txt
stringlengths
234
12.3k
cluster_id
int64
1
200
cluster_name
stringlengths
8
67
Người ủng hộ đảng đối lập Campuchia đi biểu tình sáng nay - Ảnh: AFP Theo Hãng tin AFP, Đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố cuộc biểu tình sẽ kéo dài ba ngày. “Cuộc biểu tình phi bạo lực do CNRP tổ chức để đòi công lý cho các cử tri do vụ sai phạm bầu cử” - CNRP tuyên bố. Ước tính khoảng 5.000 người đã diễu hành ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, giương cao những biểu ngữ như “Lá phiếu của tôi đâu”, “Chúng tôi cần một ủy ban điều tra để tìm ra sự thật”, “Dân chủ muôn năm”… Nhà chức trách đã triển khai hàng nghìn cảnh sát chống bạo động tại các con phố và những địa điểm trọng yếu ở Phnom Penh nhằm ngăn chặn nguy cơ bạo động. Trong một cuộc biểu tình trước đó của CNRP, bạo động đã nổ ra làm một người chết và vài người bị thương. CNRP cho biết người biểu tình sẽ diễu hành đến văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các đại sứ quán nước ngoài để kêu gọi LHQ và nước ngoài can thiệp vào kết quả bầu cử. Cuối tháng 9, Quốc hội Campuchia đã phê chuẩn nhiệm kỳ năm năm mới của Thủ tướng Hun Sen bất chấp việc thủ lĩnh CNRP Sam Rainsy yêu cầu đảng này tẩy chay họp quốc hội. NGUYỆT PHƯƠNG
1
Phe đối lập Campuchia lại biểu tình
Ngày 23/10, lực lượng đối lập tại Campuchia bắt đầu một đợt biểu tình mới dự kiến kéo dài trong 3 ngày tại thủ đô Phnom Penh. Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ mới của Campuchia đã chính thức ra mắt tròn một tháng. Biểu tình tại Campuchia (Ảnh: Đỗ Tuấn Anh) Tại cuộc họp báo sáng 23/10, lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập cho biết, sẽ có khoảng 40.000 người đến từ 24 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia cuộc biểu tình diễn ra từ 23/10 đến hết ngày 25/10. Lãnh đạo phe đối lập tiếp tục khẳng định lập trường tẩy chay Quốc hội Campuchia hiện tại, đòi thành lập một ủy ban độc lập điều tra kết quả bầu cử ngày 28/7. Thời điểm phe đối lập lựa chọn để phát động đợt biểu tình lần này cũng trùng với kỷ niệm 22 năm ngày ký Hiệp định Paris về hòa bình cho Campuchia năm 1991. Bên cạnh việc tập trung biểu tình tại Quảng trường Dân chủ, trong 3 ngày tới, lãnh đạo phe đối lập và lực lượng ủng hộ cũng xuống đường tuần hành đến trụ sở Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Campuchia, cùng Đại sứ quán một số nước như Mỹ, Pháp, Anh, Australia, Nhật Bản và Trung Quốc… để trao kiến nghị, yêu cầu các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước không công nhận Chính phủ Campuchia hiện nay. So với các cuộc biểu tình trước đó, không khí thủ đô Phnom Penh sáng 23/10 khá yên bình. Hầu như không còn hệ thống rào chắn và trạm kiểm soát của cảnh sát trên các đường phố chính, sau khi chính quyền và phe đối lập đạt được cam kết hợp tác chặt chẽ không để xảy ra bạo lực. Trong cuộc biểu tình kéo dài 3 ngày trong tháng 9, một số vụ xô xát nghiêm trọng đã xảy ra giữa những người biểu tình quá khích và lực lượng an ninh làm một người thiệt mạng. Bất chấp sự tẩy chay của phe đối lập, một loạt nước trên thế giới đã chúc mừng Quốc hội và Chính phủ mới của Campuchia, trong đó mới nhất là Pháp và Australia. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới, kinh tế Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm nay và năm tới, với tốc độ tăng trưởng trong khoảng từ 7-7,2%./. Đỗ Tuấn Anh/VOV-Phnom Penh
1
Phe đối lập Campuchia lại biểu tình
Tân Hoa Xã dẫn lời Sam Rainsy- chủ tịch đảng CNPR nhấn mạnh “cuộc biểu tình hòa bình lần này là hành động đòi công lý của các cử tri trước kết quả bầu cử quốc hội bất thường vào tháng 7”. Ông này cho biết mục tiêu cuộc biểu tình nhằm “ thúc đẩy cải cách bầu cử trong tương lai với một cơ chế bầu cử đáng tin cậy hơn”. Phe đối lập thông báo đợt biểu tình lần này dự kiến sẽ quy tụ 40.000 người tham gia, tuy nhiên chính quyền Hun Sen chỉ cho phép tối đa 10.000 người tham gia tuần hành. Nguồn tin cung cấp từ phe đối lập cho biết họ đã lên lịch trình cho đợt biểu tình kéo dài đến ngày 25-10. Theo đó hôm nay đoàn biểu tình sẽ di chuyển đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở thủ đô để trình kháng nghị thư đòi tổ chức này gây áp lực với chính quyền đương nhiệm, xem xét lại kết quả bầu cử quốc hội vào tháng 7. Hai ngày tiếp theo họ sẽ diễu qua đại sứ quán các nước Anh , Pháp, Mỹ, Úc, Nhật trao các kháng nghị tương tự. Để đối phó với cuộc biểu tình, chính quyền Campuchia đã triển khai 1000 cảnh sát bảo vệ an ninh giám sát các hoạt động của đám đông. Vũ Nam
1
Phe đối lập Campuchia lại biểu tình
Một chiếc máy bay không người lái của Mỹ tại sân bay quân sự ở Kandahar, Afghanistan. Ảnh: RIA Novosti. Tổ chức quan sát Nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho rằng 82 người, trong đó ít nhất 57 thường dân đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của máy bay không người lái và máy bay tấn công khác ở Yemen giữa tháng 9/2012 và tháng 6/2013. Những cuộc tấn công như vậy là bừa bãi và trái với luật pháp quốc tế. Tổ chức Ân xá quốc tế có trụ sở tại London thì cho biết họ đang lo ngại các cuộc tấn công được nêu trong báo cáo và các cuộc tấn công khác là những hành động giết người trái pháp luật mà theo luật tố tụng có thể cấu thành tội ác chiến tranh. "Những bí mật xung quanh các chương trình máy bay không người lái cho phép chính quyền Mỹ giết người một cách vô tội vạ, nằm ngoài các tiêu chuẩn cơ bản của luật pháp quốc tế. Đã đến lúc Mỹ phải công bố các chương trình này và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm trên. Không có bất cứ lý do nào có thể biện minh cho hành động giết người", Mustafa Qadri, nhà nghiên cứu về Pakistan tại Tổ chức Ân xá Quốc tế nói. Tuy nhiên, Mỹ đã ngay lập tức phủ nhận những cáo buộc trên. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói rằng Mỹ "phản đối mạnh mẽ" với bất kỳ tuyên bố nào cho rằng quân đội nước này đã hành động không đúng hoặc không theo luật quốc tế. "Hoạt động chống khủng bố của Mỹ là chính xác, hợp pháp và đang có hiệu quả", ông Carney nói. Bên cạnh đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng khẳng định với các phóng viên: "Chúng tôi tin là luôn hoạt động theo quy định của pháp luật quốc tế" và thừa nhận rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ đã khiến một số thường dân thiệt mạng nhưng số liệu không nhiều như trong báo cáo của Tổ chức Nhân quyền và các tổ chức phi chính phủ khác. Bà Harf từ chối cung cấp những con số thương vong do các chiến dịch sử dụng máy bay không người lái gây ra của chính phủ Mỹ, nói rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới nguồn và phương pháp sử dụng chúng. "Không có một bức tranh hoàn chỉnh" và "chúng tôi thực hiện mọi nỗ lực để hạn chế" thường dân thiệt mạng trong cuộc tấn công, bà Harf khẳng định. CT (Theo AP/RIA Novosti)
2
Mỹ phủ nhận phạm tội ác chiến tranh
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney, chính quyền Mỹ đang xem xét cẩn trọng báo mới nhất của tổ chức Ân Xá Quốc tế về số lượng thường dân thiệt mạng và bị thương trong các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ. Ông Carney khẳng định, các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ được tiến hành hoàn toàn tuân thủ theo luật pháp của Mỹ và quốc tế. Trước đó, Tổ chức Ân xá quốc tế và tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã công bố các báo cáo về số thường dân thiệt mạng trong các chiến dịch Mỹ tiến hành tại Pakistan và Yemen và kêu gọi Tổng thống Obama cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động này. Anh Tuấn
2
Mỹ phủ nhận phạm tội ác chiến tranh
Hôm 22/10, Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Nhân quyền có trụ sở tại Mỹ (Human Rights Watch – HRW) đã cùng đưa ra báo cáo chi tiết về những thương vong trong các hoạt động của Mỹ ở Pakistan và Yemen. Hai nhóm trên cho rằng máy bay không người lái đã vi phạm luật pháp quốc tế. Còn theo Tổ chức Ân xá, các cuộc tấn công ở Pakistan trong hai năm qua "có thể đã dẫn đến những vụ giết người trái pháp luật” và là tội ác chiến tranh. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết: "Chúng tôi sẽ xem xét cẩn trọng những báo cáo này”. “Chúng tôi không đồng ý với việc những báo cáo trên cho rằng Mỹ đã hành động trái với luật pháp quốc tế”. “Chính quyền Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng những hành động mà chúng tôi đang thực hiện nhằm chống khủng bố luôn tuân thủ tất cả các luật có liên quan”. Carney cũng cho biết, khi quyết định sử dụng máy bay không người lái chống lại các nghi phạm khủng bố, thay vì sử dụng quân đội hoặc sử dụng các loại vũ khí khác, Washington đã "lựa chọn hành động ít có khả năng gây ra thiệt hại nhất đối với những người vô tội". Máy bay không người lái của Mỹ. Tổ chức Ân xá dẫn nguồn của chính phủ Pakistan và các tổ chức phi chính phủ cho biết có đến từ 400 đến 900 thường dân đã bị giết hại trong hơn 300 cuộc tấn công từ năm 2004 đến tháng 9/2013. Nhưng những số liệu này chưa được xác nhận lại vì Mỹ "từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về những cuộc tấn công này". Theo HRW, Mỹ đã thực hiện 80 cuộc tấn công tại Yemen kể từ năm 2009, bao gồm cả tấn công bằng máy bay không người, máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình, giết chết ít nhất 473 người. Bộ Ngoại giao cũng đã bác bỏ số liệu về những thường dân bị thiệt mạng trên, nói rằng có một "khoảng cách lớn" giữa số liệu của Mỹ với số liệu được trích dẫn trong báo cáo. Mặc dù không muốn cung cấp số liệu những phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định con số của Washington chính xác hơn. Hôm 22/10, một ngày trước khi diễn ra cuộc đàm phán với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã kêu gọi Mỹ chấm dứt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và cho rằng chúng đã gây ra những trở ngại lớn trong mối quan hệ giữa hai nước. Phạm Khánh
2
Mỹ phủ nhận phạm tội ác chiến tranh
Ngày 23/10, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận nhằm làm giảm căng thẳng ở khu vực biên giới. Thỏa thuận đạt được là kết quả của những nỗ lực không ngừng giữa 2 cường quốc nhằm phá vỡ bế tắc vốn tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua liên quan đến vùng lãnh thổ mà cả 2 cùng tuyên bố chủ quyền trên dãy Himalaya. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc hội đàm ở Bắc Kinh ngày 23/10 (Ảnh: Reuters) Thỏa thuận trên được ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh sau cuộc họp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 90.000km2 ở khu vực 2 nước đang tranh chấp ở phía đông của dãy Himalaya. Trong khi đó, Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của nước này trên cao nguyên Aksai Chin ở phía tây Himalaya. Trong lịch sử, 2 nước đã có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày vào năm 1962 khiến mối quan hệ sau đó giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn ở trong trạng thái ngờ vực. Đầu năm nay, Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của nước này dưới danh nghĩa tiến hành các hoạt động tuần tra. Trả lời các phóng viên sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Singh, ông Lý Khắc Cường nói: “Tôi chắc chắn thỏa thuận biên giới này sẽ giúp duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực biên giới của chúng tôi”. Một quan chức Ấn Độ tuần trước cho biết, thỏa thuận hợp tác quốc phòng biên giới được xây dựng dựa trên các biện pháp xây dựng lòng tin sẵn có và được thiết kế để đảm bảo việc tuần tra dọc đường kiểm soát thực tế (hay còn gọi là đường biên giới chưa phân định) không leo thang thành các cuộc giao tranh. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng cho rằng, “thỏa thuận này sẽ bổ sung thêm các công cụ hiện có để bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới”. Theo thỏa thuận mới được ký kết, 2 nước sẽ thông báo cho nhau về các cuộc tuần tra dọc biên giới, đảm bảo các cuộc tuần tra này không “bám đuôi” nhau để giảm thiểu khả năng đối đầu và sẽ thực hiện “kiềm chế tối đa” nếu 2 bên đối mặt nhau ở những khu vực có đường biên chưa rõ ràng. Quân đội 2 nước được bố trí suốt dọc 4.000 km chiều dài biên giới từ cao nguyên Ladakh ở phía Tây đến các khu rừng thuộc Arunachal Pradesh ở phía Đông. Các quan chức của Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã đồng ý sẽ thiết lập đường dây nóng để có thể bám sát giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời. Thỏa thuận về vấn đề biên giới mà các nhà ngoại giao 2 nước đã được gấp rút hoàn thành trước khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sang thăm Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, đây chỉ là một bước tiến nhỏ trong mối quan hệ phức tạp Trung - Ấn. Tháng 5/2013, quân đội 2 nước đã có 3 tuần căng thẳng ở phía Tây dãy Himalaya sau khi quân đội Trung Quốc dựng trại sâu bên trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 10km. Sự việc này gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ của người dân Ấn Độ, thậm chí họ còn kêu gọi Chính phủ phải có hành động cứng rắn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận việc quân đội nước này đã xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ. Trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Singh, đầu tháng này, quan hệ 2 nước một lần nữa lại nổi sóng khi Trung Quốc chỉ đồng ý cấp thị thực rời cho 2 cung thủ Ấn Độ đến từ vùng tranh chấp Arunachal Pradesh khi 2 vận động viên tham gia một giải bắn cung ở Trung Quốc. Để đáp trả, New Delhi đã quyết định tạm ngưng thỏa thuận nới lỏng thị thực nhập cảnh của Ấn Độ với Trung Quốc vào phút chót. Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường đã tìm cách xoa dịu căng thẳng khi tuyên bố: “Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nền văn minh lâu đời… Chính phủ của 2 nước chúng tôi có khả năng quản lý những bất đồng ở khu vực biên giới, để vấn đề này không làm ảnh hưởng đến lợi ích tổng thể trong mối quan hệ song phương giữa 2 nước chúng tôi”./. CTV Cường Trần/VOV online (theo Reuters)
3
Ấn Độ - Trung Quốc ký kết giảm căng thẳng biên giới
>> Ấn Độ, Philippines họp kín về Biển Đông >> Ấn Độ kêu gọi hòa bình trên Biển Đông Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid Tuyên bố của ông Khurshid đưa ra trong bôí cảnh Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang có chuyến thăm 3 ngày tơí Trung Quốc để thảo luận về việc giảm căng thẳng ở biên giơí 2 nước, thúc đâỷ thương mại và giảm bớt các yêu câù về visa. Trong khi đó, bản thân ngươì đứng đâù ngành ngoại giao New Dehli lại đang ở Manila tham dự kỳ họp thứ 2 của Ủy ban hợp tác song phương Ấn Độ – Philippines – một cơ chế tham vấn thường xuyên giưã bộ ngoại giao hai nước nhằm thảo luận các vấn đề song phương và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Ngoại trưởng Khurshid cũng đã đồng ý vơí ngươì đồng cấp Philippines Albert del Rosario về việc nâng cấp quan hệ giưã hai nước lên tầm đôí tác chiến lược và tăng cường trao đôỉ, hợp tác quân sự. Tờ Bưu điện Hoa Nam buôỉ sáng nhận định, hai hoạt động ngoại giao song song của Thủ tướng và Ngoại trưởng Ấn Độ cho thâý ý định trung lập trong các tranh chấp giưã Bắc Kinh và các nước khác của New Dehli, cũng như việc Ấn Độ muốn “bắt tay” vơí cả Trung Quốc và Philippines – hai nước đang đôí đâù vơí nhau trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Hiện thương mại 2 chiêù giưã New Dehli và Bắc Kinh đã tăng lên 66 tỷ USD. Trong khi đó, Ấn Độ cũng muốn tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang là đôí tác thương mại lớn nhất. Tuy nhiên, theo khẳng định của Ngoại trưởng Ấn Độ Khurdish: Đó là một sự trùng hợp ngâũ nhiên khi Thủ tướng Manmohan Singh ở Trung Quốc còn ông thì ở Manila. Trong bài phát biêủ về chính sách đôí ngoại của Ấn Độ tại một diễn đàn mở ở Manila ngày hôm qua (22/10), nói về “Chính sách Hướng Đông”, ông Khurshid cũng nhấn mạnh, chưa bao giờ Trung Quốc nói Ấn Độ hãy ở ngoài Biển Đông, “bơỉ vì Ấn Độ không can thiệp vào chuyện tranh chấp giưã Trung Quốc vơí các nước khác”. “Chúng tôi cho rằng, bất cứ điêù gì đó là vấn đề song phương giưã hai quốc gia thì phải được giải quyết bơỉ hai quốc gia”, ông Khurdish nói. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ấn Độ cũng cho biết, New Dehli sẵn sàng đưa ra lơì khuyên nêú được đề nghị và quan điểm của Ấn Độ là ủng hộ việc Manila đưa các tranh chấp ở Biển Đông vơí Trung Quốc ra phân xử tại một Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về Luật Biển, mặc dù Bắc Kinh đã từ chôí ra tòa và muốn các tranh chấp được giải quyết thông qua đôí thoại song phương. “Khi bạn đôí phó vơí Trung Quốc, bạn phải kiên nhẫn. Điêù này là quan trọng bơỉ vì đó là một nền văn minh lâu đơì. Ấn Độ cũng là một nền văn minh lâu đơì và chúng tôi học được cách làm việc vơí sự kiên nhẫn vơí một tốc độ chấp nhận được cho cả 2 bên”, Ngoại trưởng Khurdish chia sẻ. Sun Shihai, một chuyên gia về các vấn đề Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hôị Trung Quốc nhận định, mặc dù Ấn Độ đang tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á nhưng chính sách ngoại giao của New Dehli cũng không nên được hiêủ là một nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc. Minh Châu
3
Ấn Độ - Trung Quốc ký kết giảm căng thẳng biên giới
Tuy nhiên, không khí hòa dịu này vẫn không thể che lấp hố sâu bất đồng, cũng như sự cạnh tranh ngày một gay gắt giữa hai quốc gia trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Trong cuốn “Giấc mộng Trung Hoa” gây ồn ào, Lưu Minh Phúc tuyên bố thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Trong mắt người Trung Quốc, chỉ có Mỹ xứng đáng là đối thủ duy nhất, là kẻ giữ chiếc vương miện cần phế bỏ để đoạt lấy vị thế siêu cường. Những nước như Ấn Độ chỉ đáng xếp ở “chiếu dưới”, không thể đua tranh với Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ cũng tuyên bố thế kỷ 21 thuộc về họ và quốc gia Nam Á này không đùa. Trong ba thập niên qua, Trung Quốc phát triển thần tốc để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng thế giới cũng phải trầm trồ thán phục trước những kỳ tích phát triển của Ấn Độ. Từ khi cải cách tận gốc nền kinh tế trì trệ vào thập niên 1990, Ấn Độ đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc và nay thực sự trở thành một thế lực kinh tế và chính trị trong cuộc chơi toàn cầu. Nhiều chuyên gia dự đoán, đến giữa thế kỷ 21, Ấn Độ trở thành cường quốc thế giới bên cạnh Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc xem Mỹ là đối tượng cạnh tranh chiến lược để giành quyền lãnh đạo thế giới, còn Ấn Độ luôn coi người láng giềng khổng lồ là đối trọng đặc biệt trong chiến lược sinh tồn của mình. Lịch sử quan hệ sóng gió Trung-Ấn mấy chục năm qua phản ánh rõ nét nhận thức cũng như nhãn quan chiến lược phát triển của hai bên. Cải thiện quan hệ, hợp tác cùng thắng là xu hướng chủ đạo, nhưng trong khi các lãnh đạo chính trị và giới ngoại giao chừng mực thì giới học giả, tướng lĩnh ở cả Trung Quốc và Ấn Độ chẳng hề giấu giếm sự nghi kỵ, luôn tranh thủ bài bác, công kích nhau. Ấn Độ tỏ ra không hề kém cạnh Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, trong đó có lịch sử nền văn minh lâu đời, dân số đông, kinh tế năng động (đều là thành viên khối BRIC và G-20)… Trung Quốc tiếp quản ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ; Ấn Độ cùng Nhật Bản, Brazil đang nỗ lực vận động để giành chiếc ghế quyền lực xứng đáng với vị thế của mình. Trung Quốc là công xưởng của thế giới, còn Ấn Độ là văn phòng của thế giới và đang trên đường trở thành siêu cường về công nghệ sáng tạo. Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ cường quốc hạt nhân. Ấn Độ đã phát triển tên lửa đạn đạo thế hệ mới có tầm bắn bao trùm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc nhằm đáp trả mối đe dọa từ tên lửa Đông Phong, hợp tác với Nga chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA nhằm đối phó máy bay tàng hình J-20. Đối phó tham vọng hạm đội biển xanh của Trung Quốc, Ấn Độ đã mau chóng hiện đại hóa hải quân, vừa hạ thủy tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất trong nước... Trên nhiều vấn đề, quan hệ Trung-Ấn cũng đầy trắc trở, bằng mặt mà không bằng lòng. Ngoài việc Trung Quốc tranh chấp biên giới, tăng cường trợ giúp kinh tế, quân sự cho kình địch Pakistan, Ấn Độ còn lo lắng về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại một số quốc gia Himalaya sát sườn như Bhutan, Nepal. Ấn Độ cũng bất an trước việc Trung Quốc triển khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” với kế hoạch xây dựng các cơ sở tại Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, cùng ý đồ hiện diện hải quân thường xuyên ở Ấn Độ Dương. Trước luận thuyết “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, Ấn Độ lập tức đáp trả bằng chính sách “Hướng đông”. Ngang cơ với Trung Quốc, Ấn Độ lại nhiều bạn bè, đồng minh chia sẻ lợi ích thiết thân, rõ ràng là thế lực không thể xem thường. Trên sân khấu đâu chỉ có “cặp đôi” Trung-Ấn mặc lòng diễn tấu. Còn có nhiều tay chơi quyền lực khác như Nga, Nhật Bản, nhất là Mỹ cũng đang ngắm nghía, toan tính. Đặng Vương Hạnh
3
Ấn Độ - Trung Quốc ký kết giảm căng thẳng biên giới
Lính cứu hỏa phun nước vào cây cối để khống chế ngọn lửa tại khu dân cư Faulconbridge ở Blue Mountains - Ảnh: AFP Khi cháy rừng đã bước vào ngày thứ bảy, có ít nhất 65 vụ cháy đã hoành hành trên khắp bang New South Wales (NSW) với 18 đám cháy vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát, đã một lần nữa buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa hoặc hết sức cảnh giác với diễn biến của cháy rừng. "Vào những ngày như hôm nay, từng phút thực sự cũng quan trọng”, Thanh tra cứu hỏa bang NSW Shane Fitzsimmons cho biết, với sự tập trung lại nhắm vào vùng núi Blue Mountains phía Tây Sydney, một địa điểm du lịch nổi tiếng có 75.000 dân nhiều ngày nay sống trong ba “lò lửa” của các đám cháy. Một trong các điểm đó, Springwood nơi tuần trước có hơn 100 ngôi nhà bị thiêu hủy, đã được nâng cấp lên mức tình trạng "khẩn cấp" cao nhất. Cho đến nay hơn 120.000 ha rừng đã bị thiêu cháy tại bang NSW và hơn 200 ngôi nhà bị phá hủy, nhưng chỉ có một người chết và cư dân địa phương được khuyến cáo đi đến các trung tâm sơ tán. THIỆN ĐẠO (Theo AFP, ABC)
4
Cháy rừng ở Úc
Khói bốc lên từ một vụ cháy rừng gần Springwood, phía tây Sydney. Tổng cộng, 71 vụ cháy rừng đã xảy ra trên khắp bang New South Wales kể từ tuần trước và 29 vụ trong số đó vẫn chưa được kiểm soát. Hơn 3.000 lính cứu hỏa đang chiến đấu "giặc lửa" trong khi điều kiện thời tiết đang xấu đi. Cháy rừng đã bùng phát tại khu vực Blue Mountains từ hôm 17/10. Bang New South Wales đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp từ cuối tuần qua. Các đám cháy rừng diễn ra dọc 1.600 km tại New South Wales, từ phía bắc Brisbane tới phía đông Canberra. "Tình hình sẽ trở nên tồi tệ", Shane Fitzsimmons , người đứng đầu Dịch vụ lượng cứu hỏa nông thôn (RFS), cho biết và cảnh báo thêm rằng "có nguy cơ thực sự về việc tổn thất thêm người và tài sản". Trong khi đó, các dự báo thời tiết cho biết bang New South Wales hôm nay 23/10 sẽ có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh lên tới 100 km/h. Lực lượng cứu hỏa phải chạy đua với thời gian để sơ tán cư dân và chiến đấu với "giặc lửa". Các đám cháy rừng tại khu vực Blue Mountains ở phía tây thành phố Sydney là đặc biệt nghiêm trọng, khi địa hình ghồ ghề đã cản trở các công tác cứu hỏa. Các đám cháy rừng hoành hành trên một khu vực rộng lớn của New South Wales giờ đây đang đe dọa các khu vực ngoại ô ở phía tây Sydney. Hàng trăm nhân viên cứu hỏa đã được điều động tới khu vực Blue Mountains để nỗ lực dập tắt các đám cháy cùng khoảng 1.000 lính cứu hỏa đã có mặt tại đó. Đây là một trong những chiến dịch cứu hỏa lớn nhất trong lịch sử của New South Wales. Người dân đã được khuyến cáo rời khỏi những khu vực bị ảnh hưởng. Hàng trăm nhà dưỡng lão đã được sơ tán vào tối ngày 22/10 và tất cả các trường học trong khu vực bị đóng cửa. "Nếu các nỗ lực của chúng ta không phát huy tác dụng và thiết tiết xấu đi vào ngày mai (23/10) như dự báo, mọi việc sẽ trở nên tồi tệ", Rob Rogers, phó giám đốc (RFS) cho biết hôm 22/10. "Chúng ta đã mất 200 ngôi nhà và chúng ta có thể hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn thế", ông Shane Fitzsimmons nói thêm. Ít nhất 1 trường hợp thiệt mạng đã được thông báo. Một người đàn ông 63 tuổi đã tử vong do lên cơn đau tim trong khi cố gắng bảo vệ nhà ông khỏi "giặc lửa" ở bờ biển miền trung bang New South Wales. Một tòa nhà bị lửa thiêu rụi tại New South Wales. Một số khu vực thành phố nằm sát các vùng rừng đã bị tàn phá bởi các đám cháy, vốn khiến hơn 200 ngôi nhà tại khu vực Blue Mountains bị thiêu rụi kể từ hôm 17/10. Các đám cháy cho tới nay đã tàn phá khoảng 25.800 héc-ta rừng. Các vụ cháy rừng tại New South Wales đã lan vượt mức kiểm soát kể từ thứ Năm tuần trước giữa lúc nhiệt độ cao và gió mạnh. Giới chức khẩn cấp cho biết khu vực đang trải qua một mùa đông rất khô và hầu như không có mưa trong những tháng gần đây. Nguyên nhân các vụ cháy rừng tại Blue Mountains vẫn đang được điều tra và giới chức đang tìm hiểu xem liệu một vụ cháy rừng lớn có phải là do một cuộc tập trận quân sự gây ra hay không. Cảnh sát hôm 21/10 cho biết họ đã bắt giữ 2 bé trai 11 và 15 tuổi vì có liên quan tới 2 vụ cháy rừng, vốn bắt đầu hôm 13/10 tại khu vực Port Stephens, cách Sydney khoảng 100 km về phía bắc. Một trong số các đám cháy rừng mà 2 thiếu niên bị cáo buộc là thủ phạm đã thiêu rụi hơn 5.000 héc ta rừng tại khu vực lân cận. An Bình Tổng hợp
4
Cháy rừng ở Úc
Tình trạng cháy rừng lan rộng ở Úc ảnh hưởng tới cuộc sống và môi trường . Theo CNN, cháy rừng kéo dài trên khoảng 1.000 dặm ở bang New South Wales và kéo dài từ miền bắc tiểu bang Brisbane tới phía đông thủ đô Canberra. Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn nước này, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp kèm theo gió mạnh đã gây ra tình trạng cháy rừng trên. Hàng ngàn người dân ở khu vực “nóng” đã được lệnh sơ tán. Theo báo cáo, một người đã thiệt mạng trong đợt cháy rừng kéo dài gần một tuần qua và hơn 200 ngôi nhà đã bị cháy rụi. 1.500 nhân viên cứu hỏa đã được huy động làm nhiệm vụ dập lửa, tuy nhiên do gió thổi mạnh nên công tác cứu hỏa đang gặp nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng Úc cũng đã ban hành các biện pháp phòng và đối phó với tình trạng cháy rừng song đến nay, các đám cháy vẫn chưa được kiểm soát. Nguyễn Thủy Ảnh: CNN
4
Cháy rừng ở Úc
Pskov, nơi xảy ra vụ nổ. Ảnh: RT.com Sự việc xảy ra lúc 19 giờ (giờ địa phương), tức 22 giờ (giờ Việt Nam) tại một kho đạn pháo ở vùng Pskov, nơi các binh sĩ nói trên đang tham gia diễn tập bắn đạn thật. Theo thông tin điều tra ban đầu, đây là một vụ tai nạn Quân đội Nga đã điều lực lượng đến hiện trường khắc phục hậu quả vụ nổ. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu yêu cầu dành mọi sự hỗ trợ cần thiết cho các gia đình nạn nhân. Ngày 13/4/2011 cũng từng xảy ra một vụ nổ khác tại chính trại huấn luyện quân sự nói trên làm 4 binh lính thiệt mạng và một người khác bị thương. T.N
5
Lính dù Nga thiệt mạng
Hãng tin Interfax đã dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 2 binh lính bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất . Học viện Quân Y Saint Petersburg đã gửi một đội ngũ y tế đến Pskov để cứu chữa cho họ. Tư lệnh Lực lượng lính dù Nga, Thượng tướng Vladimir Shamanov xác nhận 5 học viên của Trường đào tạo lính dù Ryazan và một sĩ quan đã bị thiệt mạng ở trại huấn luyện quân sự Strugy Krasniye khi đang thực hiện các bài tập bắn súng. Ông Shamanov sẽ đến hiện trường để điều tra vụ việc. Bộ Quốc phòng cho biết sẽ cung cấp tất cả những hỗ trợ cần thiết cho gia đình các nạn nhân. Phân tích sơ bộ về sóng xung kích, và các vết thương cho thấy đây là một vụ nổ đạn pháo. Đây không phải là sự cố đầu tiên xảy ra ở khu huấn luyện Strugy Krasnye. Hôm 13/4/2011, cũng đã có 4 binh sĩ thiệt mạng và một binh sĩ bị thương khi đang diễn tập quân sự. Quân đội Nga đã điều lực lượng đến hiện trường khắc phục hậu quả vụ nổ. Phạm Khánh
5
Lính dù Nga thiệt mạng
Trong số những người thiệt mạng, có 5 học viên của Trường đào tạo lính dù Ryazan và một sĩ quan ở trại huấn luyện quân sự Strugy Krasniye, Tư lệnh Lực lượng lính dù Nga, Thượng tướng Vladimir Shamanov xác nhận. Lính dù Nga biểu diễn bắn súng Hãng tin Interfax đã dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 2 binh lính bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất trong khi Học viện Quân Y Saint Petersburg đã gửi một đội ngũ y tế đến trợ giúp những người bị nạn. Nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Yevgenia Maltseva hco biết, các nhà điều tra quân sự Nga đã được phái đến hiện trường để điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ. Theo điều tra ban đầu, nguyên nhân có thể là do nổ đạn pháo tại một kho vũ khí gần đó. Ngay sau sự việc xảy ra, Đại tướng Vladimir Shamanov, Tư lệnh Lực lượng Đổ bộ đường không Nga, đã tới hiện trường của vụ nổ để đích thân giám sát cuộc điều tra này. Được biết, đây không phải là sự cố đầu tiên xảy ra ở khu huấn luyện Strugy Krasnye. Hôm 13/4/2011, cũng đã có 4 binh sĩ thiệt mạng và một binh sĩ bị thương khi đang diễn tập quân sự. (Tổng hợp ANTĐ/ Infonet)
5
Lính dù Nga thiệt mạng
Quốc vương 67 tuổi của Brunei là Bolkiah Hassanal tuyên bố sẽ dần dần áp dụng hình phạt nặng đối với tội phạm quốc gia dựa trên luật Sharia, Reuters đưa tin. Theo dự kiến, hệ thống hình phạt mới sẽ có hiệu lực từ tháng 4 năm sau. Luật sẽ được áp dụng theo từng giai đoạn, trong vòng sáu tháng tới. Hệ thống hình phạt dựa trên luật Sharia sẽ bao gồm ném đá đến chết vì tội ngoại tình, chặt cụt tay vì tội trộm cắp và đánh bằng roi đối với hành vi phá thai hoặc uống rượu. Các hình phạt mới sẽ chỉ áp dụng cho người Hồi giáo, chiếm gần 70 % dân số Brunei, Bangkok Post cho biết. Người đứng đầu nhà nước và chính phủ Brunei là Quốc vương. Ông cũng là nhà lãnh đạo tôn giáo của quốc gia Hồi giáo . Ngọc Trinh (Theo Daily Mail)
6
Brunei cho ném đá kẻ ngoại tình
Một trường hợp ném đá đến chết kẻ ngoại tình theo sử sách ghi lại Quốc vương Hassanal Bolkiah phát biểu rằng luật hình sự mới, gồm cả luật Sharia, đã được nghiên cứu trong nhiều năm và sẽ chính thức có hiệu lực sau 6 tháng công bố. Luật hình sự mới cho phép sử dụng các hình phạt như ném đá tới chết vì tội ngoại tình, cắt đứt chân tay đối với hành vi trộm cắp và trừng phạt bằng đòn roi đối với các vi phạm khác như nạo phá thai, uống rượu... Tuy nhiên, luật Sharia này chỉ áp dụng đối với những người Hồi giáo chiếm khoảng 70% dân số Brunei. Trước đây, tại Brunei còn có cả tòa án Sharia nhưng nó chủ yếu chỉ được dùng để xét xử các vụ ly hôn và các vấn đề khác trong gia đình. Những người không theo đạo Hồi, trong đó có 15% người gốc Trung Quốc, sẽ được áp dụng theo luật hình sự được ban hành trước năm 1984. Nh.Thạch (AFP)
6
Brunei cho ném đá kẻ ngoại tình
Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, một trong những người giàu nhất thế giới, hôm qua thông báo, sáu tháng nữa, Bộ luật Hình sự Sharia sẽ có hiệu lực, chỉ áp dụng với người Hồi giáo. Brunei đang áp dụng hệ thống tư pháp kết hợp gồm tòa án dân sự dựa trên luật pháp Anh và tòa án Sharia xử lý các vấn đề cá nhân, gia đình. Những năm gần đây, Quốc vương ngày càng ủng hộ các quy định nghiêm khắc của Hồi giáo, trong đó có việc đào tạo tôn giáo bắt buộc đối với mọi trẻ em Hồi giáo và tất cả doanh nghiệp trên cả nước phải đóng cửa 2 giờ trong buổi cầu nguyện thứ Sáu. Gia Tùng Theo Inquirer, Telegraph
6
Brunei cho ném đá kẻ ngoại tình
>> Pháp, Mexico giận dữ đòi Mỹ giải thích về cáo buộc do thám Tổng thống Obama nói chuyện điện thoại với Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 22/10 Tổng thống Obama nói với nhà lãnh đạo Pháp rằng Mỹ đang xem xét lại hoạt động thu thập tình báo để bảo đảm cho việc có được sự cân bằng giữa an ninh với quyền riêng tư. Cuộc điện thoại nhằm trả lời về một bài báo đăng trên tờ Le Monde về một chương trình gián điệp quy mô lớn của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, gọi tắt là NSA, để theo dõi lén công dân Pháp. Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã triệu Đại sứ Mỹ Charles Rivkin đến để hỏi về những tố cáo này. Ông Fabius phát biểu: "Chúng tôi yêu cầu Mỹ phải đưa ra lời giải thích ngay lập tức. Và ngoài việc đó ra, chúng tôi dĩ nhiên cũng yêu cầu là nếu những hoạt động này vẫn tiếp tục, Mỹ phải chấm dứt ngay lập tức. Tôi xin nhắc lại: chúng tôi tất nhiên tán thành việc hợp tác để chống khủng bố - đó là điều thiết yếu - nhưng điều đó không thể biện minh cho hành động nghe lén thông tin cá nhân của hàng triệu người dân của chúng tôi. Xin cám ơn quí vị rất nhiều”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Paris hôm 22/10 để bàn về vấn đề Trung Đông. Ông Kerry từ chối nói về những cáo buộc cụ thể khi được hỏi về vấn đề nghe lén. Ông chỉ nói rằng việc bảo vệ an ninh cho người dân trên thế giới ngày nay rất phức tạp và khó khăn. Một người phát ngôn cho một nhóm vận động cho tự do Internet có trụ sở ở Mỹ nói rằng những cáo buộc này đã khiến cho cộng đồng quốc tế ngày càng bất mãn với Washington. Bà Jillian C. York, Giám đốc phòng Tự do Quốc tế của Quỹ Biên giới Điện tử, phát biểu: "Pháp nói tin này là tuyệt đối không thể chấp nhận được. Mexico tuyên bố rằng nghe lén tổng thống của họ là vi phạm luật quốc tế, và nói chung thì những gì chúng ta đang chứng kiến là một số quốc gia đang giận dữ với Mỹ. Họ tin rằng Mỹ không còn được tin tưởng như là một đối tác trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dân nữa, cũng như là một đối tác trong việc chia sẻ thông tin tình báo”. Mexico đã có phản ứng giận dữ hôm 21/10 về một bài báo trên tuần báo Der Spiegel của Đức, trong đó cựu nhân viên hợp đồng an ninh Mỹ Edward Snowden tố cáo cơ quan NSA xâm nhập email của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon. Snowden, hiện tị nạn tại Nga, đang bị Mỹ truy nã về tội gián điệp và những cáo trạng khác, sau khi anh ta tiết lộ những chi tiết về các hoạt động theo dõi của cơ quan NSA trên toàn thế giới. Nh.Thạch (AFP)
7
Mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh
Phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 22/10, Ngoại trưởng Mexico Jose Antonio Meade cho biết theo chỉ thị của Tổng thống Enrique Pena Nieto, ông sẽ triệu Đại sứ Mỹ Anthony Wayne để làm rõ các cáo buộc rằng Mỹ từng do thám thư điện tử của cựu Tổng thống Felipe Calderon trong thời gian ông còn cầm quyền. Toàn cảnh Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ tại Fort Meade, Maryland. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ trưởng Nội vụ Mexico Miguel Angel Osorio Chong cũng xác nhận đã ra lệnh mở một cuộc điều tra về các cáo buộc nhằm vào hoạt động do thám của Mỹ, trong đó có cả hành vi do thám thư điện tử và nghe lén các cuộc thoại, tin nhắn của ứng cử viên Tổng thống Enrique Pena Nieto trước khi ông đắc cử. Theo Bộ trưởng Osorio Chong, cơ quan tình báo CISEN và cảnh sát liên bang của Mexico sẽ tiến hành điều tra “thấu đáo” để xem liệu hoạt động do thám trên có được tiến hành hay không và có sự dính líu của bất kỳ quan chức Mexico nào không. Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết đã nói rõ với người đồng cấp Mỹ John Kerry rằng việc do thám các đồng minh là “không thể chấp nhận được”. Ông cũng đã yêu cầu Ngoại trưởng Kerry cung cấp kịp thời các chi tiết và những thông tin liên quan đến việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bí mật giám sát hàng chục triệu cuộc điện thoại tại Pháp. Tuy nhiên, Paris sẽ không đẩy mâu thuẫn với Washington lên đỉnh điểm mà vẫn duy trì quan hệ mật thiết và chặt chẽ với Mỹ, cũng như với các đối tác và các đồng minh khác. Trước đó, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ sau khi cựu điệp viên CIA Edward Snowden tiết lộ Mỹ đã cài máy nghe trộm điện thoại giữa bà với các phụ tá, xâm nhập hệ thống mạng máy tính của công ty dầu mỏ quốc gia và lấy cắp dữ liệu từ thư điện tử cùng các cuộc điện thoại tại quốc gia này. Tại Đức, chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel cũng đã hủy bỏ một thỏa thuận giám sát có từ thời Chiến tranh Lạnh sau khi Mỹ bị cáo buộc theo dõi các đường dây thông tin liên lạc ở châu Âu. Trước những cáo buộc và phản ứng tức giận của cộng đồng quốc tế, chính phủ Mỹ đã tìm cách xoa dịu căng thẳng và biện hộ cho hành động do thám trên diện rộng của mình. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande ngay sau khi tờ báo Le Monde của Pháp đăng tải thông tin về hoạt động do thám của Mỹ đối với 70 triệu cuộc gọi thoại của công dân Pháp từ 10/12/2012 tới 8/1/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ xem xét lại toàn diện các chương trình do thám của Mỹ. Trong khi đó, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cho rằng các thông tin đăng trên tờ Le Monde "chứa những thông tin không chính xác và sai lệnh". Trong thông báo gửi qua thư điện tử, ông Clapper còn khẳng định cáo buộc về NSA trên Le Monde là "giả mạo". Ông Clapper từ chối thảo luận chi tiết về hoạt động của NSA mà chỉ nhấn mạnh rằng "Mỹ tiến hành hoạt động thu thập tin tức theo phương thức mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng để bảo vệ đất nước, lợi ích quốc gia và các đồng minh khỏi các mối đe dọa như khủng bố hay phổ biến vũ khí hủy diệt lớn. Tranh cãi cũng nổ ra khi nhân viên tình báo các nước cáo buộc lẫn nhau về hoạt động do thám ở nước ngoài. Cựu điệp viên CIA Bob Baer từng có ba năm hoạt động ở Paris nói rằng cơ quan tình báo Pháp cũng thường xuyên do thám công dân Mỹ, kể cả các nhà ngoại giao và doanh nhân. Cựu điệp viên CIA này nói rằng các nhân viên tình báo Pháp thậm chí còn xâm nhập các phòng khách sạn, cài đặt thiết bị nghe lén tại các ghế hạng nhất trên máy bay để nghe trộm các cuộc đối thoại của người Mỹ. Đáp lại, một cựu giám đốc tình báo Pháp xác nhận đã thu được một bộ hồ sơ mật nêu chi tiết về việc các công ty Mỹ và Nga đưa ra các đề nghị độc quyền để cạnh tranh với một công ty Pháp trong vụ đấu thầu một hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ấn Độ trị giá 1 tỷ USD. Báo Le Monde cho rằng trong khi các hoạt động do thám lẫn nhau giữa giới tình báo và các hoạt động công ty được coi là thường xuyên thì các công dân Pháp vô tình cũng đã bị cuốn vào sự giám sát của tình báo Mỹ. TTXVN/Tin tức
7
Mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh
Hôm 22/10, văn phòng ông James Clapper đã đưa ra một tuyên bố bằng văn bản cho biết bài báo trên tờ Le Monde của Pháp được đăng tải gần đây có những thông tin không chính xác, làm ảnh hưởng đến hoạt động tình báo đối ngoại của Mỹ. Giám đốc tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper Tuyên bố khẳng định Hoa Kỳ chỉ tập hợp thông tin tình báo từ "các loại dữ liệu mà tất cả các quốc gia thu thập được”, hãng tin CNN cho hay. Cũng vào ngày 22/10, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và người đồng cấp John Kerry đã có buổi gặp mặt để thảo luận về những cáo buộc trên và Bộ Ngoại giao Pháp cho biết ông Fabius khẳng định “thực tế này là không thể chấp nhận được”. Theo một thông cáo từ Nhà Trắng, hôm 21/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đích thân gọi điện cho nhà lãnh đạo Pháp Francois Hollande về vụ nghe lén điện thoại, vốn đang làm Paris nổi giận. "Tổng thống Obama và ông Hollande đã thảo luận về những thông tin gần đây trên báo chí - một trong những số đó đã bóp méo các hoạt động của chúng tôi”, CNN trích dẫn thông cáo. Thông cáo cũng khẳng định ông chủ Nhà Trắng nói Hoa Kỳ đang xem xét lại hoạt động thu thập tình báo để bảo đảm sự cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư. Văn phòng Tổng thống Hollande cho biết hành động do thám của Mỹ đối với Pháp và các đồng minh là không thể chấp nhận. Kết thúc cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí để tình báo Pháp và Mỹ hợp tác điều tra, làm rõ thông tin NSA đột nhập hàng triệu cuộc điện thoại ở Pháp. Hôm 21/10, Tờ Le Monde gây chấn động khi tiết lộ chỉ trong vòng 1 tháng (từ ngày 10/12/2012 đến ngày 8/1/2013), Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã do thám 70,3 triệu cuộc điện thoại ở Pháp. Ngoài ra, cũng có thông tin khẳng định cơ quan này đã kiểm soát hàng triệu tin nhắn văn bản. Tuy nhiên, chưa rõ nội dung các cuộc gọi và tin nhắn có bị do thám hay không, hay chỉ có dữ liệu về người liên lạc bị quản lý. Những tiết lộ mới nhất từ truyền thông Đức cũng tuyên bố các nhân viên tình báo Mỹ đã đột nhập vào tài khoản thư điện tử của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon. Tháng 6 năm nay, “Kẻ phản bội nước Mỹ” Edward Snowden đã công bố một loạt hoạt động gián điệp của NSA và CIA trên quy mô toàn cầu. Mục tiêu trong danh sách do thám của Mỹ không chỉ có các đối thủ như Trung Quốc và Nga mà còn là các đồng minh như EU và Brazil. Hiện Snowden sống ở Nga và được cấp thị thực một năm sau khi làm đơn xin tị nạn ở nước này. Hải Yến
7
Mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh
Samantha Lewthwaite bị tình nghi có liên quan trong vụ khủng bố khu mua sắm ở Kenya hồi tháng 9. Trong số 2.000 tập tin được phục hồi trong máy tính của cô ta, cảnh còn tìm thấy một bài thơ dài 34 dòng diễn tả tình yêu của Lewthwaite dành cho Osama, được xem như “người cha và anh trai”. Bài thơ có tựa đề “Ngợi ca Osama” với nhiều lỗi chính tả được Lewthwaite viết ngay sau khi trùm khủng bố al-Qaeda bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt hồi năm 2011. Samantha Lewthwaite, biệt danh “Góa phụ trắng”. Ảnh: EPA Đoạn đầu của bài thơ có nội dung: “ Ôi Osama, người cha, người anh. Tình yêu của tôi dành cho Osama không giống bất kỳ ai. Osama giờ đã ra đi. Người Hồi giáo cần phải thức tỉnh và mạnh mẽ lên. Chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện những điều Osama mong muốn. Quyết tử vì đạo để có được chiến thắng”. Ngoài ra, một cuốn nhật ký của "góa phụ trắng" cũng được phát hiện, trong đó có kế hoạch tiêu diệt những người phi tôn giáo và lôi kéo những người khác, kể cả 4 đứa con của cô ta, trở thành những phần tử Hồi giáo cực đoan. Lewthwaite là vợ của Germaine Lindsay, một trong bốn kẻ đánh bom tự sát nhằm vào mạng lưới giao thông London - Anh hôm 7-7-2005, khiến 52 người thiệt mạng. "Góa phụ trắng" đã bị truy nã kể từ cuối năm 2011 do bị cáo buộc tàng trữ chất nổ và tham gia vào một vụ đánh bom tại Nairobi - Kenya. Theo điều tra, Lewthwaite thuê một căn hộ dưới tên một người mang quốc tịch Nam Phi là Nathalie Faye Webb. Căn hộ này ở gần trung tâm thương mại Westgate bị tấn công tại Nairobi hồi tháng 9, khiến 67 người thiệt mạng. Người phụ nữ nguy hiểm này được cho là đang lẩn trốn ở Tanzania hoặc Somalia.
8
Góa phụ trắng
Bài thơ ca ngợi Osama Bin Laden do "Góa phụ trắng" viết, được tìm thấy trong máy tính cá nhân của nghi phạm khủng bố này. Ảnh: Sky News Cảnh sát tìm thấy một bài thơ 34 dòng trong máy tính cá nhân của Lewthwaite khi lục soát căn hộ của nghi phạm khủng bố này, Sky News cho biết. Lewthwaite được truyền thông quốc tế mệnh danh là "Góa phụ trắng". Cô này là vợ của một kẻ khủng bố tham gia vụ đánh bom tự sát nhằm vào hệ thống giao thông công cộng ở London tháng 7/2005 khiến 52 người thiệt mạng. Trong bài thơ, "Góa phụ trắng" tôn xưng bin Laden như một người cha và người anh, với tình yêu dành cho trùm khủng bố này là "không gì sánh được", đồng thời nguyện sẵn sàng tử vì đạo. Bài thơ cũng bày tỏ niềm tiếc thương trước việc bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ giết chết vào năm 2011, kêu gọi những người theo đạo Hồi phải noi gương. "Tất cả chúng tôi, những người ở lại sẽ tiếp tục sự nghiệp của ngài. Kiếm tìm vinh quang chiến thắng cho đến khi phải tử vì đạo. Khủng bố những kẻ không theo đạo Hồi. Cuộc đời ngài là tấm gương soi. Ôi, những người Hồi giáo hãy lắng nghe lời dạy của bậc trưởng lão, đừng phụ lòng và nỗ lực của ngài, tiếp tục phấn đấu để thành công". Samantha Lewthwaite bị Interpol ra lệnh truy nã theo yêu cầu của chính phủ Kenya. Góa phụ người Ạnh này cũng từng bị truy nã vì các cáo buộc tàng trữ chất nổ và âm mưu tiến hành trọng tội ở Kenya năm 2011. Giới chức tin rằng Lewthwaite, 29 tuổi, từng tham gia vào âm mưu tấn công khủng bố trung tâm thương mại ở Kenya. Họ nghi ngờ người phụ nữ này đã thuê nhiều căn nhà tại khu thượng lưu tại Mombasa để lắp ráp bom. Lewthwaite là vợ của Jermaine Lindsay, kẻ đánh bom liều chết giết hại 52 người trong loạt vụ tấn công tàu điện ngầm và xe buýt ở London năm 2005. Lewthwaite được cho là cải sang đạo Hồi từ thời thiếu niên, và bắt đầu học về tôn giáo, chính trị tại Trường Á Đông và châu Phi học ở London. Trong khoảng thời gian này, cô gặp Lindsay qua chat trên mạng và sau đó là tại một cuộc biểu tình chống chiến tranh Iraq tại thủ đô London. Hai người cưới nhau theo nghi thức Hồi giáo vào ngày 30/10/2002. Đức Dương
8
Góa phụ trắng
Hình ảnh về “Góa phụ Trắng” Lewthwaite 29 tuổi, kẻ được cho là biến mất kể từ tháng 12/2011 vốn rất ít ỏi. Lewthwaite sinh con trai tại một bệnh viện ở Nam Phi vào năm 2010. Đứa trẻ được đặt tên Surajah. Ảnh Góa phụ Trắng khoe con trai Surajah, sinh năm 2010. Bức ảnh “tự sướng” khoe con của Góa phụ Trắng được cho là được chụp ở vùng Mayfair, Johannesburg, nơi Lewthwaite sống với Habib Ghani, một tên khủng bố mang 2 dòng máu Kenya - Pakistan, được tin là đã bị giết hồi tháng 9 trong một căn hộ thuê trước khi biến mất. Đây là nơi tập trung số lượng lớn tín đồ Hồi giáo gốc Phi và Ấn với rất nhiều nhà thờ Hồi giáo. Tại đây, Góa phụ Trắng làm việc như là một chuyên gia IT tại một nhà máy sản xuất bánh halal (bánh truyền thống của người Hồi giáo). Tin tức cuối cùng về Góa phụ Trắng là khi nữ nghi phạm khủng bố rời Nam Phi đi qua Tanzania và bị phát hiện ở biên giới Tanzania – Kenya, sau đó biến mất cho tới nay. Góa phụ Trắng Lewthwaite hiện bị nghi tham gia vào vụ tấn công trung tâm mua sắm Westgate, Nairobi, Kenya hồi tháng 9. Ngoài ra, nữ nghi phạm khủng bố còn có 3 đứa con khác. 2 trong số chúng là bé trai Abdullah (9 tuổi) và bé gái Ruqayyah (8 tuổi) là con của Góa phụ Trắng và nghi phạm đánh bom tự sát cướp đi mạng sống của 26 người ở một trạm xe điện ngầm ở London ngày 7/7/2005 - Germaine Lindsay. Đứa con thứ 3 của Lewthwaite là Abdur-Rahman (5 tuổi) được cho là con trai của tên khủng bố Habib Ghani. Bạch Dương (Theo Telegraph)
8
Góa phụ trắng
Vào thứ sáu tuần qua, Ả Rập Saudi đã từ chối một nhiệm kỳ 2 năm trên chiếc ghế HĐBA trong một biểu hiện hiếm thấy vì giận dữ - điều mà đại diện nước này gọi là những “tiêu chuẩn kép” ở LHQ. Thái độ của Ả Rập Saudi nhận được sự ủng hộ của các đồng minh Ả Rập ở vùng Vịnh và Ai Cập. Đầu tuần này, Ngoại trưởng Ả Rập Saudi - Hoàng thân Saud al-Faisal - đã mời cơm trưa người đồng nhiệm Mỹ John Kerry tại tư dinh của ông ở Paris. Giới chức Mỹ nói Washington và Riyadh có những mục tiêu chung, đó là một Iran phi hạt nhân, là kết thúc nội chiến ở Syria và giữ ổn định ở đất nước kim tự tháp. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ nói với hãng tin Reuters sau bữa ăn trưa rằng ông Kerry đã viện dẫn những lợi thế hiện nay của tổ chức HĐBA 15 thành viên vốn có thể cho phép hành động quân sự, áp đặt lệnh trừng phạt và tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình. “Ngoại trưởng Kerry nói rằng trong khi Ả Rập Saudi đưa ra quyết định bất ngờ đó, Mỹ vẫn coi trọng vai trò lãnh đạo của nước này trong khu vực và quốc tế ” - quan chức Mỹ nói. Chính khách này còn nhấn mạnh rằng “một chiếc ghế trong HĐBA đem lại cho các nước thành viên cơ hội gắn kết trực tiếp”. HĐBA đã không hoạt động bình thường trong cuộc xung đột kéo dài 31 tháng ở Syria, với việc các thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc liên tục chặn đứng các biện pháp trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad, đồng minh lâu đời của Iran nhưng là đối thủ truyền kiếp của Riyadh. Ả Rập Saudi ủng hộ phần lớn quân nổi dậy Hồi giáo Sunni đang chiến đấu để lật đổ ông Assad. Nhà lãnh đạo Syria, mà phái Alawite của ông bắt nguồn từ dòng Shiite, nhận được sự ủng hộ từ Iran và phong trào Hezbollah thuộc dòng Shiite ở Lebanon. Sự thất vọng của Ả Rập Saudi đối với Nga và Trung Quốc đang lan ra đến Mỹ, không chỉ là cách kết thúc nội chiến Syria, cuộc xung đột triền miên Israel - Palestine, sự ngấm ngầm đồng thuận của Washington trong vụ sụp đổ của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak mà còn ở chỗ Mỹ đang tìm kiếm một thỏa thuận Ả Rập Saudi gọi là sự “mặc cả lớn” với Iran... Trước đây, chưa có nước nào được bầu vào HĐBA mà lại thờ ơ với lợi thế đó. Với tư cách một thành viên HĐBA sắp tới, Ả Rập Saudi sẽ ngồi vào chiếc ghế thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2 năm. Riyadh yêu cầu có những sửa đổi - nhưng không nói cụ thể - trong tổ chức an ninh cao nhất thế giới này. Cần nhắc lại, quyết định “khác người” của Ả Rập Saudi nhận được sự ủng hộ của các đồng minh Ả Rập vùng Vịnh. Có lẽ điều Mỹ lo là ở đó.
9
Ả Rập Saudi quay lưng với Mỹ
Hoàng tử Ả Rập Saudi Bandar bin Sultan Khó chịu với chính sách của Tổng thống Obama trong vấn đề Iran và Syria, Ả Rập Saudi đang cảnh báo sự rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ với vương quốc này. Trưởng cơ quan tình báo Ả Rập Saudi nói rằng vương quốc này sẽ có một thay đổi lớn trong quan hệ với Mỹ để phản đối Washington đã không có hành động can thiệp nào với cuộc nội chiến ở Syria cũng như lời đề nghị gần đây của Mỹ với Iran. Hoàng tử Bandar bin Sultan nói với các nhà ngoại giao châu Âu rằng Mỹ đã hoạt động không hiệu quả để chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cuộc xung đột Israel - Palestine, hơn thế lại còn gần gũi hơn với Tehran. Hiện chưa rõ tuyên bố của Hoàng tử Bandar bin Sultan đã nhận được sự ủng hộ của Quốc vương Abdullah hay chưa. Trong một bài phát biểu công khai "bất thường", Hoàng tử Turki al-Faisal gọi chính sách Syria của Tổng thống Obama là đáng tiếc và chế giễu thỏa thuận Nga - Mỹ về giải trừ vũ khí hóa học Syria chỉ là "mưu mẹo" để Obama tránh hành động quân sự tại Syria. Ả Rập Saudi đã cho thấy một dấu hiệu rõ ràng về sự không hài lòng của mình với chính sách đối ngoại của ông Obama hồi tuần trước khi tờ chối nhiệm kỳ 2 năm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà nhiều nước mong muốn. Hoàng tử Bandar được xem như "phái diều hâu" trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là về vấn đề Iran. Sự cạnh tranh của người Hồi giáo dòng Sunni vương quốc Ả Rập Saudi với người Shi'ite ở Iran - một đồng minh của Syria đã khuếch đại những căng thẳng sắc tộc ở Trung Đông. Trong những năm qua Bandar đã nỗ lực để cung cấp vũ khí và viện trợ cho phiến quân Syria với mục tiêu lật đổ Bashar al-Assad. Ông cho biết sẽ không phối hợp với Mỹ trong vấn đề Syria nữa.
9
Ả Rập Saudi quay lưng với Mỹ
Một nguồn tin hôm 22-10 tiết lộ ông Bandar đã nói với các nhà ngoại giao châu Âu vài ngày trước rằng Ả Rập Saudi đang phản đối điều mà họ cho là sự bất động của Mỹ đối với cuộc nội chiến Syria, cũng như việc Washington “chìa cành ô liu” cho Iran. Nguồn tin này cho biết: “Hoàng tử Bandar nói với các nhà ngoại giao ông ta có ý định hạn chế tiếp xúc với Mỹ. Điều này xảy ra sau khi Mỹ không xử lý hiệu quả cuộc khủng hoảng Syria và cuộc xung đột Israel – Palestine. Quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Mỹ đã xấu đi trong thời gian qua còn bởi Riyadh cảm thấy Mỹ đang trở nên gần gũi hơn với Iran, cũng như không chia sẻ sự ủng hộ dành cho Bahrain khi chính phủ nước này trấn áp cuộc nổi loạn vào năm 2011… Vì thế, Ả Rập Saudi không muốn ở trong tình cảnh phụ thuộc (Mỹ) như trước nữa”. Hoàng tử Bandar bin Sultan Ảnh: AP Thông tin trên được tiết lộ không lâu sau khi Ả Rập Saudi từ chối chiếc ghế ủy viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để phản đối điều mà họ gọi là “những tiêu chuẩn kép” tại cơ quan này. Nguồn tin cho biết trước mắt, sẽ không có thêm sự điều phối nào giữa Ả Rập Saudi và Mỹ về vấn đề Syria. Về lâu dài, sự thay đổi trên có thể dẫn đến không ít tác động sâu rộng, trong đó có các giao dịch vũ khí và dầu giữa hai nước. Hiện chưa rõ tuyên bố trên của ông Bandar có nhận được sự hậu thuẫn đầy đủ của Quốc vương Abdullah hay không. Mỹ và Ả Rập Saudi trở thành đồng minh kể từ năm 1932, cho phép Riyadh có được một người bảo trợ mạnh mẽ về quân sự trong lúc Washington có được nguồn cung cấp dầu ổn định. Ông Bandar, người từng là đại sứ tại Mỹ trong 22 năm, được xem là một nhân vật diều hâu về chính sách đối ngoại, nhất là đối với Iran – một kẻ thù của Ả Rập Saudi. Ông không còn được Quốc vương Abdullah trọng dụng sau những cuộc tranh cãi về chính sách năm 2005. Dù vậy, vào năm ngoái, ông đã được gọi lại để phụ trách sứ mệnh lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong thời gian qua, ông đã đi đầu trong nỗ lực cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria.
9
Ả Rập Saudi quay lưng với Mỹ
Ảnh minh họa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê chuẩn kế hoạch được Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori onodera trình lên hôm 11/10 này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã vạch ra kế hoạch bắn hạ máy bay nói trên nhằm đáp trả vụ việc một máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc xâm nhập vào vùng được xác định là không phận Nhật Bản hôm 9/9 nhằm tiến tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Bước đi của Tokyo nhằm thể hiện việc nước này sẵn sàng đáp trả bất kỳ hành động xâm phạm chủ quyền nào, nguồn tin thân cận với chính phủ Nhật Bản cho hay. Tuy nhiên, cũng theo nguồn tin trên, chính phủ của Thủ tướng Abe tiếp tục phải cân nhắc các biện pháp đối phó với những vụ xâm nhập tiềm năng của máy bay không người lái mang theo vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí sinh học bởi những nguy cơ gây ra từ việc bắn hạ một chiếc máy bay như thế. Theo những quy định hiện nay về cách thức phản ứng của Lực lượng Phòng không Nhật Bản đối với những cuộc xâm nhập của máy bay có người lái, điều đầu tiên phi công phải làm là phát đi những cảnh báo. Lực lượng Phòng không Nhật Bản sẽ được phép bắn hạ chiếc máy bay xâm nhập nếu nhận thấy nó có thể gây nguy hiểm cho người dân Nhật Bản sau khi phớt lờ mọi lời cảnh báo. Chính phủ Nhật Bản chưa có quy định rõ ràng cho các máy bay do thám không người lái. Tuy nhiên, sau khi phân tích các máy bay không người lái đang được Trung Quốc phát triển gần đây, Tokyo thấy cần phải có những quy định ngăn chặn bởi những chiếc máy bay đó được trang bị các hệ thống camera và radar tối tân. Phản ứng trước những quy định mới được đưa ra của Nhật Bản, Trung Quốc tỏ ra rất tức giận. Bắc Kinh hôm nay (22/10) chỉ trích, động thái của Nhật Bản trong việc sử dụng cái gọi là “mối đe dọa” bên ngoài làm cái cớ để tăng cường năng lực quân sự đã gây lo ngại. Nhật Bản cố tình dựa vào cái gọi là “mối đe dọa bên ngoài” và cố tìm cách gây căng thẳng, đối đầu để lợi dụng tình hình nhằm mở rộng và nâng cấp năng lực quân sự, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đã phát biểu như vậy. "Ý định thực sự của Nhật Bản chẳng có ích gì mà chỉ gây ra quan ngại và lo lắng cho cộng đồng quốc”, bà Huacho biết tại cuộc họp báo thường kỳ khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc đối với kế hoạch của Nhật Bản trong việc bắn hạ máy bay không người lái của nước ngoài xâm nhập vào không phận nước này. Kiệt Linh - (tổng hợp)
10
Nhật - Trung Quốc căng thẳng
Biên đội máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Nhật xây thêm đường băng mới để tăng cường ngăn chặn máy bay TQ Mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 21 tháng 10 đưa tin, theo mạng "Tân Hoa kiều báo" Nhật Bản, là một trong những trụ cột của chính sách chấn hưng Okinawa, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch hoàn thành xây dựng đường băng thứ hai ở sân bay Naha vào tháng 1 năm 2014 để tăng cường phòng thủ các hòn đảo ở tây nam, đối phó với máy bay quân sự Trung Quốc. Sau khi xây dựng xong, số lần máy bay F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản từ sân bay Naha khẩn cấp cất cánh để chặn máy bay quân sự Trung Quốc sẽ đạt 14.800 lần, tăng 60% so với hiện nay. Bài báo cho biết, tháng 9 năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku, từ đó đến nay, số lần máy bay của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cất cánh khẩn cấp từ sân bay Naha để ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc đã tăng mạnh. Xây dựng thêm đường băng là để tăng cường phòng thủ các hòn đảo ở hướng tây nam. Báo cáo của Cục hàng không Osaka, Bộ Đất đai Hạ tầng và Giao thông Vận tải Nhật Bản cho biết, hiện nay, số lần bay lên của máy bay chiến đấu F-15 ở sân bay Naha là 9.530 lần/năm, sau khi hoàn thành đường băng thứ hai, số lần bay sẽ tăng lên đến 14.805 lần. Nhưng, tiếng ồn cũng sẽ tăng mạnh. Tàu tuần tra cỡ lớn Okinawa dùng để bảo vệ đảo Senkaku Ngày 11 tháng 10, phía Nhật Bản triển khai một chiếc tàu tuần tra có lượng giãn nước 3.100 tấn, có thể mang theo máy bay trực thăng ở thành phố Naha. Chiếc tàu này được triển khai để "tăng cường công tác phòng bị vùng biển xung quanh đảo Senkaku, ứng phó với hoạt động thường xuyên của tàu công vụ Trung Quốc". Ngày 15 tháng 10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu chính sách tại Quốc hội, đã bày tỏ biểu dương và tự hào về những đóng góp của các nhân viên bảo đảm an ninh trên biển Nhật Bản làm nhiệm vụ cảnh giới/phòng bị ở xung quanh đảo Senkaku. Tháng 9 năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã mua lại đảo Senkaku. Trong 1 năm sau đó, Trung Quốc đã tới tấp điều tàu công vụ xâm nhập vùng biển xung quanh đảo Senkaku. Tháng 12 năm 2012, Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành "tuần tra lập thể trên biển-trên không" trong lãnh hải, không phận đảo Senkaku. Trung Quốc luôn thông qua các kênh ngoại giao như "người phát ngôn" để tuyên bố chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là đảo Senkaku), đồng thời coi các hoạt động của tàu công vụ tại vùng biển đảo Senkaku là "tuần tra chấp pháp bình thường", thực chất có ý đồ phá vỡ sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản đối với đảo Senkaku, và khẳng định chủ quyền, tìm cách kiểm soát thực tế đối với hòn đảo này. Ngày 9 tháng 9 năm 2013, máy bay không người lái Trung Quốc xâm nhập bầu trời đảo Senkaku Trung Quốc luôn đổ lỗi cho Nhật Bản đã tiến hành quốc hữu hóa "phi pháp" đảo Senkaku, coi đó là hành vi "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc", khiến cho "quan hệ Trung-Nhật rơi vào khó khăn nghiêm trọng". Thậm chí, Trung Quốc đòi hỏi Nhật Bản phải "nhìn thẳng vào lịch sử và thực tế, phải sửa chữa sai lầm bằng hành động thực tế, nỗ lực để loại bỏ trở ngại cải thiện quan hệ hai nước". Trung Quốc cũng không quên tuyên bố về “quyết tâm và ý chí kiên định bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư”, tuyên truyền với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ “dốc sức cho thông qua đối thoại, đàm phán để giải quyết hòa bình tranh chấp". Đối với vấn đề này, Nhật Bản luôn khẳng định chủ quyền vốn có của họ đối với đảo Senkaku, ở đảo Senkaku không tồn tại tranh chấp về chủ quyền, tức là Nhật Bản không có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc ở đảo Senkaku. Đồng thời, Nhật Bản kiên quyết dùng các biện pháp cứng rắn để ứng phó, thể hiện bằng một loạt các hành động quân sự, chấp pháp kiên quyết, đồng thời tăng cường quan hệ đồng minh, hợp tác với các nước, đặc biệt Nhật Bản chú trọng sửa đổi Hiến pháp, tăng cường vũ khí trang bị phòng thủ trên hướng tây nam... Máy bay do thám không người lái BZK-005 Trung Quốc Nhật sẽ bắn rơi máy bay không người lái của nước ngoài Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 20 tháng 10 tiết lộ với hãng Kyodo Nhật Bản rằng, đối với máy bay không người lái nước ngoài xâm phạm không phận Nhật Bản, nếu họ coi thường sự cảnh báo của Nhật Bản, Nhật Bản sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tương tự như máy bay có người lái, có thể sẽ bắn rơi chúng. Ngày 11 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã báo cáo biện pháp xử lý này lên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đã được cho phép. Theo bài báo, xét tới việc một chiếc máy bay không người lái của Quân đội Trung Quốc xâm nhập Khu nhận biết phòng không Nhật Bản vào tháng 9 năm 2013, đồng thời từng bay tiếp cận bầu trời khu vực đảo Senkaku, Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành thảo luận về các đối sách có liên quan. Nhật Bản cho rằng, máy bay không người lái do Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo có lắp máy ảnh độ chính xác cao và radar tính năng cao, hoàn toàn có thể cùng với máy bay có người lái nhận biết được sự cảnh cáo của Nhật Bản, vì vậy quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế giống như máy bay có người lái. Máy bay cảnh báo sớm E-767 Nhật Bản, mua của Mỹ Đối với việc Nhật Bản tuyên bố cân nhắc bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng cho rằng, Nhật Bản đã “bịa đặt”, có ý định “khiêu khích”, “tạo ra bầu không khí căng thẳng”. Đồng thời, Trung Quốc cho biết, máy bay quân đội của họ “sẽ không xâm phạm không phận nước khác”, nhưng họ lại cho rằng, “tuyệt đối không cho phép máy bay nước khác xâm phạm không phận của Trung Quốc”. Nhật Bản khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku, hiện đang kiểm soát thực tế hòn đảo này, khẳng định không tồn tại tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại tuyên bố họ có chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (tức đảo Senkaku), và Trung Quốc luôn tìm cách kiểm soát hòn đảo này, đã để xảy ra va chạm liên tiếp với Nhật Bản. Do đó, không phận đảo Senkaku sẽ xảy ra những va chạm, xung đột thế nào trong tương lai, cần tiếp tục theo dõi. Tháng 9 năm 2013, tàu tuần tra Nhật Bản đuổi tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku
10
Nhật - Trung Quốc căng thẳng
Một tiêm kích F-2 của Lực lượng Tự vệ Trên không Nhật Bản cất cánh từ một căn cứ quân sự ở tỉnh Aomori - Ảnh: Reuters Nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo trên nhằm phản ứng thông tin của hãng tin Kyoko (Nhật) hôm 20.10. Kyodo ngày 20.10 đưa tin Tokyo chấp thuận kế hoạch cho phép Lực lượng Tự vệ trên không Nhật bắn hạ các máy bay không người lái (UAV) nước ngoài xâm phạm không phận Nhật. Động thái này nhằm thể hiện thái độ cứng rắn của Tokyo trước vụ lực lượng phòng không Nhật phát hiện một UAV quân sự của Trung Quốc bay gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào hôm 9.9. “Do yếu tố lịch sử, các quốc gia láng giềng châu Á và thế giới luôn để mắt đến từng động thái quân sự và chính trị của Nhật Bản”, theo bà Hoa. Bà Hoa cho rằng Nhật Bản cố tình làm gia tăng căng thẳng và đối đầu giữa các quốc gia trong khu vực nhằm có cớ tăng cường sức mạnh quân sự nước này. “Tôi muốn nhắc lại rằng quần đảo Điếu Ngư là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào”, bà Hoa cho biết thêm. Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, tàu và máy bay hai nước này thường xuyên “đụng độ” tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Phúc Duy
10
Nhật - Trung Quốc căng thẳng
Âm mưu này có liên quan đến vụ đánh bom xe ở thành phố Volgagrad của Nga hôm 21/10 làm ít nhất 7 người thiệt mạng (trong đó có thủ phạm) và 30 người bị thương. Dựa vào tài liệu nhận dạng được tìm thấy ở gần hiện trường vụ nổ, cảnh sát cho hay, thủ phạm có thể là Naida Asiyalova (30 tuổi), người Dagestan , một phụ nữ theo Hồi giáo cực đoan với biệt danh Amaturahman. Chồng của Naida Assiyalova là Dmitry Sokolov, một phiến quân Hồi giáo ở Makhachkala , thủ phủ CH Dagestan. Đến chiều 22/10, tin tình báo của Nga cũng khẳng định, trước khi tiến hành vụ đánh bom ở Volgagrad, Asiyalova cùng với Sokolov và 2 phiến quân khác là Ruslan Kazanbiyev và Kurban Omarov đã lên kế hoạch tấn công khủng bố ở Volgagrad và Moskva. Chúng dự định thực hiện ở Volgagrad để thu hút sự chú ý của lực lượng cảnh sát và an ninh Nga. Sau đó sẽ di chuyển đến Moskva, thực hiện vụ đánh bom ở trung tâm thương mại. Ruslan Kazanbiyev và Kurban Omarov hiện đã tới Moskva và chờ chỉ thị của vợ chồng Sokolov. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Asiyalova đã kích hoạt thiết bị nổ trên xe buýt khi vừa bước lên xe
11
Âm mưu đánh bom Moscow
Lực lượng an ninh Nga hôm nay (22/10) đang truy nã chồng của kẻ đánh bom tự sát, một ngày sau khi người phụ nữ này cho nổ bom tự sát, khiến 6 người thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương. Lực lượng an nình cũng cho rằng, Moscow chứ không phải Volgograd là mục tiêu ban đầu của vụ đánh bom này. Các nhà điều tra nói rằng, Naida Asiyalova 30 tuổi, người Dagestan ở khu vực Bắc Caucasus, đã kết hôn với một người đàn ông Nga tham gia phiến quân Hồi giáo. Điều tra viên cho biết Dmitry Sokolov, chồng của người phụ nữ này, là một chuyên gia chất nổ hàng đầu của phiến quân và có thể đã trao cho vợ mình nhiệm vụ đánh bom tự sát. Các chuyên gia và lực lượng an ninh Nga khám nghiệm hiện trường vụ đánh bom tự sát (Ảnh AP) Sokolov đã chạy trốn kể từ khi ông rời nhà ở ngoại ô Moscow vào mùa hè năm 2012. Vụ đánh bom hôm thứ Hai (21/10) trong khu vực phía Nam Volgograd là cuộc tấn công đầu tiên đối với một mục tiêu dân sự bên ngoài Bắc Caucasus, làm gia tăng lo ngại về một làn sóng khủng bố mới khi chỉ còn ba tháng rưỡi nữa là đến Thế vận hội mùa Đông năm 2014 tại Sochi. Hiện chưa rõ lý do tại sao Asiyalova đã chọn Volgograd khi cô đã có vé đi Moscow, nhà chức trách cho biết. Vladimir Markin, người phát ngôn của Ủy ban điều tra, cơ quan điều tra chính của Nga, cho biết nhà chức trách đang cố gắng xác định xem Asiyalova đã lên kế hoạch tấn công ở Volgograd hay đây chỉ là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Ông Markin nói Asiyalova đã đón xe bus từ Dagestan đi Moscow, nhưng lại ở lại Volgograd và bắt xe bus trong thành phố và làm nổ bom trên xe. Những mảnh vỡ của quả bom phát nổ văng tung tóe, khiến nhiều người bị thương nặng. Hầu hết hành khách là sinh viên về nhà sau giờ học. Dmitry Yudin, một sinh viên bị chấn thương ở cánh tay, cho biết anh đã nhận thấy Asiyalova khi cô lên xe buýt vì cô dùng khăn chùm đầu Hồi giáo màu tối. Yudin nói với hãng thông tấn AP, nghi phạm trông khá "điềm tĩnh và tự chủ" và đem theo một cặp hồ sơ. Rasul Temirbekov, người phát ngôn của Ủy ban điều tra chi nhánh Dagestan, nói rằng, Asiyalova gặp Sokolov tại Moscow và tuyển dụng hắn tham gia vào phiến quân ở Dagestan. Hắn nghiên cứu Hồi giáo và tiếng Arab, nhanh chóng nổi tiếng trong hàng ngũ phiến quân. Các nhà điều tra tin rằng chính Sokolov đã chuẩn bị thuốc nổ cho một kẻ đánh bom tự sát trước đó tấn công chi nhánh Bộ Nội vụ Nga ở Dagestan hồi tháng 5, giết chết 12 người. Ông Temirbekov nói Asiyalova bị một căn bệnh nguy hiểm về xương, nhưng mẹ cô ta phản đối, khi nói với tờ nhật báo Izvestia rằng mà con gái mình có một số vấn đề về dạ dày sau khi uống thuốc giảm cân nhưng không có gì nghiêm trọng. Bà mẹ Asiyalova cũng cho biết con gái mình trở nên sùng đạo 3 năm trước đây. Bà nói với Izvestia rằng bà không chấp thuận điều đó và vì thế cô con gái hiếm khi gọi điện cho mẹ, chủ yếu là để tránh tranh luận./. Bích Đào/VOV online Theo AP
11
Âm mưu đánh bom Moscow
Nghi phạm Sinh Vinh, 24 tuổi, bị bắt ngày 11.10 tại một trạm xe buýt ở bang California. Trước khi bị bắt, nghề nghiệp của anh là nhân viên bảo vệ. Sinh Vinh ra hầu tòa lần đầu tiên vào ngày 21.10 tại Los Angeles. Báo Los Angeles Times cho biết nghi can bị còng tay và ngồi lắng nghe chăm chú các cáo buộc suốt phiên tòa. Mái tóc dài và râu rậm của anh khi bị bắt, nay đã được cắt tỉa gọn gàng. Tại thời điểm bị bắt, nhà điều tra cho biết Sinh Vinh chuẩn bị đến Mexico, sau đó tìm đường sang Pakistan để tham gia vào khóa tập huấn của Al Qaeda chuẩn bị cho cuộc tấn công vào tháng 12. Bí danh của Sinh Vinh trong mạng lưới này là Hasan Abu Omar Ghannoum. Lúc này Sinh Vinh cầm theo số tiền Syria trị giá 1.850 USD cùng với quyển sách về Binh pháp Tôn Tử. Đến Syria và giết ít nhất 1 người Các công tố viên tiết lộ nghi phạm đã khoe khoang trên Facebook hồi năm ngoái về chuyến đi tới Syria để hỗ trợ Quân đội tự do Syria (FSA, nhóm quân đội nổi dậy ở Syria) và tiêu diệt được ít nhất một người. Theo nhà điều tra, Sinh Vinh khai nhận đến Libăng và Syria để hỗ trợ lực lượng FSA. Một trang Facebook có tên Hasan Abu Omar Ghannoum – chính là tên mà Sinh Vinh dùng trong hộ chiếu giả – đã tường thuật chuyến đi đến Libăng năm 2012 và liều lĩnh vượt biên vào Syria. Bản cáo trạng ghi Sinh Vinh nỗ lực hỗ trợ một nhóm khủng bố. Anh bị buộc tội khai man trong đơn xin cấp hộ chiếu, thông báo sai lệch thông tin về tên thật, ngày sinh, nơi sinh và các thông tin quan trọng khác. Sinh Vinh phủ nhận các cáo buộc và không nhận tội. Trong khi đó, người thân của anh bàng hoàng khi nhà điều tra đọc lời buộc tội. Huấn luyện 30 chiến binh Al Qaeda Trong lời khai với các nhân viên điều tra, Sinh Vinh nói rằng anh được giao nhiệm vụ huấn luyện 30 chiến binh Al Qaeda cho cuộc tấn công ở Syria. Trong suốt phiên tòa, thẩm phán liên bang John F.Walter chất vấn công tố viên về các bằng chứng cho lời cáo buộc Sinh Vinh, rằng liệu nghi can có kĩ năng và khả năng để huấn luyện tới 30 binh sĩ Al Qaeda hay không. Thẩm phán Walter lưu ý Sinh Vinh từng bị quân đội Mỹ từ chối khi anh muốn gia nhập, vì anh gặp vấn đề về thính giác. Trợ lý chưởng lý Judith Heinz phản hồi rằng chính Sinh Vinh đã khai nhận các kế hoạch trong cuộc thẩm vấn 90 phút với nhà điều tra. “Khi ấy nghi phạm đã kể về các hoạt động ở Syria và thừa nhận ý định huấn luyện binh sĩ Al Qaeda chuẩn bị cho một cuộc tấn công phục kích. Nghi phạm cũng khai về các kế hoạch đến Pakistan, dựng lên cái chết của chính mình và xây dựng thân phận mới với tư cách một chiến binh thánh chiến” – AP dẫn lời bà Henz. Theo Henz, Sinh Vinh sở hữu hai khẩu súng, đã được huấn luyện bắn súng và một cuốn sổ tay ghi chi tiết cách huấn luyện những tay bắn tỉa. Sinh Vinh cũng được cấp giấy phép sử dụng vũ khí do ngành nghề của anh là vệ sĩ có vũ trang. Bà Henz cho biết phía công tố sẽ cung cấp bằng chứng gồm 50 giờ ghi âm, video và các bài đăng trên Facebook mà Sinh Vinh thừa nhận đã giết ít nhất 1 người trong chuyến đi 5 tháng đến Syria năm 2012. Một trong những cách bắt giữ Sinh Vinh là điệp viên ngầm của FBI giả dạng làm kẻ chiêu mộ của Al Qaeda tiếp cận Sinh Vinh. Người này bày cho Sinh Vinh cách xin hộ chiếu giả dễ dàng hơn mà không cần phải giả chết. Sinh Vinh cũng trao cho điệp viên FBI danh sách các loại vũ khí mà anh cần cho buổi huấn luyện. Luật sư biện hộ của Sinh Vinh, Yasmin Cader, chỉ nói rằng cuộc chiến ở Syria rất phức tạp, có nhiều lực lượng tham gia và không phải tất cả đều có quan hệ với Al Qaeda. Sinh Vinh bị giam giữ không được cho tại ngoại, phiên tòa sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 3.12. B.M.
12
Xử nghi can Al-Qaeda gốc Việt
Nghi can bị cáo buộc muốn gia nhập al-Qaeda. Ông Nguyễn Ngô Sinh Vinh bị bắt hôm 11.10 tại một trạm xe buýt ở Santa Ana, California trong lúc đợi xe đi Mexico. FBI cho hay, ông Vinh - sống tại Garden Grove, California - định bay từ Mexico City sang Pakistan. Nghi can 24 tuổi làm nghề bảo vệ, dự định gia nhập al-Qaeda và sẽ đào tạo các thành viên của tổ chức này - theo FBI. Chánh án John Walter bày tỏ hoài nghi về một số bằng chứng chống lại nghi can và đòi có thêm thông tin từ công tố viên. Theo chánh án, bằng chứng đưa ra hôm 21.10 cho thấy ông Vinh chỉ mới là người "muốn a dua" làm khủng bố mà không có kỹ năng gì để giúp al-Qaeda. "Tôi không thấy bằng chứng là nghi can có kỹ năng vũ khí hay ông ta có khả năng thu thập hay vận chuyển vũ khí cho 25-30 người"- chánh án nói. Chánh án Walker ấn định ngày xử vào hôm 3.12 và yêu cầu phía chính phủ nhanh chóng phân tích nội dung tám máy tính và bốn điện thoại di động lấy từ nhà ông Vinh. Theo BBC
12
Xử nghi can Al-Qaeda gốc Việt
Bộ trưởng Nội vụ Mexico Osorio Chong ngày 22/10 cho biết: Mexico sẽ khởi động một cuộc điều tra trong nước đối với các công dân và quan chức chính phủ nước này sau các cáo buộc mới liên quan đến vụ Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã theo dõi thư từ cá nhân của cựu Tổng thống Felipe Calderon và ứng cử viên Tổng thống Enrique Penã Nieto, người đang nắm giữ cương vị Tổng thống Mexico. Bộ trưởng Nội vụ Mexico Osorio Chong (Ảnh: CNN) Ông Osorio Chong nhấn mạnh: “Chính phủ Mexico đã thông qua các kênh ngoại giao bày tỏ quan ngại và sự chỉ trích của Chính phủ Mexico với hoạt động tình báo của Mỹ. Tổng thống Nieto cũng đã yêu cầu thực hiện các hoạt động điều tra nhằm kết luận có tồn tại hay không các bằng chứng liên quan đến vụ việc cũng như các công dân hoặc công chức nhà nước có liên quan và động cơ đằng sau các vụ theo dõi này là gì”. Trước đó, ngày 20/10 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mexico đã yêu cầu Mỹ phải điều tra, làm rõ trách nhiệm trong việc do thám giới chức cấp cao nước này. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mexico nhấn mạnh: hành động xâm phạm quyền riêng tư của các cá nhân và tổ chức là “không thể chấp nhận được và trái với luật pháp quốc tế”. Thông cáo cũng nêu rõ, các cơ quan chức năng Mỹ cần phải điều tra làm rõ trách nhiệm trong vụ việc nghiêm trọng này, đồng thời nhắc lại cam kết của Tổng thống Barack Obama đưa ra trong chuyến thăm Mexico tháng 9 vừa qua tuyên bố, Mỹ sẽ điều tra vụ việc. Đây là lần thứ ba Mexico đề nghị Mỹ làm sáng tỏ vụ việc. Các động thái của Mexico đưa ra sau khi nhật báo Tấm gương (Der Spiegel) của Đức ngày 20/10 đưa tin: trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mexico tháng 7/2012, Mỹ đã nghe lén điện thoại di động của ứng cử viên Nieto cùng 9 trợ lý của ông, đồng thời kiểm soát hơn 85.000 tin nhắn. Ngoài ra, cựu Tổng thống Mexico Calderon cũng là đối tượng theo dõi của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ từ tháng 5/2010./. Hồng Nhung/VOV - Trung tâm Tin Theo Reuters
13
Mexico điều tra Mỹ do thám
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneve, nơi ông Meade sẽ tham dự một hội nghị của Liên hợp quốc, ông Meade nói: "Tổng thống Enrique Pena Nieto đã chỉ thị cho tôi triệu Đại sứ Mỹ Anthony Wayne tới ngay khi tôi trở về Mexico". Ông Meada cũng cho biết trong cuộc điện đàm riêng vừa qua với Tổng thống Mexico Nieto, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ điều tra về vụ việc trên. Trước đó cùng ngày, trong diễn biến liên quan tới cáo buộc Mỹ "nghe trộm" đồng minh, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết ông đã nói rõ với người đồng cấp Mỹ John Kerry rằng việc do thám các đồng minh là “không thể chấp nhận được”. Ông Fabius nói: “Tôi đã nhắc lại với ông John Kerry điều mà Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nói với Tổng thống Barack Obama, rằng việc Mỹ do thám trên quy mô lớn các đồng minh của mình là không thể chấp nhận được”. Theo ông Fabius, tại cuộc hội đàm ở Paris vào sáng 22/10, ông cũng đã hối thúc Ngoại trưởng Kerry cung cấp kịp thời các chi tiết về những thông tin nói rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã bí mật giám sát hàng chục triệu cuộc điện thoại tại Pháp. Phát biểu với các phóng viên sau Hội nghị Những người bạn của Syria tổ chức tại London, ông Fabius nói: “Ông John Kerry trả lời rằng đó là một hệ thống được kế thừa từ các chính quyền tiền nhiệm”./.
13
Mexico điều tra Mỹ do thám
Der Spiegel thông báo rằng NSA đã thâm nhập hòm thư của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon. Ảnh: CNN Bộ trưởng Osorio Chong cũng yêu cầu cơ quan tình báo CISEN và cảnh sát liên bang của nước này mở một cuộc điều tra “thấu đáo” để xem liệu hoạt động do thám trên có được tiến hành hay không và liệu có sự dính líu của bất kỳ quan chức Mexico nào hay không. Theo Osorio Chong, kể từ khi ông Pena Nieto nhậm chức hồi tháng 12/2012, Chính phủ đã “kiểm tra và củng cố các hệ thống an ninh liên lạc bằng điện thoại và dữ liệu, cũng như mạng máy tính, hệ thống phần mềm và mã hóa mà tổng thống sử dụng”. T.N (theo AFP)
13
Mexico điều tra Mỹ do thám
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Internet. Trong tuyên bố, phó phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf nhấn mạnh không có bất kỳ thông báo nào được gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ từ phía Saudi Arabia liên quan đến nội dung được tờ nhật báo Wall Street đề cập. Theo bà, nền tảng quan hệ đối tác giữa Mỹ với Saudi Arabia rất vững chắc và Washington luôn đánh giá cao những cố gắng của Saudi Arabia trên nhiều vấn đề. Bà Harf cũng đề cập đến cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Saudi Arabia Saud al-Faisal tại Paris hôm 21/10, cho rằng cuộc gặp này là minh chứng cho quan hệ hữu nghị nồng ấm giữa hai nước. Bà nhấn mạnh, ngay cả khi có bất đồng thì hai bên vẫn luôn có các cuộc thảo luận chân thật và cởi mở. Sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry cũng nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến Riyadh như trước đây về các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra thông báo trên sau khi nhật báo Wall Street công bố tài liệu nói rằng Giám đốc Cơ quan tình báo Saudi Arabia, Hoàng tử Bandar Bin Sultan al-Saud, tuyên bố với các nhà ngoại giao châu Âu rằng quốc gia vùng Vịnh này sẽ giảm các hoạt động phối hợp với Mỹ trong các chiến dịch vũ trang và huấn luyện cho phe đối lập Syria. Cũng theo tờ báo, Hoàng tử al-Saud còn nói rằng việc Saudi Arabia từ chối đảm nhận ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (với lý do phản đối các tiêu chuẩn kép được áp dụng trong LHQ) là "thông điệp dành cho Mỹ, chứ không phải LHQ". Tờ báo kết luận, Riyadh đang rất tức giận với Washington sau những quyết định gần đây của Nhà Trắng về việc ngừng tấn công Syria và cải thiện quan hệ với Iran, đối thủ lâu năm của Riyadh. Theo quy định, mọi quyết định cuối cùng ở Saudi Arabia phụ thuộc hoàn toàn vào Quốc vương Abdullah và hiện chưa biết những tuyên bố của Hoàng tử al-Saud có được sự ủng hộ của Quốc vương hay không. TTXVN/Tin tức
14
Mỹ phủ nhận căng thẳng với Saudi Arabia
Ông John Kerry thừa nhận mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia rạn nứt vì Syria Trong cuộc hội đàm khẩn cấp của ông Kerry với đồng minh Arabia ở Paris đầu tuần này, Saudi Arabia thẳng thừng cho rằng Mỹ đã không quyết liệt trong việc giải quyết vấn đề Syria. "Chúng tôi hiểu rằng Saudi Arabia bày tỏ sự thất vọng bởi nước Mỹ đã không mở cuộc tấn công vào Syria", ông Kerry nhận định sau cuộc họp. Ông Kerry khẳng định mối quan hệ đồng minh giữa hai nước vẫn được duy trì ở mức bình thường trong khi tờ Wall Street Journal lại cho rằng Saudi Arabia đang xem xét lại mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ. Giám đốc Cơ quan tình báo Saudi Arabia, Hoàng tử Bandar bin Sultan, một trong những người công khai hỗ trợ lực lượng nổi dậy Syria đã mời các nhà ngoại giao Trung Đông tới cuộc họp nhằm thể hiện sự thất vọng của Saudi Arabia với chính sách của Tổng thống Mỹ Barrack Obama. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Hoàng tử Bandar cho rằng Saudi Arabia sẽ tiến hành một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ với Washington. Saudi Arabia đã cảm thấy sự thất vọng trong chinh sách của Mỹ đối với vấn đề bạo động ở Ai Cập, vấn đề hạt nhân của Iran và mới đây nhất là cuộc nội chiến ở Syria. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf thừa nhận có 3 vấn đề khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên rạn nứt. Tuy nhiên bà cũng khẳng định nước Mỹ luôn coi Saudi Arabia là một trong những đồng minh quan trọng nhất ở Trung Đông. Những rắc rối trong quan hệ ngoại giao Saudi Arabia - Mỹ xảy ra đúng vào thời điểm Washington đang chịu những sự chỉ trích đến từ Brazil, Pháp và Đức về chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Cuối tuần trước, Saudi Arabia trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử từ chối lời đề nghị về một chiếc ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Phát ngôn viên từ Nhà Trắng, ông Jay Carney đưa ra thông điệp tôn trọng quyền quyết định của quốc gia Arabia và nhấn mạnh Mỹ luôn xem trọng hợp tác toàn diện với Saudi Arabia. "Chúng tôi luôn muốn duy trì mối quan hệ cốt lõi trong lĩnh vực an ninh quốc gia đối với cả lợi ích của Mỹ và Saudi Arabia. Nguyễn Hồng Đăng Theo The Guardian
14
Mỹ phủ nhận căng thẳng với Saudi Arabia
Ngày 22-10, Phó Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia vẫn rất tốt, phủ nhận một báo cáo cho rằng đồng minh chủ chốt này của Mỹ tại Vùng Vịnh đang tìm cách xa lánh Washington do những bất đồng xung quanh vấn đề Syria. Phó Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf. Ảnh minh họa. Bà nói: “Theo như tôi biết thì không có thông báo nào được gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ từ phía Saudi Arabia. Quan hệ nền tảng và đối tác với Saudi Arabia là rất tốt, chúng tôi đánh giá cao những cố gắng của nước này trên nhiều vấn đề”. Sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Saudi Arabia, ông Saud al-Faisal tại Paris hôm 21-10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng cho biết ông tin rằng “hai nước vẫn không có gì khác”. Ông Kerry nhấn mạnh rằng chính phủ Washington sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến với Saudi Arabia như trước đây về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. TTXVN
14
Mỹ phủ nhận căng thẳng với Saudi Arabia
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tuyên bố của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đang có chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 1999. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết Washington đang xem xét một cách cẩn trọng các báo cáo mới của Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) và Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) về con số thương vong trong dân thường trong các cuộc không kích bằng UAV của Mỹ. Ông Carney phản đối các cáo buộc trong báo cáo của AI nói rằng Mỹ hành động trái với luật pháp quốc tế, và rằng Washington đã “lựa chọn phương thức hành động ít gây tổn hại nhất cho người vô tội” khi lựa chọn sử dụng UAV để tiêu diệt các phần tử khủng bố. Cũng theo quan chức này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xem xét và nhận thấy có sự "khác biệt lớn" trong các số liệu của Mỹ và hai tổ chức trên về con số thương vong trong các vụ tấn công bằng UAV. Trước đó, AI và HRW công bố các báo cáo về số thường dân thiệt mạng trong các chiến dịch UAV do Mỹ tiến hành tại Pakistan và Yemen. Theo đó, từ năm 2004 đến tháng 9/2013, các cuộc tấn công bằng UAV của Mỹ đã cướp đi sinh mạng của khoảng 400-900 người ở Pakistan. Còn tại Yemen, con số thương vong do các cuộc tấn công của UAV từ năm 2009 đến nay là gần 500 người. Ngoài việc cung cấp các thông tin trên, AI còn cáo buộc Đức và các nước châu Âu khác đã tham gia hỗ trợ các cuộc tấn công bằng UAV của Mỹ thông qua việc hỗ trợ thông tin tình báo cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). AI và HRW kêu gọi chính quyền Tổng thống của Tổng thống Barack Obama cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động của UAV, minh bạch hóa các hoạt động này, đồng thời yêu cầu các chính phủ, trong đó có Đức, phải làm rõ vai trò liên quan trong chương trình UAV của Mỹ, cũng như không tiếp tục hỗ trợ các cuộc tấn công bằng UAV. Cùng ngày, phát biểu trước cuộc hội đàm với Tổng thống Obama, Thủ tướng Pakistan Sharif đã kêu gọi Washington chấm dứt các vụ không kích bằng máy bay không người lái, vì các hoạt động này "vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Pakistan" cũng các nỗ lực của Islamabad trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Thủ tướng Sharif nhấn mạnh các vụ tấn công đang đặt ra "trở ngại lớn” trong quan hệ với Mỹ và cho biết sẽ nêu vấn đề này trong cuộc hội đàm với Tổng thống Obama. Thủ tướng Sharif cũng kêu gọi hai nước thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh và khẳng định sẽ tích cực hỗ trợ tiến trình rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Afghanistan vào cuối năm 2014. Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Pakistan trở nên căng thẳng sau vụ đặc nhiệm Mỹ bí mật đột kích và tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden ngay trên lãnh thổ Pakistan hồi tháng 5/2011. Căng thẳng tiếp tục leo thang khi chính phủ Pakistan quyết định phong tỏa toàn bộ các tuyến đường tiếp vận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho lực lượng binh sĩ nước ngoài đồn trú ở Afghanistan đi qua lãnh thổ Pakistan. Những căng thẳng này chỉ được tạm thời cải thiện sau khi Washington lên tiếng xin lỗi về một vụ "không kích nhầm" và Pakistan quyết định mở lại các tuyến đường cung cấp hậu cần cho NATO tại Afghanistan. Mới đây nhất, ngày 20/10, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề nghị Quốc hội xem xét nối lại khoản viện trợ an ninh trị giá hơn 300 triệu USD cho Pakistan, vốn bị ngừng từ năm 2011./. (TTXVN)
15
Mỹ tấn công dân thường bằng UAV
Một chiếc UAV của Mỹ. (Nguồn DPA) Tổ chức Ân xá quốc tế đã đặt ra nhiều nghi hoặc về các trường hợp dân thường thiệt mạng liên quan các vụ tấn công bằng UAV của Mỹ, dù Washington luôn biện hộ rằng các vụ tấn công của họ là "chính xác và hiệu quả." Tổ chức này cũng cáo buộc tình báo Đức đã hỗ trợ Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) trong việc cung cấp dữ liệu về mục tiêu tấn công, chỉ trích một số cuộc tấn công bằng UAV là "phạm tội ác chiến tranh." Theo các thông tin do những sỹ quan tình báo Pakistan đã về hưu cung cấp, "một số cơ quan tình báo ở Đức và những nước châu Âu khác đã hợp tác với Mỹ và chương trình UAV của Washington ở Pakistan." Người đứng đầu bộ phận tại Đức của Tổ chức Ân xá quốc tế, bà Verena Harpe, đã chỉ trích chương trình UAV của Mỹ là "giấy phép sát thủ," phớt lờ các tiêu chuẩn về nhân quyền và luật pháp quốc tế, đồng thời tố cáo Đức tham gia vào các vụ tấn công chết người này như chuyển cho Mỹ các thông tin về số điện thoại di động hay các thông tinh tình báo khác. Chuyên gia người Pakistan Mustafa Qadri của Tổ chức Ân xá quốc tế yêu cầu các chính phủ, trong đó có Đức, phải làm rõ về vai trò của họ trong chương trình UAV của Mỹ và không thể hỗ trợ các cuộc tấn công bất hợp pháp bằng UAV như vậy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rất khó để có thể xác định việc Đức có tham gia vào chương trình này hay không. Tổ chức Ân xá quốc tế đã tiến hành điều tra tất cả 45 vụ tấn công bằng UAV của Mỹ giai đoạn từ 1/2012-8/2013 ở khu vực bộ lạc Bắc Waziristan dọc biên giới của Pakistan với Afghanistan để đưa ra những cáo buộc trên./. Mạnh Hùng/Berlin (Vietnam+)
15
Mỹ tấn công dân thường bằng UAV
Các cuộc tấn công bằng UAV (ảnh) gia tăng từ năm 2008 dưới danh nghĩa chống khủng bố, thường diễn ra tại khu vực các bộ lạc ở tây bắc Pakistan. Robert Grenier, cựu lãnh đạo CIA tại Pakistan, thừa nhận phương pháp này từ lâu đã khiến Mỹ tạo ra nhiều kẻ thù hơn số chiến binh tiêu diệt được trên chiến trường. Đang thăm Mỹ, trong các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif lên tiếng phản đối các cuộc tấn công bằng UAV của Mỹ trên đất Pakistan mà ông xem là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước này, cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ. Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm qua nói rằng, Mỹ có thể phạm tội ác chiến tranh với việc sử dụng UAV để tấn công khiến thường dân bị giết chết. Báo cáo mới của tổ chức này nêu chi tiết thường dân Pakistan bị giết hại, đồng thời cảnh báo nếu thêm vài trường hợp nữa bị phát hiện thì sẽ cấu thành tội ác chiến tranh của Mỹ. “Bí mật xung quanh chương trình UAV giúp chính quyền Mỹ tự do giết hại bất kỳ ai mà không cần tòa án hay các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế”, ông Mustafa Qadri, tác giả báo cáo, nhận định. Thục Ninh - Bình Giang Theo L’Humanité, Telegraph
15
Mỹ tấn công dân thường bằng UAV
Theo Nhật báo Yomiuri Shimbun, Hàn Quốc đã phớt lờ các tuyên bố trước đó của Trung Quốc về việc phản đối hợp đồng chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines. Theo thỏa thuận này, Seoul sẽ sớm chuyển giao 12 chiếc máy bay chiến đấu FA-50, một biến thể của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle, cho Manila trong tương lai gần. Một quan chức giấu tên trong Chính phủ Hàn Quốc cho rằng: lý do mà Trung Quốc phản đối hợp đồng này là do họ quan ngại về những tranh chấp trên Biển Đông mà Bắc Kinh cũng đang lao vào. Trong khi đó, về phía Philippines, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Peter Galvez ngày 22/10 trao đổi với tờ Inquirer khẳng định: “Việc mua FA-50 của Hàn Quốc đã được lên kế hoạch từ trước khi Biển Đông căng thẳng. Động thái này không nhắm tới bất kỳ quốc gia nào mà chỉ để củng cố sức mạnh quốc phòng”. Trong thời gian tới, Philippines cũng có thể nhận thêm 1 tàu khu trục do Hàn Quốc sản xuất với chi phí 650 triệu USD. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây cũng xác nhận sẽ sớm bàn giao các tàu tuần tra để tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ của quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc.
16
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bán FA-50 cho Philippines
Tờ nhật báo Yomiuri Shimbun đưa tin, Trung Quốc đã đề nghị Hàn Quốc không bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã từ chối vì cho rằng đây là sự can thiệp vào việc xuất khẩu vũ khí, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào ngày 17/10 tại Seoul. Trong cuộc gặp này, bà Park đã cảm ơn ông Aquino vì quyết định mua máy bay chiến đấu FA-50 của Manila và cho rằng 2 bên cần đẩy nhanh tiến độ ký hợp đồng. “Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là lý do Trung Quốc phản đối hợp đồng FA-50 giữa Hàn Quốc và Phillipines qua nhiều kênh khác nhau”, quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết. Chính phủ Hàn Quốc đã phủ nhận bài báo của Yomiuri nhưng các quan chức giấu tên lại thừa nhận bài báo này. Việc Philippines sở hữu chiến đấu cơ phản lực khiến Trung Quốc lo ngại. Một nguồn tin trong chính phủ Hàn Quốc cho hay mỗi khi báo chí Hàn Quốc hoặc Philippines đưa tin về vụ mua bán FA-50, Trung Quốc lại phản ứng để tìm cách kiểm chứng bài báo qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, vị quan chức này cũng cho biết thương vụ vẫn sẽ được tiến hành. Trung Quốc và Phillippines vẫn đang có những tranh chấp lãnh thổ. Vì lý do này, Manila đã quyết định di chuyển một số căn cứ hải quân và không quân đến gần Biển Đông. Manila cũng đã quyết định mua thêm FA-50 để bảo vệ lãnh thổ. FA-50 là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ dựa trên mẫu máy bay huấn luyện KAI T-50. FA-50 có thể thực hiện các nhiệm vụ không đối không và không đối đất cũng như tấn công các tàu chiến nhỏ. Ngoài FA-50, Philippines cũng đang thương lượng với Hàn Quốc về hợp đồng mua tàu hộ vệ tên lửa trị giá 650 triệu USD. Nguyễn Hoàng
16
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bán FA-50 cho Philippines
Theo thỏa thuận, Hàn Quốc và Philippines đang đàm phán để sớm đi đến ký kết một hợp đồng xuất khẩu 12 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc sản xuất, một biến thể của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle. (Trong ảnh: Máy bay FA-50 của Indonesia) Được biết, giá trị của bản hợp đồng này lên tới 18 tỷ peso (khoảng 440 triệu USD). (Trong ảnh: Máy bay FA-50 của Indonesia) Lý giải cho việc Philippines quyết định theo đuổi thương vụ máy bay huấn luyện FA-50 của Hàn Quốc, theo một số chuyên gia, do máy bay này có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ mà quân đội Philippines đang rất thiếu. (Trong ảnh: Máy bay FA-50 của Indonesia) Trong khi đó, người phát ngôn của Phủ Tổng thống Philippines cũng cho biết, những máy bay chiến đấu mua từ Hàn Quốc sẽ được dùng để huấn luyện, chặn đường và cứu nạn. Không những thế, FA-50 còn có chức năng chụp ảnh, đồng thời có thể dùng để chụp ảnh và theo dõi khu vực thiên tai. Ngoài những nhiệm vụ trên, máy bay huấn luyện FA-50 còn đảm nhiệm là máy bay chiến đấu hạng trung, khi nó có thể mang theo nhiều tên lửa đối không và đối đất, tính năng gần như máy bay chiến đấu F-16. Máy bay FA-50 là biến thể xuất khẩu của máy bay T-50 Golden Eagle. T-50 là máy bay thế hệ thứ tư. Máy bay áp dụng công nghệ ổn định có thể nâng cao khả năng cơ động, hệ thống kiểm soát số hóa có thể điều khiển bay chính xác, thiết bị cảm biến tấn công tự chủ tiên tiến có thể đồng thời tập trung vào nhiều mục tiêu… T-50 là máy bay huấn luyện hiện đại duy nhất trang bị động cơ phản lực F404-GE-402. Vì vậy, nó có đặc điểm bay rất cao (có thể đạt độ cao 12.000 m), có tốc độ siêu âm. Ngoài việc đạt được độ cao lý tưởng, radar kiểm soát nhiều kiểu của T-50 Golden Eagle cũng đáng chú ý. T-50 sử dụng radar kiểm soát hỏa lực đa chế độ APG-67(V)4. Đây là phiên bản nâng cấp của radar được sử dụng cho các máy bay chiến đấu hiện nay, do công ty Lockheed Martin Mỹ chế tạo. Radar này không chỉ đáp ứng nhu cầu LIFT, mà còn có thể sử dụng cho máy bay tác chiến đa nhiệm vụ như A-50. Dòng T-50 có 3 chủng loại: máy bay huấn luyện T-50A, máy bay huấn luyện T-50B và máy bay chiến đấu FA-50. Tính năng của T-50 Golden Eagle được đánh giá khá mạnh, tuy nhiên có giá thành cao. (Tổng hợp)
16
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bán FA-50 cho Philippines
Máy bay chiến đấu FA-50 sẽ giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ Trước đó, ngày 18-10, tờ Yomuiri Shimbun của Nhật Bản đưa tin Trung Quốc được cho là đã yêu cầu Hàn Quốc không bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Manila. Ông Aquino khẳng định, không có bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch mua 12 chiến đấu cơ FA-50 trị giá 18,9 tỷ peso nhằm nâng cấp khả năng phòng thủ của Lực lượng không quân Philippines. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng có khả năng mang tới 4,5 tấn vũ khí như tên lửa, súng máy, bom dẫn đường với độ chính xác cao... và có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Cũng theo tờ Yomuiri Shimbun, Hàn Quốc tuyên bố rằng nước này không chấp nhận “việc can thiệp” vào lĩnh vực xuất khẩu vũ khí mà Seoul coi là lợi ích quốc gia. Hoàng Cường Theo Philstar
16
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bán FA-50 cho Philippines
“Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bày tỏ cảm ơn đối với sự lựa chọn của Manila về máy bay chiến đấu FA-50 như là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân sự của Phlippines và hy vọng rằng hợp đồng này sẽ sớm được ký kết trong những ngày tới. Phía đối tác Philippines cũng cho biết nước này cũng đang quyết định lựa chọn hợp đồng có liên quan.”, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nói. Seoul và Manila đã đàm phán về hợp đồng xuất khẩu FA-50, một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Hàn Quốc chế tạo trên cơ sở máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle do Tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) và hãng Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác chế tạo. Xem video giới thiệu về máy bay tiêm kích FA-50: Bạn cài Flash Player để xem được Clip này. Tiêm kích cơ đa nhiệm FA-50 có thể mang 4,5 tấn vũ khí, gồm tên lửa không đối không, không đối đất, súng máy và bom thông minh... Loại máy bay này còn được trang bị hệ thống nhìn xuyên đêm, radar EL/M-2032 của Israel có thể quét trong phạm vi 100 km. Với thỏa thuận trị giá khoảng 450 triệu USD, Philippines có thể mua 12 chiếc FA-50 nhằm đối phó với những xung đột chủ quyền tiềm tàng với Trung Quốc. Ngoài ra, Philippines cũng đang đàm phán với Hàn Quốc về hợp đồng trị giá 650 triệu USD mua các tàu khu trục nhỏ. Trong khi đó, theo tờ Chosun Ilbo ngày 21/10, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và đề nghị Hàn Quốc không bán các chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines, do Bắc Kinh và Manila có tranh chấp lãnh thổ, nhưng đề nghị này đã bị phía Hàn Quốc từ chối. Tờ Chosun Ilbo dẫn lại báo Yomiuri Shimbun của Nhật cuối tuần trước cho hay, Bắc Kinh đưa ra đề nghị trên trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh tại Seoul giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người đồng cấp Philippines Benigno Aquino hôm 17/10. Giải thích về nguyên nhân thúc đẩy Bắc Kinh gây sức ép với Seoul về thương vụ kể trên, một quan chức chính quyền Hàn Quốc khác nhận xét : “Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nhiều lần phản đối (việc Hàn Quốc bán vũ khí cho Philippines) thông qua đại sứ quán Trung Quốc và các kênh khác”. CT (Theo Indinadefence/Yonhap)
16
Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bán FA-50 cho Philippines
Hai nhà lãnh đạo Nga - Ấn Độ gặp gỡ tại Kremlin ngày 21/10. Khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ tại Moscow trong thời tiết giá lạnh, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh đến sự nồng ấm trong quan hệ của họ trên mọi lĩnh vực, bao gồm sự hợp tác về kinh tế, năng lượng, quốc phòng, chống khủng bố và liên lạc giữa nhân dân hai nước. Trong một cử chỉ thể hiện mối quan hệ gắn bó, nhà lãnh đạo Nga đã tặng cho vị khách một bức tranh thạch bản của Sa hoàng Nicholas II (người đã tới thăm Ấn Độ hồi thế kỷ 19), một bản đồ Ấn Độ thời đó, cùng một đồng xu Mughal. Đồng xu thời Mugal được Tổng thống Nga tặng cho Tiến sĩ Manmohan Singh. "Cử chỉ rất đặc biệt" này của ông Putin không dừng lại ở nghi thức lễ tân. Tổng thống Nga đã đích thân lấy những món quà đó tặng cho Thủ tướng Manmohan Singh - đại sứ Ấn Độ Ajai Malhotra tiết lộ với các phóng viên tại một cuộc họp báo. Và không chỉ có thế, Tổng thống Putin còn giải thích về tầm quan trọng của chúng. Ông chủ điện Kremlin cũng nhắc lại lịch sử hồi đầu thập niên 1900 và nỗ lực của Sa hoàng muốn mở một lãnh sự Nga ở Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định Ấn Độ sẽ không bao giờ quên tình bạn của Nga. Người Nga lúc đầu đề nghị mở một phái bộ ngoại giao ở Bombay năm 1857 song không được nhà cầm quyền Anh khi đó ủng hộ. Vua Nicholas đã đi thăm 30 thành phố của Ấn Độ trong hành trình của ông. Đại sứ Malhotra cho biết thêm, đồng xu Mughal tượng trưng cho mối quan hệ thương mại bền chặt giữa hai nước qua nhiều thời đại. Thanh Hảo (Theo NDTV, Reuters)
17
Gặp gỡ Nga - Ấn Độ
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Phải) tiếp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Moscow. Chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Singh lần này với kỳ vọng thương thuyết về bước tiếp theo của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở bờ biển miền Nam Ấn Độ do Nga thực hiện. 2 đơn vị đầu tiên được xây dựng gần như hoàn chỉnh mặc dù đã bị tạm ngưng 6 tháng trong khoảng thời gian 2011-2012 do người dân địa phương phản đối. Ấn Độ hy vọng đạt được thỏa thuận xây thêm 2 lò phản ứng tại đây do nhu cầu điện năng khẩn cấp của quốc gia. Tuy nhiên, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima nhắc nhở Ấn phải thông qua một luật mới quy định về mức độ an toàn một cách khắt khe mà Nga cho là không nên áp dụng vào dự án này bởi nó được ký kết từ thời Liên Xô. Đây là trở ngại lớn nhất đang gây bế tắc trong hợp tác song phương về năng lượng hạt nhân. Thủ tướng Singh, 81 tuổi, chính thức thăm Nga trong 3 ngày 20-21 và 22/10/2013. Cả New Delhi lẫn Moscow cùng nhấn mạnh đến 2 vấn đề chính: Hợp tác về năng lượng hạt nhân và quốc phòng. Hội đàm với Tổng thống Putin tại điện Kremly, Thủ tuớng Manmohan Singh chủ yếu tập trung vào vấn đề vũ khí, khi biết rằng Nga vốn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên, vị thế áp đảo đó đang bị Mỹ và châu Âu đe dọa. Gần đây, Ấn Độ đã hoãn việc ký kết nhiều hợp đồng mua bán vũ khí với Nga. Cho dù có vấp phải một vài trở ngại, nhưng Ân Độ vẫn là một trong những thị trường vũ khí quan trọng nhất của Nga, đồng thời Moscow và New Delhi đang phát triển một số các dự án phát triển trang thiết bị quân sự chung, như cùng hợp tác trong lĩnh vực chế tạo máy bay trinh sát đời mới, có trang bị tên lửa hành trình… Tháng 7/2013, Nga đã giao cho Hải quân Ấn Độ ba chiếc tàu hộ tống có trang bị tên lửa Trikand và đến tháng 11 sắp tới thì sẽ giao hàng không mẫu hạm Vikramaditya. Ngành quốc phòng Ấn Độ dự trù nhiều tỷ đô la để hiện đại hóa quân đội. Ngoài ra, theo nhiều nguồn tin, lãnh đạo Ấn Độ và Nga sẽ thảo luận thêm về khả năng New Delhi thuê tàu sân bay hạt nhân thứ nhì của Nga sau thỏa thuận thuê tàu INS Chakra năm ngoái. Trong chuyến công du Ấn Độ của Tổng thống Nga cuối tháng 12/2012, hai bên đã ký kết một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hơn 7,5 tỷ USD. Trong đó, New Delhi dành 3, 7 triệu để mua 42 chiếc chiến đấu cơ Soukhoi, máy bay trực thăng, tàu tuần duyên và tên lửa của Nga. Từ đầu năm 2000, nhập khẩu vũ khí của New Delhi đă tăng gấp 3 lần, khiến Ấn Độ trở thành quốc gia nhập thiết bị quân sự số một thế giới. Vấn đề thảo luận cuối cùng được Thủ tướng Ấn và Tổng thống Nga đề cập đến trong khuôn khổ Thượng đỉnh song phương lần thứ 14 này tại điện Kremlin là an ninh. Cả New Delhi lẫn Moscow cùng muốn bảo vệ những quyền lợi chiến lược tại Afghanistan, vào lúc Pakistan bắt đàu ân xá cho một số phần tử Taliban và Liên quân quốc tế đang chuẩn bị rút khỏi Afghanistan. Giới quan sát nhất mạnh: Trong vấn đề an ninh, hai ông Manmohan Singh và Vladimir Putin "chia sẻ cùng một quan điểm". Nga và Ấn Độ đều rất lo ngại bất ổn gia tăng tại khu vực Nam Á. Thủ tướng Manmohan Singh rời Nga đến Trung Quốc hôm nay để thảo luận với Bắc Kinh về quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn cũng như giải quyết căng thẳng biên giới giữa 2 quốc gia. B.T (Theo RFA, RFI)
17
Gặp gỡ Nga - Ấn Độ
Hai bên đã đề cập tới sự hợp tác những lĩnh vực phức tạp và hệ trọng nhất giữa hai nước như quốc phòng, hạt nhân và việc Nga ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Manhoman Singh. (Ảnh: AFP) Đối với cả Nga và Ấn Độ, chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Manmohan Singh được coi là một trong những bước tiến quan trọng tiếp theo trong suốt quá trình hai nước đặt quan hệ ngoại giao từ 3/1947. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai bên đã thảo luận những vấn đề liên quan tới hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, trong đó nhấn mạnh: cần phải nỗ lực hơn để nâng cao kim ngạch thương mại và chú trọng tới những mặt hàng công nghệ cao. Năm 2012, kim ngạch thương mại Nga - Ấn đạt 11 tỷ USD, riêng nửa đầu năm 2013 con số này đã đạt 5,5 tỷ USD, trong đó phần lớn hàng hóa trao đổi là những mặt hàng công nghệ cao. Bên cạnh đó, phía Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn ký kết hiệp định hợp tác toàn diện với Liên minh thuế quan bao gồm Nga, Belarus và Kazakstan, bởi từ lâu Kazakstan cũng đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ. Trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên đã đạt được những thỏa thuận quan trọng trong 3 lĩnh vực: Dầu khí, năng lượng nguyên tử và hệ thống định vị toàn cầu. Hai bên đã thỏa thuận nghiên cứu khả năng trực tiếp vận chuyển dầu và khí đốt từ Nga sang Ấn Độ qua hệ thống đường ống nổi trên mặt đất và Nga sẽ giúp xây dựng thêm 4 lò phản ứng trong khuôn khổ dự án xây dựng tại miền Nam Ấn độ nhà máy điện hạt nhân “Kudankulam”. Nga đã mời Ấn Độ tham gia dự án hệ thống định vị toàn cầu GLONASS của mình trong việc cùng hợp tác sử dụng và xây dựng trên lãnh thổ Ấn Độ hai trạm hiệu chuẩn tín hiệu. Các nhà lãnh đạo Nga và Ấn Độ cũng đã dành sự chú ý đặc biệt cho việc hợp tác trong lĩnh vực quân sự, được coi là một trong những cơ sở nền tảng trong quan hệ hợp tác hai nước. Trong lĩnh vực này, các bên thỏa thuận mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ tên lửa và công nghệ hải quân. Ngoài ra, đào tạo nghề trong lĩnh vực quân sự và tập trận chung cũng là những vấn đề mà cả hai nước cùng quan tâm. Duy Nghĩa
17
Gặp gỡ Nga - Ấn Độ
Các bên không đạt được thỏa thuận những điều kiện trong việc xây dựng các lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân “Kudankulam” và sản xuất 100 máy bay Sukhoi Superjet tại Ấn Độ. So với cuộc gặp cách đây 10 tháng, 6 thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao Nga - Ấn lần này là con số quá khiêm tốn. Có cảm giác như ông Manmohan Singh đến Moskva và sau đó là Bắc Kinh để nói lời từ giã, bởi năm nay Thủ tướng Ấn Độ đã ở tuổi 81 và chính trường Ấn Độ đang có những diễn biến khó lường... Cuộc gặp... “có vấn đề” Đây có là cuộc gặp cấp cao cuối cùng của Manmohan Singh và V.Putin? Cuộc gặp cấp cao Nga - Ấn lần thứ 14 được coi là hội nghị “có vấn đề” nhất trong lịch sử các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước kể từ năm 2000. Nói như vậy bởi New Delhi đưa ra những yêu cầu hết sức khắt khe đối với Moskva trong việc xây dựng 2 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân “Kudankulam”, chuyện phập phù trong việc Nga chuyển giao tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ. Theo các nhà phân tích, tại cuộc gặp gỡ cấp cao Nga - Ấn lần này, những bất đồng chính giữa hai bên có thể được giải tỏa hoặc ít nhất là giảm bớt. Câu chuyện mang tên Vikramaditya (tàu sân bay thứ 2 Nga đóng cho Ấn Độ) đã đến hồi kết. Cụ thể, vào tháng 11 tới, tàu sân bay Vikramaditya sẽ lên đường về Ấn Độ. Ngoài ra, đàm phán về các vấn đề nhạy cảm khác diễn ra không mấy suôn sẻ nhưng tuyệt nhiên không đi vào ngõ cụt. Điểm “nghẽn” trong việc xây dựng lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân “Kudankulam” là trách nhiệm của nhà thầu trong trường hợp xảy ra tai nạn, thiên tai hay những trường hợp bất khả kháng khác. Ấn Độ yêu cầu phải có điểm “trách nhiệm của nhà thầu” trong thỏa thuận sắp ký, bởi từ năm 2010, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua “Luật trách nhiệm pháp lý”. Moskva từ chối tuân thủ yêu cầy này. Họ viện dẫn, trong hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân “Kudankulam” ký năm 1988 và thực tế xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân (số 1 và số 2) không có mục “trách nhiệm pháp lý”. Tóm lại, cuộc gặp cấp cao Manmohan Singh - V.Putin tại Moskva lần này chỉ mang tính nghi thức. Nga và Ấn Độ đã đưa ra một “hiệp định khung” về hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực quan trọng như: Quốc phòng, năng lượng, công nghệ, du lịch và đầu tư. Chỉ là hiệp định “khung” thôi, những hợp đồng lớn, cụ thể chưa được ký kết. Nếu không tính đến những hợp đồng quân sự, quan hệ thương mại Nga - Ấn không vượt qua “mốc” 10 tỷ USD/năm. Trước đây, hai bên dự kiến doanh số thương mại sẽ đạt được 15 tỷ USD/năm và con số đó giờ đây chẳng ai dám chắc. Tại sao lại như vậy? Không có tuyên bố chính thức rằng Thủ tướng Manmohan Singh sẽ từ giã chính trường, nhưng chuyến công du Nga và Trung Quốc theo kiểu chia tay truyền thống của Ấn Độ lần này đã nói lên tất cả. Dư luận đang đồn đoán về cuộc bầu cử được tiến hành vào mùa xuân năm 2014, rằng nó sẽ thay đổi toàn bộ thế hệ lãnh đạo cấp cao của đất nước đông dân thứ nhì thế giới. Manmohan Singh đã ở tuổi 81, cái tuổi có thể nghỉ ngơi. Điều quan trọng là trong bối cảnh đồng rupee tiếp tục lao dốc, ngày 28/8 vừa rồi, đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), đảng lớn nhất trong liên minh đối lập, đã lên tiếng đòi Thủ tướng Manmohan Singh phải từ chức. Người được coi là kế nhiệm ông Singh - nhân vật số 2 của đảng cầm quyền là Rahul Gandhi - chắt của Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru, cháu trai của Thủ tướng Indira Gandhi, con trai của Thủ tướng Rajiv Gandhi lại chưa đủ...lớn. Sinh ra trong một gia đình dòng dõi, nhưng theo kết quả các cuộc điều tra xã hội học, Rahul Gandhi gần như chắc chắn sẽ thất bại trước các đối thủ hiện thời. Tháng 9 năm nay, BJP vừa tìm được thủ lĩnh Narendra Modi (63 tuổi) - người đứng đầu bang Guajarat và là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, người có thể mang lại chiến thắng cho đảng này sau thất bại hết sức bất ngờ của họ vào năm 2004. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, rất có thể cuộc bầu cử vào mùa xuân năm tới sẽ đưa Ấn Độ vào giai đoạn hỗn loạn. Rất có thể không đảng nào giành được chiến thắng tuyệt đối để có thể thành lập chính phủ. Vậy Manmohan Singh và V.Putin ký các hợp đồng hợp tác để làm gì, khi những người thực thi các hợp đồng ấy lại hoàn toàn khác. Vấn đề cốt lõi trong chuyến công du Moskva của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh là như vậy. Anh Phương
17
Gặp gỡ Nga - Ấn Độ
(Nguồn: Reuters) Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hiện đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc hai ngày, tuyên bố: "Chúng tôi sẽ cung cấp thêm 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm cho Trung Quốc. Hoạt động này sẽ do Rosneft - công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga thực hiện, và cung cấp khoảng 100 triệu tấn dầu trong vòng 10 năm tới với tổng trị giá 85 tỷ USD." Theo ông Medvedev, "đây là một khoản tiền khổng lồ đối với bất kỳ nước nào, kể cả với Trung Quốc. Điều này chứng minh thực tế rằng chúng tôi đã vươn tới cấp độ hợp tác mới và cao hơn". [Nguyên thủ Nga-Trung Quốc gặp gỡ trước thềm G-20] Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại cố đô St.Petersburg của Nga ngày 5/9, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin cho rằng quan hệ Nga-Trung đang phát triển hết sức tích cực trong giai đoạn hiện nay. Trong cuộc hội đàm, nguyên thủ hai nước đều bày tỏ mong muốn cải thiện hợp tác song phương trong các dự án quan trọng, tăng cường phối hợp chiến lược giữa Nga và Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Tổng thống Putin cho biết ông vui mừng khi thiết lập được quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với người đồng nhiệm Trung Quốc, cũng như quan hệ tích cực ở các cấp khác giữa Nga và Trung Quốc./. (Vietnam+)
18
Nga cung cấp dầu khí cho Trung Quốc
Đây là kết quả đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Nga. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Ảnh: AFP) Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 21 thỏa thuận quan trọng tại Thủ đô Bắc Kinh, giữa một bên là nhà sở hữu khí tự nhiên phong phú và một bên là nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới. Trong đó, quan trọng nhất là thỏa thuận khung về dự án khí tự nhiên trị giá 20 tỷ USD, bao gồm cả các hạng mục liên quan về vận chuyển như cảng biển và sân bay. Theo đó, Trung Quốc sẽ nhận được nguồn cung khí đốt tự nhiên lâu dài, ít nhất là 3 triệu tấn/năm. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết: “Sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng là then chốt trong quan hệ song phương”. Còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chia sẻ: "Sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga sẽ giúp duy trì tăng trưởng kinh tế cho cả hai bên”. Thủ tướng Nga Medvedev đang ở thăm Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày. Minh Nguyệt
18
Nga cung cấp dầu khí cho Trung Quốc
Theo thỏa thuận, Sinopec sẽ chi trả 25-30% hợp đồng 10 năm trị giá 85 tỉ USD giữa Rosneft và Sinopec. Bắt đầu từ năm 2014, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 10 triệu tấn dầu/năm. Theo Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hai nước đang bước vào giai đoạn thảo luận giá cả nhằm đưa khí đốt của Nga sang Trung Quốc. Ông Medvedev còn khẳng định nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực năng lượng hạt nhân với Trung Quốc. Thỏa thuận được tuyên bố trong chuyến thăm của Thủ tướng Medvedev đến Bắc Kinh nhằm mục đích bán khí đốt cho thị trường năng lượng đang bùng nổ ở Trung Quốc. Đây là một trong 21 văn kiện hợp tác song phương được ký kết sáng qua trước sự chứng kiến của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Medvedev. Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết cuộc gặp giữa ông và thủ tướng Nga đã thành công tốt đẹp với việc hai bên nhất trí thông qua hàng loạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược song phương. Theo ông Lý Khắc Cường, trong bối cảnh môi trường quốc tế có những diễn biến phức tạp, quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga dựa trên cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế sẽ giúp hồi phục nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi trước những thách thức và nguy cơ tiềm tàng. ĐÔNG PHƯƠNG
18
Nga cung cấp dầu khí cho Trung Quốc
Binh sĩ Ấn Độ đóng tại biên giới ở Kashmir Ảnh: Reuters Theo hãng tin AFP, ít nhất một binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và sáu người khác bị thương trong cuộc đọ súng ở biên giới vùng Kashmir. Một người phát ngôn Lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ (BSF) cho biết giao tranh đã xảy ra ở 50 điểm dọc biên giới. Người phát ngôn quân đội Ấn Độ Nitin Narhar Joshi khẳng định đây là vụ giao tranh căng thẳng nhất kể từ năm 2003. “Tình hình ở biên giới đang rất nghiêm trọng và ngày càng căng thẳng hơn do các hành vi xâm phạm của Pakistan” - ông Joshi nhấn mạnh. Trong tháng vừa qua, các vụ đọ súng liên tục xảy ra ở biên giới Ấn Độ - Pakistan. Bộ Quốc phòng Ấn Độ tố cáo phía quân đội Pakistan đã vi phạm thỏa thuận ngừng băn giữa đôi bên 200 lần trong năm nay. Cả hai nước đều cáo buộc bên kia khiêu khích, dẫn đến các vụ đọ súng. Phía BSF nghi ngờ quân đội Pakistan chủ động giao tranh để giúp phiến quân Hồi giáo từ Pakistan xâm nhập khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Hồi tháng trước Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Pakistan Nawaz Sharif đã hội kiến ở New York (Mỹ). Hai nhà lãnh đạo đã cam kết cải thiện an ninh khu vực biên giới và xây dựng lòng tin. Tuy nhiên đến nay tình hình vẫn chưa có gì biến chuyển. NGUYỆT PHƯƠNG
19
Ấn Độ - Pakistan giao tranh
Quân đội Ấn Độ và Pakistan hôm qua (22/10) tiếp tục giao tranh dọc theo Ranh giới kiểm soát (LoC), chia khu vực Kashmir thành hai phần lãnh thổ do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát. Theo giới chức Ấn Độ, các vụ đấu súng bùng phát từ sáng qua và kéo dài hơn một giờ đồng hồ ở hạt Poonch, cách thành phố Srinagar, thủ phủ tỉnh Kashmir 185km về phía Tây Nam. Trước đó, từ tối 20/10 và tiếp tục đến sáng 21/10, quân đội Ấn Độ và Pakistan cũng đã nã pháo vào nhau tại các ngôi làng giáp biên thuộc các huyện Samba, Kathua và Jammu. Các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trên diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Nhà ở Ấn Độ Shushil Kumar Shinde vừa có chuyến thị sát khu vực bất ổn này nhằm đánh giá tình hình an ninh dọc theo Ranh giới kiểm soát. Từ ngày 6/8 vừa qua, các cuộc đọ súng giữa hai bên đã diễn ra thường xuyên và tập trung dọc Ranh giới kiểm soát ở Poonch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các cuộc đọ súng cũng liên tiếp được ghi nhận tại các khu vực dọc đường biên giới quốc tế dài khoảng 198km./.
19
Ấn Độ - Pakistan giao tranh
Lính Mỹ trong một cuộc tập trận chung với Hàn Quốc - Ảnh: Reuters Trong bài xã luận trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, Bình Nhưỡng cho rằng Washington đang nỗ lực thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa và căn cứ điều khiển máy bay không người lái ở Nhật Bản, viện cớ chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên. Bình Nhưỡng cho rằng động thái này của Mỹ “thật lố bịch”. Triều Tiên cho rằng Washington đang “giả vờ” tạo ra khối liên minh Mỹ-Hàn-Nhật thực chất là để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rodong Sinmun nhấn mạnh rằng Triều Tiên sẵn sàng hội đàm với Mỹ, đồng thời chuẩn bị tư thế chiến tranh chống lại Mỹ. Bình Nhưỡng đang nỗ lực xây dựng một Triều Tiên thịnh vượng, nâng cao chất lượng đời sống người dân, không hề muốn gây căng thẳng mà chỉ muốn có một môi trường hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, theo Rodong Sinmun. Trong một diễn biến có liên quan, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết Mỹ-Hàn Quốc chuẩn bị tăng cường những cuộc diễn tập chiến tranh (cách Triều Tiên gọi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn) vào năm 2014 là một “hành động gây hấn nghiêm trọng”. Theo KCNA, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phải chịu hết tất cả trách nhiệm về việc làm gia tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Phúc Duy
20
Triều Tiền - Hàn Quốc
Trả lời câu hỏi khi nào và trong điều kiện nào thì chiến tranh có thể bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên trong buổi điều trần đầu tiên từ khi nhậm chức trước Quốc hội vào ngày 22-10, Tham mưu trưởng liên quân Choi Yun-hee đã phát biểu nhận định trên. Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), Đô đốc Choi Yun-hee ghi nhận tính đến động thái của chế độ Triều Tiên hiện nay thì tình hình bây giờ khác lúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Triều Tiên có thể phát động chiến tranh trong trường hợp bị đe dọa, cán cân quân bình Nam-Bắc thay đổi và có nhầm lẫn trong đánh giá của đồng minh Mỹ-Hàn. Ông khẳng định CHDCND Triều Tiên sẽ không ngừng tuyên truyền đe dọa nhưng cũng tiếp tục chuẩn bị củng cố khả năng khiêu khích thực sự. Ông đánh giá Bình Nhưỡng có năng lực hạt nhân đáng kể nếu tính đến các vụ bắn tên lửa tầm xa và vụ thử hạt nhân lần thứ ba. Hôm 21-10, Thông tấn xã KCNA (CHDCND Triều Tiên) dẫn lời Ủy ban Thống nhất hòa bình Triều Tiên đã đe dọa sẽ ném bom không thương tiếc nếu quân đội Hàn Quốc không bỏ kế hoạch bắn đạn pháo truyền đơn sang miền Bắc. D.THẢO
20
Triều Tiền - Hàn Quốc
Triều Tiên thường xuyên cảnh báo nhấn chìm Hàn Quốc trong biển lửa một cách không thương tiếc. Ảnh: KCNA KCNA dẫn lời Ban thư ký Ủy ban Hòa bình Thống nhất Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải trả giá cao cho sự khiêu khích "ngu ngốc" của họ khi dàn dựng một cuộc chiến tranh tâm lý chống lại Triều Tiên. Lời tuyên bố trên xuất hiện trong bối cảnh tờ Joong-Ang Ilbo của Hàn Quốc đưa tin quân đội nước này tiếp tục đẩy mạnh việc rải truyền đơn sang Triều Tiên bằng cách phát triển loại đạn pháo mang đầu đạn rỗng có khả năng đưa truyền đơn vào sâu trong lãnh thổ Triều Tiên. Tuy giới chức Hàn Quốc chưa xác nhận thông tin trên nhưng phía Triều Tiên tỏ ra vô cùng phẫn nộ. "Đây là một hành động khiêu khích không thể chấp nhận được của Hàn Quốc đối với Triều Tiên. Chúng tôi sẽ không bao giờ chịu đựng được hành động ngu ngốc của những con rối hiếu chiến này và sẽ quét sạch chúng một cách tàn nhẫn", Ban Thư ký Ủy ban hòa bình thống nhất Triều Tiên cho hay. Trong những năm gần đây, những nhà hoạt động chính trị ở Hàn Quốc thường phát tờ rơi chống chính quyền Triều Tiên qua các khinh khí cầu, bất chấp những lời cảnh báo từ Bình Nhưỡng. Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên căng thẳng trở lại trong vài tuần gần đây. Triều Tiên liên tục phát đi những tuyên bố cứng rắn sau khi Seoul và Washington nhất trí xây dựng chiến lược chung để đối phó với nguy cơ tấn công hạt nhân từ Triều Tiên. Quốc Anh
20
Triều Tiền - Hàn Quốc
Trang Twitter ngày hôm qua của CCTV News với dòng tin về cuộc điều tra đặc biệt (thứ 3 từ trên xuống). Ảnh: SCMP/Weibo Twitter của CCTV hôm qua dẫn tin có nội dung giống với một phóng sự trước đó của South China Morning Post, về việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định mở cuộc điều tra đặc biệt với cựu trùm an ninh nước này. Dòng tin này được lập tức gỡ xuống ngay sau đó Các hãng thông tấn Trung Quốc không có thông tin gì về cuộc điều tra trên. Website của South China Morning Post cũng không thể truy cập được tại Trung Quốc từ hôm thứ hai. Thông cáo chính thức của CCTV trên Twitter hôm nay cho biết, "tài khoản Twitter của CCTV News đã bị xâm nhập hôm 21/10, đăng tải bất hợp pháp các thông tin không chính xác được lấy từ các nguồn khác nhau. Thông tin không chính thức đã được xóa bỏ". Reuters dẫn lời người phát ngôn của CCTV, xác nhận lại thông tin tài khoản Twitter của hãng này bị xâm nhập, nhưng bà này từ chối cung cấp thêm các thông tin khác. Thông tin về cuộc điều tra đặc biệt của South China Morning Post được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt các quan chức cao cấp của Trung Quốc bị bắt và kết án từ đầu năm trở lại đây, được cho là có quan hệ thân cận với vị cựu trùm an ninh này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi vấn đề chống tham nhũng là nhiệm vụ hàng đầu trong nghị trình của chính phủ, với mục tiêu bao gồm cả "hổ" và "ruồi", tức là sẽ trừng phạt các quan tham bất kể cấp bậc cao hay thấp. Đức Dương
21
CCTV để lộ vụ điều tra Chu Vĩnh Khang
Ngày 22-10, CCTV tuyên bố một trong những tài khoản Twitter của cơ quan này đã bị tấn công và “bị sử dụng bất hợp pháp để đăng thông tin không chính xác sao chép từ các nguồn khác”. CCTV cũng xóa dòng thông báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thành lập một tổ công tác đặc biệt để điều tra về các cáo buộc tham nhũng đối với ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tin nhắn Twitter của CCTV xuất hiện lúc 5 giờ 24 phút chiều 21-10 (giờ địa phương) và lan truyền nhanh chóng, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông. Tuy nhiên, 2 giờ sau đó, CCTV xóa thông tin này. Người phát ngôn của CCTV - Trương Hiểu Kiến - xác nhận một trong những tài khoản Twitter của đài bị tấn công nhưng không nêu thông tin chi tiết. Thực hư về chuyện điều tra ông Chu Vĩnh Khang vẫn chưa rõ Ảnh: REUTERS Thông tin hôm 21-10 khiến truyền thông Trung Quốc nháo nhào. SCMP dẫn các nguồn tin cho biết ông Tập Cận Bình quyết định đưa vụ điều tra ông Chu Vĩnh Khang ra một cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Đới Hà vào tháng 8. Bên cạnh đó, giới chức Bắc Kinh quyết định giao cho Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Cảnh sát trưởng Bắc Kinh Phó Chính Hoa phụ trách tổ chuyên án điều tra Chu Vĩnh Khang chứ không phải là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương đảng như các trường hợp trước đây. Tính đến nay, hàng chục quan chức cấp cao công tác tại những nơi ông Chu từng lãnh đạo - như tại Tứ Xuyên và Tổng Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) - đã bị bắt. Tuy nhiên, thông tin về bản thân ông Chu vẫn rất mù mờ. Theo nhiều tờ báo, trong đó có SCMP, ông Chu thực sự nằm trong tầm ngắm nhưng nguồn tin của Reuters lại cho rằng ông này chỉ đóng vai trò hợp tác điều tra với cơ quan chức năng. Cho dù Twitter bị chặn tại Trung Quốc, một số phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước vẫn mở tài khoản trên mạng xã hội phổ biến này để thu hút thêm độc giả ở nước ngoài. Tài khoản Twitter của CCTV hiện có 2.480 người theo dõi, khá khiêm tốn so với con số 9,9 triệu người theo dõi đài này trên trang mạng xã hội Weibo - một phiên bản Twitter của Trung Quốc. Trung Quốc thường tuyên bố Bắc Kinh là một trong những “nạn nhân” bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới. Bắt 5 người tung tin đồn trên mạng Tân Hoa Xã ngày 22-10 đưa tin Trung Quốc bắt giữ 5 người về tội tống tiền và tung tin đồn thất thiệt trên các trang mạng. Đứng đầu nhóm này là Đậu Thất Vĩ, 29 tuổi, bị bắt vào cuối tháng 8. Người này đã giả danh nhà báo, tìm cách tống tiền các cán bộ có vấn đề. “Đậu Thất Vĩ đã tung tin đồn gây ra nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến hình ảnh của chính quyền địa phương và tác động tiêu cực đến xã hội” - văn phòng công tố TP Hành Dương thuộc tỉnh Hồ Nam thông báo. Hàng trăm người đã bị bắt giữ ở Trung Quốc kể từ tháng 8 trong bối cảnh chính phủ nỗ lực kiểm soát thông tin trực tuyến. Cùng ngày, Tân Hoa Xã dẫn báo cáo của VKSND Tối cao Trung Quốc công bố tại phiên họp thường kỳ của quốc hội cho biết tổng cộng có 32 quan chức cấp bộ bị điều tra tham nhũng kể từ tháng 1-2008 đến tháng 8-2013. Theo Viện trưởng Tào Kiến Minh, trong cùng thời gian trên, khoảng 13.300 trên tổng số 198.781 đối tượng bị điều tra tham nhũng là quan chức cấp huyện trở lên.
21
CCTV để lộ vụ điều tra Chu Vĩnh Khang
Ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách ngành an ninh mới nghỉ hưu sau tháng 11 năm ngoái được cho là đang bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng. Bưu điện Hoa Nam ngày 22/10 đưa tin, tài khoản Twitter của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã gây ra một cơn chấn động truyền thông vào thứ Hai khi thông báo đang có một cuộc điều tra chống tham nhũng nhằm vào ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, một quan chức cao cấp từng nắm ngành an ninh nội bộ nước này, chỉ sau vài phút thông báo đó đã bị xóa. Twitter của CCTV đã đưa tin theo tờ Bưu điện Hoa Nam hôm 21/10, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đã thành lập một tổ công tác đặc biệt để điều tra một quan chức cao cấp mà không nói rõ tên, ngay sau đó CCTV đã xóa thông tin này. Tài khoản Twitter của CCTV hôm nay thông báo rằng nó đã trở thành mục tiêu (bị hack?) trong ngày 21/10 và bị sử dụng bất hợp pháp để đăng thông tin không chính xác sao chép từ các nguồn khác. Các thông tin trái phép đã bị xóa. Ảnh chụp màn hình tài khoản Twitter của CCTV tối thứ Hai 21/10. Bài báo của Bưu điện Hoa Nam dẫn các nguồn tin riêng cho biết, ông Tập Cận Bình đã quyết định đưa vụ điều tra ông Chu Vĩnh Khang với cáo buộc tham nhũng ra một cuộc họp Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Đới Hà vào tháng 8. Bưu điện Hoa Nam cũng cho hay, giới chức Bắc Kinh đã quyết định giao cho Phó Chính Hoa, một Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc phụ trách tổ chuyên án điều tra Chu Vĩnh Khang mà không phải là Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương như các trường hợp thường thấy khác. Hàng chục quan chức cấp cao đang công tác tại các "căn cứ quyền lực" của ông Khang tại Tứ Xuyên và tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã bị bắt tạm giam.
21
CCTV để lộ vụ điều tra Chu Vĩnh Khang
Tân Hoa xã ngày 19/10 đưa tin ông Quý bị sa thải vì tình nghi “vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng”, một cụm từ mà chính quyền Trung Quốc thường dùng để ám chỉ các quan chức phạm tội tham nhũng. Trước đó, Tân Hoa xã ngày 17/10 đưa tin ông Quý bị điều tra nhưng không công bố thêm chi tiết. Ông Quý Kiến Nghiệp, 56 tuổi, nguyên Thị trưởng thành phố Nam Kinh từ tháng Giêng năm 2010. Thành phố tám triệu dân này là thủ phủ tỉnh Giang Tô ở miền Đông Trung Quốc. Ông Quý Kiến Nghiệp trong một sự kiện thể thao Nam Kinh được coi là thành phố thương mại lớn thứ hai ở phía đông Trung Quốc, sau Thượng Hải, và là một trong 15 thành phố cấp tỉnh của nước này. Thành phố cấp tỉnh có quyền tự chủ về kinh tế, được tự hoạch định chính sách như một tỉnh. Trong những năm gần đây, thành phố Nam Kinh đã phát triển mạnh mẽ trở thành một thành phố hiện đại, cởi mở, cạnh tranh sức tăng trưởng kinh tế với Thượng Hải và khu vực Dương Tử lân cận. Một số nguồn tin từ Trung Quốc cho rằng ông Quý đã lợi dụng sự phát triển kinh tế của thành phố này để tư lợi bất chính cho mình. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, sau khi trở thành Phó Thị trưởng năm 2009 rồi Thị trưởng vào năm 2010, ông Quý đã giám sát rất nhiều dự án xây dựng trên khắp thành phố, tạo cơ hội cho nạn hối lộ lan tràn và gây ra nhiều sự bất bình trong dư luận. Nhân dân Nhật báo cho rằng trong các cáo buộc chống lại ông Quý có khoản tiền hối lộ lên tới 3,3 triệu USD. Trước khi được chuyển tới Nam Kinh, ông Quý đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau ở tỉnh Giang Tô. Kể từ khi lên nắm quyền từ hồi tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố sẽ kiên quyết đấu tranh với nạn tham nhũng. Ông đã phát động một chiến dịch quy mô lớn nhằm đấu tranh với các quan chức tham nhũng, tuy nhiên một số nhà phê bình cho rằng những thay đổi về chính trị này vẫn chưa đủ để kiểm soát quyền lực của các quan chức địa phương. Đây là vụ án mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập phát động. Tháng trước, một tòa án Trung Quốc kết án cựu chính trị gia hàng đầu Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư thành phố Trùng Khánh, án tù chung thân vì các tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Trong một vụ án khác, cựu Phó Tỉnh trưởng tỉnh Cát Lâm Điền Học Nhân đã phải ra tòa với buộc tội nhận 19,2 triệu nhân dân tệ (3,1 triệu USD) tiền hối lộ từ các công ty và cá nhân trong tỉnh. Trước đó vào đầu tháng 7, cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân phải nhận án tử hình có ân hạn cho hai tội danh nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực./. V.V (Theo báo Trung Quốc)
22
Trung Quốc sa thải thị trưởng Nam Kinh
Ông Quý Kiến Nghiệp bị sa thải vì bị tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Quyết định sa thải ông được đưa ra 2 ngày sau khi Ủy ban Điều tra Tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết rằng ông đang bị điều tra. Tuy nhiên, chi tiết cuộc điều tra không được tiết lộ. Báo Thương mại Herald thế kỷ 21 chỉ hé lộ rằng ông bị điều tra về tham nhũng kinh tế các công trình xây dựng. Ông Quý Kiến Nghiệp Một bài viết mới đây trên tờ Nhân dân Nhật báo đãphanh phui vụ việc ông Kiến Nghiệp liên quan tới số tiền bất chính khoảng 20 triệu Nhân dân tệ (3,3 triệu USD). Ông Quý Kiến Nghiệp trở thành quyền Thị trưởng Nam Kinh năm 2009 và giữ chức Thị trưởng từ tháng 1.2010, đồng thời là phó Bí thư Hội đồng nhân dân Nam Kinh. Từ khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi tháng 3 vừa qua đã khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng. Vài quan chức chính phủ đã bị cách chức vì tội danh này. Một số lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Năng lượng PetroChina cũng đang bị điều tra. Cẩm Mai (Theo BBC, Reuters) Ông Quý Kiến Nghiệp bị sa thải vì bị tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Quyết định sa thải ông được đưa ra 2 ngày sau khi Ủy ban Điều tra Tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết rằng ông đang bị điều tra. Tuy nhiên, chi tiết cuộc điều tra không được tiết lộ. Báo Thương mại Herald thế kỷ 21 chỉ hé lộ rằng ông bị điều tra về tham nhũng kinh tế các công trình xây dựng. Ông Quý Kiến Nghiệp Một bài viết mới đây trên tờ Nhân dân Nhật báo đãphanh phui vụ việc ông Kiến Nghiệp liên quan tới số tiền bất chính khoảng 20 triệu Nhân dân tệ (3,3 triệu USD). Ông Quý Kiến Nghiệp trở thành quyền Thị trưởng Nam Kinh năm 2009 và giữ chức Thị trưởng từ tháng 1.2010, đồng thời là phó Bí thư Hội đồng nhân dân Nam Kinh. Từ khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi tháng 3 vừa qua đã khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng. Vài quan chức chính phủ đã bị cách chức vì tội danh này. Một số lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Năng lượng PetroChina cũng đang bị điều tra.
22
Trung Quốc sa thải thị trưởng Nam Kinh
Ông Quý Kiến Nghiệp. Theo hãng tin Xinhua, ông Quý Kiến Nghiệp bị sa thải vì "bị tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", cụm từ thường được dùng để mô tả tội tham nhũng. Quyết định sa thải diễn ra chỉ 2 ngày sau khi ủy ban điều tra tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ rằng ông Quý đang bị điều tra. Không thông tin chi tiết nào về vụ việc của ông Quý được tiết lộ. Tuy nhiên, tờ báo 21st Century Business Herald được nhà nước Trung Quốc ủng hộ cho biết ông Quý bị điều tra về tội tham nhũng kinh tế và các dự án xây dựng. Một bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo cho hay vụ việc của ông Quý có thể liên quan tới số tiền 20 triệu nhân dân tệ (3,3 triệu USD) trong các quỹ. Vài quan chức cấp cao của chính phủ đã bị sa thải trong những tháng gần đây trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 3. Một số lãnh đạo cấp cao của tập đoàn năng lượng PetroChina cũng đang bị điều tra. Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, có dân số khoảng 7 triệu người. Ông Quý làm thị trưởng Nam Kinh từ năm 2009 và cũng là phó Bí thư Hội đồng nhân dân Nam Kinh, Xinhua cho biết. An Bình Theo Xinhua, BBC
22
Trung Quốc sa thải thị trưởng Nam Kinh
Lý do được cho là chính quyền Ấn Độ nghi ngờ tàu này vận chuyển trái phép vũ khí trong vùng lãnh hải của mình. 35 thành viên thủy thủ đoàn của con tàu Seaman Guard Ohio thuộc sở hữu một công ty an ninh hàng hải có trụ sở tại Virginia (Mỹ) bị truy tố thuộc các quốc tịch Anh, Estonia, Ấn Độ và Ukraine. Theo các nhà chức trách Ấn Độ, con tàu này mang theo vũ khí và đã tiến vào vùng lãnh hải của Ấn Độ mà không có bất cứ khai báo cũng như giấy phép nào về việc sở hữu vũ khí. Điều này đã vi phạm vào Công ước Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác. Ngọc anh
23
Ấn Độ bắt thủy thủ đoàn tàu Mỹ
Ngoại trưởng Ấn Độ Sujata Singh nói với phóng viên rằng có 8 thủy thủ đoàn và 25 nhân viên an ninh của con tàu Seaman Guard Ohio bị bắt giữ sau khi không thể xuất trình giấy tờ cho phép chở vũ khí. Con tàu thuộc Công ty an ninh AdvanFort có trụ sở tại bang Virginia-Mỹ nhưng được đăng ký tại Sierra Leone. Tàu bị bắt giữ từ 12-10 với lượng lớn vũ khí và hiện đang neo đậu ở cảng Tuticorin, bang Tamil Nadu.  Tàu Seaman Guard Ohio bị bắt giữ Thuyền trưởng tàu trên nói với nhà điều tra rằng công ty đã cung cấp những nhân viên an ninh có vũ trang để hộ tống tàu đi vào vùng biển Ấn Độ Dương vốn có nhiều cướp biển. Cảnh sát Ấn Độ tìm thấy 35 vũ khí tự động và gần 5.700 băng đạn từ lực lượng an ninh của tàu. Theo Sujata Singh, tất cả những người bị bắt đều đối mặt với tội sở hữu trái phép vũ khí, đi vào vùng biển Ấn Độ mà không có giấy tờ hợp lệ. “Thủy thủ đoàn và nhân viên an ninh tàu bị bắt giữ đang phối hợp cùng nhà điều tra”-bà Sujata Singh cho biết thêm và nói rằng tất cả thông tin đều đã được thông báo cho Đại sứ Mỹ ở New Delhi nhưng phía họ vẫn chưa bình luận gì. William H. Watson, chủ tịch của AdvanFort bác bỏ thông tin tàu xâm nhập vùng biển Ấn Độ: “Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn đã tiếp cận chúng tôi và đề nghị theo họ vào cảng. Chúng tôi không bao giờ bước chân vào lãnh hải Ấn Độ nếu không được phép”. Theo William H. Watson, hiện công ty ông đang phối hợp tích cực với nhà điều tra Ấn Độ để làm rõ mọi chuyện. Tàu có đến 35 thành viên bao gồm 10 thủy thủ đoàn và 25 nhân viên an ninh gồm người Ấn Độ, Anh, Estonia và Estonia. Hai người trong thủy thủ đoàn không bị bắt giữ vì phải ở lại tàu làm công việc bảo trì. Ấn Độ rất nhạy cảm với sự có mặt của nhân viên an ninh trên các tàu hàng sau vụ hai hai ngư dân bị hai thủy quân lục chiến Ý bắn chết vì tưởng là cướp biển.
23
Ấn Độ bắt thủy thủ đoàn tàu Mỹ
BBC dẫn lời các quan chức cho biết, tàu MV Seaman Guard Ohio bị Lực lượng Cảnh sát biển Ấn Độ bắt giữ hôm 12-10 và hiện đang thả neo tại cảng Tuticorin, bang Tamil Nadu. Thủy thủ đoàn gồm 35 thành viên mang quốc tịch Ấn Độ, Anh, Ukraine và Estonia. 33 thành viên được đưa đến một đồn cảnh sát địa phương để thẩm vấn, 2 người được phép ở lại trên tàu. Tàu Seaman Guard Ohio bị bắt giữ. Ảnh: AP Ủy ban cấp cao Anh tại New Delhi, cho biết các quan chức lãnh sự đã liên lạc với họ qua email và với chính quyền địa phương, đang cố gắng làm rõ chính xác những gì xảy ra. Theo AdvanFort, con tàu được đăng ký tại Sierra Leone này chuyên cung cấp các thiết bị bảo vệ chống cướp biển như đồng phục, thiết bị bảo hộ, dụng cụ y tế , súng trường và đạn dược – “tất cả đều được đăng ký và cấp giấy phép AdvanFort”. Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi hiện không bình luận về vụ việc. B.Ngân
23
Ấn Độ bắt thủy thủ đoàn tàu Mỹ
Một quan chức Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cũng xác nhận với hãng AFP rằng toàn bộ hành khách trên máy bay đều đã thiệt mạng. Hãng Kyodo dẫn lời một quan chức Đại sứ quán Thái Lan tại Vientiane (Lào) cho biết, trong số hành khách trên máy bay có người Việt Nam, Thái Lan, Australia, Canada, Hàn Quốc, Pháp, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan (TQ), Lào và Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee nói rằng một quan chức của Lào xác nhận với ông rằng trên máy bay gồm có 39 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Chiếc máy bay đã lao xuống sông ở địa điểm cách sân bay thuộc tỉnh Champasak ở Nam Lào khoảng 8km. Tờ Bangkok Post của Thái cho biết máy bay đã rơi xuống sông Mekong ngay trước khi hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu khi cố gắng hạ cánh xuống sân bay Pakse, thành phố du lịch ở phía Nam, thủ phủ tỉnh Champasak. Truyền hình Thái cũng phát đi hình ảnh cho thấy chiếc máy bay ngập nửa thân xuống sân, với nhiều xác chết bị đánh dạt vào bờ. Trong khi đó, theo một nguồn tin trong ngành hàng không, chiếc máy bay hai động cơ ATR của Lao Airlines chở theo 40 hành khách đã cất cánh từ thủ đô Vientiane lúc 14 giờ 50 phút để đi Champasak và gặp nạn lúc khoảng 16 giờ cùng ngày. Người phát ngôn của nhà sản xuất máy bay ATR (Pháp) cũng đã xác nhận vụ tai nạn xảy ra với chiếc máy bay do Lao Airlines sở hữu. Các quan chức hàng không và Chính phủ Lào hiện chưa có bình luận gì về vụ tai nạn. Lao Airlines thành lập năm 1976, hiện điều hành phi đội bay gồm các máy bay ATR-72, Airbus A320 và MA60 của Trung Quốc. Hãng này khai thác các đường bay tới Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.m -)Xác định 2 nạn nhân người Việt trong vụ tai nạn máy bay tại Lào Vietnam+ Trong một email được Bangkok Post trích đăng, một công dân nước ngoài đang có mặt ở Pakse mô tả hiện trường vụ tai nạn rất kinh khủng. “Ngôi chùa Trung Quốc ở trước nhà tôi trở thành một trung tâm cấp cứu”, ông này cho hay. “Tôi nhìn thấy những thi thể được đưa tới đây. Đó là một cảnh tượng hỗn loạn, khi những chiếc xe cứu thương chen chúc với những phương tiện khác trên con đường đầy bùn đất và ổ gà. Hàng trăm người đổ tới hiện trường, một số vì tò mò, trong khi số khác có vẻ như tìm kiếm những người thân của họ”, theo Vnexpress
24
Tìm kiếm thi thể vụ rơi máy bay ở Lào
TIN BÀI LIÊN QUAN: Các nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. (Ảnh: Reuters) Các chuyên gia quốc tế tới từ Pháp và Thái Lan đã được cử tới hiện trường để hỗ trợ pháp y và xác định băng ghi dữ liệu chuyến bay, vốn có thể giúp giải thích tại sao chiếc ATR-72 mới nhập của hãng hàng không Laos Airlines lại gặp nạn. Tuy nhiên, mưa lớn đã khiến công việc tìm kiếm các thi thể và thân máy bay phải tạm ngừng. Chiếc máy bay mang số hiệu QV301 đã lao xuống sông Mekong khi chuẩn bị hạ cánh trong thời tiết mưa bão tại sân bay Pakse, miền nam nước Lào. Tổng cộng 49 người trên máy bay, trong đó có một nửa là người nước ngoài, được cho là không thể sống sót. Tính tới trưa 18/10, 27 thi thể đã được tìm thấy, Yakua Lopangkao, giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Lào cho biết. Ông cũng nói thêm rằng các nhân viên cứu hộ vẫn chưa xác định được vị trí của thân máy bay trong vùng luồng lạch rộng lớn và đầy bùn đất. Bộ trưởng Bộ Giao thông Lào Sommad Pholsena bày tỏ sự thất vọng khi ông chờ đợi sự giúp đỡ hơn nữa tại hiện trường vụ tai nạn. "Thật khó để tìm kiếm các thi thể dưới nước," ông Sommad nói với các phóng viên. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan Chadchart Sittipunt cho biết Hải quân Thái ban đầu đã cử các thợ lặn tới hỗ trợ nhưng công việc của họ trở nên rất phức tạp bởi dòng chảy mạnh, nước sâu tới 10m và tầm nhìn kém trong con sông đục ngầu. Ông cũng nói rằng các tàu đánh cá bằng lưới rà của Hải quân cũng được gửi đến tiếp viện vào hôm 18/10 để quét toàn bộ dòng sông với những chiếc lưới khổng lồ nhằm định vị thân máy bay, cùng với một nhóm bác sĩ pháp y để giúp xác định các nạn nhân. "Chúng tôi nghĩ rằng máy bay đã bị gãy làm đôi. Phần đuôi của máy bay có chứa hộp đen," ông Chadchart nói trong một cuộc điện đàm sau khi gặp gỡ với người đồng cấp Lào ở Pakse. "Nhiều thi thể được tin là vẫn mắc kẹt trong máy bay hoặc đang trôi nổi trên sông." Không quân Thái cho biết đã điều một máy bay vận tải C-130 cùng các chuyên gia và thiết bị bao gồm một bộ quét lớn để xác định các vật thể kim loại tới hỗ trợ quốc gia láng liềng. Sầm Hoa(Theo ABCnews)
24
Tìm kiếm thi thể vụ rơi máy bay ở Lào
Lao Airlines hôm qua thông báo, danh sách hành khách và phi hành đoàn gồm 49 người, nhưng cuối cùng một người không lên máy bay, Vientiane Times đưa tin. Trong số người trên máy bay có 5 Việt kiều. Các hành khách trên chuyến bay là người nước ngoài đang làm việc tại Lào cùng khách du lịch đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến tối qua, đã tìm thấy 26 thi thể, trong đó có 3 Việt kiều, trong vụ máy bay của Lao Airlines rơi xuống sông Mekong chiều 16/10. Giới chức Lào nói họ thiếu thiết bị và nhân lực để xác định vị trí thân máy bay. Đội cứu hộ Thái Lan ngày 18/10 đưa lên bờ một thi thể nạn nhân vụ máy bay rơi ở nam Lào AFP cho biết việc trục vớt thi thể các nạn nhân và cả xác máy bay đang rất khó khăn bởi dòng nước chảy xiết. Tình nguyện viên Soubinh Keophet tham gia công tác cứu hộ cho biết có những thi thể trôi xa tới 50km so với địa điểm rơi máy bay. Hiện tại nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra nhưng các khả năng đều hướng về thời tiết xấu. AFP cho biết một trong hai phi công của chuyến bay QV301 hôm 16/10 là người Campuchia và có nhiều năm kinh nghiệm. Ông Cao Đình Hạnh - chủ tịch Hội người Việt ở tỉnh Champasak - cho hay đã có hai thi thể người Việt được vớt lên. Đó là thi thể của cô Chinda Phommasone (tên Việt là Lê Thị Trinh) được tìm thấy hôm 17/10. Trước đó một ngày, thi thể cô tiếp viên hàng không Kaysorn (tên tiếng Việt là Đặng Thị Hiệp) cũng được tìm thấy. Ông Hạnh cho biết sau khi được khám nghiệm và xác nhận, thi thể cô Chinda đã được đưa về gia đình để làm tang lễ. Hiện thi thể cô tiếp viên Kaysorn đang được khám nghiệm. Cô Kaysorn có bố mẹ đều ở Pakse. Người nhái lặn xuống sông để tìm kiếm thi thể các nạn nhân Ngoài ra, như ông Hạnh cho biết, cộng đồng Việt kiều ở Pakse đã giúp đỡ và hỗ trợ hết mình gia đình các nạn nhân người Việt gặp nạn trong việc tổ chức tang lễ chu đáo. Trong khi đó, suốt từ hôm xảy ra tai nạn đến nay, cộng đồng mạng ở Thái Lan và Lào cũng chia sẻ hình ảnh từ trang Facebook cá nhân của cô Chinda, bày tỏ sự thương tiếc và chia buồn với gia đình. Hình ảnh cuối cùng mà cô Chinda đưa lên Facebook là cảnh cô chụp cùng bố mẹ (ông Lê Huề và bà Vương Thị Ngân), em trai và một cô bạn tại sân bay Wattay của Vientiane. Lời chú thích ảnh được ghi bằng tiếng Thái: “Đi Pakse đây”. Ông Hạnh cũng xác nhận, cô gái mặc váy hoa trong hình cùng với Chinda là cô Đào Thị Liễu, cũng tử nạn trong chuyến bay QV301. Cô Liễu quốc tịch Canada, còn có tên gọi thông thường là Bộp. Chính phủ Lào đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và bạn bè những người tử nạn trong vụ máy bay rơi ở tỉnh Champassak, Vientiane Times đưa tin ngày 18/10. Văn phòng Chính phủ Lào tổ chức họp báo tại thủ đô Vientiane sáng qua, để thông báo tiến trình tìm kiếm xác nạn nhân và xác máy bay. Chính phủ sẽ tổ chức một phút mặc niệm những người thiệt mạng, dù việc tìm kiếm vẫn đang diễn ra. Chính phủ cũng thông báo rằng, tất cả hoạt động trong lễ hội đua thuyền trên sông Mekong trong dịp này sẽ bị hủy.
24
Tìm kiếm thi thể vụ rơi máy bay ở Lào
Phiến quân Syria tại thành phố Deir al-Zor Tướng Jama'a Jama'a bị một tay súng bắn tỉa của lực lượng nổi dậy sát hại hôm 17.10 trong trận giao tranh ác liệt. Cái chết của ông được đánh giá là một bước thụt lùi đáng kể đối với phe ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad tại thành phố Deir al-Zor. Trong một tuyên bố trên Facebook, thi thể của tướng Jama'a đã được đưa trở về an táng tại quê nhà ở Zama, nằm trong dãy núi nhìn ra biển Địa Trung Hải thuộc thành trì của giáo phái Alawite ủng hộ Tổng thống Assad. Tướng Jama'a (59 tuổi) từng là sĩ quan tình báo quân sự hàng đầu của Syria tại Li-băng cho đến khi Damascus rút quân khỏi quốc gia láng giềng này vì áp lực quốc tế vào năm 2005. Theo cơ quan quan sát nhân quyền Syria tại Anh, hàng chục phiến quân và lực lượng ủng hộ chính phủ Assad đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh tại Deir al-Zor trong tuần qua. Các phiến quân thuộc Mặt trận al-Nusra liên kết với al-Qaeda đã hành quyết 10 binh sĩ quân đội họ bắt được tại quận Rashidiyah, nơi tướng Jama'a bị giết. Hiện phần lớn thành phố quận Deir al-Zor đang nằm dưới quyền kiểm soát của phiến quân, phần còn lại thuộc về những bộ tộc trung thành với ông Assad.
25
Tướng tình báo Syria bị bắn chết
Phiến quân Syria bắn đạn pháo chống lại quân chính phủ. Ảnh: Reuters. Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), tướng Jamaa đã bị các tay súng bắn tỉa bắn chết trong cuộc đụng độ giữa quân chính phủ với quân nổi dậy, trong đó có cả lực lượng có liên hệ với tổ chức khủng bố al – Qeada. Tướng Jamaa đứng đầu cơ quan tình báo quân sự ở tỉnh Deir Ezzor, nơi chính quyền Damascus đang chiến đấu chống phe đối lập đang tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Ông Jamaa là một trong những sĩ quan an ninh hàng đầu của Syria ở Liban trong thời gian Damascus triển khai quân tại Liban từ năm 1976-2005. Các nhà hoạt động cho biết hàng chục phiến quân và quân chính phủ Syria đã thiệt mạng tuần này trong cuộc giao tranh hỏa lực mạnh tại khu vực Deir al- Zor. (Xem giao tranh ác liệt giữa phiến quân và quân đội Syria). Cũng theo SOHR, các cuộc đụng độ diễn ra suốt đêm tại một số quận của thành phố, nhóm phiến quân Nusra có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qeada đã hành quyết 10 binh sĩ mà nhóm này bắt được ở quận Rashidiyah, nơi Jamaa đã bị giết chết trước đó. Trong khi đó, quân nổi dậy cũng đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào sân bay quân sự gần đó nhưng đã không đạt được mục đích, Rami Abdulrahman, một nhân viên của SOHR cho biết. Deir al-Zor là một thành phố chiến lược nhiều dầu mỏ và mặc dù một số quận vẫn nằm trong sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy những vẫn còn một số bộ tộc trung thành với Tổng thống Assad đang chiến đấu với và kiểm soát các khu vực còn lại, Abdulrahman nói. Cuộc nội chiến Syria đã khiến hơn 100.000 người thiệt mạng và chia rẽ csc nước Trung Đông giữa các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ các phiến quân và Iran, Hezbollah ủng hộ ông Assad. CT (Theo Reuters)
25
Tướng tình báo Syria bị bắn chết
Tang lễ tướng tình báo Syria tổ chức tại quê hương. Truyền hình nhà nước Syria đã phát phóng sự ghi lại cảnh lễ tang tướng Jama'a Jama'a, chỉ huy lực lượng tình báo Syria thiệt mạng do bị bắn tỉa trong một cuộc giao tranh với phe nổi dậy hôm thứ Năm. Đám tang tướng Jama'a Jama'a được tổ chức tại quê hương của ông ở Zama, một dãy núi nhìn ra Địa Trung Hải. Khu vực này là trung tâm của cộng đồng người Alawite, một bộ phận Hồi giáo dòng Shi'ite ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad. Liên minh châu Âu từng áp đặt lệnh trừng phạt với Jama'a Jama'a vào năm 2011 vì cho rằng ông có vai trò quan trọng trong việc đàn áp dân thường Syria.
25
Tướng tình báo Syria bị bắn chết
Một trong những điểm ấn tượng về thiết kế của iPad Air , thế hệ máy tính bảng vừa được Apple ra mắt chính là thiết kế cực nhẹ và mỏng. Bề dày vô cùng khiêm tốn chỉ ở mức 7,5 mm của chiếc iPad mới nhất khiến rất nhiều người tò mò rằng Táo Khuyết đã làm thế nào để khiến thiết bị trở nên mỏng đến vậy? Vừa qua, Apple đã tiết lộ những cải tiến mà họ đã áp dụng ở iPad Air để đạt được độ mỏng "chưa từng có". Các cải tiến về độ mỏng ở linh kiện iPad Air. Theo đó, hầu hết các thành phần tạo nên iPad Air đều đã được Quả Táo làm mỏng hơn, kết hợp các yếu tố này lại, người dùng sẽ có một thiết bị tablet cỡ lớn cực mỏng. Linh kiện được làm mỏng nhiều nhất của iPad Air là cảm biến chạm cùng pin và bộ vỏ nguyên khối. Được biết, dung lượng pin của iPad Air bị cắt giảm khoảng 31% so với iPad 4, từ 42.5Wh xuống còn 32.4Wh nhưng thời lượng sử dụng của chiếc tablet này vẫn được duy trì ở mức 10 tiếng như thế hệ trước đó.
26
Ipad mới ra đời
Sau sự kiện của Apple, phần đông người dùng đã thỏa mãn với những nét mới mẻ ở hai thế hệ iPad mới là iPad Air và iPad mini Retina. Tuy nhiên, bất ngờ khó hiểu, thậm chí gây kinh ngạc với nhiều người chính là việc Apple vẫn bán iPad mini và iPad 2 với cái giá trên trời 299 USD và 399 USD. Nếu như iPad mini chỉ giảm được 30 USD so với năm ngoái thì iPad 2 thực sự gây sốc với cấu hình quá "hẻo" cùng mức giá khó ai có thể nghĩ tới. So sánh về mức giá và cấu hình, nhiều người quan tâm tới các thiết bị iOS cũng có thể thấy rằng iPad mini đang được bán khá đắt còn iPad 2 thì quá đắt. Với chênh lệch không quá cao, chỉ 100 USD so với iPad mini Retina và iPad Air thì phần nhiều những người dùng thông minh sẽ hướng tới những chiếc iPad mới hơn thay vì iPad 2 và iPad mini vì khoản chi phí tiết kiệm được chẳng đáng là bao trong khi cấu hình đã gần như lỗi thời, không đủ để theo chạy tốt các ứng dụng trên App Store cũng như cáng đáng iOS ngày một nặng nề hơn. Qua đây, toan tính của Apple đã dần bộc lộ. Trước hết, để mức giá cao dành cho iPad mini và iPad, Táo Khuyết có thể tối đa hóa lợi nhuận giữa khoản chênh lệch giá bán cao và chi phí sản xuất rẻ của hai chiếc iPad cũ. So với chi phí sản xuất chip A6 trên các thế hệ iPad khác thì khoản tiền bỏ ra cho chip A5 trên iPad 2 và iPad mini rẻ hơn khá nhiều. Apple cũng nhân dịp này cố gắng tách bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào Samsung ở khâu gia công vi xử lý trên các con chip cũ, điều mà hãng này luôn muốn thực hiện sau nhiều đấu đá với đối thủ không đội trời chung. Bên cạnh đó, do iPad 2 và iPad mini đều sử dụng chung chip A5, Apple không khai tử iPad mini nên việc giữ lại luôn iPad 2 cũng giúp cho khâu sản xuất vi xử lý diễn ra tập trung và thuận lợi hơn. Ngoài ra, hiện nay nhu cầu trang bị iPad đối với cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ nhà nước hay ở các trường học đang ngày càng lớn. Do đó, iPad 2 có thể là một lựa chọn không tồi trong tình huống này, họ không cần tới một chiếc máy tính bảng chạy nhanh như iPad Air song vẫn cần duy trì một mức giá phải chăng đối với ngân sách mình có. Mặt khác, hãng này cũng gián tiếp thu hẹp lựa chọn của người dùng rồi hướng họ chú ý những thế hệ iPad mới, mạnh hơn và đắt hơn nhằm kích thích doanh số bán hàng cũng như nâng cao lợi nhuận. Trong bối cảnh thị trường smartphone và tablet đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt và công nghệ đang ở đà chững lại, các thiết bị ra sau không có nhiều đột phá thì đây được cho là cách an toàn để Quả Táo đảm bảo được vị trí top trong thế giới di động. Cách tính toán trên cũng cho thấy sự khôn ngoan của Apple bằng cách sắp đặt khéo léo để mỗi thiết bị chiếm lĩnh ở một phân khúc riêng tránh tình trạng dẫm chân lên nhau như những gì đã xảy ra vào năm ngoái khi mà iPad mini tỏ ra lấn lướt so với iPad 4. Giờ đây, người dùng có thể dễ dàng chọn lựa giữa hai dòng tablet và tablet mini mà hãng này đã công bố nhờ các mức giá được phân định khá rạch ròi. Thậm chí có một số ý kiến chủ quan cho rằng iPad 2 vẫn là một sản phẩm xuất sắc dưới thời cố CEO huyền thoại Steve Jobs nên Apple vẫn muốn giữ lại nó như một sự tưởng nhớ xứng đáng cho những nỗ lực và đóng góp của ông. Nhưng dưới thời Tim Cook, lợi nhuận được đặt lên trên hết, chính vì thế nếu có tưởng nhớ tới huyền thoại của Táo Khuyết thì hẳn đó phải là một mũi trên trúng hai đích với cái đích còn lại là lợi nhuận. Tạm kết iPad Air và iPad mini Retina của Apple vẫn sẽ thành công vì những nâng cấp đáng giá đối với người dùng. Tiền thì vẫn sẽ tiếp tục chảy vào túi họ không chỉ vì những chiếc iPad mới mà còn đến từ các thế hệ iPad cũ hơn với giá bán trên trời.
26
Ipad mới ra đời

Dataset Card for "VMDS"

More Information needed

Downloads last month
31