filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
selen.txt
Selen là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 34 và ký hiệu hóa học Se. Nó là một phi kim, về mặt hóa học rất giống với lưu huỳnh và telua, và trong tự nhiên rất hiếm thấy ở dạng nguyên tố. Đối với sinh vật, nó là độc hại khi ở liều lượng lớn, nhưng khi ở liều lượng dấu vết thì nó là cần thiết cho chức năng của tế bào trong phần lớn, nếu như không là tất cả, các động vật, tạo thành trung tâm hoạt hóa của các enzym glutathion peroxidaza và thioredoxin reductaza (gián tiếp khử các phân tử bị ôxi hóa nhất định trong động vật và một số thực vật) và ba enzym deiodinaza đã biết (chuyển hóa các hoóc môn tuyến giáp lẫn nhau). Nhu cầu về selen ở thực vật phụ thuộc tùy theo loài, với một số thực vật dường như không cần nó. Selen được cô lập tồn tại dưới vài dạng khác nhau, ổn định nhất trong số đó là dạng bán kim loại (bán dẫn) màu xám ánh tía và nặng, về mặt cấu trúc là chuỗi polyme tam giác. Nó dẫn điện dưới ánh sáng tốt hơn trong bóng tối và được sử dụng trong các tế bào quang điện (xem phần thù hình dưới đây). Selen cũng tồn tại trong nhiều dạng không dẫn điện: thù hình màu đen tương tự như thủy tinh, cũng như một vài dạng kết tinh màu đỏ được tạo ra từ các phân tử vòng 8 nguyên tử, tương tự như người chị em nhẹ hơn là lưu huỳnh. Selen được tìm thấy ở lượng có giá trị kinh tế trong các quặng sulfua như pyrit, trong đó nó thay thế phần nào cho lưu huỳnh trong chất nền của quặng. Các khoáng vật chứa selenua hay selenat cũng đã được biết tới nhưng chúng khá hiếm. == Phổ biến == Selen có mặt tự nhiên trong một số dạng hợp chất vô cơ, bao gồm selenua, selenat và selenit. Trong đất, selen thông thường nhất hay xuất hiện trong các dạng hòa tan như selenat (tương tự như sulfat), và bị thẩm thấu rất dễ dàng vào các con sông do nước chảy. Selen có vai trò sinh học và được tìm thấy trong các hợp chất hữu cơ như dimethyl selenua, selenomethionin, selenocystein và methylselenocystein. Trong các hợp chất này selen đóng vai trò tương tự như lưu huỳnh. Selen được sản xuất phổ biến nhất từ selenua trong nhiều loại quặng sulfua, chẳng hạn từ các khoáng vật của đồng, bạc hay chì. Nó thu được như là phụ phẩm của quá trình chế biến các loại quặng này, từ bùn anôt trong tinh lọc đồng và bùn từ các buồng chì trong các nhà máy sản xuất axít sulfuric. Các loại bùn này có thể được xử lý bằng nhiều cách để thu được selen tự do. Các nguồn tự nhiên chứa selen bao gồm các loại đất giàu selen, và selen được tích lũy sinh học bởi một số thực vật có độc như các loài cây họ Đậu trong các chi Oxytropis hay Astragalus. Các nguồn chứa selen do con người tạo ra có việc đốt cháy than cũng như khai thác và nung chảy các loại quặng sulfua. Xem thêm Khoáng vật selenua. == Đồng vị == Selen có 6 đồng vị tồn tại trong tự nhiên, năm trong số này là ổn định: Se74, Se76, Se77, Se78, Se80. Ba đồng vị cuối cùng này cũng có trong sản phẩm của quá trình phân rã hạt nhân, cùng với Se79 là đồng vị phóng xạ với chu kỳ bán rã là 295.000 năm, và Se82 có chu kỳ bán rã rất dài (cỡ khoảng 1020 năm, bị phân rã nhờ phân rã beta kép thành Kr82) và đối với các mục đích thực tế có thể coi là ổn định. 23 đồng vị không ổn định khác cũng được nêu đặc trưng. == Lịch sử và nhu cầu toàn cầu == Selen (tiếng Hy Lạp σελήνη selene nghĩa là "Mặt Trăng") được Jöns Jakob Berzelius phát hiện năm 1817, ông tìm thấy nguyên tố này gắn liền với telua (đặt tên theo Trái Đất). Sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ selen theo dòng lịch sử là do sự phát triển dần dần của các sử dụng mới, bao gồm các ứng dụng trong pha trộn cao su, tạo hợp kim thép và các bộ lọc (nắn dòng) điện dùng selen. Vào năm 1970, selen trong các bộ lọc điện đã được thay thay thế phần lớn bằng silic và việc sử dụng nó như là chất quang dẫn trong các máy photocopy đã trở thành ứng dụng hàng đầu của nó. Trong thập niên 1980, ứng dụng chất quang dẫn bị suy giảm (mặc dù nó vẫn còn ở quy mô lớn) do ngày càng nhiều máy photocopy sử dụng các chất quang dẫn hữu cơ được sản xuất ra. Hiện nay, sử dụng lớn nhất của selen trên toàn thế giới là trong sản xuất thủy tinh, tiếp theo là các sử dụng trong hóa chất và chất nhuộm. Sử dụng trong lĩnh vực điện tử, mặc dù còn một số ứng dụng tiếp diễn, nhưng vẫn tiếp tục suy giảm. Năm 1996, nghiên cứu hiện còn tiếp diễn chỉ ra mối tương quan thực giữa nhu cầu bổ sung selen và sự ngăn ngừa ung thư ở người, nhưng ứng dụng trực tiếp đại trà của phát hiện quan trọng này cũng không bổ sung một cách đáng kể vào nhu cầu selen do người ta chỉ dùng các liều nhỏ. Vào cuối thập niên 1990, việc sử dụng selen (thường cùng với bitmut) như là chất bổ sung vào công nghệ hàn chì cho các dạng đồng thau để đạt được các tiêu chuẩn môi trường không chứa chì đã trở thành quan trọng. Hiện tại, tổng sản lượng selen toàn thế giới vẫn tiếp tục tăng một cách khiêm tốn. == Selen và sức khỏe == Mặc dù có độc khi dùng liều lượng lớn, nhưng selen lại là chất vi dinh dưỡng thiết yếu cho động vật. Ở thực vật, nó có như là khoáng chất đứng ngoài cuộc, đôi khi với tỷ lệ gây độc trong cỏ cho gia súc (một số loài thực vật có thể tích lũy selen như là phương tiện phòng ngự chống lại việc động vật ăn chúng, nhưng các loài thực vật khác như các loài nói trên đây lại cần selen và sự tăng trưởng của chúng chỉ ra sự hiện diện của selen trong đất). Nó là thành phần hợp thành của các axít amin bất thường như selenocystein và selenomethionin. Ở người, selen là chất dinh dưỡng dấu vết với chức năng của phụ phối tử cho việc khử các enzym chống ôxi hóa như các glutathion peroxidaza và một vài dạng nhất định của thioredoxin reductaza tìm thấy ở động vật và một số thực vật (enzym này có trong mọi sinh vật sống, nhưng không phải mọi dạng của nó trong thực vật đều cần selen). Glutathion peroxidaza (GSH-Px) xúc tác cho một số phản ứng nhất định trong đó loại bỏ các dạng ôxy hoạt hóa như perôxít: 2 GSH+ H2O2---------GSH-Px → GSSG + 2 H2O Selen cũng đóng vai trò trong chức năng của tuyến giáp bằng cách tham dự như là phụ phối tử cho ba hoóc môn tuyến giáp đã biết là các deiodinaza. Selen cho dinh dưỡng đến từ các loại quả hạch, ngũ cốc, thịt, cá và trứng. Quả hạch Brasil (Bertholletia excelsa) là nguồn dinh dưỡng thông thường giàu selen nhất (mặc dù nó phụ thuộc vào kiểu đất, do quả hạch Brasil không đòi hỏi nhiều selen cho nhu cầu của chính nó). Các hàm lượng cao có trong nhiều dạng thực phẩm như thận, cua và tôm hùm, theo trật tự như đã đề cập. Danh sách các thực phẩm giàu selen có thể tìm thấy tại Bảng dữ liệu các chất bổ trợ selen trong dinh dưỡng. === Độc tính === Mặc dù selen là chất vi dinh dưỡng thiết yếu nhưng nó lại có độc tính nếu dùng thái quá. Việc sử dụng vượt quá giới hạn trên của DRI là 400 microgam/ngày có thể dẫn tới ngộ độc selen. Các triệu chứng ngộ độc selen bao gồm mùi hôi của tỏi trong hơi thở, các rối loạn đường tiêu hóa, rụng tóc, bong, tróc móng tay chân, mệt mỏi, kích thích và tổn thương thần kinh. Các trường hợp nghiêm trọng của ngộ độc selen có thể gây ra bệnh xơ gan, phù phổi và tử vong. Selen nguyên tố và phần lớn các selenua kim loại có độc tính tương đối thấp do hiệu lực sinh học thấp của chúng. Ngược lại, các selenat và selenit lại cực độc hại, và có các tác động tương tự như của asen. Selenua hiđrô là một chất khí có tính ăn mòn và cực kỳ độc hại. Selen cũng có mặt trong một số hợp chất hữu cơ như dimethyl selenua, selenomethionin, selenocystein và methylselenocystein, tất cả các chất này đều có hiệu lực sinh học cao và độc hại khi ở liều lượng lớn. Selen kích thước nano có hiệu lực tương đương, nhưng độc tính thấp hơn nhiều. Ngộ độc selen từ các hệ thống cung cấp nước có thể xảy ra khi các dòng chảy của các hệ thống tưới tiêu mới trong nông nghiệp chảy qua các vùng đất thông thường là khô cằn và kém phát triển. Quá trình này làm thẩm thấu các hợp chất selen tự nhiên và hòa tan trong nước (như các selenat) vào trong nước, chúng sau đó có thể tích lũy đậm đặc hơn trong các vùng "đất ẩm ướt" mới khi nước bay hơi đi. Nồng độ selen cao sinh ra theo kiểu này đã được tìm thấy như là nguyên nhân gây ra một số rối loạn bẩm sinh nhất định ở chim sống trong các vùng đất ẩm ướt. === Thiếu hụt === Thiếu hụt selen là tương đối hiếm ở các cá nhân có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nó có thể xảy ra ở các bệnh nhân với chức năng ruột bị tổn thương nghiêm trọng hay ở những người phải trải qua chế độ dinh dưỡng ngoài ruột tổng thể. Ngoài ra, những người phụ thuộc vào thực phẩm gieo trồng trên các vùng đất thiếu hụt selen cũng có thể có rủi ro này. Tại Hoa Kỳ, DPI cho người lớn là 55 µg/ngày. Tại Vương quốc Anh nó là 75 µg/ngày cho đàn ông và 60 µg/ngày cho đàn bà. Khuyến cáo 55 µg/ngày dựa trên sự thể hiện đầy đủ của glutathion peroxidaza huyết tương. Selenoprotein P là chỉ thị tốt hơn về tình trạng dinh dưỡng selen, và sự thể hiện đầy đủ của nó đòi hỏi trên 66 µg/ngày. Thiếu hụt selen có thể dẫn tới bệnh Keshan, là bệnh có tiềm năng gây tử vong. Thiếu hụt selen cũng góp phần (cùng thiếu hụt iốt) vào bệnh Kashin-Beck. Triệu chứng chính của bệnh Keshan là chết hoại cơ tim, dẫn tới sự suy yếu của tim. Bệnh Kashin-Beck tạo ra sự teo dần đi, thoái hóa và chết hoại của các mô chất sụn. Bệnh Keshan cũng làm cho cơ thể dễ bị mắc các bệnh tật do các nguồn gốc dinh dưỡng, hóa sinh học hay nhiễm trùng. Các bệnh này chủ yếu phổ biến ở một số vùng tại Trung Quốc nơi mà đất thiếu hụt selen nghiêm trọng. Các nghiên cứu tại tỉnh Giang Tô đã chỉ ra sự suy giảm trong việc mắc các bệnh này nhờ cung cấp selen bổ sung. Selen cũng là cần thiết để chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp thyroxin (T4) thành dạng hoạt hóa hơn là triiodothyronin, và vì thế thiếu hụt selen có thể sinh ra các triệu chứng của giảm hoạt động tuyến giáp, bao gồm cực kỳ mệt mỏi, trì độn tinh thần, bệnh bướu cổ, chứng ngu độn và sẩy thai hồi quy. === Các hiệu ứng sức khỏe mâu thuẫn === Ung thư Một vài nghiên cứu cho rằng có liên kết giữa ung thư và thiếu hụt selen. Một nghiên cứu được thực hiện về hiệu ứng của bổ trợ selen đối với sự tái phát của ung thư da không chứng minh có tần suất suy giảm của sự tái phát ung thư da, nhưng thể hiện sự xảy ra suy giảm đáng kể của ung thư tổng thể. Selen dinh dưỡng ngăn ngừa kích thích về mặt hóa học cho các tác nhân gây ung thư trong nhiều nghiên cứu ở động vật gặm nhấm. Trong các nghiên cứu này, các hợp chất hữu cơ chứa selen có hiệu lực cao hơn và ít độc hại hơn so với các muối selen (ví dụ selenoxyanat, selenomethionin, quả hạch Brasil giàu selen, tỏi hay cải bông xanh làm giàu selen). Selen cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng tác động như là chất chống ôxi hóa hay bằng cách gia tăng hoạt động miễn dịch. Không phải mọi nghiên cứu đều đồng ý về tác động chống ung thư của selen. Một nghiên cứu về mức selen có tự nhiên trong trên 60.000 người đồng ý tham gia đã không chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa các mức này với ung thư. Nghiên cứu SU.VI.MAX kết luận rằng sự bổ sung liều thấp (với 120 mg axít ascorbic, 30 mg vitamin E, 6 mg beta caroten, 100 µg selen, 20 mg kẽm) tạo ra sự sụt giảm 31% trong tỷ lệ bị ung thư và sự sụt giảm 37% trong mọi nguyên nhân gây tử vong ở đàn ông, nhưng không tạo ra kết quả đáng kể nào đối với đàn bà. Nghiên cứu SELECT hiện tại đang điều tra về tác động của bổ trợ selen và vitamin E đối với tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, selen đã được chứng minh là có hỗ trợ hóa học trị liệu bằng cách gia tăng tính hiệu lực của phép điều trị, làm giảm độc tính của các loại thuốc hóa học trị liệu và ngăn ngừa sức đề kháng của cơ thể với thuốc. Một trong các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ trong vòng 72 giờ thì hiệu lực của điều trị bằng các loại thuốc hóa học trị liệu, như Taxol và Adriamycin, cùng với selen là cao hơn đáng kể so với điều trị chỉ dùng mỗi thuốc. Kết quả thu được thể hiện trong nhiều tế bào ung thư (vú, phổi, ruột non, ruột già, gan). HIV/AIDS Một vài nghiên cứu chỉ ra có liên quan về mặt địa lý giữa các khu vực có đất thiếu hụt selen với tỷ lệ cao của khả năng nhiễm HIV/AIDS. Ví dụ, phần lớn khu vực châu Phi hạ Sahara có đất chứa tỷ lệ thấp selen, tuy nhiên Senegal lại không như thế và cũng có mức thấp hơn đáng kể trong tỷ lệ nhiễm AIDS so với phần còn lại của châu lục này. AIDS dường như làm cho có sự sụt giảm chậm nhưng tăng dần lên đối với mức selen trong cơ thể. Sự sụt giảm trong mức selen trong cơ thể có phải là kết quả trực tiếp của quá trình sao chép của HIV hoặc liên quan chung hơn với sự hấp thụ bất thường tổng thể các chất dinh dưỡng ở bệnh nhân AIDS hay không vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Mức selen thấp ở các bệnh nhân AIDS có tương quan trực tiếp với sự suy giảm số lượng các tế bào miễn dịch và tiến triển bệnh cùng rủi ro tử vong gia tăng. Selen thông thường đóng vai trò của chất chống ôxi hóa, vì thế mức selen thấp có thể gia tăng sức căng ôxi hóa đối với hệ miễn dịch, dẫn tới sự suy giảm nhanh hơn của hệ miễn dịch. Những người khác lại cho rằng HIV mã hóa selenoenzym glutathion peroxidaza ở người, điều này tiêu hao hết selen ở nạn nhân. Mức selen bị hao kiệt dẫn tới sụt giảm các tế bào T hỗ trợ CD4, tiếp tục làm suy yếu hệ miễn dịch. Không phụ thuộc vào nguyên nhân làm hao kiệt selen ở các bệnh nhân AIDS, các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt selen có liên quan mạnh tới tiến triển của bệnh và rủi ro tử vong. Bổ trợ selen có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của AIDS và làm giảm rủi ro tử vong. Cần lưu ý rằng chứng cứ cho tới nay không gợi ý rằng selen có thể giảm rủi ro nhiễm hay tần suất lan truyền của AIDS, mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng của những người đã nhiễm HIV. Đái đường Một nghiên cứu được kiểm soát tốt chỉ ra rằng selen có liên quan tích cực với rủi ro phát triển bệnh đái đường típ II. Do mức selen cao trong huyết thanh có liên quan tích cực với sự phát triển của bệnh đái đường và do thiếu hụt selen là khá hiếm nên việc bổ trợ không được khuyến cáo cho những người có dinh dưỡng đầy đủ. == Sản xuất và các thù hình == Selen là phụ phẩm phổ biến trong tinh luyện đồng hay trong sản xuất axít sulfuric. Việc cô lập selen thường phức tạp do sự có mặt của các hợp chất và các nguyên tố khác. Nói chung sản xuất bắt đầu bằng tác dụng với cacbonat natri để sản xuất selenit natri. Selenit natri sau đó bị axít hóa bằng axít sulfuric để tạo ra axít selenơ. Axít selenơ cuối cùng tác dụng với điôxít lưu huỳnh để tạo ra selen nguyên tố vô định hình có màu đỏ. Selen được sản xuất theo các phản ứng hóa học này là chất bột có màu đỏ gạch, vô định hình, không hòa tan trong nước được nấu chảy nhanh sẽ tạo thành dạng như thủy tinh có màu đen, thông thường được bán trong công nghiệp dưới dạng bánh. == Ứng dụng phi sinh học == Hóa học Selen là chất xúc tác trong nhiều phản ứng hóa học và được sử dụng rộng rãi trong nhiều phản ứng tổng hợp hóa học trong công nghiệp lẫn trong phòng thí nghiệm. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong xác định cấu trúc của các protein hay axít nucleic bằng tinh thể học tia X. Sản xuất và vật liệu Ứng dụng lớn nhất của selen trên toàn thế giới là sản xuất thủy tinh và vật liệu gốm, trong đó nó được dùng để tạo ra màu đỏ cho thủy tinh, men thủy tinh và men gốm cũng như để loại bỏ màu từ thủy tinh bằng cách trung hòa sắc xanh lục do các tạp chất sắt (II) tạo ra. Selen được sử dụng cùng bitmut trong hàn chì cho đồng thau để thay thế cho chì độc hại hơn. Nó cũng được dùng trong việc cải thiện sức kháng mài mòn của cao su lưu hóa. Công nghiệp điện tử Do các tính chất quang voltaic và quang dẫn nên selen được sử dụng trong kỹ thuật photocopy, các tế bào quang điện, thiết bị đo độ sáng và tế bào năng lượng mặt trời. Nó đã từng được sử dụng rộng rãi trong các bộ nắn dòng. Các ứng dụng này phần lớn đã bị thay thế bằng các thiết bị dùng silic hay trong quá trình bị thay thế. Ngoại lệ đáng chú ý nhất là trong các thiết bị bảo vệ điện, trong đó khả năng truyền tải dòng điện cường độ lớn của các bộ triệt dòng dùng selen làm cho nó đáng giá hơn so với các điện trở biến thiên dùng ôxít kim loại. Nhiếp ảnh Selen được dùng trong kỹ thuật tạo sắc thái trong nhiếp ảnh, và nó được bán như là chất tạo sắc thái bởi nhiều nhà sản xuất giấy ảnh như Kodak và Fotospeed. == Ứng dụng sinh học == Y học Chát gọi một cách lỏng lẻo là sulfua selen, SeS2, thực tế là disulfua selen hay sulfua selen (IV), là thành phần hoạt hóa trong một vài loại dầu gội đầu chống gàu. Hiệu ứng của thành phần hoạt hóa là giết chết nấm da đầu Malassezia. Thành phần hoạt hóa này cũng được dùng trong mỹ phẩm dùng cho da để điều trị nấm da Tinea do nhiễm các loài nấm chi Malassezia. Dinh dưỡng Selen được sử dụng rộng rãi trong điều chế vitamin và các chất bổ sung dinh dưỡng khác, với liều nhỏ (thường là từ 50 tới 200 microgam trên ngày cho người lớn). Một ài loại cỏ làm thức ăn cho gia súc cũng được tăng cường selen. == Hợp chất == Selenua gali indi đồng Cu(Ga,In)Se2 Selenua thủy ngân (HgSe) Selenua hiđrô (H2Se) Selenua chì (II) (PbSe) Điôxít selen (SeO2) Axít selenic (H2SeO4) Axít selenơ (H2SeO3) Các sulfua selen: Se4S4, SeS2, Se2S6 Selenit natri (Na2SeO3) Selenua kẽm (ZnSe) Selen cũng tồn tại ở trạng thái ôxi hóa +3, nhưng chỉ trong dạng cation Se412+; các hợp chất Se (III) kiểu khác vẫn chưa được biết đến. Xem thêm Hợp chất selen và Hóa selen hữu cơ. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos - Selen WebElements.com - Selen Trang của NIH về selen ATSDR – Độc tính học của selen Trang về các nguyên tố của Peter van der Krogt
hypena crassalis.txt
Hypena crassalis là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuoidea. Nó được tìm thấy ở châu Âu. Sải cánh dài 25–30 mm. Chiều dài cánh trước là 14–16 mm. Con trưởng thành bay làm một đợt from giữa tháng 5 đến tháng 8. Ấu trùng ăn vaccinium. == Hình ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Hypena crassalis tại Wikispecies Vlindernet (tiếng Hà Lan) waarneming.nl (tiếng Hà Lan) Lepidoptera of Belgium Beautiful Snout at UKmoths
tiếng tráng.txt
Tiếng Tráng (Chữ Tráng Chuẩn:Vahcuengh/Vaƅcueŋƅ; Chữ Nôm Tráng: 話僮; chữ Hán giản thể: 壮语; phồn thể: 壯語; bính âm: Zhuàngyǔ) là ngôn ngữ bản địa của người Tráng được nói chủ yếu tại tỉnh Quảng Tây và vùng giáp ranh với Quảng Tây thuộc tỉnh Vân Nam và Quảng Đông. Tiếng Tráng không phải là một ngôn ngữ thống nhất: các phương ngữ Tráng Bắc liên hệ gần gũi với tiếng Bố Y tại tỉnh Quý Châu, trong khi các phương ngữ Tráng Nam gần với tiếng Nùng, Tày và Cao Lan tại Việt Nam. Theo Omniglot, tiếng Tráng có 16 phương ngữ chính. Từ điển Anh-Trung-Tráng liệt kê tổng cộng 12 phương ngữ tại Quảng Tây và Vân Nam. Một vài trong số các phương ngữ Tráng khác nhau nhiều đến mức người nói không thể thông hiểu lẫn nhau, do đó một số nhà ngôn ngữ học coi tiếng Tráng là một tập hợp các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với nhau chứ không phải là một ngôn ngữ thống nhất gồm nhiều phương ngữ..Tiếng Tráng có một dạng chuẩn hóa được gọi là Tráng Ung Bắc (邕北壮语) dựa trên phương ngữ Tráng Bắc tại huyện Vũ Minh (武鸣) tỉnh Quảng Tây. Dân số người Tráng là 18 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số toàn Quảng Tây, tuy nhiên số lượng người nói tiếng Tráng có thể thấp hơn nhiều con số này. Tại các vùng đô thị người Tráng bị Hán hóa mạnh mẽ, không còn nói và sử dụng tiếng trong mọi khía cạnh đời sống. Trích dẫn bài báo của Phạm Hồng Quý (1989) nói rằng người Tráng và các dân tộc Thái có cùng một từ chỉ người Việt Nam (Kinh) là Keo (kɛɛuA1), Jerold A. Edmondson thuộc Đại Học Texas, Arlington cho rằng sự phân tách giữa các ngôn ngữ Tráng và các ngôn ngữ Tai tây nam diễn ra không sớm hơn sự thành lập của Giao Chỉ (Jiaozhi 交址) tại Việt Nam năm 112 TCN, nhưng không muộn hơn khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6 SCN. == Chữ Tráng Latinh Hóa == Bảng chữ cái Tráng dạng chuẩn hóa bắt đầu được sử dụng vào năm 1955 gồm các ký tự La Tinh, Cyrillic và IPA. Năm 1986, bảng chữ cái này được cải tiến, các ký tự Cyrillic và IPA được thay thế bằng một hoặc một tổ hợp các ký tự La Tinh. Dạng chuẩn hóa này dựa trên phát âm của Tráng Ung Bắc được nói tại huyện Vũ Minh. Vì thuộc nhánh Tráng Bắc nên nó không phù hợp trong việc ghi chép các phương ngữ Tráng Nam do tồn tại các khác biệt về âm vị. Một ví dụ là trong dạng chuẩn hóa cũng như các phương ngữ Tráng Bắc không hề tồn tại các phụ âm bật hơi (/pʰ/, /tʰ/, kʰ/). Ngược lại, các phương ngữ Tráng Nam thường có cả các phụ âm bật hơi (/pʰ/, /tʰ/, kʰ/) lẫn không bật (/p/, /t/, /k/). Các Ký tự z, j, x, q và h được dùng để biểu diễn dấu. Chúng được viết ở cuối mỗi từ. Thanh 1 (24) không đánh dấu. ==== Ví Dụ ==== Các ví dụ sau thuộc các phương ngữ Tráng Bắc. Gij raemx neix raemx haij, mbouj ndaej gwCái nước này nước biển, không được ăn Baezgonq, miz goenglaux he ciengx song boux lwk... Ngày trước, có một ông lão nuôi hai người con Aeu fawz swix gaem gij fwed de Lấy tay trái cầm cái cánh nó Hawj gij lwed ndik roengz ndaw vanj bae Cho cái máu chảy xuống vào bát đi == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Unicode Latin Extended-B code chart specifies the Unicode characters to be used for the Zhuang special letters Tiếng Tráng và bảng chữ cái, Omniglot The prospects for the long-term survival of Non-Han minority languages in the south of China Field Notes on the Pronominal System of Zhuang "A major case of language shift is occurring in which the use of Zhuang and other minority languages is restricted mainly to rural areas because Zhuang-speaking villages, like Jingxi, which develop into towns become more and more of Mandarin-speaking towns. Zhuang-speaking villages become non-Zhuang-speaking towns! And children of Zhuang-speaking parents in cities are likely not to speak Zhuang as a mother-tongue." Bản đồ phân bố các phương ngữ Tráng, Joshuaproject == Liên kết ngoài ==
riyal qatar.txt
Riyal (tiếng Ả Rập: ريال riyāl; mã ISO 4217: QAR) là tiền tệ của Qatar. Một Riyal được chia thành 100 dirham (tiếng Ả Rập: درهم) và được viết tắc là QR (tiếng Anh) hoặc ر.ق (tiếng Ả Rập). == Lịch sử == Tính đến năm 1966 Qatar sử dụng Rupee Ấn Độ làm tiền tệ với tên Rupee vùng vịnh. Năm 1966, Qatar sử dụng tiền tệ riêng sau khi Ấn Độ phá giá đồng rupee. == Tiền xu == Năm 1996 tiền xu được ra đời với các mệnh giá 1, 5, 10, 25, và 50 dirham. == Tiền giấy == == Tỉ giá hoái đoái == Đồng Riyal được neo vào đô la Mỹ với tỉ giá 1 USD = 3.64 QAR. Tỉ giá này được nêu rõ trong luật của Qatar theo Sắc lệnh hoàng gia số 34 ký bởi Hamad bin Khalifa Al Thani, Emir of Qatar ngày 9 tháng 7 năm 2001. Note: Rates obtained from these websites may contradict with pegged rate mentioned above == Xem thêm == Kinh tế Qatar Ngân hàng trung ương Qatar == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
hợp nhất tây tạng vào trung quốc.txt
Quá trình hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc, còn được gọi theo sử học Trung Quốc là Giải phóng Hòa bình Tây Tạng (tiếng Trung: 中國侵略西藏, chữ Tạng: ཞི་བས་བཅིངས་འགྲོལ།) là chỉ việc Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua hành động quân sự và đàm phán, đưa Tây Tạng vào phạm vi thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1951. Sau khi hợp nhất Tây Tạng, cấu trúc hội đồng cai trị Kashag và xã hội Tây Tạng được duy trì. Đến khi xảy ra náo loạn năm 1959, Kashag Tây Tạng bị Chính phủ trung ương giải tán, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, dần dần mở rộng quyền thống trị đến các tỉnh lân cận Tây Tạng như Vân Nam, Tân Cương, Tây Khang. Tháng 11 năm 1949, Kashag Tây Tạng gửi thư cho Hoa Kỳ, Anh Quốc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, biểu thị họ kiên quyết duy trì tình trạng cai trị độc lập, sẽ không bảo lưu kháng cự nếu như nước Cộng hòa Dân dân Trung Hoa có hành động xâm phạm. Ngày 15 tháng 2 năm 1950, Tây Nam cục, quân khu Tây Nam, Bộ tư lệnh Dã chiến quân số 2 liên hiệp ban hành "lệnh động viên chính trị tiến quân Tây Tạng". Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào ngày 7 tháng 10 bắt đầu tấn công miền tây khu vực Kham, ngày 19 tháng 10 chiếm lĩnh Chamdo, tiêu diệt hơn 5.700 binh sĩ Tây Tạng, bắt giữ Tổng quản Chamdo Ngapoi Ngawang Jigme cùng hơn 2.600 binh sĩ, quân đội Tây Tạng đầu hàng vào ngày 21 tháng 10. Chính phủ Kashag tìm kiếm viện trợ quốc tế từ tháng 11 năm 1950, song mãi không có trả lời đồng ý. Nội bộ Kashag sau khi tranh luận dữ dội, quyết định từ bỏ cầu viện quốc tế để đàm phán với Trung Quốc. Ngày 2 tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma đi đến Á Đông lân cận với nước Xích Kim, chuẩn bị đào thoát ra nước ngoài khi cần thiết. Tháng 2 năm 1951, Chính phủ Tây Tạng cử đoàn đại biểu do Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu đi đàm phán, đến tháng 4 thì đoàn tới Bắc Kinh và đàm phán với Chính phủ trung ương Trung Quốc do Lý Duy Hán 李维汉 làm đại diện. Ngày 23 tháng 5 năm 1951, đoàn đại biểu Tây Tạng ký kết hiệp nghị giải phóng hòa bình Tây Tạng tại Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố với thế giới rằng "giải phóng hòa bình Tây Tạng". == Tên gọi == Giải phóng Hòa bình Tây Tạng là tên gọi của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tuy nhiên Chính phủ lưu vong Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 gọi là Quân Giải phóng Nhân dân xâm nhập Tây Tạng; thế giới phương Tây và từ sau năm 1979 là cả Liên Xô và các quốc gia Đông Âu gọi là Xâm chiếm Tây Tạng、Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng; Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan gọi là Phong trào phản kháng bạo lực Tây Tạng。 Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương "giải phóng" có ba loại: "thống nhất hòa bình", "giải phóng hòa bình", "giải phóng vũ lực". "Giải phóng hòa bình" không loại trừ việc sử dụng vũ lực trong giai đoạn đầu hoặc quy mô hạn chế. Căn cứ theo chủ trương này, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận định Tây Tạng thuộc vào loại "giải phòng hòa bình". Những người phản đối nhận định hễ sử dụng vũ lực, bất kể là sử dụng thời kỳ đầu hoặc mức độ hạn chế, đều là "xâm lược vũ trang" hoặc "giải phóng vũ lực". Học giả bên ngoài nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, như học giả Đài Loan, học giả Chính phủ lưu vong Tây Tạng và các học giả phương Tây khác nhận định đây là "Trung Quốc xâm lược Tây Tạng" hoặc "xâm chiếm Tây Tạng". == Bối cảnh lịch sử == Từ thập niên 1720, nhà Thanh bắt đầu cho quân đồn trú tại Tây Tạng đồng thời đặt đại thần tại Tây Tạng, để khống chế thực tế khu vực Tây Tạng. Đến cuối thế kỷ 18, quyền uy của nhà Thanh tại Tây Tạng đạt đỉnh, song từ đó dần yếu đi do bản thân nhà Thanh suy lạc. Năm Quang Tự thứ 14 (1888), quân đội Anh chiếm Xích Kim, đồng thời đánh vào các khu vực của Tây Tạng như Á Đông. Sau khi đình chiến, nhà Thanh phái trú tráp đại thần đến Ấn Độ cùng Anh Quốc ký kết "Điều ước Tạng-Ấn Trung Anh" và "Tục ước Tạng-Ấn Trung Anh", theo đó nhà Thanh cắt nhượng phần đất nhỏ tại miền nam Tây Tạng, đồng thời thừa nhận Xích Kim là quốc gia do Anh bảo hộ. Năm Quang Tự thứ 29 (1903), quân đội Anh từ Xích Kim xâm nhập Tây Tạng, năm sau chiếm được Lhasa, uy hiếp kalön (người đứng đầu Chính phủ Tây Tạng) và các quan viên khác ký kết "Điều ước Lhasa", đại thần của nhà Thanh trú tại Tây Tạng cự tuyệt ký kết. Sau khi quân Anh rút đi, nhà Thanh phái đại biểu đàm phàn, cùng Anh Quốc kỳ kết "Điều ước Tạng-Ấn bổ sung Trung Anh", theo đó Anh Quốc cam kết không xâm chiếm Tây Tạng, Trung Quốc đảm bảo không cho quốc gia khác xâm chiếm Tây Tạng, Tây Tạng nằm trong phạm vi thế lực của Anh Quốc Sau khi tin tức về sự kiện Cách mạng Tân Hợi 1911 bùng phát truyền đến Tây Tạng, tại Tây Tạng phát sinh náo loạn tại Lhasa, quan viên và quân đồn trú của nhà thanh bị Chính phủ Kashag đuổi khỏi Tây Tạng. Khu vực Ü-Tsang do Kashag Tây Tạng thống trị, song Amdo và Kham vẫn chủ yếu do thổ ti hoặc Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thống trị. Ngày 11 tháng 1 năm 1913, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 phái người ký kết "Điều ước Mông-Tạng" tại Khố Luân, Mông Cổ, thừa nhận độc lập lẫn nhau. Tháng 10 năm 1913, đại biểu của Tây Tạng, Anh Quốc và Chính phủ Bắc Dương tại Shimla, Ấn Độ tiến hành hội đàm ba bên, tháng 3 năm 1914, đại biểu của Anh là Henry McMahon lấy ủng hộ Tây Tạng độc lập làm điều kiện để đổi lấy việc phía Tây Tạng chấp thuận đường McMahon là biên giới. Ngày 3 tháng 7 cùng năm, Chính phủ Bắc Dương nhận thấy âm mưu này nên rút khỏi đàm phán, cùng ngày Anh Quốc và Chính phủ Kashag ký kết "Hiệp ước Simla", song Tây Tạng về sau lại từ chối thừa nhận hiệp ước này. Năm 1914, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc hoạch định từ Khang Định về phía tây (bao gồm khu vực Chamdo ngày nay về phía tây sông Kim Sa) là Khu đặc biệt Xuyên Biên, chịu sự quản lý của tỉnh Tứ Xuyên. Trong các năm 1917, 1920 và 1922, quân đội Tây Tạng nhiều lần phát động tiến công quy mô lớn nhằm vào quân đội Tứ Xuyên đồn trú tại Kham, kết quả là chiếm được đại bộ phận Kham từ tay quân đội Tứ Xuyên, thậm chí còn khống chế được các địa phương ở phía đông sông Kim Sa như Đức Cách, Cam Tư. Năm 1922, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra tuyên bố trong đó thể hiện không chỉ cần phải "giải phóng" khu vực do Trung Hoa Dân Quốc khống chế, mà còn cần phải giải phóng Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, nhấn mạnh tự trị dân tộc và liên bang tự do, lập nên nước cộng hòa chân chính. Sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần biểu đạt ý nguyện hiệp trợ Tây Tạng thoát ly khỏi quyền thống trị của Trung Hoa Dân Quốc, đồng thời hy vọng hai bên hợp tác mật thiết, song bị người Tây Tạng từ chối. Ban thiền Thubten Choekyi Nyima liên tục là người thống trị thực tế khu vực Hậu Tạng (miền tây Ü-Tsang). Năm 1923, phía chùa Tashi Lhunpo tại Shigatse và Kashag phát sinh xung đột, Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 9 là Thubten Choekyi Nyima buộc phải đào thoát khỏi Tây Tạng, qua Thanh Hải và Cam Túc đến Bắc Kinh. Khu vực Hậu Tạng bị Kashag tiếp quản. Năm 1931, quân đội Tây Tạng lại tấn công khu vực Ngọc Thụ của Thanh Hải, bị quân đội Thanh Hải của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đánh bại, quân đội Tứ Xuyên của Trung Hoa Dân Quốc thừa cơ phát động phản kích tại khu vực Kham, quân đội Tây Tạng bất đắc dĩ thoái đến phía tây sông Kim Sa. Năm 1932, hai bên ký kết hiệp nghị đình chiến, đồng ý lấy sông Kim Sa làm ranh giới đình chiến, đợi Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và nhà đương cục Tây Tạng đàm phán giải quyết. Sau đó, sông Kim Sa trở thành giới tuyến giữa khu vực do Kashag Tây Tạng khống chế với khu vực Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc khống chế thực tế, Kashag Tây Tạng muốn nắm quyền thống trị Kham, song Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phản đối chủ trương này. Từ năm 1913 đến năm 1933, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 từng tiến hành mở rộng quân đội và cải cách hiện đại hóa, song do quý tộc và tăng lữ Tây Tạng phản đối nên cuối cùng thất bại. Kashag Tây Tạng còn rất ít tham gia công việc ngoại giao, ngoại trừ liên hệ với Ấn Độ, Anh Quốc và Hoa Kỳ. và Tây Tạng cũng trao cho Anh Quốc quyền khống chế thu thuế, ngoại giao của mình. Ngày 22 tháng 7 năm 1935, Ủy ban Lập tỉnh Tây Khang Chính phủ Quốc dân Nam Kinh được thành lập tại Nhã An, đến năm sau ủy ban này dời đến Khang Định. Đương thời, ủy ban này trên danh nghĩa quản lý khu vực Khang Định với 20 huyện, cùng với 13 huyện đã bị Kashag Tây Tạng chiếm lĩnh. Ngày 14 tháng 3 năm 1938, Chính phủ Quốc dân Nam Kinh cải tổ Ủy ban lập tỉnh Tây Khang, đồng thời vào ngày 1 tháng 9 chuyển 14 huyện và hai cục thiết trị nguyên thuộc tỉnh Tứ Xuyên sang cho ủy ban lập tỉnh Tây Khang quản lý. Đồng thời, thành lập tỉnh Tây Khang, thực thi phân biệt cai trị Tứ Xuyên, Tây Khang. Ngày 1 tháng 1 năm 1939, Chính phủ tỉnh Tây Khang chính thức thành lập, tỉnh lỵ đặt tại Khang Định, Lưu Văn Huy nhậm chức chủ tịch tỉnh. Chính phủ tỉnh Tây Khang thực tế chỉ quản lý khu vực Kham nằm phía đông sông Kim Sa. Kashag Tây Tạng cũng phái các quan viên quản lý khu vực Kham phía đông sông Kim Sa. Năm 1941, cơ cấu do Ban Thiền Lạt Ma thứ 9 thành lập sau khi lưu vong tại Trung Nguyên nhận định ông đã chuyển thế linh đồng, song do bị Kashag phản đối, đến ngày 3 tháng 6 năm 1949 Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới phê chuẩn người kế nhiệm Ban Thiền Lạt Ma, ngày 10 tháng 8 cử hành lễ tọa sàng. Tuy nhiên, Kashag kiên trì không thừa nhận địa vị của người này, nói rõ cậu "là một linh đồng hậu bổ" (tức dự bị). Phía Kashag tự nhận định một người là Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10, lệnh cho cậu ở tại Lhasa, đồng thời tuyên bố cậu đã được "Quốc gia độc lập Tây Tạng" phê chuẩn, là Ban Thiền Lạt Ma hợp pháp. == Chuẩn bị == Tháng 7 năm 1949, Lực lượng cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi trong chiến dịch Phù Mi, bắt đầu chuẩn bị tiến công khu vực Cam Túc và Thanh Hải. Nhằm ngăn ngừa lực lượng cộng sản có cớ chiếm đóng Tây Tạng, Kashag trục xuất văn phòng đại diện của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Lhasa, đoạn tuyệt quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm dự phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm nhập, Tây Tạng tái triển khai kế hoạch hiện đại hóa quân sự, song lúc này đã muộn, Tây Tạng không có khả năng chỉ vài năm mà có thể gây dựng một quân đội hiện đại hóa quân đội. Mặc dù Ấn Độ cung cấp quân bị số lượng nhỏ và huấn luyện quân sự, song hiệu quả đạt được không lớn. So với quân đội Tây Tạng, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có binh lực chiếm ưu thế tuyệt đối, tố chất huấn luyện, tài năng lãnh đạo, trang bị hay kinh nghiệm của họ đều cao hơn so với quân đội Tây Tạng. Tháng 8 năm 1949, Chiến dịch Lan Châu bùng phát, Ban Thiền Lạt Ma đang ở tại huyện Đô Lan, tỉnh Thanh Hải vào ngày 26 tháng 8 phái người đến Tây Ninh thám thính tin tức. Ngày 10 tháng 9, hai lạt ma được phái đi Tây Ninh trở về, báo cáo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng phong tục tập quán dân tộc thiểu số, bảo hộ thánh đường Hồi giáo và chùa miếu, đồng thời mang về "Bố cáo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" cùng một số văn kiện. Ngày 11 tháng 9, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 tuyên bố "hiện tại đại diện cho tổ quốc chính là Đảng Cộng sản, chúng ta cần phải dựa vào Đảng Cộng sản". Ngày 12 tháng 9, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 phái người đến Tây Ninh biểu thị hoan nghênh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến quân đến Tây Tạng, đồng thời biểu đạt nguyện vọng trở về Tây Tạng. Sau đó, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đem thuộc hạ về Tây Ninh, được phó chủ tịch tỉnh Thanh Hải Liệu Hán Sinh của chế độ mới hoan nghênh. Đây cũng là lần đầu tiên Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 gặp mặt quan viên cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 9 năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử hành hội nghị lần thứ nhất về thống nhất hòa bình Tây Tạng, Đài Loan, đảo Hải Nam và Bành Hồ. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Đến tháng 11 năm 1949, Kashag Tây Tạng gửi thư cho Hoa Kỳ, Anh Quốc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, biểu thị họ nhất quyết bảo vệ tình trạng độc lập, sẽ không bảo lưu kháng cự nếu như nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có bất kỳ hành động xâm phạm nào. Đài phát thanh của Bắc Kinh liền tuyên bố Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nhất định phải giải phóng lãnh thổ Trung Quốc bao gồm Tây Tạng, Nội Mông, Hải Nam, Đài Loan. Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Động ra mệnh lệnh cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại bờ đông sông Kim Sa tiến hành chuẩn bị, tiến công miền tây Kham do Kashag Tây Tạng khống chế thực tế vào bất kỳ lúc nào. Tháng 1 năm 1950, Chính phủ Kashag Tây Tạng chuẩn bị phái đoàn sang Anh Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nepal tìm kiếm ủng hộ của các nước về "Tây Tạng độc lập", Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 vào ngày 31 cùng tháng gọi cho Mao Trạch Đông, Chu Đức, khiển trách hành vi của Kashag "thực là phá hoại toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, trái với ý chí của nhân dân Tây Tạng", đồng thời yêu cầu lập tức giải phóng Tây Tạng. == Chiến dịch Chamdo == Ngày 7 tháng 3 năm 1950, đoàn đại biểu của Kashag Tây Tạng đến Kalimpong, Ấn Độ, triển khai đối thoại với Chính phủ Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Kashag Tây Tạng. Đoàn đại biểu Tây Tạng vào ngày 16 tháng 9 năm 1950 hội kiến Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Viên Trọng Hiền. Viên Trọng Hiền yêu cầu Tây Tạng thừa nhận quyền thống trị của Chính phủ nhân dân trung ương, Chính phủ nhân dân trung ương cần phải phụ trách các vấn đề quốc phòng, mậu dịch và ngoại giao. Nếu như Tây Tạng tiếp nhận các yêu cầu này, Chính phủ nhân dân trung ương sẽ "giải phóng hòa bình" Tây Tạng, nếu không sẽ khai chiến với Tây Tạng. Sau khi đàm phán đổ vỡ, Quân Giải phóng vào ngày 7 tháng 10 năm 1950 bắt đầu tấn công trấn Thành Quan của Chamdo (Trung Quốc quy thuộc tỉnh Tây Khang, song thực tế do Kashag Tây Tạng thống trị) thuộc miền tây Kham, Chiến dịch Chamdo bùng phát. Ngày 11 tháng 10, người lãnh đạo "dapön" (trung đoàn) số 9 của quân đội Tây Tạng là Derge Sé Kalsang Wangdu dẫn quân đầu hàng Quân Giải phóng. Từ ngày 6 đến ngày 24 tháng 10, Chiến dịch Chamdo diễn ra trong 19 ngày, hơn 20 trận chiến đấu, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tổng cộng tiêu diệt bộ đội chủ lực gồm hơn 5700 người của quân đội Tây Tạng。Sau khi chiếm được trấn Thành Quan, Quân Giải phóng nhận định đạt được mục đích, bèn hạ lệnh đình chỉ tiến công, phóng thích tổng quản Chamdo đầu hàng Ngapoi Ngawang Jigme, lệnh cho ông đến Lhasa trình bày lại yêu cầu của phía Chính phủ nhân dân trung ương, hy vọng Kashag Tây Tạng và Chính phủ nhân dân trung ương Trung Quốc hợp tác. == Cầu viện quốc tế == Ngày 7 tháng 11 năm 1950, Chính phủ Kashag quyết định thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc giúp đỡ ngăn chặn Trung Quốc xâm lược, do Ấn Độ đại diện chuyển yêu cầu đến trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York vào ngày 13. Do Tây Tạng không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Ban Thư ký không lập tức xử lý. Lúc này Anh Quốc và Hoa Kỳ tập trung sức chú ý vào Chiến tranh Triều Tiên, không muốn vì vấn đề Tây Tạng phát sinh đầy phức tạp, còn Ấn Độ do nguồn gốc địa lý và lịch sử có quyền phát ngôn nhất, hai nước Anh Quốc và Hoa Kỳ quyết định đề xuất này sẽ do Ấn Độ đứng đầu. Tuy nhiên, do Ấn Độ muốn đóng vai trò điều giải trong Chiến tranh Triều Tiên, không muốn đắc tội với Trung Quốc, do đó không ủng hộ đưa vào nghị trình Liên Hiệp Quốc. Ngày 14 tháng 11, trưởng đại diện của El Salvador là Hector Castro yêu cầu Ban Bí thư Liên Hiệp Quốc trực tiếp đưa nghị án Tây Tạng bị xâm lược ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, song bị từ chối, đến ngày 24 tháng 11 đề án của Hector Castro lại bị Ấn Độ và Liên Xô đề nghị nên bị gác lại vô thời hạn. Đầu tháng 12, Chính phủ Kashag lại cầu viện Liên Hiệp Quốc, biểu thị rõ thỉnh cầu đến từ người thống trị Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng sẵn sàng cử đoàn đại biểu đến Liên hiệp Quốc, hiệp trợ đại hội thảo luận, đồng thời hoan nghênh Liên Hiệp Quốc cử đoàn điều tra chân tướng đến Tây Tạng. Tây Tạng đồng thời mời Anh Quốc, Hoa Kỳ hiệp trợ thỉnh cầu của họ tại Liên Hiệp Quốc. Anh Quốc và Ấn Độ đối với thỉnh cầu của Tây Tạng vẫn giữ thái độ không tán thành, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Dean Acheson vào ngày 14 tháng 12 lệnh cho Đại sứ tại Ấn Độ Loy W. Henderson tìm kiếm liên hiệp Mỹ-Anh-Ấn nhằm ngăn chặn khả năng lực lượng cộng sản Trung Quốc tấn công Tây Tạng. Đến ngày 18 cùng tháng, Loy W. Henderson và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Girija Shankar Bajpai gặp mặt, Girija Shankar Bajpai biểu thị Ấn Độ hy vọng hoãn lại việc này, xúc tiến đình chiến tại Triều Tiên. Loy W. Henderson kết luận: Ấn Độ sẽ không hợp tác với Mỹ-Anh ngăn chặn lực lượng cộng sản Trung Quốc xâm lược, đến ngày 30 tháng 12 ông báo cáo cho Dean Acheson, chỉ ra rằng hiện tại Ấn Độ sẽ không vì Tây Tạng mà đi đầu tại Liên Hiệp Quốc, nhằm tránh làm mất lòng Trung Quốc cộng sản, lựa chọn của Hoa Kỳ là ủng hộ quốc gia ngoài Ấn Độ đi đầu tại Liên Hiệp Quốc, hoặc là tiếp tục gác lại đến khi chính quyền Tây Tạng biến mất. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 12 trao bị vong lục cho Đại sứ quán Anh Quốc, đồng thời yêu cầu Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Luân Đôn biểu thị với Bộ Ngoại giao Anh Quốc rằng Hoa Kỳ có quan tâm đến sử dụng hành động, song Anh Quốc duy trì thái độ không tán thành. Ngày 6 tháng 1 năm 1951, Dean Acheson yêu cầu Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ấn Độ thông báo cho Tây Tạng rằng Hoa Kỳ đồng tình Tây Tạng thỉnh cầu đề xuất tại Liên Hiệp Quốc, ông tin rằng cần phải thực hiện tất cả thủ đoạn để ngăn chặn Trung Quốc cộng sản chiếm đóng, đồng thời yêu cầu Loy W. Henderson báo cáo ảnh hưởng của việc Đạt Lai Lạt Ma lưu vong tại Ấn Độ đối với phong trào phản kháng Tây Tạng. Một tuần sau, Loy W. Henderson báo cáo rằng nếu như Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi Tây Tạng thì phong trào phản kháng Tây Tạng có lẽ sẽ tan vỡ. Chuẩn bị cho lúc cần thiết sẽ lưu vong ra nước ngoài, Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 18 tháng 12 rời khỏi Lhasa, ngày 2 tháng 1 năm sau đến Á Đông lân cận với nước Xích Kim, Chính phủ Kashag cũng cho vài trăm con la vận chuyển vàng, ký gửi tại thủ đô Gangtok của Xích Kim. Chính phủ Kashag trải qua tranh luận kịch liệt trong nội bộ, cuối cùng quyết định từ bỏ cầu viện quốc tế, tiến hành đàm phán với Chính phủ Trung Quốc. == Đàm phán sau chiến tranh == Năm 1950, trước khi Chiến dịch Chamdo kết thúc, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 khi đó 15 tuổi còn chưa thân chính, thực quyền thuộc về Nhiếp chính Taktra Rinpoche thứ 3. Ngày 8 tháng 11 năm 1950, Chiến dịch Chamdo kết thúc, quân đội Tây Tạng thảm bại. Lực lượng phái cải cách trong Kashag Tây Tạng ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 thân chính. Nhiếp chính Taktra Rinpoche thứ 3 bị buộc từ chức. Quân Giải phóng cho phóng thích Tổng quản Chamdo Ngapoi Ngawang Jigme (do Kashag phái đến) trở về Lhasa, yêu cầu Kashag Tây Tạng thừa nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Tây Tạng. Chính phủ trung ương cũng đáp ứng sẽ duy trì hiện trạng Tây Tạng. Tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma gửi thư cho Chính phủ Bắc Kinh, trong thư nói "Tôi lần này tiếp nhận yêu cầu chấp chính nhiệt liệt và thành khẩn của toàn thể nhân dân Tây Tạng", "quyết định đạt được hòa bình như nguyện vọng của nhân dân", phái đại biểu "đến Chính phủ nhân dân trung ương mưu cầu giải quyết vấn đề Tây Tạng". Tháng 2 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma lệnh cho Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu làm đại biểu toàn quyền, cùng với bốn đại biểu Khemey Sonam Wangdi, Thuptan Tenthar, Thuptan Lekmuun và Samposey Tenzin Thondup đến Bắc Kinh toàn quyền xử lý vấn đề đàm phán với Chính phủ nhân dân trung ương. Cuối cùng, đoàn đại biểu Kashag Tây Tạng vào ngày 23 tháng 5 năm 1951 cùng đại biểu của Chính phủ nhân dân trung ương ký kết "Hiệp nghị giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính phủ Địa phương Tây Tạng về biện pháp Giải phóng hòa bình Tây Tạng" tại Bắc Kinh, hai bên xác nhận Tây Tạng là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, đồng ý "giải phóng hòa bình Tây Tạng", Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến đến đồn trú tại Tây Tạng, Quân đội Tây Tạng cải biên thành Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chính phủ Nhân dân Trung ương phụ trách vấn đề ngoại vụ của Tây Tạng, đồng thời khôi phục địa vị cố hữu của Ban Thiền Lạt Ma tại Tây Tạng, hiệp nghị còn đồng ý trung ương không có biến động đối với chế độ chính trị cùng với địa vị cố hữu và chức quyền của Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, và Chính phủ Địa phương Tây Tạng cần phải tự động thi hành cải cách, song trung ương không thêm cưỡng bách. Sau đó, Đạt Lai Lạt Ma quyết định không rời Tây Tạng, đồng thời vào tháng 10 năm 1951 chính thức đồng ý hiệp nghị. == Phát triển tiếp theo == Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị Tây Tạng, Kashag Tây Tạng trong mấy năm đầu cùng tồn tại hòa bình với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ngoại trừ khu vực trấn Thành Quan của Chamdo bị Quân Giải phóng khống chế ra, vùng đất còn lại vẫn nằm dưới quyền quản lý của Kashag Tây Tạng. Sau Chiến dịch Chamdo 1950, vùng đất phía tây sông Kim Sa của khu vực Kham (nguyên do Kashag Tây Tạng thống trị thực tế) trở thành địa khu Chamdo, lập ủy ban giải phóng Nhân dân địa khu Chamdo, trực thuộc Chính phủ Nhân dân Trung ương. Địa khu Chamdo từ đó nằm ngoài tỉnh Tây Khang về pháp lý. Ngoài ra, ngày 28 tháng 4 năm 1952, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 đến Lhasa, sau đó trải qua đàm phán giữa Kashag và cơ cấu của Ban Thiền, hai bên đạt được hiệp nghị về khôi phục địa vị và chức quyền cố hữu của Ban Thiền Lạt Ma. Sau đó, Ban Thiền Lạt Ma vào ngày 9 tháng 6 rời Lhasa, ngày 23 tháng 6 đến nơi cư trú truyền thống của các đời Ban Thiền Lạt Ma là chùa Tashi Lhunpo tại Shigatse. Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản Trung Quốc trao cho Kashag Tây Tạng quyền tự trị cao độ, và có thể duy trì thể chế xã hội nguyên bản, chỉ cần không được kháng lại mệnh lệnh của họ. Năm 1955, tỉnh Tây Tang bị triệt tiêu, vùng đất phía đông sông Kim Sa quy thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1956, Ủy ban Trù bị Khu Tự trị Tây Tạng thành lập, từ đó Kashag Tây Tạng, Ủy ban Giải phóng Nhân dân Địa khu Chamdo, và cơ cấu của Ban Thiền Lạt Ma đều chuyển sang nằm dưới quyền lãnh đạo của cơ cấu này. Sau năm 1955, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ công xã nhân dân tại các khu vực người Tạng tại Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam. Do Amdo, Kham không thuộc phạm vi thống trị truyền thống của Kashag, đồng thời không được bao gồm trong Hiệp nghị giải phóng hòa bình Tây Tạng, nên không chịu hạn chế "cải cách Tây Tạng cần do Kashag tự động tiến hành". Tuy nhiên, do Đảng Cộng sản Trung Quốc thi hành quá cấp tiến, khiến cho dân chúng người Tạng tại các khu vực này đối lập nghiêm trọng với nhà đương cục cộng sản, các khu vực người Tạng này phát sinh nhiều náo loạn, đồng thời hình thành xung đột vũ trang quy mô lớn. Tháng 12 năm 1955, tại địa khu Lương Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên khi Đảng Cộng sản đến làng triển khai, tại địa phương bùng phát sự kiện náo loạn vũ trang quy mô lớn do một bộ phận người Di và người Tạng kháng cự, đại bộ phận châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư của tỉnh Tứ Xuyên lâm vào cảnh náo loạn, triển khai chiến đấu với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau đó, khu vực người Tạng tại bốn tỉnh kể trên nối tiếp phát sinh náo loạn. Cùng với dòng dân tị nạn từ Tây Khang tràn vào Lhasa, cục thế căng thẳng tại Lhasa ngày càng xấu đi. Ngày 10 tháng 3 năm 1959, xảy ra một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa nhằm kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng, tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Cuộc biểu tình ôn hòa này đã bị quân đội Trung Quốc trấn áp quyết liệt. Ngày 17 tháng 3 năm 1959, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 quyết định đưa thân nhân, quan chức và quân đội, tổng cộng 600 người lên ngựa đào thoát khỏi Lhasa. Ngày 28 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố giải tán Chính phủ Tây Tạng, Ủy ban Trù bị Khu Tự trị Tây Tạng thi hành quyền lực thay thế, đồng thời thi hành "Cải cách Dân chủ Tây Tạng" gồm phong trào cải cách ruộng đất, loại bỏ chế độ nông nô phong kiến chính giáo hợp nhất (dùng "chế độ nông nô" để mô tả chế độ Tây Tạng còn có tranh luận). Sau đó, Ủy ban Trù bị Khu Tự trị Tây Tạng tiếp quản chính vụ của Kashag trước đây. Ngày 31 tháng 3 năm 1959, Đạt Lai Lạt Ma đi đến khu vực Tawang do Ấn Độ khống chế thực tế, bắt đầu cùng tám vạn người Tây Tạng sống lưu vong. Ngày 20 tháng 6 năm 1959, Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố không thừa nhận "Hiệp nghị Mười bảy điều", đồng thời nói rõ "Hiệp định Mười ba điều" là do Chính phủ và nhân dân Tây Tạng ký kết dưới áp bức vũ lực. Chính phủ lưu vong Tây Tạng cho rằng năm đó đoàn đại biểu năm người năm đó do bức bách của Bắc Kinh nên mới ký Hiệp nghị hòa bình Mười bảy điều. Đương thời, họ không thể thông báo tình hình cho Chính phủ Tây Tạng, đã dùng danh nghĩa cá nhân ký kết hiệp nghị, trong văn kiện không có quan hàm chính thức của họ. Đại bộ phận quan viên Kashag lưu vong tại Ấn Độ, đồng thời tại Ấn Độ lập ra Chính phủ lưu vong Tây Tạng. Trung ương Hành chính Tây Tạng cũng bắt đầu thi hành cải cách dân chủ. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận định xung đột vũ trang lần đó là do Đạt Lai Lạt Ma gây ra: Do Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn loại bỏ chế độ nông nô phong kiến thực thi tại Tây Tạng, nên tổn hại đến lợi ích cá nhân của Đạt Lai Lạt Ma. == Bài học == Năm 2008, khi các khu vực người Tạng tại Trung Quốc phát sinh xung đột, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển phát biểu rằng "Tây Tạng và Trung Quốc mặc dù ký kết hiệp nghị hòa bình, song hiệp nghị bất kỳ lúc nào cũng có khả năng biến thành giấy lộn", "không thể tránh được trấn áp đẫm máu năm 1959, năm 1989 lại bùng phát trấn áp đẫm máu, người đương thời hạ lệnh trấn áp chính là Bí thư Đảng ủy Tây Tạng Hồ Cẩm Đào, 19 năm sau, Hồ Cẩm Đào trở thành chủ tịch nước, song lại phát sinh sự kiện đáng tiếc này." Cựu Phó trưởng Quỹ giao lưu hai bờ Eo biển Trần Vinh Kiệt 陳榮傑 nói rằng "năm 1951, Tây Tạng nằm dưới pháo lửa, ký kết "Hiệp nghị Giải phóng Hòa bình Tây Tạng", sau đó Trung Quốc cộng sản thường xuyên trấn áp, cái gọi là hiệp nghị hòa bình không bằng một tờ giấy lộn. Quốc-Cộng luân phiên đánh rồi đàm, hòa đàm chỉ là bắt đầu một cuộc chiến tranh khác" Đảng Đân chủ Tiến bộ khi chất vấn Tổng thống Mã Anh Cửu về đề xuất với điều kiện tiền đề "Quốc gia cần thiết, dân ý ủng hộ, quốc hội giám sát" cùng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký kết hiệp nghị hòa bình có biểu thị, kinh nghiệm Tây Tạng và Trung Quốc hòa đàm thất bại là một án lệ quan trọng trong đàm phán ngoại giao Trung Quốc tại quốc tế, Trung Quốc không phải là đối tượng đàm phán có thể tin tưởng, hiệp nghị hòa bình nếu thiếu giám sát và cam kết của bên thứ ba thì về căn bản không thể đảm bảo cho Đài Loan. Chủ tịch Liên minh Đoàn kết Đài Loan Hoàng Công Huy cảnh báo rằng: Trung Quốc sau hiệp nghị này lại tiến quân quy mô lớn đến Tây Tạng, gương lớn đâu xa. == Xem thêm == Lịch sử Tây Tạng Tenzin Gyatso Độc lập Tây Tạng Chính phủ lưu vong Tây Tạng == Tham khảo == == Thư mục ==
romário.txt
Romário de Souza Faria hay Romário (sinh 29 tháng 1 năm 1966), là một cựu cầu thủ bóng đá Brasil. Ông đã giúp Brasil chiến thắng, giành ngôi vô địch thế giới World Cup 1994 và là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trên thế giới trong thập niên 1990. Ông cũng gặt hái nhiều thành công với các câu lạc bộ bóng đá châu Âu như PSV Eindhoven và FC Barcelona, hay câu lạc bộ Vasco da Gama ở Brasil. Ông là cầu thủ ghi bàn cao thứ 3 trong lịch sử đội bóng đá Brazil, cũng là người ghi bàn nhiều thứ hai trong mọi thời đại ở Campeonato Brasileiro Série A. Ông được chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1994 của FIFA và có trong danh sách những ngôi sao lớn nhất trong lịch sử của FIFA. Romário có tên trong danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất còn sống của FIFA. Danh sách này là một phần của kỷ niệm 100 năm của FIFA, tổ chức vào tháng 3 năm 2004. Ông là cầu thủ thứ 3 sau Josef Bican và Pelé đạt mốc 1000 bàn thắng. == Thống kê các bàn thắng == == Thành tích == Vô địch giải bóng đá U 20 Nam Mỹ: 1985 Vua phá lưới bang Rio: 1986, 1987, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 Vua phá lưới Olympic: 1988 Vua phá lưới giải bóng đá Hà Lan: 1989, 1990, 1991, 1992 Vua phá lưới cúp bóng đá Hà Lan: 1989, 1990 Vua phá lưới giải bóng đá Brasil: 1990 Vua phá lưới Champions League: 1990, 1993 Vua phá lưới giải bóng đá Tây Ban Nha: 1994 Cần thủ Nam Mỹ chơi hay nhất tại Tây Ban Nha (EFE trophy): 1994 Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup: 1994 Vô địch FIFA World Cup 1994 Bóng Onze: 1994 Cầu thủ trong năm của FIFA: 1994 Vua phá lưới cúp liên lục địa: 1997 Vua phá lưới cúp bóng đá Brasil: 1998, 1999 Vua phá lưới tại giải Copa Mercosul: 1999, 2000 Vua phá lưới tại giải João Havelange: 2000 Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết cúp Intercontinental: 2000 Brazilian Bola de Prata: 2000 Cầu thủ giỏi nhất năm do báo El Pais bình chọn: 2000 Vua phá lưới giải vô địch bóng đá Brasil: 2001, 2005 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Player profile on sambafoot.com Romário - Video compilation of Romário's career thus far. YouTube Romario 1000 - Romario scores his 1000th goal on penalty
zirconi.txt
Zirconi là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Zr và số nguyên tử 40. Nó là một kim loại chuyển tiếp màu trắng xám bóng láng, tương tự như titan. Zirconi được sử dụng như là một tác nhân tạo hợp kim do khả năng cao trong chống ăn mòn của nó. Nó không bao giờ được tìm thấy như là một kim loại tự nhiên mà thu được chủ yếu từ khoáng vật zircon, chất có thể được làm tinh khiết nhờ clo. Zirconi lần đầu tiên được Berzelius cô lập từ dạng không tinh khiết vào năm 1824. Zirconi không có vai trò sinh học nào đã biết. Nó tạo thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ, như điôxít zirconi và đibrômua zirconocen. Nó có 5 đồng vị nguồn gốc tự nhiên, ba trong số này là ổn định. Phơi nhiễm ngắn hạn với bột zirconi có thể gây ra các kích thích dị ứng nhẹ còn việc hít thở phải các hợp chất zirconi có thể gây ra u hạt da và phổi. == Đặc trưng == Zirconi là một kim loại mềm, dẻo và dễ uốn, ở trạng thái rắn khi có nhiệt độ phòng. Khi độ tinh khiết thấp thì nó trở nên cứng và giòn hơn. Ở dạng bột thì zirconi rất dễ cháy nhưng ở dạng khối rắn thì nó khó bắt lửa hơn. Zirconi có khả năng chống ăn mòn bởi các chất kiềm, axít, nước muối và các tác nhân khác rất cao. Tuy nhiên, nó sẽ hòa tan trong các axít như axít clohiđric và axít sulfuric, đặc biệt là khi có mặt flo. Các hợp kim của nó với kẽm sẽ có từ tính khi nhiệt độ dưới 35 K. Điểm nóng chảy của zirconi là 1855 °C, và điểm sôi là 4409 °C. Zirconi có độ âm điện bằng 1,33 (theo thang Pauling). Trong số các nguyên tố khối d, zirconi có độ âm điện thấp hàng thứ tư sau yttri, luteti, hafni. == Ứng dụng == Do khả năng chống ăn mòn tốt của zirconi nên nó thường được sử dụng như là tác nhân tạo hợp kim trong các vật liệu phải chịu tác động của môi trường có tính ăn mòn cao, chẳng hạn như các loại vòi, các dụng cụ phẫu thuật, kíp nổ, các chất thu khí và các sợi của ống chân không. Điôxít zirconi (ZrO2) được sử dụng trong các nồi nấu phòng thí nghiệm, lò luyện kim, cũng như là vật liệu chịu lửa. Zircon (ZrSiO4) được cắt thành đá quý để sử dụng trong ngành kim hoàn. Cacbonat zirconi ngậm nước (3ZrO2•CO2•H2O) từng được dùng trong mỹ phẩm dành cho da để trị tác động của sơn độc, nhưng đã bị loại bỏ do nó gây ra một số phản ứng làm hại da trong một số trường hợp. Khoảng 90% lượng zirconi sản xuất ra được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân do nó có tiết diện bắt nơtron thấp và khả năng chống ăn mòn cao. Các hợp kim của zirconi cũng được dùng chế tạo một số bộ phận của tàu vũ trụ do khả năng chịu nhiệt của nó. === Tinh chế === Sau khi được thu thập từ nước biển vùng duyên hải, khoáng vật rắn zircon được tinh chế bằng các thiết bị cô đặc xoắn ốc để loại bỏ cát sỏi dư thừa và bằng thiết bị tách từ trường để loại bỏ ilmenit và rutile. Các phụ phẩm sau đó có thể đổ vào môi trường một cách an toàn do chúng đều là thành phần tự nhiên của cát bãi biển. Zircon đã tinh lọc sau đó được tinh chế thành zirconi tinh khiết bằng khí clo hay các tác nhân khác rồi được nung kết dính cho đến khi đủ mềm đối với nghề luyện kim. Zirconi và hafni đều có mặt trong zircon và chúng cực kỳ khó tách ra khỏi nhau do chúng có các tính chất hóa học rất tương tự. == Lịch sử == Khoáng vật zircon chứa zirconi hay các biến thể của nó (như jargoon, hyacinth, jacinth, ligure), được đề cập tới trong các văn bản của Kinh Thánh. Khoáng vật này đã không được biết như là có chứa một nguyên tố mới cho tới tận khi Klaproth phân tích mẫu jargoon từ đảo Ceylon ở Ấn Độ Dương.Ông đặt tên cho ngyên tố mới này là Zirkonerde (zirconia). Humphry Davy đã cố gắng cô lập nguyên tố mới này vào năm 1808 bằng điện phân, nhưng thất bại. Zirconi (từ tiếng Syriac zargono, tiếng Ả Rập zarkûn từ tiếng Ba Tư zargûn زرگون nghĩa là "giống như vàng") lần đầu tiên được Berzelius cô lập ở dạng không tinh khiết vào năm 1824 bằng cách nung nóng hỗn hợp kali và florua zirconi-kali để phân hủy trong ống sắt. Phương pháp thanh kết tinh (hay phương pháp Iodua) do Anton Eduard van Arkel và Jan Hendrik de Boer phát minh năm 1925 là phương pháp công nghiệp đầu tiên để sản xuất ở quy mô thương mại zirconi kim loại nguyên chất. Phương pháp này diễn ra với sự phân hủy bằng nhiệt của tetraiodua zirconi (ZrI4). INó bị thay thế vào năm 1945 bằng phương pháp Kroll rẻ tiền hơn do William Justin Kroll phát minh, trong đó tetraclorua zirconi bị phá hủy bằng magiê. Zirconi chất lượng thương mại cho phần lớn ứng dụng vẫn còn chứa 1-3% hafni. == Phổ biến == === Địa chất === Zirconi có hàm lượng khoảng 130 mg/kg trong lớp vỏ Trái Đất và khoảng 0,026 μg/L trong nước biển, mặc dù không bao giờ ở dạng kim loại tự nhiên. Nguồn thương mại chủ yếu chứa zirconi là khoáng vật silicat zirconi là zircon (ZrSiO4), chủ yếu có ở Australia, Brasil, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Hoa Kỳ, cũng như ở dạng trầm tích với trữ lượng nhỏ hơn nhiều khắp thế giới. 80% lượng zircon khai thác tại Australia và Nam Phi. Ước tính trữ lượng zircon toàn cầu là trên 60 triệu tấn và tổng sản lượng hàng năm là khoảng 900.000 tấn. Zircon là phụ phẩm trong khai thác và chế biến các khoáng vật titan như ilmenit và rutile, cũng như trong khai thác thiếc. Giai đoạn từ năm 2003 tới năm 2007, giá của zircon đã tăng dần từ 360 USD tới 840 USD một tấn. Zirconi cũng có trong trên 140 loại khoáng vật đã biết khác, như baddeleyit hay kosnarit. Nguyên tố này tương đối phổ biến trong các ngôi sao loại S, và nó cũng đã được phát hiện là có trong Mặt Trời cùng các thiên thạch. Các mẫu đá Mặt Trăng thu được từ chương trình Apollo có hàm lượng ôxít zirconi rất cao so với các loại đá trên Trái Đất. Xem thêm Khoáng vật zirconi. === Sinh học === Zirconi không có vai trò sinh học nào đã biết, mặc dù các muối zirconi có độc tính thấp. Cơ thể người trung bình chứa không quá 1 miligam zirconi, và nhu cầu mỗi ngày chỉ khoảng 50 μg. Hàm lượng zirconi trong máu người thấp ở mức 10 phần tỷ. Các thực vật thủy sinh dễ dàng hấp thụ zirconi hòa tan nhưng nó khá hiếm ở thực vật trên đất liền. 70% thực vật không chứa zirconi, còn những loài có chứa nó thì cũng không vượt quá 5 phần tỷ. == Hợp chất == Là một kim loại chuyển tiếp, zirconi tạo thành nhiều hợp chất vô cơ, như điôxít zirconi (ZrO2). Hợp chất này còn gọi là zirconia, có khả năng chống đứt gãy hiếm có và khả năng chống ăn mòn cao, đặc biệt là khi ở dạng hình hộp. Các tính chất này làm cho zirconia là hữu ích khi làm lớp che phủ cản nhiệt, và nó cũng là vật liệu thay thế phổ biến cho kim cương. Tungstat zirconi là một loại vật chất bất thường ở chỗ nó co lại khi bị nung nóng thay vì giãn nở ra như ở các vật liệu khác. Các hợp chất vô cơ khác của zirconi còn có hiđrua zirconi (II), nitrua zirconi, tetraclorua zirconi (ZrCl4), được dùng trong phản ứng Friedel-Crafts. Các hợp chất hữu cơ của zirconi thường được sử dụng như là chất xúc tác cho quá trình polyme hóa. Chất đầu tiên như thế là đibrômua zirconocen, được John M. Birmingham tại Đại học Harvard điều chế năm 1952. Tác nhân Schwartz, do P. C. Wailes và H. Weigold điều chế năm 1970, là một metallocene ((C5R5)2M) dùng trong tổng hợp hữu cơ để biến đổi các anken và ankyn. == Đồng vị == Zirconi nguồn gốc tự nhiên có 5 đồng vị. Zr90, Zr91, Zr92 là ổn định. Zr94 có chu kỳ bán rã 1,10×1017 năm. Zr96 có chu kỳ bán rã 2,4×1019 năm, là đồng vị tồn tại lâu dài nhất của zirconi. Trong số các đồng vị tự nhiên này thì Zr90 là phổ biến nhất, chiếm trên 51,45% khối lượng zirconi. Zr96 là ít phổ biến nhất, chỉ chiếm 2,80% zirconi. 28 đồng vị nhân tạo của zirconi cũng đã được tổng hợp, có khối lượng nguyên tử từ 78 tới 110. Zr93 là đồng vị nhân tạo tồn tại lâu nhất, có chu kỳ bán rã 1,53×106 năm. Zrr110, đồng vị nhân tạo nặng nhất của zirconi, cũng là đồng vị tồn tại ngắn nhất, với chu kỳ bán rã chỉ là 30 miligiây. Các đồng vị phóng xạ với khối lượng nguyên tử từ 93 trở lên phân rã theo β-, trong khi các đồng vị có khối lượng từ 89 trở xuống phân rã theo β+. Ngoại lệ duy nhất là Zr88, phân rã theo kiểu ε. Zirconi cũng có 6 đồng phân hạt nhân, Zr83m, Zr85m, Zr89m, Zr90m1, Zr90m2, Zr91m. Trong số này thì Zr90m2 có chu kỳ bán rã ngắn nhất, chỉ 131 nanogiây còn Zr89m là tồn tại lâu nhất với chu kỳ bán rã 4,161 phút. == Độc tính == Việc ăn hay hít thở phải Zr93, một đồng vị phóng xạ, có thể gây ra sự gia tăng trong khả năng phát triển ung thư. Phơi nhiễm ngắn hạn với bột zirconi có thể gây ra dị ứng, nhưng chỉ khi tiếp xúc với mắt mới cần theo dõi y tế. Việc hít thở phải các hợp chất zirconi có thể gây ra u hạt da và phổi. Hơi zirconi có thể gây ra u hạt phổi. Phơi nhiễm kinh niên đối với tetraclorua zirconi có thể làm tăng tỷ lệ chết ở chuột nhắt và chuột lang cũng như làm giảm hemoglobin máu và hồng cầu ở chó. OSHA khuyến cáo giới hạn phơi nhiễm trung bình 5 mg/m3 và 10 mg/m3 cho giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn. == Chú thích == == Tham khảo == == Xem thêm == Hợp chất zirconi WebElements.com – Zirconi
khái niệm.txt
Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù lôgic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan. == Khái niệm (triết học) == Immanuel Kant đã chia các khái niệm ra thành: khái niệm aprioric (sản phẩm của trí tuệ) và khái niệm aposterioric (được tạo ra từ quá trình trừu tượng hóa kết quả thực nghiệm). == Khái niệm (tâm lý học) == Việc tạo ra một khái niệm là một chức năng cơ bản của sự cảm nhận và suy nghĩ. Các khái niệm cho phép ta hệ thống hóa hiểu biết của ta về thế giới. Hai dạng khái niệm cơ bản: Khái niệm cổ điển (dập khuôn, mang tính Aristoteles) – với các giới hạn rõ rệt, dựa vào các định nghĩa chính xác, có mang các điều kiện cần và đủ, để đối tượng cho trước có thể được coi như là một đại diện xứng đáng trong một thể loại cho trước; Khái niệm tự nhiên (mờ, nhòe) – thay vì dựa vào các định nghĩa và các điều kiện cần và đủ, thì lại dựa vào sự đồng dạng so với những đối tượng tiêu bản đã được lưu lại trong trí nhớ. == Thuộc tính của Khái niệm == Một khái niệm có hai thuộc tính là ngoại hàm (hay ngoại trương hay ngoại diên) và nội hàm. == Xem thêm == Ý tưởng Tranh luận về universali Khái niệm luận Khái niệm phổ biến Phạm trù Định nghĩa == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
thời kỳ bắc thuộc lần thứ ba.txt
Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (ngắn gọn: Bắc thuộc lần 3) trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn. == Các triều đại Trung Hoa cai trị Việt Nam == Năm 602, nhà Tùy sai Lưu Phương đem quân 27 dinh sang đánh nước Vạn Xuân. Vua đời thứ ba của Vạn Xuân là Lý Phật Tử sợ giặc và đầu hàng, bị bắt sang Trung Hoa. Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 mà trước hết là thuộc Tùy. Thời đó, Việt Nam bị xếp làm một châu của Tùy, gọi là châu Giao (交州). Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết. Sau Lưu Phương, đến Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường. Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm. == Hành chính, dân số == === Hành chính === Năm 605, nhà Tùy đổi châu Giao thành quận Giao Chỉ, quận lỵ đặt tại huyện Giao Chỉ. Đồng thời, nhà Tùy đặt ra Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam. Chủ trương của nhà Tùy là thiết lập chế độ trung ương tập quyền, không phong cho tông thất và công thần, chỉ chuyên dùng quan lại cai trị. Nhà Đường bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Người đứng đầu cơ quan này gọi tổng quản. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu. Bấy giờ, vùng Lĩnh Nam có 5 đô hộ phủ, cai quản châu Giao, châu Quảng, châu Quế, châu Dung, châu Ung, gọi chung là Lĩnh Nam ngũ quản. Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu; đứng đầu mỗi châu là viên quan thứ sử. 12 châu này lại được chia thành 59 huyện. Tên gọi 12 châu là: Năm 624, Đường Cao Tổ lại đổi các Phủ Đô hộ thành Phủ Đô đốc. Phủ Đô hộ An Nam thành Phủ Đô đốc An Nam. Năm 679, Đường Cao Tông lại đổi về tên cũ. Năm 757, Đường Túc Tông đổi An Nam đô hộ phủ thành Trấn Nam đô hộ phủ. Chín năm sau (766) lại đổi về tên cũ. Năm 863, nhà Đường bãi bỏ Phủ Đô hộ An Nam và lập Hành Giao Châu thay thế đóng tại nơi là Quảng Tây ngày nay. Nhưng chưa đầy 1 tháng thì cho tái lập Phủ Đô hộ An Nam nằm trong Hành Giao Châu. Năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. === Dân số === Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao Chỉ có 9 huyện 30.056 dân; quận Cửu Chân có 7 huyện 16.135 dân; quận Nhật Nam có 8 huyện 9915 dân, quận Ninh Việt ở phía đông bắc, gồm Khâm châu không rõ số dân; 3 quận mới chiếm của Lâm Ấp có 4.135 dân. == Sự cai trị của Trung Hoa == === Thời Tùy === Về danh nghĩa, Giao Châu cũng như các quận khác của nhà Tùy, trực tiếp phụ thuộc chính quyền trung ương. Nhưng trên thực tế, như lời thú nhận của vua Tùy Văn Đế, châu Giao chỉ là đất "ràng buộc lỏng lẻo". Cuối thời nhà Tùy, do loạn lạc, các quan cai trị ở Giao châu cũng cắt cứ ly khai với chính quyền trung ương. Khi Tùy Dạng Đế chết, thái thú Khâu Hòa không biết. Khâu Hòa bóc lột nhân dân địa phương rất nặng, nhà cửa giàu có ngang với vương giả. Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc (vợ là người Việt) cùng các con xây thành lũy kháng cự nhà Đường mới thay nhà Tùy. Sau Khâu Hòa, tới năm 622, Lê Ngọc cùng thái thú Nhật Nam là Lý Giáo cũng quy phục nhà Đường. === Thời Đường === Nhà Đường coi An Nam là một trọng trấn và tăng cường bóc lột rất nặng dưới nhiều hình thức. Hằng năm các châu quận ở đây phải cống nạp nhiều sản vật quý (ngà voi, đồi mồi, lông trả, da cá, trầm hương, vàng, bạc...) và sản phẩm thủ công nghiệp (lụa, tơ, sa, the, đồ mây, bạch lạp...). Ngoài việc cống nạp, người Việt Nam phải nộp nhiều loại thuế mới. Có nhiều loại thuế và chính sử nhà Đường phải thừa nhận rằng các quan lại ở An Nam đã đánh thuế rất nặng. Riêng thuế muối ở Lĩnh Nam hàng năm bằng 40 vạn quan tiền. Ngoài thuế muối và gạo, còn phải nộp thuế đay, gai, bông và nhiều thuế "ngoại suất" (thuế đánh 2 lần). Nhà Đường dựa vào tài sản chia làm 3 loại thuế: Thượng hộ nộp 1 thạch 2 đấu Thứ hộ nộp 8 đấu Hạ hộ nộp 6 đấu Các hộ vùng thiểu số nộp 1/2 số quy định trên. Song có những quan lại nhà Đường vẫn bắt người thiểu số nộp toàn bộ số thuế như các dân cư ở đồng bằng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của người Việt, mà vụ chống thuế điển hình là Lý Tự Tiên và Đinh Kiến chống lại Lưu Diên Hựu năm 687. Sử nhà Đường ghi nhận không ít các quan lại đô hộ vơ vét của cải của người Việt để làm giàu và chạy chức, thăng tiến. Cao Chính Bình "phú liễm nặng", Lý Trác "tham lam ăn hối lộ, phú thuế bạo ngược", bắt người dân miền núi phải đổi 1 con trâu bò chỉ để lấy được 1 đấu muối; Lý Tượng Cổ "tham túng, bất kể luật pháp".... Để củng cố sự cai trị, nhà Đường tăng cường xây cất thành trì và quân phòng thủ ở Tống Bình, châu Hoan, châu Ái. Trong phủ thành đô hộ Tống Bình, thường xuyên có 4.200 quân đồn trú. Ở vùng biên giới phía tây bắc như miền Lâm Tây, Lân, Đăng hằng năm có 6.000 quân trấn giữ gọi là quân "phòng đông" (phòng giữ vào mùa khô) để chống sự xâm lấn của nước Nam Chiếu. Thời gian đầu, nhà Đường chỉ dùng quân trưng tập từ phương bắc sang làm quân "phòng đông", nhưng từ thời Đường Trung Tông buộc phải dùng cả quân người Việt xen lẫn. == Những cuộc tấn công của thế lực bên ngoài == Ngoài các loại thuế, từ cuối thế kỷ 8, người Việt còn bị thiên tai (hạn, lụt) trong nhiều năm và những cuộc xâm lấn, cướp phá của các nước lân bang như Nam Chiếu, Lâm Ấp, Chà Và (vương quốc Sailendra hoặc Srivijaya hình thành trên đảo Java)... Quân tướng nhà Đường nhiều lần bất lực không chống lại được những cuộc tấn công đó khiến người bản địa bị sát hại đến hàng chục vạn. === Các thế lực Java === Một tấm bia ở tháp Po Nagar ghi lại sự kiện Champa bị một thế lực từ Java tấn công bằng đường biển. Giao Châu khi đó nằm dưới sự đô hộ của nhà Đường cũng bị thế lực này tấn công. Sách sử cũ gọi thế lực này là giặc biển Chà Và, Côn Lôn; dựa vào đó mà đời sau suy ra là Java. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi phải cầu cứu Đô úy Vũ Định là Cao Chính Bình. Tại địa điểm Chu Diên (ngày nay gần Hà Nội), quân Đường đã đánh bại quân Java dẫn tới họ phải rút lui theo đường biển. Sau đó Trương Bá Nghi đắp lại thành Đại La. Thế lực từ Java này có thể là Srivijaya hoặc Sailendra. Vào cuối thế kỷ 8, Srivijaya vốn đặt trung tâm ở Đông Nam Sumatra đã dời đô đến Trung Java, dựa vào sự đồng minh-hôn nhân-thương mại chặt chẽ với Sailendra. Sự nổi lên của Champa với tư cách là một quốc gia thương mại hàng hải đã làm tổn thương Srivijaya và dẫn đến sự tấn công của Srivijaya vào Champa và cả Giao Châu. === Nam Chiếu === Năm 737, Nam Chiếu - một quốc gia của người Bạch và người Di ở vùng Vân Nam ngày này - thành lập. Đến khoảng thời Đường Huyền Tông, Nam Chiếu mạnh lên chống lại nhà Đường, tấn công Thổ Phồn, Tây Tạng và Giao Châu. Năm 832, Nam Chiếu tiến đánh chiếm được châu Kim Long, ít lâu bị quân Đường đánh bại phải rút lui. Năm 846, quân Nam Chiếu lại vào đánh, bị tướng Bùi Nguyên Dụ đánh đuổi. Miền Lâm Tây thuộc An Nam đô hộ phủ, nhà Đường đặt quân "phòng đông" để chống Nam Chiếu, có 7000 người quanh 7 động thuộc vùng do tù trưởng địa phương là Lý Đo Độc quản lý để tương trợ nhau. Tướng nhà Đường ở Tống Bình là Lý Trác bớt quân phòng đông, giao hết việc phòng Nam Chiếu cho Lý Đo Độc. Đo Độc cô thế không quản lý được. Tiết độ sứ của Nam Chiếu ở Giả Đông (Côn Minh, Vân Nam) tìm cách mua chuộc và gả cháu gái cho Lý Đo Độc. Từ đó Đo Độc thần phục Nam Chiếu. Năm 859, cả Đường Tuyên Tông và vua Nam Chiếu là Phong Hựu cùng chết, quan hệ Đường - Nam Chiếu vốn tạm hòa hoãn đã đổ vỡ. Năm 860, vua Nam Chiếu mới là Đoàn Thế Long sai Đoàn Tù Thiên mang 3 vạn quân tiến vào cướp phá An Nam. Năm 862, Vương Khoan sang thay Lý Hộ làm Kinh lược sứ, quân Nam Chiếu lại vào đánh. Vương Khoan không chống nổi. Nhà Đường phải cử Sái Tập sang thay. Sái Tập huy động 3 vạn quân đẩy lui được Nam Chiếu. Năm 863, Đoàn Tù Thiên lại tiến vào An Nam, đánh bại quân Đường. Sái Tập bị giết. Quân Nam Chiếu chiếm đóng và cướp phá, giết hại tới 15 vạn người Việt. Sau đó vua Nam Chiếu sai Đoàn Tù Thiên ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ. Nhà Đường phải di chuyển Phủ Đô hộ An Nam đến Hải Môn. Năm 864, nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chiếu đang gặt lúa, bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867, Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tù Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu. Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt. === Hoàn Vương === Hoàn Vương vốn là tên mới của nước Lâm Ấp trước đây (đổi từ đầu thời Đường). Sau nhiều năm thần phục nhà Đường, từ năm 803, Hoàn Vương thấy nhà Đường suy yếu bèn mang quân ra bắc. Quân Hoàn Vương vây hãm hai châu Hoan, Ái, tàn phá vùng này. Quan sát sứ nhà Đường là Bùi Thái không chống nổi, bị thua nặng. Vua Hoàn Vương chiếm được Hoan châu và Ái châu, đặt chức Thống sứ cai quản. Năm 808, Trương Chu được điều sang làm Kinh lược sứ. Sau khi củng cố lực lượng và thành Tống Bình, năm 809, Trương Chu tiến vào nam đánh quân Hoàn Vương. Quân Đường thắng lớn, giết chết 2 Thống sứ của Hoàn Vương, giết 3 vạn quân địch, chiếm lại 2 châu Ái, Hoan. Có 59 vương tử Hoàn Vương bị bắt làm tù binh. Từ đó Hoàn Vương phải từ bỏ việc đánh An Nam. == Sự kháng cự của người Việt == Mùa thu năm 687, do không chịu nổi ách sưu thuế nặng nề, người châu Giao là Lý Tự Tiên liền lãnh đạo dân nổi dậy. Quan nhà Đường cai trị là Lưu Diên Hựu đã giết Lý Tự Tiên. Người cùng chí hướng của Lý Tự Tiên là Đinh Kiến đem quân vây đánh Lưu Diên Hựu, chiếm được thành Tống Bình và giết được viên quan này. Nhà Đường phải phái Tào Huyền Tĩnh (Tào Trực Tĩnh) từ châu Quế sang dẹp và giết Đinh Kiến. Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan, người châu Hoan xưng vương, cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An, tích cực rèn tập tướng sĩ và sai sứ giả sang các nước Lâm Ấp, Chân Lạp phủ dụ họ đem quân hỗ trợ. Ông tự xưng là Mai Hắc Đế. Năm 714, Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình. Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân. Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách sang đàn áp được. Năm 791, anh em Phùng Hưng và Phùng Hải nổi dậy kéo quân vây Phủ Đô hộ An Nam. Tiết độ sứ là Cao Chính Bình đối phó không được nên sinh bệnh mà chết. Phùng Hưng chiếm thành, làm chủ châu Giao. Sau khi ông mất, con ông là Phùng An đã đầu hàng Triệu Xương nhà Đường. Năm 819, người Tày - Nùng ở Tả, Hữu Giang (phía Tây Bắc của châu Giao) nổi dậy chống nhà Đường. Quan cai trị Lý Tượng Cổ (tông thất nhà Đường) sai thứ sử châu Hoan là Dương Thanh mang 3.000 quân đi dẹp. Dương Thanh thừa cơ nổi dậy chiếm được Phủ Đô hộ, giết được Lý Tượng Cổ. Sau tướng nhà Đường là Quế Trọng Vũ dùng kế chia rẽ Dương Thanh với các tướng thuộc hạ. Ông không giữ được thành, cuối cùng bị bắt và bị giết. Các thủ hạ lui về giữ Trường châu đến tháng 7 năm 820 thì bị dẹp hẳn. Ngoài 4 cuộc khởi nghĩa lớn trên, còn nhiều cuộc nổi dậy nhỏ khác của người Việt, như các năm 803, 823, 841, 858, 860, 880... Nhiều lần quan đô hộ nhà Đường đã bỏ phủ thành chạy. == Người Việt giành lại quyền tự chủ == Trong thời kỳ đầu, nhà Đường còn mạnh, các cuộc nổi dậy của người Việt ít xảy ra và hay bị đàn áp nhanh chóng. Từ sau loạn An Sử (755-763), nhà Đường phải đối phó với nạn phiên trấn cát cứ. Từ 10 Tiết độ sứ thời Đường Huyền Tông tăng lên thành 40-50 trấn, sự kiểm soát của chính quyền trung ương ngày càng yếu đi. Đó chính là điều kiện cho các cuộc nổi dậy của người Việt trong thế kỷ 9 thường xảy ra hơn. Mặt khác, người Việt thuộc tầng lớp trên ngày càng có vai trò quan trọng hơn trước trong bộ máy cai trị, dù nhìn chung họ vẫn bị người phương Bắc áp chế. Một số hào trưởng người Việt được nhà Đường sử dụng vào việc cai trị ở địa phương để quản lý người bản địa. Điển hình trong những người Việt thăng tiến nhất là Khương Công Phụ đã sang phương Bắc thi đỗ tiến sĩ và làm quan ở trung nguyên. Năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Cuối thế kỷ 9, tại Trung Hoa nổ ra một cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào. Khởi nghĩa này bị tiêu diệt nhưng các quân phiệt cũng nhân đó gây nội chiến và cắt cứ công khai. Nhà Đường bị quyền thần Chu Ôn khống chế. Chu Ôn từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi công việc nên Chu Ôn phải gọi về. Năm 905, Chu Ôn ghét Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Độc Cô Tổn là người không cùng cánh, đày ra đảo Hải Nam và giết chết. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Người Việt khôi phục quyền tự chủ từ đó. Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài hơn 300 năm chấm dứt. == Các quan đô hộ == Sử sách ghi lại các quan đô hộ đã sang Việt Nam trong thời kỳ này, gồm một danh sách không đầy đủ, như sau (những người ghi bằng chữ nghiêng có liên quan tới những cuộc nổi dậy của người Việt): == Xem thêm == Nhà Tùy Nhà Đường Nhà Tiền Lý Lý Phật Tử Lý Tự Tiên Đinh Kiến Mai Hắc Đế Phùng Hưng Dương Thanh Cao Biền Nam Chiếu Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Họ Khúc Tự chủ == Tham khảo == Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Tiền biên, quyển IV và V. Ngô Sĩ Liên chủ biên, Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, Quyển V, kỷ thuộc Tùy Đường. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội == Chú thích ==
constantinus đại đế.txt
Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280 – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất. Constantinus I là vua La Mã đầu tiên cải đạo sang Ki-tô giáo và là người đã ban bố Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát tín đồ Ki-tô giáo trong toàn đế quốc Constantinus I là con của vua Constantius Chlorus, đã lên kế vị tại York (nước Anh ngày nay) sau khi phụ hoàng chết năm 306. Ông là nhà lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử phương Tây thực hiện chính sách tự do tôn giáo; nhưng trên thực tế, Constantinus là một tín đồ Kitô giáo ngoan đạo và luôn tin vào sự quan phòng của Chúa trong việc đánh bại các phe đối lập trong nước và củng cố quyền lực của mình. Lịch phụng vụ nghi lễ Byzantium, được Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và các giáo hội Công giáo Đông phương tuân giữ, liệt kê cả Constantinus I và mẹ của ông là Helena là hai vị Thánh. Mặc dù không được kể vào danh sách các vị Thánh của Giáo hội Công giáo Latinh (Tây phương) nhưng Constantinus I vẫn được họ kính trọng với danh hiệu "Đại Đế" vì những đóng góp của ông cho Kitô giáo. Nhiều giáo dân Ki-tô coi Constantinus I cùng với Chúa Giêsu và Thánh Phaolô là 3 nhân vật quan trọng nhất trong quá trình thành lập và phát triển của giáo hội Ki-tô giáo. Về đối ngoại, triều đại Constantinus chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh giữa La Mã với các man tộc phía bắc. Constantinus đã đánh bại các bộ tộc Frank, Sarmatia và Goth và ép nhiều người thuộc các sắc dân này gia nhập quân đội La Mã. Năm 324, Constantinus I tuyên bố đổi tên thành phố Byzantium thành Tân La Mã (Nova Roma) và vào 11 tháng 5 năm 330 ông chính thức dời đô về Nova Roma. Sau khi Constantinus chết năm 337, chính phủ La Mã đã đổi tên thủ đô mới thành Constantinopolis, có nghĩa là Thành phố của Constantinus. Thành Constantinopolis vẫn là thủ đô của Đế quốc Đông La Mã trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quãng tạm thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân Thập tự chinh lần thứ tư năm 1204, cho đến khi rơi vào người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1453. Mặc dù là một hoàng đế có công tích lừng lẫy, Constantinus đã bị nhiều người thời hậu cổ đại và cận đại (trong đó có cả cháu ông là vua Julianus sau này) phê phán như một hôn quân bạo chúa, đã gây nhiều tai họa đối với thần dân và ích kỷ chỉ theo đuổi lợi ích riêng của mình. == Cuộc đời == === Đầu đời === Flavius Valerius Aurelius Constantinus được sinh ra ở Naissus (nay là Niš, Serbia) ở tỉnh Moesia Superior vào 27 tháng 2 khoảng 280. Cha của ông là Flavius Constantius, một cư dân bản địa của Moesia (sau này là Dacia Ripensis). Constantinus có thể đã dành ít thời gian với cha mình. Constantius đã là một sĩ quan trong quân đội La Mã vào năm 272, thành viên trong lực lượng cận vệ hoàng gia của Hoàng đế Aurelianus. Constantius đã thăng tiến qua nhiều cấp bậc, ông ta đã nhận được chức Thống đốc Dalmatia dưới triều đại Hoàng đế Diocletianus, một người đồng hương khác của Aurelianus từ Illyricum, vào năm 284 hoặc 285. Mẹ ông là Helena. Helena, người có ảnh hưởng to lớn xuyên suốt cuộc đời của con trai, xuất thân từ một gia đình khiêm tốn; Ambrose viết rằng bà làm việc trong một quán rượu. Trong năm 285, Diocletianus đã tuyên bố Maximianus, một đồng nghiệp đến từ Illyricum, là đồng hoàng đế của ông ta. Mỗi hoàng đế sẽ có triều đình riêng của mình, quân đội và bộ máy hành chính riêng, và mỗi người sẽ cai trị cùng với một praetorian prefect riêng biệt.. Maximianus cai trị ở phía Tây, từ kinh đô của ông ta tại Mediolanum (Milan, Italy) hoặc Augusta Treverorum (Trier, Đức), trong khi Diocletianus cai trị ở phía Đông, từ Nicomedia (İzmit, Thổ Nhĩ Kỳ). Việc phân chia chỉ đơn thuần là sự thực dụng: Đế quốc vẫn được coi là "không hề chia tách" trong những bài văn ca ngợi chính thức, và cả hai vị hoàng đế có thể tự do di chuyển khắp đế quốc Năm 288, Maximianus bổ nhiệm Constantius vào chức vụ praetorian prefect của ông ta ở Gaul. Constantius sau đó bỏ vợ vào khoảng năm 288 hoặc 289 để thành hôn với Flavia Maximiana Theodora, con gái riêng của Hoàng đế Tây La Mã Maximian, mặc dù vậy Constantinus đã tái lập mẹ ông, bà Helena, như là "Augusta, mẹ của Caesar" sau khi cha ông qua đời. Theodora cho ra đời sáu người anh em kế của Constantine, trong đó có cả Julius Constantius. === Ở phía Đông === Cậu bé Constantinus được giáo dục tốt, trở thành người nói thông thạo tiếng Hy Lạp, và rất am hiểu về triết học. Ông phục vụ trong triều đình của Diocletianus ở Nicomedia, sau khi cha ông được phong như là một trong hai caesares (hoàng đế trẻ) của Tứ đầu chế năm 293. Năm 305, cả augusti (hoàng đế cả), Diocletianus và Maximianus, thoái vị, và Constantius lên nối ngôi Maximianus với vai trò là Augustus phía tây. Mặc dù con trai hợp pháp của hai hoàng đế là có ở đó (Constantinus và Maxentius, con của Maximianus), cả hai đều không được để ý tới trong quá trình chuyển giao quyền lực. Thay vào đó, Severus và Maximinus Daia được phong hai vị caesar. Bởi vì Diocletianus không hoàn toàn tin tưởng Constantius - không ai trong số các Tetrarch hoàn toàn tin cậy các đồng nghiệp của họ - Constantinus đã giữ vai trò như là của một con tin, một công cụ để đảm bảo cho một thái độ tốt nhất của Constantius. Constantinus dù sao cũng là thành viên nổi bật của triều đình: ông đã chiến đấu cho Diocletianus và Galerius ở châu Á, ông cũng đã tham gia chiến dịch chống lại người rợ ở phía bên kia sông Danube vào năm 296, và chiến đấu với người Ba Tư dưới trướng Diocletianus ở Syria (297) và dưới quyền Galerius ở vùng Lưỡng Hà (năm 298-99) Constantinus sau đó đã quay trở lại Nicomedia từ mặt trận phía Đông vào mùa xuân năm 303, chỉ để chứng kiến ​​sự khởi đầu của cuộc "Đại Bách hại" do Diocletianus khởi xướng trong thời gian này, cuộc bức hại nghiêm trọng nhất đối với các Kitô hữu trong lịch sử La Mã Vào cuối năm 302, Diocletianus và Galerius đã phái một sứ giả để hỏi vị tiên tri của Apollo tại Didyma về các tín đồ Kitô giáo. Constantinus có thể nhớ được sự có mặt của mình khi sứ giả trở về, Diocletianus chấp nhận yêu cầu của triều đình muốn một cuộc bách hại rộng khắp. Ngày 23 tháng 2 năm 303, Diocletianus ra lệnh san bằng nhà thờ mới của Nicomedia, những bản kinh thánh tại đây bị đốt cháy, và tài sản của nhà thờ bị chiếm giữ. Trong những tháng sau đó, nhà thờ và các bản kinh thánh đã bị phá hủy, các tín đồ Kitô giáo bị loại bỏ khỏi hàng ngũ quan lại, và các linh mục bị cầm tù. === Nhà cai trị phía Tây === Constantinus sau đó rời khỏi Nicomedia để ở cùng cha ở xứ Gaul của La Mã; tuy vậy, Constantius lâm bệnh trong một cuộc viễn chinh tiến đánh người Pict của xứ Caledonia, và qua đời vào 25 tháng 7, 306 ở Eboracum (York). Tướng Chrocus, gốc người Alamanni, và quân lính trung thành với Constantius lập tức tôn Constantinus lên làm Augustus. Dưới chế độ Tứ đầu chế, sự kế ngôi của Constantinus có vẻ không rõ ràng cho lắm. Trong khi Constantius với tư cách hoàng đế cả có thể "tạo ra" một Caesar mới, tuyên bố của Constantinus (hay, quân lính của ông ta) lên danh hiệu Augustus đã mặc kệ hệ thống truyền ngôi thiết lập vào năm 305. Do đó, Constantinus đã yêu cầu Galerius, vị Augustus phía đông, công nhận ông là người thừa kế ngôi vị của cha để lại. Galerius đã phong Constantinus danh hiệu Caesar, khẳng định quyền cai trị của Constantinus trên vùng lãnh thổ của cha ông, và tấn phong cho Severus trở thành Augustus của phía Tây. Phần lãnh thổ của Constantinus trong đế quốc bao gồm Britain, Gaul, các tỉnh Germania, và Tây Ban Nha. Ông do đó nắm trong tay một trong những đội quân La Mã hùng mạnh nhất, đóng dọc theo biên giới Rhine quan trọng. Khi Gaul là một vùng giàu có của đế quốc, nó đã chịu đựng nhiều thứ trong Khủng hoảng ở Thế kỉ thứ 3. Trong những năm đóng tại Gaul, từ 306 đến 316, Constantinius tiếp tục những cố gắng của phụ hoàng Constantius Chlorus để trấn giữ biên giới Rhine và xây dựng lại những tỉnh Gallia. Nơi cư ngụ chính của ông trong thời gian đó là Trier. Ngay sau khi được phong là hoàng đế, Constantinus I bỏ chiến dịch đánh Anh của phụ hoàng Constantius Chlorus và quay lại xứ Gaul để dập tắt cuộc khởi nghĩa của người Frank. Một cuộc viễn chinh càn quét các bộ tộc người Frank theo sau vào năm 308. Sau chiến thắng này, ông bắt đầu cho xây dựng một cây cầu bắt ngang sông Rhine tại Köln để thiết lập một căn cứ vĩnh viễn ở phía phải của bờ sông. Một chiến dịch mới năm 310 đã bị bãi bỏ bởi sự nổi loạn của Maximian mô tả ở đoạn dưới. Những cuộc chiến cuối cùng của Constantinus trên chiến tuyến sông Rhine diễn ra vào năm 313, sau khi ông quay lại từ Ý, và một lần nữa ông lại chiến thắng. Mục đích chính của Constantinus I là sự ổn định, mà ông cố gắng đạt được bằng những cuộc viễn chinh nhanh chóng, thường tàn bạo, trừng phạt các bộ tộc nổi loạn, phô diễn sức mạnh quân sự của ông bằng cách chinh phục kẻ thù trên phía bờ sông Rhine của họ, và thảm sát nhiều tù binh chiến tranh trong các trận đấu trong đấu trường (arena). Chiến thuật này chứng tỏ khá thành công, vì chiến tuyến Rhine khá là yên lặng trong phần còn lại của thời gian ông trị vì. Trong những mâu thuẫn nội bộ của Triều đình Tứ đầu chế, Constantine cố gắng giữ quan điểm trung lập. Năm 307, hoàng đế cả Maximianus (vừa quay lại vũ đài chính trị sau khi thoái vị năm 305) ghé thăm Constantinus để tranh thủ sự ủng hộ của ông trong chiến tranh của Maxentius, con trai ông ta, chống lại Severus và Galerius. Constantinus thành hôn với con gái của Maximian tên là Fausta để kết mối liên minh và được phong lên chức Augustus bởi Maximianus. Tuy nhiên ông không can thiệp chính trị cho danh nghĩa của Maxentius. Maximianus quay trở lại vào năm 308 sau khi ông ta không lật đổ được con trai mình. Cuối năm đó, tại hội nghị Carnuntum giữa Diocletianus, Galerius và Maximianus, Maximianus bị buộc thoái vị một lần nữa và Constantinus I giảm chức xuống caesar. Vào năm 310, Maximianus có liên quan đến một âm mưu ám sát con rể của mình khi Constantinus I quay lại sau chiến dịch đánh người Frank. Cuộc mưu sát bị dập tắt nhanh chóng khi Constantinus I phát giác, và Maximianus bị giết hay bị buộc phải tự tử. Cả Constantinus I và Maximinus Daia đều thất vọng vì thấy bị hạ chức xuống caesar và sự bổ nhiệm của Licinius, và sau đó đã chống lại sắc lệnh đó và tự phong là Augustus, vì đã được phong bởi Galerius vào năm 310, do đó chính thức tạo ra bốn Augusti. Khi Galerius mất năm 311, người cai trị với đủ quyền lực để tiếp tục hệ thống Tứ đầu chế đã từ giã sân khấu, và do đó hệ thống nhanh chóng suy giảm. Trong cuộc tranh chấp quyền lực sau đó, Constantinus I liên minh với Licinius, trong khi Maximinus tiếp cận Hoàng đế Maxentius, người vẫn chính thức được xem là có quyền cao hơn. === 312 đến 324 === Đầu năm 312 Constantinus I đem quân vượt qua dãy Alps và tấn công Maxentius. Ông nhanh chóng chinh phục vùng Bắc Ý trong các trận Turin và Verona, sau đó thẳng tiến về thành La Mã. Nơi đó, Constantinua I với một đội quân gồm gần 10 vạn người (9 vạn nộ binh và 8 nghìn kỵ binh) đã đánh bại Maxentius trong trận Cầu Milvian, mà kết quả là ông trở thành Augustus phía Tây, hay là người cai trị toàn bộ Đế quốc La Mã phía Tây. Trận đánh này được coi là bước ngoặt chuyển biến Constantinus từ là 1 người theo tôn giáo cổ truyền La Mã thành 1 tín đồ Ki-tô giáo. Tương truyền Constantinus I đã cho quân khắc lên khiên những ký hiệu mà những người theo Kitô giáo tin là ký hiệu labarum, mặc dù các sử gia vẫn còn tranh cãi rằng là liệu những ký hiệu đó có phải là Kitô giáo rõ rệt hay là ký hiệu cổ của thần mặt trời.. Ký hiệu labarum và khẩu hiệu đi kèm theo In Hoc Signo Vinces (trong dấu hiệu này, Người sẽ chinh phục) được kể là từ kết quả của hình ảnh hiện ra trước Constantinus I tại Saxa Rubra, là nguyên nhân mà cuối cùng ông thuận chuyển sang Kitô giáo. Trên đường rút chạy, Maxentius bị rơi xuống nước và chìm chết dưới sông Tiber. Sau trận đánh Constantinus I ca khúc khải hoàn tiến vào Roma và phá vỡ kế hoạch của Maxentius nhằm kỷ niệm lễ đăng quang của mình bằng 1 thắng lợi quân sự lớn. Trong những kế tiếp, Constantinus đã dần dần chiếm được sự thiện cảm của cư dân Tây La Mã, ngoài ra ông cũng phát triển quân đội của mình mạnh hơn tất cả các đối thủ trong hệ thống Tứ đầu chế đang suy yếu. Cứ đến ngày 28 tháng 10, thị dân Roma lại làm lễ kỷ niệm chiến thắng cầu Milvian - "cuộc đánh đuổi tên bạo chúa" và ngày hôm sau là ngày 29 tháng 10, họ tiếp tục kỷ niệm - "cuộc tiến quân của vị thần linh" (đó chính là Constantinus I). Năm 313, ông gặp Licinius ở kinh thành Milano để kết chặt liên minh giữa họ bằng sự thành hôn của Licinius và em gái kế của Constantinus là Constantia. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị hoàng đế đã đồng ý về sắc lệnh bây giờ gọi là Sắc lệnh Milan, chính thức cho phép tất cả mọi tôn giáo hoạt động tự do trong toàn đế quốc, đặc biệt là Kitô giáo. Tuy nhiên cuộc hội nghị đã bị cắt ngắn khi tin tức đến tai Licinius rằng đối thủ của ông ta là Maximinus Daia đã vượt qua Bosporus và xâm lược vào lãnh thổ thuộc Licinius. Licinius từ biệt và cuối cùng đã đánh bại Maximinus, nắm lại toàn quyền điều khiển phần phía đông của Đế quốc La Mã. Tuy nhiên những quan hệ giữa hai vị hoàng đế còn lại ngày càng xấu đi và hoặc là năm 314 hay 316, Constantinus và Licinius đánh lẫn nhau trong chiến tranh Cibalae, với Constantinus (với 3 vạn quân) là người chiến thắng. Họ đụng độ lần nữa ở trận Campus Ardiensis năm 317, và đi tới thỏa thuận rằng con trai của Constantine là Crispus và Constantinus II, và con trai của Licinius là Licinianus được phong caesars. Vào năm 320, Licinius đã hạn chế tự do tôn giáo được hứa bởi Sắc lệnh Milan năm 313 và bắt đầu một cuộc giết hại những người theo Kitô giáo.. Điều đó đã thách thức Constantinus ở phía tây, mà đỉnh cao là nội chiến lớn năm 324. Vào khoảng AD 323, Constantine I đánh bại đoàn chiến thuyền của Licinius với khoảng 200 tàu chiến. Licinius, được giúp bởi lính đánh thuê người Goth, tượng trưng cho quá khứ và niềm tin cổ đại của Đa Thần giáo. Constantinus I và người Frank của ông hành quân ngọn cờ Kitô giáo của labarum, và cả hai đều nhìn những trận đánh dưới danh nghĩa tôn giáo. Dù là yếu hơn về lực lượng, nhưng được cổ vũ với niềm tin, đội quân của Constantinus I đã chiến thắng trong những trận đánh Hadrianopolis, Hellespont, và Chrysopolis. Với thất bại và cái chết của Licinius một năm sau đó (ông bị kết tội mưu sát Constantine và bị xử tử), Constantinus I trở thành hoàng đế duy nhất của toàn bộ Đế quốc La Mã. === Thiết lập thành Tân La Mã === Thất bại của Licinius đại diện cho sự qua đi của Đế quốc La Mã cũ, và sự bắt đầu của vai trò của Đế quốc Đông La Mã như là trung tâm học tập, phát triển, và bảo toàn văn hóa. Chính quyền Constantinus I ban chiếu chỉ cho người xây dựng lại thành phố Byzantium, và đổi tên tân đô thành Tân La Mã (tức Nova Roma) là cho ban hành những đồng xu kỉ niệm năm 330 để kỉ niệm sự kiện trọng đại này. Ông cho xây cất Nghị viện và các văn phòng dân sự tại thủ đô Nova Roma, giống như những văn phòng ở cố đô Roma. Thủ đô mới được bảo vệ bằng Thập Tự thật(True Cross), gậy của Moses và các thánh vật, dù cho một vật trang sức đá chạm bây giờ ở Bảo tàng Ermitaz (Nga) cũng đã minh họa việc Constantinus I được Tyche (tức vị thần nữ cai quản tân đô) đội chiếc Vương miện lên đầu [1]. Hoàng đế cũng ban huấn dụ cho thay thế hình vẽ chư thần của tín ngưỡng Đa Thần giáo xưa và thường hòa nhập các bức vẽ này vào các biểu tượng của Kitô giáo. Nơi nền cũ của miếu thờ thần nữ Aphrodite, Nhà thờ của các Thánh tông đồ được xây lên. Nhiều thế hệ sau đó có một câu chuyện rằng bóng của một bậc thánh đã dẫn Constantinus I đến địa điểm này, và một vị thiên sứ mà không ai khác có thể nhìn thấy, đã dẫn ông tới địa điểm của những bức tường mới mẻ. Sau khi ông qua đời, người La Mã đặt tên lại cho thủ đô là Nova Roma Constantinopolitana (còn gọi là Constantinopolis hoặc là Constantinople trong tiếng Anh, có nghĩa là "thành phố của Constantinus I"). === 326 – qua đời === Vào năm 326, Hoàng đế Constantinus I cho tra khảo con trai cả là Crispus và truyền lệnh cho hành quyết chàng, bởi vì ông tin vào các lời cáo buộc rằng Crispus đã tư tình với Fausta, thứ phi của Constantinus I. Nhưng, ông hãy còn ba Hoàng nam khác (sẽ nối ngôi vua sau này). Một vài tháng sau, ông cũng ra lệnh xử tử Fausta vì bà ta là kẻ tung ra những cáo buộc sai sự thật đó. Vào năm 330, Đế quốc La Mã đã trở nên cường thịnh hơn so với nhiều thập kỷ trước: hai Đế quốc Đông và Tây đã được hợp nhất. Đất nước thái bình thịnh trị. Những cải cách của ông ít nhất đã mang lại những giây phút xả hơi cho Đế quốc La Mã sau bao nhiêu cơn binh lửa. Lực lượng Quân đội thì cũng dễ dàng được nhà vua kiểm soát. Việc xây cất những cung điện xa hoa của Constantinus I, kết hợp với việc ông sửa sang cơ cấu bưu điện và đường sá, đã khiến ông áp đặt thuế đất hà khắc lên muôn dân. Eusebius viết rằng Constantinus I được rửa tội chỉ không lâu trước khi chết vào năm 337. Ông di chuyển từ thủ đô đến nhà tắm nước nóng ở gần đó để lấy nước, và sau đó đến thành phố của mẹ ông là Helenopolis, nơi ông cầu nguyện trong một ngôi nhà thờ lớn bà đã cho xây để vinh danh thánh tông đồ Lucian. Với điều này, ông đã theo một phong tục thời đó là trì hoãn việc rửa tội tới tuổi già hay lúc gần chết. Theo như Jerome, Constantine đã lựa chọn giám mục Eusebius của Nicomedia làm lễ rửa tội cho ông. Sau khi ông mất, xác của ông được chuyển về lại Constantinopolis và được chôn trong Nhà thờ các Thánh tông đồ ở nơi đó. === Truyền ngôi === Constantinus I không hề có biện pháp phòng tránh những cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế sau này. Hai năm trước khi qua đời, ông lại phân chia Đế quốc và phong các con ông làm Phó Hoàng đế (Caesar). Sau khi ông qua đời, ba người con trai của ông và Fausta là các Hoàng đế Constantinus II, Constantius II và Constans ra đích thân chấp chính. Cả ba ông vua này đều chẳng đền đáp xứng đáng gì cho ân huệ của phụ hoàng Constantinus I: thay vì đó, Constantinus II trận vong khi cho quân xâm phạm lãnh thổ của Constans. Constans bị tên vua cướp ngôi Magnentius hạ sát. Còn Constantius II thì xuống lệnh thảm sát những thân quyến của tiên hoàng Constantinus I, đồng thời giành lại Đế quốc từ tay Magnentius. Ông cũng có hai cô con gái, Constantina và Helena, vợ của Hoàng đế Julianus. == Constantinus I và Kitô giáo == Constantinus I có lẽ được biết đến nhiều nhất như là Hoàng đế đầu tiên theo Kitô giáo của Đế quốc La Mã. Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Kitô giáo. Vào năm 313, Constantinus I công bố chấp nhận Kitô giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Kitô giáo (mà vì vậy nhiều người đã tử vì đạo trong các cuộc thảm sát người theo Kitô giáo trước đây và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của Giáo hội. Tuy một sắc lệnh tương tự đã được ban hành vào năm 311 bởi Galerius, lúc đó là hoàng đế cả của Tứ đầu chế (Tetrarchy), triều đại lâu dài của Constantinus, sự cải đạo của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Kitô giáo trong toàn đế quốc. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu là Constantinus đã chuyển theo Kitô giáo thời trẻ theo mẹ ông là bà Helena, hay là ông chuyển dần sang Kitô giáo trong suốt cuộc đời. Constantinus trên 40 tuổi khi cuối cùng ông tuyên bố rằng mình theo Kitô giáo. Khi viết cho những người Kitô giáo, Constantinus nói rõ là ông tin là những sự thành công của ông là do sự bảo vệ của Thiên Chúa vĩ đại của Kitô giáo. Trong suốt triều đại của ông, Constantinus đã bảo trợ Giáo hội về mặt tài chính, xây dựng nhiều vương cung thánh đường khác nhau, ban những đặc quyền (như miễn một số thuế), thăng chức những người Kitô giáo tới những chức vụ cao, và trả lại những tài sản tịch thu trong Đại thảm sát thời Diocletian. Những công trình nổi tiếng của ông bao gồm Nhà thờ Mộ Thánh và Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (nhà thờ cũ). Triều đại của Constantinus đã thiết lập một tiền lệ cho một vị trí Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo; Constantinus tự cho mình có trách nhiệm với Thiên Chúa về sức khỏe về mặt tâm linh của thần dân của ông ta, và do đó ông có trách nhiệm duy trì sự chính thống. Đối với Constantinus, hoàng đế không quyết định ra giáo lý - đó là trách nhiệm của các giám mục - mà đúng hơn vai trò của ông là bảo vệ giáo lý, diệt bỏ những điều dị giáo, và ủng hộ một sự thống nhất về các vấn đề tôn giáo. Hoàng đế đảm bảo rằng Thiên Chúa được tôn thờ đúng cách trong đế quốc của ông; và tôn thờ thế nào là đúng đắn là do Giáo hội quyết định. Vào năm 316, chính phủ Constantinus I đảm nhiệm vai trò trọng tài trong cuộc tranh cãi ở Bắc Phi về sự lạc giáo của giáo thuyết Donatus tại Bắc Phi. Ba công đồng địa phương và một phiên tòa khác có mặt Constantinus đã kết án Donatus và phong trào cùng tên. Năm 317, Constantinus ban hành một chiếu chỉ tịch thu tài sản của các nhà thờ theo Donatus và cho lưu đày các giáo sĩ của phái này. Quan trọng hơn, năm 325 ông triệu tập Công đồng Nicaea, là Công đồng đại kết đầu tiên (không kể Công đồng Jerusalem nếu như sự kiện này được tính vào), chủ yếu để đối phó với giáo thuyết Arius, bị coi là dị giáo. == Constantinus và người Do Thái == Constantinus đã ban hành một số đạo luật có liên quan tới người Do Thái: họ bị cấm không được sở hữu nô lệ theo Kitô giáo và không được cắt bì nô lệ của họ. Chuyển đạo từ Kitô giáo sang Do Thái giáo bị cấm. Hội họp nghi lễ tôn giáo bị giới hạn, nhưng người Do Thái được phép vào Jerusalem vào dịp Tisha B'Av, kỉ niệm ngày Đền thờ ở Jerusalem bị phá hủy. Constantinus cũng thực thi nghị quyết của Công đồng Nicaea cấm kỷ niệm Lễ Tiệc ly trước Lễ Vượt qua của người Do Thái (ngày 14 tháng Nisan) (xem thêm Quartodecimanism và tranh cãi lễ Phục sinh. == Các cải cách == === Tư tưởng và biểu tượng của Constantinus === Các đồng xu cho đúc bởi các hoàng đế thường cho thấy các chi tiết về các hình tượng cá nhân của họ. Trong phần đầu của triều Constantinus, các biểu tượng đầu tiên của Mars (thần chiến tranh) và sau đó (từ 310) là Apollo như là thần Mặt trời luôn luôn xuất hiện trên mặt trái của đồng xu. Mars đã là biểu tượng của Tứ đầu chế (Tetrarchy), và Constantinus sử dụng biểu tượng này để nhấn mạnh sự hợp pháp của quyền lực của ông. Sau khi phá vỡ liên minh với bạn cũ của cha ông là Maximian năm 309–310, Constantine bắt đầu tuyên bố sự truyền ngôi là hợp pháp từ vị Hoàng đế thế kỉ thứ 3 là Marcus Aurelius Claudius Gothicus (Claudius II), người anh hùng chiến thắng của Trận đánh Naissus (Tháng 9, 268). Gothicus đã tuyên bố về sự bảo vệ linh thiêng của Apollo-Sol Invictus (Thần Mặt trời). Constantinus cũng tuyên bố liên minh với Sol Invictus, là vị thần linh cuối cùng xuất hiện trên các đồng xu của ông ta. Mặt trái của những đồng xu thời ông liên tục trong nhiều năm là "người bạn, Mặt trời không thể bị chinh phục" của ông — dòng chú thích là SOLI INVICTO COMITI. == Triều đình == Constantinus tôn trọng văn hóa Kitô giáo, triều đình của ông ta đã bao gồm những người khả kính. Những gia đình đầu triều không chấp nhận Kitô giáo không được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng, nhưng 2/3 chính quyền cấp cao của ông không phải là Kitô giáo. == Di sản == Constanstinus I là người đã góp phần Kitô giáo trở thành tông giáo lớn nhất của nền văn minh phương Tây trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, việc Constantinus dời đô về Constantinopolis cũng giúp duy trì sự tồn tại của đế quốc La Mã thêm hàng nghìn năm nữa. Mặc dù ông được các gán danh hiệu "Đại đế" là vì lòng mộ đạo của ông đối với Ki-tô giáo, Constantinus cũng là 1 chỉ huy quân sự tài ba. Không chỉ thống nhất đế quốc dưới sự cai trị của 1 vị vua duy nhất, Constantinus đã đánh bại người Frank và người Alamanni trong những trận đánh đẫm máu vào các năm 306 – 308, người Frank một lần nữa vào các năm 313 – 314, người Tervingian Goth vào năm 332 và người Sarmatia năm 334. Bằng những chiến thắng này, Constantinus đã thu hồi hầu hết các tỉnh đã bị mất từ lâu như Dacia, Hoàng đế Aurelianus đã bị buộc phải bỏ tỉnh này năm 271. Vào thời gian ông qua đời, ông đang chuẩn bị tiến hành một xâm lược Ba Tư để trả đũa các cuộc cướp phá của họ vào lãnh thổ phía đông La Mã. Trên phương diện văn hóa, Constantinus đã có nhiều đóng góp cho sự hồi sinh của phong tục cạo râu của các nguyên thủ La Mã từ thời Augustus đến Traianus. Phong tục này đã được đại tướng Scipio Africanus khởi xướng từ trước Tây lịch, và sau khi Constantinus chết, nó tiếp tục tồn tại cho tới thời kỳ Phocas cai trị Đông La Mã. Bên cạnh đó, Constantinus đã bị cháu là hoàng đế-triết gia Julianus chỉ trích kịch liệt. Julianus coi Constantinus I là một tên hôn quân vô độ, và điều này dẫn đến tranh cãi về ông ngay từ thời Hậu Cổ đại. Nhà sử học Đa thần giáp Zosimus coi Constantinus là 1 kẻ có tội với sự tồn tại và phát triển của La Mã, là tác nhân khiến đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Tuy nhiên, học giả Kitô giáo như Lactantius và Eusebius đã tán thưởng Constantinus I là người bảo vệ của toàn nhân loại, do Chúa phái xuống trần gian. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, ông vẫn luôn được ca ngợi theo luận điểm ấy. Đế quốc Đông La Mã đã xem Constantinus I là vị vua khai quốc và Đế quốc La-Đức cũng xem ông là một trong những bậc tiền bối đáng tôn kính. Tại Đông La Mã, các hoàng đế kế nghiệp Constantinus luôn mong muốn và tỏ ra vinh dự khi được tôn xưng là "Constantinus mới". Có 10 hoàng đế Đông La Mã, kể cả vị hoàng đế cuối cùng, đã lấy đế hiệu là Constantinus. Hầu hết các giáo hội Kitô giáo Đông phương đều xem Constantinus là một vị thánh. Ở phía đông đôi khi ông được gọi là "Ngang với thánh tông đồ" (isapostolos) hay là "thánh tông đồ thứ 13"[2]. Nhưng bước sang thời kỳ cận đại, ông bị chỉ trích thậm tệ trong sử sách. Nhà sử học người Anh là Edward Gibbon, trong kiệt tác "Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã" (The Decline and Fall of the Roman Empire) thì tố cáo Constantinus là một "ông vua tàn ác và phóng đãng", là kẻ có thể "xóa bỏ mọi quy định của công lý và cảm xúc của tự nhiên, với không chút do dự, để đặt được niềm đam mê hoặc là quyền lợi của mình". Cũng theo Gibbon, vị Hoàng đế chẳng có chút thiện cảm gì với tôn giáo và ông chỉ tâng Kitô giáo lên về vấn đề chính trị. Trong công trình khảo cứu "The Age of Constantine the Great" (1852), nhà sử học Thụy Sĩ Jacob Burckhardt lên án Constantinus I là một vị Hoàng đế đặc biệt không trọng tín ngưỡng, bị đầu độc nặng nề bởi tham vọng và nỗi thèm khát quyền lực của mình: thậm tệ hơn nữa, Burckhardt đánh giá ông là một tên vua "ích kỷ gớm ghiếc" và chỉ giỏi phá vỡ những lời thề. Cũng theo Burckhardt, Constantinus I chẳng hề thiết tha gì với các vấn đề tôn giáo, mà còn ứng xử tuyệt đối thiếu lô-gíc. Nhưng trong cuốn sử "Constantine the Great and the Christian Revolution" (1930), tác giả George Philip Baker nhận định Constantinus là 1 người hùng tài đại lược và cuộc cách mạng Kitô giáo do ông lãnh đạo là một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử La Mã. Trong lịch sử, không phải cuộc cách mạng nào cũng gây nên được thay đổi quy mô lớn cho lịch sử nhân loại: chẳng hạn, cuộc cách mạng Pháp mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng thực chất chỉ thay đổi được thể chế chính trị ở Pháp vốn là 1 trong nhiều nước toàn thể châu Âu. Trái lại, cuộc cách mạng Kitô giáo của Constantinus I đã ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của toàn bộ nền văn minh Tây Âu. Ngày nay, Kitô giáo là một tôn giáo lớn ở các nước phương Tây. Không những thế, Baker cũng đánh giá việc dời đô về Constantinopolis là 1 đóng góp lớn cho sự vững mạnh của nền văn minh La Mã và Ki-tô giáo. Thời nay, các nhà nghiên cứu về thời kỳ Hậu Cổ đại đã nỗ lực khảo cứu, để có nhận định khách quan về ông, không quá tâng bốc hay hạ thấp. Để vinh danh vị hoàng đế này, chính phủ Serbia đã đặt tên sân bay Niš là "Konstantin Veliki", tức Constantinus Đại đế. Nhà cầm quyền Serbia cũng từng lên kế hoạch xây một thập tự lớn cũng mang tên "Konstantin Veliki" trên ngọn đồi nhìn xuống Niš, nhưng dự án đã bị bãi bỏ. Năm 2012, người Serbia xây 1 đài tưởng niệm Constantinus tại Niš. Lễ kỷ niệm Sắc chỉ Milan cũng được tiến hành tại Niš năm 2013. === Truyền tụng === Những năm về sau, các sự kiện lịch sử được che phủ bởi các truyền thuyết. Người ta cho rằng sẽ là không thích hợp khi nói rằng Constantinus I được một vị giám mục bị nghi vấn về sự chính thống đến rửa tội vào giây phút hấp hối của ông, và do đó nổi lên một truyền thuyết rằng Giáo hoàng Sylvester I (314-335) đã chữa vị Hoàng đế ngoại giáo khỏi bệnh phong cùi. Theo như truyền thuyết này, Constantinus I được rửa tội sau đó và ban tặng nhiều tòa nhà cho Giáo hoàng. Vào thế kỉ thứ tám, một tài liệu gọi là "Donatio Constantini" (Ân huệ của Constantinus I) xuất hiện lần đầu tiên, trong đó nói rằng Constantinus I sau khi chuyển sang Kitô giáo xong đã trao lại quyền hành phía Đông cho thành La Mã, Ý và quyền lực phía Tây cho chế độ Giáo hoàng. Trong thời Thượng Trung cổ, tài liệu này được sử dụng và được công nhận như là cơ sở cho quyền lực thế tục của Giáo hoàng, mặc dù nó bị tuyên bố là giả mạo bởi Hoàng đế La Mã Thần thánh Otto III và đại thi hào nước Ý là Dante Alighieri đã than khóc rằng thư tịch này là gốc rễ của những ham muốn thế tục của chế độ Giáo hoàng. Vào thế kỉ 15, nhà ngữ văn Lorenzo Valla đã chứng minh rằng tài liệu này là giả mạo. === Constantinus I trong Historia của Geoffrey người xứ Monmouth === Vì tiếng tăm lừng lẫy của ông và vì ông được phong Hoàng đế trên lãnh thổ nước Anh ngày nay, Constantinus I sau này cũng được xem như là một vị vua nước Anh thời cổ. Vào thế kỉ thứ 11, nhà văn người Anh là Geoffrey người xứ Monmouth viết một cuộc sách tựa đề là Historia Regum Britanniae, trong đó ông kể lại những chuyện được cho là lịch sử của người Briton và các vị vua của họ từ Chiến tranh thành Troia, vua Arthur và những cuộc chinh phạt của người Anglo-Saxon. Trong cuốn này, Geoffrey nói rằng thật ra mẹ của Constantine, bà Helena thật ra là con gái của "Vua Cole", một vị vua trong truyền thuyết của người Briton và là người lập ra thành phố Colchester mang tên ông. Một người con gái của vua Cole chưa được nhắc đến trước đây trong truyền thuyết, ít nhất là trong văn viết, và câu chuyện về phả hệ này đã phản ánh mong muốn của Geoffrey tạo ra một hậu duệ hoàng gia có tính liên tục. Geoffrey cho rằng thật ra không phải đạo lý khi một vị vua có tổ tiên không được cao quý cho lắm. Geoffrey cũng nói rằng Constantinus I được phong làm "Vua của người Briton" tại York, chứ không phải là Hoàng đế của Đế quốc La Mã. == Trong văn hóa đại chúng == Vai diễn Constantinus được diễn viên Cornel Wilde đảm nhận trong bộ phim Constantine and the Cross (tên ở Hoa Kỳ)/Constantine the Great (tên ở Anh quốc). Constantine: The Miracle of the Flaming Cros là một tác phẩm viết về cuộc đời của Constantinus. Tác phẩm được viết bởi tác giả người Mỹ Frank G. Slaughter và được xuất bản vào năm 1965. Tác phẩm được viết dựa theo tác phẩm Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã của Edward Gibbon và cũng như các tác phẩm của nhà sử học La Mã cùng thời với Constantinus, Eusebius thành Caesarea. == Tham khảo == === Nguồn cổ đại === === Nguồn hiện đại === == Ghi chú == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Sắc lệnh Milano năm 313 Letters of Constantine: Book 1, Book 2, & Book 3 Encyclopaedia Britannica, Constantine I RomanEmperors.org Vita of Constantine; with bibliography Ammianus Marcellinus on-line project 12 Byzantine Rulers by Lars Brownworth of Stony Brook School (grades 7-12). 40 minute audio lecture on Constantine. Constantine I in the 1911 Encyclopædia Britannica Constantine the Great A site about Constantine the Great and his bronze coins emphasizing history using coins, with many resources including reverse types issued and reverse translations. House of Constantine bronze coins Illustrations and descriptions of coins of Constantine the Great and his relatives. BBC North Yorkshire's site on Roman York, Yorkshire and Constantine the Great
ca huế.txt
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát ả đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc,thanh cao. Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Kỹ thuật đàn và hát,ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. == Tham khảo ==
bắc âu.txt
Bắc Âu là phần phía Bắc của châu Âu. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc thì Bắc Âu bao gồm các nước và lãnh thổ sau: Đan Mạch Quần đảo Faroe Greenland Estonia Phần Lan Quần đảo Åland Iceland Ireland Latvia Litva Na Uy Svalbard và Jan Mayen Thụy Điển Anh Quốc Đảo Man quần đảo Channel: Guernsey và Jersey == Cơ quan lập pháp == Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Bắc Âu chủ yếu được tổ chức theo cơ chế đơn viện, ngoại trừ: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland và Đảo Man được tổ chức theo hệ thống lưỡng viện. Trong các cơ quan lập pháp tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Bắc Âu, thì Quốc hội Anh có số thành viên đông nhất, với 1.415 nghị sĩ (765 ở thượng viện và 650 ở hạ viện). Cơ quan lập pháp của Quần đảo Faroe có ít thành viên nhất, chỉ có 33 nghị sĩ. == Tham khảo ==
danh sách các liên đoàn bóng đá.txt
Dưới đây là danh sách các cơ quan điều hành bóng đá. == Quốc tế == FIFA - Fédération Internationale de Football Association - 209 thành viên - thành lập vào năm 1904, đại diện cho các quốc gia trên khắp thế giới, và là cơ quan quản lý toàn diện lên môn thể thao. Giải đấu chính do FIFA tổ chức là FIFA World Cup, diễn ra 4 năm một lần. NF-Board - Nouvelle Fédération-Board - 18 thành viên + 14 thành viên tạm thời - thành lập vào năm 2003 đại diện cho các quốc gia, vùng phụ thuộc, các nước chưa được công nhận, dân tộc thiểu số, các dân tộc không có quốc gia riêng, các khu vực và các quốc gia siêu nhỏ không thuộc FIFA. Giải đấu chính của NF-Board là VIVA World Cup. ConIFA - Confederation of Independent Football Associations - 24 thành viên - thành lập vào năm 2013 quốc gia, vùng phụ thuộc, các nước chưa được công nhận, dân tộc thiểu số, các khu vực và các quốc gia siêu nhỏ không thuộc FIFA. Giải đấu chính của ConIFA là Cúp bóng đá thế giới ConIFA. == Châu lục == === Các liên đoàn thuộc FIFA === Các liên đoàn của các quốc gia thuộc FIFA được phân chia thành các liên đoàn châu lục. AFC Asian Football Confederation - 46 thành viên + 1 thành viên không thuộc FIFA - thành lập vào năm 1954 - đại diện cho các quốc gia châu Á. Giải đấu chính: AFC Asian Cup. CAF Confédération Africaine de Football - 54 thành viên + 2 thành viên không thuộc FIFA - thành lập vào năm 1957 - đại diện cho các quốc gia châu Phi. Giải đấu chính: Coupe d'Afrique des. CONCACAF Confederation of North, Central American and Caribbean Association Football - 40 thành viên + 1 thành viên không thuộc FIFA - thành lập vào năm 1961 đại diện cho các quốc gia Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe. Giải đấu chính: CONCACAF Gold Cup. CONMEBOL - Confederación Sudamericana de Fútbol - 10 thành viên - thành lập vào năm 1916 đại diện cho các quốc gia Nam Mỹ. Giải đấu chính: Copa America. OFC - Oceania Football Confederation - 11 thành viên + 5 thành viên không thuộc FIFA - thành lập vào năm 1966 đại diện cho các quốc gia châu Đại Dương. Giải đấu chính: OFC Nations Cup. UEFA Union of European Football Associations - 54 thành viên + 2 thành viên không thuộc FIFA - thành lập vào năm 1954 đại diện cho các quốc gia châu Âu. Giải đấu chính: UEFA Euro. === Các liên đoàn không thuộc FIFA === Hai liên đoàn châu lục trực thuộc NF-Board CSANF - Consejo Sudamericano de Nuevas Federaciones (Hội đồng các liên đoàn bóng đá mới Nam Mỹ) - 4 thành viên + 1 thành viên không thuộc NF-Board - thành lập vào năm 2007, đại diện cho các đội không thuộc FIFA tại. NAANF - North America and Arctic New Federations - 0 thành viên - thành lập vào năm 2008, đại diện cho các đội không thuộc FIFA tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và khu vực Bắc Cực. == Liên châu lục == Sau đây là các liên đoàn châu lục của các hiệp hội thành viên FIFA thuộc nhiều hơn một khu vực hoặc châu lục. GFU Gulf Football Union - 8 thành viên - thành lập vào năm 1968, đại diện cho các quốc gia Ả Rập tại khu vực Vịnh Ba Tư. Giải đấu chính: Gulf Cup. UAFA Union of Arab Football Associations - 22 thành viên - thành lập vào năm 1974 đại diện cho các quốc gia Ả Rập thuộc châu Phi và châu Á. Giải đấu chính: Arab Nations Cup. == Khu vực == === Châu Phi === Trực thuộc CAF CECAFA - Council of East and Central African Football Associations (Hội đồng các liên đoàn bóng đá Đông và Trung Phi) - 10 thành viên + 1 thành viên không thuộc CAF - thành lập năm 1927, đại diện cho các quốc gia thuộc Đông Phi và một số nước Trung Phi. Giải đấu chính: Cúp CECAFA. COSAFA - Council of Southern African Football Associations - 14 thành viên + 1 thành viên không thuộc CAF - thành lập năm 1997, đại diện cho các quốc gia thuộc Nam châu Phi, cũng như các đảo ngoài khơi lân cận. Giải đấu chính: Cúp COSAFA. WAFU (UFOA) - West African Football Union (Union des Fédérations Ouest-Africaines de Football) - 8 thành viên - thành lập năm 1977, đại diện cho các quốc gia thuộc Tây Phi. Giải đấu chính: Cúp bóng đá Tây Phi. UNAF - Union of North African Federations - 5 thành viên - thành lập năm 2005, đại diện cho các quốc gia thuộc Bắc Phi. UNIFFAC - Union des Fédérations de Football d'Afrique Centrale - 8 thành viên - đại diện cho một số nước Trung Phi. Giải đấu chính: Cúp bóng đá Trung Phi. === Châu Á === Trực thuộc AFC WAFF - West Asian Football Federation - 12 thành viên - thành lập vào năm 2000, đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Tây Á. Giải đấu chính: WAFF Championship. EAFF - East Asian Football Federation - 9 thành viên + 1 thành viên tạm thời - thành lập vào năm 2002 đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Viễn Đông. Giải đấu chính: EAFF East Asian Cup. CSAFF - Central and South Asian Football Federation - 12 thành viên - đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Trung Á và bán đảo Ấn và được phân ra thành hai liên đoàn: SAFF và CAFF. SAFF - South Asian Football Federation - 8 thành viên - thành lập vào năm 1997, đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Giải đấu chính: SAFF Championship. CAFF - Central Asian Football Federation - 5 thành viên - đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Trung Á. AFF - ASEAN Football Federation - 12 thành viên - thành lập vào năm 1984 đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Giải đấu chính: AFF Cup. === Bắc Mỹ === Trực thuộc CONCACAF CFU - Caribbean Football Union - 30 thành viên - đại diện cho các quốc gia trong khu vực Caribe. Giải đấu chính: Cúp bóng đá Caribe. LIFA - Leeward Islands Football Association - 11 thành viên - thành lập năm 1949, đại diện cho các quốc gia thuộc khu vực Quần đảo Leeward trực thuộc CFU. Giải đấu chính: Giải vô địch bóng đá Quần đảo Leeward. WIFA - Windward Islands Football Association - 4 thành viên - đại diện cho các quốc gia Quần đảo Windward trực thuộc CFU. Giải đấu chính: Giải vô địch bóng đá Quần đảo Windward. NAFU - North American Football Union - 3 thành viên - đại diện cho các quốc gia Bắc Mỹ. Giải đấu chính: NAFC Championship. UNCAF Union Centroamericana de Fútbol - 7 thành viên - đại diện cho các quốc gia Trung Mỹ. Giải đấu chính: Copa Centroamericana. == Các liên đoàn đã dừng hoạt động == CCCF - Confederacion Centroamericana y del Caribe de Futbol - 37 thành viên - giải tán vào năm 1961, đại diện cho các quốc gia Trung Mỹ và Caribe trực thuộc FIFA. Giải đấu chính: Giải vô địch bóng đá Trung Mỹ và Caribe. CENF - Confederation of European New Federations (Liên hiệp các liên đoàn bóng đá châu Âu mới) - 0 thành viên - thành lập năm 2007 and giải tán vào năm 2008, đại diện cho các quốc gia ngoài FIFA tại châu Âu, trực thuộc NF-Board. Giải đấu chính: Cúp CENF, nhưng chưa bao giờ được tổ chức. FIFI - Federation of International Football Independents (Liên đoàn bóng đá quốc tế độc lập) - 5 thành viên - đại diện cho các quốc gia, vùng phụ thuộc và các nhà nước không được công nhận nằm ngoài FIFA. Giải đấu chính: FIFI Wild Cup. IFU - International Football Union (Hội liên hiệp bóng đá quốc tế) - 2 thành viên tạm thời - thành lập năm 2009 với tư cách liên đoàn bóng đá của các quốc gia, vùng lãnh thổ không được FIFA công nhận; giải tán vào năm 2010. NAFC - North American Football Confederation (Liên đoàn bóng đá Bắc Mỹ) - 4 thành viên - thành lập năm 1946 và giải tán vào năm 1961, đại diện cho các quốc gia khu vực Bắc Mỹ thuộc FIFA. Giải đấu chính: NAFC Championship. PFC - Panamerican Football Confederation - 50 thành viên - thành lập năm 1946 đại diện cho các quốc gia trên toàn châu Mỹ. Giải đấu chính: Panamerican Championship. UIAFA - Union Internationale Amateur de Football Association (Liên đoàn hiệp hội bóng đá nghiệp dư quốc tế) - 3, sau là 5 thành viên - thành lập năm 1908 và giải tán vào năm 1912. Giải đấu chính: Giải vô địch bóng đá nghiệp dư châu Âu. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == RSSSF Football Federations Around the Globe
giải oscar.txt
Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được biết đến với tên Giải Oscar (tiếng Anh: Oscars) là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ). Kể từ năm 1928, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles để ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác. Chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar là AMPAS, một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ. Cho đến năm 2007 số người đủ tiêu chuẩn tham gia bầu chọn là 5830 người, trong đó có 1311 diễn viên (tỉ lệ cao nhất, chiếm 22 phần trăm). Tính cho đến năm 2007, đã 72 năm quá trình bầu chọn này được thống kê bởi công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers và công ty tiền nhiệm của nó là Price Waterhouse. Lễ trao giải Oscar gần đây nhất, Giải Oscar lần thứ 89 đã được trao vào năm 2017. == Quá trình bầu chọn == Tất cả các thành viên của AMPAS đều phải có lời mời chính thức mới được tham gia quá trình lựa chọn đề cử và bầu ra người thắng giải. Các lời mời được đưa ra bởi Hội đồng quản trị (Board of Governors) thay mặt cho các Ủy ban nhánh của Viện Hàn lâm (Academy Branch Executive Committee). Những người được mời được lựa chọn cũng qua một quá trình đề cử hoặc được xét dựa trên sự cống hiến của họ cho ngành công nghiệp điện ảnh. Tuy rằng những người từng được trao giải Oscar thường là được mời tham gia bầu chọn vào các năm sau đó, nhưng điều này không nằm trong quy định của Hội đồng. Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng năm. Tuy rằng AMPAS không chính thức công bố danh tính những người được tham gia bầu chọn, nhưng báo chí vẫn đưa ra tên tuổi của những người này, theo đó năm 2007 có khoảng gần 6000 người được mời tham gia quá trình xét giải. Những người này nằm trong 15 nhánh của Viện Hàn lâm, việc phân chia dựa vào các quá trình và bộ phận khác nhau của việc làm phim. Những người không nằm trong nhánh nào được xếp vào nhóm Thành viên chung (Members At Large). Ngày nay, theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải Oscar, một phim muốn đủ điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm trước đó, tức là từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại quận Los Angeles, California. Điều số hai còn nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải là phim dài (feature-length), tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia hạng mục phim ngắn, và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc độ 24 hoặc 48 hình trên giây, độ phân giải không được thấp hơn 1280x720. Các thành viên thuộc cánh nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho các hạng mục thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì tất cả đều có quyền tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả hạng mục Phim hay nhất. == Giải thưởng == Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of Merit). Bức tượng bao gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàng và britannium, nó cao 34 cm và nặng 3,85 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco, người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên. Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM, Cedric Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm. Những người cụ thể hóa ý tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley, người đã tạo ra một bản tượng bằng đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng bằng thiếc và đồng được mạ vàng với tỉ lệ 92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng Oscar được sản xuất bởi công ty R.S. Owens với sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt, các bản tượng lỗi trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đôi và nung chảy. Nguồn gốc cái tên "Oscar" hiện vẫn còn gây tranh cãi. Trong cuốn tự truyện của mình, Bette Davis cho rằng chính mình là người nghĩ ra cái tên này, cô đặt nó theo tên người chồng đầu tiên, chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson. Một người khác được coi là người khai sinh ra cái tên Oscar, đó là Margaret Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm, khi lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng năm 1931, cô đã nói rằng bức tượng này trông giống ông chú Oscar của mình, nhà báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho bài báo của ông có tên: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi tiếng là 'Oscar'". Ngày nay cả hai cái tên Oscar và Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Award) đều được AMPAS đăng ký tên thương mại để tránh các vụ kiện tụng hoặc tranh chấp có thể xảy ra. Tính cho đến Giải Oscar lần thứ 79 tổ chức vào năm 2007, đã có tổng cộng 2671 bức tượng Oscar được trao. Có 290 diễn viên khác nhau đã được trao giải Oscar về diễn xuất (bao gồm cả các giải Oscar danh dự và giải Oscar cho trẻ em), trong số này 144 người vẫn còn sống cho đến năm 2007. Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức tượng Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường hợp bán lại cho chính Viện Hàn lâm với giá tượng trưng 1 USD. Nếu người được chọn trao giải từ chối vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng vàng Oscar lại không được sở hữu hoàn toàn giải thưởng của mình. Đã có trường hợp cháu trai của nhà sản xuất phim Michael Todd đã cố bán bức tượng Oscar của ông mình cho một nhà sưu tập, AMPAS đã ngăn cản được việc này bằng một lệnh của toà án. == Lễ trao giải == === Hình thức === Các hạng mục chính của giải Oscar sẽ được trao trong một buổi lễ trang trọng được truyền hình trực tiếp. Sáu tuần sau khi các ứng cử viên được công bố, buổi lễ được tổ chức rất hào nhoáng theo phong cách Hollywood khi các khách mời bước trên tấm thảm đỏ với những bộ đồ thời trang nhất. Trong vài năm trở lại đây, Viện Hàn lâm thường tuyên bố lễ trao giải của họ có tới hàng tỉ người xem trực tiếp, tuy nhiên thông tin này chưa hề được kiểm chứng bởi các nguồn độc lập và bản thân AMPAS cũng không đưa ra lý do tại sao số người xem lại có thể đạt tới con số lớn như vậy. Tại Hoa Kỳ, lễ trao giải Oscar được truyền hình trực tiếp ở hầu hết lãnh thổ, ngoại trừ Alaska và Hawaii, trong khi đó lễ trao giải Emmy, Quả cầu vàng và Giải Grammy chỉ được truyền trực tiếp ở Bờ Đông và phát chậm ở Bờ Tây. Lễ trao giải Oscar lần đầu được ghi hình năm 1953 bởi hãng NBC. Đến năm 1960 thì quyền truyền hình rơi vào tay hãng ABC. Năm 1970, NBC giành lại quyền phát sóng nhưng rồi từ năm 1976, chỉ có ABC được ghi hình buổi lễ này, hợp đồng của ABC với AMPAS hiện kéo dài đến năm 2014. Trong buổi phát sóng trực tiếp, các hãng phim bị nghiêm cấm phát quảng cáo. Sau hơn 60 năm được tổ chức vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, kể từ năm 2004, buổi trao giải được dịch sớm lên cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 để rút ngắn quá trình vận động hành lang và quảng cáo. Việc tổ chức sớm hơn cũng đem lại thuận lợi cho hãng ABC vì tháng 2 là tháng có lượng người xem lớn và dễ đem lại lợi nhuận hơn. Ngày 30 tháng 3 năm 1981, buổi lễ trao giải đã bị lùi lại một ngày sau sự kiện tổng thống Ronald Reagan bị ám sát hụt. === Địa điểm tổ chức === Lễ trao giải đầu tiên của AMPAS diễn ra tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Trong thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, các buổi lễ được tổ chức tại khách sạn The Ambassador Hotel hoặc Millennium Biltmore Hotel ở Los Angeles. Từ năm 1944 đến năm 1946, Nhà hát Trung Hoa Grauman ở Hollywood là nơi tổ chức lễ trao giải trước khi nó dời về thính phòng Shrine Auditorium cho đến năm 1948. Lễ trao giải lần thứ 21 năm 1949 diễn ra tại Nhà hát Giải thưởng Viện Hàn lâm mà sau này là trụ sở chính của AMPAS trên đại lộ Melrose ở Hollywood. Từ năm 1950 đến năm 1960, địa điểm được lựa chọn là Nhà hát Pantages. Từ năm 1961, đến lượt thính phòng Santa Monica Civic Auditorium ở Santa Monica, California được tổ chức lễ trao giải Oscar. Năm 1968, một lần nữa lễ trao giải trở về Los Angeles, lần này là tại rạp Dorothy Chandler Pavilion nằm trong Trung tâm Âm nhạc Los Angeles. Rạp The Dorothy Chandler Pavilion là nơi tổ chức 20 đêm trao giải liên tiếp cho đến tận năm 1988, sau đó giải Oscar lại được trao luân phiên ở Trung tâm Âm nhạc và thính phòng Shrine Auditorium. Kể từ năm 2002, Nhà hát Kodak (từ năm 2012 đổi tên là Trung tâm Hollywood và Highland, sau đó là Nhà hát Dolby) của Hollywood trở thành địa điểm tổ chức lâu dài đầu tiên của giải thưởng. == Chỉ trích == Cũng như nhiều giải thưởng danh giá khác, giải Oscar thường xuyên gặp phải chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng có nhiều bộ phim giành giải Phim hay nhất trong quá khứ không còn nhiều giá trị theo thời gian. Một số phim như 80 ngày vòng quanh Thế giới, Grand Hotel hay The Greatest Show on Earth thường được coi là có tuổi thọ ngắn ngủi và ít có ảnh hưởng trong lần trình chiếu ra mắt. Trong khi đó một số phim khác được coi là rất xứng đáng để trao giải thì lại chưa bao giờ vươn tới được danh hiệu Phim hay nhất. Ví dụ tiêu biểu nhất phải kể tới bộ phim kinh điển Công dân Kane vốn được giới phê bình ủng hộ nhiệt liệt, được đề cử tới 9 giải Oscar nhưng chỉ mang về duy nhất một giải cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Sau này Công dân Kane được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử Điện ảnh Hoa Kỳ. Một bộ phim xuất sắc khác là The Shawshank Redemption được đề cử 7 giải Oscar nhưng thậm chí còn không giành được giải nào, mặc dù nó vẫn luôn được xếp vào hàng những bộ phim hay nhất của mọi thời đại trên trang web uy tín IMDb. Để cạnh tranh trong hạng mục danh giá nhất này, các hãng phim cũng tiến hành rất nhiều cuộc vận động hành lang, và nhiều người cho rằng đôi khi những đề cử cho hạng mục Phim hay nhất lại là kết quả của những cuộc vận động hành lang hơn là chất lượng thực sự của những bộ phim đó. Nhiều chỉ trích còn nhằm vào một sự thật là các đề cử hầu như chỉ dành cho các bộ phim nói tiếng Anh, trừ đề cử cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Cho đến năm 2013, mới chỉ có 9 bộ phim nói tiếng nước ngoài được đề cử cho hạng mục Phim hay nhất, đó là các phim Grand Illusion (tiếng Pháp, 1938), Z (tiếng Pháp, 1969), The Emigrants (tiếng Thụy Điển, 1972), Cries and Whispers (tiếng Thụy Điển, 1973), Il Postino (tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha, 1995), Cuộc sống tươi đẹp (tiếng Ý, 1998), Ngọa hổ tàng long (tiếng Quan thoại, 2000), Letters from Iwo Jima (tiếng Nhật Bản, 2006) và Amour (tiếng Pháp, 2012). Không phim nào trong số chúng (cho đến hiện tại) giành giải Phim hay nhât, tuy vậy các phim Z, Cuộc sống tươi đẹp, Ngọa hổ tàng long và Amour được trao giải Oscar Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Trong số ít các phim sản xuất tại nước ngoài giành giải Phim hay nhất, gần đây nhất có Slumdog Millionaire (Anh và Ấn Độ, 2008), The King's Speech (Anh, 2010) và The Artist (Pháp, 2011). == Danh sách giải thưởng == === Giải thưởng cho đóng góp xuất sắc === ==== Các hạng mục hiện hành ==== Phim hay nhất (Best Picture) Đạo diễn xuất sắc nhất (Best Director) Kịch bản gốc hay nhất (Best Writing - Original Screenplay) Kịch bản chuyển thể hay nhất (Best Writing - Adapted Screenplay) Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actor) Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actress) Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actor) Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actress) Quay phim xuất sắc nhất (Best Cinematography) Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất (Best Production Design) (được đổi tên từ Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất - Best Art Direction) Nhạc phim hay nhất (Best Original Score) Ca khúc trong phim hay nhất (Best Original Song) Thiết kế trang phục (Best Costume Design) Biên tập (Best Film Editing) Hóa trang (Best Makeup and Hairstyling) Âm thanh (Best Sound Mixing) Biên tập âm thanh (Best Sound Editing) Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất (Best Visual Effects) Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (Best Foreign Language Film) Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) (giải Oscar mới nhất, chỉ mới được trao từ năm 2001) Phim hoạt hình ngắn (Best Animated Short Film) Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Features) Phim tài liệu ngắn hay nhất (Best Documentary Short Subject) Phim ngắn (Best Live Action Short Film) ==== Hạng mục đã ngừng trao ==== Trợ lý đạo diễn xuất sắc nhất (Best Assistant Director): trao từ 1933 đến 1937 Chỉ đạo múa xuất sắc nhất (Best Dance Direction): trao từ 1935 đến 1937 Hiệu ứng kỹ thuật (Best Engineering Effects): chỉ trao năm 1928 Âm thanh trong phim ca nhạc hoặc hài kịch xuất sắc nhất (Best Original Musical or Comedy Score): trao từ 1995 đến 1999 Phim màu ngắn hay nhất (Best Short Film—Color): trao từ 1936 đến 1937 Phim ngắn dài hai cuộn hay nhất (Best Short Film—Live Action—2 Reels): trao từ 1936 đến 1956 Phim ngắn mới lạ (Short Film—Novelty): trao từ 1932 đến 1935 Truyện gốc hay nhất (Best Original Story): trao từ 1928 đến 1956 Chất lượng nghệ thuật độc đáo nhất (Best Unique and Artistic Quality of Production): chỉ trao năm 1928 Trong năm đầu tiên, giải Oscar đạo diễn xuất sắc nhất được chia thành hai thể loại phim chính kịch và phim hài kịch. Trong một thời gian dài, giải Oscar âm thanh cũng được chia làm hai thể loại chính kịch và hài kịch-phim ca nhạc. Hiện nay chỉ có duy nhất một giải Oscar cho âm thanh. Từ thập niên 1930 đến thập niên 1960, các giải Oscar về quay phim, chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế trang phục được chia thành hai thể loại cho phim trắng đen và phim màu. ==== Hạng mục được đề nghị ==== Hàng năm Hội đồng quản trị của AMPAS đều họp lại để xem xét các đề nghị về hạng mục giải Oscar mới. Cho đến nay những hạng mục sau vẫn bị từ chối đưa vào danh sách giải thưởng chính thức: Tuyển chọn diễn viên tốt nhất (Best Casting) Đóng thế xuất sắc nhất (Best Stunt Coordination) Tên phim hay nhất (Best Title Design) === Giải thưởng đặc biệt === Các giải này được bầu chọn bởi những ủy ban đặc biệt chứ không phải toàn bộ thành viên Viện Hàn lâm. ==== Hạng mục hiện hành ==== Giải danh dự (Academy Honorary Award) Cống hiến đặc biệt (Academy Special Achievement Award) Giải khoa học kỹ thuật (Academy Award, Scientific or Technical) Giải Tưởng niệm Irving G. Thalberg Giải thưởng nhân đạo Jean Hersholt Giải Gordon E. Sawyer ==== Hạng mục đã ngừng trao ==== Giải cho thiếu nhi (Academy Juvenile Award): trao từ 1934 đến 1960 == Thống kê == === Phim xếp theo số đề cử === 14 đề cử All about Eve, 20th Century Fox, 1950 (đoạt 6 giải) Titanic, 20th Century Fox và Paramount Pictures, 1997 (đoạt 11 giải) La La Land, 2017 (đoạt 6 giải) 13 đề cử Cuốn theo chiều gió, Metro-Goldwyn-Mayer, 1939 (đoạt 8 giải, thêm 1 giải đặc biệt và 1 giải kỹ thuật) From Here to Eternity, Columbia Pictures, 1953 (đoạt 8 giải) Mary Poppins, Buena Vista Distribution Company, 1964 (đoạt 5 giải) Who's Afraid of Virginia Woolf?, Warner Bros., 1966 (đoạt 5 giải) Forrest Gump, Paramount Pictures, 1994 (đoạt 6 giải) Shakespeare đang yêu, Miramax Films, 1998 (đoạt 7 giải) Chúa tể của những chiếc nhẫn: Hội bạn nhẫn, New Line, 2001 (đoạt 4 giải) Chicago, Miramax Films, 2002 (đoạt 6 giải) 12 đề cử Mrs. Miniver, Metro-Goldwyn-Mayer, 1942 (đoạt 6 giải) The Song of Bernadette, 20th Century Fox, 1943 (đoạt 4 giải) Johnny Belinda, Warner Bros., 1948 (đoạt 1 giải) Chuyến tàu mang tên dục vọng, Warner Bros., 1951 (đoạt 4 giải) On the Waterfront, Columbia Pictures, 1954 (đoạt 8 giải) Ben-Hur (phim 1959), Metro-Goldwyn-Mayer, 1959 (đoạt 11 giải) Becket, Paramount Pictures, 1964 (đoạt 1 giải) My Fair Lady, Warner Bros., 1964 (đoạt 8 giải) Reds, Paramount Pictures, 1981 (đoạt 3 giải) Khiêu vũ với bầy sói, Orion Pictures, 1990 (đoạt 7 giải) Bản danh sách của Schindler, Universal Studios, 1993 (đoạt 7 giải) Bệnh nhân người Anh, Miramax Films, 1996 (đoạt 9 giải) Võ sĩ giác đấu, DreamWorks và Universal Studios, 2000 (đoạt 5 giải) 11 đề cử Mr. Smith Goes to Washington, Columbia Pictures, 1939 (đoạt 1 giải) Rebecca, United Artists, 1940 (đoạt 2 giải) Sergeant York, Warner Bros., 1941 (đoạt 2 giải) The Pride of the Yankees, RKO Radio, 1942 (đoạt 1 giải) Sunset Boulevard, Paramount Pictures, 1950 (đoạt 3 giải) Judgment at Nuremberg, United Artists, 1961 (đoạt 2 giải) Câu chuyện phía tây, United Artists, 1961 (đoạt 10 giải) Oliver!, Columbia Pictures, 1968 (đoạt 5 giải, thêm 1 giải danh dự) Chinatown, Paramount Pictures, 1974 (đoạt 1 giải) Bố già phần II, Paramount Pictures, 1974 (đoạt 6 giải) Julia, 20th Century Fox, 1977 (đoạt 3 giải) The Turning Point, 20th Century Fox, 1977 (không đoạt giải nào) Gandhi, Columbia Pictures, 1982 (đoạt 8 giải) Terms of Endearment, Paramount Pictures, 1983 (đoạt 5 giải) Amadeus, Orion Pictures, 1984 (đoạt 8 giải) A Passage to India, Columbia Pictures, 1984 (đoạt 2 giải) The Color Purple, Warner Bros., 1985 (không đoạt giải nào) Out of Africa, Universal Studios, 1985 (đoạt 7 giải) Giải cứu binh nhì Ryan, DreamWorks/Paramount Pictures, 1998 (đoạt 5 giải) Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua, New Line, 2003 (đoạt 11 giải) The Aviator, Miramax Films, Initial Entertainment Group và Warner Bros., 2004 (đoạt 5 giải) === Phim xếp theo số giải giành được === 11 giải Ben-Hur (phim 1959), Metro-Goldwyn-Mayer, 1959 (12 đề cử) Titanic, 20th Century Fox và Paramount, 1997 (14 đề cử) Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua, New Line, 2003 (11 đề cử) 10 giải Câu chuyện phía tây, United Artists, 1961 (11 đề cử) 9 giải Cuốn theo chiều gió, Metro-Goldwyn-Mayer, 1939 (13 đề cử) Hoàng đế cuối cùng, 1987 (9 đề cử) Bệnh nhân người Anh, Miramax Films, 1996 (12 đề cử) Gigi, Metro-Goldwyn-Mayer, 1958 (9 đề cử) 8 giải From Here to Eternity, Columbia Pictures, 1953 (13 đề cử) On the Waterfront, Columbia Pictures, 1954 (12 đề cử) My Fair Lady, Warner Bros., 1964 (12 đề cử) Cabaret, Metro-Goldwyn-Mayer, 1972 (10 đề cử) Gandhi, Columbia Pictures, 1982 (11 đề cử) Amadeus, Orion Pictures và Warner Bros., 1984 (11 đề cử) Slumdog Millionaire, Fox Searchlight Pictures, 2008 (10 đề cử) === Phim đoạt năm giải quan trọng === It Happened One Night, 1934 Đạo diễn: Frank Capra Nam diễn viên chính: Clark Gable Nữ diễn viên chính: Claudette Colbert Kịch bản: Robert Riskin Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew over the Cuckoo's Nest), 1975 Đạo diễn: Milos Forman Nam diễn viên chính: Jack Nicholson Nữ diễn viên chính: Louise Fletcher Kịch bản: Lawrence Hauben và Bo Goldman Sự im lặng của bầy cừu (The Silence of the Lambs), 1991 Đạo diễn: Jonathan Demme Nam diễn viên chính: Anthony Hopkins Nữ diễn viên chính: Jodie Foster Kịch bản: Ted Tally == Xem thêm == Danh sách bình chọn của Viện phim Mỹ == Tham khảo == K. Gail & J. Piazza, The Academy Awards the Complete History of Oscar, Black Dog & Leventhal Publishers, Inc., 2002. Jon Wright, The Lunacy of Oscar; The Problems with Hollywood's Biggest Night, Thomas Publishing, Inc, 2007. == Liên kết ngoài == Giải Oscar lần thứ 83, 2011 Trang web chính thức của Giải Oscar Dữ liệu về các giải Oscar Dữ liệu về giải Oscar trên IMDb Oscar 2006 - Một Oscar chia đều các giải
tuyên bố chiến tranh.txt
Tuyên bố chiến tranh hoặc gọi ngắn gọn là tuyên chiến, là hành động của đảng nắm quyền trong một quốc gia, thể hiện qua việc ký kết hay công bố một tài liệu chính thức nhằm bắt đầu tình trạng chiến tranh giữa 2 hay nhiều nước. Tuyên bố chiến tranh cũng có thể được thực hiện bởi một thể chế chính phủ khác. Nghi thức tuyên bố chiến tranh được chính thức hóa từ năm 1907. Khi thành lập năm 1945, Liên Hợp Quốc đã ban hành lệnh cấm sử dụng các hành động quân sự trong giải quyết căng thẳng quan hệ giữa các nước thành viên. Từ đấy, tuyên bố chiến tranh chính thức giữa các quốc gia có lẽ đã trở nên không cần thiết nữa. Thêm vào đó, các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức khủng bố có thể coi như đã tuyên bố chiến tranh khi thực hiện một hành động tấn công vũ trang nhằm vào đối thủ. Gần đây, những chính sách bắt đầu với tên gọi "Chiến tranh chống..." như chiến tranh chống khủng bố, chống ma túy,... cũng được bắt đầu với một tuyên bố chiến tranh. == Định nghĩa == === Thông tục === Saikrishna Prakash đã xây dựng 3 lý thuyết định nghĩa không chính thức về tuyên bố chiến tranh: Lý thuyết tuyệt đối: quyền tuyên bố chiến tranh bao gồm cả quyền ra tất cả các quyết định để tham gia chiến tranh. Có nghĩa là quyền lực để tuyên bố chiến tranh cũng đồng nghĩa với quyền ra lệnh cho quân đội tham chiến. Lý thuyết thực tiễn: tự bản thân sự tham chiến đã là một lời tuyên bố chiến tranh rồi. Lý thuyết chuẩn hóa: tuyên bố chiến tranh nhất thiết cần được thực hiện thông qua một văn bản chính thức. == Chiến tranh đối với Liên Hợp Quốc == Với nỗ lực hạn chế chiến tranh vì những xung đột giữa các quốc gia, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã yêu cầu các nước thành viên chỉ sử dụng đến quân sự trong những trường hợp nhất định, chủ yếu là với mục đích phòng vệ. Chính LHQ cũng đã tham chiến sau khi Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên vào ngày 26 tháng 6 năm 1950 (xem Chiến tranh Triều Tiên). Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã lên án Bắc Triều Tiên, và với tỉ lệ phiếu bầu 9-0 (Liên Xô vắng mặt), LHQ đã chính thức kêu gọi các nước thành viên trợ giúp cho Nam Triều Tiên. Hoa Kỳ và 15 quốc gia khác đã lập nên "Lực lượng LHQ" để thực thi lời kêu gọi này. Trong một cuộc họp báo ngày 26 tháng 6 năm 1950, tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không phải "kẻ tham chiến" mà là "một cảnh sát đối với luật quốc tế". == Tham khảo ==
chi đỗ quyên.txt
Chi Đỗ quyên, danh pháp khoa học: Rhododendron (từ tiếng Hy Lạp: rhodos, "hoa hồng", và dendron, "cây"), là một chi thực vật có hoa thuộc họ Thạch nam (Ericaceae). Đây là một chi lớn với khoảng 850-1.000 loài và hầu hết các loài đều có hoa rực rỡ. Đỗ quyên là quốc hoa của Nepal. Nhiều loài đỗ quyên được trồng làm cây cảnh. Một số loài có tác dụng chữa bệnh. Chi Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ nhất cao chừng 10–100 cm, loài lớn nhất, R. giganteum, được ghi nhận là cao tới 30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1–2 cm tới hơn 50 cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc lông tơ. Một số loài nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các loài vùng núi có hoa và lá nhỏ, và một số loài nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi. == Phân bố == Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán cầu ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đông Nam Á và vùng bắc Australasia. Độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy ở vùng núi Himalaya từ Uttarakhand, Nepal và Sikkim tới Vân Nam và Tứ Xuyên, ở các vùng núi khác cũng có độ đa dạng cao như ở Đông Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ngoài ra, có rất nhiều loài đỗ quyên nhiệt đới gốc Đông Nam Á và Bắc Úc. Người ta đã ghi nhận 55 loài ở Borneo và 164 loài ở New Guinea. Tương đối ít loài hơn có tại Bắc Mỹ và châu Âu. Người ta chưa tìm thấy đỗ quyên ở Nam Mỹ hay châu Phi. Ở Việt Nam chỉ có vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là những nơi có cây hoa Đỗ Quyên mọc tự nhiên. Riêng trong Vườn quốc gia Hoàng Liên đã có tới 30 loài hoa Đỗ Quyên được phát hiện., == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phân loại bộ Đỗ quyên trên trang Sinh vật rừng Việt Nam
người chăm.txt
Người Chăm, (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm , dân Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia hay người Nam Đảo. Dân số người Chăm tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiếng Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian). == Lịch sử == Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia như Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai và Chu Ru. Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiêu thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốc, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh trong thời vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đại: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chiêm Thành). Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Champa được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt vào thời vua Lê Thánh Tông để thôn tính đất đai vào năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê tức năm 1471). Năm đó, tiểu vương quốc Panduranga cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Hiển Tông thứ 2 chúa Nguyễn (năm Chính Hòa thứ 14 nhà Lê tức năm 1693), Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn, rồi đổi Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng, năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người Thanh tên A Ban đã tập hợp được đông đảo lực lượng người Chăm Pa, nổi dậy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng chúa Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn (vua Nguyễn Hiển Tông tức Nguyễn Phúc Chu) đã bất đắc dĩ cầu hòa với người Champa và cho phép người Champa phục hồi Thuận Thành trấn (Khu Tự trị Champa). Hòa ước giữa chúa Nguyễn và chúa Champa được ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều vào năm Hiển Tông thứ 21 (năm Vĩnh Thạnh thứ 8 nhà Lê tức năm 1712) và được duy trì cho đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Sau giải thể khu tự trị vào năm 1832, một số người Chăm liên minh với Lê Văn Khôi, nổi dậy để phục hồi Thuận Thành trấn nhưng kết thúc thất bại. Hậu duệ của chúa Champa có ông Dụng Gạch (Bo Gait, Bộ Gạch), một vị hoàng tử anh hùng, phó chủ tịch ủy ban hành chính lâm thời huyện Hòa Đa (Bắc Bình ngày nay) phụ trách miền núi sau Cách mạng tháng Tám. Champa thừa kế Lâm Ấp được thành lập sau cuộc nổi dậy của một viên quan địa phương (quan Công Tao) tên là Khu Liên (Kiu-lien) chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ 4, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ. Theo văn bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn, vua Champa và vua Campuchia đều là hậu duệ của hoàng tử Asvattaman, một anh hùng lưu vong bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata thuộc nhà Kuru. Riêng, các chúa Panduranga thì thuộc dòng Pandu nên Champa (Vijaya, thuộc nhà Kuru) và Panduranga (thuộc nhà Pandu) vốn là 2 quốc gia thù địch với nhau. Sử sách Trung Quốc luôn ghi rõ 2 nước Chiêm Thành (Champa) và Tân Đồng Long (Panduranga) là 2 quốc gia riêng. Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột này mà Chăm Pa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính quyền và quân sự tốt hơn. Chăm Pa trong quá khứ là một nước chư hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Chăm Pa là những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê (1471), Tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Đại Việt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Chăm Pa bị giết và 30.000 bị bắt làm tù binh. Sau đó, Tiểu vương quốc Panduranga tiếp tục tồn tại dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long trong 4 đạo: Đạo Pa-nrang (Đạo Phan Rang tức Tỉnh Ninh Thuận), Đạo Kraong (Đạo Long Hương / Liên Hương tức Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận), Đạo Pảrik (Đạo Phan Rí tức Huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận) và Đạo Pạjai (Đạo Phố Hài, huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Thành phố Phan Thiết). Đến vua Minh Mạng, Khu Tự trị Thuận Thành đã bị xóa sổ và trở thành phủ Ninh Thuận. == Dân số và cư trú == Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác. Hiện nay tổng số người Chăm trên thế giới khoảng 400.000 người, phân bố chủ yếu ở Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng trên 217.000 người tại Campuchia, được gọi là Khmer Islam; kế đến là Việt Nam. Malaysia có trên 10.000 người, Thái Lan khoảng 4.000 người và Hoa Kỳ trên 3.000 người... Một số người Chăm di cư sang các nước khác, như tộc Utsul ở đảo Hải Nam, đến bang Terengganu của Malaysia. Trong thế kỷ 20, nhiều người Chăm hoặc gốc Chăm di cư sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Người Chăm ở Lào có hơn 800 người, trong đó có 600 người sống ở thủ đô Viêng-chăn, cộng đồng này di cư từ Campuchia do sự diệt chủng của Khơ-me Đỏ. === Phân bố dân cư ở Việt Nam === Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ. Chăm H'roi bao gồm những người Chăm sống rải rác ở miền núi các tỉnh Phú Yên, Bình Định; tổng số khoảng 20.500 người. Người Chăm Hroi có nguồn gốc từ những người Chăm cổ là một bộ phận của cộng đồng Chăm Việt Nam và từ lâu được gọi là Chăm Hroi. Người Chăm Hroi theo tín ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng từ đạo Bàlamôn. Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Campaduraga; tổng số khoảng 98.000 người (Ninh Thuận: 66.000; Bình Thuận: 32.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. Người Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận có hai nhóm chính phân theo tín ngưỡng là Chăm Ahiêr (Chăm Bàlamôn) và Chăm Awal (Chăm Bàni). Ngoài ra còn có một nhóm nhỏ người Chăm Bàni đã cải sang theo Hồi giáo chính thống vào thập niên 1960 do tiếp xúc với người Chăm Nam Bộ. Chăm Nam Bộ hay Tây Chăm bao gồm những người Chăm sinh sống chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh; tổng số khoảng 26.700 người. Cộng đồng này đến từ Campuchia, và có nguồn gốc xa hơn nữa lại từ Nam Trung Bộ Việt Nam như hai cộng đồng trên. Sự hình thành nhóm Chăm Nam Bộ ở Tây Ninh khởi đầu từ năm 1755 khi tướng Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm bị hà hiếp trên đất Chân Lạp về định cư ở núi Bà Đen. Tới thời Minh Mạng, từ năm 1834, người Chăm từ Chân Lạp tiếp tục về định cư ở 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá. Thời Tự Đức, người Chăm lại tiếp tục tới Quang Hóa định cư vào các năm 1849, 1857. Tại Châu Đốc, từ năm 1818, vua Gia Long đã cho tu sửa bảo Châu Đốc và chiêu dụ người Việt, Hoa, Chăm, Khmer đến định cư. Nhóm này gọi là Chăm Châu Đốc. Tới năm 1841, nhà Nguyễn rút quân khỏi Chân Lạp, nhiều người Chăm cũng theo về định cư ở An Giang. Tới năm 1859, người Chăm ở Campuchia nổi dậy chống vua Ang Duong. Bị đàn áp, hàng nghìn người Chăm sang Châu Đốc tị nạn. Tới giai đoạn Khmer Đỏ, từ 1975, nhiều người Chăm từ Campuchia tiếp tục sang Châu Đốc lánh nạn. Trong cả hai nhóm người Chăm Nam Bộ trên: Có một thành phần là người gốc từ quần đảo Mã Lai và Indonesia, được gọi Chăm Chà-và (Cham Chvea, Cham Java, Cham Jva), tên gọi này có thể bắt nguồn từ người Jawa Kur, người Hồi giáo nói tiếng Khmer. Người Jawa Kur là con cháu của những thủy thủ đến từ Malaysia, Indonesia, họ kết hôn với phụ nữ Khmer bản địa và con cái của họ nói tiếng Khmer nhưng theo đạo Hồi (dòng Sunni). Người Jawa Kur hiện còn sống tại nhiều vùng Campuchia và vùng Châu Đốc (tỉnh An Giang, Việt Nam). Do có sự tương đồng về nguồn gốc Nam Đảo, người Chăm từ Việt Nam và người Jawa Kur đã sống cùng nhau ở Campuchia, tạo thành một cộng đồng và có chung tín ngưỡng Islam Sunni. Nhóm người Chăm từ Nam Trung Bộ đã sống hòa đồng với người Jawa nói trên và theo Hồi giáo Sunni, và tự xưng là người Islam dòng Sunni. Nhóm người Chăm từ Nam Trung Bộ nhưng không theo đạo Hồi "mới" của người Jawa Kur mà vẫn giữ lại đạo Hồi có từ lúc ở miền Trung Việt Nam. Nhóm này bị 2 nhóm trên gọi là Chăm Jahed (Chăm xấu, cũ). Có thể xem họ giống với người Chăm Bani ở Bình Thuận. Một số cộng đồng Chăm sau khi sang Campuchia lại tiếp tục sang Malaysia và Thái Lan. Họ đều có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam, di cư khỏi vùng đất cũ của mình do sự Nam tiến của Đại Việt cách đây nhiều thế kỷ. Đa số họ theo Hồi giáo Sunni và có tiếp xúc chặt chẽ với người Malaysia và Indonesia do có cùng tôn giáo và ngôn ngữ cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia. Ở Campuchia, do tôn giáo của mình mà người Chăm còn được gọi là Khmer Islam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở Việt Nam có dân số 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (67.274 người, chiếm 41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Bình Thuận (34.690 người, chiếm 21,4% tổng số người Chăm tại Việt Nam), Phú Yên (19.945 người), An Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí Minh (7.819 người), Bình Định (5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây Ninh (3.250 người). == Tín ngưỡng, Tôn giáo == Tôn giáo đầu tiên của Chămpa là 1 dạng của Ấn giáo Tamil Shaivism, tới từ miền Nam Ấn Độ qua đường biển. Khi các thương gia Ả Rập, Ba Tư dừng chân ở miền duyên hải Trung bộ Việt Nam trên đường tới Trung Hoa, Hồi giáo (Islam) bắt đầu ảnh hưởng tới văn hóa của người Chăm. Không rõ chính xác khi nào Hồi giáo tới Champa nhưng các di chỉ ngôi mộ có niên đại vào thế kỷ 11 đã được phát hiện. Nhìn chung người ta cho rằng Hồi giáo tới Đông Dương nhiều sau khi đã tới Trung Quốc trong suốt thời kì nhà Đường (618–907), và các nhà buôn Ả Rập và Ba Tư trong vùng đã tiếp xúc trực tiếp với người Chăm chứ không phải với các dân tộc khác. Điều này có thể giải thích tại sao chỉ có người Chăm theo Hồi giáo theo kiểu Ba Tư (chú trọng Ali như phe Shiia) một cách truyền thống trong vùng Đông Dương. Đa số người Chăm, đặc biệt là ở Campuchia, theo Hồi giáo các phe Sunni, thực hiện các trụ cột của nó bao gồm cả cầu nguyện năm lần một ngày, ăn chay trong tháng Ramadan và thực hiện hành hương hajj đến thánh địa Mecca. Từ nhiều năm nay, các đại diện từ Campuchia đã tham gia vào cuộc thi quốc tế ngâm thơ Kinh Qur'an tại Kuala Lumpur. Các cộng đồng người Hồi giáo các phe Sunni Chăm ở Campuchia điều hành các trường học tôn giáo, và được đứng đầu bởi một Mufti. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người Chăm, tự gọi mình Kaum Jumaat, duy trì một sự thích nghi thần học Hồi giáo phái Shiia, theo đó họ cầu nguyện chỉ vào thứ Sáu và tổ chức Ramadan chỉ trong ba ngày. Ở Việt Nam cũng có nhóm tương tự được gọi là adat Bini (Bà Ni, Ăwal, Triều Nguyễn gọi là Ni Tục). Một số thành viên của nhóm này có tham gia vào cộng đồng Chăm Hồi giáo Sunni và đang xảy ra sự chia rẽ, tranh cãi giữa Kaum Jumaat (Shiia) và các phe Sunni tại Campuchia, Bini và các phe Sunni tại Việt Nam. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi này là ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình của họ đã sang các nước Hồi giáo theo các phe Sunni để nghiên cứu về Hồi giáo có xu hướng phải bắt trước cả tông giáo lẫn phong tục Ả Rập, họ tin rằng người Chăm phải bỏ toàn bộ phong tục xưa và trở thành một người như Mã Lai, như Ả Rập. Tại Tây Sumatra, người Minangkabau lưu truyền huyền thoại về võ sư Harimau Campo (hổ Champa). Harimau Campo cùng với các võ sư Ninik Datuak Suri Dirajo (từ Padang Panjang), Kambiang Utan (dê rừng Campuchia), Kuciang Siam (mèo Xiêm), Anjiang Mualim (chó Gujarat) là 5 tông phái chính của môn võ Pencak Silat. Ở Việt Nam, có khoảng 60.000 người Chăm theo adat Cham (Bà Chăm, Ahiér, Triều Nguyễn gọi là Chiêm Tục). Mặc dù cả hai adat - adat Cham và adat Bini đều là adat của tín độ Hồi giáo nhưng sự nhầm lẫn của người Pháp cho rẳng adat Cham là đạo Bà La Môn (Ấn giáo) đã dẫn đến quan niêm sai lầm khó sửa lại, là họ tự cho rằng mình là tín độ Ấn giáo! Tất nhiên, ngày nay họ không có một hệ thống đẳng cấp nghiêm ngặt, dù trước đó họ có thể đã được chia thành đẳng cấp Nagavamshi Kshatriya cùng với 1 thiểu số đẳng cấp Brahmin có vai vế. Các đền thờ vua được coi là các vị thần Ấn giáo hóa thân xưa được gọi là Bimong trong tiếng Chăm. Các thầy tế lễ được chia thành 3 cấp, cấp bậc cao nhất được gọi là Po Adhia hay Po (đọc a-sá), tiếp theo là Po Tapáh và thấp nhất là Po Paséh. Người Chăm ở Việt Nam về mặt tín ngưỡng có 3 nhóm chính: Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận theo adat Cham; Bini (phái Shiia) ở Ninh Thuận-Bình Thuận theo adat Bini, là 1 dạng Hồi giáo theo phái Shiia; Sunni (văn bản nhà nước ghi là Islam) ở An Giang và Nam Bộ theo Hồi giáo các phe Sunni, đặc biệt là phái Shafi'i, họ có mối liên hệ gắn bó với thế giới các phe Sunni bên ngoài, chủ yếu thông qua Hồi giáo ở Đông Nam Á như Malaysia. Ngoài ra, cộng đồng Chăm H'roi ở miền núi theo tín ngưỡng dân gian cũng có thể xếp vào nhóm thứ nhất. Tại tỉnh Ninh Thuận, nơi có nhiều người Chăm ở Việt Nam cư trú, có khoảng 44.000 người Chăm và gần 31.000 người Bini. Trong số 34 làng Chăm ở Ninh Thuận, có 23 làng Chăm và 11 làng Bini. Tại tỉnh Bình Thuận, nơi có 4 làng toàn Chăm và 9 làng hỗn hợp thì có gần 25.000 người Chăm và khoảng 10.000 người Bini . Tại tỉnh An Giang có 9 xã có người Chăm sinh sống, trong đó khoảng 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành, gần như toàn bộ theo Hồi giáo Sunni. Người Chăm ở Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ cũng hầu hết theo đạo Hồi. == Đặc điểm kinh tế == Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc... đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi. Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỷ. == Tổ chức cộng đồng == Người Chăm thường sinh sống tập trung trong palei Cam (làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tôn giáo nhất định, gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Palei là người đóng vai trò rất quan trọng trong Palei. Luật tục Chăm ghi: Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả: Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng. Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người. Mỗi một dòng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối. == Hôn nhân gia đình == Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm quy định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. == Nhà cửa == Nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên (bây giờ do việc quy hoạch phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc phát triển nhà theo quần thể trong một khuôn viên dần không còn nữa). Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình tan vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba cột (kèo được liên kết với cột hoặc không có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo. Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữ là trung tâm (người Chăm gọi là sang-yơ), phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên trái là kho, sau là phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà. Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi, than, v.v.). Nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác. Nhà người Chăm ở An Giang: cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà sang yơ ở Bình Thuận. Nhà người Chăm ở Châu Đốc: khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò và lợn được làm xa nhà ở. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang. == Trang phục == Có những nhóm địa phương khác nhau với lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực. === Trang phục nam === Trang phục cổ truyền: Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần soọc, ngoài quấn váy xếp. === Trang phục nữ === Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quấn lên đầu, khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng. Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp (khi làm lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc. Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, phụ nữ mặc quần bên trong áo dài. Nhóm Chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy. Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm. Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng. == Người Chăm nổi tiếng == Chế Bồng Nga, vua Chămpa Chế Linh, ca sĩ Inrasara (Phú Trạm), nhà thơ Đàng Năng Thọ, nhà điêu khắc, giám đốc trung tâm văn hóa Chăm, Phan Rang Po Dharma, Tiến sĩ lịch sử Champa, Viện Viễn Đông Pháp == Xem thêm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Người Chăm từ trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy) Cộng đồng người Chăm tại Campuchia
11 tháng 6.txt
Ngày 11 tháng 6 là ngày thứ 162 (163 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 203 ngày trong năm. == Sự kiện == 884 – Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung ám sát bất thành Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, khởi đầu xung đột 40 năm giữa hai bên. 1776 – Quốc hội Lục địa lập Ủy ban gồm: Thomas Jefferson (tác giả Tuyên ngôn), John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman, và Robert R. Livingston, để soạn bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. 1775 – Sau hơn một năm bắt đầu trị vì, Louis XVI tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương Pháp tại Reims. 1937 – Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky cùng nhiều sĩ quan quân đội cấp cao khác của Liên Xô bị buộc tội âm mưu đảo chính và bị hành hình vào tối cùng ngày và ngày sau đó. 1938 – Trận Vũ Hán bắt đầu và kết thúc vào 4 tháng sau với chiến thắng về phía lục quân đế quốc Nhật Bản. Đây là một trong những trận lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. 1944 – Thiết giáp hạm USS Missouri (BB-63) được đưa vào hoạt động, là thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là nơi Nhật Bản ký vào văn kiện đầu hàng vô điều kiện. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Anh tại Ai Cập vượt biên giới tấn công Libya thuộc Ý, khởi đầu Chiến dịch Sa mạc Tây. 1963 – Tu sĩ Phật giáo Thích Quảng Đức tự thiêu bằng xăng tại Sài Gòn để phản đối tình trạng tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa. 2009 – Manchester United chấp nhận một "đề nghị vô điều kiện với giá 80 triệu bảng" từ Real Madrid để được mua Cristiano Ronaldo. == Sinh == 1912 – Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam (m. 1988) 1984 - Vagner Love, cầu thủ bóng đá Brasil 1985 - Anja Rubik, siêu mẫu Ba Lan == Mất == 1784 - Lê Quý Đôn, Bảng nhãn, nhà bác học thời Hậu Lê, Việt Nam (s. 1726). 1903 - Alexander Obrenovich, vua của Serbia (s. 1876) 1963 – Hòa thượng Thích Quảng Đức, tự thiêu tại Sài Gòn (s. 1897) 2008 - Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Việt Nam (s. 1922). 2016 - Christina Grimmie, nữ ca sĩ người Mỹ (s. 1994) == Ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
các bên phát triển video game.txt
Trong ngành công nghiệp game, các nhà phát triển video game chia ra làm 3 bên: Bên thứ nhất (hay còn gọi là hãng phát triển thứ nhất), bên thứ hai (hãng phát triển thứ hai), bên thứ ba (hãng phát triển thứ ba). == Bên thứ nhất (hãng phát triển thứ nhất) == Trong ngành công nghiệp game,bên thứ nhất là một công ty phát triển game thuộc một tập đoàn có khả năng sản xuất cả những thiết bị (hệ máy) chơi game. Hãng phát triển thứ nhất có thể mang tên của chính tập đoàn như Nintendo; hay có một đơn vị chuyên biệt như Polyphony Digital (chi nhánh của Sony phát triển dòng game đua xe Gran Turismo); hoặc trước đó là một công ty,studio phát triển độc lập rồi được mua lại bởi các tập đoàn sản xuất hệ máy chơi game như Rare (mua lại bởi Microsoft) hoặc Naughty Dog (mua lại bởi Sony). == Bên thứ hai == Đúng ra, bên thứ hai chính là khách hàng. Tuy nhiên, thuật ngữ "hãng phát triển thứ hai" hay bị hiểu nhầm với "công ty con" trong ngành công nghiệp game. Ví dụ như Game Freak và Hal Laboratory là 2 công ty nằm dưới quyền của Nintendo, hay Naughty Dog mà Sony sở hữu. Hãng phát triển thứ hai cũng là thuật ngữ hay được dùng để chỉ một nhà phát triển game độc lập chỉ sản xuất game cho một hệ máy chơi game cụ thể. Một ví dụ cho trường hợp này là Insomniac Games,mà từ trước cho tới nay chỉ phát triển game cho hệ máy PlayStation của Sony mặc dù là một studio hoàn toàn độc lập. Những studio như Insomniac cực kỳ hiếm trong ngành công nghiệp game bởi vì không có sự hỗ trợ trực tiếp từ nhà sản xuất hệ máy chơi game, và sẽ rất mạo hiểm về tài chính nếu chỉ phát triển game cho một hệ máy. == Bên thứ ba (hãng phát triển thứ ba) == Bên thứ ba là bên phát triển không trực tiếp ràng buộc với các sản phẩm chính mà người tiêu dùng đang sử dụng, mặc dù có một số trường hợp, như Insomniac Games, có thể có thỏa thuận độc quyền phát hành hoặc các mối quan hệ kinh doanh khác với một nhà sản xuất cụ thể trong khi vẫn giữ tính độc lập. Các sản phẩm chính có thể là phần cứng hay phần mềm. Trong ngành công nghiệp video game, nhiều bên thứ ba phát hành các trò chơi mà họ phát triển, như Electronic Arts, Ubisoft, hay Sega, trong khi những công ty khác chỉ phát triển trò chơi sẽ được phát hành bởi các công ty khác, chẳng hạn như Raven Software(ban đầu là hãng độc lập sau đó Activision mua lại), hay như Crytek(vẫn là hãng độc lập cho tới giờ). Hơn nữa, hãng phát triển thứ 3 có thể nằm dưới quyền của một hãng phát triển thứ 3 lớn hơn, như mối quan hệ giữa Neversoft (sáng tạo nên dòng game Tony Hawk's Pro Skater) và Activision. Bởi vì điều này, hãng thứ 3 lớn hơn cũng thường xuất bản game của riêng họ và thường gọi là các nhà phát hành và không phải là hãng phát triển thứ ba mặc dù họ cũng có phát triển các tựa game trong nội bộ hãng. Ví dụ khác về bên thứ ba là một nhà phát triển mà chịu tư cách pháp lý về một phần nào đó của phần mềm đang được sử dụng, thường cung cấp một công cụ phần mềm bên ngoài để giúp tổ chức hoặc sử dụng thông tin cho sản phẩm phần mềm chính. Các công cụ như vậy có thể là một cơ sở dữ liệu, thoại qua IP, hoặc tiện ích trong giao diện phần mềm... và các thứ khác Bên cạnh đó, phụ kiện như tai nghe có thể coi như là tai nghe của hãng thứ ba, nghĩa là công ty sản xuất tai nghe tách biệt với công ty sản xuất thiết bị máy tính và máy chơi game. Ví dụ, Turtle Beach là một hãng thứ 3 sản xuất tai nghe cho PlayStation 3 và Xbox 360. == Tham khảo ==
gifu.txt
Gifu (Nhật: 岐阜県 (Kì Phụ Huyện), Gifu-ken) là một tỉnh nằm ở tiểu vùng Tokai, vùng Chūbu, vị trí trung tâm của Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Gifu. == Địa lý == Là một trong vài tỉnh nằm hoàn toàn trong đất liền, tỉnh Gifu có ranh giới với 7 tỉnh là: Aichi, Fukui, Ishikawa, Mie, Nagano, Shiga và Toyama. Vùng Hida ở phía Bắc bị chiếm lĩnh bởi những ngọn núi cao, bao gồm cả Alps Nhật Bản. Vùng Mido ở phía Nam phần lớn được bồi đắp bởi sự phì nhiêu của đồng bằng Nōbi, một vùng đồng bằng lớn với đất có thể trồng trọt được. Phần lớn cư dân tỉnh Gifu sống ở phía Nam tỉnh, gần thành phố Nagoya. == Lịch sử == Tỉnh Gifu bao gồm hai tỉnh cũ là Hida và Mino. Tên của tỉnh được lấy từ tên thành phố của nó, thành phố này được đặt tên bởi Oda Nobunaga trong suốt chiến dịch thống nhất toàn Nhật Bản của ông năm 1567. Về phương diện lịch sử, nó đã từng là trung tâm chế tạo kiếm của toàn nước Nhật, với Seki là nơi nổi tiếng nhất về chế tạo Kiếm toàn Nhật Bản. Gần đây hơn thì điểm mạnh của nơi này là nghiên cứu vũ trụ (Kakamigahara). == Hành chính == === Những thành phố === 21 thành phố được đặt ở tỉnh Gifu: === Thị trấn và làng mạc === Thị trấn và làng mạc ở mỗi vùng == Kinh tế == Kinh tế tỉnh Gifu bao gồm rất nhiều ngành công nghiệp truyền thống như nông nghiệp và làm gỗ. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp chế tạo mở rộng từ khu vực Nagoya, như công nghiệp vũ trụ hay công nghiệp ô tô. == Văn hóa == Gifu đã từng tổ chức giải đua thuyền thế giới năm 2005 == Giáo dục == Đại học quốc lập Gifu == Du lịch == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh (tiếng Nhật) Bản đồ tỉnh Gifu năm 1891. Lưu trữ quốc gia Nhật Bản.
bào thai.txt
Bào thai là một trạng thái của con người sau phôi thai và trước khi được sinh ra. Giai đoạn phát triển bào thai thường được tính bắt đầu vào mười tuần thai, nghĩa là chín tuần sau khi thụ tinh. Tuy nhiên, về mặt sinh học, sự phát triển trước khi sinh là một quá trình liên tục, không có khả năng xác định rõ ràng phân biệt phôi thai với bào thai. Việc sử dụng thuật ngữ "bào thai" thường ngụ ý rằng một phôi thai đã phát triển đến khi được nhận ra như là một con người; thời điểm này thường là tuần thứ chín sau khi thụ tinh. Một bào thai cũng được đánh dấu bằng sự hiện diện của tất cả các bộ phận chính của cơ thể, mặc dù chúng chưa được phát triển đầy đủ các chức năng và một số cơ quan còn chưa nằm đúng vị trí giải phẫu học. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Prenatal Image Gallery Index at the Endowment for Human Development website, featuring numerous motion pictures of human fetal movement. "In the Womb" (National Geographic video).
áo dài.txt
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sử; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay. Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là một loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài. == Lịch sử == Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi so với Đàng Ngoài (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít, bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều Nguyễn. Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải". Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh. Khi mặc thì hai cổ áo để giao nhau, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy, thắt lưng buông thả. Cổ nhân xưa đi chân đất, người quyền quý thì mang guốc gỗ, dép, giày. Ngoài chiếc áo giao lãnh còn kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Kiểu áo do chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt định là áo năm thân cổ đứng cài khuy. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. === Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát === Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc. Đàng Ngoài hay Đàng Trong đều ăn mặc như vậy. Với tham vọng lập quốc 1 cõi, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành để phân biệt với Đàng Ngoài. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép..." (sách Đại Nam Thực lục từ Thái Tổ đến nay vừa đúng con số ấy, bèn thay đổi y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây. Tổng hợp các ghi chép vừa rồi có thể thấy, cải cách năm 1744 là một cuộc cải cách lớn về y phục cung đình dựa vào các sách Hội điển, bách khoa thư ghi chép điển chương chế độ của các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh và đặc biệt là Tam tài đồ hội của Vương kỳ thời Minh. Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít, bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều Nguyễn. === Thời vua Minh Mạng === Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế...". Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn: Tháng Tám có chiếu vua ra Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng! === Áo dài Lemur === "Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Le Mur vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi.Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). === Áo dài Lê Phổ === Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên. === "Đời sống mới" === Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17. === Áo dài Trần Lệ Xuân === Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc. === Áo dài với tay giác lăng === Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế. === Áo dài mini ranglan === Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này, áo ngắn tay ranglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương. == Cấu tạo áo dài Việt Nam == – Cổ áo cổ điển cao khoảng 2 đến 3 cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,. – Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. – Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa áo dài nam giới và thiếu nữ chỉ dài đến gối. – Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí. – Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. == Một biểu tượng của Việt Nam == Áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc vương miện Tây phương tùy thích. Chiếc áo dài tân thời (tức áo dài hiện đại) hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. == Áo dài trong nghệ thuật == === Thơ văn === Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông... Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành: Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay... Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên: Đài các chân ngà ai bước khẽ Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim) đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur) Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại: Biển dâu sực tỉnh giang hà Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng). Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam: Chiếc áo quê hương dáng thướt tha Non sông gấm vóc mở đôi tà Tà bên Đông Hải lung linh sóng Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa Vạt rộng Nam phần chao cánh gió Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực Hương lúa ba miền thơm thịt da. === Âm nhạc === Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn: Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng) "Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng": Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940: Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê nghèo) Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu: Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng... Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi... Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi: Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố Những lúc buồn vui vu vơ nào đó Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…... ...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài "Cô gái Việt Nam": Em, cô gái kiêu sa trong tà áo dài Việt Nam Em, duyên dáng thơ ngây trong vườn nắng đẹp bình minh Em chân bước mượt mà, em tay trắng ngọc ngà, đẹp lộng lẫy thướt tha. Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt Nam. Em yêu quý quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam... Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc "Một đời áo mẹ áo em" kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều thế hệ của chiếc áo dài. Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam": ...Người Việt Nam trong chiếc áo dài Người Việt Nam tha thướt bước về Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp Vẻ đẹp của người Việt Nam Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi": Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh... rất hiền... Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng... Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng... Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt… Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông… Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng: Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau Tháng năm càng lướt mau Biết bao giờ trông thấy nhau (Ngàn thu áo tím) Bài hát "Áo trắng đến trường" của nhạc sĩ Xuân Phương được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhạc sĩ Trần Hoàng Vy: Áo trắng em mặc đến trường Đừng bao giờ để... ai thương lại gần Áo trắng thì phải biết lo Biết không cô nhỏ học trò sáng nay ? === Hội họa === Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn). === Trình diễn === Đã có rất nhiều cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài được tổ chức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Nhà thiết kế Minh Hạnh, người từng giữ vị trí cao nhất ở nhiều Tuần lễ thời trang Việt Nam hay các lễ hội lớn, là một trong những người đã gặt hái được nhiều thành công khi giới thiệu và quảng bá các bộ sưu tập áo dài do chính mình thiết kế tới Nhật Bản với bộ sưu tập được thiết kế trên nền vải lụa sống hai da, cổ và tay áo được xếp thành nhiều lớp áo như kimono. Gam màu chủ đạo là hồng phấn và hồng đào lấy cảm hứng từ màu hoa anh đào; tới Anh với 100 mẫu áo dài lấy ý tưởng từ các họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp với các màu sắc trang phục dân tộc Việt; cùng nhà thiết kế Lan Hương tới Mỹ trong bộ sưu tập từ chất liệu jeans và hoa sen vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa thể hiện những giao hoa văn hóa Việt Mỹ. Bà cũng là người thiết kế bộ trang phục áo dài mới cho Vietnam Airline với những cách tân táo bạo gây nên những tranh luận đa chiều. Đại nhạc hội Paris By Night 106 mang tên Silk Lụa, trực tiếp thu hình trong hai ngày 1 và 2 tháng 9 năm 2012 tại Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas trình diễn bộ sưu tập áo "Dáng Lụa" được thiết kế trên công nghệ in hiện đại của nhà thiết kế Thái Tuấn, Việt Nam Trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, những người đẹp đại diện Việt Nam luôn đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần thi trang phục dân tộc, và đã không hiếm lần tà áo dài đồng hành cùng chiến thắng với chủ nhân của trang phục. Bộ áo dài đen cách điệu với đuôi công kết cườm và kim sa đã giúp Mai Phương Thúy lọt top 20 thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006. Bộ áo dài "vũ khúc hạc" của nhà thiết kế Thuận Việt với cách thiết kế hai lớp áo theo kiểu dáng áo của Nam Phương Hoàng Hậu giúp hoa hậu Thùy Lâm lọt top 10 người đẹp trình diễn trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Bộ áo dài lấy cảm hứng từ rồng phương Đông, với các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, được hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương lựa chọn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 cũng lọt Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất do trang web nổi tiếng về các cuộc thi sắc đẹp Missosology bình chọn. Đặc biệt bộ áo dài lấy ý tưởng từ bông sen với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, điểm xuyết đá pha lê đậm chất hoàng gia của á hậu Trương Thị May tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2013 được Missology bình chọn đứng đầu bảng xếp hạng những bộ quốc phục đẹp nhất; và trong chính cuộc thi, bộ áo dài này cũng đứng thứ 4 trong Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất == Áo dài nam == Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của cánh đàn ông. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" (trích sắc dụ này). Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục cho các viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buổi lẽ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễ phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng. Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục. Áo dài nam phục Việt Nam không phổ biến như áo dài nữ phục. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà. == Chú thích == == Xem thêm == Áo giao lĩnh Xường xám Áo tứ thân Áo yếm == Liên kết ngoài == Áo dài có thể là lễ phục cho lãnh đạo APEC Tùy bút của Trần Mạnh Hảo: Mặc áo dài đi Tết Thy Nga, Chiếc áo dài Việt Nam qua những thăng trầm, RFA 17/4/2006. Hình ảnh phụ nữ diện áo dài những thập niên trước của thế kỷ 20
marketing.txt
Marketing hoặc tiếp thị là việc nhận dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi. Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động". Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM - Kotler). Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như "nghệ thuật bán hàng", nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: "Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng". Quy trình marketing bao gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát. == Thuật ngữ Marketing == Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc "market" có nghĩa là "cái chợ" hay "thị trường" và hậu tố "ing" diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường. Market với nghĩa hẹp là "cái chợ" là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường được hiểu là hàng tiêu dùng thông thường. Marketing với nghĩa rộng là "thị trường" là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung. Hậu tố "ing" vốn dùng để chỉ các sự vật đang hoạt động tiếp diễn, diễn đạt 2 ý nghĩa chính: Nội dung cụ thể đang vận động của thị trường Quá trình vận động trên thị trường đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục. Quá trình này diễn ra liên tục, nó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Có bắt đầu vì marketing là đi từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp chỉ hành động khi biết rõ nhu cầu thị trường. Không có kết thúc, vì marketing không dừng lại ngay cả sau khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ hậu mãi, marketing còn tiếp tục gợi mở, phái hiện và thỏa mãn nhu cầu ngày một tốt hơn. Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ marketing sang tiếng việt là "tiếp thị". Tuy nhiên, từ "tiếp thị" không thể bao hàm hết được ý nghĩa của marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của marketing. == Trao đổi và Giao dịch == Người ta có thể có được một sản phẩm từ bốn cách khác nhau: Tự bản thân họ có thể sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, như là đi săn, đánh bắt cá, hoặc thu lượm hoa quả. Hoặc dùng vũ lực để có được sản phẩm, như là cắp hoặc cướp. Hoặc xin, như những gì xảy ra đối với những người không nhà xin tiền, hoặc thức ăn. Hoặc đưa ra một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc tiền để trao đổi cho thứ mà họ mong muốn. Trao đổi là khái niệm quan trọng nhất/cốt lõi của Marketing, là tiến trình đạt được 1 sản phẩm từ một người nào đó thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi. Để khả năng trao đổi tồn tại, 5 điều kiện cơ bản phải được thỏa mãn: Có ít nhất 2 bên thành phần tham gia. Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia. Mỗi bên đều có khả năng trao đổi và truyền tải. Mỗi bên được tự do trong việc chấp thuận hay từ chối sự trao đổi. Mỗi bên tin tưởng rằng có sự hợp lý và mong muốn khi thương lượng với bên kia Khi hai bên đồng ý thỏa thuận trao đổi, và nếu như họ có thể thương thuyết với nhau - cố đạt được những điều kiện thích hợp thỏa mãn đôi bên. Khi đôi bên đạt được ý nguyện, bước kế đến sẽ là thực hiện giao dịch. Một giao dịch là sự trao đổi giá trị giữa hai nhiều phía: bên A đưa X cho bên B và nhận về Y. Ông Smith bán cho ông Jones một chiếc tivi và ông Jones trả $400 cho ông Smith. Hình thức này được xem như là cổ điển; nhưng trong giao dịch tiền bạc không nhất thiết phải là giá trị trao đổi. Một giao dịch vẫn có thể bao gồm trao đổi hàng hóa hay dịch vụ cho những hàng hóa hay dịch vụ khác, ví dụ như khi luật sư Jones thảo hợp đồng dùm cho ông Smith, và ông Smith sẽ đưa ra một cuộc kiểm tra sức khỏe cho ông Jones. Một giao dịch bao gồm một số hướng: có ít nhất 2 vật có giá trị, đồng ý dựa trên điều khoản, thời gian ký kết, và một nơi để ký kết. Một hệ thống luật pháp hỗ trợ và gia cố thêm cho sự bằng lòng của hai bên. Một giao dịch khác với sự chuyển khoản. Trong một chuyển khoản, bên A đưa X cho bên B nhưng không nhận được bất kỳ vật cụ thể nào. Quà tặng, cống phẩm, từ thiện là chuyển khoản. Hành vi chuyển khoản có thể được xem như là một khái niệm trong trao đổi. Thông thường, người chuyển khoản trông mong sẽ nhận được một thứ gì đó cho quà tặng của họ, tỉ dụ như lòng biết ơn, hay thay đổi hành vi của người nhận. Những tổ chức Quỹ cứu trợ cung cấp ích lợi đến cho những người cứu trợ như thư cảm ơn, thông báo cảm ơn đến báo chí, thiệp mời dự một chương trình. Nhà tiếp thị làm rộng hơn khái niệm của marketing để học về hành vi chuyển khoản cũng như hành vi giao dịch. Để làm cho chuyển khoản đạt thành công trọn vẹn, các nhà tiếp thị cần tiến hành điều tra từng mong muốn của đối tượng giao dịch. == Những điều cần được giới thiệu với thị trường == Kinh nghiệm: Một công ty có thể tạo dựng và tiếp thị những kinh nghiệm vốn có của họ. Thế giới Vương quốc màu nhiệm Walt Disney giới thiệu đến kinh nghiệm marketing: khách hàng được viếng thăm một vương quốc thần tiên, một con tàu cướp biển, hay một ngôi nhà ma. Người: Công nghệ lăng xê người là một ngành kinh doanh chính. Nơi chốn: Thành phố, tiểu bang, vùng hay một quốc gia cạnh tranh sôi nổi để khuyến dụ du khách, đầu tư, nhà máy chính, và những dân cư mới. Tổ chức: Các tổ chức làm những việc có tính chất củng cố để xây dựng một hình ảnh vững mạnh, ưu thế, và độc đáo đối với đối tượng chiến lược. Công ty chi trả tiền bạc cho các quảng cáo xây dựng hình ảnh công ty. Philips, một hãng điện tử của Hà Lan, đưa lên quảng cáo với dòng chữ chính "Let's make things better" (hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn). Ở Anh, chương trình "Every little bit helps" của Tesco đã đưa nó lên hàng đầu của chuỗi siêu thị nơi ấy. Trường đại học, bảo tàng, các tổ chức triển lãm nghệ thuật và các tổ chức không quyền lợi đều dùng marketing để đưa hình ảnh lên cao và cạnh tranh cho khán giả và quỹ. Thông tin: Thông tin có thể được sản xuất và tiếp thị như một món hàng: từ điển, báo chí... Ý tưởng: Mỗi thị trường đều có những ý tưởng được đưa ra. Charles Revson của hãng Revlon cho rằng: "Trong nhà máy, chúng tôi làm ra mỹ phẩm; trong cửa hiệu, chúng tôi bán sự hy vọng". Sản phẩm và dịch vụ là nền tảng để truyền tải những ý tưởng và quyền lợi. Các nhà tiếp thị xã hội bận rộn cho việc quảng bá những ý tưởng như: "Bạn đừng để bạn lái xe say xỉn" (Friends don't let friends drive drunk) hay như "Một trí óc là một sản phẩm tồi tệ khi bị bỏ phí". == Marketing hiện đại == Marketing hiện đại chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tìm hiểu tập trung vào thị trường và tập trung vào khách hàng. Công ty trước tiên phải quan tâm đến các nhu cầu của các khách hàng tiềm năng sau đó mới đi vào sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc tạo ra dịch vụ. Lý thuyết và thực hành của marketing được thiết lập dựa trên cơ sở khách hàng dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó chỉ khi họ có một nhu cầu hoặc bởi vì sản phẩm ấy/dịch vụ ấy mang lại một ích lợi thiết thực cho họ. Hai mặt chính của marketing là tìm khách hàng mới, giữ liên lạc mật thiết với các khách hàng hiện có. == Phương pháp == Các phương pháp marketing được hấp thụ bởi nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Đặc biệt là từ môn tâm lý học, xã hội học, kinh tế học. Nhân loại học cũng có liên quan nhỏ và là một môn đang phát triển có ảnh hưởng đến marketing. Nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động này. Thông qua ngành quảng cáo (là một phân ban trong MKT), nó cũng có liên quan rất nhiều đến tố chất sáng tạo nghệ thuật. Một kế hoạch marketing để đạt được thành công đòi hỏi sự kết hợp chiến lược và hiệu quả của 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion) - Sản phẩm, Phân phối, Định giá và Khuyến mãi. Quản lý marketing là một ngành ứng dụng của tiến trình này. Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, định giá đúng theo nhu cầu, thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất. == Marketing (4Ps) == Marketing được hiểu như là các khuyến mãi trong sản phẩm, đặc biệt hơn là quảng cáo và gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, marketing có nghĩa rộng hơn đó là lấy khách hàng làm trọng tâm. Các sản phẩm hàng hóa sẽ được phát triển để đáp ứng với mong mỏi của các nhóm khách hàng khác nhau, và ngay cả trong một vài trường hợp, chỉ một nhóm khách hàng chuyên biệt. E. Jerome McCarthy phân loại marketing vào 4 nhóm hoạt động cơ bản đã trở nên vô cùng phổ biến, bao gồm: Product (Sản phẩm hàng hóa): Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ mó được (tangible) như là đèn, quạt, cửa... hoặc vô hình không sờ được (intangible) như là dịch vụ. Diện mạo của sản phẩm marketing bao gồm các chi tiết đặc điểm của một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt và làm cách nào nó có liên quan đến nhu cầu và sự cần thiết đến người dùng cuối cùng. Phạm vi của một sản phẩm thường bao gồm cung cấp các thành phần cộng thêm như bảo hành, và các dịch vụ khác. Pricing (Định giá): là tiến trình để đi đến việc định giá cho một sản phẩm, gồm cả việc bán giảm giá, hạ giá. Không nhất thiết phải là tiền mặt không thôi, nó có thể là bất kỳ thứ gì có thể đem ra trao đổi cho một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: thời gian hay sự quan tâm. Placement hay distribution (Vị trí - Phân phối): là việc làm sao cho sản phẩm đến được với khách hàng. Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không, vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không... Đôi khi nó còn có nghĩa là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa được bán ra. Ví dụ bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ... bán ở tỉnh hay thành phố bán cho nhóm đối tượng nào (thanh niên, gia đình, hay thương nhân). Promotion (Chiêu thị): Bao gồm cả quảng cáo, bán giá khuyến khích, làm cho mọi người chú ý đến, bán riêng cho khách và liên hệ đến nhiều phương pháp trong việc đánh bóng sản phẩm, thương hiệu hoặc công ty. Một nhà tiếp thị có thể dùng những tính chất ấy để gây dựng nên một kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Mẫu 4Ps này có ứng dụng hiệu quả nhất khi marketing cho các giá trị tiêu thụ hàng hóa thấp. Đối với sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, sản phẩm tiêu dùng giá trị cao cần có thêm các điều chỉnh cho mô hình này. Bởi vì mỗi môi trường marketing khác nhau, có các tố chất tự nhiên về giao dịch và sản phẩm khác nhau. Marketing dịch vụ thì cần phải có tạo ra một dịch vụ chuyên biệt. Marketing cho công nghiệp, hay B2B, thì cần phải có bản hợp đồng dài hạn mà cần rất nhiều yếu tố kỹ thuật và chuyên biệt cho nhóm sản phẩm này. Marketing mối quan hệ (relationship marketing) thì phải nhìn về hướng thiết lập mối liên kết lâu dài hơn là các bản hợp đồng cá nhân. == Tham khảo == Kotler, Philip; Keller (2006). Marketing Management. PearsonEducation. tr. 6,7. ISBN 0-13-196853-X.
8 tháng 5.txt
Ngày 8 tháng 5 là ngày thứ 128 (129 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 237 ngày trong năm. == Sự kiện == 1516 – Nguyên quận công Trịnh Duy Sản sai võ sĩ sát hại Tương Dực Đế của triều Lê Việt Nam, sau đó hỏa thiêu thi thể. 1541 – Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Hernando de Soto trở thành người Âu Châu đầu tiên được ghi chép là đến sông Mississippi, ông gọi sông là Río del Espíritu Santo. 1609 – Trong cuộc xâm chiếm Lưu Cầu, quân đội phiên Satsuma của Nhật Bản tiến vào kinh thành Shuri của Lưu Cầu. 1954 – Bắt đầu diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. 1957 – Ngô Đình Diệm thăm chính thức Hoa Kỳ. Đây là một phần chuyến công du đến các nước chống Cộng sản của ông Diệm. 1963 – Sự kiện Phật Đản bùng phát tại Huế giữa các Phật tử và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 1980 – Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận bệnh đậu mùa đã được tiệt trừ. == Sinh == 1745 – Carl Stamitz, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ violin người Đức (m. 1801) 1753 – Miguel Hidalgo y Costilla, mục sư, người lãnh đạo cách mạng (m. 1811) 1828 – Henry Dunant, người sáng lập tổ chức Chữ Thập Đỏ, chủ nhân giải Nobel (m. 1910) 1884 – Harry S. Truman, chính trị gia, Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (m. 1972) 1899 – Friedrich Hayek, nhà kinh tế học, triết gia người Anh gốc Áo, chủ nhân giải Nobel (m. 1992) 1899 – Jacques Heim, nhà thiết kế thời trang người Pháp (m. 1967) 1902 – André Michel Lwoff, nhà vi sinh học, nhà vật lý học người Pháp, chủ nhân giải Nobel (m. 1994) 1903 – Fernandel, ca sĩ, diễn viên người Pháp (m. 1971) 1906 – Roberto Rossellini, đạo diễn và biên kịch người Ý (m. 1977) 1911 – Robert Johnson, nghệ sĩ guitar, ca sĩ kiêm sáng tác người Mỹ (m. 1938) 1916 – João Havelange, vận động viên bóng nước, luật gia, doanh nhân người Brasil (m. 2016) 1926 – David Attenborough, nhà môi trường học, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1937 – Thomas Pynchon, tiểu thuyết gia người Mỹ 1947 – H. Robert Horvitz, nhà sinh học người Mỹ, chủ nhân giải Nobel 1954 – John Michael Talbot, ca sĩ kiêm sáng tác, nghệ sĩ guitar người Mỹ 1955 – Meles Zenawi, chính trị gia, thủ tướng của Ethiopia (m. 2012) 1960 – Franco Baresi, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Ý 1973 – Arakawa Hiromu, mangaka người Nhật 1975 – Enrique Iglesias, ca sĩ kiêm sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ gốc Tây Ban Nha 1978 – Lúcio, cầu thủ bóng đá người Brasil 1978 – Jang Woo-hyuk, rapper và vũ công người Hàn Quốc 1981 – Andrea Barzagli, cầu thủ bóng đá người Ý 1987 – Mark Noble, cầu thủ bóng đá người Anh 1992 – Phùng Thanh Linh, đồng sáng lập Vé máy bay trực tuyến Danabay.Vn == Mất == 535 – Giáo hoàng Gioan II (s. 470) 685 – Giáo hoàng Biển Đức II (s. 635) 1794 – Antoine Lavoisier, nhà hoá học, nhà sinh học người Pháp (s. 1743) 1828 – Mauro Giuliani, nghệ sĩ guitar, cello, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1781) 1873 – John Stuart Mill, nhà kinh tế chính trị học người Anh (s. 1806) 1880 – Gustave Flaubert, tiểu thuyết gia người Pháp (s. 1821) 1903 – Paul Gauguin, hoạ sĩ người Pháp (s. 1848) 1936 – Oswald Spengler, nhà sử học, triết gia người Đức (s. 1880) 1979 – Talcott Parsons, nhà xã hội học người Mỹ, giáo sư Đại học Harvard (s. 1902) 1990 – Luigi Nono, nhà soạn nhac người Đức (s. 1924) 1995 – Đặng Lệ Quân, nữ danh ca người Đài Loan (s. 1953) 2012 – Maurice Sendak, hoạ sĩ, nhà văn người Mỹ (s. 1928) == Ngày lễ và kỷ niệm == Ngày Hội Chữ Thập Đỏ (quốc tế). Ngày Chiến thắng (Âu Châu). == Tham khảo ==
mùa mưa.txt
Mùa mưa là thuật ngữ (từ) thông thường được sử dụng để miêu tả các mùa trong đó lượng mưa trung bình trong khu vực được tăng lên đáng kể. Nó được sử dụng chủ yếu để miêu tả thời tiết tại các khu vực nhiệt đới. Thời tiết tại khu vực này bị chi phối chủ yếu bởi chuyển động của vành đai mưa nhiệt đới, nó dao động từ các vùng nhiệt đới phía bắc tới các vùng nhiệt đới phía nam theo tiến trình của năm. Vành đai mưa nhiệt đới nằm ở Nam bán cầu vào khoảng tháng 10 tới tháng 3 năm sau, cũng là thời gian mùa mưa ở nam bán cầu. Mỗi ngày bắt đầu với sự nóng bức và nhiều nắng, với độ ẩm cao tích lũy trong ngày và tạo ra những trận mưa dông, mưa rào xối xả vào buổi chiều và tối. Từ tháng 4 tới tháng 9, vành đai mưa nằm ở Bắc bán cầu và các khu vực nhiệt đới phía bắc trải qua mùa mưa của mình. Vành đai mưa nhiệt đới này kéo dài xa nhất về phía bắc tới khoảng đường hạ chí tuyến cũng như xa nhất về phía nam tới khoảng đường đông chí tuyến. Gần các vĩ độ này thì chỉ có một mùa khô và một mùa mưa mỗi năm. Ở khu vực gần xích đạo thì có hai mùa mưa và hai mùa khô do vành đai mưa đi ngang qua đây hai lần mỗi năm, một lần do vành đai mưa di chuyển về phía bắc và một lần do vành đai này di chuyển về phía nam. Giữa các vùng nhiệt đới và xích đạo, các khu vực có thể trải qua các mùa mưa dài hay ngắn. Tuy nhiên, địa hình khu vực có thể biến đổi đáng kể các mẫu hình khí hậu này. Ở Việt Nam mùa mưa biểu hiện rõ rệt ở miền Nam, thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 cho đến hết tháng 10. == Cảnh video == Wet season in Bamako == Xem thêm == Mùa khô Gió mùa == Tham khảo ==
vùng caribe.txt
Vùng Caribe (phát âm: Ca-ri-bê) (tiếng Tây Ban Nha: Caribe, tiếng Anh: Caribbean, tiếng Pháp: Caraïbe, tiếng Hà Lan: Caraïben) là khu vực giáp Nam Mỹ về phía nam, Trung Mỹ về phía tây và Bắc Mỹ về phía tây bắc. Địa lý vùng Caribe bao gồm biển Caribe, các hải đảo thuộc nhóm Lucayan, Đại Antilles và Tiểu Antilles cùng dải duyên hải trên đất liền. == Caribe hải đảo == Vùng Caribe có hơn 7.000 hải đảo, trong đó có quần đảo "Tây Ấn", trải dài hơn 4.000 cây số. Nhóm Bahamas nằm lui về phía bắc còn nhóm Đại Antilles và Tiểu Antilles trải dài thành một chuỗi hình vòng cung nối hai lục địa Bắc và Nam Mỹ cùng ôm lấy biển Caribe. Hải đảo ở đây được cấu tạo do núi lửa hoặc rạn san hô bồi lên từ đáy biển. Địa danh "Tây Ấn" có nguồn gốc từ chuyến hải hành của Cristoforo Colombo năm 1492 khi ông khám phá ra châu Mỹ. Vì ngộ nhận là ông đã đến xứ Ấn Độ, ông gọi vùng đất đó là "Ấn Độ". Người đời sau phải thêm chữ "Tây" vào để phân biệt với xứ Ấn Độ và Nam Dương mà người Âu châu sau gọi là "Đông Ấn". == Caribe lục địa == Nước Belize thuộc Trung Mỹ và Guyana thuộc Nam Mỹ, tuy về mặt địa lý không phải là hải đảo giống như những xứ Caribe kia, nhưng lịch sử và văn hóa gắn liền hai quốc gia này với vùng Caribe. Nước Suriname cũng cùng trường hợp như vậy. Vùng Caribe đất liền cũng phải kể miền duyên hải phía đông nước Nicaragua (còn có tên là Bờ biển Mosquito) vì vùng này xưa kia thuộc quyền kiểm soát của Anh nên có nhiều nét văn hóa giống các hải đảo Caribe hơn là giống văn hóa lục địa. == Địa dư và khí hậu == Hải đảo vùng Caribe khá đa dạng. Những đảo như Aruba, Bahamas, Turks và Caicos, Barbados, Cayman và Antigua thì đất đai bằng phẳng trong khi Cuba, Hispaniola, Jamaica, Puerto Rico thì nhiều núi non. Rãnh biển Puerto Rico ở phía bắc đảo Puerto Rico là điểm sâu nhất Đại Tây Dương.. Khí hậu vùng Caribe là khí hậu nhiệt đới, nắng ấm quanh năm. Vũ lượng từng địa phương thay đổi tùy cao độ và hải lưu. Gió mậu dịch thổi từ hướng đông đem khí ẩm, khi gặp núi cao cản trở thì trút mưa xuống, gây nên khác biệt rõ rệt giữa vùng khuất gió và vùng hứng gió. Khu vực hứng gió cũng hứng lấy khí mưa ẩm còn vùng khuất gió ít mưa nên đất đai gần như sa mạc. Vùng Caribe hằng năm hay bị bão. Khu vực hứng bão nhiều nhất là từ Grenada trở ra bắc và từ Barbados lui về hướng tây. === Các nhóm đảo === Quần đảo Lucayan Bahamas Turks and Caicos Islands (Vương quốc Anh) Đại Antilles Cuba Hispaniola Haiti Cộng hòa Dominica Jamaica Cayman Islands (Vương quốc Anh) Puerto Rico (Vùng quốc hải Hoa Kỳ) Tiểu Antilles Quần đảo Dưới Gió Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (Hoa Kỳ) Saint Croix Saint Thomas Saint John Đảo Water Quần đảo Virgin thuộc Anh (Vương quốc Anh) Tortola Virgin Gorda Anegada Jost Van Dyke Anguilla (Vương quốc Anh) Antigua and Barbuda Antigua Barbuda Redonda Saint Martin, được phân chia chính trị giữa Saint Martin (Pháp) Sint Maarten (Vương quốc Hà Lan) Saba (Quần đảo BES, Hà Lan) Sint Eustatius (Quần đảo BES, Hà Lan) Saint Barthélemy (Antilles thuộc Pháp, Pháp) Saint Kitts and Nevis Saint Kitts Nevis Montserrat (Vương quốc Anh) Guadeloupe (Antilles thuộc Pháp, Pháp) bao gồm Les Saintes Marie-Galante La Désirade Quần đảo Đón Gió Dominica Martinique (Antilles thuộc Pháp, Pháp) Saint Lucia Saint Vincent and the Grenadines Saint Vincent Grenadines Grenada Grenada Carriacou và Petite Martinique Antilles Dưới Gió Aruba (Vương quốc Hà Lan) Curaçao (Vương quốc Hà Lan) Bonaire (Quần đảo BES, Hà Lan) Các đảo khác Barbados Trinidad và Tobago Tobago Trinidad === Các quốc gia lục địa có biển đảo thuộc vùng Caribe === == Đa dạng sinh vật == Hải đảo vùng Caribe được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế xem là một trong những điểm nóng với hệ sinh vật đa dạng vì môi trường thiên nhiên đặc thù và phong phú, bao gồm từ miền rừng cao nguyên mây phủ đến đất bãi khô cằnxương rồng. Những hệ sinh thái này đã bị thiệt hại nhiều vì sinh hoạt con người xâm nhập cùng phá rừng. Nhiều loại bò sát, chim chóc và muông thú bị đe dọa tuyệt chủng, trong số đó phải kể cá sấu Cuba và khu rừng già trên đảo Puerto Rico. == Các nước Caribe == Có tất cả 13 nước độc lập ở khu vực Caribe. Số lãnh thổ còn lại thuộc các nước Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Dân sống ở vùng Caribe là tập hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau. Phần lớn người thổ dân châu Mỹ đã chết sau khi người châu Âu đến đây khai phá vùng đất mới. Thiếu nhân lực, thực dân Âu châu đã quay sang nguồn nô lệ từ châu Phi để phục dịch trên các đồn điền trồng mía đường và hậu duệ của người Phi chiếm tỷ số đông nhất. Sau thời kỳ nô lệ, dân gốc Ấn Độ và Trung Hoa cũng được mộ sang vùng Caribe làm phu. Ngày nay, tính trên tổng số thì phần lớn dân vùng Caribe nói tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên tiếng Pháp, tiếng Hà Lan và tiếng Anh cũng phổ biến. Gần nửa dân số ở Caribe là nông dân. Hệ thống đồn điền trồng cà phê vẫn còn cung ứng công ăn việc làm cho số dân đáng kể. Các nông sản quan trọng khác phải kể thêm chuối, cây ăn quả, bông gòn và thuốc lá. == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
quốc lộ 6.txt
Quốc lộ 6 là con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam. Chiều dài toàn tuyến của đường là 504 km và đi qua 4 tỉnh và thành phố (Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên). Điểm đầu là đầu cầu sông Nhuệ, quận Hà Đông, Hà Nội (Km0); Điểm cuối là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. == Hướng tuyến == Quốc lộ 6 khởi đầu nối từ trung tâm Hà Nội chạy theo hướng tây nam qua Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, Cao Phong cho tới khi gặp Quốc lộ 12B tại trung tâm huyện Tân Lạc thì lại đổi hướng theo hướng tây bắc thẳng hướng quốc lộ 12B trước đó để lên Sơn La, Điện Biên. == Tình trạng kỹ thuật == Đoạn từ km0 đến km63 (cầu sông Nhuệ đến thành phố Hòa Bình) dài 63 km. Từ km65 đến km321 (thành phố Hòa Bình đến thành phố Sơn La) dài 256 km. Đoạn từ thành phố Sơn La đến ngã ba Tuần Giáo dài 86 km. Đoạn từ Tuần Giáo đến thị xã Mường Lay dài 100 km. Trên toàn tuyến có 10 đèo dốc lớn có chiều dài từ 4 đến 32 km. Đèo dài nhất là đèo Pha Đin từ km360 đến km392 dài 32 km, độ dốc 10%. Trên toàn tuyến có 46 cầu chính, dài nhất là cầu Mai Lĩnh dài 172,5 m bắc qua sông Đáy. Trên đường giao thông được cả hai mùa. Từ năm 2001 đến năm 2004 có 254 km từ thành phố Hòa Bình đến thành phố Sơn La đã được nâng cấp và sửa chữa lớn để phục vụ cho Thủy điện Sơn La. Đoạn từ thành phố Sơn La đến ngã ba Tuần Giáo nâng cấp xong, đèo Pha đin đỡ cua gấp hơn nhưng dốc dài hơn. == Tham khảo ==
jean-jacques annaud.txt
Jean-Jacques Annaud (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1943) là một đạo diễn phim, biên kịch và nhà sản xuất phim người Pháp, nổi tiếng nhất với việc đạo diễn các phim Quest for Fire (1981), The Name of the Rose (1986), The Lover (1991), và Seven Years in Tibet (1997). Annaud đã nhận được nhiều giải thưởng cho công việc đạo diễn của mình, trong đó có bốn giải César, một giải David di Donatello, và một giải thưởng của Học viện Điện ảnh Quốc gia Mỹ. Phim đầu tay của Annaud, Black and White in Color (1976), nhận được một giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất. == Sự nghiệp đạo diễn == Black and White in Color (1976, Noirs et Blancs en couleur or La Victoire en chantant) Hothead (1978, Coup de tête) Quest for Fire (1981, La Guerre du feu) The Name of the Rose (1986, Der Name der Rose or Le Nom de la rose) The Bear (1988, L'Ours) The Lover (1991, L'Amant) Wings of Courage (1995, Guillaumet, les ailes du courage) Seven Years in Tibet (1997, Sept ans au Tibet) Enemy at the Gates (2001, Stalingrad) Two Brothers (2004, Deux frères) His Majesty Minor (2007, Sa majesté Minor) Day of the Falcon (2011, Black Gold or Or Noir) Wolf Totem (2015, Le Dernier Loup) == Giải thưởng và đề cử == Giải Oscar 1976: Black and White in Color (Thắng giải – Phim nước ngoài hay nhất) Giải César 1982: Quest for Fire (Thắng giải – Phim hay nhất) 1982: Quest for Fire (Thắng giải – Đạo diễn hay nhất) 1987: The Name of the Rose (Thắng giải) 1988: The Bear (Đề cử – Phim hay nhất) 1988: The Bear (Thắng giải – Đạo diễn hay nhất) 1992: The Lover (Đề cử) David di Donatello 1987: The Name of the Rose (Thắng giải) European Film Academy Enemy at the Gates (Đề cử) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức Jean-Jacques Annaud tại Internet Movie Database
bộ trưởng bộ y tế (việt nam).txt
Bộ trưởng Bộ Y tế là người đứng đầu Bộ Y tế. Đồng thời là thành viên của Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý ngành Y tế. Chức vụ trước đây còn được gọi là Bộ trưởng Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Y tế trước Quốc hội Việt Nam ngày 03 tháng 08 năm 2011. == Lịch sử == Chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế được thành lập lần đầu trong Nội các Trần Trọng Kim dựa theo mô hình Nội các Nhật Bản. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Y tế do Phạm Ngọc Thạch làm Bộ trưởng. Đầu năm 1946, Chính phủ Cách mạng lâm thời được cải tổ. Sau khi thảo luận giữa Việt Cách, Việt Quốc và Việt Minh. Chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế do Trương Đình Tri đảng viên Việt Cách nắm giữ. Sau khi Quốc hội khóa I được thành lập, Chính phủ tiếp tục được cải tổ lần nữa theo sự thảo hiệp giữa Việt Minh và Việt Quốc, Việt Cách. Bộ Y tế sát nhập cùng Bộ Lao động và Bộ Cứu tế Xã hội thành Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động do Trương Đình Tri làm Bộ trưởng. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động lại được chia lại như ban đầu, Hoàng Tích Trí được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế. Kể từ năm 1954, Bộ trưởng Bộ Y tế nằm chức vụ quan trọng trong Chính phủ. == Chức năng và nhiệm vụ == Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Y tế và trực tiếp giải quyết các công việc bao gồm: Chỉ đạo, điều hành Bộ Y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Phân công công việc cho các Thứ trưởng. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết một số công việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; Phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Y tế hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công. Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, ngành. == Quyền hạn == Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền hạn sau đây: Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. == Điều kiện trở thành Bộ trưởng == Một công dân của Việt Nam từ 35 tuổi hoặc cao hơn có thể trở thành một ứng viên Bộ trưởng. Ứng viên Bộ trưởng phải đủ những điều kiện sau đây: Là Đại biểu Quốc hội; Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Có quốc tịch Việt Nam; Đã phục vụ trong ngành từ 10 năm trở lên; Có thể bắt buộc từng nắm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ hoặc phải là Ủy viên Trung ương Đảng. == Danh sách Bộ trưởng == == Tham khảo ==
thể dục nghệ thuật.txt
Thể dục nghệ thuật là một bộ môn thể dục dụng cụ trong đó các vận động viên biểu diễn nhiều động tác (mỗi động tác trong khoảng 30 tới 90 giây) với nhiều dụng cụ khác nhau. Thể dục nghệ thuật chịu sự quản lý của Fédération Internationale de Gymnastique (FIG), tổ chức chịu trách nhiệm soạn hệ thống tính điểm và điều hành các cuộc thi đấu quốc tế cấp cao nhất. Ở từng quốc gia, thể dục dụng cụ được các liên đoàn thể dục quốc gia quản lý, ví dụ như British Gymnastics tại Anh Quốc và USA Gymnastics tại Hoa Kỳ. Thể dục nghệ thuật là một thể thao thu hút nhiều khán giả tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè và nhiều đấu trường quốc tế khác. == Lịch sử == Hệ thống các môn thể dục được đề cập trong các tác phẩm của các tác giả cổ đại như Hómēros, Aristoteles, và Platon. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ môn sau này trở thành các môn thể thao riêng biệt hoàn toàn như bơi lội, đua, đấu vật, quyền Anh, và cưỡi ngựa, cũng được dùng để tập luyện trong quân ngũ. Thể dục dụng cụ ngày nay có nguồn gốc từ Bohemia đầu thế kỷ 19 và nay là Đức, và thuật ngữ "thể dục nghệ thuật" được dùng để phân biệt phong cách biểu diễn tự do với phong cách trong quân sự. Nhà giáo người Đức Friedrich Ludwig Jahn, cha đẻ của bộ môn, đã phát minh ra nhiều loại dụng cụ, trong đó có xà đơn và xà kép. Hai trong số các câu lạc bộ thể dục nghệ đầu tiên là Turnvereins và Sokols. FIG được thành lập năm 1881 và duy trì vị thế tổ chức điều hành thể dục dụng cụ. Ban đầu tổ chức chỉ gồm ba nước thành viên và tới năm 1921 vẫn được gọi là Liên đoàn Thể dục dụng cụ châu Âu, trước khi các quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên gia nhập và được tái cơ cấu như ngày nay. Thể dục dụng cụ có tên trong chương trình Thế vận hội Mùa hè 1896, nhưng phụ nữ chỉ được tham dự từ Thế vận hội 1928. Giải vô địch thế giới được tổ chức từ năm 1903 cũng phải tới năm 1934 mới cho các vận động viên nữ tham dự. Kể từ đây, hai nhánh thể dục nghệ thuật ra đời: thể dục nghệ thuật nữ (WAG) và thể dục nghệ thuật nam (MAG). Không giống như các môn thể thao khác, WAG và MAG khác nhau gần như hoàn toàn về dụng cụ và kỹ thuật. == Các nội dung và dụng cụ == Cả nam và nữ đều được đều được đánh giá trong tất cả các nội dung biểu diễn, độ khó, và các kỹ năng trình diễn tổng thể. Nhảy ngựa Nhảy ngựa hay nhảy chống là nội dung chung của cả nam và nữ và hầu như không có sự khác biệt. Vận động viên sẽ chạy nước rút trên một đường chạy dài tối đa 25 mét (82 ft), rồi nhảy lên một ván nhún. Tận dụng sức bật từ ván nhún, vận động viên dùng tay chống lên một chướng ngại vật cao gọi là "ngựa", xoay một vòng và tiếp đất ở bên kia của ngựa. Trong thể dục dụng cụ nâng cao, vận động viên có thể sử dụng nhiều cú xoắn và salto trước khi tiếp đất. Một cú nhảy thành công phụ thuộc vào tốc độ chạy, độ cao của chướng ngại vật, sức mạnh từ chân và vai của vận động viên, nhận thức về vận động trên không và tốc độ xoay vòng. Bài thi sàn Nội dung sàn diễn ra trên sàn vuông rộng 12 nhân 12 mét (39 ft × 39 ft), làm từ các hạt xốp cứng trên một lớp gỗ dán, dưới được đỡ bởi lò xo hoặc các khối bọt. Bề mặt sàn cho phép vận động viên bật nhảy cao hơn và tiếp đất nhẹ hơn. Các vận động viên thực hiện một loạt các động tác động tác nhào lộn ngang qua sàn (tumbling pass) để chứng tỏ sự linh hoạt, sức mạnh và thăng bằng. Ngoài ra vận động viên còn phải thể hiện các kỹ năng khác như quay ngựa, scale, và trồng chuối. Các động tác trong bài thi sàn của nam thường có nhiều cú nhào lộn qua lại trong khoảng 60 tới 70 giây, và nam biểu diễn không cần nhạc (nữ phải có nhạc). Luật yêu cầu các vận động viên phải tới mỗi góc của sàn ít nhất một lần trong bài thi của mình. Các vận động viên nữ biểu diễn bài thi đã được biên đạo trước kéo dài 90 giây trên nền nhạc không lời. === Của riêng nam === Ngựa tay quay Một bài thi ngựa tay quay bao gồm cả kỹ năng bằng một chân và hai chân. Các kỳ năng một chân chủ yếu được dùng trong các động tác xoay cắt kéo. Tuy nhiên các kĩ năng hai chân mới là nhân tố chính của bài thi này. Vận động viên sẽ vung hai chân theo chuyển động tròn (thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ tùy thói quen) và thể hiện động tác này ở tất cả các phần của dụng cụ. Vòng treo Vòng treo được mắc vào dây cáp được cố định từ độ cao 5,8 mét (19 ft) so với sàn và được đặt ở độ cao đủ để vận động viên thực hiện các động tác trên không. Vận động viên phải thể hiện các động tác cho thấy khả năng thăng bằng, sức mạnh, nội lực, và chuyển động năng động đồng thời ngăn không cho vòng treo bị đung đưa. Xà kép Vận động viên thực hiện trên hai thanh xà đặt song song rộng hơn vai có độ cao 1,75 mét (5 ft 9 in) và thực hiện nhiều động tác đu, thăng bằng, và thả mình, yêu cầu sức mạnh, sự phối kết hợp và độ chính xác cao. Xà đơi Vận động viên đu trên một thanh xà thép dày 2,4 xentimét (0,94 in) ở độ cao 2,5 mét (8 ft 2 in) so với khu vực tiếp đất. Người ta sẽ thực hiện các động tác quay vòng quanh xà, thả mình, vặn mình và chuyển hướng. Nhờ tận dụng mômen lớn từ các cú quay vòng quanh xà, vận động viên có thể thực hiện các động tác kết thúc bài thi ngoạn mục, ví dụ như triple-back salto. Grip bằng da thường được các vận động viên sử dụng để dùy trì khả năng bám trên xà. === Của riêng nữ === Xà lệch vận động viên luân chuyển qua lại giữa hai thanh xà ngang có độ cao và chiều rộng khác nhau. Vận động viên thực hiện các động tác đu mình, quay lộn, chuyển xà, và thả mình và các động tác phải trải qua động tác trồng chuối. Thông thường người ta sẽ lên xà thấp trước. Các vận động viên ở trình độ cao luôn đeo grip da để nắm chắc hơn cũng như để bảo vệ bàn tay không bị phồng rộp hay rách da. Các vận động viên thường làm ướt grip bằng bình xịt và có thể bôi bột phấn vào grip để không bị trơn tay. Cầu thăng bằng Vận động viên thể hiện các động tác được biên đạo trước trong 70 tới 90 giây như bật nhảy, nhào lộn, xoay vòng trên một thanh rầm có đệm lò xo. Tiêu chuẩn của Liên đoàn thể dục dụng cụ quốc tế dành cho cầu thăng bằng là cao 125 xentimét (49 in), dài 500 xentimét (200 in), và rộng 10 xentimét (3,9 in). Nội dung này yêu cầu khả năng thăng bằng, linh hoạt và sức mạnh. == Thể thức thi đấu == Hiện nay, tại Thế vận hội hoặc các giải vô địch thế giới, quá trình thi đấu diễn ra trong nhiều đợt và nhiều ngày khác nhau: vòng loại, chung kết đồng đội, chung kết toàn năng và chung kết giải đấu. Tại vòng loại (ký hiệu là TQ), các vận động viên thi đấu với đội tuyển quốc gia của mình trong cả bốn (nữ) hoặc sáu (nam) dụng cụ. Điểm số trong vòng thi này không được dùng để xếp hạng huy chương, nhưng được dùng để xác định đội tiến vào chung kết đồng đội và các vận động viên tiến vào chung kết toàn năng và chung kết giải đấu. Thể thức của vòng thi này hiện tại là 5-4-3, nghĩa là năm vận động viên trong một đội, mỗi nội dung có bốn người tham gia, và sẽ tính điểm của ba người. Các vận động viên cũng thi đấu với tư cách cá nhân để giành quyền vào vòng chung kết toàn năng và chung kết giải đấu. Tại vòng chung kết đồng đội (ký hiệu là TF), các vận động viên thi đấu với đội tuyển quốc gia của mình trong cả bốn/sáu dụng cụ. Điểm số vòng này được sử dụng để trao huy chương đồng đội. Thể thức hiện tại là 5-3-3, tức là năm vận động viên trong một đội, mỗi nội dung có ba người tham gia, và sẽ tính điểm của ba người. Tại chung kết toàn năng (ký hiệu là AA), các vận động viên thi đấu với tư cách cá nhân và biểu diễn trong cả bốn/sáu dụng cụ. Điểm số của họ trong cả bốn/sáu nội dung này được tính tổng và ba người nhận huy chương là ba người có tổng điểm cao nhất. Mỗi quốc gia chỉ có tối đá hai vận động viên dự chung kết toàn năng. Tại các trận chung kết nội dung (ký hiệu là EF), tám vận động viên có số điểm cao nhất ở mỗi nội dung dự tranh huy chương cho nội dung đó. Mỗi quốc gia chỉ có tối đá hai vận động viên dự mỗi nội dung. == Tham khảo ==
danh sách thủ tướng nhật bản.txt
Dưới đây là danh sách các vị Thủ tướng Nhật Bản hay là Nội các Tổng lý Đại Thần == Thời Minh Trị (1868–1912) == == Thời Đại Chính Thiên Hoàng (1912–1926) == == Thời Thiên hoàng Chiêu Hoà (1926-1989) == === Giai Đoạn (1926–1947) === === Giai Đoạn (1947–1989) === == Thời Bình Thành (1989–nay) == == Chú thích == == Liên kết ngoài == https://books.google.com.vn/books?id=Otf3AwAAQBAJ&pg=PA997 https://books.google.com.vn/books?id=gmSUBgAAQBAJ&pg=PT403
akamai technologies.txt
Akamai Technologies, Inc. là một nhà cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung (CDN) và điện toán đám mây của Hoa Kỳ có trụ sở ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Mạng phân phối nội dung của Akamai là một trong những nền tảng điện toán phân tán lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm phục vụ từ 15 đến 30 phần trăm tất cả lưu lượng web. Công ty điều hành mạng lưới máy chủ trên toàn thế giới và cho khách hàng thuê khả năng máy chủ để trang web của họ hoạt động nhanh hơn bằng cách phân phối nội dung từ các địa điểm gần người dùng. Trong những năm qua, khách hàng của họ gồm Apple, Facebook, Bing, Valve, Twitter, eBay, Google, LinkedIn và healthcare.gov. Khi người dùng điều hướng đến URL của một khách hàng Akamai, trình duyệt của họ sẽ được chuyển hướng đến một bản sao trang web đó trên Akamai. Công ty được thành lập năm 1998 bởi Daniel M. Lewin (sau đó là một sinh viên tốt nghiệp tại Viện Công nghệ Massachusetts) và một giáo sư toán học ứng dụng Tom Leighton của Viện Công nghệ Massachusetts). Lewin đã chết trên chuyến bay American Airlines 11, vốn bị rơi trong sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Hiện tại Leighton đang là giám đốc điều hành của Akamai. Akamai là một từ Hawaii có nghĩa là "thông minh" or "khéo léo". == Lịch sử == == Công nghệ == === Akamai Intelligent Platform === === Quy trình phân phối nội dung === === Mạng lưới ngang hàng === === Network Operations Command Center === === State of the Internet === === Visualizing the Internet === === Sáng kiến OPEN === === Tên miền chính === Akamai Technologies sở hữu khoảng 60 tên miền khác, nhưng các tên miền chính của nó gồm: ==== Tập đoàn ==== akamai.com – Tên miền của tập đoàn Akamai ==== Mạng lưới và tên miền phân phối nội dung ==== akamai.net akamaiedge.net akamaized.net akamaihd.net, một mạng lưới phân phối nội dung được sử dụng bởi các công ty như Ubisoft, Twitter và Facebook để tăng tốc dịch vụ edgesuite.net edgekey.net srip.net akamaitechnologies.com, một mạng lưới phân phối nội dung được sử dụng bởi các công ty như Adobe akamaitechnologies.fr ==== Máy chủ DNS ==== akamaitech.net akadns.net akam.net akamaistream.net == Khách hàng == == Mua lại == == Kiện tụng == == Tranh cãi == Cơ quan An ninh Quốc gia và Cục Điều tra Liên bang được nói là đã dùng mạng phân phối nội dung (CDN) Akamai cho Facebook để thu thập thông tin người dùng Facebook Facebook users. Akamai cũng bị cáo buộc là đã ngăn chặn truy cập tới trang web với những khách hàng sử dụng trình duyệt Tor. == Xem thêm == Akamai Techs., Inc. v. Limelight Networks, Inc. Memcached == Ghi chú == == Tham khảo == Erik Nygren, Ramesh K. Sitaraman, and Jennifer Sun. "The Akamai Network: A Platform for High-Performance Internet Applications". ACM SIGOPS Operating Systems Review, Vol. 44, No. 3, July 2010. == Liên kết ngoài == Website chính thức
samsung galaxy tab pro 8.4.txt
Samsung Galaxy Tab Pro 8.4 là máy tính bảng 8.4-inch chạy hệ điều hành Androidsản xuất và phân phối bởi Samsung Electronics. Nó thuộc dòng sản phẩm cao cấp "Pro" của Samsung Galaxy Tab series, nó bao gồm mẫu 10.1-inch và 12.2-inch, the Samsung Galaxy Tab Pro 10.1 và Galaxy Tab Pro 12.2. Nó được công bố vào 6 tháng 1 năm 2014, và nó được phát hành tại Mỹ vào 19 tháng 2, giá khởi điểm $399. Đây là máy tính bảng 8.4-inch đầu tiên của Samsung với mục đích cạnh trang trực tiếp với LG G Pad 8.3. == Lịch sử == Galaxy Tab Pro 8.4 được công bố vào 6 tháng 1 năm 2014. Nó được ra mắt cùng với Galaxy Note Pro 12.2, Tab Pro 10.1, và Tab Pro 8.4 tại 2014 Consumer Electronics Show ở Las Vegas. == Tính năng == Galaxy Tab Pro 8.4 phát hành với Android 4.4 KitKat. Samsung tùy biến giao diện với TouchWiz UX. Cũng như một số ứng dụng chuẩn của Google, một số ứng dụng Samsung như ChatON, S Suggest, S Voice, S Translator, S Planner, WatchON, Smart Stay, Multi-Window, Group Play, và All Share Play. Chỉ một vài tuần sau khi phát hành, máy tính bảng Android này được chính thức cập nhật lên Android 4.4.2 Kitkat. Bản cập nhật được phát hành ở một số quốc gia như Anh, Columbia, Mỹ... Nó sửa một số lỗi, tăng cường an ninh và cải tiến hiệu suất cho thiết bị. Nó có sẵn cho người dùng thông qua OTA hoặc qua Samsung Kies. Galaxy Tab Pro 8.4 có sẵn bản WiFi, 3G & WiFi, và biến thể 4G/LTE & WiFi. Dung lượng lưu trữ từ 16 GB đến 32 GB tùy thuộc vào mẫu, với khe thẻ nhớ mở rộng microSDXC. Nó có màn hình 8.4-inch Super Clear LCD với độ phân giải 2.560x1.600 pixel và mật độ điểm ảnh 359 ppi. Nó có máy ảnh trước 2 MP không flash và máy ảnh chính 8.0 MP AF với LED flash. Nó có thể quay video HD. == Xem thêm == Samsung Galaxy Tab series Samsung Electronics Samsung Galaxy Tab Pro 10.1 Samsung Galaxy Tab Pro 12.2 Samsung Galaxy Note Pro 12.2 == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
xbox 360.txt
Nối tiếp máy Xbox, Xbox 360 là máy chơi game console do tập đoàn Microsoft sản xuất và phát triển. Cùng với 2 đối thủ là máy PlayStation 3 của Sony và máy Wii của Nintendo, Xbox 360 thuộc thế hệ máy console thứ 7. Xbox 360 chính thức được tiết lộ trên MTV vào ngày 12 tháng 5 năm 2005. Một tháng sau, tại triển lãm video game thường niên Electronic Entertainment Expo (E3), Microsoft trình làng Xbox 360 với nhiều thông tin chi tiết về hệ máy đồng thời công bố các tựa game sắp phát hành khi ra mắt máy. Máy được bán trên toàn thế giới ngay sau thời điểm phát hành, trừ thị trường Nhật Bản. Tính năng nổi bật của Xbox 360 là dịch vụ trực tuyến Xbox Live. Gồm 2 phiên bản miễn phí và thuê bao, Xbox Live cho người dùng khả năng thi đấu trực tuyến; tải về trò chơi hay bản dùng thử trò chơi mới; xem trailer, mua và xem bản thu sóng trực tuyến các chương trình TV, âm nhạc và phim ảnh qua các cổng Xbox Video và Xbox Music; và truy cập những dịch vụ nội dung bên thứ ba qua các ứng dụng thu sóng truyền thông. Bên cạnh những tính năng đa phương tiện trực tuyến, Xbox còn cho phép thu sóng phát hình trực tiếp từ máy vi tính. Tại buổi trình diễn của họ tại E3 vào ngày 14 tháng 10 năm 2010, Microsoft đã công bố model máy Xbox 360 với thiết kế mới và có thể được bán ra ngay vào ngày hôm sau. Máy console mới này có thiết kế mỏng hơn so với các bản đời đầu, tích hợp Wi-Fi 802.11 b/g/n Wi-Fi, đầu ra âm thanh TOSLINK S/PDIF, năm cổng USB 2.0 so với ba của bản cũ, có ổ cứng dung lượng 250GB và cổng AUX đặc biệt. Các model Xbox 360 cũ hơn đã bị ngừng phát triển từ thời điểm này. Cũng tại triển lãm E3 năm 2013, Microsoft đã công bố phiên bản Xbox 360 mới hơn thiết kế nhỏ gọn hơn nhiều so với đời trước, bộ nhớ trong 4GB và mã tồn kho (Stock keeping unit-SKU) rẻ hơn. Hệ máy kế nhiệm của nó, Xbox One, được Microsoft giới thiệu ngày 21 tháng 5 năm 2013, khoảng 0h ngày 22 tháng 5 theo giờ Việt Nam. == Lịch sử == === Phát triển === Từ đầu năm 2003, ý tưởng về thế hệ Xbox kế tiếp đã được thai nghén, với các tên gọi trong thời gian sản xuất là Xbox Next, Xenon, Xbox 2, Xbox FS hoặc NextBox. Tháng 2 năm 2003, Phó Chủ tịch Microsoft J Allard lãnh đạo đội ngũ bắt đầu cho kế hoạch phát triển nền máy tính Xenon. Trong tháng này có hai sự kiến chính xảy ra: Microsoft đã tổ chức sự kiện tại Bellevue, Washington với sự tham gia của khoảng 400 người để tuyển người hỗ trợ cho dự án; Peter Moore, cựu Chủ tịch của Sega chi nhánh tại Mỹ, đầu quân cho Microsoft. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2003, ATI thoả thuận sẽ sản xuất bộ vi xử lý đồ hoạ cho máy console mới, và vụ hợp tác làm ăn này được công bố trên báo chí 2 ngày sau đó.. Trước ngày ra mắt của Xbox 360, một vài bản Alpha test của máy được phát hiện sử dụng phần cứng Power Mac G5 của Apple. Sở dĩ có lý do như vậy bởi vì bộ vi xử lý của PowerPC 970 (hay Power Mac G5) sử dụng chung kiến trúc PowerPC mà bộ vi xử lý Xbox 360 cuối cùng sẽ sử dụng là Xenon của IBM. Bộ nhân của vi xử lý Xenon đã được thay đổi chút ít so với kiến trúc Cell Processor PPE của PlayStation 3. Theo David Shippy and Mickie Phipps, các nhân viên của IBM đã "lẩn trốn" công việc của họ khỏi hai đối tác của công ty là Toshiba và Sony trong việc sản xuất Cell Processor. === Ra mắt === Xbox 360 được phát hành vào ngày 22 tháng 11 năm 2005 tại Mỹ và Canada; ngày 2 tháng 12 năm 2005 châu Âu và ngày 10 tháng 12 năm 2005 tại Nhật Bản. Máy sau đó được ra mắt tại Mexico, Brazil, Chile, Colombia, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, New Zealand, Nam Phi, Ấn Độ và Nga. Trong năm đầu tiên có mặt trên thị trường, Xbox 360 đã hiện diện tại 36 quốc gia, nhiều hơn sự ra mắt của bất cứ hệ máy console nào trong một năm. === Di sản và kế thừa === Mặc dù không phải là máy bán chạy nhất trong số những máy console thế hệ thứ bảy, Xbox 360 có doanh số cao hơn đáng kể so với máy tiền nhiệm của nó, và vẫn được đánh giá là sự thành công của Microsoft trong thị trường máy chơi game và đưa hãng trở thành ông lớn trong ngành này, cùng với Nintendo và Sony tạo thành thế chân vạc. Máy giá rẻ Nintendo Wii tạo được cú hit trong giới công nghệ khi mới ra mắt, nhưng sau đó đã vấp phải những khó khăn về sau khi thiếu những tựa game hay từ các bên thứ ba; và máy kế nhiệm của nó là Nintendo WiiU lại không gây ra được tiếng vang khi trình làng vào năm 2012. PlayStation 3 của Sony thì khá chật vật trong khoảng thời gian đầu do giá bán tương đối cao, sinh sau đẻ muộn và thiếu những tựa game độc quyền chất lượng, và nó phải mất một khoảng thời gian dài để bắt kịp với hai máy đổi thủ. Điểm mạnh của Xbox 360 là có những tựa game nổi danh đến từ cả bên thứ nhất và bên thứ ba. Đến tháng 3 năm 2008, Xbox 360 đạt chỉ số 7,5 trò chơi trên 1 máy tại Mỹ, tương tự là 7,0 tại châu Âu so với 3,8 (PlayStation 3) và 3,5 (Wii), theo lời Microsoft. Hơn nữa, trong giai đoạn 2006-2007, các game đa nền tảng được ưu ái hơn trên Xbox 360 so với PlayStation 3 do ban đầu các nhà phát triển gặp khó khăn khi lập trình trên hệ máy của Sony. TechRadar tôn vinh Xbox 360 là hệ máy console có sức ảnh hưởng mạnh nhất do nó chú trọng truyền tải phương tiện kỹ thuật số, dịch vụ chơi online Xbox Live và tính năng thành tựu (achievement). Trong quãng thời gian tồn tại, thương hiệu Xbox đã phát triển từ một máy thuần chơi game sang một cỗ máy đa phương tiện mạnh mẽ, biến nó thành một "môi trường điện toán phòng khách". Cùng với sự ra đời của Kinect sau 5 năm Xbox 360 xuất hiện trên thị trường đã góp phần nối dài vòng đời của máy thêm vài năm. Microsoft ra mắt hệ máy kế nhiệm của Xbox 360 là Xbox One tại E3 2013. Cho dù hệ máy mới được tiết lộ, song Xbox 360 được dự đoán sẽ tiếp tục được hỗ trợ đến năm 2017. == Cấu hình máy == Ở bên trong, Xbox 360 sử dụng bộ vi xử lý 3 nhân 64-bit của IBM có tên gọi Xenon, với mỗi nhân có thể xử lý đồng thời 2 luồng, do đó bộ mạch có thể xử lý đến 6 luồng. Trong khi bo mạch đồ hoạ của Xbox do Nvidia sản xuất, thì ATI lãnh trách nhiệm sản xuất mạch đồ hoạ cho hệ máy tiếp theo nó có tên gọi Xenos. GPU này tương đương với ATI Radeon 1800XT, có thêm 10 MB eDRAM (ngoài 512MB dùng chung giữa bo mạch đồ họa và hệ thống). Nhìn chung cấu hình Xbox 360 cao hơn Wii, nhưng yếu hơn một chút so với PlayStation 3. Chip của Xbox 360 chỉ có 3 lõi định mức 3.2 Ghz, trong khi PlayStation 3 là 9 lõi cũng định mức 3.2 Ghz (1 lõi 3,2 GHz nền "Power Processing Element" (PPE) và 8 chip Synergistic Processing Elements), tuy nhiên do kiến trúc khác nhau nên hiệu năng của Cell chỉ hơn khoảng 2 lần so với CPU của Xbox 360., trong khi bo mạch đồ họa của PlayStation 3 tương đương nVidia Geforce 7800GT nhưng chỉ có 256 MB bộ nhớ. === Rắc rối === Kể từ khi ra mắt vào năm 2005, Xbox 360 thường xuyên vướng vào các rắc rối kỹ thuật. Để hỗ trợ cho khách hàng, Microsoft tăng thời gian bảo hành cho máy lên 3 năm cho những lỗi hư hại phần cứng được báo cáo là lỗi "Hư hỏng ổ cứng tổng quát" (General Hardware Failure). Đây là lỗi nghiêm trọng, phát sinh ở các máy Xbox 360 đời trước Xbox 360 S. Khi dính lỗi, máy xuất hiện 3 vòng tròn đỏ báo hiệu phần cứng bị lỗi do máy bị quá nhiệt trong thời gian dài, gây hư hỏng vật lý, buộc người dùng phải đem máy đi bảo hành. Chính vì vậy lỗi còn có tên là "Vòng tròn đỏ chết chóc" (Red Ring of Death) ăn theo "Màn hình xanh chết chóc" của Windows. Vào tháng 4 năm 2009, những máy bị lỗi mã E74 sẽ được hưởng chế độ bảo hành này. Sự gia tăng quyền hạn bảo hành này không áp dụng cho những máy bị lỗi mã không thuộc E74. Từ năm 2008 trở đi hãng Microsoft đã cho ra bản Xbox mới mang mã Jasper, với thay đổi lớn nhất là giảm kích thước quy trình sản xuất CPU-GPU xuống còn 65 nm, tăng lỗ thông hơi trên các góc và cạnh của CPU và GPU cũng như dán chặt hơn để tránh tình trạng chúng bị lệch khỏi bo mạch khi nhiệt độ tăng, và bổ sung thêm một GPU, nhờ đó giảm nhiệt độ cũng như điện năng tiêu thụ. Năm 2010, Microsoft tung model Slim được thiết kế mới hoàn toàn; đời máy này và bản Jasper của Xbox 360 nguyên mẫu được coi là khắc phục triệt để lỗi quá nhiệt. Với việc phát hành model mới này, quyền bảo hành của máy này không bao gồm việc gia tăng hạn bảo hành với lỗi Hư hỏng ổ cúng tổng quát. Khi quá nhiệt, nút nguồn trên đời máy Xbox 360 mới sẽ hiển thị màu đỏ, khác với đời máy trước một phần ba vòng tròn xung quanh nút nguồn sẽ phát sáng đỏ khi quá nhiệt. Hệ thống sẽ cảnh bảo người dùng về việc máy sẽ ngừng hoạt động cho đến khi hệ thống nguội lại, trong khi đèn flash trên nút nguồn sẽ chớp tắt xanh đỏ báo hiệu cho "Hư hỏng ổ cứng tổng quát". == Các phụ kiện == Rất nhiều các phụ kiện được thiết kế cho Xbox 360, chẳng hạn như tay cầm không dây và có dây, vỏ ngoài trang trí thân máy, tai nghe để nói chuyện, webcam để gọi video call, ván nhảy và Gamercize để tập thể dục, 3 kích cỡ thẻ nhớ và 5 kích cỡ ổ cứng (20, 60, 120, 250 (đầu tiên chỉ có ở Nhật Bản, sau đó mới có mặt ở các quốc gia khác) và 320GB) và các trang/thiết bị khác, tất cả đều được thiết kế sao cho phù hợp với console. === Tay cầm điều khiển === Tay cầm điều khiển của Xbox 360 là bộ phận điều khiển chính của máy, được giới thiệu vào E3 2005. Tay cầm này có 2 phiên bản: có dây và không dây. Tay cầm Xbox cũ không tương thích với máy. Tuy nhiên thì tay cầm của Xbox 360 lại tương thích với PC, và đối với bản không dây thì máy tính cần cắm bộ thu có tên Wireless Gaming Receiver. Phiên bản không dây cần 2 cục pin AA hoặc bộ pin sạc để hoạt động. Phiên bản có dây thì có thể cắm dây vào bất cứ cổng USB nào trên máy, hoặc vào bộ chia cổng USB đã đính kèm. Thiết kế Tay cầm Xbox 360 có 7 nút bấm vật lý, 2 cần analog và nút điều hướng D-pad. Mặt bên phải của tay cầm có 4 nút bấm kỹ thuật số: nút "A" xanh lá cây, nút "B" đỏ, nút "Y" hổ phách và nút "X" màu xanh dương. Bên dưới tay phải là 1 cần analog, bên trái nó là D-pad. Mặt tay trái của tay cầm là 1 cần analog nữa. Cả 2 cần analog này đều có thể nhấn vào được để kích hoạt thêm 1 nút bấm bên dưới. Ở trung tâm trên mặt tay cầm là các nút kỹ thuật số "Start", "Back" và "Guide". Trên mặt nút "Guide" được dán nhãn Xbox, và nó còn có công dụng sáng đèn cho biết tay cầm này là vị trí thứ mấy trong số các tay cầm được kết nối vào console. Trên mỗi vai của tay cầm có nút bấm vai và nút cò. Các màu chuẩn === Kinect === Kinect là một "trải nghiệm chơi game và giải trí không tay cầm" cho Xbox 360. Lần đầu tiên được công bố vào ngày 1 tháng 6 năm 2009 tại Electronic Entertainment Expo dưới tên mã Project Natal (Dự án Natal). Thiết bị ngoại vi này hoạt động không cần đến cần điều khiển mà hoạt động dựa vào những cử động, lệnh thoại và đưa ra hình ảnh, vật thể. Kinect tương thích với tất cả với các model Xbox 360, Để hoạt động, thiết bị cần kết nối với các model nguyên bản thông qua USB, với model Slim là thông qua một sợi dây nối chuyên dụng; và power adapter chính cung cấp nguồn điện. Tại buổi thuyết trình tại CES 2010, Robbie Bach và CEO Microsoft Steve Ballmer nói rằng Kinect sẽ được bán vào mùa nghỉ lễ trong năm (từ tháng 11 đến tháng 1) và sẽ hoạt động với tất cả các hệ máy Xbox 360. Tên gọi chính thức và thời điểm bán ra là 4 tháng 11 năm 2010 được thông báo vào ngày 13 tháng 6 năm 2010, tại sự kiện họp báo của Microsoft ở E3 2010. == Phần mềm == === Dashboard === Giao diện người dùng đồ họa (GUI) của Xbox 360 là Xbox 360 Dashboard. Ban đầu nó là giao diện theo phong cách thẻ với 5 "Blades" (trước là 4) và được thiết kế bởi AKQA và Audiobrain. Nó có thể tự khởi động khi bật máy mà không cần có đĩa bên trong, hay khi khay đĩa đang mở. Nhưng người dùng có quyền lựa chọn console sẽ làm gì khi có đĩa game trong khay. Khi bấm vào nút Xbox Guide trên cần phím, phiên bản đơn giản hoá của Dashboard sẽ xuất hiện. Bản Dashboard này hiện tên người dùng, tin nhắn mới và danh sách bạn bè. Nó cũng cho phép cài đặt cá nhân và nhạc, bổ sung cho tính năng gọi thoại và video, và trở về Dashboard chính từ trong game. Kể từ khi ra mắt, Microsoft đã phát hành vài bản nâng cấp cho phần mềm Dashboard. Những bản nâng cấp này bao gồm thêm những tính năng mới, nâng cao tính năng Xbox Live, khả năng chơi lại giải trí đa phương tiện, khả năng tương thích với các trang/thiết bị mới và sửa chữa lỗi. Những bản nâng cấp này là bắt buộc nếu người dùng muốn sử dụng Xbox Live, và trong quá trình nâng cấp người chơi không thể sử dụng máy cho đến khi quá trình hoàn tất. ==== New Xbox Experience ==== Tại E3 2008, Microsoft giới thiệu giao diện mới cho Xbox 360 là "New Xbox Experience" (NXE) (tạm dịch:Trải nghiệm Xbox mới). Bản nâng cấp này giúp cho việc điều hướng dễ dàng hơn. GUI sử dụng Twist UI, đã từng xuất hiện ở Windows Media Center và Zune. Xbox Guide (bản Dashboard đơn giản hoá) vẫn giữ những tính năng cũ với giao diện giống như Blade ngày trước. Các mục chính của Dashboard đã được sắp xếp theo phương thẳng đứng, không còn nằm ngang như các Blade cũ. NXE còn có vài tính năng mới. Người dùng có thể cài game từ đĩa vào ổ cứng. Điều này làm giảm thời gian tải game, giảm tiếng ồn từ việc đọc đĩa và hạn chế hư mắt đọc. Hệ thống Community mới được cài sẵn cho phép sáng tạo các "Avatar" kỹ thuật số. Avatar là tượng trưng cho người sở hữu máy, được dùng ở nhiều hoạt động khác như chia sẻ ảnh, xuất hiện khi chơi game arcade hay game kinect. Bản update ra mắt ngày 19 tháng 11 năm 2008. Trong khi những bản cập nhật của hệ thống trước được cài ở bộ nhớ trong máy, lần đầu tiên NXE yêu cầu người chơi phải có ít nhất 128 MB thẻ nhớ hoặc ổ cứng. ==== Modern UI ==== Sau đó Microsoft tung ra bản nâng cấp lớn cho Xbox 360 Dashboard vào ngày 6 tháng 12 năm 2011. Bản nâng cấp này bao gồm các tính năng mới: Sử dụng giao diện theo ngôn ngữ thiết kế Metro (nay là Modern) mà Microsoft đang theo đuổi, thay thế cho hệ thống Menu chạy dọc như trước, các thẻ phân loại Home, Social, Game, Video trên Xbox 360 Dashboard được chuyển thành hàng ngang. Lưu trữ trên mây để thuận tiện cho việc lưu trữ save game và hồ sơ cá nhân. Dịch vụ truyền hình Xbox TV và video trực tuyến (tuỳ quốc gia). Tìm kiếm bằng giọng nói Bing. Xem video trên Youtube và hỗ trợ tốt hơn cho ra lệnh giọng nói trên Kinect. === Đa phương tiện === Xbox 360 hỗ trợ video định dạng Windows Media Video (WMV) (bao gồm Truyền hình độ nét cao và chuẩn PlaysForSure của Microsoft), cũng như định dạng H.264 và MPEG-4. Bản nâng cấp Dashboard vào tháng 12 năm 2007 hỗ trợ thêm video định dạng MPEG-4 ASP. Máy console này còn có thể trình chiếu ảnh trong bộ sưu tập hình ảnh với nhiều hiệu ứng chuyển cảnh; hỗ trợ nghe nhạc với trình phát nhạc sử dụng được thông qua nút Xbox Guide. Người dùng có thể nghe nhạc trong khi đang chơi game hay ở ngoài Dashboard. Nhạc, hình ảnh và video có thể chơi từ USB chuẩn, bộ nhớ Xbox 360 (gồm thẻ nhớ hoặc ổ cứng) và máy chủ hoặc máy tính có cài Windows Media Center hay Windows XP chạy Service Pack 2 hoặc cao hơn được kết nối trong mạng nội bộ ở chế độ truyền streaming. Bởi vì Xbox 360 dùng phiên bản AV Universal Plug and Play (UPnP) đã chỉnh sửa, một vài máy chủ UPnP thay thế như uShare (một phần của dự án GeeXboX), MythTV có thể được truyền phương tiện đến Xbox 360, cho phép sử dụng những tính năng tương đương trên những máy tính, máy chủ không chạy Windows. Chính vì thế, máy có thể chơi được những tập tin có độ phân giải cao như HD, một vài codec như (MPEG-2, MPEG-4, WMV), và một vài định dạng thùng chứa (WMV, MOV, TS). Đến ngày 27 tháng 10 năm 2009, người dùng tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Ireland có thể xem trực tiếp và kênh truyền hình theo yêu cầu của Sky television. Tại Consumer Electronics Shows năm 2007, 2008, và 2009, Microsoft thông báo dịch vụ truyền hình giao thức Internet (IPTV) có thể được sử dụng trên Xbox 360. Năm 2007, chủ tịch công ty Bill Gates chia sẻ rằng IPTV trên Xbox 360 dự kiến sẽ đến tay người dùng vào mùa nghỉ lễ, sử dụng Microsoft TV IPTV Edition. Năm 2008, Gates và Giám đốc bộ phận giải trí và thiết bị Robbie Bach công bố hợp tác với tập đoàn BT tại Anh, trong đó dịch vụ BT Vision sử dụng nền IPTV Microsoft Mediaroom tiên tiến hơn có thể được xem trên Xbox 360, dự định ra mắt vào giữa năm. Tuy nhiên, đầu kỹ thuật số của BT Vision lại không xuất hiện trên máy vì hạn chế dung lượng bộ nhớ. Cuối cùng vào năm 2010, trong khi giới thiệu phiên bản 2.0 của Microsoft Mediaroom, CEO Microsoft Steve Ballmer nhắc đến dịch vụ IPTV của AT&T U-verse có thể hoạt động trên Xbox 360 như là một set-top box. Đến tháng 1 năm 2010, truyền hình giao thức Internet trên Xbox 360 đã được triển khai bên ngoài các thử nghiệm giới hạn. Vào năm 2012, Microsoft phát hành Live Event Player, cho phép các sự kiện như game show truyền hình, các cuộc thi sắc đẹp, nhạc hội, tin tức và sự kiện thể thao có thể được truyền tải lên máy console thông qua Xbox Live. Sự kiện đầu tiên được truyền lên Live là Revolver Golden Gods 2012, bản tin truyền thông vắn tắt của Microsoft tại E3 2012 và cuộc thi Hoa hậu Mỹ Teen 2012. === Cộng đồng XNA === Cộng đồng XNA là một tính năng cho phép người dùng Xbox 360 nhận được những trò chơi do cộng đồng sáng tạo, hợp tác với Microsoft XNA Game Studio, từ XNA Creators Club. Các trò chơi được viết kịch bản, phát hành và phân phối thông qua đơn vị quản lý của cộng đồng. Cộng đồng XNA cung cấp kênh giao hàng trò chơi kỹ thuật số mà không cần trả tiền thuế. Tuy nhiên doanh thu của XNA lại không đạt được kỳ vọng ban đầu, mặc dù vẫn có một số game Xbox Live Indie (game được phát triển độc lập) tạo được tiếng vang lớn. == Các dịch vụ == === Xbox Live === Khi vừa phát hành Xbox 360, dịch vụ chơi game trực tuyến Xbox Live tạm dừng hoạt động trong 24 tiếng và trải qua một đợt nâng cấp lớn. Đợt nâng cấp này bổ sung dịch vụ Xbox cơ bản Live Silver (nay là Xbox Live Free) không cần trả phí, bên cạnh dịch vụ cao cấp cần trả tiền (sau đổi tên là Gold). Xbox Live Free bao gồm tất cả SKU của console. Người dùng có thể tạo hồ sơ cá nhân, gửi tin nhắn và trò chuyện với người khác, và truy cập Xbox Live Arcade và Marketplace của Microsoft. Với tài khoản Free, người dùng không được chơi game trực tuyến. Tuy nhiên có một số trò chơi không có quy định nghiêm ngặt như trò Viva Piñata; một số trò chơi thì có riêng mã kích hoạt chơi trực tuyến kèm theo hộp đĩa như các game từ EA Sports. Xbox Live còn hỗ trợ giọng nói, một tính năng có trong Xbox Live Vision. Xbox Live Gold có các tính năng tương tự như Free nhưng hỗ trợ khả năng chơi game trực tuyến nếu không có sự can thiệp từ bên thứ ba. Người dùng có quyền giữ thông tin cá nhân, danh sách bạn bè và trò chơi khi nâng cấp lên Xbox Live Gold. Để thực hiện quá trình này, người dùng cần kết nối tài khoản Windows Live ID với gamertag trên Xbox.com. Khi Xbox Live Gold được kích hoạt, người dùng cần cung cấp thông tin hộ chiếu và bốn mã số cuối trong thẻ tín dụng để phục vụ cho việc xác minh tài khoản và thanh toán tiền. Dịch vụ này có khoản phí phải đóng hằng năm là US$49.99, C$59.99, NZ$90.00, GB£39.99, hoặc €59.99. Đến tháng 6 năm 2013, Xbox Live đã có tổng cộng 31 triệu người đăng ký. === Xbox Live Marketplace === Xbox Live Marketplace là một chợ ảo thiết kế cho máy cho phép người dùng tải nội dung trực tuyến, có thể là trò chơi hoặc khuyến mãi. Một số có niêm yết giá, còn một số thì không có. Đó có thể là phim hoặc trailer game, bản dùng thử game, game Xbox Live Arcade, chủ đề cho Dashboard, các phụ trợ cho trò chơi (vật phẩm, quần áo, cấp độ,...). Tính năng này hỗ trợ trên cả hai dịch vụ Free và Gold. Máy cần có dung lượng vừa đủ, có thể là ổ cứng hoặc thẻ nhớ ngoài, để lưu trữ những sản phẩm từ Nếu muốn tải về những sản phẩm cần trả tiền, người dùng cần mua Microsoft Points và các vật dụng đều niêm yết giá theo Microsoft Points. Microsoft Points có thể mua bằng thẻ trả trước với các mệnh giá 1600 và 4000; hoặc bằng thẻ tín dụng với giá trị là 500, 1,000, 2,000 và 5,000. Người dùng còn có thể "mua sắm" trên máy tính qua trang web của Xbox Live Marketplace. Khoảng 70% người sử dụng Xbox Live đều đã từng mua sắm trên chợ ảo này. === Xbox Live Arcade === Xbox Live Arcade là dịch vụ trực tuyến dùng để phân phối những trò chơi tải về cho Xbox và Xbox 360. Bên cạnh những game arcade cổ điển như ''Pac-man'', dịch vụ còn cung cấp những trò chơi khác như Assault Heroes. Xbox Live Arcade còn phân phối những game từ các máy console khác như Castlevania: Symphony of the Night trên máy PlayStation, Zuma trên máy PC. Dịch vụ này bắt đầu hoạt động từ ngày 3 tháng 11 năm 2004, sử dụng đĩa DVD để tải và các trò chơi có giá từ 5 đến 15 đô-la Mỹ. Ngày 22 tháng 11 năm 2005, khi Xbox 360 phát hành, Xbox Live Arcade được bổ sung vào và giờ đây nó được tích hợp vào Dashboard. Những trò chơi này hướng đến người chơi phổ thông, với những dòng game có tiếng như Geometry Wars, Street Fighter II' Hyper Fighting, và Uno. Ngày 24 tháng 3 năm 2010, Microsoft ra mắt Game Room. Đây là dịch vụ chơi game cho Xbox 360 và Windows, cho phép người chơi thi đấu game arcade và game console trong một máy arcade ảo. === Xbox Live Video === Microsoft trình làng Xbox Video Marketplace vào ngày 6 tháng 11 năm 2006, và phát hành ngày 22 tháng 11, nhân ngày kỷ niệm 1 năm ra mắt máy console. Dịch vụ này cho phép người dùng tại Mỹ tải về những show truyền hình và phim với độ nét cao HD hoặc độ nét thường SD. Các nội dung tại đây không thể xem trực tuyến mà bắt buộc phải tải về, ngoại trừ những đoạn video ngắn. Phim còn có thể được thuê, và sẽ hết hạn trong 14 ngày hoặc sau khi phim đã chiếu được 24 tiếng. Những video tải về sử dụng âm thanh vòm 5.1 và được mã hoá dưới định dạng VC-1, độ phân giải 720p với bitrate là 6.8 Mbit/s. Các nhà đài như MTV, VH1, Comedy Central, Turner Broadcasting, và CBS cung cấp các chương trình truyền hình, còn phim do Warner Bros., Paramount, và Disney phân phối. === Xbox Music === Xbox Music cung cấp hơn 30 triệu bài hát, và có thể được mua về thông qua Xbox Music Store. Đây là dịch vụ kế nhiệm của Zune, và Zune bị khai tử để nhường chỗ cho Xbox Music với lý do là Microsoft muốn thương hiệu "Xbox" xuất hiện nhiều hơn trên các dịch vụ của họ. Microsoft xây dựng hệ thống này để cạnh tranh trực tiếp với Apple's iTunes Store, Amazon MP3, Spotify, Deezer và các dịch vụ streaming khác. === Xbox SmartGlass === Xbox SmartGlass là một tính năng mới cho phép người dùng tương tác với console bằng máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại. Ứng dụng này có mặt trên các thiết bị chạy hệ điều hành Windows 8, Windows RT, Androd (trên 4.0), Windows Phone (trên 7.5) và iOS (trên 5). Đây được xem là cách điều khiển máy theo phương pháp mới giống như một chiếc điều khiển từ xa. == Đón nhận == === Doanh thu === Máy Xbox 360 được sản xuất trước ngày bán chỉ trong vòng 69 ngày, và Microsoft không có đủ hàng để phân phối cho các khách hàng đặt trước tại châu Âu và Bắc Mỹ. 40 000 máy được rao bán trên trang đấu giá eBay ngay trong tuần lễ giao hàng cho người dùng đặt trước, chiếm 10% tổng đơn đặt hàng. Đến cuối năm, Microsoft bán tổng cộng 1,5 triệu máy, bao gồm 900 000 ở Bắc Mỹ, 500 000 ở châu Âu và 100 000 ở Nhật Bản. Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Microsoft thông báo họ gặp tình trạng hết hàng tại Mỹ vào tháng 1 năm 2008, và có thể phải kéo đến tận tháng 2. Theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, Xbox 360 đứng ở vị trí thứ 2 sau máy Wii về doanh thu tại Mỹ trong nhiều tháng từ khi có cuộc đua "tam mã" của Xbox 360, Wii và PlayStation 3. Ngày 14 tháng 5 năm 2008, Microsoft tuyên bố 10 triệu máy Xbox 360 đã được tiêu thụ, và đây là "máy console đầu tiên trong thế hệ hiện" tại vượt qua mốc 10 triệu máy bán ra tại Mỹ. Mặc dù bị Wii lật đổ ngôi vương tại sân nhà vào tháng 6 năm 2008, nhưng doanh thu Xbox 360 đã "hạ đo ván" Wii và leo lên lại vị trí số 1 vào tháng 11 năm 2011. ==== Nhật Bản ==== Trong khi doanh số của máy Xbox khá tệ tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu máy được bán ra trong 3 năm có mặt (từ 2002 đến 2005), doanh thu của Xbox 360 tại thị trường này còn tệ hại hơn cả máy tiền nhiệm của nó. Trong vòng 6 năm từ 2005 đến 2011, Microsoft chỉ bán được 1,5 triệu máy Xbox 360. Đây được xem là sự thất bại của Xbox 360 tại thị trường này. Tạp chí Edge trong một báo cáo vào tháng 8 năm 2011 chỉ ra rằng, sự thiếu quan tâm ban đầu dẫn đến thất bại trong doanh thu của máy tại Nhật Bản. Microsoft đã không thể xâm nhập và thống trị thị trường nội địa của 2 kình địch Sony và Nintendo, khiến cho các nhà bán lẻ quay lưng với họ và trong vài trường hợp việc bán máy Xbox 360 đã bị đình chỉ tại nơi này. Ngoài ra còn phải kể đến tâm lý của người tiêu dùng. Đối với người Nhật, đồ Nhật sản xuất ra luôn là tốt nhất. Microsoft đã không thể thuyết phục mọi người rằng Xbox tốt hơn PlayStation. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Hỗ trợ Xbox 360 của Microsoft Blog của đội ngũ sản xuất Xbox Xbox 360 tại DMOZ
hoàng đế.txt
Bài này nói về chức cai trị của một đế quốc. Xem Hoàng Đế để tìm hiểu về nhân vật cụ thể trong huyền thoại Trung Hoa. Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc. Nữ hoàng phiên bản của nữ là chỉ một người phụ nữ có quyền được cai trị. Hoàng đế nói chung là được công nhận có danh dự và xếp hạng cao hơn so với tước vị Quốc vương. Hiện nay, Thiên hoàng của Nhật Bản là chức vị Hoàng đế duy nhất còn tồn tại trên thế giới, mặc dù bản thân Thiên hoàng không nắm quyền hành tuyệt đối như các nhà vua chuyên chế mà chỉ là biểu tượng của một đất nước theo chế độ quân chủ lập hiến. == Phân biệt với vua chúa khác == Cả quốc vương và hoàng đế là người đứng đầu chế độ quân chủ. Trong bối cảnh của châu Âu, hoàng đế và hoàng hậu được coi là tước hiệu quân chủ cao nhất. Tuy nhiên, người đứng đầu triều đại của đế chế đã không được sử dụng là tước hiệu quân chủ của Anh cho đến sự sát nhập của Ấn Độ vào Đế quốc Anh và thậm chí sau đó chỉ sử dụng nó trong một bối cảnh hạn chế. Hoàng đế đã từng có thời được ưu tiên hơn quốc vương trong các quan hệ ngoại giao quốc tế. Bên ngoài bối cảnh châu Âu, hoàng đế là tên gọi cho người nắm giữ danh hiệu là người được dành những quyền ưu tiên giống như hoàng đế châu Âu về ngoại giao. Có đi có lại, những nhà cai trị này có thể công nhận các chức danh tương đương trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ với các đồng nghiệp châu Âu của họ. Thông qua nhiều thế kỷ của hội nghị quốc tế, điều này đã trở thành quy luật chi phối để xác định một hoàng đế trong thời kỳ hiện đại. Một số đế quốc, chẳng hạn như Đế quốc La Mã Thần thánh và Đế quốc Nga, có nguồn gốc văn phòng của họ từ các cơ quan của hoàng đế La Mã (translatio imperii). Danh hiệu này là một nỗ lực có ý thức của chế độ quân chủ để liên kết với cách tổ chức và truyền thống của người La Mã như là một phần của hệ tư tưởng nhà nước. Tương tự như vậy, các nước cộng hòa có pháp luật dựa trên Viện nguyên lão La Mã. Các nhà sử học đã sử dụng tự do dùng từ hoàng đế và đế quốc ra khỏi bối cảnh La Mã và châu Âu của mình để mô tả bất kỳ nhà nước lớn nào và người cai trị của nó trong quá khứ và hiện tại. Đế quốc trở thành yếu tố xác định về lãnh thổ rộng lớn mà vua nắm giữ chứ không phải là danh hiệu của người cai trị của nó vào giữa thế kỷ 18. == Truyền thống La Mã == Danh hiệu này lần đầu tiên được sử dụng như một sự kính cẩn đối với một nhà lãnh đạo quân sự của La Mã cổ đại. Trong truyền thống La Mã, danh hiệu này có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn của hình thức đế quốc của chế độ quân chủ phát triển; trong ý định luôn luôn là người đứng đầu cao nhất, nhưng nó cũng có thể giảm xuống đến một danh hiệu không cần thiết cho giới quý tộc chưa bao giờ được gần "Đế chế" họ được coi như là đương kim. Nó cũng là tên của một vị trí được phân chia trong một số ngành truyền thống phương Tây, xem dưới đây. Tầm quan trọng và ý nghĩa của buổi lễ đăng quang và biểu chương của vua cũng khác nhau trong truyền thống: ví dụ Hoàng đế La Mã Thần thánh chỉ có thể được lên ngôi hoàng đế bởi Giáo hoàng, có nghĩa là lễ đăng quang thường diễn ra ở La Mã, thường vài năm sau khi hoàng đế lên ngai vàng (tức là "vua") ở trong nước của họ. Các Hoàng đế La Tinh của Constantinopolis đầu tiên đều phải mặt tại thủ đô mới được chinh phục của đế chế bởi vì đó là nơi duy nhất mà họ có thể được phong để trở thành hoàng đế. Các hoàng đế La Mã ban đầu tránh bất kỳ loại buổi lễ và biểu chương khác với những gì là bình thường cho trong Cộng hoà La Mã: sự thay đổi duy nhất là màu sắc chiếc áo choàng của họ là màu tím. Sau này biểu tượng mới của quyền lực trần thế và/hoặc tâm linh, giống như quả cầu đã trở thành một phần thiết yếu của các phụ kiện đế quốc. == Đế quốc La Mã cổ đại đế quốc Đông La Mã == === Thời kỳ cổ điển === Khi nền Cộng hòa La Mã trở thành chế độ quân chủ một lần nữa, trong nửa thứ hai của thế kỷ 1 trước Công nguyên, lúc đầu không có tên cho danh hiệu của loại hình vua mới; người La Mã cổ đại căm ghét cái tên Rex ("Quốc vương"), và sau khi Julius Caesar trở thành quan Độc tài (lúc bấy giờ Độc tài là một chức quan của nền Cộng hòa La Mã và bản thân Caesar cũng không phải là người đầu tiên giữ nó). Augustus, người có thể được coi là Hoàng đế La Mã đầu tiên, tránh đặt tên mình bất cứ điều gì mà có thể gợi nhớ đến "chế độ quân chủ" hay "chế độ độc tài". Thay vào đó, những vị hoàng đế đầu tiên này xây dựng văn phòng của họ như là một bộ sưu tập phức tạp của cơ quan, chức danh, và danh dự, được hợp nhất xung quanh một người duy nhất và người thân gần gũi. Những vị hoàng đế La Mã đầu tiên đã không cần một tên cụ thể đối với chế độ quân chủ của họ: họ có văn phòng, quyền hạn đầy đủ và tích lũy như vậy trong bất kỳ lĩnh vực quyền lực, họ đã "không thể hơn", và bên cạnh đó nó rõ ràng đã có quyền lực tối cao. Khi hoàng đế La Mã đầu tiên không cai trị theo đức hạnh của bất kỳ thượng nghị sĩ đặc biệt nào của văn phòng cộng hòa, tên giao cho quan của người đứng đầu nhà nước trong hình thức quân chủ mới này của chính phủ đã trở nên khác nhau tùy thuộc vào truyền thống, không ai trong số này hợp nhất vào truyền thống trong ngày đầu của Đế chế La Mã: Caesar (như ví dụ trong De Vita Caesarum của Suetonius). Truyền thống này tiếp tục trong nhiều ngôn ngữ: trong tiếng Đức nó trở thành "Kaiser"; trong một số ngôn ngữ Slavic nó đã trở thành "Sa hoàng"; ở tiếng Hungary nó đã trở thành "Császár" và nhiều biến thể hơn khác. Danh hiệu này bắt nguồn từ tên riêng của Julius Caesar là "Caesar": tên riêng này đã được thông qua bởi tất cả các hoàng đế La Mã, độc quyền bởi vua cầm quyền sau khi triều Julius-Claudius chấm dứt. Trong truyền thống này, Julius Caesar đôi khi được mô tả như là Caesar/ hoàng đế đầu tiên (theo ý kiến của Suetonius). Đây là một trong những danh hiệu được dùng lâu dài nhất, Caesar và chuyển thể của nó xuất hiện trong các năm kể từ thời của Caesar Augustus cho tới khi Sa hoàng Symeon II của Bulgaria bị truất ngôi vào năm 1946. Augustus là danh hiệu cao quý đầu tiên ban cho Hoàng đế Augustus: theo sau ông thì tất cả các hoàng đế La Mã được thêm cái tên này vào tên của họ. Mặc dù nó có một giá trị tượng trưng, ​​một cái gì đó như "cao" hay "tuyệt vời", nói chung là không được sử dụng để chỉ văn phòng của chính "Hoàng đế ". Trường hợp ngoại lệ bao gồm danh hiệu của Augustan History, một bộ sưu tập bán lịch sử của tiểu sử các vị hoàng đế của thế kỷ thứ 2 và thứ 3. Augustus đã (theo di chúc cuối cùng của ông) cấp danh hiệu cao quý phiên bản cho nữ như sự kính cẩn (Augusta) với vợ của mình. Kể từ khi chưa có "danh hiệu" Hoàng hậu (phối ngẫu) nào, phụ nữ của triều đại trị vì được cung cấp cho danh hiệu cao quý này là mục tiêu cao nhất có thể đạt được. Tuy nhiên rất ít người được cấp danh hiệu này và chắc chắn không phải là một quy luật tất cả các bà vợ của hoàng đế trị vì. Imperator (ví dụ như trong Lịch sử tự nhiên của Pliny Già). Trong Cộng hòa La Mã Imperator có nghĩa là "chỉ huy (quân đội)". Vào cuối nền Cộng hòa, như trong những năm đầu của chế độ quân chủ mới, Imperator là một danh hiệu cấp cho các tướng lĩnh La Mã bởi quân đội của họ và Viện Nguyên lão sau khi một thắng lợi lớn, tương đương với nguyên soái mặt trận (đứng đầu hoặc chỉ huy toàn bộ quân đội). Ví dụ, vào năm 15 thì Germanicus tự xưng Imperator trong thời cai trị của người cha nuôi là Tiberius. Chẳng bao lâu sau đó "Imperator" đã trở thành một danh hiệu dành riêng cho vua cầm quyền. Điều này dẫn đến từ "Hoàng đế" trong tiếng Anh, "Empereur" trong tiếng Pháp và "Mbreti" trong tiếng Albanian. Danh hiệu Imperatrix dành cho nữ trong tiếng La Tinh chỉ phát triển sau khi "Imperator" được đưa vào định nghĩa của "Hoàng đế". Αὐτοκράτωρ (autokrator), βασιλεύς (basileus): mặc dù người Hy Lạp sử dụng từ tương đương "Caesar" (Καίσαρ, Kaisar) và "Augustus" (trong 2 hình thức: phiên âm như Αὔγουστος, Augoustos hoặc được dịch là Σεβαστός, Sebastos), những danh hiệu này chỉ được sử dụng như một phần của tên Hoàng đế hơn là một dấu hiệu của văn phòng. Thay vì phát triển một tên mới cho loại hình mới của chế độ quân chủ, họ sử dụng αὐτοκράτωρ (autokratōr, chỉ có một phần chồng chéo với sự hiểu biết hiện đại của "vua chuyên quyền") hoặc βασιλεύς (basileus, cho đến khi trở thành tên thông thường cho "chủ quyền"). Autokratōr về cơ bản được sử dụng như là một bản dịch của từ La Tinh Imperator trong phiên âm chữ nói tiếng Hy Lạp là một phần của Đế quốc La Mã, nhưng ở đây chỉ có một phần chồng chéo lên nhau giữa ý nghĩa của khái niệm gốc Hy Lạp và La Tinh. Đối với người Hy Lạp Autokratōr không phải là một danh hiệu quân sự và gần gũi hơn với khái niệm độc tài trong tiếng La Tinh ("một người với quyền lực không giới hạn") trước khi nó đến có nghĩa là Hoàng đế. Basileus có vẻ không được sử dụng độc quyền trong ý nghĩa của "hoàng đế". (và đặc biệt, hoàng đế La Mã/Byzantine) trước thế kỷ 7, mặc dù nó chỉ là một tiêu chuẩn chính thức của Hoàng đế ở phía Đông nói tiếng Hy Lạp. Sau thời kì hỗn loạn Năm của bốn Hoàng đế trong năm 69, triều Flavius trị vì trong 3 thập kỷ. Triều Nerva-Antoninus kế thừa cai trị hầu hết thế kỷ 2 đã ổn định Đế chế. Thời đại này được biết đến như là thời đại của Năm Hoàng đế tốt và được theo sau bởi triều Severus ngắn ngủi. Trong Khủng hoảng của thế kỷ thứ 3, các hoàng đế doanh trại kế thừa nhau chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Ba người kế thừa ngắn ngủi đã cố gắng để có hoàng đế của riêng mình: Đế chế Gallia, Đế chế Britannia và Đế chế Palmyrene mặc dù đế chế sau cùng sử dụng rex thường xuyên hơn. Giai đoạn tiếp theo, được biết đến như là Dominate, bắt đầu bởi chế độ "bộ tứ" do Diocletianus thành lập. Trong hầu hết thế kỷ 4, có nhiều hoàng đế riêng biệt cho phía Tây và phía Đông của đế quốc. Mặc dù có các mối quan hệ nhiều triều đại giữa các hoàng đế của cả hai phần, họ cũng thường xuyên là đối thủ của nhau. Hoàng đế cuối cùng cai trị đế quốc La Mã thống nhất là Theodosius. Hơn một thế kỷ sau cái chết của ông năm 395, Hoàng đế cuối cùng của nửa phương Tây của đế quốc đã bị truất ngôi. === Thời kỳ Đông La Mã === ==== Trước cuộc thập tự chinh thứ 4 ==== Nhà sử học thường đặt tên cho phần phía đông của Đế quốc La Mã là đế quốc Byzantine dựa trên thủ đô Constantinopolis, có tên cổ là Byzantium (Istanbul ngày nay). Sau sự sụp đổ của thành La Mã trước các tộc Giécmanh trong năm 476, danh hiệu "Hoàng đế" vẫn tồn tại ở Đông La Mã. Các hoàng đế Byzantine hoàn thành việc chuyển đổi từ ý tưởng của Hoàng đế như là một tên chính thức bán cộng hòa với Hoàng đế như một vị vua truyền thống khi Hoàng đế Heraclius giữ lại danh hiệu của Basileus, đã là một từ đồng nghĩa cho "Hoàng đế" (nhưng trước đó chỉ được chỉ định cho "vua" trong Hy Lạp) trong nửa đầu của thế kỷ t7. Một phát triển đặc biệt cho vị trí hoàng đế của Byzantine là cesaropapism, vị trí lãnh đạo của người Kitô giáo. Trong sử dụng chung, danh hiệu hoàng gia Byzantine phát triển từ đơn giản là "hoàng đế" (basileus), "Hoàng đế của người La Mã" (basileus tōn Rōmaiōn) trong thế kỷ 9 tới "hoàng đế và vua chuyên quyền của người La Mã" (basileus kai autokratōr tōn Rōmaiōn) trong thế kỉ 10 . Trong thực tế, chưa từ nào trong số này (và thêm epithets và các chức danh khác) hoàn toàn bị loại bỏ. Đế quốc Byzantine cũng có 3 nữ hoàng mạnh mẽ có hiệu quả trị vì như một hoàng đế, trong hình thức nhiếp chính là nữ hoàng Irene và hoàng hậu Zoe và Thedora. ==== Hoàng đế La-tinh ==== Năm 1204, cuộc Thập Tự Chinh thứ tư đã đánh chiếm Constantinopolis và sớm thành lập một đế quốc La Tinh của Constantinopolis dưới một trong những nhà lãnh đạo Thập tự chinh. Tuy nhiên nhà nước La-tinh chỉ nắm quyền kiểm soát trên một phần lãnh thổ rất nhỏ của Đế quốc Đông La Mã. Khi đế quốc này bị người Đông La Mã tiêu diệt vào năm 1261, một số vùng lãnh thổ ở Hy Lạp vẫn công nhận quyền hạn của nó trong một thời gian. Cuối cùng, danh hiệu Hoàng đế đã trở thành dư thừa và thậm chí không làm thăng thêm tí nào cho uy tín của các quý tộc trong lãnh địa của họ: nó không còn được dùng từ năm 1383. Đế quốc này đã tạo ra 3 nữ hoàng trị vì, 2 trong số đó cai trị bên ngoài thành phố trong những tàn tích của đế chế của họ. ==== Sau cuộc thập tự chinh thứ 4 ==== Tại Tiểu Á, sau khi đế quốc Đông La Mã bị quân Thập tự chinh tàn phá và hủy diệt, những quý tộc địa phương đã thành lập nên hai quốc gia ly khai chống lại đế quốc La Tinh là Đế quốc Nicaea và Đế quốc Trebizond. Tương tự như vậy, Despotate của Epiros được thành lập tại khu vực Balkan phía Tây của đế quốc La Tinh (những người cai trị sau này lấy danh hiệu của Hoàng đế trong một thời gian ngắn sau cuộc chinh phục của họ vào Thessalonica vào năm 1224). Cuối cùng, hoàng đế Nicaea đã thành công trong việc lấy lại danh hiệu hoàng đế Đông La Mã. Họ buộc Epirus phải thuần phục và chiếm lại Constantinopolis năm 1261 nhưng Trebizond vẫn độc lập. Đế quốc Byzantine phục hồi cuối cùng lại rơi vào tay Đế quốc Ottoman vào năm 1453. Đế quốc Trebizond có 3 nữ hoàng trị vì trước khi họ cũng bị tiêu diệt bởi Đế quốc Ottoman trong năm 1461. == Đế chế La Mã Thần thánh == Từ "La Mã" của danh hiệu Hoàng đế là một sự phản ánh của imperii translatio (chuyển giao quyền cai trị) việc coi các hoàng đế La Mã Thần thánh là những người kế thừa danh hiệu Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, một danh hiệu không có người nhận ở phương Tây sau cái chết của Julius Nepos năm 480. Từ thời của Otto Đại đế trở đi, nhiều cựu vương quốc Carolingian của Đông Francia trở thành Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhiều vị vua (Đức) khác như vua của Bavaria, Saxony, Phổ bầu một trong những đồng nghiệp của họ làm "Kaiser của người Đức" trước khi được đăng quang bởi Giáo hoàng. Hoàng đế cũng có thể theo đuổi việc lựa chọn người thừa kế của mình (thường là con trai) như Vua, người sau này sẽ nối nghiệp sau khi ông chết. Vị Vua nhỏ này sau đó mang danh hiệu Vua của người La Mã. Mặc dù về mặt kỹ thuật đã được phán quyết, sau khi cuộc bầu cử, ông sẽ được trao vương miện là hoàng đế bởi Đức Giáo hoàng. Hoàng đế cuối cùng được đăng quang bởi Đức Giáo hoàng là Charles V; tất cả các hoàng đế sau ông là hoàng đế đắc cử, nhưng được gọi phổ biến là Hoàng đế. == Đế quốc Áo == Hoàng đế Áo đầu tiên là Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II. Trong khi đối mặt với sự xâm lược của Napoleon, Franz lo sợ cho tương lai của Đế quốc La Mã Thần thánh. Ông muốn duy trì tình trạng hoàng gia của mình và gia đình trong trường hợp Đế chế La Mã thần thánh nên bị giải thể, vì thực sự vào năm 1806 đội quân lãnh đạo bởi Áo phải chịu một thất bại nhục nhã ở trận Austerlitz. Sau đó, Napoleon chiến thắng tiến hành tháo dỡ Reich cũ bằng cách cắt đứt một phần của đế quốc và biến nó thành một Liên bang sông Rhine. Với kích thước của lãnh thổ đế quốc của ông bị giảm đáng kể, Franz II, hoàng đế La Mã Thần thánh đã trở thành Francis I, Hoàng đế Áo. Danh hiệu hoàng đế mới có thể có vẻ ít uy tín hơn so với cái cũ, nhưng triều đại của Franz vẫn tiếp tục cai trị Áo và một vị vua Habsburg vẫn là một hoàng đế (Kaiser) và không chỉ đơn thuần là tên một vị vua (König), trong cái tên. Danh hiệu mới kéo dài chỉ hơn một thế kỷ cho đến năm 1918, nhưng chưa không bao giờ rõ ràng về lãnh thổ thành lập "đế quốc của Áo". Khi Franz lấy danh hiệu này năm 1804, diện tích đất Habsburg được mệnh danh là Kaisertum Österreich. Kaisertum theo nghĩa đen có thể được dịch là "emperordom" (tương tự với "vương quốc") hoặc "quyền của hoàng đế"; thuật ngữ này biểu thị đặc biệt "lãnh thổ cai trị bởi một hoàng đế" và do đó phần nào tổng quát hơn so với Reich, mà trong năm 1804 mang ý nghĩa thực của quy luật phổ quát. Lãnh địa của Áo (như trái ngược với sự phức tạp của vùng đất Habsburg như toàn thể) đã được là Archduchy từ thế kỷ 15 và hầu hết các vùng lãnh thổ khác của đế quốc đã có tổ chức và lịch sử lãnh thổ riêng của họ, mặc dù có một số nỗ lực tập trung, đặc biệt là trong triều đại của Marie Therese và con trai bà là Joseph II và sau đó hoàn thành vào đầu thế kỷ 19. Khi Hungary được quyền có chính phủ riêng vào năm 1867, những phần không phải Hungarian được gọi là Đế quốc Áo và đã chính thức được biết đến như là "vương quốc và đất đại diện trong Hội đồng Hoàng gia" (Reichsrat). Danh hiệu của Hoàng đế Áo và Đế quốc liên quan đến cả hai đều bị bãi bỏ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1918, khi Đức Áo trở thành một nước cộng hòa và các vương quốc lẫn đất đại diện khác trong Hội đồng Hoàng gia thành lập sự độc lập của riêng mình hoặc kết dính họ vào các tiểu bang khác. == Hoàng đế của Đông Âu == Nền văn hóa gần gũi và chính trị tương tác của Đông La Mã với các nước láng giềng Balkan là Bulgaria và Serbia và với Nga (nước Nga Kiev, sau đó Đại Công quốc Moskva) đã dẫn đến việc thông qua truyền thống đế quốc Đông La Mã ở tất cả các quốc gia này. === Bulgaria === Năm 913, Simeon I của Bulgaria lên ngôi Hoàng đế (Sa hoàng) bởi Đức Thượng Phụ Constantinopolis và hoàng gia nhiếp chính Nicholas Mystikos bên ngoài thủ đô Byzantine. Trong hình thức đơn giản hóa cuối cùng, danh hiệu "Hoàng đế và vua chuyên quyền của toàn Bulgaria và La Mã" (Tsar i samodarzhets na vsichki balgari i gartsi trong tiếng bản xứ hiện đại). Thành phần "La Mã" trong danh hiệu hoàng gia Bungari cho thấy cả hai có quyền cai trị người nói tiếng Hy Lạp và nguồn gốc của truyền thống triều đình từ người La Mã (đại diện bởi "La Mã" Byzantine). Sự công nhận của Byzantine với danh hiệu hoàng gia Simeon đã bị thu hồi bởi chính phủ Byzantine kế thừa. Thập kỷ 914-924 đã dùng trong chiến tranh phá hoại giữa Byzantium và Bulgaria về điều này và các vấn đề khác của cuộc xung đột. Vua Bulgaria đã tiếp tục kích thích đối tác Byzantine của mình bằng cách tuyên bố danh hiệu "Hoàng đế của người La Mã" (basileus tōn Rōmaiōn), cuối cùng được công nhận như là "Hoàng đế của Bulgaria" (basileus tōn Boulgarōn) bởi hoàng đế Byzantine Romanos I Lakapenos trong nằm 924. Byzantine công nhận nhân phẩm triều đình của vua Bulgaria và nhân phẩm phụ của thượng Phụ Bulgaria một lần nữa khẳng định tại kết luận của hòa bình vĩnh viễn và một cuộc hôn nhân triều đại Bulgaria-Byzantine trong năm 927. Trong khi đó, danh hiệu hoàng gia Bulgaria có thể có được cũng được xác nhận bởi Đức Giáo hoàng. Danh hiệu "Sa hoàng" của hoàng gia Bulgaria đã được thông qua bởi tất cả các vị vua Bulgaria cho đến sự sụp đổ của Bulgaria thuộc Ottoman cai trị. Thành phần văn học Bulgaria của thế kỷ 14 rõ ràng biểu thị thủ đô Bulgaria (Tarnovo) như là một kế thừa của La Mã và Constantinople, có hiệu lực như là "La Mã thứ Ba". Cần lưu ý rằng sau khi Bulgaria giành được độc lập từ đế quốc Osman năm 1908, quốc vương của nó, người trước đây theo kiểu "Knyaz", tức là Hoàng tử, lấy danh hiệu truyền thống của "Sa hoàng", nhưng chỉ được công nhận quốc tế chỉ như là một vua. === Serbia === Năm 1345, Vua Serbia là Stefan Uroš IV Dušan tự xưng Hoàng đế (Sa hoàng) và được trao vương miện tại Skopje vào lễ Phục Sinh năm 1346 bởi Đức Thượng Phụ mới được tạo ra của Serbia và của Đức Thượng Phụ của Bulgaria và Đức Tổng Giám mục autocephalous của Ohrid. Danh hiệu hoàng gia của ông được công nhận bởi Bulgaria và các nước láng giềng khác và đối tác thương mại nhưng không phải bởi đế quốc Byzantine. Trong hình thức đơn giản hóa cuối cùng của nó, danh hiệu hoàng gia Serbia được đọc là "Hoàng đế của người Serbia và Hy Lạp" (car Srba i Grka trong tiếng bản xứ hiện đại). Nó chỉ được sử dụng bởi Stefan Uros IV Dušan và con trai của ông là Stefan Uroš V ở Serbia cho đến khi ông qua đời năm 1371), sau đó nó đã trở thành tuyệt chủng. Một người anh em cùng cha khác mẹ của Dušan, Simeon Uroš và sau đó là con trai của ông Jovan Uroš, tuyên bố cùng một danh hiệu cho đến khi thoái vị sau này trong năm 1373, trong khi cầm quyền như dynasts tại Thessaly. Thành phần "Hy Lạp" trong danh hiệu hoàng gia Serbia cho biết về quyền cai trị người Hy Lạp và nguồn gốc của truyền thống triều đình từ người La Mã (đại diện bởi "tiếng Hy Lạp" Đông La Mã). === Nga === Năm 1472, cháu gái của hoàng đế Byzantine cuối cùng là Sophia Palaiologina kết hôn với Ivan III, đại hoàng tử của Moskva, người bắt đầu đấu tranh cho ý tưởng của Nga là sự kế thừa cho đế quốc Byzantine. Ý tưởng này được đại diện nhấn mạnh trong thành phần mà nhà sư Filofej gửi cho con trai của họ là Vasili III. Sau khi kết thúc sự phụ thuộc của Đại Công quốc Moskva vào chúa tể Mông Cổ trong năm 1480, Ivan III đã bắt đầu việc sử dụng các chức danh Sa hoàng và Autocrat (samoderzhets). Sự nhấn mạnh của ông về sự công nhận như vậy bởi hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1489 dẫn đến việc cấp sự công nhận này vào năm 1514 do Maximilian I cho Vasili III. Con trai của ông là Ivan IV nhấn mạnh việc trao vương miện Sa hoàng cho mình (Sa hoàng) vào ngày 16 tháng 1 năm 1547. Từ Sa hoàng có nguồn gốc từ Caesar trong tiếng La tin, nhưng danh hiệu này đã được sử dụng ở Nga là tương đương với vua; lỗi này xảy ra khi các giáo sĩ thời trung cổ Nga gọi các vị vua Do Thái trong Kinh Thánh với danh hiệu tương tự được sử dụng để chỉ định nhà cầm quyền La Mã và Byzantine - Caesar. Ngày 31 tháng 10 năm 1721, Pyotr I được công bố là Hoàng đế Thượng viện - danh hiệu được sử dụng là tiếng La Tinh "Imperator", mà là một hình thức phương tây hóa tương đương với danh hiệu Slavic truyền thống "Tsar". Ông dựa trên yêu cầu của mình một phần khi một lá thư được phát hiện năm 1717 được viết từ năm 1514 bởi Maximilian I cho Vasili III, trong đó Hoàng đế La Mã Thần thánh sử ​​dụng thuật ngữ đề cập đến Vasili. Danh hiệu này đã không được sử dụng tại Nga kể từ sự thoái vị của Hoàng đế Nikolai II vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Đế quốc Nga có 3 Nữ hoàng trị vì, tất cả đều trong thế kỷ 18. === Đế quốc Ottoman === Những người cai trị của Ottoman đã tổ chức một số danh hiệu biểu thị tình trạng Hoàng gia của họ. Chúng bao gồm: Thánh thượng Đại sultan, Vua của Hoàng gia Osman, Sultan của các sultan, Hãn của các Hãn, Người dẫn dắt các tín đồ và Người kế vị của nhà Tiên tri của Vạn vật, Người bảo hộ của ba thánh địa Mecca, Medina và Jerusalem, Hoàng đế của ba thành phố Constantinopolis, Hadrianopolis và Bursa, của các thành phố Damascus và Cairo, của toàn Azerbaijan, người Magris, của Barka, của Kairuan, của Aleppo, của Iraq thuộc Ả Rập và của Ajim, của Basra, của El Hasa, của Dilen, của Raka, của Mosul, của Parthia, của Diyarbakır, của Cicilia, của những tỉnh Erzurum, của Sivas, của Adana, của Karaman, Van, của Berber, của Abyssinia, của Tunisia, của Tripoli, của Damascus, của Síp, của Rodós, của Candia, của tỉnh Morea, của biển Marmara, biển Đen và các bờ biển, của Tiểu Á, của các xứ Rumelia, Bagdad, Kurdistan, Hy Lạp, Turkistan, Tartary, Circassia, của 2 miền đất Kabarda, Gruzia, của các đồng bằng nơi người Kypshak sinh sống, của toàn quốc gia người Tartar, của xứ Kefa và của tất cả các xứ láng giềng, của xứ Bosnia và những phần phụ thuộc, của thành phố và pháo đài Beograd, của tỉnh Serbia, với tất cả những lâu đài, pháo đài và thành phố, của toàn xứ Albania, của toàn xứ Iflak và xứ Bogdania, và cả những biên giới và vùng lệ thuộc, và nhiều quốc gia và thành phố khác . Sau sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã vào năm 1453, các danh hiệu bổ sung gồm Kaysar-i Rum (Hoàng đế của người La Mã) cũng được sử dụng. == Hoàng đế ở Tây Âu == === Pháp === Các vị vua của Ancien Régime và chế độ quân chủ Tháng bảy sử dụng xưng là "Hoàng đế nước Pháp" (Empereur de France) trong thư ngoại giao và các điều ước quốc tế với các Hoàng đế Ottoman ít nhất là từ năm 1673 trở đi. Các Hoàng đế Ottoman khẳng định danh hiệu này trong khi không chịu thừa nhận các hoàng đế La Mã Thần thánh hoặc các Nga hoàng vì họ đòi quyền thừa kế Đế quốc La Mã. Nói tóm lại, đây là một sự lăng mạ gián tiếp của người Thổ đối với các Hoàng đế La Mã Thần thánh và người Nga. Các vua Pháp cũng xưng là "Hoàng đế nước Pháp" trong các công văn tới Maroc (1682) và Ba Tư (1715). ==== Đế chế Pháp thứ nhất ==== Napoléon Bonaparte, người từng là Đệ nhất Tổng tài của Đệ nhất Cộng hoà Pháp (Premier Consul de la République française) suốt đời đã tuyên bố mình là Hoàng đế của người Pháp (Empereur des Français) vào ngày 18 tháng 5 năm 1804 do đó tạo ra Đế chế của người Pháp (Empire des Français). Napoléon từ bỏ danh hiệu Hoàng đế của người Pháp vào ngày 6 tháng 4 và một lần nữa vào ngày 11 tháng 4 năm 1814. Con trai trẻ của Napoleon, Napoléon II được công nhận bởi Hội đồng của Peers, như Hoàng đế từ thời điểm sự thoái vị của cha mình và do đó trị vì là Hoàng đế 15 ngày, kể từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 7 tháng 7 năm 1815. ==== Elba ==== Từ 3 tháng 5 năm 1814, chủ quyền của Elba đã tạo ra một chế độ quân chủ không cha truyền con nối thu nhỏ dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Pháp lưu vong Napoleon I. Napoleon I được cho phép giữ lại danh hiệu Hoàng đế theo các điều khoản của hiệp ước Fontainebleau (27 tháng 4). Quần đảo này không được thiết kế lại như một đế chế. Ngày 26 tháng 2 năm 1815, Napoleon rời Elba để tới Pháp và phục hồi đế quốc Pháp trong vòng 100 Ngày; tuy nhiên cuộc chiến tranh của Napoléo thất bại, ông bị đuổi khỏi đảo Elba vào ngày 25 tháng 3 năm 1815 và, vào ngày 31 tháng 3 cùng năm, Elba đã được nhượng lại sự cho Đại Công quốc Tuscania theo các điều khoản của Đại hội Viên. Sau thất bại cuối cùng của mình, Napoleon được coi là một tướng bởi chính quyền Anh trong thời gian lưu vong thứ hai của ông đến đảo Saint Helena ở Đại Tây Dương. Danh hiệu của ông là một vấn đề tranh chấp với Thống đốc Saint Helena, người khăng khăng gọi ông là "Tướng Bonaparte", mặc dù trong "thực tế lịch sử ông đã là một hoàng đế" và do đó được giữ lại nó . ==== Đế chế Pháp thứ hai ==== Cháu trai của Napoléon I, Napoléon III, làm sống lại danh hiệu hoàng đế ngày 2 tháng 12 năm 1852, sau khi thành lập Đế chế thứ hai trong một cuộc đảo chính tổng thống, sau đó được phê duyệt bởi toàn dân đầu phiếu. Triều đại của ông được đánh dấu bằng các công trình công cộng quy mô lớn, phát triển các chính sách xã hội và sự mở rộng ảnh hưởng của Pháp trên toàn thế giới. Trong suốt triều đại của ông, ông cũng thiết lập về việc tạo ra các Đế quốc Mexico thứ hai (lãnh đạo bởi Maximilian I, thành viên của Nhà Habsburg), để lấy lại sự nắm giữ của Pháp ở châu Mỹ và để đạt được sự vĩ đại cho chủng tộc 'La Tinh' . Napoleon III bị lật đổ vào ngày 4 tháng 9 năm 1870 sau khi khi Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Cộng hòa thứ Ba theo sau ông và sau cái chết của con trai Napoleon (IV) vào năm 1879 trong Chiến tranh Zulu, phong trào chia cắt của Bonapartist và Cộng hòa thứ ba kéo dài đến năm 1940. === Bán đảo Iberia === Nguồn gốc của danh hiệu Imperator totius Hispaniae (tiếng La Tinh cho Hoàng đế của toàn Tây Ban Nha ) là không rõ ràng. Đó là liên quan với chế độ quân chủ Leon có thể lùi xa đến Alfonso Đại đế (866-910). Hai vị vua cuối cùng của triều Pérez được gọi là hoàng đế trong một nguồn đương đại. Vua Sancho III của Navarre chinh phục Leon năm 1034 và bắt đầu sử dụng nó. Con trai ông, Ferdinand I của Castile lấy danh hiệu năm 1039. Con trai của Ferdinand, Alfonso VI của Castile lấy danh hiệu năm 1077. Sau đó nó được truyền cho con của ông, Alfonso I của Aragon năm 1109. Con trai riêng của ông và cháu trai của Alfonso VI, Alfonso VII là người duy nhất đã thực sự có một lễ đăng quang hoàng đế trong năm 1135. Danh hiệu này không chính xác do di truyền nhưng tự được công bố bởi những người đã, toàn bộ hoặc một phần, thống nhất các tín đồ Kitô một phần phía bắc của bán đảo Iberia, thường là bằng cách giết chết anh chị em ruột đối thủ. Các Giáo hoàng và hoàng đế La Mã Thần thánh phản đối việc sử dụng danh hiệu hoàng đế như một soán ngôi của lãnh đạo trong Kitô giáo phương Tây. Sau cái chết của Alfonso VII năm 1157, danh hiệu này bị bỏ rơi. Sau sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã, người thừa kế hợp pháp ngai vàng, Andreas Palaiologos, đã tuyên bố Ferdinand và Isabella là của mình vào năm 1503. Tuyên bố này dường như đã bị lãng quên hoặc bị bỏ rơi lặng lẽ trong suốt 300 năm qua. === Anh === Vào cuối thế kỷ 3, vào cuối kỷ nguyên của các hoàng đế doanh trại tại Roma, có 2 vị hoàng đế Britannic trị vì khoảng một thập kỷ. Sau khi kết thúc sự cai trị của La Mã ở Anh, Imperator Cunedda giả mạo Vương quốc Gwynedd ở miền bắc xứ Wales, nhưng tất cả các người kế nhiệm của ông đã có danh hiệu vua và hoàng tử. ==== Anh ==== Không có danh hiệu nào đặt ra cho nhà vua của nước Anh trước năm 1066 và chế độ quân chủ đã chọn phong cách cho riêng mình như là họ hài lòng. Các chức danh hoàng gia được sử dụng không thích hợp bắt đầu với Athelstan năm 930 và kết thúc với việc người Norman chinh phục nước Anh. Nữ hoàng Matilda (1102-1167) là vua Anh duy nhất thường được gọi là "hoàng đế" hay "Nữ hoàng", nhưng có được danh hiệu của mình thông qua cuộc hôn nhân của bà với Henry V, Hoàng đế La Mã thần thánh và có tính hợp pháp ít nhất là Nữ hoàng Anh. Trong sự cai trị của Henry VIII, một Đạo luật của Quốc hội tuyên bố rằng lĩnh vực này của nước Anh là một đế quốc... lãnh đạo bởi Thủ trưởng tối cao và Vua có nhân phẩm và bất động sản hoàng gia của Hoàng đế. Do đó Anh bằng cách mở rộng là nhà nước hiện đại, kế thừa Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, thì trong thực tế nó là một đế quốc cai trị bởi một vị vua được ưu đãi với phẩm giá hoàng gia. Tuy nhiên, điều này đã không dẫn đến việc tạo ra các danh hiệu của Hoàng đế ở Anh hoặc ở chính Vương quốc Anh. ==== Vương quốc Anh ==== Năm 1801, George III từ chối danh hiệu của Hoàng đế khi được mời. Thời gian duy nhất khi chế độ quân chủ Anh đã tổ chức danh hiệu của hoàng đế trong triều đại kế thừa bắt đầu khi danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ được tạo ra cho Nữ hoàng Victoria. Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Benjamin Disraeli đứng đầu tặng danh hiệu thêm cho bà theo Đạo luật của Quốc hội, nổi tiếng là làm dịu bớt sự kích thích vì vua tại vị chỉ là Nữ hoàng, thấp hơn so với con gái của bà (Công chúa Victoria là vợ của đương kim Hoàng đế Đức); thiết kế Hoàng gia Ấn Độ cũng đã chính thức hợp lý biểu hiện thành công của Anh trong việc là người cai trị tối cao của Mogul, sử dụng quy tắc gián tiếp thông qua hàng trăm vương quốc chính thức được bảo hộ, không phải thuộc địa, nhưng chấp nhận Anh là bá chủ của họ. Danh hiệu này được từ bỏ bởi Kaisar-i-Hind cuối cùng là George VI khi Ấn Độ độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Hai thập kỷ trước đó Đạo luật về danh hiệu của Nghị viện và Hoàng gia năm 1927 đã nói rằng Vương quốc Anh và các lãnh địa "bình đẳng trong tình trạng, không phụ thuộc vào nhau trong bất kỳ khía cạnh của công việc bên trong hoặc bên ngoài của mình, mặc dù thống nhất bởi lòng trung thành phổ biến ngai vàng, và tự do liên quan như là thành viên của Khối thịnh vượng chung của Anh Quốc". Cùng với Điều lệ Westminster, năm 1931, điều này đã thay đổi cách chế độ quân chủ nghị viện Anh cai trị các lãnh địa ở nước ngoài, di chuyển từ đế quốc thực dân Anh đối vớti một cấu trúc mới cho sự tương tác giữa Khối thịnh vượng chung và Ngai vàng. Nữ hoàng cuối cùng của Ấn Độ là Elizabeth Bowes-Lyon. === Đế chế Đức === Dưới chiêu bài chủ nghĩa lý tưởng mở đường cho chủ nghĩa hiện thực, những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức nhanh chóng từ bỏ xu hướng tự do dân chủ trong trào lưu cách mạng 1848 - 1849 và hướng tới "chính sách thực dụng" (Realpolitik) của Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Bismarck muốn thôn tính những nước Đức nhỏ địch thủ để đạt được mục tiêu của ông về một nước Đức thống nhất và theo đường lối bảo thủ do Phổ thống trị. Thắng lợi của Vương quốc Phổ trong ba cuộc chiến tranh (chiến tranh Schleswig lần thứ hai chống Đan Mạch vào năm 1864, chiến tranh Áo-Phổ chống lại Áo vào năm 1866 và chiến tranh Pháp-Phổ chống lại Đế chế thứ hai Pháp vào các năm 1870 - 1871) đã đem lại thành công cho đường lối của Bismarck. Sau khi hạ được thủ đô Paris của Pháp vào năm 1871, Liên bang Bắc Đức - với sự ủng hộ của các đồng minh miền nam nước Đức - bắt tay ngay vào việc thành lập một Đế chế Đức. Nhà vua Phổ là Wilhelm I đã làm lễ đăng quang ngôi Hoàng đế Đức tại Cung điện Versailles - một hành động với mục đích nhằm sỉ nhục nước Pháp bại trận. Sau khi Hoàng đế Wilhelm I qua đời, Hoàng thái tử Friedrich lên nối ngôi báu, tức Hoàng đế Friedrich III, nhưng chỉ trị vì được có 99 ngày thì bệnh mất. Cùng năm đó, con của Friedrich III là Hoàng thái tử Wilhelm lên ngôi Hoàng đế Wilhelm II. Trong năm 1888 nước Đức đã ba lần thay đổi ngôi vị Hoàng đế. Wilhelm II cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của Đế chế Đức: sau khi Đức thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và phong trào Cách mạng Đức (1918) bùng nổ, Đế chế Đức cũng diệt vong, nhường chỗ cho nền Cộng hòa Weimar. == Hoàng đế theo mô hình châu Âu thời hậu thuộc địa == === Brasil === Khi Napoléon I ra lệnh xâm lược Bồ Đào Nha vào năm 1807 vì từ chối tham gia Hệ thống phong tỏa Lục địa, người nhà Braganças chuyển thủ đô của họ đến Rio de Janeiro để tránh số phận của nhà Bourbon của Tây Ban Nha (Napoleon I bắt giữ họ và đưa anh trai của ông là Joseph làm vua). Khi tướng Pháp Junot đến Lisbon, hạm đội Bồ Đào Nha đã bỏ đi với tất cả tầng lớp thượng lưu ở các địa phương. Năm 1808, dưới sự hộ tống của hải quân Anh, hạm đội Bồ Đào Nha đến Brasil. Sau đó, vào năm 1815, Vương tử Nhiếp chính Bồ Đào Nha (kể từ 1816 là vua João VI) đã công bố thành lập Liên hiệp Vương quốc Bồ Đào Nha, Brazil và Algarve, như một liên minh của 3 vương quốc, nâng Brazil khỏi tình trạng thuộc địa của nó. Sau sự sụp đổ của Napoleon I và cuộc cách mạng tự do ở Bồ Đào Nha, Vương gia Bồ Đào Nha trở về châu Âu (1820). Vương tử Pedro Bragança (con trai lớn của vua João VI) ở lại Nam Mỹ, trở thành Nhiếp chính của Brasil, nhưng hai năm sau đó là năm 1822, ông tự xưng làm Hoàng đế đầu tiên của đất nước này, tức Pedro I. Pedro vẫn tôn phụ hoàng João VI là Hoàng đế Danh nghĩa của Brazil, một danh hiệu thể hiện sự tôn kính cho đến khi João VI qua đời vào năm 1826. Đế chế Brasil chấm dứt vào năm 1889, khi Hoàng đế Pedro II (con trai và người kế nhiệm của Pedro I) bị lật đổ và nước cộng hòa Brasil được thành lập. === Haiti === Haiti đã tuyên bố là một đế chế bởi người cai trị của mình, Jean-Jacques Dessalines, người tự lập mình làm Hoàng đế Jacques I vào ngày 20 tháng 5 năm 1805. Ông bị ám sát vào năm tiếp theo. Haiti một lần nữa trở thành một đế chế từ 1849-1859 dưới quyền của Faustin Soulouque. === México === Tại México, Đế chế México thứ nhất là một trong 2 đế chế đầu tiên được tạo ra. Agustín de Iturbide, viên tướng đã tuyên bố Mexico độc lập khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, đã được công bố là Hoàng đế Agustín I vào ngày 12 tháng 7 năm 1822, nhưng bị lật đổ bởi một sự kiện gọi là Kế hoạch của Casa Mata vào năm sau đó. Vào năm 1863, quân xâm lược Pháp, dưới thời Napoléon III (xem ở trên), trong liên minh với phe bảo thủ và giới quý tộc México, đã dựng nên Đế chế México thứ hai với Hoàng đế của nó là Đại Công tước Maximilian của nhà Habsburg-Lorraine, em trai của Hoàng đế Áo Franz Josef I. Maximilian không có con và hoàng hậu của ông là Carlota, con gái vua Leopold I của Bỉ, nhận nuôi cháu của Agustín là Agustin và Salvador như người thừa kế của Maximilian để củng cố ngai vàng của Mexico. Maximilian và Carlota chọn Lâu đài Chapultepec là nơi ngự trị của họ, vốn là cung điện duy nhất tại Bắc Mỹ là nhà của người cầm quyền. Sau khi nền thống trị của Pháp bị đánh đuổi vào năm 1867, Hoàng đế Maximilian bị bắt và xử tử bởi quân giải phóng của Benito Juárez. Đế chế này dẫn đến ảnh hưởng của Pháp trong nền văn hóa México và làn sóng nhập cư của người dâb từ Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ đến México. == Các quốc gia thời tiền Columbus == Truyền thống Aztec và Inca đều không liên quan đến nhau. Cả hai quốc gia này đều bị chinh phục dưới triều đại của vua Charles I của Tây Ban Nha, người đã đồng thời là hoàng đế mới đắc cử của Đế quốc La Mã Thần thánh khi Aztec bị xâm chiếm và là hoàng đế chính thức khi Inca sụp đổ. Ngẫu nhiên là vua của Tây Ban Nha, ông cũng là hoàng đế La Mã (Byzantine) trên danh nghĩa thông qua Andreas Palaiologos. Các bản dịch về tước hiệu của hai quốc gia này đều được thực hiện bởi Tây Ban Nha. === Đế chế Aztec === Những "hoàng đế" của đế quốc Aztec (1375-1521) được người dân bản địa gọi với tước hiệu Hueyi Tlatoani. Đó là một chế độ quân chủ được bầu chọn bởi tầng lớp thượng lưu. Một viên tướng Tây Ban Nha Hernán Cortés đã giết Hoàng đế Cuauhtémoc và thiết lập một nhà cai trị bù nhìn làm chư hầu cho Tây Ban Nha. Hoàng đế Maximilian của México xây dựng cung điện của mình, Lâu đài Chapultepec, trên đống đổ nát của một lâu đài Aztec xưa. === Đế chế Inca === "Hoàng đế" của đế quốc Inca (1438-1533) được người bản địa gọi là Sapa Inca. Một viên tướng Tây Ban Nha là Francisco Pizarro, người đã tổ chức cuộc xâm lược Inca, đã giết Hoàng đế Atahualpa và lập nên một vị vua Inca bù nhìn. Atahualpa thực sự có thể được coi là một người cướp ngôi vì ông đạt được quyền lực bằng cách giết chết anh trai cùng cha khác mẹ của mình và ông cũng không thực hiện lễ đăng quang cần thiết với vương miện hoàng đế mascaipacha bởi Uma Huillaq (giáo sĩ tối cao). == Ba Tư == Tại Ba Tư, từ thời điểm của Darius Đại đế, người cai trị Ba Tư đã sử dụng danh hiệu "Vua của các vua" (Shahanshah trong tiếng hiện đại của Iran) kể từ khi họ cai trị trên các dân tộc từ Ấn Độ tới Hy Lạp. Alexander Đại đế đã đăng quang là shahanshah sau khi chinh phục Ba Tư, đưa cụm từ basileus toon basileoon tới Hy Lạp. Tigranes Đại đế, vua của Armenia, được đặt tên là vua của các vua khi ông tạo ra đế chế của mình sau khi đánh bại đế quốc Parthia. Shahanshah cuối cùng bị lật đổ vào năm 1979 sau cuộc Cách mạng Iran. Shahanshah thường được dịch là vua của các vua hay chỉ đơn giản là vua cho các nhà cai trị cổ xưa của Achaemenid, Arsacid và triều Sassanid và thường rút ngắn là shah cho nhà cầm quyền kể từ triều Safavid trong thế kỷ 16. == Tiểu lục địa Ấn Độ == Từ tiếng Phạn cho hoàng đế là Samrāṭ hoặc Chakravarti (từ gốc: samrāj). Từ này được sử dụng như là một hình dung của các vị thần Vệ Đà khác nhau như Varuna và đã được chứng thực trong Kinh Vệ Đà, có thể là cuốn sách được biên soạn lâu đời nhất trong các tác phẩm Ấn-Âu. Chakravarti được đề cập đến như vua của các vua. Chakravarti là không chỉ là một người cai trị có chủ quyền nhưng cũng là người sáng lập. Thông thường, trong thời đại Vệ Đà sau đó, một vị vua Ấn Độ giáo (Maharajah) chỉ được gọi là Samrāṭ sau khi thực hiện lễ hiến tế Vệ Đà Rājasūya, thiết lập ông bởi truyền thống tôn giáo để khẳng định tính ưu việt hơn các vị vua và hoàng tử khác. Một từ khác cho hoàng đế là sārvabhaumā. Danh hiệu của Samrāṭ được sử dụng bởi các nhà cai trị của tiểu lục địa Ấn Độ tuyên bố như là chủ quyền bởi thần thoại Hindu. Trong lịch sử, hầu hết các nhà sử học gọi Chandragupta Maurya là samrāṭ (hoàng đế) đầu tiên của tiểu lục địa Ấn Độ, bởi vì đế quốc khổng lồ ông cai trị. "Hoàng đế" Phật giáo nổi tiếng nhất là cháu trai của ông A-dục vương. Các vị vua của một số triều đại khác cũng được coi là Hoàng đế như là Quý Sương, Gupta, Vijayanagara, Hoysala và Chola. Sau khi Ấn Độ bị xâm lược bởi các Hãn Mông Cổ và người Hồi giáo gốc Đột Quyết, các nhà cai trị của các quốc gia lớn trên tiểu lục địa đều có danh hiệu Xuntan của các nước Hồi giáo. Theo cách này, chỉ có một nữ hoàng tại ngôi duy nhất thực sự ngồi trên ngai vàng là Sultan Razia. Đối với giai đoạn 1877-1947 khi Hoàng đế Anh cai trị, thuộc địa Ấn Độ là viên ngọc trên vương miện của Đế quốc Anh, xem ở trên. == Châu Phi == === Ethiopia === Tại Ethiopia, triều Solomon sử dụng danh hiệu "nəgusä nägäst" có nghĩa là "Vua của các Vua" bắt đầu từ năm 1270. Việc sử dụng tước hiệu "Vua của các vua" bắt đầu một thiên niên kỷ trước đó trong khu vực này, tuy nhiên, với danh hiệu được sử dụng bởi các vị vua của Aksum, bắt đầu với Nhà Sembrouthe trong thế kỷ 3. Một danh hiệu khác được sử dụng bởi triều đại này là "Itegue Zetopia". "Itegue" tạm dịch là Nữ hoàng, và cũng được sử dụng bởi phụ nữ duy nhất trị vì như Nữ hoàng, Zauditu, cùng với danh hiệu chính thức Negiste Negest (Nữ hoàng của các Vua). Năm 1936, sau khi Ethiopia bị phát xít Ý xâm chiếm trong Chiến tranh Ý-Abyssinia lần thứ hai, vua Ý là Victor Emmanuel III cũng tự xưng làm Hoàng đế Ethiopia. Sau khi đế quốc Anh đuổi cổ phát xít Ý khỏi Ethiopia vào năm 1941, hoàng đế Haile Selassie khôi phục lại ngai vàng nhưng Victor Emmanuel vẫn tiếp tục xưng Hoàng đế cho đến tận năm 1943. Rastafari tuyên bố Selassie như Chúa tái sinh trước và thậm chí nhiều hơn sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (xem phong trào Rastafari) vì sự dũng cảm của mình trong Chiến tranh Ý-Abyssinia lần thứ hai, việc ông cứu tổ quốc của mình và bài ​​phát biểu tuyệt vời của mình với người của vương quốc Anh. Sau đó, từ Hoàng đế được sử dụng bởi các thành viên của nó như là một kính cẩn của việc sử dụng độc quyền cho vua thần linh của họ, Hoàng đế cuối cùng của Ethiopia. === Đế quốc Trung Phi === Năm 1976, Tổng thống Jean-Bédel Bokassa của Cộng hòa Trung Phi tuyên bố đất nước là Đế quốc Trung Phi và đã biến mình thành Hoàng đế Bokassa I. Các khoản chi phí kinh khủng của buổi lễ đăng quang của ông đã khiến đất nước bị phá sản. Ông bị lật đổ chỉ 3 năm sau đó và nước cộng hòa được phục hồi. == Truyền thống Đông Á == Truyền thống Đông Á là khác biệt với truyền thống La Mã, phát sinh một cách riêng biệt. Những gì liên kết chúng lại với nhau là việc sử dụng từ 皇 (huáng) và 帝 (dì) mà cùng nhau hoặc cá nhân là hoàng đế. Do ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, các nước láng giềng của nước này đã thông qua danh hiệu này hoặc đã có danh hiệu mẹ đẻ của họ phù hợp với từ tiếng Hán. === Trung Quốc === Thời thượng cổ, các vua có danh hiệu Hoàng hoặc Đế (Tam Hoàng Ngũ Đế). Thời nhà Hạ và giai đoạn đầu nhà Thương, vua khi còn sống thì gọi là Hậu, sau khi mất thì gọi là Đế. Đến cuối đời nhà Thương và từ đời nhà Chu, tước vị để chỉ vua là Vương, kể cả khi còn sống và khi đã qua đời. Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Vương Doanh Chính thống nhất các nước nhỏ, các dân tộc khác nhau trên một vùng rộng lớn tạo ra tiền đề để tạo thành nước Trung Quốc sau này. Vua Tần là Doanh Chính vốn đang xưng Vương không muốn dùng lại danh xưng Vương như vua nhà Chu, mà sau này sẽ được dùng làm tước phong tặng cho các công thần của mình (tước Vương). Để chứng tỏ đẳng cấp cao hơn của vua nhà Tần mới so với vua nhà Chu cũ, phân rõ tôn ti trên dưới với các vua cai trị các tiểu quốc cũ đã bị tiêu diệt, tỏ rõ thần quyền phong kiến chính danh với dân các nước đã bị chiếm đoạt, tiêu diệt, Tần Doanh Chính đã ghép chữ Hoàng là danh xưng của 3 vị vua thời Tam Hoàng và chữ Đế là danh xưng của 5 vị vua thời Ngũ Đế thời thượng cổ thành tước vị Hoàng đế, và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước Tần, tức là Tần Thủy Hoàng. Từ đó các vị vua phong kiến tập quyền chính thống ở Trung Quốc cũng dùng danh vị này, và tước Vương trở thành bậc thứ hai. Ngôi vị của vua phong kiến xưa ở Trung Quốc tức Hoàng đế theo chế độ tông pháp tức "cha truyền con nối". Khi Trung Quốc bị chia cắt, các vua đều tự xưng là Hoàng đế. Hoàng đế chính thức cuối cùng ở Trung Quốc là Phổ Nghi, thoái vị năm 1911 dù Viên Thế Khải sau đó cũng xưng làm Hoàng đế nhưng không chính thức. Tước vị hoàng đế còn dùng để tôn phong cho những bậc tổ tiên của hoàng đế, dù các vị đó chưa bao giờ làm vua. Như khi Lý Uyên lập ra nhà Đường, đã phong cho Lão tử (tên là Lý Đam - nhà Đường lấy làm thủy tổ) làm hoàng đế, và các thế hệ bên trên làm hoàng đế hết. Khi vua nối ngôi không phải con vua trước, thường cũng tôn phong cha đẻ của mình làm hoàng đế. Có trường hợp như thái tử Lý Hoằng con của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, bị mẹ phế vị rồi bức tử, Đường Cao Tông cũng thương con mà phong hiệu là hoàng đế; hoặc Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn của nhà Thanh cũng được phong hoàng đế khi chết, dù chỉ là chú của vua. === Nhật Bản === Trong thời Nhật Bản cổ đại, những danh hiệu đầu tiên dùng cho người đứng đầu nhà nước quân chủ Nhật Bản là ヤマト大王/大君 (yamato ōkimi, Vua vĩ đại của Yamato) hay Oa Vương, Oa Quốc Vương 倭王/倭国王 (waō/wakokuō, đây là danh hiệu mà các quốc gia khác gọi họ) hoặc Trị thiên hạ Đại vương, 治天下大王 (amenoshita shiroshimesu ōkimi, được sử dụng trong nước Nhật). Ngay từ thế kỷ 7 từ "Thiên hoàng", 天皇 (có thể được đọc như sumera no mikoto, trật tự thần thánh, hoặc là tennō, sau này được bắt nguồn từ một thuật ngữ Trung Quốc đề cập đến ngôi sao cực mà tất cả các ngôi sao khác xoay xung quanh) đã bắt đầu được sử dụng. Tài liệu đầu tiên xác nhận việc sử dụng thuật ngữ này là một tấm gỗ phảng, hoặc mokkan, được khai quật tại Asuka-Mura, tỉnh Nara vào năm 1998 và có từ thời trị vì của Thiên hoàng Thần Vũ và nữ Thiên hoàng Trì Thống. Thiên hoàng đã trở thành một tước hiệu "chuẩn" cho vua Nhật Bản và bao gồm cả thời đại hiện nay. Từ "đế" 帝 (mikado) cũng được tìm thấy trong các nguồn văn học. Năm 607, các vua Nhật Bản tuyên bố tước vị của mình ngang hàng với các Hoàng đế Trung Hoa; tuy nhiên tước hiệu "Thiên tử" của Trung Quốc hiếm khi được dùng. Đối với người Nhật, danh hiệu Thiên hoàng chỉ dùng để ám chỉ các vị vua Nhật Bản còn danh hiệu Hoàng đế thì dùng cho các vua nước ngoài. Trong lịch sử Nhật Bản, nhiều vị vua cũng nhường ngôi cho con và tự lập mình làm Thái thượng hoàng, ngồi ở ngôi nhiếp chính. Và cũng suốt 10 thế kỷ, Thiên hoàng chỉ ngồi làm vì còn thực quyền nằm trong tay các Chinh di Đại tướng quân cha truyền con nối (gọi tắt là Tướng quân) hay các Nhiếp chính Quan bạch. Trên thực tế, trong một phần lớn chiều dài lịch sử Nhật Bản, quyền lực của Thiên hoàng không khá hơn một ông vua bù nhìn là mấy. Sau khi phát xít Nhật bị tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, theo Tuyên ngôn nhân gian thì Thiên hoàng tuyên bố mình là người bình thường chứ không phải là thần thánh. Quyền lực của Thiên hoàng bị tước bỏ và thực quyền rơi vào tay một hệ thống Nghị viện dân chủ. Ở đây, mặc dù Thiên hoàng vẫn được nhiều học giả xem là một vị vua của chế độ quân chủ lập hiến, Hiến pháp hiện tại của Nhật Bản chỉ xem Thiên hoàng là "biểu tượng quốc gia" chứ không xem Thiên hoàng là Nguyên thủ quốc gia hay bất kỳ chức vụ nào trong Nhà nước. Đến cuối thế kỷ 20, Nhật Bản là quốc gia duy nhất vẫn còn Hoàng đế tại vị. Đến đầu thế kỷ 21, theo luật kế ngôi của Nhật Bản thì phụ nữ vẫn bị cấm kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, do Thái tử Đức Nhân không có con trai, ông đã đề nghị bãi bỏ luật cấm này để con gái của ông có thể hợp pháp kế thừa ngôi vị Thiên hoàng. Không lâu sau đó, khi Vương phi Kiko - vợ của Thân vương Fumihito mang thai một người con trai (tức Thân vương Hisahito), Thủ thướng Koizumi Junichiro tuyên bố hủy bỏ đề nghi này. Vào ngày 3 tháng 1 năm 2007, sau khi Thân vương Hisahito chào đời, Thủ tướng Abe Shinzo cũng tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ thay đổi luật cấm này. Hiện nay, nhiều người cho rằng vị tân Thân vương sẽ được chọn làm người thừa kế ngai vàng theo luật định. Tuy nhiên, trên thực tế Nhật Bản từng có 8 vị nữ hoàng đế, họ trị vì với tước hiệu Thiên hoàng chứ không phải tước hiệu Hoàng hậu (皇后) hay Trung cung (中宮). Và chuyện nữ giới có được kế ngôi hay không vẫn đang được cãi nhau ầm ĩ. Một điều đáng nói ở đây là, tổ tiên theo truyền thuyết của các Thiên hoàng lại chính là một vị nữ thần: Thiên Chiếu Đại thần, vị thần đứng đầu trong hệ thống thần linh của Thần đạo. === Việt Nam === Vua ở Việt Nam mỗi khi giành được độc lập từ Trung Quốc cũng tự xưng Hoàng đế để không kém vua Trung Quốc về mặt danh xưng, như Lý Nam Đế, Hậu Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Mặc dù vậy, để tránh xung đột không cần thiết với các triều đại Trung Quốc vì thuyết thiên mệnh về quyền lực nói rằng một trời không thể có hai hoàng đế hay thiên tử, các hoàng đế Việt Nam vẫn hay dùng danh xưng quốc vương khi ngoại giao với Trung Quốc như chỉ đơn giản là "An Nam Quốc vương". Việc này là một trong những dấu hiệu cho thấy ý tưởng "Việt Nam bình đẳng với Trung Quốc" mà vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ 20 . Năm 1806, Việt Nam tiếp thu đầy đủ biểu chương và y phục triều đình theo phong cách Trung Quốc trong nước và không sử dụng danh hiệu hoàng đế trong một thế kỷ. Việt Nam bị phát xít Nhật xâm chiếm, sau đó đế quốc Nhật dựng lên một "Đế quốc Việt Nam" vào tháng 3 năm 1945. Hoàng đế cuối cùng ở Việt Nam là Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945, mặc dù sau này ông phục vụ như người đứng đầu nhà nước Quốc gia Việt Nam từ 1949-1955. Cũng tương tự các hoàng đế Trung Quốc, khi các triều đại mới được thành lập, vua cũng truy tôn các tổ tiên của mình làm hoàng đế, như nhà Trần truy tôn từ Trần Hấp tới Trần Lý, nhà Mạc truy tôn từ Mạc Đĩnh Chi tới Mạc Hịch, nhà Nguyễn truy tôn từ Nguyễn Hoàng tới các chúa Nguyễn làm hoàng đế. Các hoàng đế luôn có thụy hiệu, và thường đều có miếu hiệu. Khi gọi các hoàng đế thường dùng họ và miếu hiệu, khi không có miếu hiệu thì dùng thụy hiệu. Riêng nhà Nguyễn, thường gọi hoàng đế bằng niên hiệu. Trong ngôn ngữ cung đình, đương kim hoàng đế được gọi là hoàng thượng bệ hạ, vua đã qua đời được gọi là tiên đế, tiên hoàng. Bản thân hoàng đế gọi cha mình là hoàng khảo. === Triều Tiên === Các nhà cai trị của Cao Câu Ly (37 TCN-668 CN) sử dụng tước hiệu Đại vương (태왕, 太王) T'aewang). Ngoài ra một số nhà cai trị của Tân La (57 TCN-935 CN) bao gồm Pháp Hưng vương và Chân Hưng vương cũng sử dụng tước hiệu này nhằm khẳng định sự độc lập của mình khỏi ảnh hưởng của Cao Câu Ly. Tuy nhiên, mặc dù "Đại Vương" cao hơn "vương" bình thường nhưng cũng chưa phải là "Hoàng đế". Các nhà cai trị của nhà nước Bột Hải (698-926) bắt đầu tự xưng là Hoàng đế và đó là lần đầu tiên tước hiệu Hoàng đế được dùng ở Triều Tiên. Sau khi Bột Hải sụp đổ, vào thế kỉ 10 vua Cao Ly Quang Tông (949-975) cũng tự xưng là Hoàng đế nhằm làm tăng thanh thế của triều đình nhà Cao Ly. Sau đó, nhiều vị vua Cao Ly cũng sử dụng đồng thời hai tước hiệu Đại vương và Hoàng đế. Tuy nhiên khi Cao Ly bị Mông Cổ xâm lược (1231-1258), các vua nhà Cao Ly bị tước bỏ danh hiệu danh hiệu Hoàng đế, chỉ còn là một vị Vương chư hầu của đế quốc Mông-Nguyên. Các nhà cai trị của nhà Triều Tiên (1392-1897) không dùng danh hiệu Hoàng đế mà chỉ xưng là "Triều Tiên Quốc vương" (조선국왕, 朝鮮國王 Chosŏn Kukwang). Năm 1895, Triều Tiên tuyên bố độc lập hoàn toàn từ ảnh hưởng của nhà Thanh bên Trung Quốc, tuy nhiên tước hiệu "Đại Quân chủ Bệ hạ" (대군주폐하, 大君主陛下, Taekunchu P'aeha) của vua Triều Tiên Cao Tông cũng không phải là tước hiệu Hoàng đế chính thức. Hai năm sau (năm 1897), cuối cùng vua Cao Tông cũng chính thức xưng Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Vũ (광무, 光武, Kwangmu) và chuyển đổi nước Triều Tiên thành Đế quốc Đại Hàn (1897-1910). Đế quốc này không tồn tại lâu, chỉ 13 năm sau (năm 1910) nó bị đế quốc Nhật thôn tính. === Mông Cổ === Sau khi thành lập nhà nước Mông Cổ thống nhất vào năm 1206, Thành Cát Tư Hãn tư xưng mình làm Kha hãn (có nghĩa là Đại Hãn). Sau năm 1271, các vị vua của nhà Nguyên cũng tự xưng mình là Hoàng đế như Trung Hoa. Tuy nhiên, chỉ có các vị Đại Hãn Mông Cổ tính từ từ Thành Cát Tư Hãn cho đến khi nhà Nguyên mất vào năm 1368 mới được các tài liệu Tây phương gọi là "hoàng đế". == Châu Đại Dương == Hoàng đế duy nhất ở Châu Đại Dương là người đứng đầu của Đế quốc Tu'i Tonga. == Sử dụng trong tài liệu hư cấu == Đã có nhiều hoàng đế hư cấu trong phim ảnh và sách. Để xem danh sách những hoàng đế này, xem Danh mục hoàng đế và nữ hoàng hư cấu. == Danh hiệu của người thân thích == Bà nội gọi là Thái hoàng thái hậu. Cha của Hoàng đế, nếu đã từng làm hoàng đế hoặc không và còn sống, gọi là Thái thượng hoàng. Mẹ là Hoàng thái hậu. Chị,em gái là Trưởng công chúa. Chú là Hoàng thúc. Cô là Thái trưởng công chúa. Vợ chính của hoàng đế là Hoàng hậu. Thiếp của Hoàng đế là Hoàng phi. Hoàng phi gồm nhiều cấp bậc, thường gồm 2 cấp bậc chính là Phi và Tần, VD: Nguyên phi, Quý phi, Hy tần, Thục tần,....; Con trai là Hoàng tử, con dâu là Công nương (phương Tây) hoặc Hoàng tử phi (Trung Quốc, Triều Tiên). Con trai kế vị là Hoàng thái tử, vợ gọi là Hoàng thái tử phi hay Thái tử phi. Con gái là Công chúa; con rể là Phò mã. == Xem thêm == Tước Vương Auctorita Danh sách các hoàng đế == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web của Ian Mladjov tại Đại học Michigan: Monarchs (chronology and genealogy) Monarchs (more genealogy)
quốc lộ 5.txt
Quốc lộ 5 là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Nó còn là một phần của đường Xuyên Á AH14. Điểm đầu từ cao tốc Thăng Long - Nội Bài (trước đây bắt đầu từ Cầu Chui – Long Biên – Hà Nội), điểm cuối là Cảng Chùa Vẽ thành phố Hải Phòng. Chiều dài toàn tuyến 116 km. Quốc lộ 5 đi qua địa phận Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm (Hà Nội), Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào (Bắc Hưng Yên), Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương, Nam Sách, Kim Thành (Hải Dương), An Dương, Hồng Bàng, Hải An (Hải Phòng). Các đô thị nằm dọc quốc lộ 5 là quận Long Biên, các thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm), Bần Yên Nhân, Mỹ Hào (Mỹ Hào), Lai Cách (Cẩm Giàng), thành phố Hải Dương, Phú Thái (Kim Thành), và các quận của thành phố Hải Phòng. Quốc lộ 5 được cải tạo, nâng cấp từ tháng 6 năm 1996 và hoàn thành tháng 6 năm 1998. Trên quốc lộ 5 có 2 trạm thu phí sử dụng, một tại địa phận tỉnh Hưng Yên và một tại địa phận thành phố Hải Phòng. Song song với quốc lộ 5 là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 110 km. Do đoạn từ cầu Chui (Long Biên) đến cao tốc Thăng Long - Nội Bài mới được xây dựng nên nó còn được gọi là quốc lộ 5 kéo dài. == Tình trạng kỹ thuật == Đường cấp 1 đồng bằng, đi qua địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng, dân cư đông đúc, có mạng đường dọc, đường ngang, đường bổ trợ khá hoàn chỉnh và phát triển; Nền đường: từ 26 đến 35 m, mặt đường 18 đến 23 m (từ km 0 đến km6+600 mặt đường 6 làn xe bằng 30 m) thảm bê tông nhựa. Từ km 6+600 (Phú Thụy – Gia Lâm – TP Hà Nội) đến Cảng Chùa Vẽ – Hải Phòng, mặt đường phổ biến từ 18 đến 23 m (4 làn xe) có dải phân cách cứng rộng 1,2 – 1,5 m. Quốc lộ 5 bảo đảm thông xe 2 mùa. Có 12 cầu chính trên đường vượt chướng ngại nước và vượt đường bộ, đường sắt là cầu bê tông có tải trọng cho xe H30. Cầu dân sinh qua đường bằng các cầu chui có chiều dài phổ biến từ 18 đến 23 m, cao 2,5 m, rộng 3–4 m bằng vật liệu bê tông dự ứng lực. == Xem thêm == Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Quốc lộ 5B) AH14 == Tham khảo ==
hội đồng quản trị.txt
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chỉ trong cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần mới có Hội đồng Quản trị. Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đến mới là Hội đồng Quản trị == Các quyền và nhiệm vụ == Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 108 Luật doanh nghiệp Việt Nam: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; ) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty == Nhiệm kỳ và số lượng thành viên == Hội đồng Quản trị có không ít hơn ba thành viên và không quá 11 thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 5 năm. Nhiệm kỳ của Thành viên Hội đồng Quản trị không quá 5 năm; thành viên Hội đồng Quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thể thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ, thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng Quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty. == Quan hệ với Ban giám đốc == Thông thường Hội đồng quản trị không được và không nên can thiệp vào hoạt động hàng ngày của Ban giám đốc, song trong nhiều trường hợp việc này vẫn xảy ra. Hội đồng này có thể lấn quyền Ban giám đốc và cũng có thể làm thay Ban giám đốc. Điều này thường diễn ra ở các công ty nhỏ, công ty gia đình, công ty hoạt động không đúng nề nếp cần có cũng như các công ty thiếu tính minh bạch trong quản trị. Ngược lại, có không ít trường hợp các Hội đồng Quản trị quá yếu kém nên quyền hành hoàn toàn nằm trong tay Ban giám đốc. Vụ Enron là dẫn chứng điển hình. Tại Việt Nam, trong các công ty nhà nước, vài trò của Hội đồng Quản trị cũng luôn lu mờ, thậm chí chỉ là hình thức do họ thường chỉ được chỉ định để đại diện cho phần vốn của nhà nước chứ không thực sự là các ông chủ của công ty. == Chủ tịch hội đồng quản trị == Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền và nghĩa vụ sau: 1. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; 2. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; 3. Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; 4. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; 5. Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông; 6. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. == Chú thích == == Tham khảo == Toà án Mỹ ra phán quyết về vụ scandal Enron Phiên toà cứu vãn niềm tin
nitơ.txt
Nitơ là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu N và số nguyên tử bằng 7, nguyên tử khối bằng 14. Ở điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2, còn gọi là đạm khí. Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axít amin, amôniắc, axít nitric và các xyanua. Liên kết hóa học cực kỳ bền vững giữa các nguyên tử nitơ gây khó khăn cho cả sinh vật và công nghiệp để chuyển hóa N2 thành các hợp chất hóa học hữu dụng, nhưng đồng thời cũng giải phóng một lượng lớn năng lượng hữu ích khi cháy, nổ hoặc phân hủy trở lại thành khí nitơ. Các ammoniac và nitrat được tổng hợp là các loại phân công nghiệp chính và phân nitrat là các chất ô nhiễm chính gây ra hiện tượng phú dưỡng môi trường nước. Nito có mặt trong tất cả các cơ thể sống, chủ yếu ở dạng các amino axit (và protein) và cũng có trong các axit nucleic (DNA và RNA). Cơ thể người chứa khoảng 3% nitơ theo trọng lượng, là nguyên tố phổ biến thứ tư trong cơ thể sau ôxy, cacbon và hydro. Chu trình nitơ miêu tả sự chuyển động của nguyên tố này từ không khí vào sinh quyển và các hợp chất hữu cơ, sau đó quay trở lại không khí. == Tính chất == Nitơ là một phi kim, với độ âm điện là 3,04. Nó có 5 điện tử trên lớp ngoài cùng, vì thế thường thì nó có hóa trị ba trong phần lớn các hợp chất. Nitơ tinh khiết là một chất khí ở dạng phân tử không màu và chỉ tham gia phản ứng hóa học ở nhiệt độ phòng khi nó phản ứng với Liti. Nó hóa lỏng ở nhiệt độ 77 K (-196 °C) trong điều kiện áp suất khí quyển và đóng băng ở 63 K (-210 °C) thành dạng thù hình có tinh thể sáu phương đóng kín. Dưới 35,4 K (−237.6 °C) nitơ được cho là có thù hình của hệ lập phương (được gọi là pha alpha). Nitơ lỏng, có dạng giống như nước, nhưng có tỷ trọng chỉ bằng 80,8% (tỷ trọng nitơ lỏng ở điểm sôi là 0,808 g/mL), là chất làm lạnh phổ biến. Các thù hình không bền của nitơ có hơn hai nguyên tử đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm, như N3 và N4. Trong điều kiện áp suất cực kỳ cao (1,1 triệu atm) và nhiệt độ cao (2000 K), khi tạo ra bằng diamond anvil cell, nitơ polymer hóa thành các cấu trúc tinh thể lập phương liên kết đơn. Cấu trúc này tương tự cấu trúc của kim cương, và cả hai có các liên kết cộng hóa trị cực mạnh. N4 còn có tên gọi là "kim cương nitơ". Các dạng thù hình khác (chưa tổng hợp được) bao gồm hexazine (N6, một vòng benzen) và octaazacuban (N8, một cubane đơn). Dạng nitơ 6 được dự đoán là không ổn định trong cao, trong khi dạng nitơ 8 được dự đoán là ổn định động học, vì sự đối xứng quỹ đạo. === Đồng vị === Có hai đồng vị ổn định của nitơ là: 14N và 15N. Phổ biến nhất là 14N (99,634%), là đồng vị tạo ra trong chu trình CNO trong các ngôi sao. Phần còn lại là 15N. Trong số 10 đồng vị tổng hợp nhân tạo thì 1 có chu kỳ bán rã là 9 phút còn các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã ở mức độ 1 giây hay nhỏ hơn. Các phản ứng trung gian sinh học (ví dụ: đồng hóa, nitrat hóa và khử nitrat) kiểm soát chặt chẽ cân bằng động của nitơ trong đất. Các phản ứng này gần như là tạo ra sự làm giàu 15N trong chất nền và làm suy kiệt sản phẩm. Mặc dù nước mưa chứa các lượng tương đương amônium và nitrat, nhưng do amônium là tương đối khó chuyển hóa/hấp thụ hơn so với nitrat khí quyển nên phần lớn nitơ trong khí quyển chỉ có thể đi vào trong đất dưới dạng nitrat. Nitrat trong đất được các loại rễ cây hấp thụ tốt hơn so với khi nitơ ở dưới dạng amônium. Một phần nhỏ (0,73%) của nitơ phân tử trong khí quyển Trái Đất là isotopologue 14N15N, và hầu hết phần còn lại là 14N2. Đồng vị phóng xạ 16N là thành phần hạt nhân phóng xạ chiếm ưu thế trong chất làm mát của các lò phản ứng hạt nhân nước áp lực hoặc lò phản ứng nước sôi ở chế độ vận hành bình thường. Nó được tạo ra từ 16O (trong nước) qua phản ứng (n,p). Nó có chu kỳ bán rã khoảng 7,1 giây, nhưng trong khi nó phân rã ngược lại tạo ra 16O thì sinh ra tia phóng xạ gama năng lượng cao (5 đến 7 MeV). Do đó, việc tiếp cận các ống dẫn chất làm lạnh sơ cấp trong lò phản ứng nước áp lực phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình vận hành lò phản ứng.16N là một trong những công cụ chính được dùng để nhận dạng nhanh các vụ rò rỉ thậm chí nhỏ từ chất làm lạnh sơ cấp đến chu trình hơi thứ cấp. === Phổ điện từ === Nitơ phân tử (14N2) phần lớn có quan phổ trong suốt đến hồng ngoại và nhìn thấy do nó là một phân tử cấu tạo bởi cùng hạt nhân và do đó, không có môment lưỡng cực để kết hợp với bức xạ điện tự ở các bước sóng này. Sự hấp thụ đáng kể xảy ra ở các bước sóng siêu cực tím, bắt đầu vào khoảng 100 nm. Điều này liên quan với sự chuyển tiếp điện tử trong phân tử sang các trạng thái tích điện không được phân bố thậm chí giữa các nguyên tử nitơ. Sự hấp thụ nitơ dẫn đến sự hấp thụ đáng kể các bức xạ cực tím trong thượng tầng khí quyển và khí quyển của các hành tinh khác. Vì các lý do tương tự, các tia laser nitơ phân tử tinh khiết đặc biệt phát xạ ánh sáng trong dải cực tím. === Phản ứng === Nhìn chung, nitơ không hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và áp suất chuẩn. Nitơ phản ứng với nguyên tố lithi. Lithi cháy trong không khí có N2 tạo ra lithi nitrua: 6 Li + N2 → 2 Li3N Magiê cũng cháy trong nitơ tạo ra magiê nitrua. 3 Mg + N2 → Mg3N2 N2 tạo thành nhiều sản phẩm cộng với các kim loại chuyển tiếp như [Ru(NH3)5(N2)]2+ (xem hình). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phối tử N2 thu được bằng cách phân hủy hydrazin, và không phối với đi nitơ tự do. Các hợp chất này hiện có rất nhiều như IrCl(N2)(PPh3)2, W(N2)2(Ph2PCH2CH2PPh2)2, and [(η5-C5Me4H)2Zr]2(μ2, η2,η2-N2). Các phức này minh hoạ bằng cách nào N2 có thể kết hợp với các kim loại trong các enzym nitrogenase và xúc tác cho quá trình Haber. Quá trình xúc tác để khử N2 thành ammoniac bằng cách sử dụng phức molybden với sự có mặt của nguồn proton được công bố năm 2005. == Ứng dụng == === Hợp chất nitơ === Phân tử nitơ trong khí quyển là tương đối trơ, nhưng trong tự nhiên nó bị chuyển hóa rất chậm thành các hợp chất có ích về mặt sinh học và công nghiệp nhờ một số cơ thể sống, chủ yếu là các vi khuẩn (xem Vai trò sinh học dưới đây). Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được chuyển hóa thành amôniắc (thông qua phương pháp Haber). Amôniắc, trong lượt của mình, có thể được sử dụng trực tiếp (chủ yếu như là phân bón), hay làm nguyên liệu cho nhiều hóa chất quan trọng khác, bao gồm thuốc nổ, chủ yếu thông qua việc sản xuất axít nitric theo phương pháp Ostwald. Các muối của axít nitric bao gồm nhiều hợp chất quan trọng như xanpet (hay diêm tiêu- trong lịch sử nhân loại nó là quan trọng do được sử dụng để làm thuốc súng) và nitrat amôni, một phân bón hóa học quan trọng. Các hợp chất nitrat hữu cơ khác, chẳng hạn trinitrôglyxêrin và trinitrotoluen (tức TNT), được sử dụng làm thuốc nổ. Axít nitric được sử dụng làm chất ôxi hóa trong các tên lửa dùng nhiên liệu lỏng. Hiđrazin và các dẫn xuất của nó được sử dụng làm nhiên liệu cho các tên lửa. === Khí nitơ === Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng (xem dưới đây) ấm lên và bay hơi. Nó có nhiều ứng dụng, bao gồm cả việc phục vụ như là sự thay thế trơ hơn cho không khí khi mà sự ôxi hóa là không mong muốn. để bảo quản tính tươi của thực phẩm đóng gói hay dạng rời (bằng việc làm chậm sự ôi thiu và các dạng tổn thất khác gây ra bởi sự ôxi hóa), trên đỉnh của chất nổ lỏng để đảm bảo an toàn Nó cũng được sử dụng trong: sản xuất các linh kiện điện tử như tranzito, điốt, và mạch tích hợp (IC). sản xuất thép không gỉ, bơm lốp ô tô và máy bay[1] do tính trơ và sự thiếu các tính chất ẩm, ôxi hóa của nó, ngược lại với không khí (mặc dù điều này là không quan trọng và cần thiết đối với ô tô thông thường [2]) Ngược lại với một số ý kiến, nitơ thẩm thấu qua lốp cao su không chậm hơn không khí. Không khí là hỗn hợp chủ yếu chứa nitơ và ôxy (trong dạng N2 và O2), và các phân tử nitơ là nhỏ hơn. Trong các điều kiện tương đương thì các phân tử nhỏ hơn sẽ thẩm thấu qua các vật liệu xốp nhanh hơn. Một ví dụ khác về tính đa dụng của nó là việc sử dụng nó (như là một chất thay thế được ưa chuộng cho điôxít cacbon) để tạo áp lực cho các thùng chứa một số loại bia, cụ thể là bia đen có độ cồn cao và bia ale của Anh và Scotland, do nó tạo ra ít bọt hơn, điều này làm cho bia nhuyễn và nặng hơn. Một ví dụ khác về việc nạp khí nitơ cho bia ở dạng lon hay chai là bia tươi Guinness. === Nitơ lỏng === Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và nó thường được nói đến theo công thức giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của môi trường xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí mà không cần nén. Ngoài ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách siêu phàm, do nó bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu trình mở, bao gồm: làm lạnh để vận chuyển thực phẩm bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học. trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh để minh họa trong giáo dục trong da liễu học để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da v.v. Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU, GPU, hay các dạng phần cứng khác. == Lịch sử == Nitơ (tiếng Latinh: nitrum, tiếng Hy Lạp: Nitron có nghĩa là "sinh ra sôđa", "nguồn gốc", "tạo thành") về hình thức được coi là được Daniel Rutherford phát hiện năm 1772, ông gọi nó là không khí độc hại hay không khí cố định. Có điều này là do một phần của không khí không hỗ trợ sự cháy đã được các nhà hóa học biết đến vào cuối thế kỷ 18. Nitơ cũng được Carl Wilhelm Scheele, Henry Cavendish và Joseph Priestley nghiên cứu vào cùng khoảng thời gian đó, là những người nói đến nó như là không khí đã cháy hay không khí phlogiston. Khí nitơ là trơ đến mức Antoine Lavoisier coi nó như là azote vào năm 1789, có nghĩa là không có sự sống; thuật ngữ này đã trở thành tên gọi trong tiếng Pháp để chỉ "nitơ" và sau đó đã lan rộng sang nhiều thứ tiếng khác. Năm 1790, Jean Antoine Chaptal đặt ra tên gọi nitrogen để chỉ nitơ. Các hợp chất của nitơ đã được biết tới từ thời Trung cổ. Các nhà giả kim thuật đã biết axít nitric (HNO3) như là aqua fortis (tức nước khắc đồng). Hỗn hợp của axít nitric và axít clohiđríc (HCl) được biết đến dưới tên gọi aqua regia (tức nước cường toan), do nó có khả năng hòa tan cả vàng. Các ứng dụng sớm nhất trong công nghiệp và nông nghiệp của các hợp chất nitơ sử dụng nó trong dạng xanpet (có thể là nitrat natri (NaNO3) hay nitrat kali (KNO3)), chủ yếu làm thuốc súng và sau đó là làm phân bón, và muộn hơn nữa là để làm hóa chất bổ sung. Năm 1910, Lord Rayleigh đã phát hiện rằng việc phóng điện trong khí nitơ tạo ra "nitơ hoạt động", là một thù hình được xem là đơn nguyên tử. "đám mây xoáy có ánh sáng vàng rực rỡ" được tạo ra bởi bộ máy của ông phản ứng với thủy ngân để tạo ra chất nổ thủy ngân nitrua. == Sự phổ biến == Nitơ là thành phần lớn nhất của khí quyển Trái Đất (78,084% theo thể tích hay 75,5% theo trọng lượng). Henry Cavendish là người đã xác định tương đối chính xác thành phần "khí cháy" (ôxy, khoảng 21%) của không khí vào cuối thế kỷ 18. Hơn một thế kỷ sau, người ta xác định phần còn lại ("không cháy") của không khí chủ yếu là nitơ. Nitơ được sản xuất cho các mục đích công nghiệp nhờ chưng cất phân đoạn không khí lỏng hay bằng các biện pháp cơ học khác đối với không khí ở dạng khí (màng thẩm thấu nghịch áp suất hay PSA (viết tắt của từ tiếng Anh: Pressure Swing Adsorption). Các hợp chất chứa nitơ cũng được quan sát là có trong vũ trụ. Nitơ N14 được tạo ra như là một phần của phản ứng tổng hợp hạt nhân trong các ngôi sao. Phân tử nitơ và các hợp chất nitơ đã được các nhà thiên văn học phát hiện trong môi trường liên sao bằng cách sử dụng Far Ultraviolet Spectroscopic Explorer. Nitơ là thành phần lớn của các chất thải động vật (ví dụ phân), thông thường trong dạng urê, axít uric, và các hợp chất của các sản phẩm chứa nitơ này. Nitơ ở dạng phân tử đã được biết là có trong khí quyển của Titan, và cũng đã được David Knauth và các cộng sự phát hiện là tồn tại trong không gian liên sao nhờ sử dụng FUSE. == Các hợp chất == Hiđrua chính của nitơ là amôniắc (NH3) mặc dù hiđrazin (N2H4) cũng được biết đến rất nhiều. Amôniắc là một chất có tính bazơ nhiều hơn nước, và trong dung dịch thì nó tạo ra các cation amôni (NH4+). Amôniắc lỏng trên thực tế là một chất có tính tạo các ion kép (amôni và amit (NH2-); cả hai loại muối amit và nitrua (N3-) đều được biết đến, nhưng đều bị phân hủy trong nước. Các hợp chất của amôniắc bị thay thế đơn và kép được gọi là các amin. Các chuỗi lớn, vòng và cấu trúc khác của hiđrua nitơ cũng được biết đến nhưng trên thực tế không ổn định. Các lớp anion khác của nitơ là azua (N3-), chúng là tuyến tính và đồng electron với điôxít cacbon. Các phân tử khác có cấu trúc tương tự là đinitơ mônôxít (N2O), hay khí gây cười. Đây là một trong các dạng ôxít của nitơ, nổi bật nhất trong số các ôxít là nitơ mônôxít (NO) và nitơ điôxít (NO2), cả hai ôxít này đều chứa các điện tử không bắt cặp. Ôxít sau thể hiện một số xu hướng với sự nhị trùng hóa và là thành phần chính trong các loại khói. Các ôxít tiêu chuẩn hơn là đinitơ triôxít (N2O3) và đinitơ pentôxít (N2O5), trên thực tế là tương đối không ổn định và là các chất nổ. Các axít tương ứng là axít nitrơ (HNO2) và axít nitric (HNO3), với các muối tương ứng được gọi là nitrit và nitrat. Axít nitric là một trong ít các axít mạnh hơn hiđrôni. == Điều chế == -Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Sau khi đã loại bỏ CO2 và hơi nước, không khí được hóa lỏng dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp. Nâng dần nhiệt độ không khí lỏng đến -196 độ C thì nitơ sôi và tách khỏi được ôxi vì ôxi có nhiệt độ sôi cao hơn (-183 độ C). Khí nitơ được vần chuyển trong các bình thép, nén dưới áp suất 150 atm. -Trong phòng thí nghiệm Người ta điều chế một lượng nhỏ nitơ tinh khiết bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit: NH4NO2 → N2 + 2H2O Có thể thay muối amoni nitrit kém bền bằng dung dịch bão hòa của muối natri nitrit và amoni clorua NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl + 2H2O == Vai trò sinh học == Nitơ là thành phần quan trọng của các axít amin và axít nucleic, điều này làm cho nitơ trở thành thiết yếu đối với sự sống. Nitơ nguyên tố trong khí quyển không thể được động và thực vật sử dụng trực tiếp mà phải qua quá trình khử hoặc cố định. Giáng thủy thường chứa một lượng đáng kể amoniac và nitrat, được cho là rằng là sản phẩm cố định nitơ bởi các tia sét và các hiện tượng điện khác trong khí quyển. Điều này được Liebig đưa ra đầu tiên năm 1827 và sau đó được xác nhận. Tuy nhiên, do amoniac được ưu tiên giữa lại bởi tác cây rừng tương đối so với nitrat khí quyển, hầu hết nitơ được cố định đến được bề mặt đất bên dưới cây ở dạng nitrat. Nitrat trong đất được rễ cây ưu tiên hấp thụ so với ammoniac trong đất. Các cây họ Đậu như đậu tương, có thể hấp thụ nitơ trực tiếp từ không khí do rễ của chúng có các nốt sần chứa các vi khuẩn cố định đạm để chuyển hóa nitơ thành amôniắc. Các cây họ Đậu sau đó sẽ chuyển hóa amôniắc thành các ion ôxít nitơ và các axít amin để tạo ra các protein. Vi khuẩn đặc biệt (như Rhizobium trifolium) sở hữu các enzym nitrogenase có khả năng cố định nitơ trong khí quyển thành các chất hữu ích cho các sinh vật bậc cao hơn. Quá trình này đòi hỏi một lượng năng lượng lớn và các điều kiện thiếu ôxy. Các vi khuẩn như thế có thể sống tự do trong đất (như Azotobacter) nhưng thường tồn tại ở dạng cộng sinh trong các nốt sần của rễ câu họ Đậu (như clover, Trifolium, hay đậu nành, Glycine max). Vi khuẩn cố định nitơ cũng cộng sinh với nhiều loài thực vật không liên quan như Alnus, địa y, Casuarina, Myrica, Marchantiophyta, và Gunnera. == Phòng ngừa == Các chất phân bón chứa nitrat bị rửa trôi là nguồn ô nhiễm chính nước ngầm và các con sông. Các hợp chất chứa xyanua (-CN) tạo ra các muối cực độc hại và gây ra cái chết của nhiều động vật. == Xem thêm == Chất dinh dưỡng Chu trình nitơ NOx == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com – Nitơ Nguyên tố nitơ Schenectady County Community College – Nitơ Nitơ N2-Thuộc tính, sử dụng, ứng dụng Wiki hóa điện toán Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos – Nitơ
tham nghị viện.txt
Tham Nghị viện (参议院, Sangiin) là Thượng viện của Quốc hội Nhật Bản, còn Chúng Nghị viện là Hạ viện. Tham Nghị viện trước chiến tranh là Viện Quý tộc. Tham Nghị viện có 242 thành viên với nhiệm kỳ 6 năm. Nghị viên phải có độ tuổi trên 30 so với 25 tuổi ở Hạ viện. Tham Nghị viện không bao giờ bị giải thể chỉ có một nửa số nghị viên được bầu tại mỗi cuộc bầu cử. == Thành phần hiện tại == (Tính đến 25 tháng 4 năm 2014) == Đại biểu == Nghị sĩ không được kiêm cả 2 viện cùng lúc, và nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nửa số thành viên. Thượng nghị sĩ nhận lương theo Ngân sách quốc gia và luật định. Thượng nghị sĩ không thể bị bắt giam trong khóa họp Quốc hội; nếu thượng nghị sĩ bị giam trước khi khai mạc Quốc hội thì sẽ được phóng thích để dự khóa họp theo yêu cầu của Quốc hội. Đồng thời không thể bị truy tố vì những bài diễn thuyết, cách thảo luận hay bỏ phiếu tại Quốc hội. Thượng nghị sĩ chỉ bị thu hồi toàn quyền tại Quốc hội khi nghị quyết tại Tham Nghị viện được thông qua với 2/3 số thành viên chấp thuận về việc bãi nhiệm. == Xem thêm == == Ghi chú == == Tham khảo == Hayes, L. D., 2009. Introduction to Japanese Politics. 5th ed. New York: M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656-2279-2 == Liên kết ngoài == House of Councillors Website (bằng tiếng Anh) House of Councillors internet TV - Official site (in Japanese)
đại hiến chương.txt
Magna Carta (tiếng Latin: "Đại Hiến chương"), còn được gọi là Magna Carta Libertatum (Latin: "Đại Hiến chương về những quyền tự do"), là một văn kiện thời Trung cổ, được vua John của Anh chuẩn thuận ở Runnymede, gần Windsor, vào ngày 15 tháng 6 năm 1215. Được soạn thảo lần đầu bởi Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury nhằm mang lại hòa bình giữa nhà vua không được lòng dân và một nhóm các quý tộc nổi loạn. Hiến chương cam kết bảo vệ quyền lợi của giáo hội, bảo vệ các quý tộc và cá nhân không bị bắt giam bất hợp pháp, được tiếp cận nhanh chóng với công lý và hạn chế các đóng góp phong kiến cho nhà quân chủ, những điều này sẽ được triển khai thông qua một hội đồng 25 nhà quý tộc. Cả hai phía đều không tuân thủ các thỏa thuận, và hiến chương bị Giáo hoàng Innôcentê III vô hiệu hóa, dẫn tới cuộc nội chiến của giới quý tộc Anh lần thứ nhất (1215-17). Sau khi vua John qua đời, chính quyền nhiếp chính cho con trai còn nhỏ tuổi của ông, Henry III, đã ban hành lại tài liệu này năm 1216, tước bỏ một số nội dung quá cực đoan, trong một nỗ lực bất thành nhằm vận động sự ủng hộ chính trị cho mục đích của họ. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1217, hiến chương là một phần trong hòa ước Lambeth, nơi hiến chương bắt đầu được gọi là "Magna Carta", để phân biệt với một hiến chương khác nhỏ hơn, Hiến chương Forest, cũng được công bố vào cùng thời gian. Thiếu tiền, Henry III lại ban bố hiến chương một lần nữa năm 1225 để đổi lấy quyền đánh các sắc thuế mới. Con trai của ông, Edward I, lặp lại điều đó năm 1297, lần này xác nhận Đại Hiến chương là một phần của pháp luật thành văn tại Anh. Hiến chương trở thành một phần trong đời sống chính trị Anh và mỗi nhà quân chủ lên ngôi lại ký vào hiến chương, dù cùng với thời gian và việc Quốc hội Anh thông qua những đạo luật mới, nó mất đi ít nhiều tầm quan trọng trong thực tế. Vào cuối thế kỷ 16, xuất hiện một trào lưu khôi phục lại sự quan tâm tới Đại Hiến chương. Các nhà luật học và các sử gia thời đó tin rằng có một văn bản pháp luật Anh thời cổ đại, từ thời Anglo-Saxon, bảo vệ quyền tự do cá nhân của người Anh. Họ cho rằng cuộc xâm lược Anh của người Norman năm 1066 đã xóa bỏ những quyền đó, và rằng Đại Hiến chương là một nỗ lực được lòng dân hòng khôi phục các quyền kể trên, biến hiến chương thành nền tảng cơ bản cho các quyền lực đương đại của quốc hội và các nguyên tắc pháp lý như "habeas corpus" (quyền của người bị giam giữ ra trước tòa để được phán xét nhà nước có quyền giam giữ người đó hay không). Dù những quan điểm lịch sử này hoàn toàn thiếu cơ sở, các nhà luật học như Sir Edward Coke sử dụng Đại Hiến chương rất nhiều vào đầu thế kỷ 17, lập luận chống lại thuyết thiên mệnh về quyền của các nhà quân chủ Anh nhà Stuart. Cả vua James I và con trai ông Charles I đều tìm cách trấn áp những tranh luận về Đại Hiến chương, cho tới khi vấn đề bị gác lại vì cuộc nội chiến Anh những năm 1640 và Charles I bị xử tử. Huyền thoại chính trị về Đại Hiến chương và ngụ ý bảo vệ các quyền tự do cá nhân, quyền dân sự xa xưa của nó được gợi lại sau cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 tới tận thế kỷ 19. Nó đã ảnh hưởng tới mười ba thuộc địa ở Mỹ cũng như việc hình thành nên hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1789, trở thành luật tối cao của nước cộng hòa Mỹ mới thành lập. Các nghiên cứu của những sử gia thời Victoria cho thấy bản hiến chương gốc năm 1215 đã đề cập tới mối quan hệ thời trung cổ giữa vị quân chủ và các nhà quý tộc, chứ không phải quyền của những thường dân, nhưng hiến chương vẫn là một tài liệu mang tính biểu tượng đầy sức mạnh, ngay cả khi phần lớn các nội dung trong đó đã bị thủ tiêu bởi các văn bản luật thành văn trong các thế kỷ 19 và 20. Đại Hiến chương ngày nay vẫn là một biểu tượng quan trọng của quyền tự do và quyền dân sự, thường được các chính trị gia và những người vận động chính trị trích dẫn, và rất được tôn sùng trong cộng đồng luật học Anh và Mỹ, nhà luật học thế kỷ 20 Alfred Denning gọi đó là "tài liệu mang tính hiến pháp vĩ đại nhất mọi thời đại, nền tảng của quyền tự do cá nhân chống lại quyền lực độc đoán của những bạo chúa". Bản Magna Carta gốc được viết bằng tiếng Latinh. Trong thế kỷ 21, còn lại bốn bản sao bản gốc của văn bản năm 1215 còn bảo tồn được, được lưu giữ tại Thư viện Anh và các nhà thờ Lincoln và nhà thờ Salisbury. Cũng còn các văn bản hiến chương khác được bảo tồn trong tay nhà nước hoặc tư nhân, bao gồm các bản năm 1297 còn được lưu giữ ở Mỹ và Úc. Các bản hiến chương gốc được viết trên giấy da cừu sử dụng bút lông, chữ viết là chữ Latin. Mỗi văn bản đều có con dấu của hoàng gia Anh, phần lớn các văn bản không còn lưu giữ được. Dù các học giả thường đề cập tới Đại Hiến chương gồm 63 điều, đây thực ra là cách đánh số lại theo hệ thống hiện đại, được Sir William Blackstone sử dụng lần đầu năm 1759; bản hiến chương nguyên gốc là một đoạn văn bản liên tiếp, không tách điều khoản. Bốn bản năm 1215 đã được mang ra triển lãm cùng lúc một lần duy nhất vào ngày 3 tháng 2 năm 2015, kỷ niệm 800 năm Đại Hiến chương ra đời. == Lịch sử == === Thế kỷ 13 === ==== Bối cảnh ==== Đại Hiến chương có nguồn gốc là một hòa ước giữa những người bảo hoàng và các lực lượng nổi dậy năm 1215, không lâu trước khi nổ ra cuộc nội chiến của giới quý tộc Anh lần thứ nhất. Nước Anh khi đó dưới quyền cai trị của vua John, vua thứ ba thuộc dòng Angevin. Dù vương quốc đã hình thành một hệ thống hành chính tương đối đầy đủ, bản chất của chính quyền dưới thời các nhà quân chủ vẫn chưa được xác định rõ ràng. John và những người tiền nhiệm của ông cai trị dựa trên nguyên tắc "vis et voluntas", tức "bắt buộc hay tự nguyện", ôm đồm cả quyền hành pháp và tư pháp, dựa trên nguyên lý cơ bản là nhà vua còn ở trên pháp luật. Rất nhiều học giả đương thời cho rằng các nhà quân chủ nên cai trị tuân theo tập quán và luật lệ, thông qua tham vấn những thành viên cấp cao của chế độ, nhưng ở Anh không có một cơ chế cụ thể nào như thế và không ai biết chuyện gì xảy ra nếu nhà vua từ chối không làm như thế. John trước đó đã mất hầu hết các đất đai mà tổ tiên ông để lại ở Pháp vào tay vua Philip II của Pháp vào năm 1204 và vật lộn để giành lại những phần đất đó trong nhiều năm, tăng mạnh thuế đánh vào các quý tộc phân phong để tổ chức một chiến dịch quân sự tốn kém, nhưng bất thành, vào năm 1214. Cá nhân John cũng không được lòng nhiều quý tộc phong kiến, rất nhiều người là chủ nợ của hoàng gia, và hai bên rất thiếu lòng tin với nhau. Trong sự thất bại và thiếu tin tưởng này, các quý tộc nổi loạn ở miền bắc và đông Anh đã tổ chức một phong trào chống đối vài tháng sau khi John trở về từ Pháp. Họ cùng nhau lập lời thề sẽ "đứng về phía quyền tự do của giáo hội và các lãnh chúa" cũng như yêu cầu nhà vua xác nhận Hiến chương các quyền tự do đã được vua Henry I tuyên bố ở thế kỷ trước đó, văn bản được coi là cơ sở bảo vệ quyền của các lãnh chúa phong kiến. Phong trào chống đối không có một sự lãnh đạo đoàn kết và thường hay chia rẽ, nhưng vẫn giữ được mục tiêu chung bởi sự căm ghét mà họ đều nhắm vào vua John. John tổ chức một hội đồng ở London vào tháng 1 năm 1215 để thảo luận những cải cách có thể được tiến hành. Các cuộc thương thuyết cũng được tổ chức ở Oxford giữa những người đại diện của nhà vua và lực lượng nổi dậy trong mùa xuân năm đó. Cả hai phía đều kêu gọi Giáo hoàng Innôcentê III đứng về phía mình trong cuộc thương thuyết. Trong cuộc thương thuyết, các lãnh chúa nổi loạn đã đề xuất một tài liệu mà các sử gia gọi là "Hiến chương chưa được biết về các quyền tự do"; bảy điều khoản trong tài liệu đó sau này xuất hiện trong "Các điều khoản của những lãnh chúa" và Đại Hiến chương sau này. John trông chờ Giáo hoàng sẽ dành cho ông sự ủng hộ giá trị về pháp lý và đạo đức nên tìm cách kéo dài thời gian; nhà vua đã tuyên bố trở thành một nước chư hầu của tòa thánh vào năm 1213 và tin rằng ông có thể nhận được sự hỗ trợ từ Giáo hoàng. Trong khi đó, John vẫn tiếp tục tuyển lính đánh thuê từ Pháp, dù sau đó đã gửi trả một số lính lại Pháp để tránh ấn tượng rằng nhà vua đang leo thang trong cuộc xung đột. John tuyên thệ sẽ trở thành một kẻ thánh chiến, một động thái nhằm giúp ông tranh thủ thêm sự bảo vệ chính trị từ giáo hội Công giáo La Mã, dù nhiều người cho rằng lời tuyên thệ đó của ông là không thành thật. Những lá thư của Giáo hoàng bày tỏ sự ủng hộ với nhà vua tới Anh vào tháng 4, nhưng vào lúc đó, các lãnh chúa nổi loạn đã tổ chức thành các nhóm quân đội phiến loạn. Họ tập hợp với nhau ở Northampton vào tháng 5 và bác bỏ các mối quan hệ phong kiến với vua John, bắt đầu tiến quân về London, Lincoln và Exeter. Những nỗ lực ban đầu của vua John tỏ ra ôn hòa và nhượng bộ rất thành công, nhưng khi quân nổi dậy bắt đầu chiếm được London, họ thu hút được một làn sóng mới những kẻ trở giáo từ phe bảo hoàng. Nhà vua đề nghị đưa các bất đồng của họ ra một ủy ban trọng tài với Giáo hoàng là người quyết định tối cao, nhưng đề nghị này không đủ hấp dẫn với những người nổi dậy. Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury, đã đứng ra thương thảo với các lãnh chúa nổi dậy về những yêu cầu của họ, và sau khi đề xuất đưa Giáo hoàng ra làm trọng tài thất bại, John chỉ thị Langton tổ chức các cuộc hòa đàm. ==== Đại Hiến chương 1215 ==== Vua John đã gặp các thủ lĩnh nổi dậy ở Runnymede, nằm giữa lâu đài Windsor của hoàng gia và căn cứ của lực lượng nổi dậy tại Staines, vào ngày 10 tháng 6 năm 1215, nơi phe nổi dậy trình cho ông dự thảo các yêu cầu cải cách của họ, hay "những điều khoản của các lãnh chúa". Những nỗ lực điều đình thực dụng của Stephen Langton trong mười ngày tiếp theo biến các yêu cầu chưa hoàn thiện này thành một hiến chương với các điều khoản như một thỏa thuận hòa bình; vài năm sau, thỏa thuận này được đặt tên lại là Magna Carta, có nghĩa là "Đại Hiến chương". Tới ngày 15 tháng 6, các bên đã nhất trí chung về văn bản hiến chương và ngày 19 tháng 6, quân nổi dậy nhắc lại lời thề trung thành với John và các bản hiến chương được chính thức ấn hành. Mặc dù, như nhận xét của sử gia David Carpenter, bản hiến chương "không lãng phí thời gian vào lý thuyết chính trị", nó không chỉ đơn giản là văn bản trình bày những đòi hỏi cá nhân của các lãnh chúa, mà còn hình thành nên một đề xuất cải cách chính trị rộng lớn hơn. Hiến chương cam kết bảo vệ quyền lợi của giáo hội, bảo vệ các lãnh chúa khỏi việc bị cầm tù phi pháp, đảm bảo quyền cho họ tiếp cận nhanh chóng với công lý và quan trọng nhất, hạn chế việc đánh thuế và các nghĩa vụ vật chất khác với các lãnh địa phân phong cho hoàng gia, trong đó một số hình thức đánh thuế cần sự đồng ý của giới quý tộc lãnh chúa mới có thể được thông qua. Hiến chương tập trung vào quyền lợi của những người tự do, đặc biệt là giới lãnh chúa, chứ không phải là các tá điền, nô lệ hay những người lao động cưỡng bách khác. Theo một điều khoản mà các sử gia gọi là "điều 61", hay "điều khoản an ninh", một hội đồng 25 lãnh chúa sẽ được thiết lập để giám sát và bảo đảm rằng vua John sẽ tuân thủ hiến chương trong tương lai. Nếu trong vòng 40 ngày kể từ khi được hội đồng nhắc nhở, John có hành vi không tuân thủ hiến chương, hội đồng 25 lãnh chúa có quyền chiếm giữ đất đai và các lâu đài của nhà vua cho tới khi, theo đánh giá của họ, những sai lầm được sửa chữa. Các quý tộc buộc phải tuyên thệ hỗ trợ hội đồng trong việc kiểm soát nhà vua, nhưng sau khi nhà vua đã "sửa sai", ông sẽ được tiếp tục cai trị như trước kia. Một mặt, quy định này không phải là chưa có tiền lệ; những vị vua trước kia của Anh từng hy sinh quyền lợi cá nhân của họ để đổi lấy sự nhượng bộ và tuân phục của các bầy tôi. Tuy nhiên, Đại Hiến chương khác biệt ở chỗ nó lần đầu tiên thiết lập một cơ chế mang tính tập thể khống chế quyền lực của nhà quân chủ. Sử gia Wilfred Warren cho rằng điều khoản đó của Đại Hiến chương khiến cho một cuộc nội chiến là không thể tránh khỏi, do nó "thô bạo trong phương pháp và đầy bất an trong những ngụ ý pháp lý". Các lãnh chúa tìm cách buộc John tuân thủ hiến chương, nhưng điều 61 gây ra sức ép quá lớn lên nhà vua nên bản hiến chương này không thể được chấp nhận. John và các lãnh chúa nổi dậy không tin tưởng nhau và cả hai phía không thật sự thành tâm triển khai hòa ước. Hai mươi lăm lãnh chúa ngồi trong hội đồng mới thành lập đều là những kẻ nổi loạn, do những lãnh chúa có quan điểm cực đoan hơn chọn ra, và rất nhiều các lãnh chúa nổi dậy vẫn kiếm cớ để tiếp tục huy động và tăng cường quân đội của riêng họ. Những tranh cãi bắt đầu xuất hiện giữa các lãnh chúa nổi dậy đòi lực lượng bảo hoàng phải trả lại đất đai đã tịch thu của họ trước kia. Điều 61 của Đại Hiến chương quy định John cam kết ông sẽ "không cướp đoạt của bất kỳ ai, trực tiếp hoặc gián tiếp". Dù vậy, nhà vua đã viện tới sự ủng hộ của Giáo hoàng Innôcentê vào tháng 7, lập luận rằng hiến chương vi phạm những quyền lợi của giáo hoàng, mà John là thần tử hợp pháp. Một phần trong hòa ước tháng 6 quy định các lãnh chúa phải trả lại London vào ngày 15 tháng 8, nhưng họ từ chối không thực hiện điều đó. Những chỉ thị từ giáo hoàng tới vào tháng 8, được soạn thảo trước hòa ước, kết quả là các phái viên của giáo hoàng rút phép thông công của những lãnh chúa nổi loạn và treo quyền tổng giám mục của Langton từ đầu tháng 9. Khi đã biết về hiến chương, giáo hoàng đáp lại rõ ràng: trong một lá thư đề ngày 24 tháng 8 và tới Anh vào cuối tháng 9, ông tuyên bố hiến chương "không chỉ là một văn bản báng bổ đáng hổ thẹn mà còn bất hợp pháp và không công bằng" do vua John đã "buộc phải chấp thuận" hiến chương, và theo đó hiến chương "không có hiệu lực hay bất kỳ giá trị gì"; bị đe dọa rút phép thông công, nhà vua đã không tuân thủ hiến chương, và các lãnh chúa cũng không tìm cách buộc ông làm thế nữa. Khi đó, bạo lực đã bùng phát giữa hai phía; không đầy ba tháng sau khi nhất trí về Đại Hiến chương, vua John và các quý tộc bảo hoàng đã bác bỏ nó: cuộc chiến tranh các quý tộc Anh lần thứ nhất nổ ra. Các lãnh chúa nổi dậy cho rằng việc đạt được hòa bình với John là không thể, nên đã quay sang tìm kiếm đồng minh nơi con trai của Philip II, vua Louis VIII của Pháp trong tương lai; Louis lúc đó đang tự nhận là người thừa kế hợp pháp ngai vàng nước Anh. Chiến tranh nhanh chóng lâm vào bế tắc cho cả hai phía. Vua John lâm bệnh và băng hà tối ngày 18 tháng 10, để lại người thừa kế là vua Henry III của Anh, lúc đó mới chín tuổi. == Giá trị lịch sử == Văn kiện này được viết từ thời Trung cổ, lần đầu giảm quyền lực của nhà nước quân chủ tập trung và bảo vệ các quyền tự do cá nhân. Văn kiện này được xem là ‘món quà quý giá nhất của nước Anh cho nhân loại’, vì đã tạo cảm hứng cho cả hiến pháp Hoa Kỳ và các quốc gia khác về dân chủ và nhân quyền. Văn bản này có gần 4000 chữ với 63 điều khoản, là sự nhượng bộ của nhà nước quân chủ tập trung với sự đòi hỏi của dân chúng, mà đại diện ưu tú thời bấy giờ là các nhà quý tộc, là pháp luật lần đầu được ban hành để bảo đảm cho sự tự do của Giáo hội và tình trạng pháp lý của các chư hầu, hơn nữa, Magna Carta đặt các cơ quan tư pháp và đảm bảo quyền tư pháp của mỗi công dân trong các vấn đề hình sự, quyết định của Toà án. Phần cốt lõi có thể thu gọn vào bốn ý chính: Mọi người, kể cả nhà Vua đều phải sống dưới luật pháp. Vua cũng không được đứng trên pháp luật và không được tùy tiện tăng thuế, bắt người. Không một công dân tự do nào bị bắt, bị giam giữ nếu không có tòa án do chính các công dân khác lập ra để xét xử và kết tội (điều 39). Đây là tiền đề cho chế độ bồi thẩm đoàn hay hội thẩm nhân dân về sau. Công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối ('Justice delayed is justice denied’) (điều 40), trì hoãn việc xét xử và phán quyết cũng được xem là thiếu trách nhiệm thực thi luật pháp. Giáo hội Anh được tự do, không bị kiểm soát bởi Tòa Thánh Vatican và các thế lực khác, kể cả chính phủ (điều 1 và 63). Magna Carta vẫn được xem là phần cơ bản của một nhà nước pháp quyền, công lý, luật pháp và sự hình thành của Quốc hội tại Anh và thể chế Đại nghị. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều điều khoản ban đầu của Magna Carta đã được bãi bỏ hoặc được thay thế bởi luật mới, vì vậy Magna Carta chỉ có ý nghĩa lịch sử và là một biểu tượng. Magna Carta được xem là một trong những văn bản pháp luật quan trọng nhất trong sự phát triển của nền dân chủ hiện đại, là một bước ngoặt quyết định trong các nỗ lực để thiết lập tự do. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, được thiết kế dựa trên tầm quan trọng của tài liệu thời trung cổ này, nên còn được gọi là một "Magna Carta cho tất cả nhân loại ". Tương tự, Điều 6 của Công ước châu Âu về Nhân quyền có thể được quy về Magna Carta. == Chú thích == == Nguồn == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Magna Carta Libertatum Latin and English text of the 1215 charter Text of Magna Carta English translation, with introductory historical note. From the Internet Medieval Sourcebook. "Magna Carta and Its American Legacy" The influence of Magna Carta on the United States Constitution and Bill of Rights Glossary of terms in Magna Carta Interactive, high-resolution view of a copy from 1297, owned by David Rubenstein and on permanent loan to the US National Archives Magna Carta at BBC Radio 4, 2015 Anh kỷ niệm 800 năm quyền tự do, BBC, 31 tháng 12 năm 2014 Video What is Magna Carta? của The British Library
montenegro.txt
Cộng hòa Montenegro (tiếng Montenegro bằng chữ Kirin: Црна Гора; chữ Latinh: Crna Gora; phát âm IPA: /'t͡sr̩naː 'ɡɔra/) (trong tiếng Montenegro có nghĩa là "Ngọn núi Đen") là một quốc gia tại miền đông nam châu Âu. Nước này giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và cuối cùng là Albania về phía đông nam. Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi với cái tên là Prijestonica (Пријестоница), có nghĩa là Thành phố Thủ đô Hoàng gia. Độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918, nước này là một phần của vài chính phủ của Nam Tư và liên bang Serbia và Montenegro. Do cuộc trưng cầu dân ý ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006. Ngày 28 tháng 6, Montenegro được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc. Montenegro là quốc gia ít dân nhất ở Đông Âu. Trừ các tiểu quốc gia, nó là quốc gia ít dân thứ tư ở châu Âu (chỉ sau Iceland, Malta và Luxembourg). Nó là nước gốc Slav nhỏ nhất trên thế giới. == Tên gọi == Tên địa phương của Montenegro, Crna Gora, được nói đến lần đầu tiên trong một hiến chương của Tu viện Thánh Nicholas (Vranjina) do Quốc vương Milutin của Raška/Serbia phát hành năm 1296, nó dịch từng chữ là "núi đen", chỉ đến những rừng tối tâm ngày xưa che dốc của dãy núi Alps Dinaric nhìn từ bờ biển. Nhiều ngôn ngữ Tây Âu, cũng như tiếng Việt, sử dụng tên tiếng Venezia monte negro, cũng có nghĩa "núi đen" và chắc có từ thời Venezia thống trị vùng này trong thời Trung cổ. Những ngôn ngữ khác, nhất là những ngôn ngữ ở gần vùng này, dịch theo nghĩa "núi đen", thí dụ Mali i Zi trong tiếng Albani, Черна гора trong tiếng Bulgari; Muntenegru trong tiếng Romana, Μαυροβούνιο trong tiếng Hy Lạp, và Karadağ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; những ngôn ngữ xa hơn mà dịch như vậy bao gồm tiếng Nga (Черногория) và tiếng Trung Quốc (黑山; Hán-Việt: Hắc Sơn; bính âm: hēishān). == Lịch sử == Những bộ lạc người Slav bắt đầu di cư đến bán đảo Balkan khoảng thế kỉ 6. Vào đầu thế kỉ 7 vùng này là một tỉnh của Đế quốc La Mã và sau đó thuộc Đế quốc Byzantine. Năm 1042, vùng đất này giành được độc lập dưới sự chỉ huy của Công tước Voislav. Năm 1496, Montenegro nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1519, Montenegro trở thành lãnh thổ tự trị trong Đế quốc Ottoman và hưởng quyền tự trị khá lớn như: có chính phủ, tòa án và quân đội riêng. Sau chiến tranh Candy (1645-1669) Montenegro lại giành được độc lập mở đầu một thời kì tranh giành quyền lực giữa các sắc tộc và tôn giáo. Ngày 13 tháng 7 năm 1878, Montenegro được công nhận là quốc gia độc lập đứng đầu là Nikolas I. Những năm đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, Montenegro đứng về phía Anh, Pháp, Nga để chống lại Áo-Hung và bị chiếm đóng. Năm 1918, Montenegro được giải phóng. Từ ngày 26 tháng 11 năm 1918 đến ngày 3 tháng 10 năm 1929, Montenegro là một phần của Vương quốc Serbia – Croatia – Slovenia. Sau đó đến ngày 27 tháng 1 năm 1941 thuộc Vương quốc Nam Tư. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Montenegro bị Italia và sau đó là Đức xâm chiếm. Những người cộng sản tổ chức phong trào kháng chiến, năm 1944 và 1945 Montenegro hầu như bị quân du kích kiểm soát. Từ năm 1945 đến 1992, Montenegro nằm trong Liên bang Nam Tư. Nam Tư tan rã, Montenegro thuộc Liên bang Serbia và Montenegro. Do cuộc trưng cầu dân ý ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006. Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Montenegro được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc. == Chính trị == Montenegro theo thể chế cộng hòa. Tổng thống Montenegro là người đứng đầu nhà nước, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, ban hành pháp luật bởi các pháp lệnh, có quyền kêu gọi cuộc bầu cử Quốc hội sớm, đề nghị các ứng cử viên cho chức Thủ tướng, Bộ trưởng và các thẩm phán của Tòa án. Tổng thống cũng có quyền đề nghị kêu gọi của một cuộc trưng cầu dân ý để ân xá cho các tội phạm hình sự theo quy định của luật pháp quốc gia, thành viên của Hội đồng Quốc phòng tối cao Montenegro. Chính phủ Montenegro là cơ quan hành pháp của Montenegro. Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng và bao gồm các Phó Thủ tướng cũng như Bộ trưởng. Quốc hội Montenegro là cơ quan lập pháp đơn viện. Quyền lực của quốc hội Montenegro lớn hơn luật pháp quốc gia, có quyền phê chuẩn điều ước quốc tế, bổ nhiệm Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, và các thẩm phán của tất cả các tòa án, thông qua ngân sách quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ khác được thiết lập bởi Hiến pháp. Quốc hội có thể vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ bởi đa số nghị sĩ tán thành. Một đại diện được bầu cho mỗi 6.000 cử tri. Quốc hội hiện nay có 81 ghế. == Quân đội == Quân đội của Montenegro là bao gồm lục quân, hải quân, lực lượng không quân và lực lượng đặc biệt. Tính đến năm 2009, nó được tổ chức như một đội quân thường trực đầy đủ và chuyên nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng với mục đích bảo vệ và bảo vệ chủ quyền Montenegro. Mục tiêu của Montenegro là gia nhập NATO sau khi hiện đại hóa và tổ chức lại quân đội của mình. Kế hoạch tương lai cho quân đội là tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thông qua Liên Hợp Quốc và NATO trong Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế. == Địa lý == Montenegro là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Âu, tách ra từ Liên bang Serbia và Montenegro. Bắc giáp Bosnia và Herzegovina, Đông giáp Serbia, Nam giáp, và Tây Nam giáp biển Adriatic. Lãnh thổ chủ yếu là đồi núi cao từ 800m đến 2400m. Có dải đồng bằng hẹp dọc theo bờ biển khúc khuỷu lởm chởm tựa lưng vào những núi đá vôi. Các ngọn núi tạo thành địa hình nước này gồ ghề nhất ở châu Âu, độ cao trung bình của các ngon núi ở Montenegro cao hơn 2.000 mét. Một trong những đỉnh núi đáng chú ý là Bobotov Kuk ở vùng núi Durmitor, đạt đến độ cao 2.522 mét. Các dãy núi ở Montenegrin hình thành do băng bị xói mòn ở các bộ phận của bán đảo Balkan trong thời kỳ băng hà cuối cùng. === Đa dạng sinh học === Sự đa dạng của cơ sở địa chất, khí hậu, cảnh quan và đất, cũng như vị trí của Montenegro trên bán đảo Balkan và biển Adriatic, tạo điều kiện cho sự hình thành đa dạng sinh học với giá trị rất cao, đưa Montenegro trở thành khu vực quan trọng về sự đa dạng sinh học của châu Âu và thế giới. Số lượng loài mỗi phân bổ trên 1 km² diện tích của Montenegro là 0,837, đây là chỉ số cao nhất trong tất cả các nước châu Âu. Hồ nước ngọt Algea của Montenegro cho đến nay có 1200 loài và giống đã được mô tả. Thực vật bậc cao có mạch của Montenegro có 3250 loài. Số loài đặc hữu là 392 loài, được xem là tỉ lệ cao trong sự đa dạng sinh học ở các nước khu vực Balkan. Hồ Skadar là một trong những hồ nước quan trọng nhất, là nơi sinh sống của 40 loài cá nước ngọt, trong đó có các loài di cư từ biển đến hệ sinh thái nước ngọt, ví dụ: như cá chình (Anguilla Anguilla). Đến nay, đã có 40.742 loài cá biển đã được đăng ký tại Montenegro đại diện cho 70% của loài đặc hữu tại Địa Trung Hải. Hiện tại có 56 loài (18 loài lưỡng cư và 38 loài bò sát) và 69 phân loài được ghi trong 38 chi hiện diện ở Montenegro. Vùng núi Lovćen và Prokletije nổi bật là điểm đặc biệt nóng của amphebians và bò sát ở Montenegro. Trong số 526 loài chim của châu Âu thì có 333 loài được cho là thường xuyên hiện diện ở Montenegro. Trong số đó, có 204 loài làm tổ ở Montenegro. == Hành chính == Montenegro được chia thành 23 opština (khu tự quản), và hai khu tự quản đô thị, phân khu của khu tự quản Podgorica: === Thành phố tại Montenegro === == Kinh tế == Nền kinh tế dần thoát khỏi sự chi phối của Serbia, sử đồng euro thay cho dinar, gia nhập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Sản xuất nhôm, du lịch và nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt của Montenegro. Tính đến năm 2016, GDP của Montenegro đạt 4.242 USD, đứng thứ 156 thế giới và đứng thứ 45 châu Âu. == Nhân khẩu học == Montenegro có dân số hiện nay là 684,736 người. Bao gồm nhiều sắc tộc khác nhau: người Montenegro 43%, người Serb 32%, người Bosnia 8%, người Albania 5%, các dân tộc khác (người Croatia, người Di-gan (Gypsy hay Romani)...) 12%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Montenegro Ngoài ra còn có các ngôn ngữ thiểu số như: tiếng Serbia, tiếng Albania, tiếng Croatia, tiếng Bosnia. Montenegro có 3 tôn giáo chính là Chính thống giáo, Hồi giáo, Công giáo Rôma. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chính quyền Cộng hòa Montenegro (tiếng Serbia, Anh) Nghị viện Cộng hòa Montenegro (tiếng Serbia) Tổng thống Cộng hòa Montenegro (tiếng Serbia, Anh) Hoàng gia Montenegro Hiến pháp (tiếng Serbia) Ủy ban Trưng cầu dân ý Cộng hòa (tiếng Serbia) Phái đoàn OSCE tại Montenegro
curi.txt
Curi là một nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn, có tên Latinh là Curium, ký hiệu nguyên tử Cm, thuộc nhóm actini, nằm ở vị trí 96. Là một nguyên tố có tính phóng xạ mạnh, nó không tồn tại trong tự nhiên mà được tổng hợp từ lò phản ứng hạt nhân bằng cách bắn phá hạt nhân plutoni với hạt nhân heli. Trong các hợp chất hóa học thì nguyên tố này có số oxi hóa phổ biến là +3. Curi được nhóm của Glenn Theodore Seaborg phát hiện vào năm 1944 và đặt tên để vinh danh nhà hóa học, vật lý học người Ba Lan là Marie Curie và chồng bà là Pière Curie. Curi có tổng cộng 14 đồng vị trong tự nhiên, trong đó đồng vị ổn định nhất là Cm247 có chu kì bán rã là 15.600.000 năm. == Tính chất == Các tính chất của Curi tương đối giống với các nguyên tố trong nhóm nguyên tố siêu urani. === Tính chất vật lý === Curi là kim loại có độ cứng cao, khó gia công, khó rèn, có độ giòn cao, bề ngoài có màu trắng bạc, ánh kim loại, dễ bị mờ xỉn khi tiếp xúc ngoài không khí. Curi có nguyên tử khối là 247,0703 đơn vị cacbon. Trong hạt nhân nguyên tử gồm có 96 proton và 151 nơtron, cấu hình electron có dạng [Rn]5f76d17s2, khối lượng riêng của curi tinh khiết là 13,51 gam/cm3. Nóng chảy ở 1.345 0C. Là một nguyên tố phóng xạ, curi là một nguồn phát tia alpha (α) mạnh mẽ. Nó được sử dụng trong các máy phát nhiệt đồng vị phóng xạ vì sự tỏa nhiệt mạnh mẽ giải phóng ra các tia alpha trong quá trình phân rã phóng xạ làm nóng nước, biến đổi nhiệt năng thành cơ năng để từ đó sinh ra dòng điện, ngoài ra nó còn được sử dụng để sản xuất đồng vị của plutoni (cụ thể là Pu238), curi còn dược sử dụng như là một nguồn tia alpha trong quang phổ kế tia X đặt trên tàu thăm dò vũ trụ để phân tích thành phần hóa học của các loại đá và sử dụng trong các phòng thí nghiệm bức xạ. === Tính chất hóa học === Curi rất dễ bị oxi hóa trong không khí và trở nên xám lại. Trạng thái oxit của curi thường gặp là curi (III) oxit (Cm2O3) và hiếm gặp như curi (IV) oxit (CmO2) và curi (II) oxit (CmO). Nếu để curi dạng bột ngoài không khí thì nó có thể tự bắt lửa và tạo thành Cm2O3 (màu đen). Các muối curi thường được sử dụng trong y học là curi (III) oxalat [Cm2(C2O4)3] và curi (III) nitrat [Cm(NO3)3]. Curi (IV) oxit là một oxit không bền, dễ dàng bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trong môi trường chân không (khoảng 6000C và 0,01 Pa) và tạo ra sản phẩm là khí oxy và curi (III) oxit: 4CmO2 ---> 2Cm2O3 + O2 Hoặc dùng một dòng khí hyđrô vừa đủ chiếm lấy nguyên tử O2 trong curi (IV) oxit và tạo ra curi (III) oxit: 2CmO2 + H2 ---> Cm2O3 + H2O Trong hợp chất với halogenua, thì kim loại này dễ dàng phản ứng với flo nhất và tạo ra muối là CmF3 (curi triflorua) bằng cách trộn hỗn hợp kim loại này với khí flo. Ngoài ra còn có hợp chất của kim loại này với flo ở số oxi hóa cao hơn như curi (III) tetraflorua (CmF4) được tạo thành bằng cách trộn CmF3 với phân tử khí flo. Hợp chất với flo của curi đều ở dạng muối khan không màu. 2CmF3 + F2 ---> 2CmF4 Muối curi clorua (CmCl3) có màu trắng, được tạo thành do phản ứng của curi (III) hydroxit Cm(OH)3 với khí hydro clorua. Phương pháp này có thể được sử dụng để tổng hợp các halogenua khác của kim loại này, curi (III) bromua (màu xanh lá cây), curi (III) iodua (không màu). Đối với curi clorua thì muối này dễ dàng phản ứng với amoni và halua. CmCl3 + 3NH4I ---> CmI3 + 3NH4Cl Ngoài ra curi còn có thể phản ứng với các phi kim khác như lưu huỳnh, selen v.v. nhưng phải ở nhiệt độ cao và trong môi trường chân không. == Lịch sử == Curi được Glenn Theodore Seaborg và hai trợ lý của ông là Ralph A. James, Albert Ghiorso phát hiện vào mùa hè năm 1944. Trong thí nghiệm của mình họ đã sử dụng một máy gia tốc hạt (cyclotron) năng lượng cao dài 60 inch đặt tại đại học California (Berkeley, Hoa Kỳ). Bằng cách bắn phá hạt alpha với đồng vị 239 của plutoni sinh ra 242Cm: 94 239 P u + 2 4 H e → 96 242 C m + 0 1 n {\displaystyle \mathrm {^{239}_{\ 94}Pu+{}_{2}^{4}He\to {}_{\ 96}^{242}Cm+{}_{0}^{1}n} } Những tính chất hóa học của nguyên tố này được nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Argonne (tại Đại học Chicago). Sau hai nguyên tố neptuni (Np) và plutoni (Pu) thì curi là nguyên tố nhân tạo đứng thứ 3 sau urani. Việc tổng hợp thành công curi diễn ra trước khi nguyên tử lượng của nguyên tố americi (Am, nguyên tố thứ 99) được ghi vào bảng tuần hoàn. Để tạo ra curi, Glenn T. Seaborg đã phải sử dụng đến oxit của một số nguyên tố. Lần đầu tiên, dung dịch plutoni nitrat [Pu(NO3)3] (với đồng vị Pu239) trải trên một tấm platin (bạch kim) mỏng khoảng 0,5 cm2. Hỗn hợp plutoni nitrat sau đó được cho bốc hơi để lại oxit plutoni (PuO2). Dùng máy gia tốc hạt bắn phá, sau đó cho hòa tan sản phẩm trong dung dịch axit nitric, tiếp theo là cô đặc và cho hòa tan vào nước acmoniac thu được một kết tủa hydroxit. Sản phẩm sau đó được hòa tan trong axit percloric (HClO4). Việc tách lọc nhằm làm tinh khiết thêm được thực hiện bằng phương pháp trao đổi ion. Trong thí nghiệm của mình, Glenn Seaborg đã tách được 2 đồng vị của curi là Cm242 và Cm240. == Chú thích == == Tham khảo ==
chủ nghĩa thần bí.txt
Chủ nghĩa thần bí, thần bí luận, chủ nghĩa huyền bí hay huyền bí học, huyền học tiếng Hy Lạp: μυστικός (mystikos), là căn nguyên của một tôn giáo bí ẩn, là một sự theo đuổi được hiệp thông, được đồng nhất, hoặc được giác ngộ với chân lý sau cùng, với thần thánh, với chân tâm, hay với Thiên Chúa thông qua những kinh nghiệm được hướng dẫn, bản năng, trực giác hay trí huệ. Huyền học thường tập trung vào một hay nhiều sự rèn luyện nhằm tích lũy những kinh nghiệm hay những nhận thức. Huyền học có thể là nhị nguyên, tức vẫn có một sự phân biệt giữa mình với thần thánh, hoặc có thể là phi nhị nguyên. Huyền bí học cũng có thể là một tồng hợp của biệt lệ, thuyết, văn bản, tổ chức, truyền thống và kinh nghiệm nhằm biến cải con người, khác nhau như định nghĩa trong nhiều truyền thống khác nhau, có thể liên quan đến những niềm tin, tín ngưỡng. Những truyền thống tôn giáo khác nhau mô tả những trải nghiệm huyền bí này theo nhiều cách khác nhau: Tự phủ nhận mình được biết tới như là sự từ bỏ bản ngã và tập trung hấp thụ ánh sáng vĩnh cửu của Thượng đế (Ein Sof Ohr) (Trường phái Hà Tây Đức Giáo của Do Thái giáo) Hoàn toàn vô định với thế giới (Kaivalya trong vài trường phái Ấn Độ Giáo, kể cả Sakhya và Yoga, Jhana trong Phật giáo) Nghi lễ được tổ chức hàng năm để tỏ lòng sùng bái đến Demeter và Persephone tại Eleusis, Hy Lạp cổ đại Thoát khỏi vòng luân hồi (Moksha trong Kì-na giáo, Tích-khắc giáo và Ấn Độ giáo, Niết Bàn trong Phật giáo). Bản thể sâu thẳm kết nối với tính chân thật sau cùng (Satori trong Phật giáo Đại thừa, Đức trong Lão giáo) Liên kết với Thần linh (Henosis trong Thuyết Tân Platon và hợp nhất với đại ngã (Brahma-Prapti) hoặc Phạm-Niết bàn (Brahma-Nirvana) trong Ấn Độ Giáo, fana trong Sufi giáo, buông xả trong Tích-Khắc Giáo) Thánh hóa, hợp nhất với thần linh hay thiên tính (Công giáo La Mã và Chính Thống giáo). Sơ tánh (Sahaja và Svabhava trong Hindu giáo; Irfan và Sufism trong Hồi giáo). Trải nghiệm bản chất hạnh phúc thực sự (Đại định Svarupa-Avirbhava trong Ấn Độ Giáo và Phật giáo). Khám phá ánh sáng của thượng đế trong mỗi người (Hindu giáo, phái giáo hữu, Tích khắc giáo). Tình yêu Thiên Chúa, như trong Hindu giáo, Bahá'í, Kitô giáo, Hồi giáo, Tích-khắc giáo và rất nhiều các truyền thống tâm linh khác. Thiền - Đại thủ ấn và đại cứu cánh, quá trình hợp nhất với nguyên lý bất nhị trong Phật giáo Tây Tạng. Bí pháp - thực hiện các pháp thuật huyền bí và tịnh luyện nhằm đoạt được cái gọi là Pháp để đắc đạo tạo thế thoát khỏi luân hồi trở về với Thượng đế trong đạo Cao Đài. Sự giác ngộ hoặc sự khai sáng là hai từ chung cho hiện tượng này, xuất phát từ tiếng Latin illuminatio (được áp dụng trong những bài kinh Kitô giáo trong thế kỷ 15) và được sử dụng trong những bản dịch tiếng Anh của kinh Phật nhưng được sử dụng rộng rãi để miêu tả trạng thái thần bí đạt được, bất kể đức tin. Entheogens đã được sử dụng truyền thống bởi nhiều người từ nhiều tôn giáo khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới để trợ giúp tín đồ huyền học. Huyền học tạo ra những nhánh phụ trong những tôn giáo lớn hơn – Như Kabbalah trong Do Thái giáo, Sufi giáo trong Hồi giáo, Vedanta và Kashmir Shaivism trong Ấn Độ giáo, Chủ nghĩa thần bí Kitô giáo trong Kitô giáo và thuyết Ngộ giáo - Nhưng thường bị xem xét cách hoài nghi và đôi khi được tổ chức riêng rẽ, bởi những nhóm chính thống trong những tôn giáo nhất định, do nhấn mạnh sự huyền bí của những trải nghiệm trực tiếp và cuộc sống với việc thực hành giáo pháp. Huyền học đôi khi được những người hoài nghi và những tín đồ chính thống áp dụng nhưng chỉ trong phạm vi của sự hoang mang, mặc dù họ phải thừa nhận rằng huyền học rõ ràng là một thứ bậc hoặc đẳng cấp khác. Trong thực tế, một tiền đề cơ bản của gần như tất cả những con đường huyền bí, không phân biệt tôn giáo là những trải nghiệm về ý thức thần linh, sự giác ngộ và hợp nhất với thần linh thông qua những con đường huyền bí, luôn rộng mở cho những ai sẵn sàng thực hiện theo một hệ thống những phương pháp huyền bí. Một vài truyền thống huyền bí có thể bác bỏ tính hợp lý của những truyền thống khác. Tuy nhiên, những truyền thống huyền bí thường có xu hướng chấp nhận những truyền thống huyền bí hơn so với truyền thống của họ. Điều này được dựa trên tiền đề rằng những trải nghiệm thần thánh có thể đưa những truyền thống huyền bí khác trở thành truyền thống của mình khi cần thiết. Một số, tuy không phải tất cả, truyền thống huyền bí còn chấp nhận ý tưởng rằng truyền thống của họ có thể không phải là phiên bản thực tế nhất của thực hành thần bí. == Tổng quan == === Trong văn học === Underhill (1875-1941) đã xuất bản cuốn chuyên đề của bà năm 1911 nhấn mạnh trọng tâm của huyền học là thói quen và từ những trải nghiệm của thói quen hay ‘luyện tập’ hơn là lý thuyết suông. Otto (1869-1937) trong những bài giảng Haskell của ông tại trường Cao đẳng Orbelin năm 1924 đã trình bày quan điểm của ông về sự cộng hưởng và phân kỳ của các hình thức huyền học qua những cách gọi tên ở phương Đông hay phương Tây qua nghiên cứu các trường hợp cụ thể được giới thiệu bởi Adi Shankara (Công nguyên năm 788 – 820) đại diện cho phương Đông, và Eckhart (1260-1328) đại diện cho phương Tây. Bài giảng được mở rộng bởi Otto và ngay sau đó xuất bản luận án thạc sĩ ở Đức, được chuyển ngữ sang tiếng Anh bởi Bracy & Payne. === Chi tiết === Huyền học là đức tin và thực nghiệm đi xa hơn những hình thức thờ phụng và cầu nguyện của đức tin chính thống, thường bằng cách tìm ra ý nghĩa ẩn sâu hoặc bí truyền của các học thuyết tôn giáo thông thường, và bằng cách tham gia vào những hành vi tâm linh như hành thở, cầu nguyện, suy ngẫm và thiền định, cùng với tụng kinh và các hoạt động khác được thiết kế để nâng cao nhận thức về tinh thần. Ví dụ, Kabbalah (trong Do Thái giáo) tìm cách giải thích sâu hơn về kinh Torah và những công trình huyền bí khác, và có thể tiến hành dựa trên các hành vi tâm linh như thiền, pháp thuật hoặc giả kim thuật, cũng như ca hát, nhảy múa, cầu nguyện và nghiên cứu những văn bản cổ về luật và truyền thống Do Thái, cũng như được thực hiện trong nhiều truyền thống huyền bí khác. Sufi giáo (trong Hồi giáo) mở rộng và khuếch đại những lời dạy của kinh Qur'an dựa trên tinh thần tình yêu phổ quát, nổi tiếng nhất nhờ những nhạc sĩ sùng đạo nhảy điệu Zhikrs và hát Qawwalis. Vedanta tìm hiểu những giáo lý sâu xa của triết học Ấn Độ được gói gọn trong cuốn kinh Vệ đà, và rất nhiều môn sinh của cả 2 trường phái Đát-đặc-la Shaivite và Shakta của Hindu giáo đều theo Vaisnaivas hướng chính tông sử dụng những biểu tượng và thần thoại của những nam thần và nữ thần của họ trang trí trong nhà để đạt được cảnh giới nhận thức cao nhất, thông qua những thực hành thần bí đã được ấn định và chứng minh cho những mục đích của họ. Huyền học cho rằng có sự tồn tại của một trạng thái cơ bản ẩn sâu dưới những hiện tượng thấy được xảy ra hằng ngày trên thế giới này, và trong thực tế thì thế giới bình thường là thấy được hoặc là siêu hiện tượng. Thường thì những người theo huyền học tập trung vào những lời giáo huấn của các cá nhân có sự thông suốt đặc biệt, và trong vài trường hợp thì hầu hết những người tin tưởng vào thuyết phi huyền học (chỉ hoàn toàn dựa trên những giáo lý căn bản) thường chỉ theo những vị giáo chủ hoặc sư phụ của họ mà không có ai hoặc rất ít người thực hiện những phương pháp huyền học. Những đức tin khác nhau có những quan hệ khác nhau với các tư tưởng huyền bí. Ấn Độ giáo có nhiều giáo phái thần bí, một phần do sự phụ thuộc mang tính chất lịch sử vào các Guru (những bậc thầy của trí huệ). Huyền học của Phật giáo phần lớn là monastic, khi mà phần lớn Phật tử cho rằng jhana (thiền) là một phương pháp vượt trội được sử dụng chỉ sau khi đã trải qua nhiều kiếp sống. Huyền học trong những tôn giáo gốc Abraham (Hồi giáo, Kitô giáo) thường bị cách ly, từ việc những người Hồi giáo chính thống đã khoan dung cho Sufi giáo cho tới những lo ngại về việc thờ cúng phổ biến trong những Kitô hữu phương Tây, hay những tín đồ Kabbalah của Do thái giáo là những ngoại lệ đáng chú ý. Huyền học thấu hiểu đại thể một số hình thức mang tính nội tại, khi mối quan tâm của họ là trực tiếp chứng ngộ và loại bỏ những quan ngại về kiếp sau, và điều này thường mâu thuẫn với những giáo lý mang tính truyền thống tôn giáo. Huyền học được giảng dạy và truyền tải trực tiếp từ đạo sư tới tín đồ, dù mối quan hệ giữa đạo sư và tín đồ rất khác nhau: một số nhóm yêu cầu tuân theo nghiêm ngặt chỉ dẫn của đạo sư, những nhóm khác thận trọng giảng dạy cho tới khi tín đồ thực sự đã sẵn sàng, trong một vài nhóm thì đạo sư chỉ thuần túy trợ giúp cho những tín đồ đang trong quá trình chứng ngộ. Huyền học có thể sử dụng những văn bản tôn giáo kinh điển hoặc không kinh điển, và thường sẽ giảng giáo chúng như chú giải những văn bản cổ, phát triển một quan điểm triết học khác với cách hiểu truyền thống của tôn giáo. Nhiều hình thức huyền học hiện đại sẽ thích nghi hoặc chấp nhận những văn bản từ những tôn giáo hoàn toàn khác biệt—Vivekananda thuộc Vedanta, được chú ý bởi những khẳng định của ông cho rằng tất cả những tôn giáo đều là một. == Chú thích == == Tham khảo == Daniels, P., Horan A., (1987) "Mystic Places". Alexandria, Time-Life Books, ISBN 0-8094-6312-1. Fanning, Steven., Mystics of the Christian Tradition. New York: Routledge Press, 2001. Louth, Andrew., The Origins of the Christian Mystical Tradition. Oxford: Oxford University Press, 2007. ISBN 978-0-19-929140-3. McGinn, Bernard, The Presence of God: A History of Western Christian Mysticism'.' Vol. 1 - 4. (The Foundations of Mysticism; The Growth of Mysticism; The Flowering of Mysticism) New York: Crossroad, 1997-2005. "Buried Memories on the Acropolis. Freud's Relation to Mysticism and Anti-Semitism", International Journal of Psycho-Analysis, Volume 59 (1978): 199-208. (Jeffrey Masson and Terri C. Masson) Chronicle Books. Mysticism, the Experience of the Devine: Medieval Wisdom. Labyrinth, 2004. King, Ursula. Christian Mystics: Their Lives and Legacies Throughout the Ages. London: Routledge 2004. Langer, Otto. Christliche Mystik im Mittelalter. Mystik und Rationalisierung – Stationen eines Konflikts. Darmstadt: 2004. Kroll, Jerome, Bernard Bachrach, The Mystic Mind: The Psychology of Medieval Mystics and Ascetics, New York and London: Routledge, 2005. Elior, Rachel, Jewish Mysticism: The Infinite Expression of Freedom, Oxford. Portland, Oregon: The Littman Library of Jewish Civilization, 2007. Louth, Andrew, The Origins of the Christian Mystical Tradition (Oxford: 2007). Harmless, William, Mystics. (Oxford: 2008). Dinzelbacher, Peter (hg), Mystik und Natur. Zur Geschichte ihres Verhältnisses vom Altertum bis zur Gegenwart (Berlin: 2009) (Theophrastus Paracelsus Studien, 1). Merton, Thomas, An Introduction to Christian Mysticism: Initiation into the Monastic Tradition, 3. (Kalamazoo: 2008) (Monastic Wisdom series). Nelstrop, Louise, Kevin Magill and Bradley B. Onishi, Christian Mysticism: An Introduction to Contemporary Theoretical Approaches (Aldershot: 2009). == Liên kết ngoài == Resources > Medieval Jewish History > Jewish Mysticism The Jewish History Resource Center, The Hebrew University of Jerusalem "Mysticism" Stanford Encyclopedia of Philosophy "Mysticism" Encyclopedia of Religion and Society "Self-transcendence enhanced by removal of portions of the parietal-occipital cortex" Article from the Institute for the Biocultural Study of Religion
sa pa.txt
Sa Pa là một thị trấn vùng cao thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. == Địa lý == === Vị trí === Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có Thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và Thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam. === Địa hình - Khí hậu === Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ thang 5 tới tháng 8. Thị trấn Sa Pa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm. == Lịch sử == Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa. Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự. Sa Pa bị tàn phá nhiều theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002. === Nguồn gốc tên gọi === Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa. Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ". === Dân cư === Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng: Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch. Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông. Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình. == Danh lam thắng cảnh - Du lịch == === Những địa điểm nổi tiếng === Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu. Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt. Một số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria,... được xây dựng khoảng 2004 và khách sạn mới Panoramahotel,Graceful đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt. Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phan Xi Păng, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong Thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm. Sa Pa có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý và chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Trong khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn còn có đến 136 loài chim, 56 loài thú và 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Vườn hoa Hàm Rồng được xây dựng theo địa thế tự nhiên của đỉnh Hàm rồng, để tham quan vườn hoa, du khách phải leo một chặng đường dài hàng ngàn bậc đá. Cứ cách một đoạn ngắn, cảnh trí lại trải ra trước mắt đó là vườn lan tự nhiên, vườn châu Âu, rừng hoa đào... điểm cuối cùng là điểm cao nhất của đỉnh Hàm Rồng được bố trí như một đài quan sát, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt thu toàn bộ thị trấn Sa Pa vào tầm mắt của mình. Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, Thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng. Đặc biệt Thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước Việt Nam đề nghị xếp hạng di sản thế giới. Thác Bạc từ độ cao trên 200 m với những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân. Sa Pa là "vương quốc" của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian… Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội "Roóng pọc" của ngườI Giáy ở bản Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội "Sải Sán" (đạp núi) của người Mông, lễ "Tết nhảy" của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. === Các địa điểm du lịch khác === Các địa điểm du lịch khác trong khu vực bao gồm: == Chợ phiên Sa Pa == Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ. Người dân vùng xa thường phải đi từ ngày hôm trước. Vào tối thứ bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái bản làng người H'mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn... và người ta gọi đó là "chợ tình". Vào ngày chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu sán lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v. Khí hậu Sa Pa trong lành và mát, thích hợp cho những loại rau ôn đới như bắp cải, su hào, su su, cây dược liệu quý và nhiều loại cây ăn quả như đào, mận, lê v.v. Đặc biệt có mận tam hoa và mận hậu rất nổi tiếng. Những du khách có thể thưởng thức nhiều loại hoa quả vùng ôn đới, cận nhiệt đới tại nơi đây. == Hình ảnh Sa Pa == == Xem thêm == Lào Cai Phan Xi Păng Cốc Ly Khu du lịch quốc gia Danh sách thị trấn tại Việt Nam == Chú giải ==
vườn quốc gia phong nha - kẻ bàng.txt
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m, và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác . Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015. == Nguồn gốc tên gọi == Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió (chữ Hán: 風 phong) răng (chữ Hán: 牙 nha) (gió thổi từ trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng); nhưng ý kiến khác lại cho rằng Phong Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích. Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa (nay là thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch). Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (chữ 峰 phong nghĩa là đỉnh núi, 衙 nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha. Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa). == Vị trí, diện tích, dân số == Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn thiên nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8 năm 1986 và đã được mở rộng thành 41.132 ha vào năm 1991. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cửa động Phong Nha - Kẻ Bàng có tọa độ 17°34'54.15"B và 106°16'58.83"T. Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía bắc. Phía tây vườn quốc gia này giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một khu vực carxtơ nằm ở tỉnh Khăm Muộn, Lào. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha. Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (xã Trường Sơn). Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các thung lũng có suối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia này. Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, giáo dục, y tế kém phát triển. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản. == Khí hậu == Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%. == Địa chất, địa mạo == === Quá trình hình thành === Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn 400 triệu năm vào thời kỳ Đại Cổ sinh. Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng phát triển từ Devon đến Kỷ Cacbon - Trecmi. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất trong khu vực: Giai đoạn Kỷ Ordovic muộn - giai đoạn Siluri đầu (450 triệu năm) Giai đoạn Kỷ Devon giữa và muộn (khoảng 340 triệu năm) Giai đoạn Kỷ Than đá - Kỷ Permi (300 triệu năm) Giai đoạn Orogen Giai đoạn Đại Tân sinh (250-65 triệu năm) Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập núi lửa trẻ hơn đá vôi. Các khối cùng với việc nâng các lớp đá vôi lên cao như ngày nay còn làm phát sinh động đất, đứt gãy và núi lửa. Tại giao điểm của các đứt gãy hoặc các đới đứt gãy lớn, núi lửa phun lên sẽ làm biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi sống (CaO) dễ hoà tan trong nước, đồng thời mang vào các đứt gãy, khe nứt của đá vôi dăm, cuội, dung nham núi lửa và nước ngầm. Dung nham này trong môi trường nước sẽ bị biến thành bùn, sét - kaolin mềm nhão dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các khe nứt, lỗ hổng do mật độ nặng hơn đá vôi từ 0,3 - 0,4 g/cm3. Nước đã đóng vai trò dọn dẹp lòng hang, các thung lũng giữa núi đá vôi (cuốn trôi vôi sống, bùn, sét - kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay. === Lịch sử nghiên cứu địa chất địa mạo === Lần đầu tiên, Đoàn Địa chất 20, một cơ quan trực thuộc Tổng cục Địa chất Việt Nam đã hoàn thành công trình đo vẽ bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000 miền Bắc Việt Nam vào năm 1965 với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô, trong đó khu vực tỉnh Quảng Bình được xếp vào đới tướng cấu trúc Trường Sơn. Đây là lần đầu tiên các đặc điểm địa chất như địa tầng, hoạt động macma và địa chất cấu tạo của khu vực này đã được các nhà khoa học Việt-Xô mô tả một cách hệ thống và chi tiết. Sau đợt khảo sát và đo vẽ đó, Tổng cục Địa chất Việt Nam (nay là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đã tiếp tục tiến hành đo vẽ địa chất ở tỉ lệ trung bình và lớn để chính xác hoá cấu trúc địa chất và xác định tiềm năng khoáng sản ở vùng lãnh thổ này và đã hoàn tất vẽ bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Mahaxay - Đồng Hới kèm theo thuyết minh "Địa chất và khoáng sản tờ Mahaxay - Đồng Hới", đây là công trình bổ sung nhiều kết quả nghiên cứu mới về địa tầng và khoáng sản ở trong vùng. Năm 2001, bản đồ địa chất 1:50.000 tờ Minh Hoá kèm theo Báo cáo thuyết minh "Địa chất và khoáng sản tờ Minh Hoá" được hoàn thành và đã đưa được nhiều kết quả nghiên cứu mới về cổ sinh địa tầng Mesozoi và các khoáng vật phốt phát và vật liệu xây dựng của vùng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã thực hiện công bố nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về ranh giới Frasni - Famen (Kỷ Devon thượng). === Đặc điểm tự nhiên === Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát triển vỏ Trái Đất từ thời kỳ kỷ Ordovicia (464 Ma). Điều này đã tạo ra 3 loại địa hình và địa mạo. Một trong số đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các mép khối núi đá vôi trung tâm. Loại kiến tạo lớn khác là các kiến tạo carxtơ có đặc trưng là các carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Đại Trung sinh, nhưng 2/3 của khu vực này là carxtơ từ Đại Tân sinh. Đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha, với một khu vực tương tự ở tỉnh Khammuane của Lào. Quá trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay. So với các khu vực carxtơ khác trên thế giới đã được công nhận là di sản thế giới, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có đặc điểm tự nhiên có nhiều dị biệt do điều kiện khí hậu và cấu trúc địa chất khác nhau. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vành đai tạo núi Alpi, một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Đại Tân sinh. Vì vậy, các khối đá vôi tại khu vực này bị biến dạng cơ học khá mạnh do đứt gãy. Khí hậu khu vực này là nhiệt đới gió mùa nên các hiện tượng carxtơ tại đây không giống với các khu vực ôn đới về cường độ quá trình carxtơ cũng như các dạng địa hình mà nó tạo ra trên bề mặt và khu vực ngầm. Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá làm tăng khả năng hòa tan do trong nước có chứa các chất axít có phản ứng với đá vôi (cácbonat canxi). Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hoá vật lý và hoá học đã gặm mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá mácma axít, đá sét, đá biến chất và phù sa cổ. Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hang động có tuổi cổ nhất Đông Nam Á, với thời gian bắt đầu hình thành hang động là 35 triệu năm trước đồng thời với pha tách giãn hình thành Biển Đông. Các hướng chạy của hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng trùng với hướng các đứt gãy mang tính khu vực và địa phương. Lũ ở trong các khu vực thung lũng xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng trong mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 thì hầu như các con suối đều khô cạn. == Hệ thống hang động == Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn nhất thế giới. So với 41 di sản thế giới khác có carxtơ, Phong Nha-Kẻ Bàng có các điều kiện địa hình, địa mạo và sinh vật khác biệt. Carxtơ tại đây có niên đại từ thời kỳ Đại Cổ Sinh, 400 triệu năm trước, do đó Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng carxtơ lớn cổ nhất châu Á. Nếu như khu vực Hin Namno, một khu vực bảo tồn tự nhiên của tỉnh Khăm Muộn, Lào, giáp Phong Nha-Kẻ Bàng về phía tây được kết hợp thành một khu bảo tồn liên tục, thì khu vực bảo tồn này sẽ là khu rừng carxtơ còn tồn tại lớn nhất ở Đông Nam Á với diện tích 317.754 ha. Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn nhỏ. Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất. So với 3 vườn quốc gia khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới khác ở Đông Nam Á (Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Malaysia, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa ở Palawan của Philippines và Vườn quốc gia Lorentz ở Tây Irian của Indonesia) và một số khu vực carxtơ khác ở Thái Lan, Trung Quốc, Papua New Guinea thì carxtơ ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có hệ thống sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn. === Lịch sử khám phá hang động === Các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa khi vùng đất này còn thuộc Vương quốc Chăm Pa. Năm 1550, Dương Văn An là người đầu tiên viết về động Phong Nha. Động Phong Nha đã được chạm lên một trong Cửu Đỉnh Đại Nội triều Nguyễn ở Huế. Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần". Ngoài ra còn được các vua nhà Nguyễn "Thần Hiển Linh". Cuối thế kỷ 19, ông Léopold Michel Cadière, một linh mục người Pháp, thám hiểm động, khám phá các chữ viết của người Chăm và ông đã suy tôn Phong Nha "Đông Dương đệ nhất động". Tháng 7 năm 1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã đánh giá rằng động Phong Nha có thể sánh ngang với các hang động nổi tiếng trên thế giới như động Padirac (Pháp), động sông Drach (Tây Ban Nha) về vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động. Năm 1935, một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện ra một động khô có cửa động nằm cách cửa động Phong Nha 1000 m, trên độ cao 200 m. Động này nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Đây là động có cảnh quan kỳ vĩ không kém động Phong Nha nhưng lại không có sông ngầm. Năm 1937, Phòng du lịch của Khâm sứ Pháp (ở Huế) đã ấn hành một cuốn tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình, trong đó có giới thiệu về động Phong Nha. Địa điểm du lịch này đã được xếp hạng nhì ở Đông Dương thuộc Pháp. Trước năm 1990, đã có nhiều cuộc thám hiểm hang động của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nhưng chưa hé lộ nhiều về hệ thống hang động Phong Nha. Năm 1990, lần đầu tiên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cùng với Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh (British Cave Research Association) đã phối hợp khám phá và nghiên cứu hang động trong khu vực này một cách sâu rộng. Cuộc khám phá hang động lần đầu được tiến hành năm 1990 bởi một nhóm các chuyên gia về hang động của Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh và Khoa Địa chất Địa hình của Đại học Tổng hợp Hà Nội, do Howard Limbert chỉ huy. Nhóm thám hiểm này đã hoàn tất nghiên cứu động Vòm. Năm 1992, một nhóm gồm 12 nhà khoa học Anh và 6 giáo sư của Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành cuộc thám hiểm thứ hai và đã hoàn tất thám hiểm 7.729 m thuộc động Phong Nha và 13.690 m thuộc động Vòm và các hang động lân cận. Cuộc thám hiểm thứ 3 vào năm 1994 bao gồm 11 nhà khoa học Anh và 5 nhà khoa học Việt Nam thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Việc thám hiểm các hang động trong khu vực này là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Các đoàn thám hiểm đã mất nhiều thời gian với những khó khăn như: hang động sắc nhọn dễ gây thương tích, lòng hang hẹp, các sông suối ngầm có thể dâng lên đột ngột làm bít cửa hang, lượng ô xy trong nhiều khu hang động có thể không đủ. Các kết quả thám hiểm, nghiên cứu này đã mang đến một sự hiểu biết toàn diện về hệ thống hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng và đã được làm cơ sở cho bảo vệ, quy hoạch và phát triển du lịch cũng như hoàn thiện hồ sơ để trình lên UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Các nhà khoa học đã khám phá và nghiên cứu 20 hang động với tổng chiều dài 70 km hang động, trong số đó có 17 hang động tại khu vực Phong Nha và 3 hang động tại khu vực Kẻ Bàng. Năm 1999, các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng tiến hành các khảo sát về hệ động thực vật ở khu vực Kẻ Bàng. Động Phong Nha dài 7.729 m, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 m. Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v. Năm 2005, Hội hang động Anh phát hiện một hang động khô, đặt tên Động Thiên Đường, lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Theo đánh giá, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha. Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã phát hành bộ tem chọn lọc Phong Nha-Kẻ Bàng. Giai đoạn từ năm 2007-2008, đoàn khảo sát hang động của Hội hang động hoàng gia Anh đã khảo sát khu vực thượng nguồn sông Chày, khu vực hang Vòm, hố kast ở km12 trên đường 20 và một số hang động mới ở Thượng Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa (thuộc huyện Minh Hóa), Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Họ cũng đã đo vẽ lại hệ thống hang động Phong Nha. Tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động hoàng gia Anh đã tiến hành thám hiểm khu vực vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và các khu vực phụ cận. Họ đã phát hiện thêm 20 hang động mới với tổng chiều dài 56 km. Trong đợt khảo sát này, hội hang động hoàng gia Anh và Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phát hiện mới về hang Cha Lo (Minh Hóa) dài trên 5 km. Đoàn cũng công bố mới về độ dài của các hang động chính như Phong Nha trên 57 km (trước đây là 45 km), Vòm trên 35 km, đồng thời phát hiện hang Khe Ri là hang sông ngầm dài nhất thế giới. Đặc biệt, đoàn thám hiểm cũng đã phát hiện một hang mới và tạm đặt tên là Sơn Động. Theo kết quả khảo sát, hàng này dài 6,5 km, rộng hơn 150m và vòm hang chỗ cao nhất hơn 200m, kích thước gấp 4-5 lần so với hang Phong Nha, lớn hơn nhiều so với hang Deer tại vườn quốc gia Gunung Mulu tại Sarawak, Malaysia vốn được xem là hang động lớn nhất thế giới. Con sông ngầm ở hang này cũng lớn hơn nhiều lần so với sông ngầm ở hang Phong Nha. Hang này có dòng sông ngầm. Nước và dòng chảy ngầm trong hang rất mạnh nên hiện đoàn thám hiểm chỉ khảo sát được một phần Đoàn thám hiểm cũng đã tiến hàng khảo sát hố sụt karst (đá vôi) ở khu vực hang Vòm có tên là vực Tang với kết quả cho thấy hố sụt có độ sâu đến 255 m. Tuy nhiên, đoàn thám hiểm vẫn chưa thể đo hết độ sâu của hố sụt này, nhưng qua đó đánh giá đó là hố sụt sâu nhất Việt Nam. Năm 2012, đoàn thám hiểm hang động của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã tìm thấy 41 hang động mới tại vùng lõi di sản Phong Nha-Kẻ Bàng ở các tuyến Đại Cáo, Đại Ải, Hung Thùng, Hung Lau. Trong số 41 hang động mới phát hiện này, họ đã phát hiện hang động sâu nhất Việt Nam ở một hố sụt 320m, được gọi là hang Kỳ, dưới đáy hố sụt là một hang động cao khoảng 50m, có chiều dài 4 km. Tổng cộng chiều dài của 41 hang động mới phát hiện này khoảng 20 km. === Hệ thống động Phong Nha === Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình thường chỉ có thể vào được 1500 m. Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú ý sau: Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m,dài 736 m. Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m. Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m. Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én. Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m. Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha. Hang Khe Thi. === Hệ thống động Vòm === Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp. Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m. Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn. Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m. Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m. Hang Pygmy: dài 845 m. Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên. === Động Tiên Sơn === Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau. Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động. === Hang động Thiên Đường === Hang Thiên Đường được phát hiện năm 2005, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005 và xác định hang này có tổng chiều dài là 31 km. Do vẻ đẹp của hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường. Hang Thiên Đường được đánh giá là hang động lớn và dài hơn hang động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C. Hang Thiên Đương đã được Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư phương tiện và đường vào động, đường bên trong động với chiều dài 1,1 km và đã đón khách tham quan từ ngày 3 tháng 9 năm 2010. === Hang Sơn Đoòng === Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011. Trên thực tế, một người dân địa phương tên là Hồ Khanh đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang. == Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi == === Sông ngòi === Ngoài hệ thống hang động, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có các sông ngầm dài nhất. Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống sông ngòi trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên. Có 3 con sông chính trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Son và sông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. Cả ba con sông chính trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch. Nước sông Chày đoạn trước Hang Tối có màu xanh đặc trưng mà theo nhiều chuyên gia là do có chứa lượng Ca(HCO3)2 và các loại khoáng chất khác với nồng độ cao. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục con suối và thác nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối Trạ Ang. === Các đỉnh núi === Phong Nha-Kẻ Bàng có một số ngọn núi cao hơn 1000 m, đáng chú ý là đỉnh Co Rilata với độ cao 1.128 m và đỉnh Co Preu cao 1.213 m. Các núi ở vùng carxtơ của vườn quốc gia này có chiều cao điển hình trên 800 m và tạo thành một dãy núi liên tục dọc theo đường biên giới hai nước Việt Nam và Lào, trong đó đáng chú ý là các đỉnh: Phu Tạo (1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078 m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015 m), Phu Ôc (1015 m), Phu Dong (1002 m). Nằm xen giữa các đỉnh này là các đỉnh có chiều cao từ 800–1000 m: Phu Sinh (965 m), Phu Co Tri (949 m), Phu On Boi (933 m), Phu Tu (956 m), Phu Toan (905 m), Phu Phong (902 m), núi Ma Ma (835 m). Vùng địa hình phi carxtơ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở vòng ngoài về phía bắc, đông bắc và đông nam của Phong Nha-Kẻ Bàng với các đỉnh núi cao 500–1000 m với độ dốc 25-30 độ và sự chia cắt cao. Có một số thung lũng hẹp dọc theo các con suối và khe như: khe Am, khe Cha Lo, khe Chua Ngút và một thung lũng nằm dọc theo Rào Thương ở rìa cực nam. Theo hướng bắc-nam có các đỉnh núi đáng chú ý như: Phu Toc Vu (1000 m), Mã Tác (1068 m), Cổ Khu (886 m), U Bò (1009 m), Co Rilata (1128 m) (đỉnh cao nhất của vườn quốc gia này, nằm ở rìa cực nam của vườn quốc gia). == Động thực vật == === Hệ thực vật === Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha. Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae). Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác. Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm. Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor). IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần). === Hệ động vật === Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới. Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây. Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này. Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá chình hoa và cá chình mun. Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng. Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi, tên tiếng Việt là bọ cạp Cảnh đã được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap thienduongensis. Tên tiếng Việt là bọ cạp Thiên Đường đã được phát hiện tại hang Thiên Đường. == Giá trị khảo cổ, lịch sử, văn hóa == Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các bằng chứng về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và Việt Nam tìm thấy trong các hang động. Năm 1899, một giáo sĩ truyền đạo người Pháp tên là Léopold Cadière đã khảo sát và nghiên cứu về văn hoá và phong tục, tập quán của người dân vùng thung lũng sông Son. Trong thư viết cho Trường Viễn Đông bác cổ, ông khẳng định: "Những gì còn lại của nó đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học". Đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm hang động và học giả Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm, chữ Chàm khắc trên vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v. Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Viện này cho rằng có khả năng dấu tích ở hang Bi Ký trong động là một thánh đường Chăm Pa từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11. Tại động Phong Nha, người ta đã phát hiện nhiều mảnh thân và miệng các bình gốm có tráng men của Chàm với các mảnh gốm thô sơ có lõi đen, có vòng miệng loe rộng so với thân, tạo một góc gần vuông. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra các mảnh gốm hoa văn miệng hình cánh sen, màu xanh ngọc, màu lông thỏ hồng nhạt. Động Phong Nha là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kỳ thực hiện Chiếu Cần Vương kháng chiến chống thực dân Pháp. Các di tích lịch sử cách mạng có: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh và đường 20 Quyết Thắng, Mụ Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve... hay các di tích Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, các kho hàng hoá trong hệ thống hang động ở Tuyên Hoá, Minh Hóa trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. == Di sản thiên nhiên thế giới == === Di sản thế giới lần 1: tiêu chí địa chất, địa mạo (viii) === Hồ sơ đề nghị công nhận vườn quốc gia này là di sản thế giới đã được Chính phủ Việt Nam trình lên UNESCO năm 1998. Lý do đưa ra để đề nghị công nhận vườn quốc gia này là di sản thế giới bao gồm: sự đa dạng sinh học cao, sự độc đáo và vẻ đẹp của hệ thống hang động và phong cảnh núi đá vôi. Ban đầu, Chính phủ Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận Khu bảo tồn Phong Nha năm 1998 và IUCN đã tiến hành kiểm tra tại hiện trường trong tháng 1 và 2 năm 1999. Tại cuộc họp bình thường vào tháng 7 năm 1999, Ủy ban đánh giá của UNESCO đã kết luận rằng Khu bảo tồn Phong Nha được đề cử sẽ đáp ứng được tiêu chí (i) và (iv) của UNESCO cho ứng cử viên di sản thế giới nếu như ranh giới được mở ra thành vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng rộng hơn. Ủy ban này cũng đề nghị hai nhà nước Việt và Lào thảo luận và kết nối hai khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Hin Namno (Lào) thành một khu bảo tồn liên tục để phối hợp bảo tồn. Trong lần đề nghị thứ hai của Chính phủ Việt Nam gửi UNESCO vào năm 2000, phạm vi khu vực đề cử gồm cả khu vực rừng Kẻ Bàng như ý kiến năm 1999 của UNESCO. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố xây dựng đường Hồ Chí Minh và đường nối quốc lộ 20 với đường Hồ Chí Minh cắt qua vùng lõi của vườn quốc gia này. Nhiều tổ chức quốc tế như IUCN và Tổ chức động thực vật quốc tế đã thuyết phục và khuyên Chính phủ Việt Nam thận trọng trong việc xây dựng các con đường này qua Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Trong một bức thư của Tổ chức động thực vật gửi UNESCO ngày 15 tháng 12 năm 2000 ước tính cần 4,5 tấn thuốc nổ cho mỗi km đường. Do đó việc xem xét đánh giá để công nhận là di sản thế giới đối với vườn quốc gia này không tiến triển gì hơn. Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam cung cấp thêm thông tin cho UNESCO về việc nâng cấp Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng với diện tích rộng hơn hai lần đề cử trước (85.754 ha) kèm theo kế hoạch bảo tồn (quyết định của Chính phủ tháng 12 năm 2001). Chính phủ đã thay đổi tuyến đường Hồ Chí Minh và UNESCO đã đánh giá tuyến mới không ảnh hưởng đến vườn quốc gia này do tuyến đường được xây với mức độ trách nhiệm đối với môi trường cao, ngoài ra tuyến đường này cung cấp đường tiếp cận khu vực vườn nhưng vẫn cho rằng đường nối đường Hồ Chí Minh và đường 20 đi qua khu lõi vườn quốc gia này là không cần thiết và tác động xấu đến hệ động thực vật ở đây (chặt cây, xe cộ gây xáo trộn cuộc sống sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho săn bắt động vật và chặt cây). Ủy ban đánh giá cho rằng tiêu vườn quốc gia này được đề nghị theo hai tiêu chí i (lịch sử Trái Đất và nổi bật địa chất) và iv (đa dạng sinh học và các loài bị đe dọa) chưa đạt do chưa có bằng chức thực về địa chất địa mạo được cung cấp trong hồ sơ và khu vực vườn quốc gia này chưa đủ rộng để bảo tồn các loài quý hiếm. Chính phủ Việt Nam đã bổ sung thông tin về giá trị địa chất địa mạo khu vực vườn quốc gia này. Tại kỳ họp toàn thể lần thứ 27 từ 30 tháng 6 đến 5 tháng 7 năm 2003, đại diện 160 quốc gia thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cùng với 30 địa danh khác trên toàn thế giới, là di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì đạt tiêu chuẩn viii "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử Trái Đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đang diễn ra đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn". === Di sản thế giới lần 2: tiêu chí hệ sinh thái (ix) và đa dạng sinh học (x) === Năm 2007, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Việt Nam đã thống nhất đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký trình hồ sơ gửi UNESCO công nhận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học. Bộ hồ sơ trình lần này đã được bổ sung các tư liệu quý về hệ động thực vật tại vườn quốc gia này. Hồ sơ trình UNESCO lần này cũng đã nêu rõ tính nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học, và tính toàn vẹn của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng nếu Việt Nam hoàn thiện hồ sơ thì có nhiều khả năng UNESCO sẽ công nhận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 với hai tiêu chí địa chất địa mạo và đa dạng sinh học, so với một tiêu chí được công nhận năm 2003. Tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia này sánh ngang với các khu vực đã được công nhận là di sản hay các khu đề xuất ở châu Á và châu Úc, đặc biệt so sánh với các khu di sản hoặc đang đề xuất có chứa núi đá vôi như khu vực núi Emi và núi Phật Lạc Sơn (Trung Quốc), vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa ở Palwan của Philippines - một di sản thế giới tại Philippines. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được các nhà khoa học đánh giá là trung tâm của khu vực miền trung Việt nam. WWF thừa nhận khu vực vườn quốc gia này có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh. Tuy nhiên, tại kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra từ 19 - 29/6/2011, Vườn quốc gia Phong Nha đã không được bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí này. Sau đó 4 năm, vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 Vườn quốc gia Phong Nha đã được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với hai tiêu chí: hệ sinh thái "là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn", và đa dạng sinh học "sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học", trở thành vườn quốc gia thứ ba châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trong số 4 tiêu chí. == Hoạt động du lịch == Trung tâm dịch vụ phục vụ khách du lịch toạ lạc tại xã Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch. Cổng vào Trung tâm dịch vụ này nằm bên đường Hồ Chí Minh. Khách du lịch tham quan hang động mua vé tham quan bao gồm cả chi phí ca nô, vé vào cửa. Khách được ca nô chở ngược theo sông Son đến thăm động Tiên Sơn và động Phong Nha. Ngoài ra còn có tua du lịch sinh thái riêng. Sau khi vườn quốc gia này được công nhận là di sản thế giới, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã bổ sung ngành du lịch là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Với những ưu thế về hệ thống hang động và đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được khai thác để phát triển du lịch với các loại hình du lịch: Du lịch khám phá hang động bằng xuồng. Du lịch sinh thái, khám phá hệ động thực vật. Leo núi mạo hiểm: ở đây có hàng chục đỉnh núi có độ cao tương đối trên 1.000 m, dốc đá vôi dựng đứng phù hợp cho các hoạt động leo núi thể thao mạo hiểm. Một trong những tuyến du lịch mới là đi bằng du thuyền theo dòng sông Chày để ngược vào rừng sâu. Càng đi ngược dòng sông Chày, dòng chảy sông này càng khúc khuỷu, đi qua nhiều thác ghềnh và đến khu vực rừng Trộ Mợng. Tuyến này đã được các đơn vị kinh doanh du lịch khảo sát và đề nghị mở tuyến du lịch sinh thái rừng Phong Nha-Kẻ Bàng để sớm đưa vào phục vụ khách du lịch ngoài tuyến tham quan các hang động Phong Nha và Tiên Sơn. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có thác Chài cao khoảng 50 m, có bãi Ràn Bò... Tên gọi Ràn Bò do đây là nơi bò tót sinh sống và sinh đẻ ở đây. Trong 3 năm sau khi được UNESCO công nhận, lượng du khách đến tham quan Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã gia tăng đột biến. Sân bay Đồng Hới đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ ngày 18 tháng 5 năm 2008 để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, với tuyến bay nối với Sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội từ ngày 1 tháng 9 năm 2008 và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Việc Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản thế giới như là một cách quảng cáo tự nhiên, là một cú hích cho phát triển du lịch, đặc biệt là thu hút du khách quốc tế. Tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp phép cho một số dự án du lịch lớn như: khu biệt thự nghỉ dưỡng sông Son, khu nghỉ mát Đá Nhảy, khu nghỉ mát 4 sao Sun Spa... để tăng chất lượng phục vụ khách du lịch. Phong Nha Kẻ Bàng, cùng với các di sản thế giới khác tại miền Trung: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, cũng là một tuyến điểm quan trọng trong chương trình quốc gia về du lịch mang tên Con đường di sản miền Trung do Tổng cục Du lịch khởi xướng và phát động. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách. Nhờ lượng du khách tham quan khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 1.000 dân khu vực Xuân Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền tham quan, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh…). Nhiều người trước đây là lâm tặc nhưng hiện đã chuyển sang bảo vệ rừng trong vườn quốc gia này. Trung tâm Văn hóa Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa phương, với mỗi thuyền bao gồm 2 người được huấn luyện các kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập khoảng 70.000 đồng mỗi ngày. Trong năm 2000, trung tâm này đã đào tạo cho những người sơn tràng địa phương để họ chuyển đổi nghề nghiệp từ phá rừng sang bảo vệ rừng và cung cấp dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, do công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%. Việc bố trí đèn chiếu sáng trong các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, không làm nổi bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong hang động vẫn chưa bố trí hợp lý nhà vệ sinh dành cho du khách tham quan. == Công tác bảo tồn và quản lý == === Công tác bảo tồn === Ban quản lý dự án vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có đội ngũ nhân viên 115 người bao gồm các chuyên gia về động vật học, thực vật học, lâm sinh học, kinh tế-xã hội học nhưng lại không có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thiếu các phương tiện quản lý hữu hiệu đối với các mối đe dọa đối với vườn quốc gia này. Hiện có một khu bán hoang dã dành cho linh trưởng với diện tích 18 ha tại vườn quốc gia này với hàng rào điện tử. Dự án này do Hội động vật Frankfurt (Zoologische Gesellschaft Frankfurt) (Đức) đầu tư dành riêng cho Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để bảo tồn 10 loại linh trưởng, trong đó có voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Khu vực này có hệ sinh cảnh với đầy đủ thức ăn cho linh trưởng phát triển tốt. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1997-2010. Vườn quốc gia này cũng được đưa vào kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno giữa Lào và Việt Nam. Nhiều cuộc hội thảo đã được chính quyền hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn tổ chức để phối hợp bảo tồn khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno của Lào. === Các vấn đề về quản lý và bảo tồn === Có hai làng người dân tộc thiểu số Arem và Ma Coong sinh sống ở trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Bên trong vùng đệm của vườn quốc gia này, có 52.001 người đang sinh sống, chủ yếu là người Kinh và một số nhỏ người Chứt và Vân Kiều, nhiều người trong số họ mưu sinh bằng cách khai thác lâm sản. Núi đá tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bị dân địa phương khai thác, đục đẽo để lấy đá bán khiến cho nhiều triền núi bị nham nhở còn chính quyền địa phương thì làm ngơ. Kể từ khi trở thành di sản thể giới, lượng khách du lịch đến đây tăng vọt, các hoạt động của lâm tặc, tình trạng săn bắn động vật hoang dã là mối nguy cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, trong khi lực lượng kiểm lâm lại khá mỏng. Sự gia tăng du khách tham quan khu vườn quốc gia này cũng gây ra vấn đề cho môi trường ở đây như các rác thải, ô nhiễm nước do hoạt động du lịch, ảnh hưởng của con người lên hang động (nhiều người bẻ các măng đá mang về, khắc chạm linh tinh lên vách động…), nhưng đặc biệt ảnh hưởng nhất là đe dọa đến sự đa dạng sinh học. Nhiều cộng đồng dơi ở trong các hang động cũng bị tác động xấu do sự tham quan của du khách. Việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, cách Phong Nha-Kẻ Bàng 40 km về hướng đông bắc với công suất 3.600 MW được nhiều người đánh giá là có thể gây ô nhiễm không khí và nước ở khu vực vườn quốc gia này. Cháy rừng trong mùa khô cũng là một mối đe dọa thường trực đối với toàn khu vực. Hoạt động xây dựng đường nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 20 chạy xuyên qua lõi vườn quốc gia này và cũng gây ra mối đe dọa về môi trường, làm ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của nhiều loài động thực vật, hoạt động nổ mìn phá đá làm đường khiến nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống, dù Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy theo tuyến đường 15 và 12A, cũ dọc theo ranh giới phía đông của khu vườn quốc gia này chứ không cắt ngang qua khu vườn này để giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ động thực vật cũng như địa hình khu vực. Do công tác quản lý còn yếu kém, những khu vực rừng ở vùng đệm của vườn quốc gia này bị tàn phá nặng nề, nhiều vùng gần như bị chặt trắng, các loài gỗ quý bị khai thác đến cạn kiệt. Hoạt động khai thác và buôn bán gỗ quý từ khu vườn quốc gia này được tổ chức thành hệ thống hoàn chỉnh, ước tính mỗi ngày có khoảng 1 tấn gỗ bị khai thác cho mục đích thương mại, đặc biệt các loại gỗ quý có giá cao như gỗ mun Diospyros spp., Giáng Hương Pterocarpus macrocarpus. Tình trạng săn bắt ồ ạt thú rừng hoang dã trong vườn quốc gia này để bán cho các quán ăn, nhà hàng địa phương rất nghiêm trọng. Động vật hoang dã ở đây bị săn bắt, mua bán, giết thịt do ý thức của người dân kém, các cơ quan có thẩm quyền địa phương làm ngơ, thậm chí một số cán bộ lãnh đạo thôn xã lại là lái buôn động vật hoang dã, có cán bộ công an địa phương làm chủ một nhà hàng thịt rừng chuyên phục vụ các món ăn từ động vật hoang dã được săn bắt từ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện không còn có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ Panthera tigris, voi Elephas maximus và các loài bò hoang dã. Các giống cá chình quý ở đây là cá chình hoa và cá chình mun cũng bị cư dân địa phương săn bắt ồ ạt phục vụ cho các nhà hàng, quán ăn do mọi người tin rằng ăn thịt các loại cá chình này có tác dụng tráng dương bổ thận . Tháng 5 năm 2012, 3 cây sưa (hay huê, trắc thối) bị lâm tặc chặt và phần lớn đã được đưa ra khỏi vườn quốc gia này, giá bán trên thị trường những cây gỗ sưa bị chặt trái phép này được cho là hàng trăm tỷ đồng. Ba kiểm lâm bị nghi vấn là tiếp tay cho lâm tặc trong vụ khai thác gỗ trái phép này. === Công tác quy hoạch khu vực phụ cận === Công tác quy hoạch khu vực phụ cận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hầu như không được thực hiện bài bản. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực phụ cần này cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Điều này dẫn đến việc cấp sổ đỏ tràn lan cho dân địa phương, hàng loạt ngôi nhà và hàng quán được dân xây dựng một cách tự phát, lộn xộn. Các chủ đầu tư đo thị mới và khu du lịch trong khu vực này cũng đăng ký dự án để chiếm đất và không triển khai dự án. Bản quy hoạch tổng thể và chi tiết với diện tích 200 ha do Trung tâm quy hoạch tỉnh Quảng Bình thực hiện và chưa được phê duyệt được nhiều người đánh giá là không có tầm nhìn tương lai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tuyên bố sẽ thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch xây dựng và phát triển du lịch khu vực phụ cận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. === Hỗ trợ quốc tế === Năm 2005, chính phủ Đức hỗ trợ hơn 12,6 triệu euro cho việc bảo vệ đa dạng sinh học của Phong Nha – Kẻ Bàng. Năm 2007, chính phủ Đức đã ủng hộ cho Việt Nam 1,8 triệu euro để giúp bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện thu nhập cho cư dân ở vùng đệm. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng nhận được tài trợ 132.000 USD cho công tác bảo tồn loài linh trưởng trong vườn quốc gia này cũng như khu vực vùng đệm từ Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI). Năm 1998, Tổ chức Bảo vệ Động Thực vật Quốc tế (FFI) đã thực hiện dự án đào tạo cho cán bộ quản lý vườn quốc gia này. Ban Phát triển Quốc tế của Anh cũng hỗ trợ vốn cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) để thực hiện dự án bảo tồn song hành vườn quốc gia này và khu bảo tồn Hin Namno. Tổ chức FFI cũng nhận được sự tài trợ từ quỹ môi trường và quỹ các loài tiêu biểu thuộc phòng Môi trường, Bộ Nông thôn và Lương thực Anh quốc để thực hiện dự án nâng cao nhận thức bảo tồn cho học sinh địa phương cũng như du khách. == Hình ảnh == == Chú thích == == Đọc thêm == Dương Xuân Hảo, Rjonxnickaja M.A., Bunvanke E.Z., Kulikova V.F., Makximova Z.A., Tống Duy Thanh, 1968. Những hóa thạch đặc trưng cho địa tầng Devon ở miền Bắc Việt Nam. Tổng cục địa chất, Hà Nội. Dovjikov A.E. (chủ biển), 1965. Địa chất miền Bắc Việt Nam, nxb KHKT, Hà Nội. Trần Nghi (chủ biên), 2003, Di sản thiên nhiên thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội. Anon. (1993), Management plan of Phong Nha Nature Reserve Quang Binh province, Một bản bảo cáo không được xuất bản trình Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội. Cao Văn Sung & Le Quy An (eds.), 1998, Environment and Bioresources of Vietnam, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội. Eames J. C., Lambert F. R. và Nguyen Cu, 1995, Rediscovery of the Sooty Babbler Stchyris herberti in central Vietnam, Bird Conservation International, 5: 129- 135. Le Xuan Canh, Truong Van La, Dang Thi Dap, Ho Thu Cuc, Ngo Anh Dao, Nguyen Ngoc Chinh, Vu Van Dung, Pham Nhat, Nguyen Thi Tu, Nguyen Quoc Thang và Tran Minh Hien. (1997), A report of field surveys on Biodiversity in Phong Nha Ke Bang forest (Quang Binh Province, central Vietnam), IEBR / FIPI / Forestry College / Đại học Vinh / WWF Indochina Programme. Unpublished. Nadler, T. (1996-1997), Black langur rediscovered, Asian Primates 6 (3 & 4): 10-12. Nguyen Binh. (1961), Brief Introduction of Mountainous Minority People of Quang Binh Province, Ethnology 23, Hà Nội. Nguyen Quang My và Howard Limbert, (1993), Tropical Karst in Vietnam, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nguyen Quang My & Limbert, Howard, (2002), Kỳ quan hang động Việt Nam (The Wonders of Vietnamese Caves), Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục, Hà Nội. Nguyen Quoc Loc, (1984), The Minority Ethnic Groups of Binh Tri Thien Province, Nhà xuất bản Thuận Hóa. Nguyen Xuan Dang, Pham Nhat, Pham Trong Anh, Hendrichsen, D. K. (1998), Kết quả điều tra nghiên cứu khu hệ thú ở Phong Nha - Kẻ Bàng (survey results of fauna in Phong Nha-Ke Bang), FFI Indochina Programme/IEBR, Hanoi. Tiếng Việt. Ovel, C. và Nguyen Thi Dao, (1998), LINC: linking Him Namno and Phong Nha through parallel conservation: phase 1 Phong Nha Ke-Bang Nature Reserve, Vietnam Draft project document, WWF Indochina Programme, Hà Nội. Pham Khang. (1985),. The development of karst landscapes in Vietnam, Acta Geologica Polonica. 35 (3-4). pp 305-319. Pham Nhat, Do Tuoc và Truong Van La. (1996-1997), Preliminary Survey for the Hatinh Langur in north-central Vietnam, Asian Primates 6(3 & 4): 13-17. Lippold, L. K. (1993), Distribution and status of the Douc Langurs in Vietnam, Asian Primates 5 (1 & 2): 4-6. Meijboom, M. và Hồ Thị Ngọc Lanh. (2002), Hệ động thực vật ở Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno, Phong Nha-Ke Bang National Park with WWF, Hà Nội. Pham Nhat, Do Tuoc, Truong Van La. (1995), A survey for Hatinh Langur (Trachypithecus francoisi hatinhensis) in North Central Vietnam, WWF/PCT. Timmins, R. J., Do Tuoc, Trinh Viet Cong và D. K. Hendrichson. (1999), Preliminary Assessment of the Conservation Importance and Conservation Priorities of the Phong Nha-Ke Bang Proposed National Park, Quang Binh Province, Vietnam, Fauna and Flora International - Indochina Programme, Hà Nội. Wikramanayake, E.D. et al. (2002), Terrestrial Ecoregions of the Indo-Pacific: A conservation Assessment, Island Press, New York. ISBN 1-55963-923-7 == Liên kết ngoài == Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tiếng Việt) & (tiếng Anh) Một vài hình ảnh Phong Nha Kẻ Bàng Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Việt Nam
20 tháng 2.txt
Ngày 20 tháng 2 là ngày thứ 51 trong lịch Gregory. Còn 314 ngày trong năm (315 ngày trong năm nhuận). == Sự kiện == 386 – Thác Bạt Khuê lên ngôi Đại vương trong đại hội bộ lạc, sau đó cải xưng Ngụy vương, khởi đầu triều Bắc Ngụy. 1872 – Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York mở cửa, là nơi lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật. 1987 – Arunachal Pradesh trở thành bang thứ 25 của Ấn Độ, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với hầu hết lãnh thổ bang này. 1988 – Tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh bỏ phiếu ủng hộ ly khai khỏi Azerbaijan và gia nhập Armenia, dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh. 1992 – Giải bóng đá Ngoại hạng Anh được thành lập theo quyết định của các câu lạc bộ trong Giải Hạng nhất. 2013 – Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhỏ nhất Kepler-37b được phát hiện với khối lượng lớn hơn một chút so với của Mặt Trăng của Trái Đất. == Người sinh == 1844 – Ludwig Boltzmann, nhà vật lý Áo (m. 1906). 1912 – Pierre Boulle, tiểu thuyết gia Pháp (m. 1994). 1934 – Nhất Chi Mai, Phật tử tự thiêu phản chiến (m. 1967). 1947 – Peter Osgood, cầu thủ bóng đá Anh (m. 2006). 1948 - Lê Công Phụng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam. 1951 – Gordon Brown, thủ tướng Anh. 1976 – Gail Kim, đô vật chuyên nghiệp 1988 – Rihanna, ca sĩ người Barbados. == Người chết == 1887 – Lê Thành Phương, lãnh tụ phong trào Cần Vương (s. 1825). 1947 – Dương Văn Dương, thủ lĩnh chống Pháp (s. 1900). == Những ngày lễ và kỷ niệm == Ngày Công lý Xã hội Thế giới (tính từ 2009) (World Day of Social Justice) == Tham khảo ==
hội đồng bảo an liên hiệp quốc.txt
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết. Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại đại hội đồng). Từ 1946 đến 1965, Hội đồng Bảo an chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu, 1 ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới. Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải "làm mới bản thân", trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria). Gần đây, đại diện của một số quốc gia gợi ý rằng có thể 5 thành viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Những đề xuất trên vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. == Lịch sử == Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Bảo an được triệu tập ngày 17 tháng 1 năm 1946 tại Church House, London. == Thành viên == Thành viên của Hội đồng Bảo an phải có mặt thường trực tại trụ sở Liên Hiệp Quốc để có thể họp bất cứ lúc nào. Yêu cầu này của Hiến chương Liên Hiệp Quốc được chấp nhận nhằm chỉ ra sự yếu kém của Hội Quốc Liên vì cớ tổ chức đó không có khả năng phản ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an chỉ kéo dài một tháng và được bổ nhiệm luân phiên, đảm nhiệm những công việc như thiết lập nghị trình, chủ toạ các buổi họp và xem xét, đôn đốc khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ này được bổ nhiệm theo thứ tự trên bảng chữ cái tên của các thành viên (theo tiếng Anh). Có hai loại thành viên tại Hội đồng Bảo an: Thành viên thường trực và Thành viên luân phiên. === Thành viên thường trực === Nguyên thủy, các thành viên thường trực được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh và Mỹ. Năm 1971, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được chọn để thế chỗ của Trung Hoa Dân Quốc theo nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Năm 1991, Liên bang Nga giành quyền thành viên Liên Hiệp Quốc của Liên Xô, kể cả chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an. Hiện nay chỉ có năm thành viên này là những quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân chiếu theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước này không có giá trị pháp lý toàn cầu, vì không phải tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân đều ký phê chuẩn hiệp ước. Mặc dù không phải do sở hữu vũ khí hạt nhân mà các quốc gia này giành được quyền thành viên thường trực, lý do này đôi khi được dùng để biện minh cho vị trí của họ tại Hội đồng. Ấn Độ, Pakistan, có lẽ cả Bắc Triều Tiên và Israel (dù Israel chưa bao giờ thừa nhận có vũ khí hạt nhân) là những quốc gia đã thực sự có vũ khí hạt nhân bên ngoài khuôn khổ Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết, quyền này có thể được dùng để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Một phiếu chống có thể phủ quyết ý kiến của đa số (trên lý thuyết, một phiếu phủ quyết chỉ là một phiếu chống, dù vậy chỉ cần một phiếu chống đồng nghĩa với việc nghị quyết không thể được thông qua). === Thành viên được bầu luân phiên === Có 10 thành viên khác được bầu chọn tại Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm, khởi đầu từ ngày 1 tháng 1. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, Á châu và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm Á châu, Phi châu mà hiện nay là Phi châu. Các thành viên không thường trực gần đây là: == Cải tổ quy chế thành viên == Lâu nay vẫn có nhiều cuộc tranh luận bàn về việc gia tăng số lượng thành viên thường trực. Các quốc gia mạnh mẽ đòi hỏi cho mình vị trí thường trực tại Hội đồng là Nhật Bản, Đức và Ấn Độ. Trong thực tế, Nhật và Đức là hai quốc gia đóng góp nhiều thứ nhì và thứ ba cho Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, Đức và Ấn Độ có mặt trong số các quốc gia góp quân nhiều nhất cho các sứ mạng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã yêu cầu một nhóm cố vấn nghiên cứu để đưa ra những đề xuất cải tổ Liên Hiệp Quốc vào cuối năm 2004. Một giải pháp đang được xem xét là nâng số thành viên thường trực lên con số mười. Năm ứng viên được đề cử là Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Brasil (được biết dưới tên Nhóm G4), vị trí còn lại dành cho châu Phi (có phần chắc là Nigeria hoặc Cộng hòa Nam Phi), hoặc là một đại diện từ Liên minh Ả Rập. Ngày 21 tháng 11 năm 2004, nhóm G4 đã ra một thông cáo chung ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực giành bốn vị trí thường trực này, cùng với một vị trí dành cho châu Phi. Pháp và Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ ý định trên. Hiện nay đề xuất này đã được chấp thuận bởi hai phần ba thành viên Đại hội đồng với 128 phiếu. === Nhật Bản === Nhật là thành viên với mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thường niên của Liên Hiệp Quốc. Số tiền nước Nhật chi cho ngân sách Liên Hiệp Quốc lớn hơn tổng số đóng góp của Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga. Nhật cũng có tên trong danh sách những quốc gia tặng dữ lớn nhất cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển – ODA (đóng góp bởi Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, viện trợ cho chính phủ các nước đang phát triển nhằm khuyến khích phát triển kinh tế và phúc lợi tại các quốc gia này). Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản được xem là ứng viên triển vọng nhất cho ghế ủy viên thường trực. Dù vậy, nỗ lực của Nhật Bản giành vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các quốc gia Đông Á, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Riêng Mông Cổ lại ủng hộ Nhật Bản trong nỗ lực này. Vẫn thường diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Dù những quốc gia này nối kết sự phản kháng của họ với quá khứ của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh, nhiều người tin rằng nguyên do ẩn giấu đằng sau, đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc, là những tranh chấp về lãnh thổ. Trong khi đó, có nhiều quốc gia khác bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Nhật Bản. Những nước trong khu vực ủng hộ Nhật gồm có Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam. Những quốc gia khác như Úc, Brasil, Pháp, Đức và Anh cũng bày tỏ lập trường tương tự. Dù Mỹ mạnh mẽ ủng hộ việc dành cho Nhật Bản chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, nước này lại bác bỏ đề xuất dành quyền thường trực đầy đủ cho nhóm G4+1, mà Nhật lại rất cần sự ủng hộ của nhóm này. Tương tự, Trung Quốc không muốn Nhật có được vị trí thường trực. Hai thành viên có quyền phủ quyết này có thể gây nhiều khó khăn cho những cơ may của Nhật. Nga, dù thích thú với việc Nhật là một đối trọng quyền lực với Trung Quốc trong khu vực, lại tỏ ra quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhật và Mỹ. === Đức === Đức là thành viên đóng góp nhiều thứ ba cho ngân sách Liên Hiệp Quốc. Do vậy, cùng với Nhật Bản, nước này kiên quyết giành vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an. Pháp công khai ủng hộ Đức: "Sự đóng góp tích cực của Đức, tư thế của nước này như một đại cường, ảnh hưởng quốc tế của Đức - nước Pháp muốn thấy quốc gia này được công nhận bằng một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an", Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói như thế trong một bài diễn văn đọc tại Berlin năm 2000. Cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schröder cũng thừa nhận rằng Nga, cùng các nước khác, ủng hộ Đức. Ngược lại, Ý và Hà Lan đề nghị nên dành vị trí ấy cho Liên minh châu Âu (EU), để EU trở nên thành viên Âu châu thứ ba tại Hội đồng, cùng với Anh và Pháp. Nhưng cựu ngoại trưởng Đức Joschka Fischer nói rằng Đức sẽ chấp nhận một ghế đại diện cho châu Âu miễn là Anh và Pháp tỏ dấu cho biết họ sẽ từ bỏ vị trí của mình. Ngược lại, Đức, với tư cách là một nước lớn hơn, cần có một ghế tại Hội đồng. Như vậy, trong năm 2004 nước Đức đẩy mạnh hơn chiến dịch vận động của mình. Tháng 8 năm 2004, cựu thủ tướng Gerhard Schröder bày tỏ lập trường hết sức rõ ràng: "Nước Đức có quyền giữ một ghế (tại Hội đồng Bảo an)". Nỗ lực của Đức giành được sự ủng hộ của Nhật, Ấn Độ, Brasil, Pháp, Anh, Nga và những nước khác. Thủ tướng đương nhiệm của Đức, Angela Merkel chưa có ý kiến về vấn đề này. === Ấn Độ === Ấn Độ, một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có dân số đông vào hạng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), vì vậy, là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nước này cũng là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (purchasing power parity - PPP), và đang duy trì một lực lượng vũ trang lớn thứ nhì trên thế giới (sau Nga). Ấn Độ nhận được sự ủng hộ công khai của một số thành viên thường trực như Pháp, Anh và Nga. Lúc đầu, Trung Quốc chống Ấn Độ vì những lý do địa-chính trị, gần đây Trung Quốc dần dần thay đổi lập trường từ tiêu cực sang trung dung rồi trở nên tích cực. Ngày 11 tháng 4 năm 2005, Trung Quốc chính thức ủng hộ việc dành cho Ấn Độ một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, miễn là không có phiếu phủ quyết nào. Mặc dù Mỹ không chính thức ủng hộ Ấn Độ - vì nhiều lý do, trong đó có một số không rõ ràng – Mỹ đang đàm phán riêng với Ấn Độ nhằm ủng hộ nước này (nghĩa là Mỹ không dùng quyền phủ quyết). Nếu tính đến số dân đông đảo và sức mạnh kinh tế chính trị đang phát triển, Ân Độ là một ứng viên nhiều triển vọng cho vị trí thường trực tại Hội đồng. Một nhân tố khác giúp ích cho cuộc vận động của Ấn Độ là sự kiện nước này là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng và đã tham gia vào các hoạt động của cơ quan này như các chiến dịch tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Síp, Campuchia, Yemen, Somalia, Rwanda, Namibia và những nơi khác. === Brasil === Brasil cũng là một ứng viên triển vọng cho vị trí thường trực tại Hội đồng. Có những chỉ dấu cho thấy Mỹ tỏ ý muốn ủng hộ Brasil miễn là không có phiếu phủ quyết. Một chọn lựa khả thi khác là Brasil có thể chia sẻ với Argentina cùng một ghế thành viên thường trực. Brasil có những thế mạnh của mình khi muốn giành quyền thường trực tại Hội đồng. Brasil là quốc gia có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất châu Mỹ La tinh. Tuy vậy, nước này không sử dụng tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ có khả năng kết nối Brasil với phần còn lại của Nam Mỹ (ngoại trừ Guyana). Brasil cũng nhận được sự ủng hộ từ Nga. === Một thành viên đến từ thế giới Hồi giáo === Kể từ sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ, khu vực Trung Đông chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hồi giáo là vùng đất triền miên xảy ra những tranh chấp quốc tế. Những xung đột bùng nổ từng hồi từng lúc trong vùng buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải can thiệp qua thông nhiều cuộc tranh luận và nhiều nghị quyết. Do đó, triển vọng giới thiệu một quốc gia Hồi giáo cho vị trí thường trực tại Hội đồng làm nhiều người lo âu, nhất là khi thành viên này được ban cho đặc quyền phủ quyết. Bên ngoài thế giới Hồi giáo, đặc biệt là tại Mỹ, những nhà bình luận nêu lên các lo ngại cho rằng một thành viên Hồi giáo có thể sẽ dùng quyền phủ quyết để ngăn cản Liên Hiệp Quốc sử dụng vũ lực tại Trung Đông hoặc tại biên giới giữa các quốc gia Hồi giáo (như trường hợp Kashmir và Chechnya), như vậy sẽ dẫn đến việc vô hiệu hoá sức mạnh của Liên Hiệp Quốc trong khu vực này. Tình trạng thiếu dân chủ tại các quốc gia Trung Đông cũng là một lý cớ khác được các bình luận gia phương Tây đưa ra nhằm chống lại ý tưởng mời các quốc gia này gia nhập câu lạc bộ những thành viên thường trực với đặc quyền phủ quyết. Đồng thời, đề án cải tổ của nhóm G-4 đã chối bỏ quyền có đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho hơn 1,6 tỉ người Hồi giáo trên khắp thế giới. Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thế giới Hồi giáo và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho uy tín của Liên Hiệp Quốc khi tổ chức này tham gia giải quyết các điểm nóng xảy ra tại Trung Đông và trong thế giới Hồi giáo. Tháng 6 năm 2005, các ngoại trưởng thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ra tuyên bố yêu cầu một ghế thường trực cho thế giới Hồi giáo tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Những chống đối gần đây dành cho đề án cải tổ của nhóm G-4 có phần xuất phát từ vấn đề tế nhị vừa nêu. Hoa Kỳ và một vài quốc gia phương Tây chống lại bất cứ đề án nào dành quyền phủ quyết cho các thành viên mới. Trong Liên minh châu Phi, Ai Cập dẫn đầu sự phản kháng chống lại một đề án của Nigeria, theo đó chấp nhận một phiên bản của đề án G-4, phiên bản này đồng ý không dành quyền phủ quyết cho thành viên mới đến từ thế giới Hồi giáo. === Châu Phi === Cho đến nay chưa có quốc gia châu Phi nào giành được ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, điều này được xem là nguyên do chính thúc đẩy cuộc vận động cho châu Phi một vị trí tại Hội đồng. Những luận cứ sau đây có thể được xem là những lý cớ có tính thuyết phục giúp châu Phi giành được một vị trí thường trực tại Hội đồng: châu Phi là lục địa đông dân và lớn thứ nhì sau châu Á (đại diện cho châu Á, Trung Quốc đã có ghế thường trực và Nhật Bản cũng đang vận động cho mình một ghế). châu Phi có số thành viên LHQ nhiều hơn bất cứ châu lục nào khác. châu Phi, như một toàn thể, không phải là một mối đe dọa cho hoà bình thế giới. Hiện nay châu Phi nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ, hầu hết các nước Nam Mỹ (Liên minh Bắc-Nam), cùng với Nhật Bản và nhóm G-4. Anh và Pháp cũng kêu gọi dành quyền đại diện cho châu Phi. Dù chưa có quốc gia châu Phi nào chính thức ứng cử cho vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an, Cộng hòa Nam Phi và Nigeria được xem là những lựa chọn triển vọng nhất. Nam Phi có nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất châu lục, trong khi Nigeria là nước đông dân nhất. Nigeria đang trở nên một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của mình. == Quyền phủ quyết == Nghị quyết của Hội đồng Bảo an với 15 thành viên về các vấn đề căn bản – chẳng hạn như nghị quyết kêu gọi đưa ra những biện pháp trực tiếp nhằm giải quyết một tranh chấp - cần có phiếu thuận của 9 thành viên. Một phiếu chống - phiếu phủ quyết - của một thành viên thường trực sẽ ngăn cản việc chấp thuận dự thảo nghị quyết, ngay cả khi bản dự thảo này có đủ số phiếu thuận theo quy định. Không tham gia bỏ phiếu không được xem là phủ quyết. Kể từ lúc ban đầu, Trung Hoa (Đài Loan/Trung Quốc) đã 5 lần sử dụng quyền phủ quyết; Pháp: 18 lần; Nga/Liên Xô: 122 lần; Anh: 32 lần; và Mỹ: 80 lần. Phần lớn phiếu phủ quyết của Liên Xô được đưa ra trong mười năm đầu tiên của Hội đồng Bảo an. Con số phiếu phủ quyết kể từ năm 1984 là: Trung Quốc, 2; Pháp, 3; Nga, 4; Anh, 10; và Hoa Kỳ, 42. == Quyền lợi các thành viên không thuộc Hội đồng == Một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhưng không phải là thành viên Hội đồng Bảo an có thể được tham gia các cuộc thảo luận của Hội đồng trong trường hợp Hội đồng xét thấy có liên quan đến quyền lợi của quốc gia này. Trong những năm gần đây, đặc quyền này được giải thích thoáng hơn, cho phép nhiều quốc gia tham dự các cuộc thảo luận của Hội đồng. Các quốc gia không phải thành viên Hội đồng thường được mời tham dự các cuộc họp khi Hội đồng xét thấy có liên quan. == Vai trò của Hội đồng Bảo an == Theo chương Sáu của bản Hiến chương, "Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình", Hội đồng Bảo an "có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp". Hội đồng có thể "đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh" nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên Hiệp Quốc. Chương Bảy dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống "đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn". Trong những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang "để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế". Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của Liên Hiệp Quốc tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy các quyết định, như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên Hiệp Quốc. Vai trò của Liên Hiệp Quốc trong nền an ninh chung của quốc tế được định nghĩa bởi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, dành cho Hội đồng Bảo an quyền lực để: Điều tra bất cứ tình huống nào đe dọa hoà bình quốc tế; Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình; Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần quan hệ kinh tế cũng như các tiếp xúc viễn thông, bưu chính, hàng không, hàng hải, hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao; và Thi hành nghị quyết của Hội đồng bằng các biện pháp quân sự, nếu xét thấy cần thiết. Liên Hiệp Quốc đã giúp ngăn chặn nhiều vụ bùng nổ vũ lực quốc tế để không trở thành những xung đột rộng lớn hơn. Tổ chức này cũng giúp mở lối giải quyết những tranh chấp qua thương thảo nhờ chức năng của mình như là một trung tâm thảo luận và thương thuyết, cũng như thông qua các hoạt động được LHQ bảo trợ như sứ mạng tìm hiểu sự thật, các nhà trung gian hoà giải, và những quan sát viên các cuộc ngừng bắn. Lực lượng Gìn giữ Hoà bình của Liên Hiệp Quốc, với binh sĩ và trang bị được cung ứng bởi các quốc gia thành viên, thường chứng tỏ đủ khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn những cuộc xung đột. Chìa khoá dẫn đến những thành công của nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc là thiện chí của các bên trong một cuộc xung đột muốn tiến tới một giải pháp hoà bình qua một tiến trình chính trị khả thi. == Xem thêm == Danh sách các Đại diện thường trực tại Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Tòa án Quốc tế vì Công lý Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế == Chú thích == == Liên kết ngoài == Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc Lịch sử những lần phủ quyết của Hội đồng
amoled.txt
AMOLED (tiếng Việt: công nghệ màn hình phát quang hữu cơ ma trận chủ động, là viết tắt của từ tiếng Anh active-matrix organic light-emitting diode, /ˈæmoʊˌlɛd/) là một công nghệ hiển thị được sử dụng trong đồng hồ thông minh, thiết bị di động, máy tính xách tay, và TV. OLED mô tả một loại hình cụ thể của công nghệ hiển thị màn mỏng trong đó các hợp chất hữu cơ tạo thành vật liệu quang điện, và ma trận chủ động đề cập tới công nghệ đằng sau xếp địa chỉ các pixel. Tính đến năm 2008, công nghệ AMOLED được sử dụng trong điện thoại di động, máy nghe nhạc và máy ảnh kĩ thuật số, và tiếp tục tiến tới các ứng dụng sử dụng ít năng lượng, chi phí thấp và màn hình lớn (ví dụ như, 40-inch).Bản mẫu:POV statement == Thiết kế == == Nhược điểm == == Phát triển trong tương lai == == So sánh với các công nghệ khác == == Thuật ngữ tiếp thị == === Super AMOLED === === Super AMOLED Advanced === === Super AMOLED Plus === === HD Super AMOLED === === HD Super AMOLED Plus === === Full HD Super AMOLED === === Quad HD Super AMOLED === == Tương lai == === So sánh === == Sử dụng == Các thiết bị thương mại sử dụng AMOLED gồm: Đồng hồ thông minh Apple Watch Apple Watch Sport Apple Watch Edition Asus ZenWatch Điện thoại Alcatel One Touch Idol Ultra (HD Super AMOLED) BlackBerry Q10 BlackBerry Z30 BlackBerry Priv (WQHD Plastic AMOLED) Cherry Mobile Cosmos X (HD Super AMOLED) Micromax a90s Micromax a90 Micromax a315 Micromax Canvas Hue Microsoft lumia 650 BenQ-Siemens S88 Dell Venue 8 7000 Gionee GN858 Asus Zenfone 5(Super AMOLED PLUS) Gionee GN868 (Super AMOLED plus) GIONEE GN878 (HD Super AMOLED) Gionee Elife E5 (HD Super AMOLED) GIONEE ELIFE S5.1 (HD Super AMOLED) GIONEE ELIFE S5.5 (Full HD Super AMOLED) HTC Desire (early models) HTC Droid Incredible HTC Legend HTC One S (Super AMOLED Advanced) HTC J (Super AMOLED Advanced) Lenovo S90 Sisley (HD Super AMOLED) LG Franklin Phone LG E-730 LG G Flex (HD Plastic-OLED) LG G Flex 2 (Full HD Plastic-OLED) LYF Earth 1 LYF Water 1 LYF Water 2 LYF Wind 6 LYF Flame 1 Micromax Superfone Pixel A90 Motorola Moto X (HD Super AMOLED) Motorola Droid Ultra (HD Super AMOLED) Motorola Droid Maxx (HD Super AMOLED) Motorola Droid RAZR HD and RAZR Maxx HD Motorola Droid RAZR (Super AMOLED Advanced) Motorola Droid RAZR Maxx (Super AMOLED Advanced) Motorola Droid Turbo (Quad HD Super AMOLED) Motorola Droid Turbo 2 (Quad HD Super AMOLED) Moto X (2nd Generation) (1080p Super AMOLED) Motorola Moto X Pro (QHD Super AMOLED) Google Nexus One (Early models) Google Nexus S (Super AMOLED) Google Galaxy Nexus (HD Super AMOLED) Google Nexus 6 (Quad HD Super AMOLED) Google Nexus 6P (WQHD Super AMOLED) MP-809T (Full HD Super Amoled) Nokia 700 (CBD) Nokia 808 Pureview (CBD) Nokia C7-00 Nokia C6-01 (CBD) Nokia E7-00 (CBD) Nokia Lumia 800 (CBD) Nokia Lumia 810 (CBD) Nokia Lumia 820 (CBD) Nokia Lumia 822 (CBD) Nokia Lumia 900 (CBD) Nokia Lumia 925 (CBD) Nokia Lumia 928 (CBD) Nokia Lumia 930 Nokia Lumia 1020 (CBD) Nokia N8 Nokia N85 Nokia N86 8MP Nokia N9 (CBD) Nokia X7 OnePlus 3 OnePlus X Pantech Burst QMobile Noir Z3 Samsung ATIV S (HD Super AMOLED) Samsung ATIV SE (Full HD Super AMOLED®) Samsung AMOLED Beam SPH-W9600 Samsung i7500 Galaxy Samsung Haptic Beam SPH-W7900 Samsung SPH-m900 Moment Samsung i8910 Samsung Jet Samsung Omnia 2 Samsung Impression Samsung Rogue Samsung Transform Samsung Galaxy Note (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Note II (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Note 3 (Full HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Round (Full HD Flexible Super AMOLED) Samsung Galaxy Note 3 Neo (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Note 4 (Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Note Edge (Flexible Super AMOLED) Samsung Galaxy Note 5 (Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S (Super AMOLED) Samsung Galaxy S Advance (Super AMOLED) Samsung Galaxy Express (Super AMOLED Plus) Samsung Galaxy S II (Super AMOLED Plus) Samsung Galaxy S II Plus (Super AMOLED Plus) Samsung Galaxy S III (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S III neo (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S III Mini (Super AMOLED) Samsung Galaxy S4 (Full HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S4 Mini (qHD Super AMOLED) Samsung Galaxy S4 zoom (qHD Super AMOLED) Samsung Galaxy S Plus (Super AMOLED) Samsung Galaxy S Blaze 4G (Super AMOLED) Samsung Galaxy S5 (Full HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S6 (Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S6 Edge (Flexible Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S6 Edge+ (Flexible Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S7 (Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy S7 Edge (Flexible Quad HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Note7 (Flexible Quad HD Super AMOLED) (Discontinued and recalled) Samsung Galaxy K Zoom (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Ace Style LTE (Super AMOLED) Samsung Galaxy Alpha (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy A3 (qHD Super AMOLED) Samsung Galaxy A5 (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy A7 (FULL HD Super AMOLED) Samsung Galaxy A8 (FULL HD Super AMOLED) Samsung Galaxy E5 (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy E7 (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy J (Full HD Super AMOLED) Samsung Galaxy J5 (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy J7 (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Nexus (HD Super AMOLED) Samsung Galaxy Gear (Super AMOLED) Samsung Gear 2 (Super AMOLED) Samsung Gear 2 Neo (Super AMOLED) Samsung Gear Fit (Curved Super AMOLED) Samsung Gear S (Curved Super AMOLED) Samsung Gear Live (Curved Super AMOLED) Samsung Droid Charge (Super AMOLED Plus) Samsung Wave S8500 (Super AMOLED) Samsung S8600 Wave III (Super AMOLED) Samsung Focus (Super AMOLED) Samsung Focus S (Super AMOLED Plus) Samsung Focus 2 (Super AMOLED) Samsung Omnia 7 (Super AMOLED) Samsung Omnia W (Super AMOLED) Samsung Omnia M (Super AMOLED) Samsung Infuse 4G (SGH-i997) (Super AMOLED Plus) Samsung Z (HD Super AMOLED) YotaPhone 2 (Full HD Super AMOLED) ZTE Blade (Initial Models) Máy tính bảng docomo ARROWS Tab F-03G Samsung Galaxy Tab 7.7 (HD Super AMOLED Plus) Toshiba Excite 7.7 (HD Super AMOLED Plus) TOSHIBA REGZA AT570 7.7" (HD Super AMOLED Plus) Samsung Galaxy Tab S 8.4" Samsung Galaxy Tab S 10.5" BungBungame KALOS 2 10.5" Samsung Galaxy TabPro S 12.0" Máy chơi nhạc kĩ thuật số di động Sony Walkman NWZ-X1000 Sony Walkman NW-A855,A856,A857 Cowon Z2 Cowon S9 Cowon J3 Iriver Clix Iriver Spinn Samsung YP-M1 Zune HD Games consoles GP2X Wiz PlayStation Vita (original model) Music production hardware Dave Smith Instruments "Tempest" Teenage Engineering OP-1 Máy ảnh kĩ thuật số Olympus XZ-1 Samsung EX1 Samsung EX2F Samsung NX10 Samsung NX11 Samsung NX20 Samsung NX100 Samsung NX200 Samsung NX210 Samsung NX300 Samsung WB2000 Samsung WB650 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản mẫu:HowStuffWorks
lúa.txt
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ yếu trong Lục cốc. Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp khoảng (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil. Lúa là loài cây trồng ngắn ngày nhưng cũng có thể coi là dài ngày. == Lịch sử == Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hoá là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima) . Lúa châu Phi đã được thuần hóa từ khoảng 3.500 năm trước. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal. Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các giống châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11. Tổ tiên của lúa châu Á O. sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. hơn 10000 năm trước, cư dân nơi đây dã trồng loại lúa nước, và nó được xem như là quê hương của loại cây lương thực này vì nơi đây có đủ mọi điều kiện để phát triển giống lúa này, và đó cũng là nơi đã xuất hiện nền văn minh lúa nước, nơi đây còn có thể xem là một trong những trung tâm nông nghiệp đầu tiên trên thế giới. (Xem Các giả thuyết về nguồn gốc thuần hoá cây lúa). Các giống lúa trồng trên các vùng đất khô đã được đưa vào Nhật Bản và Triều Tiên khoảng những năm 1000 TCN. Các giống lúa nước có mặt tại Triều Tiên vào giữa thời kỳ đồ gốm Mumun (khoảng 850-550 TCN) và tới Nhật Bản vào khoảng thời kỳ Yayoi (khoảng 300 TCN). O. sativa đã thích nghi với việc gieo trồng tại Trung Đông và Địa Trung Hải của châu Âu vào khoảng năm 800 TCN. Người Moor đã đem nó tới bán đảo Iberia khi họ xâm chiếm vùng này vào năm 711. Thời gian nửa sau của thế kỷ 15, thì lúa đã trải rộng tới Ý và sau đó là Pháp và sau đó là tất cả các châu lục khác trong thời kỳ khám phá và chinh phục lớn của người châu Âu. Năm 1694, lúa đã đến Nam Carolina, có lẽ có nguồn gốc từ Madagascar. Người Tây Ban Nha đem các giống lúa tới Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 18. Tại Hoa Kỳ, trong các khu vực Nam Carolina và Georgia thuộc địa thì người ta đã gieo trồng và tích lũy được tài sản lớn nhờ sức lao động của các nô lệ mua về từ khu vực Senegambia ở Tây Phi. Tại cảng Charleston, mà qua đó 40% nô lệ gốc Phi đã đi qua, các nô lệ được đưa tới các đồn điền trồng lúa tại khu vực xung quanh Georgetown, Charleston và Savannah. Từ các nô lệ, các chủ trang trại đồn điền đã học được cách thoát nước cho các đầm lầy và tưới tiêu nước theo chu kỳ cho các cánh đồng. Đầu tiên thóc được giã bằng tay với các chày gỗ, sau đó được sàng sẩy trong các dụng cụ gọi là giần và sàng (đây cũng là một kỹ xảo khác nữa của các nô lệ). Việc phát minh ra các thiết bị xay xát sử dụng trong các máy xay đã làm tăng khả năng sinh lãi của loài cây này, cũng như việc thêm vào động cơ sử dụng nước cho các máy xay vào năm 1787 của người thợ làm cối xay Jonathan Lucas đã là một bước tiến mới. Việc gieo trồng lúa ở đông nam Hoa Kỳ trở nên ít lời lãi hơn với sự mất đi của lao động nô lệ sau Nội chiến Hoa Kỳ và cuối cùng nó đã mất hẳn khi bước vào thế kỷ 20. == Các giống == Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng. Ví dụ, một giống lúa thơm của Thái Lan cho loại gạo hạt dài và tương đối ít dính, do gạo hạt dài chứa ít amylopectin hơn so với các giống hạt ngắn. Các nhà hàng Trung Hoa thông thường đưa ra món cơm nấu bằng gạo hạt dài. Các loại gạo nếp là gạo hạt ngắn. Người Trung Quốc dùng gạo nếp để làm bánh nếp có tên gọi là 粽子 (tống tử). Gạo Nhật Bản là loại gạo hạt ngắn và dính. Gạo dùng để nấu rượu sakê là một loại gạo khác. Các giống lúa Ấn Độ bao gồm gạo hạt dài và gạo thơm Basmati (gieo trồng ở phía bắc), gạo hạt dài và trung bình là gạo Patna và loại gạo hạt ngắn Masoori. Thóc ở Đông Ấn và Nam Ấn, thông thường được luộc trong các chảo lớn ngay sau khi thu hoạch và trước khi loại bỏ trấu; trong tiếng Anh gọi là parboiled rice (gạo đồ). Sau đó người ta sấy khô và loại bỏ trấu. Nó thông thường có các vết đốm nhỏ màu đỏ và có hương vị khói từ lửa. Thông thường các loại thóc thô được dùng cho mục đích này. Nó giúp cho việc giữ lại các vitamin tự nhiên và giết chết các loại nấm mốc hoặc các chất gây ô nhiễm khác, nhưng dẫn tới có mùi kỳ dị. Loại gạo này dễ tiêu hóa và chủ yếu được những người lao động chân tay dùng. Tại miền nam Ấn Độ, nó được dùng để làm một loại bánh bao nhỏ có tên là idli. Các giống gạo thơm có hương vị thơm đặc biệt; các giống đáng chú ý nhất bao gồm các loại Basmati, gạo Patna kể trên cũng như các giống lai từ Mỹ được bán dưới tên gọi thương phẩm Texmati. Nó là giống lai giữa Basmati và giống gạo hạt dài Mỹ đã gây ra nhiều tranh luận. Cả Basmati và Texmati có hương vị tương tự như bỏng ngô. Tại Indonesia còn có các giống đỏ và đen. Các giống năng suất cao thích hợp để gieo trồng tại châu Phi và các khu vực khô cằn khác được gọi là các giống mới cho châu Phi (NERICA) cũng đã được tạo ra. Người ta hy vọng rằng các giống mới này sẽ tạo ra sự ổn định hơn nữa cho an ninh lương thực tại Tây Phi. Các nhà khoa học cũng đang tìm cách tạo ra cái gọi là lúa vàng, là loại lúa biến đổi gen để tạo ra beta caroten, tiền thân của vitamin A. Điều này đã làm dấy lên sự tranh cãi lớn về việc lượng beta caroten có đáng kể hay không và lương thực biến đổi có đáng giá đến vậy hay không. Các giống lúa lùn cho hai giống phổ biến nhất là O. sativa indica và O. sativa japonica, đã được công bố vào tháng 4 năm 2002. Lúa cũng đã được chọn lựa làm sinh vật mẫu để nghiên cứu sinh học của các loài cỏ thực thụ do bộ gen tương đối nhỏ của nó (khoảng 430 mega cặp cơ sở). Kết quả là lúa đã là loài sinh vật đầu tiên sđược hoàn thành bản đồ gen . Lúa Basmati là bản mẫu chung cho phần lớn các dạng lúa. Ngày 16 tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra tuyên bố rằng năm 2004 là năm quốc tế về gạo. Bản tuyên bố này đã được 43 quốc gia ủng hộ: == Gieo trồng == Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực với chi phí nhân công thấp và lượng mưa lớn, do nó đòi hỏi nhiều nhân công để gieo trồng và cần nhiều nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và một phần nào đó của châu Phi, nhưng hàng thế kỷ thương mại và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến trong nhiều nền văn minh. Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học. Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi. Các giống lúa này có thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới trên 2 mét (6 ft). Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như cò, vạc, diệc hay chim chích, nhiều loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua hay ốc. Nhiều loài động vật có các chức năng hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh. Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng nước lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Việc gieo trồng lúa là một công việc chứa đựng các yếu tố mâu thuẫn tại một vài khu vực, chẳng hạn tại Hoa Kỳ và Australia, là các khu vực mà việc gieo trồng lúa chiếm tới 7% tài nguyên nước của các quốc gia này nhưng chỉ tạo ra 0,02% GDP. Tuy nhiên, tại các quốc gia có mùa mưa - bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt không bị đột ngột. Bệnh đạo ôn, do loài nấm Magnaporthe grisea gây ra, là loại bệnh đáng chú ý nhất gây ảnh hưởng tới năng suất lúa. Lúa còn bị một số sâu bệnh phá hoại như cháy cổ lá, bạc lá, rầy nâu (Nilaparvata lugens), châu chấu, bọ trĩ, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các loài bọ xít (họ Pentatomidae) như bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài, bọ xít gai, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân lúa hai chấm, sâu năm vạch đầu nâu, sâu năm vạch đầu đen, sâu cú mèo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu đo xanh, ruồi đục nõn, sâu nâu,... == Lương thực == Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ mầm hạt và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng bằng glucoza hay bột tan (talc) trong một quy trình gọi là đánh bóng gạo, chế biến thành bột gạo hoặc thóc được chế biến thành loại thóc luộc thô. Gạo cũng có thể được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị mất đi trong quá trình xay xát. Trong khi phương pháp đơn giản nhất là trộn thêm các chất dinh dưỡng dạng bột mà rất dễ bị rửa trôi theo nước (tại Hoa Kỳ thì gạo được xử lý như vậy cần có tem mác cảnh báo chống rửa/vo gạo) thì phương pháp phức tạp hơn sử dụng các chất dinh dưỡng trực tiếp lên trên hạt gạo, bao bọc hạt gạo bằng một lớp chất không hòa tan trong nước có tác dụng chống rửa trôi. Trong khi việc rửa gạo làm giảm sự hữu ích của các loại gạo được làm giàu thì nó lại là cực kỳ cần thiết để tạo ra hương vị thơm ngon hơn và ổn định hơn khi gạo đánh bóng (bất hợp pháp tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ) được sử dụng. Cám gạo, gọi là nuka ở Nhật Bản, là một mặt hàng có giá trị ở châu Á và được dùng cho nhiều nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nó là lớp chất dầu ẩm ướt bên trong được đun nóng lên để sản xuất một loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe. Ứng dụng khác là để làm một loại rau dầm có tên gọi là tsukemono. Tại nhiều nơi, gạo còn được nghiền thành bột để làm nhiều loại đồ uống như amazake, horchata, sữa gạo và rượu sakê. Bột gạo nói chung an toàn cho những người cần có chế độ ăn kiêng gluten. === Chế biến và nấu ăn === Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình này. Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm. Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ trong nước ấm (38 °C hay 100 °F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều axit amin hơn. == Sản xuất và thương mại toàn cầu == Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%). Năm 2008, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Bangladesh 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu tấn, Thái Lan và Myanma cùng đạt 30,5 triệu tấn. Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và Brasil (3%). == Một vài hình ảnh == == Xem thêm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == === Chung === 2004: Năm Gạo quốc tế Infocomm/UNCTAD IRRI - Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế Ngân hàng kiến thức về Lúa Plant Cultures.org: Lịch sử, thực vật học và công dụng của lúa Lúa Gạo Việt Nam === Lúa trong nông nghiệp === Hiệp hội Bệnh thực vật Hoa Kỳ (APS): Các loại bệnh của cây lúa (Oryza sativa) FAO: Hệ thống thông tin các nguồn nuôi dưỡng động vật: Oryza sativa IRRI: Các loại sâu phổ biến phá hại lúa Nguồn gốc các giống lúa Trung Quốc === Bộ gen === Oryza sativa: Bộ gen lúa, nền tảng cho các loại ngũ cốc khác Chương trình nghiên cứu bộ gen của lúa Hoàn thiện bộ gen lúa Bộ gen của Oryza sativa: Lịch sử nhân bản === Lương thực === Thực đơn từ gạo Sáng chế số 6.676.983 tại Hoa Kỳ === Kinh tế === SageVFoods.com với một số dữ liệu về sản xuất lúa theo khu vực tại Hoa Kỳ Thông tin thị trường của UNCTAD
trận höchstädt lần thứ hai.txt
Trận Höchstädt hay còn được gọi là trận Blindheim hoặc là trận Blenheim theo cách gọi của người Anh, diễn ra vào ngày 13 tháng 8 năm 1704, là một trận đánh lớn trong cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Vua Pháp là Louis XIV đã quyết định tung một đòn quyết định vào Hoàng đế Leopold I của Đế quốc La Mã Thần thánh bằng việc tiến công Viên - kinh sư của triều đình nhà Habsburg, và nếu thắng lợi thì phe Đại Liên minh sẽ phải ký kết một Hòa ước có lợi cho nước Pháp. Thành viên lâm vào hiểm nguy: Maximilian II Emanuel, Tuyển hầu tước xứ Bayern và Thống chế Pháp là Ferdinand de Marsin kéo quân Bayern uy hiếp từ phía tây, và đoàn quân của Thống chế Vendôme ở miền Bắc Ý cũng có thể gây hiểm họa chết người nếu như họ tiến công nước Áo thông qua đèo Brenner. Triều đình Viên bấy giờ còn phải lo đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Hungary do Rákóczi chỉ huy ở phía Đông. Phát hiện ra nguy hiểm, và để giảm bớt nguy hiểm đó đến thành Viên, Thống chế Anh Quốc là Công tước Marlborough đã kéo đại binh từ Bedburg về phía nam để giúp hoàng đế Leopold. Cuộc hành binh thần tốc này đã chấm dứt với cuộc hội quân giữa ông và quân Áo do Vương công Eugène xứ Savoie thống lĩnh. Trận chiến này được quyết định bằng một đòn giáng sấm sét nhằm vào trung quân của Tallard, tạo tiền đề cho quân Áo của Eugène thọc sâu vào hữu quân Pháp. Lần đầu tiên dưới triều Louis XIV, tuyến quân Pháp bị tan vỡ và cuống cuồng tháo chạy. Nhiều binh sĩ Pháp còn bị chết đuối ở con sông Donau. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ, trận đánh tại Höchstädt lần thứ hai đã kết thúc với tổn thất nặng nề cho cả hai bên (trong đó quân Pháp bị thiệt hại nghiêm trọng hơn cả), trở thành một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong lịch sử châu Âu thuở đó. Quân Pháp đã bị hủy diệt trong thảm bại này. Quân Bayern bị loại khỏi vòng chiến mà Pháp không thể giúp gì, thành Viên được giải nguy, và Marlborough cùng với Eugène trở thành những vị anh hùng của liên quân. khó thể can thiệp vào tình hình Nam Đức được nữa. Nhờ đó, Bayern trở thành "con mồi" cho hai nước Áo và Phổ, tạo tiền đề cho tương lai của nước Đức sau này. Nhà nước phong kiến Áo đã tồn vững, và đại thắng tại trận Höchstädt trở thành chiến thắng hoàn hảo và vinh quang nhất của Marlborough, được xem là thắng lợi bảo tồn quyền tự do của các quốc gia châu Âu và mở đầu cho sự phát triển hùng mạnh của nước Anh và còn là trận chiến định đoạt nhất của Anh Quốc tại châu Âu lục địa trước thế kỷ thứ XX. Sau chiến thắng - vốn được coi là một công tích khắc họa rõ nét lòng dũng cảm và tài thao lược của ông, thanh danh của ông rất lớn, ông trở thành người chiến binh xuất sắc nhất của châu Âu buổi ấy. Đại thắng này được xem là do ông biết làm chủ địa thế, bảo toàn binh lực và giáng đòn sấm sét, thế rồi Quốc hội Anh đã hoan nghênh ông. Bên cạnh đó, thắng lợi này cũng đưa Eugène trở thành một trong những bậc kiệt tướng của thời đại, được các thế hệ danh tướng về sau kính trọng. Chính sự trợ giúp đắc liệt của một Eugène oai hùng cho một Marlborough biết giành thế thắng, đã quyết định đại thắng cho liên quân mặc dù quân Pháp đông đảo hơn. Chiến thắng to tát của hai ông được đánh giá là một trong những đợt vận động chiến lược tuyệt mĩ nhất trong suốt bề dày lịch sử quân sự thế giới. Sau suốt bốn thập kỷ bách chiến bách thắng, quân Pháp giờ đây đã thua một trận quyết định được coi là chiến thắng lừng lẫy nhất của một vị tướng Anh trên lục địa kể từ sau trận Agincourt, khiến cho năm 1704 trở thành một năm chói lọi trong quân sử nước Anh. Qua đó, chiến thắng to lớn này không những gây mừng vui cho Nữ hoàng Anne nước Anh khi ấy, mà còn được xem là một trong những trận thắng vĩ đại nhất trong quân sử nhân loại, trở thành một trong những trận thắng to lớn làm nên niềm tự hào dân tộc của Anh Quốc. Đối với người Hà Lan, đây cũng là một trong những trận đánh cuối cùng mà họ đóng vai trò quan trọng. Hơn 1 vạn tù binh Pháp (có cả nhiều tướng) trong trận thắng này nằm trong số những chiến lợi phẩm đáng nhớ nhất trong quân sử Anh Quốc. Nhiều người lính Đức gia nhập quân lực của Marlborough sau trận thắng quyết định đầu tiên đánh dấu sự suy tàn của Louis XIV này. Sau đại bại tại trận Höchstädt lần thứ hai, nước Pháp mất đất Đức, phải lùi vào thế thủ và không bao giờ có thể trở lại thế công được nữa, nghĩa là những cuộc chinh phạt của Louis XIV đã hoàn toàn chấm dứt. Thất bại này thảm hại đến mức mà Hoàng hậu Pháp không dám báo tin cho nhà vua, trong khi toàn quốc Pháp đau sầu trong một thời gian. Thắng lợi bước ngoặt này cũng gia tăng sĩ khí, quân thanh của liên quân. Dù cho Marlborough sẽ còn đạt thêm nhiều chiến thắng - cùng với đại thắng huy hoàng tại Höchstädt mang lại tiếng tăm cho lực lượng Quân đội Anh, không một trận nào trong số đó có tầm cỡ sánh ngang được với đại thắng ở Höchstädt. Trong những thắng lợi ấy, ông đã phát huy thành công của các chiến thuật của ông, mà chiến thắng ở Höchstädt được xem là một chuẩn mực. Trong khi ấy, khối Đại Liên minh được vững tồn và người Hungary mất dần ý chí khởi nghĩa chống Áo. Và, như một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử châu Âu, trận thắng này khiến cho Pháp tiêu tan hy vọng và không thể nào mà lấn át châu Âu được, mãi cho tới thời Napoléon Bonaparte, và qua đó dần dà suy thoái. Tại Anh Quốc, dinh Blenheim đã được dựng xây như một phần thưởng dành cho vị tướng thắng trận Marborough, trong khi đại thắng của ông vẫn lôi cuốn hậu thế cho đến nay. == Bối cảnh lịch sử == Vào năm 1704, cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha đã đến năm thứ tư. Năm trước là một năm thắng lợi của quân Pháp và đồng minh, nhất là ở ven sông Danube, nơi Thống chế Pháp là De Villars cùng với Tuyển hầu tước xứ Bayern đã trực tiếp đe dọa đến đế đô Viên của triều đại Habsburg. Thành viên đã được cứu vãn bởi sự bất hòa giữa hai vị chỉ huy quân Pháp, dẫn tới việc Villars tài ba bị thế chức bằng Thống chế Marsin kém năng lực hơn. Tuy nhiên, trong năm 1704, mối hiểm họa vẫn còn đó: cuộc khởi nghĩa của người Hungary do Rákóczi lãnh đạo vốn dĩ đang đe dọa miền Đông của Đế quốc, và quân Pháp dưới quyền Thống chế Vendôme' có thể sẽ tiến đánh Viên từ miền Bắc Ý. Trong các Triều đình Versailles và Madrid, người ta tin chắc là Viên sẽ sụp đổ, và khi ấy gần như chắc hẳn là Đại Liên minh. Để ngăn ngừa liên quân chống Pháp kéo về vùng sông Danube, Thống chế Pháp là Quận công Villeroi đã dự kiến sẽ chỉ huy 46 nghìn quân chặn đánh 7 nghìn liên quân Anh-Pháp xung quanh Maastricht ở Vùng đất thấp, trong khi Tướng de Coigny đem một Quân đoàn khắc đến yểm trợ Alsace khỏi sự đột kích của liên quân. Đạo quân duy nhất hiện còn để phòng vệ kinh sư Viên là 36 nghìn binh sĩ của Vương công Ludwig xứ Baden đóngt cứ ở phòng tuyến Stollhofen để theo dõi Thống chế Tallard tại Strasbourg; ngoài ra còn có một đội quân yếu ớt bao gồm 1 vạn người dưới quyền Thống chế Bá tước Limburg Styrum đang trấn thủ vùng Ulm. Cả Chánh sứ Đế quốc Áo tại thủ đô Luân Đôn, Bá tước Wratislaw, và Quận công Marlborough đều đã nhận thức được tình hình trên sông Danube. Tuy nhiên, do người Hà Lan cần phải bảo vệ đất nước, họ không chịu cho quân tham gia bất cứ một chiến dịch Nam tiến tham vọng nào xa đến tận sông Danube và dĩ nhiên là không thể chia rẽ bớt quân từ phần Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. == Đồng phục, vũ khí và trang thiết bị == Quân đội Anh của Nữ hoàng Anne bao gồm kị binh cận vệ, trung đoàn kị binh, long kị binh, Bộ binh cận vệ và bộ binh. Trong thời gian chiến tranh Các loại hình quân đội phục vụ cho quân liên minh gồm phần lớn là quân tiêu chuẩn trên khắp châu Âu. Ngoài ra đế quốc Áo còn sở hữu số quân ko thường trực: hussars từ bosnia và hungary và Pandours từ bán đảo ban- căng. Cận vệ và Long kị binh được trang bị súng hỏa mai ngắn và kiếm. Long kị binh thế kỉ 18 đã được hoàn thiện từ bộ binh và kị binh. Tuy nhiên họ vẫn dùng trống chứ không dùng kèn hiệu. Bộ binh được trang bị súng hỏa mai và lưỡi lê., họ xếp thành hàng và được chỉ đạo theo nhịp trống, các đơn vị chủ yếu của tổ chức quân đội thời này là tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 10 đội được chỉ huy bởi đội trưởng,. Lực lượng quân sự mạnh nhất thời kì này là quân đội Pháp của Louis XIV vua mặt trời, dưới thời của ông lực lượng quân đội Pháp đạt đến đỉnh cao Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha là trận chiến đầu tiên của quân đội Anh sau khi mới được tổ chức lại vào năm 1685, các trung đoàn có mặt trong cuộc chiến đều là những đội quân mạnh mẽ gồm nhiều tổ chức khác nhau: Bộ binh cận vệ, long kị binh hoàng gia, Hoàng gia Scotland, lính hỗ trợ, Hoàng gia xứ wales, cameronians và một số quân đoàn có uy tín khác. Anh bị bỏ lại phía sau kẻ thù và đồng minh của họ về nhiều khía cạnh, không có giáo dục quân sự chính thức cho chỉ huy quân đội, năng lực đến kinh nghiệm chiến trường. Trong khi tất cả các quân đội có các cấu trúc cấp bậc chính thức và rõ ràng thực tế và ảnh hưởng của mệnh lệnh vẫn còn chủ yếu quyết định bởi địa vị xã hội, đặc biệt là giữa quân đội của quốc gia khác nhau. Đó là một vấn đề cần giải quyết của John Churchill(công tước của Marlborough) để ông có ảnh hưởng đến các sĩ quan nước ngoài. Nhưng với tài ngoại giao và khả năng quân sự của mình, ông đã thành công. Đồng phục của trung đoàn Anh là bộ áo khoác dài màu đỏ, ở ve áo và cổ tay áo có những màu sắc khác nhau thể hiện các đơn vị lính trong quân đội: Màu xanh đậm cho cận vệ và trung đoàn hoàng gia; màu vàng, màu xanh lá cây, trắng hay da bò cho những đơn vị lính khác. Mỗi lính đều có thắt lưng bên phải đeo lưỡi lê hoặc kiếm bên trái là hộp đựng đạn, kị binh cưỡi ngựa được trang bị những con ngựa được huấn luyện kĩ, khỏe mạnh, họ có 1 thanh kiếm, tất cả các lính đều đội mũ khăn xếp. Trong thời gian chiến tranh bộ tư lệnh cung cấp súng cho đội pháo binh bằng ngựa của các nhà thầu dân sự Đồng phục quân Pháp thời kì này là bộ áo khoác dài màu xanh, lực lượng quân đội được huấn luyện bài bản. == Tham khảo == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Battle of Blenheim animated battle map by Jonathan Webb Battle of Blenheim [1]
phá rừng.txt
Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác (Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994). Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118). Phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái (Angelsen, 1995). == Hiện trạng == Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta. == Nguyên nhân của phá rừng == Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch. Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề... Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,... Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản. Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ti. == Tác động tới môi trường == === Không khí === Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý. Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người. Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng. Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng. Rừng mưa được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển. Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm. === Nước === Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều. Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất. Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước. Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển. Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước: Tán cây giữ lại lượng nước mưa và bốc hơi trở lại không khí; Thân cây, cọng lá làm chậm quá trình rửa trôi bề mặt; Rễ cây có các lỗ lớn - là các ống dẫn nước trong đất làm gia tăng sự thấm nước; Cỏ khô, lá rụng, các cặn bã hữu cơ làm thay đổi đặc tính của đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của đất; Lá cây điều hòa độ ẩm của không khí thông qua quá trình bay hơi. 99% lượng nước hấp thụ bởi rễ cây được chuyển lên lá và bay hơi. Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí. Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người. Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa. ==== Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất. ==== === Đất === Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất của lá khô, lá rụng trong rừng. Hoạt động lâm nghiệp cũng có thể làm tăng độ sói mòn đất do phát triển đường sá và sử dụng dụng cụ cơ khí. Cao nguyên Loess của Trung Quốc bị mất rừng từ hàng nghìn năm trước, tạo ra các thung lũng xẻ rạch, hình thành nên trầm tích khiến nước sông Hoàng Hà có màu vàng và gây ra lũ lụt ở các nhánh sông thấp. Tuy nhiên, việc phá cây rừng không phải bao giờ cũng làm gia tăng mức độ sói mòn. Ở một vài vùng ở tây nam Hoa Kỳ, các cây bụi xâm thực lên đất cỏ. Các cây này làm giảm lượng cỏ. Khoảng trống giữa các tán cây bị sói mòn nghiêm trọng. Ủy ban về rừng của Hoa Kỳ đang nghiên cứu để phục hồi hệ sinh thái cũ, làm giảm sói mòn bằng cách chặt bớt cây. Rễ cây liên kết đất với nhau, khi đất nông vừa đủ thì rễ cây có tác dụng kết dính đất với tầng đá gốc. Việc chặt phá cây trên các sườn núi dốc có nền đất nông do đó làm tăng nguy cơ lở đất, có thể ảnh hưởng tới những người dân gần khu vực đó. Tuy vậy thì việc phá rừng chỉ chặt cây tới thân chứ không ảnh hưởng tới rễ nên nguy cơ lở đất cũng không phải quá lớn. === Sinh thái === Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái. Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật, rừng tạo ra các cây thuốc hữu ích cho cuộc sống của con người. Các biotope của rừng là nguồn không thể thay thế của nhiều loại thuốc mới(ví dụ taxol), việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen. Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, 80% đa dạng sinh học của thế giới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới., sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học. Ước tính chúng ta đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng mưa, con số này tương đương với 50.000 loài mỗi năm. Có những tranh cãi cho rằng phá rừng đang đóng góp vào sự tuyệt diệt của các loài động thực vật. Tỉ lệ tuyệt chủng mà chúng ta biết do phá rừng là rất thấp, khoảng 1 loài đối với động vật có vú và các loài chim, suy ra từ đó là vào khoảng 23.000 cho tất cả các loài. Nhiều dự đoán cho rằng 40% các loài động, thực vật ở Đông Nam Á có thể bị xóa sổ hoàn toàn vào thế kỷ 21. Các suy đoán này được đưa ra vào năm 1995 khi các số liệu cho thấy rất nhiều rừng nguyên sinh ở khu vực này đã bị chuyển đổi sang các đồn điền, tuy nhiên các loài có nguy cơ bị ảnh hưởng và hệ thực vật ở đây hiện vẫn có mức bao phủ cao và ổn định. Hiểu biết của khoa học chưa đủ để đưa ra các dự đoán chính xác về tác động của phá rừng lên sự đa dạng sinh học. Phần lớn các dự đoán về suy giảm sự đa dạng sinh học được dựa trên các mẫu nơi sinh sống của các loài, với giả thuyết cho rằng rừng suy giảm cũng sẽ dẫn đến suy giảm sự đa dạng của hệ sinh thái. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu kiểu này đã được chứng minh là sai lầm và việc mất nơi sinh sống chưa hẳn đã dẫn đến sự suy giảm loài trên quy mô lớn. Các mẫu dựa trên khu vực sinh sống của các loài được cho là đã phóng đại con số các loài bị đe dọa trong các khu vực đó, nơi phá rừng vẫn đang diễn ra, các nghiên cứu này cũng phóng đại con số các loài bị đe dọa trong khi các loài này vẫn có số lượng đông và trải rộng. == Tác động tới kinh tế == Thiệt hại về rừng và các yếu khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người nghèo trên thế giới và làm giảm 7% GDP của thế giới tới năm 2050, đây là một báo cáo tổng kết trong Hội nghị về Đa dạng Sinh học tại Bonn. Trong lịch sử, việc sử dụng gỗ đóng vai trò then chốt trong xã hội loài người, vai trò của gỗ có thể so sánh với nước và đất trồng trọt. Ngày nay, tại các nước phát triển gỗ vẫn được sử dụng để xây nhà và bột gỗ để làm giấy. Tại các quốc gia đang phát triển, gần 3 tỉ người phải dựa vào gỗ để sưởi ấm và đun nấu thức ăn. Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở tất cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Tây Phi, Madagascar, Đông Nam Á và nhiều vùng khác trên thế giới đã phải chịu những tổn thất thu nhập do suy giảm sản lượng gỗ. Sự khai khẩn trái phép làm nhiều nền kinh tế tổn thất hàng tỷ đô la mỗi năm. Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh thường có ảnh hưởng tới sự phá rừng. Áp lực chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, những nơi mà cả dân số và kinh tế đều tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển là 6%, con số này cho các nước phát triển chỉ là 2%." Khi dân số gia tăng, nhà cửa, đường sá, dân số đô thị mở rộng, khi phát triển thì cần có sự kết nối bằng việc xây dựng đường sá. Việc xây dựng đường sá ở nông thôn không chỉ kích thích phát triển kinh tế mà còn tạo điều kiện cho sự tàn phá rừng. Khoảng 90% rừng bị phá ở khu vực Amazon diễn ra trong phạm vi 100 ki lô mét so với đường. == Các mô hình phá rừng == Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve) Mô hình sử dụng đất cạnh tranh Mô hình chuyển đổi của hộ gia đình Mô hình thể chế Mô hình tổng hợp == Xem thêm == Nạn phá rừng ở Việt Nam Rừng Cháy rừng == Chú thích == == Tham khảo == Giáo trình môn học Kinh tế lâm nghiệp-Đại học Lâm nghiệp Việt Nam-2006 == Liên kết == Our disappearing forests – Greenpeace China EIA forest reports: Investigations into illegal logging. EIA in the USA Reports and info. Cocaine destroys 4 m2 of rainforest per gram The Guardian "Avoided Deforestation" Plan Gains Support – Worldwatch Institute OneWorld Tropical Forests Guide Some Background Info to Deforestation and REDD+ Truyền thông ngày 14 tháng 3 năm 2007, Independent Online: Destruction of forests in developing world 'out of control' Phim trực tuyến Watch the National Film Board of Canada documentaries Battle for the Trees & Forest in Crisis Video on Illegal Deforestation In Paraguay
danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại việt nam.txt
Trường đại học, viện đại học, đại học, học viện và trường cao đẳng là các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có nhiều hình thức quản lý các cơ sở giáo dục này, có thể thuộc quản lý nhà nước (công lập) hoặc tư thục; có thể đào tạo tuyển sinh cả nước, theo vùng hay tỉnh. Dưới đây là danh sách bao gồm gần 700 trường đại học, khoa, trường thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia hoặc Đại học vùng, viện đại học, học viện và trường cao đẳng của Việt Nam. Các trường có tên được in đậm là đại học trọng điểm quốc gia. == Bảng xếp hạng == Việt Nam hiện nay có duy nhất Đại học Quốc gia Hà Nội từng nằm trong top 1500 trường Đại học tốt nhất thế giới (theo webometrics.info, bảng xếp hạng về trang web của các trường đại học). Theo dõi danh sách các trường đại học được: Xếp hạng thế giới: Bảng xếp hạng các đại học trên thế giới Xếp hạng châu Á: Bảng xếp hạng các Đại học của Châu Á Xếp hạng Đông Nam Á: Bảng xếp hạng các Đại học của Đông Nam Á Xếp hạng Việt Nam: Bảng xếp hạng các Đại học của Việt Nam Trên đây chỉ là bảng xếp hạng do đơn phương Cybermetrics Lab đưa ra, không mang tính thực đáng. Các thí sinh chọn trường để học cần tư vấn từ người có kinh nghiệm với 2 tiêu chí lớn nhất là chất lượng đào tạo và đầu ra đảm bảo. Với 2 tiêu chí này thí sinh nên lựa chọn một trong 19 trường Đại học trọng điểm quốc gia hoặc là các trường có lịch sử giảng dạy, có chất lượng đào tạo, chi phí tài chính phù hợp, tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm đúng ngành cao. == Đại học quốc gia == Việt Nam có 2 đại học quốc gia, nằm ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hai đại học này cũng là đại học trọng điểm quốc gia. Người đứng đầu của đại học quốc gia gọi là giám đốc, người đứng đầu của một trường đại học thành viên gọi là hiệu trưởng. Mỗi đại học quốc gia có các khoa và trường đại học thành viên phân chia theo lĩnh vực và ngành nghề đào tạo. Đại học Quốc gia Hà Nội, các khoa, trường, khoa trực thuộc sau: Khoa Luật Khoa Quản trị Kinh doanh Khoa Quốc tế Khoa Y Dược Khoa Sau đại học Trường Đại học Công nghệ Trường Đại học Giáo dục Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Ngoại ngữ Trường Đại học Việt - Nhật Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các trường, khoa trực thuộc: Khoa Y Trung tâm đào tạo tại Bến Tre Trường Đại học Việt - Đức Trường Đại học Kinh tế - Luật Trường Đại học Bách khoa Trường Đại học Công nghệ Thông tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Quốc tế == Trường đại học, cao đẳng và học viện quân sự, công an == === Quân sự === Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 25 trường đại học, cao đẳng quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó có 22 trường tuyển học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Quốc phòng ở Hà Nội chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường, học viện quân sự cấp trung. Học viện Lục quân Đà Lạt chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường Đại học Trần Quốc Tuấn, Đại học Nguyễn Huệ, tăng - thiết giáp, công binh, pháo binh, phòng hóa, thông tin, đặc công. Học viện Chính trị tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp Trường Đại học Chính trị hoặc sĩ quan đã tốt nghiệp các Trường Học viện, Trường Sĩ quan khác trong quân đội. Các trường quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo về mặt nội dung chương trình đào tạo. Sinh viên muốn dự thi vào các trường này cần phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, lý lịch. Ngoài ra, một số học viện, trường cao đẳng có đào tạo hệ dân sự, phục vụ quá trình phát triển của đất nước. Các sinh viên hệ dân sự phải đóng tiền học và không phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, chính trị. Lưu ý: Các tên in đậm là đại học trọng điểm quốc gia. === Công an === Các trường công an đào tạo sĩ quan công an. Các trường này cũng mang tính chất đào tạo đặc thù riêng để phù hợp với ngành Công an. Các trường công an do Bộ Công an, mà trực tiếp là Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân quản lý. Muốn được theo học tại các trường công an, thí sinh cũng phải đạt được những tiêu chuẩn về thể chất, chính trị và lý lịch. Hiện nay, một vài trường đã đào tạo hệ dân sự. Học viện An ninh Nhân dân Học viện Cảnh sát Nhân dân Học viện Chính trị Công an Nhân dân Trường Đại học An ninh Nhân dân Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân II Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II == Đại học, trường đại học cấp vùng == Các đại học và trường đại học cấp vùng cũng có các thành viên trực thuộc là các khoa và/hoặc các trường đại học (3 đại học vùng được giao quyền tự chủ như các đại học quốc gia). Người đứng đầu của một đại học vùng gọi là giám đốc; trong khi người đứng đầu của một trường đại học cấp vùng gọi là hiệu trưởng. Các (trường) đại học cấp vùng này thường nằm tại các khu vực kinh tế động lực của một vùng có nhiều các khu công nghiệp, đô thị. Trường Đại học Tây Bắc: Trường đại học cấp vùng, ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. Đại học Thái Nguyên: Đại học vùng, ở Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, có trụ sở chính tại Thái Nguyên, gồm các thành viên: Khoa Ngoại ngữ Khoa Quốc tế Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trường Đại học Khoa học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Trường Đại học Sư phạm Trường Đại học Y Dược Trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ thuật Trường Đại học Vinh: Trường đại học vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, có trụ chính tại Thành phố Vinh. Đại học Huế: Đại học vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, có trụ sở chính tại thành phố Huế, gồm các thành viên: Khoa Du lịch Khoa Giáo dục thể chất Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị Trường Đại học Khoa học Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Luật Trường Đại học Nghệ thuật Trường Đại học Ngoại ngữ Trường Đại học Nông Lâm Trường Đại học Sư phạm Trường Đại học Y Dược Đại học Đà Nẵng: Đại học vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, có trụ sở chính tại Đà Nẵng, gồm các trường, khoa trực thuộc sau: Khoa Y Dược Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Trường Đại học Bách khoa Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Trường Đại học Quy Nhơn: Trường đại học vùng duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam. Trường Đại học Tây Nguyên: Trường đại học vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Trường Đại học Cần Thơ: Trường đại học vùng Tây Nam bộ, Việt Nam. == Trường đại học địa phương == Hình thức là các trường đại học đào tạo tổng hợp dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, hoạt động theo loại hình trường đại học công lập. Ở những trường đại học địa phương, một số ngành trọng điểm chỉ tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú trong địa bàn tỉnh đó (và một số tỉnh lân cận). == Trường đại học, học viện theo ngành, đa ngành == Gồm các trường đại học, học viện trực thuộc cùng lúc bộ giáo dục và bộ ngành đào tạo, hoặc tổ chức, đoàn thể... === Công lập === ==== Trường đại học ==== ==== Học viện ==== === Ngoài công lập === Đại học dân lập và tư thục là loại hình Trường do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thành lập và tự đầu tư. Các trường này chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở: == Trường dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc == Dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc là loại hình trường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng được thành lập dành riêng cho học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh có đủ trình độ vào học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Nó cũng làm nhiệm vụ đào tạo, tạo nguồn cán bộ quản lý, cán bộ khoa học người dân tộc thiểu số. Trường Dự bị Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Việt Trì - Phú Thọ Trường Dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn Trường Dự bị Đại học dân tộc Nha Trang == Trường cao đẳng chuyên nghiệp == Dưới đây là danh sách 212 trường cao đẳng chuyên nghiệp của Việt Nam (gọi tắt là trường cao đẳng), nó bao gồm những trường hoạt động theo loại hình công lập, bán công, dân lập và tư thục. === Công lập === === Ngoài công lập === Trường Cao đẳng ASEAN Trường Cao đẳng Bách Việt Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên Trường Cao đẳng Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ Trường Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng Trường Cao đẳng Đại Việt - Hà Nội Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn Trường Cao đẳng Công Kỹ Nghệ Đông Á - Quảng Nam Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội Trường Cao đẳng Hoan Châu Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đông Du - Đà Nẵng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội Trường Cao đẳng Miền Nam Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bách Khoa Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi Trường Cao đẳng Lạc Việt - Đà Nẵng Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Trường Cao đẳng Phương Đông - Đà Nẵng Trường Cao đẳng Phương Đông - Quảng Nam Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus Trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí - Đà Nẵng Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn Trường Cao đẳng Viễn Đông == Trường cao đẳng nghề == Dưới đây là danh sách các trường cao đẳng nghề (trường cao đẳng thực hành) của Việt Nam, nó bao gồm những trường hoạt động theo loại hình công lập và tư thục trực thuộc các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với cơ quan tham mưu trực tiếp là Tổng cục Dạy nghề ra quyết định thành lập và quản lý nhà nước về chương trình, chất lượng đào tạo, cấp bằng. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì đã có sự thống nhất giữa bậc cao đẳng nghề và bậc cao đẳng chuyên nghiệp gọi chung là cao đẳng. Văn bằng sau khi tốt nghiệp là bằng Cao đẳng (Danh hiệu Kỹ sư thực hành hoặc Cử nhân thực hành). Bộ Giáo dục đào tạo đã cho phép sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng nghề được liên thông lên Đại học chính quy. Hệ số lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề khi làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước (Công ty cổ phần) được xếp ngang bằng với bậc cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao hơn 1 bậc đối với một số chức danh chuyên môn nghiệp vụ. Khu vực Thành phố Hà Nội Trường Cao đẳng nghề An ninh - Công nghệ Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ - Kinh tế Simco Sông Đà Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Thiết bị Y tế Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Điện Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Đường sắt Trường Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Trung ương I Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội (Hactech) Trường Cao đẳng nghề Phú Châu Trường Cao đẳng nghề Long Biên Trường Cao đẳng nghề Thăng Long Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo Trường Cao đẳng nghề Hùng Vương Trường Cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội Trường Cao đẳng nghề số 17 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng Thực hành FPT Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Nghề Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Trung ương III Trường Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Đường thủy II Trường Cao đẳng nghề Sài Gòn Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin iSPACE Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức Trường Cao đẳng nghề Quận 2 - TP. Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng nghề số 7 - Bộ Quốc phòng Khu vực phía bắc (Từ Hà Tĩnh trở ra) Trường Cao đẳng nghề Bắc Kạn Trường Cao đẳng nghề Điện Biên Trường Cao đẳng nghề Hà Giang Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang Trường Cao đẳng nghề Sơn La Trường Cao đẳng nghề Lào Cai Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Trường Cao đẳng nghề Âu Lạc Trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc - Vinacomin Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên Trường Cao đẳng nghề Công thương Việt Nam Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Tây Bắc Trường Cao đẳng nghề Sông Đà Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt- Hàn Bắc Giang Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật y tế Thăng Long Trường Cao đẳng nghề Quản lý và Công nghệ Trường Cao đẳng nghề Viglacera Trường Cao đẳng nghề Hải Dương Trường Cao đẳng nghề LICOGI Trường Cao đẳng nghề Đại An Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Đường thủy I Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi Trường Cao đẳng nghề Dịch vụ Hàng không AIRSERCO Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ LOD Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải trung ương II Trường Cao đẳng nghề Bắc Nam Trường Cao đẳng nghề VMU Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Bộ Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng Trường Cao đẳng nghề Du lịch và dịch vụ Hải Phòng Trường Cao đẳng nghề Lao động - Xã hội Hải Phòng Trường Cao đẳng Nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh Trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn Quảng Ninh Trường Cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam Trường Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin Trường Cao đẳng nghề Thái Bình Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản Trường Cao đẳng nghề Hà Nam Trường Cao đẳng nghề Nam Định Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Tam Điệp Trường Cao đẳng nghề LILAMA-1 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ LICOGI Thanh Hóa Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh Trường Cao đẳng nghề An Nhất Vinh Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc Nghệ An Trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt Đức Nghệ An Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 2 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 3 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 13 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 19 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 20 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề Việt-Đức Hà Tĩnh Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh Khu vực phía nam (Từ Quảng Bình trở vào) Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình Trường Cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tri Phương Trường Cao đẳng nghề số 23 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 21 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 22 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 5 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 8 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề số 9 - Bộ Quốc phòng Trường Cao đẳng nghề Hoa Sen Trường Cao đẳng nghề Việt-Úc Đà Nẵng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng Trường Cao đẳng nghề Hoàng Diệu Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải Trường Cao đẳng nghề Việt Nam-Hàn Quốc Quảng Ngãi Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Quảng Ngãi Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn Trường Cao đẳng nghề Phú Yên Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Nam Việt Trường Cao đẳng nghề Nha Trang Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận Trường Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị Y tế Bình Dương Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai Trường Cao đẳng nghề LILAMA-2 Trường Cao đẳng nghề Đồng Nai Trường Cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi Trường Cao đẳng Nghề Khách sạn Du lịch Quốc tế IMPERIAL Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam Trường Cao đẳng nghề Dầu khí Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Trường Cao đẳng nghề Bà Rịa - Vũng Tàu Trường Cao đẳng nghề Bình Phước Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh Trường Cao đẳng nghề Tây Sài Gòn Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC Trường Cao đẳng nghề Long An Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang Trường Cao đẳng nghề An Giang Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Sài Gòn Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ Trường Cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau == Xem thêm == Hệ thống giáo dục Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Danh sách các trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội Danh sách các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Danh sách các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh Danh sách các trường Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Danh sách các trường cao đẳng đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở khu vực các tỉnh thành phía Bắc Danh sách các trường đại học, học viện và cao đẳng đào tạo ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam == Liên kết ngoài == Trang chủ của Bộ giáo dục và đào tạo Danh sách các đại học vùng Danh sách các trường đại học, cao đẳng Danh sách các học viện Danh sách các trường khác Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 của Thủ tướng Việt Nam
leicestershire.txt
Leicestershire là một hạt không giáp biển ở vùng Midlands của Anh. Hạt có diện tích km², dân số người. Thủ phủ hạt đóng ở. Leicestershire lấy tên từ thành phố đông dân cư nhất hạt Leicester, theo truyền thống trung tâm hành chính, mặc dù thành phố chính quyền đơn nhất Leicester ngày nay được quản lý tách biệt với phần còn lại của Leicestershire. Hạt này giáp các hạt Derbyshire phía tây bắc, Nottinghamshire ở phía bắc, Rutland về phía đông, Warwickshire phía tây nam, Staffordshire của phía tây, Lincolnshire ở phía bắc-đông, và Northamptonshire phía đông nam. Các biên giới với Warwickshire là phố Watling (A5). Tòa nhà hành chính hạt, nằm tại Glenfield, khoảng 3 dặm (5 km) phía tây bắc trung tâm thành phố Leicester, là chỗ của Hội đồng hạt Leicestershire và trụ sở của cơ quan quận. Các thành phố Leicester là quản trị từ các văn phòng tại Leicester và Hội đồng Thành phố gặp tại Leicester Town Hall. Sông Soar bắt nguồn ở phía đông của Hinckley, ở phía nam của quận, và chảy về phía bắc thông qua Leicester trước khi đổ vào sông Trent tại điểm nơi mà Derbyshire, Leicestershire, và Nottinghamshire đáp ứng. Một phần lớn của phía tây bắc của quận hạt, xung quanh Coalville, tạo thành một phần của khu vực rừng quốc gia mới mở rộng vào Derbyshire và Staffordshire. Điểm cao nhất của quận là đồi Bardon với độ cao 278 mét (912 ft), cũng là một Marilyn. == Tham khảo ==
alice ở xứ sở thần tiên (phim 2010).txt
Alice ở Xứ sở thần tiên (tiếng Anh: Alice in Wonderland) là bộ phim phiêu lưu giả tưởng công chiếu năm 2010 được đạo diễn bởi Tim Burton, kịch bản được viết bởi Linda Woolverton và phim có sự tham gia của các ngôi sao Mia Wasikowska, Johnny Depp, Helena Bonham Carter, Anne Hathaway, Crispin Glover, Michael Sheen và Stephen Fry. Bộ phim được dựng lại từ cuốn tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên và Through the Looking-Glass của Lewis Carroll. Phim sử dụng kỹ thuật kết hợp giữa hành động thật của diễn viên và đồ họa máy tính (hoạt hình). Trong phim, Alice đã mười chín tuổi. Cô được gọi trở về Xứ sở thần tiên "Underland" - nơi mà cô đã từng ghé thăm lúc cô mới ba tuổi, để giải cứu "Underland" thoát khỏi sự thống trị độc ác của Nữ hoàng Đỏ. Cô được tiên tri rằng chỉ mình cô là người có thể giết chết Jabberwocky (Quái vật hình rồng của Nữ hoàng Đỏ). Đạo diễn Burton cho biết bộ phim như là phần sáng tạo tiếp theo của cốt truyện chứ không dựa trên tác phẩm gốc. Bộ phim ra mắt đầu tiên tại rạp Odeon Leicester Square ở London, Anh vào ngày 25 tháng 2 năm 2010. Phim khởi chiếu tại Australia vào ngày 4 tháng 3 năm 2010, ở Mĩ và Anh là ngày 5 tháng 3 năm 2010. Mặc dù phần lớn các buổi chiếu của phịm này được thực hiện tại các rạp IMAX 3D và Disney Digital 3D; nhưng tại các rạp truyền thống, phim vẫn thu hút được một khối lượng khán giả đông đảo. Nhờ vào doanh thu rất cao, Alice ở Xứ sở thần tiên trở thành phim có doanh thu trội nhất trong năm 2010 (tính đến thời điểm tháng 5) và là phim có doanh thu cao thứ năm mọi thời đại. Với doanh thu một tỉ USD, Alice ở Xứ sở thần tiên cũng trở thành bộ phim thứ sáu có doanh thu đạt mốc trên một tỉ USD. Đây là bộ phim thứ hai của Walt Disney lập được kỉ lục này, bộ phim trước đây của Disney cũng nằm trong danh sách doanh thu khổng lồ là Cướp biển vùng Caribbean: Chiếc rương của tử thần. Đây cũng là bộ phim đầu tiên có doanh thu trên ngưỡng một tỉ USD mà không xếp vào loại PG-13. == Nội dung phim == Cô bé Alice, vẫn mơ những giấc mơ kì lạ về chú thỏ trắng mặc áo ghi-lê, về người làm mũ, về xứ sở Wonderland. Đó vẫn là thế giới kỳ diệu mà Alice lúc còn bé từng ghé thăm. Nhưng cô bé tưởng rằng đó là Wonderland - Xứ Sở Thần Tiên. Giờ đây, khi đã mười chín tuổi, cô mới biết cái tên thực sự của vùng đất này là "Underland". "Underland" là một phần của trái đất. Nó nằm sâu dưới lòng đất và chỉ có nhảy xuống một cái hố thỏ mới là cách duy nhất để đến được thế giới đó. Vùng đất kỳ diệu này không còn được như xưa. Giờ đây nó đang trải qua một giai đoạn khó khăn bởi sự thống trị của Nữ hoàng Đỏ. Thế lực của đội quân J Cơ và Nữ hoàng Đỏ khiến nơi đây hoang tàn và u ám. Những người không theo phe của Nữ hoàng Đỏ đang cố gắng đi tìm một người có thể giúp đỡ Xứ Sở "Underland" - đó chính là Alice. Năm mười chín tuổi, Alice đã lớn, nhưng vẫn không khi nào thôi mơ về những giấc mơ đó. Giờ đây, cô đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, cuộc đời cô sắp tiến tới một bước ngoặt quan trọng. Mẹ cô đã sắp đặt cho cô đính hôn với Hamish - câu con trai ngờ nghệch của gia đình Ascot quyền cao chức trọng. Anh ta bất ngờ cầu hôn Alice tại buổi tiệc đính hôn (mà Alice tưởng rằng đó chỉ là một bữa tiệc ngoài trời). Điều đó khiến cô rất bất ngờ và bỏ trốn mà không để lại một lời nói nào. Cô đuổi theo Thỏ Trắng mà cô đã bắt gặp trong buổi tiệc đính hôn. Chú Thỏ Trắng đó, mặc chiếc áo ghi-lê và luôn hối thúc Alice bằng chiếc đồng hồ nhỏ cứ kêu tí tách. Đuổi theo Thỏ Trắng, Alice bỗng thấy chú thỏ biến mất xuống một cái hố đen. Cô nhìn xuống, chưa biết phải làm gì thì bất chợt cô rơi xuống hố. Sau khi chạm đáy của hố đen, cô nhận ra rằng mình đang ở trong một căn phòng lớn hình tròn với rất nhiều cánh cửa to nhỏ khác nhau. Cô thử mở chúng nhưng cánh cửa nào cũng bị khóa. Rồi cô thấy trên bàn có một lọ nước kèm theo tờ giấy nhỏ "HÃY UỐNG TÔI". Cô bèn uống nó và người cô bỗng trở nên nhỏ bé khác thường. Dưới đất lại có chiếc bánh nhỏ với dòng chữ "HÃY ĂN TÔI", cô bèn ăn nó và trở nên to lớn. Alice lấy chiếc chìa khóa trên bàn và mở chiếc cửa nhỏ, chiếc cửa hé mở nhưng Alice quá to lớn nên không thể chui qua. Cô lại uống lọ nước và trở nên tí hon khác thường. Cô chui qua cánh cửa và thế giới "Underland" xinh đẹp hiện ra trong mắt Alice - nơi mà cô từng ghé thăm khi còn bé. Mặc dù vậy, cô không còn ký ức gì về nơi này, về những gì của ngày xưa. Chúng chỉ như thoáng qua trong tâm trí Alice như những giấc mơ đã ám ảnh cô từ ngày còn bé. Tại đây, cô được chào đón bởi thỏ trắng, cô sóc chuột Dormouse, ngỗng Dodo, hai anh em sinh đôi Tweedledum cùng Tweedledee và những bông hoa biết nói. Cô ngạc nhiên và nghĩ rằng mình đang mơ. Thỏ Trắng mừng rỡ vì sự xuất hiện của Alice (bởi chính Thỏ Trắng là người đem Alice về đây). Nhưng những người khác tranh cãi Alice là thật hay giả. Rồi họ dẫn cô đến sâu bướm Absolem để biết được điều gì đó. Absolem đã tiên tri rằng chỉ có Alice là người có thể giết con rồng Jabberwocky của Nữ hoàng Đỏ vào "Ngày Diệu Kỳ", đem lại hòa bình cho "Underland". Nhưng sâu bướm Absolem lại nói với Alice "cô rất khó có thể là Alice". Rồi bỗng nhiên đội quân K Cơ của Nữ hoàng Đỏ đến tấn công nhóm của Alice. Mọi người chạy tán loạn, tất cả đều bị bắt. Alice bị con thú to lớn của đội quân K Cơ đuổi theo nhưng Alice vẫn nghĩ mình đang mơ và cô đứng lại chờ con thú. Con thú lao đến vồ một bên tay của Alice, thấy thế sóc chuột Dormouse đuổi theo và nhảy lên người con thú. Dormouse nhanh tay móc một con mắt của nó và cùng Alice chạy trốn vào rừng. Đội quân K Cơ ngay sau đó thông báo cho Nữ hoàng Đỏ rằng Alice đã trở lại và có thể là người tiêu diệt triều đại của Nữ hoàng Đỏ. Đội quân K Cơ lập tức được lệnh phải đi truy bắt Alice ngay. Trong khi đó, Alice lang thang trong rừng. Cô gặp phải một con mèo lơ lửng bí ẩn - đó chính là Cheshire. Con mèo băng bó vết thương cho Alice và dẫn cô đến chỗ của Mad Hatter và con thỏ March Hare. Sau đó Mad Hatter dẫn cô đến lâu đài của Nữ hoàng Trắng. Trên đường đến đó, Mad Hatter kể cho Alice nghe về quá khứ đen tối - ngày Nữ hoàng Trắng bị chị mình là Nữ hoàng Đỏ cướp vương miện và từ đó Xứ Sở "Underland" bị thống trị dưới tay của phe hắc ám. Mad Hatter nói với Alice rằng cô không còn được như ngày xưa nữa. Rồi đột nhiên Mad Hatter phát hiện ra đội quân K Cơ đang đuổi theo mình. Mad Hatter đưa Alice lên chiếc mũ của mình và ném nó thật xa qua bên kia bờ sông để cô được an toàn và Mad Hatter bị đội quân của Nữ hoàng Đỏ bắt đi. Cô ngủ lại trong chiếc mũ và sáng hôm sau cô được con chó Bayard phát hiện. Nó muốn đưa Alice đến lâu đài của Nữ hoàng Trắng nhưng cô quyết định rằng cô sẽ vạch ra định mệnh cho mình và cô cưỡi Bayard đến lâu đài Nữ hoàng Đỏ để cứu Mad Hatter cùng những người khác. Khi đến lâu đài của Nữ hoàng Đỏ, bà không biết danh tính của Alice (và cứ nghĩ tên cô là "Um") nên chào đón cô như một vị khách quý. Trong khi đó, Mad Hatter thuyết phục Nữ hoàng Đỏ cho phép mình được làm mũ cho bà để kéo dài thời gian cho Alice thực hiện nhiệm vụ của mình. Còn Alice, khi được ở lại lâu đài của Nữ hoàng Đỏ, cô nhân cơ hội đi tìm thanh kiếm Vorpal Sword (mà cô biết rằng đó là thanh kiếm duy nhất để có thể giết chết con rồng Jabberwocky). Cô được Thỏ Trắng chỉ rằng thanh kiếm nằm trong chiếc rươm khóa kỹ trong chuồng của Bandersnatch - con thú đã từng tấn công Alice. Cô lập tức đi tìm nó. Alice lấy được thanh gươm trong chuồng của Bandersnatch và đồng thời cô trả lại nó con mắt mà Dormouse đã móc của nó. Tuy nhiên, Nữ hoàng Đỏ đã phát hiện ra "Um" chính là Alice nên phái đội quân K Cơ truy tìm cô. Alice bị đội quân của Nữ hoàng Đỏ bao vây tại chuồng của con thú. Bandersnatch bất ngờ xông vào đám quân lính và giải cứu cho Alice. Nó cùng với con chó Bayard chở cô đến lâu đài của Nữ hoàng Trắng để trao trả thanh kiếm Vorpal Sword. Trong khi đó, tại lâu đài của Nữ hoàng Đỏ, Mad Hatter bị đem đi xử tử. Nhưng mèo Cheshire đã bảo vệ cho Mad Hatter. Nhân lúc đó Mad Hatter đã kêu gọi mọi người nổi dậy chống Nữ hoàng Đỏ. Bà quá tức giận và ra lệnh quân lính thả kềnh kềnh ra để trừng trị bọn họ. Mad Hatter cùng đồng minh chạy trốn đến lâu đài Nữ hoàng Trắng. "Ngày Diệu Kỳ" đã đến, đội quân của Nữ hoàng Trắng đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận đánh. Nhưng Alice vẫn chưa sẵn sàng. Cô bỏ chạy trong sự hy vọng của mọi người. Cô bắt gặp sâu bướm Absolem. Giờ đây sâu bướm đã chuẩn bị hóa kiếp, ông kể cho Alice nghe về chuyến thăm cách đây mười ba năm của cô bé Alice đến "Underland": về những bông hoa biết nói, về những sinh vật, về Mad Hatter, về bàn trà vui nhộn, về một thế giới xinh đẹp...Rồi sâu bướm giúp cô can đảm để có thể chiến đấu chống Jabberwocky. Khi "Ngày Diệu Kỳ" đến, Nữ hoàng Trắng và Nữ hoàng Đỏ triệu tập đội quân hùng hậu của mình trên một mặt trận như một bàn cờ và gửi ra một người vô địch của mỗi bên để chiến đấu (Alice bên Nữ hoàng Trắng đấu với Jabberwocky bên Nữ hoàng Đỏ) để quyết định số phận của "Underland". Nữ hoàng Trắng muốn thương lượng hòa bình với Nữ hoàng Đỏ rằng trao vương miện lại cho Nữ hoàng Trắng và mọi chuyện yên bình nhưng Nữ hoàng Đỏ từ chối. Cuộc chiến bắt đầu. Hai bên chiến đấu quyết liệt, Alice luôn miệng nhắc sáu điều "không thể" mà trước đây mỗi sáng cô đều hay nói. Cuối cùng, Alice giết chết Jabberwocky và phe Nữ hoàng Trắng chiến trắng, Nữ hoàng Đỏ bị lưu đày. Nữ hoàng Trắng đưa cho Alice một lọ máu của Jabberwocky, nếu uống nó Alice có thể về lại nhà. Nhưng bà cũng mong muốn Alice có thể ở đây mãi mãi, nhưng Alice quyết định phải về nhà và hứa rằng sẽ trở lại. Sau khi uống máu, Alice trở về nhà, nơi cô phải làm tất cả những việc còn dang dở trước lúc cô tới "Underland" và phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của cô. Sau đó cô trở thành người học việc của Chúa Ascot, với ý tưởng bắt đầu con đường thương mại xuyên đại dương đến Trung Quốc. == Thông tin phim == === Viết kịch bản & những bước đầu làm phim === Tháng 4 năm 2007, Joe Roth và Linda Woolverton được Walt Disney mời viết kịch bản cho Alice ở Xứ sở thần tiên. Tháng 11 năm 2007, Burton ký hợp đồng với Disney để đạo diễn hai bộ phim 3D Alice ở Xứ sở thần tiên và bộ phim Frankenweenie làm lại từ bộ phim cùng tên năm 1984 cũng do Burton đạo diễn. Burton đã nói rằng "mục tiêu của tôi là làm cho bộ phim thật hấp dẫn, mang tính tâm lý và có gì đó mới mẻ nhưng vẫn giữ được những nét cổ điển của tác phẩm Alice". Mục đích của ông khi làm bộ phim mới này là để cho câu chuyện trong phim thật mới mẻ và để thử tạo ra một Alice khác lạ. Ông cũng không xem bộ phim là phần tiếp theo hay tưởng tượng lại từ tác phẩm gốc nào. === Các nhân vật & phân vai === Bộ phim có nhiều nhân vật với các tính cách khác nhau và trong đó đa số các nhân vật dựa trên tác phẩm của Lewis Carroll: Mia Wasikowska trong vai Alice Kingsleigh, mười chín tuổi - một cô gái "không thích hợp với tầng lớp thượng lưu". Alice thay đổi kích thước trong suốt bộ phim, lúc chỉ cao 6 inches (khoảng 15,24cm), lúc lại cao đến 20 feet (khoảng 6m). Khi tạo nhân vật Alice, người viết kịch bản Linda Woolverton đã nghiên cứu về tính cách của Alice, về lý do khiến Alice có thể vô cảm trước cuộc sống thượng lưu đó. Mặc dù xã hội mà Alice sống đặt áp lực lên cô và muốn cô phải là một người con gái sang trọng và quyền quý nhưng cô đã dẹp bỏ và tự do bộc lộ tính cách của mình. Sống trong thời đại Victorian cùng những lễ giáo phong kiến đã khiến Alice cảm thấy như mình bị trói buộc. Và mặc dù bị người khác định ra vận mệnh cho mình nhưng cô đã quyết tự chọn cho mình con đường sẽ đi. Nhà bình luận Liz Hoggard đã ca ngợi nhân vật Alice xứng đáng là một mẫu người để các cô gái noi theo: "ngoan cố, dũng cảm, và không giống con gái". Mairi Ella Challen trong vai Alice lúc sáu tuổi. Johnny Depp trong vai Tarrant Hightopp, với biệt danh Mad Hatter - người làm mũ và là đồng minh của Alice. Diễn viên Wasikowska (thủ vai Alice) đã nói rằng "cả hai nhân vật Alice và Hatter đều cảm thấy họ như là người ngoài và cảm thấy cô đơn trong thế giới riêng của họ, và họ coi nhau như một mối quan hệ bạn bè, đồng minh". Mái tóc màu da cam ám chỉ đến một Hatter bị nhiễm chất độc thủy ngân do tác dụng phụ của công việc làm mũ, với đôi mắt cũng màu cam và chiếc mũ được tả rất kỹ lưỡng. Những bi kịch của quá khứ đen tối vẫn còn ám ảnh Hatter và ảnh hưởng sâu sắc tới nhân vật cho đến bây giờ. Johnny Depp và Burton nhất trí rằng màu da, màu mắt, tóc, trang phục, giọng nói, tính cách của Hatter sẽ thay đổi trong suốt bộ phim để phản ánh cảm xúc của nhân vật Hatter qua mỗi lần thay đổi đó. Mad Hatter là một nhân vật được tạo ra từ những người khác nhau với chất giọng Scottish Glaswegian. Nhân vật Hatter nhảy điệu "Futterwacken" ở gần cuối phim làm cho nhân vật của Johnny Depp càng thêm huyền ảo. Helena Bonham Carter trong vai Nữ hoàng Đỏ, một nữ hoàng dễ nổi nóng, giận dữ, luôn quát tháo và có thói quen chém đầu người làm phật ý mình. Tên của Nữ hoàng Đỏ là Iracebeth, là chị của Nữ hoàng Trắng. Nhân vật này không ưa thích động vật và bà ta sử dụng chúng để làm đầy tớ và làm những trò giải trí; dùng chúng như những con lợn để gác chân mỗi khi bà ta mỏi chân. Nữ hoàng Đỏ tựa như kết quả của sự dung hợp giữa nhân vật Cơ Hậu trong tiểu thuyết Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên và Nữ hoàng Đỏ trong Through the Looking-Glass. Đầu của nhân vật Nữ hoàng Đỏ được tạo hình trong phim to gấp ba lần bình thường và đó là điểm đặc trưng của nhân vật này. Nữ diễn viên Helena Bonham Carter khi diễn vai này đã lấy cảm hứng từ cô con gái của mình là Nell, một bé gái mới biết đi. Cô nói "Nhân vật Nữ hoàng Đỏ mà tôi thủ vai giống như một đứa trẻ mới biết đi, bởi vì bà có một cái đầu to và bà là một "bạo chúa" hung dữ. Mà một đứa trẻ mới biết đi thì không có thiện cảm gì với những thứ xung quanh, chẳng hạn như những sinh vật" và cô nói thêm "Nell làm mọi điều mà không biết nói lời "làm ơn" hoặc "cảm ơn"". Carter cũng nhận xét rằng "Bà ta có vấn đề về mặt cảm xúc. Dường như không có gì có thể làm tan đi cơn giận của bà ta. Cơn thịnh nộ đó đó đã kéo dài được 2 năm rồi". Anne Hathaway trong vai Nữ hoàng Trắng, em gái của Nữ hoàng Đỏ. Tên của Nữ hoàng Trắng là Mirana. Đây là một trong số ít nhân vật trong phim không sử dụng kỹ thuật đồ họa để tạo hình nhân vật. Nữ hoàng Trắng là một nhân vật kì cục và gây ấn tượng. Diễn viên Hathaway nói "Nữ hoàng Trắng và Nữ hoàng Đỏ là hai chị em ruột. Nữ hoàng Trắng là một người muốn về phe hắc ám nhưng bà sợ đi quá xa và sa lầy vào tội ác như Nữ hoàng Đỏ. Điều đó khiến bà luôn tạo mọi thứ xung quanh mình thật sáng sủa và tràn ngập hạnh phúc. Nhưng bà sống trong một thế giới mà bà sợ rằng mình không thể tự chủ được bản thân". Nữ hoàng Trắng là một người yêu hòa bình, chỉ ăn chay với một lời thề không bao giờ giết hại các sinh vật. Cách trang điểm, trang phục, phong cách của nhân vật Nữ hoàng Trắng được lấy cảm hứng từ nhóm nhạc Blondie, nữ diễn viên Greta Garbo và từ các tác phẩm nghệ thuật của Dan Flavin. Burton cũng phát biểu rằng Nigella Lawson là nguồn cảm hứng để ông nghĩ ra tính cách của Nữ hoàng Trắng. Crispin Glover trong vai Stayne, tên đứng đầu trong đội quân K Cơ phục vụ cho Nữ hoàng Đỏ, với một khuôn mặt sẹo và mắt trái của ông bị che bởi một hình trái tim. Stayne rất thủ đoạn, xảo quyệt và kiêu ngạo. Và trong phim, chỉ có Stayne là người duy nhất có thể làm dịu đi những cơn nổi nóng, tức giận của Nữ hoàng Đỏ. Matt Lucas thủ cả hai vai Tweedledee và Tweedledum, hai anh em sinh đôi tròn trịa. Hai anh em này luôn không đồng ý với ý kiến của nhau và thường hay nói nhảm cũng như đưa ra những quyết định trái ngược nhau khiến người khác phải bối rối trước họ. Đạo diễn Burton đã nhận xét về tạo hình hai nhân vật này "đó là một sự pha trộn kì quặc". Michael Sheen thủ vai Nivens McTwisp, con Thỏ Trắng luôn trễ giờ và vội vã. Khi Thỏ trắng kêu gọi Alice trở về Xứ Sở Thần Tiên, nó luôn lấy chiếc đồng hồ ra và hối thúc Alice phải thật nhanh chóng. Alan Rickman trong vai Absolem, một con sâu bướm màu xanh da trời, một con sâu bướm thông thái, luôn hút thuốc và là một con sâu bướm khó hiểu. Rickman nhận vai để thu âm cho nhân vật Absolem và diễn xuất trên mặt của Rickman đã không được thể hiện trên mặt của nhân vật Absolem như kế hoạch đã định trước đó. Barbara Windsor trong vai Mallymkun, chị sóc chuột chiến binh hung dữ và luôn muốn chiến đấu (mặc dù kích thước của nhân vật rất khiêm tốn). Nhân vật sóc chuột này luôn trung thành với người làm mũ Mad Hatter và luôn tin Mad Hatter là vô địch. Stephen Fry trong vai con mèo nhăn nhở Cheshire, con mèo có thể biến hóa, bay lơ lửng và luôn xuất hiện với một nụ cười bí hiểm và ranh mãnh. Lúc thì Cheshire xuất hiện toàn thân, lúc lại chỉ với một cái đầu. Cheshire thoát ẩn thoát hiện trong những tình huống bất ngờ nhất. Paul Whitehouse trong vai March Hare, con thỏ rừng luôn lo lắng, hơi điên và có thói quen ném tách trà và các vật dụng khác vào người khác. Timothy Spall trong vai Bayard, con chó bị bắt buộc phải làm việc cho Nữ hoàng Đỏ vì bà đã giam giữ vợ và các con của con chó Bayard. Michael Gough trong vai Uilleam, con chim cưu màu xanh chỉ xuất hiện trong phim trong một thời gian ngắn. Uilleam có vai trò như một người giúp đỡ Alice. Christopher Lee lồng tiếng con rồng Jabberwocky, con quái vật của Nữ hoàng Đỏ. Leo Bill trong vai Hamish Ascot, con trai của Lord Ascot, là người đã cầu hôn Alice ở đầu phim nhưng đã bị Alice từ chối. Frances de la Tour trong vai Imogene, bà dì của Alice, người luôn hoang tưởng về một ngày nào đó hoàng tử sẽ đến rước mình. === Quá trình làm phim === Theo kế hoạch ban đầu thì ngày khởi chiếu phim dự kiến trong năm 2009, nhưng cuối cùng đã được lùi lại tới ngày 5 tháng 3 năm 2010. Khâu nhiếp ảnh theo như lịch trình được thực hiện từ tháng 5 năm 2008, nhưng cho đến tháng 9 năm 2008 mới bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong 3 tháng. Cảnh phim trong thời đại Nữ hoàng Victoria được quay tại phim Torpoint và Plymouth từ ngày 1 tháng 9 đến 14 tháng 10. 250 diễn viên địa phương đã được phân vai quần chúng vào đầu tháng 8 năm 2009. Các địa điểm chọn làm phim trường bao gồm Ngôi nhà Antony ở Torpoint, Charlestown, Cornwall và Barbican. Mặc dù vậy, không có cảnh quay nào từ Barbican được sử dụng. Khâu ghi hình các chuyển động của diễn viên để lồng vào nhân vật trong phim bắt đầu từ tháng 10 năm 2009 ở Sony Pictures Studios tại thành phố Culver, California, mặc dù những cảnh quay ở đây bị lược bỏ sau đó. Bộ phim cũng được quay tại Culver Studios. Burton nói rằng ông đã sử dụng kỹ thuật kết hợp các hành động thật của diễn viên với đồ họa máy tính, mà không ghi hình. Ông cũng nói rằng đây là lần đầu tiên mình quay phim trên một phông nền màu xanh. Công việc quay phim trên phông nền xanh chiếm 90% trong toàn bộ khâu quay phim, và hoàn thành chỉ sau 40 ngày. Nhiều diễn viên và nhân viên trong đoàn làm phim cảm thấy buồn nôn, đó là kết quả sau nhiều giờ làm việc trên phông nền xanh. Vì vậy, Burton đã sử dụng thấu kính màu hoa oải hương để khắc phục hiệu ứng tâm lý - thị giác đó. Đối với các phông nền xanh dùng để ghi hình có thể cắt - cúp, các diễn viên phải diễn xuất, hành động mà xung quanh chỉ toàn một màu xanh, ngoài ra không có gì cả. Điều đó có nghĩa là các diễn viên phải tưởng tượng ra mọi thứ xung quanh mình, từ khung cảnh cho đến các nhân vật chung quanh. Diễn viên thủ vai Alice nói: "Điều này khó khăn bởi bạn không thể thu được thông tin gì từ môi trường xung quanh. Bạn phải tưởng tượng ra cảm giác như khi đang ở trong khung cảnh thật sự đúng vậy". Các nhân vật được tạo nên bằng công nghệ CGI trong khâu hậu kỳ như Thỏ trắng, Sóc, Rồng Jabberwocky, chú Thỏ điên March Hare, Chim Dodo thì trong quá trình quay phim các nhân vật này được thay thế bởi các tấm biển màu xanh hoặc là những người thật mặc đồ xanh từ đầu đến chân. Do nhu cầu sử dụng các hiệu ứng kỹ xảo đồ họa nhiều, chẳng hạn như chỉnh sửa kích thước đầu của Nữ hoàng Đỏ, chiều cao của Alice biến đổi liên tục, cố vấn kỹ xảo hình ảnh Ken Ralston đã nói: "Đây là công việc lớn nhất, và cũng là công việc phức tạp và đòi hỏi sáng tạo nhất mà tôi từng làm". Sony Pictures Imageworks đảm nhận vai trò thiết kế các hiệu ứng hình ảnh trong phim. Tổng cộng có khoảng 2500 hiệu ứng trong bộ phim. Và bộ phim được chú ý hơn cả là ở định dạng 3D. Đạo diễn Burton cảm thấy rằng định dạng 3D trong bộ phim sẽ thích hợp với cốt truyện hơn và với bối cảnh trong phim. Burton và Zanuck vẫn quay phim bằng camera thông thường, dưới định dạng 2D và sau đó chuyển toàn bộ các cảnh quay sang 3D trong giai đoạn hậu kỳ. Zanuck giải thích rằng camera 3D quá đắt tiền và rất "vụng về" khi sử dụng. Và họ cảm thấy rằng không có gì khác nhau giữa quay phim bằng camera 2D để chuyển qua định dạng 3D và quay phim bằng máy quay 3D. Burton cũng nói: "Tôi không thấy ích lợi gì khi quay phim ở định dạng 3D cả. Sau khi chứng kiến quá trình chuyển đổi được thực hiện với bộ phim The Nightmare before Christmas, tôi thấy không có lý do nào để tôi không làm như vậy cả. Quá trình quay sẽ diễn ra đơn giản hơn mà chất lượng hình ảnh vẫn được đảm bảo ở mức tối đa." Tuy nhiên, khi so sánh với bộ phim 3D Avatar thì phần hình ảnh của Alice ở Xứ sở thần tiên chưa thể sống động bằng. Lý do chính là ở Avatar được quay bằng máy quay 3D trực tiếp nên bề dày và hình khối của các nhân vật cũng như khung hình rất rõ nét. Còn ở Alice ở Xứ sở thần tiên thì được quay bằng máy 2D và chuyển sang định dạng 3D nên hình ảnh mờ và lóa. Nhưng bộ phim của Tim Burton có nhiều chi tiết tương tác với khán giả hơn Avatar, như những hành động ném đồ vật, xuất hiện đột ngột hay lao vào màn hình... Đạo diễn James Cameron, người đã làm nên siêu phẩm 3D Avatar khởi chiếu vào tháng 12 năm 2009 đã chỉ trích sự lựa chọn làm phim 3D của Burton. Ông phát biểu: "Không có ý nghĩa gì cả, khi mà quay phim 2D và sau đó là chuyển sang định dạng 3D". ==== Tạo ra thế giới Underland ==== Để tạo ra khung cảnh cho xứ sở Underland, đoàn làm phim đã tìm các tư liệu gốc, là các cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lewis Carroll. Họ tìm kiếm và sưu tập tất cả các hình ảnh, bức vẽ của các họa sĩ đã từng vẽ hình cho những cuốn tiểu thuyết đó. Sau đó các nhà thiết kế trong đoàn làm phim bàn bạc với nhau để thống nhất tạo ra một xứ sở Underland vẫn giữ được những nét trong tiểu thuyết nhưng phải thật mới lạ. Underland khi Alice tới đang trên đà suy tàn vì sự thống trị độc ác của Nữ hoàng Đỏ. Cảm hứng cho những cảnh tàn tạ, héo úa đó chính là bức ảnh về một gia đình người Anh uống trà bên ngoài ngôi nhà của họ trong thời kì Thế chiến thứ II. Rồi theo mạch phim, về sau khi Alice đi tìm thanh kiếm và quyết đấu với quái vật thì cảnh phim khả quan, sáng sủa hơn. ==== Tạo hình nhân vật ==== ===== Nữ hoàng Đỏ ===== Điều khó khăn đối với cố vấn kỹ xảo hình ảnh Ken Ralston khi tạo nhân vật Nữ hoàng Đỏ chính là phóng to cái đầu gấp ba lần bình thường, mà vẫn giữ được các hoạt động khác của cơ thể nhân vật một cách bình thường. Đoàn làm phim đã sử dụng một hệ thống camera đặc biệt để quay những cảnh thay đổi kích thước của nhân vật. Một máy quay thứ hai sẽ quay các chi tiết với độ phân giải cao hơn để cung cấp dữ liệu cho quá trình phóng to. Sau đó đội phụ trách kỹ xảo sẽ ghép các chi tiết đó vào phần cần thiết của tổng thể nhân vật. ===== Mad Hatter ===== Đối với Hatter, đội phụ trách kỹ xảo đã tăng kích thước cho đôi mắt của nhân vật, để có thể thể hiện rõ hơn những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, họ còn cho thay đổi màu mắt của Hatter tùy theo tâm trạng của nhân vật. Đoàn làm phim đã khéo léo tạo hiệu ứng này mà không gây sự quá chú ý của khán giả nhưng vẫn đủ để khán giả có thể nhận ra. ===== Alice ===== Vấn đề đối với nhân vật Alice là kích thước của cô liên tục thay đổi trong phim. Đó cũng là một thử thách đối với đoàn làm phim, họ phải kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra những tỷ lệ kích thước khác nhau cho chất vải của những bộ trang phục mà Alice mặc để chúng ăn khớp với nhau qua từng sự biến đổi của Alice. Khi cô thu nhỏ, các sợi vải phải được to ra và ngược lại. === Quảng bá và giới thiệu phim === Ngày 22 tháng 6 năm 2009, những hình ảnh đầu tiên của bộ phim được đăng tải trên trang web chính, những hình ảnh này của các nhân vật Mad Hatter, Nữ hoàng Trắng, Nữ hoàng Đỏ và hai anh em sinh đôi Tweedledee và Tweedledum. Một hình ảnh mới của nhân vật Alice cũng được tung ra cùng thời điểm đó. Trong tháng 7, những bức ảnh mới của phim tiếp tục được tung ra với hình ảnh Alice đang giữ Thỏ Trắng, Mad Hatter với thỏ rừng March Hare, Nữ hoàng Đỏ ôm con heo và Nữ hoàng Trắng nâng con chuột trên tay. Ngày 22 tháng 7 năm 2009, một đoạn trailer ngắn của bộ phim được tung ra và đăng trên trang web IGN, nhưng lại bị gỡ ngay sau một thời gian ngắn vì Disney xác nhận rằng đoạn trailer đó chưa đến lúc được tung ra. Disney cũng có kế hoạch cho ra mắt đoạn trailer này cùng thời điểm với A Christmas Carol và G-Force vào ngày 24 tháng 7 năm 2009. Ngày 25 tháng 7 năm 2009, đoạn trailer phim được ra mắt tại Comic-Con (một hội nghị của những người hâm mộ truyện tranh) nhưng đoạn trailer đó có nhiều chi tiết khác với đoạn trailer bị rò rỉ trước đó. Đoạn trailer tại Comic-Con không có đối thoại của Mad Hatter. Đoạn trailer bị rò rỉ ban đầu được đăng trên một trong ba trang Facebook để quảng bá cho bộ phim. Các trang đó là "Những người trung thành với Nữ hoàng Trắng", "Những người trung thành với Nữ hoàng Đỏ" và "Những người không trung thành với Mad Hatter". Cũng tại hội nghị Comic-Con, các vật dụng và đạo cụ của bộ phim được trưng bày tại một cuộc triển lãm tên "Alice in Wonderland". Các vật dụng và đạo cụ đó bao gồm: của Nữ hoàng Đỏ là bộ váy, ghế, bộ tóc đỏ, kính, vương trượng; của Nữ hoàng Trắng là bộ váy, bộ tóc dài trắng và mô hình lâu đài của bà; của Mad Hatter là bộ côm-lê, mũ, bộ tóc màu cam, ghế, bàn trà; của Alice là các bộ váy mà Alice đã mặc trong phim, bộ áo giáp (để giết rồng Jabberwocky vào cuối phim), các vật dụng khác như là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tí hon, chiếc bánh "HÃY ĂN TÔI" để tăng kích thước nhân vật, chai nước nhỏ "HÃY UỐNG TÔI" để thu nhỏ kích thước nhân vật. == Thông tin phát hành phim == === Khởi chiếu === Ngày 12 tháng 2 năm 2010, các rạp phim ở Anh gồm Odeon, Vue và Cineworld đã có kế hoạch tẩy chay Alice ở Xứ sở thần tiên vì thời gian từ lúc chiếu rạp cho đến lúc ra DVD lẽ ra là 17 tuần thì hãng sản xuất đã giảm xuống còn 12 tuần. Một tuần sau khi thông báo điều đó, rạp phim Cineworld, rạp có thị phần chiếm 24% trong thị trường rạp chiếu phim tại Anh, đã chọn chiếu bộ phim này ở hơn 150 rạp trong chuỗi các rạp của Cineworld. Giám đốc điều hành rạp phim Cineworld là Steve Wiener đã phát biểu rằng "Là những người dẫn đầu trong thị trường phim 3D, chúng tôi không muốn công chúng bỏ lỡ một buổi trình chiếu kỳ diệu như vậy. Sự thành công của Avatar đã cho thấy, hiện nay đang có một cơn bão khao khát với trải nghiệm phim 3D". Ngay sau đó, chuỗi rạp phim Vue cũng ký thỏa thuận với Disney để chiếu Alice ở Xứ sở thần tiên, nhưng rạp Odeon vẫn tẩy chay bộ phim tại Anh, Ý, Ireland. Ngày 25 tháng 2 năm 2010, rạp phim Odeon đã ký thỏa thuận với Disney và quyết định công chiếu phim vào ngày 5 tháng 3 năm 2010. Các buổi chiếu ra mắt Hoàng Gia diễn ra tại rạp phim Odeon Leicester Square ở London vào ngày 25 tháng 2 năm 2010 để gây quỹ The Prince’s Foundation for Children & the Arts, hoàng tử xứ Wales và nữ công tước xứ Cornwall cũng đến dự. Điều đó không ảnh hưởng gì đến kế hoạch trình chiếu bộ phim tại các nước Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha và Áo. Bộ phim được công chiếu tại Mỹ và Anh, ở cả hai nước đều trình chiếu ở các rạp Disney Digital 3D và IMAX 3D, cũng như tại các nhà hát vào ngày 5 tháng 3 năm 2010. Ở Việt Nam, bộ phim được khởi chiếu với hai định dạng truyền thống và 3D tại các rạp trên toàn quốc vào ngày 12 tháng 3 năm 2010. === Đánh giá và phê bình === Bộ phim nhận được nhiều phản hồi và đánh giá. Theo trang web Rotten Tomatoes, bộ phim chỉ nhận được tỉ lệ ủng hộ trung bình là 52%. Bộ phim nhận được đánh giá trung bình 5.7/10 dựa trên 233 bài đánh giá từ các nhà phê bình. Trong "Top Đánh Giá" của trang Rotten Tomatoes có rất nhiều các nhà phê bình nổi tiếng và được chú ý của các tờ báo, các trang web, các chương trình truyền hình và radio hàng đầu, thì bộ phim được đánh giá tích cực là 62% dựa trên mẫu 34 bài đánh giá. Quan điểm chung của giới phê bình mặc dù là bộ phim là một bữa đại tiệc về hình ảnh, nhưng Burton đã đánh mất sự chặt chẽ, mạch lạc và gần như mọi cảm xúc của tác phẩm nguyên bản. Trang web Metacritic chuyên bình luận và phê bình các bộ phim, album nhạc, trò chơi đã đánh giá bộ phim Alice ở Xứ sở thần tiên ở mức 53/100 dựa trên 38 bài đánh giá. Nhà phê bình Todd McCarthy của tạp chí Variety đánh giá cao bộ phim và nhận xét rằng bộ phim có những "khoảnh khắc của niềm vui, sự khôi hài và làm người xem bất ngờ", nhưng cũng nói rằng "khi công chiếu thì đó cũng chỉ chỉ là một bộ phim bình thường, về một cuộc chiến bảo vệ công lý tương tự như những bộ phim bom tấn sử dụng công nghệ CGI khác trong những năm qua". Theo tạp chí The Hollywood Reporter, Tim Burton rất sáng suốt khi lựa chọn định dạng 3D cho bộ phim, phù hợp với khung cảnh của bộ phim. Nhà phê bình Matt Stevens của trang web E!Online đã nhận xét rằng nhân vật Alice mờ nhạt hẳn trong phim và không còn nhận được nhiều sự quan tâm của người xem do số mệnh của cô đã được dự báo trước từ đầu phim. Còn diễn viên Johnny Depp cũng không có gì đặc sắc trong vai người làm mũ Mad Hatter. Nhân vật Nữ hoàng Trắng do Anna Hathaway thủ vai cũng vậy. Chỉ nhân vật Nữ hoàng Đỏ do Helena Bonham Carter thủ vai là đặc sắc nhất, khác lạ, ác độc nhưng vẫn có chút "con người". Phóng viên Claire Martin của báo Denver Post cho rằng Tim Burton đã tìm được "một cách thức thú vị" để kể một câu chuyên thần tiên. Nhà phê bình Claudia Puig của báo USA Today thì đánh giá định dạng 3D trong bộ phim rất cao. Lou Lumenick của báo New York Post thì phát biểu rằng ông sẽ không có ý muốn xem phần tiếp theo của bộ phim nếu có, mặc dù ông cũng thừa nhận tài năng khai thác hiệu ứng hình ảnh và âm thanh của Tim Burton. Theo Joe Morgenstern của báo Wall Street Journal thì "hiệu ứng 3D là thú vị, nhưng chiều sâu được bổ sung không khỏa lấp được lỗ hổng trong ý tưởng và kịch bản". Nhà phê bình Keith Phipps của câu lạc bộ điện ảnh The A.V. Club thì chỉ trích bộ phim về sự tham lam quá mức các tình tiết của đạo diễn và người viết kịch bản, ông đã chỉ ra rằng nếu tiểu thuyết của Carroll là sự chuyển tiếp nhẹ nhàng và thơ mộng giữa những câu chuyện kể làm cho trẻ em có thể yên giấc và những giấc mơ trôi đi nhẹ nhàng thì bộ phim của Tim Burton lại đi quá sâu vào cuộc chiến giữa cái thiện, cái tốt với cái xấu trong dòng tường thuật dồn dập, tạo cảm giác ức chế cho người xem một cách không cần thiết, làm cho việc xem phim trở thành mệt mỏi. Quá nhiều hiệu ứng hình ảnh đặc biệt, đó là điều khiến nhà phê bình Stephanie Zacharek làm việc cho trang web Salon phải phàn nàn. Ông nhấn mạnh: "Burton đã chăm chút quá mức đến bài trí bộ phim và thiết kế nhân vật: từ trang phục đến diện mạo, tính cách, nhưng ông vẫn chưa hài lòng nên đã phải sử dụng thật nhiều kỹ xảo điện ảnh. Cuối cùng là trang phục, diện mạo nhân vật và hiệu quả đặc biệt thị giác đã thu hút gần hết sự chú ý của khán giả khiến họ không còn quan tâm mấy đến tình tiết câu chuyện, vốn đã khó nắm bắt đối với những người tập trung theo dõi nó. Nói chung, Alice ở Xứ sở thần tiên đã trở thành nồi súp cho các chủ nhân pha chế công nghệ mới và thử nghiệm sáng tạo thay vì là mảnh đất của những giấc mơ". Nhà báo Ty Burr của Boston Globe cho biết đạo diễn Tim Burton không thể che giấu mục đích chính khi làm bộ phim Alice ở Xứ sở thần tiên là doanh thu phải thật cao. Burr cho rằng bộ phim bị ảnh hưởng bởi nhiều phim khoa học giả tưởng, phù thủy, thần tiên được làm trước đó như The Lord of the Rings, Shrek, The Wizard of Oz, The Princess Bride, The Golden Compass. Ty Burr nói: "Tôi không khép Burton vào tội cố ý ăn cắp ý tưởng của người khác, nhưng rõ ràng để phim có thể thu lợi cao ông đã cóp nhặt mỗi nơi một chút". Ông cũng phát biểu thêm rằng: "Trong cái phi thường của ngân sách lớn, Alice thật sự rất bình thường". Nhà phê bình phim Carrie Rickey của The Philadelphia Inquirer cũng đồng ý với nhận xét của Ty Burr. Ông nói vui rằng: "Nếu được phép đặt lại tên phim, tôi sẽ đặt nó là Alice in Narnia: With Stops at Disneyland, the Shire, Rohan, Naboo, and Oz". Nhà phê bình Dana Stevens của tờ báo mạng Slate không hài lòng lắm với cách chuyển thể tác phẩm của Carroll thành bộ phim của Tim Burton vì bà thấy nó bị thiếu một cái gì đó. Bà cho rằng áp lực phải có một bộ phim hoành tráng, đạt lợi nhuận cao đã chi phối mạnh vào khâu biên tập và kịch bản. Bà nói: "Dù bộ phim rất dồi dào tình tiết, thậm chí dư thừa, nhưng tôi vẫn thấy thiếu một thứ. Đó là cái hồn của Alice, là ngôn ngữ của nhân vật chính, và cả những gì Carroll muốn nhắn với thiếu nhi qua bộ truyện Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên và Through the Looking Glass của mình". ==== Ảnh hưởng ==== Mặc dù là bộ phim dành cho thiếu nhi với thể loại cổ tích, thần tiên nhưng bộ phim lại chứa những chi tiết u ám, ghê rợn. Theo cơ quan kiểm duyệt phim ảnh Australia, Alice ở Xứ sở thần tiên khiến trẻ em hoảng sợ, khó hiểu và buồn bã khi xem, bởi những tình tiết rắc rối trong phim. Cơ quan kiểm duyệt này đã đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh là tốt nhất không nên đưa trẻ em đi xem bộ phim này. Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh vẫn quyết tâm cho con mình đi xem bởi theo họ, tác phẩm của Carroll đã gây ấn tượng khá mạnh đối với trẻ em. === Doanh thu === Alice ở Xứ sở thần tiên đã giành được vị trí số 1 khi thu về hơn $41 triệu trong ngày đầu tiên công chiếu tại Bắc Mĩ, lập được kỉ lục mới về doanh thu trong ngày đầu công chiếu trong tháng 3. Ước tính bộ phim đem về được hơn $116.1 triệu trong ba ngày cuối tuần đầu tiên công chiếu, đánh bại kỉ lục cũ về doanh thu ba ngày cuối tuần đầu tiên công chiếu trong tháng 3 của bộ phim 300 với $70 triệu. Nhờ vào doanh thu $116.1 triệu này, bộ phim đứng thứ 6 trong danh sách những phim có doanh thu vào ngày cuối tuần công chiếu đầu tiên cao nhất mọi thời đại, đứng thứ một trong danh sách phim không phải là phần tiếp theo có doanh thu vào ngày cuối tuần công chiếu đầu tiên cao nhất, phá vỡ kỉ lục trước đây của Người nhện. Alice ở Xứ sở thần tiên cũng thu được $94 triệu tại 40 quốc gia khác trong ngày cuối tuần công chiếu đầu tiên, đưa vào tổng doanh thu của bộ phim trên toàn thế giới lên đến $210 triệu trong thời điểm đó. Bộ phim đã phá vỡ kỉ lục chiếu trong các rạp IMAX của Avatar với doanh thu $9 triệu trước đây bằng cách kiếm $11.9 triệu trên 188 định dạng màn hình lớn với trung bình $64.197 cho mỗi địa điểm. Bộ phim thu về $62.7 triệu trong ngày cuối tuần công chiếu thứ 2, trở thành phim có doanh thu cao thứ 5 trong ngày cuối tuần công chiếu thứ 2, và giữ vị trí số một trong tuần đó. Trong ngày cuối tuần thứ 3, bộ phim đứng nhất về doanh thu với $34.1 triệu, trở thành phim đứng thứ 6 về doanh thu trong ngày cuối tuần thứ 3, và đạt doanh thu cao hơn ba bộ phim ra mắt vào tuần đó là Diary of a Wimpy Kid, The Bounty Hunter, và Repo Men. Trong hơn 7 tuần công chiếu, bộ phim đem về cho hãng Disney $330,846,000 tại Mỹ và Canada, và $629,500,000 tại các nước khác. Tổng doanh thu trên toàn thế giới là $1,013,927,878 tính đến ngày 6 tháng 6 năm 2010. Với doanh thu 1 tỉ USD ít lâu sau đó, Alice ở Xứ sở thần tiên trở thành bộ phim thứ 6 có doanh thu đạt mốc trên 1 tỉ USD trong lịch sử điện ảnh thế giới. Bộ phim trở thành phim có doanh thu cao nhất trong năm 2010, và trở thành phim có doanh thu cao thứ 5 mọi thời đại. === Sản phẩm tại nhà === Hãng Walt Disney Studios Home Entertainment sẽ phát hành phim dưới dạng đĩa Blu-ray Combo Pack (trong đó sẽ bao gồm đĩa Blu-ray, đĩa DVD và đĩa Digital Copy). Định dạng đĩa Blu-ray và DVD sẽ được phát hành vào ngày 1 tháng 6 năm 2010 tại Mỹ và vào 1 tháng 7 năm 2010 tại Úc. == Giải thưởng & đề cử == Vào ngày 29 tháng 4 năm 2010 tại Clovis Café ở Paris, các thành viên của hội Parisian Psychoanalytical Society đã trao tặng giải thưởng Lacanian Psychoanalysis Prize cho Tim Burton vì bộ phim Alice ở Xứ sở thần tiên của ông. == Nhạc phim == === Alice in Wonderland: An Original Walt Disney Records Soundtrack === Burton đã cộng tác với nhạc sĩ Danny Elfman để cho ra album nhạc phim Alice in Wonderland: An Original Walt Disney Records Soundtrack (Alice ở Xứ sở thần tiên: Nhạc phim gốc). Danny Elfman từng tham gia cộng tác với Tim Burton trong rất nhiều bộ phim trước đó như Planet of The Apes, Batman Returns, The Nightmare Before Christmas. Trong lần cộng tác để thực hiện album này, ông phát biểu: Album Alice in Wonderland: An Original Walt Disney Records Soundtrack được phát hành ngày 2 tháng 3 năm 2010. Album này đứng thứ #89 trên bảng xếp hạng Billboard Top 200 Albums. Dưới đây là danh sách các bài hát trong album: === Almost Alice === Almost Alice là album tuyển tập các bài hát được lấy cảm hứng từ phim Alice ở Xứ sở thần tiên. Album gồm các bài hát của nhiều nghệ sĩ khác nhau. Album được phát hành vào ngày 2 tháng 3 năm 2010. Trong số đó có single Alice của Avril Lavigne được phát lần đầu vào ngày 27 tháng 1 năm 2010 trên chương trình radio của Ryan Seacrest. == Trò chơi == Ngày 23 tháng 7 năm 2010, hãng Disney Interactive Studios đã công bố về việc sản xuất video game mô phỏng từ bộ phim Alice ở Xứ sở thần tiên. Trò chơi này được phát hành cùng thời điểm với ngày khởi chiếu phim. Đây là trò chơi tương thích trên các hệ Wii, Nintendo DS và Windows PC. Nhạc nền của video game được soạn bởi nhà soạn nhạc Richard Jacques. Các phiên bản trò chơi trên các hệ Wii, Nintendo DS và PC được phát hành vào ngày 2 tháng 3 năm 2010. Trò chơi Alice in Wonderland được phát triển bởi Étranges Libellules, Pháp. Michael Lafferty đã đánh giá 7.6 trong thanh điểm 10 cho trò chơi này và nhận xét rằng "đồ họa trong trò chơi đẹp, mặc dù trò chơi không có gì mới lạ, nó vẫn tuyệt. Đó là một trò chơi có sự mô phỏng từ một bộ phim, nhịp điệu hay, nhưng dễ bị ảnh hưởng". Trước khi phim được khởi chiếu, trên kho ứng dụng của Apple cũng đã có trò chơi Alice in Wonderland phỏng theo bộ phim. Trong trò chơi, cuộc phiêu lưu của Alice có cả những câu đố và để đi tiếp chặng đường thì người chơi phải giải các câu đố đó. Trên kho ứng dụng của Apple, trò chơi này được bán với giá $4.99. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Anh) Website chính thức của phim (tiếng Anh) Alice ở Xứ sở thần tiên tại Internet Movie Database (tiếng Anh) Alice ở Xứ sở thần tiên tại Allmovie (tiếng Anh) Alice ở Xứ sở thần tiên tại Box Office Mojo (tiếng Anh) Alice ở Xứ sở thần tiên tại Rotten Tomatoes (tiếng Anh) Alice ở Xứ sở thần tiên tại Metacritic
hồng ngọc (ca sĩ).txt
Hồng Ngọc là một nữ ca sĩ của Việt Nam nổi tiếng bắt đầu từ cuối thập niên 90 đầu 2000 với chất giọng trầm khàn rất đặc trưng. == Tiểu sử == Hồng Ngọc sinh ngày 6 tháng 8 năm 1978 tại huyện Bình Long tỉnh Sông Bé (nay là thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước). Hồng Ngọc là người con thứ tư trong một gia đình có 5 anh chị em. Bố của Hồng Ngọc, quê gốc Ninh Bình, là chủ của một ban nhạc nên ông đã truyền cảm hứng cho cô đến với con đường ca hát. Em trai của Hồng Ngọc là nam ca sĩ Khang Việt. Từ bé, 2 chị em Hồng Ngọc và Khang Việt đã tham gia rất nhiều hoạt động văn nghệ dù hoàn cảnh gia đình khá khó khăn. == Sự nghiệp == Hồng Ngọc từng dự thi Tiếng hát Truyền hình TP. HCM vào các năm 1996 và 1997 lần lượt đạt giải 4 và 3. Tuy nhiên sự nghiệp của Hồng Ngọc chỉ bắt đầu tỏa sáng vào năm 2000 với ca khúc "Mắt Nai Cha Cha Cha" của nhạc sĩ Sỹ Luân. Ca khúc với giai điệu sôi động cùng giọng hát mạnh mẽ, khỏe khoắn của Hồng Ngọc đã nhanh chóng được nhiều khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích. Chính vì thế, Mắt nai Cha Cha Cha cũng là tên gọi thân mật mà khán giả đặt cho Hồng Ngọc. Sau đó, Hồng Ngọc kết hợp cùng nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và làm nên một đôi song ca ăn ý suốt một thời gian dài với các ca khúc như "Vùng trời bình yên", "Đường xa ướt mưa", "Như đã dấu yêu",... Vào khoảng đầu những năm thập niên 2000, Hồng Ngọc trung thành với phong cách trẻ trung, năng động, có phần quậy phá, hầm hố. Tuy nhiên vào những năm gần đây, Hồng Ngọc đằm thắm và dịu dàng hơn rất nhiều so với ngày trước. == Album đã phát hành == Tâm hồn tình yêu (Vol 1) (2000) Trái tim bé bỏng (Vol 2) (2003) Một thoáng hương tình (Vol 3) (2004) Em về (Vol 4) (2005) Hồng Ngọc 2007 (Vol 5) (2007) Mặt trái tình yêu (Vol 6) (2008) Vết thương cuối cùng (Special Edition) (2009) Quá khứ (Vol 7) (2009) == Giải thưởng == Giải A Tiếng hát Hoa phượng đỏ tỉnh Sông Bé (cũ) ba năm 1991, 1992, 1993. Giải 4 Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996. Giải 3 Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. Giải New singer châu Á năm 1999. Top 10 ca sĩ được yêu thích nhất Làn Sóng Xanh năm 2004. == Đời sống == Hồng Ngọc từng kết hôn với nhạc sĩ Minh Nhiên vào năm 2002 nhưng sau đó họ đã ly dị trong sự tiếc nuối của nhiều khán giả. Sau đó cô đã lấy chồng thứ hai là Thomas Nguyễn và sang Mỹ định cư, hiện cô có 2 người con 1 trai và 1 gái. == Tham khảo ==
thân vương xứ wales.txt
Thân vương xứ Wales, còn gọi là Công tước xứ Wales (hoặc Hoàng tử/Hoàng thân xứ Wales theo cách phiên dịch sai từ thuật ngữ "Prince of Wales"; tiếng Wales: Tywysog Cymru, tiếng Anh: Prince of Wales) là một tước hiệu theo truyền thống thường được trao cho Thái tử của quốc vương đang trị vì Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (và trước đây là Vương quốc Liên hiệp Anh (Great Britain) và trước đó nữa là Vương quốc Anh Cách Lan (England)). Cong tước xứ Wales hiện nay là Hoàng tử Charles, con trai trưởng của Nữ hoàng Elizabeth II. == Vai trò và trách nhiệm == Thân vương xứ Wales hiện nay không có vai trò hoặc trách nhiệm chính thức nào theo luật của Nghị viện hoặc ủy nhiệm của Hoàng gia. Charles, người đang giữ tước Thân vương xứ Wales hiện nay, cũng là Công tước xứ Cornwall, và chịu trách nhiệm cho lãnh địa công tước Cornwall. == Lịch sử == Trong phần lớn thời kỳ hậu La Mã, Wales được chia thành nhiều tiểu quốc. Trước cuộc chinh phục nước Anh của người Norman, vua người Wales hùng mạnh nhất tại một thời điểm thường được gọi là Vua của người Anh. Vào thế kỷ thứ 12 và 13, danh hiệu này chuyển thành Thân vương xứ Wales. Trong tiếng La tinh, tước hiệu mới được ghi là "Princeps Wallie", còn tiếng Wales là "Tywysog Cymru". Dịch sát nghĩa "Tywysog" nghĩa là "Người đứng đầu" (động từ tywys có nghĩa là lãnh đạo, có cùng nghĩa gốc với tiếng Ireland hiện đại cho thủ tướng, Taoiseach). Chỉ có một số ít hoàng thân tự xưng là Thân vương xứ Wales được Triều đình Anh quốc công nhận. Người đầu tiên được biết đến đã sử dụng tước hiệu này là Owain Gwynedd, trước đó dùng 'rex Walie' (Vua xứ Wales) và chỉ đổi tước hiệu vào khoảng năm 1165. Cháu nội của ông Llywelyn Đại đế chưa từng được nói đến việc sử tước hiệu 'Thân vương xứ Wales', dù việc ông dùng tước hiệu 'Thân vương xứ Aberffraw, Chúa tể xứ Snowdon' vào khoảng năm 1230 cũng tương đương với việc tự xưng là người trị vì toàn bộ xứ Wales. Vào năm 1240, tước hiệu này trên lý thuyết được con trai ông Dafydd ap Llywelyn thừa hưởng, mặc dù ông này chưa từng sử dụng nó, mà lại trở lại thành 'Thân vươngn xứ Wales' vào khoảng năm 1244. Năm 1246, cháu họ của ông Llywelyn the Last (hay Llywelyn ap Gruffydd) thừa kế ngai vàng xứ Wales, và đã sử dụng tước hiệu này từ năm 1258. Năm 1282, Llywelyn bị giết trong cuộc xâm lăng xứ Wales của vua Anh là Edward I, mặc dù em trai của ông, Dafydd ap Gruffudd, giành được quyền lãnh đạo xứ Wales, ra các sắc lệnh dưới vai trò hoàng thân, sự trị vì của ông này không được Triều đình xứ Anh công nhận. Tuy nhiên, đã có ba người Wales xưng danh hiệu Thân vương xứ Wales trước khi thời kỳ trung cổ kết thúc. Người đầu tiên là Madog ap Llywelyn, một người thuộc nhà Gwynedd, người đã lãnh đạo cuộc nổi loạn trên toàn xứ vào năm 1294-1295, đánh bại quân đội Anh trong cuộc chiến gần Denbigh và chiếm được lâu đài Caernarfon. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của ông ta đã bị đàn áp sau Trận chiến Maes Moydog tháng 3 năm 1295, và hoàng thân bị tống giam ở Luân Đôn. Vào thập niên 1370, Owain Lawgoch, một hậu duệ của một trong anh em Llywelyn ap Gruffudd sinh ra ở Anh, đã tự xưng là Thân vương xứ Wales, nhưng bị ám sát tại Pháp năm 1378 trước khi ông quay về được Wales được tuyên bố kế vị. Người cuối cùng là Owain Glyndŵr, người được người Wales xem là vị Thân vương bản địa cuối cùng. Vào ngày 16 tháng 9 năm 1400, ông được những người ủng hộ tôn vinh làm Thân vương xứ Wales, và lãnh đạo nghị viện tại Lâu đài Castle và ở các nơi khác trong thời kỳ nổi dậy trên khắp xứ Wales. Cho đến năm 1409, cuộc nổi dậy đòi độc lập cho Wales mới bị vua Anh là Henry IV dập tắt. Truyền thống phong tước cho người kế vị ngôi vua nước Anh là "Thân vương xứ Wales" được cho là bắt đầu vào năm 1301, khi Vua Edward I của Anh, sau khi chinh phục xong xứ Wales, ban tước hiệu này cho người nối dõi của ông, Hoàng tử Edward (sau này là Vua Edward II của Anh). Theo truyền thuyết, vị vua này đã hứa với người xứ Wales rằng ông ra sẽ bổ nhiệm "một hoàng thân sinh ra ở xứ Wales, và không nói một chữ tiếng Anh nào" và rồi sau đó lại trao tước hiệu này cho con trai ruột của mình trong sự bất ngờ của mọi người. Tuy nhiên, câu chuyện trên có thể chỉ mang tính huyền thoại, vì vào thế kỷ thứ 16 và trong thời đại của Edward I, tầng lớp quý tốc người Anh nói tiếng Pháp Norman chứ không phải tiếng Anh (một vài phiên bản truyền thuyết còn đưa vào điều kiện phải không biết cả hai ngôn ngữ, còn một phiên bản khác thì cụ thể là "sinh ra trên đất Wales và không nói thứ ngôn ngữ nào khác"). Tuy nhiên, Edward II thực sự đã sinh ra ở Caernarfon khi vua cha đang thực hiện chiến dịch tại Wales, và giống như mọi đứa con khác, không thể nói tiếng Anh vào thời điểm đó. William Camden vào năm 1607 viết trong cuốn sách Britannia của ông rằng nguyên thủy tước hiệu "Thân vương xứ Wales" không tự động ban cho con trai trưởng của Vua Anh vì Edward II (Thân vương xứ Wales người Anh đầu tiên) đã không trao cho con trai trưởng của ông, vua Edward III trong tương lai, tước hiệu này. Đến Edward III mới là người tạo dựng truyền thống đặt cho con trai trưởng của mình là Thân vương xứ Wales rồi sau đó được duy trì cho đến nay: But King Edward the Second conferred not upon his sonne Edward the title of Prince of Wales, but onely the name of Earle of Chester and of Flint, so farre as ever I could learne out of the Records, and by that title summoned him to Parliament, being then nine yeres old. King Edward the Third first created his eldest sonne Edward surnamed the Blacke Prince, the Mirour of Chivalrie (being then Duke of Cornwall and Earle of Chester), Prince of Wales by solemne investure, with a cap of estate and Coronet set on his head, a gold ring put upon his finger, and a silver vierge delivered into his hand, with the assent of Parliament.[1] Tuy nhiên, theo như mọi người thường biết thì từ năm 1301 Thân vương xứ Wales thường là con trai trưởng còn sống của Vua hoặc Nữ hoàng trị vì Anh quốc (sau này là Anh, 1707, rồi đến Liên hiệp Anh, 1801). Từ "còn sống" là rất quan trọng. Sau cái chết của Hoàng tử Arthur, Thân vương xứ Wales, Henry VII đã trao cho con trai thứ, Henry VIII sau này, tước hiệu này—mặc dù chỉ sau khi đã chắc chắn rằng vợ của Arthur, Catherine xứ Aragon, không mang thai. Tước hiệu này không mặc nhiên; nó hợp nhất vào Hoàng gia khi một hoàng tử lên nối ngôi, hoặc mất hiệu lực khi hoàng tử qua đời và ngôi kế vị vẫn còn trống trước khi được trao lại cho một ứng viên đủ điều kiện, như người đứng sau trong danh sách kế vị chứ không phải con trai trưởng lớn nhất còn sống, như con trai trưởng của đứa con trai trưởng vừa mất (ví dụ như George III). Ngày nay, quyền trị vì xứ Wales luôn đi kèm với Đất bá tước xứ Chester. Quy ước này bắt đầu vào năm 1399; tất cả các Thân vương xứ Wales trước đó cũng nhận được đất bá tước, nhưng tách bạch với quyền trị vì. Thực vậy, trước năm 1272 tước vị cha truyền con nối Bá tước xứ Chester và không nhất thiết thuộc Hoàng gia đã được tạo ra một vài lần, rồi cuối cùng cũng nhập vào hoàng gia. Đất bá tước này được tái tạo, rồi nhập vào Hoàng gia năm 1307 và một lần nữa vào năm 1327. Kể từ đó, tước hiệu này luôn đi kèm với Quyền trị vì xứ Wales. == Biểu tượng == Là hoàng thái tử của quốc vương đang trị vì, Thân vương xứ Wales sử dụng Biểu tượng Hoàng gia phái sinh từ dạng nhãn trắng tam điểm. Để đại diện cho Wales biểu tượng này sử dụng Huy hiệu Công quốc Wales, đội vương miện của hoàng thái tử,, phía trên tấm khiêng. Nó được Vua Edward III tương lai sử dụng lần đầu năm 1910, và tiếp theo đó là Thân vương xứ Wales hiện tại, Thái tử Charles. Ông cũng có một phù hiệu ba sợi lông đà điểu (có thể thấy trên mặt sau của tất cả những đồng Tiền hai xu Anh năm 2008); nó có từ thời Hoàng tử đen và được ông sử dụng với vai trò người kế vị xứ Anh trước khi ông được phong Thân vương xứ Wales. Ngoài các biểu tượng thường được sử dụng này, ông cũng có một cờ hiệu để dùng tại chính Wales. Hơn nữa, là Công tước xứ Rothesay ông có một huy hiệu đặc biệt để dùng tại Scotland (và cờ hiệu tương ứng); là Bá tước xứ Cornwall tương tự để dùng cho Đất công tước Cornwall. == Các tước hiệu và lễ phong tước == Các danh hiệu Thân vương xứ Wales và Bá tước xứ Chester phải được tạo, và không được tự động chuyển giao giống như danh hiệu Bá tước xứ Cornwall, là tước hiệu của Hoàng thái tử xứ Anh, và Công tước xứ Rothesay, Bá tước xứ Carrick, và Quản lý cao cấp xứ Scotland, là tước hiệu của Hoàng thái tử ở Scotland. Chức tước này không mang tính cha truyền con nối, mà có thể được tạo lại nếu Thân vương xứ Wales chết trước nhà vua. Ví dụ, khi Hoàng tử Frederick, Thân vương xứ Wales chết trước Vua George II, con trai trưởng của ông, Hoàng tử George (vua George III trong tương lai) được phong lại tước Thân vương xứ Wales. Hoàng thái tử chỉ là Công tước xứ Cornwall nếu ông ta là con trai trưởng còn sống của quốc vương; do đó George III trong tương lai, cháu nội của George II, không được nhận tước hiệu này. Xem Công tước xứ Cornwall để biết thêm chi tiết. Nếu người giữ tước Công tước xứ York, tước hiệu truyền thống dành cho con thứ hai của quốc vương, trở thành Hoàng Thái tử sau khi người anh của ông ta mất đi, ông sẽ được phong tước này. Hoàng tử Henry (sau này là Henry VIII), Hoàng tử Charles (sau này là Charles I) và Hoàng tử George (sau này là George V) đều là con thứ, và do đó đã có tước Công tước xứ York khi họ nhận tước Thân vương xứ Wales. Sau khi chuyển tước Bá tước xứ Chester vào hoàng gia, băm 1254, Henry III đã truyền chức Chúa tể xứ Chester (chứ không phải Bá tước) cho con trai Edward của ông, người đến khi trở thành Edward I đã phong Bá tước xứ Chester cho con trai Edward của ông khi ông đưa con trai mình thành Hoàng thân xứ Wales đầu tiên năm 1301. Bá tước xứ Cornwall được Edward III tạo ra đầu tiên dành cho con trai Edward, Hoàng tử đen của ông năm 1337. Tước Bá tước xứ Carrick đã nhập vào hoàng gia Scotland với sự lên ngôi năm 1306 của Bá tước xứ Carrick, Robert the Bruce, người truyền tước hiệu lại cho con trai mình David năm 1328 (tước hiệu này tự động trở thành tước hiệu bổ sung cho tước Bá tước xứ Rothesay năm 1469); Quản lý cao cấp đã nhập vào hoàng gia với sự lên ngôi của Robert, Quản lý cao cấp thứ 7 của Scotland trở thành Robert III năm 1371; tước Công tước xứ Rothesay do Robert III của Scotland tạo ra dành cho con trai David năm 1398. Tất cả ba tước hiệu này đều được nhập vào tước vị Thân vương trao cho một người duy nhất sau khi có liên minh cá nhân giữa hoàng gia Scotland và Anh năm 1603 khi James IV xứ Scotland trở thành Vua James I của Anh, và tước hiệu Thân vương xứ Wales đầu tiên được trao cho người Scotland là con trai ông Henry Frederick (sau này là một liên minh thống nhất tạo nên một hoàng gia Anh duy nhất năm 1707). Thân vương xứ Wales có thể được làm lễ phong tước, nhưng không cần có lễ phong tước thì mới có thể tạo ra Thân vương xứ Wales. Những quý tộc cũng khác cũng được làm lễ, nhưng lễ phong tước cho các quý tộc đã dừng vào năm 1621, trong giai đoạn người ta thường xuyên phong tước đến nỗi lễ phong tước đã trở nên nặng nề. Phần lớn lễ phong tước Thân vương xứ Wales được tổ chức trước Nghị viện, nhưng vào năm 1911, Edward VIII tương lai đã được phong tước tại Lâu đài Caernarvon ở Wales. Thân vương xứ Wales hiện tại cũng được phong tước ở đó, vào năm 1969. Trong khi đọc chiếu phong tước Thân vương, các Nghi thức dành cho Thân vương sẽ được trao cho Hoàng tử. Một vương miện của hoàng thái tử có bốn dải hình chữ thập xen kẽ với bốn fleur-de-lys, được phủ bằng một vòng cung (vương miện của Quốc vương cũng giống vậy, nhưng có hai vòng cung). Một cây gậy vàng cũng được dùng trong huy hiệu; cây gậy vàng được dùng chính thức trong lễ phong tước cho bá tước, nhưng hiện nay chỉ dùng trong lễ phong tước Thân vương xứ Wales. Ngoài huy hiệu ra còn có nhẫn, thanh gươm và áo choàng. == "Hoàng thái tử" và "Người kế vị trên danh nghĩa" == Tước hiệu Thân vương xứ Wales chỉ được trao cho hoàng thái tử—tức là, một người đàn ông sẽ không bao giờ bị mất quyền kế ngôi khi có ai khác sinh ra. Đây sẽ là con trai trưởng của quốc vương, hoặc nếu ông ta qua đời, là con trai trưởng của người đó, vân vân, hợc nếu như con trai trưởng của quốc vương chết đi mà không có con cái, đó sẽ là con thứ của đức vua, v.v. Tại những quốc gia duy trì chế độ trưởng nam, con gái hoặc anh em của đức vua đứng kế tiếp trong danh sách kế vị không phải là "hoàng thái tử" vì họ sẽ bị thay thế khi một đứa con trai hợp pháp của quốc vương ra đời: thay vào đó họ mang tên "người kế vị trên danh nghĩa" (heir presumptive hoặc heiress presumptive nếu là nữ) và do đó sẽ không được trao tước hiệu Thân vương (hoặc Nữ Thân vương) xứ Wales. Do đó mà không hề tồn tại hoàng thái tử trong thời gian trị vì của George VI, ông không có con trai: Công chúa Elizabeth là người kế vị trên danh nghĩa, và do đó không đủ điều kiện để được phong Nữ Thân vương xứ Wales (việc phong tước này cho bà đã từng được xem xét nhưng sau đó bị từ chối). == Danh sách Thân vương xứ Wales == === Thân vương xứ Wales như một tước hiệu độc lập === === Thân vương xứ Wales như tước hiệu của Hoàng thái tử xứ Anh === === Owain Glyndŵr === === Thân vương xứ Wales hiện đại === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The Prince of Wales (official website) which includes a list of and history of previous Princes of Wales since Llewelyn ap Gruffydd (aka Llewelyn the Last). Monarchy Wales - leading campaign organisation The Prince's Official Canadian Visit (2001) "Saskatchewan Honours Future King" (2001) The Straight Dope: How can I become Prince of Wales? The Royal Family Tree of Europe Portrait of The Prince of Wales by David Griffiths Painting & Patronage Bản mẫu:Thân vương xứ Wales
8236 gainsborough.txt
8236 Gainsborough (4040 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == JPL Small-Body Database Browser ngày 8236 Gainsborough
linux mint.txt
Linux Mint là một bản phân phối Linux dựa trên nền tảng Ubuntu. Linux Mint có thêm nhiều tính năng mà Ubuntu không có như nhiều phần mềm được cài đặt sẵn, kể cả các phần mềm không phải mã nguồn mở như Java và Adobe Flash; và một số phần mềm được tạo ra bởi Linux Mint, như mintInstall, mintUpdate, mintNanny,... Phiên bản đầu tiên của Linux Mint là Ada, ra mắt vào 2006. Phiên bản ổn định mới nhất (17.3) là Rosa. Tên của các phiên bản Linux Mint được sắp xếp theo bảng chữ cái. == Lịch sử == Dự án Linux Mint được khởi động vào năm 2006 với phiên bản đầu tiên (1.0) là "Ada". Đến phiên bản 2.0 "Barbara", Linux Mint mới bắt đầu được chú ý tới. Từ năm 2006 đến 2008, bản phân phối này đã đưa ra nhiều phiên bản mới: 2.1 "Bea", 2.2 "Bianca", 3.0 "Cassandra", 3.1 "Celena" và 4.0 "Daryna". Kể từ phiên bản 2.0 dựa trên Ubuntu 6.10, Linux Mint đã phát triển riêng không dựa vào Ubuntu, nhưng vẫn đảm bảo độ tương thích với Ubuntu cho đến phiên bản 5 "Elyssa". Sau đó, để tăng tính tương thích giữa Linux Mint và Ubuntu, Linux Mint đã chuyển sang xây dựng trực tiếp trên các phiên bản Ubuntu tương ứng, và thời gian đưa ra phiên bản mới khoảng một tháng sau khi Ubuntu được phát hành (tức là vào tháng 5 và tháng 11). Vào năm 2010 Linux Mint cho ra mắt Linux Mint Debian Edition, được xây dựng trực tiếp trên Debian chứ không phải trên Ubuntu như các phiên bản chính. Tên của các phiên bản Linux Mint được đặt theo bảng chữ cái, là tên nữ và kết thúc bằng a, ví dụ như Petra (16), Olivia (15), Nadia (14), Maya (13), Lisa (12). Linux Mint Debian chỉ được đặt tên theo năm và tháng phát hành, ví dụ như 201304. == Các tính năng == Linux Mint chủ yếu sử dụng các phần mềm miễn phí và mã nguồn mở. Tuy nhiên, khác với nhiều bản phân phối Linux khác, một số phần mềm không phải mã nguồn mở như các codec âm thanh và video, Java, Flash và các phông chữ cơ bản của Microsoft cũng được cài đặt sẵn. Ngoài ra, Linux Mint còn có nhiều ứng dụng được cài sẵn khác như LibreOffice, Mozilla Firefox, Mozilla Thunderbird, GIMP, Transmission, XChat... === Phần mềm được phát triển bởi Linux Mint === Cinnamon, một môi trường làm việc dựa trên GNOME Shell phiên bản 3. mintInstall, chương trình quản lý phần mềm. mintMenu, một menu cải tiến với các chức năng cài đặt và xóa bỏ phần mềm, tìm kiếm phần mềm... mintNanny, chương trình chặn tên miền trên toàn hệ thống, có trong Linux Mint từ phiên bản 6 trở đi. mintUpload, trình quản lý tải lên. mintBackup, công cụ sao lưu các tập tin và danh sách phần mềm đã cài đặt. mintUpdate, công cụ cập nhật hệ thống, có chức năng đánh giá sự an toàn của các gói phần mềm cập nhật. mintWelcome, màn hình chào mừng của Linux Mint, bao gồm đường dẫn tới trang chủ của Linux Mint, diễn đàn Linux Mint, nơi tải hướng dẫn sử dụng, một số mẹo vặt... mintDesktop, công cụ cài đặt màn hình Desktop trong các phiên bản GNOME 2 và MATE. mintConstructor, dùng để sửa đổi đĩa cài đặt Linux Mint, dùng cho các nhà phát triển, không được cài sẵn nhưng có thể tải về từ các kênh phần mềm. Mint GNOME Shell Extension (MGSE) là một số phần mở rộng cho GNOME Shell để mang lại một số tính năng có ở GNOME 2 nhưng không có ở GNOME 3. MGSE đã dừng phát triển, thay vào đó là Cinnamon. === Cài đặt === Linux Mint có thể được cài đặt từ đĩa CD hoặc USB lên các hệ điều hành 32 bit và 64 bit, tuy nhiên, ở các phiên bản gần đây, kích cỡ file.ISO đã vượt quá dung lượng của đĩa CD. [1] Người dùng có thể cài đặt Linux Mint ngay trong Windows bằng cách sử dụng mint4win. == Các phiên bản == Linux Mint có nhiều phiên bản dựa trên Ubuntu và Debian, sử dụng nhiều môi trường làm việc khác nhau theo từng phiên bản. === Phiên bản chính === Đây là phiên bản dựa trên Ubuntu. Trong Linux Mint 14 "Nadia", người sử dụng có thể lựa chọn giữa các môi trường làm việc Cinnamon, MATE, KDE hay Xfce. [2] === OEM === Linux Mint cũng cung cấp phiên bản OEM cho các nhà phân phối. Phiên bản này cho phép tên người dùng và các tuỳ chọn khác được thiết đặt sau khi cài đặt. [3] === Linux Mint Debian Edition === Linux Mint Debian Edition được xây dựng dựa trên Debian Testing, cung cấp các gói cập nhật (Update Pack) cho người dùng để đảm bảo tính ổn định của hệ thống. [4] Phiên bản này có sẵn với hai môi trường làm việc: Cinnamon và MATE. == Tham khảo ==
bảo tàng nghệ thuật hiện đại.txt
The Museum of Modern Art (Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, MoMA) là một viện bảo tàng nghệ thuật nằm tại Midtown Manhattan, Thành phố New York. Được John D. Rockefeller, Jr., con trai của tỷ phú John D. Rockefeller, tài trợ và mở cửa từ 7 tháng 11 năm 1929, The Museum of Modern Art hiện được xem như bảo tàng nghệ thuật hiện đại quan trọng bậc nhất. Với diện tích 11.600 mét vuông, viện bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Hàng năm, The Museum of Modern Art đón khoảng 2,5 triệu lượt khách thăm. Bộ sưu tập này còn bao gồm các tác phẩm của các truyền thuyết về thiết kế của thế giới như Livio Castiglioni, Achille Castiglioni, Gio Ponti, Pier Giacomo Castiglioni, Luigi Caccia Dominioni. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Anh) Trang chính thức của Museum of Modern Art
xe buýt.txt
Xe buýt là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và được chế tạo để chở nhiều người ngoài lái xe. Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường ngắn hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt thường liên hệ giữa các điểm đô thị với nhau. Từ "buýt" trong tiếng Việt đến từ autobus trong tiếng Pháp; các từ bus, autobus... trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ omnibus trong tiếng Latinh, có nghĩa là "dành cho mọi người". == Cấu tạo == Có khung, động cơ, hệ thống di chuyển (bánh xe), vỏ, buồng lái, hệ thống điều khiển, hệ thống điện, trang bị nội thất. == Lịch sử == Hệ thống vận chuyển công cộng (bằng omnibus) có tổ chức đầu tiên có thể đã bắt đầu ở Nantes, Pháp vào năm 1826, khi một cựu viên chức xây dựng các nhà tắm công cộng ở ngoại ô và lập ra một tuyến xe ngắn chạy từ trung tâm thành phố tới các nhà tắm đó. Khi phát hiện ra rằng hành khách chỉ lên xe của ông để xuống ở những điểm giữa đường chứ không phải đến nhà tắm, ông liền chuyển sang chú tâm tới phát triển tuyến xe đó. Những chiếc voiture omnibus ("xe cho tất cả mọi người") là những xe ngựa thuê để chạy theo tuyến đã định trước từ điểm này tới điểm kia, chở theo hành khách và hàng hoá. Những chiếc omnibus của ông có đặc trưng bởi những hàng ghế dài bằng gỗ để dọc hai bên thành xe; lối lên ở phía sau. Không hiểu vì cạnh tranh trực tiếp, hay bởi vì ý tưởng này được phát sóng lên đài, tới năm 1832 sáng kiến được sao chép lại ở Paris, Bordeaux và Lyons. Một tờ báo tại London đã đưa tin vào ngày 4 tháng 7 năm 1829 rằng "loại phương tiện mới, được gọi là omnibus, đã bắt đầu chạy sáng hôm nay từ Paddington tới thành phố". Dịch vụ xe buýt này ở London do George Shillibeer điều hành. Tại Thành phố New York, dịch vụ omnibus cũng khai trương cùng năm, khi Abraham Brower, một nhà kinh doanh đã tổ chức ra các công ty cứu hoả tình nguyện, lập ra một tuyến đường dọc theo Đại lộ Broadway điểm đầu ở Bowling Green. Các thành phố khác ở Mỹ cũng nhanh chóng tham gia: Philadelphia năm 1831, Boston năm 1835 và Baltimore năm 1844. Đa số trường hợp, chính quyền thành phố trao giấy phép cho một công ty tư nhân—thường thì công ty đó đã có hoạt động trong lĩnh vực chuyên chở bằng xe ngựa—một đặc quyền điều hành một tuyến xe ngựa dọc theo một con đường đã định trước. Đổi lại, công ty đó chấp nhận phải cung cấp một mức độ dịch vụ tối thiểu nào đó—dù các tiêu chuẩn dịch vụ cũng không cao lắm. Omnibus của New York nhanh chóng đi thân quen với dân thành thị. Năm 1831, Washington Irving, người New York, đã bình luận về Đạo luật sửa đổi của Anh (cuối cùng được thông qua năm 1832) với câu: "The great reform omnibus moves but slowly." (Chuyến xe buýt thay đổi đã chạy nhưng rất chậm.) Omnibus có tác động rất lớn tới xã hội, đặc biệt là nó đã thúc đẩy sự thành thị hoá. Về mặt xã hội, omnibus khiến các công dân thành phố, phải chen chúc, đụng chạm thân thể vào nhau theo cách chưa từng có trước kia, dù chỉ trong nửa giờ (xem minh hoạ bên trái). Chỉ những người rất nghèo mới thoát khỏi điều đó. Lúc ấy một sự phân chia mới trong xã hội đã sẵn sàng xảy ra, giữa những người ủng hộ và phản đối. Sự đông đúc của omnibus đã làm nảy sinh ý tưởng "bán hàng tại xe", để phục vụ cho những khách hàng không muốn đặt chân xuống đường, hàng hoá sẽ được mang tới tận nơi cho họ chọn. Omnibus cũng mở rộng tầm hoạt động đến tận các thành phố vùng Bắc Đại Tây Dương của Anh, các thành phố có kiến trúc hậu Georgian, hậu Federal. Việc đi bộ từ Paddington tới trung tâm buôn bán London trong cùng một "Thành phố" khá mệt nhọc ngay đối với cả một chàng trai trẻ có sức khoẻ tốt. Omnibus khiến những người ở ngoại ô có nhiều cơ hội vào trung tâm thành phố hơn. Quá trình đô thị hoá ngày càng tấp nập. Chỉ trong vòng vài năm, omnibus của New York đã có đối thủ là xe điện: tuyến xe điện đầu tiên chạy dọc Bowery, Manhattan, và nó mang lại cho hành khách mức tiện nghi cao hơn rất nhiều khi chạy trên những đường ray bằng thép trơn nhẵn chứ không phải lóc cóc trên những con đường trải đá granite, được gọi là "đá Bỉ". Những tuyến xe điện mới được John Mason, một chủ nhà băng giàu có cung cấp tài chính, và được John Stephenson, một nhà thầu người Ireland xây dựng. Sau này, xe điện đã chiếm lấy vị trí của omnibus trong quá trình đô thị hoá. Khi vận chuyển bằng phương tiện có động cơ đã chứng minh được khả năng của mình từ sau năm 1905, một omnibus có động cơ thỉnh thoảng được gọi là autobus. == Các kiểu xe == Xe buýt có khớp nối Xe buýt hai tầng Guided bus Xe buýt điện bánh đà Xe buýt sàn thấp Xe buýt cỡ trung Xe buýt cỡ nhỏ Xe buýt đường dài Xe buýt cao cấp (party bus) Xe điện bánh hơi Xe buýt trường học Xe buýt tầm ngắn (trung chuyển) Xe buýt chạy điện == Chế tạo và những nhà chế tạo == Mercedes ra mắt xe buýt chở được 180 người Euro II Galaxy là loại xe khớp lần đầu tiên được sản xuất và có mặt tại Việt Nam. Xe có chiều dài tổng thể 18,128 m, có thể ví như hai chiếc xe buýt thông thường được nối với nhau bằng khớp. Chiều ngang xe là 2,48 m và cao 3,2 m. Đặc điểm nổi trội của chiếc xe này là khung và thân xe được chế tạo theo công nghệ mới, theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất của tập đoàn DaimlerChrysler. Hãng Stagecoach tại Anh bắt đầu thử nghiệm amfibus - loại xe buýt được thiết kế để có thể nổi trên mặt nước. Nếu thử nghiệm thành công, amfibus sẽ phục vụ người dân từ thành phố Renfrew tới quận Yoker thuộc thành phố Glasgow Nghiên cứu Công nghiệp mới (NIRO) có trụ sở tại tỉnh Osaka, phía Tây Nhật Bản, vừa chế tạo thành công xe buýt điện có thể giúp cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Trung Quốc đã chế tạo thành công loại xe buýt hai tầng chạy bằng điện có khả năng chạy với tốc độ từ 80–95 km/g trên một thôi đường từ 150–300 km cho mỗi lần sạc điện. == Thông kê ở Hà Nội Việt Nam == Theo Tổng công ty Vận tải Hà Nội, năm 2009 đã có 385 triệu hành khách đi xe buýt, tăng 5% so với năm trước và tăng gần 26 lần so với 8 năm trước đó; chiếm trên 92% sản lượng vận chuyển của toàn thành phố. Trong số hành khách trên, tỷ lệ khách ổn định - đi vé tháng chiếm tới hơn 80% và hơn 19% khách đi vé lượt. Hiện mỗi ngày có trên 200.000 người, chủ yếu là học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức đi xe buýt thường xuyên bằng vé tháng. Xe buýt đã trở thành thói quen không thiếu được của nhiều người dân, đặc biệt cán bộ hưu trí và học sinh, sinh viên. Ước tính, trung bình mỗi ngày xe buýt vận hành trên 10.000 lượt xe, vận chuyển được trên 1 triệu lượt hành khách, hạn chế trên 700.000 lượt xe máy tham gia giao thông trên đường phố. == Các kiểu dịch vụ xe buýt == Xe buýt là một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, và đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu xã hội ở nhiều nước. === Quá cảnh thành phố === Đa số các hệ thống vận chuyển công cộng đô thị ở Bắc Mỹ dựa chủ yếu vào mạng lưới dịch vụ xe buýt. Đội xe buýt trong thành phố lớn nhất ở Bắc Mỹ là thuộc Thành phố New York. Ở Anh xuất hiện thêm một chiếc xe buýt có 2 tầng. Để tăng lượng khác và giảm lượng xe buýt luư thông === Liên thành phố === Các dịch vụ xe buýt liên thành phố đã trở thành một đầu nối di chuyển quan trọng tới những thị trấn và vùng nông thôn ở Hoa Kỳ nơi không có các sân bay hay tuyến tàu hoả. Một hiện tượng dịch vụ xe buýt liên thành phố mới là Chinatown bus. === Du lịch === Một số nơi có các xe buýt tương tự như tàu điện để thu hút khách du lịch hay để tăng thẩm mỹ đường phố (xem bên phải). Một thứ tương tự là Duck Tours, sử dụng tàu thuỷ DUKW được hoán cải cho mục đích du lịch. == Xe buýt trong khung cảnh thành phố == === Sự xóa bỏ phân biệt chủng tộc trên xe buýt === Tại một số vùng ở Hoa Kỳ, một hệ thống xe buýt bắt buộc đã được áp dụng để thực hiện xoá bỏ phân biệt chủng tộc trên những chiếc xe buýt nhà trường. Theo một kế hoạch về xe buýt, trẻ em không cần phải học tại ngôi trường gần nhất theo khoảng cách địa lý mà học tại trường có học sinh từ nhiều nguồn gốc chủng tộc khác nhau. === Xe buýt và sự phân biệt === Các dịch vụ xe buýt cũng là một trọng tâm trong Phong trào nhân quyền Mỹ những năm 1950 và 1960 tại Hoa Kỳ. Giai đoạn sau cuộc Nội chiến Mỹ kết thúc năm 1865, phân biệt chủng tộc trong dịch vụ công cộng, gồm cả giao thông công cộng như tàu hoả và xe buýt, đã bị buộc phải tuân theo luật Black Codes và Jim Crow. Chúng được đặt ra để ngăn những người Mỹ gốc Phi không thể làm những việc mà một người da trắng có thể làm. Ví dụ, luật Jim Crow buộc người lái xe phải phân chia khu vực ngồi riêng biệt. Các điều luật đó khác biệt theo từng cộng đồng và từng bang. Năm 1955, sau một ngày làm việc mệt mỏi, Rosa Parks, một thợ may da đen, đã bị bắt giữ tại Montgomery, Alabama vì đã từ chối nhường ghế cho một người đàn ông da trắng trên xe buýt công cộng, lôi cuốn sự chú ý của mọi người tới sự bất công và phân biệt đối xử cụng như sự xuống cấp trong cách ứng xử dựa trên nguồn gốc chủng tộc. Vụ việc này, những cuộc tẩy chay xe buýt, nhiều cuộc phản đối khác, và những sự từ chối thừa nhận của toà án đã dẫn tới việc Toà án tối cao Hoa Kỳ đưa ra luật cấm phân biệt chủng tộc trên xe buýt và Nghị viện Hoa Kỳ phải thông qua một điều luật có tính cách mạng là Luật dân quyền 1964, theo đó tất cả những điều luật có tính phân biệt chủng tộc đều trái với hiến pháp. == Xem thêm == Vận chuyển công cộng Bang Bus Xe buýt nhanh Tiếng ồn đường giao thông Xe trên đường phố == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Xe buýt Hyundai Ô tô complete bus buyers guide, compare makes and models, conversion issues, repair histories Busway programs in the Netherlands, bi-articulated bus "A word for all: the odd history of "omnibus"" Buses in Europe Barraclou.com - Bus
andy roddick.txt
Andrew Stephen "Andy" Roddick (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1982) là cựu tay vợt quần vợt chuyên nghiệp người Mỹ và từng là tay vợt số 1 thế giới. Tính đến 11 tháng 4 năm 2011, anh được xếp hạng thế giới thứ 13 của bảng xếp hạng ATP. Anh vô địch chức Grand Slam duy nhất tại US Open 2003, đánh bại Juan Carlos Ferrero trong trận chung kết. Roddick đã lọt đến 4 trận chung kết Grand Slam khác (Wimbledon 3 lần và US Open 1 lần), để thua Roger Federer rất nhiều lần. Roddick nổi tiếng bởi những cú giao bóng sấm sét. Roddick là tay vợt nam Bắc Mỹ cuối cùng giành chức vô địch 1 giải Grand Slam (năm 2003 US Open). Năm 2009, anh kết hôn với Brooklyn Decker, một người mẫu, nữ diễn viên người Mỹ. Anh giải nghệ vào năm 2012. == Cuộc sống cá nhân == Roddick sinh tại Omaha, Nebraska, bố mẹ anh là Jerry và Blanche Roddick. Cha của Roddick là một thương nhân và mẹ anh là một giáo viên. Hiện nay, bà là người chỉ đạo Andy Roddick Foundation. Roddick có hai anh trai, Lawrence và John (Cả hai là người Mĩ chơi quần vợt tại Đại học Georgia (1996-1998) và là huấn luyện viên quần vợt tại Đại học Oklahoma), cả hai người đều có rất nhiều triển vọng là tài năng trẻ môn quần vợt. Roddick sống ở Austin, Texas, từ năm 4 tuổi cho đến khi anh được 11 tuổi, và anh sau đó chuyển đến Boca Raton, Florida vì sự nghiệp của anh trai. Anh học tại Trường Quốc tế Boca, nhưng anh lại tốt nghiệp Trường Highlands Christian Academy năm 2000. Roddick đã chơi bóng rổ ở đội tuyển trường trung học cùng với đồng đội Davis Cup trong tương lai của mình Mardy Fish, Mardy Fish đã được huấn luyện và sống với Roddick trong năm 1999. Trong khoảng thời gian đó, đôi khi anh được huấn luyện với Venus và Serena Williams; sau đó anh chuyển về Austin. Sau khi xem bộ trình diễn áo tắm "Sports Illustrated", Roddick lần đầu tiên chú ý tới Brooklyn Decker, người đã kết hôn với anh. Hai người hẹn hò từ Davis Cup 2007, và vào ngày 31 tháng 3 năm 2008, Roddick công bố trên website của anh là anh và Decker đã đính hôn. Hai người kết hôn ở Austin vào ngày 17 tháng tư 2009. == Sự nghiệp == === Bước đột phá === == Biệt danh và những hành vi trên sân == Roddick thường được gọi là "A-Rod", nói đến chữ cái đầu tiên của tiếng "Andy" trong tên anh và ba chữ cái đấu trong tiếng "Roddick". Roddick nổi tiếng vĩ những hành vi phản ứng trọng tài và nóng nảy trên sân đấu, anh sử dụng mũ cả trên sân lẫn trong các cuộc phỏng vấn. Trong trận đấu tại vòng 3 Úc mở rộng, anh đã có những phản đối dữ dội với trọng tài Emmanuel Joseph. == Các trận chung kết == === Các trận chung kết Grand Slam === ==== Đơn: 5 trận chung kết (1 danh hiệu, 4 lần thua) ==== === Các trận chung kết Masters Series === ==== Đơn: 9 trận chung kết (5 danh hiệu, 4 lần thua) ==== ==== Đôi: 1 trận chung kết (1 danh hiệu) ==== === Đơn: 52 (32–20) === === Trận chung kết Challenger (1) === 2000: Knoxville Challenger (thua Cristiano Caratti) === Đôi: 7 (4–4) === == Tổng kết == === Thành tích === Chú thích: V1: Vòng 1; V2: Vòng 2; V3: Vòng 3; V4: Vòng 4; TK: Tứ kết; BK: Bán kết; CK: Chung kết; VĐ: Vô địch; O: không tham dự; N/A: Không có; VB: Vòng bảng === Tiền thưởng === Tính đến ngày 16 tháng 8 năm 2010 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Andy Roddick Andy Roddick trên trang chủ ATP (tiếng Anh)
ascii.txt
ASCII (American Standard Code for Information Interchange - Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ), thường được phát âm là át-xơ-ki, là bộ ký tự và bộ mã ký tự dựa trên bảng chữ cái La Tinh được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu khác. Nó thường được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính và các thiết bị thông tin khác. Nó cũng được dùng bởi các thiết bị điều khiển làm việc với văn bản. == Tổng quát == Cũng như các mã máy tính biểu diễn ký tự khác, ASCII quy định mối tương quan giữa kiểu bit số với ký hiệu/biểu tượng trong ngôn ngữ viết, vì vậy cho phép các thiết bị số liên lạc với nhau và xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin hướng ký tự. Bảng mã ký tự ASCII, hoặc các mở rộng tương thích, được dùng trong hầu hết các máy tính thông thường, đặc biệt là máy tính cá nhân và máy trạm làm việc. Tên MIME thường dùng cho bảng mã này là "US-ASCII". ASCII chính xác là mã 7-bit, tức là nó dùng kiểu bit biểu diễn với 7 số nhị phân (thập phân từ 0 đến 127) để biểu diễn thông tin về ký tự. Vào lúc ASCII được giới thiệu, nhiều máy tính dùng nhóm 8-bit (byte hoặc, chuyên biệt hơn, bộ tám) làm đơn vị thông tin nhỏ nhất; bit thứ tám thường được dùng bit chẵn-lẻ (parity) để kiểm tra lỗi trên các đường thông tin hoặc kiểm tra chức năng đặc hiệu theo thiết bị. Các máy không dùng chẵn-lẻ thường thiết lập bit thứ tám là zero, nhưng một số thiết bị như máy PRIME chạy PRIMOS thiết lập bit thứ tám là một. ASCII được công bố làm tiêu chuẩn lần đầu vào năm 1963 bởi Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American Standards Association, ASA), sau này đổi thành ANSI. Có nhiều biến thể của ASCII, hiện tại phổ biến nhất là ANSI X3.4-1986, cũng được tiêu chuẩn hoá bởi Hiệp hội nhà sản xuất máy tính châu Âu (European Computer Manufacturers Association) ECMA-6, ISO/IEC 646:1991 Phiên bản tham khảo quốc tế, ITU-T Khuyến cáo T.50 (09/92), và RFC 20 (Request for Comments). Nó được dùng trong Unicode, một thay thế có thể xảy ra của nó, như là 128 ký tự 'thấp nhất'. ASCII được xem là tiêu chuẩn phần mềm thành công nhất từng được công bố từ trước tới nay. === Ký tự điều khiển ASCII === === Ký tự ASCII in được === Các ký tự từ 0 đến 32 theo hệ thập phân không thể in ra màn hình. Các ký tự đó chỉ có thể in được trong môi trường dos gồm một số hình như trái tim, mặt cười, hình tam giác,...Một số ký tự đặc biệt khi in ra màn hình sẽ thực hiện lệnh như: kêu tiếng bip với ký tự BEL, xuống hàng với ký tự LF,... Trong bảng mã ASCII chuẩn có 128 ký tự. Trong bảng mã ASCII mở rộng có 256 ký tự bao gồm cả 128 ký tự trong mã ASCII chuẩn. Các ký tự sau là các phép toán, các chữ có dấu và các ký tự để trang trí. == Xem thêm == Các chủ đề liên quan: Nghệ thuật ASCII Tập tin nhị phân và văn bản EBCDIC ASCII mở rộng ISCII ISO 646 ISO 8859 Unicode UTF-8 VISCII Các biến thể của ASCII dùng trong máy tính: ATASCII PETSCII Bảng ký tự ZX Spectrum == Tham khảo ==
e-marketing.txt
E-marketing (Internet marketing hay online marketing), hay tiếp thị trực tuyến là hoạt động tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet. Các dữ liệu khách hàng kỹ thuật số và các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng điện tử (ECRM) cũng kết hợp với nhau trong việc tiếp thị Internet. Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyền tải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và trò chơi. Với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là lợi thế lớn của tiếp thị trực tuyến so với các loại hình khác. Tiếp thị trực tuyến kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Tiếp thị trực tuyến bao gồm các hình thức như tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (search engine marketing - SEM), tiếp thị hiển thị (display marketing), tiếp thị qua mạng xã hội (social media marketing), tiếp thị nội dung (content marketing), tiếp thị qua thư điện tử (e-mail marketing), tiếp thị liên kết (affiliate marketing), v.v... Hình thức tiếp thị di động (mobile marketing) đang phát triển mạnh mẽ. Tiếp thị trực tuyến gắn với mạng Internet và có phạm vi hẹp hơn tiếp thị số (digital marketing). Chẳng hạn, tin nhắn quảng cáo SMS thuộc tiếp thị số nhưng không phải là tiếp thị trực tuyến. Tuy nhiên, hai khái niệm này có xu hướng đồng nhất với sự phát triển của Internet vạn vật (Internet of Things). == Ưu điểm == Một trong những lợi thế lớn của E-marketing là sự sẵn sàng của lượng lớn thông tin. Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp sử dụng e-makerting có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên bán hàng,.. E-marketing còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu. Ngoài ra, so sánh với các phương tiện khác như in ấn, báo đài, truyền hình, e-marketing có lơi thế rất lớn về chi phí thấp. Các hoạt động E-marketing khi triển khai có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá. Ví dụ với Website, dịch vụ ‘Web analytic' cho phép theo dõi số lượng người truy cập, nội dung quan tâm từ đó có thể đánh giá thông điệp truyền đi có đúng với ước muốn của khách hàng không. Theo dự đoán, E-marketing ngày càng phát triển mạnh hơn so với các loại hình khác. == Hạn chế == Tuy nhiên, E-marketing vẫn có một số hạn chế. Thứ nhất, về phương diện kỹ thuật, E-marketing đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng chúng. Đường truyền tốc độ chậm cũng là một tác nhân gây khó khăn. Ngoài ra, nếu công ty xây dựng Website lớn và phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng Website cũng như tải thông tin về với đường truyền chậm hay vào các thiết bị di động. Thứ hai, về phương diện bán hàng, khách hàng không thể chạm, nếm, dùng thử hay cảm nhận sản phẩm trước khi mua trực tuyến. == Sự ảnh hưởng đến công nghiệp == E-marketing đã và đang có ảnh hưởng rộng lớn với nhiều ngành công nghiệp như âm nhạc, ngân hàng, thương mại, cũng như bản thân ngành công nghiệp quảng cáo. Trong ngành công nghiệp âm nhạc, nhiều khách hàng mua và tải các bản nhạc qua Internet thay vì mua CD. Ngày càng nhiều ngân hàng cung cấp các dịch vụ trực tuyến. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến được cho rằng sẽ hấp dẫn khách hàng hơn khi họ không phải đến các chi nhánh ngân hàng để thực hiện. Hiện tại, hơn 150 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Sự cải thiện tốc độ kết nối Internet là nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này. 44% những cá nhân sử dụng Internet thực hiện các giao dịch với ngân hàng qua Internet. Đấu giá qua Internet cũng đang trở nên phổ biến. Những mặt hàng hiếm trước đây chỉ có thể tìm ở các chợ trời nay đang được rao bán trên eBay. Trang Web nay cũng có ảnh hưởng mạnh đến giá cả. Người mua và người bán thường tham khảo giá trên eBay trước khi đến chợ trời và giá trên eBay thường trở thành giá mà sản phẩm được bán. Ngày càng nhiều người bán hàng ở chợ trời rao bán hàng trên eBay và điều hành công việc kinh doanh ở nhà. Sự ảnh hưởng của E-marketing lên nền công nghiệp quảng cáo ngày càng lớn. Chỉ trong vài năm, quảng cáo trực tuyến tăng trưởng đều đặn đến hàng chục tỷ USD. Theo báo cáo của Pricewaterhouse Coopers, thị trường E-marketing Mỹ trị giá tổng cộng 16,9 tỷ USD trong năm 2006. == Tiếp thị trực tuyến ở Việt Nam == Thị trường tiếp thị trực tuyến ở Việt Nam phát triển khá nhanh. Những hình thức quảng cáo phổ biến bao gồm quảng cáo hiển thị và quảng cáo qua công cụ tìm kiếm. Quảng cáo qua mạng xã hội và quảng cáo qua di động đang tăng trưởng mạnh mẽ. Google và Facebook là hai doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất. == Xem thêm == == Tham khảo ==
muhammad ali.txt
Muhammad Ali ( /ɑːˈliː/; tên khai sinh: Cassius Marcellus Clay Jr.; 17 tháng 1 năm 1942 – 3 tháng 6 năm 2016) là một cựu vận động viên quyền Anh người Mỹ, người từng 3 lần giành chức vô địch hạng nặng và một lần dành huy chương vàng Olympic hạng vừa. Năm 1999, Ali được tạp chí thể thao Sports Illustrated và BBC tôn vinh là "vận động viên của thế kỷ". Ali sinh tại Louisville, Kentucky. Ông được đặt theo tên của cha ông, Cassius Marcellus Clay Sr., người được đặt tên theo tên của nhà chính trị và người theo chủ nghĩa bãi nô thế kỷ 19, Cassius Marcellus Clay. Ali đổi tên sau khi cải theo đạo Hồi năm 1964 và rồi sau chuyển sang Hồi giáo Sunni năm 1972. == Sự nghiệp == Ali được coi như một biểu tượng mọi thời đại trong làng quyền anh thế giới vì những thành tích mà chưa ai có thể sánh được: Thắng 56 trận (37 knockouts, 19 tính điểm), Thua 5(4 tính điểm, 1 TKO), Hòa 0. Từng đạt huy chương vàng Olympic tại Roma. Được các tạp chí thể thao quốc tế bầu chọn là " Vận động viên vĩ đại nhất thế kỉ XX ". Là 1 huyền thoại về quyền anh. == Quan điểm về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam == Ông từng bị đi tù vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ông đã công khai phỉ báng và từ chối vào quân đội Mỹ, dựa trên niềm tin tôn giáo của mình và phản đối chiến tranh Việt Nam - "Tôi không có gì bất đồng với Việt Cộng... không Việt Cộng nào gọi tôi là mọi đen cả"; "Tại sao tôi phải đi 10 ngàn dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi ở người da đen ở Louisville (Mỹ) đang bị đối xử như những con chó và không có được những quyền cơ bản nhất của một con người" là những câu nói nổi tiếng của ông thời đó. Ngay cả khi các cuộc biểu tình chống chiến tranh vẫn chưa lan rộng ông cũng đã dùng cụm từ "Chiến tranh Việt Nam" để nói rõ sự phản đối của mình và tuyên truyền cho thế hệ trẻ. == Qua đời == Ông qua đời tại một bệnh viện ở khu vực Phoenix tối ngày 3 tháng 6 năm 2016 theo giờ MST, nơi ông đã điều trị chứng rối loạn hô hấp trong vài ngày trước. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Muhammad Ali tại Internet Movie Database Bản mẫu:Boxrec WLRN: Muhammad Ali: Made in Miami "Cassius Clay: Before He Was Ali" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2009) (photo essay), Life magazine. William Addams Reitwiesner Genealogical Services: Ancestry of Muhammad Ali Muhammad Ali trên C-SPAN Danh sách đĩa nhạc của Muhammad Ali trên Discogs Muhummad Ali(Aveleyman)
người mẫu việt nam
bảng bắt đầu-phản ứng-cân bằng.txt
Thiết lập bảng Ban đầu-Phản ứng-Cân bằng là một việc không thể thiếu nhằm xác định sự thay đổi nồng độ các chất trong một cân bằng hóa học. Trong tiếng Anh: ICE là tên ghép các chữ cái đầu với "Initial (Ban đầu), Change (Thay đổi: phản ứng), Equilibrium" (Đạt cân bằng). Bảng này được dùng để theo dõi quá trình biến đổi của lượng chất và để thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng. Thông thường, một phản ứng cân bằng được viết trong dạng bảng Phương trình-Ban đầu-Phản ứng-Cân bằng (tiếng Anh: RICE table với "Reaction (Phản ứng)). == Ví dụ == Xét quá trình phân ly của một axit yếu HA trong dung môi nước. Bằng cách nào ta có thể xác định độ pH? Đầu tiên chúng ta sẽ viết phương trình phản ứng và sau đó viết theo hàng tương ứng với các chất trong cân bằng các dữ liệu: Ở hàng đầu, ký hiệu BĐ, diễn tả trạng thái ban đầu của hỗn hợp các chất: nồng độ axit là a và khi chưa bắt đầu phân ly thì nồng độ A- và H+ bằng 0. Ở hàng thứ hai, ký hiệu PỨ, cho ta thấy số lượng axit phân ly, nồng độ của nó thay đổi một lượng -x và nồng độ của cả A- và H+ tăng thêm một lượng +x. Số liệu này do phương trình dẫn ra. Hàng thứ ba, ký hiệu CB, là tổng của hai hàng bên trên. Hàng này chỉ rõ nồng độ của các chất tại thời điểm cân bằng được thiết lập. Nhìn bảng, ta có thể nhận ra nồng độ tại cân bằng của [H+] là x. Một phản ứng cân bằng được đặc trưng bởi một hằng số cân bằng (tại điều kiện xác định), với hằng số này ta có thể suy ra được con số x. K a = [ H + ] [ A − ] [ H A ] {\displaystyle K_{a}={\frac {[H^{+}][A^{-}]}{[HA]}}} Thế các nồng độ tại thời điểm cân bằng vào biểu thức trên và tính toán. K a = x . x a − x ; x 2 + x K a − a K a = 0 {\displaystyle K_{a}={\frac {x.x}{a-x}};x^{2}+xK_{a}-aK_{a}=0} Với con số a cho trước và biết hằng số Ka, phương trình sẽ cho ra nghiệm x. Tính toán pH = -lg[H+] = -lgx. Rồi chúng ta kiểm tra nghiệm x phải thoả: |x| ≤ |a| Khi độ điện ly quá bé, a >> x thì ta viết gọn biểu thức thành K a = x . x a {\displaystyle K_{a}={\frac {x.x}{a}}} từ đó dẫn đến pH= 1/2(pKa - lga). Phương pháp xấp xỉ này được áp dụng khi giá trị pKa lớn hơn 2. == Chú thích ==
thành phố benin.txt
Thành phố Benin là một thành phố và là thủ phủ của Bang Edo ở miền nam Nigeria. Nó nằm các sông Benin khoảng 40 kilômét (25 mi) về phía bắc, cách Lagos chừng 320 kilômét (200 mi) về phía đông theo đường bộ. Benin là trung tâm của nền công nghiệp cao su Nigeria, dù sản xuất dầu cọ cũng là một phần quan trọng trong nền kinh tế truyền thống. == Tham khảo ==
vũ khí chính xác cao.txt
Vũ khí chính xác cao là những loại vũ khí được điều khiển để bảo đảm tiêu diệt có lựa chọn các mục tiêu cơ động hoặc đứng yên với xác suất gần bằng 100% ngay trong phát bắn (lần phóng) đầu tiên trong mọi điều kiện thời tiết ngày đêm, trong mọi tình huống chiến trường. Hay nói cách khác, vũ khí chính xác cao được hiểu là vũ khí nhờ được dẫn bảo đảm tiêu diệt có lựa chọn các mục tiêu cơ động và tĩnh tại trong mọi điều kiện, tình huống với xác suất gần bằng 1. Vũ khí chính xác cao đóng vai trò quyết định trong các hoạt động quân sự không chỉ trên mặt đất, trên biển, trên không mà còn cả trong vũ trụ. Vũ khí chính xác cao đã có đóng góp đặc biệt vào việc xác định tính chất cúa đấu tranh vũ trang trong không trung và các cuộc xung đột quân sự cuối thế kỷ 20. == Đặc điểm == So với các vũ khí thông thường, vũ khí chính xác cao được trang bị hệ dẫn bằng lệnh, tự hoạt hoặc kết hợp để điều khiển quỹ đạo bay đến mục tiêu, bảo đảm xác suất tiêu diệt mục tiêu tùy thuộc các thông số của mục tiêu bị tấn công. Phụ thuộc vào loại phương tiện mang, có các loại vũ khí chính xác cao triển khai trên máy bay, trên tàu chiến nổi, tàu ngầm hay trên mặt đất, có thể xuất hiện cả vũ khí chính xác cao triển khai trong vũ trụ. Tên lửa hành trình, tên lửa chống ra-đa, tên lửa chống hạm, bom có điều khiển và bom chùm có điều khiển... là những loại vũ khí chính xác caotrang bị cho máy bay. Vũ khí chính xác cao cũng có những điểm hạn chế, trong đó có chi phí để đầu tư nghiên cứu chế tạo, khai thác sử dụng rất lớn và cũng rất dễ bị gây nhiễu nếu không được trang bị hệ thống chống nhiễu tốt == Phân loại == Theo hệ thống dẫn lắp trên vũ khí, Vũ khí chính xác cao được chia thành các loại: Vũ khí chính xác cao với các hệ dẫn quang-điện tử (truyền hình, ảnh nhiệt, la-de) Vũ khí chính xác cao với hệ dẫn ra-đa thụ động hoặc ra-đa chủ động (làm việc ở dải sóng mm) Vũ khí chính xác cao với hệ dẫn kết hợp… Tùy thuộc vào cự ly sử dụng tối đa từ các máy bay mang, Vũ khí chính xác cao được chia thành: Vũ khí chính xác cao tầm xa (hơn 100 km) Vũ khí chính xác cao tầm trung (đến 100 km) Vũ khí chính xác cao tầm ngắn (đến 20 km) == Vai trò == Vũ khí chính xác cao đã có đóng góp đặc biệt vào việc xác định tính chất cúa đấu tranh vũ trang trong không trung và các cuộc xung đột quân sự cuối thế kỷ 20. Dưới ảnh hưởng của nó, các hình thức và phương pháp sử dụng chiến đấu các phương tiện tiến công đường không liên tục được phát triển, chiến thuật hoạt động của các cụm lực lượng không quân có sự thay đổi, xuất hiện những thủ đoạn chiến thuật mới để chế áp hệ thống phòng không và tấn công các mục tiêu mặt đất khác nhau. vũ khí chính xác cao, loại vũ khí sẽ là phương tiện tác động hỏa lực chủ yếu đối với hầu như tất cả các mục tiêu, bất kể mức độ bảo về và tính cơ động của chúng, sẽ có ảnh hưởng áp đảo đối với việc hình thành tính chất cuộc đấu tranh vũ trang trong môi trường không trung-vũ trụ trong các cuộc xung đột quân sự đầu thế kỷ XXI. == Đối phó == Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như các loại vũ khí chính xác cao thì việc tạo ra một loại vũ khí có khả năng đối phó được với những loại vũ khí trên là việc hết sức cần thiết, bởi nó sẽ bảo vệ các mục tiêu quân sự, dân sự quan trọng, cũng như con người. Trong đó nổi bật là Tổ hợp Pantsir được kết hợp giữa tên lửa đất-đối-không và hệ thống pháo phòng không nhằm đối phó hiệu quả với vũ khí chính xác cao được chế tạo từ giữa những năm 1980 bởi phòng thiết kế chế tạo TuLa. == Chú thích ==
quần đảo turks và caicos.txt
Quần đảo Turks và Caicos (tiếng Anh: Turks and Caicos Islands, (phiên âm theo IPA: [ˈtɜːks ænd ˈkeɪkəs]) là một vùng lãnh thổ nằm trong quần đảo Antilles (hay còn gọi là quần đảo Caribe) thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Diện tích nơi đây vào khoảng 417 km² (xếp hạng 199 thế giới); dân số xấp xỉ 21.726 ngơời (xếp hạng 208 thế giới). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Government of the Turks and Caicos Islands official website Foreign Affairs and International Trade Canada - Turks and Caicos profile Turks and Caicos - CIA World Factbook Turks and Caicos Free Press Turks & Caicos Tourist Board Turks and Caicos Weekly News Flights 2 Turks and Caicos Scheduled flight information Turks and Caicos Virtual Tours & Videos VLM Turks and Caicos Hotel Directory === Lịch sử === Turks and Caicos History WorldStatesmen- Turks and Caicos Islands History of the Turks And Caicos Islands Turks and Caicos Islands Timeline of Significant Historical Events === Mối quan hệ với Canada === CBC News Backgrounder - Canada and the Turks and Caicos
sheffield united f.c..txt
Sheffield United là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Anh đặt trụ sở tại thành phố Sheffield, Nam Yorkshire == Danh hiệu == Giải vô địch quốc gia Vô địch(1): 1897-1898 Á quân(2): 1896-1897, 1899-1900 FA Cup Vô địch: 1899,1902,1915,1925 Á quân: 1901,1936 == Cầu thủ == === Đội hình hiện tại === Số liệu thống kê chính xác tới 12 tháng 9 năm 2015. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Out on loan === Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Tham khảo ==
bóng đá tại việt nam.txt
Bóng đá, môn thể thao vua được nhiều người yêu thích, đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1896 thời Pháp thuộc. Đầu tiên, môn bóng đá phát triển tại Nam Kỳ, sau đó lan ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đó là những dấu ấn đầu tiên của Lịch sử bóng đá Việt Nam. == Lịch sử == === Từ sơ khai đến 1954 === ==== Tại Nam Kỳ ==== Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gòn là những công chức, thương gia hay binh lính người Pháp, sau đó, một số ít người Việt cũng bắt đầu tham gia. Họ tập hợp thành câu lạc bộ, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais. Quả bóng bầu dục xuất hiện lúc đầu sau được thay hẳn bằng bóng tròn, sân chơi là công viên thành phố, còn gọi là Jardin de la Ville, nay là sân Tao Đàn. Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt, đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1906, E. Breton, một uỷ viên Pháp trong Hội Liên hiệp Thể thao Pháp (tiếng Pháp: L'Union des Sociétés Francaises des Sports Athlétiques) đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trò hội trưởng, ông đã chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các câu lạc bộ bóng đá bên Pháp. Nhiều câu lạc bộ khác theo đó thành lập và hoạt động như: Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Taberd Club... Các giải bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức từ đó. Đội Cercle Sportif Saigonnais do được tổ chức, huấn luyện chuẩn mực, nên đã liên tiếp thắng nhiều mùa giải trong các năm: 1907, 1909, 1910, 1911, 1912, 1916... Nhiều người Việt nắm được luật và kỹ thuật bóng đá nên tự lập đội bóng của mình. Hai đội bóng Việt Nam đầu tiên thành lập năm 1907 là Gia Định Sport do các ông Ba Vẻ, Phú Khai dẫn dắt và đội thứ hai là Ngôi sao Xanh (Etoile Bleue) của ông huyện Nguyễn Đình Trị, về sau hợp nhất lại thành đội Ngôi sao Gia Định. Trước năm 1920, đội Ngôi sao Gia Định đã thắng tất cả các đội bóng kể cả đội Cercle Sportif Saigonnais của ông Breton (1917), giành Cúp vô địch. Ngoài ra còn có các đội như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hoà, Chợ Quán, Phú Nhuận, Đồng Nai, Enfants de Troupe...; ở các tỉnh thì có những đội: Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho... Sân bãi cũng được phát triển thêm như sân Citadelle (tức sân Hoa Lư), sân Renault (tức Sân vận động Thống Nhất); sân Fourières (ở Bà Chiểu, gần lăng Lê Văn Duyệt), sân Mayer (góc đường Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo), sân Marine (ở gần Trung tâm Mắt Thành phố Hồ Chí Minh)... Sau đó, giới hâm mộ và những nhà dẫn dắt hợp tác thành lập một Tổng cuộc Bóng Đá riêng cho người Việt, bầu ông Nguyễn Đình Trị làm Trưởng ban Trị sự, và mua đất làm sân riêng. Lúc ấy đã có một Tổng cuộc Bóng Đá do người Pháp chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng cuộc không thể thực hiện, nhưng hai bên vẫn hợp tác tổ chức những cuộc thi đấu, như giải Vô địch Nam Kỳ. Trong trận đấu giữa Cercle Sportif Saigonnais và Ngôi sao Gia Định năm 1925, trọng tài người Pháp đã đuổi cầu thủ Paul Thi ra khỏi sân, khiến cầu thủ này của đội Ngôi sao Gia Định bị treo giò vĩnh viễn làm cho việc hợp tác thêm khó khăn. Giải Vô địch Nam Kỳ bị gián đoạn trong nhiều năm, chỉ bắt đầu lại năm 1932, với 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp. Giai đoạn 1925-1935, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục nổi tiếng với các cầu thủ như: Sách, Thơm, Nhiều, Quý, Tịnh, Xường, Trung, Thi, Vi, Mùi, Tiếc, Rớt, Tài, Út, Danh, Giỏi, E. Quang... Trong thời gian này, có khoảng 29 giải bóng đá đủ loại được tổ chức, đội Ngôi sao Gia Định đăng quang vô địch 8 lần, số còn lại chia đều cho các đội Victoria, Khánh Hội, Cercle Sportif Saigonnais, Jean Comte, Auto-Hall (Nam), Commerce Sport, Thủ Dầu Một... Khoảng năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội bóng đá nữ đầu tiên là đội Cái Vồn do ông bầu Sửu (tức Trần Khắc Sửu) thành lập, vài năm sau, có thêm đội Bà Trưng ở Rạch Giá - Long Xuyên. Năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu với đội nam Paul Bert tại sân Mayer và hòa 2-2, lập nên một kỳ tích trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Giai đoạn 1945-1954, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục ngự trị trên bóng đá Nam Bộ với những cầu thủ xuất sắc khác như: Maurice Tài, Coón, Lý Đức, Dương Văn Quới (Trụ Đồng), Hiếu, Thọ 2, Tư (Mũi tên Vàng),Dương Bạch Mai, Mỹ (Cọp Đông nam Á), Đỗ quang Thách (thuật sỹ bóng đá), Thọ Ve, Bùi Nghẻn, Khê... Ngoài các giải, Cup được tổ chức tại Sài Gòn và ở các tỉnh, Tổng cuộc Bóng Đá An Nam còn tổ chức tiếp đón nhiều đội bóng nước ngoài, và cử đội tuyển đi thi đấu tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia,... cao trào ấy đã làm môn thể thao vua này lan rộng ra cả nước. ==== Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ ==== Bóng đá xâm nhập Bắc Kỳ khoảng năm 1906-1907. Báo thời đó đề cập năm 1909, hai đội Lê Dương Đáp Cầu (Legion Đáp Cầu) và đội Olympique Hải Phòng đã thi đấu với nhau. Trận đầu đội Olympique Hải Phòng thắng 2-1, nhưng ở lần sau đội Lê Dương Đáp Cầu đã thắng lại đội Olympique Hải Phòng 8-1 trên sân Hải Phòng. Tại Hà Nội, tháng 2 năm 1912, Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời, gồm các cầu thủ người Việt và một số người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp có các đội như Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (Régiment d'Infanterie Coloniale, RIC), Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì... Ngày 1 tháng 11 năm 1913, đội Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội đá với Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, kết quả đội bộ binh Pháp thắng 5-3. Những năm 1910-1920, các đội bóng ở Bắc Kỳ phát triển nhưng các trận đấu thường diễn ra ở các bãi trống, như các ngã ba, ngã tư phố vắng... Về sau, đội Chớp Nhoáng (Eclair) và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội mới hợp tác lập ra sân Nhà Dầu (gần cầu Long Biên). Còn sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) là do Quân đội Pháp quản lý và dùng cho các giải đấu chính thức. Giai đoạn 1930-1940, Hà Nội có các đội bóng như: Chớp Nhoáng (do Trần Văn Quý đứng đầu), Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, Racing Club, Lạc Long Ngọn giáo (La Lance), Hoả Xa (Usaga), Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay), Đại học (Université Club), Ngân hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Hải Phòng có các đội Voi vàng Đất cảng, Olympique Hải Phòng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Nam Định có đội Hồng Bàng; Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao; Lạng Sơn có đội Le Semeur. Miền Trung Việt Nam có các đội như ASNA (Vinh); Sept (Huế); Touranne và Faifo Cheminot của Nha Trang. === Giai đoạn 1954-1975 === Thế chiến thứ hai và chiến tranh Việt - Pháp đã làm gián đoạn sự phát triển bóng đá Việt Nam. Cho đến năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, phong trào bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và phát triển trở lại. ==== Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam) ==== Tại miền Bắc Việt Nam đội bóng đá Thể Công của Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954, nhiều năm liền đoạt chức vô địch. Năm 1960 Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do cầu thủ của Trường Huấn luyện quốc gia và đội Thể Công) được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đức... đã thi đấu ở các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966). Những cầu thủ của giai đoạn này: Thọ, Long, Phàn, Ngọc, Chính, Vinh, Từ Hiển, Hùng (xồm), Khánh, Giáp, Thế Anh... ==== Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) ==== Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã trở thành một trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á (có 10 đội tham dự), khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Israel, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện). Năm 1954, đội Ngôi sao Gia Định giải tán, nhóm cầu thủ về đầu quân cho AJS (Association de la Jeunesse Sportive), hoặc đội Cảnh Sát. Đội bóng của VNCH đã đoạt chiếc huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959 và dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang người Đức, đã đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966. Đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham mưu (của Quân lực Việt Nam Cộng hòa) và đội Quan Thuế luân phiên thống trị bóng đá miền Nam cho đến năm 1975. ===== Giải vô địch thế giới ===== Năm 1974: Vòng loại cho Giải thế giới, khu vực châu Á VNCH - Hàn Quốc: 0-4 VNCH - Hồng Kông: 0-1 VNCH - Thái Lan: 1-0 ===== Thế vận hội ===== Năm 1963: Vòng loại cho Thế vận hội Tokyo 1964 VNCH - Israel: 0-1 (tại Sài Gòn) Israel - VNCH: 0-2 (tại Tel Aviv) Hàn Quốc - VNCH: 3-0 (tại (Seoul) VNCH - Hàn Quốc: 2-2 (tại Sài Gòn) Năm 1968: Vòng loại cho Thế vận hội México 1968 VNCH - Philippines: 10-0 VNCH - Đài Loan: 3-0 VNCH - Liban: 1-1 Nhật Bản - VNCH: 1-0 Hàn Quốc - VNCH: 3-0 ===== Giải vô địch châu Á ===== Lần 1: năm 1956 (tại Hồng Kông), VNCH chỉ cần thắng Malaysia để vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết:VNCH - Israel: 1-2 VNCH - Hồng Kông: 2-2 VNCH - Hàn Quốc: 3-5 VNCH xếp hạng 4 Lần 2: năm 1960 (tại Hàn Quốc), VNCH đứng đầu bảng ở vòng loại, tại vòng chung kết:VNCH - Hàn Quốc: 1-5 VNCH - Đài Loan: 0-2 VNCH - Israel: 1-5 VNCH xếp hạng 4 ===== Á vận hội (ASIAD) ===== Kỳ I: năm 1951, (tại New Delhi), VNCH không tham dự Kỳ II: năm 1954, (tại Manila), VNCH không vượt qua vòng loại: VNCH - Philippines: 3-2 VNCH - Hồng Kông: 1-2 Kỳ III: năm 1958, (tại Tokyo) VNCH - Pakistan: 1-1 VNCH - Malaysia: 6-1 Kỳ IV: năm 1962, (tại Jakarta), VNCH đứng thứ 4 VNCH - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết) VNCH - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng) Kỳ V: 1966, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại Kỳ VI: 1970, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại ===== Cúp Merdeka ===== Cúp Merdeka do Malaysia tổ chức, thường mời một số đội mạnh châu Á nên có giá trị như một giải châu Á thu nhỏ. Kỳ 10, năm 1966, 12 đội tham dự: VNCH đoạt cúp. Huấn luyện viên: Karl-Heinz Weigang (Đức). ===== SEA Games ===== Kỳ I: năm 1959, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương vàng VNCH - Thái Lan: 3-1 Kỳ II: 1961, (tại Rangoon), VNCH đoạt huy chương đồng VNCH - Thái Lan: 0-0 VNCH - Lào: 7-0 Kỳ III: 1965, (tại Kuala Lumpur), VNCH đoạt huy chương đồng VNCH - Singapore: 4-1 Kỳ IV: năm 1967, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương bạc VNCH - Miến Điện: 0-1 Kỳ V: năm 1969, (tại Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, đoạt huy chương đồng Kỳ VI: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng Kỳ VII: năm 1973, (tại Singapore), VNCH đoạt huy chương bạc VNCH - Miến Điện: 2-3 Kỳ VIII: năm 1975, (tại Bangkok), Việt Nam Cộng hòa không tham dự === Từ 1975 === Xem thêm bài Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Trận cuối cùng của đội Việt Nam Cộng hòa là vào năm 1975, sau đó thì đội tuyển Việt Nam thống nhất đến năm 1991 mới bắt đầu tham gia đấu trường quốc tế. Giải đấu quốc tế đầu tiên mà đội tuyển Việt Nam tham gia thi đấu là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila. Trong trận đầu tiên đội gặp đối thủ nước chủ nhà Philippines và đã hòa với tỉ số 2–2. == Lãnh đạo == Hiện nay Liên đoàn bóng đá Việt Nam, gọi tắt là VFF, là tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động bóng đá tại Việt Nam. VFF được sáng lập năm 1960 và hiện là thành viên của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Chủ tịch VFF hiện nay là ông Lê Hùng Dũng. Tổng thư ký VFF hiện nay là ông Lê Hoài Anh. Ngoài VFF, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, gọi tắt là VPF, là doanh nghiệp chuyên quản lý và điều hành các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tổng giám đốc VPF hiện nay là ông Phạm Ngọc Viễn. Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF hiện nay là ông Võ Quốc Thắng. == Đội tuyển quốc gia == === Nam === Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-14 quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá bãi biển quốc gia Việt Nam === Nữ === Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-19 nữ quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-16 nữ quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá U-14 nữ quốc gia Việt Nam Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia Việt Nam == Giải đấu quốc gia == === Nam === Giải bóng đá vô địch quốc gia (V.League 1) Giải bóng đá hạng nhất quốc gia (V.League 2) Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Giải bóng đá hạng ba quốc gia Giải bóng đá U21 quốc gia Giải bóng đá U19 quốc gia Giải bóng đá U17 quốc gia Giải bóng đá U15 quốc gia Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc Giải bóng đá trong nhà vô địch quốc gia Giải bóng đá bãi biển vô địch quốc gia === Nữ === Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia Giải bóng đá nữ U19 quốc gia == Cúp nội địa == Giải bóng đá Cúp Quốc gia Siêu cúp bóng đá Việt Nam Giải bóng đá trong nhà cúp quốc gia Việt Nam == Giải đấu giao hữu quốc tế == Cúp VFF Cúp VTV-T&T Cúp Báo Thanh niên Cúp Thành phố Hồ Chí Minh Cúp BTV == Giải đấu Đông Nam Á == === Giải đấu Câu lạc bộ === Giải bóng đá vô địch các câu lạc bộ sông Mê Kông Giải bóng đá các câu lạc bộ Đông Nam Á Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ Đông Nam Á Giải bóng đá trong nhà các câu lạc bộ Đông Nam Á === Giải đấu trẻ === Giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á Giải vô địch bóng đá U16 Đông Nam Á Giải vô địch bóng đá nữ U-19 Đông Nam Á Giải vô địch bóng đá nữ U-16 Đông Nam Á === Giải đấu vô địch === Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á Bóng đá nam Việt Nam sau 50 năm mới lại giành được huy chương vàng năm 2008 Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á Giải vô địch bóng đá trong nhà Đông Nam Á Giải bóng đá Merdeka Năm 2008, U22 Việt Nam đoạt Cúp Merdeka. === SEA Games === Lần 22, năm 2003 Việt Nam đoạt huy chương vàng cho nữ, và huy chương bạc cho U23 nam. Lần 23, năm 2005 Việt Nam đoạt huy chương vàng cho nữ, và huy chương bạc cho U23 nam Lần 24, năm 2007 Việt Nam đoạt huy chương bạc cho nữ Lần 25, năm 2009 Việt Nam đoạt huy chương vàng cho nữ, và huy chương bạc cho U23 nam Lần 27, năm 2013 Việt Nam đoạt huy chương bạc cho nữ Lần 28, năm 2015 Việt Nam đoạt huy chương đồng cho U23 nam == Giải đấu châu Á == === Á Vận Hội === Năm 2014: đội tuyển quốc gia nữ Việt Nam đứng hạng 4 === Giải vô địch châu Á === Cúp bóng đá châu Á Năm 2007: đội tuyển quốc gia nam Việt Nam lọt vào Tứ kết Cúp bóng đá nữ châu Á Năm 2014: đội tuyển quốc gia nữ Việt Nam đứng hạng 6 == Chú thích == == Tham khảo == Lịch sử bóng đá Việt Nam (1896-1975) Liên đoàn bóng đá Việt Nam
guyana.txt
Guyana (phát âm tiếng Anh là [gaɪˈa.na]; thỉnh thoảng được Anh hoá thành [gaɪ'æ.nə] hay [giˈɑ.nə], Tiếng Việt: Guy-a-na), tên chính thức Cộng hoà Hợp tác Guyana, là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ. Nước này ở phía bắc xích đạo trong vùng nhiệt đới và nằm trên Đại Tây Dương. Guyana có biên giới phía đông với Suriname, phía nam và tây nam với Brasil và phía tây với Venezuela. Đây là nước nhỏ thứ ba trên lục địa Nam Mỹ với kích thước xấp xỉ Anh Quốc. Guyana là nước duy nhất tại Nam Mỹ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và là một trong hai nước còn lại trên lục địa châu Mỹ vẫn áp dụng giao thông bên trái. Guyana là một từ Amerindian có nghĩa "Vùng đất nhiều nước". Nước này có đặc trưng bởi những khu rừng nhiệt đới rộng lớn bị chia cắt bởi nhiều con sông, lạch và thác nước, nổi tiếng nhất là Thác Kaieteur trên Sông Potaro. Các tepui của Guyana nổi tiếng là cảm hứng của tiểu thuyết Thế giới đã mất năm 1912 của Arthur Conan Doyle. Nước này có một xã hội đa dạng, đa văn hoá với sự đa dạng sinh thái cao, loại rượu rum nổi tiếng, kiến trúc thuộc địa Anh và đường Demerara. Guyana cũng nổi tiếng thế giới vì là địa điểm xảy ra cuộc Thảm sát Jonestown. Dù là một phần của Nam Mỹ, Guyana là một nước kiểu Anh hơn Mỹ Latinh và có một số tương đồng văn hoá với nhiều vùng Tây Ấn. Ngoài tiếng Anh, các ngôn ngữ Guyana gồm Creole, Hindustani, Akawaio, Wai-Wai, Arawak và Macushi. Đa số dân có tổ tiên người Á hay Ấn Độ (được gọi là Đông Ấn) số người da đen gốc Phi (Afro-Guyanese) chiếm khoảng một phần ba dân số. Một lượng lớn dân số đa chủng tộc và cũng có một số lượng nhỏ người Amerindian. Guyana hiện đang trong một cuộc tranh chấp biên giới với cả Suriname, tuyên bố chủ quyền vùng đất phía đông Sông Corentyne ở phía đông nam Guyana, và Venezuela cho rằng vùng đất phía tây Sông Essequibo là một phần của Guayana Esequiba. == Lịch sử == Ở thời những người Châu Âu đầu tiên tới vùng này khoảng năm 1500, Guyana là nơi sinh sống của các bộ tộc Arawak và Carib Amerindian. Dù Guyana đã được Christopher Columbus nhìn thấy lần đầu trong chuyến đi thứ ba của ông (năm 1498), đây vẫn chưa phải là nơi định cư của người châu Âu cho tới khi người Hà Lan tới năm 1616, họ đã lập ra ba thuộc địa; Essequibo (1616), Berbice (1627) và Demerara (1752). Anh Quốc đã nắm quyền kiểm soát vào cuối thế kỷ 18 và người Hà Lan chính thức rời khỏi vùng này năm 1814. Ba vùng trở thành một thuộc địa Anh duy nhất được gọi là Guiana thuộc Anh năm 1831. Những người nô lệ bỏ trốn đã lập ra các cộng đồng Maroon. Sự xóa bỏ chế độ nô lệ năm 1834 dẫn tới sự thành lập các khu định cư da đen ở các vùng đô thị và sự du nhập lao động hợp đồng từ Madeira (Bồ Đào Nha) (bắt đầu từ năm 1834), Đức (lần đầu năm 1835), Ireland (1836), Scotland (1837), Malta (1839), Trung Quốc và Ấn Độ (bắt đầu năm 1838) để làm việc trên những cánh đồng mía. Năm 1889 Venezuela tuyên bố chủ quyền vùng đất lên tới tận Essequibo. Mười năm sau một tòa án quốc tế phán quyết vùng đất thuộc British Guyana; tuy nhiên tranh cãi vẫn còn tiếp diễn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ dàn xếp để các lực lượng không quân của họ sử dụng các sân bay Anh Quốc tại Nam Mỹ, gồm cả những sân bay tại British Guiana. Năm 1953, vùng lãnh thổ này giành được quy chế tự trị. Thủ tướng Cheddi Jagan (1961-1964) lãnh đạo đất nước dựa vào những người dân gốc Ấn Độ. Jagan phải đương đầu với những người Da trắng thuộc Lực lượng Thống nhất và nhóm đối lập Da den (35%) do Forbes Burnham lãnh đạo. Guyana độc lập khỏi Anh Quốc năm 1966 và trở thành một nền cộng hoà năm 1970, vẫn là một thành viên của Khối thịnh vượng chung. CIA và United States State Department cùng chính phủ Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây ảnh hưởng tới nhân vật chính trị kiểm soát Guyana ở thời gian này.[citation needed] Năm 1980, F. Burnham đắc cử Tổng thống. Sau khi Burnham qua đời năm 1985, Thủ tướng Desmond Hoyte tiếp tục lãnh đạo đất nước. Năm 1992, Cheddi Jagan đắc cử Tổng thống. Năm 1997, Jagan qua đời trong lúc đương nhiệm và quả phụ Janet Jagan tiếp tục lãnh đạo đất nước. Bộ trưởng Tài chính Bharrat Jagdeo trở thành Tổng thống sau khi bà J. Jagan xin từ chức vì lý do sức khỏe năm 1999. == Địa lý == Guyana có thể chia thành bốn vùng tự nhiên: một đồng bằng hẹp và màu mỡ nhiều đầm lầy dọc Đại Tây Dương {Đồng bằng thấp ven biển} nơi sinh sống của phần lớn dân cư, tiếp đó là một dải cát trắng ở sâu hơn trong lục địa {Đồi cát và Vùng Đất sét}, nơi chứa đựng hầu hết các tài nguyên khoáng sản Guyana, rừng nhiệt đới dày đặc {Vùng cao nguyên nhiều rừng} dọc giữa đất nước, savannah cỏ phẳng ở phía nam và cuối cùng là những cao nguyên lớn hơn bên trong {Savannah Trong} chứa đựng hầu hết những dãy núi nâng cao dần lên về phía biên giới Brasil. Các dãy núi chính của Guyana đều tập trung tại đây, gồm Núi Ayanganna (2.042 m (6.699 ft)) và trên Núi Roraima (2.835 m (9.301 ft) – núi cao nhất Guyana) trên điểm ngã ba biên giới Brasil-Guyana-Venezuela, một phần của dãy Pakaraima. Roraima được cho từng là cảm hứng của truyện Thế giới đã mất. Có nhiều vách đứng và thác nước, gồm cả Thác Kaieteur nổi tiếng. Giữa Sông Rupununi và biên giới với Brasil là savannah Rupununi, phía nam của nó là Núi Kanuku. Nước này có nhiều con sông, ba sông chính là (từ tây sang đông) Essequibo, Demerara, và Berbice. Con sông Corentyne chạy dọc biên giới với Suriname. Tại cửa sông Essequibo có nhiều đảo nhỏ. Shell Beach dài 90-dặm (145-km) dọc các bờ biển bắc-tây. Guyana là vùng sinh sản chính của rùa biển (chủ yếu là rùa biển Leatherback) và các dạng sinh vật hoang dã khác. Khí hậu địa phương là nhiệt đới và nói chung nóng và ẩm, dù ôn hòa nhờ gió mậu dịch đông bắc dọc bờ biển. Có hai mùa mưa, mùa mưa thứ nhất từ tháng 5 tới giữa tháng 8, và mùa mưa thứ hai từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 1. === Nhân khẩu === Nhóm dân tộc lớn nhất là Đông Ấn gồm 43.5% dân số năm 2002. Tiếp sau là những người dòng dõi da đen Châu Phi (30.2%). Đứng thứ ba là những người lai chủng tộc (16.7 phần trăm), người Da đỏ bản xứ đứng thứ tư với 9.2 phần trăm. Những nhóm chủng tộc nhỏ nhất là da trắng (0.06 phần trăm hay 476 người), người Bồ Đào Nha (0.20% hay 1496 người) và người Trung Quốc (0.19% hay 1395 người). Một nhóm nhỏ (0.01% hay 112 người) không xác định nguồn gốc chủng tộc của họ. Phân bố phần trăm dân cư tương tự như tại những cuộc điều tra dân số năm 1980 và 1991, nhưng số lượng hai nhóm sắc tộc chính đã giảm sút. Đông Ấn từng chiếm 51.9 dân số năm 1980, nhưng tới năm 1991 đã giảm xuống còn 48.6% và sau đó là 43.5% trong cuộc điều tra dân số năm 2002. Những người hậu duệ châu Phi đã tăng nhẹ từ 30.8 tới 32.3% trong giai đoạn đầu tiên (1980 - 1991) trước khi giảm còn 30.2% tại cuộc điều tra dân số năm 2002. Với mức tăng dân số nhẹ, sự sụt giảm số lượng phần trăm tại hai nhóm lớn nhất dẫn tới sự tăng nhẹ tại nhóm ‘Lai’ và Da đỏ. Số người Amerindian đã tăng 22.097 trong giai đoạn 1991 - 2002. Con số này chiếm 47.3 phần trăm tăng trưởng hay mức tăng trưởng hàng năm là 3.5%. Tương tự, người ‘Lai’ tăng thêm 37.788 người, chiếm 43.0% tăng trưởng hay mức tăng hàng năm là 3.2% tính từ cuộc điều tra dân số năm 1991. Người Da trắng và Trung Quốc đã giảm sút trong giai đoạn 1980 và 1991 và tăng trở lại ở cuộc điều tra dân số năm 2002 ở mức 54.4%(168 người) và 8.1%(105 người). Tuy nhiên, vì số lượng khá nhỏ, con số tăng này không gây ảnh hưởng gì trên tổng thể. Nhóm Bồ Đào Nha đã giảm liên tục trong các thập kỷ qua. === Ngôn ngữ === Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Guyana. Ngoài ra, các ngôn ngữ Amerindian (xem Các ngôn ngữ Cariban) được một nhóm thiểu số nhỏ sử dụng và ngôn ngữ Creole Guyan (một thổ ngữ dựa trên tiếng Anh với cú pháp Phi và Ấn) cũng được sử dụng rộng rãi. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính, nó được dùng với trọng âm đứt quãng. Ngữ pháp tiêu chuẩn cũng không được tôn trọng và nhiều từ bị thay thế. == Vùng và các hội láng giềng == Guyana được chia thành 10 vùng. Barima-Waini Pomeroon-Supenaam Essequibo Islands-West Demerara Demerara-Mahaica Mahaica-Berbice East Berbice-Corentyne Cuyuni-Mazaruni Potaro-Siparuni Upper Takutu-Upper Essequibo Upper Demerara-Berbice Các vùng được chia thành 27 Hội đồng láng giềng. == Chính trị == Chính trị Guyana theo khuôn khổ cộng hoà đại diện dân chủ bán tổng thống, theo đó Tổng thống Guyana là nguyên thủ quốc gia, và một hệ thống chính trị đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp do cả chính phủ và Quốc hội Guyana đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Cuộc bầu cử quốc gia năm 2006 là cuộc bầu cử hòa bình đầu tiên trong thời gian gần đây. Cuộc bầu cử này là tự do và công bằng và là sự khởi đầu mới từ những hỗn loạn trong những cuộc bầu cử trước. Trong lịch sử, chính trị luôn là một nguồn gây căng thẳng trong nước và những cuộc bạo loạn thường xảy ra trong những kỳ bầu cử. Trong thập niên 1980, chính trường do Đại hội Quốc gia Nhân dân thống trị, họ giữ quyền lực qua các hành động giả mạo kết quả bầu cử. Năm 1992, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã giám sát cuộc bầu cử "tự do và công bằng" đầu tiên tại nước này và Đảng Tiến bộ Nhân dân đã nắm quyền điều hành đất nước từ đó. Hai đảng chủ yếu được tổ chức theo dòng dõi sắc tộc và vì thế là nguyên nhân gây ra những xung đột về các vấn đề trong chính phủ. Gần đây có nhiều vụ việc tội phạm liên quan tới những tù nhân bỏ trốn và hành động tham nhũng trong các quan chức chính phủ. Tầng lớp trung lưu đã trở thành nạn nhân của những vụ cướp bóc, bắt cóc, cướp xe hơi, và đột nhập nhà cửa không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ các vụ giết người tại Guyana khá cao đối với một nước ở kích cỡ đó, lớn gấp ba lần tỷ lệ này tại Hoa Kỳ [1]. == Kinh tế == Guyana là một trong những nước nghèo nhất tại Tây Bán Cầu[2] Trong thập niên 80, kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng trầm trọng. Hạn hán nghiêm trọng và những biến động chính trị đã làm cho tăng trưởng kinh tế Guyana giảm xuống mức -1,8% trong năm 1998. Các vấn đề kinh niên của họ gồm thiếu lao động có tay nghề và thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Tới gần đây chính phủ vẫn lừa bịp về một khoản nợ nước ngoài khá lớn để từ chối mở rộng chi tiêu ngân sách cho đầu tư công cộng. Giá các sản phẩm khai thác mỏ và nông nghiệp thấp cộng với các vấn đề trong ngành công nghiệp bôxít và đường đã đe dọa khoản thuế nhỏ nhoi của chính phủ cũng như khiến các viễn cảnh phát triển tương lai trở nên mờ mịt hơn. Tuy nhiên, kinh tế Guyana đã hồi phục và tăng trưởng nhẹ từ năm 1999, dựa trên việc mở rộng các lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ, và một môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh, tỷ giá trao đổi sát thực tế hơn, lạm phát ở mức khá thấp, và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Những nhân tố chính góp phần phát triển gồm việc mở rộng lãnh vực khai thác mỏ và nông nghiệp, những điều kiện ưu đãi cho kinh doanh, tỷ giá hối đoái thỏa đáng hơn, tỉ lệ lạm phát vừa phải và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Tổng thống Jagdeo, cựu Bộ trưởng Tài chính, đang từng bước thực hiện cải cách kinh tế, phác thảo bộ luật đầu tư và tái cấu trúc khu vực công hoạt động trì trệ và kém hiệu quả. Vấn đề còn tồn đọng là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao, hệ thống giao thông vận tải còn nghèo nàn. Hiện nay chương trình tư nhân hóa đang được xúc tiến mở rộng. Các hoạt động kinh tế chính của Guyana là nông nghiệp (sản xuất gạo và đường Demerara), khai thác mỏ bôxít, vàng, gỗ, tôm và khoáng sản. Công nghiệp mía đường, chiếm 28% toàn bộ nguồn thu xuất khẩu, chủ yếu do Guysuco điều hành và sử dụng nhiều lao động hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác. Nhiều ngành công nghiệp nhận được đầu tư nước ngoài khá lớn. Ví dụ, công nghiệp mỏ được công ty Mỹ là Reynolds Metals và Alcan của Canada đầu tư khá nhiều, còn Barama Company của Hàn Quốc/Malaysia chiếm thị phần lớn trong công nghiệp khai thác gỗ. Sản xuất balatá (mủ cao su tự nhiên) từng là một lĩnh vực quan trọng tại Guyana. Đa số cây balata tại Guyana được trồng ở những đồi thấp tại Núi Kanuku ở Rupununi. Trước kia loại cây này cũng được trồng tại Quận tây bắc, nhưng đa số cây ở đây đã bị tàn phá bởi nạn lấy mủ bất hợp pháp khiến người dân phải lựa chọn cách chặt cây thay vì khai thác chúng. Người địa phương thường dùng Balata làm bóng chơi môn cricket kiểu địa phương, trám tạm vào lỗ hổng răng, và nặn những bức tượng nhỏ hay những đồ vật trang trí khác (đặc biệt với người Macushi tại vùng núi Kanuku). Các tổ chức lớn trong lĩnh vực tư nhân gồm Ủy ban Khu vực Tư nhân (PSC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Georgetown (GCCI); xem một danh sách công ty tại Guyana. Ngoài ra, chính phủ đã đưa ra sáng kiến kiểm tra lại toàn bộ các sắc thuế bắt đầu từ năm 2007. Thuế giá trị gia tăng (VAT) được đưa vào thực hiện thay thế sáu loại thuế khác. Trước khi VAT được áp dụng, thường việc trốn thuế mua bán khá dễ dàng và nhiều công ty đã thực hiện hành vi này. Nhiều công ty phản đối việc áp dụng thuế VAT vì họ phải thực hiện thêm nhiều hoạt động sổ sách, tuy nhiên chính phủ vẫn kiên quyết thực hiện. Bằng cách thay thế nhiều loại thuế bằng một thuế suất thấp, chính phủ cũng sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm toán, ngăn chặn tham ô. Tuy việc đưa thuế VAT vào áp dụng từng gặp phải một số khó khăn, nó sẽ giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày nhờ số tiền chính phủ thu được và đầu tư cho lĩnh vực công cộng. Tổng thống Bharrat Jagdeo đã coi việc giảm gánh nặng nợ nần là một ưu tiên hàng đầu với chính phủ của mình. Ở một số mức độ, ông đã khá thành công, với gần 800 triệu dollar xoá nợ từ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển liên Mỹ, cộng với hàng triệu dollar khác do các nước công nghiệp giảm trừ. Tính đến năm 2016, GDP của Guyana đạt 3.456 USD, đứng thứ 158 thế giới và đứng thứ 12 khu vực Nam Mỹ. == Văn hoá == Guyana, cùng với Suriname và Brasil, là một trong ba nước phi Hispanic (không thuộc Tây Ban Nha) duy nhất tại Nam Mỹ. Văn hóa Guyana rất tương đồng với văn hóa các nước nói tiếng Anh vùng Caribe, tới mức Guyana thuộc và đã được chấp nhận là một quốc gia Caribe và là thành viên sáng lập khối kinh tế Caricom (Cộng đồng Caribe) và cũng là nơi đóng trụ sở của Khối, Ban thư ký CARICOM. Vị trí địa lý, dân cư thưa thớt tại những vùng rừng nhiệt đới, và số lượng người Amerindian trong dân số đông là những đặc điểm khác biệt của nó với các quốc gia Caribe nói tiếng Anh khác. Những nét văn hóa Đông Ấn (Ấn Á) và Tây Ấn (da đen) khiến văn hóa nước này tương đồng với Trinidad và khác biệt với toàn bộ các vùng khác ở châu Mỹ. Guyana có nhiều đặc điểm tương tự với các quần đảo ở Tây Ấn, như thực phẩm, các sự kiện lễ hội, âm nhạc, thể thao, vân vân. Guyana tham dự môn cricket thế giới với tư cách một phần của Đội cricket Tây Ấn, và đội Guyana chơi đua tranh giải criket với các quốc gia Caribe khác. Ngoài tư cách thành viên CARICOM, Guyana cũng là một thành viên của CONCACAF, liên đoàn bóng đá thế giới khu vực Bắc và Trung Mỹ và Caribe. Một khía cạnh khác của văn hóa Guyana là sự giàu có về âm nhạc dân gian Jumbee. === Tôn giáo === Kitô giáo và Ấn giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở Guyana. Dữ liệu từ một cuộc điều tra dân số năm 2002 về tôn giáo cho thấy rằng khoảng 57% dân số là Kitô hữu. Trong số đó gồm có: Phong trào Ngũ Tuần chiếm 17%, Công giáo Rôma chiếm 8%, Anh giáo chiếm 7%, Cơ Đốc Phục Lâm chiếm 5%, các nhóm Kitô khác 20%. Khoảng 28% dân số theo Ấn giáo, 7% là người Hồi giáo (chủ yếu là người Hồi giáo Sunni), và 2% thực hành tín ngưỡng khác, bao gồm phong trào Rastafari và Baha'i. 4% dân số không theo bất cứ tôn giáo nào. Guyana là đất nước đa sắc tộc có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, châu Phi, Trung Quốc và châu Âu, cũng như một số dân bản địa đáng kể. Các thành viên của tất cả các nhóm dân tộc được đại diện trong tất cả các nhóm tôn giáo, với hai ngoại lệ: hầu hết người theo đạo Hindu là người Guyana gốc Ấn, và gần như tất cả những người theo phong trào Rastafarians. === Giáo dục === Hệ thống giáo dục Guyana, từng một thời được coi là một trong những hệ thống tốt nhất tại Caribe, đã trở nên tàn tạ trong những năm 1980 vì nạn di cư của những người có học thức cao và thiếu nguồn vốn cần thiết. Dù hệ thống giáo dục đã được hồi phục ở một số mức độ trong thập niên 1990, nó vẫn chưa tạo ra được đủ sinh viên có chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu của Guyana nhằm hiện đại hóa nguồn nhân lực của mình. Nước này thiếu chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và hoạt động thiết yếu của nền kinh tế. Hệ thống giáo dục chưa chú ý đầy đủ tới việc giáo dục người Guyana trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các môn học kỹ thuật và dạy nghề, quản lý kinh doanh, và cả công nghệ thông tin. Hệ thống giáo dục Guyana dựa trên mô hình giáo dục kiểu Anh cũ. Các sinh viên được huấn luyện để viết SSEE ở độ tuổi 9-11, trước khi bắt đầu học trung học và CXC khi kết thúc trung học. Gần đây các kỳ thi CAPE đã được đưa vào tương tự như tại các quốc gia Caribe khác. Hệ thống A-level có từ thời Anh rất đầy đủ những đã biến mất và hiện chỉ được áp dụng tại một vài trường học (tháng 1 năm 2007) Lý do cho việc thiếu tập trung hay có quá nhiều môn học có thể có nguyên nhân trực tiếp từ những sự lựa chọn thường thấy của sinh viên muốn chuyên học trong những môn tương tự nhau (toán/hoá/vật lý hay địa lý/lịch sử/kinh tế). Với việc loại bỏ hệ thống A-level cũ khuyến khích sự chuyên môn hoá, mọi người hy vọng nó sẽ khuyến khích sinh viên mở rộng lĩnh vực học tập của mình. Sự mất cân bằng về khả năng và chất lượng giáo dục cũng như cơ sở vật chất tại các trường giữa các vùng địa lý trong nước rất lớn. Ngoài những vấn đề về hệ thống giáo dục, nhiều giáo viên chuyên nghiệp trình độ cao đã rời khỏi đất nước trong hai thập kỷ gần đây, chủ yếu vì được trả lương thấp, thiếu cơ hội phát triển và nạn tội phạm. Vì thế, hiện số giáo viên có trình độ đang thiếu trầm trọng trong mọi cấp độ của hệ thống giáo dục Guyana. === Sức khoẻ công cộng === ==== Cung cấp dịch vụ ==== Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng được cung cấp theo năm cấp: Cấp I: Các điểm chăm sóc sức khỏe địa phương (tổng cộng 166 điểm) cung cấp dịch vụ ngăn chặn bệnh tật và chữa trị bệnh thông thường. Các nhân viên y tế cộng đồng làm việc tại các cơ sở này. Cấp II: Các Trung tâm Sức khỏe (tổng cộng 109) cung cấp dịch vụ ngăn chặn bệnh tật và phục hồi sức khỏe cũng như các hoạt động xúc tiến. Các trung tâm này có đội ngũ cán bộ thích hợp với một nhân viên y tế hay y tá sức khỏe cộng đồng, cùng với một trợ lý điều dưỡng, một y sĩ răng miệng và một bà đỡ. Cấp III: Mười chín Bệnh viện Quận (với 473 giường) có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nội, ngoại trú (dù ngoại trú nhiều hơn) và một số dịch vụ chẩn đoán. Các bệnh viện này được trang bị các phòng thí nghiệm, radiological đơn giản, có khả năng thực hiện gynecology, có thể cung cấp dịch vụ phòng và chữa bệnh răng miệng. Chúng được thiết kế để phục vụ các vùng địa lý với dân cư khoảng 10.000 hoặc hơn. Cấp IV: Bốn Bệnh viện Vùng (với 620 giường) cung cấp các dịch vụ cấp cứu, răng miệng, chẩn đoán và dịch vụ đặc biệt khác trong y tế và nhi khoa. Chúng được thiết kế để có thể hoàn thành tốt mục tiêu với các phòng thí nghiệm, phòng chụp tia X, nhà thuốc và khoa dinh dưỡng. Những bệnh viện này có tại các Vùng 2, 3, 6 và 10. Cấp V: Bệnh viện Quốc gia (937 giường) tại Georgetown cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và phân tích phức tạp hơn, cả với các bệnh nhân nội, ngoại trú; Bệnh viện Tâm thần tại Canje; và Bệnh viện Lão khoa tại Georgetown. Ngoài ra còn có một cơ sở phục hồi sức khỏe trẻ em. Hệ thống này được cơ cấu để sự hoạt động của nó phụ thuộc mật thiết vào một quá trình phụ thuộc. Ngoài những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân đầu tiên sẽ vào các cơ sở cấp dưới, và những trường hợp không thể được điều trị tại đó mới được chuyển lên cấp trên. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều bệnh nhân bỏ qua các cơ sở cấp dưới. Lĩnh vực y tế hiện không thể cung cấp một số dịch vụ phức tạp cũng như dịch vụ nội khoa đặc biệt, kỹ thuật tại Guyana không đáp ứng được các dịch vụ này, hay đơn giản nước này không có chuyên gia trong lĩnh vực đó. Thậm chí với những cải thiện gần đây trong lĩnh vực y tế, việc phải đi điều trị một số loại bệnh ở nước ngoài vẫn tồn tại. Bộ Y tế đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho những bệnh nhân như vậy, ưu tiên cũng được dành cho các bệnh nhi cần chăm sóc hồi phục sức khỏe nhằm tăng chất lượng cuộc sống. Ngoài các cơ sở được đề cập ở trên, có 10 bệnh viện tư nhân hoặc hợp tác nhà nước tư nhân, với các cơ sở chẩn đoán, phòng khám chữa bệnh. Tổng cộng 10 bệnh viện đó có 548 giường. Mười tám dưỡng đường và phòng khám hiện thuộc sở hữu của GUYSUCO. Bộ y tế và lao động chịu trách nhiệm cung cấp tài chính cho Bệnh viện Quốc gia tại Georgetown, gần đây nó đã trở thành một liên doanh dưới sự quản lý của một Ban độc lập. Vùng 6 chịu trách nhiệm quản lý Bệnh viện Tâm thần Quốc gia. Bệnh viện Lão khoa, trước kia thuộc quản lý của Bộ Lao động, đã chuyển sang thuộc Bộ các Nguồn Nhân lực và An sinh Xã hội tháng 12 năm 1997. ==== Điều kiện sức khoẻ ==== Một trong những hậu quả đáng tiếc nhất của sự suy sụp kinh tế Guyana trong thập niên 1970 và 1980 dưới thời cầm quyền của PNC (Đại hội Nhân dân Quốc gia) là tình trạng dịch vụ chăm sóc y tế với đại đa số nhân dân ở mức thấp kém. Các dịch vụ y tế cơ bản trong nội địa mới ở mức sơ khai hay không hề tồn tại. Thông cáo của Lãnh sự Hoa Kỳ cảnh báo "Chăm sóc y tế chỉ có khả năng thực hiện một số dịch vụ căn bản. Trường hợp cấp cứu và chăm sóc các ca bệnh khó khác hay phẫu thuật hạn chế, vì thiếu các chuyên gia được đào tạo đầy đủ, tiêu chuẩn điều trị nội trú thấp, và tình trạng vệ sinh tồi. Dịch vụ xe cứu thương ở dưới mức tiêu chuẩn và không thường xuyên sẵn sàng cho các trường hợp cấp cứu." Nhiều người Guyana sang sử dụng dịch vụ y tế tại Hoa Kỳ, Trinidad hay Cuba. So với các nước láng giềng khác, thứ hạng về các chỉ số chăm sóc sức khỏe cơ bản tại Guyana ở mức tồi tệ. Năm 1998, tuổi thọ dự tính khi sinh tại Guyana là 66.0, 71.6 tại Suriname, 72.9 tại Venezuela; 73.8 tại Trinidad và Tobago, 74.7 tại Jamaica, và 76.5 tại Barbados. Ở Guyana, tỷ lệ tử vong trẻ em năm 1998 là 24.2, tại Barbados 14.9; tại Trinidad và Tobago 16.2; tại Venezuela 22; tại Jamaica 24.5; và tại Suriname 25.1. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ tại Guyana cũng khá cao, được ước lượng ở mức 124.6 năm 1998. So với con số tại các quốc gia Caribe khác là 50 cho Barbados, 75 cho Trinidad và 100 cho Jamaica. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, dù dịch vụ y tế tại Guyana vẫn kém cỏi so với hầu hết quốc gia vùng Caribe khác, đã có tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này ở giai đoạn 1988 - 1998. Những nguyên nhân hàng đầu của tỷ lệ tử vong cao ở mọi nhóm tuổi là các căn bệnh thuộc mão mạch (cerebrovascular) (11.6%); bệnh thiếu máu tim (9.9%); mất cân bằng miễn dịch (7.1%); bệnh đường hô hấp (6.8%); bệnh phổi và các loại bệnh tim khác (6.6%); các bệnh nội tiết và trao đổi chất (5.5%); các bệnh ở những phần khác của hệ thống tiêu hóa (5.2%); bạo lực (5.1%); một số bệnh bắt nguồn từ điều kiện kém thời kỳ mang thai (4.3%); và các bệnh tăng huyết áp (3.9%). Nguyên nhân gây tử vong rất khác biệt. Mười lý do hàng đầu ở mọi nhóm tuổi theo mức độ giảm dần là: sốt rét; nhiễm trùng hô hấp cấp tính; các triệu chứng, dấu hiệu và bệnh tật được xác định hay các điều kiện chưa biết; tăng huyết áp; tai nạn và thương tích; ỉa chảy cấp; đái đường; nhiễm giun; viêm khớp; các bệnh thần kinh và răng miệng. Các nguyên nhân gây tử vong này cho thấy chúng có thể được ngăn chặn thông qua việc cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục sức khỏe tốt hơn, điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh cao hơn, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng tốt hơn. === Âm nhạc và giải trí === Âm nhạc và giải trí tại Guyana tương tự các quốc gia Caribe cũng như Ấn Độ. Các đài phát thanh đều phát sóng các bản nhạc Chutney, Calypso, Soca, Reggae, Hip-Hop và nhạc Hindi mới nhất. Các đài truyền hình địa phương phát sóng các chương trình Hoa Kỳ, Anh Quốc và Ấn Độ. Các câu lạc bộ tại Georgetown sử dụng những bài hát mới nhất trong các buổi tối và cuối tuần. === Ẩm thực === Ẩm thực Guyana có nhiều điểm tương đồng với ẩm thực Caribe. Thực phẩm đa dạng và gồm nhiều món như gà cari, roti và nhiều món chế biến từ gạo khác (đậu và gạo),(một kiểu gạo với nhiều loại rau như chuối lá, mướp tây, và đậu), cùng với thịt gà, thịt bò hay cá. Thực phẩm phản ánh bản sắc dân tộc và lịch sử thuộc địa, và gồm nhiều món có nguồn gốc châu Phi, Đông Ấn, Amerindian, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, và châu Âu (chủ yếu là Anh). Các món chính gồm gà cari, roti, gạo, gạo nấu chín, (đậu và gạo), bánh mì, thịt bò/gà hầm, và món mì xào kiểu Caribe. Các loại thực phẩm Caribe và Mỹ Latinh cũng là thành phần quan trọng trong các món ăn chính gồm sắn, khoai lang, edoes và các loại khác. Các món độc nhất gồm Thịt nấu ớt, chế biến với (một chiết xuất từ casava) và có nguồn gốc Amerindian. Ngoài ra còn có Metemgie, một loại súp đặc với nước dừa trộn các loại nguyên liệu rau, và những chiếc bánh hấp rất to, theo truyền thống được dùng với cá, hay gần đây hơn, là thịt gà. Đa số người Guyana thích thức ăn Caribe kiểu Trung Quốc bán tại các nhà hàng ở những thị trấn lớn. Một món được ưa chuộng là Chicken in the ruff là cơm rang với thịt gà rán kiểu Trung Quốc bên trên. Các loại hoa quả tươi, cá và hải sản rất phong phú tại bờ biển. Đa số người dân tự làm loại rượu Punch và đồ uống với hoa quả tươi, và chúng được gọi là "đồ uống địa phương". Cá tươi và hải sản là phần không thể thiếu trong thực phẩm tại các vùng nông thôn và những ngôi làng dọc bờ biển. Súp cua và súp mướp tây từ vùng bờ biển Berbice rất giống với món súp của người da đen tại Louisiana. Bánh mì nhà làm là một nghệ thuật tại nhiều ngôi làng, và là sự phảm ánh ảnh hưởng Anh với các loại bánh như bánh vòng phó mát, bánh tạc(bánh dứa), và bánh bao (giống với bánh bao thịt bò nhỏ Jamaica). Để có thêm thông tin về thực phẩm Guyana và hàng trăm món ăn tại đây, tìm kiếm trên Internet hay thử http://guyanaoutpost.com/recipes/recipes_cat.shtml Một số món trên website này không phải món truyền thống, mà là món ăn châu Mỹ có ảnh hưởng hay xuất xứ từ nhiều vùng tại Caribe. === Thể thao === Các môn thể thao chính tại Guyana là cricket (Guyana là một bộ phận của Tây Ấn như được định nghĩa của liên đoàn cricket quốc tế), cricket bóng mềm (cricket bãi biển) và bóng đá. Các môn thể thao khác tại Guyana là bóng rổ, rounders, tennis trên cỏ, bóng rổ, bóng bàn, đấm bốc, squash, và vài môn khác. Guyana đã là chủ nhà của nhiều trận đấu cricket quốc tế trong khuôn khổ Giải vô địch cricket thế giới 2007. Một sân vận động 15.000 chỗ ngồi mới, Sân vận động Providence (ảnh bên phải), đã được xây dựng khi tổ chức World Cup này. Lịch sử đã được lập vào ngày đó ở trận đấu quốc tế thuộc CWC 2007 trên sân vận đồng này khi Lasith Malinga của đội Sri Lanka thực hiện một helmet trick, hay double hat-trick (bốn wicket trong bốn lần ném liên tiếp). == Môi trường và đa dạng sinh thái == Xem thêm: Thể loại:Hệ động vật Guyana, Thể loại:Hệ thực vật Guyana Guyana rất phong phú về động thực vật. Mỗi vùng đều có những giống loài đặc hữu. Những kiểu môi trường sau là đặc trưng của Guyana: ven biển, biển, duyên hải, đầm lầy cửa sông, đước, ven sông, hồ, đầm lầy, savannah, rừng cát trắng, rừng cát đen, núi, rừng mây, đất thấp ẩm và rừng rậm (NBAP, 1999). Khoảng 14 vùng sinh thái đáng chú ý đã được xác định là các địa điểm có thể trở thành một Hệ thống Vùng Bảo vệ Quốc gia. Hơn 80% diện tích Guyana vẫn được rừng che phủ, từ kiểu rừng rậm và rừng theo mùa tới rừng núi và rừng tại các vùng đất thấp. Những khu rừng đó là nơi sinh sống của hàng ngàn loài cây. Khí hậu nhiệt đới, kiểu địa lý độc nhất, và những hệ sinh thái còn nguyên sơ tại Guyana là điều kiện lý tưởng cho những loài vật sống tại các khu rừng mưa rậm rạp và các môi trường sống tự nhiên thích hợp cho những sinh vật đặc hữu. Gần tám ngàn loài cây có ở Guyana, một nửa trong số đó không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Số lượng các loài động vật cũng rất cao. Guyana, với 1.168 loài vật có xương sống, là một trong những hệ động vật có vú phong phú nhất so với bất kỳ khu vực nào có kích thước tương đương trên thế giới. Vùng Bảo vệ Guiana vẫn còn chưa được khám phá nhiều và rất phong phú về động thực vật. Không như những vùng khác tại Nam Mỹ, hơn 70% môi trường sống vẫn ở tình trạng nguyên sơ. Lịch sử tự nhiên phong phú của British Guiana đã được những nhà thám hiểu đầu tiên đặt chân tới đây miêu tả như Sir Walter Raleigh và Charles Waterton và sau này bởi hai nhà tự nhiên học, Sir David Attenborough và Gerald Durrell. === Sinh thái học và tình trạng Địa điểm di sản thế giới === Nhiều nước chú ý tới việc giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên cùng các địa điểm di sản văn hóa thế giới đã gia nhập Công ước về việc Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới đã được UNESCO đưa ra năm 1972. Guyana không phải là ngoại lệ, và đã ký kết hiệp ước này năm 1977. Trên thực tế, Guyana là nước đầu tiên vùng Caribe ký hiệp ước. Một số thời điểm ở nửa sau giữa thập niên 1990 Guyana đã bắt đầu một cách nghiêm túc quá trình lựa chọn các địa điểm ứng cử viên Di sản Thế giới và ba địa điểm đã được đưa ra: Vườn Quốc gia Kaieteur, Bãi biển Shell và địa điểm lịch sử Georgetown. Tới năm 1997, thủ tục cho Vườn Quốc gia Kaieteur đã được khởi động và vào năm 1998 công việc tại Địa điểm lịch sử Georgetown cũng bắt đầu. Tuy nhiên, tới hiện tại, Guyana vẫn chưa thành công. Năm 2000, Guyana đã đệ trình Vườn Quốc gia Kaieteur, gồm cả Thác Kaieteur, lên UNESCO làm ứng cử viên Di sản Thế giới đầu tiên của họ. Vùng được đề xuất bao gồm một số trong những vùng đa dạng sinh thái nhất tại Guyana với mức độ tập trung sinh vật cao nhất Nam Mỹ. Thác Kaieteur là địa điểm hấp dẫn nhất tại vườn quốc gia đổ xuống từ độ cao 226 m cao gấp 5 lần Thác Niagara (Hoa Kỳ/Canada). Không may thay, đề xuất đưa Vườn Quốc gia Kaieteur trở thành Di sản Thế giới đã không thành công, chủ yếu vì vùng này bị các coi là quá nhỏ, đặc biệt khi so với Khu dự trữ Sinh quyển Trung tâm Suriname vừa mới được phong làm Di sản Thế giới (2000). Hồ sơ đã được trả lại cho Guyana để bổ sung. Guyana tiếp tục các thủ tục đề xuất Địa điểm Di sản Thế giới. Các công việc vẫn được tiến hành, sau một giai đoạn ngắt quãng, cho hồ sơ Địa điểm lịch sử Georgetown. Một danh sách thăm dò ý kiến về địa điểm lịch sử Georgetown đã được đệ trình lên UNESCO tháng 12 năm 2004. Hiện có một ủy ban nhỏ do Hội đồng Quốc gia Guyana chỉ đạo làm việc với UNESCO để hoàn thành thủ tục và kế hoạch quản lý địa điểm. Gần đây, tháng 4 năm 2005, hai chuyên gia Hà Lan về bảo tồn đã tới làm việc hai tuần tại Georgetown giám sát đội ngũ giáo viên kiến trúc và sinh viên Đại học Guyana tại cuộc nghiên cứu một công trình lịch sử trong khu vực được lựa chọn. Đây là một phần trong chiến dịch thu thập thông tin cho hồ sơ đăng ký. Mọi người cho rằng hồ sơ này sẽ được hoàn thành và đệ trình năm 2006. Tuy nhiên, vì Vườn Quốc gia Kaieteur bị cho là quá nhỏ, đã có một đề xuất chuẩn bị hồ sơ Nhóm Địa điểm (Cluster Site) sẽ gồm cả Vườn Quốc gia Kaieteur, Rừng Iwokrama và Núi Kanuku. Rừng mưa Iwokrama, một khu vực đa dạng sinh thái đã được Thiếu tướng (Rtd) Joseph Singh miêu tả là "một dự án hàng đầu về bảo tồn." Khu vực Núi Kanuku hiện vẫn ở tình trạng nguyên sơ, là nơi sinh sống của hơn bốn trăm loài chim và các loài động vật khác. Vẫn còn nhiều việc phải làm để việc được lựa chọn là địa điểm di sản thế giới với những đề xuất đó trở thành hiện thực. Nhà nước, khu vực tư nhân và mỗi người dân thường Guyana đều có trách nhiệm góp phần vào quá trình này và trong việc bảo vệ các địa điểm. Sự lựa chọn trở thành địa điểm di sản thế giới của UNESCO sẽ mở ra cơ hội thu hút khách du lịch cho Guyana và do đó cũng góp phần tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này. Guyana đệ trình hai vùng sinh thái của WWF Global 200 là địa điểm cần thiết bảo vệ đa dạng sinh thái Trái Đất, rừng nhiệt ẩm Guianan và rừng ẩm Cao nguyên Guyana là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm gồm cả loài thiết mộc nhiệt đới Greenheart (Chlorocardium rodiei). == Quân đội == Các lực lượng: Lực lượng phòng vệ Guyana (GDF; gồm Các lực lượng Bộ Binh, Phòng vệ bờ biển, và Không quân), Dân quân Nhân dân Guyana;(GPM), Quân đội Quốc gia Guyana;(GNS), Lực lượng cảnh sát Guyana Nhân lực: 206.199 nam giới độ tuổi 15 tới 49, trong số đó 155.058 người thích hợp phục vụ (2002 ước tính) Chi phí: $7 triệu (1.7% GDP) == Linh tinh == Con tem British Guiana 1c magenta năm 1856 được coi là con tem hiếm nhất thế giới, với một chiếc duy nhất còn lại (chiếc kia đã bị người chủ phá hủy). Bộ phim năm 1959 Green Mansions, diễn viên Audrey Hepburn và Anthony Perkins, được quay tại Guyana (khi ấy là British Guiana). Guyana là nước duy nhất ở Nam Mỹ còn hình phạt tử hình đối với một số tội nghiêm trọng và đồng tính từng bị cấm đoán. Ngày 18 tháng 11 năm 1978, vụ Thảm sát Jonestown diễn ra trong rừng rậm tây bắc Guyana; 913 thành viên của giáo phái Ngôi đền các Dân tộc (Temple of Peoples) đã chết trong một vụ tự sát tập thể. Bản Sách kỉ lục Guinness năm 1990 xếp hạng Ngài Lionel Luckhoo sinh tại Guyana là " luật sư thành công nhất thế giới ". Ông đã giúp 245 khách hàng liên tiếp được miễn tội với cáo buộc giết người. Một tục ngữ Guyana nói rằng nếu bạn ăn labba và uống nước đen khi tới thăm Guyana, thì bạn sẽ muốn quay trở lại. (Labba là một loại chuột lang hay một loài gặm nhấm Nam Mỹ được ăn trong một món hầm màu đen được gọi là " bình hạt tiêu ". " Nước đen " là loại nước có ở nhiều nhánh sông trong nội địa Guyana, có màu đen bởi tanin trong rễ cây.) Andrew " Six-Heads " Lewis là người Guyana đầu tiên đoạt giải vô địch đấm bốc thế giới, khi ông đánh bại James Page để đoạt chức vô địch siêu nhẹ WBA thế giới. == Xem thêm == == Ghi chú và tham khảo == == Đọc thêm == Stanley E. Brock, All the Cowboys Were Indians and Jungle Cowboy Donald Haack, Bush Pilot In Diamond Country Hamish McInnes, Climb To The Lost World (1974) Andrew Salkey, Georgetown Journal (1970) Marion Morrison, Guyana (Enchantment of the World Series) Bob Temple, Guyana Noel C. Bacchus, Guyana Farewell: A Recollection of Childhood in a Faraway Place Marcus Colchester, Guyana: Fragile Frontier Matthew French Young, Guyana: My Fifty Years in the Guyanese Wilds Margaret Bacon, Journey to Guyana Father Andrew Morrison SJ, Justice: The Struggle For Democracy in Guyana 1952-1992 Vere T. Daly, The Making of Guyana D. Graham Burnett, Masters of All They Surveyed: Exploration, Geography and a British El Dorado Ovid Abrams, Metegee: The History and Culture of Guyana Evelyn Waugh, Ninety-Two Days Gerald Durrell, Three Singles To Adventure Colin Henfrey, Through Indian Eyes: A Journey Among the Indian Tribes of Guiana Stephen G. Rabe, U.S. Intervention in British Guiana: A Cold War Story Charles Waterton, Wanderings in South America David Attenborough, Zoo Quest to Guiana (Lutterworth Press, London: 1956) == Liên kết ngoài == Chính phủ President of the Co-operative Republic of Guyana - Official Website Encyclopaedia Britannica - Guyana Country Page National Assembly Official Website of the Guyana Tourism Authority (GTA) Official Website of the Guyana Office for Investment - GO-Invest Government of Guyana National HIV/AIDS Programme - National website providing HIV/AIDS information to health professionals, general public and partners. [3] - Declassified US State Department documents detailing covert action from the start of postwar independence. Tổng quát Raval Online - Articles, Blogs and Photos Guymine.com - Popular Guyanese website that focuses on Linden, the second largest town SDNP Guyana - Guyanese directory and host to ministerial sites Open Directory Project - Guyana directory category [4] - The Mittleholzer Foundation - Online Guyanese Forum Guyana Outpost - One of the premier web sites on Guyana and Guyanese Guyana - On Guyana and its people National Symbols of Guyana BBC profile of Guyana [5] The Committee Dedicated to the Establishment of an American Guyana Hinduism in Guyana and Suriname Guyana Resource Center Guyana's Overstream Map of Guyana - Tourist Destinations [6] - U.S. State Department Consular Information Sheet for Guyana with entry reuirements and travel information and warnings Mục “Guyana” trên trang của CIA World Factbook. Truyền thông Guyana Portal GuyaneseTavern.com - A popular web portal featuring up-to-date news and videos of Guyana Guyana Palace.com Guyana and the Caribbean News and Information Guyana News and Information One of the most popular websites for current news and information, this site also hosts an email directory of people from the Guyanese Community and Discussion Forum. GINA - Government Information Agency. Cập nhật daily. The Guyana Chronicle - Local daily government run newspaper. Kaieteur news - Local daily independent newspaper. Stabroek News - Local daily independent newspaper. Cập nhật daily and maintains archives for 7 days. Voice of Guyana International - independent owned Internet radio propaganda press - political blog and commentary Bản đồ Guyana on Google Maps.
tổng bí thư đảng cộng sản trung quốc.txt
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (giản thể: 中国共产党中央委员会总书记; phồn thể: 中國共產黨中央委員會總書記; bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng Zhōngyāng Wěiyuánhuì Zǒngshūjì; Hán-Việt: Trung Quốc Cộng sản đảng Trung ương Ủy viên hội Tổng Thư ký), còn được gọi là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện nay là một chức danh chỉ người giữ chức vụ cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phụ trách triệu tập hội nghị Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, hội nghị Bộ Chính trị, cũng như chủ trì công tác của Ban Bí thư. Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư do Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đề xuất bầu cử. Nhiệm kỳ Tổng Bí thư tương đương với nhiệm kỳ của Ủy ban Trung ương Đảng. Với nhiệm kỳ 5 năm 1 khóa, không có quy định về số khóa nhiệm kỳ. Tổng Bí thư hiện nay là Tập Cận Bình, bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 11 năm 2012 từ kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XVIII. Chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương được thành lập năm 1925 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa IV. Năm 1945, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa VII, chức vụ được thay thế bằng Chủ tịch Hội Ủy ban Trung ương. Đến năm 1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XII đã tái lập chức vụ này. == Lịch sử == Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921, chức vụ lãnh đạo Đảng được thành lập với tên gọi Bí thư Bộ Trung ương, do Trần Độc Tú đảm nhiệm. Không lâu sau, chức danh này được đổi thành Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương, vẫn do Trần Độc Tú đảm nhiệm. Chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương được thành lập năm 1925 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa IV, giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của Đảng. Năm 1928, Hướng Trung Phát được bầu làm Tổng Bí thư, kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương Đảng mới thành lập. Từ năm 1930 đến 1945, chức vụ Tổng Bí thư chỉ còn giữ vai trò lãnh đạo tối cao trên danh nghĩa, trên thực tế, vai trò lãnh đạo tối cao thuộc về một số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị như Lý Lập Tam (1930), Vương Minh (1931). Bấy giờ, vai trò Tổng Bí thư chỉ có quyền triệu tập và chủ trì hội nghị Ủy ban Thường vụ Cục Chính trị, hội nghị Bộ Chính trị, song quyết định chung tối cao tại hội nghị do đa số Ủy viên thông qua. Sau khi Hướng Trung Phát qua đời, chức vụ Tổng Bí thư bị khuyết, vai trò lãnh đạo Đảng do Bác Cổ nắm giữ từ 1931 đến 1934. Mãi đến kỳ họp thứ năm của Hội Ủy viên Trung ương khóa VI, Bác Cổ mới được bầu chính thức giữ chức vụ Tổng Bí thư. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa, Bác Cổ bị phê bình và bị bãi nhiệm, Trương Văn Thiên được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư. Tuy nhiên, quyền lãnh đạo thực tế thuộc về Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Mao Trạch Đông (từ 1943 là Chủ tịch Bộ Chính trị). Chức vụ Tổng Bí thư chỉ còn vai trò là một Bí thư bình thường trong Ban Bí thư Trung ương (cải tổ từ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị năm 1934), bó hẹp trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, không có thực quyền. Năm 1945, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa VII, vai trò lãnh đạo tối cao trong Đảng được xác lập bởi chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương, gọi tắt là Chủ tịch Đảng. Chức vụ Tổng Bí thư bị thay bằng chức vụ Chủ tịch Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương do Mao Trạch Đông kiêm nhiệm. Từ năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dưới hệ thống chính trị "chế độ hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo", Đảng Cộng sản Trung Quốc thực tế chịu trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước, vì thế chức vụ lãnh đạo Đảng tương đương hoặc ở cấp cao hơn chức vụ lãnh đạo Nhà nước. Vì thế, Mao Trạch Đông, với các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương, Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân, trên thực tế trở thành lãnh đạo tối cao với quyền lực tuyệt đối của chính trị, quân sự và hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1982, Điều lệ Đảng được sửa đổi, xóa bỏ chức vụ Chủ tịch Đảng và Phó Chủ tịch Đảng, chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương được tái lập và trở lại là chức vụ cao nhất của Đảng. Mặc dù về danh nghĩa, từ năm 1979 đến năm 1989, các đời Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương là lãnh đạo tối cao, nhưng trên thực tế, thực quyền lãnh đạo tối cao thuộc về Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đặng Tiểu Bình. Tình trạng này tiếp diễn kéo dài đến năm 2004, khi Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân trao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào, chính thức hợp nhất vai trò Tổng Bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Bên cạnh đó, theo Hiến pháp, Tổng Bí thư không có quyền lực về mặt Nhà nước. Mặc dù vậy, do Trung Quốc là nhà nước độc đảng lãnh đạo, nên từ năm 1993, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, giữ vai trò nguyên thủ quốc gia, có quyền lực hơn cả Thủ tướng. Từ đó, theo thông lệ, Tổng Bí thư sẽ được bầu làm Chủ tịch nước, ngay trong kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc gần nhất. == Danh sách Tổng Bí thư qua các thời kỳ == == Xem thêm == Danh sách lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc == Chú thích == == Tham khảo ==
cộng đồng an ninh asean.txt
Cộng đồng an ninh ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Security Community, viết tắt: ASC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN chấp thuận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ chín (năm 2003). == Mục đích thành lập == ASC là sáng kiến của Indonesia và được các nước thành viên khác tán thành, có mục đích thúc đẩy sự hợp tác về chính trị và an ninh toàn ASEAN. ASC sẽ không phải là một liên minh quân sự, một hiệp ước phòng thủ, hay một chính sách ngoại giao chung. == Các mục tiêu == ASC hướng đến mục tiêu đưa sự hợp tác về chính trị và an ninh của ASEAN lên một tầm cao mới. == Kế hoạch xây dựng == Kế hoạch xây dựng tổng thể ASC được thông qua hội nghị cấp cao 14 năm 2009. Gồm 5 lĩnh vực chính: - Hợp tác chính trị: Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, xây dựng hòa bình sau khi xung đột. - Các biện pháp tăng cường ASEAN mở rộng hợp tác bên ngoài xây dựng ASC với 3 đặc trưng chính: Một cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các chuẩn mực chung, Một khu vực gắn kết hòa bình thịnh vượng tự cường có trách nhiệm chung, Đảm bảo an ninh toàn diện(*).(*): An ninh toàn diện là một khái niệm được sử dụng rộng rãi ở Thái Bình Dương, Thuật ngữ này đưa ra ở Nhật Bản vào những năm 70 dưới thời chính phủ OIRRA khái niệm một cách toàn diện bao gồm các mối đe dọa quân sự và phi quân sự với toàn bộ của quốc gia. ASEAN dùng khái niệm trên thay vì các mối đe dọa an ninh bên ngoài, đặc biệt là sau khi xuất hiện các cuộc đối thoại an ninh đa phương, khái niệm an ninh toàn diện được mở rộng cấp độ khu vực. - Một khu vực năng động rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tùy thuộc lẫn nhau. - Các vấn đề thách thức: Vấn đề chống khủng bố, tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở ĐÔNG NAM Á dẫn đến sự phân cực các nước ASEAN, tranh chấp biển đông - vấn đề quân sự. == Xem thêm == == Tham khảo ==
windows 2000.txt
Windows 2000 là một dòng hệ điều hành của Microsoft dùng cho máy tính cá nhân, máy tính văn phòng, máy tính xách tay và máy chủ, Ra mắt ngày 17/2/2000, Windows 2000 là sản phẩm kế tiếp Windows NT 4.0. Theo sau là Windows XP cho máy tính để bàn vào tháng 10/2001 và Windows Server 2003 cho máy chủ vào tháng 4/2003. Windows Me được phát hành 7 tháng sau Windows 2000 và 1 năm trước Windows XP, nhưng không phải là sản phẩm kế tiếp Windows 2000. Windows Me dành cho gia đình, trong khi Windows 2000 được thiết kế dành cho công việc. Có 4 bản Windows 2000 từ thấp đến cao: Professional, Server, Advanced Server, và Datacenter Server. Microsoft còn phát hành Windows 2000 Advanced Server Limited Edition và Windows 2000 Datacenter Server Limited Edition vào năm 2001 để chạy trên nền tảng Intel x64. == Lịch sửSửa đổi == Windows 2000 được xây dựng dựa trên hệ điều hành Windows NT. Ban đầu nó được gọi là Windows NT 5 nhưng Microsoft đổi tên thành Windows 2000 vào ngày 27/10/1998. Nó cũng là phiên bản Windows đầu tiên không có tên mã. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên được ra mắt ngày 27/9/1997. Nhiều phiên bản thử nghiệm nữa cũng được ra mắt cho đến bản Beta 3 ngày 29/4/1999. Microsoft ra mắt ba phiên bản nữa từ tháng 7 đến tháng 9/1999. Microsoft phát hành Windows 2000 cho các đối tác ngày 12/12/1999. Phiên bản đầy đủ được phát hành vào 17/2/2000 và được xem là phiên bản Windows chạy ổn định nhất. Vào ngày 29/2/2000, Microsoft phát hành Windows 2000 Datacenter. Microsoft phát hành Service Pack 1 (SP1) vào ngày 15/8/2000, Service Pack 2 (SP2) vào ngày 16/5/2001, Service Pack 3 (SP3) vào ngày 29/8/2002 và Service Pack 4 (SP4) vào 26/6/2003. Microsoft nói rằng họ sẽ không phát hành Service Pack 5, nhưng thay vào đó, họ đã phát hành một bản cập nhật cho Service Pack 4. Microsoft đã thay thế Windows 2000 Server bằng Windows Server 2003, và Windows 2000 Professional bằng Windows XP Professional. Windows Neptune được phát triển từ 1999. Nó đáng lẽ ra là phiên bản gia đình của Windows 2000. Tuy nhiên, chỉ một bản trước thử nghiệm (alpha) được tạo ra. Thay vào đó, Microsoft phát hành Windows Me và dự án Windows Neptune được nhập vào dự án Windows XP. Chức năng duy nhất của Neptune được tích hợp trong Windows 2000 là khả năng nâng cấp Windows 95, Windows 98, và hỗ trợ hệ thống quản lý tập tin FAT32. Nhiều lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện ra trong Windows 2000. Code Red và Code Red II là 2 sâu máy tính nổi tiếng nhất thông qua lỗi dịch vụ định vị tập tin của IIS trong Windows 2000 để tạo ra một lỗi bảo mật. Vào tháng 8/2003, hai sâu máy tính là Sobig và Blaster tấn công hàng triệu máy tính dùng Microsoft Windows và gây rất nhiều phiền toái cho những người quản trị mạng dùng Windows 2000. Điều này khiến cho nhiều đối tác của Microsoft và các chính phủ nghiên cứu cẩn thận về các lỗi bảo mật của Microsoft. == Tham khảoSửa đổi == == Liên kết ngoàiSửa đổi == Microsoft Windows 2000 official product page Windows 2000 Professional feature list Windows 2000 Server comparison chart Windows 2000 Server information at Technet Official support page
trận mons badonicus.txt
Trận Mons Badonicus (tiếng Anh: Mount Badon, Tiếng Wales: Mynydd Baddon) là một trận đánh giữa đội quân của người Briton và quân xâm lược Angles và Sachsen, không thể là diễn ra giữa các năm 490 và 517. Tuy trận này được tin là một sự kiện quân sự và chính trị tiêu biểu, không có sự xác định về niên đại, địa điểm và chi tiết của trận đánh. Trong thư tịch Historia Brittonum vào thế kỷ thứ IX, chiến thắng này được gán ghép cho vị vua-chiến binh Arthur và các sử liệu về sau đó cũng tán đồng, mặc dầu chỉ có một ghi chép gần như là đương thời của tác giả Gildas về Badon là không đề cập đến Arthur và cũng không xác định rõ rệt thân thế của những người thắng trận. Nằm trong 12 thắng lợi liên tiếp của ông, đại thắng ở núi Badonicus được xem là đỉnh cao sự nghiệp của vua Arthur huyền thoại - ông đã đánh tan nát quân Sachsen, tàn sát nhiều kẻ địch, chấm dứt thắng lợi cuộc kháng chiến của người Briton và mang lại cho vùng Anh 20 năm hòa bình - gọi là nền "thái bình Arthur". Ông trở thành một vị anh hùng vinh quang của dân tộc Briton. == Địa điểm và ngày tháng: không xác định == Thư tịch cổ nhất đã đề cập đến trận Mons Badonicus là De Excidio et Conquestu Britanniae (Về Sự sụp đổ và cuộc Chinh phạt đảo Anh), do thầy tu Gildas viết vào giữa thế kỷ thứ VI. Gildas ghi nhận trận đánh đã kết thúc với 'một cuộc tàn sát lớn cuối cùng' của người Briton nhằm vào quân xâm lược Angles và Sachsen sau những tháng năm binh lửa ác liệt. Theo lời kể Gildas, trận Mons Badonicus có ý nghĩa là chấm dứt cuộc xâm lăng của người Angles-Sachsen cho đến thời điểm mà ông viết De Excidio et Conquestu Britanniae, tuy nhiên trận đánh ấy và những gì sau đó không thể đưa người Briton trở về những năm tháng huy hoàng xưa cũ của họ. Gildas cũng cho biết trận chiến này ("obsessio"—một cuộc vây hãm) đã diễn ra trong năm sinh của ông, 44 năm trước khi ông viết tác phẩm. Điều này có thể đặt trận đánh vào một năm tháng nào đó từ cuối thế kỷ thứ V cho đến đầu thế kỷ thứ VI. Tuy nhiên, ông không hề nêu ra tên tuổi của các vị chỉ huy, và cũng không hề kể về địa điểm, diễn biến của trận chiến, hoặc là những người thắng trận. Nhìn chung, sự thầm lặng này là một nét đặc trưng của sử cũ của Gildas. Về sau này, các tác giả thời Trung Cổ thường gán ghép trận đánh này với Vua Arthur huyền thoại (xem thêm, "Nền tảng lịch sử cho Vua Arthur"); tuy nhiên, không có thư tịch nào được xác định ngày tháng rõ ràng trước sử liệu Historia Britonnum vào thế kỷ thứ IX đề cập đến vai trò của Arthur trong trận đánh. Theo sách Myths, scenes & worthies of Somerset của tác giả Charlotte Gilson Allen Boger, đại thắng ở núi Badonicus là đỉnh cao sự nghiệp của Arthur. Một số học giả hiện đại cho rằng sử liệu của Gildas ngụ ý rằng Aurelius Ambrosius là thủ lĩnh của người Briton tại Badon. Chương 25 miêu tả Aurelius như là lãnh đạo của người Briton trong những đợt chạm trán ban đầu của họ với người Sachsen. Các phiên bản hiện đại của Gildas có một khoảng trống giữa chương này và chương sau, trong đó đề cập đến trận Mons Badonicus; người ta lý giải đây là hàm ý rằng thời gian đã trôi qua giữa Aurelius và chiến thắng cuối cùng tại Mons Badonicus. Tuy nhiên, khoảng trống ấy không hề tồn tại trong các bản viết tay; không có nó, hai chương này có thể được coi là hàm ý rằng chiến công tại Badon là một phần của các chiến dịch của Aurelius. === Chiến địa === Người ta đã đặt nhiều giả thuyết về chiến địa của trận Mons Badonicus, phần lớn là ở nước Anh và xứ Wales ngày nay. (Để xem một loạt các địa điểm được nêu ra, xem bài Các địa điểm và vùng miền gắn liền với huyền thoại Arthur.) Những địa điểm này bao gồm: Lâu đài Liddington, phía trên ngôi làng Badbury (Tiếng Anh cổ: Baddan byrig) gần Swindon ở vùng đồi Marlborough dẫn đầu con đường Đông-Tây dọc theo hẻm The Ridgeway, nhờ đó quân Briton đẩy lùi cuộc xâm lược của quân Angles-Sachsen ở vùng thung lũng Thames và bảo hộ các thung lũng Avon và Severn. Thành lũy trên đồi Badbury / Vành đai Badbury, một thành lũy trên đồi ở Dorset vào Thời kỳ đồ sắt. Đồi Solsbury gần Bath, theo ghi chép của Geoffrey xứ Monmouth. Bath được người Sachsen gọi là æt Bathum ("ở các phòng tắm"), Hatum Bathum (có thể hiểu là "các phòng tắm nóng bỏng"), Bathumtun, hoặc là Bathanceaster (trong đó ceaster bắt nguồn từ chữ castra, "trại" trong tiếng La Tinh). Có những ngọn đồi khác ở gần Bath, và chúng đều có thể là chiến trường của trận này. Từ "bath" là một từ tiếng German, nhưng "Badon" có lẽ là một cái tên kiểu Celt. Tên tiếng La Mã của Bath là Aquae Sulis, tuy nhiên khu vực này (và đồi Solsbury cận kề) đã có người sinh sống khoảng nghìn năm trước khi người La Mã đến đây. Buxton, một thị trấn nghỉ dưỡng và là nơi có một phòng tắm thời Cổ La Mã. Đồi Bardon. Đồi Bowden tại Linlithgow Đường dốc Bathampton Mọi địa điểm này đều là "sản phẩm" của các lý thuyết và suy đoán của giới học giả, dựa trên chứng tích nghèo nàn. Trận đánh này có lẽ đã diễn ra ở vùng ranh giới giữa các lãnh thổ của cư dân bản địa Briton và quân xâm lấn Angles-Sachsen, có lẽ là gần Wansdyke. Hoặc có lẽ là quân Angles-Sachsen đã thọc sâu vào lãnh thổ Anh để tiến chiếm cửa sông Severn và chia rẽ người Wales với người Briton ở hướng Tây Nam. Sử cũ của Gildas có ghi nhận: "Obsessionis Badonici montis", ta hiểu là người Angles-Sachsen đã tiến qua xa vào lãnh thổ của người Briton, thế rồi bị vây bọc và mắc bẫy trên một đỉnh đồi tại Cotswolds. Mục tiêu chiến lược của quân Sachsen cuối cùng đã hoàn thành sau trận Deorham vào năm 577. Sử liệu Annales Cambriae, được tìm thấy trong bản Historia Brittonum đã được kiểm chứng lại trong bộ sưu tập Harleian, có mục từ viế về "trận Badon lần thứ hai" (bellum Badonis) bào năm 665. Tài liệu ấy kể về một trận giao chiến giữa hai Vương quốc vào thế kỷ thứ VII, các Vương quốc ấy chưa hề được xác định và không rõ trận đánh ấy đã được ghi nhận trong các bộ sử cũ khác của nước Anh hay là không. Có lẽ đây là "bản sao" của trận đánh thứ nhất, là hệ quả của một quá trình truyền miệng lâu dài làm cho thông tin bị khác đi. === Liên hệ với truyền thuyết Arthur === Trong thế kỷ thứ IX, vua Arthur huyền thoại được xem là vị thủ lĩnh của người Briton thắng trận tại Mons Badonicus. Sử liệu cổ nhất đề cập đến thắng lợi của Arthur là Historia Brittonum vào thế kỷ thứ IX. Chương 56 kể rằng Arthur đã chiến thắng trong 12 trận đánh, và trận cuối cùng trong số đó đã diễn ra tại Mons Badonicus, nơi Arthur đơn thương độc mã giết 960 tên địch. Arthur còn được đề cập đến một tư liệu có vẻ là rất cổ khác, bộ Annales Cambriae. Trong phần viết về năm 516, Biên niên sử (Annales) này kể rằng trong cuộc chiến đấu tại Badon, Arthur đã mang "cây Thập tự của Đức Chúa Giê-su Ki-tô trên vai trong suốt ba ngày ba đêm…", và giành được chiến thắng. Trong thế kỷ thứ XII, Geoffrey xứ Monmouth cũng kế tục truyền thống đó bằng miêu tả về chiến thắng của Arthur ở Mons Badonicus trong bộ dã sử nổi tiếng của ông là Historia Regum Britanniae. Thế rồi, chiến tích của Arthur đã xuất hiện trong nhiều biên nên sử và truyện dân gian thời Trung Cổ. Lý giải cho việc thư tịch cổ nhất của Gildas không đề cập đến Arthur có thể tìm thấy ngay từ thế kỷ thứ XII. Trong thế kỷ ấy, cuốn Cuộc đời của Gildas cho biết rằng thực chất Gildas đã viết rất nhiều Arthur, tuy dưng ông đã căm phẫn và "tẩy chay" Arthur sau khi vị vua này sát hại anh mình là Huail. Các tác giả hiện đại suy đoán rằng các chi tiết của trận đánh đã nổi tiếng đến mức mà Gildas có thể nghĩ rằng độc giả đã quá quen thuộc với chúng. Dù sao đi chăng nữa, các thư tịch Historia và Annales công lại đã được dùng làm minh chứng cho việc Arthur đã chinh chiến tại Badon. Trong thời kỳ hiện đại, cuốn The beloved St. Mungo, founder of Glasgow của tác giả Réginald B. Hale cũng ghi nhận là Arthur đã đánh tan nát quân Sachsen ở trận núi Badon, chấm dứt thắng lợi cuộc kháng chiến của người Briton và đem lại cho vùng Anh 20 năm yên bình - gọi là nền "thái bình Arthur". Tuy nhiên, các học giả có đồng thuận rằng ghi chép trong Annales đã trực tiếp dựa trên Historia. Phần đó của Annales chỉ được tìm thấy trong các bản viết tay về sau này, và chủ yếu là dựa theo các sử liệu cổ hơn. == Chiến quả == Mặc dù không rõ về ngày tháng, chiến địa và các phe tham chiến, người ta dám chắc là trận đánh này đã kết liễu cuộc xâm lược của người Angles-Sachsen trong vòng vài năm. == Trận Badon lần thứ hai == Theo như Annales Cambriae, vào năm 665 có một trận đánh thứ hai tại Badon. Cũng theo sử liệu này, vào năm 665 người Angles-Sachsen đã cải sang Ki-tô giáo ("Lễ Phục sinh đầu tiên của dân Sachsen") và một "Morgan" nào đó bị chết. Dù chỉ được ghi chép rời rạc như vậy, có lẽ ba sự kiện này có liên hệ gì đó với nhau. Hoặc là, trận đánh này có lẽ là một "bản sao" của trận Badon lần thứ nhất, được truyền tụng theo một lối khác với nhiều chi tiết bị thay đổi. == Chú thích == == Tham khảo == Green, Thomas (2007). Concepts of Arthur. Stroud, Gloucestershire: Tempus. ISBN 978-0-7524-4461-1. Charlotte Gilson Allen Boger, Myths, scenes & worthies of Somerset, G. Redway, 1887. Rosalyn Ashby, Peter Gordon, Peter Lee, Understanding history: recent research in history education, Routledge, 09-06-2005. ISBN 071300245X. Réginald B. Hale, The beloved St. Mungo, founder of Glasgow, University of Ottawa Press, 01-01-1989. ISBN 0776602276. Choang:Xung đột thế kỷ 6
phan bội châu.txt
Phan Bội Châu (chữ Hán: 潘佩珠; 1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. == Tên gọi == Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San (潘文珊). Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu. Hai chữ "bội châu" (佩珠) trong tên của ông lấy từ câu: "城中蛾眉女珠佩何珊珊 [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san]." Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam (巢南) được lấy từ câu "越鳥巢南枝 [Việt điểu sào nam chi nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]." Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán (是漢), Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán vân vân. == Thân thế == Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán. Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi). Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An . == Hoạt động Cách mạng == === Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện === Bài chính: Duy Tân hội Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,... Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ. Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Ōkuma Shigenobu (Bá tước Ôi Trọng Tín) và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là: Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài. Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội. Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài. === Phát động phong trào Đông Du === Bài chính: Phong trào Đông Du Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ. Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội... Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Mất mát này chưa kịp khắc phục, thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội. Trong "cuộc bút đàm đẫm lệ" giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên "cầu viện" Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, "Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được". Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản. Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài. Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này. Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam , đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế. === Hoạt động ở Trung Quốc === Mặc dù thay đổi tôn chỉ, nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước. Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ, nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt. Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông "mặc cả" với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh vận động, nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp, mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát. Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Đảng Quốc dân Việt Nam. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925. == Phan Bội Châu và phong trào cộng sản == Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu tại Hà Nội ngày 26/12/1997, đã cho biết trong nhà của Phan Bội Châu có treo ở giữa tấm ảnh của Lenin. Trước đó từ lâu khi còn ở Trung Quốc, Phan Bội Châu còn viết một cuốn tiểu sử Lenin. Trung tướng Phạm Hồng Cư, bạn thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ cộng tác với phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Đặng Bích Hà, đã kể lại thời kỳ thiếu niên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm "ông già Bến Ngự" đang bị Pháp giam lỏng tại Huế, trong nhà Phan Bội Châu treo ba bức ảnh: Thích-ca Mâu-ni, Tôn Trung Sơn, Lenin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của ông. Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu), người đã sống chung với Phan Bội Châu một năm (để học chữ Hán và làm thư ký cho ông), sau khi Phan Bội Châu an trí tại căn nhà tranh đầu dốc Bến Ngự (Huế), đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi ông dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin). Giáo sư sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng rằng Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ phong trào cộng sản. Nhất là khi, theo ý ông, tờ báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án cách thức tiêu diệt trí thức của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lenin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang Xã hội chủ nghĩa trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: "Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi". Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921. === Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc === Tại vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: "Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh"' (Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân). Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này được nhắc lại và bàn tán. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và chờ đợi. Trong một cuộc gặp giữa Phan Bội Châu (lúc này đã bị Pháp bắt và quản thúc) với Đào Duy Anh và nhà nho Trần Lê Hữu, ông Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh" chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác". === Bị Pháp bắt và an trí === Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt . Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến. Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long. == Tác phẩm == === Tác phẩm về cách mạng Việt Nam === Việt Nam Quốc sử khảo (1909) Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn: Nhà xuất bản Tân Việt, 1950 Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??) Việt Nam vong quốc sử (1905) Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927) Cao đẳng Quốc Dân Di Cảo – Huế: Nhà xuất bản Anh-Minh, 1957 Chủng diêt dự ngôn – Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa hoc xã hội, 1991 Tân Việt Nam – Hà Nội: Nhà xuất bản Cục lưu trữ nhà nước, 1989 Thiên Hồ Đế Hồ – Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1978 Khuyến quốc dân du học ca Hải ngoại huyết thư (1906) Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa Hà thành liệt sĩ ca Truyện Lê Thái Tổ Tuồng Trưng nữ vương Gia huấn ca Giác quần thư Nam quốc dân tu tri Nữ quốc dân tu tri Truyện Chân tướng quân (1917) Truyện tái sinh sinh Truyện Phạm Hồng Thái === Tác phẩm biên khảo, thi ca === Ký niệm lục Vấn đề phụ nữ Luận lý vấn đáp Sào nam văn tập Hậu Trần dật sử – Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, 1996 Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: Nhà xuất bản Xuân Thu, 1986 Phan Bội Châu Niên Biểu – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971 Phan Bội Châu Toàn Tập – Huế: Nhà xuất bản Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001 Trùng Quang Tâm Sử Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học, 1971 . == Nhận xét == Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật để giúp đánh đuổi Pháp, bởi ông cho rằng người Nhật cùng là người châu Á "máu đỏ da vàng", có cùng kẻ thù chung với người châu Âu "da trắng tóc vàng". Nhưng thực tế, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt", cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc. Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Đương thời, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã viết về Phan Bội Châu như sau: Lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng đã được một luật sư người Pháp tên là Bona ca ngợi rằng: Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quân chân chính. Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ. Gần đây, trong sách Đại cương cương lịch sử Việt Nam (xuất bản 2006) đã có đoạn viết: Theo Phan Bội Châu, chỉ có con đường vũ trang bạo động...Đây là con đường đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ông thất bại là vì "không có lực lượng bên trong mà chỉ ỉ lại vào người ngoài thì thật là khó", "ỉ lại vào người thì không thể thành công được"(trích Niên biểu)...Những lời tự phê phán của ông thật sự nghiêm khắc mà cũng vô cùng chính xác!...Mặc dù không giành được thắng lợi, nhưng đường lối bạo động cách mạng đó đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt. Đó là cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu và các tổ chức của ông... Ngoài sự nghiệp cách mạng, ông còn viết rất nhiều sách báo, và đã được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Trong Từ điển văn học (bộ mới xuất bản 2004), sau khi giới thiệu về ông và sự nghiệp văn chương của ông, cũng đã kết luận rằng: Trong lịch sử văn học Việt Nam không dễ gì có nhiều văn chương có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng lớn lao như văn chương của Phan Bội Châu. Ngày nay trong văn chương đó, về tư tưởng và quan niệm, có thể điểm này điểm khác không còn phù hợp, nhưng trái tim chan chứa nhiệt huyết của tác giả vẫn còn nguyên giá trị. Ông là một trong số những nhà văn lớn của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20. == Xem thêm == Pháp thuộc Nguyễn Tiểu La Thái Thị Huyên == Tham khảo == == Thư mục == Một phần của bài này được trích dịch từ tài liệu A Country Study: Vietnam của Thư viện Quốc hội của Hoa Kỳ, thuộc phạm vi công cộng. GS Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử (VNPTS), nxb Đại Nam, Sài Gòn, 1961 Mạc Định Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng sản, nxb Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964 Vĩnh Sính, Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện, trong Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Nhà xuất bản Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2001. Sophie Quinn-Judge, Nguyen Ai Quoc, The Comintern and the Vietnamese Communist Movement (1919-1941), trong HO CHI MINH The missing years, The University of California Press, California, 2002. Gia Phả Họ Phan, Phần Thứ Hai, Chương V-03. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) - Nguyễn Văn Khánh - Nguyễn Đình Lễ, Đại cương cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. == Liên kết ngoài == Giáo sư sử học Vĩnh Sính viết về Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu Phan Bội Châu, từ báo Nhân dân Học lại Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du, từ BBC Việt ngữ Bối cảnh xã hội Việt Nam và Phong trào Đông Du, từ BBC Việt ngữ Phan Bội Châu - Giáo trình văn học Đại học Cần Thơ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (tiếng Anh và Pháp) Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu: Tình nhà, nghĩa nước, báo Quân đội Nhân dân Việt Nam Quang phục hội Phan Bội Châu Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những mối quan hệ và gặp gỡ với Phan Bội Châu - Tạp chí Sông Hương Phan Bội Châu, người đầu tiên treo ảnh Lê-nin ở Việt Nam - Tiền phong online Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) - Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
dặm vuông anh.txt
Dặm vuông Anh (hay dậm vuông Anh; tiếng Anh: square mile), còn gọi tắt là dặm vuông, là đơn vị đo diện tích bằng diện tích một hình vuông có bề dài là 1 dặm Anh cho mỗi cạnh. Nó không thuộc hệ đo lường SI. Đơn vị SI về diện tích là mét vuông. == Viết tắt == Không có một chấp nhận phổ thông để viết tắt cho "dặm vuông" nhưng người ta thường sử dụng: sq mile sq mi sq m (nhưng cách này có thể lẫn lộn với "mét vuông") mile² mi² sq km == Chuyển đổi == Một dặm vuông bằng: 27.878.400 foot vuông 640 mẫu Anh 2.589.988,11 mét vuông 2,589 988 11 km² Theo Hệ thống Khảo sát Đất công của nước Mỹ và Hệ thống Khảo sát Đất Lãnh địa của Canada, một tiết diện chuẩn bằng một dặm vuông. == Xem thêm == Đổi đơn vị đo lượng == Tham khảo ==
ytterbi.txt
Ytterbi là một nguyên tố đất hiếm thuộc nhóm Lantan có ký hiệu Yb và số nguyên tử 70. Ytterbi là kim loại màu trắng bạc mềm được tìm thấy trong các khoáng vật gadolinit, monazit, và xenotim. Nguyên tố này đôi khi đi cùng với yttri hoặc các nguyên tố liên quan khác và được dùng trong các loại thép nhất định. Ytterbi tự nhiên là hỗn hợp của 7 đồng vị ổn định. Ytterbi-169 là một đồng vị nhân tạo, được dùng làm nguồn tạo tia gamma. == Tính chất == === Tính chất vật lý === Ytterbi là một nguyên tố mềm, dễ uốn và dễ kéo có ánh bạc lấp lánh. Là nguyên tố đất hiếm, nó dễ hòa tan trong các axit vô cơ, phản ứng chậm với nước và bị ôxy hóa chậm trong không khí. Ytterbi có 3 dạng thù hình gọi là alpha, beta và gamma, và các điểm chuyển đổi hình dạng ở −13 °C và 795 °C. Dạng beta tồn tại ở nhiệt độ phòng và có cấu trúc tinh thể tâm mặt trong khi dạng gamma tồn tại ở nhiệt độ cao hơn có cấu trúc tâm khối. Thông thường dạng beta có độ dẫn diện giống kim loại, nhưng nó trở thành bán dẫn khi ở áp suất khoảng 16.000 atm (1,6 GPa). Điện trở suất của nó tăng gấp 10 lần ở 39.000 atm (3,9 GPa) nhưng giảm liên tục, khoảng 10% so với giá trị ở nhiệt độ phòng tại 40.000 atm (4 GPa). Trái ngược với các kim loại đất hiếm khác, thường chúng mang tính chất phản sắt từ hoặc sắt từ ở nhiệt độ thấp, Yb có tính thuận từ ở các giá trị nhiệt độ lớn hơn 1 K. Nó có điểm nóng chảy ở 824 °C và điểm sôi ở 1196 °C: điều này làm cho nó có khoảng hóa lỏng hẹp so với các kim loại khác. === Tính chất hóa học === Kim loại Ytterbi xỉ chậm khi tiếp xúc với không khí và dễ cháy ở 200 °C tạo ra ytterbi(III) ôxit (Yb2O3) hoặc các ytterbi monoxit (YbO) kém bền hơn. Ytterbi có khả năng nhường điện tử, phản ứng chậm với nước lạnh và phản ứng nhanh với nước ấm tạo thành ytterbi hydroxit: 2 Yb (r) + 6 H2O (l) → 2 Yb(OH)3 (dd) + 3 H2 (k) Kim loại Ytterbi phản ứng với tất cả halogen: 2 Yb (r) + 3 F2 (k) → 2 YbF3 (r) [trắng] 2 Yb (r) + 3 Cl2 (k) → 2 YbCl3 (r) [trắng] 2 Yb (r) + 3 Br2 (k) → 2 YbBr3 (r) [trắng] 2 Yb (r) + 3 I2 (k) → 2 YbI3 (r) [trắng] Các ion Ytterbi(III) hấp thụ ánh sáng trong dãi quang phổ hồng ngoại gần, nhưng không hấp thụ dãi phổ ánh sáng nhìn thấy nên nó có màu trắng, và các anion không màu của các muối ytterbi cũng không màu. Ytterbi dễ hòa tan trong axit sulfuric loãng tạo thành các dung dịch chứa các ion Yb(III) không màu, tồn tại ở dạng phức [Yb(OH2)9]3+: 2 Yb (r) + 3 H2SO4 (dd) → 2 Yb3+ (dd) + 3 SO42 (dd) + 3 H2 (k) === Các hợp chất === Ytterbi có ứng xử hóa học tương tự như các nguyên tố trong nhóm Lantan. Hầu hết các hợp chất được tìm thấy có trạng thái ôxy hóa +3, các muối ở trạng thái này gần như không màu. Giống europi, samari hoặc thuli, các trihalogen có thể bị ôxy hóa bởi hydro bằng các thêm vào kim loại tạo ra các dihalogen, ví dụ như YbCl2. Trạng thái +2 phản ứng tương tự với các hợp chất của kim loại kiềm thổ, ví dụ như Ytterbi(II) oxit (YbO) có cùng cấu trúc như canxi ôxit (CaO). Các Halogenua: YbCl2, YbBr3, YbCl3, YbF3 Ôxít: Yb2O3 === Các đồng vị === Ytterbi trong tự nhiên là hợp phần của 7 đồng vị bền: Yb-168, Yb-170, Yb-171, Yb-172, Yb-173, Yb-174, và Yb-176, trong đó Yb-174 là đồng vị phổ biến nhất chiếm 31,83%. 27 đồng vị phóng xạ đã được phát hiện, trong đó đồng vị ổn định nhất là Yb-169 có chu kỳ bán rã 32,026 ngày, Yb-175 là 4,185 ngày, và Yb-166 là 56,7 giờ. Tất cả đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 2 giờ, và đa số trong đó có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 20 phút. Nguyên tố này có 12 meta state, trạng thái ổn định nhất là Yb-169m (t½ 46 giây). Khối lượng nguyên tử của các đồng vị ytterbi nằm trong khoảng từ 147,9674 u (Yb-148) đến 180,9562 u (Yb-181). Cơ chế phân rã chủ yếu trước đồng vị ổn định nhất Yb-174 là bắt điện tử, và cơ chế chủ yếu sau là phát tia beta. Các sản phẩm phân rã chủ yếu trước Yb-174 là các đồng vị của nguyên tố 69 (thuli), và sau là các đồng vị của nguyên tố 71 (luteti). Về lĩnh vực quang lượng tử, các đồng vị ytterbi khác nhau tuân theo hoặc là Bose-Einstein statistics hoặc là Fermi-Dirac statistics, dẫn đến ứng xử thú vị trong các ô mạng quang học. == Lịch sử == Ytterbi được nhà hóa học Thụy Điển Jean Charles Galissard de Marignac phát hiện năm 1878. Marignac đã tìm thấy một thành phần mới trong đất sau đó được gọi là erbia và đặt tên nó là ytterbia (theo tên Ytterby, một ngôi làng ở Thụy Điển nơi ông tìm thấy thành phần mới này). Ông nghi ngờ rằng ytterbia là một hỗn hợp của nguyên tố mới mà ông gọi là ytterbi. Năm 1907, nhà hóa học người Pháp Georges Urbain tách ytterbia của Marignac thành hai thành phần: neoytterbia và lutecia. Neoytterbia có thể sau này được gọi là nguyên tố ytterbi, và lutecia có thể là nguyên tố luteti. Cùng lúc đó, Auer von Welsbach đã tách hoàn toàn các nguyên tố này từ ytterbia, nhưng ông gọi chúng là aldebarani và cassiopei. Các tính chất vật lý và hóa học của ytterbi đã không được xác định mãi cho đến năm 1953 khi ytterbi gần như tinh khiết đầu tiên được sản xuất. Giá ytterbi tương đối ổn định khoảng 1.000 USD/kg từ khoảng năm 1953 và 1998. == Xem thêm == Erbi Terbi Yttri == Tham khảo == == Đọc thêm == Guide to the Elements – Revised Edition, Albert Stwertka, (Oxford University Press; 1998) ISBN 0-19-508083-1 == Liên kết ngoài == It's Elemental – Ytterbium
vùng đất mua louisiana.txt
Vùng đất mua Louisiana hay Cấu địa Louisiana (tiếng Anh: Louisiana Purchase; tiếng Pháp: Vente de la Louisiane) là vùng đất mà Hoa Kỳ mua, rộng 828.000 dặm vuông Anh (2.140.000 km²) thuộc lãnh thổ của Pháp ở Bắc Mỹ có tên gọi là "Louisiana" vào năm 1803. Giá tiền mua là 60 triệu franc (11.250.000 đô la Mỹ) cộng việc hủy bỏ số nợ đáng giá 18 triệu franc (3.750.000 đô la Mỹ). Tính luôn tiền lời, Hoa Kỳ phải trả tổng cộng lên đến 23.213.568 cho lãnh thổ Louisiana. Vùng đất mua Louisiana bao gồm những phần đất của 15 tiểu bang hiện tại của Hoa Kỳ và hai tỉnh bang của Canada. Vùng đất mua này bao gồm tất cả các tiểu bang ngày nay là Arkansas, Missouri, Iowa, Oklahoma, Kansas, Nebraska, một phần của Minnesota nằm ở phía nam Sông Mississippi, phần lớn Bắc Dakota, gần toàn bộ Nam Dakota, đông bắc New Mexico, miền bắc Texas, một phần Montana, Wyoming, và vùng đất Colorado nằm bên phía đông Phân tuyến Lục địa, và Louisiana ở hai bên bờ Sông Mississippi bao gồm thành phố New Orleans (Vùng cán chảo Oklahoma, và phần đất tây nam Kansas và Louisiana lúc đó vẫn còn bị Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền). Ngoài ra, vùng đất mua này gồm có những phần đất nhỏ mà dần dần sau đó trở thành một phần đất của các tỉnh bang Alberta và Saskatchewan của Canada. Vùng đất mua này chiếm khoảng 23% lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay. Việc mua đất này là một khoảnh khắc quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của Thomas Jefferson. Vào lúc đó, việc mua vùng đất này phải đối mặt với sự phản đối từ trong nước và bị coi là vi hiến. Mặc dù cảm nhận rằng Hiến pháp Hoa Kỳ không có điều khoản nào nói đến việc mua bán đất nhưng Jefferson đã quyết định mua Louisiana vì ông cảm thấy khó chịu trước sức mạnh của Pháp và Tây Ban Nha ngăn cản lối giao thương của người Mỹ đến Hải cảng New Orleans. Ngay sau khi kết thúc thỏa thuận Napoleon Bonaparte đã phát biểu rằng "Sự thỏa thuận về lãnh thổ này sẽ mãi mãi khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, và tôi đã cho Anh Quốc một đối thủ cạnh tranh về biển mà sớm muộn gì cũng sẽ làm cho họ (Anh Quốc) bớt tính kiêu ngạo của họ." == Bối cảnh == Thành phố New Orleans kiểm soát Sông Mississippi ngay tại vị trí của nó; các nơi khác đã được dùng làm cảng thử nghiệm nhưng không thành công. New Orleans đã là một cảng quan trọng để chuyên chở nông sản đến và đi từ khắp các phần đất Hoa Kỳ nằm ở phía tây Dãy núi Appalachian. Qua Hiệp ước Pinckney ký với Tây Ban Nha vào ngày 27 tháng 10 năm 1795, các nhà buôn người Mỹ có "quyền tồn trử" tại New Orleans. Điều này có nghĩa là họ có thể dùng cảng này để chứa hàng hóa xuất khẩu. Người Mỹ cũng dùng quyền này để chuyên chở các sản phẩm như bột mì, thuốc lá, thịt heo, thịt bacon, mở heo, lông chim, rượu táo, bơ, và phó mát. Hiệp ước cũng công nhận quyền của người Mỹ đi lại trên toàn dòng Sông Mississippi mà vào lúc đó đã trở nên càng quan trọng trong việc giao thương đang phát triển của các lãnh thổ phía tây của Hoa Kỳ. Năm 1798 Tây Ban Nha bãi bỏ hiệp ước này khiến người Mỹ rất bất bình. Năm 1801, Thống đốc Tây Ban Nha Don Juan Manuel De Salcedo lên làm Thống đốc Hầu tước Casa Calvo, và quyền tổn trử hàng hóa của Hoa Kỳ được tái phục hồi hoàn toàn. Napoleon Bonaparte đã mang Louisiana trở về sự kiểm soát của người Pháp từ tay người Tây Ban Nha năm 1800 dưới Hiệp ước San Ildefonso (Louisiana đã là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1762). Tuy nhiên, hiệp ước được giữ bí mật và Louisiana vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha cho đến khi chuyển giao quyền lực về tay Pháp. Việc chuyển giao sau cùng xảy ra vào ngày 30 tháng 11 năm 1803, chỉ ba tuần trước khi nhượng lại cho Hoa Kỳ. James Monroe và Robert R. Livingston đến Paris để thượng lượng việc mua bán vào năm 1804. Mối quan tâm và chú ý của họ chỉ duy nhất là bến cảng và những vùng đất xung quanh đó. Họ đã không dự đoán đến việc chuyển giao một vùng lãnh thổ rộng đến như thế xảy ra sau đó. == Các cuộc thương lượng == Tổng thống Jefferson đã đặt nền móng cho việc mua bán này bằng việc phái Livingston đến Paris năm 1801 sau khi khám phá ra việc chuyển giao Louisiana từ Tây Ban Nha sang cho Pháp. Sứ mệnh của Livingston là phải theo đuổi việc mua lại thành phố New Orleans nhưng ông đã bị người Pháp cự tuyệt. Năm 1802, Pierre Samuel du Pont de Nemours được tuyển mộ để giúp việc thương lượng. Du Pont vào lúc đó đang sống tại Hoa Kỳ và có quan hệ gần gũi với Jefferson cũng như các thế lực chính trị tại Pháp. Ông đã tiến hành ngoại giao bí mật với Napoleon trên danh nghĩa của Jefferson trong chuyến viếng thăm cá nhân của ông đến Pháp. Ông đã khởi sự cái ý tưởng mua vùng đất Louisiana rộng lớn hơn nhiều như một cách để giảm bớt sự xung đột tiềm ẩn giữa Hoa Kỳ và Napoleon tại Bắc Mỹ. Jefferson không thích ý tưởng mua Louisiana từ tay Pháp vì như vậy giống như có ý công nhận Pháp có quyền hạn tại Louisiana. Là một người bảo thủ, Jefferson cũng tin rằng một tổng thống Hoa Kỳ không có quyền tiến hành một cuộc thương lượng mua bán như thế vì điều đó không có ghi trong hiến pháp và ngoài ra nếu làm vậy sẽ làm giảm bới quyền của tiểu bang bằng cách gia tăng quyền lực của hành pháp liên bang. Mặc khác, ông nhận thức về mối đe dọa tiềm ẩn từ một quốc gia kề cận như Pháp đối với quốc gia non trẻ, và chuẩn bị tiến hành chiến tranh để ngăn cản sự hiện diện của nước Pháp hùng cường trong vùng. Trong lúc đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Napoleon Charles Maurice de Talleyrand chống đối quyết liệt việc bán vùng đất Louisiana vì như vậy đồng nghĩa với việc kết thúc các chương trình bí mật của Pháp cho một đế quốc Bắc Mỹ. Trong suốt thời kỳ này, Tổng thống Jefferson luôn nhận được tin tình báo cập nhật về những ý định và hoạt động quân sự của Pháp tại Bắc Mỹ. Một phần chiến lược biến hóa của ông là cho du Pont biết những thông tin mật mà Livingston cũng không được biết đến. Ông cũng cố tình cho những chỉ thị trái ngược nhau đến hai người. Bước kế tiếp ông phái Monroe đến Paris năm 1803. Monroe trước đây từng bị Pháp trục xuất trong sứ mệnh ngoại giao cuối cùng, và việc chọn lựa phái ông đi Paris lần nữa có ý nghĩa truyền đạt cho người Pháp thấy sự nghiêm chỉnh của cuộc thương lượng. Napoléon đang đối mặt trước sự bại trận của quân đội ông tại Saint-Domingue (ngày nay là Cộng hòa Haiti) nơi một lực lượng viễn chinh dưới quyền của anh rể ông là Charles Leclerc đang cố tìm cách tái lập trật tự sau một cuộc nỗi loạn của người nô lệ. Cuộc nổi loạn này đang đe dọa thuộc địa sinh lợi nhiều nhất của nước Pháp. Các cuộc xung đột chính trị tại Guadeloupe và tại Saint-Domingue phát triển song song với việc phục hồi chế độ nô lệ vào ngày 20 tháng 5 năm 1802, sự đào vong của các sĩ quan lãnh đạo của Pháp như tướng da đen Jean-Jacques Dessalines và sĩ quan da trắng lai da đen Alexandre Pétion vào tháng 10 năm 1802 cùng với khung cảnh của một cuộc chiến tranh du kích đang diễn ra. Người Pháp thành công trục xuất Toussaint L'Ouverture về Pháp tháng 6 năm 1802, nhưng bệnh sốt huyết vàng đã hủy hoại quân đội châu Âu và giết chết Leclerc vào tháng 11. Thiếu lực lượng quân sự tại Bắc Mỹ, Napoleon cần hòa hoãn với Vương quốc Anh để thực thi Hiệp ước San Ildefonso và thâu tóm Louisiana. Ngược lại, Louisiana sẽ là một miếng mồi dễ nuốt cho người Anh hoặc thậm chí người Mỹ. Vương quốc Anh đã không giữ lời hứa của họ rời bỏ Malta vào tháng 9 năm 1802 như đã quy định trong Hiệp ước Amiens. Đầu năm 1803, chiến tranh giữa Pháp và Anh dường như càng ngày càng không thể tránh khỏi. Ngày 11 tháng 3 năm 1803, Napoleon quyết định xây dựng một hải đoàn gồm nhiều xà lan để xâm chiếm Anh Quốc. Các tình thế như vậy đã khiến Bonaparte từ bỏ các kế hoạch xây dựng đế quốc Tân Thế giới của Pháp. Napoleon chỉ thị cho bộ trưởng ngân khố của ông là François de Barbé-Marbois vào ngày 10 tháng 4 năm 1803 rằng ông đang xem xét việc từ bỏ Lãnh thổ Louisiana lại cho Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 4 năm 1803, chỉ vài ngày trước khi Monroe đến, Hầu tước de Barbé-Marbois nói với Livingston rằng Pháp muốn bán cả Lãnh thổ Louisiana thay vì chỉ có Thành phố New Orleans. Tổng thống Jefferson đã chỉ thị Livingston mua chỉ mỗi Thành phố New Orleans. Tuy nhiên, ông tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ chấp nhận một cuộc giao dịch lớn như vậy. Các nhà thương lượng Mỹ đã chuẩn bị chi 10 triệu đô la cho Thành phố New Orleans nhưng phải điếng người khi toàn bộ vùng Louisiana được ra giá là 15 triệu đô la. Hiệp ước được ghi là ngày 30 tháng 4 năm 1803 và được ký vào ngày 2 tháng 5. Ngày 14 tháng 7 năm 1803, hiệp ước đến Washington D.C. Lãnh thổ Louisiana rất rộng lớn, trải dài từ Vịnh Mexico ở miền nam đến Rupert's Land ở miền bắc, và từ Sông Mississippi ở miền đông đến Dãy núi Rocky ở miền tây. Việc mua lãnh thổ này đã làm tăng gấp đôi lãnh thổ của Hoa Kỳ với cái giá vào lúc đó là dưới 3 xu một mẫu Anh. Hầu như tất cả vùng đất này đều có người bản thổ Mỹ sinh sống và từng phần đất lại được mua lại lần thứ hai từ tay người bản thổ Mỹ. Giá tiền thật sự được trả cho Vùng đất mua Louisiana vì thế cao hơn giá tiền đã trả cho Pháp. Tuy nhiên giữa người mua và người bán lại không có tham khảo ý kiến của bất cứ bộ lạc người bản thổ nào vì thế đa số người bản thổ Mỹ không hề biết là có chuyện mua bán vùng đất họ vẫn đang sinh sống. == Phản đối trong nước == Việc Hoa Kỳ mua lãnh thổ Louisiana không được suông sẻ vì có sự phản đối từ trong nước. Triết lý sống kiên định theo luật pháp của Tổng thống Jefferson bị nghi ngờ vì đã diễn giải một cách sai lệch Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhiều người tin rằng ông là kẻ đạo đức giả và cố tình làm những việc mà ông sẽ có thể tranh cãi được để chống Alexander Hamilton. Những người theo chủ nghĩa liên bang chống đối kịch liệt việc mua bán này vì muốn có quan hệ tốt đẹp với Anh Quốc hơn là Napoleon. Họ tin rằng việc mua bán này là vi hiến và quan tâm rằng Hoa Kỳ đã trả một số tiền lớn để tuyên chiến với Tây Ban Nha. Những người theo chủ nghĩa liên bang cũng sợ rằng thế lực chính trị của các tiểu bang vùng bờ biển Đại Tây Dương sẽ bị đe dọa bởi các tân công dân ở phía tây dẫn đến một cuộc xung đột giữa các nông gia miền tây và các thương gia, nhà băng của vùng Tân Anh Cát Lợi. Cũng có một mối quan tâm khác rằng các tiểu bang mới chấp nhận chế độ nô lệ sẽ được gia tăng và phát triển từ lãnh thổ mới mua này sẽ càng gia tăng sự chia rẻ giữa miền bắc và miền nam. Một nhóm người theo chủ nghĩa liên bang dưới sự lãnh đạo của Thượng nghị sĩ của Massachusetts là Timothy Pickering đi xa hơn với kế hoạch thành lập một liên hiệp các tiểu bang miền bắc riêng biệt và hứa hẹn với Phó Tổng thống Aaron Burr chức tổng thống của tân quốc gia nếu như Burr có thể thiết phục New York gia nhập vào liên hiệp. Mối quan hệ của Burr với Alexander Hamilton, người giúp kết thúc phong trào ly khai mới phôi thai ở miền bắc, trở nên tồi tệ trong thời kỳ này. Mối thù nghịch giữa hai người đã dẫn đến cái chết của Hamilton trong một cuộc đấu súng giữa hai người vào năm 1804. == Ký kết hiệp định == Ngày 30 tháng 4 năm 1803, Hiệp ước về Vùng đất mua Louisiana được ký kết bởi Robert Livingston, James Monroe, và Barbé Marbois tại Paris. Jefferson thông báo hiệp ước này với nhân dân Mỹ vào ngày 4 tháng 7. Sau khi ký kết thỏa thuận về việc mua bán này vào năm 1803, Livingston đã phát biểu một câu nói nổi tiếng "Chúng ta đã sống lâu rồi nhưng đây là một công việc cao quý nhất cả đời người của chúng ta...Hoa Kỳ ngày nay đứng hạng trong số các cường quốc đầu tiên của thế giới". Thượng viện Hoa Kỳ thông qua hiệp ước này trong một cuộc biểu quyết với kết quả 24-07 vào ngày 20 tháng 10. Ngày hôm sau, thượng viện cho phép Tổng thống Jefferson nắm quyền sở hữu lãnh thổ và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời. Theo luật được ban hành ngày 31 tháng 10, Quốc hội lập ra các điều khoảng tạm thời cho chính quyền dân sự địa phương tiếp tục như còn thời dưới quyền của Pháp và Tây Ban Nha và cho phép Tổng thống dùng các lực lượng quân sự để duy trì trật tự. Các kế hoạch đã được đưa ra cho một sứ mệnh thám hiểm và vẽ bản đồ lãnh thổ này. Sứ mệnh sau đó được biết như là Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. Pháp trao New Orleans vào ngày 20 tháng 12 năm 1803 tại The Cabildo. Ngày 10 tháng 3 năm 1804, một buổi lễ chính thức được tiến hành tại St. Louis để chuyển sở hữu lãnh thổ từ Pháp sang cho Hoa Kỳ. Có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 1804, lãnh thổ mua được này được tổ chức thành Lãnh thổ Orleans (phần lớn trở thành tiểu bang Louisiana) và Địa khu Louisiana tạm thời nằm dưới quyền của thống đốc và các thẩm phán của Lãnh thổ Indiana. == Ranh giới == Các con sông nhánh của Sông Mississippi được giữ làm các ranh giới. Theo ước tính từng tồn tại thì tầm rộng và bộ phận của vùng đất mới mua này ban đầu được dựa theo những chuyến thám hiểm của Robert LaSalle. Nếu lãnh thổ này bao gồm tất cả các con sông nhánh của sông Mississippi bên bờ phía Tây thì giới hạn phía Bắc của vùng đất mới mua kéo dài vào trong phần đất đang sở hữu nhưng chưa được định rõ của người Anh - đó là vùng Rupert's Land của Bắc Mỹ thuộc Anh, hiện nay là một phần đất của Canada. Vùng đất mới mua này ban đầu trải dài tới vĩ tuyến 50 độ. Tuy nhiên, phần đất phía bắc vĩ tuyến 49 độ Bắc như Lưu vực Sông Red, Sông Milk (Montana-Alberta), và lưu vực Sông Poplar bị nhượng lại cho Vương quốc Anh theo Hiệp ước 1818. Ranh giới phía đông của vùng đất mới mua Louisiana là sông Mississippi từ thượng nguồn của nó đến vĩ tuyến 31 mặc dù thượng nguồn của Sông Mississippi lúc đó chưa được biết đến. Ranh giới phía đông dưới vĩ tuyến 31 độ thì không rõ ràng. Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền vùng đất xa đến Sông Perdido, và Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền ranh giới của Thuộc địa Florida nằm trên Sông Mississippi. Đầu năm 1804, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Mobile nhìn nhận Tây Florida là một phần của Hoa Kỳ. Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 giải quyết được vấn đề này. Ngày nay, vĩ tuyến 31 độ là ranh giới phía bắc của nữa phần phía tây của vùng Cán chảo Florida và Sông Perdido là ranh giới giữa Florida và Alabama. Vùng đất mới mua này trải rộng về phía tây đến Dãy núi Rocky, đặc biệt là Phân tuyến Lục địa nhưng một phần duy nhất ở phía nam vẫn thuộc Tân Tây Ban Nha. Ranh giới miền Nam của Vùng đất mua Louisiana (đối diện với Tân Tây Ban Nha) ban đầu không rõ ràng vào thời gian mua bán. Hiệp ước Trung lập năm 1806 tạo ra Tiểu quốc Tự do Sabine trong thời gian lâm thời và Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 bắt đầu tiến hành phân ranh giới chính thức. == Tài chính == Chính phủ Hoa Kỳ dùng số lượng vàng có giá trị 3 triệu đô la Mỹ để đặt cọc và các trái phiếu cho phần tiền còn lại phải trả cho Pháp. Vì chiến tranh sắp xảy ra với Anh Quốc, các ngân hàng của Pháp không mua bán trái phiếu của Mỹ. Các nhà ngoại giao Livingston và Monroe vì vậy đã giới thiệu các hãng Baring and Company của London và Hope and Company của Amsterdam mà Pháp đồng ý để làm giao dịch. Vì các công ty này nổi tiếng như là hai nhà tài chính vững vàng nhất tại châu Âu và vì Napoleon muốn nhận tiền của ông ta nhanh càng sớm càng tốt nên bộ trưởng ngân khố Pháp Barbé-Marbois đã xếp đặt cùng với hai công ty này để đổi trái phiếu mà Pháp nhận thành tiền mặt. Sau khi trái phiếu của Mỹ được giao, chính phủ Pháp liền bán lại cho Baring và Hope ở một giá rẻ hơn. Một phần của giá bán 80 triệu Franc (khoảng 15 triệu đô la Mỹ) được dùng để trừ nợ mà Pháp thiếu Hoa Kỳ. Cuối cùng Pháp nhận 8.831.250 tiền mặt cho thỏa thuận mua bán. Tài liệu gốc việc mua bán vùng đất Louisiana được trưng bày tại đại sảnh chính của các văn phòng London của công ty Baring cho đến khi nó phá sản vào năm 1995. == Xem thêm == Lịch sử Hoa Kỳ Các vùng lịch sử của Hoa Kỳ Lãnh thổ Louisiana Lãnh thổ Orleans Lãnh thổ Missouri Tiểu bang thứ 51 Thương vụ Alaska == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Text of the Louisiana Purchase Treaty Louisiana Secretary of State Library of Congress - Louisiana Purchase Treaty Teaching about the Louisiana Purchase Louisiana Purchase Bicentennial 1803-2003 New Orleans/Louisiana Purchase 1803 The Haitian Revolution and the Louisiana Purchase
agnieszka radwańska.txt
Agnieszka "Aga" Radwańska là 1 vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Ba Lan. Radwańska đạt thứ hạng cao nhất là số 2 thế giới vào tháng 7 năm 2012. Được biết đến là 1 tay vợt biết cách xây dựng chiến thuật thi đấu cũng như lối chơi thông minh, phòng ngự và phản công tốt ở cuối sân, Radwanska đã có được 17 danh hiệu đơn trong sự nghiệp. Radwanska đã từng tiến sâu vào 1 giải Grand Slam đó là tại giải Wimbledon 2012 và đã để thua Serena Williams. Ngoài ra, còn vào được bán kết của Úc Mở rộng và tứ kết Roland Garros. Ngoài ra, cô còn chơi ở nội dung đôi, từng đánh cặp với Maria Kirilenko và Daniela Hantuchová, nhưng sau năm 2010, Radwanska tập trung cho nội dung đơn và ít khi tham gia đánh đôi. Radwanska được bình chọn là tay vợt nữ được yêu thích nhất của WTA trong 5 năm liên tiếp (2011-2015). Với thành tích của mình trong thể thao, năm 2013, cô đã được Tổng thống Ba Lan Bronisław Komorowski trao tặng huy hiệu chữ thập vàng. == Cuộc sống cá nhân == Sinh ra tại Kraków, Radwanska bắt đầu tập chơi tennis từ năm 4 tuổi. Khi đó, cha cô đã giúp cô làm quen với tennis cũng như các môn thể thao khác. Em gái cô là Urszula Radwanska cũng là 1 vận động viên quần vợt. Cô hâm mộ Martina Hingis và Pete Sampras và lấy đó làm nguồn cảm hứng chơi tennis cho mình. Ngoài chơi tennis, Radwanska còn theo học ngành du lịch tại trường đại học tại Kraków. Cô cũng là một tín đồ Công giáo La Mã, và từng tham gia vào chiến dịch "Nie wstydzę się Jezusa!" (Tôi chẳng lấy làm hổ thẹn vì đấng Kitô!) của Công giáo Ba Lan. Trong chiến dịch này, cô phát hành một video kêu gọi người hâm mộ "đừng hổ thẹn vì đức tin của mình" và dùng những quả bóng tennis để xếp thành dòng chữ "JEZUS" ("JESUS"). Theo Forbes, vào năm 2012 cô là vận động viên nữ có thu nhập cao thứ 9 trên thế giới. == Sự nghiệp == === 2005-2006: Những năm đầu trong sự nghiệp === Radwanska giành được danh hiệu tại giải trẻ Wimbledon 2005, đánh bại Tamira Paszek và tiếp tục có được danh hiệu tại giải trẻ Roland Garros 2006 sau chiến thắng trước Anastasia Pavlyuchenkova. Cô tham dự giải đấu WTA đầu tiên của mình là tại J & S Cup vào năm 2006 (sau này là Warsaw Open) ở Warsaw, đánh bại Anastasia Myskina trong trận đấu ra quân đầu tiên của mình và để thua trước Elena Dementieva ở trận tứ kết trong vòng 3 set đấu. Tại Wimbledon năm 2006, cô thua Kim Clijsters tại vòng 4, và sau đó thua tại vòng 2 của U.S Open. Tại giải đấu ở Luxembourg, Radwanska đã vượt qua cựu số 1 thế giới Venus Williams ở vòng 2 và Elena Dementieva tại tứ kết nhưng thua Francesca Schiavone ở bán kết. === 2007-2008: Danh hiệu WTA đầu tiên === Radwanska tham dự Úc Mở rộng 2007 nhưng cô thua Ana Ivanovic tại vòng 2. Tại Sony Ericsson Open năm 2007, cô đã đánh bại thần tượng của mình là Hingis tại vòng 3. Nhưng cô phải rời khỏi giải đấu vì thua Tathiana Garbin tại vòng 4. Tháng 8 năm 2007, Radwanska có thêm chức vô địch WTA tại Nordea Nordic Light sau khi thắng Vera Dushevina trong trận chung kết. Tại Mỹ Mở rộng 2007, Radwanska đã đánh bại tay vợt đương kim vô địch là Maria Sharapova tại vòng 3 nhưng sau đó để thua trước Shahar Pe'er ở vòng 4. Tại Úc Mở rộng 2008, cô đã lọt đến tứ kết sau khi thua Daniela Hantuchova. Tại Pháp Mở rộng, Radwanska thua Jelena Jankovic tại vòng 4. Tại Wimbledon, cô thua. Ở Mỹ Mở rộng, cô cũng thua tại vòng 4 trước Venus Williams. Tại WTA Championships, Radwanska được chọn để thay thế cho Ana Ivanovic bị chấn thương, có trận thắng sau 2 set trước Svetlana Kuznetsova. Radwanska kết thúc năm ở vị trí thứ 10. Tại Olympics Bắc Kinh, Radwanska đại diện cho nước Ba Lan để chơi tại đây, thua trước Schiavone tại vòng 2. === 2009-2010 === Tại giải Úc mở rộng, Radwańska bị loại tại vòng 1 sau khi thua Kateryna Bondarenko. Tại Pháp Mở rộng, cô thất bại tại vòng 4, thua Svetlana Kuznetsova. Cô và em gái Urszula tham dự nội dung đôi Pháp Mở rộng và cũng lọt đến tứ kết. Tại Wimbledon, Radwanska thua Venus Williams tại tứ kết. Radwańska có trận bán kết đôi đầu tiên là tại Tokyo, thua trước Maria Sharapova. Vào đến chung kết giải tại Trung Quốc, thua Kuznetsova. Agnieszka Radwanska tham dự nội dung đánh đôi tại Úc Mở rộng cùng với Maria Kirilenko, lọt đến bán kết, thua bộ đôi hạt giống số 1 và cũng là bộ đôi số 1 thế giới vào thời điểm đó Cara Black và Liezel Huber. Tại Pháp Mở rộng, cô cũng đánh đôi với Kirilenko, bộ đôi này cũng lọt đến tứ kết và thua Serena và Venus Williams. Tại Wimbledon, Radwańska lọt đến vòng 4, thua Li Na, người mà cô cũng từng đánh bại trong giai đoạn cùng kì năm trước. Do chấn thương, Radwanska phải kết thúc mùa giải 2010 sớm, sau trận thua Angelique Kerber tại giải China Open và kết thúc năm ở ngoài top 10. === 2011 === Agnieszka lọt đến tứ kết Úc Mở rộng, nơi cô thua trước nhà vô địch năm đó Kim Clijsters với tỉ số 3–6 6–74–7. Tại Pháp Mở rộng, cô lại một lần nữa dừng bước ở vòng 4 sau trận thua Maria Sharapova. Tại Wimbledon, thua Petra Cetkovska của Cộng hòa Séc tại vòng 2. Ở US Open, cô thua Angelique Kerber tại vòng 2 sau khi đánh bại cô em Urszula Radwańska ở vòng 1. Radwanska có danh hiệu WTA tại Tokyo sau chiến thắng trước Vera Zvonareva. Tại China Open, Radwanska có được chức vô địch sau khi thắng Andrea Petkovic 7–5 0–6 6–4 trong trận chung kết. Radwanska giành được 1 suất tham dự WTA Championships với cương vị hạt giống số 8, dừng bước tại vòng bảng. Agnieszka Radwanska kết thúc năm 2011 ở vị trí số 8 thế giới. === 2012: Lần đầu vào chung kết Grand Slam, vị trí số 2 thế giới === Năm 2012 được coi như 1 bước ngoặt trong sự nghiệp cua Agnieszka Radwanska. Tại Úc Mở rộng, Radwanska lần thứ 3 phải dừng bước tại tứ kết, thua Victoria Azarenka sau 3 set. Radwanska có danh hiệu WTA tại Dubai sau chiến thắng trước Julia Goerges và danh hiệu tại Miami sau chiến thắng bất ngờ 7–5 6–4 trước Maria Sharapova. Trên mặt sân đất nện, Radwanska có danh hiệu WTA tại Brussels, (Bỉ) sau chiến thắng trước Simona Halep 7–5 6–0 ở trận chung kết. Tại Pháp Mở rộng, sau khi đánh bại Venus Williams tại vòng 2, Radwanska phải dừng bước tại vòng 3 sau trận thua trước Kuznetsova. Tại Wimbledon, Radwanska lần đầu tiên có mặt tại trận chung kết của giải và cũng là trận chung kết Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, thua trước Serena Williams 1–6 7–5 2–6 trong trận chung kết. Tại Olympics London 2012, Radwanska đại diện cho nước Ba Lan tham dự với cương vị hạt giống số 2 nhưng cô lại thua một cách bất ngờ trước Julia Goerges 5–7 7–65–7 6–4 tại vòng một. Tại US Open, Radwanska được xếp hạt giống số 2 nhưng lại thua trước hạt giống số 20 Roberta Vinci tại vòng 4 khiến cô rơi xuống vị trí số 4 thế giới. Tại WTA Championships, Radwanska lọt đến trận bán kết, thua Serena Williams 6–2 6–1. Radwanska kết thúc mùa giải 2012 ở vị trí số 4. === 2013 === Radwanska có 2 danh hiệu WTA liên tiếp tại Auckland sau chiến thắng trước Yanina Wickmayer 6–4 6–4 và tại Sydney, thắng Dominika Cibulkova 6–0 6–0 trong trận chung kết. Tại Úc Mở rộng, Radwanska có lần thứ 3 liên tiếp thất bại tại trận tứ kết, năm nay người đánh bại cô là Li Na, á quân năm đó. Tại Pháp Mở rộng, Radwanska lần đầu tiên vào tứ kết nhưng cô lại thua á quân năm 2012 Sara Errani 4–6 6–76–8. Tại Wimbledon, cô thua Sabine Lisicki trong trận bán kết 4–6 6–2 7–9. Khi Azarenka, Sharapova và cả Serena Williams chơi không tốt tại giải, thì Radwanska cũng không bắt đuọc cơ hội để có chức vô địch grand slam đầu tiên trong sự nghiệp. Radwanska cũng có những trận đấu chuẩn bị khá tốt trước thềm US Open. Đi đến bán kết Rogers Cup, thua Serena Williams 6–73–7 4–6. Radwanska bỏ cuộc tại tứ kết Cincinnati trong trận đấu gặp Li Na. Agnieszka Radwanska tiến đến Mỹ Mở rộng khi được xếp hạt giống số 3 (sau khi Maria Sharapova rút lui do chấn thương) nhưng cô lại 1 lần nữa không thoát khỏi ngưỡng cửa vòng 4 để lọt vào tứ kết, lần này, Radwanska thua tay vợt Nga Ekaterina Makarova 4–6 4–6. Sau Mỹ Mở rộng, Radwanska có được danh hiệu WTA thứ 3 trong mùa giải, giải đấu tại Seoul, Hàn Quốc sau chiến thắng 6–76–8 6–3 6–4 trước Anastasia Pavlyuchenkova. Cô còn tham dự China Open – giải đấu mà trước đây cô đã từng vô địch, dừng bước tại bán kết (thua Serena Williams 6–2 6–2). Radwanska tham dự WTA Championships với 1 tâm lý có vẻ không ổn định khiến cô thua cả 3 trận vòng bảng, thua Petra Kvitova 4–6 4–6, Serena Willams 2–6 4–6 và thua Angelique Kerber 2–6 2–6, điều đó khiến cô rơi khỏi top 4, kết thúc năm ở vị trí số 5 thế giới. === 2014-2015: Vô địch WTA Final === Radwanska mở đầu năm 2014 khi cùng đồng đội là Grzegorz Panfil đại diện cho Ba Lan tham dự Hopman Cup, được xếp hạt giống số 1 và vào được trận chung kết. Tại chung kết gặp Pháp, cô đánh bại được Alize Cornet nhưng thua tại trận đôi nam nữ trước đội Pháp. Tại Úc Mở rộng, Radwanska lần đầu tiên vào bán kết sau 5 năm thất bại tại tứ kết khi bất ngờ đánh bại nhà đương kim vô địch Victoria Azarenka 6–1 5–7 6–2 tại tứ kết, cô đã tạo nên 1 kết quả mà ít ai nghĩ tới. Tại Roger Cup (Montreal, Canada), Radwanska giành được chức vô địch khi đánh bại Venus Williams trong trận chung kết. Tại WTA Final, cô để thua trước Maria Sharapova và Caroline Wozniacki nhưng đã giành chiến thắng trước Petra Kvitová để lọt vào bán kết rồi dừng bước trước Simona Halep. Radwanska kết thúc năm 2014 với vị trí thứ 6. Radwanska khởi đầu năm 2015 cùng đồng đội Jerzy Janowicz đại diện cho Ba Lan tham dự Hopman Cup, tại chung kết cô giành chiến thắng trước Serena Williams và trong trận đánh đôi để giành chức vô địch cho đội Ba Lan. Tại WTA Final 2015, Radwanska nằm trong bảng đỏ cùng Simona Halep, Maria Sharapova và Flavia Pennetta. Cô đã để thua Sharapova và Pennetta, nhưng sau đó đã đánh bại Halep để giành quyền lọt vào vòng sau. Tiếp đó cô đánh bại Garbiñe Muguruza tại bán kết và Petra Kvitova tại chung kết để giành chức vô địch WTA Final đầu tiên. Cô kết thúc năm 2015 với vị trí thứ 5. == Phong cách thi đấu, trang bị == Radwanska là tay vợt có chiến thuật thi đấu, khả năng phòng ngự và phản công tốt ở cuối sân. Cô có khả năng di chuyển linh hoạt, chơi bóng bền, xu hướng dự đoán hành vi của đối thủ Một trong những điểm yếu quan trọng của Radwanska là những cú giao bóng và trả giao bóng. Những cú phát bóng của cô có tốc độ khá chậm và dễ bị phản công. Các cú đánh của cô cũng khá thiếu lực. Radwanska từng nói: "Tôi không nghĩ mình có thể phát bóng với tốc độ 200 km/h vì giới hạn cơ thể của mình", "Tôi phải làm điều gì khác. Tôi sinh ra để chơi theo kiểu này.. Radwanska chỉ thở mạnh ra khi cô đánh bóng, thay vì la hét lớn như nhiều đồng nghiệp của cô. Cô không nhồi bóng quá bốn lần trước khi phát bóng. Radwanska sử dụng vợt Babolat Pure Drive Lite, và trang phục thi đấu của Lotto. Ngoài ra cô cũng có hợp tác với các hãng Lexus, Rado, Amica, Cheesecake Factory, Vanquis Bank,..., logo của các hãng này xuất hiện trên trang phục thi đấu của cô tùy theo mùa giải. === Huấn luyện viên === Radwanska bắt đầu sự nghiệp quần vợt dưới sự hướng dẫn của cha cô - Robert Radwański. Trong năm 2011, Radwanska bắt đầu làm việc với huấn luyện viên Tomasz Wiktorowski. Cuối năm 2014, Radwanska mời huyền thoại quần vợt nữ Martina Navratilova vào đội ngũ huấn luyện của mình. Trong tháng 4 năm 2015, họ chia tay sau khi Navratilova nói rằng cô quá bận rộn và không thể tiếp tục công việc. == Thành tích tại các giải Grand Slam == W = vô địch F = á quân SF = bán kết QF = tứ kết 1R, 2R, 3R, 4R = vòng 1, vòng 2, vòng 3, vòng 4 === Nội dung đánh đơn === ==== Chung kết: 1 (Á quân) ==== === Nội dung đánh đôi === == Các trận chung kết WTA Tour == === Đánh đơn: 24 (17 vô địch, 7 á quân) === === Đánh đôi: 4 (2 vô địch, 2 á quân) === == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Agnieszka Radwańska tại Hiệp hội quần vợt nữ Agnieszka Radwańska trên ITF Agnieszka Radwańska tại Fed Cup
hiragana.txt
Hiragana (Kanji: 平仮名, âm Hán Việt: Bình giả danh; Hiragana: ひらがな; Katakana: ヒラガナ) còn gọi chữ mềm là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản, cùng với katakana (片仮名) và kanji (漢字); bảng ký tự Latinh, rōmaji, cũng được dùng trong một số trường hợp. Hiragana và katakana đều là các hệ thống kana, có đặc điểm là mỗi ký tự biểu diễn một âm tiết. Mỗi chữ kana hoặc là một nguyên âm (như a 「あ」); một phụ âm đi cùng với một nguyên âm (như ka 「か」); hoặc n 「ん」, một âm gảy, sẽ tùy vào âm ở sau mà phát âm thành [ɴ], [m], [n], [ŋ] hoặc nếu đứng ở trước nguyên âm sẽ trở thành nguyên âm mũi. == Tổng quát == Có hai hệ thống sắp xếp thứ tự hiragana chính, xếp thứ tự theo kiểu cũ iroha (いろは), và kiểu xếp thứ tự phổ biến hiện nay theo gojūon, (五十音, Ngũ thập âm), bảng chữ âm tiết tiếng Nhật. Hiragana trong tiếng Nhật chủ yếu được sử dụng trong những tình huống sau: Tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, hình dung động từ, như tabemashita (食べました, "đã ăn") hay thường là các bộ phận của trợ từ, trợ động từ như kara (から, "từ" (từ đâu đến đâu)) hay tiếp vị ngữ ~san (さん, "Ông, bà, cô..."). Đối với các từ mô tả sự vật đã được người Nhật gọi tên từ lâu, không có chữ Hán tương ứng. Ví dụ: meshi (めし, "thức ăn"), yadoya (やどや, "nhà trọ"). Trong những trường hợp nói chung là sử dụng kana chứ không dùng kanji, cũng không dùng katakana. Trong việc học tiếng Nhật, do tính chất cơ bản về chữ viết và các đọc của hiragana và katakana, nên chữ hiragana còn được dùng để phiên âm chữ kanji cho dễ đọc, gọi là furigana (振り仮名). == Hệ thống chữ viết hiragana == Hiragana gồm một tập cơ bản các chữ cái, gọi là Ngũ thập âm, và sau đó được mở rộng bằng một số cách. Bằng cách thêm dấu dakuten (゛) (濁点, trọc điểm) sẽ biến các phụ âm điếc như [k] hay [t] thành các phụ âm kêu như [g] hay [d]: [k]→[g], [t]→[d], [s]→[z], và [h]→[b]. Hiragana thuộc hàng ha 「は」 có thể thêm handakuten (゜) (半濁点) sẽ biến [h] thành âm nửa kêu [p]. Một phiên bản nhỏ của các chữ ya, yu và yo (ゃ, ゅ và ょ) có thể được thêm vào cuối các chữ thuộc cột i 「い」. Nó sẽ biến các nguyên âm [i] âm vòm hóa, gọi là các âm đôi. Chữ tsu nhỏ 「っ」 gọi là sokuon để chỉ phụ âm đôi. Nó xuất hiện trước phụ âm xát và phụ âm tắc, và đôi khi còn nằm ở cuối câu. Trong rōmaji nó được thể hiện bằng cách viết hai lần phụ âm theo sau nó. Kiểu viết nhỏ 5 nguyên âm kana đôi khi được dùng để biểu thị các âm tắt dần (はぁ, ねぇ). Có vài chữ hiragana ngày nay rất hiếm dùng. Wi ゐ và we ゑ đã không còn được dùng. Vu ゔ là mới được thêm vào để biểu diễn âm [v] của tiếng nước ngoài, nhưng vì tiếng Nhật không có kiểu phát âm như vậy, nên nó thường được phát âm thành [b] và chủ yếu chỉ để biểu thị các phát âm trong ngôn ngữ gốc (ví dụ dễ thấy nhất là "Việt Nam" được người Nhật đọc là betonamu ベトナム). Tuy nhiên, chữ này hiếm khi gặp vì những từ mượn (ngoại lai ngữ) thường được viết bằng chữ katakana tương ứng ヴ. == Bảng chữ hiragana-rōmaji == Bảng sau thể hiện hiragana cùng với la tinh hóa Hepburn. Ở vị trí hàng ya や cột e え, do không có mã Unicode nên phải dùng hình. Chữ này đọc như nguyên âm là /ye/ hoặc như phụ âm âm gần vòm cứng j đọc là je. Chữ này đã không còn được dùng từ khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 10 nên không còn nằm trong bảng Ngũ thập âm hiện đại. Bây giờ chữ ゐ wi và chữ ゑ we không còn được dùng. Những phụ âm kép như にゃ, にゅ và にょ không nên nhầm lẫn với chuỗi んや, んゆ và んよ. Việc kết hợp に với các chữ nhỏ hình thành nên một mora, trong khi chuỗi chữ ん đi kèm với các chữ hàng や lớn tạo thành hai mora. Ví dụ như かにゅう ka-nyu-u, (加入 gia nhập) và かんゆう ka-n-yu-u (勧誘 khuyến dụ), nghe khác nhau rõ ràng, mặc dù kiểu chữ viết Latinh có thể viết giống nhau là kanyu. Trong hệ thống Hepburn, ta có thể phân biệt với dấu phẩy: kanyū và kan'yū. == Lịch sử == Hiragana được phát triển từ man'yōgana (万葉仮名), tức là những chữ Hán được dùng để biểu diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thế 5. Dạng chữ hiragana bắt nguồn từ thảo thư của chữ Hán. Hình ở dưới là sự diễn hoá từ chữ Hán thành hiragana (đọc kiểu dọc theo thứ tự "a, i, u, e, o", hàng "a, ka, sa, ta, na, ha, ma, ya, ra, wa, n" từ phải sang trái). Ở phía trên là chữ khải thư, ở giữa màu đỏ là thể thảo thư của chữ, và ở dưới là hiragana tương đương. Khi mới được tạo ra, hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người cảm thấy tiếng Trung Quốc vẫn là ngôn ngữ của những người có học. Trước đây, ở Nhật Bản, dạng viết tay được dùng bởi những người đàn ông, còn gọi là onode (男手 nam thủ), và dạng chữ thảo được dùng bởi phụ nữ. Do đó hiragana ban đầu phổ biến ở giới nữ, những người không có được địa vị xã hội và học vấn như đàn ông. Từ đó, xuất hiện một tên gọi khác nonnade (女手 nữ thủ) là dạng chữ viết cho phụ nữ. Ví dụ như trong tác phẩm Truyện kể Genji (源氏物語 Nguyên Thị vật ngữ) và những tác phẩm tiểu thuyết khác mà tác giả là nữ giới dùng hầu như rất nhiều. Tác giả nam giới bắt đầu viết văn sử dụng hiragana. Hiragaga, với kiểu mềm của nó, được dùng như các tác phẩm viết không chính thức như thư cá nhân, trong khi katakana và kanji thường dùng cho những văn bản chính thức. Gần đây, hiragana đã được dùng chung với chữ katakana. Katakana được chuyển sang dùng cho các từ mượn gần đây (từ thế kỷ thứ 19), các tên chuyển ngữ, tên con vật, trong điện tín và để nhấn mạnh. Ngày xưa, tất cả các âm thanh đều có nhiều hơn một hiragana. Vào năm 1900, hệ thống đã được đơn giản hóa sao cho mỗi âm chỉ có một hiragana. Hiragana khác được biết đến như hentaigana (変体仮名). == Hiragana trong bảng mã Unicode == Trong bảng mã Unicode, các ký tự Hiragana nằm ở đoạn mã từ U+3040 đến U+309F: Khối mã Unicode của hiragana có chứa tất cả những ký tự hiragana hiện đại, bao gồm cả nguyên âm nhỏ và nguyên âm kép, cộng với chữ wi và we cổ xưa và từ hiếm vu. Tất cả các tổ hợp hiragana với dakuten và handakuten sử dụng trong tiếng Nhật hiện đại ngày nay cũng là những ký tự tổ hợp sẵn, đồng thời có thể tạo ra được bằng cách sử dụng chữ hiragana gốc cùng với ký tự dakuten và handakuten (lần lượt là U+3099 và U+309A). Cách làm này được dùng khi muốn thêm dấu vào những chữ kana thường hiếm khi được dùng như vậy, ví dụ như thêm dakuten vào nguyên âm thuần túy hay handakuten vào một chữ kana không nằm trong hàng "ha". Những ký tự U+3095 và U+3096 là か (ka) nhỏ và け (ke) nhỏ. U+309F là chữ ghép より (yori) hiếm khi được dùng trong văn bản viết theo dạng dọc. U+309B và U+309C là khoảng trống (không tổ hợp) tương đương với các ký tự tổ hợp dakuten và handakuten. Không có ký tự nào ở các mã U+3040, U+3097, và U+3098. Phần bổ sung của hiragana (Unicode 6.1) nằm trong mã U+1B000: 뀀. == Xem thêm == Tiếng Nhật Shodo, Thư pháp tiếng Nhật. Chữ lặp giải thích về các chữ lặp dùng với hiragana. Âm vị tiếng Nhật giải thích chi tiết về cách phát âm trong tiếng Nhật. Kana Kanji Katakana Rōmaji Hentaigana Man'yōgana Okurigana Furigana == Tham khảo == "The Art of Japanese Calligraphy", Yujiro Nakata, ISBN 0-8348-1013-1, gives details of the development of onode and onnade. == Liên kết ngoài == Bảng mã Hiragana tại Unicode.org Real Kana Luyện viết hiragana với các cách viết khác nhau Flash Kana lessons Romaji to Hiragana Công cụ chuyển Rōmaji sang Hiragana.
ibaraki.txt
Ibaraki (Nhật: 茨城県 (Tỳ Thành Huyện), Ibaraki-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kantō trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Mito. == Địa lý == Tỉnh Ibaraki nằm ở phần phía Đông Bắc của vùng Kantō, trải dài giữa tỉnh Tochigi và biển Thái Bình Dương và giáp ranh về phía Bắc và Nam với tỉnh Fukushima và tỉnh Chiba. Giáp ranh với tỉnh Gunma và tỉnh Saitama về phía Tây Nam. Đa số phần phía Bắc của tỉnh là núi, nhưng phần lớn diện tích tỉnh là đồng bằng với nhiều hồ. == Lịch sử == Tỉnh Ibaraki trước đây được biết đến là tỉnh Hitachi. Năm 1288, tỉnh Hitachi bị hoàng tử Subaru xâm chiếm. Đến năm 1871 thì tỉnh đổi tên thành Ibaraki. == Hành chính == == Kinh tế == Vùng có công nghiệp điện, đặc biệt là điện nguyên tử, công nghiệp sản xuất, hóa chất, công nghiệp cơ khí chính xác. Công ty Hitachi được thành lập tại thành phố Ibaraki. == Văn hóa == == Giáo dục == == Thể thao == Các đội thể thao được liệt kê dưới đây có trụ sở tại Ibaraki. Bóng đá Kashima Antlers (Kashima) Mito HollyHock (Mito) Ryutsu Keizai Đại học FC (Ryūgasaki) Bóng chuyền Hitachi Sawa Rivale (Hitachinaka) Kinh tế ibaraki Vùng có công nghiệp điện, đặc biệt là điện nguyên tử, công nghiệp sản xuất, hóa chất, công nghiệp cơ khí chính xác. Công ty Hitachi được thành lập tại thành phố Ibaraki. Tập đoàn Hitachi được thành lập năm 1910 bởi kỹ sư Namihei Odaira. Hitachi còn có khoảng 956 công ty trên toàn thế giới, phạm vi kinh doanh rộng lớn từ điện gia dụng, thiết bị tự động, năng lượng, công nghiệp đến y khoa. Cái tên Hitachi có nghĩa là mặt trời mọc - thể hiện triết lý nền tảng của công ty là góp phần phục vụ cho cộng đồng và xã hội thông qua công nghệ kỹ thuật cao. Mỗi năm Hitachi đã đầu tư hàng ngàn đô la vào các công trình nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Du lịch: • Công viên Kairakuen: Kairakuen là một trong ba khu vườn lớn và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Kairakuen đẹp nhất vào đầu mùa xuân với hơn 3000 cây mơ có hoa đang nở rộ. Có hơn 100 giống mơ khác nhau ở Kairakuen Kể từ khi nó được thành lập bởi Tokugawa Nariaki vào năm 1842, Kairakuen có nghĩa đen là "công viên dành cho tất cả mọi người", kể từ đó nó được công chúng đón nhận. Ngoài việc là một vườn cảnh Nhật Bản, Kairakuen còn có các trò chơi như một công viên hiện đại. Nhưng người dân Nhật cũng như khách tham quan đến Kairakuen chủ yếu để ngắm hoa mơ nở (mùa hoa mơ đến trước mùa hoa anh đào và thông thường là tháng ba). Những nét đặc trưng khác của Kairakuen còn bao gồm một khu rừng tùng, tre, hoa anh đào và đỗ quyên. • Núi Tsukuba: là một ngọn núi cao 877 m toạ lạc gần Tsukuba, Nhật Bản. Đây là một trong các núi nổi tiếng nhất của Nhật Bản, đặc biệt nổi tiếng với hai đỉnh của nó, Nyotai-san 877m và Nantai-san 871m. Nhiều người leo "núi tím" mỗi năm để ngắm nhìn toàn cảnh đồng bằng Kantō từ đỉnh núi. Vào những ngày trời quang, quang cảnh trung tâm Tōkyō, hồ Kasumigaura và thậm chí cả núi Fuji có thể thấy từ đỉnh núi này. Phần lớn núi ở Nhật Bản là núi lửa nhưng núi Tsukuba thì lại bao gồm các khu vực đá không núi lửa như đá granite và gabbro. Khu vực xung quanh núi là nơi sản xuất đá granite đẹp. ******@@***** • Công viên Hitachi,hay công viên ven biển Hitachi (国営ひたち海浜公園, Kokuei Hitachi Kaihinkōen?) là một công viên công cộng ở Hitachinaka, Ibaraki, Nhật Bản. Nó có diện tích khoảng 190 ha, với tính năng của công viên hoa nở quanh năm.[1] Công viên đã trở thành một địa điểm nổi tiếng để đi bộ ngắm các loài hoa, với 4,5 triệu bông hoa Baby xanh vào mùa xuân. Ngoài ra, hàng năm công viên có 1 triệu bông hoa Thuỷ tiên vàng cùng 170 loài hoa tulip và nhiều loại hoa khác. Công viên bao gồm những con đường mòn dành cho người đi xe đạp và đi bộ cùng một công viên giải trí nhỏ có một vòng đu quay lớn. Đây là nơi tổ chức Festival nhạc Rock tại Nhật Bản, là một sự kiện thường niên được tổ chức vào đầu tháng 8. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh(tiếng Anh). Báo E-Ibaraki: bài viết và bình luận của người nước ngoài sống ở Ibaraki Du lịch Ibaraki
truy tìm thanh gươm báu.txt
Truy tìm thanh gươm báu (tên gốc: Quest for Camelot) còn có tựa đề The magic sword: Quest for Camelot, là một phim hoạt hình sản xuất năm 1998 của hãng Warner Bros, dựa theo tiểu thuyết "The King's Damosel" của Vera Chapman, một tác giả sống ở Austin, Texas. Chuyện phim kể về cuộc truy tìm thanh kiếm Excalibur huyền thoại bị đánh cắp của vua Arthur. Phim có nội dung hay, tính anh hùng, giáo dục và nhân bản cao. Phim từng được phát hành ở Việt Nam dưới dạng băng đĩa, có tên "Truy tìm thanh gươm báu", "Thanh kiếm thần kì". Đây được coi là phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình "Thanh gươm trong đá" - The sword in the stone (1963) của Disney, mặc dù hai bộ phim hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau. Bối cảnh câu chuyện "Truy tìm thanh gươm báu" là 10 năm sau ngày vua Arthur rút được thanh Excalibur và lên làm vua nước Anh. == Nội dung == Nước Anh thế kỉ 6, dưới triều đại của vua Arthur, có một gia đình sống hạnh phúc ở nông trại ven biển. Người chồng Lionel là một trong những hiệp sĩ Bàn Tròn (cấp bậc hiệp sĩ cao nhất thời bấy giờ) và người vợ Juliana là một phụ nữ rất dịu dàng, xinh đẹp. Họ có cô con gái nhỏ tên Kayley. Cô bé thường xuyên bắt cha kể đi kể lại câu chuyện về vua Arthur cùng thanh kiếm Excalibur huyền thoại, cô ao ước sau này cũng sẽ trở thành hiệp sĩ giống cha. Nhưng những ngày vui tươi của gia đình ông Lionel thật ngắn ngủi. Trong lần Lionel đến thủ đô Camelot dự hội nghị Bàn Tròn được tổ chức 10 năm một lần, ông hi sinh để bảo vệ đức vua khỏi tên phản bội Baron Ruber. Sau đó, tên này bị đánh bại trước sức mạnh của thanh kiếm Excalibur, phải bỏ trốn biệt tích. Vua Arthur đích thân đến dự đám tang Lionel và đưa ra lời thề trang trọng với vợ của ông: "Chồng bà đã hi sinh để cứu ta và Camelot, Juliana ạ! Mọi cổng thành của Camelot sẽ luôn mở để đón bà." Kayley đau buồn khôn xiết khi cha mình qua đời, bởi cô bé vô cùng kính yêu cha. Mùa đông ảm đạm năm đó, Kayley mới 10 tuổi. Mười năm sau, nàng trở thành một thiếu nữ xinh xắn, dũng cảm và hiếu động, vẫn khát khao trở thành hiệp sĩ như hồi còn nhỏ. Tuy nhiên vào thời bấy giờ, đối với một cô gái như Kayley thì đó là điều không tưởng. Ở Camelot, vua Arthur một lần nữa tổ chức hội nghị Bàn Tròn, bên cạnh vua, chiếc ghế hiệp sĩ của ông Lionel vẫn để trống. Bỗng một quái vật sư tử đầu chim (Griffin) đến phá hội nghị, cướp thanh kiếm Excalibur và làm đức vua bị thương nặng. Quân lính vội thổi tù và báo động rồi nhanh chóng đuổi theo quái vật. Trên đường bay, Griffin bị chim ưng cánh bạc Ayden của nhà tiên tri già Merlin - cận thần phụng sự vua Arthur - tấn công dữ dội. Sự việc này khiến cho thanh kiếm quý bị rơi xuống "Rừng Cấm" (Forbidden Forest). Tin Excalibur bị đánh cắp nhanh chóng truyền tới nông trại của mẹ con Kayley, nàng vội xin mẹ cho đi tìm thanh kiếm nhưng bà Juliana nhất quyết không đồng ý. Đúng lúc đó, tên Ruber phản bội ngày xưa trở về, xông vào căn nhà của họ, bắt Juliana và con gái bà làm con tin. Hắn còn dùng thuốc độc mua từ bọn phù thuỷ, chế tạo rất nhiều chiến binh bằng sắt thép. May mắn thay, Kayley trốn được ra ngoài khi lũ thuộc hạ của Ruber sơ ý. Bà Juliana dặn dò: "Ruber phải mất 3 ngày mới tới được Camelot, trong thời gian đó, con hãy mau đến cảnh báo cho vua Arthur biết. Đi đi Kayley, con chính là niềm hy vọng duy nhất!" Lúc chạy trốn, nàng tình cờ nghe được Ruber và quái vật sư tử đầu chim nói chuyện. Nhờ đó, nàng mới biết Excalibur đang ở đâu đó trong "Rừng cấm", vì vậy Kayley chọn hướng đi đến "Rừng cấm" thay vì tới thủ đô Camelot. Ruber thấy Kayley cưỡi ngựa bỏ trốn, hắn vội sai thuộc hạ đuổi theo. Từ đằng xa, Juliana chứng kiến rõ mọi điều, bà chỉ còn biết nguyện cầu vong linh người chồng quá cố phù hộ cho con gái. Kayley đến gần "Rừng cấm" thì con ngựa sợ hãi lồng lên, hất nàng xuống đất, sau lưng là bọn thuộc hạ dữ tợn của Ruber. Nàng phải chạy bộ vào rừng. Do sơ suất, Kayley đã bị ngã xuống một cái ao và gặp gỡ một anh chàng kì lạ, tay cầm gậy gỗ, bên cạnh anh ta là con chim ưng cánh bạc. Anh đánh bại lũ thuộc hạ của Ruber, cứu Kayley khỏi nguy hiểm. Ngay sau đó, Kayley biết được người này tên Garret, một người mù ẩn dật, hồi nhỏ từng sống ở Camelot; con chim ưng Ayden là bạn dẫn đường duy nhất của anh. Kayley nói với Garret rằng Excalibur đã bị mất cắp và có vẻ như Ayden biết nó ở đâu. Thế là hai người bắt đầu kết bạn, cùng nhau đi tìm thanh kiếm. Trong cuộc hành trình, họ lạc vào lãnh địa của loài rồng, gặp gỡ con rồng nhỏ 2 đầu mang tên Devon & Cornwall. Con rồng này từ ngày sinh ra đã có 2 đầu, lại không thể phun lửa hoặc bay nên thường bị đồng loại bắt nạt, trêu chọc. Chúng giúp nhóm của Kayley thoát khỏi sự truy lùng của Ruber, từ đó phá bỏ luôn lời thề của rồng, đi theo hỗ trợ hai người trên đường tìm lại Excalibur. Vô số gian lao, nguy hiểm trong cuộc truy lùng đã làm nảy nở tình yêu giữa Garret và Kayley. Nhờ chim ưng Ayden dẫn lối, họ tìm thấy Excalibur đang ở trong tay một gã khổng lồ. Dựa vào nỗ lực và lòng dũng cảm, họ lấy được thanh kiếm khỏi... hàm răng của tên khổng lồ (gã này dùng thanh kiếm làm tăm xỉa răng.) Tất cả mọi người hồ hởi đi đến Camelot. Giữa đường, Garret vì tự ti và mặc cảm mà không dám về Camelot. Anh từ giã Kayley, Devon & Cornwall, cùng với Ayden trở lại "Rừng cấm". Kayley vừa mới đi được một đoạn đã bị quân của Ruber bắt. Ruber đoạt được Excalibur, hắn dùng thuốc thần để làm thanh kiếm dính liền vào tay phải hắn. Sau đó Ruber tống Kayley vào xe ngựa với mẹ nàng, thẳng tiến Camelot. Rồng 2 đầu Devon, Cornwall cứng kiến cảnh đó, vội chạy đi cầu cứu Garret. Lần đầu tiên trong đời, 2 cái đầu riêng biệt của chú rồng này đồng quan điểm, giúp cho cả 2 có thể phun lửa và bay lên cao. Đoàn xe ngựa của Ruber đã tới cổng thành, ngồi trước xe là bà Juliana. Nhớ lời thề cũ, quân lính hạ cổng thành cho bà vào. Vừa lọt vào bên trong, bọn lâu la bằng sắt thép của Ruber từ các thùng xe ngựa lao ra, tàn phá Camelot. Ruber nhanh chóng đi vào lâu đài để giết nhà vua. Kayley nhìn thấy, nàng vội vàng chạy theo ngăn cản hắn. Đám lâu la đuổi theo Kayley rồi đẩy nàng từ bờ thành cao xuống. May mắn thay, Devon & Cornwall đã đưa Garret đến chi viện, cứu Kayley. Rồng 2 đầu lao vào tả xung hữu đột với quân của Ruber. Garret dẫn Kayley xuống một đường hầm bí mật, thông vào phòng hội nghị Bàn Tròn, ở đó vua Arthur đang chống chọi với lưỡi kiếm trong tay Ruber. Hai người dùng mưu dụ hắn ra chỗ tảng đá thần kì, chỗ từng cắm thanh kiếm Excalibur xưa kia. Sức mạnh của tảng đá khiến Ruber bị tan xương nát thịt, đồng thời sức mạnh này cũng khiến vua Arthur lành lại vết thương, các chiến binh sắt thép trở lại thành người. Thanh kiếm Excalibur cuối cùng cũng về với chủ đích thực của nó. Hoà bình trở lại với nhân dân Camelot. Vua Arthur trân trọng phong cho Kayley và Garret danh hiệu Hiệp sĩ Bàn Tròn. Sau đó, hai người cưới nhau, sống hạnh phúc đến trọn đời. == Nhân vật == Kayley Lồng tiếng: Jessalyn Gilsig, giọng hát: Andrea Corr Một thiếu nữ 20 tuổi thật thà, bướng bỉnh và nhanh nhẹn, được sinh ra vào ngày vua Arthur rút thanh kiếm Excalibur khỏi đá. Nàng thừa hưởng lòng trung thành, gan dạ của cha và nét đẹp của mẹ. Kayley rất thần tượng cha, coi ông như một anh hùng thực sự. Nàng thường bị mẹ cấm cản ước mơ hiệp sĩ của mình, bởi Juliana không muốn con gái gặp chuyện như chồng bà hồi trước. Tuy nhiều lúc tỏ ra cứng đầu, vụng về trong giao tiếp nhưng Kayley là một cô gái tốt bụng. Chính Kayley là người vực dậy niềm tin trong Garret, khiến anh đủ can đảm thực hiện ước mơ làm hiệp sĩ. Ngoài ánh sáng, nàng sẽ là đôi mắt của anh nhưng trong bóng tối, anh là đôi mắt của nàng. Kayley được dựa trên cô gái Lynette của tiểu thuyết "The King's Damosel". Lynette trong cuốn sách được phát triển từ nhân vật cùng tên trong truyền thuyết vua Arthur nổi tiếng. Garret Lồng tiếng: Cary Elwes, giọng hát: Bryan White Chàng trai mù sống ẩn dật trong "Rừng cấm", lớn hơn cô vài tuổi,rất can đảm, già dặn và trầm tĩnh, có phần trái ngược với Kayley. Garret vốn là một cậu bé chăn ngựa ở Camelot nhiều năm trước, rất ngưỡng mộ cha của Kayley. Trong một trận hoả hoạn, Garret phải giải thoát những con ngựa và bị chúng đạp vào gáy. Từ đó mắt anh hoàn toàn chẳng nhìn thấy gì nữa. Ông Lionel đã đích thân huấn luyện Garret để anh thích nghi với bóng tối. Ông dạy anh rằng sức mạnh của một hiệp sĩ chính là ở trái tim. Sau cái chết của Lionel, Garret đã từ bỏ ước mơ làm hiệp sĩ, lui về sống trong rừng cấm. Lần đầu gặp Kayley, Garret coi cô như một điều phiền toái, bởi cô nói rất nhiều, hay làm anh gặp trở ngại trên đường. Tuy vậy, lòng nhân hậu và chân thành của Kayley đã khiến Garret khâm phục và yêu cô. Garret được xây dựng dựa trên hiệp sĩ ẩn dật Gareth (trong truyền thuyết vua Arthur) kết hợp với nhân vật người giữ ngựa mù Lucius (trong "The King's Damosel"). Ruber Lồng tiếng: Gary Oldman, giọng hát: Alexander Williams Một kẻ tham lam, thực dụng, điên loạn trong hàng ngũ hiệp sĩ Bàn Tròn và là thủ phạm gây nên cái chết cho ông Lionel, cha Kayley. Hắn ôm ý đồ đoạt ngôi vua, đưa nước Anh trở về thời kì mông muội. Từ tướng tá cho đến khuôn mặt của hắn, tất cả đều toát lên sự quỷ quyệt, hèn hạ. Lionel Lồng tiếng: Gabriel Byrne Cha của Kayley, hiệp sĩ thân tín của vua Arthur. Ông là một người trung thành, dũng cảm, đã hi sinh để bảo vệ vua khi Kayley còn nhỏ. Câu nói của ông trước khi chết là: "Tôi không bao giờ phục vụ một ông vua phản nghịch." (ám chỉ Ruber) Mười năm sau, khi Kayley giao chiến với kẻ giết cha mình tại Camelot, nàng cũng lặp lại câu này. Juliana Lồng tiếng: Jane Seymour, giọng hát: Chloe (trong phim), Celine Dion Người vợ goá xinh đẹp của ông Lionel, mẹ Kayley, một phụ nữ kiên cường và chung thuỷ. Griffin Lồng tiếng: Bronson Pinchot Quái vật sư tử đầu chim, tay sai của Ruber. Nó tuy bề ngoài rất dữ tợn, to lớn nhưng trí thông minh thì chẳng có bao nhiêu. Devon & Cornwall Lồng tiếng" Eric Idle và Don Rickles Con rồng 2 đầu tốt bụng, giúp đỡ Kayley lẫn Garret rất nhiều trên đường tìm Excalibur. Mới đầu, 2 cái đầu riêng biệt của con rồng này cứ cãi cọ suốt. Nhưng sau đó, chúng Devon, Cornwall ngộ ra rằng chỉ khi chúng đoàn kết với nhau, chúng mới có thể bay và phun lửa như các con rồng khác được. == Nhạc phim == "United we stand" - "Đoàn kết chúng ta cùng đứng vững" Bài hát ở đầu phim, khi Lionel, cha của Kayley đến Camelot dự hội nghị Bàn Tròn. Nội dung của nó ca ngợi tình hữu nghị, đoàn kết giữa các hiệp sĩ, nêu những lý tưởng của hội nghị Bàn Tròn: - Liberty (Quyền tự quyết) - Justice (Công lý) - Trust (Lòng tin) - Freedom (Tự do) - Peace (Hoà bình) - Honor (Danh dự) - Goodness (Cái thiện) - Strength (Sức mạnh) - Valour (Can đảm) "On my father's wings" - "Trên đôi cánh của cha" Ca khúc mà Kayley hát trong đoạn phim miêu tả sự trưởng thành suốt mười năm của nàng. Dù người cha thân yêu đã mất nhưng Kayley vẫn biết ông luôn dõi theo và dẫn đường cho nàng. "Ruber" Bài hát của Ruber khi hắn xông vào nhà bắt mẹ con Kayley. "The prayer" - "Lời nguyện cầu" (trình bày: Chloe) Đây là bài hát nổi trội nhất phim, được hát bởi Juliana - mẹ của Kayley lúc bà thấy con gái chạy trốn. Sau này, bài hát "The prayer" đã được chỉnh sửa lời và trở nên nổi tiếng, được Celine Dion và Andrea Bocelli trình bày. "I stand alone" - "Tôi đứng đơn độc" Bài hát của Garret, kể về cuộc sống trong khu "Rừng cấm", từ đó bộc lộ ý chí kiên cường của anh. Bài hát ví Garret như cây cối "Rừng cấm", luôn có thể sống độc lập không phụ thuộc ai. "If I didn't have you" - "Nếu tôi không có bạn" Bài hát của 2 con rồng Devon & Cornwall. "Looking through your eyes" - "Nhìn sâu vào mắt em" Bài song ca của Kayley và Garret, nói lên tình yêu giữa họ. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Quest for Camelot tại Internet Movie Database Quest for Camelot tại Big Cartoon DataBase Quest for Camelot tại Allmovie Truy tìm thanh gươm báu tại Box Office Mojo Quest for Camelot tại Rotten Tomatoes Kayley's page at the Animated Heroines
ngô đình diệm.txt
Ngô Đình Diệm (3 tháng 1 năm 1901 – 2 tháng 11 năm 1963) là một chính trị gia Việt Nam. Ông là quan nhà Nguyễn, Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa (Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam). Là một vị quan trong triều đình nhà Nguyễn, ông được Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam năm 1954. Năm 1955, sau khi được Hoa Kỳ hỗ trợ trong một cuộc trưng cầu ý kiến gian lận, ông đã phế truất Bảo Đại và tự đưa mình lên làm Tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa mới thành lập. Là một lãnh đạo theo Công giáo La Mã, ông bị những người theo Phật giáo phản đối vì chính sách thiên vị cho Công giáo. Tháng 11 năm 1963, sau một loạt các vụ biểu tình bất bạo động để phản đối của Phật giáo, Ngô Đình Diệm cùng em trai của mình là Ngô Đình Nhu bị giết trong một cuộc đảo chính năm 1963 do các tướng lĩnh dưới quyền thực hiện, với sự hỗ trợ của tình báo Hoa Kỳ. Diệm là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Một số sử gia coi ông chỉ là công cụ chính trị trong tay người Mỹ, trong khi đó một số sử gia khác lại coi ông là biểu tượng của truyền thống phong kiến Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Ngô Đình Diệm là người tự cho mình đang gánh vác một "Sứ mệnh từ thiên đàng" (Mandate of Heaven), ông có quan điểm riêng của mình về hướng phát triển của miền Nam Việt Nam. == Thời niên thiếu == Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cải đạo cho dòng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (João Batista). Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ngô Đình Khả từng làm võ quan từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân một người hợp tác với chính phủ Liên bang Đông Dương (thuộc Pháp) đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Khả từng làm tới Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái. Ngô Đình Diệm là người con thứ 4 trong gia đình 9 anh chị em: anh đầu là Ngô Đình Khôi (thứ nhất), chị Ngô Đình Thị Giao (thứ 2), Ngô Đình Thục (thứ 3), 5 người em là Ngô Đình Thị Hiệp (thứ 5, mẹ của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận), Ngô Đình Thị Hoàng (thứ 6), Ngô Đình Nhu (thứ 7), Ngô Đình Cẩn (thứ 8), Ngô Đình Luyện (thứ 9). Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, còn Ngô Đình Thục một thời làm tổng Giám mục. Lúc thiếu thời, cha Ngô Đình Diệm tức Ngô Đình Khả theo Nho học, sau đó ông vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang trường nhà dòng ở Penang, Malaysia để làm tu sinh, nhưng sau đó ông bỏ và làm quan trong triều Nhà Nguyễn. Năm 1905 ông thăng chức Tổng quan Cấm Thánh. Là người mộ đạo, Ngô Đình Khả dẫn gia đình ông đi lễ mỗi buổi sáng. Năm 1907, thấy chính quyền bảo hộ Pháp phế bỏ và đày vua Thành Thái sang Phi Châu, ông Ngô Đình Khả xin từ quan về quê làm ruộng để tỏ sự bất mãn. Có thuyết khác cho rằng, vì ông Khả không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành Thái thoái vị, nên bị chính quyền bảo hộ Pháp cách chức. Dù đã từ quan nhưng ông Ngô Đình Khả vẫn đủ sức để chu cấp cho các con ông ăn học. Lúc nhỏ, Ngô Đình Diệm ngoài giúp cha làm ruộng còn cùng người anh Ngô Đình Thục vào học ở trường dòng Pellerin Huế. Cảm thấy cuộc sống ở trường dòng quá khắt khe, ông đã bỏ trường dòng. Năm 1913, lúc 12 tuổi, Ngô Đình Diệm thi vào trường Collège Quốc học, học chương trình tổng hợp bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Trưởng giáo (tức hiệu trưởng) trường là Ngô Đình Khả cha ông. Theo Moyar, cá tính độc lập quá mức của Ngô Đình Diệm không thích hợp với các khuôn phép trong nhà thờ. Ngoài ra, Ngô Đình Diệm còn thừa hưởng từ cha tinh thần chống thực dân Pháp xâm lược. Từ lúc còn nhỏ, ông được quan đại thần Nguyễn Hữu Bài - bấy giờ là phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ do có mối quan hệ gần gũi, người anh của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi lấy được con gái của Nguyễn Hữu Bài. Tốt nghiệp trung học với thành tích học tập xuất sắc ở trường Collège Quốc học, Ngô Đình Diệm được trao học bổng đi học ở Paris. Nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, ông nhập học Trường Hậu bổ (trường Hành chính công và Luật) ở Hà Nội, một trường danh tiếng của Pháp đào tạo công chức người Việt. Trong lúc học ở trường Hậu bổ, Ngô Đình Diệm yêu con gái của thầy dạy học và đây là mối tình duy nhất trong cuộc đời ông. Sau khi người con gái đó quyết định vào Nữ tu viện, Ngô Đình Diệm sống độc thân suốt phần đời còn lại. Theo Nhân Hưng, mối tình đầu của Ngô Đình Diệm là với tiểu thư Trang Đài, con gái út của quan Thượng thư họ Nguyễn ở An Cựu, Huế. Năm 1921, Ngô Đình Diệm tốt nghiệp trường Hậu bổ. Gia cảnh và giáo dục, đặc biệt là Công giáo và Nho giáo đã có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Đình Diệm, cụ thể lên suy nghĩ của ông về chính trị, xã hội, và lịch sử. Theo Miller, Ngô Đình Diệm "tỏ ra mộ đạo Thiên chúa giáo trong tất cả mọi việc, từ việc hành lễ thành kính cho đến thói quen trích dẫn Kinh thánh vào phát biểu của mình". Ngô Đình Diệm cũng quy định ngày sinh nhật Khổng Tử là ngày lễ quốc gia, và "thích khoe khoang kiến thức của mình về văn thơ cổ điển Trung Quốc". Tuy nhiên, việc là tín đồ Công giáo và là một nhà Nho không có nghĩa là Ngô Đình Diệm bị mắc kẹt bởi những tầm nhìn tiền hiện đại (premodern vision). == Làm quan triều Nguyễn == Sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ với vị trí đứng nhất lớp vào năm 1921, Ngô Đình Diệm nối bước anh cả Ngô Đình Khôi (lúc này đang làm việc trong Bộ Binh triều đình Huế) vào quan trường. Bắt đầu bằng chức quan thấp nhất, Ngô Đình Diệm từng bước được thăng chức. Nơi làm việc đầu tiên của ông là thư viện hoàng gia ở Huế. Trong cùng năm, ông làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Hương Thủy, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1926, Ngô Đình Diệm làm tri phủ Hải Lăng, Quảng Trị, sau đó làm quản đạo phủ Ninh Thuận. Trong suốt thời gian làm quan, Ngô Đình Diệm có tiếng là người mẫn cán, công chính, là nhà lãnh đạo Công giáo và là người theo chủ nghĩa dân tộc. Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc Công giáo ở Việt Nam từ thập niên 1920 đến thập niên 1930 cũng tạo điều kiện cho sự thăng tiến trong quan trường của Ngô Đình Diệm. Sự thăng tiến nhanh chóng của Ngô Đình Diệm một phần nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài (anh trai ông, Ngô Đình Khôi, là con rể của ông Nguyễn Hữu Bài). Nguyễn Hữu Bài (1863–1935) là một người Công giáo ủng hộ việc bản địa hóa Nhà thờ Việt Nam và tăng quyền lực hành chính cho chế độ quân chủ. Nguyễn Hữu Bài được người Pháp đánh giá cao, trở thành người bảo trợ cho Ngô Đình Diệm do mối quan hệ chặt chẽ về gia đình cũng như tôn giáo. Năm 1929, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận. Làm quan ở Bình Thuận ông có tiếng về đạo đức làm việc. Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do những người cộng sản tổ chức. Theo Fall, Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, nhưng có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại. Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại (1913-1997) đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại. Ngô Đình Diệm nhận lời Bảo Đại làm Thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội vụ ngày nay) theo lobby của Nguyễn Hữu Bài. Ông là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký đứng đầu ủy ban cải cách hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng thư Bộ Lại ngày 12 tháng 7 năm 1933, chỉ sau 3 tháng nhậm chức. Ngô Đình Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại "chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp", và đã vứt bỏ các huân chương, chức tước được Bảo Đại trao. Sau đó người Pháp đã dọa bắt và lưu đày Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm nổi cơn thịnh nộ và sinh lòng bất mãn chỉ vì ông Eugène Châtel, người vừa nhậm chức khâm sứ Trung Kỳ, đã cùng với Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng, muốn bãi bỏ quyền xử án của các hàng quan lại địa phương == Hoạt động chính trị chống Pháp == Sau khi từ chức Thượng thư Bộ Lại, Ngô Đình Diệm trở về làm một thường dân sống ở Huế cùng gia đình ông, nhưng vẫn bị giám sát. Ông dành thời gian cho việc đọc sách, thiền định, đi lễ nhà thờ, làm vườn, đi săn, và chụp ảnh nghiệp dư. Ngoài ra, ông đẩy mạnh các hoạt động dân tộc chủ nghĩa qua việc gặp gỡ và giao lưu với các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam, như Phan Bội Châu, một người bạn của ông. Phan Bội Châu là nhà hoạt động chống thực dân mà Ngô Đình Diệm kính trọng vì kiến thức Nho giáo uyên thâm của ông, và vì Phan Bội Châu lập luận rằng những lời dạy của Nho giáo có thể được áp dụng cho Việt Nam hiện đại. Ngô Đình Diệm ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để đang sống lưu vong tại Nhật nhằm thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp. Ông bị xem là quá khích giống như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam. Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim,... tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris bãi nhiệm Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã bãi bỏ chỉ định của Pasquier. Ông vào Huế dạy tại trường Thiên Hựu (Providence) do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học Thời kỳ 1942-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Đại Việt Phục hưng Hội, dựa Nhật chống Pháp với thành phần nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và vây bắt Ngô Đình Diệm ở tại phủ Cam. Trong thư gửi Toàn quyền Đông Dương, ông Thục kêu gọi Pháp ân xá cho em mình: Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận ...Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi... Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn và về trú tại lãnh sự Nhật ở Huế. Sau vài ngày, người Nhật đưa Ngô Đình Diệm vào Đà Nẵng rồi dùng máy bay quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh của Nhật. Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp. Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Ủy ban Kiến quốc với mục tiêu phò tá hoàng thân Cường Để. Tuy nhiên Nhật không ủng hộ Cường Để về nước làm vua mà ủng hộ Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là Đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim. == Trong Chiến tranh Đông Dương == === Bị Việt Minh bắt === Sau khi Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh giành chính quyền, Ngô Đình Diệm cùng với một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt ở Tuy Hoà, Phú Yên ngoại trừ Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Anh cả Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi cùng con trai mình là Ngô Đình Huân trên đường bị du kích giải ra Hà Nội thì bị lực lượng áp tải này xử bắn do nghi ngờ ông định chống lại lực lượng Việt Minh. Nguyên do là trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, Ngô Đình Khôi khuyên hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị vì ông đã tích trữ được một số vũ khí, lại có thêm Ngô Đình Huân giữ vai trò liên lạc giữa triều đình Huế và Đế quốc Nhật Bản, nên có người tố cáo cha con ông Khôi có âm mưu cấu kết với Nhật chống lại Việt Minh. Thời điểm đó, một đơn vị biệt kích Pháp nhảy dù xuống miền Tây Thừa Thiên và bị Việt Minh bắt, nhóm này có nhiệm vụ liên lạc với các quan lại bản xứ để lập lại chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Ngô Đình Diệm bị giải ra Hà Nội. Sau đó Ngô Đình Nhu cũng bị Việt Minh bắt giam rồi được thả. Theo phim tài liệu Sứ mệnh đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam nói về chuyến công tác phía nam của ông Hoàng Quốc Việt trong Cách mạng Tháng Tám, thì ông Hoàng Quốc Việt (sau khi nghe ông Hải, Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Quảng Ngãi báo cáo đã bắt được Ngô Đình Diệm) đã thả ông Diệm theo chỉ thị của Hồ Chí Minh rằng các nhân sĩ trí thức phải được thả ra, và đưa ông Diệm ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh. Ông Ngô Đình Diệm được giao làm cố vấn cho Vĩnh Thụy, là cố vấn tối cao của Chính phủ. Ngô Đình Diệm bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ân xá vào năm 1946. Theo tài liệu của Mỹ, tại Hà Nội, Ngô Đình Diệm gặp Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh lý do giết anh của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một hành động tự phát của du kích địa phương do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau đó, cũng theo tài liệu của Mỹ, Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì cho rằng ông có tài lãnh đạo. Ngô Đình Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời đó với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này, và do đó Ngô Đình Diệm từ chối hợp tác với Hồ Chí Minh. === Hoạt động chính trị === Sau khi được Việt Minh phóng thích, Ngô Đình Diệm duy trì các mối liên lạc với một số lãnh đạo Việt Minh với hy vọng có thể thuyết phục họ bỏ Hồ Chí Minh và quay sang ủng hộ ông. Những cuộc trao đổi này khơi dậy những quan tâm đáng kể trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ trong năm 1947-1948. Nhiều quan chức Việt Minh ngưỡng mộ Ngô Đình Diệm và Ngô Ðình Thục, thậm chí còn có tin đồn Ngô Đình Diệm đã lôi kéo được tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân sự cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ, đào ngũ (về sau tin đồn này được xác định là không đúng). Ông cũng tìm cách liên minh với các lãnh đạo các đảng phái quốc gia. Giữa năm 1947, ông liên minh với Nguyễn Tôn Hoàn, một lãnh đạo Công giáo ở Nam Bộ và là thành viên sáng lập Ðại Việt Quốc dân Ðảng. Suốt mùa thu năm ấy, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn cùng hợp tác để thuyết phục những người chống cộng tham gia một liên hiệp mới với tên gọi Việt Nam Quốc gia Liên hiệp, mục đích của Liên hiệp là vận động cho một phong trào chính trị mới được Bảo Ðại hỗ trợ. Tháng 2 năm 1948, Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo phe quốc gia gặp nhau tại Sài Gòn để thảo ra một kế hoạch đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đình với Pháp để ký hiệp định Pháp-Việt, Ngô Đình Diệm sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong "vấn đề độc lập dân tộc". Ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Sau đó khi Bảo Đại ký hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một nền độc lập hạn chế, Ngô Đình Diệm tỏ ra thất vọng. Ông từ chối lời mời làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại với lý do "không tin người Pháp, càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà Pháp vẽ ra", và quay về Huế sống với Ngô Đình Cẩn và có thời gian Ngô Đình Diệm lên sống với vợ chồng Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt. Ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đình Diệm cho đăng một tuyên bố hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée bằng cách đòi hỏi quyền tự trị lãnh thổ cho Việt Nam. Ðồng thời, ông cũng thông báo không có ý định hợp tác với Việt Minh và kêu gọi một phong trào chống thực dân mới dưới sự lãnh đạo của “những thành viên đã có những cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc” và đặc biệt là “những người kháng chiến” với ý định thách thức Việt Minh bằng cách lôi kéo một số người muốn bỏ Việt Minh để ủng hộ ông. Ngô Đình Diệm cũng tuyên bố viễn kiến về một cuộc cách mạng xã hội ngang với những cương lĩnh chính trị từ các đối thủ của ông: “... nên biết rằng cuộc tranh đấu hiện tại không phải chỉ là một cuộc chiến đấu cho độc lập Tổ quốc về phương diện chính trị mà thôi, mà còn là một cách mạng xã hội để đem lại độc lập cho nông dân và thợ thuyền Việt Nam. Ðể cho tất cả mọi người trong nước Việt Nam mới có đủ phương tiện để sống xứng đáng với phẩm cách con người, con người tự do thực sự, tôi chủ trương những sự cải cách xã hội hết sức tân tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự do nẩy nở.” Tuyên bố của ông được nhiều người đọc và được chú ý trên khắp Việt Nam, nhưng nó không thu hút được sự ủng hộ của quần chúng dành cho Ngô Đình Diệm, cũng không gây tác hại gì cho “giải pháp Bảo Ðại”. Trên thực tế, hiệu quả của nó là chấm dứt sự kiên nhẫn của cả Pháp lẫn Việt Minh trong việc tìm cách lôi kéo ông khiến ông buộc phải cân nhắc những chiến lược khác và đi tìm những đồng minh mới. Sau đó, ông cùng anh mình là Giám mục Ngô Đình Thục và người em Ngô Đình Nhu thành lập Đảng Xã hội Thiên Chúa giáo. Ngô Đình Diệm muốn xây dựng một phong trào mới có thể áp đảo cả Pháp và Việt Minh. Ông chọn một vị trí trung lập bề ngoài trong cuộc xung đột, cố gắng xây dựng và duy trì quan hệ với cả hai phía. Ngô Đình Diệm hy vọng có thể có thêm thời gian để mở rộng nhóm ủng hộ mình và gây thiệt hại cho cả hai đối thủ. Năm 1950, Việt Minh cố gắng giết Ngô Đình Diệm trên đường ông đi thăm anh là Giám mục Ngô Đình Thục tại Vĩnh Long. Ông theo anh là Giám mục Ngô Đình Thục đi Vatican, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để đang sống ở đây. === Vận động chính trị tại Mỹ === Trong thời gian ở Nhật, ông gặp tướng Douglas MacArthur chỉ huy quân Mỹ tại Nhật để thuyết phục Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, nhưng tướng Douglas MacArthur tiếp kiến ông và Giám mục Ngô Đình Thục rất lạnh nhạt, không có biểu hiện gì cho thấy tướng Douglas MacArthur sẽ ủng hộ Việt Nam. Theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Hoa Kỳ để thuyết phục Tổng thống Mỹ Eisenhower ủng hộ Việt Nam độc lập. Tháng 9 năm 1950, Ngô Đình Diệm đến Washington gặp các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng ông không gây được ấn tượng với họ. Sau khi gặp, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhận xét Ngô Đình Diệm “quan tâm ngang bằng nếu không nói là hơn… đến việc thực hiện các tham vọng cá nhân, thay vì giải quyết những vấn đề phức tạp mà đất nước của ông đang đối mặt ngày hôm nay”. Tháng 10 năm 1950, Ngô Đình Diệm sang Vatican gặp Giáo hoàng rồi đến Paris gặp các quan chức Việt và Pháp đồng thời đề nghị Bảo Ðại bổ nhiệm ông làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam với điều kiện ông có đủ thẩm quyền để chỉ đạo các cơ quan hành chính tại Việt Nam nhưng Bảo Đại chỉ trả lời chung chung. Thời gian hai năm kế tiếp Ngô Đình Diệm sang Mỹ phần lớn lưu trú tại các trường dòng Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New York. Ông dùng đủ mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower nhưng cũng không thành công vì Mỹ đang bận tham chiến tại Triều Tiên và Mỹ không muốn làm mất lòng người Pháp. Đây cũng là thời kỳ Ngô Đình Diệm gặp Hồng y Spellman, người đồng ý làm trung gian để ông có cơ hội diện kiến với những nhân vật quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ. Qua trung gian của Hồng y Spellman, ông Diệm đã gặp gỡ và tranh thủ được tình cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, nhất là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy (Kennedy sau này trở thành Tổng thống Mỹ). Ngô Đình Diệm tìm kiếm sự hỗ trợ của người Mỹ cho những kế hoạch chính trị của ông cũng như thu hút những người Mỹ tin vào phát triển, hiện đại hoá và khả năng biến đổi Việt Nam dựa trên nền công nghệ Mỹ. Ðặc biệt, ông tìm cách khai thác những quan tâm chính thức mới (của Mỹ) trong việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho nước ngoài. Cũng nhờ sự giới thiệu của Spellman và một vài nhân vật cấp cao của CIA, Ngô Đình Diệm vào ở ẩn ở các chủng viện lớn như Maryknoll, Lakewood rồi vào trường đại học Michigan tham gia một số khóa học. Có thể nói, người đã giúp đỡ ông Diệm rất nhiều khi ở Mỹ là Hồng y Spellman. Nhà sử học John Cooney đã viết: "Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi chính khách: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng." Nhờ sự giúp đỡ của Wesley Fishel, Ngô Đình Diệm làm cố vấn tại đại học Michigan. Ông và Fishel hợp tác soạn thảo một dự án trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam. Năm 1952, Fishel viết thư gửi US Mutual Security Agency (Cơ quan An ninh Hỗ tương Hoa Kỳ) cho rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như “khoa học cảnh sát”, “vấn đề ngoại thương” và thậm chí “nghiên cứu về việc chọn theo các thể chế dân chủ”. Sau năm 1954, các quan hệ cá nhân ông thiết lập được trong thời gian sống lưu vong sẽ giúp ông giành được sự ủng hộ chính thức của Hoa Kỳ dành cho cá nhân và chính phủ của ông nhưng vào tháng 5 năm 1953, những người bạn Mỹ của ông mới chỉ ủng hộ bằng những lời động viên và khích lệ tinh thần. Trong thời gian sống tại Mỹ, thỉnh thoảng ông cũng sang các nước châu Âu nên có thêm kinh nghiệm hoạt động chính trị. Tháng 5 năm 1953, theo lời mời của một số chính khách Kitô giáo lưu vong theo chủ nghĩa dân tộc có khuynh hướng chống Cộng, Ngô Đình Diệm bay sang Pháp rồi sau đó qua Bỉ trú ngụ tại một tu viện lớn. Năm 1954, Ngô Đình Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đình Luyện, Diệm bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong. Tại cuộc họp do Hội "American Friends of Vietnam", một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C. ngày 1/6/1956, John F. Kennedy (về sau là Tổng thống Mỹ) tuyên bố: . == Thủ tướng Quốc gia Việt Nam == === Trở thành Thủ tướng === Sau 4 năm Hiệp định Elysée được ký kết, lãnh đạo các đảng phái quốc gia đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập từng bước trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Quốc gia Việt Nam chỉ độc lập trên danh nghĩa. Đa số lãnh đạo phe quốc gia thất vọng với thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, nổi tiếng thân Pháp và chuyên quyền. Họ cũng nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, vi phạm những thoả thuận trước đó với các quốc gia thuộc Liên hiệp Pháp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. Lợi dụng tình thế này Ngô Đình Nhu khéo léo kích động sự bất mãn và gợi ý triệu tập Đại hội Đoàn kết các đảng phái quốc gia tại Sài Gòn vào đầu tháng 9, sau khi Bảo Đại rời Việt Nam đi Pháp. Đại hội Đoàn kết diễn ra ngày 5, 6 tháng 9 năm 1953 không xây dựng được liên minh nào và cũng không đưa ra lập trường chính trị chính thức nào. Tháng 10 năm 1953, các đảng phái quốc gia lại nhóm họp và phê chuẩn quyết định bác bỏ sự tham dự của Việt Nam vào Liên hiệp Pháp và ủng hộ việc độc lập hoàn toàn. Đứng trước sự bất mãn tăng cao của các lãnh đạo đảng phái, tôn giáo, Bảo Đại phải thân thiện hơn với Ngô Đình Diệm và cân nhắc lại khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Ngày 26 tháng 10, Bảo Ðại gặp Ngô Đình Diệm ở Cannes để thăm dò lòng trung thành của ông này với Bảo Đại và khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Tháng 12, 1953, Bảo Đại cách chức Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và bổ nhiệm Nguyễn Phúc Bửu Lộc, một thành viên của hoàng tộc, làm thủ tướng. Đầu tháng 3 năm 1954, sau khi Bảo Đại chấp thuận trên nguyên tắc việc thành lập Quốc hội mới, Ngô Đình Nhu và những đồng minh của ông xuất bản một bài viết ở Sài Gòn thúc ép Bảo Đại nhượng bộ thêm. Đầu năm 1954, trong khi Pháp đang gặp khó khăn tại trận Điện Biên Phủ, Bảo Đại liên tục nhờ người chuyển lời với ông Diệm đang ở Hoa Kỳ, yêu cầu ông trở về nước thành lập chính phủ mới. Ông Diệm tiếp tục từ chối lời mời của Bảo Đại với lý do không tin tưởng vào người Pháp. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đàm phán hiệp ước trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam. Ngày 16/6/1954, Quốc trưởng Bảo Đại gặp Ngô Đình Diệm tại Pháp. Ông Diệm đồng ý trở về nước làm Thủ tướng theo lời mời của Bảo Đại với điều kiện Bảo Đại phải đồng ý để chính phủ do ông thành lập được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ý với yêu cầu này, sau đó ông Diệm về nước và chính thức được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới với nội các gồm 18 người. Sau này Bảo Đại viết trong hồi ký của mình: “Từ những gì tôi biết về ông, tôi biết rằng ông Diệm là một người khó tính. Tôi cũng biết về sự cuồng tín và xu hướng thiên về Thiên Chúa của ông. Nhưng, trong hoàn cảnh hiện tại, không có một lựa chọn nào tốt hơn. Ông được người Mỹ biết đến, và họ đánh giá cao tính không khoan nhượng của ông. Trong mắt họ, ông là người xứng đáng với chức vụ đó nhất, và Washington sẽ không dè xẻn trong việc ủng hộ ông. Bởi vì quá khứ [của ông Diệm] và bởi vì sự hiện diện của người em ông ở vị trí hàng đầu của “Phong trào Công đoàn Quốc gia”, ông sẽ có được sự cộng tác của những người quốc gia thế lực nhất, những người đã hạ bệ ông Tâm và ông Bửu-Lộc. Cuối cùng, cũng vì tính không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông là người ta có thể trông cậy được trong việc chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đúng, ông chính là người cần thiết cho hoàn cảnh như vậy.” Các sử gia vẫn chưa tìm ra được một tài liệu hoặc bằng chứng nào cho thấy Hoa Kỳ đã bí mật đưa Ngô Đình Diệm vào chức vụ thủ tướng năm 1954. Vào tháng 5 năm 1954, Bảo Đại hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giao cho Ngô Đình Diệm chức thủ tướng với những điều kiện mà Ngô Đình Diệm đã đòi hỏi từ lâu: Quốc gia Việt Nam phải có toàn quyền trong mọi khía cạnh hành chính, quân sự và kinh tế. Trong thời kỳ đầu làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn. Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại chính phủ trung ương, trong khi thủ tướng cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự vì các viên chức Pháp đang còn nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lý. Thực tế trong giai đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có nhiều quyền hành. === Được Mỹ ủng hộ === Mỹ cho rằng Hiệp định Genève, 1954 là một tai họa đối với thế giới tự do vì nó trao cho Trung Hoa cộng sản và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa căn cứ để khai thác tại Đông Nam Á. Mỹ muốn ngăn chặn điều này bằng cách ký kết Hiệp ước SEATO ngày 8 tháng 9 năm 1954 và mong muốn biến miền Nam Việt Nam thành một pháo đài chống cộng. Để làm được điều này Mỹ cần sự ủng hộ của Quốc gia Việt Nam. Kế hoạch của Mỹ là viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm để giúp miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp (đó là cách duy nhất để lôi kéo những người dân tộc chủ nghĩa rời xa Việt Minh và ủng hộ Quốc gia Việt Nam); Mỹ cũng thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền đoàn kết quốc gia đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, ổn định miền Nam Việt Nam, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cuối cùng do Ngô Đình Diệm là một người quốc gia không có liên hệ gì trong quá khứ với Việt Minh và Pháp do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ. Công thức này đòi hỏi một sự hợp tác từ cả Pháp và Mỹ để hỗ trợ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Edgar Faure (sau này là thủ tướng Pháp) cho rằng Diệm "không chỉ không có khả năng mà còn bị điên"... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta", hơn nữa Pháp đang bị chia rẽ chính trị nội bộ và gặp khó khăn tại Algérie nên rất miễn cưỡng trong việc giúp đỡ Quốc gia Việt Nam do đó Mỹ đã tiến hành kế hoạch một mình mà không có Pháp trợ giúp. Thủ tướng Pháp Edgar Faure còn đe dọa rút hết quân đội Pháp ra khỏi Đông Dương vào cơ hội sớm nhất, gây thêm xáo trộn. Tổng Tham mưu Hoa Kỳ thì cho rằng: "Chính phủ Diệm có khả năng lớn nhất để ổn định nội bộ, một điều cần thiết cho an ninh Việt Nam. Bởi vậy, việc Pháp rút lui tuy tuy rằng sẽ làm cho Miền Nam kém ổn định, nhưng rồi các biện pháp của Mỹ trong khuôn khổ SEATO sẽ giúp cho Miền Nam được an toàn, không kém gì sự có mặt tiếp tục của quân đội Pháp." Ủy ban Kế Hoạch của Hội đồng An Ninh Quốc gia bình luận thêm "Việc Pháp rút lui lại giúp cho Hoa Kỳ hết bị dính vào dấu vết của thực dân (‘taint of colonialism’) và chấm dứt khả năng nguy hiểm là Pháp sẽ làm một sự đổi chác với Việt Minh." Sau những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một số chính trị gia Pháp cho rằng Quốc gia Việt Nam đã suy yếu và biện pháp duy nhất có thể cứu vãn tình thế là hợp tác với Việt Minh và lôi kéo họ khỏi sự ràng buộc với khối cộng sản với hy vọng tạo ra một Việt Minh theo kiểu Tito có thể cộng tác với Pháp và thậm chí có khả năng tham gia khối Liên hiệp Pháp. Điều này làm Mỹ lo sợ. Ngày 23/10/1954, tổng thống Hoa Kỳ - Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước. === Xung đột với Pháp === Ngô Đình Diệm muốn miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp lẫn Bảo Đại. Ông cho rằng Pháp đã thất bại trong cuộc chiến chống lại người cộng sản cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chế độ thuộc địa đã chấm dứt và những lời hứa hẹn của Pháp về nền độc lập của Việt Nam đã bị phá vỡ. Theo ông cơ hội duy nhất cho chính phủ quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải thoát khỏi những ảnh hưởng còn sót lại của Pháp, và ông quyết định phải thực hiện mục tiêu đó. Quan điểm của Ngô Đình Diệm là "Muốn thuyết phục được nhân dân Việt Nam là chính quyền này độc lập thì cần thiết về mặt chính trị phải tỏ ra là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp". Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương (một cơ quan do Pháp thành lập), từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý. Tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp trong vòng năm tháng thực hiện chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam mọi công tác của Quân đội Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc vào bộ chỉ huy Liên hiệp Pháp. Phản ứng lại hành động của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đang từng bước loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam, Pháp muốn duy trì ảnh hưởng tại miền Nam nhưng lại gặp phải một Thủ tướng có tinh thần dân tộc nên họ tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp. Thông qua một số nhân vật ngoại giao như đại sứ Mỹ Donald R. Heath tại Sài Gòn, đại sứ Mỹ Douglas Dillon tại Paris, Pháp tìm cách thuyết phục Mỹ đồng ý loại trừ ông Diệm bằng cách chỉ trích ông thiếu năng lực và không có khả năng đại diện nhân dân vì không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái tại Miền Nam do đó không có khả năng thắng trong cuộc Tổng tuyển cử dự tính được tổ chức năm 1956. Tài liệu mật số 1691/5 (ngày 15 tháng 4 năm 1955) của Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận Pháp muốn giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam và bảo vệ những đầu tư kinh tế, tài chính của Pháp tại đây. Lúc đó, Quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn ở Cannes, quân đội Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp, và Tổng Tham mưu Trưởng quân đội, tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai cựu thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, người nổi tiếng thân Pháp) là một sĩ quan cũ trong Không quân Pháp, có vợ là người Pháp. Cảnh sát do lực lượng Bình Xuyên nắm giữ (thủ lĩnh là tướng Lê Văn Viễn), ngay cả lực lượng an ninh văn phòng phủ Thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng do cảnh sát gửi đến. Chính vì thế Pháp tìm cách loại trừ Ngô Đình Diệm hoặc bằng một cuộc đảo chính, hoặc bằng cách thuyết phục Bảo Đại cách chức ông Diệm và bất hợp tác với Mỹ trong việc huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam. Pháp tổ chức một cuộc họp chính trị có sự tham dự của tướng Nguyễn Văn Hinh, lãnh đạo các giáo phái, một số quan chức Pháp và đại sứ Mỹ Donald R. Heath tại Sài Gòn để đề nghị mọi người đồng ý thay thế chính phủ Diệm. Tướng Nguyễn Văn Hinh có tham vọng làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam bắt đầu công khai chống lại Thủ tướng Diệm và còn khoe "Tôi chỉ cần nhấc cái ống điện thoại lên là có thể dẹp được Diệm rồi.". Ngô Đình Diệm đối phó bằng cách ra lệnh cho Tướng Nguyễn Văn Hinh đi nghỉ để nghiên cứu trong sáu tuần và phải xuất ngoại trong 24 giờ. Tướng Nguyễn Văn Hinh bất tuân thượng lệnh. Một tuần sau, ông cho phổ biến tuyên bố về việc ông không tuân lệnh ông Diệm và một điện tín ông đã gửi thẳng cho Quốc trưởng Bảo Đại yêu cầu can thiệp. Cùng ngày, Ngô Đình Diệm tuyên bố tướng Hinh nổi loạn. Tướng Hinh cho xe thiết giáp bảo vệ tư dinh của mình, đồng thời phái một lực lượng bao vây Dinh Độc Lập. Trong thời gian 6 tuần tiếp theo, tình hình đi tới chỗ bế tắc. Ngày 20 tháng 9 năm 1954, 15 bộ Trưởng trong nội các Ngô Đình Diệm đồng loạt từ chức. Quân đội dưới quyền tướng Nguyễn Văn Hinh cũng đã sẵn sàng chờ lệnh để tấn công. Trước tình thế đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi công điện cho Đại sứ Donald R. Heath và tướng John W. O'Daniel chỉ thị phải "nói không úp mở (với Pháp và Tướng Hinh) rằng Hoa Kỳ sẽ không dự trù hoặc triển hạn những viện trợ lâu dài cho quân đội Việt Nam nếu còn một chút nghi ngờ gì về sự trung thành của vị tổng tham mưu trưởng và các sĩ quan cao cấp." Cố vấn quân sự Mỹ là Edward Lansdale, người chịu trách nhiệm hỗ trợ chính phủ Ngô Đình Diệm, đàm phán với tướng Trình Minh Thế về việc sử dụng lực lượng vũ trang của ông ta để hỗ trợ cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm và Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau khi Ngô Đình Nhu và Edward Lansdale phát hiện được âm mưu đảo chính của tướng Nguyễn Văn Hinh, Edward Lansdale đã mua chuộc được các sĩ quan cấp dưới của tướng Nguyễn Văn Hinh đi nghỉ mát. Thiếu những thuộc hạ cốt cán này, cuộc đảo chính đã không thể tiến hành được. Ngô Đình Diệm đã buộc tướng Nguyễn Văn Hinh từ chức, giao quyền lại cho tướng Nguyễn Văn Vỹ. Nguyễn Văn Hinh chạy đến Paris vào ngày 13 tháng 11 năm 1954. Ngô Đình Diệm đồng thời cương quyết từ chối cho thủ lĩnh Lực lượng Bình Xuyên là tướng Bảy Viễn (tức Lê Văn Viễn) tham gia chính quyền dù Bảy Viễn đe dọa "tắm máu" Sài Gòn nếu yêu cầu của mình không được đáp ứng. Tháng 12 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm xóa bỏ tất cả các hiệp ước kinh tế, tài chính ký kết với Pháp trước đó, yêu cầu Pháp hủy bỏ Hiệp định Geneve và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó Ngô Đình Diệm rút đại diện của Quốc gia Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp. Ngày 22 tháng 3 năm 1956, Pháp thỏa thuận với Quốc gia Việt Nam rút toàn bộ quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam. Ngày 26 tháng 4 năm 1956, Pháp giải thể Bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Sài Gòn. === Xung đột với Quốc trưởng Bảo Đại === Ngoài ra Thủ tướng Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với Quốc trưởng Bảo Đại khi ông thông qua Dụ số 21 ngày 11 tháng 3 năm 1955 chính thức sát nhập vùng đất Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại. Ông còn tổ chức những chiến dịch tuyên truyền chống lại Quốc trưởng Bảo Đại. Quốc trưởng Bảo Đại thấy không điều khiển được Ngô Đình Diệm cũng tán thành theo người Pháp, gây áp lực đòi Mỹ rút lại mọi ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm và gây sức ép buộc ông này từ chức. Bảo Đại muốn đưa Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng, hoặc Phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng còn tướng Bình Xuyên Bảy Viễn làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các giáo phái lớn tại miền Nam không quyết định hoàn toàn ủng hộ bên nào. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại ra thông cáo từ văn phòng của ông ở Paris tuyên bố cách chức Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm với lý do "việc dùng các biện pháp công an trị và chế độ độc tài cá nhân phải kết thúc, tôi không thể tiếp tục để tên tuổi và quyền lực của mình vào tay một người sẽ khiến cả nước rơi vào đổ nát, đói kém và chiến tranh.". Tuy nhiên Ngô Đình Diệm đã chặn được thông điệp này khiến nó không đến được với dân chúng. === Âm mưu thay thế Ngô Đình Diệm của Mỹ === Sau đó, Tổng thống Mỹ Eisenhower cử ông Joseph Lawton Collins thay thế Donald R. Heath làm đại sứ tại Việt Nam. Tướng Pháp Paul Ély thuyết phục Collins chống Ngô Đình Diệm. Collins chỉ trích Ngô Đình Diệm yếu kém và đề nghị Mỹ tìm cách thay thế Ngô Đình Diệm. Collins quay về Mỹ vài lần, thuyết phục chính phủ Mỹ gây sức ép buộc Ngô Đình Diệm từ chức. Thời điểm này, chính phủ của Ngô Đình Diệm cũng như bản thân ông tồn tại được thực chất là nhờ những tác động hết sức cần thiết của những người bạn là dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ mà ông đã tranh thủ được khi sang Mỹ vận động vào năm 1950. Khi Collins yêu cầu Washington phải thay thế Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dulles tham vấn Thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Thượng nghị sĩ Mike Mansfield khen ngợi Ngô Đình Diệm hết lời nên Ngoại trưởng Dulles chỉ thị Collins tiếp tục ủng hộ ông Diệm. Khi Collins trở về Mỹ, ngày 22 tháng 4 năm 1955, ông dùng bữa trưa với Tổng thống Eisenhower. Sau đó ông gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc phòng và Trung ương Tình báo để thuyết phục các quan chức Mỹ khác đồng ý thay thế Ngô Đình Diệm và phải có kế hoạch hành động ngay tức khắc. Collins đề nghị ông Phan Huy Quát thay thế Ngô Đình Diệm. Ngày 27 tháng 4 năm 1955, Ngoại trưởng Mỹ Dulles gửi điện cho Collins rằng "Tướng Collins và Ely phải thông báo cho ông Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chính phủ mới nào được chỉ định..." Mật điện này lọt ra ngoài, Thủ tướng Diệm biết được nên đã ra lệnh tấn công quân Bình Xuyên trong lúc ông Collins còn đang trên đường về Sài Gòn, điều này khiến Mỹ không thể hỗ trợ lực lượng nào tại Việt Nam gây sức ép buộc Diệm từ chức. Sau đó Bộ ngoại giao Mỹ tiếp tục sẵn sàng xem xét các đề nghị thay thế Ngô Đình Diệm nhưng không tìm thấy chính trị gia nào có thể cạnh tranh với Diệm. === Từ chối tổng tuyển cử === Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng ông bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vốn được dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956 theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève với lý do không thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc. và bác bỏ ngay cả những thảo luận sơ khởi với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tuyển cử thống nhất Việt Nam. Hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo Mortimer T. Cohen thì Ngô Đình Diệm không chấp nhận tổng tuyển cử, vì ông biết rằng mình sẽ thua. Không ai có thể thắng cử trước Hồ Chí Minh, vì ông là một George Washington của Việt Nam. Báo cáo của CIA gửi Tổng thống Mỹ Eisenhower cũng cho rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu mở cuộc tổng tuyển cử. Do vậy Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vỹ tuyến 17 để không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam vì vậy đã không bao giờ được tổ chức. Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì vấn đề phức tạp hơn thế. Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn bởi các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh, những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của Ducanson, theo các báo cáo của Ủy ban giám sát quốc tế thì trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Năm 1956, Ngoại trưởng Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi". Trong tình thế này, Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Theo Cecil B. Currey, Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không. Báo Độc Lập của Đảng Dân chủ Việt Nam có viết: "Cho nên mới tháng 9 năm 1954 nghĩa là hai tháng sau ngày ký Hiệp định đình chiến thì chúng đã nghĩ ra "sáng kiến" là làm thử tổng tuyển cử vài nơi ở miền Nam. Ở Vĩnh Trà (Nam Bộ), tay sai của Ngô Đình Diệm tìm cách mua chuộc nhân dân bằng cách đưa vải về một làng, phát cho dân rồi tuyên truyền cho Bảo Đại, phát phiếu cho dân làng bầu. Kết quả mà chúng lo sợ đã đến: chúng đã không mua chuộc nổi: 95% số phiếu dồn cho Hồ Chủ tịch, Bảo Đại chỉ được 5%. Chúng uất đến tận cổ. Báo cáo kết quả lên "thượng cấp" thì lại bị chỉnh một mẻ nên thân. "Thượng cấp" cho là chúng không tích cực tuyên truyền vận động, và bắt chúng phải làm lại. Chúng lại tìm cách mua chuộc một lần nữa. Một số vải, gạo, thuốc men, đưa về để phát cho dân, kèm theo một đợt tuyên truyền thứ hai. Nhưng cũng như lần trước, không ai chịu để chúng mua chuộc. Kết quả cuộc bỏ phiếu thứ hai là 100% bầu Hồ Chủ tịch. Ở cực Nam Liên khu V cũng diễn ra trò hề tương tự, và cũng thất bại không kém chua cay". == Tổng thống Việt Nam Cộng hòa == === Trở thành Tổng thống === Khi Quốc trưởng Bảo Đại ra lệnh cho Ngô Đình Diệm sang Pháp để tường trình về việc trấn áp Bình Xuyên thì ông đã sửa soạn ra đi nhưng những người ủng hộ ông can ngăn. Theo tướng Trần Văn Đôn thì Bảo Đại dự định khi Ngô Đình Diệm ra khỏi nước sẽ cách chức liền, đưa Lê Văn Viễn, Tư lệnh Bình Xuyên lên làm Thủ tướng. Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông đã dẹp yên và thu phục lực lượng Bình Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài được Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông. Trong nước, ông được Ủy ban Cách mạng Quốc gia gồm nhiều đoàn thể, đảng phái ủng hộ. Ông cũng được gần một triệu người di cư hậu thuẫn mạnh mẽ. Ngoài nước, Ngô Đình Diệm đã cương quyết chống trả kế hoạch lật đổ ông của hai tướng Ély-Collins nên bây giờ được Washington ủng hộ. Quốc gia Việt Nam tổ chức cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đưa thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Quốc trưởng. Cuộc trưng cầu dân ý bị tố cáo là gian lận như tại Sài Gòn, Ngô Đình Diệm chiếm được 605.025 lá phiếu trong khi khu vực này chỉ có 450.000 cử tri ghi tên. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và sau đó ông được bầu làm Tổng thống nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Hai năm sau, năm 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng hoà. Ngày 22 tháng 10 năm 1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm "Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng..." Hiến pháp Đệ nhất Cộng hòa 1956 do chính Ngô Đình Diệm tham gia soạn thảo đã trao cho ông quyền lực rất lớn, có thể toàn quyền khống chế bộ máy nhà nước, thể hiện qua những điểm: Khi Tổng thống phủ quyết một đạo luật, Quốc hội phải hội đủ số 3/4 mới được tái thông qua. Mà 3/4 này phải “minh danh đầu phiếu” (điều 58), như vậy Ngô Đình Diệm có thể biết ai đã chống lại quyền phủ quyết của mình. Một Viện Bảo hiến có được quy định để nghiên cứu và quyết định xem các điều khoản có bất hợp hiến không, nhưng viện này gồm 9 người thì vị chủ tịch và 4 thẩm phán hay luật gia đã do Ngô Đình Diệm bổ nhiệm (điều 86). Tổng thống có quyền đề nghị sửa đổi hiến pháp (điều 90) và Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp phải tham khảo ý kiến của Viện Bảo hiến (mà 5/9 người đã là do Tổng thống chỉ định) và còn của cả Tổng thống nữa (điều 91). Ngô Đình Diệm không bắt buộc phải điều trần trước Quốc hội, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không thể bị Quốc hội bất tín nhiệm để cách chức. Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội “bằng thông điệp” và nếu muốn “có thể dự các phiên họp của Quốc hội”, cũng như chỉ “khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia” (điều 39). Tóm lại, theo Hiến pháp 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm có đầy đủ quyền lực để triệt tiêu hoặc làm tê liệt các đạo luật nào mà ông không vừa ý, cũng như dễ dàng ban hành và thi hành các đạo luật nào có lợi cho mình. Ngoài ra, Hiến pháp ghi là dân tộc có "sứ mệnh" trước "Đấng Tạo hóa" nên nhiều người cho rằng đây chứng minh sự thiên vị của chính quyền với Thiên Chúa giáo trong khi các tôn giáo khác không được đề cập đến. Thiếu tướng Đỗ Mậu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong cuốn hồi ký "Tâm thư", nói về việc tranh cử nghị sĩ thời Ngô Đình Diệm như sau: Thời Đệ nhất cộng hòa (chế độ ông Diệm) nếu muốn ra tranh cử để thắng thì ông phải được đảng Cần Lao (của ông Diệm) hay Phong trào Cách mạng quốc gia đỡ đầu. Ngoài ra ông phải được ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn, Đức cha Thục, bà Nhu... giới thiệu mới hòng đắc cử. Còn ông mà thân cô, thế cô mà muốn ra (tranh cử quốc hội) thì cứ việc đóng tiền để mua lấy thất cử! Còn mánh lới như thế nào thì tìm hỏi mấy người lớn tuổi có liên quan đến tranh cử sẽ rõ. Ông Diệm là người phân biệt cá nhân theo vùng miền. Ông chỉ thích nâng đỡ người gốc Huế. Ngô Đình Diệm thường nói: "Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền". Cách hành xử của ông Diệm cũng rất cao ngạo. Ông xem Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là quốc gia của riêng ông và của gia đình ông. Ông ban phát ân huệ cho thuộc cấp theo ngẫu hứng, bất chấp năng lực lẫn tình hình thực tế. Không có gì là quá ngạc nhiên khi nhiều sử gia gọi Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là Ngô triều. Theo nhiều hồi ký của tướng lĩnh dưới thời ông Diệm kể lại, thì khi vào cửa Tam quan ở các đền thờ vua chúa, ông Diệm thường nói: "Các ông đi cổng hai bên, vì cổng giữa chỉ có vua mới được đi. Chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này". Dứt câu, ông Diệm đi vào bằng cổng giữa. Nội chuyện xây dựng Dinh Độc Lập và ý định dời đô từ Sài Gòn lên cao nguyên đã khiến ông Diệm càng trở nên xa cách với giới tướng lĩnh. Ngay cả người gần gũi với gia đình ông như tướng Trần Văn Đôn còn bất mãn với sự độc đoán này của ông Diệm. Nhà báo đương thời tại miền Nam, ông Vũ Bằng nhận xét: === Cải cách ruộng đất === Quyết tâm tránh các biện pháp mà Ngô Đình Diệm coi là "ăn cướp và tra tấn dã man" như phong trào Cải cách ruộng đất tại miền Bắc, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn, chứ không tịch thu. Sau đó chính phủ sẽ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán cho các nông dân chưa có ruộng, và họ được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn sáu năm để mua. Tuy vậy, đường lối Cải cách điền địa mà Ngô Đình Diệm đề ra bị nông dân miền Nam phản đối dữ dội. Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo, Ngô Đình Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Đến cuối thời Ngô Đình Diệm, 10% chủ đất đã nắm giữ 55% đất canh tác cả miền Nam. Nông dân phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất và phải nộp cho quân đội. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội của Ngô Đình Diệm bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp". Đất của các Giáo xứ Công giáo thì còn được Ngô Đình Diệm thiên vị, cho miễn thuế và hạn mức. Kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm. === Chống cộng sản === Sau khi lên làm tổng thống, ông giữ mọi quyền cai quản đất nước với người em Ngô Đình Nhu làm cố vấn và cả hai người đều sử dụng các phương pháp cứng rắn để chống lại những người kháng chiến Việt Minh được sự hỗ trợ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc. Trong khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng trên học thuyết xã hội chủ nghĩa thì hai anh em xây dựng Chủ nghĩa nhân vị như là một học thuyết làm nền tảng ý thức hệ cho nhà nước ở miền Nam Việt Nam với chính đảng Cần lao Nhân vị. Theo Hiệp định Genève, lực lượng quân sự của mỗi bên tham gia cuộc chiến Đông Dương (1945-1955) sẽ rút khỏi lãnh thổ của phía bên kia. Lực lượng Quân đội Nhân dân ở miền Nam phải di chuyển về phía Bắc vĩ tuyến 17. Nhưng theo ước tính của Mỹ, vẫn còn 100.000 cán bộ, đảng viên các ngành vẫn được bố trí ở lại. Đồng thời một số cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang dày dạn kinh nghiệm được chọn lọc làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo Đảng, thâm nhập vào tổ chức quân sự và dân sự của đối phương hoặc nắm lực lượng vũ trang giáo phái để dự phòng cho việc phải chiến đấu vũ trang trở lại. Việt Minh cũng chôn giấu một số vũ khí và đạn dược tốt để sử dụng khi cần. Bên cạnh đó Trung ương Đảng đã cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu chiến trường về miền Nam lãnh đạo phong trào hoặc hoạt động trong hàng ngũ đối phương. Trong giai đoạn này, Việt Minh chủ trương dùng nhiều hình thức tuyên truyền chống chính quyền Ngô Đình Diệm và lợi dụng các tổ chức hợp pháp (hội đồng hương, công đoàn, vạn cấy...) tập hợp quần chúng đấu tranh chính trị đòi Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cán bộ - đảng viên. Hoạt động vũ trang bị hạn chế nên thời kỳ này chưa có những xung đột quân sự lớn và công khai giữa hai bên. Các vụ bạo lực chỉ giới hạn ở mức tổ chức các vụ ám sát dưới tên gọi diệt ác trừ gian, hỗ trợ các giáo phái chống chính quyền Ngô Đình Diệm hoặc thành lập các đại đội dưới danh nghĩa giáo phái, hoặc dưới hình thức các tổ chức quần chúng (dân canh, chống cướp...) để đấu tranh chính trị. Điều 7 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định "Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp". Việt Nam Cộng hòa "kêu gọi" những người cộng sản đang hoạt động bí mật ly khai tổ chức, ra "hợp tác" với chế độ mới đồng thời cưỡng ép những người bị bắt từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Dù vậy hệ thống tổ chức bí mật của Việt Minh vẫn tiếp tục tồn tại và phản kháng bằng cách tuyên truyền chống chính phủ, tổ chức những cuộc biểu tình chính trị gây sức ép lên chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Ngô Đình Diệm đối phó với những cuộc đấu tranh chính trị bằng cách thực hiện chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng nhằm loại bỏ những cán bộ Việt Minh hoạt động bí mật. Chính quyền của Ngô Đình Diệm luôn luôn quan niệm cộng sản là kẻ thù chính, nhiệm vụ phản công là tối ưu. Phải đẩy mạnh nhiệm vụ chống cộng. Ông Ngô Đình Diệm rất nổi tiếng với các khẩu hiệu: "đồng tâm diệt cộng", "tiêu diệt cán bộ nằm vùng", "tiêu diệt cộng sản tận gốc", "giết nhầm còn hơn bỏ sót"; thể hiện quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông. Để thể hiện lập trường sẽ tận diệt cán bộ Việt Minh, những Ngô Đình Diệm đã tuyên bố công khai: Theo báo Nhân dân, ngay từ cuối năm 1954, theo lệnh Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chí Thạnh, Chợ Được, Mỏ Cày, Củ Chi, Bình Thành,v.v. Từ tháng 5-1955 đến tháng 5-1956, Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố cộng" giai đoạn 1 trên quy mô toàn miền Nam; tháng 6-1955, mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu càn quét những khu từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách quyết liệt không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương. Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà có 48.250 người bị tống giam, theo một nguồn khác có khoảng 24.000 người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung. Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng vào chính phủ Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến (Việt Minh) vào rừng lập chiến khu. Việt Minh đáp trả bằng những cuộc biểu tình đòi thả cán bộ của họ hoặc tổ chức các cuộc diệt ác trừ gian - tiêu diệt nhân viên và cộng tác viên của chính quyền Ngô Đình Diệm được gọi là "bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm". Để tăng tính uy hiếp, Việt Nam Cộng hòa sử dụng cả máy chém để hành quyết phạm nhân. Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được đem bêu để cảnh cáo. Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém ở Sài Gòn Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có viết: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng”. Ngày 6/5/1959, Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91 mang tên Luật 10-59, sau đó được tổng thống Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Diệm ký ban hành. Luật này quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt với lý do "xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa", mục đích nhằm tiến hành thanh trừ những người cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc tù khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả máy chém. Sau khi luật này được ban hành, lực lượng cách mạng miền Nam bị chính quyền Diệm đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố, đặc biệt là các đảng viên Đảng cộng sản nên lực lượng bị thiệt hại nặng nề. === Phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội === ==== Kinh tế ==== Thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền là giai đoạn mà kinh tế của Việt Nam Cộng hòa tăng trưởng tương đối nhanh (giai đoạn 1955-1960) và tăng trưởng vừa phải (1960-1963), song vẫn giữ được mức độ tăng giá vừa phải. Ngân sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt. Mức độ đầu tư lớn, nông và công nghiệp nói chung đều phát triển mạnh. Năm 1955, chính quyền Đệ nhất Cộng hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay cho tiền Đông Dương, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng hòa và dollar Mỹ là 35:1. Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ban hành hiến pháp trong đó có nêu rõ việc thành lập và vai trò của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Phó Tổng thống sẽ làm chủ tịch hội đồng này. Cũng năm 1956, Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tháng 3 năm 1957, Ngô Đình Diệm đọc "Tuyên ngôn của Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa" trong đó có kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế lợi tức). Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính phủ đã thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ để giúp đỡ các doanh nhân khởi nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, hỗ trợ công nghệ và hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy tại miền Nam; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm). Thời kỳ 1955-1964 là thời kỳ thuận lợi nhất của xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa. Vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế còn thể hiện rõ qua việc triển khai kế hoạch kinh tế 5 năm (Việt Nam Cộng hòa gọi là Ngũ niên Kinh tế Kế hoạch do Tổng nha Kế hoạch thiết kế) từ năm 1957 tới 1962 (Kế hoạch Ngũ niên I) và từ năm 1962 tới 1966 (Kế hoạch Ngũ niên II). Chính phủ Việt Nam Cộng hòa còn thành lập khu công nghiệp (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi tại Việt Nam Cộng hòa lúc đó) để tạo thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập vào tháng 5 năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ (SONADEZI - Société nationale du Dévelopment dé zones industrielles) được thành lập vào tháng 12 năm 1963 để quản lý và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh (Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, và Khu kỹ nghệ An Hòa - Nông Sơn (Quảng Ngãi) được thành lập từ trước đó. Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, Việt Nam Cộng hòa có các biện pháp hỗ trợ về tín dụng, chẳng hạn như thành lập Quốc gia Doanh Tế Cuộc vào năm 1955 mà sau đó được thay thế bằng Trung tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ vào năm 1958, để hỗ trợ các doanh nghiệp mới (theo cách gọi ngày nay là ươm tạo doanh nghiệp), hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ và tài chính, cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Một số chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn này có thể coi là tiến bộ, song bất ổn định chính trị (xung đột vũ trang giữa các phe phái, các vụ đảo chính, sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam) đã hạn chế các chính sách nói trên phát huy hiệu quả. Ở nông thôn thì Cải cách ruộng đất (lúc đó gọi là "Cải cách điền địa") được triển khai từ năm 1955 và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho tá điền. Địa chủ không được phép sở hữu quá 100 hecta đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức địa tô mà tá điền phải trả cho địa chủ. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng. Chủ đất muốn lấy đất lại phải báo trước tá điền 3 năm. Do mức hạn điền lớn (100 ha), mặt khác các đại địa chủ lách luật bằng cách cho người nhà đứng tên, đất của các Giáo xứ Công giáo lại được miễn hạn mức, do vậy chỉ có 13% diện tích đất của miền Nam đã được phân phối lại. Đường lối cải cách ruộng đất này đã để lại 2/3 diện tích đất canh tác của Việt Nam Cộng hòa trong tay tầng lớp địa chủ. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội của Ngô Đình Diệm bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp". Kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm. Sau này, chính quyền Đệ nhị Cộng hòa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải làm lại cải cách ruộng đất vào năm 1970. ==== Giáo dục ==== Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản", "dân tộc", và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959. Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ nhất Cộng hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ nhất Cộng hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học "đúp", tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Văn Trung, nền giáo dục dưới thời Ngô Đình Diệm bị xem là thiên vị Công giáo nặng nề. Ngô Đình Diệm dành cho Giáo hội Công giáo quyền chi phối các trường (kể cả các trường không phải là của giáo hội) về mặt tinh thần, cốt bảo đảm thực hiện được nội dung giáo dục “Duy linh” mà thực chất là nội dung thần học theo lối triết học kinh viện thời Trung cổ. Phần lớn các học bổng đi học nước ngoài đều rơi vào tay các linh mục hoặc sinh viên gia đình Công giáo. Hệ thống trường tư thục của Công giáo phát triển rất nhanh. Avro Manhattan thống kê rằng: Từ năm 1953 đến năm 1963, khắp miền Nam đã xây dựng 145 trường cấp II và cấp III, riêng ở Sài Gòn có 30 trường với tổng số 62.324 học sinh. Cũng trong cùng thời gian này, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam, từ chỗ chỉ có 3 trường cấp II và III trong năm 1953, đến năm 1963 đã lên tới 1.060 trường, tức là tốc độ tăng nhanh gấp 8 lần hệ thống trường công. Có nơi Linh mục dùng uy thế của mình để phụ huynh không cho con học trường công mà phải vào học trường của Giáo hội, nên trường tư thục của Giáo hội làm tê liệt cả trường công, khiến trường công trở nên trống rỗng do không tuyển được học sinh. === Đàn áp một số lực lượng đối lập === Không chỉ loại trừ những người cộng sản, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn bỏ tù một số chính trị gia đối lập. Có tài liệu cho rằng Hoa Kỳ không phản đối việc này với lý do trong một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Tổng thống Ngô Đình Diệm phải có chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình và Hoa Kỳ đã ủng hộ Ngô Đình Diệm thiết lập một chế độ cực quyền Chính sách ủng hộ này của Hoa Kỳ tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị miền Nam. Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam lúc này đã nhìn thấy nguy cơ trong chính sách của Ngô Đình Diệm, ông tìm cách thuyết phục đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting can ngăn anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của họ sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ giữa những người có tinh thần dân tộc và cùng chung mục tiêu chống Cộng. Có tài liệu cho rằng với việc loại trừ các đối thủ chính trị đã tạo nên một khoảng trống chính trị ở Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác là ủng hộ chính quyền hiện hữu. Báo Nhân dân của Đảng Lao động dẫn lại từ tờ Le Figaro thiên hữu ở Pháp tháng 2-1961: "Chế độ Diệm là độc tài và không đếm xỉa gì đến những quyền tự do cá nhân. Tổng thống nắm hết quyền hành, người ta đã tạo nên một đảng duy nhất để làm việc ép dân chúng vào tổ chức, người ta đã chăng cả một lưới mật thám và đã khuyến khích việc tố cáo những người "phản bội". Ba vạn người chống đối nằm chật các trại tập trung. Tất cả những cố gắng ấy để đi đến một thất bại: giai cấp tư sản công khai chống đối và nông dân thì nghiêng về phía Việt Minh. Tôi tin rằng đó là một điểm chủ yếu. Để có thể chống cộng, không thể chỉ cóp theo kỹ thuật cộng sản.''". Thomas D. Boettcher nhận xét về những hoạt động tiêu diệt các nhóm đối lập của Ngô Đình Diệm: Trong 10 đô la viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống những người du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất. Diệm lo lắng về những cuộc đảo chính hơn là những người Cộng sản. ...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của Diệm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội. Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với Diệm. Không lạ gì, hoạt động của những người Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng. Và những biện pháp đàn áp của Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ. Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù. === Chính sách tôn giáo === Chính quyền Ngô Đình Diệm tuy không tuyên bố lấy Công giáo làm quốc đạo nhưng căn bản dựa trên Công giáo cả về hệ tư tưởng lẫn vật chất. Việt Nam Cộng hòa tiếp tục áp dụng quy định trong Đạo dụ số 10 của Quốc trưởng Bảo Đại: “Hội là Hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.”. Đạo dụ đặt Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội ra ngoài, trong khi các tôn giáo bị hạ xuống hàng các hiệp hội văn hóa thể thao. Những bộ phận của từng giáo phái có hành động chống đối đều bị Ngô Đình Diệm huy động quân đội trấn áp, đánh dẹp. Thời kỳ 1955-1963, lễ Noen tại các trường học được nghỉ đến 15 ngày. Trong khi đó, ngày 9/1/1956, Ngô Đình Diệm ra Dụ số 4 hủy bỏ ngày lễ Phật đản trong danh sách những ngày lễ cho các học đường, công chức và binh sĩ. Điều này gây nên sự bất bình trong dư luận xã hội nói chung và Tăng Ni, Phật tử miền Nam nói riêng. Trong các ngày lễ của Thiên Chúa giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tạo nhiều điều kiện hết sức to lớn cho việc tổ chức hành lễ. Văn thư số 124 ngày 1/8/1963 của Uỷ ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo gửi ông Frederick E. Nolting (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn) phản ánh: “Mỗi năm lễ Giáng sinh đều được cử hành với sự tham gia trực tiếp và hữu hiệu của Chính phủ, nào thông điệp của Tổng thống, công sở treo cờ trang hoàng, nào Công giáo độc chiếm Đài quốc gia để phát thanh trong mấy ngày liền trên hệ thống A chính thức, nào bắt toàn thể nhân viên của Phủ Tổng thống, các ông bộ trưởng, các công chức cao cấp, kể cả những người theo đạo Phật phải dự lễ nửa đêm v...v… Quá quắt hơn hết là việc năm rồi, một hang đá (phỏng theo câu chuyện Chúa Jesus chào đời) được đặt ngay tại Tòa Đô chính, làm như toàn dân Châu thành Sài Gòn là người Thiên Chúa giáo.” Trên núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi vốn có nền cũ của chùa Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây nhà thờ Công giáo trên đó. Tín đồ Phật giáo địa phương phản ứng quyết liệt. Ngày 27/7/1961, quân Việt Nam Cộng hòa bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc (Cà Mau) khi 200 người dân và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, làm 20 người chết và bị thương. Ngô Đình Diệm coi tôn giáo là vũ khí hữu hiệu để thực hiện chống Cộng. Trong hội nghị “Liên minh chống cộng châu Á” họp tại Sài Gòn tháng 3 năm 1957, Ngô Đình Diệm tuyên bố “chúng ta đừng quên vũ khí chân lý sẵn có trong kho tàng tôn giáo. Sử dụng vũ khí đó là mục tiêu của liên minh chống cộng châu Á”. Trong cuốn “Thập giá và lưỡi gươm”, Linh mục Trần Tam Tỉnh nhận xét: “Từ năm 1955 đến năm 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng có bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi dân chúng gồm 90% là người ngoài Công giáo mà bị kìm hãm dưới một thứ “Chính phủ Công giáo”. Khắp nơi, ở thành phố cũng như tại nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế ... (Ngô Đình Diệm) chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Đảng Cần lao, được thành lập và khuynh loát bởi ông em Ngô Đình Nhu, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong trào Cách mạng quốc gia... Hệ tư tưởng của Đảng này và của phong trào là “thuyết vị nhân”. Chỉ có một trường đào tạo duy nhất là “Trung tâm đào tạo nhân vị”, do một người anh của Tổng thống là Giám mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là người Công giáo hay không, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những điều lầm lạc của Phật giáo, Khổng giáo, về các tội ác của Cộng sản… Cuộc “tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là những người chỉ biết có triết học kinh viện Tây Âu và “đã tiếp thụ tại Roma các khái niệm về Phật giáo do các cố cựu Thừa sai dạy cho” Chính sách thiên vị tôn giáo của Ngô Đình Diệm đã tạo ra hiềm khích tôn giáo gay gắt trong xã hội và nó đã phát tác thành xung đột lớn sau đó vài năm, dẫn đến cuộc Khủng hoảng Phật giáo 1963. Cuộc khủng hoảng này đã góp phần làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm. === Đề nghị Mỹ nên đưa quân vào Việt Nam === Có những thông tin khác nhau về việc Ngô Đình Diệm muốn Hoa Kỳ (và cả Trung Hoa Dân Quốc) đưa quân vào tham chiến trực tiếp tại Việt Nam hay không. Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Ngô Đình Diệm nhờ Linh mục Raymond de Jaegher, người Bỉ quốc tịch Mỹ, xin với Đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow cho Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Sài gòn với lý do bảo vệ công dân Mỹ và kiểm soát phi trường Tân Sơn Nhất. Ngày 20 tháng 10 năm 1961, tướng Mỹ Maxwell D. Taylor hội thảo với Ngô Đình Diệm lần đầu tiên, Ngô Đình Diệm đề nghị một hiệp ước hỗ trợ quân sự, gia tăng quân số Việt Nam Cộng Hòa và yểm trợ không quân của Mỹ. Ngày 27 tháng 10 năm 1961, Taylor hội thảo với Ngô Đình Diệm lần thứ hai và đề nghị đưa bộ binh Mỹ vào miền Nam Việt Nam với nhiệm vụ chính thức là cứu lụt, Diệm rất tán thành. Tư liệu trong kho Cambodge-Laos-Vietnam ghi nhận Ngô Đình Diệm "không những muốn đón nhận quân chiến đấu Mỹ và các nước đồng minh, mà còn tuyên bố đại đa số dân miền Nam chào đón (welcome) việc này." Trong buổi họp ngày 13 tháng 10 năm 1961, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Đình Thuần đã đề nghị Mỹ hãy duyệt gấp những yêu cầu của Tổng thống Diệm, trong đó đó đề nghị Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gửi quân đến Việt Nam, cụ thể: Gửi thêm các phi đoàn khu trục cơ AD-6 và các phi công dân sự Mỹ để điều khiển máy bay. Gửi quân Mỹ tác chiến hoặc quân Mỹ “cố vấn tác chiến” cho quân Việt Nam Cộng Hòa. Một phần quân số này sẽ đóng gần vĩ tuyến 17 để Việt Nam Cộng Hòa rảnh tay chống quân du kích dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Xin được biết phản ứng của Mỹ đối với đề nghị (của ông Diệm) xin Trung Hoa Dân Quốc gửi một sư đoàn quân tác chiến vào khu vực hành quân ở vùng Tây Nam. Còn theo lời Bùi Kiến Thành, cộng sự thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm thì đến năm 1962, Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm: "... Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4.000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi (Việt Nam Cộng Hòa) cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được... Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn sẽ thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam... Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp… qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẻ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và họ đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu "bán nước cho cộng sản", vì vậy các anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản... Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 1964 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hòa... Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác... Việc đảo chánh Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, ông ta chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia cũng chỉ là con cờ, còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này là người Mỹ, mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá tình báo Lucien Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia, thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, nghe có cay đắng không?". === Can thiệp nội tình Campuchia, Lào === Với Lào, quốc gia láng giềng, chính quyền Diệm đã quyết định đoạn giao khi Chính phủ của hoàng thân Souvanna Phouma công nhận và thiết lập liên lạc ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1962. Ngay như Campuchia, một quốc gia liền kề cũng đã từ chối không công nhận về mặt pháp lý đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 2 tháng 2 năm 1956 Ngô Đình Diệm đã đóng cửa biên giới không cho hàng hóa nhập vào Campuchia. Như vậy, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của chính phủ Ngô Đình Diệm ở Đông Nam Á là không lôi kéo được Lào Và Campuchia ủng hộ mình. Tháng 2 năm 1959, cơ quan Tình báo Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa hợp tác với tướng Campuchia Dap Chhoun âm mưu đảo chính lật đổ quốc vương Norodom Sihanouk để đưa Sơn Ngọc Thành lên làm lãnh đạo Campuchia do Sihanouk có khuynh hướng ngả theo Bắc Kinh. Khi cuộc đảo chính bùng nổ thì lực lượng Quân khu V và Quân khu II của Việt Nam Cộng hòa sẽ tiến đến biên giới giúp Dap Chhoun chiếm lĩnh khu vực Đông - Bắc Campuchia. Tuy nhiên, giờ khởi sự bị đình lại vì Sơn Ngọc Thành qua Thái Lan để xin viện trợ quân sự cho mặt trận phía Tây. Chính sự trì hoãn này đã làm cho âm mưu bị bại lộ. Ngay khi phát hiện âm mưu đảo chính, Sihanouk giao Lon Nol thống lãnh lực lượng lính dù mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Siem Reap khi Dap Chhoun còn ngủ. Dap Chhoun cải trang trốn thoát. Quân Lon Nol chiếm dinh thống đốc Siem Reap và bắt được đầy đủ tang vật gồm 100 kg vàng, hai điệp viên Việt Nam Cộng hòa và đài vô tuyến cùng một số vũ khí. Hôm sau, Sihanouk mời tất cả viên chức ngoại giao nước ngoài, trong đó có ông Ngô Trọng Hiếu, đặc sứ Việt Nam Cộng hòa tại Campuchia, đến Siem Reap. Tại dinh thống đốc Siem Reap, Sihanouk không ngớt lời thóa mạ “kẻ thù dân tộc Khmer” và bọn “tay sai đế quốc" rồi trưng ra tất cả nhân chứng lẫn vật chứng trong đó có 100 kg vàng đóng dấu ngân khố Việt Nam Cộng hòa, hệ thống điện đài và hai điệp viên mang thông hành Việt Nam Cộng hòa. Hai điệp viên Việt Nam Cộng hòa bị kết án tử hình còn Dap Chhoun bị lực lượng lính dù của Lon Nol bắt và hạ sát. Báo Nhân dân dẫn theo các báo Campuchia ngày 22 tháng 6 năm 1961 cho biết tòa án Quân sự Campuchia kết án tử hình một điệp viên chính quyền Ngô Đình Diệm, về tội "mưu sát quốc vương và hoàng hậu Campuchia" và tội "làm gián điệp cho Mỹ - Diệm phá hoại nền an ninh Campuchia". Người này là chủ nhiệm tờ Hồn Việt và tờ Tự do xuất bản tại Phnôm Pênh các năm 1956-1957. Chính phủ Campuchia bắt được nhiều giấy tờ tỏ rõ điệp viên này nhận lệnh của chính quyền Ngô Đình Diệm "âm mưu phá hoại nền an ninh Campuchia", trong đó có cả thư khen của ông Diệm gửi cho ông ta. Kế hoạch ám sát Sihanouk được ông Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến thảo luận chi tiết, sau khi mưu đảo chính tại Campuchia thất bại. Tuy nhiên âm mưu ám sát bất thành do Sihanouk may mắn thoát chết.. Phạm Trọng Nhơn là thủ phạm của vụ này. Theo báo An ninh Thế giới, Sihanouk thoát chết là nhờ một điệp viên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Ba Quốc (tên thật là Đặng Trần Đức), phụ tá Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội Việt Nam Cộng hòa, tham gia vào âm mưu ám sát đã cài đặt bom lệch giờ. Theo báo Nhân dân, dẫn lại Đài Tiếng nói Lào, hơn mười ngày sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 8 năm 1960 ở Viêng Chăn, hàng nghìn binh sĩ Mỹ, Thái Lan, Philippines, lính Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa đã đến Savannakhet chuẩn bị tấn công Viêng Chăn. Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Đại tá Hà Văn Lâu trưởng phái đoàn liên lạc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện đến Ủy ban quốc tế, cho biết sau cuộc gặp giữa Nguyễn Khánh và Trần Văn Đôn với Phoumi Nosavan và Boun Oum, chính quyền Diệm đã cho ba đơn vị bộ binh của trung đoàn 1 và 2 thuộc sư đoàn I của quân khu 2 sang Lào. === Bị ám sát hụt === Từ năm 1957 đến năm 1962 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát hai lần nhưng ông may mắn thoát chết. Lần đầu tiên do Hà Minh Trí, một người cộng sản dưới lốt thành viên Cao Đài thực hiện ngày 22 tháng 2 năm 1957 tại "Hội chợ Kinh tế Cao nguyên" ở Buôn Ma Thuột, lần thứ hai do hai phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, vốn là đảng viên Đại Việt Quốc dân Đảng, ném bom vào dinh Tổng thống ngày 27 tháng 2 năm 1962. === Bị đảo chính lần thứ nhất === Đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông cầm đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quần chúng. Kế hoạch đảo chính đã được Vương Văn Đông và các quan chức bất bình với chế độ Ngô Đình Diệm, trong đó có Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chuẩn bị trong một năm. Vương Văn Đông đã cấu kết được với một trung đoàn xe thiết giáp, một đơn vị hải quân và ba tiểu đoàn quân nhảy dù. Cuộc đảo chính được dự định vào 5 giờ sáng ngày 11 tháng 11. Tuy nhiên kế hoạch đã được thực hiện không hiệu quả, quân nổi loạn đã không tuân thủ chiến thuật đã được viết ra như chiếm giữ đài phát thanh và phong tỏa các con đường vào đô thành Sài Gòn. Họ cũng đã không thể cắt đường dây liên lạc điện đàm vào dinh Độc Lập, điều này khiến cho Ngô Đình Diệm có thể liên lạc được với các đơn vị trung thành đến bảo vệ mình. Quân đảo chính đã bao vây dinh Độc Lập nhưng trì hoãn tấn công trong 36 giờ vì tin rằng Ngô Đình Diệm sẽ tuân thủ theo yêu sách của họ. Lợi dụng thời gian trì hoãn này, Ngô Đình Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do và công bằng và các biện pháp tự do khác. Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12 tháng 11, lực lượng trung thành với Ngô Đình Diệm đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh diễn ra chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống phố để xem giao tranh. Lực lượng trung thành với Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt gọn quân đảo chính. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng nội các bị bỏ tù. Một số sĩ quan quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam. === Khủng hoảng Phật giáo === Các mối quan hệ của chế độ Ngô Đình Diệm với Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn trong năm 1963, do sự bất mãn ngày một tăng trong phần lớn Phật tử ở miền Nam Việt Nam. Tháng 5 năm 1963, ở Huế một thành phố trung tâm của đạo Phật, theo Topmiller, người anh của Ngô Đình Diệm là tổng Giám mục Ngô Đình Thục đã cấm phật tử và nhà chùa treo cờ nhà Phật trong lễ Phật đản căn cứ trên quy định cấm treo các loại cờ tôn giáo ở nơi công cộng còn theo tác giả Nguyễn Hiền Đức, Ngô Đình Cẩn chỉ thị cho Tỉnh trưởng yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản chỉ cần thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, Phật tử nào đã treo cờ rồi thì cứ để cho treo hết lễ. Vài ngày trước đó thì người Công giáo lại được phép treo cờ trong các lễ kỷ niệm của họ. Tuy nhiên, sau đó Phật giáo và chính quyền thành phố Huế đã đạt được thỏa thuận cho phép dân chúng treo cờ Phật giáo. Nhưng thượng tọa Thích Trí Quang vẫn quyết định tiếp tục đấu tranh nhằm chống lại quy định của chính quyền. Trong lúc Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã xảy ra vụ nổ giết chết 9 thường dân không vũ trang. Mặc dù tỉnh trưởng bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc đối với thân nhân những người chết và đề xuất bồi thường cho gia đình nạn nhân, nhưng tỉnh trưởng vẫn nhất quyết phủ nhận lực lượng của chính phủ đàn áp giết chết người biểu tình, đồng thời cho rằng Việt Cộng là thủ phạm. Theo Karnow, lực lượng an ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp cuộc biểu tình của Phật giáo. Ngô Đình Diệm và những người cùng phe cáo buộc Việt Cộng phải chịu trách nhiệm về những cái chết của thường dân và tuyên bố những người biểu tình phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực Các tổ chức Phật giáo đã đưa ra một bản Tuyên ngôn gồm 5 điểm: tự do treo cờ tôn giáo, chấm dứt bắt bớ bừa bãi, bồi thường cho các nạn nhân Huế, các quan chức chịu trách nhiệm về vụ đàn áp phải bị xử lý và bình đẳng tôn giáo. Chính quyền cấm các cuộc biểu tình, ra lệnh cho quân đội cảnh sát bắt giữ những người tham gia vào các cuộc tuần hành biểu tình. Ngày 3 tháng 6 năm 1963, người biểu tình cố gắng diễu hành qua chùa Từ Đàm. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng hơi cay và chó nghiệp vụ tấn công người biểu tình 6 lần để giải tán đám đông nhưng bất thành, cuối cùng quân đội sử dụng hóa chất lỏng màu nâu đỏ để tưới vào đám đông người biểu tình đang cầu nguyện, kết quả là 67 người phải nhập viện vì nhiễm độc. Lệnh giới nghiêm sau đó đã được chính quyền Diệm ban hành. Để xoa dịu Phật giáo, ngày 4 tháng 6 năm 1963, Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập Ủy ban Liên bộ để nghiên cứu giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo, do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Một phái đoàn hỗn hợp của hai bên được gửi ra Huế để giải tỏa các chùa Từ Đàm, Linh Quang, Báo Quốc, và Chùa Diệu Đế, đồng thời kêu gọi Phật tử trở về sinh hoạt bình thường, kiên nhẫn chờ đợi hành động của chính quyền. Bước ngoặt của cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 đến vào tháng 6, khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn để phản đối các chính sách của Diệm; bức ảnh chụp lại cảnh tượng này đã nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới, và đối với nhiều người những hình ảnh này đã chứng minh cho sự thất bại của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Một số nhà sư khác đã tự thiêu, noi gương theo hòa thượng Thích Quảng Đức. Trước tình hình đó, Ủy ban Liên bộ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Ủy ban Liên phái của Phật giáo sau khi thảo luận đã ra bản Thông cáo chung với nội dung cho phép treo cờ Phật giáo nơi công cộng nhưng phải kèm theo cờ quốc gia, chính phủ hứa sẽ thay thế dụ số 10 bằng một đạo luật mới do Quốc hội ban hành, lập Ban điều tra để xem xét tất cả các đơn khiếu nại của Phật giáo, phóng thích những người liên quan đến cuộc đấu tranh của Phật giáo, những sinh hoạt tôn giáo thuần túy và thường xuyên không diễn ra nơi công cộng không cần xin phép, tạo điều kiện cho Phật giáo xây chùa, trừng phạt các cán bộ có trách nhiệm trong sự kiện Phật đản ngày 8 tháng 5 năm 1963 nếu thật sự họ có lỗi, trợ giúp các nạn nhân trong sự kiện Phật đản. Sau khi bản Thông cáo chung được công bố, phía Phật giáo cho rằng các chính quyền địa phương đang ngầm chống lại việc thực thi Thông cáo chung nên tiếp tục đấu tranh. Cuộc đấu tranh của Phật giáo khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo mất uy tín cả trong lẫn ngoài nước. Điều này buộc Tổng thống Ngô Đình Diệm ra thông điệp kêu gọi hòa giải giữa chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Phật giáo. Tuy nhiên Phật giáo không chấp nhận hòa giải mà vẫn tiếp tục đấu tranh. Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng thất vọng với những hình ảnh công bố các nhà lãnh đạo không được ưa chuộng cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngô Đình Diệm sử dụng lý lẽ chống cộng truyền thống của mình, buộc tội những người chống đối là cộng sản. Khi các cuộc biểu tình chống chính phủ của Ngô Đình Diệm vẫn tiếp tục trong suốt mùa hè năm 1963, thì các lực lượng đặc biệt trung thành với chính phủ đã tiến hành một cuộc đột kích tàn bạo vào chùa Xá Lợi ở Sài Gòn vào tháng 8 cùng năm. Chùa bị phá hoại, các nhà sư bị đánh đập, hài cốt hỏa táng của hòa thượng Thích Quảng Đức, bao gồm cả trái tim của ông được những phật tử coi là một di tích tôn giáo, cũng bị lực lượng an ninh tịch thu. Các cuộc tấn công đồng thời được thực hiện trên toàn Việt Nam Cộng hòa, chùa Từ Đàm ở Huế bị cướp phá, tượng phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm bị phá hủy và di thể một nhà sư đã tạ thế cũng bị đưa đi. Khi dân chúng đến để bảo vệ các nhà sư đã đụng độ với quân đội và cảnh sát, dẫn đến 30 thường dân thiệt mạng và 200 người khác bị thương. Tổng cộng đã có 1.400 nhà sư bị bắt, khoảng 30 nhà sư bị thương trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ đã cho thấy quan điểm không tán thành chính quyền của Diệm khi đại sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge, Jr. tới thăm một ngôi chùa. Không có thêm các cuộc biểu tình của Phật tử xảy ra trong thời gian nắm quyền còn lại của Ngô Đình Diệm (khoảng 5 tháng). Trong thời gian này, em dâu của Ngô Đình Diệm là Trần Lệ Xuân, một người từng theo đạo Phật và sau cải đạo sang Công giáo, có thể coi Trần Lệ Xuân là đệ nhất phu nhân de facto (trên thực tế) do Ngô Đình Diệm không lập gia đình; Trần Lệ Xuân đã đổ thêm dầu vào lửa khi chế giễu các vụ tự thiêu của các nhà sư, coi họ là "thịt nướng" (barbecues), và tuyên bố "Nếu các phật tử muốn có thêm thịt nướng, Tôi sẽ vui mừng cung cấp xăng cho họ" (nguyên văn: If the Buddhists want to have another barbecue, I will be glad to supply the gasoline). Các cuộc tấn công vào chùa chiền đã làm dấy lên băn khoăn lo lắng lan rộng trong công chúng ở Sài Gòn. Sinh viên đại học Sài Gòn đã bãi khóa và tổ chức các cuộc bạo động, dẫn đến việc bắt giữ, bỏ tù và đóng cửa các trường đại học; điều này đã lặp lại tại Đại học Huế. Khi học sinh trung học diễu hành biểu tình, Ngô Đình Diệm cũng đã bắt học sinh; trên 1.000 học sinh từ các trường trung học ở Sài Gòn, hầu hết là con em các công chức dân sự Sài Gòn, đã bị gửi tới các trại cải tạo, theo báo cáo bao gồm cả trẻ em lên năm, bị buộc tội vẽ và viết các câu, hình vẽ chống chính phủ. Bộ trưởng ngoại giao của Diệm là Vũ Văn Mẫu đã từ chức, cạo đầu giống như một nhà sư để phản đối. Khi ông cố gắng rời Việt Nam Cộng hòa để tham gia một cuộc hành hương đến đất phật Ấn Độ, thì bị bắt và bị quản thúc. Ngày 20 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu chỉ đạo lực lượng an ninh của đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài Gòn và chùa chiền khắp toàn quốc. Họ mặc đồng phục của quân đội trong khi đột kích để cho mọi người thấy rằng Quân đội chính phủ đứng sau lưng họ trong cuộc đàn áp này. Lực lượng của Ngô Đình Nhu đã bắt hơn 400 nhà sư đang ngồi trước tượng Đức Phật. Hàng ngàn phật tử khác cũng bị bắt giữ trên cả nước (riêng tại Sài Gòn là 1.400 người) với lý do "Phật giáo là tay sai của Việt cộng". Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũ là toàn bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo bị bắt giữ, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt. Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ, nhiều vị lãnh đạo trên thế giới, kể cả Giáo hoàng Phaolô VI và các tổ chức Công giáo, đã lên án Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, Trần Lệ Xuân dẫn phái đoàn Quốc hội đi nước ngoài bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tổ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra tình hình đàn áp Phật giáo. === Bị đảo chính lần thứ hai === Từ năm 1960 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với sự hậu thuẫn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiến hành đấu tranh vũ trang đã làm cho tình hình an ninh ở miền Nam bị xáo trộn. Lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã kiểm soát được phần lớn vùng nông thôn bất chấp các kế hoạch quốc sách như Ấp Chiến lược và Khu Trù mật của ông. Việc tập trung quyền lực vào gia đình, đảo ngược các chính sách cải cách ruộng đất của Việt Minh trước đây (xem Cải cách điền địa) cũng như chính sách cai trị đất nước bị coi là thiên vị với thiểu số người Công giáo tạo ra những mầm mống xung đột giữa Công giáo và Phật giáo cũng như sự bất mãn trong đội ngũ tướng lĩnh quan chức, sự chống đối của đông đảo người theo đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, người Thượng, trí thức và nông dân. Hơn nữa Ngô Đình Diệm còn bị các chính trị gia đối lập chỉ trích là độc tài, gia đình trị, bất lực trong việc ổn định xã hội và chống Cộng thiếu hiệu quả (xem Nhóm Caravelle). Anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu nảy sinh bất đồng từ đầu năm 1963. Vì trận thua nặng của quân đội Việt Nam cộng hòa tại trận Ấp Bắc, khi đó tại Nam Việt Nam đã có 12.000 cố vấn quân sự Mỹ khiến giới quân sự Mỹ liên tục chê bai khả năng quân sự của các tướng Việt Nam Cộng Hòa và đòi để các tướng Mỹ nắm quyền chỉ huy. Ngô Đình Nhu tỏ ra bất mãn về việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải nghe theo những khuyến cáo quân sự của người Mỹ nên quyết định tìm hướng đi mới, tỏ ý định yêu cầu Mỹ rút bớt cố vấn quân sự về nước và tìm cách tiếp xúc với những người cộng sản ở Hà Nội. Người ta đánh giá rằng việc này là quyết định riêng của Ngô Đình Nhu, còn Ngô Đình Diệm không có được sự uyển chuyển về chính trị như vậy. Do những ý định mới của Ngô Đình Nhu, người Mỹ bắt đầu tìm cách thay thế Ngô Đình Diệm, cắt một nửa viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 7 năm 1963, đại sứ Mỹ Frederick Nolting, người bị xem là quá bao che cho chính quyền họ Ngô, bị thay thế. Cùng lúc đó nổ ra biến cố Phật giáo, 1963 làm chính quyền Sài Gòn càng lung lay. Theo tướng Pháp Paul Ély thì vào giữa năm 1963, quyền lực của Ngô Đình Diệm chỉ còn giới hạn trong phạm vi Sài Gòn. Cùng với việc chống Cộng không đạt được kết quả và không xoa dịu được cuộc đấu tranh của Phật giáo được xem là nguyên nhân dẫn tới sự mất uy tín trầm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm trước các lực lượng chính trị hợp pháp khác tại miền Nam và trước chính quyền Hoa Kỳ. Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là giọt nước tràn ly dẫn tới hành động đảo chính của một nhóm tướng lĩnh vốn bất mãn với cách điều hành đất nước của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính phủ Mỹ đề nghị Ngô Đình Diệm bớt đàn áp tàn bạo đối với Phật giáo và sinh viên để lấy lại hình ảnh dân chủ hơn của chính quyền, nhưng Ngô Đình Diệm không nghe theo. Đứng trước tình thế đó, chính phủ Kennedy buộc phải gây sức ép đối với chính quyền của Ngô Đình Diệm. Căng thẳng với người Mỹ ngày càng tăng, nhưng Ngô Đình Diệm không nghe theo vì ông vẫn tự tin cho rằng người Mỹ không thể tìm ra người thay thế tốt hơn mình ở vị trí Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vì thế chính phủ Mỹ cuối cùng quyết định bỏ rơi ông. Theo Thomas Ahern Jr., bắt đầu từ tháng 10 năm 1960 CIA bắt đầu nhận thấy mầm mống nổi loạn chống Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng tăng, CIA tập hợp thông tin về thành phần bất mãn trong quân đội đồng thời cố gắng khai thác tướng Trần Văn Minh và các nguồn khác nhằm liên lạc với thành phần tham gia đảo chính. Nhân viên CIA Miller được lệnh của Trạm CIA tránh can dự "cố vấn" cho phe đảo chính mà chỉ việc lặng lẽ theo dõi diễn biến rồi báo cáo về Trạm. Bùi Diễm (sau năm 1963 là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ) đã viết trong hồi ký của mình rằng: tướng Lê Văn Kim đã yêu cầu hỗ trợ nhằm thực hiện điều mà chính phủ Hoa Kỳ cũng muốn làm với chính quyền của Ngô Đình Diệm (tức gạt bỏ chính quyền của Ngô Đình Diệm). Bùi Diễm đã liên lạc với cả đại sứ và các nhà báo thạo tin của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, như David Halberstam (New York Times), Neil Sheehan (United Press International) và Malcolm Browne (Associated Press). Theo lời Bùi Kiến Thành, một người thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm thì "Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp… qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẻ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và họ đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu "bán nước cho cộng sản", vì vậy các anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản...Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để "cứu đất nước khỏi họa cộng sản"". Henry Cabot Lodge, Jr. đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa sau khi biết về âm mưu đảo chính được lên kế hoạch bởi các tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, do tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã báo cáo cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy xin ý kiến. Biên bản cuộc họp ngày 29 tháng 10 năm 1963 giữa Kennedy và các cố vấn cho thấy Kennedy sau khi họp với 15 cố vấn ngoại giao cao cấp và chuyên gia an ninh quốc gia không đưa ra được ý kiến thống nhất về vấn đề này mà để cho đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, Jr. tùy cơ ứng biến. Tại Washington, ngoại trưởng Dean Rusk truyền đạt quyết định đến Đại sứ Lodge ở Sài Gòn. Lodge báo tin cho nhân viên CIA Lucien Conein. Lucien Conein, đặc vụ của CIA, trở thành đầu mối liên lạc giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với các tướng lĩnh đảo chính, do Trần Văn Đôn đứng đầu. Ngày 3 tháng 10 năm 1963, Conein gặp tướng Minh là người nói cho ông biết ý định đảo chính và yêu cầu người Mỹ hỗ trợ nếu nó thành công. Trong phim tài liệu Việt Nam: Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclear, nhân viên CIA Lucien Conein kể lại rằng khi được thông báo về ý định đảo chính ông ta nói: "Lệnh mà tôi nhận là thế này: Tôi phải cho Tướng Minh biết rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cản trở cuộc đảo chính của họ, và tôi đã truyền đạt điều này.". Sau đó Conein bí mật gặp tướng Trần Văn Đôn để nói với ông này rằng Hoa Kỳ phản đối bất cứ hành động ám sát nào. Tướng Trần Văn Đôn trả lời "Được rồi, nếu anh không thích điều đó chúng ta sẽ không nói về nó nữa.". Theo một nguồn khác, Conein cung cấp cho nhóm tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa một số tiền mặt lên tới 40.000 USD để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm. Ngày 30 tháng 10 năm 1963, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Roger Hilsman gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn một bức mật thư mà ông này gọi đó là "Hoàng hôn của các thần linh". Trong bức mật thư này có đoạn: "Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan Dinh Độc Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng vô điều kiện, vì nếu không họ sẽ tìm cách gạt bỏ được lực lượng đảo chính lẫn sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nếu gia đình họ Ngô bị bắt sống, vợ chồng ông Nhu phải nhanh chóng bị tống xuất sang Pháp hay bất cứ nước nào muốn nhận họ. Riêng ông Diệm, tùy thuộc vào ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính". Tướng Dương Văn Minh và các đồng mưu lên kế hoạch lật đổ chính phủ của Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 bằng một cuộc đảo chính nhanh gọn chóng vánh. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đưa quân đội tới chiếm đóng tất cả các vị trí trọng yếu ở Sài Gòn, chặn mọi cửa ngõ ra vào nội đô. Tại dinh tổng thống, chỉ có một lực lượng nhỏ trung thành bảo vệ cho Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, các tướng lĩnh đảo chính kêu gọi Ngô Đình Diệm đầu hàng và Ngô Đình Diệm sẽ được ra nước ngoài sống lưu vong nếu đầu hàng. Tuy nhiên tối hôm đó, Ngô Đình Diệm và đoàn tùy tùng đã trốn thoát khỏi dinh tổng thống bằng một đường hầm tới Chợ Lớn, về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lực lượng đảo chính bắt, cuộc đảo chính tới đây là kết thúc, phe đảo chính chỉ còn việc thành lập chính phủ mới. Hành động đảo chính đã đưa Việt Nam Cộng hòa đến tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong một thời gian cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. == Cái chết và mai táng == Sau khi bị lật đổ bởi các tướng lĩnh dưới quyền ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông cùng em trai - cố vấn Ngô Đình Nhu lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam, sáng ngày hôm sau Ngô Đình Diệm cùng với Ngô Đình Nhu gọi điện và ra hàng lực lượng đảo chính. Hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung giết bằng lưỡi lê và súng lục trong chiếc xe bọc thép M-113, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh, khi chiếc xe đang trên đường tới Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị hành hung trước khi bị bắn. Xác Ngô Đình Nhu thì bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Sau khi biết tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, phát biểu của Hồ Chí Minh được thuật lại như sau "Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy" Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam nói rõ hơn: "Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Do đó, chính quyền tay sai sẽ không thể vững bền. Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 sẽ không phải là cuộc đảo chính cuối cùng." Khi biết Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị đảo chính và giết chết, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị choáng váng và ưu tư thoáng buồn. 4 giờ chiều ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi được thông báo anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu đã bị giết, Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, đã vui vẻ thốt lên bằng tiếng Pháp: "C’est formidable! C’est formidable!" (Thật là tuyệt diệu. Thật là tuyệt diệu). Các cơ quan do Ngô Đình Diệm lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, các xóm Đạo võ trang,… tất cả đều tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà họ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ. Nhà sử học Nguyễn Hiến Lê, khi đó đang sống ở Sài Gòn, đã ghi lại không khí vui mừng của người dân ở thời điểm đó: Từ 7 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi đài phát thanh Sài Gòn báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm thì già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời hò reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đã bóp nghẹt lòng dân trong chín năm trời đăng đẳng” - Bác sĩ Dương Tấn Tươi. Còn thi sĩ Đông Hồ thì: “Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy thì cho thấy quần chúng Việt Nam năm 1963 này cũng đã tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đã biết tự kiềm hãm sức giận dữ hung hãn của mình rồi đó.” Nhà báo đương thời tại miền Nam, ông Vũ Bằng ghi lại không khí của người dân miền Nam lúc đó khi nghe tin vụ đảo chính và việc anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị giết: Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm cũng khiến cho các lãnh đạo Á Châu là đồng minh của Mỹ phải cảm thấy lo ngại cho mình. Về sau, Tổng thống (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon: Tài liệu của phía Hoa Kỳ cho biết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong những ngôi mộ không tên trong một nghĩa trang bên cạnh ngôi nhà của đại sứ Hoa Kỳ. Sau này tìm hiểu, thì ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (vị trí ở đường Điện Biên Phủ cắt với đường Hai Bà Trưng, ngày nay là Công viên Lê Văn Tám). Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích vì người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Ngô Đình Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Ngô Đình Nhu. Trong khoảng thập niên 1980, do nhu cầu phát triển đô thị trong nội đô Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu (Nghĩa trang Nhân dân số 6B) ngày nay. Hiện tại, mộ ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu chính thức đặt tại nghĩa trang Lái Thiêu. Mộ hai ông nằm hai bên mộ mẹ - bà Phạm Thị Thân. Ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và "Huynh" (chỉ ông Ngô Đình Diệm) hoặc "Đệ" (ông Ngô Đình Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh. == Câu nói == Theo sử gia Jacques Dalloz, sau phát biểu của ông Diệm, báo chí ở Sài Gòn đã kiểm duyệt và chỉnh sửa lại câu nói, cắt đi cụm từ "biên giới Hoa Kỳ" và rút gọn lại thành “Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải”. Ông Diệm cũng nhận ra mình đã nói hớ và đã đồng ý chữa lại bằng câu nói rút gọn này, thay "biên giới Hoa Kỳ" bằng "biên giới tự do" như trên == Đánh giá == === Tại Việt Nam === Năm 1935, nhân việc Ngô Đình Diệm bị Bảo Đại cách chức rồi lại phục chức, Phan Khôi nhận xét như sau: "Thật, chúng tôi nói 50 năm nay mới có một người như ông Ngô Đình Diệm, không phải là nói quá. Ngay sau khi Ngô Đình Diệm nhậm chức Thủ tướng chính quyền Bảo Đại, báo Nhân dân của Đảng Lao động đã có bài chỉ trích "Dưới thời thực dân Pháp trước đây, do tài luồn lọt bợ đỡ, Diệm từ chỗ một tên công chức nhỏ đã được cất nhắc dần dần lên tới tuần phủ. Thấy quan thầy chú ý Diệm càng trổ tài khuyến mã ra sức đàn áp cách mạng, áp bức nông dân, nên đến năm 1933 nó được quan thầy đặc cách phong chức thượng thư bộ lại trong cái thứ triều đình mọt nát của Bảo Đại. Hồi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, địa vị thực dân Pháp lung lay, Diệm giở mặt thay thầy đổi chủ. Nó cử tên Vũ Đình Dy sang Đông Kinh thay mặt nó lạy van phát xít Nhật và xin cho nó cái chân thủ tướng bù nhìn. Nó lại cho tên tay sai Phan Thúc Ngô sang Nhật lần nữa mang cái "Lời thề trung thành" của nó tâu hỏi với phát xít Nhật và tên bù nhìn Cường Để, đồng thời định rước Cường Để về làm vua bù nhìn,...Ngô Đình Diệm chính là một con chó săn lai Nhật, lai Tây, lai Mỹ chuyên thay thầy đổi chủ,..." Sách giáo khoa lịch sử lớp nhất của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa ("Đệ nhị cộng hòa" là chính phủ do các tướng lĩnh đảo chính Ngô Đình Diệm lập nên, để phân biệt với "Đệ nhất cộng hòa" là chính phủ thời Ngô Đình Diệm) xuất bản năm 1966 viết về thời kỳ Ngô Đình Diệm: Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm, sau đây lược trích đoạn nhận xét về Ngô Đình Diệm:"...ông Ngô Đình Diệm chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh... Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. Tổng thống Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình 'thiên mạng' cứu nước. Tổng thống Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương 'tiết trực tâm hư' nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Tổng thống Diệm dễ tin người xu nịnh nên dễ bị phản trắc,... Nhà sử học và là một tín đồ Công giáo, ông Nguyễn Đình Đầu cho rằng Ngô Đình Diệm là người yêu nước và có công. Ông nói: "Vào năm 1955, tôi ở Pháp về tôi thấy ông Ngô Đình Diệm có những hoạt động rất tích cực trong việc xây dựng lại xã hội đang sa sút lúc bấy giờ trên nhiều phương diện. Về kinh tế, lúc đó đang nhập khẩu gạo mà chỉ trong vài năm đã phát triển nông nghiệp và xuất khẩu 300.000 tấn gạo ra nước ngoài. Về văn hóa tiến bộ khá rõ ràng, đã xây dựng được hệ thống giáo dục đào tạo tiến bộ theo chương trình của người Pháp và phương pháp của Hoa Kỳ, trong một thời gian ngắn đã đào tạo được nhiều chuyên gia trí thức... Theo hồi ức của tướng Trần Văn Đôn thì: "Ông Diệm là người tuy điềm đạm bên ngoài nhưng tính rất nóng. Một hôm tôi vào Dinh, thấy thức ăn, cơm canh văng tung tóe dưới sảnh, người bồi đang lau dọn. Sau khi trò chuyện với ông Diệm xong, tôi quay ra hỏi tùy viên có chuyện gì xảy ra, thì được biết ông Diệm hất đổ mâm cơm vì thiếu một món mà ông thích". Ngô Đình Diệm hiểu rõ bản thân ông cần quân đội, nhưng ông luôn tỏ ý coi thường quân đội, trong khi rất thích những bộ trưởng dân sự biết cách nịnh hót. Ngoài ra, ông Diệm là người phân biệt cá nhân theo vùng miền. Ông chỉ thích nâng đỡ người gốc Huế. Ngô Đình Diệm thường nói: "Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền". Giáo sư Nguyễn Văn Tương, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, có nhận xét về việc Ngô Đình Diệm đã khống chế quốc hội như một nhà độc tài: Ra phiên họp khoáng đại, Dân biểu ta chia làm hai khối: khối đa số và khối thiểu số, giống chế độ lưỡng đảng của Anh quốc. Nhưng đó chỉ là trò ảo thuật của cấp lãnh đạo, vì ở cấp cao còn có vai trò của Đảng Cần lao Nhân vị hoạt động trong vòng bí mật. Người ngoài cuộc nói Quốc hội lúc ấy là một cửa sổ giả, nghĩa là khi xây nhà thì phải có cửa cái, cửa sổ cho đủ bộ dễ coi, mặc dù cửa sổ giả vốn không cần thiết. Thay vì chú tâm trang bị cho nước nhà những bộ luật mới thống nhất và tiến bộ, Quốc hội chuyên ra các Quyết nghị ủng hộ Ngô Tổng thống…” Ngô Đình Diệm quá đề cao bản thân lẫn người cùng huyết thống, có cách cư xử không khéo đối với thuộc cấp. Đa phần tướng tá, sĩ quan đều bị ông Diệm gọi bằng "thằng" (ngoại trừ Tổng tham mưu Trưởng Lê Văn Tỵ, ông Diệm gọi là ngài, còn tướng Nguyễn Văn Đôn thì gọi khách khí bằng ông). Theo nhiều hồi ký của tướng lĩnh dưới thời ông Diệm kể lại, thì khi vào cửa Tam quan ở các đền thờ vua chúa, ông Diệm thường nói: "Các ông đi cổng hai bên, vì cổng giữa chỉ có vua mới được đi. Chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này". Dứt câu, ông Diệm đi vào bằng cổng giữa. Ngay cả người gần gũi với gia đình ông như tướng Trần Văn Đôn còn bất mãn với sự độc đoán này của ông Diệm. Nhiều sử gia gọi Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa là "Ngô triều".. Theo ông Quách Tòng Đức, vốn là một viên chức cao cấp của chế độ thực dân từ trước năm 1945 và sau này đã phục vụ các chính phủ ở Sài Gòn cho rằng: Ngô Đình Diệm có bản chất quyết liệt đến tàn bạo, rất kiên trì trong những kế hoạch thâu tóm quyền lực và không ngần ngại sử dụng những mưu kế để đạt các mục đích đã đặt ra. Ngô Đình Diệm không hay to tiếng nhưng ông ta cũng có những lúc lớn giọng quát nạt làm đám thuộc hạ phải sợ hãi. Nhiều người từng tiếp xúc với Tổng thống Diệm ở Sài Gòn đều có cảm nhận rằng, mặc dù mang danh là đứng đầu một chính thể "cộng hòa" nhưng thực chất Ngô Đình Diệm vẫn cư xử như một viên quan lớn của chế độ phong kiến. Cũng dưới góc nhìn như thế nên tác giả Stanley Karnow trong cuốn "Vietnam A History" đã dành hẳn một chương (chương 8) nói về Ngô Đình Diệm với tựa đề "America's Mandarin" (Quan cận thần của Mỹ). Làm việc theo kiểu quan lại phong kiến nên Tổng thống Diệm, cũng như em trai ông là cố vấn Ngô Đình Nhu, thường xuyên ôm đồm mọi việc, vì họ không thấy ai ngoài gia tộc mình đủ độ tin cậy để trao đầy đủ trọng trách. Ông Đỗ Mậu, nguyên là một lính đội khố xanh dưới thời Pháp thuộc, từng nhiều năm phục vụ Ngô Đình Diệm khi ông ta còn thất thế lẫn khi ông ta đã trở thành Tổng thống ở Sài Gòn có vài đánh giá, nhận xét: "Tất cả mọi quyết định, vi phạm mọi nguyên tắc hành chính cơ bản, để can thiệp trực tiếp và mạnh mẽ những sinh hoạt nào mà ông ta muốn, cấp độ nào mà ông ta thích… Chủ trương trung ương tập quyền tuyệt đối đó, một lần nữa phản ánh cái tâm lý độc quyền và độc tôn là một trong những nét đặc thù của con người ông Diệm từ những ngày đầu mới làm quan Nam triều…" Ông Bùi Kiến Thành, một cộng sự thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận định về sự thất bại của ông Diệm: "... thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tài tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nòng cốt để làm việc. Sau nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nòng cốt do một chính đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nòng cốt tức là sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ... Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! Nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ, đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được." Ông Lý Chánh Trung, Đổng lý văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục, đã nhận xét vào năm 1970 rằng: Nhìn lại 9 năm cầm quyền, tôi thành thực nghĩ rằng, ông Diệm chỉ là một huyền thoại lớn do người Mỹ và một số tay chân bộ hạ tạo ra để lợi dụng. Người Mỹ lợi dụng ông để thực hiện mưu đồ của họ, một số tay chân bộ hạ đã lợi dụng ông để bòn rút những nguồn lợi béo bở của đất nước này và của viện trợ Mỹ... Cái lỗi căn bản của ông là đã xem người Mỹ cũng như tay chân bộ hạ của ông là những phương tiện để hoàn thành sứ mạng, trong khi chính ông mới là phương tiện của người Mỹ và một số tay chân bộ hạ. Ông đã tưởng mình có thể lệ thuộc Mỹ một phần nào thôi, còn phần kia thì vẫn “độc lập”, ông đã tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông. Khi ông nhìn thấy đó chỉ là ảo tưởng thì đã quá trễ: Ông đã chết vì ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự đi một nước cờ cho riêng nó, dù con cờ đó mang tên Ngô Đình Diệm, và không một nước nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ. Bảy năm đã qua và ngày nay, dư luận quần chúng có vẻ khoan hồng hơn đối với ông Diệm, ngay cả những nơi nạn nhân của chế độ ấy. Lý do giản dị: với thời gian, kỷ niệm đã mờ nhạt, hận thù được xoa dịu, những ẩn ức dồn nén được giải tỏa. Trong khi đó, cái thực trạng của xã hội miền Nam (năm 1970) mỗi ngày càng thêm xấu xa tệ hại, khiến cho người ta có khuynh hướng chỉ nhớ tới những nét tương đối dễ coi của chế độ Ngô Đình Diệm. Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ. === Từ bên ngoài === Ngô Đình Diệm từng sống ở Hoa Kỳ một thời gian, có quan hệ với một số nhân vật trong chính giới Mỹ, được Hoa Kỳ ủng hộ về Việt Nam làm Thủ tướng trong chính phủ Bảo Đại (sau Hiệp định Genève) rồi Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc ông Diệm trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam là Hồng y Spellman. John Cooney (1985) đã viết: "Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng." Một số người cho rằng Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc. Song tác giả Dennis Bloodworth (1970) nhận xét rằng: "Cho tới năm 1963 mật vụ của Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước. Ông ta và gia đình mình đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực." Có ý kiến cho rằng Ngô Đình Diệm đã bỏ lỡ cơ hội thống nhất đất nước khi từ chối hiệp thương, không tiến hành tổng tuyển cử và giết hại rất nhiều người thân cộng. Tuy nhiên theo Richard J. Barnet nhận xét : Điều quan tâm chính của chính quyền Diệm là sự an toàn của chính quyền. Chính quyền Diệm sợ rằng cuộc bầu cử dự định tổ chức vào tháng 7 năm 1956 đưa đến sự thắng lợi của Hồ Chí Minh và chấm dứt quyền lực của những chính trị gia không Cộng sản Đại sứ Mỹ J. Lowton Collins nhận xét về ông Diệm: "Ông ấy quá quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt, không có bất cứ sáng kiến đáng kể nào từ ngày nắm chính quyền. Những người có khả năng trong chính phủ đều khó chịu về thói quen quyết định trên đầu người khác của ông Diệm. Ông Diệm hoàn toàn không trông cậy vào họ, mà đặt hết niềm tin vào hai người em cùng những người chịu phục tùng ông ấy. Ông là người hoàn toàn không biết nhân nhượng và với thái độ của một người khổ hạnh, ông không thể đương đầu với những thế lực thực tại, điển hình nhất là Bình Xuyên…" Người Mỹ không xem ông Diệm là một kẻ bù nhìn. Họ đánh giá ông Diệm là một con người "luôn muốn có được tất cả, hoặc không có gì", "được ăn cả ngã về không" và "ông Ngô Đình Diệm là một con rối. Nhưng con rối ấy tự giật dây mình và giật dây luôn cả chúng ta". Nhà sử học George C. Herring nhận xét: Để làm vui lòng các cố vấn Mỹ, thỉnh thoảng Diệm cũng nói trên đầu môi chót lưỡi về dân chủ, nhưng trong thực hành ông ta nắm lấy những quyền lực tuyệt đối. Đích thân ông ta ngự trị ngành hành pháp của chính phủ, đưa ba người anh em trai vào nắm ba chức trong nội các có sáu bộ, ông ta có mọi quyền quyết định. Sự tấn công dữ dội của Diệm vào những đối lập chính trị đã gây nên sự bất mãn trong các thành phố cũng như ở thôn quê. Báo chí chỉ trích chính phủ bị đóng cửa ngay.. Dùng quyền hành trong các sắc lệnh của tổng thống, chính quyền Diệm đã lùa vào những “trại cải huấn” nhiều ngàn người Việt Nam, cộng sản cũng như không cộng sản, những người bị coi như là đe dọa cho trật tự công cộng. Chương trình cải huấn lúc đầu nhắm vào các thành phần kháng chiến Việt Minh ở lại miền Nam, nhưng rồi với thời gian chương trình này được áp dụng cho bất cứ ai dám chống đối chính phủ của Diệm. Chính quyền có khuynh hướng cai trị dân với lòng nghi ngờ và cưỡng bức”, một phúc trình tình báo của Mỹ kết luận năm 1960, và “đã được đáp trả bởi thái độ bất thiện cảm và bất mãn của người dân. Những báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ CIA, soạn trong tháng 2 năm 1957, mô tả chế độ Diệm như sau: Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của Diệm. Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì, nhưng thực chất chính quyền là độc tài. Quyền lập pháp của quốc hội bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của Diệm. Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp... Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của Diệm, những người quan trọng nhất là Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, không chỉ tuyên bố về sự nghiệp chiến đấu chống Cộng (dù cho tới năm 1957, phong trào Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì), mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không Cộng sản bị Diệm tống vào tù hơn là người Cộng sản. ...Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của ông ta đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với ông ta đã tạo nên một sự liên kết chống Diệm mà ông ta rất sợ. Theo sách Triangle of Death thì ngày 1 tháng 2 năm 1966, Lyndon B. Johnson (lúc này đã là Tổng thống Hoa Kỳ) gọi điện thoại cho Thượng nghị sĩ Eugene McCarthay, nhắc lại chuyện chính quyền tổng thống John F. Kennedy muốn tham chiến ở Việt Nam và đã cùng "bọn du côn" (phe đảo chính) để hạ sát Ngô Đình Diệm. Trong một bài đăng trên tuần san Weekly Standard ngày 29-9-2003, James Osen đã trình bày và phân tích đoạn băng này và kết luận rằng Tổng thống Kennedy phải chịu trách nhiệm về cái chết của Ngô Đình Diệm. Thủ tướng Singapore đương thời là Lý Quang Diệu tin rằng hành động tiêu diệt những người đối lập của Ngô Đình Diệm đã góp phần khiến Việt Nam Cộng Hòa thất bại. Lý Quang Diệu nói rằng chính quyền Mỹ đã "cho phép Ngô Đình Diệm loại bỏ khỏi hệ thống chính trị tất cả những lựa chọn có thể thay thế cho ông ta". Vì điều này, Việt Nam Cộng Hòa đã mất hết nhân tài và không còn ai có đủ tài năng để đóng vai trò dẫn dắt, dẫn tới sự lụn bại và sụp đổ của chính phủ này Sau này, trong cuộc phỏng vấn của Stanley Karnow, sử gia chuyên về chiến tranh Việt Nam, hỏi tổng thống Johnson là ông có tin rằng Diệm là "Winston Churchill (Thủ tướng Anh, góp phần thắng Đức Quốc xã tại châu Âu) của Đông Nam Á" hay không; thì Johnson đã văng tục: "Khốn kiếp, Diệm chỉ là thằng nhóc duy nhất chúng ta có lúc đó. (Shit! Diem is the only boy we’ve got out there)" == Xem thêm == Chiến tranh Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960 Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963 Thủ tướng Việt Nam Ván bài lật ngửa == Nguồn tham khảo == == Thư mục == === Tiếng Việt === Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Phạm Khắc Hoè, Nhà xuất bản Thuận Hoá 1987 Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nguyễn Phú Đức, Nhà xuất bản Lao động 2009 === Tiếng Anh === Sergei Blagov, Honest Mistakes: The Life and Death of Trình Minh Thế, Nova Science Publishers, Inc, Huntington, New York, 2001 Chapman, J. M. (2013). Cauldron of resistance: Ngo Dinh Diem, the United States, and 1950s southern Vietnam. Ithaca: Cornell University Press. Borthwick, Mark (1998). Pacific Century: The Emergence of Modern Pacific Asia. Westview Press. ISBN 0-8133-3471-3. Buttinger, Joseph (1967). Vietnam: A Dragon Embattled. Praeger Publishers. Fall, Bernard B. (1963). The Two Viet-Nams. Praeger publishers. Diem, Bui (1987). In the Jaws of History. Houghton Mifflin. Gettleman, Marvin E. (1966). Vietnam: History, Documents, and Opinions on a Major World Crisis. Harmondsworth, Middlesex: Penguin Books. Jacobs, Seth (2006). Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America's War in Vietnam, 1950–1963. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield. ISBN 0-7425-4447-8. Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A History. New York: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4. Langguth, A. J. (2000). Our Vietnam: the war, 1954–1975. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-684-81202-9. Maclear, Michael (1981). Vietnam:The Ten Thousand Day War. New York: Methuen Publishing. ISBN 0-423-00580-4. Moyar, Mark (2006). Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965. New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-86911-0. Olson, James S. (1996). Where the Domino Fell. St. Martin's Press. ISBN 0-312-08431-5. Topmiller, Robert J. (2006). The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam. University Press of Kentucky. ISBN 0-8131-2260-0. Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social and Military History. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. ISBN 1-57607-040-9. Warner, Denis (1964). The Last Confucian: Vietnam, South-East Asia, and the West. Sydney: Angus and Robertson. J Hammer, Ellen (1954). The Struggle for Indochina. America: Stanford University Press. J. Duncanson, Dennis (1968). Government and Revolution in Vietnam. England: Oxford University Press. Nguyen Ngoc Bich và đồng nghiệp (1972). An Annotated Atlas of the Republic of Viet-Nam. Washington, D.C.: Embassy of Viet-Nam. Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link) Choinski, Walter Frank (1965). Country Study: Republic of Vietnam. Washington, DC: The Military Assistance Institute. Miller, Edward (2013). Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam. Harvard University Press == Liên kết ngoài == Ngô Đình Diệm tại Từ điển bách khoa Việt Nam Ngô Đình Diệm tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, phiên bản xuất bản sau 1975 của cuốn Làm thế nào để giết một Tổng thống, tác giả Lương Khải Minh và Cao Thế Dung They Shoot Allies, Don't They? When 25 Years Ago, NGO Dinh Diem Was Assassinated His Supporters Blamed the United States. They Were Right Francis X. Winters; National Review, Vol. 40, ngày 25 tháng 11 năm 1988. Tổng thống Ngô Đình Diệm Đánh giá lại Ngô Đình Diệm http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/VNngo.htm http://countrystudies.us/vietnam/27.htm http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-eisenhower-vietnam1.html JFK and the Diem Coup – Provided by the National Security Archive. The Pentagon Papers, Vol. 2 Ch. 4 "The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May–November, 1963", pp. 201–76 Loạt bài 1963 và hai vụ ám sát tổng thống đăng trên Đài BBC
huế.txt
Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Huế thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945). Hiện nay, thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học... Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). == Địa lý == === Vị trí địa lý === Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 101 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người..Tính đến năm 2015, dân số thành phố đã tăng lên là 354.124 người Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh... === Khí hậu === Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu Köppen. Mùa khô từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F). Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp nhất là 9 °C (48 °F). Mùa xuân kéo dài từ tháng Giêng đến cuối tháng Hai. == Lịch sử và tên gọi == === Thuận Hóa === Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và đặt tên phủ là Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã bỏ cấp huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành cấp phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam Đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân. Xem thêm bài Thuận Hóa, Huyền Trân Công Chúa. === Phú Xuân === Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại nhà họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi dinh thành phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (chữ Hán: 富春), thuộc huyện Hương Trà vào năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" . === Sự xuất hiện của tên địa danh Huế === Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì: Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế,thuyền tám tầm chở đã vạy then". Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện. Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué. Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ. Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này. === Triều Nguyễn === Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (sau này là Hoàng đế Gia Long) đã thành công trong việc thiết lập việc kiểm soát của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam, do đó làm cho Huế trở thành thủ đô đương thời. Vua Minh Mạng (1820-1840) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ ngày 14 tháng 2 năm 1820 (ngày sinh nhật thứ 29 của mình) cho đến khi ông qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 1841. Ông là một người con trai của Hoàng đế Gia Long, ông có con trai cả là Thái tử Cảnh, đã qua đời vào năm 1801. Trong thời Pháp thuộc, Huế thuộc Trung kỳ. Huế vẫn là thủ đô cho đến năm 1945, khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị và một người chính phủ cộng sản Bắc Việt được thành lập, với thủ đô là Hà Nội. === Chiến tranh Việt Nam === Vua Bảo Đại tuyên bố trở thành "Nhà cầm quyền Nhà nước Việt Nam" với sự giúp đỡ của thực dân Pháp khi quay trở lại vào năm 1949 (mặc dù ông không được sự công nhận từ những người cộng sản hoặc sự chấp nhận hoàn toàn từ người dân Việt Nam), thủ đô mới là Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) ở miền Nam Việt Nam. Trong Việt Nam Cộng Hòa, vị trí của trung tâm thành phố Huế rất gần biên giới giữa miền Bắc và miền Nam, đặt nó ở một vị trí rất dễ bị tấn công trong chiến tranh Việt Nam. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, trong trận Huế, thành phố đã bị thiệt hại nặng nề nhưng các danh lam thắng cảnh của thành phố vẫn đang trong tình trạng tốt. Sự kết hợp các vụ đánh bom của quân đội Mỹ ở tòa nhà lịch sử, được tổ chức bởi quân đội miền Bắc Việt Nam, và vụ thảm sát Huế, thực hiện bởi lực lượng của phía Mỹ và VNCH. ==== Thị xã Huế ==== Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả Trung Kỳ là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị. Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị". Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết" Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) . ==== Thành phố Huế ==== Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ). ==== Lịch sử địa phận thành phố Huế từ năm 1954 ==== Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975. Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên, gồm 12 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và 6 xã: Hương Lưu, Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân, Xuân Long. Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập phường Phú An vào phường Phú Cát. Ngày 11 tháng 9 năm 1981, thành phố Huế được mở rộng địa giới, sáp nhập các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hoà sáp nhập về huyện Hương Phú), một phần xã Hương Chữ (các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu) của thuộc huyện Hương Điền, các xã Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, một phần xã Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) thuộc huyện Hương Phú. Thành phố Huế sau khi được mở rộng bao gồm các phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Thuận, Phú Hoà, Phú Cát, Phú Hiệp, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và các xã Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ Xuân, Xuân Long, Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình, Hương Thọ, Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuỷ Phú (gồm cả xóm Đông Giáp), Hương Lưu (gồm cả xóm Cồn Trầu và xóm Cổ Thành), Hương Hồ (gồm cả các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ). Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Hương Hồ thành 2 xã: Hương Hồ và Hương An. Ngày 6 tháng 1 năm 1983: chia xã Hương Hải thành 2 xã: Thuận An và Hải Dương; thành lập 2 xã Bình Điền và Bình Thành tại khu kinh tế mới Bình Điền 2; chia phường Phú Thuận thành 2 phường: Phú Thuận và Phú Bình; thành lập phường An Cựu từ một phần phường Vĩnh Lợi và xã Thủy An; thành lập phường Phường Đúc từ một phần phường Vĩnh Ninh và xã Thủy Xuân; chuyển xã Xuân Long thành phường Kim Long; chuyển xã Hương Lưu thành phường Vĩ Dạ; chuyển xã Thủy Phú thành phường Xuân Phú; chuyển xã Thủy Phước thành phường Phước Vĩnh; chuyển xã Thủy Trường thành phường Trường An. Cuối năm 1988, thành phố Huế có 19 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lị tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngày 29 tháng 9 năm 1990, chuyển 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương về huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) quản lý; chuyển 6 xã: Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuận An về huyện Phú Vang quản lý; chuyển 9 xã: Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Phong, Hải Dương về huyện Hương Trà (nay là thị xã Hương Trà) quản lý. Thành phố Huế còn lại 19 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 5 xã: Hương Long, Hương Sơ, Thủy An, Thủy Biều, Thủy Xuân. Ngày 22 tháng 11 năm 1995, chia phường Vĩnh Lợi thành 2 phường: Phú Hội và Phú Nhuận. Ngày 27 tháng 3 năm 2007, chia xã Hương Sơ thành 2 phường: An Hòa và Hương Sơ; chia xã Thủy An thành 2 phường: An Đông và An Tây. Ngày 25 tháng 3 năm 2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thành 3 phường có tên tương ứng. Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 355-CT công nhận thành phố Huế là đô thị loại 2. Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính trị Khoá X ngày 25 tháng 5 năm 2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế là thành thành phố Festival. Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival. == Hành chính == Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường: Có 3 phường mới là Hương Long, Thuỷ Biều và Thuỷ Xuân được thành lập theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, ngày 26 tháng 03, 2010 == Kinh tế thương mại == Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: Chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền Plaza (siêu thị Co.op mart), Phong Phú Plaza (Big C). Kinh tế thành phố phát triển chủ yếu ở ngành du lịch. Hiện tại trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An,The Manor Crown..., đặc biệt là tổ hợp TTTM Vincom và khách sạn Vinpearl đang được xây dựng với chiều cao 39 tầng. - Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 duy trì ở mức ổn định; GTSX CN-TTCN trên địa bàn thành phố ước đạt 6.502 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 13% so với cùng kỳ. Các mặt hàng trọng điểm như dệt may, da giày vẫn giữ được tốc độ tăng khá, xuất khẩu đạt tăng trưởng cao. Các mặt hàng tiêu dùng nội tỉnh tiếp tục duy trì mức tiêu thụ ổn định. == Văn hóa == Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,... === Kiến trúc === Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. === Trang phục === Các thiết kế hiện đại của áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại Huế ở thế kỷ 18. Một khoảng thời gian trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đựa ra các quy tắc ăn mặc như sau: Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Chỉ duy nhất khi đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn có ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép. Trang phục này phát triển thành áo dài ngũ thân, một năm loại áo choàng phổ biến của các quý tộc mặc trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Lấy cảm hứng từ thời trang của Paris, Nguyễn Cát Tường và các nghệ sĩ khác đã kết hợp với Trường Đại học Hà Nội thiết kế lại áo dài ngũ thân như là trang phục hiện đại trong những năm 1920 và 1930. Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người Việt là xuất phát từ Huế. Màu tím đặc trưng của áo dài phổ biến ở Huế, màu sắc đặc biệt đó đã làm áo dài trở thành di sản của thành phố, một cố đô. === Âm nhạc và nghệ thuật === Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính. ==== Nhã nhạc cung đình ==== Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn. ==== Vũ khúc cung đình ==== Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt. ==== Ca Huế ==== Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. ==== Nghệ thuật tuồng ==== Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. ==== Mỹ thuật và mỹ nghệ ==== Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. === Lễ hội === Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem. ==== Festival Huế ==== Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 8 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam. === Ẩm thực === Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. === Võ thuật === Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, Thiếu lâm,... == Du lịch == Huế có những di tích lịch sử, một số đã được công nhận là Di sản thế giới bởi UNESCONgày nay, một khu vực nhỏ của thành phố vẫn còn bị cấm, mặc dù các nỗ lực tái thiết đang được tiến hành để duy trì nó như là một địa điểm lịch sử thu hút khách du lịch. Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố. Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Một trong số đó là Trường Quốc học, các trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, và Trường Trung học Hai Bà Trưng. Viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm ở số 3 đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố. Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ Khe Sanh hay Địa đạo Vịnh Mốc . Trong 11 tháng đầu năm 2012, thành phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước ngoài, tăng 25,7%. Mặc dù du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nó cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như các dịch vụ gắn với du lịch, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và sự hoạt động của nó, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, là tất cả nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường. === Những danh lam thắng cảnh === ==== Thiên nhiên ==== Núi Ngự Bình, Ðồi Vọng Cảnh, Núi Bạch Mã, Sông Hương, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Bãi biển Cảnh Dương, Phá Tam Giang. ==== Kiến trúc cổ ==== Hổ Quyền (nơi voi cọp đấu nhau), Văn Miếu, Điện Hòn Chén, Cầu ngói Thanh Toàn, *Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học - Huế, Ðan viện Biển Ðức Thiên An. ==== Chùa ==== Chùa Thiên Mụ, Chùa Diệu Đế, Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu. ==== Nhà thờ ==== Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Đan viện Thiên An ==== Thánh thất ==== Thánh thất Cao Đài Vĩnh Lợi == Giáo dục == Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử 50 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung và cả Việt Nam. Đại học Huế bao gồm các trường: Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế,Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Luật Huế, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa du lịch. Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng): Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Đại học Xanh Á Châu, Trường Cao đẳng Y tế Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Phân hiệu Trường nghiệp vụ Thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế,... Một số trường trung học nổi tiếng: Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường THPT Hai Bà Trưng (tức là Trường Đồng Khánh cũ), Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ Thành Nội cũ), Trường THCS Nguyễn Tri Phương. == Cơ sở hạ tầng == === Y tế === Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 1894, là bệnh viện phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện cung cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét vuông, là một trong ba bệnh viện lớn nhất trong cả nước cùng với Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh, và được quản lý bởi Bộ Y tế. === Giao thông vận tải === Huế có ga Huế là ga đường sắt với đường tàu kết nối đến tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm ở phía nam thành phố == Thành phố kết nghĩa == Bandar-e Anzali, Iran Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ == Hình ảnh == == Xem thêm == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Huế tại Từ điển bách khoa Việt Nam Kinh thành Huế tại Từ điển bách khoa Việt Nam Đại Nội, Thành Nội, Hoàng thành Huế tại Từ điển bách khoa Việt Nam Trung tâm Festival Huế
tuần.txt
Tuần là một đại lượng về thời gian quy định 7 ngày làm 1 tuần, hay 10 ngày theo lịch cũ. Một tuần gồm có 7 thứ (Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư, Thứ năm, Thứ sáu, Thứ bảy và Chủ nhật). Một tháng gồm có 4 tuần, Một năm có 52 tuần hoặc 53 tuần. Theo lịch cổ của Trung Quốc thì 01 tuần là 10 ngày và một tháng có 3 tuần gồm thượng tuần (tương đương từ ngày 1 đến ngày 10 của tây lịch), trung tuần (tương đương từ ngày 11 đến ngày 20) và hạ tuần (tương đương từ ngày 21 đến ngày 30) == Định nghĩa và khoảng thời gian == Một tuần được quy định là một khoảng thời gian gồm 7 ngày, trừ lúc quy ước giờ mùa hè hoặc giây nhuậnː 1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây Theo quy định của lịch Gregoryː 1 năm gồm 52 tuần cộng thêm một ngày (2 ngày nếu như đó là năm nhuận) 1 week = 1600⁄6957 ≈ 22.9984% của một tháng được tính trung bình Trong cách tính của loại lịch trên, có 365,2425 ngày, tức là có 52 71⁄400 hay là xấp xỉ 52,1775 tuần (không giống với lịch Julius có 365,25 ngày, tương đương với 52 5⁄28 hay 52,1786 tuần, tức là nó không được biểu diễn bởi một sự khai triển thập phân xác định). Thực sự thì dôi ra 20,871 tuần trong 400 năm lịch Gregory, vì vậy ngày 7 tháng 3 năm 1617 là một ngày thứ Ba giống ngày 7 tháng 3 năm 2017. Nếu căn cứ theo quỹ đạo của Mặt Trăng, một tuần là 23,659% của một quỹ đạo quay của nó hoặc là 94,637% của một phần tư của chu kỳ đó. Theo dòng lịch sử, hệ thống chữ cái của Chúa (các chữ cái từ A đến G được sử dụng để xác định các ngày trong tuần của một năm đã xác định) đã được sử dụng để thuận tiện cho việc tính toán. Một ngày trong tuần được xác định bằng việc sử dụng số chỉ ngày Julian của một ngày (viết tắt trong tiếng Anh là JD, gồm các số nguyên dựa vào các thời gian phổ quát được tính bắt đầu vào ban ngày): cụ thể là thêm một ngày vào số dư sau khi chia số chỉ ngày Julian cho 7 thì ta sẽ được số chỉ số thứ tự của một ngày trong tuần. Ví dụ, số chỉ ngày Julian của ngày 7 tháng 3 năm 2017 là 2457820. Chia số này cho 7 thì sẽ được số dư là 1. Lấy 1 cộng 1 thì sẽ được 2. Số thứ tự 2 thì chỉ có thể là ngày thứ Ba. == Tên gọi == Từ chỉ tuần trong tiếng Anh là week. Xuất phát của nó là từ wice trong tiếng Anh cổ, một từ có nguồn gốc từ một tiền tố của tiếng Proto-Germanic: wikōn-. Tiền tố này lại có xuất phát từ tiền tố wik- (có nghĩa là chuyển động, thay đổi). Từ tiếng Germanic này có một nguồn gốc ý nghĩa rộng hơn trước khi có sự chấp nhận của lịch La Mã, có lẽ là "những sự tiếp nối", được gợi ý bởi ngôn ngữ Gothic khi nó gọi từ taxis (có nghĩa là "trật tự") trong cuốn Sách phúc âm của Luke 1:8 bằng từ wikō. Một tuần có 7 ngày được đặt tên theo nhiều ngôn ngữ khác nhau dựa vào con số 7. Chẳng hạn trong tiếng Hy Lạp có từ ἑβδομάς, trong tiếng Latin là từ septimana và các biến thể của từ này trong các ngôn ngữ Romance. Trong tiếng Anh, có một thuật ngữ có chức năng tương tự: sennight hay sen'night. Đó là viết tắt của từ seven-night (có thể so sánh với trường hợp của từ fortnight). Thuật ngữ này vẫn được sử dụng đến tận đầu thế kỷ 19, điển hình trong các bức thư của Jane Austen. Thuật ngữ này vẫn tồn tại cho đến thế kỷ 20 và nó vẫn được sử dụng như là một biểu hiện của chủ nghĩa hoài cổ. Còn trong các ngôn ngữ Slavic có cấu trúc tъ(žь)dьnь (trong ngôn ngữ Serbia-Croatia là тједан, trong tiếng Ukraina là тиждень, trong tiếng Séc là týden còn trong tiếng Ba Lan là tydzień). Cấu trúc này gồm tъ có nghĩa là cái này và dьnь có nghĩa là ngày. Tuy nhiên, cũng có một cấu trúc khác được dùng để gọi tên trong tuần gồm нєдѣлꙗ (viết theo ký tự Latin là nedělja, đây là một từ mượn và chuyển dịch từ tiếng Latin feria) và седмица (viết theo ký tự Latin là sedmitsa, một từ cũng tương tự từ ἑβδομάς của tiếng Hy Lạp chỉ từ "số bảy"). Còn tiếng Hán có cấu trúc 星期 như để ám chỉ một tuần là một đơn vị đo thời gian của hành tinh". == Xem thêm == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tuần lễ tại Từ điển bách khoa Việt Nam Week (chronology) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
kitakyūshū.txt
Kitakyushu (tiếng Nhật: 北九州市 Bắc Cửu Châu thị) là một đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản, thuộc tỉnh Fukuoka, trên đảo Kyushu. Kitakyushu còn là một trong 15 thành phố quốc gia của Nhật Bản. == Khái quát == Thành phố này có diện tích 486,1 km², dân số 990.100 người, được chia làm bảy khu. Đây là thành phố lớn thứ hai ở Kyushu, sau thành phố cùng tỉnh là thành phố Fukuoka. Hai thành phố này cách nhau chừng 20 phút, đi bằng tàu cao tốc Shinkansen. == Lịch sử == Thành phố được thành lập vào năm 1963 trên cơ sở sáp nhập 5 thành phố nhỏ. Cùng năm, Kitakyushu được công nhận là đô thị quốc gia. Thành phố Kokura (Hán Việt: Tiểu Thương), một trong năm thành phố trước đây hợp thành Kitakyushu từng là mục tiêu ném bom nguyên tử của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, vì ngày 9 tháng 8 năm 1945, bầu trời thành phố nhiều mây, nên Nagasaki vốn chỉ là mục tiêu dự bị, đã bị tấn công bằng bom nguyên tử thay cho Kokura. == Khu == 2013 hiện tại, có bảy khu ở Kitakyushu: Kokurakita-ku (小倉北区) Kokuraminami-ku (小倉南区) Moji-ku (門司区) Tobata-ku (戸畑区) Wakamatsu-ku (若松区) Yahatahigashi-ku (八幡東区) Yahatanishi-ku (八幡西区) == Thành phố kết nghĩa == Norfolk, Hoa Kỳ (1959) Tacoma, Hoa Kỳ (1959) Đại Liên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1979) Incheon, Hàn Quốc (1988) Minamikyūshū, Nhật Bản (2008) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của thành phố
suwon.txt
Suwon (Hán Việt: Thủy Nguyên) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Thành phố có diện tích km2, dân số là hơn 1.086.904 người (2008). Thành phố có cự ly 30 km về phía nam Seoul. Thành phố có 14 trường đại học. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
memphis (ai cập).txt
29°50′40,8″B 31°15′3,3″Đ Memphis (tiếng Ả Rập: منف; tiếng Hy Lạp: Μέμφις) từng là kinh đô của Aneb-Hetch - vùng đầu tiên của Hạ Ai Cập - từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên. Tên của thành phố trong tiếng Ai Cập cổ là Ineb Hedj ("Bạch Thành"). "Memphis" (Μέμφις) là tên tiếng Hy Lạp đã được biến đổi từ tên của kim tự tháp của Pepi I, Men-nefer, sau đó trở thành Menfe trong tiếng Copt. Các thành phố và thị xã Mit Rahina, Dahshur, Saqqara, Abusir, Abu Ghurab và Zawyet El Aryan ngày nay nằm trong ranh giới hành chính của thành phố Memphis lịch sử (tọa độ 29°50′58,8″B 31°15′15,4″Đ). Memphis cũng được biết đến trong thời Ai Cập Cổ đại là Ankh Tawy ("Cái mà nối hai vùng đất"), do đó nhấn mạnh vị trí quan trọng của thành phố giữa Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. == Địa lý == Phế tích của Memphis cách Cairo 19 km về phía nam, bên bờ tây của sông Nil. Theo Herodotus, thành phố này được thành lập khoảng năm 3100 trước Công nguyên bởi ông vua huyền thoại Menes, người thống nhất hai vương quốc của Ai Cập và khai sinh Ai Cập; với khoảng 30.000 dân, đây là khu định cư lớn nhất thế giới từ khi thành lập đến năm 2250 trước Công nguyên và từ 1557 đến 1400 trước Công nguyên. Trong Kinh Thánh Memphis được gọi là Moph hay Noph. == Xem thêm == Danh sách di sản thế giới tại châu Phi == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Memphis (Ai Cập) tại Wikimedia Commons On the Memphis Theology Memphis site (Windows Live Local)
hypena baltimoralis.txt
Hypena baltimoralis là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Loài này có ở phía đông của Hoa Kỳ, phía tây và phía nam đến Wisconsin, Missouri và Florida và Texas. Sải cánh dài 26–32 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 4 đến tháng 10 tùy theo địa điểm. There are at least two generations in New England và các thế hệ thêm về phía nam. Ấu trùng ăn phong, chủ yếu cây phong đỏ và phong bạc. == Hình ảnh == == Liên kết ngoài == Owlet Caterpillars of Eastern North America (Lepidoptera: Noctuidae) Bug Guide Phương tiện liên quan tới Hypena baltimoralis tại Wikimedia Commons == Chú thích ==
ma trận ife.txt
Ma trận IFE hay Internal Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là mô hình thường được sử dụng trong quản trị chiến lược để đo lường, đánh giá các nhân tố bên trong. == Cấu trúc ma trận IFE == Mô hình ma trận này thường có 4 cột dọc và số cột ngang tuỳ theo nhu cầu. Cột đầu tiên chia làm 2 nhóm vấn đề chính là: Các điểm mạnh nội bộ (internal strength): Các điểm yếu nội bộ: (internal weakness): == Liên kết ngoài == Internal Factor Evaluation Matrix IFE Matrix (Internal Factor Evaluation) Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận == Chú thích ==
vũng tàu.txt
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam. Ngoài ra, thành phố còn là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển đến thành phố Bà Rịa. Thành phố được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ. == Địa lý == === Vị trí === Vũng Tàu tiền thân là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông Nam Bộ ra biển. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. === Địa hình === Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi. == Lịch sử == === Thời phong kiến === Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: "Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhớ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp." Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy. Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư." Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu." Từ năm 1775, tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa, và từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu với tên Cap Saint-Jacques. Vào cuối đời vua Gia Long (1820), triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này. === Pháp thuộc (1859–1945) === Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh. Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp. Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã. Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thị xã (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã. Dân số vào thập niên 1930 là 8.100. === Thời Việt Nam Cộng Hòa (1956–1975) === Vũng Tàu được củng cố và phát triển để đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch và nghỉ mát. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản và trồng trọt nương rẫy truyền thống, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, cơ sở dịch vụ, phục vụ cho việc ăn chơi, giải trí của các cố vấn Mỹ và các quan chức chính quyền Sài Gòn được khẩn trương hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ. Vũng Tàu thời bấy giờ còn là nơi có nhiều trại lính của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ và quân đồng minh đồn trú. Trong giai đoạn 1964 - 1972, quân đội Hoàng gia Úc đã huy động tổng cộng 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. Phi trường Vũng Tàu trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy mới thành lập. Ngày 30 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 6-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Phước Tuy. Trong đó, quận Vũng Tàu có 1 tổng (Phước Hưng Trung) và được chia thành 5 xã: Thắng Tam, Thắng Nhì, Thắng Nhứt, Sơn Long và Thạnh An. Quận lỵ đặt tại xã Vũng Tàu. Ngày 20 tháng 3 năm 1958, Bộ Nội vụ tiếp ra Nghị định số 76-BNV/HC/NĐ sửa đội nghị định trước đây. Quận Vũng Tàu bao gồm 5 xã: Vũng Tàu, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Sơn Long. Quận lỵ đặt tại xã Vũng Tàu. Ngày 1 tháng 2 năm 1960, Nghị định số 114-BNV/NCĐ/NĐ của Bộ Nội vụ đổi tên xã Sơn Long thành xã Long Sơn. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, quận Vũng Tàu được cải biến thành thị xã Vũng Tàu trực thuộc trung ương theo Nghị định số 243-BNV/NC của Bộ Nội vụ. Tên chính thường được biết tới tên gọi Đặc khu Vũng Tàu. Ngày 30 tháng 3 năm 1965, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 55/SL-NV chia địa phận thị xã Vũng Tàu thành nhiều khu phố. Sau đó, ngày 13 tháng 4 năm 1965, tên gọi các khu phố được ấn định như sau: Khu phố Vũng Tàu (từ xã Vũng Tàu), khu phố Thắng Nhứt (từ xã Thắng Nhứt), khu phố Thắng Nhì (từ xã Thắng Nhì), khu phố Thắng Tam (từ xã Thắng Tam). Đồng thời, thành lập thêm khu phố Phước Thắng thuộc thị xã Vũng Tàu trên cơ sở sáp nhập xã Khắc Kỷ và một phần đất xã Phước Tỉnh thuộc quận Long Điền. Xã Long Sơn chuyển về quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy. Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tổng trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lại ban hành Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NÐ, đổi các danh xưng "khu phố" của thị xã thành phường. Ngày 22 tháng 8 năm 1974, các khóm Bình Lợi, Bình Hải và Sao Mai của phường Thắng Nhì được tách ra để lập phường Phước Hải. Như vậy, tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng === Giai đoạn 1975–nay === Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu được đổi tên thành thành phố Vũng Tàu trực thuộc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới tiếp quản. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu. Vũng Tàu trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 30 tháng 5 năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Đặc khu được chia thành 1 quận (Côn Đảo) và 5 phường: Châu Thành, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Thắng và xã Long Sơn. Ngày 14 tháng 5 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 58-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Theo đó, giải thể 5 phường hiện hữu, thay thế bằng 11 phường mang số thứ tự từ 1 đến 11. Tháng 8 năm 1991, Vũng Tàu trở thành thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thành lập và là tỉnh lỵ tỉnh này. Ngày 16 tháng 9 năm 1999, Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 2. Ngày 22 tháng 10 năm 2002, thành lập phường 12. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập phường Thắng Nhất. Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập 3 phường: Thắng Tam, Nguyễn An Ninh và Rạch Dừa thuộc thành phố Vũng Tàu. Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 16 tháng 12 năm 2014, đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì. == Diện tích - dân số == Diện tích 141,1 km². Dân số 472.527 người (năm 2015). Theo thống kê thì tính đến tháng 9/2013 thành phố có 85.341 hộ với tổng số 472.793 nhân khẩu được quản lý thông qua hệ thống phần mềm quản lý nhân khẩu, hộ khẩu của Công an Thành phố. Nếu tính cả những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu tại Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều. == Các đơn vị hành chính == Vũng Tàu gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Nguyễn An Ninh, Rạch Dừa, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam và 1 xã đảo Long Sơn. Diện tích và dân số của các đơn vị hành chính (năm 2015) == Kinh tế == Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí, cảng biển và du lịch. Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí và khí đốt, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam, nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro). Nơi duy nhất ở Việt Nam có khu nhà tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho con em họ. Hiện có khoảng trên 3000 người Nga đang sinh sống và làm việc tại đây. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Đông xuyên (160 Ha), Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn (1.250 Ha) hiện đang triển khai dự án nhà máy lọc dầu Long Sơn và tổ hợp hóa dầu Miền nam. Ngoài ra thành phố còn có hơn 10 cảng biển và cảng sông phục vụ ngành dầu khí, quốc phòng, đóng tàu và xuất nhập khẩu, hiện thành phố cũng đang triển khai dự án cảng trung chuyển Container quốc tế Sao Mai - Bến Đình. Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi... Là trung tâm hành chính- chính trị- kinh tế- văn hóa tỉnh BR-VT, Vũng Tàu được nhiều người biết đến không chỉ với hình ảnh một thành phố biển tươi đẹp, quyến rũ, mà còn là một trong những địa phương làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Năm năm qua (2005-2010), đã có thêm 51 dự án nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký 6,806 tỷ USD và trong 3 năm 2007- 2009, có 11 dự án trong nước đã được cấp phép với vốn đăng ký 12.457 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách tỉnh tăng cường, cùng một phần ngân sách của nguồn vượt thu, thành phố đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở. Nhiều công trình trọng điểm trong các lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, trụ sở văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế- xã hội thành phố phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. 20 năm qua (1/11/1991 – 1/11/2011) với tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân là 18%/năm, TP. Vũng Tàu đã không ngừng vươn lên về mọi mặt để xứng đáng với vai trò là một đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Phát triển kinh tế tại TP. Vũng Tàu trong những năm qua không chỉ đạt được sự tăng trưởng cao mà còn bảo đảm những yêu cầu của sự phát triển bền vững, theo đúng định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương. Tổng sản phẩm nội địa (không tính dầu khí) tăng bình quân hàng năm 22,6%. Thu nhập bình quân đầu người (không tính dầu khí) đạt 6.060 USD/người/năm. Doanh thu ngành dịch vụ năm 2011 là 9.000 tỷ đồng, gấp 170 lần so với năm 1992. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch đến năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng gấp 100 lần so với năm 1992. Tổng thu ngân sách năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, gấp 179 lần so với thời điểm mới thành lập thành phố. Đời sống nhân dân được nâng cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,02%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng dịch vụ - công nghiệp – chế biến trong đó dịch vụ – du lịch chiếm 71,01%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 14,01%; hải sản: 14,98%.Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 12.000 USD. Trong đó, chú trọng tăng vốn đầu tư cho ngành thương mại (tăng bình quân 29%/năm), doanh thu tăng bình quân 35%/năm. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 Khu công nghiệp tập trung là: Khu Công nghiệp Đông Xuyên và Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn. Ngoài ra, dự án Trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu cũng đang được khẩn trương tiến hành để chào mừng 20 năm thành lập tỉnh và 20 năm thành lập TP.Vũng Tàu (1991 - 2011). Hiện nay, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án nhanh chóng triển khai việc thỏa thuận địa điểm xây dựng dự án, lập quy hoạch và thiết kế, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi tuyển quy hoạch và thiết kế công trình, lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức đấu thầu. Việc xây dựng Khu trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu mới tại phường 11 nhằm đáp ứng được quy mô một Trung tâm hành chính của đô thị loại I. Hiện nay thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Chí Linh nằm trên đường Bình Giã. == Giao thông == Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của TP.Vũng Tàu đã bê tông nhựa hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long-Quang Trung-Trần Phú chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao thông Vận tải công nhận là "con đường đẹp nhất Việt Nam". Hơn 96% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức "nhà nước, nhân dân cùng làm". Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung. Các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng với các đô thị khác cũng đang trong quá trình đầu tư và chuẩn bị đầu tư như mở rộng quốc lộ 51 (Vũng Tàu - Biên Hòa) rộng 8 làn xe dài 90 km, hoàn thành năm 2012, xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với đường cao tốc Bắc Nam, dự án đường sắt cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, xây dựng Sân bay Quốc tế Gò Găng - BRVT trên đảo Gò Găng để di dời sân bay Vũng Tàu... các dự án hạ tầng giao thông này khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh hơn. === Các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố === Hạ Long Thuỳ Vân Trần Phú Lê Lợi 3 Tháng 2 (Quốc lộ 51C) 30 Tháng 4 (Quốc lộ 51) Lê Hồng Phong Ba Cu Trương Công Định 2 Tháng 9 Nguyễn An Ninh Nguyễn Thái Học Hoàng Hoa Thám === Các con đường bị đổi tên sau năm 1975 === Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Trần Phú Đường Võ Tánh nay là đường Hạ Long Đường Nguyễn Tri Phương nay là đường Lê Hồng Phong Đường Nguyễn Thái Học nay là đường Ba Cu Đường Gia Long nay là đường Thống Nhất Đường Duy Tân nay là đường Lê Quý Đôn Đường Phạm Phú Quốc nay là đường Trần Nguyên Hãn Đường Khưu Văn Ba nay là đường Phùng Khắc Khoan Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lý Tự Trọng == Giáo dục == Về mặt hành chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố chỉ quản lý các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quản lý. Hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông công bố đều trên các khu dân cư trong thành phố. Theo thống kê hiện tại, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu có 40 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 16 trường trung học cơ sở và 9 trường trung học phổ thông. Trong số các trường phổ thông có 5 trường dân lập và tư thục, trong đó có 1 trường đào tạo hai bậc học (trường Lê Hồng Phong) và 1 trường đào tạo 3 bậc học (trường Nguyễn Thị Minh Khai). Bên cạnh đó, thành phố còn có 31 trung tâm ngoại ngữ do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Về giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp, trên toàn thành phố có 6 trường. Trong đó Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, một trường dân lập đa ngành, hoạt động tại 3 cơ sở trên toàn thành phố. Trường đại học Mỏ Địa Chất (cơ sở Vũng Tàu). Hệ cao đẳng có 4 trường là Trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa-Vũng Tàu, Cao đẳng Nghề Bà Rịa-Vũng Tàu, Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu và Cao đẳng Nghề Dầu khí. Hiện tại Ủy ban Nhân dân tỉnh đang có đề án sáp nhập trường Cao đẳng Cộng đồng BR-VT vào Trường Cao đẳng nghề nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực các trường nghề trên địa bàn tỉnh. Hệ Trung học chuyên nghiệp có 1 trường là: Trường Trung học Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu. == Y tế == TP.Vũng Tàu có 2 bệnh viện và nhiều trung tâm y tế phường, xã Bệnh viện Lê Lợi Bệnh viện Vietsovpetro Trung tâm y tế TP.Vũng Tàu == Lễ hội văn hóa == Lễ hội nghinh Ông- Vũng Tàu - Tục thờ cá Ông Đây là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân Cá Ông (cá voi), vị cứu tinh theo quan niệm của những người đánh cá và làm nghề biển nói chung. Lễ hội nghinh Ông được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Đình Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội đi kèm với diệu hành rước kiệu, hình tượng Cá Ông và biểu diễn nghệ thuật trên các tuyến đường trung tâm thành phố. Lễ hội Đình thần Thắng Tam Tổ chức 4 ngày, từ ngày 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành Tổ chức từ ngày 16 đến 18/10 âm lịch tại Miếu bà Ngũ Hành, nằm bên cạnh đình thần Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam. Lễ hội bắn súng Thần Công Tổ chức vào những dịp khai hội đầu năm và các sự kiện lịch trọng đại của thành phố và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Địa điểm: di tích Bạch Dinh, số 10 đường Trần Phú. Đại lễ kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa. Được tổ chức tại Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm nhằm mừng kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa bổn mạng của Giáo phận Bà Rịa do chính Đức Giám mục Giáo phận chủ sự cùng với các linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hàng vạn tu sĩ nam nữ. == Danh lam thắng cảnh - Du lịch == === Các địa điểm tham quan === === Các khu văn hóa, vui chơi, giải trí === === Bãi biển === Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như: Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng. Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bãi Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp; Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch; Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn. === Chùa Thích Ca Phật Đài === Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu tọa lạc trên đường Trần Phú. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, trong tháp có ngọc Xá Lợi của đức phật, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo. Khi xây dựng bảo tháp người ta đã sử dụng các vật liệu được mang từ quê hương của đức phật. === Tượng Chúa Kitô === Tượng Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, thuộc Giáo phận Bà rịa do giáo xứ Vũng Tàu quản lý. Công trình bị gián đoạn một thời gian sau đó được sự ủy quyền của Đức Giám mục Xuân lộc, linh mục Phê rô Trần Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu cùng với bà con giáo dân khắp mọi nơi đã tham gia tái thiết công trình. Đến năm 1994 công trình hoàn thành và chính thức đón tiếp mọi du khách, đây cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, được coi là tương Chúa cao nhất thế giới trong khi Tượng Chúa Kitô Cứu Thế (Rio de Janeiro) ở Brasil cao 30 m. === Bạch Dinh === Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 40 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc Roman gồm 3 tầng, cao 19 m với lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công. Ngày nay Bạch Dinh là nơi trưng bày các cổ vật gốm, sứ được trục vớt từ các tàu thuyền cổ của nước ngoài bị đắm ngoài khơi Vũng Tàu, Bạch dinh là địa điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình tham quan thành phố biển Vũng Tàu. === Núi Nhỏ, Núi Lớn === Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu, nằm sát biển. Dưới chân núi là con đường ven biển Hạ Long được công nhận là con đường đẹp nhất Việt Nam với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Trên núi có ngọn Hải đăng Vũng Tàu và Tượng Chúa Kitô Vua nổi tiếng. Núi Lớn là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển. Trên núi này có Bạch Dinh và Thích Ca Phật Đài, trên núi có khu du lịch Hồ Mây, có cáp treo đưa khách từ chân núi lên đỉnh núi. Xung quanh núi có con đường ven biển Trần Phú bao quanh dọc theo các bãi biển đẹp. Đang có dự án cáp treo nối hai ngọn núi này với nhau. == Thành phố kết nghĩa == Vũng Tàu đã ký kết văn bản kết nghĩa và hợp tác với các thành phố sau: == Hình ảnh Vũng Tàu == == Chú giải == == Liên kết ngoài == Trang chính thức Bản mẫu:Xã, phường, thị trấn Bà Rịa-Vũng Tàu
thánh địa mỹ sơn.txt
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. == Lịch sử == Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng. Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương. == Khảo cổ học == Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này. Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn: Từ năm 1898 đến 1899: Louis de Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia. Từ năm 1901 đến 1902: Henri Parmentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây. Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Parmentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parmentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N. Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm. Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi công trình theo kiểu ghép chữ cái và số. == Kiến trúc == Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H). Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ. Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn. Đối diện với cụm tháp A, là cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm. === Đền đá === Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4. == Bảo tồn == Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng Tuesday dược thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn. == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Thánh địa Mỹ Sơn Mỹ Sơn Loạt bài liên quan đến công tác khảo cổ, trùng tu tại Mỹ Sơn == Xem thêm == Phong cách nghệ thuật các tháp Chăm Danh sách đền tháp Chăm Pa Tháp Chăm Di tích Việt Nam
gunma.txt
Gunma (Nhật: 群馬県 (Quần Mã Huyện), Gunma-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở góc Tây Bắc của vùng Kantō trên đảo Honshū. Thủ phủ là thành phố Maebashi. == Địa lý == Là một trong 8 tỉnh nội địa của Nhật Bản, Gunma là tỉnh xa nhất về phía Tây Bắc của đồng bằng Kantō. Ngoại trừ vùng trung tâm và vùng đông bắc, nơi mà có dân số tập trung phần lớn, thì đa số diện tích còn lại là núi. Gunma giáp ranh với tỉnh Niigata và Fukushima ở phía Bắc, với tỉnh Tochigi ở phía Đông, tỉnh Nagano ở phía Tây và tỉnh Saitama ở phía Nam. Một vài ngọn núi lớn của Gunma bao gồm núi Akagi, núi Haruna, núi Myogi, núi Nikkō-Shirane và núi Asama, trong đó núi Asama nằm ở biên giới với tỉnh Nagano. Các con sông lớn bao gồm sông Tone, sông Agatsuma và sông Karasu. == Khí hậu == Bởi Gunma nằm trong nội địa Nhật Bản, nên sự khác biệt về khí hậu giữa mùa hạ và mùa đông là khá lớn, và ít mưa hơn. Đây là do kara-kaze, một cơn gió mạnh và khô thường có vào mùa đông khi tuyết đổ ở vùng eo biển Niigata. Cơn gió mang theo nhiều mây với tuyết rơi xuống dãy núi Echigo và gấy tuyết tại đó. Các đỉnh núi cao không để cơn gió vượt qua, vì lý do này mà cơn gió chuyển thành kara-kaze. Khí hậu tại Gunma: Lượng mưa hàng năm: 1163 mm Nhiệt độ hàng năm: 14.2 độ C == Lịch sử == Những chứng tích của con người thời kỳ đồ đá cũ 100.000 năm về trước được tìm thấy ở Iwajuku, tỉnh Gunma vào đầu thế kỉ 20 và hiện có một bảo tàng tại tỉnh này. Nhật Bản đã từng không có ngựa cho đến khoảng những thế kỉ đầu sau công nguyên, và ngày nay Gunma là trung tâm nuôi ngựa giống cũng như trung tâm của các hoạt động thông thương khi mà người ở các lục địa khác và người Nhật bắt đầu buôn bán động vật với nhau. Khi núi Haruma phun dung nham cuối thế kỉ thứ 6, Nhật Bản vẫn còn ở thời kì tiền sử nhưng các đơn vị dấu tích khảo cổ của tỉnh Gunma vẫn có thể xác định thời gian của vụ phun nham qua dấu tích khảo cổ động vật tại vị trí chăn nuôi súc vật bị chôn dưới đống tro. Trong quá khứ, Gunma thuộc tỉnh Tochigi và được gọi chung là tỉnh Kenu. Sau đó thì tỉnh Kenu được chia thành Kami-kenu (Thượng Kenu tức Gunma) và Shimo-kenu (Hạ Kenu tức Tochigi). Vùng này thỉnh thoảng được coi là Jomo (上毛, Jōmō). Trong phần lớn lịch sử Nhật Bản, Gunma được biết với cái tên là tỉnh Kozuke. Trong thời kì đầu ngoại giao giữa các nước phương Tây và Nhật Bản, đặc biệt là cuối thời kỳ Edo, tỉnh này được người nước ngoài coi là "bang Jyoushyu" (Jyoushyu nghĩa là trung thủy) nơi còn nhiều kiến trúc liên quan đến dòng họ Tokugawa. Những xí nghiệp lụa hiện đại đầu tiên được xây với sự trợ giúp của người Pháp và Italia tại Annaka vào thập niên 1870. Đầu thời kỳ Minh Trị, một cuộc tranh chấp chính trị đẫm máu giữa những người theo chủ nghĩa dân chủ lý tưởng kiểu phương Tây và những người theo chủ nghĩa dân tộc hiện đại kiểu Phổ xảy ra tại Gunma và tỉnh láng giềng Nagano. Vụ này tại địa phương được gọi là xô xát Gunma 1884. Trong đó quân đội Nhật Bản hiện đại, với những khẩu súng trường xoay Nhật mới sản xuất, đã bắn hạ những người nông dân. Có tin cho rằng, những người nông dân ở Gunma là những nạn nhân đầu tiên của súng trường Murata. Vào thế kỉ 20, nhà tiên phong trong lĩnh vực hàng không của Nhật, Nakajima Chikushi, người huyện Oizumi, tỉnh Gunma, sáng chế ra máy bay Nakajima. Đầu tiên ông chủ yếu sản xuất các mẫu thiết kế cho phép của nước ngoài, bắt đầu với sự nổi tiếng với loại máy bay chiến đấu Nakajima 91 năm 1931, công ty của ông đã trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực chế tạo và thiết kế hàng không, với trụ sở đặt ở Ota, Gunma. Nhà máy hiện nay sản xuất ô tô Subaru và nhiều sản phẩm công nghiệp khác dưới cái tên Công nghiệp Nặng Fuji. Vào thập niên 1930, kĩ sư nổi tiếng người Đức Bruno Julius Florian Taut (4/5/1890, Königsberg - 24/12/1938, Istanbul) sống tại Gunma một thời gian ngắn và thực hiện một cuộc nghiên cứu tại Takasaki, Gunma. Vụ xô xát Girard, vụ đã làm căng thẳng mối quan hệ của Mỹ và Nhật đầu thập niên 1950, xảy ra tại Gunma năm 1957, tại căn cứ Somogahara gần Shibukawa. Gunma cũng là quê hương của ba thủ tướng Nhật Bản hiện đại Fukuda Takeo, Nakasone Yasuhiro và Obuchi Keizō. == Hành chính == == Kinh tế == == Văn hóa == == Giáo dục == Đại học quốc lập Gunma == Thể thao == == Du lịch == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh (tiếng Nhật) Giao thông đường sắt ở Gunma Lưu trữ quốc gia Nhật Bản: Tatoroyama no ki,cuộc khảo sát các hang động trong núi đá vôi Tatoro ở tỉnh Kozuke, 1837 (Tenpo 8).
1 tháng 7.txt
Ngày 1 tháng 7 là ngày thứ 182 (183 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 183 ngày trong năm. == Sự kiện == 69 – Tiberius Julius Alexander lệnh cho các đội Lê dương La Mã của mình tại Alexandria tuyên thệ trung thành với Vespasianus trong vai trò hoàng đế. 1097 – Trận Dorylaeum: Quân đội Thập tự Chinh dưới sự chỉ huy của Tân vương Bohemond của Taranto đánh bại quân Seljuk của Kilij Arslan I. 1251 – Mông Kha đăng cơ làm đại hãn trên thảo nguyên Mông Cổ. 1569 – Tại Lublin, Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva xác nhận việc hợp nhất thực tế giữa hai quốc gia, tạo nên Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva. 1688 – Cát Nhĩ Đan cử binh tiến về phía đông xâm phạm Khách Nhĩ Khách. 1703 – Triều đình Thanh bắt giam Sách Ngạch Đồ. 1863 – Hà Lan bãi bỏ chế độ nô lệ tại Suriname. 1867 – Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh có hiệu lực, thành lập Canada liên bang hóa từ ba thuộc địa của Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ. 1870 – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chính thức hiện diện. 1873 – Đảo Hoàng tử Edward gia nhập Canada. 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Bắt đầu Trận Gettysburg, trận chiến đẫm máu nhất của chiến tranh kéo dài trong ba ngày. 1900 – Quân Thanh và Nghĩa Hòa Đoàn chiến đấu ác liệt với Liên quân tám nước tại Thiên Tân. 1908 – SOS được chấp thuận là tín hiệu nguy hiểm quốc tế. 1917 – Trương Huân tiến hành phục tịch cho Phổ Nghi. 1919 – Lý Đại Chiêu, Vương Quang Kỳ thành lập Thiếu niên Trung Quốc học hội tại Bắc Kinh. 1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Vào ngày đầu tiên của Trận Somme, hơn 57.000 lính Anh bị thương vong trong ngày đẫm máu nhất của lịch sử nước này. 1921 – Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. 1931 – United Airlines bắt đầu phục vụ, với tên gọi là Boeing Air Transport. 1931 – Quốc Dân Cách mạng quân phát động tiễu Cộng lần thứ ba. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận El Alamein thứ nhất tại Ai Cập bắt đầu giữa lực lượng Thịnh vượng chung Anh và Đức-Ý. 1949 – Hai thân vương quốc Cochin và Travancore hợp thành bang Thiru-Kochi (nay là Kerala) của Ấn Độ. 1954 – Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chính thức tổ thành. 1957 – Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế bắt đầu. 1960 – Cộng hòa Somalia giành độc lập từ Anh và Ý. 1960 – Ghana trở thành một nước cộng hòa, tổng thống đầu tiên là Kwame Nkrumah. 1961 – Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc được tái lập tại Đài Loan. 1962 – Rwanda giành độc lập từ Bỉ. 1962 – Burundi giành độc lập từ Bỉ. 1963 – Mã ZIP được sử dụng trong dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ. 1967 – Cộng đồng châu Âu chính thức được thành lập khi hợp nhất các Cộng đồng Than-Thép, Năng lượng Nguyên tử, và Kinh tế châu Âu. 1968 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra sắc lệnh phê chuẩn tiến hành chiến dịch tình báo mang tên Phụng Hoàng. 1968 – Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân được 62 quốc gia ký kết tại Washington, D.C., London và Moskva. 1972 – Diễu hành Niềm tự hào đồng tính tại Anh diễn ra lần đầu tiên. 1976 – Bồ Đào Nha trao quyền tự trị cho Madeira. 1978 – Lãnh thổ Bắc Úc được cấp chế độ tự quản. 1979 – Sony phát hành máy nghe nhạc cầm tay Walkman, cho phép chọn nhạc để nghe trên đường. 1980 – "O Canada" chính thức trở thành quốc ca của Canada. 1980 – Trung Quốc thi hành chế độ "mã bưu chính" 1990 – Tái thống nhất nước Đức: Cộng hòa Dân chủ Đức chấp thuận Mác Đức là tiền tệ của mình. 1991 – Khối Warszawa chính thức giải thể trong một hội nghị diễn ra tại Praha, Tiệp Khắc. 1997 – Anh Quốc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, kết thúc 150 năm thống trị của Anh tại lãnh thổ này. 2002 – Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập nhằm khởi tố các cá nhân về các tội diệt chủng, chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội xâm lược. 2013 – Croatia trở thành thành viên thứ 28 của Liên minh châu Âu. 2013 – Kính Viễn vọng Không gian Hubble phát hiện vệ tinh S/2004 N 1 của Sao Hải Vương. == Sinh == 1311 – Lưu Bá Ôn, nhà quân sự và chính trị người Trung Quốc, tức 15 tháng 6 năm Tân Hợi (m. 1375) 1646 – Gottfried Leibniz, nhà toán học và triết gia người Đức (m. 1716) 1750 – Hòa Thân, chính trị gia, thi nhân người Trung Quốc, tức 28 tháng 5 năm Canh Ngọ (m. 1799) 1771 – Ferdinando Paer, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1839) 1788 – Jean-Victor Poncelet, nhà toán học và kỹ sư người Pháp (m. 1867) 1804 – George Sand, tác gia và nhf biên kịch người Pháp (m. 1876) 1818 – Ignaz Semmelweis, bác sĩ người Áo-Hung (m. 1865) 1822 – Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ người Việt Nam (m. 1888) 1879 – Léon Jouhaux, lãnh đạo công đoàn người Pháp (m. 1954) 1899 – Thomas A. Dorsey, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1993) 1902 – William Wyler, đạo diễn, nhà sản xuất phim người Pháp-Mỹ (m. 1981) 1906 – Estée Lauder, doanh nhân người Mỹ (m. 2004) 1915 – Nguyễn Văn Linh, chính trị gia người Việt Nam (m. 1998) 1916 – Olivia de Havilland, diễn viên người Mỹ 1926 – Robert Fogel, nhà kinh tế học người Mỹ (m. 2013) 1931 – Leslie Caron, diễn viên và vũ công người Pháp 1941 – Alfred G. Gilman, nhà dược lý học và hóa sinh học người Mỹ 1941 – Myron Scholes, nhà kinh tế học người Canada-Mỹ 1942 – Izzat Ibrahim al-Douri, nguyên soái và chính trị gia người Iraq (m. 2015) 1955 – Lý Khắc Cường, nhà kinh tế học và chính trị người Trung Quốc 1961 – Carl Lewis, vận động viên người Mỹ 1961 – Diana, Vương phi xứ Wales (m. 1997) 1965 – Harald Zwart, đạo diễn và nhà sản xuất người Thụy Điển 1967 – Pamela Anderson, người mẫu, diễn viên người Canada-Mỹ 1975 – Sufjan Stevens, ca sĩ, nghệ sĩ guitar người Mỹ (Danielson and Marzuki) 1976 – Patrick Kluivert, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan 1976 – Ruud van Nistelrooy, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1977 – Liv Tyler, diễn viên và người mẫu Mỹ 1983 – Leeteuk, ca sĩ người Hàn Quốc (Super Junior) 1983 – Marit Larsen, ca sĩ và người chơi keyboard (M2M) 1985 – Léa Seydoux, diễn viên người Pháp 1987 – An Jae-hyeon, diễn viên và người mẫu Hàn Quốc 1995 – Hoài Lâm, ca sĩ, diễn viên Việt Nam 1999 – Lâm Diệu Khả, ca sĩ người Trung Quốc == Mất == 1277 – Baybars I, sultan của Ai Cập (s. 1223) 1784 – Wilhelm Friedemann Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1710) 1839 – Mahmud II, sultan của đế quốc Ottoman (s. 1785) 1868 - Lâm Quang Ky, thủ lĩnh khởi nghĩa người Việt Nam (s. 1839) 1896 – Harriet Beecher Stowe, tác gia và nhà hoạt động người Mỹ (s. 1811) 1912 – Harriet Quimby, American aviatrix and screenwriter (s. 1875) 1925 – Erik Satie, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1866) 1950 – Émile Jacques-Dalcroze, nhà soạn nhạc và nhà giáo dục người Thụy Sĩ (s. 1865) 1967 – Gerhard Ritter, sử gia người Đức (s. 1888) 1971 – William Lawrence Bragg, nhà vật lý học người Úc-Anh (s. 1890) 1974 – Juan Perón, tướng quân và chính trị người Argentina (s. 1895) 1976 – Trương Văn Thiên, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1900) 1983 – Buckminster Fuller, kiến trúc sư người Mỹ (s. 1895) 1991 – Michael Landon, diễn viên, đạo diễn người Mỹ (s. 1936) 2001 – Nikolay Gennadiyevich Basov, nhà vật lý học và nhà giáo dục người Nga (s. 1922) 2004 – Marlon Brando, diễn viên người Mỹ (s. 1924) 2005 – Luther Vandross, ca sĩ người Mỹ (Change (band)) (s. 1951) 2006 – Hashimoto Ryūtarō, chính trị gia người Nhật Bản (s. 1937) == Những ngày lễ và kỷ niệm == Quốc khánh Canada == Tham khảo ==
cesc fàbregas.txt
Francesc "Cesc" Fàbregas Soler (IPA: ['sɛsk 'faβɾəɣəs su'ɫeʁ̞]) (sinh ngày 4 tháng 5 năm 1987 ở Arenys de Mar, Catalunya, Tây Ban Nha) là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Chelsea và đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha. Fàbregas đã bắt đầu sự nghiệp của mình làm một học viên tại FC Barcelona nhưng anh đã được ký hợp đồng với Arsenal vào tháng 7 năm 2003. Anh không nổi bật lắm trong mùa giải đầu tiên cho "the Gunners", nhưng sau khi các tiền vệ trung tâm của đội bóng bị chấn thương trong mùa giải 2004–2005, thời gian chơi bóng của anh tăng lên. Ở Arsenal anh có cơ hội thể hiện tài năng ở vị trí tiền vệ cánh phải, một vị trí không phải là sở trường của mình. Và dĩ nhiên là từ khi có sự xuất hiện của Hleb, Cesc đã chơi ở vị trí ấy ít hơn. Trở về Barcelona năm 2011 với mức giá gần 30 triệu bảng, đã có những thông tin lo ngại cho một vị trí chính thức của Xavi đệ nhị khi anh sẽ phải cạnh trong cho suất hàng tiền vệ 3 người thi đấu rất ăn ý và không thể thay thế hiện nay là Xavi - Iniesta - Busquet. Tuy nhiên, Pep Guardiola cho thấy ông có cái lý riêng khi một mực đòi đưa bằng được Cesc Fàbregas về sân Nou Camp. Pep Guardiola đẩy Fàbregas lên đá vị trí tiền đạo ảo (vị trí của chính Lionel Messi) hoặc tiền đạo chạy cánh và thành công ở mức chấp nhận. Fàbregas có thể nói thông thạo 4 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Catalunya. Anh đã phá vỡ nhiều kỷ lục của câu lạc bộ và bắt đầu nổi danh là một cầu thủ có năng khiếu kỹ thuật, có khả năng chuyển bóng xuất sắc và là một cầu thủ chính trong đội hình của Arsenal. Trong bóng đá quốc tế, sự nghiệp của cầu thủ đội tuyển Tây Ban Nha này đã bắt đầu từ lúc trẻ, tham gia đội U-17 trong giải 2003 FIFA U-17 World Championship ở Phần Lan. Nhờ thi đấu tốt, anh đã được chọn vào đội tuyển lớn tuổi hơn và chơi trong World Cup 2006. Năm 2006, Fàbregas đã ký hợp đồng lâu dài với thời gian 8 năm với Arsenal. Fàbregas cũng là một thành viên của đội tuyển Tây Ban Nha vô địch Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012. Trong trận chung kết World Cup 2010, anh là người đã kiến tạo cho Andrés Iniesta ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu giúp Tây Ban Nha đăng quang. Hiện nay anh đang thi đấu cho câu lạc bộ Chelsea. == Sự nghiệp cầu thủ == === Arsenal === ==== Mùa giải 2005-2006 ==== Vào đầu mùa giải này, đội trưởng của Arsenal lúc đó là Patrick Viera đã quyết định chuyển đến đầu quân cho Câu lạc bộ Juventus ở Ý, và người mà Arsene Wenger nhắm đến để lấp lại lỗ hổng này chính là Fàbregas (lúc đó mới 18 tuổi). Trong giai đoạn đầu mùa này, Arsenal đã chơi rất tệ so với những năm trước và họ sớm bị Chelsea bỏ xa trên bảng xếp hạng Premier League. Tất cả mọi người đều cho kết quả tồi tệ này là do Fàbregas không thể mặc vừa chiếc áo của Viera để lại mặc dù cậu đã có một bàn thắng trong trận tranh Community Shield với Chelsea. Mùa giải cứ theo thời gian mà trôi đi, Arsenal coi như đã bị loại khỏi cuộc đua tới ngôi vô địch Premier League khi họ bị Chelsea bỏ cách đến 20 điểm tính đến hết vòng 17. Mùa giải trắng tay đã rất gần, tuy nhiên bước ngoặt đã đến ở vòng 1/16 UEFA Champions League, khi Arsenal vượt qua Real Madrid ngay tại Santiago de Bernabeu, trong một trận đấu mà Fàbregas đã chơi cực hay và đóng góp to lớn vào chiến thắng đó. Tiến vào vòng tứ kết, Fàbregas có cơ hội gặp lại người đàn anh Viera khi đối thủ của Arsenal chính là Juventus. Thật bất ngờ khi các đồng đội trẻ trung của Fàbregas đã vượt qua Juventus già giơ của Viera một cách thuyết phục, riêng Fabregas đã ghi được một bàn trong chiến thắng 2-0 ở Highbury. Sau kết quả này, Arsenal đã tiến thẳng vào trận chung kết, mặc dù thất bại trước FC Barcelona nhưng mùa giải năm đó vẫn được xem là bước ngoặt của Fàbregas đối với sự nghiệp của anh. Cũng trong năm 2006 này, Fàbregas đã lần đầu được triệu tập vào đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha dự FIFA World Cup 2006 ==== Mùa giải 2006-2007 ==== Trở lại từ đội tuyển quốc gia sau FIFA World Cup 2006, Fàbregas đã bước vào mùa giải mới một cách rất ấn tượng khi anh ghi 2 bàn vào lưới Dinamo Zagreb trong khuôn khổ vòng sơ loại UEFA Champions League. Nhưng mùa giải năm đó thực sự là một cơn ác mộng với Arsenal của Fàbregas khi họ một lần nữa bị loại khỏi cuộc đua tới ngôi vô địch một cách nhanh chóng. Không những vậy, đội bóng của Fàbregas còn lần lượt bị mất ba danh hiệu liên tiếp chỉ sau chưa đầy một tháng sau những trận thua trước Chelsea ở chung kết Cúp Liên đoàn Anh, Blackburn Rovers ở Cúp FA và PSV ở UEFA Champions League. Dù vậy, tài năng của Fàbregas vẫn được tôn vinh bằng các danh hiệu cá nhân như Cầu thủ xuất sắc nhất tháng một của English Premiership, có tên trong đội hình tiêu biểu của UEFA hay giải thưởng Bravo Awards dành cho cầu thủ trẻ xuất sắc nhất châu Âu... ==== Mùa giải 2007-2008 ==== Sau hai mùa giải trắng tay liên tiếp, đội trưởng Thierry Henry đã thất vọng và rời bỏ đội bóng để đến với câu lạc bộ đã đánh bại Arsenal trong trận chung kết UEFA Champions League một năm trước đó là FC Barcelona. Trọng trách vực dậy Arsenal ngày càng đè nặng lên những người còn lại, trong đó có Fàbregas. Tuy nhiên chính bản thân anh cũng bị các câu lạc bộ lớn như Real Madrid, AC Milan, Barcelona,... mời chào bằng những hợp đồng hấp dẫn nhưng huấn luyện viên Arsene Wenger không chấp nhận điều này. Ông quyết giữ Fàbregas lại để tái thiết lại đội bóng. Không phụ lòng người thầy, Fàbregas đã chơi cực kì bùng nổ và đưa Arsenal liên tiếp dẫn đầu Premier League ở giai đoạn đầu mùa. Trên đấu trường UEFA Champions League, Arsenal cũng chơi rất ấn tượng khi huỷ diệt Slavia Prague tới 7-0 ở lượt trận thứ 3. Cuối năm 2007, Fàbregas suýt nữa đã lọt vào Top 3 Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và chỉ bị loại vào phút chót bởi Lionel Messi của FC Barcelona. Bước qua thời gian bùng nổ đó, Fàbregas và các đồng đội dần trở lại mặt đất. Sự xuống dốc bắt đầu xuất hiện bằng việc Fàbregas không có nổi một bàn thắng trong 16 trận liên tiếp ở Premier League và nó thể hiện rõ nhất từ cuối tháng 2 cho đến đầu tháng 4 năm 2008. Trong quãng thời gian này, Arsenal chỉ thắng được 1/7 trận tại Premier League và tuột xuống vị trí thứ 3. Ở đấu trường châu Âu, Fàbregas cũng không thể giúp Arsenal lọt vào trận đấu cuối cùng. Họ chỉ vào tới tứ kết rồi bị Liverpool loại với tổng tỉ số là 5-3 để rồi trắng tay mùa thứ ba liên tiếp. ==== Mùa giải 2008-2009 ==== Trong hai trận đấu ở đầu mùa, Fàbregas đã phải vắng mặt vì một chấn thương nhưng sau đó anh đã trở lại trong chiến thắng 3-0 trước Newcastle United tại Premier League. Ở những trận đấu tiếp theo, Fàbregas đã phải cày ải liên tục cho cả đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha lẫn cho cả Arsenal. Điều này đã làm Fàbregas tỏ ra quá tải, anh không còn chơi nổi bật như cùng kì mùa giải trước. Chính vì vậy Arsenal đã thể hiện một phong độ rất thất thường: sau mười bốn vòng, họ đã thua tới 5 trận trước những đối thủ làng nhàng như Fulham, Stoke City, Hull City,... Nội bộ Arsenal cũng trở nên lục đục sau trận hoà 4-4 trước Tottenham Hotspur. Tinh thần đội bóng sau đó xuống dốc thảm hại. Sau đó đội trưởng William Gallas đã công khai tiết lộ những chuyện không hay của nội bộ đội bóng trước báo giới và kết quả là anh này ngay lập tức bị tước băng đội trưởng của Arsenal. Ở trận đấu diễn ra cùng ngày (22/11/08), Arsenal thua tan tác trên sân của Manchester City với tỉ số 3-0 trong trận đấu mà Fàbregas bị treo giò vì nhận đủ năm thẻ vàng. Cuối cùng sau bao nhiêu lời đồn đại, Fàbregas đã chính thức được huấn luyện viên Arsene Wenger trao cho chiếc băng đội trưởng của Arsenal và anh lần đầu tiên dẫn đầu các pháo thủ bước ra khỏi đường hầm sân vận động trong trận đấu với Dinamo Kiev vào ngày 26/11/08. Trận đấu đó đã kết thúc với chiến thắng 1-0 cho Arsenal. Fàbregas chính là người đã chuyền đường bóng quyết định cho Nicklas Bendtner ghi bàn duy nhất của trận đấu. Thật không may cho Fàbregas, chỉ một tháng sau, anh đã dính một chấn thương nghiêm trọng sau khi va chạm với người đồng hương Xabi Alonso của Liverpool. Điều đó đồng nghĩa với việc Cesc đã phải nghỉ thi đấu bốn tháng. ==== Mùa giải 2009-2010 ==== Mùa giải này có thể coi là mùa giải sáng giá nhất của Fàbregas trong màu áo Arsenal khi anh ghi được 19 bàn thắng trong đó có 3 cú đúp vào lưới Everton, AZ Alkmaar và Aston Villa, cùng với đó là 19 pha kiến tạo thành bàn cho đồng đội. Tất cả đều được thực hiện trong 36 trận. ==== Mùa giải 2010-2011 ==== Barcelona đã nhiều lần bày tỏ mong muốn được mua lại Cesc Fàbregas trong kỳ chuyển nhượng hè 2010, nhưng cuối cùng anh vẫn ở lại Arsenal. Trở lại Emirates sau FIFA World Cup 2010 với tư cách là nhà vô địch thế giới cùng đội tuyển bóng đá Tây Ban Nha, anh vẫn tiếp tục giữ chiếc băng đội trưởng của Arsenal. Đây là một mùa giải thất bại đối với Arsenal nói chung cũng như Fàbregas nói riêng, kéo dài 6 năm trắng tay của đội bóng thành London. === FC Barcelona === ==== Mùa giải 2011-2012 ==== Arsenal đã đồng ý bán Fàbregas cho Barcelona với giá chuyên nhượng 40 triệu euro, 30 triệu tiền mặt trả trước của Barca, 5 triệu sau khi Barca thi đấu thành công với đóng góp của Fàbregas và 5 triệu tiền thưởng của Fàbregas. Fàbregas chính thức trở lại Barcelona vào chủ nhật ngày 14/8. Fabregas có màn ra mắt Barcelona thành công ngoài mong đợi. Anh kiến tạo bàn thắng cho Lionel Messi trong trận tranh Siêu cúp Tây Ban Nha, giúp Barcelona hạ gục Real Madrid. Fàbregas đã hòa nhập rất nhanh với đồng đội và hứa hẹn sẽ trở thành 1 bản hợp đồng thành công của Barcelona. Cả mùa giải này, Fàbregas thi đấu tất cả 48 trận với 15 bàn thắng và 20 đường kiến tạo thành bàn (phần lớn ở vị trí tiền đạo). Sau khi về anh đã lập 1 kỉ lục. Đó là sau 3 trận đấu ghi 3 bàn và đoạt 3 danh hiệu ==== Mùa giải 2012-2013 ==== Fàbregas chấm dứt chuỗi hơn 8 tháng tịt ngòi bằng cú đúp vào lưới Sevilla. Sau đó anh tiếp tục ghi thêm 3 bàn trong tháng 10 tại La Liga, UEFA Champions League và Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha (Copa del Rey). Fàbregas ghi 1 bàn vào lưới Levante trong chiến thắng 4-0 của Barcelona ngày 25 tháng 11. Anh lập hat-trick đầu tiên trong sự nghiệp trong trận đại thắng Real Mallorca với tỉ số 5-0 vào ngày 07 tháng 04 năm 2013. Mùa này, Fàbregas thi đấu cũng 48 trận, ghi được 14 bàn thắng và 12 đường chuyền thành bàn. === Chelsea === Ngày 12/06/2014, Cesc Fàbregas chính thức gia nhập Chelsea và mang áo số 4. == Sự nghiệp quốc tế == === Euro 2008 === Ba mùa giải trắng tay liên tiếp cùng Arsenal làm cho Fabregas càng quyết tâm có một danh hiệu cùng đội tuyển. Quyết tâm này đã giúp anh được huấn luyện viên Luis Aragones tin tưởng giao cho vinh dự mang chiếc áo số mười của Tây Ban Nha. Tuy vậy "số mười" lại chỉ được sử dụng như một dự bị chiến lượt cho cặp tiền vệ trung tâm chính thức Marcos Senna và Xavi Hernandez. Dù vậy nhưng trong trận ra quân, Fabregas dù vào sân từ băng ghế dự bị nhưng chính anh là người ấn định chiến thắng 4-1 cho Tây Ban Nha trước đội tuyển Nga,trước đó anh còn có một đường chuyền đê David Villa lập công. Vượt qua vòng loại, tuyển Tây Ban Nha của Fabregas bước vào trận bán kết gặp đội tuyển thiên thanh Italia, trận đấu phải bước vào loạt "đấu súng" cân não và Fabregas đã vượt qua nó bằng cách thực hiện thành công quả penalty quyết định đưa Tây Ban Nha vào bán kết để tái ngộ Nga. Một lần nữa, Fabregas lại vào sân từ băng ghế dự bị và tiếp tục chứng tỏ mình là một con bài chiến thuật của Luis Aragones. Anh chơi cực kì xuất sắc và đã có 2 đường chuyền giúp Daniel Guiza và David Silva lập công giúp Tây Ban Nha một lần nữa thắng đậm với tỉ số 3-0. Chấn thương của David Villa đã giúp Fabregas có cơ hội đá chính trong trận chung kết gặp Đức.Hơn 60 phút có mặt trên sân, Fabregas đã góp công vào chiến thắng lịch sử 1-0 và giúp Tây Ban Nha có chức vô địch Châu Đầu tiên sau 44 năm chờ đợi. Fabregas đã được bầu chọn vào danh sách 23 cầu thủ tiêu biểu của giải đấu do UEFA bầu chọn. == Thống kê == === Câu lạc bộ === Tính đến ngày 2 tháng 5 năm 2016 === Đội tuyển quốc gia === Tính đến ngày 21 tháng 6 năm 2016 ==== Bàn thắng quốc tế ==== Score and Result lists Spain's goals first == Danh hiệu == === Sự nghiệp cầu thủ === === Arsenal === Vô địch FA Cup: 2005 Vô địch Siêu cúp Anh (FA Community Shield): 2004 Á quân UEFA Champions League: 2006 Á quân Premier League: 2005 Á quân Cúp liên đoàn (Football League Cup): 2007, 2011 Á quân Siêu cúp Anh (FA Community Shield): 2005 === FC Barcelona === Vô địch La Liga: 2013 Vô địch Cúp nhà vua (Copa del Rey): 2012 Vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha (Supercopa de España): 2011, 2013 Vô địch Siêu cúp châu Âu (UEFA Super Cup): 2011 Vô địch Cúp các câu lạc bộ thế giới (FIFA Club World Cup): 2011 Á quân La Liga: 2012, 2014 Á quân Siêu cúp Tây Ban Nha (Supercopa de España): 2012 Á quân Cúp nhà vua (Copa del Rey): 2014 === Chelsea === Vô địch Cúp liên đoàn (Football League Cup): 2015 Vô địch Premier League: 2015 === ĐT Tây Ban Nha (Spain) === Vô địch Cúp thế giới (FIFA World Cup): 2010 Vô địch Cúp châu Âu (UEFA European Championship): 2008, 2012 Á quân Cúp các Châu lục (Confederations Cup): 2013 Á quân Cúp thế giới U-17 (FIFA U-17 World Championship): 2003 Á quân Cúp châu Âu U-17 (UEFA European Under-17 Football Championship): 2004 Hang 3 Cúp các Châu lục (FIFA Confederations Cup): 2009 === Cá nhân === U-17 FIFA chiếc giày vàng: 2002 U-17 FIFA quả bóng vàng: 2003 UEFA U-17 European Championship Golden Player: 2004 Giải thưởng Bravo dành cho cầu thủ trẻ xuất sắc nhất châu Âu: 2010 UEFA Team of the Year: 2006 Cầu thủ xuất sắc trong tháng của FA Premier league: tháng 1 năm 2007, tháng 9 năm 2007 Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải của FA Premier league: 2008 PFA Team of the Year: 2008 UEFA Team of the Tournament: 2008 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ Cesc Fàbregas Cesc Fàbregas trên FiFA.com Cesc Fàbregas tại Soccerbase Cesc Fabregas Cesc Fabregas - football-talents.co.uk
biết chữ.txt
Sự biết viết, sự biết đọc hay khả năng biết đọc, biết viết theo UNESCO là "khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in ra va viết ra liên kết cùng với văn cảnh khác nhau." Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã định nghĩa và nhấn mạnh chữ in (và không bao gồm hình ảnh, truyền hình, v.v.); Mù chữ - tình trạng người không biết đọc, không biết viết - là một trong những vấn nạn của nhiều nước trên thế giới. Gần đây, Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa lại khái niệm mù chữ trong thế kỷ mới: Loại thứ nhất là những người không biết chữ, không đọc sách được. Đó là loại mù chữ cũ theo nghĩa truyền thống. Loại thứ hai là những người không phân biệt được những phù hiệu, tín hiệu xã hội hiện đại (ví dụ như bảng đèn hiệu giao thông, biển báo nhà vệ sinh nam, nữ...). Loại thứ ba là những người không biết sử dụng máy tính để học tập, giao lưu, quản lý. Hai loại mù chữ sau bị coi là mù chữ về tính năng. Họ tuy đã được giáo dục, nhưng về phương diện thường thức khoa học - kỹ thuật hiện đại, cũng thiếu năng lực như mù chữ trước đây. Xem thêm Tài liệu của Liên Hiệp Quốc về phát triển nhân loại == Số liệu quốc tế == == Việt Nam == So với các quốc gia khu vực Việt Nam có tỷ số biết chữ khá cao. Tuy nhiên xét về số lượng ứng dụng theo bài báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2013 thì Việt Nam có những con số rất khiêm tốn. Tính trung bình thì một người ở Việt Nam đọc 0,8 cuốn sách/năm (không tính sach giáo khoa). So với Malaysia thì trung bình một người đọc 10-20 cuốn/năm (2012) và Thái Lan là 5 cuốn/năm. == Chú thích ==
giải bóng đá vô địch thế giới 1990.txt
Giải bóng đá vô địch thế giới 1990 (tên chính thức là 1990 Football World Cup - Italy / Italia 90) là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 14 được tổ chức từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1990 tại Ý. Đây là lần thứ hai Ý đăng cai giải đấu này (lần trước là vào năm 1934) và Ý trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới (sau México) và là quốc gia đầu tiên của châu Âu 2 lần đăng cai giải đấu. Bài hát chính thức của Italia 90 là "Un'estate italiana" (Mùa hè nước Ý) của nhạc sĩ Giorgio Moroder, do hai ca sĩ Gianna Nannini và Edoardo Bennato thể hiện. Sau 52 trận đấu, Tây Đức lần thứ 3 đoạt chức vô địch bóng đá thế giới. == Vòng loại == 110 đội bóng tham dự vòng loại và được chia theo sáu châu lục để chọn ra 22 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Ý và đội đương kim vô địch thế giới Argentina. == Các sân vận động == == Đội hình == == Trọng tài == 41 trọng tài đến từ 34 quốc gia sẽ tham gia điều khiển các trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới 1990. == Phân nhóm == == Vòng bảng == Giờ thi đấu tính theo giờ Trung Âu (UTC+2). === Bảng A === === Bảng B === === Bảng C === === Bảng D === === Bảng E === === Bảng F === === Thứ tự các đội xếp thứ ba === == Vòng đấu loại trực tiếp == === Vòng 16 đội === === Tứ kết === === Bán kết === === Tranh hạng ba === === Chung kết === == Vô địch == == Danh sách cầu thủ ghi bàn == 6 bàn Salvatore Schillaci 2 bàn 1 bàn == Giải thưởng == === Đội hình toàn sao === == Bảng xếp hạng giải đấu == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == 1990 FIFA World Cup Italy ™, FIFA.com Chi tiết trên RSSSF FIFA Technical Report (Phần 1), (Phần 2), (Phần 3), (Phần 4), (Phần 5) và (Phần 6) Planet World Cup – Italy 1990
bến tre.txt
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960. == Lịch sử == Nguồn gốc dân cư Bến Tre Đất Bến tre do phù sa sông Cửu Long bồi đáp. Đến đầu thế kỉ XVIII, phần lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú như cọp, heo rừng, trâu rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống. Trong sách "Phủ biên tạp lục" viết về xứ Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn ghi: "Từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm" Nhưng đó chỉ là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong đã có các "lõm" dân cư vào khai phá sinh sống. Đó là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là và thời gian quân Trinh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn,đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774). Ngoài ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá,... Người di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển và đường bộ, đa số là bằng đường biển. Sự khai phá và định cư của người Việt trên đất Bến Tre Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân cư ngày càng đông đúc, lập nên thôn, trại, làng. Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt. Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao nằm ở cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng. Quá trình hình thành về mặt hành chính Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường,An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, cù Lao An Hóa với hai tổng Hòa Quới và Hòa Minh nằm trong huyện Kiến Hòa. Năm 1844,vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre là hai phủ Hoằng An và Hoằng Trị, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc, Ngày 15 tháng 7 năm 1867 thành lập hạt (Sở tham biện) Bến Tre. Ngày 04 tháng 12 năm 1867, tách hai huyện Tân Minh và Duy Minh của hạt Bến Tre thành lập hạt Mỏ Cày, lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, hạt Bến Tre bị giải thể, nhập địa bàn vào hạt Mỏ Cày. Ngày 2 tháng 11 năm 1871, dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên đổi tên thành hạt Bến Tre. Ngày 16 tháng 3 năm 1872, hạt Bến Tre nhận thêm 2 tổng Minh Chánh và Minh Lý từ hạt Vĩnh Long. Ngày 25 tháng 7 năm 1877, tổng Minh Chánh bị giải thể, nhập phần đất phía Tây kinh Giằng Xây của tổng này vào tổng Minh Thuận cùng hạt. Hạt (sở tham biện) Bến Tre vào thời gian này có 21 tổng. Theo Nghị định ngày 22 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt (Sở tham biện) Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre (chỉ gồm có cù lao Bảo và cù lao Minh, có bốn quận: Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú; đến năm 1948 cù lao An Hóa thuộc Mĩ Tho mới được chính quyền cách mạng nhập vào phần đất Bến Tre.) Năm 1912, tỉnh thành lập 4 quận là Ba Tri, Sóc Sải, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1927, quận Sóc Sải được đổi tên thành quận Châu Thành. Từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Trúc Giang. Tỉnh lị tỉnh Kiến Hòa đổi tên là Trúc Giang. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Kiến Hòa mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Bến Tre. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Kiến Hòa đổi thành tỉnh Bến Tre. Cuối năm 2004, tỉnh Bến Tre bao gồm thị xã Bến Tre và 7 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Ngày 9 tháng 2 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ - CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách, thị xã Bến Tre. Theo đó, Thành lập xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày. Thành lập xã Hưng Khánh Trung A thuộc huyện Chợ Lách. Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách. Thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre. Chia huyện Mỏ Cày thành 2 huyện: Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre được thành lập, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre. Sau khi thành lập thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính trực thuộc. == Địa lý == Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê... Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông. == Hành chính == Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố và 8 Huyện), Trong đó có với 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã: == Điều kiện tự nhiên == Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C – 27°C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển. Bến tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km. Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng. Địa hình tỉnh Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét. Trong đó, Phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 mét. Phần đất thấp độ cao trung bình khoảng 1,5 mét, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Phần đất trũng, độ cao tối đa không quá 0,5 mét, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Bến tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn. Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn tỉnh. == Kinh tế xã hội == Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Luông. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu phụ cũng chiếm phần quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng. Đất bồi thích hợp trồng cói. Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quýt, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh,... trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài đặc sản là kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh khắp nơi. Năm 2012, tỉnh Bến Tre đề ra mục tiêu cơ bản của năm là tăng trưởng kinh tế đạt 13%, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7,1%, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Trong 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù kinh tế tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,29%, thị trường xuất khẩu được giữ vững và có bước phát triển, xuất khẩu tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 247,72 triệu USD. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả, mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa tiếp tục được triển khai và nhân rộng, dịch bệnh nguy hiểm trên gia xúc, gia cầm không xảy ra. Sản xuất công nghiệp duy trì và phát triển khá, hoạt động thương mại nội địa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội 6.360 tỷ đồng. Chất lượng phục vụ các ngành dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu. Giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục phát triển và nâng lên về chất.. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó giá cả một số loại hàng hóa vật tư thiết yếu tăng cao, giá một số hàng nông sản như dừa, cá tra… giảm mạnh, dịch bệnh tôm nuôi phát sinh và gây thiệt hại lớn, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác giải phóng mặt bằng một số công trình chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công do tình hình tranh chấp, khiếu kiện vẫn còn phức tạp, nhất là lĩnh vực tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, tình hình trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn diễn biến phức tạp, phạm pháp hình sự, tai nạn, tệ nạn xã hội mặc dù được kéo giảm so với cùng kỳ nhưng còn xảy ra nhiều vụ giết người, chết người, tài sản thiệt hại lớn. Đến tháng 10 năm 2012, Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá, đạt kế hoạch và vượt so với cùng kỳ. Kinh tế tháng 10 tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan trên tất cả các lĩnh vực và tăng so với cùng kỳ, tạo tiền đề và động lực để các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tỉnh nhà hăng hái chăm lo sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh tăng trưởng cao hơn trong những tháng còn lại của năm 2012. Trong tháng 10 năm 2012, Sản xuất nông nghiệp đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu, với tổng diện tích là 22.234 ha, giảm 3,11% so cùng kỳ nhưng năng suất bình quân 47,32 tạ/ha, tăng 1,7% so cùng kỳ. Vụ thu đông, toàn tỉnh đã xuống giống khoảng 23.937 ha, đạt 93,9% kế hoạch, giảm 5,3% so cùng kỳ và vụ Mùa đã xuống giống 9.245 ha, đạt 110% kế hoạch và tăng 7% so cùng kỳ. Nuôi trồng thủy sản đã thả giống khoảng 28.867 ha tôm sú, giảm 2,8% so cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra thâm canh đã thả giống ước khoảng 700 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 141.331 tấn.Tình hình nuôi nghêu sò phát triển thuận lợi, sản lượng thu hoạch ước khoảng 16.596 tấn. Hoạt động khai thác thủy sản gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của thời tiết và giá xăng dầu tăng nhưng nhờ trúng mùa cá ngừ và cá nục nên sản lượng khai thác thủy sản đạt 13.563 tấn, tăng 6,39% so với tháng trước. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 15,57% so với tháng trước, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 404,5 tỷ đồng, luỹ kế 10 tháng đầu năm đạt 4.271 tỷ đồng, đạt 80,1% kế hoạch, tăng 22,1% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng ước đạt 511 ngàn tấn, luân chuyển đạt 47.810 ngàn tấn-km vận chuyển hành khách ước đạt 2.708 ngàn lượt hành khách. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối ổn định. Tổng vốn thực hiện trong tháng khoảng 0,4 triệu USD, bằng 20% so cùng kỳ, doanh thu xuất khẩu ước 16,5 triệu USD, tăng 65% so cùng kỳ. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 16.687 người, trong đó khu công nghiệp là 16.111 người. Trong tháng, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 19 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư ban đầu 315,9 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ xã hội trong tháng ước thực hiện 1.645,8 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 1,2% so với tháng trước, tăng 2,85% so với đầu năm và bình quân 10 tháng tăng 8,59% so với cùng kỳ, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tăng mạnh 15,27%, các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng nhẹ so với trước. Trong tháng, tỉnh đã đón và phục vụ 45.274 lượt du khách, giảm 8,96% so cùng kỳ, trong đó, khách quốc tế khoảng 19.563 lượt, giảm 10,91% so cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 22,4 tỷ đồng. Hoạt động xuất khẩu tháng 10 tiếp tục phát triển, đạt 37,5 triệu USD, luỹ kế 10 tháng đầu năm đạt 347,14 triệu USD, đạt 80,7% kế hoạch, tăng 18,1% so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng là, thủy hải sản các loại 2.200 tấn, chỉ xơ dừa 7.657 tấn, hàng may mặc 3,16 triệu USD… == Du lịch == === Du lịch sinh thái === Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Một số địa điểm du lịch có tiếng là: Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong. Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Một số người còn gọi đây là "Vũng Tàu 2". Hiện nay nơi này đã được đầu tư thành nơi nuôi cá da trơn và Trai cánh đen. Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đũa, đậu ván, mãng cầu Xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển... Các vườn cây ăn trái Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách Bãi biển Thừa Đức thuộc Bình Đại Bãi biển Tây Đô thuộc Thạnh Phú Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri. === Di tích === Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng. Các chùa ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh. Chùa Hội Tôn Chùa được thiền sư Long Thiền dựng vào thế kỷ 18 tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành và được trùng tu vào các năm 1805, 1884, 1947 và 1992. Chùa Tuyên Linh được dựng vào năm 1861 ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, và được tu sửa và mở rộng vào các năm 1924, 1941, 1983. Chùa Viên Minh tọa lạc ở 156, đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, với kiến trúc hiện nay được xây từ năm 1951 đến 1959. Các nhân vật có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản nữ tướng Nguyễn Thị Định, và lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Ngôi mộ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, trước cũng ở Bến Tre (Cái Mơn - xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), nay đã được cải táng đến Chợ Quán, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. === Festival Dừa === Festival Dừa là một lễ hội về dừa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Lễ hội đã được tổ chức qua 4 kỳ vào các năm 2009, 2010, 2012, 2015. Hai kỳ đầu tiên được tổ chức với quy mô địa phương trong khi đó năm 2012 và 2015 được tổ chức với quy mô quốc gia. Festival Dừa năm 2012 và 2015 mang nhiều ý nghĩa hơn với mục đích mở rộng thị trường cho các sản phẩm dừa, giao lưu công nghệ sản xuất, chế biến dừa, khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng dừa, xúc tiến thương mại và du lịch, quảng bá thương hiệu các sản phẩm dừa Bến Tre trong và ngoài nước. == Lễ hội == Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và Lễ hội nghinh Ông. Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử. Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lễ hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống. Ngày 18 tháng 7 năm 2016, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Nghinh ông Nam Hải ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. == Dân cư == Dân số trung bình vào năm 2011 của Bến Tre đạt 1.257.800 người, với mật độ dân số 533 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 327.860 người, dân số sống tại nông thôn đạt 978.400 người. Dân số nam đạt 616.900 người, trong khi đó nữ đạt 640.900 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,52% == Tỉnh, thành phố kết nghĩa == Phú Thọ Vĩnh Phúc Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh Quảng Ngãi Vĩnh Long Trà Vinh == Tham khảo ==