắc phục hậu quả bão số 3. Để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, Hải Phòng sẽ giãn, hoãn tiến độ đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đang triển khai. Đối với các đoàn có trong kế hoạch nhưng chưa triển khai thì điều chỉnh thời gian sang đầu năm 2025”, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho biết. Hải Phòng cũng đang nghiên cứu để có cơ chế ưu đãi về thuế, tiền điện, nước; tháo gỡ khó khăn về chính sách chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các doanh nghiệp bị thiệt hại phải ngừng hoạt động sau bão…
58f28b5455f5478e976ad7ba8a292828
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:06
3fb37586d673f08c2505b3a1a3829bef
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ha-noi-khuyen-khich-phu-nu-tham-gia-phat-trien-kinh-te-hop-tac-xa-post354003.html
116c69e63620644d2854b8c824935aea
Hà Nội khuyến khích phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hợp tác xã
1a763a998b0261bd1df681182ff8a932
thoi-su
Hà Nội khuyến khích phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hợp tác xã
1a763a998b0261bd1df681182ff8a932
Nắm bắt xu thế Phụ nữ Thủ đô đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế tập thể nhờ sự sáng tạo. Thông qua các mô hình hợp tác xã, họ đã tạo dựng được sự ổn định về kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt là tại các địa phương ngoại thành Hà Nội. Nghệ nhân Tạ Thu Hương từ làng nghề truyền thống Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai là một ví dụ điển hình về sự thành công của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế tập thể. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nón lá, bà Hương được truyền lại tình yêu và niềm đam mê với nghề từ khi còn nhỏ. Nghệ nhân nón lá Tạ Thu Hương (làng Chuông, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, bà Hương còn quyết tâm phát triển nghề nón lá để đáp ứng xu hướng của thị trường hiện đại. Khi nghề làm nón làng Chuông đối mặt với nguy cơ mai một do sự thay đổi của thị trường, bà Hương đã thành lập Hợp tác xã Mây tre nón lá Tạ Thu Hương với mục tiêu mở rộng đầu ra và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Bà Hương chia sẻ, sau đại dịch Covid-19, số hộ làm nón lá trong làng giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn lại vài hộ duy trì sản xuất nhỏ lẻ. Đối mặt với khó khăn, bà đã nhanh chóng chuyển hướng từ việc tập trung vào thị trường nội địa sang khai thác thị trường quốc tế. Nón lá làng Chuông đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 - 7 lần so với trước. Ngoài ra, Hợp tác xã của bà cũng đã đăng ký và được công nhận 6 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 4 sao, bao gồm các loại nón truyền thống và nón cải tiến như nón lá trên lụa, nón Thái, nón quai thao. Đồng thời, Hợp tác xã còn phát triển thêm dịch vụ du lịch trải nghiệm, thu hút du khách đến thăm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm nón. Tương tự, bà Đỗ Thị Kim Thông, Giám đốc Hợp tác xã Thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu Kim Thông. Khởi nghiệp ở tuổi 59, bà Thông đã thành công với mô hình trồng cây Sacha Inchi trên diện tích 2 ha tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Cây Sacha Inchi, một loại cây có giá trị kinh tế cao đã mang lại thu nhập đáng kể cho bà và các thành viên trong Hợp tác xã. Với mức đầu tư ban đầu khoảng 150 triệu đồng cho mỗi hecta, mô hình này có thể mang lại lợi nhuận gấp đôi, với sản lượng đạt từ 5 - 7 tấn hạt mỗi hecta. Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP, bà Thông còn tập trung vào việc đổi mới máy móc và công nghệ chế biến, giúp sản phẩm của Hợp tác xã Kim Thông đạt chuẩn OCOP 4 sao vào năm 2020. Nhờ sự quyết tâm và tinh thần sáng tạo, bà Thông đã mở rộng quy mô sản xuất, tạo dựng vùng nguyên liệu 500 ha tại Tây Nguyên, hợp tác với đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển cây Sacha Inchi theo tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm của Hợp tác xã Kim Thông hiện đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu và Trung Quốc, với sản lượng đạt 60 - 70 tấn mỗi tháng. Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam giới thiệu nón lá Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Khẳng định vai trò của phụ nữ trong kinh tế tập thể Theo đánh giá của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức quốc tế, nữ lãnh đạo Hợp tác xã không chỉ riêng Hà Nội, mà trên cả nước đã chứng minh khả năng lãnh đạo xuất sắc, giúp các hợp tác xã phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào kinh tế địa phương. Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng, vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo hợp tác xã khá phổ biến và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, hợp tác xã của Việt Nam đang phát triển mới chiếm 20% có nữ tham gia lãnh đạo, phấn đấu giữ tỷ lệ này đến năm 2030, phụ nữ tham gia lãnh đạo Hợp tác xã phải trên 20%. “Với loại hình kinh tế tập thể rất vừa vặn và phù hợp với phụ nữ, gắn với bản địa, làng xóm, kết dính chặt chẽ của phụ nữ khi phát triển kinh tế và chăm lo cho gia đình. Chưa kể, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay lại chịu thương, chịu khó, kiên trì và nỗ lực đổi mới sáng tạo. Do đó, nếu có nhiều nữ lãnh đạo hợp tác xã tham gia thì loại hình kinh tế tập thể này sẽ phát triển bền vững và khẳng định tính đúng đắn.”, bà Vân nhận định. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nữ lãnh đạo Hợp tác xã châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2024, bà Helma Vermue, Chủ tịch Mạng lưới Phụ nữ và Kinh doanh của LTO (Hà Lan) đã bày tỏ sự ấn tượng đối với các hợp tác xã do phụ nữ Việt Nam điều hành. "Khi phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hợp tác xã, sức mạnh của cộng đồng sẽ được củng cố. Họ không chỉ giải quyết được các thách thức khó khăn mà còn mang lại sự ổn định và phát triển cho hợp tác xã”, bà Helma Vermue chia sẻ. Tuy nhiên, bà Helma cũng nhấn mạnh cần có thêm những chính sách hỗ trợ để khuyến khích phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong hợp tác xã. Điều này bao gồm việc cung cấp các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý... và các công cụ cần thiết để phụ nữ tự tin đảm nhận vai trò lãnh đạo, từ đó giúp họ phát triển các hợp tác xã bền vững hơn.
9dde3e833449384a54b8ae7c257f1af4
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:02
c3ca1f994f1fba360f1bf872dd2effd2
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nhan-dinh-thi-truong-phien-giao-dich-chung-khoan-ngay-199-duy-tri-ty-trong-o-nhung-ma-dang-co-xu-huong-tich-luy-post354059.html
de3d72abaea356e8706416772c79ffc7
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/9: Duy trì tỷ trọng ở những mã đang có xu hướng tích lũy
04ea6b9a277d355a4209c96eb8e240f8
chung-khoan
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 19/9: Duy trì tỷ trọng ở những mã đang có xu hướng tích lũy
04ea6b9a277d355a4209c96eb8e240f8
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 19/9. Tiếp tục nắm giữ danh mục CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) Chỉ số VN-Index có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp dù áp lực bán có xu hướng gia tăng về cuối phiên khiến đà tăng bị thu hẹp đáng kể. Điểm đáng chú ý là thanh khoản cải thiện so với phiên hôm qua và cao nhất so 5 phiên trước đó. Tâm lý của giới đầu tư vẫn đang nóng lòng chờ đợi quyết định chính sách của Fed tối nay nên khá dè chừng trong giao dịch. Dẫu vậy, với thanh khoản cải thiện, VN-Index có phiên tăng thứ hai và sự mua ròng trở lại của khối ngoại là những tín hiệu tích cực để chúng ta tiếp tục nắm giữ danh mục. Thậm chí khi thị trường chung có nhịp chỉnh, chúng ta có thể mở thêm vị thế mua mới ở những cổ phiếu bứt phá mạnh trong phiên hôm nay hoặc gia tăng thêm tỷ trọng ở những cổ phiếu đang có lợi nhuận. Duy trì tỷ trọng ở những mã đang có xu hướng tích lũy tăng điểm tốt CTCK Vietcombank (VCBS) Thị trường tiếp tục được đà hồi phục tuy nhiên vẫn xảy ra các nhịp rung lắc do áp lực chốt lời cũng đồng thời gia tăng. Với diễn biến hiện tại, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư theo dõi sát vận động thị trường, duy trì tỷ trọng ở những mã đang có xu hướng tích lũy tăng điểm tốt với các tín hiệu như vượt kháng cự thành công và thu hút dòng tiền mạnh mẽ thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản, ngân hàng. Kỳ vọng dòng tiền trên thị trường sẽ tích cực hơn CTCK AIS Thị trường mở cửa tích cực với sự cải thiện của khối lượng giao dịch, tuy nhiên, đà tăng điểm bị thu hẹp ở cuối phiên sau khi VN-Index tiếp cận kháng cự là đường MA20 ngày. Đà hồi phục lần này được dự báo là vẫn sẽ còn tiếp tục với kháng cự 1.270 điểm (giá trị của đường MA20 ngày) có ý nghĩa quan trọng cần phải sớm được chinh phục, thì đợt rebound, tăng giá tới đây mới rõ nét hơn nữa. Tối ngày 18/9, quyết định giảm lãi suất của Fed sẽ được công bố, vì thế, kỳ vọng dòng tiền trên thị trường sẽ tích cực hơn trong những phiên tới. Vị thế tiền mặt và chứng khoán trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn được ưu tiên theo tỷ lệ: 50% tiền mặt; 50% chứng khoán - không đổi so với phiên trước. Xu hướng tăng vẫn đang được bảo toàn CTCK KB Việt Nam (KBSV) Thanh khoản gia tăng mạnh và lượng cung giá cao khớp lệnh có phần quyết liệt hơn khi chỉ số chạm ngưỡng cản MA20 ngày, cho thấy đà hồi phục của thị trường đang bị gặp thử thách. Mặc dù vậy, phần lớn các cổ phiếu trụ và VN-Index vẫn giữ được thành quả tăng điểm khi kết thúc phiên. Do đó, chúng tôi kỳ vọng cơ hội chinh phục các mốc cản gần vẫn đang được mở ra cho chỉ số, khi xu hướng tăng vẫn đang được bảo toàn. Ngoài các vị thế nắm giữ theo xu hướng, nhà đầu tư có thể linh hoạt bán bớt một phần tỷ trọng, đã mua gối đầu tại hỗ trợ, để cân bằng lại vị thế khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu tiếp cận vùng cản gần. Thực hiện cẩn trọng các giao dịch ngắn hạn CTCK Asean Chúng tôi duy trì quan điểm thị trường sẽ có những nhịp phục hồi trở lại trong ngắn hạn, tuy nhiên nhà đầu tư nên lưu ý tới rủi ro tiềm ẩn có thể đến từ các thông tin tiêu cực của thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian tới. Do đó, cần quan sát các thị trường thế giới chặt chẽ để xác nhận liệu xu hướng tăng có thể tiếp diễn trong bao lâu. Đối với các giao dịch ngắn hạn, nhà đầu tư nên thực hiện cẩn trọng, ưu tiên đảm bảo lợi nhuận cân bằng với rủi ro. Trong dài hạn, nhà đầu tư nên chủ động lượng tiền mặt để sẵn sàng giao dịch khi các cổ phiếu lớn về vùng hấp dẫn.
09c3c616ae835418caa8abf1b82ba9ac
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
17:43
9f7463c10b179bbe99c52e9a2e380324
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/acb-co-them-nhieu-co-dong-nam-giu-tren-1-co-phan-post354000.html
9ff3a64a28033e2a1aa2598b5526b59f
ACB có thêm nhiều cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần
ff947b071241dfc51c1558fb0156fcf1
doanh-nghiep
ACB có thêm nhiều cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần
ff947b071241dfc51c1558fb0156fcf1
Cụ thể, theo danh sách được cập nhật vào ngày 10/9 dựa trên thông tin các cổ đông cung cấp, CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen (cổ đông liên quan đến ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT và bà Đặng Thu Thủy, Thành viên HĐQT ACB) là cổ đông nắm số lượng cổ phần cao nhất, với hơn 80 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ sở hữu là 1,79%. Người có liên quan cổ đông này sở hữu 5,1% cổ phần, tương đương trên 228 triệu cổ phần ACB. Tiếp theo là CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh nắm gần 56 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,25%. Số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến cổ đông này là trên 250 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu là 5,6%. Theo báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2024 của ACB, CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen và CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh đều có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy. Trong bản công bố tỷ lệ cuối tháng 7/2024, ông Huy đang sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu ACB, chiếm hơn 3,4% vốn. Nhóm cổ đông liên quan ông Huy nắm giữ 8,218% vốn tại ACB, tương đương hơn 367 triệu cổ phiếu. Một cổ đông tổ chức khác là CTCP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương nắm gần 58,6 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng 1,311% vốn; người có liên quan cổ đông này nắm hơn 107,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,412% vốn ACB. CTCP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương là doanh nghiệp được thành lập năm 2015 do bà Ngô Thu Thúy làm Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật. Bà Ngô Thu Thúy còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc. Đặc biệt, hai người con của bà Ngô Thu Thúy cũng góp mặt trong danh sách cổ đông bổ sung lần này tại ACB bao gồm Nguyễn Thiên Hương JENNY và Nguyễn Đức Hiếu JONNY, sở hữu tổng cộng 2,41% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, cổ đông Nguyễn Thiên Hương JENNY nắm giữ hơn 60 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 1,34%; người có liên quan cổ đông này sở hữu trên 113 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng tỷ lệ 2,54%. Còn cổ đông Nguyễn Đức Hiếu JONNY sở hữu trên 47 triệu cổ phần, tương đương với tỷ lệ sở hữu là 1,06% và người có liên quan đến cổ đông này sở hữu 126 triệu cổ phần; tương đương 2,8% vốn của ngân hàng. Tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông trên tại ACB là 6,77% vốn điều lệ. Trong đó, 3 cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thúy nắm trên 3,7% vốn điều lệ tại ACB. Trước đó, CTCP Âu Lạc và bà Ngô Thu Thúy từng nổi lên giới truyền thông liên quan đến Eximbank khi là cổ đông lớn và sau đó thoái hết vốn tại Eximbank chuyển sang ACB. Trong lần công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ vào cuối tháng 7/2024 của ACB có 2 cá nhân và 3 tổ chức, gồm 2 cá nhân là ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, tỷ lệ sở hữu 3,427%; bà Đặng Thu Thủy Thành viên HĐQT, mẹ của ông Trần Hùng Huy, tỷ lệ sở hữu là 1,194%; cùng ba tổ chức ngoại là Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited nắm giữ lần lượt hơn 112 triệu cổ phiếu, 82,3 triệu cổ phiếu và 76,6 triệu cổ phiếu ACB, tổng tỷ lệ sở hữu là hơn 6% vốn điều lệ của ngân hàng. Về hoạt động kinh doanh, ACB đạt mức lợi nhuận trước thuế 10.500 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng 12,8%, tiếp tục thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động và ngành tài chính ngân hàng gặp không ít thách thức. Riêng quý II/2024 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 5.600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tốt về quy mô, cải thiện phí dịch vụ và kiểm soát chi phí chặt chẽ. Tỷ lệ ROE của ACB tiếp tục duy trì ở mức cao 23,4%, dẫn đầu thị trường về mức độ hiệu quả.
0be00db5513af71f76165368f5ca15bd
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:47
25dcbbcc499915f86f41d65e529b7079
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep-don-luc-cho-san-xuat-sau-bao-post354008.html
9efe9a6bd77613c3a4a44763d035b1bd
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão
d54acfa3a6f315568516aec8d6b4250f
thuong-truong
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão
d54acfa3a6f315568516aec8d6b4250f
Tập trung ổn định sản xuất Các nhà máy sản xuất hàng dệt và may mặc thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) bị ảnh hưởng bởi bão Yagi đã trở lại sản xuất ngay khi bão đi qua, với tâm thế khẩn trương để hoàn thành đơn hàng đã ký. Đến thời điểm này, loạt nhà máy đóng tại Nam Định, gồm: Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định, Nhà máy Sợi Nam Định, May Nam Định, Dệt lụa Nam Định… đã quay trở lại sản xuất bình thường, không có sự cố về kỹ thuật xảy ra sau bão. Tại Nhà máy Sợi Yên Mỹ của Công ty TNHH MTV Dệt 8-3 (Hưng Yên), hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường từ sáng 8/9. Tuy nhiên, theo Ban lãnh đạo Công ty, sản xuất chịu tác động trong ngày đầu do chất lượng điện lưới còn nhiều trục trặc, ảnh hưởng đến năng suất lao động, quy trình chạy máy của các dây chuyền. Nhiều nhà máy sản xuất thuộc Vinatex đóng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chịu bão lớn, nhưng không bị thiệt hại về tài sản, thiết bị, hàng hóa nhờ chủ động phòng chống bão, bảo vệ tài sản, song gián đoạn về điện lưới khiến sản xuất phải tạm dừng trong một khoảng thời gian. Đối với Tổng công ty May 10, sản xuất tại các nhà máy đều ổn định. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 cho biết: “May 10 đã chuẩn bị kịp thời các phương án phòng chống và ứng phó với siêu bão, giữ được an toàn về tài sản và người, duy chỉ có Xí nghiệp Veston Hưng Hà (Thái Bình) bị bay mái khu vực lò hơi, nhưng tất cả đã được xử lý xong để ổn định sản xuất”. Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… là những địa phương có nhiều nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực điện tử và dệt may. Việc duy trì sản xuất liên tục có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với người lao động, doanh nghiệp, mà còn cả nền kinh tế. Nhà máy của Công ty TNHH LS Electric Việt Nam tại Bắc Ninh vẫn duy trì sản xuất bình thường kể cả trong 2 ngày bão và thực hiện ăn ở tại chỗ để đảm bảo an toàn cho người lao động. Ghi nhận đến thời điểm hiện tại, các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, gần như toàn bộ công nhân đã trở lại làm việc trong điều kiện an toàn. Tại những nơi bị thiệt hại nặng nề do bão, doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục nhà xưởng, máy móc thiết bị để tiếp tục sản xuất. Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, toàn bộ nhà máy trong các KCN của địa phương đang hoạt động ổn định, đảm bảo tiến độ cho các đơn hàng đã ký. Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ (Thái Bình) chia sẻ, nhờ khẩn trương dọn dẹp hiện trường cây đổ tại các nhà máy sau bão, gần 16.000 lao động trở lại các nhà máy sản xuất bình thường vào sáng ngày 9/9. Hai địa phương chịu thiệt hại lớn bởi bão Yagi là Hải Phòng và Quảng Ninh đang khẩn trương phục hồi hệ thống điện, nước, viễn thông, trong khi doanh nghiệp đang tiếp tục tích cực khắc phục sự cố. Tính đến thời điểm hiện tại, có 90 - 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại Hải Phòng đã sản xuất trở lại. Hàng xuất khẩu sẽ giao đúng tiến độ Sớm ổn định sản xuất sau bão, các doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa sản xuất kịp thời, giao hàng đúng hẹn cho đối tác nước ngoài, giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng còn lại của năm 2024. Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, cùng các tỉnh, thành phố khác nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau bão. Lực đẩy cho sản xuất tăng tốc là đơn hàng ký với các nhà nhập khẩu gần như đã kín, nhất là với ngành điện tử, máy móc thiết bị, dệt may, giày dép. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nhóm công nghiệp chiếm trên 88%, trong đó các ngành hàng hồi phục mạnh. Tăng trưởng cao nhất là mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 46,325 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là điện thoại và linh kiện đạt hơn 37 tỷ USD, tăng 9,5%; máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 32,73 tỷ USD, tăng 21,8%; dệt may đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,9%; giày dép đạt 14,9 tỷ USD, tăng 11,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,388 tỷ USD, tăng 22,3%... Nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm “made in Vietnam” từ người tiêu dùng Mỹ, EU… đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phục hồi xuất khẩu của Việt Nam. Ông Michael Kokalari, Giám đốc bộ phận Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital cho biết, Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mối liên kết chặt chẽ với Mỹ về mặt kinh tế. Mức tiêu dùng mạnh mẽ của Mỹ đang thúc đẩy sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất và tăng trưởng GDP của Việt Nam.
d078b76b503b5addd4eaa42065e5fc11
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:05
a8542e322da857db80b86f2dc5a1e27b
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/do-tac-dong-khi-fed-ha-lai-suat-post353815.html
2217b0e240405edf3084634d1c47aa2e
Đo tác động khi Fed hạ lãi suất
f62e1d6f3c5c8b5c7a4a9f897107f52a
chung-khoan
Đo tác động khi Fed hạ lãi suất
f62e1d6f3c5c8b5c7a4a9f897107f52a
Tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Khả năng Fed bắt tay vào cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2024 được giới đầu tư toàn cầu đánh giá là rất cao, vấn đề đang được quan tâm là Fed sẽ hạ lãi suất ở mức nào. Hiện tại, các kịch bản dự đoán chủ yếu vẫn nghiêng về mức cắt giảm 0,25%/năm. Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, nếu Fed chỉ cắt giảm lãi suất 0,25%/năm trong kỳ họp tháng 9 thì về cơ bản không tạo ra hiệu ứng bất ngờ nào đối với giới đầu tư. Vì thế, các tài sản tài chính, ví dụ chứng khoán chưa chắc đã có phản ứng tích cực. Trong trường hợp Fed cắt giảm 0,5%/năm, có thể lại dấy lên mối lo ngại về khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Do đó, đây là một thời điểm rất nhạy cảm đối với thị trường chứng khoán. Các số liệu quá khứ cho thấy, trong 3 lần cắt giảm lãi suất gần đây nhất của Fed (vào tháng 1/2001 - khi xảy ra khủng hoảng bong bóng dot.com; vào tháng 9/2007 - khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu và lần gần đây nhất là vào tháng 8/2019 - ảnh hưởng bởi đại dịch Covid) thì diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ sau đó 1 tháng có cả tăng và giảm. Vì vậy, theo bà Trang, xu hướng trung hạn của thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu sẽ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Động thái hạ lãi suất của Fed trong kỳ họp tháng 9 này - nếu diễn ra - cũng được nhìn nhận là yếu tố tác động tích cực lên thị trường chứng khoán toàn cầu khi đánh dấu việc chấm dứt thời kỳ lãi suất cao để đối phó với lạm phát của Mỹ. Từ góc nhìn của ông Nguyễn Tuấn Anh, người sáng lập Finpeace, tác động của việc Ngân hàng Trung ương Mỹ hạ lãi suất tới thị trường Việt Nam là tích cực, đến từ ba khía cạnh: thứ nhất, khi Fed hạ lãi suất, chỉ số DXY có xu hướng hạ nhiệt, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND và Ngân hàng Nhà nước có dư địa để quay trở lại chính sách tiền tệ nới lỏng, duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế; thứ hai, dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ có xu hướng quay trở lại các thị trường mới nổi (bao gồm cả Việt Nam) khi Mỹ và các ngân hàng trung ương lớn quay trở lại nới lỏng tiền tệ, qua đó giúp áp lực bán ròng của khối ngoại suy giảm; thứ ba, Fed hạ lãi suất được coi là một động thái kích cầu nền kinh tế, kỳ vọng sẽ giúp nhu cầu tiêu dùng của Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, hồi phục, qua đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được hỗ trợ. Mặc dù đây là yếu tố tích cực, nhưng ông Tuấn Anh cho rằng, kỳ vọng Fed hạ lãi suất vào tháng 9 đã phản ánh vào mặt bằng giá cổ phiếu thời gian qua, nên có thể sẽ ít có tác động đến chỉ số chứng khoán trong ngắn hạn. Theo đó, tác động của thời điểm Fed hạ lãi suất sẽ không đáng chú ý bằng mức độ hạ lãi suất. Nói cách khác, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chỉ phản ánh tích cực nếu Fed cắt giảm lãi suất 0,5%/năm trong kỳ họp vào đầu tuần này. Theo công cụ FEDWatch của CME Group, thị trường đánh giá có 87% khả năng Fed sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất 0,25%/năm trong kỳ họp tháng 9. Khả năng có một đợt cắt giảm mạnh tay hơn dù vẫn chưa bị loại bỏ nhưng đã giảm xuống 13%. Nhiều doanh nghiệp hưởng lợi Có một số nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn trong bối cảnh lãi suất thấp, như các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay cao, chi phí tài chính lớn như bất động sản, sắt thép, điện nước, xây dựng hạ tầng. Bà Đỗ Minh Trang,Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB Theo giới chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất là yếu tố khách quan quan trọng để Ngân hàng Nhà nước có thể quay trở lại định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Theo đó, nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ việc chi phí đi vay sẽ rẻ hơn, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư gia tăng, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đây là một động lực quan trọng giúp nền kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh tổng cầu trong nước vẫn tương đối yếu và tăng trưởng trong nước phần lớn được thúc đẩy bởi hoạt động xuất khẩu. Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC phân tích, về mặt vĩ mô, Fed giảm lãi suất giúp chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước giảm đi, giúp tỷ giá USD/VND hạ nhiệt và Ngân hàng Nhà nước có dư địa để duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Việc chênh lệch lãi suất giảm bớt cũng giúp đà bán ròng trên thị trường chứng khoán có thể đảo chiều. Với việc tỷ giá USD/VND hạ nhiệt giúp các doanh nghiệp vay nợ bằng USD hưởng lợi, có thể sẽ thể hiện ngay trong báo cáo tài chính quý III này. Một điểm quan trọng nữa, khi lãi suất thế giới giảm, lãi suất tham chiếu SOFR giảm, chi phí vốn của các doanh nghiệp đi vay ngoại tệ trên thị trường vốn quốc tế sẽ giảm. Tuy vậy, ông Huy lưu ý, kịch bản suy thoái của kinh tế Mỹ cần được theo dõi. Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, nên nếu việc cắt giảm lãi suất xuất phát từ lo ngại kinh tế suy thoái đồng nghĩa với nguy cơ lợi nhuận kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp sẽ suy giảm. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới các lớp tài sản rủi ro, trong đó có chứng khoán. Tuy nhiên, với số liệu hiện tại, dù có tín hiệu cảnh báo nhưng không thể nói kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, theo bà Đỗ Minh Trang, sẽ có một số nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn trong bối cảnh lãi suất thấp, như các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay cao, chi phí tài chính lớn như bất động sản, sắt thép, điện nước, xây dựng hạ tầng… Bên cạnh đó, khi tỷ giá hạ nhiệt, các doanh nghiệp có đầu vào nhập khẩu hoặc phát hành trái phiếu, vay nợ bằng ngoại tệ sẽ giảm bớt áp lực chi phí, ví dụ các doanh nghiệp sắt thép, bất động sản, một số tập đoàn bán lẻ, vận tải, kho bãi. Thống kê quá khứ cũng cho thấy, các giai đoạn thị trường chứng khoán trong nước bùng nổ thường đi kèm với môi trường lãi suất thấp. Do vậy, các nhóm ngành kỳ vọng khởi sắc sẽ là các nhóm phụ thuộc nhiều vào cầu nội địa, hay hưởng lợi khi lãi suất giảm như bán lẻ, tiêu dùng, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...
4cb8443f850bcfa6f2c82eccb105d2d8
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
06:24
857e109692423653b462495380ee7f34
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/alt-ngay-gdkhq-nhan-co-tuc-nam-2023-bang-tien-10-post354067.html
583d3b928a0530dd9e0298f852415742
ALT: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (10%)
0f945813918b2a63b8f1ea20b563ec56
chung-khoan
ALT: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (10%)
0f945813918b2a63b8f1ea20b563ec56
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 01/10/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 02/10/2024 Lý do mục đích: Chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) - Thời gian thực hiện: 24/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức bằng tiền tại Phòng Kế toán - CTCP Văn hóa Tân Bình (vào các ngày làm việc trong tuần) bắt đầu từ ngày 24/10/2024 và xuất trình căn cước công dân.
3e5834dfbeab41cdd6fb7799b3ac2b6c
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
17:10
222c8d8a24530812b34ec890f82854e6
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bat-khan-cap-nhom-doi-tuong-hack-1000-tai-khoan-facebook-chiem-doat-10-ty-dong-post353965.html
c32286a1061de4268193d981534aa53a
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng
5cebdc02cd2e3cd93a1353054441af8d
phap-luat
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng
5cebdc02cd2e3cd93a1353054441af8d
Ngày 17/9, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công an tỉnh Quảng Trị bắt khẩn cấp Cao Văn Hiếu (28 tuổi) và Mai Thanh Quốc (26 tuổi) đều trú tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của các đối tượng này là hack facebook của những người Việt sinh sống ở nước ngoài, sau đó dùng những facebook này nhắn cho người thân của họ ở trong nước dụ dỗ góp tiền làm ăn… rồi chiếm đoạt. Các đối tượng sử dụng tài khoản game để rửa tiền, tránh việc truy vết theo dòng tiền đã chiếm đoạt được. Từ đầu năm 2024 đến nay, nhóm đối tượng này đã hack 1.000 tài khoản facebook và chiếm đoạt tài sản của hơn 500 bị hại trên cả nước với số tiền khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó, Phòng Cảnh sát hình sự đã liên hệ được 3 bị hại ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Thừa Thiên Huế với tổng số tiền bị chiếm đoạt là 440 triệu đồng; 1 bị hại ở Đà Nẵng bị chiếm đoạt 750 triệu đồng. Đối tượng Mai Thanh Quốc. Sau quá trình điều tra, xác minh, có đầy đủ căn cứ, đúng 0h ngày 17/9, các tổ công tác bất ngờ ập vào nơi các đối tượng đang ẩn náu tại huyện Triệu Phong khống chế, bắt giữ Hiếu và Quốc, thu nhiều vật chứng phạm tội. Hiện Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Đà Nẵng đang tiếp tục tổ chức truy xét các đối tượng có liên quan, phong tỏa các tài khoản ngân hàng, làm rõ nguồn tiền đối tượng chiếm đoạt để phục vụ công tác điều tra.
28d7b7f4eba588e8acb5e88c6a5e96b2
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
07:43
c251e11e3e264925aeac4c2dced4238c
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/coteccons-ctd-khong-muon-nong-voi-tai-thi-truong-nuoc-ngoai-luong-backlog-dang-dat-30000-ty-dong-post354073.html
2b65cc8c3e2aac97731a8b7a8858d001
Coteccons (CTD) không muốn nóng vội tại thị trường nước ngoài, lượng backlog đang đạt 30.000 tỷ đồng
cbd3c3da913f978b2c8915c83e80cebc
doanh-nghiep
Coteccons (CTD) không muốn nóng vội tại thị trường nước ngoài, lượng backlog đang đạt 30.000 tỷ đồng
cbd3c3da913f978b2c8915c83e80cebc
Backlog lớn, thận trọng mở rộng thị trường nước ngoài Ngày 18/9/2024, Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) đã có buổi trao đổi thông tin với cổ đông về tình hình kinh doanh trong năm tài chính 2024, cũng như cập nhật những diễn biến hoạt động mới nhất. Về kết quả kinh doanh mới nhất, theo công bố thông tin từ Coteccons, kết thúc năm tài chính mới 2024 (tháng 7/2023 - tháng 6/2024), doanh thu đạt 21.045 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm tài chính 2023 và hoàn thành 118% so với kế hoạch kinh doanh cũ (17.793 tỷ đồng) và 105% so với kế hoạch kinh doanh mới điều chỉnh (20.000 tỷ đồng). Lợi nhuận gộp tăng gần gấp đôi so với năm trước, đạt 712 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 343%, đạt 299 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 109% và 104% so với kế hoạch kinh doanh cũ (274 tỷ đồng) và kế hoạch kinh doanh mới (288 tỷ đồng). Trong năm 2024, Coteccons có giá trị trúng thầu đạt 22.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số các dự án mới có đến 41 dự án đến từ kết quả của chiến lược “repeat sales” – là những dự án thắng thầu/được chỉ định bởi các chủ đầu tư cũ. Điều này chứng tỏ chiến lược đúng đắn tập trung vào chất lượng xây dựng, chăm sóc tốt khách hàng hiện tại. Ngoài ra, Coteccons đã thực hiện dự án với các chủ đầu tư mới như: Nhà máy Pandora, Nhà máy Suntory PepsiCo, Westlake Residential, Khu đô thị Legend City, nhà xưởng Logos Yên Phong BN 2, Khu dân cư Eaton Park, Sembcorp Logistics Park Thủy Nguyên, khu căn hộ phía Đông Đà Nẵng… Trả lời câu hỏi của cổ đông về khối lượng backlog, ông Trần Ngọc Hải, Giám đốc điều hành Coteccons cho biết, hoạt động kinh doanh năm 2024 có kết quả rất tốt, lượng backlog cho những năm sau có giá trị lên tới khoảng 30.000 tỷ đồng, riêng backlog năm 2025 là hơn 22.000 tỷ đồng. Về cơ cấu nguồn doanh thu, ông Võ Hoàng Lâm, Tổng giám đốc Coteccons cho biết, thị trường bất động sản chưa hồi phục nhanh như kỳ vọng, nhưng kết quả kinh doanh của Coteccons vẫn tích cực nhờ đa dạng trong nguồn thu và thị trường. Ví dụ, năm 2024, khi thị trường bất động sản chưa khởi sắc thì doanh thu từ khối FDI chiếm hơn 50% doanh thu của Công ty. Ông Võ Hoàng Lâm, Tổng giám đốc Coteccons “Trong 3 năm gần đây, cơ cấu doanh thu có sự chuyển dịch, các dự án FDI tăng tỷ trọng lên đến hơn 50%. Điều này đã thể hiện được năng lực thi công của Coteccons bởi các khách hàng nước ngoài có yêu cầu khắt khe, bao gồm cả văn hoá minh bạch, phát triển bền vững, quản trị… Khi có sự cân bằng giữa các mảng, hoạt động của Công ty sẽ có sự ổn định, khi thị trường trong nước chưa ổn định thì sẽ có sự bù đắp từ khách hàng nước ngoài, có sự cân bằng giữa mảng dân dụng và công nghiệp…”, ông Lâm cho biết. Chia sẻ về chiến lược mở rộng hoạt động tại thị trường nước ngoài, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT cho biết, trong năm tài chính 2024 vừa kết thúc vào cuối tháng 6 vừa qua, 90% doanh thu vẫn tới từ thị trường nội địa. “Chúng tôi có kế hoạch thận trọng với thị trường nước ngoài. Với các dự án quốc tế, hướng đi của chúng tôi là đi theo các chủ đầu tư, khách hàng hiện có, vì họ đã tin tưởng vào đội ngũ kỹ sư và hoạt động của Coteccons. Nhiều khách hàng của chúng tôi là các doanh nghiệp quốc tế, khi họ mở rộng hoạt động tại các thị trường khác, họ tin tưởng để Coteccons cùng đồng hành tại thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, ngoài việc đi theo bước chân mở rộng của khách hàng hiện tại, chúng tôi đã xác định một số thị trường tiềm năng và có chiến lược để tiến tới trong tương lai, trong đó sẽ có thể tiến hành M&A tại các thị trường nước ngoài. Chúng tôi đang đi những bước chậm và chắc khi mở rộng ở nước ngoài. Coteccons đang xây dựng nền tảng những bước đầu và không muốn nóng vội trong lúc này", ông Bolat cho biết. Tại thị trường quốc tế, hiện tại, Coteccons đang thi công một số dự án nhà xưởng tại Ấn Độ và Indonesia do hãng xe điện VinFast làm chủ đầu tư và đang nghiên cứu đấu thầu một số dự án khác ở thị trường quốc tế. Coteccons sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn đến cổ đông về các gói thầu này trong thời gian tới. Sẽ tập trung hơn vào quan hệ cổ đông và quan tâm tới giá cổ phiếu Không ít cổ đông thể hiện sự quan tâm tới diễn biến giá cổ phiếu CTD trong thời gian qua. Một cổ đông đặt câu hỏi: Trên thị trường hiện tại, chỉ có cổ phiếu FPT duy trì là cổ phiếu tăng trưởng cho cổ đông, các cổ phiếu lớn khác như HPG cũng thu hút sự chú ý của thành viên thị trường và giao dịch sôi động. Tuy đang nắm giữ cổ phiếu CTD và muốn nắm giữ tới khi đạt được giá kỳ vọng nhưng cổ đông này cảm thấy lo lắng với diễn biến giá cổ phiếu. Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons Chia sẻ về vấn đề này, ông Bolat Duisenov cho biết: “Cảm ơn cổ đông đã tin tưởng vào Coteccons, khi giá cổ phiếu như vậy mà vẫn nắm giữ chứng tỏ là quý cổ đông tin tưởng vào chúng tôi. Khi được so sánh với cổ phiếu FPT và HPG, đây là điều tôi thấy rất hãnh diện, bởi chúng tôi rất ngưỡng mộ họ. HPG cũng là khách hàng của Coteccons. Rõ ràng giá cổ phiếu không hoàn toàn phán ánh đúng tình hình, giá trị khách quan của Công ty. Trong thời gian qua, cổ phiếu CTD nằm chung trong giỏ cổ phiếu của ngành bất động sản - xây dựng tại Việt Nam và nhóm này thời gian qua không có diễn biến tích cực. Về biến động giá cổ phiếu, tôi thừa nhận thời gian qua, trọng tâm của ban điều hành là dành thời gian và nỗ lực để tái cấu trúc, ổn định tình hình và xây dựng văn hoá Coteccons, giới thiệu văn hoá tới khách hàng… Đúng là bây giờ là thời điểm chúng tôi cần xem lại, phân bổ lại sự chú trọng vào các vấn đề, trong đó chúng tôi sẽ dành thêm thời gian cho quan hệ nhà đầu tư, xem xét chu kỳ và đánh giá cổ phiếu CTD trên thị trường. Hiện tại, Coteccons có bảng cân đối kế toàn lành mạnh, backlog là con số rất ổn và các dự án sắp tới đều rất khả quan. Chúng tôi cũng có nhiều cơ hội, sự chào mời, hỗ trợ tín dụng cực kỳ tốt từ các ngân hàng mà chưa sử dụng đến, và các chỉ số vị thế tiền mặt của Công ty cực kỳ lành mạnh, duy trì ở mức 3.800 - 4.000 tỷ đồng. Chúng tôi tạo được uy tín và được công nhận bởi khách hàng nội địa và quốc tế. Không còn nghi ngờ gì từ khách hàng về việc chúng tôi có thể xây dựng các dự án chất lượng cao, đúng hạn và an toàn. Coteccons cũng đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá doanh thu từ các lĩnh vực, cũng như đa dạng thị trường. Trong thời gian ngắn tới thôi, chúng tôi sẽ ghi nhận doanh thu từ dự án ở nước ngoài và các dự án ở lĩnh vực mới như hạ tầng… Tôi mong quý cổ đông sẽ có niềm tin vào đội ngũ của chúng tôi, vào toàn bộ Công ty, có niềm tin vào tham vọng, mục tiêu mà chúng tôi đề ra”, ông Bolat cho biết.
cee5b90d3038c8b147707a92afe9a79a
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
17:43
9f7463c10b179bbe99c52e9a2e380324
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ly-do-cac-gia-dinh-tre-chuong-mua-can-ho-the-miami-5-post353996.html
136e68a29f765d012cc5990f3f8885af
Lý do các gia đình trẻ chuộng mua căn hộ The Miami 5
223dea0c171af07c8002c20cc3ed68cf
bat-dong-san
Lý do các gia đình trẻ chuộng mua căn hộ The Miami 5
223dea0c171af07c8002c20cc3ed68cf
Chất sống mới của các gia đình trẻ Gia đình trẻ Việt Nam được hình thành từ thế hệ 8X, 9X và 2K – những người trưởng thành cùng biến đổi vũ bão của khoa học và công nghệ. Nền tảng khác biệt của thời cuộc khiến họ định hình các hệ giá trị mới. Họ tái định nghĩa nhà – không gian sống theo các chuẩn mực riêng với nội hàm sâu sắc. Báo cáo Tâm lý người dùng năm 2024 của Batdongsan.com.vn nêu bật những thông tin đáng chú ý về xu hướng, hành vi của tập khách hàng gia đình trẻ trong hành trình tìm kiếm bất động sản. Theo đó, nhóm khách này đặc biệt đề cao môi trường sống với tỷ lệ lựa chọn áp đảo lên tới 62% khi quyết định mua nhà. Trong đó, các tiện ích về sức khỏe (gym, bể bơi, sân bóng, sân cầu lông…); đời sống (bệnh viện, trường học, công viên xanh, khu BBQ, khu sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thương mại…); giải trí (rạp phim, công viên, quán cà phê)… được chú trọng hàng đầu. Không khó để nhận ra, không gian sống xanh trong lành, chuỗi tiện ích, dịch vụ vượt trội cộng hưởng với giao thông thuận tiện được gia đình trẻ ưa chuộng trong hành trình tìm kiếm chốn an cư. Với họ, nhà là nơi tái tạo năng lượng, kết nối bản thân với gia đình, với cộng đồng. Nơi thể chất được chăm chút và tinh thần trở nên phong phú, giàu có. Nơi con nhỏ có không gian vui chơi, được kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Nơi họ được tận hưởng trọn vẹn ý nghĩa của một cuộc sống đích thực. The Miami 5 - lời giải hoàn hảo cho bài toán không gian sống lý tưởng Nằm trong lòng đại đô thị Vinhomes Smart City, The Miami 5 là sự bắt tay giữa hai nhà phát triển bất động sản uy tín là Vingroup và MIK Group, nhằm mang đến “bến đỗ” an cư lý tưởng, giúp các gia đình trẻ được thụ hưởng hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư đã hiện hữu ổn định của cả phân khu và đại đô thị. Hấp lực của The Miami 5 đến từ nhịp sống hiện đại, phóng khoáng cũng như chuỗi tiện ích đặc quyền giúp mỗi cá nhân tận hưởng sự thoải mái tinh thần để mỗi khoảnh khắc sống luôn vẹn tròn và viên mãn. Từ phố thị ồn ào và khói bụi, trở về nhà, cư dân The Miami 5 sẽ cảm nhận được sự lắng thư thái trong chòi thư giãn Ivy Nest, vườn nước Marine Garden, vườn cờ hay sự an nhiên, tĩnh tại khi dưới mỗi bước chân, trên lối đi, các cung đường là gam màu xanh mướt mát của hàng cây, thảm cỏ, bụi hoa. Màu xanh ấy còn đan cài, hòa quyện ở từng tiện ích phân khu: thảm cỏ đa năng, sân vườn, đồi cỏ cảnh quan, khu vườn điểm nhấn, vườn nước Marine Garden, quảng trường lát họa tiết… Một nhịp sống năng động, khỏe khoắn cũng được khơi nguồn tại đây trong tiếng reo hò, chạy nhảy của trẻ em trên sân chơi Kid Galaxy, sân thể dục ngoài trời; trong các hoạt động thể thao đa dạng ở sân tennis, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân bóng đá, bể bơi phong cách nhiệt đới có diện tích lên tới 1.000m2 theo tiêu chuẩn Olympic… Không chỉ tận hưởng tiện ích hiện hữu ở phân khu chung, cư dân còn trải nghiệm chuỗi tiện ích đẳng cấp và độc đáo của đại đô thị Vinhomes Smart City. Bộ 3 công viên liên hoàn quy mô 16,3ha trải dài 3km dọc theo dự án là đại công viên trung tâm Central Park 10,2 hecta với hồ cảnh quan thơ mộng rộng 4,8ha; Công viên thể thao Sportia Park với hệ thống máy tập 1.000 chức năng; công viên Zen Park tái hiện phong cách Nhật Bản… mang đến nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị như chèo thuyền, vườn nướng BBQ, các hoạt động thể dục thể thao phong phú. Tòa tháp căn hộ The Miami 5 còn gợi nhắc về mô hình thành phố 15 phút – mục tiêu chủ đạo trong phát triển đô thị của các quốc gia tân tiến trên thế giới. Ở đó, cư dân chỉ cần 15 phút đi bộ hoặc đạp xe là tiếp cận được hàng loạt các tiện ích như: Bệnh viện Vinmec, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall, hệ thống giáo dục liên cấp gồm trường học Vinschool, trường công lập Tây Mỗ và hệ thống các trường học quốc tế khác. Đặc biệt, mô hình giáo dục khai phóng sẽ giúp con trẻ hoàn toàn chủ động việc đi học, hình thành tính tự lập từ sớm mà vẫn đảm bảo an toàn để cha mẹ yên tâm công tác.
9e7d472d6be679a64ab003e7d8732825
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:01
2cb0a16242a714de58a8bf6f3f40f0ec
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/sze-ngay-gdkhq-nhan-co-tuc-nam-2023-bang-tien-8-post353968.html
8d3de2f2c759061f188566708365743c
SZE: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (8%)
bb12f68ad7456f75dcd29ae52dea99d2
chung-khoan
SZE: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (8%)
bb12f68ad7456f75dcd29ae52dea99d2
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 30/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 01/10/2024 Lý do mục đích: Chi cổ tức năm 2023 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 8%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 800 đồng) - Thời gian thực hiện : 15/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng xuất trình CMND/CCCD/ hộ chiếu và làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Tài chính kế toán - CTCP Môi trường Sonadezi. Địa chỉ: Số 12, Đường Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, TP.Biên Hòa, Tình Đồng Nai vào các ngày làm việc trong tuần từ ngày 15/10/2024.
2cce263a07339793565d94b87bde8736
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:34
686b426ba8bc36738cde0afca3c5075b
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/khong-lo-thieu-hut-xang-dau-nhung-thang-cuoi-nam-post354009.html
c5164f4d8ae6802317e11688bcdaff19
Không lo thiếu hụt xăng dầu những tháng cuối năm
1a5d5b4d19f32f660cb586708fcc4a2e
cuoc-song
Không lo thiếu hụt xăng dầu những tháng cuối năm
1a5d5b4d19f32f660cb586708fcc4a2e
Bộ Công thương vừa thông tin về tình hình cung ứng xăng dầu 7 tháng đầu năm 2024 và kế hoạch sản xuất, nhập khẩu những tháng cuối năm. Tổng nguồn cung xăng dầu từ 2 nguồn nhập khẩu, sản xuất trong nước 7 tháng đạt khoảng 14,39 triệu tấn (quy đổi tương đương khoảng 17,2 triệu m3/tấn xăng dầu các loại); nhập khẩu chiếm 43%, sản xuất trong nước chiếm 57%. Báo cáo từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cho thấy, tổng nguồn nhập khẩu và mua trong nước đạt khoảng 15,6 triệu m3/tấn, đạt 55% tổng nguồn tối thiểu phân giao năm 2024. Tiêu thụ xăng dầu các loại đạt khoảng 15 triệu m3/tấn,tồn kho: ước khoảng 1,8 triệu tấn/m3.Như vậy, 7 tháng đầu năm 2024, nguồn cung về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong tháng 8/2024 (tính đến hết ngày 29/8/2024) có xu hướng giảm so với tháng 7/2024. So với bình quân tháng 7/2024, giá dầu thô bình quân tháng 8/2024 như sau: giá dầu Brent (bình quân 78,879 USD/thùng) giảm 6,0%, giá dầu WTI (bình quân 75,532 USD/thùng) giảm 6,2%. Giá dầu Brent ở mức 79,940 USD/thùng, giá dầu WTI ở mức 75,910 USD/thùng (giá ngày 29/8/2024). Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã qua 35 lần điều chỉnh giá. Giá bán các mặt hàng xăng dầu (tại kỳ điều hành ngày 29/8/2024) như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 20.332 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 21.109 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.477 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 19.065 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.562 đồng/kg. Cơ quan điều hành giá xăng dầu không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu trong cả 8 tháng qua. Dự báo nguồn cung xăng dầu thế giới, Bộ Công thương cho biết, hiện nay, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động ảnh hưởng đến giá cả mặt hàng xăng dầu như: cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+), căng thẳng tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn… tiềm ẩn nguy cơ nguồn cung, giá cả mặt hàng xăng dầu thế giới tiếp tục có những diễn biến khó lường. Tại thị trường trong nước, dự tính, những tháng cuối năm 2024 hai nhà máy sản xuất ước đạt khoảng 8,28 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Ước nhập khẩu khoảng 4,44 triệu m3 tấn xăng dầu. Tổng nguồn sản xuất và nhập khẩu khoảng 12,72 triệu m3/tấn. Tổng nguồn sản xuất và nhập khẩu, theo báo cáo của các thương nhân ước khoảng 11,2 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Ước tiêu thụ các tháng cuối năm 2024 khoảng 11,5 triệu m3/tấn (bình quân khoảng gần 2,3 triệu m3/tấn/tháng), tồn kho từ 1,8 - 2 triệu tấn. Bộ Công thương nói sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất của hai nhà máy, tình hình nhập khẩu xăng dầu của các thương nhân và tình hình tiêu thụ xăng dầu trong nước để có giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới.
7d5284950848fee8b2286b49cde2e176
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:10
d317fc9c391bb9ae978a432c8866f064
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/phien-giao-dich-sang-189-dong-tien-tu-tin-nhap-cuoc-vn-index-chinh-phuc-moc-1270-diem-post354017.html
a1ab40cdd341be5b45fcf8d95c641b4d
Phiên giao dịch sáng 18/9: Dòng tiền tự tin nhập cuộc, VN-Index chinh phục mốc 1.270 điểm
5a70f12d643a179f7c9b12abf834481f
chung-khoan
Phiên giao dịch sáng 18/9: Dòng tiền tự tin nhập cuộc, VN-Index chinh phục mốc 1.270 điểm
5a70f12d643a179f7c9b12abf834481f
Trong phiên giao dịch hôm qua, thị trường lình xình trong suốt phiên sáng và đóng cửa ít thay đổi, nhưng bất ngờ đã xảy ra trong phiên giao dịch chiều. Ngay trong những phút đầu của phiên chiều, lực mua bất ngờ chảy mạnh vào VHM kéo mã này tăng vọt, dù có thời điểm trong phiên có sắc đỏ. Hiệu ứng từ VHM đã lan sang một số mã bluechip khác, qua đó kéo VN-Index bứt tốc theo với mức tăng gần 20 điểm, mức tăng tốt nhất kể từ phiên 16/8. VN-Index được kéo từ ngoài dải bollinger phía dưới lên chinh phục các ngưỡng cản ở đường M50 và MA100. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn chưa được cải thiện nhiều khi nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng để chờ đợi thông tin từ bên kia bờ Thái Bình Dương, đó là cuộc họp chính sách quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17-18/9. Theo dự báo, nhiều khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, một thông tin tốt cho thị trường tài chính, chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bước vào phiên giao dịch sáng nay, sau 30 phút đầu phiên giằng co nhẹ do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn được duy trì, thị trường bắt đầu bứt tốc với sự dẫn dắt của VHM, sau đó kéo theo nhiều mã bluechip khác nhập cuộc. VN-Index nhẹ nhàng vượt qua các ngưỡng cản MA50, MA100, MA20, chinh phục thành công ngưỡng cản 1.270 điểm trước khi bước vào giờ nghỉ trưa. Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 12,02 điểm (+0,95%), lên 1.270,97 điểm với 272 mã tăng, trong khi số mã giảm chỉ là 85 mã.Tổng khối lượng giao dịch đạt 386,7 triệu đơn vị, giá trị 9.457,3 tỷ đồng, tăng 74,5% về khối lượng và 96,7% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 84,4 triệu đơn vị, giá trị 1.718,7 tỷ đồng. Trên bảng điện tử, sau khi lĩnh ấn tiên phong dẫn dắt đà tăng của thị trường hôm qua và nửa đầu phiên sáng nay, VHM bắt đầu có dấu hiệu “mệt mỏi” và lùi lại phía sau. Thay vào đó, hàng loạt mã bluechip khác bứt tốc vượt lên, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Trong đó, tăng mạnh nhất nhóm VN30 cũng như nhóm ngân hàng là CTG với 3,58% lên 36.200 đồng, khớp hơn 10 triệu đơn vị. Tiếp đó là STB tăng 1,68% lên 30.350 đồng, khớp 5,5 triệu đơn vị; SSB tăng 1,62% lên 15.700 đồng, khớp 0,37 triệu đơn vị; VCB tăng 1,44% lên 91.800 đồng, khớp hơn 0,9 triệu đơn vị. Ngoài ra, còn có TCB tăng 1,32% lên 23.050 đồng, BID tăng 1,13% lên 49.250 đồng; các mã TPB, MBB, VIB, EIB, OCB, ACB và VPB tăng nhẹ. Trong khi đó, chỉ có 3 mã giảm nhẹ là LPB, SHB và NAB, cùng HDB, MSB đứng tham chiếu. Nhóm chứng khoán cũng đã được nhuộm xanh toàn bộ, trong đó HCM là mã tăng mạnh nhất 5,86% lên 30.700 đồng, khớp cao nhất sàn 16,46 triệu đơn vị; tiếp đến là VDS tăng 4,65% lên 21.400 đồng, SSI tăng 3,06% lên 33.700 đồng (đứng thứ 2 trong rổ VN30 sau CTG); BSI, ORS, CTS, FTS, TVB, VND, APG từ 2% trở lên. Ngoài nhóm ngân hàng và chứng khoán, VN-Index còn được hỗ trợ bởi nhiều mã bluechip khác như FPT tăng 1,43% lên 134.800 đồng, VHM dù lùi về phía sau nhưng cũng duy trì đà tăng 1,36% lên 44.600 đồng, khớp 6,9 triệu đơn vị, GVR tăng 1,26% lên 36.050 đồng, MWG tăng 1,05% lên 67.500 đồng, MSN tăng 0,94% lên 75.200 đồng… Tuy nhiên, tăng giá ấn tượng nhất là CTR của Công trình Viettel khi tăng kịch trần lên 133.300 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần nửa triệu đơn vị sau thông tin chia cổ tức 27,2%. Bên cạnh đó, IMP cũng lên kịch trần 53.200 đồng và đang còn dư mua trần, dù thanh khoản khiêm tốn hơn, chỉ hơn 0,3 triệu đơn vị. Ngoài 2 mã có thị giá cao trên, còn có một số mã penny tăng kịch trần, đáng kể có FIT lên 4.460 đồng, khớp hơn 1,4 triệu đơn vị và còn dư mua trần khá lớn. Cùng với đó, người anh em TSC cũng có sắc tím 2.970 đồng, khớp hơn 0,8 triệu đơn vị và cũng còn dư mua trần hơn nửa triệu đơn vị. Bên cạnh đó, AGM tiếp tục có phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp lên 4.520 đồng, nhưng thanh khoản rất khiêm tốn do không có lực cung bán ra. Dù có nhiều pha rung lắc hơn VN-Index, nhưng HNX-Index cũng có được mức tăng khá trong phiên sáng nay. Chốt phiên, HNX-Index tăng 1,19 điểm (+0,51%), lên 233,49 điểm với 69 mã tăng và 57 mã giảm.Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,7 triệu đơn vị, giá trị 550,4 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,2 triệu đơn vị, giá trị 46,8 tỷ đồng. Hai mã có thanh khoản tốt nhất HNX sáng nay là các mã chứng khoán, trong đó SHS khớp 7,39 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,33% lên 15.500 đồng, tiếp đó là MBS khớp 3,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,64% lên 28.500 đồng. Ngoài ra, có thêm 3 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là CEO, TIG và VFS, trong đó CEO và TIG đứng giá, còn VFS tăng 3,76% lên 13.800 đồng. Trong khi đó, UPCoM lại không được thuận lợi như 2 sàn niêm yết, dù có khởi đầu tốt hơn. Chỉ số chính của thị trường này quay đầu giảm vào ít phút cuối phiên, có lúc xuống dưới tham chiếu và chỉ may mắn mới giữ được sắc xanh. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,02%), lên 93,14 điểm với 175 mã tăng và 62 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 22 triệu đơn vị, giá trị 235 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể. Chuyển sang UPCoM, HNG thay thế BSR trở thành “vua” thanh khoản với khối lượng khớp sáng nay đạt 12,38 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,17% lên 4.700 đồng. Trong khi mã đứng thứ 2 là BCR khớp 5,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,9% lên 5.200 đồng. Một tân binh khác từ HOSE chuyển sang theo HNG là HBC khớp 2,7 triệu đơn vị, đứng tham chiếu 5.700 đồng. Đứng trên HBC là DFF với 2,86 triệu đơn vị, đóng cửa ở tham chiếu 2.700 đồng. Trong khi đó, BSR chỉ có được vị trí thứ 5 về thanh khoản với 1,74 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,85% lên 23.600 đồng. Một cổ phiếu họ Viettel tăng mạnh nữa là VGI với mức tăng 9,76% lên 67.500 đồng, khớp 1,52 triệu đơn vị.
d37d0ffdc9fc81e221b8242e663405c1
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:53
7c66b062d8009dd428ff590daa7dca40
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nag-ngay-gdkhq-tham-du-dai-hoi-dong-co-dong-bat-thuong-nam-2024-post353971.html
18d68d1349fb1582c58af9f3885e1617
NAG: Ngày GDKHQ tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024
4d0c43b561e739b60bf54f41cb72a50b
chung-khoan
NAG: Ngày GDKHQ tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024
4d0c43b561e739b60bf54f41cb72a50b
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 30/09/2024 Lý do mục đích: Tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 - Tỷ lệ thực hiện: 1 cổ phiếu – 1 quyền biểu quyết - Thời gian thực hiện: Dự kiến là 9h30 ngày 24/10/2024 - Địa điểm thực hiện: Dự kiến tại Hội trường Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa – Tầng 3 Tòa nhà Gold Tower, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Nội dung họp: Thông qua việc phân phối cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động và nội dung khác (nếu có).
75b908f1036248d502a02b867507c91b
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:38
17f901bd666e1a059502e4faf432e891
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/vinare-30-nam-va-hanh-trinh-vuon-ra-bien-lon-post354032.html
11de033e027cc20abcf1d51be6c99aa9
VINARE: 30 năm và hành trình vươn ra “biển lớn”
e7f6f8145f6992e4ff5267ed9387be75
tai-chinh
VINARE: 30 năm và hành trình vươn ra “biển lớn”
e7f6f8145f6992e4ff5267ed9387be75
Ra đời trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam còn đang non trẻ, VINARE đã vươn mình trở thành một thương hiệu uy tín qua những cột mốc phát triển mang tính lịch sử, đồng hành cùng sự chuyển biến liên tục của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu. VINARE là nhà nhận tái bảo hiểm chính trong các chương trình của Chính phủ như Bảo hiểm Thí điểm Nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, Bảo hiểm Tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, đồng thời tham gia đóng góp vào các chương trình/giải pháp phát triển của thị trường như bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài sản công, các chương trình bảo hiểm vi mô… Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự đồng hành của các cổ đông, sự hợp tác quý báu từ các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước, cùng với nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ nhân viên, VINARE đã liên tục đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh và tạo dựng vị thế vững mạnh trên thị trường. Trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm trong 30 năm qua, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,7%/năm, doanh thu phí giữ lại tăng trưởng bình quân 21,6%/năm. Bình quân lợi nhuận trước thuế của Vinare tăng trưởng 20,9%/năm. Vinare hiện tại Trong năm 2023, tổng doanh thu của VINARE đạt 3.319 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí nhận tái bảo hiểm đạt 2.677 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022 và đạt 108,5% kế hoạch năm được giao, doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 491,7 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 473,6 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2022. Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2023 đạt 7.713 tỷ đồng; vốn điều lệ 1.658 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 3.446 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường thời điểm 29/12/2023 đạt 4.228 tỷ đồng. VINARE cũng là một trong hai doanh nghiệp bảo hiểm/tái bảo hiểm đầu tiên trên thị trường bảo hiểm Việt Nam thực hiện việc xếp hạng năng lực tài chính với tổ chức xếp hạng quốc tế AM Best và liên tục duy trì mức xếp hạng B++, phản ánh tình hình tài chính vững mạnh và kết quả hoạt động kinh doanh tốt của VINARE. Năm 2022, VINARE là doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tiên phong xây dựng kế hoạch phát triển bền vững và lộ trình thực hiện ESG (gắn với ba yếu tố Môi trường, Xã hội, Quản trị doanh nghiệp) cụ thể trong từng lĩnh vực. Bước tiên phong này đã nhận được sự đánh giá cao từ các nhà tái bảo hiểm uy tín trên thị trường quốc tế. VINARE đang triển khai theo lộ trình đề ra và sẽ tiếp tục bổ sung, điều chỉnh để cập nhật theo yêu cầu và tình hình mới của thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm quốc tế. Đồng thời, VINARE sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường, và kiến tạo những giá trị mới, nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông, đồng thời tạo giá trị bền vững cho cộng đồng; nâng cao năng lực quản trị, tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật Việt Nam, kết hợp với các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đảm bảo minh bạch, công khai trong mọi hoạt động, từ đó xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả; mang lại những giá trị bền vững nhất cho tất cả các bên liên quan. Với những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh và những đóng góp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trong hành trình 30 năm phát triển, VINARE đã vinh dự được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính, trong đó có các Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác. Là một doanh nghiệp tái bảo hiểm Quốc gia của Việt Nam (với cổ đông lớn nhất là Nhà nước do SCIC làm đại diện chủ sở hữu), ngay sau khi cơn bão Yagi xảy ra, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VINARE đã cùng các doanh nghiệp bảo hiểm gốc, công ty giám định độc lập khẩn trương đến làm việc tại hiện trường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, chỉ đạo công tác giám định, xử lý tổn thất và tạm ứng bồi thường với mục tiêu hỗ trợ khách hàng kịp thời và nhanh chóng để khắc phục hậu quả, giải quyết các tổn thất phát sinh, góp phần ổn định an sinh và nhanh chóng phục hồi kinh tế. VINARE sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bảo hiểm, công ty giám định độc lập trong nước và quốc tế để thực hiện các chuyến giám định tại hiện trường, kịp thời nắm thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổn thất để có thể nhanh chóng hỗ trợ khách hàng. Doanh nghiệp này cũng đã phát động, ủng hộ tổng cộng hơn 400 triệu đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
37baa7d3b381118c4f54f626fe0c2cb0
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
16:00
2af1479cbab2651f55315cdaac6ab738
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/pnt-ngay-gdkhq-nhan-co-tuc-nam-2023-bang-tien-3-post353992.html
a278f685ee7f61ac5e7d701b1a5cdccb
PNT: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (3%)
5a0612cd8f6dc5dedb6af7b0889cc2db
chung-khoan
PNT: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền (3%)
5a0612cd8f6dc5dedb6af7b0889cc2db
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 30/09/2024 Lý do mục đích: Chi cổ tức năm 2023 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 3%/cổ phiếu ( 01 cổ phiếu được nhận 300 đồng) - Thời gian thực hiện: 14/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng kế toán CTCP Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận vào các ngày làm việc trong tuần bắt đầu từ ngày 14/10/2024 và xuất trình Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu.
756489a02f681cfb9f611ce63c616033
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:13
fbfcae9c1edfa20935672d5c0551a289
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/da-nang-dau-tu-nhieu-du-an-trong-diem-trong-phan-khu-doi-moi-sang-tao-rong-3770-ha-post354013.html
e4e0d3d2582e53a3a818fa13326522dd
Đà Nẵng đầu tư nhiều dự án trọng điểm trong phân khu đổi mới sáng tạo rộng 3.770 ha
7d993b4051ca5285a6853b309b2a1e41
bat-dong-san
Đà Nẵng đầu tư nhiều dự án trọng điểm trong phân khu đổi mới sáng tạo rộng 3.770 ha
7d993b4051ca5285a6853b309b2a1e41
Thành phố Đà Nẵng vừa công bố quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo. Theo đó, quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo tỷ lệ 1/2000 có tổng diện tích khoảng 3.770 ha tại ba địa phương quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang. Theo quy hoạch, đến năm 2030, khu vực này sẽ có dân số khoảng 233.000 người, với tính chất là trung tâm đào tạo gắn với khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm, trung tâm y tế cấp vùng. Khu trung tâm của phân khu đổi mới sáng tạo có diện tích khoảng 696 ha gồm các không gian đặc trưng như làng đại học, khu vực chức năng đặc trưng, trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực được quy hoạch theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh. Trung tâm y tế cấp vùng, hình thành bệnh viện quốc tế tạo liên kết với các trường đại học y dược, các cơ sở y tế trong khu vực. Ngoài ra là không gian thương mại dịch vụ, hỗn hợp ở và dịch vụ dọc tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Quy hoạch phân khu Đổi mới sáng tạo sẽ ưu tiên xây dựng mới các tuyến giao thông, các nút giao thông khác mức để tăng cường kết nối. Đáng chú ý, trong quy hoạch phân khu này sẽ ưu tiêu đầu tư các dự án trọng điểm như Không gian sáng tạo Hòa Xuân, Khu đô thị Làng đại học, Khu đô thị ven sông phía Tây Nam nhà máy nước Cầu Đỏ; các công trình hạ tầng xã hội như Chợ Đầu mối Hòa Phước, các trường đại học, Bệnh viện Đà Nẵng cơ sở 2, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa chất lượng cao... Phân khu đổi mới sáng tạo sẽ có 3 khu vực điểm nhấn, với 2 hành lang kết nối chính gồm hành lang đổi mới - kết nối các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao; hành lang tri thức - kết nối các trường đại học và các trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo…
f17a013d6751f25590fcffed066fd37c
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:13
9d0aaa521375e97fb6c01cffe015cd15
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/binh-dinh-trao-giay-chung-nhan-dau-tu-du-an-hon-2000-ty-dong-cho-doanh-nghiep-singapore-post353959.html
6b82eb93caaea39c0ad999a3cc615107
Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp Singapore
c64f1e7dc7de420e12f8a54d507277ff
thoi-su
Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp Singapore
c64f1e7dc7de420e12f8a54d507277ff
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Công ty cổ phần Becamex Bình Định tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho Tập đoàn Food Empire Holdings (Singapore). Đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cho biết, Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh là dự án 100% vốn nước ngoài do Tập đoàn Food Empire đầu tư tại Lô B21.01, Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Dự án có diện tích 7,11 ha, vốn đầu tư hơn 2.002 tỷ đồng (tương đương 80,74 triệu USD). Mục tiêu của dự án là sản xuất và xuất khẩu cà phê hòa tan sấy lạnh, với công suất 5.400 tấn sản phẩm/năm; tạo việc làm mới cho hơn 200 lao động; thời gian hoạt động là 46 năm kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (ngày 6/9/2024). Tiến độ triển khai thực hiện dự án từ tháng 9/2024 và hoàn thành đi vào sản xuất toàn bộ dự án vào đầu năm 2028. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho ông Tang Wang Cheow, Chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bên phải). “Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh khi đi vào hoạt động, không chỉ hứa hẹn mang lại những sản phẩm công nghiệp mới mà còn là động lực tăng trưởng cho ngành công nghiệp chế biến của tỉnh, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu của ngành công nghiệp tỉnh Bình Định, mở ra những làn sóng đầu tư mới…”, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định kỳ vọng. Tại buổi lễ, ông Tang Wang Cheow, Chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings, cho biết, tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm đồ uống, cà phê hòa tan, bánh kẹo, thức ăn tiện lợi hàng đầu thế giới, sản phẩm được tiêu thụ tại 60 quốc gia...Tập đoàn cam kết đầu tư nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh hiện đại, đúng tiến độ; công suất nhà máy có thể cao hơn 25% so với công suất đã đăng ký đầu tư với tỉnh. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định bày tỏ vui mừng khi chỉ trong vòng hơn 3 tháng kể từ ngày tỉnh tiếp và làm việc với ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire, khi đó tập đoàn cân nhắc liệu có đầu tư dự án vào tỉnh; thì đến nay, chính quyền tỉnh Bình Định vui mừng trao Giấy chứng nhận đầu tư cho tập đoàn. “Điều này thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Bình Định khi trong vòng 3 tháng đã thực hiện một công việc rất là lớn; cũng là sự tin cậy của tập đoàn khi quyết định đầu tư vào tỉnh”, ông Tuấn nói Theo Chủ tịch tỉnh Bình Định, Dự án của Tập đoàn Food Empire là dự án tỉnh đặc biệt quan tâm và rất kỳ vọng. Chính quyền tỉnh hy vọng sau dự án này thì sẽ có rất nhiều dự án của Singapore sẽ đến Việt Nam và vào Bình Định. Về phía tỉnh, ông Tuấn cam kết theo sát dự án, ủng hộ, quyết định tháo gỡ các vấn đề khó khăn để dự án sớm đi vào hoạt động. Chủ tịch tỉnh Bình Định cũng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần Becamex Bình Định và các bên liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được triển khai, tháo gỡ các khó khăn để dự án sớm đi vào hoạt động Đồng thời, người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Định mong muốn chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án. Bình Định rất mong có nhiều cơ hội trao đổi thêm với Tập đoàn Food Empire để đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại Bình Định, kết nối nhiều doanh nghiệp Singapore đầu tư vào tỉnh.
9fa36a6b345c5dae1b3fcb1e3b8678e1
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
07:48
e212eb6b302650736d285b10e549a82d
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/agg-ngay-gdkhq-lay-y-kien-co-dong-bang-van-ban-post353989.html
52865289900c7eafde8bd51c9ddb1226
AGG: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
6965e5ac0dc9461af0ad9f1e9aff6e4f
chung-khoan
AGG: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
6965e5ac0dc9461af0ad9f1e9aff6e4f
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 26/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 27/09/2024 Lý do mục đích: Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản - Tỷ lệ thực hiện: 1:1 (1 cổ phiếu – 1 quyền biểu quyết) - Thời gian tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản: dự kiến từ ngày 01/10/2024 đến ngày 14/10/2024 - Địa điểm nhận phiếu lấy kiến cổ đông bằng văn bản: tại CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia, địa chỉ: số 60 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM - Nội dung lấy ý kiến dự kiến: + Thông qua phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu. + Thông qua việc tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024-2029, thay đổi thù lao Hội đồng quản trị 2024 và bầu bổ sung thành viên độc lập Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024-2029
9a6947df9b2f8644b522cdc97711bfdd
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:07
5ffbfdbd000d041c508938ff4ab4f8fe
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-10-khoa-xiii-cho-y-kien-10-noi-dung-thuoc-2-nhom-van-de-chien-luoc-post354021.html
87e48390e46ac94a9e8d6dd26dad7f00
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
1138242cea4458239fe1c1779b9a98c5
thoi-su
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
1138242cea4458239fe1c1779b9a98c5
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dành một phút mặc niệm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào bị tử nạn do cơn bão số 3. Ảnh: Nhật Bắc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị các đồng chí tham dự Hội nghị tiếp tục dành thời gian nghiên cứu tài liệu để có những ý kiến thật xác đáng, phản ánh đúng thực tiễn của bộ, ngành, địa phương mình. Tập trung đóng góp những vấn đề cụ thể và những vấn đề có tính khái quát, nhất là những vấn đề thực tiễn đặt ra chưa được đề cập trong dự thảo các văn kiện nhưng cần phải đánh giá tổng kết các nội dung quan trọng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách đổi mới có tính chiến lược đột phá, khả thi cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, Đại hội XIV là Đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi ngay từ quá trình xây dựng văn kiện, mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị cần phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của mình. Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gợi mở một số vấn đề lớn. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc Thứ nhất, về các công việc để tăng tốc "về đích" thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong năm 2025; là nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng tới 100 năm thành lập Nước. Mục tiêu này cần phải được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, bảo đảm phải đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu đề ra; đây là trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, trước lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc, trước bạn bè quốc tế; là minh chứng khẳng định năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, do vậy phải tập trung mọi nguồn lực, biện pháp để hoàn thành. Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; phân tích khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ, đánh giá toàn diện, cân nhắc mọi mặt và quyết định báo cáo để Trung ương thảo luận, cho ý kiến. Hội nghị Trung ương 10 sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Ảnh: Nhật Bắc Thứ hai, đối với công tác chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết có 3 vấn đề. Một là, về các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng: Với vị trí Báo cáo chính trị là trung tâm; tổng kết 40 năm đổi mới là báo cáo rất quan trọng để chắt lọc tinh hoa đưa vào Văn kiện Đại hội XIV; Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Báo cáo công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng là các báo cáo chuyên đề, đề nghị các đồng chí tham dự Hội nghị tập trung thảo luận làm rõ: Nội dung Báo cáo chính trị trình Hội nghị đã đáp ứng tầm mức của báo cáo trung tâm ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương, đã đúc kết giá trị của quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai chưa? đã là "ngọn đuốc soi đường" dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra hay chưa? Các báo cáo chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng; những vấn đề lý luận và thực tiễn được đúc rút qua tổng kết 40 năm đổi mới đã bao hàm đầy đủ căn cứ cho những luận điểm khái quát trong Báo cáo chính trị chưa? các báo cáo có nhất quán với nhau và có nhất quán với quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 hay chưa? Nội dung cụ thể trong từng báo cáo, nhất là những đánh giá về tồn tại, hạn chế và phương hướng chiến lược, nhiệm vụ đột phá đã đề ra. Cần làm rõ, những chủ trương, biện pháp đã "đúng", "trúng" có đủ sức đột phá để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới hay chưa? những yếu tố mới của thực tiễn cần bổ sung là gì? Hai là, về chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới. Báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV rất hệ trọng, là cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIV và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031. Ba là, về công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Hội nghị thảo luận, cho ý kiến đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế vướng mắc, những đề xuất phương hướng nhiệm vụ giải pháp xây dựng Đảng nhiệm kỳ khóa XIV. Những hạn chế, vướng mắc nào do quy định của Điều lệ Đảng, mức độ đến đâu, đã cần bổ sung sửa đổi Điều lệ Đảng chưa? Hay chỉ cần điều chỉnh các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. "Tôi tin tưởng trí tuệ tập thể sẽ được phát huy cao độ tại Hội nghị này. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII; chúc Hội nghị làm việc hiệu quả và thành công tốt đẹp", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh.
39107c516759690059072b06da649ee2
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
12:00
18940d53c58a1ba453fcfbce1ab0609a
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem-pti-ghi-nhan-tong-so-vu-ton-that-sau-bao-lu-yagi-la-hon-800-vu-post354047.html
d0f50d2d679aaa1ae5d646b8afde1ca8
Bảo hiểm PTI ghi nhận tổng số vụ tổn thất sau bão lũ Yagi là hơn 800 vụ
641911e7d9d0262170137ce605ca4962
tai-chinh
Bảo hiểm PTI ghi nhận tổng số vụ tổn thất sau bão lũ Yagi là hơn 800 vụ
641911e7d9d0262170137ce605ca4962
PTI đang nỗ lực cao nhất phối hợp với các bên liên quan và khách hàng để tiến hành giám định thiệt hại, xử lý chi trả bồi thường nhanh nhất để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh, cũng như đời sống. Bảo hiểm PTI cũng đã giám định xong 99% thiệt hại của khách hàng ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Được biết, số vụ thiệt hại xe cơ giới của bảo hiểm PTI sau bão lũ là 517 vụ, tương ứng số tiền 18,6 tỷ đồng. Trước đó, hãng bảo hiểm này đã tạm ứng bồi thường bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe với gia đình lái xe 19H0... trong vụ tổn thất sập cầu Phong Châu - Phú Thọ ngày 09/09. Xe 19H0... đã tham gia bảo hiểm tai nạn cho lái phụ xe và người ngồi trên xe với mức trách nhiệm 20 triệu đồng/người.
88c3cc7a5072c25be2d46ef390ccf1e8
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
15:33
640c51c96f01b3acd6569c1957f4febc
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nang-luong-truong-thinh-tte-tiep-tuc-bao-lo-post354028.html
28a89c086739641c1605dd5e7d9a6621
Năng lượng Trường Thịnh (TTE) tiếp tục báo lỗ
a844035d44452729cfabed5dbe0542a3
doanh-nghiep
Năng lượng Trường Thịnh (TTE) tiếp tục báo lỗ
a844035d44452729cfabed5dbe0542a3
Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Trường Thịnh (TTE) vừa công bố thông tin tài chính định kỳ theo quy định liên quan tới chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo đó, nửa đầu năm 2024, vốn chủ sở hữu của TTE đạt 293,8 tỷ đồng, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ mức 2,92 lần nửa đầu năm 2023 xuống 2,9 lần nửa đầu năm 2024, tương ứng nợ phải trả ở mức hơn 852 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu tăng từ mức 0,79 lần nửa đầu năm 2023 lên 0,85 lần nửa đầu năm 2024, tương ứng dư nợ trái phiếu ở mức 249,7 tỷ đồng. Năng lượng Trường Thịnh hiện sở hữu một lô trái phiếu mã TTEH2124001 phát hành ngày 19/10/2021, kỳ hạn 36 tháng, giá trị phát hành 249 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2024, Công ty đã trả lãi 13,7 tỷ đồng cho lô trái phiếu này. Năng lượng Trường Thịnh tiếp tục báo lỗ sau thuế trong nửa đầu năm 2024, với lợi nhuận sau thuế âm 17,3 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2023, Công ty cũng lỗ sau thuế 7,7 tỷ đồng. Một số chỉ tiêu tài chính của TTE nửa đầu năm 2024 CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh tiền thân là nhà máy Thủy điện Đăk Ne và tách ra từ CTCP Tấn Phát. Trường Thịnh được đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào năm 2014 với tên ban đầu là CTCP Đăk Ne với vốn điều lệ ban đầu chỉ 25,4 tỷ đồng. Đến năm 2017, doanh nghiệp này đã tăng vốn điều lệ lên mức 284,9 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần chỉ sau 3 năm. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Theo báo cáo thường niên năm 2023 của Trường Thịnh, doanh nghiệp này đang trực tiếp vận hành 4 nhà máy điện với tổng công suất phát điện là 28,3MW/h, tổng sản lượng bình quân hàng năm phát ra khoảng 176,6 triệu kwh. Các nhà máy của công ty này gồm nhà máy thủy điện Đăk Ne, Tà Vi, Đăk Pia và Đăk Bla 1. Về tình hình kinh doanh, hàng năm doanh thu của Trường Thịnh đều đặn hàng trăm tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận thất thường. Năm 2023, doanh thu của Trường Thịnh đạt 142 tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế khoảng 2 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân chính là Công ty phải trả gần 100 tỷ đồng chi phí lãi vay khiến biên lợi nhuận ở mức thấp. Một trong những vấn đề của TTE được thị trường quan tâm trong thời gian gần đây là về biến động cổ đông lớn. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 5/2024 của TTE thông qua nội dung đáng chú ý là cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) nhận chuyển nhượng cổ phiếu dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của TTE mà không phải thực hiện chào mua công khai. Danh sách cổ đông dự kiến chuyển nhượng cổ phần cho VPG gồm 11 người, sở hữu lên đến gần 11,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 40,92% vốn tại TTE. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong năm 2024, thông qua hình thức mua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Với những thông tin mới xuất hiện, cổ phiếu TTE của Trường Thịnh sau đó có quãng thời gian nổi sóng. Đầu tháng 6/2024, cổ phiếu TTE có chuỗi 7 phiên tăng trần liên tiếp. Tuy nhiên, thanh khoản trung bình chỉ đạt khoảng 2.800 đơn vị/phiên, chỉ bằng một phần nhỏ so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của TTE là hơn 28,49 triệu cổ phiếu. Trong công văn giải trình với HOSE về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 11/06 đến ngày 17/6, ông Đinh Xuân Hoàng, Tổng giám đốc TTE cho biết, hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định, việc giá cổ phiếu TTE tăng trần 5 phiên liên tiếp là do cung cầu của thị trường, quyết định mua, bán cổ phiếu do các nhà đầu tư quyết định, nằm ngoài kiểm soát của Công ty.
9b609088c000081899276619178ad7a9
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
14:12
e35e13ade5acfd2118a567ce07354a49
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/van-tai-bien-hai-au-ssg-len-ke-hoach-ban-tau-sea-dream-sau-18-nam-khai-thac-post353956.html
dfa6b451a478e02f5a1d3b2f70eef206
Vận tải biển Hải Âu (SSG) lên kế hoạch bán tàu Sea Dream sau 18 năm khai thác
2f5e54525df12dd5803ea1a2b0ee4339
doanh-nghiep
Vận tải biển Hải Âu (SSG) lên kế hoạch bán tàu Sea Dream sau 18 năm khai thác
2f5e54525df12dd5803ea1a2b0ee4339
Lỗ trở lại khi giá cước quay đầu giảm Vận tải biển Hải Âu công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 18/9 tại TP.HCM. Về tình hình kinh doanh sơ bộ 8 tháng đầu năm 2024, Vận tải biển Hải Âu cho biết, giá cước trung bình 8 tháng đầu năm 2024 là 3.400 USD/ngày, giảm 10,7% so với trung bình 8 tháng đầu năm 2023 lên tới 3.809 USD/ngày; và giá hợp đồng thuê tàu mới ký từ 0 giờ ngày 3/7/2024 đến 24h ngày 1/10/2024 với giá cước thuê tàu là 3.400 USD. Với việc giá cước trung bình suy giảm, Vận tải biển Hải Âu cũng đã ghi nhận doanh thu vận tải trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 18,4 tỷ đồng, thực hiện được 64% so với kế hoạch và giảm 17,2% so với cùng kỳ ghi nhận 22,23 tỷ đồng; và lợi nhuận sau ghi nhận lỗ 0,18 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 4,84 tỷ đồng, tức giảm 4,66 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Vận tải biển Hải Âu cũng cho biết, từ tháng 7/2024, công ty hoàn thành việc trích lập chi phí lên đà năm 2021 và cuối năm 2024, Công ty dự kiến tàu Sea Dream sẽ lên đà trung hạn. Kết quả lợi nhuận 8 tháng đầu năm 2024, Vận tải biển Hải Âu cho biết đã không đạt so với kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Bên cạnh kết quả kinh doanh, Vận tải biển Hải Âu cũng chia sẻ cơ cấu nợ vay đóng tàu Sea Dream khi tổng dư nợ tại Ngân hàng Vietcombank là 265.188,41 USD. Trong đó, dư nợ còn lại là 190.303,5 USD; và lãi trong hạn và lãi phạt chậm quá hạn là 74.884,88 USD. Tuy nhiên, ngày 20/8/2024, Vận tải biển Hải Âu đã tất toán xong nợ vay tại Ngân hàng Vietcombank và đang làm thủ tục giải chấp tàu Sea Dream với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Được biết, bên cạnh việc giải chấp tàu Sea Dream, Vận tải biển Hải Âu đang lên kế hoạch tái cơ cấu khi lên kế hoạch bán tàu Sea Dream thông qua phương thức chào giá cạnh tranh với bên mua tàu. Sau khi bán tàu, Vận tải biển Hải Âu sẽ nghiên cứu phương án sử dụng dòng tiền sao cho phù hợp với tình hình thị trường kinh doanh hiện tại và trình phương án kinh doanh trong Đại hội kế tiếp. Tàu Sea Dream đang được định giá hơn 90 tỷ đồng Trước đó, Vận tải biển Hải Âu đã công bố phương án tái cơ cấu tài sản Công ty. Trong đó, Công ty cho biết sau gần 18 năm khai thác, tàu Sea Dream đang bước vào giai đoạn tàu già, tình trạng kỹ thuật bắt đầu thường xuyên có những dấu hiệu không ổn định trong khi vẫn phải vận hành khai thác tuyến quốc tế rất khắc nghiệt. Do đó, chi phí vận hành tàu Sea Dream đi vào giai đoạn tăng cao và nguy cơ offhire (thời gian không tính tiền thuê) dài ngày. Ngoài ra, tàu Sea Dream đến hạn cuối lên đà trung gian lần thứ 4 (IS4) vào ngày 15/1/2025, ước tính sơ bộ chi phí lên đà đợt này có thể từ 12-15 tỷ đồng và 5 tỷ đồng mất doanh thu và chi phí hoạt động trong thời gian 35 ngày lên đà. Trước bối cảnh đó, Vận tải biển Hải Âu lên kế hoạch bán tàu Sea Dream trong thời gian sớm nhất, trước thời gian lên đà trung gian, để tái đầu tư tàu khác. Công ty đã tiến hành thẩm định giá với CTCP Tập đoàn Vinacontrol và theo kết quả ngày 6/9, tàu Sea Dream có giá hơn 90,3 tỷ đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Vận tải biển Hải Âu chào bán môi giới trong nước 100 tỷ đồng và 4 triệu USD cho khách hàng người nước ngoài. Kết quả, tàu Sea Dream nhận được lời chào mua với giá dao động từ 2,8-3,3 triệu USD, tương đương khoảng từ 70 đến 82 tỷ đồng. Sau khi thanh lý tàu Sea Dream, Vận tải biển Hải Âu cho biết thêm dự kiến tái đầu tư 1 con tàu có trọng tải tương đương từ 12.000-13.000 DWT, biên độ tuổi từ 10-12 năm và xuất xứ Nhật Bản, giá khoảng 8 triệu USD. Trong đó, giá bán tàu cũ dự kiến là 3,4-3,6 triệu USD, số tiền còn lại Vận tải biển Hải Âu sẽ lên kế hoạch tăng vốn điều lệ hoặc vay ngân hàng. Với việc dự kiến bán tàu, Vận tải biển Hải Âu cũng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2024 với tổng doanh thu từ hơn 30,2 tỷ đồng lên hơn 98,07 tỷ đồng, tăng 226% so với kế hoạch đầu năm và lãi sau thuế từ hơn 5,24 tỷ đồng lên 49,67 tỷ đồng, tăng 846% so với kế hoạch đầu năm. Trong đó, kế hoạch nâng doanh thu và lợi nhuận được thực hiện dựa trên kịch bản giá tàu dự kiến bán được khoảng 73,92 tỷ đồng (giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/9, cổ phiếu SSG tăng trần 1.500 đồng lên 11.900 đồng/cổ phiếu.
f90c3d14ec240fbc0307ec34064ef94c
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
06:26
c4a389fd7ef4df44c8337feed099a495
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/sac-ngay-gdkhq-nhan-co-tuc-luy-ke-den-nam-2023-bang-tien-7065-post353977.html
bd26c7e485ab1d8c5bb0e4f0ff748b3a
SAC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức lũy kế đến năm 2023 bằng tiền (70,65%)
e4d0d2b93dc76396ddfa04b3ca91bfd3
chung-khoan
SAC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức lũy kế đến năm 2023 bằng tiền (70,65%)
e4d0d2b93dc76396ddfa04b3ca91bfd3
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 30/09/2024 Lý do mục đích: Chi trả cổ tức lũy kế đến năm 2023 bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 70,65%/cổ phiếu (01 cổ phiếu nhận được 7.065 đồng) - Thời gian thực hiện: 15/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký (TVLK) nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cổ phần Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn (Số 242 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, vào các ngày làm việc trong tuần) bắt đầu từ ngày 15/10/2024 và xuất trình Sổ Cổ đông, chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước/Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy ủy quyền của Công ty (nếu cổ đông là tổ chức).
c7124d1d8e0d0b80c1b7eef8c9affddd
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:48
d796607ca627e5521970f143ebce4547
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nha-dau-tu-ngoai-giao-dich-soi-dong-tiep-tuc-mua-rong-hon-300-ty-dong-trong-phien-189-post354060.html
5259ad2634a998f7bd1634352989095f
Nhà đầu tư ngoại giao dịch sôi động, tiếp tục mua ròng hơn 300 tỷ đồng trong phiên 18/9
3ce55a63e74fd50eda81e217e79bb301
chung-khoan
Nhà đầu tư ngoại giao dịch sôi động, tiếp tục mua ròng hơn 300 tỷ đồng trong phiên 18/9
3ce55a63e74fd50eda81e217e79bb301
Trên sàn giao dịch HOSE,nhà đầu tư nước ngoài mua vào 54,64 triệu đơn vị, tổng giá trị 1.924,83 tỷ đồng, tăng 20,14% về khối lượng và 29,92% về giá trị so với phiên trước (ngày 17/9). Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 46,41 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.612,56 tỷ đồng, tăng 63,18% về khối lượng và 68,55% về giá trị so với phiên trước. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,23 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 312,27 tỷ đồng, giảm 51,7% về lượng và 40,5% về giá trị so với phiên trước đó. Hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu SSI với khối lượng 4,19 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 139,79 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh khác là FUESSVFL đạt 115,36 tỷ đồng (5,56 triệu đơn vị), FPT đạt 104,58 tỷ đồng, TCB đạt hơn 53 tỷ đồng, TPB đạt 52,43 tỷ đồng… Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với giá trị đạt 80,55 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng 3,2 triệu đơn vị. Tuy nhiên, VPB là mã dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt 3,48 triệu đơn vị, giá trị bị bán ròng đạt 64,94 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào 4,35 triệu đơn vị, giá trị đạt 168,29 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần về lượng và gần 4 lần về giá trị so với phiên trước. Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 4,29 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 161,51 tỷ đồng, gấp 3,4 lần về lượng và hơn 4 lần về giá trị so với phiên trước. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 63.630 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 6,78 tỷ đồng, giảm 55,66% về lượng nhưng tăng 123% về giá trị so với phiên trước đó. Giao dịch của khối ngoại tăng vọt trong phiên hôm nay có đóng góp lớn đến từ giao dịch thỏa thuận gần 2,65 triệu cổ phiếu PVI, với tổng giá trị tương ứng hơn 119 tỷ đồng. Phiên hôm nay, khối ngoại vẫn mua ròng mạnh nhất IDC với khối lượng 233.400 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 13,63 tỷ đồng. Tiếp theo là PVI được mua ròng 5,53 tỷ đồng và PVS được mua ròng 3,54 tỷ đồng. Trái lại, khối này tiếp tục bán ròng mạnh nhất cổ phiếu NTP với giá trị đạt xấp xỉ 11 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 172.000 đơn vị. Các mã bị bán ròng mạnh khác là CEO đạt 4,34 tỷ đồng, BVS đạt 3,74 tỷ đồng, SHS đạt 3,45 tỷ đồng… Trên thị trường UPCoM,khối ngoại mua vào 1,35 triệu đơn vị, giá trị mua vào đạt 22,72 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước chỉ mua 99.530 đơn vị, giá trị mua là 3,4 tỷ đồng. Ngược lại, khối này bán ra 1,23 triệu đơn vị, giá trị đạt 40,36 tỷ đồng, tăng gấp gần 2,5 lần về lượng và 3,4 lần về giá trị so với phiên trước. Do đó, phiên này khối ngoại đã mua ròng 121.780 đơn vị, trong khi phiên trước bán ròng 260.510 đơn vị; tổng giá trị vẫn là bán ròng 17,64 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần phiên trước. Hôm nay, khối ngoại vẫn mua ròng mạnh nhất VEA với giá trị đạt 7,14 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 161.700 đơn vị. Tuy nhiên, HNG là mã dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 916.200 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 4,53 tỷ đồng. Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất BSR với khối lượng 0,5 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 11,78 tỷ đồng. Tiếp theo là ACV bị bán ròng 8,34 tỷ đồng, GDA bị bán ròng 3,41 tỷ đồng, LTG bị bán ròng 2,81 tỷ đồng… Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 18/9,nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,41 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 301,41 tỷ đồng, giảm 50,3% về lượng và 42,27% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua ngày 17/9 (mua ròng 522,11 tỷ đồng).
ceb0bae3a368a5f9c57311450a3294a3
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
16:56
c96e9259b8fbb83b0faf64ca13d03ee9
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-giam-lai-suat-omo-ve-4nam-truoc-khi-fed-cat-lai-suat-usd-post354014.html
e37bb2aae3982737f180f7788eceae28
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất OMO về 4%/năm trước khi Fed cắt lãi suất USD
17155a4182fcace4e3af5d7d6cb28ac9
tai-chinh
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất OMO về 4%/năm trước khi Fed cắt lãi suất USD
17155a4182fcace4e3af5d7d6cb28ac9
Số liệu cho thấy NHNN đã cho một thành viên vay hơn 536 tỷ đồng qua kênh OMO với kỳ hạn 7 ngày trong phiên 16/9 và cho một thành viên khác vay hơn 524 tỷ đồng qua kênh OMO với kỳ hạn 7 ngày trong phiên 17/9. Lãi suất trúng thầu 4%/năm. Như vậy, so với phiên cuối tuần trước, lãi suất đã giảm 25 điểm phần trăm nhưng kỳ hạn từ 14 ngày xuống còn 7 ngày. Đồng thời, nhà điều hành tiếp tục không có động thái chào bán tín phiếu. NHNN đã ngừng phát hành tín phiếu từ phiên 26/8. Đây là lần thứ hai NHNN giảm lãi suất OMO kể từ nửa cuối năm 2024, với lần đầu vào ngày 5/8. Trước đó, nhà điều hành đã có hai lần nâng lãi suất OMO, vào tháng 4 và tháng 5/2024, lần lượt từ 4%/năm lên 4,25%/năm rồi đến 4,5%/năm khi tỷ giá căng thẳng. Giới phân tích tài chính nhận định, việc NHNN giảm lãi suất OMO có thể coi như động thái hỗ trợ thanh khoản, giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đi xuống trong thời gian tới. Lãi suất liên ngân hàng thấp hơn sẽ hỗ trợ chi phí vốn cho các ngân hàng. NHNN đã hạ lãi suất OMO về 4%/năm, thấp nhất kể từ tháng 4/2024 (Nguồn: NHNN). Trên thị trường liên ngân hàng, kết phiên 16/09, lãi suất bình quân qua đêm là 3,28%/năm giảm so với mức 3,47%/năm phiên ngày 13/9; kỳ hạn 1 tháng là 4,04%/năm giảm so với mức 4,44%/năm trong ngày 13/9, nhưng kỳ hạn 3 tháng lãi suất tăng lên 4,72%/năm so với phiên ngày 13/9 là 4,48%/năm. Với việc NHNN giảm lãi suất OMO, các ngân hàng có thể có thêm thanh khoản ngắn hạn với chi phí rẻ hơn, nhưng theo các ngân hàng, để giảm lãi suất cho vay một cách bền vững, cần giảm được chi phí vốn tổng thể, bao gồm cả chi phí huy động từ tiền gửi. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất OMO, NHNN có dư địa để thực hiện động thái này trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm dần khi thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đến gần. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn giảm. Nguồn: NHNN Các nhà đầu tư đang đặt cược khả năng Fed giảm 0,5% lãi suất trong phiên họp chính sách lần này. Nếu như ngày 12/9, tỷ lệ đặt cược Fed giảm 0,25% lãi suất lên tới 87%, tỷ lệ đặt Fed giảm 0,5% lãi suất chỉ chiếm 13% thì hiện tỷ lệ đặt cược đã cân bằng (50% cho mỗi khả năng). Đồng thời, ngày càng thêm nhiều chuyên gia phân tích dự báo về khả năng Fed cắt giảm lãi suất USD sâu hơn. Ngày 18/9, giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng trở lại. Cụ thể, Vietcombank tăng 80 đồng so với hôm qua, đưa giá mua USD chuyển khoản lên 24.460 đồng và bán ra lên 24.800 đồng; Eximbank cũng cộng thêm 80 đồng khi mua USD với mức 24.460 đồng và bán ra 24.790 đồng. Còn USD tự do tăng nhẹ so với cuối ngày hôm qua nhưng vẫn thấp hơn 24 giờ trước. Hiện giá USD tự do được mua vào 24.850 đồng và bán ra 24.950 đồng. Trên thị trường quốc tế, giá USD vẫn chưa có nhiều biến động khi nhà đầu tư chờ kết quả cuộc họp từ Fed. Hiện chỉ số USD-Index đi ngang ở mức 100,5 điểm. Thị trường đang chờ thông tin về lãi suất từ cuộc họp của Fed sẽ được công bố vào cuối ngày 18/9, theo giờ Mỹ. Chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng, trong bối cảnh USD hạ nhiệt NHNN sẽ không cần nâng lãi suất điều hành để ứng phó với áp lực tỷ giá trong các tháng còn lại của năm. Mặt khác, NHNN cũng tận dụng việc Fed cắt giảm lãi suất USD trong tháng tới để điều chỉnh lãi suất điều hành trên thị trường mở.
5ce6bc5478ca89b44a2c8fa017769765
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:08
5112fb0124e3c6fe56028d79ecd0fad2
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/them-tieu-chi-chon-nha-dau-tu-sieu-cang-cua-ngo-sai-gon-post353998.html
194f76b092d4e690151dba14cff561dd
Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư 'siêu' cảng cửa ngõ Sài Gòn
70ff53fcb88d1ff2f1b605f16a83edf2
thoi-su
Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư 'siêu' cảng cửa ngõ Sài Gòn
70ff53fcb88d1ff2f1b605f16a83edf2
“Định danh” tên dự án Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 7309/BKHĐT-ĐTNN gửi Liên danh Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A (Liên danh Cảng Sài Gòn - TIL) về Dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn. Công văn được gửi tới liên danh nhà đầu tư khoảng 1 tháng sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo thẩm định số 5590/BC-BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn. Đây là dự án do Cảng Sài Gòn (đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC) và TIL (đơn vị thành viên của hãng tàu biển lớn bậc nhất thế giới là Mediterranean Shipping Company - MSC) đề xuất. Tại Công văn số 7309/BKHĐT-ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị liên danh nhà đầu tư bổ sung, giải trình và cung cấp thêm tài liệu đối với 5 nội dung liên quan đến tên dự án và diện tích; tiến độ và tổng vốn đầu tư; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tiêu chí công nghệ sử dụng; đánh giá sơ bộ tác động môi trường. “Nhà đầu tư gửi thông tin bổ sung, giải trình trước ngày 15/10/2024 để Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định bổ sung của các bộ, ngành để đảm bảo Dự án đầy đủ điều kiện và cơ sở pháp lý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và chấp thuận”, Công văn số 7309/BKHĐT-ĐTNN nêu rõ. Cần phải nói thêm, tại hồ sơ đề xuất của Liên danh Cảng Sài Gòn - TIL, tên Dự án là Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn tại huyện Cần Giờ - TP.HCM. Tuy nhiên, nếu chiểu theo các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì chỉ có nội dung liên quan đến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. UBND TP.HCM cũng đang xây dựng Đề án Nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22/5/2024 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có phạm vi quy hoạch vùng đất và vùng nước tại cửa sông Cái Mép (bên trái luồng Vũng Tàu - Thị Vải). Cảng được quy hoạch với chức năng trung chuyển container quốc tế, phát triển phù hợp với khả năng thu hút nguồn hàng trung chuyển container quốc tế, kết hợp với khu bến Cái Mép để hình thành cụm cảng trung chuyển quốc tế có quy mô lớn tại cửa sông Cái Mép phục vụ trung chuyển hàng hóa cho các cảng biển trong cả nước và các nước trong khu vực. Cảng có cỡ tàu trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện. Vì vậy, tại Công văn số 7309/BKHĐT-ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Liên danh Cảng Sài Gòn - TIL rà soát xác định lại tên và vị trí của Dự án trong hồ sơ đề xuất thực hiện Dự án để phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt và Đề án của TP.HCM, đồng thời rà soát đảm bảo tính thống nhất về số liệu diện tích đất rừng phòng hộ, diện tích rừng ngập mặn tự nhiên đề xuất trong Dự án. Liên danh nhà đầu tư cũng được yêu cầu làm rõ vị trí cụ thể của Dự án trong vùng đệm Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, khoảng cách vị trí đối với vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển và hiện trạng cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học khu vực Dự án. “Đề nghị bổ sung làm rõ hình ảnh hoặc bản đồ về vị trí và mối quan hệ của Dự án đối với vùng đệm, vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển và xác định địa điểm của Dự án đối với phân vùng môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để làm cơ sở nhận dạng và đánh giá sơ bộ các tác động của Dự án đến cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ”, Công văn số 7309/BKHĐT-ĐTNN nêu rõ. Bên cạnh đó, Dự án có đoạn luồng chung với cảng Cái Mép - Thị Vải, do vậy Liên danh Cảng Sài Gòn - TIL cũng sẽ phải bổ sung đánh giá tổng hợp khi hai cảng kết nối vận hành và lan tỏa tác động đến lòng bờ bãi sông. Tại hồ sơ đề xuất dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tháng 4/2023, liên danh nhà đầu tư đề xuất thực hiện Dự án với tổng mức đầu tư khoảng 113.531,7 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD), giải ngân khoảng 50.000 tỷ tổng vốn đầu tư trong 10 năm và giải ngân hết tổng vốn đầu tư trong 22 năm. Về tiến độ thực hiện Dự án, Liên danh Cảng Sài Gòn - TIL đề xuất triển khai trong 22 năm, chia thành 7 giai đoạn. Tiến độ này là “lệch” với điểm b, khoản 9, Điều 7, Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Cụ thể, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn “phải giải ngân vốn đầu tư trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong thời gian này, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng dự án”. “Liên danh nhà đầu tư Cảng Sài Gòn - TIL cần rà soát và bổ sung giải trình với đề xuất quy mô tổng vốn của Dự án và tiến độ thực hiện với quy định trên để đảm bảo thời gian hoàn thành Dự án không quá dài và khả thi trong việc huy động vốn”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu yêu cầu. Hướng tới cảng biển “xanh” Trong Báo cáo thẩm định số 5590/BC-BKHĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đã có đủ căn cứ chính trị và pháp lý để xem xét quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án. Theo đó, Nghị quyết số 98/2023/QH15 đã đưa Dự án vào nhóm các dự án thực hiện lựa chọn nhà đầu tư chiến lược làm cơ sở thúc đẩy kinh tế và làm động lực phát triển cho TP.HCM nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, Dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn khi được triển khai thành công sẽ bổ sung tiềm năng của hệ thống cảng biển hiện hữu; tương hỗ và khai thác tốt nhất tiềm năng của cụm cảng biển số 4 trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế; khẳng định vị thế và định vị quốc gia của Việt Nam trên bản đồ hàng hải quốc tế với vai trò là trung tâm trung chuyển vận tải, logistics lớn của khu vực và thế giới. “Dự án còn giúp Việt Nam trở thành khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao vị thế đối ngoại, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và có tính chất, ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế biển”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá. Để đảm bảo sự thành công và nâng cao hiệu quả của Dự án, bên cạnh việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, thì việc lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược có đủ kinh nghiệm, năng lực, công nghệ vận hành khai thác cảng, mạng lưới logistics quốc tế, nguồn hàng trung chuyển quốc tế là yếu tố quyết định. Đây là lý do mà tại Công văn số 7309/BKHĐT-ĐTNN, ngoài việc bổ sung thuyết minh lộ trình sử dụng công nghệ tại Dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị liên danh nhà đầu tư làm rõ (có căn cứ khoa học về kinh tế, kỹ thuật) việc chưa lựa chọn thiết bị vận chuyển container tự động trong Dự án để hướng tới một dự án cảng biển hiện đại, xứng đáng là một cảng trung chuyển quốc tế lớn. Liên quan đến đánh giá sơ bộ tác động môi trường của Dự án, tại Công văn số 5861/BTNMT-KHTC, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị liên danh nhà đầu tư cần phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc thực hiện Dự án với Quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, tuân thủ quy định các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường lưu ý liên danh nhà đầu tư, trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án, cần tập trung đánh giá tác động đến đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, hệ sinh thái biển và các biện pháp giảm thiểu; tác động do quá trình nạo vét, thi công, nhận chìm vật chất nạo vét đến môi trường và biện pháp giảm thiểu; các vấn đề liên quan đến xói lở, bồi lắng và thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình thi công và vận hành Dự án. Nhà đầu tư phải tham vấn các bên có liên quan, trong đó có Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, hồ và có phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ… Được biết, tại cuộc họp về Hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn (tên theo Quy hoạch là bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ) diễn ra vào ngày 28/8/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định, chỉ rõ các điều kiện, mục tiêu và yêu cầu về đầu tư, khai thác của Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, trong đó tập trung xác định các yếu tố cho giai đoạn 5 năm tới (đến năm 2030). Phó thủ tướng lưu ý, việc xác định phương án đầu tư và lộ trình đầu tư phải được xem xét, lựa chọn trên cơ sở kết quả đánh giá kỹ lưỡng tác động, ảnh hưởng giữa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các cảng khác, phải giải quyết tốt quan hệ giữa Cần Giờ với khu bến Cái Mép của cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và ảnh hưởng qua lại giữa các dự án đã đầu tư; việc sử dụng, khai thác luồng hàng hải và các hạ tầng dùng chung. UBND TP.HCM được giao nghiên cứu xem xét bổ sung một số tiêu chí quan trọng khác để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có thể xem xét các nội dung như: thu hút được hãng tàu có đội tàu chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới; yêu cầu về quy mô đầu tư, vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm (phải hoàn thành đầu tư 4 bến cảng với tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD); hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đầu tư, khai thác cảng; thực hiện đúng cam kết thu hút được khối lượng hàng hóa quốc tế trung chuyển qua cảng ... “Nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm thực hiện đầu tư theo đúng phương án đầu tư tổng thể, đồng bộ, theo đúng lộ trình, phân kỳ đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất của TP.HCM”, Phó thủ tướng chỉ đạo. Thông tin Dự án do nhà đầu tư đề xuất Địa điểm thực hiện: Cù lao Phú Lợi, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Quy mô sử dụng đất: 571 ha, trong đó diện tích đất rừng phòng hộ ven biển là 89,95 ha và diện tích mặt nước là 481 ha. Tổng vốn đầu tư: 113.531,7 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: 22 năm, đầu tư xây dựng giai đoạn I vào năm 2024, hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành vào năm 2045. Thời gian hoạt động: 70 năm.
d03ff0e5477052d8a34266d9f99ded09
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:08
a617fbbdd80d49ec723f5eed73899170
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-so-iphone-16-pro-va-pro-max-thap-hon-ky-vong-apple-doi-mat-voi-thach-thuc-moi-post354007.html
bdda084b4bb023e24fd41ed58a7dd705
Doanh số iPhone 16 Pro và Pro Max thấp hơn kỳ vọng, Apple đối mặt với thách thức mới
b13714a91063ecf1de237cc0b83fbfc3
thuong-truong
Doanh số iPhone 16 Pro và Pro Max thấp hơn kỳ vọng, Apple đối mặt với thách thức mới
b13714a91063ecf1de237cc0b83fbfc3
4 màu của iPhone 16 Pro. Ảnh: Apple Trong tuần đầu tiên sau khi ra mắt, các mẫu iPhone 16 Pro và Pro Max chỉ bán được khoảng 37 triệu chiếc, giảm gần 13% so với dòng iPhone 15 vào cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, doanh số của iPhone 16 Pro và Pro Max giảm lần lượt 27% và 16%. Kuo cho rằng yếu tố chính gây ra sự sụt giảm này là việc Apple Intelligence, tính năng AI quan trọng của dòng iPhone mới, chưa được ra mắt kịp thời mà phải đợi đến tháng 10 với bản cập nhật iOS 18.1. Điều này đã khiến nhiều khách hàng chưa sẵn sàng nâng cấp lên các mẫu Pro. Hơn nữa, Apple cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng điện thoại Trung Quốc, đặc biệt là Huawei, khi họ giới thiệu các sản phẩm đột phá trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các mẫu iPhone 16 tiêu chuẩn và iPhone 16 Plus lại nhận được sự quan tâm cao hơn, với nhu cầu vượt trội so với iPhone 15 và iPhone 15 Plus. Tuy nhiên, sức mua này không đủ bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của các mẫu Pro, tạo nên một bức tranh doanh thu không mấy sáng sủa cho Apple trong giai đoạn đầu mở bán. Tại một số thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ, iPhone 16 Pro Max đã nhanh chóng "cháy hàng", nhưng giới phân tích cảnh báo rằng điều này có thể do sự can thiệp của giới đầu cơ, khiến tình hình thực tế khó đoán định hơn. Công ty nghiên cứu TechInsights dự báo doanh số của dòng iPhone 16 sẽ vẫn tăng trưởng trong dài hạn, với kỳ vọng đạt 73 triệu máy vào năm 2024. Tuy nhiên, Apple sẽ cần phải điều chỉnh chiến lược, đặc biệt trong việc ra mắt các tính năng mới để thu hút khách hàng, đồng thời phải đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong khu vực châu Á.
b949719b444c7bd142407cd0a7b2814d
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:04
64bac603c50dd29e8d19c1ba4fa20bd8
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giai-ma-nhung-thay-doi-dot-pha-cua-ncb-sau-2-nam-chuyen-doi-manh-me-post354018.html
06ccd47810337fe8bcf944833fc9013d
Giải mã những thay đổi đột phá của NCB sau 2 năm chuyển đổi mạnh mẽ
a322e92eb012c3d890332d0588783b30
tai-chinh
Giải mã những thay đổi đột phá của NCB sau 2 năm chuyển đổi mạnh mẽ
a322e92eb012c3d890332d0588783b30
Hai năm qua ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ của NCB, từ hình ảnh một trong những ngân hàng “tí hon” trong hệ thống đang nỗ lực tái cơ cấu, giờ đây chân dung của NCB đã khác rất nhiều? Hai năm qua đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của NCB sau thời gian ổn định nội tại và xây dựng bản lề cho chặng đường phát triển mới. Chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục theo quy định để tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên hơn 11.800 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành tăng vốn vào quý IV/2024. Theo lộ trình, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn và dự kiến quy mô vốn điều lệ của NCB sẽ đạt hơn 29.000 tỷ đồng vào năm 2028. NCB cũng khai trương trụ sở mới nằm tại một trong những vị trí đắc địa của Thủ đô Hà Nội và quy hoạch lại mạng lưới, nâng cấp cơ sở vật chất trên toàn hệ thống. Qua đó, chúng tôi kỳ vọng mang tới trải nghiệm mới đến khách hàng và điều kiện làm việc tốt cho cán bộ nhân viên. Dấu mốc quan trọng nhất là NCB đã cùng với đối tác tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới xây dựng Chiến lược mới của ngân hàng và đã quyết liệt triển khai từ đầu năm 2024 bằng mọi nguồn lực. Đến nay, NCB đang đầu tư mạnh vào chuyển đổi số để nâng cao các trải nghiệm khách hàng và tạo được niềm tin ngày càng vững chắc trong cộng đồng, được ghi nhận bởi hàng loạt giải thưởng uy tín và những con số tăng trưởng khả quan trong bối cảnh nhiều thách thức của thị trường và của công cuộc tái cơ cấu. Như vậy là ngân hàng cũng đã có những mục tiêu mới ngoài câu chuyện tái cơ cấu vẫn đang được thị trường biết đến lâu nay? Tái cơ cấu ngân hàng là một chặng đường đòi hỏi sự quyết liệt, bền bỉ và nhiều nỗ lực. Năm vừa qua cũng là quãng thời gian chúng tôi có bước tiến mới trong công tác tái cơ cấu. Với sự đồng hành của các đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu thế giới và tại Việt Nam trong lĩnh vực tái cấu trúc ngân hàng, NCB đã xây dựng Phương án cơ cấu lại ngân hàng tầm nhìn đến 2030. Đến nay, NCB là tổ chức tín dụng đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho ý kiến và cấp có thẩm quyền đã phê duyệt Phương án cơ cấu lại . Chúng tôi đã bắt tay vào triển khai khẩn trương và quyết liệt theo lộ trình từ quý II vừa qua và đặt mục tiêu sẽ hoàn thành Phương án cơ cấu lại vào năm 2029, đưa NCB trở thành một trong những ngân hàng uy tín, lành mạnh và hiệu quả. Đồng thời, NCB song song triển khai quyết liệt chiến lược mới, với sự quyết tâm cao nhất của toàn bộ hệ thống và sự đầu tư mạnh mẽ bằng mọi nguồn lực. Chúng tôi chọn lối đi phù hợp để trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính được yêu thích trên thị trường. Chúng tôi gọi quãng thời gian này là “hành trình vươn mình” tới những tiêu chuẩn mới để đóng góp nhiều hơn đến sự phát triển của xã hội. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về Chiến lược mới của NCB được không? NCB đã lựa chọn cho mình Chiến lược phát triển ngân hàng với tầm nhìn dài hạn là mang lại các trải nghiệm mới trong lĩnh vực ngân hàng thông qua tư duy đổi mới, sáng tạo, tiên phong phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tân tiến, hướng tới trở thành ngân hàng có trách nhiệm với xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng mà NCB phục vụ. Trong đó, với giai đoạn trong 5 năm tới, NCB sẽ triển khai xây dựng sản phẩm ở lĩnh vực quản lý gia sản thông qua công nghệ để cung cấp đến nhóm khách hàng đại chúng khi mà nhu cầu đầu tư tài chính bài bản, dài hạn của phân khúc này được dự báo là sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường có rất nhiều thách thức do đây là lĩnh vực mới mẻ và có nhiều rào cản cho phân khúc đại chúng để tham gia và vào đầu tư dài hạn – chuyên nghiệp. NCB sẽ nỗ lực để mang đến những sản phẩm sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ để cung cấp cho khách hàng những giải pháp quản lý tài chính tương tự như thị trường quốc tế với trải nghiệm đơn giản và hiện đại. Vì sao NCB chọn làm hai việc khó cùng lúc trong bối cảnh hậu Covid và khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn? Quả thực đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế đã gây những ảnh hưởng nặng nề cả trực tiếp và gián tiếp cho hệ thống ngân hàng và NCB cũng không phải ngoại lệ. Là một ngân hàng nhỏ, chúng tôi gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, ngay cả ở những thời khắc “giông bão” nhất, chúng tôi may mắn luôn có sự thống nhất và quyết tâm cao của cả hệ thống, sự tham gia đồng hành của nhiều nhân sự cao cấp. Đó là quyết tâm biến thách thức thành cơ hội. Cơ hội cho sự chuyển đổi toàn diện, cơ hội cho sự chuyển mình sang phiên bản mới vượt trội hơn, cơ hội dành cho những người chọn “lách khe cửa hẹp” để vươn tới thành công khác biệt. Cái mà thị trường đánh giá là bất lợi, chúng tôi lại nhìn nhận đó trên góc độ lợi thế. Nhiều người gọi chúng tôi là một ngân hàng “nhỏ”, tôi xin dùng một cụm từ khác để làm động lực cho bản thân chúng tôi, đó là ngân hàng “nhỏ nhưng có võ”. Chính đặc điểm quy mô nhỏ giúp chúng tôi có thể chuyển đổi và thích nghi linh hoạt bên cạnh việc xác định cho mình một tầm nhìn dài hạn đúng đắn. NCB có thể áp dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn, gọn nhẹ hơn và thuận lợi hơn các giải pháp mới, mô hình mới và công nghệ mới. Đồng thời, chúng tôi lựa chọn cách đi “đứng trên vai những người khổng lồ” khi có sự đồng hành của các đối tác lớn uy tín hàng đầu thế giới và khu vực như GCP, E&Y, KPMG, CMC Telecom và LUMIQ, Zoho Corporation… giúp chúng tôi các lợi thế về tri thức và công nghệ để thực hiện “hành trình vươn mình”. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã và đang nhận được sự ủng hộ và chỉ đạo rất sát sao của các cơ quan quản lý cho giai đoạn thực hiện Phương án cơ cấu lại. Đó là nền tảng vô cùng quan trọng cho NCB có thể tự tin bước đi theo lộ trình minh bạch tài chính. Con tàu của chúng tôi đã khởi động bánh đà và bay vào quỹ đạo. Các nguồn lực về vốn, hạ tầng và giải pháp công nghệ, năng lực điều hành và nguồn lực con người, sản phẩm dịch vụ,… đều đã được NCB triển khai mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc chuyển đổi số toàn diện và xây dựng một NCB mới theo chiến lược đã đề ra. Bên cạnh công nghệ là yếu tố then chốt mà các tổ chức đang đầu tư mạnh phục vụ chuyển đổi số, ông nhắc khá nhiều đến yếu tố nhân sự? NCB luôn đặt yếu tố con người là ưu tiên hàng đầu trong hành trình phát triển. Thời gian qua chúng tôi đầu tư và dành nhiều tâm huyết để xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động với các chính sách nhân sự vượt trội, cạnh tranh trên thị trường, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện để cán bộ nhân viên phát triển và khẳng định bản thân tốt nhất. Đồng thời, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Tài chính – Ngân hàng. Đến nay, chúng tôi đang có được đội ngũ nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp trung và cấp cao giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Và đặc biệt, điều khiến chúng tôi tự tin là đội ngũ nhân sự của chúng tôi luôn xác định tinh thần đoàn kết cùng nhau làm việc, cống hiến hết mình với một mục tiêu chung duy nhất là giúp NCB vươn mình mỗi ngày. Chúng tôi luôn rộng cửa chào đón các nhân tài gia nhập và cũng NCB làm nên một hành trình chuyển mình rực rỡ.
4ba059f72d8bfe6a48064643daa220ef
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:07
327df174e248b72807063dfc18c149a8
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tap-doan-thien-long-mien-nhiem-mot-loat-pho-tong-giam-doc-post354039.html
a54c0bdfbfd5d81d7e0465d84bb179c7
Tập đoàn Thiên Long miễn nhiệm một loạt Phó tổng giám đốc
c8b88d3212d66c1632fbbd33c082635c
doanh-nghiep
Tập đoàn Thiên Long miễn nhiệm một loạt Phó tổng giám đốc
c8b88d3212d66c1632fbbd33c082635c
Theo đó, bà Võ Thị Hải Hà thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Tài chính Kế toán để giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long. Trong khi đó, TLG miễn nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc của 4 cá nhân khác bao gồm ông Bùi Văn Huống, Phó tổng giám đốc chuỗi cung ứng; ông Trần Trung Hiệp, Phó tổng giám đốc Phát triển thị trường; bà Lê Thị Bích Ngọc, Phó tổng giám đốc Phát triển kinh doanh và ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó tổng giám đốc Công nghệ thông tin. 4 cá nhân trên sẽ được bổ nhiệm chức vụ mới theo cơ cấu hệ thống chức danh mới phù hợp với điều lệ công ty. Cụ thể, ông Bùi Văn Huống giữ chức vụ Giám đốc Khối Chất lượng và Chuỗi cung ứng, ông Trần Trung Hiệp giữ chức Giám đốc Khối Phát triển thị trường, bà Lê Bích Ngọc giữ chức Giám đốc Khối phát triển kinh doanh và ông Nguyễn Đức Hạnh giữ chức Giám đốc Khối Công nghệ thông tin. TLG cho biết, việc các nhân sự trên được bổ nhiệm với chức danh mới không làm thay đổi nhiệm vụ đã được phân công trước đó mà chỉ là bước để điều chỉnh và tái cấu trúc hệ thống chức danh. Với thay đổi này, Ban điều hành của TLG hiện còn Tổng giám đốc điều hành là bà Trần Phương Nga, 1 Phó tổng giám đốc là bà Võ Thị Hải Hà và các giám đốc khối. Được biết, TLG đang trải qua giai đoạn sản xuất kinh doanh tích cực. Trong nửa đầu năm 2024, TLG ghi nhận doanh thu gần 2.016 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 331 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Tập đoàn chuyên về sản xuất và kinh doanh sản phẩm văn phòng phẩm này cho biết, doanh thu của thị trường nội địa vẫn chưa được cải thiện, tuy nhiên doanh thu xuất khẩu có sự tăng trưởng tốt. Đồng thời, nhờ biến động tăng của đồng đô la Mỹ, khoản thu nhập tài chính tăng đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Riêng trong quý II/2024, doanh thu thuần lẫn lợi nhuận của Thiên Long đều đạt mức cao nhất kể từ khi công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán. Năm nay, Tập đoàn Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 6,7% so với kết quả năm 2023. Với mục tiêu này, hiện TLG đã hoàn thành 53% kế hoạch doanh thu và hơn 86% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
459974c098c52b7c8281ca0c9ec4e12a
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
14:37
30a9771b5a0cf4f3ec2788ca236fd8bc
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/kien-nghi-duyet-du-an-metro-so-3-tp-ha-noi-doan-ga-ha-noi-hoang-mai-post353999.html
9f99329aab0f6a84e5f45b13d64840ef
Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
398379bc82c8bec0dbf9e91da3b4d463
thoi-su
Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
398379bc82c8bec0dbf9e91da3b4d463
Các đoàn tàu thuộc Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 7418/BKHĐT - KTĐN gửi lãnh đạo Chính phủ về đề xuất Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lãnh đạo Chính phủ phê duyệt đề xuất Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) do UBND TP. Hà Nội là cơ quan chủ quản. Tại công văn số 7418, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giao cho bộ này thông báo với ADB, AFD và KfW về đề xuất Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giao UBND TP. Hà Nội rà soát, tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan; phối hợp với ADB, AFD và KfW lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo theo quy định. UBND TP. Hà Nội cũng sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đường sắt đô thị, xây dựng phương án giải quyết cụ thể, kịp thời, đảm bảo triển khai Dự án đạt mục tiêu, đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, trong công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 6/2024, UBND TP. Hà Nội đã giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan đến đề xuất Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai. Dự án này bao gồm việc xây dựng hạ tầng và các công trình đồng bộ khác; mua sắm và đầu tư cho cung ứng, lắp đặt phương tiện vận tải; hệ thống thiết bị cho cấp điện, thông tin tín hiệu giám sát điều hành phục vụ chạy tàu… Theo đề xuất của UBND TP. Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị số 3 (tuyến 3.2), đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Tam Trinh. Ống hầm kép đi song song, ngầm qua nút giao Ô Đống Mác (vành đai 1), Mai Động (vành đai 2) và kết thúc phía sau vành đai 3 với 7 ga ngầm (Hàng Bài, Trần Thánh Tôn, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở) và 1 khu lập tàu (phía sau, sát trạm bơm Yên Sở). Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án là 40.577 tỷ đồng, tương đương hơn 1,75 tỷ USD, trong đó vốn vay ADB là 801,65 triệu USD; vốn vay KfW là 258,05 triệu USD; vốn vay AFD là 198,62 triệu USD; vốn đối ứng là 494,46 triệu USD. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2022 đến năm 2029. Được biết, tuyến đường sắt số 3 (3.1), đoạn Nhổn - ga Hà Nội đang được triển khai xây dựng, dự kiến sẽ đưa vào vận hành toàn tuyến vào năm 2027. Vì vậy, việc đưa vào vận hành tuyến 3.2, ga Hà Nội - Hoàng Mai sẽ hình thành trục đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai, góp phần thu hút một lượng lớn hành khách, giải quyết được nhu cầu đi lại trên trục Đông - Tây của TP. Hà Nội.
21921bddd9268aaa37df5bd2ccc28689
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:09
17c4fec5ad02dc0a6bd69bf390538e3f
20240919
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/mch-ngay-gdkhq-lay-y-kien-co-dong-bang-van-ban-nhan-co-tuc-nam-2023-bo-sung-bang-tien-168-post353990.html
07ce73f603233f513c816b1d872d1a0c
MCH: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản; nhận cổ tức năm 2023 (bổ sung) bằng tiền (168%)
6cdcf6b420c48ce85fd87a24ce04f210
chung-khoan
MCH: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản; nhận cổ tức năm 2023 (bổ sung) bằng tiền (168%)
6cdcf6b420c48ce85fd87a24ce04f210
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 25/09/2024 Ngày đăng ký cuối cùng: 26/09/2024 Lý do mục đích: Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản; Chi trả cổ tức năm 2023 (bổ sung) bằng tiền 1. Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản - Tỷ lệ thực hiện: 1 cổ phiếu – 1 quyền biểu quyết - Thời gian thực hiện: trong tháng 10-11 năm 2024 - Địa điểm thực hiện: Tại trụ sở chính của Công ty: số 23 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. - Nội dung lấy ý kiến: Thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông, bao gồm nhưng không giới hạn việc tạm ứng cổ tức năm 2024 và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông (nếu có). 2. Chi trả cổ tức năm 2023 (bổ sung) bằng tiền - Tỷ lệ thực hiện: 168%/cổ phiếu ( 01 cổ phiếu được nhận 16.800 đồng) - Ngày thanh toán: 04/10/2024 - Địa điểm thực hiện: + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký. + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức như sau: · Địa chỉ: Phòng Kế toán – CTCP Hàng tiêu dùng MasanTầng 8, Tòa nhà MPlaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM · Thời gian: từ 9h sáng đến 17h00 các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật), bắt đầu từ ngày 04/10/2024. Cổ đông đến làm thủ tục nhận cổ tức xuất trình Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu (trường hợp pháp nhân hoặc tổ chức). Trường hợp cổ đông cá nhân ủy quyền cho người khác đến làm thủ tục phải có Giấy ủy quyền được công chứng và chứng minh nhân dân của người được ủy quyền. Cổ đông nhận cổ tức thông qua hình thức chuyển khoản thì đề nghị hoàn thiện Giấy đề nghị thanh toán cổ tức qua chuyển khoản theo mẫu đăng tải trên website của Công ty tại https://www.masanconsumer.com và gửi về văn phòng của CTCP Hàng tiêu dùng Masan.
362fb6520cc9486b70db56f9d67c32fc
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:11
44111f04eb479f8daa639fdf14982160
20240919
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card