url
stringlengths
31
332
title
stringlengths
10
132
text
stringlengths
675
66.4k
metadata
dict
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-cu%E1%BB%99c-ki%E1%BB%83m-tra-ma-t%C3%BAy
Cách để Vượt qua cuộc kiểm tra ma túy
Có thể bạn làm việc cho một công ty yêu cầu kiểm tra ma túy tiêu chuẩn định kỳ, hay kiểm tra ma túy là một điều kiện giải quyết hợp pháp của vấn đề nào đó. Để kiểm tra, người ta có thể sử dụng mẫu nước tiểu, tóc, máu hoặc nước bọt. Lợi ích cá nhân và nghề nghiệp của bạn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm âm tính đối với ma túy. Vì thế, cách tốt nhất để vượt qua cuộc kiểm tra là hiểu rõ thời gian mà ma túy tồn tại trong cơ thể bạn và ngừng sử dụng chất kích thích trong một giai đoạn thích hợp. Phương pháp 1 - Vượt qua kiểm tra nước tiểu Bước 1 - Biết rằng xét nghiệm nước tiểu là loại kiểm tra ma túy thông thường nhất. Nếu chủ thuê lao động yêu cầu một cuộc kiểm tra ma túy thì gần như là bạn sẽ phải cung cấp một mẫu nước tiểu. Cũng có khi (hiếm hoi hơn) họ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nước bọt hoặc tóc. Cuộc kiểm tra nước tiểu có thể được hoàn thành một cách riêng tư (trong phòng tắm của phòng thí nghiệm) hay được giám sát bởi một nhân viên phòng thí nghiệm. Bước 2 - Cung cấp danh sách các loại thuốc mà bạn sử dụng. Việc nhầm lẫn trong xét nghiệm ma túy rất hiếm khi xảy ra trong những phòng thí nghiệm được cấp chứng chỉ và có uy tín. Tuy nhiên, các thuốc kê toa, không kê toa và thảo dược nhất định có thể bị nhầm thành chất gây nghiện trong cuộc kiểm tra. Chẳng hạn, một số thuốc thông mũi có thể dẫn đến kết quả dương tính với chất gây nghiện có tác dụng kích thích. Nhằm đảm bảo rằng kết quả kiểm tra ma túy không bị dương tính sai, bạn cần lập một danh sách tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng và đưa cho chủ thuê lao động cùng với bất kỳ tài liệu hỗ trợ được yêu cầu. Bước 3 - Biết những chất sẽ được kiểm tra qua thiết bị xét nghiệm 5 loại ma túy đặc trưng. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện được rất nhiều chất trong cơ thể của bạn. Loại ma túy cụ thể mà người sử dụng lao động chọn để xét nghiệm tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tiểu sử cá nhân hay tiền sử/tiền án của bạn, yêu cầu công việc, hướng dẫn pháp lý hoặc sự cố/tai nạn từng xảy ra tại nơi làm việc, vân vân. Tuy nhiên, thiết bị xét nghiệm 5 loại ma túy đặc trưng được sử dụng phổ biến nhất. Đa số thiết bị phát hiện được các chất sau thông qua thử nước tiểu: Cần sa Cocaine Thuốc phiện Phencyclidine (PCP) Amphetamines Bước 4 - Biết những loại thuốc khác cũng được xét nghiệm. Mặc dù 5 loại ma túy đặc trưng được xét nghiệm phổ biến nhất, nhưng một số chủ thuê lao động hay nhân viên pháp lý vẫn có thể chọn thêm các chất gây nghiện khác vào cuộc kiểm tra của mình. Họ có thể xét nghiệm thêm đối với một vài hoặc tất cả những chất sau: Cồn Ecstasy (thuốc lắc) Barbiturates (thuốc an thần) Propoxyphene (thuốc giảm đau có chất gây mê) Benzodiazepines (thuốc an thần nhẹ) Bước 5 - Nắm được thời gian ma túy tồn tại trong cơ thể. Xét nghiệm nước tiểu không kiểm tra mức độ tỉnh táo của bạn ngay tại thời điểm bạn cung cấp mẫu thử. Thay vào đó, nó kiểm tra quá khứ sử dụng thuốc của bạn trong vài ngày hay thậm chí là vài tuần trước. Người dùng thuốc thường xuyên luôn có nồng độ thuốc trong cơ thể cao hơn so với người chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Vì lý do này, người nghiện thuốc có thể cho ra kết quả kiểm tra dương tính cho dù họ không hề đụng đến ma túy trong vài ngày hoặc vài tuần. Những tác nhân khác cũng tác động đến nồng độ thuốc trong cơ thể, như sự trao đổi chất, liều lượng và chủng loại ma túy mà bạn dùng, mức độ hydrat hóa và sức khỏe tổng quát của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung thì xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện những loại ma túy trong thời gian như sau: Amphetamine: 2 ngày Barbiturates: 2 ngày-3 tuần Benzodiazepines: 3 ngày (liều lượng chữa bệnh); 4-6 tuần (sử dụng thường xuyên) Cocaine: 4 ngày Ecstasy: 2 ngày Heroin: 2 ngày Cần sa: 2-7 ngày (dùng một lần); 1-2 tháng trở lên (sử dụng thường xuyên) Methamphetamine (ma túy đá0: 2 ngày Morphine:: 2 ngày PCP: 8-14 ngày (dùng một lần); 30 ngày (người nghiện nặng) Bước 6 - Ngừng sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian thích hợp. Để vượt qua cuộc kiểm tra ma túy, cách duy nhất có khả năng thành công là không sử dụng thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn kiểm tra. Trong một số trường hợp, bạn có thể biết trước khi nào thì buổi kiểm tra bắt đầu. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác, bạn có thể không được báo trước. Khi đó, bạn cần xem xét liệu điều kiện của mình có thuận lợi để kiểm tra ma túy trong tương lai gần hay không. Ví dụ, hãy dừng sử dụng thuốc ngay nếu bạn: Đang tìm việc làm. Đang trong thời gian bị quản chế. Đang làm ngành nghề thỉnh thoảng yêu cầu kiểm tra ma túy không báo trước. Bước 7 - Đừng cố pha thêm hay thay đổi mẫu nước tiểu. Đây là phương pháp được dùng để đánh lừa thiết bị kiểm tra khỏi những kết quả nhất định. Những hóa chất không theo toa và thương mại có chứa ni-trát từng được sử dụng để ngụy trang cho hợp chất THC (Tetrahydrocannabinol: thành phần chính trong cây cần sa) nhưng ngày nay cũng không còn hiệu quả. Công nghệ hiện đại có thể phát hiện được hết, và đương nhiên điều này dẫn đến việc trượt cuộc kiểm tra. Bước 8 - Đừng cố làm loãng mẫu nước tiểu. Làm loãng là quá trình giảm nồng độ thuốc hay chất chuyển hóa của ma túy trong nước tiểu bằng cách thêm dung dịch vào mẫu thử (một số trang mạng đã khuyến cáo điều này). Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm kiểm tra ma túy luôn thử qua mẫu nước tiểu để phát hiện việc làm loãng. Một cách để làm loãng mẫu kiểm tra là pha thêm nước vào nước tiểu. Tuy nhiên, khi xét nghiệm người ta thường đo nhiệt độ của mẫu thử, vì thế nước tiểu bị pha loãng sẽ dễ dàng bị phát hiện. Một cách khác để làm loãng mẫu nước tiểu là thanh lọc cơ thể bằng cách uống thật nhiều nước. Tuy nhiên, việc này có thể nguy hiểm (bạn có thể chết vì ngộ độc nước) và đầy rủi ro vì nước tiểu không màu sẽ dấy lên sự nghi ngờ và có khả năng bị từ chối. Bạn có thể bị yêu cầu cung cấp một mẫu thử khác sau vài giờ và từng ấy thời gian là không đủ để cơ thể bạn xóa sạch các dấu vết của ma túy.. Bước 9 - Cung cấp mẫu thử khi bạn uống đủ nước và đã đi tiểu trước đó trong ngày. Mặc dù nước tiểu quá nhạt màu có thể dẫn đến thất bại trong kiểm tra, nhưng bạn vẫn có thể giảm nhẹ nồng độ THC trong nước tiểu nếu như cơ thể đủ nước. Đối với những người đã không dùng cần sa trong vài ngày, điều này có thể tạo nên khác biệt lớn trong kết quả kiểm tra. Nhằm cung cấp được một mẫu nước tiểu tối ưu, bạn có thể: Uống từ 3-4 cốc nước vào buổi sáng hôm kiểm tra. Đi tiểu ít nhất hai lần trước khi cung cấp mẫu thử. Nước tiểu vào buổi sáng sớm thường chứa hàm lượng ma túy cao nhất. Hãy cho cơ thể thời gian để bài tiết những chất này ra ngoài và đừng bao giờ sử dụng nước tiểu của lần đầu tiên trong ngày để làm mẫu kiểm tra. Uống cà phê hoặc soda có chứa caffein. Caffein là một chất lợi tiểu nhẹ, có thể giúp bạn tăng cường lượng nước thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Bước 10 - Thận trọng khi thay thế mẫu kiểm tra. Hoán đổi là phương pháp thay thế mẫu kiểm tra của bạn bằng nước tiểu của người khác hoặc nước tiểu nhân tạo. Trên mạng có nhiều công ty bán những thiết bị dùng trong việc tráo đổi mẫu nước tiểu và nước tiểu nhân tạo. Hãy thận trọng vì việc thay đổi mẫu nước tiểu có thể khiến bạn bị truy cứu pháp luật. Ở nhiều nơi, việc thay thế mẫu nước tiểu của bạn bằng nước tiểu của người khác có thể cấu thành tội danh. Đây được xem như hành vi gian lận hình sự và bạn có thể đặt công việc, sự nghiệp cũng như tình trạng pháp lý của mình vào nguy hiểm. Bạn nên cân nhắc cẩn thận xem liệu có đáng để mạo hiểm đánh tráo mẫu thử nước tiểu hay không. Nước tiểu nhân tạo có hai hình thức: dạng lỏng được bán trong các cửa hàng thuốc hút, giống với chất được dùng để đo độ chính xác của thiết bị trong phòng thí nghiệm; hoặc những lọ bột nhỏ với thành phần có thể pha với vài ml nước ấm. Cả hai đều được bảo quản trong một dụng cụ chứa chuyên dùng có đồng hồ đo nhiệt độ. Một trong những khó khăn trong việc sử dụng mẫu thay thế là làm sao cho mẫu nước tiểu giữ được nhiệt độ bình thường của cơ thể người (32-36℃). Một số phòng thí nghiệm hiện nay cũng kiểm tra nước tiểu nhân tạo. Vì quyền lợi pháp lý của mình, bạn tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp thay thế nước tiểu đối với bất kỳ những cuộc kiểm tra của nhà nước như về quân đội, công vụ và đặc biệt là chế độ án treo. Hạn chế của nước tiểu nhân tạo dạng lỏng là không có lớp bọt hay bong bóng nhỏ trên bề mặt và không có mùi. Nước tiểu nhân tạo dạng bột thì có. Nhiều phòng thí nghiệm sẽ loại mẫu kiểm tra của bạn và yêu cầu bạn cung cấp mẫu thử dưới sự giám sát trực tiếp nếu họ nghi ngờ đó là nước tiểu nhân tạo. Việc thay thế bằng nước tiểu của người khác cũng tiềm ẩn rủi ro, vì có thể họ cũng không thể vượt qua cuộc kiểm tra. Nước tiểu cũng sẽ sẫm màu hơn theo thời gian, vi khuẩn sinh sôi và làm hỏng mẫu xét nghiệm. Nếu chất lượng nước tiểu giảm sút rõ rệt thì phòng thí nghiệm có thể nghi ngờ. Bước 11 - Không nên sử dụng thuốc ngay sau khi vượt qua bài kiểm tra nước tiểu. Trong một số trường hợp, chủ thuê lao động hay người quản chế có thể yêu cầu kiểm tra nước tiểu của bạn lại lần nữa. Vì thế không nên ăn mừng vì kiểm tra thành công bằng cách sử dụng ma túy: bạn có thể thất bại vào lần tới. Hãy kiên nhẫn và đảm bảo rằng kết quả của bạn được tin tưởng trước khi có những động thái xa hơn. Phương pháp 2 - Vượt qua kiểm tra nang lông Bước 1 - Hiểu cách mà xét nghiệm tóc hoạt động. Khi các chất chuyển hóa ma túy đi vào máu, chúng sẽ tồn tại trong mạch máu, bao gồm cả mạch máu trên đầu. Dấu vết của thuốc sau đó sẽ được phân tích thông qua tóc và dẫn đến thất bại trong cuộc kiểm tra. Kiểm tra ma túy thông qua xét nghiệm tóc có thể cho thấy những chất mà bạn đã dùng trong vài tháng trước đó. So với xét nghiệm máu và nước tiểu thì đây là hình thức kiểm tra thích hợp nhất để biết được một người có sử dụng ma túy trong thời gian dài hay không. Để xét nghiệm tóc, bạn cần cắt khoảng 50-80 sợi tóc phía sau, gần với đỉnh đầu. Lưu ý rằng cho dù thường được gọi là xét nghiệm "nang lông" nhưng da của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì qua cuộc kiểm tra. Độ dài mẫu tối thiểu cần thiết cho cuộc kiểm tra là khoảng 3,5 cm tóc tại vị trí đỉnh đầu. Nếu tóc không đủ dài để lấy mẫu (chẳng hạn như người được kiểm tra vừa cắt đầu đinh) thì lông ở những nơi như mặt, ngực hay tay cũng có thể được sử dụng. Bước 2 - Nhận thức rằng kiểm tra tóc ít có khả năng phát hiện nếu như bạn chỉ sử dụng ma túy một lần duy nhất. Xét nghiệm nang lông sẽ hiệu quả hơn đối với người sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc người nghiện nặng. Nếu bạn chỉ dùng ma túy có một lần trong 3 tháng vừa qua, bạn có thể thầm hy vọng rằng mình sẽ vượt qua cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, nếu bạn từng dùng chất gây nghiện đều đặn mỗi ngày, liên tục trong một khoảng thời gian (có thể là một tuần) thì bạn có khả năng trượt trong bài kiểm tra. Bước 3 - Biết rằng ma túy mất từ 5-7 ngày để xâm nhập vào tóc. Mặc dù kiểm tra tóc có khả năng phát hiện ma túy đã dùng trước đó rất cao, nhưng thuốc vừa mới sử dụng rất gần đây sẽ khó được xét nghiệm ra theo cách này. Thường thì phải mất vài ngày đến một tuần kể từ lần sử dụng gần nhất thì ma túy mới xâm nhập vào tóc bạn. Vì lý do này, một số người sử dụng lao động và cơ quan sẽ yêu cầu bạn thực hiện cả xét nghiệm tóc (để phát hiện thói quen sử dụng lâu dài) và xét nghiệm nước tiểu (để phát hiện bạn có sử dụng thuốc trong thời gian ngắn). Bước 4 - Biết những chất sẽ được xét nghiệm trong thiết bị kiểm tra 5 loại ma túy đặc trưng. Một trong những cách xét nghiệm nang lông phổ biến nhất là áp dụng thiết bị kiểm tra 5 loại ma túy đặc trưng. Cũng như 5 loại ma túy đặc trưng được xét nghiệm đối với kiểm tra nước tiểu, dấu vết của các chất sau sẽ bị phát hiện thông qua tóc: Cần sa Cocaine Thuốc phiện Chất kích thích (bao gồm thuốc lắc, ma túy đá và ma túy Molly) PCP Bước 5 - Biết những thuốc khác có thể được xét nghiệm. Một số chủ thuê lao động và cơ quan pháp lý có thể chọn những loại thuốc bổ sung ngoài 5 loại ma túy đặc trưng để xét nghiệm. Những thuốc này bao gồm những loại nằm trong nhiều danh mục thuốc bán theo toa và cả thuốc bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Chúng bao gồm: Benzodiazepines (nhóm thuốc an thần nhẹ0 Methadone (thuốc ngủ gây tê) Barbiturates (thuốc an thần) Propoxyphene (thuốc giảm đau có chất gây mê) Oxycontin (thuốc giảm đau) Demerol (thuốc giảm đau) Tramadol (thuốc giảm đau) Bước 6 - Dừng sử dụng mọi loại thuốc 90 ngày trước khi cuộc kiểm tra diễn ra. Nhìn chung, khoảng 3,5 cm tóc trên đỉnh đầu (tính từ chân tóc) sẽ được lấy để xét nghiệm. Đoạn tóc này đủ để kiểm tra lịch sử dùng thuốc của bạn trong 90 ngày trước đó. Vì thế, cách duy nhất để chắc chắn vượt qua xét nghiệm tóc là không sử dụng ma túy trong suốt thời gian này. Bước 7 - Hãy thận trọng, vì kiểm tra tóc rất khó để làm giả. Những kỹ xảo được dùng để đánh lừa xét nghiệm nước tiểu không áp dụng được cho kiểm tra tóc. Thứ nhất, mẫu tóc thường được trợ lý của phòng thí nghiệm lấy trực tiếp vì không cần phải lo ngại sự riêng tư như với kiểm tra nước tiểu. Thứ hay là không có hóa chất nào có thể che giấu hay phương pháp làm loãng nào có thể giảm lượng độc tố trong tóc. Và cuối cùng là việc dừng sử dụng thuốc tạm thời không đủ để bạn vượt qua hầu hết các cuộc kiểm tra nang lông. Chính vì cho tỉ lệ thành công rất cao nên xét nghiệm tóc được nhiều chủ thuê lao động và cơ quan pháp lý sử dụng. Thường thì người có tóc màu tối thường khó đánh lừa bài kiểm tra nang lông. Vi lý do này mà có nhiều lời khẳng định cho rằng xét nghiệm tóc mang tính phân biệt chủng tộc và sắc tộc. Bước 8 - Hãy thận trọng với dầu gội và thuốc nhuộm đặc biệt. Trên thị trường có một lượng dầu gội được cho rằng có thể giúp bạn vượt qua kiểm tra ma túy hình thức xét nghiệm tóc. Tuy nhiên, không có loại nào trong số những chất đó được khoa học công nhận, bất kỳ bằng chứng nào về hiệu quả của chúng cũng chỉ là tin đồn và rất đáng ngờ. Mẹo này được đồn thổi là từng thành công: nhúng tóc vào giấm trắng, axit salicylic và thuốc tẩy, sau đó sử dụng thuốc nhuộm tóc tạm thời. Phương pháp này tuy chưa được chứng minh nhưng cũng tương đối rẻ tiền và miễn là bạn đừng để những hóa chất này dính vào mắt vì chúng có thể gây tác dụng phụ. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng tóc đã qua xử lý bằng hóa chất thường ít thể hiện dấu vết của cocaine. Phương pháp 3 - Vượt qua kiểm tra nước bọt Bước 1 - Biết cách mà cuộc kiểm tra hoạt động. Xét nghiệm ma túy dựa trên nước bọt/dịch bằng đường miệng thông thường có thể phát hiện các chất đã sử dụng trong vòng vài giờ đến vài ngày trước. Hình thức kiểm tra này ngày càng thông dụng vì tính thuận tiện, không xâm phạm và chi phí thấp. Xét nghiệm nước bọt phát hiện được mọi loại thuốc tồn tại trong máu. Bước 2 - Nắm được thời gian phát hiện. Kiểm tra nước bọt có thể phát hiện ma túy trong thời gian ngay sau khi bạn vừa sử dụng cho đến 4 ngày trước. Tuy nhiên, nhiều người dùng ma túy dạng nhẹ vẫn có khả năng vượt qua cuộc kiểm tra khi được lấy mẫu vào khoảng 26-33 giờ sau khi sử dụng.. Vì lý do này, một số người cho rằng xét nghiệm nước bọt phù hợp với việc điều tra sự giảm sút năng lực làm việc hơn so với điều tra hành vi liên quan đến ma túy nói chung. Cũng vì thế mà nhân sự trong lĩnh vực có liên quan đến sự giảm sút năng lực làm việc (chẳng hạn như công ty vận tải thương mại) thường được làm kiểm tra nước bọt. Thời gian phát hiện ma túy nhìn chung như sau: Cần sa và hashish (THC): Một giờ sau khi hấp thụ, có khi lên đến 24 giờ tùy vào cách sử dụng. Cocaine (bao gồm crack): Từ lúc hấp thụ cho đến 2-3 ngày sau. Thuốc phiện: Từ lúc hấp thụ cho đến 2-3 ngày sau. Ma túy đá và thuốc lắc: Từ lúc hấp thụ cho đến 2-3 ngày sau. Benzodiazepines: Từ lúc hấp thụ cho đến 2-3 ngày sau. Bước 3 - Cố nhịn thuốc trong vòng 2-4 ngày trước khi kiểm tra. Hầu hết các buổi xét nghiệm nước bọt thường tiến hành lấy mẫu ngay tại phòng thí nghiệm, vì thế rất khó để bạn có thể hoán đổi hay can thiệp vào mẫu kiểm tra. Khác với xét nghiệm nước tiểu, hình thức kiểm tra này không xâm phạm riêng tư và điều này có nghĩa là bạn có thể bị giám sát trong suốt thời gian cung cấp mẫu. Cách duy nhất đảm bảo để vượt qua kiểm tra là dừng sử dụng thuốc trong khoảng từ 1-4 ngày trước khi tiến hành lấy mẫu. Bước 4 - Làm sạch miệng với nước súc miệng, đồ ăn hoặc thức uống. Khoa học chứng minh rằng việc ăn, uống, đánh răng hay sử dụng nước súc miệng đều tạm thời ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước bọt. Tuy nhiên, những sự tác động này sẽ biến mất sau 30 phút hoặc hơn. Vì vậy, nhiều cơ quan yêu cầu bạn không được ăn hoặc uống gì trong vòng nửa tiếng trước khi tiến hành kiểm tra. Trong thời gian này, có thể bạn sẽ bị giám sát bởi nhân viên phòng thí nghiệm. Nhưng, nếu không bị quan sát, bạn vẫn có khả năng “sống sót” nếu làm sạch miệng bằng nước súc miệng thương mại. Đừng để bị phát hiện, nếu không họ sẽ yêu cầu lấy lại mẫu nước bọt khác. Phương pháp 4 - Biết những trường hợp kiểm tra ma túy thường gặp Bước 1 - Biết khi nào thì bạn sẽ bị giám sát khi kiểm tra. Nếu bạn trì hoãn không đưa ra bằng lái xe đồng thời cung cấp một mẫu kiểm tra có nhiệt độ nằm ngoài phạm vi chấp nhận được hay có dấu hiệu cho thấy rằng bạn đã ủ để giữ nhiệt, vân vân, bạn sẽ bị yêu cầu cung cấp mẫu lại lần nữa dưới sự giám sát trực tiếp.. Một số chủ thuê lao động yêu cầu việc lấy mẫu phải diễn ra dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (bác sỹ, y tá, vân vân) đối với người có tiền sử lạm dụng rượu và ma túy. Dĩ nhiên là bạn luôn có thể từ chối cung cấp mẫu dưới sự giám sát, nhưng điều này sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ mất việc. Bước 2 - Hiểu luật. Tại Hoa Kỳ, có ít nhất mười tiểu bang (Arkansas, Illinois, Maryland, Nebraska, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Pennsylvania, South Carolina, Virginia và Texas) đã cấm bán nước tiểu nhân tạo hay chất làm giả mẫu thử cho mục đích vượt qua kiểm tra ma túy. Bạn nên thận trọng nếu có ý định này. Bước 3 - Ý thức được khi nào thì bạn có khả năng bị kiểm tra. Hiện nay, các chủ thuê được pháp luật cho phép yêu cầu người làm công trải qua buổi xét nghiệm nước tiểu hay kiểm tra nước bọt để có thể được nhận vào làm và/hoặc không bị mất việc. Những tỉnh/thành phố có luật thường giới hạn cách thức và thời gian mà buổi kiểm tra có thể được hoàn thành, chẳng hạn như yêu cầu công ty phải có chính sách bằng văn bản, nếu không thì việc kiểm tra ngẫu nhiên sẽ không được áp dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mà bạn có thể bị kiểm tra, bao gồm: Trong quá trình tuyển dụng. Bạn không phải trải qua xét nghiệm máu khi đi xin việc. Tuy nhiên, ứng viên tiềm năng có thể phải vượt qua kiểm tra ma túy như một điều kiện tất yếu của công việc. Nếu bạn là phụ nữ có thai. Tại Mỹ, một số tiểu bang bắt buộc phụ nữ có thai phải được kiểm tra sử dụng ma túy trái phép như một phần của thủ tục chăm sóc tiền sản. Phụ nữ khi đến bệnh viện đều được làm xét nghiệm máu định kỳ. Một bà mẹ mang thai có nguy cơ đối mặt với những án phạt rất nặng hay thậm chí nghiêm trọng hơn nếu dấu vết của ma túy được tìm thấy trong máu. Nếu bạn điều khiển phương tiện lưu thông hay máy móc hạng nặng. Những công việc mà tính mạng của nhiều người có khả năng bị đặt vào nguy hiểm nếu người lao động không tỉnh táo—chẳng hạn như ngành xây dựng hay lái xe tải—thường đòi hỏi những cuộc kiểm tra định kỳ về suy giảm năng lực làm việc. Khi bạn thể hiện hành vi đáng ngờ. Nếu bạn gây tai nạn tại nơi làm việc, nói năng lung tung hay cư xử thất thường, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu bạn tiếp nhận kiểm tra ma túy như một điều kiện trong công việc. Bước 4 - Biết khi nào thì kiểm tra ma túy là không được phép. Luật pháp khác nhau ở từng nước và được thay đổi thường xuyên. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về quy định kiểm tra ma túy tại nơi bạn sống bằng cách tra cứu bộ luật lao động, liên hệ chính quyền địa phương hay các luật gia chuyên tư vấn về quy định việc làm. Bạn cũng có quyền kiểm tra ma túy đối với người làm công của mình dựa vào nhiều nhân tố. Tại Hoa Kỳ, kiểm tra ma túy còn chịu ảnh hưởng của ADA (Americans with Disabilities Act - Đạo Luật về Người Mỹ Tàn Tật), bao gồm những đặc điểm chính sau: ADA không cho phép chủ thuê lao động kiểm tra một người làm công tương lai mà không đưa ra lời mời làm việc có điều kiện. ADA cũng nói rằng bạn không được phân biệt đối xử với những nhân viên dựa trên những vấn đề cơ bản liên quan đến ma túy trong quá khứ. Tiếp đến, bạn có quyền từ chối tuyển dụng một người nếu bạn có lý do để tin rằng họ sẽ lạm dụng ma túy trở lại hay đe dọa đến sự an toàn và lành mạnh của những người lao động khác. Nếu bạn không biết làm thế nào để xử lý đối với một ứng viên có tiền sử nghiện ma túy, hãy trao đổi với luật sư của doanh nghiệp. ADA không cấm bạn yêu cầu một người có tiền sử lạm dụng ma túy tham dự một chương trình phục hồi trước khi gia nhập công ty của bạn. Bước 5 - Biết những điều đúng và sai về kiểm tra ma túy. Có nhiều tin đồn thất thiệt và những khẳng định vô căn cứ về cách vượt qua kiểm tra ma túy. Ngoài ra còn một lượng lớn sản phẩm thương mại hứa hẹn với khách hàng rằng họ sẽ vượt qua được kiểm tra mà không hề đưa ra bằng chứng chứng minh những khẳng định này. Những thông tin sai sự thật bao gồm: Hút thuốc thụ động. Nồng độ chất trong cơ thể được xác định để một người không bị trượt do hít phải khói thuốc một cách không có chủ ý. Hạt hoa anh túc. Vào năm 1998, ngưỡng khuyến cáo được tăng từ 0.03 mg/L lên 2 mg/L nhằm loại trừ kết quả kiểm tra dương tính giả do hạt hoa anh túc. Bạn sẽ phải ăn cả một ổ bánh mì hạt hoa anh túc để có kết quả dương tính chỉ trong một ngày. Thuốc tẩy. Việc thêm thuốc tẩy nhằm vô hiệu hóa mẫu thử nước tiểu sẽ làm thay đổi nồng độ pH và dấy lên nghi ngờ rằng mẫu kiểm tra đã bị can thiệp và bạn có thể trượt. Việc uống thuốc tẩy cũng có khả năng khiến bạn bị mù và tử vong. Aspirin. Aspirin được cho rằng có thể tạo ra kết quả âm tính sai với THC. Điều này chỉ hiệu quả dưới những điều kiện lý tưởng và các loại hình xét nghiệm nhất định. Không có gì là chắc chắn cả. Việc tẩy và nhuộm tóc sẽ không loại bỏ được những chất chuyển hóa khỏi tóc trong quá trình kiểm tra nang lông. Tuy nhiên, người có tóc vàng hoe tự nhiên có nhiều khả năng vượt qua kiểm tra này.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-%C4%91au-kh%E1%BB%9Bp
Cách để Trị đau khớp
Đau do viêm khớp ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới. Hiện nay có hai loại viêm khớp: viêm khớp dạng thấp và viêm khớp xương mãn tính. Viêm khớp xương mãn tính là phổ biến nhất và do các khớp bị tổn thương tự nhiên, trong khi viêm khớp dạng thấp là một bệnh thuộc về hệ thống miễn dịch. Viêm khớp không thể chữa khỏi hẳn, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để duy trì và giảm thiểu cơn đau do các dạng viêm khớp gây nên. Bạn cần tiến hành một số thử nghiệm, nhưng chỉ cần vài phương pháp đơn giản là bạn có thể thoát khỏi cơn đau do viêm khớp gây nên. Phương pháp 1 - Giảm đau bằng thuốc và chất bổ sung Bước 1 - Uống thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau có bán sẵn tại quầy thuốc, chẳng hạn như acetaminophen hoặc tramadol để giải tỏa cơn đau. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhưng không có khả năng chữa trị viêm nhiễm. Một số nhãn hiệu thuốc phổ biến bao gồm Tylenol và Ultram. Nếu cơn đau trầm trọng hơn, bạn nên liên hệ với phòng khám và hỏi xin thuốc giảm đau theo toa, chẳng hạn như thuốc gây mê có chứa oxycodone hoặc hydrocodone. Một số loại thuốc theo toa phổ biến bao gồm Percocet, Oxycontin, và Vicodin. Bước 2 - Thử các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID). Để chữa đau khớp, bạn có thể dùng NSAID có bán tại hiệu thuốc. Ibuprofen và naproxen thuộc loại này có thể được dùng để giảm đau đôi khi đi kèm với viêm khớp hoặc cơ bắp hoạt động quá sức gây đau khớp và cơ. Những loại thuốc này cũng giảm viêm gây nên cơn đau khớp. Trao đổi với bác sĩ nếu thấy bản thân sử dụng những loại thuốc này quá thường xuyên. Bạn không nên tự chữa trị vì có thể gây nên nhiều vấn đề hơn, bao gồm tổn thương thận và gan. Thử loại ibuprofen phổ biến như là Advil hoặc Motrin và Naproxen như là Aleve. Bước 3 - Sử dụng thuốc giảm đau dạng kem. Bạn có thể mua một số loại kem thoa tại quầy thuốc để trị đau khớp. Những loại kem này bao gồm thành phần tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin sử dụng lên phần da của khớp bị đau nhức để giảm đau. Ngoài ra, loại kem này có thể can thiệp quá trình truyền tín hiệu đau từ phần khớp đang có vấn đề. Trong một số nghiên cứu, capsaicin được chứng minh có tác dụng giảm đau xuống mức 50% sau ba tuần sử dụng. Bạn có thể sử dụng NSAID ở dạng kem. Bạn có thể dùng kem kết hợp với hoặc không cần dùng thêm thuốc uống. Bước 4 - Tham khảo ý kiến bác sĩ về corticosteroid. Bạn có thể dùng corticosteroid theo toa để giảm đau khớp nặng và sưng phù. Bác sĩ có thể kê đơn ở dạng tiêm hoặc thuốc uống. Thuốc tiêm có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng bạn chỉ có thể dùng vài lần một năm vì chúng có thể gây tổn hại xương và sụn. Bác sĩ luôn theo dõi các loại corticosteroid được kê đơn vì chúng thường có tác dụng phụ không tốt, chẳng hạn như làm thiếu hụt vitamin D khiến cho xương bị hư hại. Bước 5 - Sử dụng SAM-e. SAM-e, còn được gọi là S-adenosylmethionine, là chất bổ sung có tác dụng kháng viêm và kích thích sụn. Chất bổ sung này cũng ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin, giúp giảm thiểu nhận thức đau đớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng SAM-e làm giảm các triệu chứng đau khớp hiệu quả như NSAID, nhưng lại gây ra ít tác dụng phụ hơn. Bước 6 - Sử dụng các chất không xà phòng hóa từ quả bơ và đậu nành (ASU). ASU là chất bổ sung có tác dụng ngăn chặn các chất hóa học trong cơ thể gây viêm. Ngoài ra, chất bổ sung này cũng ngăn ngừa tổn hại tế bào nối khớp và tái tạo mô kết nối khớp xương. Chất bổ sung bao gồm 1/3 dầu bơ và 2/3 dầu đậu nành. Chất bổ sung có sẵn ở dạng viên nang gel. Bạn nên uống một viên 300mg mỗi ngày. Bước 7 - Uống dầu cá. Dầu cá, còn được gọi là Omega-3 axit béo EPA và DHA, là chất bổ sung đã được nghiên cứu rộng rãi. Omega-3 có tác dụng ngăn chặn cytokine và prostaglandin gây viêm và được cơ thể chuyển hóa thành chất hóa học kháng viêm. Dầu cá cũng giảm căng cứng khớp. Trong một số nghiên cứu, dầu cá được chứng minh là có khả năng giảm hoặc ngưng việc sử dụng NSAID. Bạn có thể uống omega 6 axit béo, còn được biết đến với tên gọi gamma linolenic acid (GLA) (một loại axit béo thiết yếu trong cơ thể), để giảm viêm khớp. Phương pháp 2 - Giảm đau bằng cách thay đổi lối sống Bước 1 - Hiểu rõ sự khác biệt giữa viêm xương khớp mãn tính và viêm khớp dạng thấp. Mặc dù hai loại viêm khớp này có nhiều đặc điểm tương tự, nhưng lại do các nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu bị viêm khớp dạng thấp, các khớp xương do hệ thống miễn dịch tấn công gây nên cơn đau. Còn đau xương khớp mãn tính là do việc sử dụng các khớp xương. Mỗi loại viêm khớp sẽ có cách điều trị phù hợp nhất dành cho bạn. Viêm khớp dạng thấp có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, còn viêm xương khớp mãn tính thường xảy ra ở người lớn tuổi vì có liên quan đến việc sử dụng khớp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh thay vì từ từ theo từng năm. Dấu hiệu để nhận biết bạn mắc viêm khớp dạng thấp và không phải viêm xương khớp mãn tính đó là một số triệu chứng khác xuất hiện, chẳng hạn như mệt mỏi và đau đớn kéo dài. Cơn đau do viêm khớp dạng thấp gây nên thường ảnh hưởng đến các khớp lớn và nhỏ ở cả hai bên cơ thể. Cơn đau vào buổi sáng sẽ kéo dài hơn một giờ. Nếu bị viêm xương khớp mãn tính, bạn sẽ có cảm giác đau vào buổi sáng, nhưng cơn đau sẽ rõ rệt hơn sau khi sử dụng khớp xương bị ảnh hưởng. Bước 2 - Kiểm soát trọng lượng cơ thể. Thừa cân có thể gây nên hoặc làm trầm trọng thêm một số bệnh liên quan đến khớp. Ngoài ra, cơn đau khớp có thể nặng hơn. Bạn nên từ từ thay đổi lối sống để giảm cân, chẳng hạn như tập luyện nhiều hơn và ăn uống lành mạnh hơn. Bạn cần phát triển cơ bắp xung quanh khớp, nhưng không nên làm tổn thương chúng. Bạn nên tập trung vào các động tác kéo giãn và một số bài tập chuyển động sẽ tăng cường thể lực dần dần. Tránh chạy bộ, nhảy, chơi quần vợt, và thể dục nhịp điệu cường độ cao. Tập thể dục vào ban ngày để cơ thể bớt cứng nhắc khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn cần thay đổi lối sống hoàn toàn để tiếp tục duy trì cân nặng theo thời gian. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tổng quát và giảm đau khớp lâu dài. Giảm cân giúp ngăn ngừa thoái hóa trong thời kỳ lão hóa và hao mòn. Bước 3 - Luôn di chuyển. Ngoài tập thể dục, bạn nên duy trì hoạt động suốt cả ngày. Càng ít vận động, bạn càng thấy đau đớn sau một ngày dài. Khi làm việc, bạn nên đứng dậy và hoạt động cơ thể ít nhất một lần một giờ. Bạn nên điều chỉnh tư thế thường xuyên, xoay cổ qua lại, thay đổi tư thế tay, cũng như gập và thẳng chân mỗi khi có thể. Nếu chân đau nặng do viêm khớp, bạn nên đứng dậy và đi bộ khoảng 30 phút một lần. Bước 4 - Liên hệ với chuyên gia vật lý trị liệu. Nếu cảm thấy mất chức năng vận động ở khớp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiếp xúc với nhà vật lý trí liệu. Họ sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập để giúp cho cơ bắp và khớp xương luôn khỏe mạnh và dẻo dai, không còn bị cứng nhắc. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ thiết kế chương trình tập luyện cá nhân, bao gồm một số bài tập rèn luyện thể lực và tim mạch để giảm đau khớp cũng như duy trì sức khỏe và cân nặng. Bước 5 - Tập yoga. Yoga là sự kết hợp giữa thở sâu, thiền, và tư thế cơ thể. Môn này giúp giảm đau khớp và sự cứng nhắc cũng như giảm thiểu căng thẳng. Bạn nên lắng nghe cơ thể mình và chỉ thực hiện những tư thế giúp bạn chuyển động và không ảnh hưởng đến khớp. Bắt đầu từ từ và tăng dần chuyển động khi cơ thể đã thích nghi. Bước 6 - Hỗ trợ chuyển động. Nếu bị đau đớn cùng cực, bạn nên sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển dễ dàng hơn hoặc không tổn hại đến khớp nhiều. Sử dụng gậy hoặc khung đi bộ mỗi khi các khớp xương đau dữ dội. Biện pháp này giúp bạn khắc phục một phần cơn đau khớp và giảm sưng phù cũng như giảm đau. Bạn có thể dùng ghế ngồi vệ sinh nâng cao hoặc bồn tắm đặc biệt để giảm đau hoặc khắc phục tình trạng di chuyển khó khăn. Bước 7 - Giảm áp lực lên khớp xương. Để tránh các khớp hoạt động quá sức và gây đau hơn, bạn nên hạn chế áp lực ảnh hưởng lên khớp xương. Thay vật dụng mới hoặc thực hiện một số hoạt động thường ngày để duy trì và bảo vệ khớp. Dùng bút có thân to để dễ cầm nắm và viết. Bạn cũng có thể mua các vật dụng có tay cầm lớn và dài hơn nhằm mục đích không phải kéo căng các khớp để mang đồ đạc. Bạn nên nhấc đồ đạc bằng các khớp lớn thay vì các khớp nhỏ. Ví dụ, khi mang túi xách nặng, bạn nên dùng khớp cùi chỏ thay vì khớp cổ tay hoặc ngón tay. Bạn có thể mua đĩa nhựa để dễ cầm nắm, sử dụng, và vệ sinh. Bước 8 - Sử dụng nhiệt. Nếu bị đau khớp, một trong những cách hiệu quả để giảm đau đó là sử dụng năng lượng nhiệt. Phương pháp này làm thư giãn cơ bắp và giúp giảm đau tạm thời. Bạn có thể dùng miếng đệm hoặc túi chườm nóng, tắm nước nóng, hoặc dùng sáp paraffin lên vùng bị đau. Cẩn thận không làm bỏng cơ thể. Bạn không nên dùng miếng đệm nóng quá 20 phút liên tục. Bạn cũng có thể chườm lạnh lên cơ bắp. Cách này giúp làm tê cơn đau khớp tạm thời. Bước 9 - Ngâm nước muối Epsom. Loại muối này có chứa xun-phát ma-giê, khoáng chất tự nhiên được sử dụng trong nhiều năm để giảm đau. Nồng độ ma-giê cao giúp giảm đau khớp khi ngâm trong nước. Để pha nước muối, cho nước ấm vào bát lớn và đổ ½ cốc muối Epsom. Nhúng khớp xương bị đau vào trong bát và ngâm ít nhất 15 phút. Nếu không thể ngâm khớp vào trong bát, chẳng hạn như khớp gối, bạn có thể cho muối Epsom và bồn nước ấm và ngâm mình trong một lúc. Bước 10 - Phơi nắng thường xuyên hơn. Thay vì chỉ hấp thụ Vitamin D trong thức ăn, bạn nên tận dụng thêm ánh nắng mặt trời. Ra ngoài phơi nắng 10-15 phút hai ngày một lần nhưng không dùng kem chống nắng. Cách này giúp bạn hấp thụ rất nhiều vitamin D trong tự nhiên mà không gây nên vấn liên quan đến da do tia UV phát ra từ mặt trời. Bạn có thể thoa kem chống nắng trừ bàn tay ra nếu lo ngại cho làn da của mình. Chỉ cần một phần da tiếp xúc với mặt trời cũng giúp cơ thể nhận được nhiều vitamin D hơn. Bước 11 - Ngưng hút thuốc. Hút thuốc không những có hại cho sức khỏe mà còn gây đau khớp. Hút thuốc đưa hóa chất vào cơ thể làm các mô liên kết bị căng cứng, khiến cho các khớp đau hơn. Sử dụng miếng dán, kẹo cao su, hoặc ngừng hút thuốc hoàn toàn. Phương pháp 3 - Giảm đau bằng chế độ ăn uống Bước 1 - Ăn chuối. Loại trái cây này rất tốt cho khớp vì chúng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn. Trong chuối có chứa ka-li cần thiết cho chức năng tế bào. Ngoài ra chuối cũng chứa vitamin C, vitamin B6, và axit folic giúp cải thiện hệ miễn dịch. Bạn nên ăn chuối trong các bữa ăn vặt hoặc kèm theo bữa chính. Bước 2 - Thêm bột nghệ vào thực phẩm. Bột nghệ là loại gia vị có thể cho vào thức ăn để giảm đau khớp. Trong bột nghệ có chứa curcumin giúp giảm đau khớp và sưng phù do tắc nghẽn cytokine và enzyme gây viêm. Có nhiều công thức nấu ăn sử dụng bột nghệ, bao gồm các món khai vị cho đến tráng miệng. Bước 3 - Sử dụng nhiều gừng. Trong các nghiên cứu gần đây, gừng được chứng minh là có tác dụng kháng viêm tương tự như ibuprofen, và dạng chiết xuất phát huy hiệu quả giống như steroid. Bạn có thể kết hợp gừng vào nhiều món ăn làm từ thịt gà cũng như tráng miệng. Bạn cũng có thể uống trà gừng để giảm đau. Bước 4 - Ăn thực phẩm có chứa vitamin D. Những người mắc bệnh viêm khớp cần phải chăm sóc xương, có nghĩa là họ cần hấp thụ nhiều vitamin D. Người dùng corticosteroid thậm chí cần nhiều hơn, vì lợi thuốc này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Bạn nên ăn cá, đặc biệt là cá hồi, cá thu hoặc cá trích. 85 gram cá thuộc loại này chứa đủ lượng vitamin D cần thiết hằng ngày. Bạn cũng có thể ăn cá sống vì có nhiều vitamin D hơn cá nấu chín. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp các sản phẩm từ sữa giàu vitamin D, chẳng hạn như sữa, phô mai, và sữa chua vào trong bữa ăn hằng ngày. Bước 5 - Uống trà xanh. Trong trà xanh có chứa chất oxy hóa với tên gọi epigallocatechin-3-gallate (EGCG) ngăn chặn sự hình thành phần tử gây tổn hại khớp xương. Điều này giúp giảm đau ở các khớp vì chúng không còn bị ảnh hưởng nhiều. Các nghiên cứu cho thấy 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày có thể mang lại lợi ích chống oxy hóa tối đa. Bước 6 - Ăn thực phẩm có chứa probiotic. Probiotic là vi khuẩn "có lợi" trong việc giảm đau. Một số nghiên cứu cho thấy các loại thức ăn như là sữa chua có chứa loại vi khuẩn này với hiệu quả giảm đau do viêm khớp. Ngoài ra, probiotic cũng tăng cường chức năng chuyển động của cơ thể. Ăn ít nhất một phần sữa chua có chứa probiotic mỗi ngày để tận hưởng lợi ích. Bước 7 - Ăn thực phẩm có chứa lưu huỳnh. Cơ thể sử dụng lưu huỳnh để thải độc, nhưng chất này có thể tiêu biến khi bạn dùng NSAID và các loại thuốc giảm đau khác. Để tăng cường chất hóa học này, bạn nên ăn thực phẩm giàu lưu huỳnh và có mùi vị đặc trưng như là hành và tỏi. Bạn có thể ăn các loại rau khác chứa lưu huỳnh như là cải bông xanh, cải hoa, bắp cải con, và cải bắp. Bước 8 - Tăng lượng thực phẩm có chứa ma-giê. Chất này có tác dụng thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng cũng như làm dịu cơn đau và khoáng hóa xương. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu ma-giê, chẳng hạn như rau lá xanh, các loại hạt và đậu. Bạn cũng có thể sử dụng chất bổ sung, nhưng dưỡng chất tự nhiên trong thức ăn được cơ thể chuyển hóa tốt hơn. Bước 9 - Ăn nhiều khoai lang. Loại củ này mang lại lợi ích cho khớp. Chúng có hàm lượng cao các chất beta carotene, vitamin A và C, khoáng chất, anthocyanin, và chất xơ hòa tan. Các thành phần này đều có tác dụng giảm đau, kháng viêm, và tăng cường sức khỏe cho các khớp xương. Bạn có thể hấp, luộc, hoặc nướng khoai lang để thêm vào bữa ăn hằng ngày của mình.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BB%91i-h%E1%BB%A3p-Gi%E1%BB%AFa-Tr%C3%A1i-tim-v%C3%A0-T%C3%A2m-tr%C3%AD
Cách để Phối hợp Giữa Trái tim và Tâm trí
Bạn có từng đưa ra một quyết định nào đó và nghi ngờ nó? Có bao giờ bạn nhận thấy rằng có một giọng nói nhỏ không ngừng cằn nhằn trong đầu của bạn? Bạn có từng có cảm giác mơ hồ rằng bạn đã quyết định sai lầm? Nó có thể là trực giác của bạn – tiếng nói của trái tim bạn. Bất kỳ người nào cũng sở hữu cảm giác này, đây là phương pháp cụ thể nhất để chúng ta tìm hiểu mọi việc dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, dựa trên mong muốn và nhu cầu của tiềm thức, và dựa trên tình huống hiện tại của chúng ta. Trực giác sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nó không nhất thiết phải “tốt hơn” quá trình đưa ra quyết định thông thường của chúng ta. Cả hai yếu tố - trái tim và tâm trí, lý luận và trực giác – thật ra có thể phối hợp khá tốt với nhau. Bạn chỉ cần phải nỗ lực và luyện tập đôi chút. Phương pháp 1 - Đánh giá Tâm trí Bước 1 - Bắt đầu với tâm trí. Thông thường, con người sẽ xem “lý trí” là một yếu tố khá tốt đẹp. Chúng ta suy nghĩ về nó như thể nó là một chức năng hoặc một quá trình hướng dẫn chúng ta hành động một cách hợp lý, thường là bắng cách lảng tránh cảm xúc hoặc sự phán xét thiên vị. Tâm trí giúp chúng ta tận dụng tối đa mọi lợi ích hoặc yếu tố tốt đẹp. Vì lý do này, nhiều triết gia cho rằng tâm trí có ích hơn phản ứng trực giác của. Tâm trí là gì? Đây là câu hỏi mang tính triết học khá lớn lao. Bạn cần biết rõ rằng chúng ta không đang bàn luận về bộ não. Tâm trí không chỉ nằm ở bộ não. Nó là điểm tựa của ý thức, cái “tôi” khiến bạn trở thành con người như hiện tại. Ngoài ra, tâm trí cũng chịu trách nhiệm trước suy nghĩ cao cấp hơn. Nó kết hợp cảm giác, tư duy, sự phán xét, và ký ức. Nó cho phép bạn cân nhắc tổn thất và lợi ích để đưa ra quyết định phù hợp hơn. Bước 2 - Nhận thức khuôn khổ suy nghĩ hợp lý. Suy nghĩ hợp lý là khả năng liên kết mọi yếu tố khác nhau để truy cập, tổ chức, và phân tích thông tin để có thể đưa ra kết luận đúng đắn. Bất kể nó có là lên kế hoạch cho ngân sách, cân nhắc ưu và khuyết điểm của một công việc mới, hoặc tranh luận về chính trị với bạn bè, hằng ngày, bạn đều phải sử dụng đến lý trí. Lý trí là sự thể hiện của tính người. Thật ra, nó là yếu tố giúp phân loại con người và động vật khác vì chúng ta có khả năng sử dụng công cụ, xây dựng thành phố, phát triển công nghệ, và du nhập ở mọi nơi. Vì vậy, nó là đặc điểm rất đáng giá và hữu ích. Bước 3 - Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của tâm trí. Như bạn đã biết, lý trí là nguyên nhân chính giúp chúng ta có mặt ngày nay. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó cần thiết hơn mọi yếu tố khác. Người hâm mộ Star Trek biết rõ rằng người quá lý trí như Ngài Spock hoặc Data không phải là một con người thật sự, bởi vì con người cũng cần đến cảm xúc. Chúng ta không phải là những cỗ máy. Nói cụ thể hơn, lý trí rất hữu ích. Chúng ta có thể tách bản thân ra khỏi cảm xúc mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định của chúng ta. Nếu cảm xúc là yếu tố hướng dẫn chúng ta, liệu con người có rời khỏi nhà và đi học đại học hay không? Nhiều người sẽ không làm vậy – sự căng thẳng trong cảm xúc và sự xa cách người thân yêu có thể sẽ khá to lớn, ngay cả khi trong tâm trí, họ biết rõ rằng đại học sẽ đem lại lợi ích cho họ. Tuy nhiên, đôi khi, suy nghĩ hợp lý có thể đi quá đà. Chúng ta sẽ trở nên tê liệt nếu chỉ dựa vào một lý do duy nhất để đưa ra quyết định. Mọi lựa chọn, dù to hay nhỏ, bao gồm khá nhiều yếu tố khác nhau và nếu không lắng nghe trái tim, bạn sẽ khó có thể quyết định. Ví dụ, bạn nên dùng gì vào cho bữa sáng? Liệu chúng có cần thiết phải là thực phẩm lành mạnh nhất? Có giá tốt nhất? Tiết kiệm nhiều thời gian nhất? Nếu không có trái tim, bạn sẽ không thể nào lựa chọn. Phương pháp 2 - Đánh giá Trái tim Bước 1 - Tìm hiểu cách để phân biệt trái tim với lý trí. Con người thường nói về việc sở hữu một “cảm giác” hoặc một “bản năng” nào đó, rất khó để xác định. Bạn nên suy nghĩ về nó như là biện pháp để bạn có thể xem xét mọi yếu tố khác biệt hơn là chỉ dựa vào suy nghĩ hợp lý thông thường của bạn. Trái tim có thể dựa trên những yếu tố ví dụ như quá khứ (kinh nghiệm của bạn), nhu cầu cá nhân (cảm giác của bạn), và hiện tại (mọi người xung quanh bạn, lựa chọn, v.v). Chúng sẽ dẫn dắt bạn đến với quá trình tính toán khác biệt thay vì chỉ tập trung vào lý luận. Cố gắng phân biệt mọi nhân tố xuất phát từ trái tim bạn. Ví dụ, có phải một suy nghĩ nào đó vừa xuất hiện trong đầu bạn? Lý luận thường sẽ gắn liền với quá trình phân tích – suy nghĩ theo từng bước một: ví dụ, “Nếu tôi không làm điều X, điều Y sẽ xuất hiện. Vì vậy, tôi cần phải thực hiện điều X”. Trái tim thường sẽ không tuân theo khuôn khổ này. Còn về “cảm giác” thì sao? Thỉnh thoảng, trực giác tìm đến với chúng ta dưới dạng một cảm giác mơ hồ, rất khó để diễn tả. Thậm chí tìm hiểu ý nghĩa của cảm giác đó sẽ càng khó hơn. Chẳng hạn như bạn có thể sẽ cảm thấy không chắc chắn về việc thay đổi công việc và không hiểu rõ lý do vì sao. Bề ngoài, mọi thứ đều trông rất tuyệt vời, nhưng bạn vẫn cảm nhận được rằng điều không ổn sẽ xảy ra. Đây là trực giác. Bước 2 - Lắng nghe trái tim. Giọng nói trong tâm hồn bạn có thể sẽ không rõ ràng, nhưng nó đang cố gắng nói cho bạn biết một điều gì đó. Bạn nên học cách lắng nghe nó. Để bắt đầu, tạm thời bạn cần phải phớt lờ lý trí và chú tâm vào giọng nói đó. Một vài phương pháp sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Viết nhật ký. Viết về suy nghĩ của bản thân trên giấy sẽ giúp bạn mở cửa tiềm thức của bạn. Viết về mọi thứ xảy đến với bạn; hãy tự phát. Bắt đầu câu nói bằng cụm từ “Mình có cảm giác rằng…” hoặc “Trái tim của mình đang nói với mình rằng…”. Mục tiêu ở đây là bạn phải tuân theo phản ứng về mặt cảm xúc thay vì về mặt lý trí. Tạm phớt lờ sự phê bình nội tâm. Có thể bạn sẽ cần phải nỗ lực đôi chút, nhưng nên nhớ thận trọng với lý trí. Lắng nghe trái tim sẽ khá khó khăn bởi vì chúng ta thường cố gắng hợp lý hóa nó. Cho phép bản thân viết về suy nghĩ mà không có sự hiện diện của giọng nói đầy hoài nghi cho rằng “Điều này thật ngốc nghếch”. Tìm nơi yên tĩnh. Một trong những phương pháp tuyệt vời nhất để mở cửa trái tim đó là tĩnh lặng. Bạn có thể thiền. Hoặc, một mình đi dạo trong công viên hoặc trong rừng. Tìm kiếm nơi mà bạn có thể cho phép suy nghĩ và cảm xúc của bản thân tự do trôi dạt. Bước 3 - Không nên đánh giá quá cao trái tim. Trực giác là biện pháp duy nhất để bạn nhận thức điều này. Nhưng nó không nhất thiết sẽ tốt hơn khả năng lý luận của bạn hoặc là cách tốt nhất để đưa ra quyết định. Mặc dù bạn nên cố gắng lắng nghe trái tim, bạn không nên tin tưởng nó một cách tự động. Đôi khi, nó sẽ không hướng bạn đến với điều đúng đắn. Ví dụ, bạn là một bồi thẩm đoàn. Bị cáo khẳng định một cách rất thuyết phục rằng anh ta vô tội – anh ta làm lung lay sự tự tin của bạn. Tuy nhiên, tất cả mọi bằng chứng đều cho rằng anh ta đã phạm tội. Liệu bạn sẽ nghe theo lý luận hay trực giác của bạn? Trong trường hợp này, trực giác của bạn không hề đúng. Bạn cũng nên suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra khi bạn chỉ dựa vào trái tim. Ví dụ, liệu bạn có liều sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm của bạn cho một bản năng nào đó? Chẳng hạn như người cố vấn kế hoạch tài chính của bạn khuyên rằng bạn nên đầu tư vào quỹ tương hỗ, nhưng bạn lại đang có một cảm giác khá tốt đẹp về một công ty sắp được thành lập có tên là Enron. Tốt nhất là bạn nên lắng nghe lời khuyên hợp lý của chuyên gia hơn là tin tưởng vào bản năng của mình. Phương pháp 3 - Hòa giải Tâm trí và Trái tim Bước 1 - Xác định giá trị cốt lõi của bạn. Tâm trí và trái tim không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Điều này có nghĩa là bạn luôn có thể tìm cách để phối hợp chúng với nhau. Bắt đầu với giá trị của bạn. Trái tim sẽ phản ứng trước giá trị sâu kín mà thông thường, nó không bao gồm trong quá trình suy nghĩ hợp lý. Công cuộc hòa giải bắt đầu từ đây. Bạn cần phải có khả năng xác định giá trị sâu thẳm nhất và cho phép chúng hướng dẫn lý trí của bạn. Cố gắng phân tích giá trị của bản thân nếu bạn chưa từng suy nghĩ kỹ càng về nó trước đây. Bạn được nuôi dạy như thế nào? Tự hỏi bản thân xem liệu cha mẹ bạn nhấn mạnh giá trị nào – của cải, học vấn, địa vị, ngoại hình? Ví dụ, bạn có từng được thưởng khi đạt được thành tựu nào đó trong học tập? Bạn sống như thế nào? Bạn cần phải có khả năng nhận thức được cách thức mà giá trị tiến hành định hình cuộc sống của bạn. Có phải bạn sống trong thành phố, vùng ngoại ô, hoặc vùng nông thôn? Có lẽ, giáo viên sẽ ít xem trọng đồng tiền hơn là giám đốc ngân hàng. Mặt khác, giám đốc ngân hàng có thể sẽ không xem trọng sự giáo dục nhiều như một nhà giáo. Bạn sử dụng tiền vào việc gì? Hành động này sẽ cho bạn biết khá nhiều điều về hành vi được điều khiển bởi giá trị của bạn. Bạn có tiêu tiền vào xe ô tô? Đi du lịch? Quần áo? Hoặc có lẽ là nghệ thuật và từ thiện?. Bước 2 - Suy nghĩ về quyết định dựa trên giá trị của bản thân. Mục đích của quá trình này không phải là chế ngự lý trí của bạn mà là phối hợp với nó. Bởi vì giá trị thường ẩn sâu trong trái tim, bạn cần phải cố gắng khai thác và sử dụng chúng trong quá trình suy nghĩ hợp lý. Bạn nên kết hôn với người nào? Bạn nên đi làm cho công ty nào? Đây là những yếu tố cần đến sự cân nhắc hợp lý, nhưng đồng thời chúng cũng phải kết hợp chặt chẽ với giá trị mà bạn trân trọng nhất. Tìm kiếm càng nhiều thông tin về lựa chọn càng tốt. Lợi ích tiềm năng của quyết định đó là gì? Liệu nó có phải là một điều nào đó mà bạn sẽ cảm thấy hối tiếc? Lý trí và trái tim bạn có thể hình thành suy nghĩ mâu thuẫn với nhau về quyết định, và bạn cần phải tìm kiếm mọi thông tin và đánh giá nó. Xác định vấn đề: điều gì có thể đi sai hướng? Ví dụ, bạn đang suy nghĩ về việc kết hôn và rất muốn có con. Tuy nhiên, người yêu của bạn lại nói rằng người ấy không có ý định xây dựng gia đình. Mặc dù lý trí của bạn nói rằng bạn yêu người ấy, bạn cũng nên lắng nghe trái tim và nhận thức rõ rằng tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình của bạn không phù hợp với giá trị của cô ấy. Khám phá những lựa chọn: suy nghĩ cẩn thận về điều tốt nhất cho bản thân. Đôi khi, trực giác đầu tiên của bạn sẽ đúng nhất. Tuy nhiên, vào những thời điểm khác, bạn cần phải cân bằng giữa trái tim và lý trí. Bước 3 - Cân nhắc giá trị quan trọng nhất của bản thân trước khi quyết định. Một biện pháp để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn là xem xét vấn đề dựa trên giá trị cao nhất của bạn. Giải pháp khả thi đó có liên quan đến giá trị của bạn như thế nào? Bạn có thể sẽ cần phải hình thành bản đồ giá trị của bản thân – bắt đầu từ điều quan trọng nhất cho đến ít quan trọng nhất – để có thể xác định vị trí của chúng trong hệ thống phân cấp cá nhân của bạn. Trở về với vấn đề trong việc kết hôn ở ví dụ trên. Nếu gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bạn, kết hôn với người không muốn có con sẽ là một thảm họa, ngay cả khi bạn rất yêu người đó. Nhưng nếu bạn xem trọng sự gắn kết thận mật với người bạn đời của bạn hơn là sinh con, bạn có thể đàm phán. Bước 4 - Đưa ra quyết định dựa trên cái nhìn hợp lý về giá trị thuộc trực giác của bạn. Nghe có vẻ khá kỳ lạ, phải không? Suy nghĩ hợp lý về trái tim? Bạn nên nhớ rằng cả hai không hề trái ngược nhau. Bạn chỉ cần học cách lắng nghe trái tim của mình và khám phá mọi điều ẩn chứa bên trong nó. Suy nghĩ cẩn thận và cho phép giá trị của bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định, nhưng hãy nhớ thực hiện điều này một cách có chừng mực. Lựa chọn yếu tố phục vụ tốt nhất cho giá trị của bạn và dành ưu tiên cho những điều quan trọng nhất đối với bạn. Không ngừng luyện tập. Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu nhận thức được sức mạnh cá nhân trong quyết định của mình và hình thành sự liên kết giữa trái tim và tâm trí. Bằng cách lắng nghe trái tim mình, bạn có thể huấn luyện tâm trí phối hợp hài hòa với nó.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-gi%E1%BB%AFa-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-v%C3%A0-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i
Cách để Chuyển đổi dữ liệu giữa máy tính và điện thoại
Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách để chuyển tập tin và thông tin từ điện thoại iPhone hoặc Android sang máy tính Windows hoặc Mac. Dữ liệu mà bạn có thể gửi từ điện thoại sang máy tính gồm có ảnh, video, ghi chú, danh bạ, v.v. Bạn có thể dùng dây cáp USB để chuyển hầu hết tập tin và thông tin sang iPhone và Android, hoặc dùng Bluetooth để chuyển tập tin iPhone sang máy Mac hay tập tin Android sang máy tính Windows. Phương pháp 1 - Sử dụng dây cáp USB cho iPhone Bước 1 - Đảm bảo bạn có iTunes. Bạn có thể dễ dàng sao lưu toàn bộ dữ liệu của iPhone vào máy tính thông qua chương trình iTunes miễn phí. Nếu bạn không có iTunes trên máy tính, hãy tải và cài đặt chương trình trước khi tiếp tục. Bước 2 - Kết nối iPhone với máy tính. Bạn sẽ gắn đầu USB của dây sạc iPhone vào một trong các cổng USB của máy tính, rồi gắn đầu còn lại vào cổng sạc của iPhone. Bước 3 - Mở iTunes với biểu tượng nốt nhạc nhiều màu trên nền trắng. Bước 4 - Nhấp vào biểu tượng iPhone ở phía trên góc trái cửa sổ. Bước 5 - Đánh dấu vào ô "This Computer" (Máy tính này) trong phần "Backups" (Sao lưu) của trang iPhone. Thao tác này sẽ đảm bảo dữ liệu của điện thoại được sao lưu vào máy tính thay vì iCloud. Bước 6 - Nhấp vào nút Back Up Now (Sao lưu ngay) màu xám bên phải phần "Backups" để sao lưu dữ liệu vào máy tính. Bạn có thể biết tiến độ sao lưu bằng việc xem thanh tiến độ ở đầu cửa sổ iTunes. Bước 7 - Chờ quá trình sao lưu hoàn tất. Khi kết thúc quá trình sao lưu, bạn sẽ nghe âm thanh báo hiệu để có thể ngắt kết nối iPhone với máy tính. Phương pháp 2 - Sử dụng dây cáp USB cho Android và Windows Bước 1 - Kết nối thiết bị Android với máy tính. Hãy gắn đầu USB của dây sạc Android vào một trong các cổng USB của máy tính, rồi gắn đầu còn lại của dây sạc vào thiết bị Android. Bước 2 - Chạm vào thông báo "USB" trên thiết bị Android. Khi được hỏi, bạn sẽ xác nhận việc muốn dùng kết nối USB để chuyển tập tin bằng cách chạm vào thông báo trên Android. Lúc này bạn có thể chuyển sang thao tác trên máy tính. Bước 3 - Mở Start với biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình. Bước 4 - Mở File Explorer bằng cách nhấp vào biểu tượng thư mục ở bên dưới góc trái cửa sổ Start. Bước 5 - Nhấp vào This PC bên trái cửa sổ File Explorer, nhưng có lẽ bạn sẽ phải kéo thanh cuộn bên trái lên hoặc xuống để thấy thư mục này. Bước 6 - Nhấp đúp vào thư mục Android. Tại phần "Devices and drives" (Thiết bị và ổ đĩa) của thư mục This PC, bạn sẽ nhấp đúp vào tên của thiết bị Android. Thao tác này sẽ mở thư mục lưu dữ liệu của Android. Bước 7 - Tìm tập tin mà bạn muốn chuyển. Hầu hết thiết bị Android đều yêu cầu bạn mở thư mục lưu trữ (chẳng hạn như "Internal" (Bộ nhớ trong)) trước khi có thể xem các thông tin khác được lưu trữ trên Android, nhưng có lẽ bạn cũng cần mở thêm các thư mục khác. Đối với Android có bộ nhớ ngoài, bạn thường tìm thấy các tập tin của mình trong thư mục "SD" hoặc "Removable" thay vì thư mục "Internal". Bước 8 - Chọn tập tin hoặc thư mục. Nhấp vào tập tin hoặc thư mục mà bạn muốn chuyển sang máy tính. Nếu bạn muốn chọn nhiều tập tin riêng lẻ, hãy giữ phím Ctrl trong khi nhấp vào từng tập tin. Bước 9 - Sao chép tập tin hoặc thư mục. Ấn vào Ctrl+C để sao chép tập tin hoặc thư mục đã chọn. Bước 10 - Truy cập thư mục mà bạn muốn lưu dữ liệu đã sao chép. Tại phần bên trái của cửa sổ File Explorer, bạn sẽ nhấp vào thư mục của máy tính (chẳng hạn như "Documents") mà bạn muốn dùng để lưu các dữ liệu đã sao chép. Bước 11 - Dán tập tin hoặc thư mục bằng cách ấn Ctrl+V. Dữ liệu đã sao chép sẽ hiển thị tại thư mục đã chọn, nhưng bạn sẽ phải chờ ít phút tùy thuộc vào dung lượng dữ liệu đến khi quá trình sao chép tập tin hoàn tất. Bạn cũng có thể thực hiện thao tác này theo hướng ngược lại bằng cách sao chép tập tin hoặc thư mục từ máy tính rồi dán vào thư mục trong bộ nhớ của thiết bị Android. Phương pháp 3 - Sử dụng dây cáp USB cho Android và Mac Bước 1 - Tải và cài đặt chương trình Android File Transfer. Đây là chương trình có thể tải về và sử dụng miễn phí, rất tiện dụng khi bạn muốn duyệt tập tin của Android trên Mac. Bạn sẽ tải Android File Transfer theo cách sau: Truy cập https://www.android.com/filetransfer/ Nhấp vào (Tải về ngay) Nhấp đúp vào tập tin Android File Transfer DMG. Xác minh phần mềm khi được yêu cầu. Nhấp và kéo biểu tượng Android File Transfer vào thư mục Applications. Bước 2 - Kết nối thiết bị Android với máy tính. Gắn đầu USB của dây sạc Android vào một trong các cổng USB của máy tính, rồi gắn đầu còn lại vào thiết bị Android. Nếu máy Mac sử dụng cổng USB-C thay vì cổng USB 3.0, bạn sẽ cần bộ chuyển đổi USB 3.0 sang USB-C để kết nối thiết bị Android. Bước 3 - Chạm vào thông báo "USB" trên thiết bị Android. Khi được yêu cầu, bạn sẽ xác nhận việc muốn dùng kết nối USB để chuyển tập tin bằng cách chạm vào thông báo hiển thị trên thiết bị Android. Lúc này bạn có thể chuyển sang thao tác trên máy tính. Bước 4 - Mở Android File Transfer. Nếu Android File Transfer không tự động mở, bạn sẽ nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/e\/ea\/Macspotlight.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ea\/Macspotlight.png\/30px-Macspotlight.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} ở phía trên góc phải màn hình Mac, nhập android file transfer vào thanh tìm kiếm Spotlight, rồi nhấp đúp vào biểu tượng ứng dụng Android File Transfer. Bước 5 - Tìm tập tin mà bạn muốn chuyển. Hầu hết thiết bị Android đều yêu cầu bạn mở thư mục lưu trữ (chẳng hạn như "Internal" (Bộ nhớ trong)) trước khi có thể xem các thông tin khác được lưu trữ trên Android, nhưng có lẽ bạn cũng cần mở thêm các thư mục khác. Đối với Android có bộ nhớ ngoài, bạn thường tìm thấy các tập tin của mình trong thư mục "SD" hoặc "Removable" thay vì thư mục "Internal". Bước 6 - Chọn tập tin hoặc thư mục. Nhấp vào tập tin hoặc thư mục mà bạn muốn chuyển sang máy tính. Nếu bạn muốn chọn nhiều tập tin riêng lẻ, hãy giữ phím Ctrl trong khi nhấp vào từng tập tin. Bước 7 - Sao chép tập tin hoặc thư mục. Ấn vào Ctrl+C để sao chép tập tin hoặc thư mục đã chọn. Bước 8 - Truy cập thư mục mà bạn muốn lưu dữ liệu đã sao chép. Tại phần bên trái của thư mục Finder, bạn sẽ nhấp vào thư mục của máy tính (chẳng hạn như "Desktop") mà bạn muốn lưu dữ liệu đã sao chép. Bước 9 - Dán tập tin hoặc thư mục bằng cách ấn Ctrl+V. Dữ liệu đã sao chép sẽ hiển thị tại thư mục đã chọn, nhưng bạn sẽ phải chờ ít phút tùy thuộc vào dung lượng dữ liệu đến khi quá trình sao chép tập tin hoàn tất. Bạn cũng có thể thực hiện thao tác này theo hướng ngược lại bằng cách sao chép tập tin hoặc thư mục từ máy tính rồi dán vào thư mục lưu trữ của thiết bị Android. Phương pháp 4 - Sử dụng Bluetooth cho iPhone và Mac Bước 1 - Bật Bluetooth trên iPhone. Mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/7\/7e\/Iphonesettingsappicon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7e\/Iphonesettingsappicon.png\/30px-Iphonesettingsappicon.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} (Cài đặt), rồi chạm vào , và chạm vào thanh trượt "Bluetooth" màu trắng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/2\/25\/Iphoneswitchofficon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Iphoneswitchofficon.png\/47px-Iphoneswitchofficon.png","smallWidth":460,"smallHeight":294,"bigWidth":47,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Thanh trượt sẽ chuyển sang màu xanh lá {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/15\/Iphoneswitchonicon1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/15\/Iphoneswitchonicon1.png\/46px-Iphoneswitchonicon1.png","smallWidth":460,"smallHeight":300,"bigWidth":46,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Nếu thanh trượt có màu xanh lá, Bluetooth đã được bật. Bước 2 - Bật Bluetooth của máy Mac. Nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png","smallWidth":460,"smallHeight":476,"bigWidth":29,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, rồi chọn (Tùy chọn hệ thống), nhấp vào , chọn (Bật Bluetooth) ở bên trái cửa sổ. Nếu Bluetooth đã được bật, nút này sẽ chuyển sang (Tắt Bluetooth). Trong trường hợp này, bạn không cần nhấp vào đây. Bước 3 - Tìm tên của iPhone. Bạn sẽ thấy thông tin này hiển thị trong phần "Devices" (Thiết bị) của cửa sổ Bluetooth sau vài giây. Bước 4 - Nhấp vào Pair (Kết đôi) thường hiển thị bên phải tên của iPhone. Đây là thao tác kết nối máy Mac và iPhone. Bước 5 - Mở tập tin mà bạn muốn chia sẻ. Trên iPhone, hãy mở ảnh, video hoặc ghi chú mà bạn muốn thêm vào máy Mac. Bước 6 - Chạm vào "Share" (Chia sẻ) tại một trong các góc của màn hình. Bạn sẽ thấy một trình đơn hiển thị bên dưới màn hình. Bước 7 - Chạm vào tên của máy Mac ở phía trên trình đơn. Thao tác này sẽ chuyển tập tin sang thư mục "AirDrop" của máy Mac mà bạn có thể tìm thấy tại phần bên trái của cửa sổ Finder. Có thể bạn phải chờ vài giây trước khi thấy tên của máy Mac. Bạn có thể chuyển các tập tin từ máy Mac sang iPhone bằng cách mở thư mục AirDrop, chờ đến khi thấy tên của iPhone, rồi nhấp và kéo tập tin sang tên của iPhone. Phương pháp 5 - Sử dụng Bluetooth cho Android và Windows Bước 1 - Bật Bluetooth của Android. Bạn sẽ vuốt màn hình từ trên xuống rồi ấn và giữ biểu tượng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/9\/9c\/Macbluetooth1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9c\/Macbluetooth1.png\/15px-Macbluetooth1.png","smallWidth":460,"smallHeight":920,"bigWidth":15,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, chạm vào thanh trượt màu trắng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/d\/d5\/Android7switchoff.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d5\/Android7switchoff.png\/35px-Android7switchoff.png","smallWidth":460,"smallHeight":394,"bigWidth":35,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} bên phải tiêu đề "Bluetooth". Thanh trượt sẽ chuyển màu {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/2\/28\/Android7switchon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/28\/Android7switchon.png\/35px-Android7switchon.png","smallWidth":460,"smallHeight":394,"bigWidth":35,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} và điều đó có nghĩa là Bluetooth đã được bật. Nếu thanh trượt này có màu xanh dương hoặc xanh lá, Bluetooth của Android đã được bật. Trên thiết bị Samsung Galaxy, thanh trượt ở bên phải tiêu đề "OFF" (Tắt) và sẽ chuyển sang màu xanh dương hoặc xanh lá khi bạn chạm vào. Bước 2 - Bật Bluetooth của máy tính Windows. Bạn sẽ mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Windowsstart.png\/30px-Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/d\/d0\/Windowssettings.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d0\/Windowssettings.png\/31px-Windowssettings.png","smallWidth":460,"smallHeight":445,"bigWidth":31,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} (Cài đặt), nhấp vào (Thiết bị), rồi nhấp vào thẻ (Bluetooth & thiết bị khác) ở bên trái và nhấp vào thanh trượt "Off" (Tắt) màu trắng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1f\/Windows10switchoff.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1f\/Windows10switchoff.png\/57px-Windows10switchoff.png","smallWidth":460,"smallHeight":218,"bigWidth":57,"bigHeight":27,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} bên dưới tiêu đề "Bluetooth". Thanh trượt sẽ được đẩy sang phải. Nếu thanh trượt này có chữ "On" ở bên phải, Bluetooth của máy tính đã được bật. Bước 3 - Nhấp vào lựa chọn Add Bluetooth or other device (Thêm Bluetooth hoặc thiết bị khác). Bạn sẽ thấy màn hình xuất hiện một trình đơn. Bước 4 - Nhấp vào Bluetooth trong trình đơn. Thao tác này sẽ yêu cầu máy tính bắt đầu việc tìm kiếm tín hiệu của Android. Bước 5 - Nhấp vào tên của Android trong trình đơn. Nếu bạn không thấy tên của Android, hãy tìm tên của máy tính trong trình đơn Bluetooth của Android và chạm vào đó khi bạn thấy thông tin. Tên của Android sẽ hiển thị trong trình đơn Bluetooth của Windows sau khi bạn thực hiện bước này. Bước 6 - Nhấp vào Pair (Kết đôi) bên dưới tên của Android trong trình đơn. Bước 7 - Nhấp vào Yes trên bảng thông báo mã. Nếu mã hiển thị trên máy tính trùng với mã trên Android, bạn sẽ chọn . Nếu không, bạn chọn rồi cố gắng kết nối Android với máy tính thêm một lần nữa. Bước 8 - Nhấp vào biểu tượng Bluetooth màu xanh dương ở bên dưới góc phải của màn hình máy tính, nhưng trước tiên bạn sẽ phải nhấp vào biểu tượng ^ để thấy biểu tượng Bluetooth. Bước 9 - Nhấp vào Receive a File (Nhận tập tin) trong trình đơn đang hiển thị để mở một cửa sổ mới. Bước 10 - Tìm tập tin mà bạn muốn chia sẻ từ Android, chẳng hạn như ảnh hoặc video. Nếu Android có cài đặt ứng dụng File Explorer (chẳng hạn như ES File Explorer), bạn có thể duyệt các tập tin nội bộ của Android (ví dụ như giao diện lập trình của ứng dụng đã tải về). Bước 11 - Chọn tập tin bằng thao tác chạm và giữ. Nếu đó là ảnh hoặc video, bạn có thể chạm để mở. Bước 12 - Chạm vào nút trình đơn. Trong hầu hết trường hợp, đó là biểu tượng hoặc , nhưng một số điện thoại Samsung Galaxy có biểu tượng (Thêm). Bạn sẽ thấy màn hình hiển thị một danh sách lựa chọn. Bước 13 - Chạm vào "Share" (Chia sẻ). Lựa chọn này sẽ có biểu tượng và tên khác nhau tùy thuộc vào từng thiết bị Android. Bước 14 - Chọn "Bluetooth". Một lần nữa, lựa chọn này sẽ có biểu tượng khác nhau trên mỗi thiết bị Android. Bước 15 - Chọn tên của máy tính. Bạn sẽ chạm vào thông tin của máy tính trong trình đơn đang hiển thị. Bước 16 - Nhấp vào thông báo xác nhận trên máy tính. Nếu bạn được hỏi đồng ý hay từ chối việc chuyển tập tin sang máy tính, hãy chọn . Bước 17 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Sau khi bạn xác nhận đồng ý nhận tập tin trên máy tính và chọn thư mục lưu, tập tin sẽ được chuyển sang máy tính. Bạn cũng có thể gửi tập tin sang Android bằng cách nhấp vào (Gửi tập tin) trong trình đơn Bluetooth đang hiển thị, kéo tập tin cần chuyển sang cửa sổ chuyển, rồi thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình và chọn (Chấp nhận) hoặc lựa chọn tương tự trên Android khi được yêu cầu. Phương pháp 6 - Tải danh bạ cho iPhone Bước 1 - Đồng bộ danh bạ với iCloud theo cách sau: Mở (Cài đặt) Chạm vào tên Apple ID của bạn ở đầu trang. Chạm vào Chạm vào thanh trượt màu trắng bên cạnh "Contacts" (Danh bạ). Nếu thanh trượt có màu xanh lá, bạn sẽ bỏ qua bước này. Bước 2 - Mở trang iCloud bằng cách truy cập https://www.icloud.com/ từ trình duyệt web. Thao tác này sẽ mở bảng điều khiển của iCloud nếu bạn đã đăng nhập. Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy nhập địa chỉ email và mật khẩu của Apple ID để đăng nhập. Bước 3 - Nhấp vào Contacts (Danh bạ) với biểu tượng hình người để xem danh bạ của bạn. Bước 4 - Nhấp vào tên của một người liên lạc. Bạn có thể chọn bất kỳ người liên lạc nào tại cột giữa. Bước 5 - Chọn toàn bộ danh bạ. Bạn sẽ ấn Ctrl+A (hoặc ⌘ Command+A trên Mac) để chọn toàn bộ danh bạ. Bước 6 - Nhấp vào ⚙️ ở bên dưới góc trái trang. Màn hình sẽ hiển thị một danh sách lựa chọn. Bước 7 - Nhấp vào Export vCard… trong trình đơn đang hiển thị. Tập tin vCard của danh bạ sẽ được tải về máy tính của bạn. Phương pháp 7 - Tải dữ liệu đám mây cho Android Bước 1 - Sao lưu dữ liệu Android Trước khi bạn có thể tải dữ liệu như danh bạ, bạn cần sao lưu dữ liệu của Android vào Google Drive. Đảm bảo bạn thực hiện việc này bằng kết nối Internet thay vì kết nối dữ liệu di động. Bước 2 - Mở Google Drive bằng cách truy cập https://drive.google.com/ từ trình duyệt. Thao tác này sẽ mở tài khoản Google Drive nếu bạn đã đăng nhập. Nếu chưa đăng nhập vào tài khoản Google Drive, bạn sẽ nhập địa chỉ email và mật khẩu để tiếp tục. Đây phải là tài khoản mà bạn dùng để sao lưu Android. Nếu không, bạn sẽ nhấp vào biểu tượng ở phía trên bên phải trang Drive, rồi chọn (Đăng xuất) và đăng nhập vào tài khoản cần dùng. Bước 3 - Nhấp vào thẻ Backups (Sao lưu) ở bên dưới góc trái trang Google Drive. Bước 4 - Chọn sao lưu của bạn. Nhấp vào tập tin sao lưu mà bạn muốn tải về máy tính. Bước 5 - Nhấp vào &# 8942; ở phía trên góc phải trang. Màn hình sẽ hiển thị một danh sách lựa chọn. Bước 6 - Nhấp vào Download (Tải về). Bạn sẽ thấy lựa chọn này trong danh sách lựa chọn. Đây là thao tác tải dữ liệu sao lưu của Android.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-nhi%E1%BB%81u-like-tr%C3%AAn-Facebook
Cách để Có nhiều like trên Facebook
Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách tăng lượt thích (like) cho nội dung Facebook của mình, bao gồm bài viết trên dòng thời gian, bình luận và trang Facebook do bạn quản lý. Phương pháp 1 - Áp dụng đối với bài viết Facebook Bước 1 - Đăng bài viết ngắn. Phần nội dung của một bài viết thông thường trên dòng thời gian của bạn nên dưới 200 ký tự; tốt hơn hết, bạn chỉ nên soạn khoảng 100 ký tự. Điều này có nghĩa là bài viết của bạn phải ngắn gọn, súc tích và thông minh; vì vậy, hãy dành thời gian lên kế hoạch trước. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị danh sách các dòng trạng thái Facebook tiềm năng để sử dụng song song với nội dung khác. Bước 2 - Đính kèm ảnh hoặc nội dung thu hút thị giác trong bài viết của bạn. Người xem thường tương tác với nội dung sống động, bắt mắt nhiều hơn bài viết chỉ toàn chữ. Hãy đính kèm ảnh hoặc video trong bài viết của bạn để thu hút sự chú ý của người dùng Facebook trong khi họ lướt xem bảng tin và giúp bạn có nhiều lượt thích hơn. Facebook có tính năng cho phép bạn thêm nền màu hoặc chủ đề phía sau bài viết của bạn - hãy dùng tính năng này để thêm sự sống động cho bài viết toàn chữ. Nếu đăng video, bạn hãy xóa đường dẫn hiển thị khi chèn video vào bài viết và thêm nội dung của riêng bạn. Việc này giúp bài viết trở nên ngắn ngọn và bắt mắt hơn. Bước 3 - Dùng sự hài hước hoặc sự kiện thời sự để thu hút sự quan tâm. Việc đăng nội dung hài hước, bình luận về sự kiện hiện tại hoặc đặt câu hỏi về điều đang được nhiều người quan tâm sẽ tăng lượt tương tác trên bài viết của bạn, nghĩa là người khác muốn tương tác với bài viết thay vì chỉ lướt nhanh. Nếu chọn bình luận về vấn đề chính trị, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho cuộc tranh luận nảy lửa trong phần bình luận về bài viết của mình. Bước 4 - Duy trì việc đăng bài. Có lẽ bạn không muốn bài viết của mình ngập tràn trên bảng tin của bạn bè, nhưng bạn nên cố gắng đăng bài ít nhất một lần mỗi ngày. Nếu bạn muốn dành thời gian chuẩn bị nội dung súc tích, hài hước và/hoặc đầy ý nghĩa, việc đăng bài mỗi ngày thật sự sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ! Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được nhiều lượt thích khi duy trì việc đăng bài. Việc xây dựng chủ đề cho các bài viết cũng giúp bạn đăng bài thường xuyên. Nếu thực hiện việc này, bạn cần đảm bảo theo dõi tương tác chung cho bài viết theo chủ đề và chuẩn bị tinh thần để thay đổi chủ đề nếu bạn không đạt được lượt thích như mong muốn. Bước 5 - Chọn thời gian đăng bài. Có thể bạn nghĩ ra được bài viết hài hước nhất, tuyệt vời nhất mà chưa ai từng chia sẻ, nhưng việc này sẽ không có lợi ích gì nếu bạn đăng vào lúc nửa đêm của ngày chủ nhật. Hãy đăng bài vào giữa buổi sáng, giữa buổi trưa và/hoặc giữa buổi tối để có kết quả tối ưu. Thời điểm tốt nhất để đăng bài là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng (thời điểm ăn sáng và di chuyển), từ 11 giờ đến 13 giờ (giờ nghỉ trưa), từ 17 giờ đến 19 giờ (thời điểm tan tầm và di chuyển). Bạn cần đảm bảo áp dụng khung thời gian này trong múi giờ mà đa số bạn bè của mình đang sống. Bước 6 - Tương tác với người bình luận trên bài viết. Nếu bạn xây dựng hình tượng thân thiện và phản hồi nhanh trong phần bình luận, bài viết của bạn sẽ có nhiều tương tác, dẫn đến tăng mức độ hiển thị và chắc hẳn sẽ có nhiều lượt thích hơn. Phương pháp này hiệu quả nhất khi bạn đặt câu hỏi và phản hồi cho các câu trả lời. Không phải bài viết nào cũng cần phản hồi; vì vậy, bạn cần đảm bảo hiểu đúng giọng điệu của bài viết trước khi tương tác với người khác. Phương pháp 2 - Áp dụng đối với bình luận Facebook Bước 1 - Viết bình luận trên bài viết có nhiều tương tác. Nếu thấy bài viết của bạn bè có nhiều lượt bình luận hoặc trao đổi liên tục, bạn nên nhảy vào đưa ra ý kiến của mình! Nếu bạn lịch sự, thông minh và hài hước, bình luận của bạn sẽ nhận được nhiều lượt thích khi bài viết vẫn còn sự tương tác. Tránh bình luận vào bài viết trên trang vì những bài này thường nhận được cả trăm (nếu không thì cả ngàn) bình luận một lúc - bình luận ở đây có thể biến mất mà không ai hay biết. Bước 2 - Nhắc tên người khác trong bình luận. Đây là một cách hay để đảm bảo bình luận của bạn được gửi đến đúng người; tương tự, việc nhắc tên nhiều người sẽ giúp bạn có thêm lượt thích của từng người đó nếu nội dung mà bạn chia sẻ được họ quan tâm. Bí kíp này khá hiệu quả với các bài viết trên trang, vì bạn có thể nhắc tên nhiều người cùng lúc mà không sợ xuất hiện ngập tràn trên bảng tin của người khác. Để nhắc tên ai đó, bạn chỉ cần gõ "@" cùng với vài ký tự đầu tiên trong tên của người nào đó, sau đó chọn tên của họ trong trình đơn đang hiển thị. Bước 3 - Trả lời bình luận của người khác. Tương tự như việc bình luận trên bài viết có nhiều lượt tương tác, việc trả lời bình luận của người khác trong cuộc trò chuyện hoặc phần thảo luận thường giúp bạn có thêm vài lượt thích nếu bạn bình luận một cách văn minh. Đây cũng là lúc bạn có thể tận dụng khiếu hài hước để tăng lượt thích. Hãy xem phản hồi của người khác để bạn có thể đưa ra phản ứng phù hợp. Bước 4 - Phản hồi bằng ảnh động GIF. Trên tinh thần đăng nội dung sống động thay cho chữ, việc sử dụng ảnh động GIF của phần bình luận sẽ tăng lượt thích bình luận mà không dẫn đến tranh luận như khi phản hồi bằng chữ. Để đănh ảnh động GIF, bạn mở phần bình luận của bài viết, sau đó chọn biểu tượng trong ô bình luận. Nếu chỉ xem bình luận trên trang bảng tin, có lẽ bạn sẽ không thấy lựa chọn . Phương pháp 3 - Áp dụng đối với trang Facebook Bước 1 - Quảng cáo trang của bạn. Bên cạnh việc đăng đường dẫn đến trang Facebook tại bất kỳ đâu mà bạn có thể, việc quảng cáo trang sẽ giới thiệu trang của bạn cho đông đảo người xem khác. Việc quảng cáo trang thường tốn chi phí, nhưng bạn có thể chọn loại quảng cáo tiết kiệm cho trang của mình với giá chưa đến 10 đô la Mỹ (khoảng 230.000 đồng). Bước 2 - Đăng ảnh đại diện thu hút. Nếu bạn chưa đặt ảnh đại diện hoặc chọn ảnh chất lượng thấp, người xem sẽ không muốn thích trang của bạn. Hãy thiết kế biểu tượng thương hiệu thu hút hoặc ảnh đại diện thú vị và đăng lên trang để tạo sự chuyên nghiệp và nhận được nhiều lượt thích. Ảnh rõ ràng với chất lượng cao thường sẽ tăng số lượng người thích trang của bạn. Bước 3 - Đảm bảo cập nhật đầy đủ thông tin của trang. Phần "About" (Giới thiệu) giữ vai trò quan trọng; nếu người xem không biết trang của bạn truyền tải điều gì, họ sẽ khó mà bấm thích. Vì vậy, hãy chuẩn bị phần mô tả ngắn gọn, súc tích và hài hước (nếu có thể) cho trang của bạn. Giọng điệu của phần “Giới thiệu” sẽ tùy thuộc vào mục tiêu truyền tải của trang, nên bạn cần ghi nhớ điều này khi soạn nội dung giới thiệu. Bước 4 - Đặt câu hỏi. Bạn chỉ cần đặt câu hỏi trên trang theo cách thông thường để tăng mức độ tương tác với bài viết, giúp duy trì lượt thích mà trang của bạn đã đạt được. Mặc dù việc đặt câu hỏi không thật sự giúp tăng lượt thích trên trang, nhưng đây là cách cải thiện mối quan hệ với người theo dõi trang, để họ có thế giới thiệu trang của bạn với người khác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-nh%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n
Cách để Chấp nhận nhược điểm của bạn
Khái niệm chính về "nhược điểm" cá nhân là sự không hoàn thiện. "Nhược điểm" là sự không hoàn hảo. Không có người hoàn hảo, vì thế ai cũng có thiếu sót. Tuy nhiên, sẽ có nhiều khía cạnh về tính cách, khả năng hay thói quen khiến bạn bị căng thẳng trong tình huống nào đó. Hãy tìm cách để hiểu và yêu bản thân, và bắt đầu gọi những "nhược điểm" đó bằng một cái tên khác. Phương pháp 1 - Xây dựng sự tự đánh giá thực tế Bước 1 - Đặt lại tên các nhược điểm. Tránh gọi các thiếu sót là "nhược điểm". Thay vào đó, xem chúng như là đặc tính, thay vì phán xét chúng một cách khắt khe. Nên gọi chúng là "tật", "thói quen" hay "tính của tôi". Không gắn nhãn tính cách của bạn như là nhược điểm. Bạn có thể cho mình là "nhút nhát" hoặc "lãnh đạm"--cái gì đó mà có lẽ là xấu. Hoặc là bạn có thể chỉ nghĩ về bản thân như một người cần thời gian để trở nên sôi nổi với người mới – điều này hoàn toàn bình thường. Dùng ngôn ngữ yêu thương và chi tiết thay vì mơ hồ và phê phán. Hãy nhìn vào gương mỗi ngày và nói: "Mình thực sự yêu bản thân". Nói to theo đúng nghĩa đen. Lên trên nóc một tòa nhà cao tầng và hét lên: "Mình tự hào về bản thân". Ví dụ, giả sử nhược điểm của bạn đã trở nên cực kỳ xấu. Nếu vậy, hãy leo lên mái nhà và hét to: "Tôi xấu xí và tôi tự hào". Mọi người sẽ tôn trọng bạn vì lòng dũng cảm mà bạn vừa có. Đó có phải là "tật"? Một nhược điểm tương đối vô hại có thể không thực sự cần "sửa chữa". Bạn chỉ cần học cách để phù hợp với sự khác biệt. Đó có phải là điều gì đó mà đôi khi hữu ích không? Một vài đặc tính đôi khi là tốt, nhưng đôi khi lại xấu. Đó không phải là một nhược điểm; nó chỉ là điều gì đó mà bạn phải nỗ lực để biết khi nào nên sử dụng nó, và khi nào bạn phải tiếp cận mọi việc theo cách khác. Ví dụ: Tính bướng bỉnh có thể là tính kiên quyết. Một người bướng bỉnh có thể kiên quyết vào lúc có sai lầm, và điều đó gây ra vấn đề. Nhưng trở nên kiên định đối với những điều đúng đắn có thể là một món quà thực sự. Chủ nghĩa cầu toàn đôi khi là tính hoàn hảo. Người cầu toàn gặp rắc rối khi họ cố gắng làm cho thế giới không hoàn hảo phù hợp với các tiêu chuẩn đòi hỏi nhiều cố gắng và thất vọng khi thế giới không đoàn kết. Nhưng đối với bác sĩ phẩu thuật, vận động viên Olympic, và kỹ sư thì phát triển trong những công việc xem sự hoàn hảo là mục tiêu. Bước 2 - Lập một danh sách tất cả điểm mạnh và khả năng của bạn. Hãy bao gồm tất cả mọi điều xảy ra với bạn. Đừng loại bỏ bất kỳ phẩm chất nào bởi vì bạn nghĩ có thể nó không cần thiết hoặc không nổi bật. Liệt kê một số điều như tính kiên nhẫn, tử tế, lòng dũng cảm, quyết tâm, thị hiếu, sự thông minh hoặc lòng trung thành. Đôi khi có quá nhiều sự tập trung vào các nhược điểm đến mức những điểm mạnh của một người sẽ bị mất đi. Có sự tự đánh giá dễ hiểu sẽ giúp bạn có quan điểm cân bằng về bản thân hơn. Nếu bạn đang tự cảm thấy quá chán nản đến mức không thể lập ra danh sách, trước hết hãy viết tự do một lúc. Cũng nên lấy ý kiến từ bạn bè và gia đình. Đôi khi những người khác nhìn thấy điều tốt đẹp ở chúng ta mà chúng ta không phải lúc nào cũng thừa nhận với chính mình. Và thường thì những phẩm chất này không được đề cập đủ. Bước 3 - Liệt kê một số điều mà bạn tự hào. Liệt kê những thành tích như các mục tiêu đã đạt được, khoảnh khắc bạn ngạc nhiên với chính mình, và khoảng thời gian khó khăn bạn đã vượt qua. Bạn có thể tự hào về việc phục hồi từ một tình huống khó khăn, ở bên cạnh ai đó khi họ gặp tình trạng khó khăn, hoàn thành các dự án tại nơi làm việc hoặc trường học, hoặc một số điều bạn đã học được. Viết ra các thế mạnh của bạn, những điều mà bạn đã học hỏi để làm tốt. Bước 4 - Liệt kê và chú ý đến xu hướng hay nhu cầu riêng của bạn. Viết tự do, liệt kê một số điều mà cảm thấy không thoải mái. Lên danh sách những điều về bản thân mà bạn mong muốn thay đổi. Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, thay vì viết: "Diện mạo của mình", hãy viết: "Mình không thích khi da bị mụn". Nếu bạn đang viết về một sự cố, hãy đặt nó trong ngữ cảnh càng nhiều càng tốt. Bước 5 - Nghĩ về các trải nghiệm trong quá khứ. Hỏi chính mình làm thế nào mà bạn có các thói quen và lối sống nào đó. Có phải chúng mang tính văn hóa không? Chúng có quen thuộc không? Có mang tính sinh học không? Chúng xảy ra khi nào? Bạn đã bị chỉ trích bởi người khác? Bạn chú ý đến những tin nhắn từ các công ty mà cố gắng làm cho bạn bất an để bán cho bạn cái gì đó không? Nếu bạn nói một vài điều mà sau này bạn hối tiếc, hãy tự hỏi liệu điều này là sự thiếu khéo léo mà bạn đã học được từ gia đình, hoặc đây là phản ứng của bạn với tình huống khó xử. Nếu bạn chi quá nhiều tiền, hỏi chính mình điều gì gây tác động cho những sự cố này, cách bạn bắt đầu tiêu tiền lần đầu, và mong muốn của bạn khi đang chi tiêu. Càng hiểu hành vi trước đây càng nhiều, bạn càng có nhiều khả năng tha thứ cho chính mình vì chúng. Bước 6 - Định hình lại suy nghĩ. Điều gì đã khiến bạn xem chúng như "nhược điểm"? Những đặc điểm này có mặt tích cực không? Hãy nhìn vào danh sách các điểm mạnh và tự hỏi bản thân liệu có bất kỳ ưu điểm nào được liệt kê cũng có liên kết với các phẩm chất mà bạn đã xem là "nhược điểm". Bắt đầu nghĩ về các đặc điểm của bạn theo hướng tích cực. Có lẽ bạn thấy rằng mình quá nhạy cảm. Định hình lại suy nghĩ này để nhắc nhở bản thân rằng tính đa cảm là lý do tại sao bạn có kỹ năng đồng cảm mạnh mẽ để an ủi những người khác trong lúc khó khăn, và tại sao mọi người tìm bạn để được chăm sóc và hỗ trợ. Hoặc có lẽ bạn cảm thấy rằng mình dễ bị kích động, nhưng điều đó có thể liên kết với sự sáng tạo đáng kinh ngạc. Sự định hình tích cực sẽ không thay đổi những phẩm chất này, nhưng nó có thể cho bạn sự thay đổi lành mạnh trong quan điểm mà sẽ giúp bạn chấp nhận bản thân. Phương pháp 2 - Thực hành chấp nhận bản thân hoàn toàn Bước 1 - Tránh tự phê bình. Đối xử bản thân với lòng nhân từ và tôn trọng. Thay vì trách móc chính mình, nói với bản thân một cách bình tĩnh. Khi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực xuất hiện, hãy xác định chúng. Bạn có thể nói: "Đây là suy nghĩ mình quá mập", hoặc, "À, mình nghĩ 'mọi người đều hiểu biết nhiều hơn mình'". Bước 2 - Chấp nhận lời khẳng định từ người khác. Khi bạn được khen ngợi, hãy nói: "Cảm ơn". Nếu lời khen thật sự và chân thành, thì thật bất lịch sự nếu từ chối nó. Từ chối lời khen có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội tạo ra kết nối tích cực với người khác, và sự khẳng định tích cực cho chính mình. Hãy để bạn bè và gia đình khẳng định về bạn. Nếu bạn cảm thấy thực sự chán nản về bản thân, bạn có thể yêu cầu ai đó mà bạn yêu quý nói với bạn một vài điều họ thích ở bạn. Tiến hành nhận và cho đi lời khuyên. Bước 3 - Chú ý nếu ai đó đang cố gắng kéo bạn xuống. Một vài người độc ác che dấu họ với vẻ ngoài tốt bụng. Bạn có một người bạn luôn chỉ ra các thiếu sót của mình? Có ai đó trong cuộc sống khiến bạn vui hay chỉ trích bạn tại nơi công cộng hoặc riêng tư không? Khi bạn tự hào về điều gì đó, có ai cố gắng hạ thấp bạn hết mức bằng cách hành động bối rối hoặc hạ mình không? Cố gắng loại bỏ những người này ra khỏi cuộc sống của bạn hoặc dành càng ít thời gian cho họ càng tốt. Bước 4 - Yêu bản thân trước khi bạn cải thiện. Chấp nhận tình trạng của bạn trước khi thử thay đổi căn bản. Nếu bạn cố gắng sửa chữa chính mình mà không thừa nhận giá trị vốn có và sự đáng yêu của bạn trước tiên, thì bạn có thể tự làm tổn hại mình. Cải thiện bản thân sẽ có lợi, nhưng trước tiên bạn phải yêu bản thân. Xem chính mình như một khu vườn sum xuê cần được tưới nước, cắt tỉa, trồng trọt, và bảo dưỡng chung: để không ngập úng và không hỏa hoạn. Nếu bạn muốn thể hiện tốt hơn ở trường, trước hết nói với bản thân: "Mình thông minh, làm việc chăm chỉ, và mình có ước mơ cùng hoài bão. Mình có khả năng làm việc mà mình muốn làm". Hãy nói những điều trên thay vì nói như: "Mình quá ngu ngốc, lười biếng và mình đã trượt kỳ thi cuối kỳ và mình sẽ trượt vào lần tiếp theo". Một khi bạn có khuôn khổ tích cực, bạn có thể tiếp tục làm theo kế hoạch hành động. Bước 5 - Định hình lại cách bạn nhìn nhận sự tự cải thiện. Khi có điều gì đó mà bạn muốn tiếp tục, bạn không loại bỏ hay che giấu nhược điểm của mình, mà đúng hơn thì bạn đang học những kỹ năng mới. Thay vì nói: "Mình sẽ ngừng việc nói quá nhiều lại", hãy nói với chính mình: "Mình sẽ học cách để lắng nghe hiệu quả hơn". Thay vì nói: "Mình sẽ ngừng thói phê phán", hãy thử nói: "Mình sẽ làm việc chăm chỉ hơn để hiểu và tự chấp nhận những quan điểm và cách sống khác nhau". Thay vì nói: "Mình sẽ giảm cân", thử nói: "Tôi sẽ tiếp tục chăm sóc cơ thể tốt hơn bằng cách tập thể dục nhiều hơn, ăn uống tốt hơn và giảm căng thẳng". Bước 6 - Nhận ra tiêu chuẩn không thực tế. Có rất nhiều hình ảnh, niềm tin và ý tưởng mà ta bắt gặp trên thế giới. Có thể chúng không thực tế để khiến bản thân hay người khác phải tôn trọng. Những điều này có thể đến từ các phương tiện truyền thông, từ các tổ chức như trường học, hay được tổ chức bởi gia đình và bạn bè. Nếu thấy bản thân không hạnh phúc với một vài khía cạnh về chính mình, bạn có thể phải đối mặt với những ý tưởng này. Ví dụ: Nhìn giống siêu mẫu. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ mọi người có thể đến từ bất cứ nơi nào giống như một diễn viên, người mẫu hoặc giống ai đó. Hầu hết mọi người không phải sinh ra là đẹp, ốm, và bất cứ cái gì "nằm trong" vẻ đẹp là ở hiện tại. Thế nhưng, họ thường có một đội ngũ trang điểm, người huấn luyện cá nhân, nhà thiết kế và các nghệ sỹ đồ họa để tạo ra hình ảnh này. Thấp hơn tiêu chuẩn này thì không gọi là nhược điểm—bạn chỉ là người bình thường, điều này tốt thôi. Nếu bạn vẫn để bản thân theo đuổi một tiêu chuẩn thực tế, dĩ nhiên bạn sẽ không hạnh phúc. Là một sinh viên hoàn hảo. Hầu hết nền giáo dục tập trung vào toán học, khoa học và khả năng đọc viết. Dù những điều này là quan trọng, không phải tất cả mọi người đều xem chúng là thế mạnh. Ngay cả những người xuất sắc cũng sẽ thi trượt hoặc đôi khi quên thời hạn. Thật không may là trường học thường không phân loại thế nào là một người bạn tốt, khả năng nghệ thuật của bạn, hoặc bạn giỏi thể thao ra sao, khả năng làm việc chăm chỉ, hoặc tư tưởng can đảm, dám mạo hiểm của bạn. Không trở thành một sinh viên giỏi không nhất thiết là một nhược điểm—chỉ là ưu điểm của bạn có thể nằm ở lĩnh vực khác. Bạn có thể là một người thành công mà không nhất thiết phải là một học sinh loại A. Không cần phải "đạt được thành tích cao" như các thành viên khác trong gia đình. Bạn có thể cảm thấy mình có thiếu sót khi bạn không sở hữu một đặc điểm của gia đình mà được đánh giá cao bởi các thành viên khác. Có thể bạn không hoàn thiện, nhưng bạn khác biệt. Mặc dù một gia đình đúng mực và yêu thương có thể chấp nhận điều này, nhưng sẽ thật khó khăn để là chính bạn nếu bạn không giống với những người khác. Điều này có thể bao gồm: Khả năng/sở thích thể thao Sự hiểu biết Thiên hướng chính trị. Lòng tin Hứng thú với việc kinh doanh của gia đình Tính nghệ thuật Phương pháp 3 - Tiến về phía trước Bước 1 - Hiểu sự khác biệt giữa tự cải thiện và tự chấp nhận bản thân. Chấp nhận cả mặt tốt và mặt xấu của bản thân không có nghĩa là bạn không thể cam kết với chính mình để phát triển cá nhân. Nó chỉ đơn giản là bạn chấp nhận chính mình--không chỉ là mặt tốt hay mặt xấu—mà là cả con người bạn. Bạn là chính bạn và điều đó là bình thường, thiếu sót và tất cả mọi điều. Tự chấp nhận bản thân có nghĩa là bạn chấp nhận chính mình ở hiện tại vô điều kiện, đó là người không hoàn hảo và độc đáo. Nếu bạn tiếp tục suy nghĩ: "Mình có thể chấp nhận bản thân nếu mình ngừng ăn quá nhiều và giảm cân", vậy thì bạn đang đặt điều kiện cho việc tự chấp nhận bản thân mà luôn có thể bị phá vỡ. Cảm thấy tự do để theo đuổi sự tự cải thiện, làm cho bản thân hoạt đông hiệu quả hơn hoặc trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng đừng bao giờ xem nó là điều kiện để bạn tự chấp nhận bản thân. Bước 2 - Học cách để yêu cầu giúp đỡ. Đôi khi xung đột hoặc cảm thấy chán nản về bản thân là điều tự nhiên. Một trong những cách để khiến mọi việc tốt đẹp hơn là trò chuyện về cảm xúc của bạn hay nhờ những người xung quanh hỗ trợ bạn. Bạn không cần phải ở một mình, và bạn xứng đáng được giúp đỡ. Nếu bạn có thời gian khó khăn tại trường hoặc công ty, hãy trò chuyện với ai đó. Họ có thể lắng nghe chân thành và giúp bạn tìm ra cách để làm cho mọi việc tốt hơn. Nếu bạn thường cảm thấy tiêu cực đối với chính mình, cân nhắc yêu cầu bác sĩ kiểm tra để tìm ra các vấn đề như lo âu, trầm cảm, và rối loạn mặc cảm về ngoại hình. Nhận sự giúp đỡ là bước đầu tiên bạn cần làm để cải thiện vấn đề. Bước 3 - Xem bản thân như một công việc đang được tiến hành. Thời gian và kinh nghiệm tạo ra nhiều cơ hội để hoàn thiện những nhược điểm. Để trưởng thành và phát triển, chúng ta thường sẽ cần thời gian và phạm nhiều sai lầm, và thậm chí cần nhiều năm. Hãy kiên nhẫn với chính mình. Đòi hỏi khắc phục các nhược điểm dễ dàng và nhanh chóng sẽ dẫn đến sự thất vọng, bởi vì con người cần trưởng thành, phát triển và học hỏi cả đời người. Ví dụ: Những thanh thiếu niên nóng vội sẽ trở thành người lớn có trách nhiệm. Đứa trẻ lớp 3 từng là học sinh kém sẽ cải thiện các điểm số khi cậu bé học thêm một vài kỹ năng học mới. Bước 4 - Tìm nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ luôn có sẵn vì rất nhiều nguyên nhân: từ xây dựng lòng tự trọng cho tới phục hồi từ vấn đề rối loạn ăn uống. Cân nhắc tìm kiếm các nhóm hỗ trợ địa phương hoặc tìm không gian trực tuyến tích cực nếu bạn đang gặp khó khăn với vấn đề nào đó. Nhóm có thể giúp bạn hiểu, chấp nhận các đặc điểm của mình, và cảm thấy bớt cô đơn. Có rất nhiều nhóm khác nhau có mục tiêu giúp đỡ các nhóm thiểu số. Bạn có thể tìm thấy nhiều cộng đồng sẽ hỗ trợ cho lòng tự trọng của bạn và giúp bạn đối mặt vấn đề, như tổ chức Health At Every Size, Autistic Culture, và trang web asexuality.org. Hãy gọi số 1900599930 để liên lạc với Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP). Bước 5 - Đi chơi với người tích cực. Hãy dành thời gian với người giúp bạn cảm thấy dễ chịu với bản thân. Hạn chế tiếp xúc với những ai mà khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Điều quan trọng là dành thời gian với người nâng đỡ bạn và khiến bạn hạnh phúc hơn. Chủ động và yêu cầu mọi người đi chơi với bạn. Mời họ đi dạo với bạn, ghé thăm để nói chuyện, hoặc lên kế hoạch với họ. Bước 6 - Tiếp tục tha thứ. Có thể chúng ta mong ước thật nhiều nhưng chúng ta lại không thể thay đổi quá khứ. Ngẫm nghĩ về các sai lầm trong quá khứ xem chúng là kết quả của một quyết định nào đó hay do cách bạn đã cư xử. Những gì bạn có thể làm là thừa nhận sai lầm và cố gắng để học hỏi và trưởng thành từ kinh nghiệm đó. Nếu bạn không thể ngừng tập trung vào lỗi lầm, hãy nói với chính mình: "Mình đã đưa ra quyết định tốt nhất với thông tin (hoặc khả năng) mà mình có vào lúc đó". Với sai lầm đã qua, bây giờ bạn có thông tin mới khi đưa ra những quyết định cho tương lai.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ph%C6%A1i-kh%C3%B4-Hoa-O%E1%BA%A3i-h%C6%B0%C6%A1ng
Cách để Phơi khô Hoa Oải hương
Hoa oải hương mỏng manh và thơm ngát rất dễ phơi khô và bảo quản, chúng được sử dụng để làm túi thơm hoặc trang trí hoa khô. Để phơi khô oải hương, quan trọng là phải thu hoạch hoa vào đúng thời điểm, khi màu của chúng rực rỡ nhất và mùi hương phải nồng nàn nhất. Bạn có thể phơi khô oải hương trong phòng tối hoặc dưới ánh nắng mặt trời, phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Hãy đọc bài viết để biết cách phơi hoa oải hương theo hai phương pháp khác nhau. Phương pháp 1 - Phơi khô Oải hương trong Phòng Tối Bước 1 - Thu hoạch oải hương trước khi hoa nở rộ. Hãy cắt oải hương tại gốc cuống hoa khi nụ vừa hé nở. Điều này sẽ giúp hoa khô vẫn lưu giữ được mùi hương nồng nàn và màu tím sáng. Bước 2 - Cắt hoa oải hương trưởng thành ngay trên lá. Hãy nhắm vào cuống hoa càng dài càng tốt. Trong khi thu hoạch hoa oải hương, bạn nên tỉa cây để giúp cây phát triển tốt hơn vào mùa đông. Cây cần có lá và cuống để tiếp tục sinh trưởng sau khi thu hoạch, do đó bạn đừng đụng đến lá và cuống. Bước 3 - Thu hoạch oải hương thành từng bó. Một khi bạn đã thu hoạch được một nắm hoải hương, hãy bó lại thành bó. Dùng tay đập nhẹ vào dưới cuống để bó hoa được xếp bằng và gọn gàng hơn. Bước 4 - Cột cuống hoa bằng sợi dây cao su. Cột hoa oải hương thành từng bó với đường kính tối đa 2cm để chúng khô đồng đều, nhằm ngăn chặn nấm mốc phát triển. Quấn sợi dây cao su hướng xuống gốc cuống hoa. Tiếp tục quấn cho đến khi cuống hoa được cột chặt, nhưng không bị bẹp. Dùng dây cao su thay cho dây vải hoặc dây ruy băng sẽ giúp cuống hoa không bị tuột khi chúng héo đi trong suốt quá trình phơi khô. Bước 5 - Tìm nơi râm mát để phơi oải hương. Phơi oải hương trong bóng mát là cách tốt nhất để bảo quản màu sắc của hoa, vì mặt trời có thể làm phai màu tím của hoa. Tìm một nơi khô thoáng và tối, không có ánh nắng mặt trời, như túp lều, nhà để xe, hoặc bóng mát dưới mái hiên. Bước 6 - Treo bó oải hương chúc xuống. Gài một phần của sợi dây cao su lên móc hoặc đinh. Bạn có thể nối một sợi dây khác vào dây cao su, sau đó gài vào móc hoặc giá đỡ để treo oải hương lên. Bước 7 - Để oải hương khô trong 2-4 tuần. Kiểm tra thường xuyên để biết khi nào oải hương khô. Khi bạn chạm nhẹ vào hoa, chúng sẽ rơi ra khỏi cuống. Bạn có thể giữ hoa trên cuống hoặc lấy hoa ra khỏi cuống để làm túi thơm hoặc làm bánh. Phương pháp 2 - Phơi khô Oải hương dưới Ánh nắng Mặt trời Bước 1 - Thu hoạch oải hương. Thu hoạch ngay khi nụ vừa hé nở. Cắt tại gốc cuống hoa để giữ được nhiều cuống. Bước 2 - Đặt oải hương lên khối gỗ. Tốt hơn là nên sử dụng một tấm ván hoặc miếng gỗ lớn để phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nếu bạn sử dụng khay kim loại, oải hương sẽ bị đốt nóng; nếu bạn dùng miếng nhựa, nó có thể tan chảy và làm hỏng hoa oải hương. Bước 3 - Đặt oải hương ở nơi có ánh nắng. Đặt tấm ván hoặc miếng gỗ ở nơi có nhiều nắng, có thể là trong nhà hoặc bên ngoài. Phơi khô oải hương bằng cách này sẽ nhanh hơn phơi trong bóng tối, nhưng ánh nắng mặt trời sẽ làm màu tím của hoa phai nhạt đi. Nếu sống ở vùng đất mưa nhiều, bạn nên phơi oải hương trong nhà gần cửa sổ có ánh nắng mặt trời hoặc phơi ở ngoài nhưng phải mang vào nhà ngay khi mây kéo đến. Bước 4 - Hãy để ánh nắng mặt trời làm khô hoàn toàn hoa oải hương. Sẽ mất một tuần để phơi khô. Vài ngày kiểm tra một lần để xem oải hương đã khô chưa. Khi hoa đã khô, chúng sẽ rơi ra khỏi cuống.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nu%C3%B4i-c%C3%A1-h%E1%BB%93i-trong-ao
Cách để Nuôi cá hồi trong ao
Ai lại không thích cá hồi cơ chứ? Cá hồi vừa ngon mà lại vừa tốt cho sức khoẻ của bạn! Đây cũng là loại cá tương đối dễ nuôi. Chi cần một ao nuôi được xây đúng tiêu chuẩn, rồi sau đó bạn sẽ có nguồn cung cấp cá hồi tươi ở ngay trong ao nhà. Để giúp bạn thực hiện điều này, chúng tôi đã trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất về việc nuôi cá hồi trong ao. Phương pháp 1 - Bạn sẽ xây ao cá hồi trong sân sau nhà như thế nào? Bước 1 - Đào ao ở khu vực trũng có nước đọng tự nhiên. Quan sát sân nhà để chọn một điểm mà nước mưa thường đọng lại sau khi mưa to để xác định những chỗ trũng. Phác thảo kích thước và hình dạng ao nuôi cá. Bạn có thể đào bằng xẻng, thuê người đào hoặc thuê máy xúc hoặc máy đào để đào ao, và đảm bảo khu vực đào ao phải sâu 2,5 – 3 mét để cá hồi có vùng nước lạnh hơn khi chúng cần. Dù ao rộng bao nhiêu, nguyên tắc chung là phải có khu vực sâu ít nhất 2,5 m chiếm khoảng 5-10% diện tích ao để đảm bảo cá có đủ không gian và ô xy. Nếu không có kinh nghiệm trong việc đào đất, bạn nên thuê nhà thầu có các công cụ và máy móc cần thiết. Trước khi đào đất, bạn hãy liên hệ với các công ty tiện ích ở địa phương để đảm bảo là trong sân nhà bạn không có các đường dây điện chôn ngầm dưới đất. Nếu ở Mỹ, bạn có thể gọi số 811 để biết thông tin. Bước 2 - Cho cát trộn vữa, vải địa kỹ thuật hoặc vải lót hồ cá xuống đáy ao. Cát trộn vữa là loại cát trộn bê tông rất mịn, giúp tạo nên lớp đáy êm cho vải lót hồ cá. Đổ một lớp cát đều lên toàn bộ đáy ao. Tiếp theo là trải một lớp vải địa kỹ thuật lên trên lớp cát. Cuối cùng, bạn sẽ trải một lớp vải lót hồ cá (vải cao su giúp ao giữ được nước) lên trên lớp vải địa kỹ thuật. Lớp vải lót, vải địa kỹ thuật và cát sẽ giúp cho ao không bị mất nước và tạo thành bề mặt mịn dưới đáy ao cho cá. Vải địa kỹ thuật sẽ giúp bảo vệ lớp lót cao su. Ép và vuốt phẳng lớp vải lót càng phẳng phiu càng tốt. Nước sẽ giúp giữ cố định lớp vải. Bước 3 - Cho nước chảy trên lớp vải nhựa xuống đáy ao. Nếu bạn dùng một vòi nước cho chảy vào một vị trí trong ao, nó có thể làm xói mòn và tạo thành hố trong đất và cát bên dưới lớp lót. Thay vào đó, bạn hãy trải một tấm vải nhựa vào ao và đặt vòi nước lên trên cho nước chảy êm hơn xuống đáy ao. Khi ao đã đầy nước, bạn sẽ lấy vải nhựa và vòi nước ra.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%E1%BB%87-sinh-m%C3%A1y-t%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99-%E1%BA%A9m
Cách để Vệ sinh máy tạo độ ẩm
Khi được sử dụng đúng cách, máy tạo độ ẩm sẽ làm ẩm không khí trong nhà và giúp chúng ta dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu bộ lọc hoặc khoang chứa nước của máy bị bẩn có thể đưa vi khuẩn nguy hiểm vào không khí. May mắn là bạn có thể vệ sinh máy tạo độ ẩm tại nhà chỉ với chất làm sạch tự nhiên dễ tìm là giấm. Phương pháp 1 - Tiến hành làm sạch cơ bản Bước 1 - Rửa bộ lọc. Mở máy tạo độ ẩm và lấy bộ lọc ra. Rửa bộ lọc dưới vòi nước lạnh để làm sạch các tạp chất. Sau đó, hãy đặt bộ lọc lên khăn sạch để chờ khô trong lúc bạn vệ sinh những phần còn lại. Đừng sử dụng dung dịch vệ sinh để làm sạch bộ lọc. Hóa chất có thể làm bộ lọc bị hỏng hoàn toàn và không còn hoạt động đúng chức năng. Một số model máy tạo độ ẩm cần được thay bộ lọc định kỳ. Trong trường hợp này, hãy xem qua hướng dẫn của nhà sản xuất và thay bộ lọc thường xuyên theo như khuyến cáo. Bước 2 - Rửa khoang chứa nước. Tháo khoang chứa nước ra khỏi máy tạo độ ẩm và đổ nước cũ đi. Tiến hành cho vào đó 3 cốc giấm, đảo đều cho dung dịch ngập đáy và thành của khoang chứa rồi ngâm trong ít nhất 1 giờ. Với vai trò là một chất làm sạch tự nhiên, giấm sẽ rửa trôi các chất tích tụ dưới đáy khoang chứa nước. Sau đó, đổ giấm đi rồi rửa sạch khoang chứa nước. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng bàn chải để cọ sạch những vết cặn bẩn cứng đầu tích tụ dưới đáy khoang chứa. Việc sử dụng những chất làm sạch khác là không tốt cho sức khỏe vì dung dịch từ khoang chứa sẽ được phun vào không khí. Bạn chỉ nên sử dụng giấm nhằm đảm bảo môi trường sống an toàn cho cả gia đình. Nếu như bạn không thể dùng bàn chải để vệ sinh khoang chứa, hãy cho vài thìa gạo, giấm và nước lạnh vào để làm mềm tạp chất tích tụ. Đậy nắp khoang chứa, lắc mạnh trong một phút hoặc hơn rồi để yên một lúc. Lặp lại thao tác này cho đến khi cặn bẩn không còn bám trên khoang chứa. Sau đó, bạn có thể đổ hỗn hợp đi rồi rửa sạch cặn bẩn. Bước 3 - Lau khung máy. Nhúng bọt biển vào dung dịch giấm và nước rồi lau các bộ phận còn lại của máy tạo độ ẩm. Như vậy nhằm ngăn bụi và các chất bẩn đi vào khoang chứa nước, đồng thời kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc. Phương pháp 2 - Khử trùng máy tạo độ ẩm Bước 1 - Sử dụng dung dịch nước và thuốc tẩy. Hòa tan 1 thìa cà phê thuốc tẩy vào khoảng 3,8 lít nước rồi đổ vào khoang chứa. Ngâm dung dịch trong đó khoảng 1 giờ để làm sạch bề mặt. Sau đó, đổ dung dịch này đi và rửa lại khoang chứa bằng nước lạnh sạch. Kiểm tra để chắc chắn rằng khoang chứa nước đã được rửa sạch hoàn toàn trước khi lắp lại vào khung máy. Không nên ngâm nước tẩy trong khoang chứa nước lâu hơn 1 giờ vì có thể làm hỏng thiết bị. Không kết hợp thuốc tẩy và giấm hoặc oxy già và giấm, những dung dịch này tạo nên các sản phẩm phụ gây hại. Bước 2 - Sử dụng dung dịch oxy già. Cho vài cốc dung dịch oxy già vào khoang chứa nước. Tráng cho dung dịch ngấm đều dưới đáy và trên thành của khoang chứa rồi ngâm trong 1 giờ. Sau đó, đổ dung dịch oxy già đi và rửa lại khoang chứa với nước lạnh. Bước 3 - Làm sạch sâu bằng giấm. Cho một cốc giấm và khoảng 3,8 lít nước vào khoang chứa. Cắm điện và cho máy tạo độ ẩm hoạt động ngoài trời trong 1 giờ. Sau 1 giờ, đổ dung dịch còn lại trong khoang chứa đi, rửa lại và cho máy vận hành ngoài trời thêm 1 giờ nữa bằng nước sạch. Cuối cùng, rửa sạch khoang chứa nước một lần nữa trước khi sử dụng. Không nên chạy máy tạo độ ẩm trong nhà với giấm trong khoang chứa nước. Nhà bạn sẽ đầy mùi giấm. Nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm nếu khoang chứa nước vẫn còn mùi giấm sau quá trình làm sạch sâu. Không nên sử dụng thuốc tẩy hay bất kỳ hóa chất nào khác để làm sạch sâu bộ phận hoạt động của máy tạo độ ẩm. Nếu bạn bật máy và sử dụng hóa chất xuyên suốt hệ thống, thiết bị có thể bị hư hỏng hoàn toàn. Phương pháp 3 - Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển Bước 1 - Thay nước thường xuyên. Nước nằm trong máy tạo độ ẩm suốt thời gian dài có thể khiến cặn khoáng tích tụ trên thành và đáy khoang chứa. Bạn càng ngâm nước trong máy lâu, cặn bẩn sẽ tích tụ nhiều và khó vệ sinh hơn. Hãy thay nước mỗi ngày hoặc cách ngày để hạn chế vi khuẩn phát triển. Bước 2 - Vệ sinh máy tạo độ ẩm 3 ngày/lần. Vào mùa khô khi máy tạo độ ẩm hoạt động nhiều hoặc thời gian có thành viên trong gia đình bị cảm lạnh, hãy làm sạch máy 3 ngày/lần bằng dung dịch giấm hoặc oxy già. Ngoài ra, bạn nên tiến hành làm sạch sâu sau mỗi hai tuần hoặc hơn. Bước 3 - Thay mới máy tạo độ ẩm khi cần thiết. Máy tạo độ ẩm sẽ bắt đầu xuống cấp theo thời gian. Những bộ phận đã cũ/mòn rất dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu máy tạo độ ẩm đã được sử dụng trên 5 năm, bạn nên cân nhắc đến việc mua máy mới. Nếu như chưa sẵn sàng để thay máy tạo độ ẩm mới, bạn cần cố gắng tiến hành làm sạch sâu thiết bị bằng thuốc tẩy hoặc oxy già sau mỗi vài tuần. Bước 4 - Giữ cho khu vực xung quanh máy tạo độ ẩm luôn khô ráo. Nếu máy tạo độ ẩm làm cho môi trường xung quanh trở nên quá ẩm, hãy ngừng sử dụng. Môi trường ẩm ướt xung quanh máy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Bước 5 - Bảo quản máy tạo độ ẩm đúng cách. Khi hết mùa khô hoặc đã sử dụng xong, bạn cần vệ sinh toàn bộ máy và để khô hoàn toàn trước khi cất đi. Lần tới khi bạn lấy máy ra, hãy vệ sinh lại lần nữa trước khi sử dụng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%A1nh-gi%C3%A1-phim-tr%C3%AAn-Amazon-Prime
Cách để Đánh giá phim trên Amazon Prime
Việc đánh giá phim trên Amazon Prime sẽ giúp cải thiện phần gợi ý cho bạn trong tương lai và mang lại nhiều lợi ích khác. Cách đánh giá phim trên Amazon Prime hơi khác thường, vì vậy nếu bạn hơi băn khoăn không rõ phải làm thế nào thì cũng là bình thường. Tuy nhiên, có một vài cách giúp bạn đánh giá phim nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể đánh giá phim bằng cách sử dụng tùy chọn đánh giá, cải thiện phần gợi ý cho riêng bạn hoặc truy cập trang web IMDB. Phương pháp 1 - Sử dụng tùy chọn đánh giá Bước 1 - Đăng nhập vào tài khoản Amazon Prime của bạn. Đăng nhập và di con trỏ chuột vào phần “Hello, “your name”“ (Xin chào “tên của bạn”). Đây là bước mở trình đơn. Lựa chọn “Your Prime Video”. (Video trên Prime của bạn) Bước 2 - Lựa chọn phim bạn muốn đánh giá. Trang web sẽ thay đổi thành Prime Video. Tên các phim và loạt phim (series) sẽ được hiển thị. Nếu bạn nhìn thấy tên của phim bạn muốn đánh giá, hãy nhấp vào nó. Nếu không, hãy gõ tên của phim vào thanh tìm kiếm. Bước 3 - Nhấp vào chương trình (show) hoặc loạt phim bạn muốn đánh giá. Nhấp “Write Your Review” (Viết đánh giá của bạn). Bước này cho phép bạn đánh giá phim bằng số sao hoặc viết bài đánh giá. Bạn cũng có thể nhìn thấy đánh giá của người khác đối với phim đó. Phương pháp 2 - Đánh giá bằng tùy chọn cải thiện phần gợi ý Bước 1 - Đăng nhập vào tài khoản Amazon Prime của bạn. Điền thông tin người dùng của bạn để đăng nhập. Sau khi xong, hãy di chuột vào phần “Hello” (Xin chào) và tên của bạn trong trình đơn Amazon. Một trong những tùy chọn ở đây là “Improve Your Recommendations” (Cải thiện phần gợi ý cho bạn). Bước 2 - Nhấp vào tùy chọn “Improve Your Recommendations”. Bạn sẽ được chuyển hướng đến trang hiển thị phần gợi ý cho nhiều mục khác nhau. Hãy nhìn vào trình đơn điều hướng và nhấp “Videos You’ve Watched” (Video bạn đã xem). Bước 3 - Đánh giá video bạn đã xem. Giờ thì bạn có thể đánh giá các video bạn đã xem bằng số sao. Phần đánh giá này sẽ không được chia sẻ cho những người khác thấy. Bước này sẽ chỉ giúp cải thiện phần gợi ý video cho bạn trong tương lai. Phương pháp 3 - Dùng ứng dụng IMDB Bước 1 - Đăng nhập vào IMDB bằng tài khoản Amazon của bạn. Amazon Prime cũng lấy phần đánh giá từ đánh giá của IMDB. Khi truy cập trang IMDB, bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn đăng nhập bằng tài khoản Amazon của bạn. Hãy nhấp vào tùy chọn này và đăng nhập. Bước 2 - Lựa chọn phim bạn muốn đánh giá. Phim sẽ được hiển thị dưới danh mục (categories), nhưng bạn cũng có thể tìm kiếm đúng phim mình cần. Hãy gõ tên phim bạn muốn đánh giá, sau đó nhấp vào tên phim hiện ra. Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn “rate this” để lựa chọn số sao. Tùy chọn “rate this” sẽ hiện ra ngay cạnh ngôi sao. Hãy nhấp vào “rate this” và cho phim bao nhiêu sao tùy thích. Bạn có thể đánh giá phim từ một đến mười sao.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-m%E1%BB%99t-b%C3%A0i-th%C6%A1
Cách để Viết một bài thơ
Sáng tác thơ là cách thể hiện thế giới bên trong cũng như bên ngoài của bạn. Một bài thơ có thể là về bất cứ chủ đề gì, từ tình yêu cho đến sự mất mát hay về cánh cổng hoen gỉ ở một trang trại cũ kỹ. Việc sáng tác một bài thơ có thể khó nhằn, đặc biệt là nếu bạn không phải là người có óc sáng tạo thiên bẩm hay bùng nổ ý tưởng văn thơ. Tuy nhiên, chỉ cần có nguồn cảm hứng và hướng đi đúng đắn, bạn sẽ tự viết được một bài thơ để có thể tự hào chia sẻ với mọi người trong lớp hay bạn bè của mình. Phương pháp 1 - Bắt đầu một bài thơ Bước 1 - Tập viết. Một bài thơ có thể bắt nguồn từ một mẩu thơ ngắn, một hoặc hai dòng thơ không rõ nguồn hay một hình ảnh cứ lởn vởn mãi trong tâm trí bạn. Bạn có thể tìm nguồn cảm hứng cho bài thơ từ trong thế giới xung quanh và tập tành viết lách. Một khi có được nguồn cảm hứng, bạn có thể hình thành và sắp xếp các ý tưởng thành một bài thơ. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng một đề tài để viết ngẫu hứng (freewrite). Sau đó, sử dụng những câu thơ hay hình ảnh từ bản thảo freewrite như nguồn cảm hứng cho bài thơ. Bạn có thể dùng đề tài viết có sẵn hoặc tạo ra một đề tài của riêng mình. Bạn có thể thử các phương pháp động não như sơ đồ tư duy hoặc liệt kê những hình ảnh/ý tưởng. Những phương pháp này có thể giúp bạn tìm ra nguồn cảm hứng cho bài thơ. Bước 2 - Lấy cảm hứng từ môi trường sống và những gì gần gũi với bản thân. Bạn có thể trở nên đầy ắp ý tưởng bằng cách đi dạo quanh khu phố hay địa điểm yêu thích trong thành phố. Bạn cũng có thể ngồi trên ghế đá trong công viên hoặc quảng trường công cộng và sử dụng những khoảnh khắc trong lúc quan sát như nguồn cảm hứng để làm thơ. Thử viết một bài thơ về người nào đó quan trọng trong đời, chẳng hạn như mẹ hay người bạn thân của bạn. Những người này là nguồn cảm hứng cho bạn, bạn có thể chọn những phẩm chất cũng như nét tiêu biểu của họ để hình thành nên một nhân vật. Bước 3 - Chọn một chủ đề hoặc ý tưởng cụ thể. Bạn có thể bắt đầu bài thơ bằng việc tập trung vào một ý tưởng hay chủ đề cụ thể mà bạn say mê hoặc thích thú. Bằng cách chọn ra một chủ đề cũng như ý tưởng cụ thể, bạn sẽ tạo nên một bài thơ có mục tiêu hoặc ý định rõ ràng. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thu hẹp phạm vi hình ảnh và cách diễn tả mà bạn muốn dùng trong bài thơ. Giả sử như bạn quyết định làm thơ về chủ đề “tình yêu và tình bạn”. Bạn sẽ chiêm nghiệm về những khoảnh khắc cụ thể về tình yêu và tình bạn mà bạn đã trải qua trong cuộc sống của mình, cũng như quan niệm về tình yêu và tình bạn của bạn dựa trên những mối quan hệ của bạn với người khác. Cố gắng chọn chủ đề hay ý tưởng thật cụ thể để tránh gây cảm giác mơ hồ hay không rõ ràng cho người đọc. Ví dụ, thay vì chọn chủ đề “sự mất mát” chung chung, bạn nên chọn nội dung cụ thể hơn, chẳng hạn như “nỗi đau mất con” hay “đánh mất một người bạn thân”. Bước 4 - Chọn thể thơ. Làm cho dòng chảy sáng tạo của bạn trở nên lưu loát bằng việc chọn thể loại cho bài thơ. Có rất nhiều thể thơ khác nhau mà bạn có thể áp dụng, từ thơ tự do hay lục bát cho đến sonnet (một thể thơ của phương tây, bắt nguồn từ nước Ý) hoặc rhyming couplet (gồm một hay nhiều đoạn, mỗi đoạn là một cặp dòng với cấu trúc tương tự nhau). Bạn có thể chọn thể thơ mà bạn cảm thấy dễ sử dụng như thơ tự do, hoặc, thử sức mình với thể thơ khó hơn, như sonnet. Quyết định một thể thơ và tuân theo cấu trúc ấy để bài thơ mang đến cảm giác lôi cuốn với đôc giả. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn: bài thơ ngắn như haiku (bài cú - thể thơ nhật), cinquain (thơ ngũ ngôn, mỗi dòng có quy tắc riêng), hay shape poem (thơ tạo hình). Bạn có thể chọn dạo chơi cùng các thể thơ đơn giản hoặc tìm sự thú vị khi thử thách bản thân với một cấu trúc thơ khó nhằn. Ngoài ra, nếu muốn sáng tác một bài thơ mang đến tiếng cười, thể thơ dí dỏm và hài hước như ngũ ngôn vui (limetrick) cũng là một lựa chọn. Ngoài ra, những thể loại trữ tình hơn như sonnet, ballad hay rhyming couplet có thể giúp bạn tạo nên một bài thơ xúc động và lãng mạn. Bước 5 - Đọc thêm các ví dụ khác về thi ca. Để có một cảm nhận tốt hơn về những điều mà nhiều nhà thơ khác đã và đang viết, bạn có thể xem qua một loạt những ví dụ dưới đây. Bạn nên đọc qua vài tác phẩm được viết theo cùng một thể thơ mà bạn yêu thích hoặc những bài thơ có cùng một chủ đề/ý tưởng mà bạn đang tìm cảm hứng. Chọn những tác phẩm nổi tiếng và được xem là “kinh điển” để có một cảm nhận về thể loại tốt hơn. Ví dụ như: “Kublai Khan” của Samuel Taylor Coleridge “Song of Myself” của Walt Whitman “I measure every Grief I meet” của Emily Dickinson “Sonnet 18” của William Shakespeare “One Art” của Elizabeth Bishop “Night Funeral in Harlem” của Langston Hughes “The Red Wheelbarrow” của William Carlos Williams “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Phương pháp 2 - Viết một bài thơ Bước 1 - Sử dụng hình ảnh cụ thể. Hạn chế trừu tượng hóa hình ảnh dẫn đến những mô tả khó hiểu về con người, nơi chốn và những chủ thể khác trong bài thơ. Khi miêu tả điều gì đó, bạn nên cố gắng nhắm vào ngũ quan: khứu giác, vị giác, xúc giác, thị giác và thính giác. Sử dụng hình ảnh cụ thể sẽ làm cho đọc giả chìm đắm vào thế giới trong bài thơ và giúp cho những hình ảnh trở nên sống động đối với họ. Chẳng hạn, để mô tả một cảm xúc hay hình ảnh, thay vì dùng từ ngữ trừu tượng, bạn nên sử dụng từ ngữ cụ thể hơn. Đừng chỉ viết, “Tôi cảm thấy hạnh phúc” mà hãy áp dụng các từ ngữ cụ thể để tạo nên một hình ảnh rõ ràng hơn như “Nụ cười của tôi bừng sáng như ánh chớp.” Bước 2 - Kết hợp với những biện pháp tu từ. Những biện pháp tu từ như phép ẩn dụ và nhân hóa sẽ làm cho bài thơ trở nên nhiều màu sắc và có chiều sâu. Việc áp dụng những biện pháp tu từ này sẽ giúp bài thơ của bạn nổi bật và vẽ nên một bức tranh cụ thể hơn với độc giả. Sử dụng các biện pháp tu từ xuyên suốt bài thơ và biến đổi chúng để lối viết của bạn không bị hạn chế trong mỗi phép ẩn dụ hay so sánh. Phép ẩn dụ là dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác theo cách gây bất ngờ. Ví dụ, “Tôi là một chú chim đậu trên dây điện”. Phép so sánh là đối chiếu một đối tượng hay vật thể với một vật thể hay đối tượng khác bằng từ liên tưởng “như” hay “giống như”. Chẳng hạn, “Nàng đơn độc như con quạ ngoài đồng” hay “Trái tim tôi giống như một sân khấu trống rỗng”. Bạn cũng có thể dùng phép nhân hóa để mô tả một đối tượng hay ý tưởng bằng những phẩm chất hay đặc điểm của con người. Ví dụ, “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hoặc “Trâu ơi ta bảo Trâu này”, vân vân. Bước 3 - Viết cho đôi tai. Thi ca dùng để phát ra thành tiếng, vì thế, bạn nên tập trung vào việc bài thơ khi đọc lên sẽ nghe như thế nào. Khi viết cho đôi tai, bạn sẽ có thể tự do với cấu tứ và cách chọn lọc từ ngữ trong bài thơ của mình. Bạn phải sắp xếp các từ ngữ nhằm tạo nên âm sắc và nhịp điệu hay, khiến cho từng dòng thơ như rót vào tai người nghe. Chẳng hạn, để miêu tả buổi bình minh, bạn có thể thấy rằng từ “đỏ” và “đỏ rực” nghe khác nhau dù hai từ biểu thị cùng một màu sắc. Từ “đỏ” chỉ có một âm tiết và mang lại cảm giác khá mơ hồ cho người nghe. “Đỏ rực” có hai âm tiết, từ này khi đưa vào câu thơ sẽ vẽ nên một bức tranh rõ ràng hơn về sắc thái của màu đỏ. Bước 4 - Tránh sự rập khuôn. Chất thơ của bạn sẽ rõ nét hơn nếu bạn tránh được sự rập khuôn (những lối diễn đạt quen thuộc đến nỗi dần mất đi ý nghĩa). Vận dụng lối mô tả và những hình ảnh mới lạ để người đọc cảm thấy bất ngờ và thích thú với cách viết của bạn. Nếu bạn cảm thấy có một cụm từ hay hình ảnh nhất định nào đó đã trở nên quá quen thuộc với độc giả, hãy thay thế bằng một cách diễn đạt khác độc đáo hơn. Ví dụ, trong câu “cô ấy chăm chỉ như một chú ong”, bạn nhận ra mình đã dùng lại hình ảnh quen thuộc đó là “chú ong” để mô tả một nhân vật chăm chỉ trong bài thơ. Lúc này, bạn có thể thay thế hình ảnh rập khuôn ấy bằng một lối diễn đạt khác mới lạ hơn, như “đôi tay cô ấy không lúc nào ngơi nghỉ” hay “nàng băng qua bếp với đôi chân thoăn thoắt.” Phương pháp 3 - Công bố bài thơ Bước 1 - Đọc to bài thơ lên. Sau khi hoàn tất bản thảo, bạn nên đọc to bài thơ lên. Để ý xem từ ngữ trong bài thơ nghe như thế nào khi đọc. Lưu ý đến cách chuyển câu ở mỗi dòng thơ. Cầm sẵn bút để đánh dấu bất kỳ dòng thơ hay từ ngữ nào nghe có vẻ kỳ quặc hoặc rối rắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc to bài thơ cho bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp nghe. Hỏi về cảm nhận của họ khi lần đầu nghe bài thơ và quan sát xem họ có tỏ ra bối rối hay khó hiểu về dòng thơ hay cụm từ nào đó không. Bước 2 - Tiếp thu ý kiến đóng góp của nhiều người. Bạn có thể chia sẻ bài thơ của mình với các nhà thơ khác để lắng nghe ý kiến của họ và hoàn thiện tác phẩm hơn. Tham gia các câu lạc bộ sáng tác thơ, nơi bạn có thể trình bày bài thơ của mình với những người nhà thơ khác và cùng họ cải thiện bài thơ. Hoặc, bạn có thể ghi danh một lớp sáng tác thơ để có thể được giảng viên hướng dẫn và cùng với những người yêu mến thi ca khác cải thiện khả năng sáng tác của mình. Bạn sẽ có thể tiếp nhận ý kiến từ các bạn học để cải thiện bài thơ. Bước 3 - Sửa lại bài thơ. Sau khi nhận được ý kiến về bài thơ của mình, bạn có thể chỉnh sửa cho đến khi hoàn thiện. Xem xét những đóng góp từ mọi người và lược bớt những chi tiết không rõ ràng hay gây mơ hồ. Sẵn lòng “mổ xẻ đứa con tinh thần” của mình và không cố chấp giữ lại những dòng nghe có vẻ hay hay chỉ vì muốn chúng được xuất hiện trong bài thơ. Đảm bảo rằng mỗi câu đều góp phần tạo nên mục tiêu, ý tưởng cũng như bức tranh tổng thể của bài thơ. Rà soát lại toàn bộ bài thơ thật kỹ lưỡng nhằm lược đi những câu từ quá rập khuôn hay quen thuộc. Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo sự chính xác về chính tả và ngữ pháp trong bài thơ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-caramel-t%E1%BB%AB-s%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BA%B7c-c%C3%B3-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng
Cách để Làm caramel từ sữa đặc có đường
Caramel thường được làm bằng cách đun chảy đường kính hoặc đường nâu cho đến khi sánh mịn, nhưng bạn cũng có thể làm bằng sữa đặc có đường để tạo thành món tráng miệng ngọt ngào tuyệt vời này. Phương pháp 1 - Làm sữa caramel (Dulce de Leche) trong lon Bước 1 - Bóc nhãn trên lon sữa. Chỉ nên dùng lon sữa đặc có nắp đóng kín cho phương pháp này, có nghĩa là không dùng lon có khoen kéo để mở nắp ra. Sẽ có áp lực bên trong lon sữa khi bạn đun nóng, do đó việc chọn lựa lon là để tránh không cho nắp bị bung ra. Bước 2 - Cho nước nguội vào nồi. Đảm bảo lon sữa phải ngập trong nước với mực nước cao hơn lon 5cm. Như vậy, lon sữa sẽ không bị đun quá nóng tạo ra nguy cơ nổ và để sữa không bị cháy khét. Bước 3 - Đặt lon sữa có nắp đậy kín vào nồi trung hoặc to. Đặt lon sữa thẳng đứng để nó không nổi lên khi nước sôi. Bước 4 - Đun nước sôi liu riu trên lửa lớn. Khi nước bắt đầu sôi liu riu, vặn bếp xuống lửa vừa và đun từ 2 đến 3 tiếng (đun 2 tiếng nếu bạn muốn sữa caramel có màu nhạt hoặc đun 3 tiếng nếu bạn muốn sữa caramel đặc và có màu đậm). Kiểm tra lon sữa sau mỗi 30 phút. Trở đầu lon sữa sau mỗi nửa tiếng để tránh trường hợp 1 đầu lon bị đun quá nóng. Cho thêm nước vào nồi để đảm bảo mực nước luôn cao hơn lon sữa từ 2,5cm đến 5cm. Bước 5 - Nhấc nồi ra khỏi bếp. Sau khi đun từ 2 đến 3 tiếng, bạn sẽ dùng thìa lỗ hoặc kẹp để lấy lon sữa ra khỏi nồi và đặt nó lên kệ. Đợi lon sữa nguội và giảm xuống nhiệt độ phòng. Đừng mở lon lon sữa cho đến khi nó thật sự nguội. Phương pháp 2 - Dùng nồi hấp hai tầng Bước 1 - Chuẩn bị nồi hấp hai tầng. Đổ mực nước cao khoảng 5cm vào nồi nước ở tầng dưới và đun sôi. Mở nắp lon sữa đặc có đường và đổ vào nồi ở trên cùng. Dùng nồi và bát thủy tinh nếu bạn không có nồi hấp hai tầng. Đổ nước vào nửa nồi có kích thước nhỏ hoặc trung bình, đặt một bát thủy tinh lên miệng nồi sao cho bát không chạm vào nước (bạn có thể giảm bớt nước để tránh tình trạng này). Đảm bảo bát phải đủ to để đặt vừa khít trên miệng nồi. Bước 2 - Đun sữa. Cho sữa lên tầng trên của nồi hấp và đậy nắp lại. Đun liu riu trên lửa vừa. Khuấy đều tay và đun 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng cho đến khi sữa đặc và có màu caramel mà bạn muốn. Dùng giấy bạc làm nắp nếu bạn dùng nồi và bát thuỷ tinh. Bước 3 - Nhấc nồi ra khỏi bếp. Khi sữa nguội, hãy khuấy sữa caramel đến khi mịn và không bị vón cục. Để sữa nguội trong khoảng 20 phút trước khi thưởng thức hoặc chế biến. Phương pháp 3 - Làm sữa caramel trong lò nướng Bước 1 - Đun nóng lò ở nhiệt độ 200°C. Mở lon sữa đặc có đường và đổ sữa vào khuôn bánh 23cm. Đậy kín khuôn bằng giấy bạc. Bước 2 - Đặt khuôn bánh lên khay nướng bánh lớn. Khay nướng bánh lớn hoặc khay nướng thịt lớn đều được. Cho nước nóng vào khay nướng sao cho ngập đến nửa khuôn bánh. Bước 3 - Nướng trong 1 tiếng. Sau 1 tiếng, lấy khay nướng (có khuôn bánh trong đó) ra khỏi lò. Tháo lớp giấy bạc ra và khuấy sữa. Kiểm tra độ sệt và màu của sữa. Nếu sữa chưa đạt được độ sệt và màu sắc như bạn mong muốn, hãy bọc giấy bạc lại lần nữa rồi cho vào lò nướng cùng với khay nướng đã có nước như ban đầu. Đổ thêm nước nếu cần. Bước 4 - Kiểm tra sau mỗi 15 phút. Sau 1 tiếng đầu tiên, hãy kiểm tra sữa thường xuyên đến khi thấy có độ sệt và màu caramel mong muốn. Lấy sữa ra khỏi lò khi bạn đã ưng ý với thành phẩm hoặc đến khi sữa có màu như bơ lạc. Bước 5 - Cho sữa vào bát khuấy. Khi sữa caramel nguội, khuấy trong 3 phút đến khi nó mịn và giống như kem. Phương pháp 4 - Đun bằng nồi áp suất Bước 1 - Chuẩn bị lon sữa. Bóc nhãn của lon sữa đặc có đường. Đặt lon sữa vẫn còn nắp đậy kín thẳng đứng ở dưới đáy nồi. Đổ nước vào nồi sao cho ngập và nước cao hơn lon sữa 2,5cm. Đừng đổ nước cao hơn vạch giới hạn của nồi áp suất. Bước 2 - Đậy kín nắp nồi và đun. Đun với lửa lớn đến khi nồi đạt đủ áp suất. Sau đó giảm lửa nhưng vẫn giữ nhiệt độ đủ cao để duy trì áp suất của nồi. Bạn chỉ nên duy trì nhiệt độ đủ cao để đun nước sôi liu riu nhưng không quá cao để nồi áp suất phát tiếng kêu. Bước 3 - Tiếp tục đun trong 40 phút. Sau khi hết 40 phút, lấy nồi ra khỏi bếp. Bước 4 - Giảm áp suất. Để nồi ấp suất thoát hơi nước một cách tự nhiên và giảm áp suất hoặc mở van để áp suất thoát nhanh hơn. Đừng mở nồi áp suất đến khi tất cả hơi nước đã thoát ra và áp suất đã giảm. Bước 5 - Mở nồi áp suất và lấy lon sữa ra. Dùng kẹp hoặc thìa lỗ để lấy lon sữa ra khỏi nước và cho lên kệ. Để lon sữa nguội và giảm xuống nhiệt độ phòng, đừng mở lon sữa đến khi nó nguội. Phương pháp 5 - Đun bằng nồi nấu chậm Bước 1 - Chuẩn bị lon sữa. Bóc nhãn của lon sữa. Đặt lon sữa chưa mở nắp đứng thẳng ở đáy nồi nấu chậm. Đổ nước vào nồi nấu chậm sao cho nước ngập và cao hơn lon sữa 5cm. Bước 2 - Đun lửa nhỏ từ 8 đến 10 tiếng. Để sữa caramel có màu nhạt, đun trong 8 tiếng; đun 10 tiếng để sữa caramel sệt hơn và có màu đậm. Bước 3 - Tắt nồi nấu chậm và lấy lon sữa ra. Dùng kẹp hoặc thìa lỗ để lấy son sữa ra và đặt lên kệ. Đợi lon sữa giảm nhiệt trước khi mở nó nắp.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-ph%C3%A1n-x%C3%A9t-v%C3%A0-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c
Cách để Ngừng phán xét và chỉ trích người khác
Sở hữu tư duy thích phê phán hoặc chỉ trích sẽ gây căng thẳng cho công việc và mối quan hệ cá nhân của bạn, nhưng có thể sẽ khó để bạn thay đổi cách suy nghĩ của mình. Giảm thiểu tính phán xét hoặc phê bình đòi hỏi phải có thời gian và luyện tập, nhưng có một vài phương pháp sẽ giúp bạn thay đổi quan điểm. Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn bản thân cách để thách thức suy nghĩ có tính phê phán, tập trung vào điểm mạnh của người khác, và tìm hiểu cách để trình bày sự phê bình mang tính xây dựng hơn là khắc khe và tiêu cực. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy bản thân trở nên trân trọng và khích lệ người khác nhiều hơn là phán xét và chỉ trích họ. Phương pháp 1 - Phát triển tư duy ít phê phán hơn Bước 1 - Ngừng lại khi bạn bắt đầu hình thành suy nghĩ mang tính phán xét. Loại suy nghĩ này thường sẽ tự động xuất hiện, vì vậy, đôi khi, bạn cần phải tìm hiểu cách để kiềm hãm nó. Bạn nên cố gắng chú ý nhiều hơn đến ý nghĩ có tính phê phán của mình và ngừng lại để nghiên cứu về chúng khi chúng xuất hơn. Khi bạn nhận thức rằng bạn đang có tư tưởng chỉ trích, điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là nhìn nhận nó. Ví dụ, nếu bạn đang nghĩ “Mình không thể tin cô ấy cho phép con của mình rời khỏi nhà như vậy”, bạn nên ngừng lại và thừa nhận rằng bạn đang phán xét người khác. Bước 2 - Thách thức tư duy phê phán. Một khi bạn đã xác định rõ tư tưởng phán xét và phê bình của bản thân, bạn cần phải thách thức nó. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách suy nghĩ về sự giả định mà bạn dành cho người khác. Ví dụ, khi bạn đang nghĩ theo kiểu “Mình không thể tin cô ấy cho phép con của mình rời khỏi nhà như vậy”, bạn đang giả định người phụ nữ đó là người mẹ tồi tệ hoặc cô ấy không quan tâm đến con của mình. Tuy nhiên, sự thật có thể là người mẹ đó đã phải trải qua một buổi sáng vô cùng bận rộn, và cô ấy cảm thấy xấu hổ vì con mình đang mặc một chiếc áo sơ mi bẩn hoặc tóc tai của chúng thật lộn xộn. Bước 3 - Cố gắng thông cảm. Sau khi bạn đã xem xét giả định của bạn về tình huống, bạn cần phải tìm cách để trở nên thông cảm với người mà bạn đang phán xét. Bạn nên cố gắng bào chữa cho hành vi của họ. Ví dụ, bạn có thể biện hộ cho người mẹ có đứa con bê bối bằng cách tự nhủ “Nuôi con không phải là chuyện dễ dàng và đôi khi, mọi chuyện không diễn ra như kế hoạch. Khi con của mình rời khỏi nhà với một chiếc áo sơ mi bẩn (hoặc khi mình rời khỏi nhà với chiếc áo lấm lem), mình biết rằng mình đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn”. Bước 4 - Xác định điểm mạnh của người khác. Tập trung vào yếu tố mà bạn thích hoặc yêu mến ở người khác sẽ giúp bạn tránh phán xét một cách vội vàng và thay vào đó là trân trọng người đó hơn. Cố gắng suy nghĩ về phẩm chất mà bạn ngưỡng mộ của mọi người trong cuộc sống để ngăn bản thân chỉ trích họ. Ví dụ, bạn có thể nhắc nhở bản thân rằng đồng nghiệp của bạn là người tử tế và luôn lắng nghe khi bạn nói. Hoặc, bạn có thể tự nhắc mình rằng bạn của bạn rất sáng tạo và luôn khiến bạn cười. Bạn nên tập trung vào đặc điểm tích cực thay vì tiêu cực. Bước 5 - Quên đi những điều mà bạn đã làm cho người khác. Nếu bạn có cảm giác như mọi người đang mắc nợ bạn, nó sẽ góp phần khiến bạn trở nên khắc khe hơn với họ và khiến bạn cảm thấy phẫn nộ. Thay vì vậy, bạn nên cố gắng quên đi thời điểm mà bạn đã giúp đỡ người khác và chỉ nên suy nghĩ về điều mà họ đã làm cho bạn. Ví dụ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy bực bội với một người bạn vì bạn đã cho người đó vay tiền nhưng người đó vẫn chưa đền ơn bạn. Thay vào đó, bạn nên cố gắng chú ý vào hành động tốt đẹp mà người bạn đó đã thực hiện cho bạn. Bước 6 - Tìm cách để làm rõ mục tiêu của mình. Đôi khi, con người không thể đạt được mục tiêu bởi vì chúng quá trừu tượng, và chấm dứt hành vi phán xét cũng như phê bình là mục tiêu khá lớn lao. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi xử lý mục tiêu rõ ràng hơn là mục tiêu to tát. Bạn nên cố gắng suy nghĩ về khía cạnh cụ thể trong việc chỉ trích và phán xét người khác mà bạn muốn thay đổi. Ví dụ, bạn có muốn khen ngợi người khác thường xuyên hơn? Hay là bạn muốn tìm cách để đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng? Bạn nên biến mục tiêu của mình trở nên càng cụ thể càng tốt để gia tăng cơ hội đạt được chúng. Phương pháp 2 - Trở thành nhà phê bình hữu ích Bước 1 - Chờ đợi trong giây lát. Bạn không nên phê bình người khác ngay sau khi họ thực hiện một hành động nào đó. Nếu có thể, bạn nên khen ngợi họ trước và sau đó là nêu lên lời phê bình. Phương pháp này sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để suy nghĩ về cách tốt nhất để diễn đạt sự chỉ trích của mình và tăng cơ hội đối phương sẽ nhìn nhận nó theo cách tốt đẹp. Bạn cũng chỉ nên bình phẩm khi thật sự cần thiết. Ví dụ, nếu bạn muốn phê bình người vừa mới hoàn tất bài thuyết trình của mình, bạn nên chia sẻ lời bình phẩm của mình khi chỉ còn lại một hoặc hai ngày là người đó phải trình bày bài thuyết trình tiếp theo. Bước 2 - Nêu lên một lời chỉ trích kèm theo hai lời khen ngợi. Biện pháp này còn được gọi là “phương pháp bánh mì kẹp” (sandwich method) trong việc trình bày sự phê phán. Để sử dụng nó, bạn sẽ phải nói một điều tử tế, sau đó là đưa ra lời phê bình, và kết thúc bằng một câu nhận xét tốt đẹp khác. Ví dụ, bạn có thể nói theo kiểu “Bài thuyết trình của bạn thật tuyệt vời! Thỉnh thoảng, tôi gặp một chút khó khăn trong việc theo dõi nội dung bởi vì tốc độ nói khá nhanh, nhưng tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể nói chậm lại một chút trong bài thuyết trình sắp đến thì không còn gì bằng!”. Bước 3 - Sử dụng câu nói bắt đầu từ chủ từ “Tôi” thay vì “Bạn”. Bắt đầu lời phê bình bằng từ “bạn” có thể hình thành thông điệp là bạn đang muốn tranh cãi và khiến đối phương bước vào thế phòng thủ. Thay vì dẫn dắt câu nói với từ “bạn”, bạn nên cố gắng sử dụng từ “tôi”. Ví dụ, thay vì nói rằng “Bạn thường xuyên ngắt lời khi tôi đang nói”, bạn nên thay đổi bằng “Tôi cảm thấy khó chịu khi bị ngắt lời trong lúc đang nói”. Bước 4 - Yêu cầu thay đổi hành vi trong tương lai. Một biện pháp khá tốt khác để bình phẩm người khác là trình bày nó dưới dạng lời yêu cầu trong tương lai. Nó không nghiêm trọng như nêu lên lời tuyên bố về một điều nào đó mà người khác vừa mới thực hiện hoặc như yêu cầu người khác phải thay đổi hoàn thành hành vi của mình. Ví dụ, thay vì nói rằng “Bạn thường xuyên ném tất trên sàn nhà!”, bạn có thể nói một điều gì khác như “Sau này, bạn có thể làm ơn nhặt tất lên và cho chúng vào sọt được không?”.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-m%C3%A8o-%C4%91i-ti%E1%BB%83u-tr%C3%AAn-th%E1%BA%A3m
Cách để Ngăn chặn mèo đi tiểu trên thảm
Một số con mèo có thói quen đi tiểu trên thảm gây khó chịu cho người nuôi. Mùi nước tiểu mèo khó ngửi và thường lan tỏa khắp nhà. Bạn cũng rất khó giặt sạch nước tiểu mèo khỏi thảm lót và các sợi vải, khiến mùi khó chịu lưu lại trong nhà. Ngoài ra, vấn đề này càng khó khắc phục hơn khi mèo có thói quen tiếp tục đi tiểu ở những nơi đã có mùi nước tiểu của chúng. Có nhiều lý do khiến mèo đi tiểu bên ngoài khay cát dành cho chúng, bao gồm các vấn đề ở đường tiết niệu và bọng đái, loại cát đang sử dụng có vấn đề, hoặc xung đột với các con thú khác. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách ngăn chặn mèo đi tiểu trên thảm. Phương pháp 1 - Ngăn chặn mèo đi tiểu trên thảm Bước 1 - Đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y. Các vấn đề y khoa như nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến mèo đi tiểu trên thảm thay vì đi tiểu vào khay cát vệ sinh. Trước khi áp dụng bất kì biện pháp can thiệp nào bạn nên mang mèo đến gặp bác sĩ thú y để điều trị bệnh có thể là nguyên nhân gây ra hành vi này. Việc kiểm tra sức khỏe mèo ngay lập tức là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chúng, và ngăn chặn tình trạng mèo có ác cảm kéo dài với khay cát. Ngồi rặn lâu, có máu trong nước tiểu, đi tiểu thường xuyên và kêu meo meo trong khi tiểu là những dấu hiệu cho thấy mèo của bạn đang bị nhiễm trùng ở bọng đái hay đường tiểu hoặc viêm nhiễm khác. Các vấn đề về sức khỏe này có thể khiến chúng xa lánh khay cát vệ sinh. Những dấu hiệu đó cũng cho thấy tình trạng tắc đường tiểu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chỉ có bác sĩ thú y mới có thể phân biệt sự khác nhau này, vì vậy bạn phải đem mèo đến gặp họ. Bước 2 - Vệ sinh chỗ mèo tiểu bậy bằng chất rửa chứa enzim. Làm vệ sinh vị trí mèo tiểu bậy ngay khi vừa xảy ra để ngăn cản mèo tiếp tục sử dụng chỗ đó để tiểu. Sử dụng chất tẩy rửa có enzim thay cho loại có gốc amoniac. Chất tẩy rửa gốc amoniac có thể khiến mèo đi tiểu nhiều hơn ở vị trí đó vì nó nghĩ mùi amoniac là của nước tiểu của một con mèo khác, và nó phải khỏa lấp bằng nước tiểu của nó. Cân nhắc thuê dịch vụ vệ sinh thảm nếu bị vấy bẩn quá nặng. Một số thảm lau chân không thể giặt sạch nếu vết bẩn không được xử lý ngay. Vứt bỏ tấm thảm đã bị mèo tiểu lên nhiều lần. Bước 3 - Đặt khay cát lên vị trí thảm nơi mèo thích tiểu. Khi mèo bắt đầu có thói quen đi vệ sinh trên thảm lau chân hay thảm trải sàn, bạn hãy đặt khay cát lên vị trí đó để khuyến khích nó sử dụng khay cát. Sau khi mèo đã đi tiểu trong khay được một tháng, bạn dời khay cát 3cm mỗi ngày đến khi nó di chuyển đến vị trí mong muốn. Bước 4 - Lật úp mặt thảm trải lối đi hay thảm trải sàn. Có thể mèo phát triển thói quen đi tiểu trên một tấm thảm cụ thể nào đó. Khi đó bạn nên lật úp mặt tấm thảm để nó ngần ngại đi tiểu vì độ nhám mặt thảm đã thay đổi. Thử lật mặt thảm lau chân và thảm trải sàn vài ngày để xem có thể ngăn mèo đi tiểu trên đó không. Bước 5 - Dán băng keo hai mặt lên mép thảm. Băng keo hai mặt khiến mèo ngại đi tiểu vì cảm giác dính khó chịu do băng keo gây ra trên đệm thịt ở bàn chân mèo. Thử dán băng keo hai mặt lên các mép thảm trải sàn cũng như vị trí mà mèo thích đi tiểu. Bước 6 - Chơi đùa với mèo quanh khay cát vệ sinh của nó. Mèo tiểu trên thảm có lẽ vì nó có ác cảm với khay cát vệ sinh. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách chơi đùa với nó quanh khay cát. Mỗi ngày bạn thử chơi với mèo vài lần cách vị trí khay cát khoảng 1 mét để nó nảy sinh cảm giác tích cực với khay cát vệ sinh. Không nên thưởng cho mèo mỗi khi nó sử dụng khay cát vệ sinh. Mèo không thích bị quấy rầy trong khi đang sử dụng khay cát. Bạn có thể đặt phần thưởng và đồ chơi gần khay cát của nó, nhưng không nên đặt đồ ăn và nước uống gần khay cát. Mèo không thích ăn quá gần nơi chúng đi vệ sinh. Bước 7 - Trao đổi lại với bác sĩ thú y nếu vấn đề không cải thiện. Khuyến khích mèo sử dụng khay cát vệ sinh cần có thời gian và công sức, nhưng không phải luôn thành công. Một số bác sĩ thú y đã trải qua chương trình huấn luyện đặc biệt để giúp bạn đối phó với các vấn đề như mèo đi tiểu ngoài khay cát. Nếu mèo không thay đổi thói quen này thì bạn nên nói chuyện với chuyên gia về hành vi động vật hoặc bác sĩ thú y chuyên về hành vi động vật. Phương pháp 2 - Biết các vấn đề phổ biến của khay cát vệ sinh Bước 1 - Bạn làm vệ sinh khay cát bao lâu một lần. Mèo không sử dụng khay cát bẩn nên chúng bắt đầu đi vệ sinh ở nơi khác nếu khay cát bẩn. Nếu bạn không làm vệ sinh khay cát mỗi ngày, đây có thể là lý do mèo nhà bạn đi tiểu trên thảm. Ngoài việc thay cát trong khay mỗi ngày, mỗi tuần một lần bạn nên lấy sạch cát trong khay, vệ sinh khay bằng nước và xà phòng không mùi hay muối nở. Sau khi làm xong, bạn lau khô khay và thay cát mới vào. Sử dụng khay cát tự làm sạch để việc giữ vệ sinh khay cát dễ dàng hơn. Bước 2 - Đảm bảo có đủ số khay cát trong nhà. Bạn phải có thêm một khay cát so với số mèo nuôi trong nhà. Ví dụ, nếu bạn có ba con mèo thì phải mua bốn khay cát vệ sinh. Nếu bạn chỉ có 2 khay cát mà có 3 con mèo, thì việc thiếu khay cát có thể là lý do mèo nhà bạn đi tiểu lên thảm. Bước 3 - Xác định xem mèo có thể tiếp cận khay cát dễ dàng không. Nếu mèo phải đi một quãng đường dài để tới được khay cát, hoặc nếu bản thân khay cát gây khó khăn cho mèo khi nó bước ra vào, thì đó có thể là lý do nó đi tiểu trên thảm. Đặt khay cát ở nơi mèo dễ tiếp cận khi nó cần đi vệ sinh gấp, chẳng hạn đặt một cái ở trên lầu và một cái ở dưới lầu. Đảm bảo mèo có thể thấy người hay động vật khác đang tiến tới và dễ dàng trốn đi. Chúng không thích bị dồn vào góc tường. Nếu mèo đã già, bạn phải quan tâm đến nhu cầu của nó bằng cách sử dụng khay cát có bờ thấp để nó dễ bước ra vào. Đặt khay cát ở gần hoặc nằm trên vị trí thảm mà mèo thường đi tiểu. Bước 4 - Xác định xem có phải loại cát bạn sử dụng là nguyên nhân của vấn đề. Mèo có thể tránh sử dụng khay cát vì chúng không thích mùi hay độ nhám của cát, hoặc vì lớp cát quá dày. Lớp cát nông với hạt cát mịn tới trung bình là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể sử dụng các loại cát khác để xem nó thích loại nào. Để mèo chọn loại cát vệ sinh bằng cách đặt cạnh nhau hai khay cát với loại cát khác nhau. Đến cuối ngày, bạn kiểm tra xem nó dùng khay nào. Để lớp cát nông. Mèo thường thích đi vệ sinh trong lớp cát có chiều dày từ 2,5-5cm. Bước 5 - Đánh giá xem có phải khay cát đang khiến mèo khó chịu. Một số con mèo tránh dùng khay cát vì chúng không thích kích cỡ hay hình dạng khay cát. Đường viền cũng có thể gây khó chịu cho mèo và khiến nó tránh dùng khay cát. Loại bỏ đường viền và nắp vòm của khay cát để xác định xem đó có phải là nguyên nhân khiến mèo không đi vệ sinh trong khay không. Bạn cũng nên xem xét kích thước khay cát. Mèo có thể không dùng khay cát nếu nó quá nhỏ. Phương pháp 3 - Xem xét các vấn đề về sức khỏe và hành vi của mèo Bước 1 - Đánh giá xem có phải căng thẳng là nguyên nhân khiến mèo đi tiểu trên thảm. Các loài thú cưng khác, trẻ em hoặc môi trường ồn ào đều có thể khiến mèo bị căng thẳng và tránh dùng khay cát. Do đó bạn nhớ đặt khay cát ở nơi nửa sáng nửa tối, yên tĩnh và tách biệt. Nếu bạn đặt khay cát ở nơi có nhiều người qua lại hay ồn ào, nó sẽ ngại dùng khay cát. Thử dùng sản phẩm tạo hương thơm Feliway Diffuser để giúp mèo thư giãn. Mèo rất thích hương thơm của sản phẩm này. Bước 2 - Xem xét tình trạng sức khỏe hiện tại và quá khứ của mèo. Tiền sử bệnh của mèo có thể giải thích lý do nó không chịu sử dụng khay cát vệ sinh. Nếu bạn nghi ngờ mèo bị bệnh thì nên đưa nó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Việc sớm điều trị bệnh có thể loại bỏ vấn đề đi vệ sinh ngoài khay cát cũng như giúp mèo không bị đau và khó chịu. Nhiễm trùng đường tiểu và viêm bàng quang kẽ là các bệnh phổ biến có thể khiến mèo đi tiểu trên thảm. Nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến mèo tránh dùng khay cát, thậm chí sau khi bệnh đã khỏi. Nó vẫn liên tưởng khay cát với cơn đau nên sẽ tránh dùng. Viêm bàng quang kẽ là một nguyên nhân phổ biến khác khiến mèo có ác cảm với khay cát. Mèo bị viêm bàng quang kẽ có thể đi tiểu trên thảm vì chúng có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Sỏi thận và tắc đường tiểu cũng gây ra ác cảm với khay cát. Mèo sẽ kêu meo meo hoặc rít lên trong khi đi vệ sinh trong khay cát, và nỗi sợ đau vẫn còn sau khi bệnh đã được điều trị. Nhớ rằng điều trị bệnh sớm là yếu tố thiết yếu để mèo không phát triển ác cảm kéo dài với khay cát. Bước 3 - Tìm hiểu xem có phải vết nước tiểu là nguyên nhân khiến mèo không dùng khay cát. Mèo thường xịt một ít nước tiểu lên đồ đạc hoặc các bề mặt để đánh dấu lãnh thổ của chúng. Lượng nước tiểu này ít hơn nhiều so với khi chúng đi tiểu. Nếu mèo nhà bạn thể hiện hành vi nói trên thì nhiều cách trong bài viết này sẽ hữu ích, nhưng có một số việc khác bạn cần làm để ngăn chặn mèo để lại vết nước tiểu. Hành vi để lại vết nước tiểu phổ biến nhất ở mèo đực chưa thiến, nhưng mèo cái chưa triệt sản cũng có hành vi này, vì vậy quan trọng là bạn phải thiến hay cắt buồng trứng cho mèo. Đánh dấu bằng nước tiểu cũng phổ biến ở những gia đình nuôi nhiều hơn mười con mèo, do đó bạn nên nuôi dưới con số này để tránh vấn đề trên.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Adobe-Illustrator
Cách để Sử dụng Adobe Illustrator
Adobe Illustrator là phần mềm cao cấp được dùng để tạo đồ họa vector sử dụng trong in ấn hoặc web. Được phát triển như sản phẩm đồng hành cùng với Adobe Photoshop, Illustrator là tiêu chuẩn để tạo logo, đồ họa, truyện tranh, phông chữ, vân vân. wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách bắt đầu sử dụng những tính năng cơ bản của Adobe Illustrator. Phương pháp 1 - Tạo dự án Bước 1 - Mở Adobe Illustrator. Ứng dụng thường nằm trong trình đơn Windows Start hoặc thư mục Applications trên Mac. Bước 2 - Nhấp vào Create new (Tạo mới). Nếu không thấy tùy chọn này, bạn có thể nhấn Ctrl+N (Windows) hoặc ⌘ Cmd+N (Mac) để tạo dự án mới. Bước 3 - Chọn thẻ Print (In) hoặc Web. Nếu bạn đang tạo dự án để in, hãy nhấp vào ở đầu cửa sổ New Document. Nếu bạn muốn tạo đồ họa sử dụng trực tuyến thì chọn . Bước 4 - Chọn kích thước tài liệu. Có nhiều kích thước tài liệu được thiết lập sẵn để chọn. Chúng ta cũng có tùy chọn tạo khung vẽ tùy chỉnh kích thước bằng cách điều chỉnh giá trị trong bảng bên phải. Tất cả các tùy chọn tùy chỉnh dành cho kích thước, độ phân giải, hướng và chế độ màu của tài liệu đều nằm trong cột bên phải. Nếu muốn chỉ định độ phân giải cho tài liệu in, bạn có thể chọn thông số từ trình đơn "Raster Effects" (Hiệu ứng raster) trong khung vẽ bên phải. Bước 5 - Nhấp vào Create (Tạo) để mở tài liệu mới. Vậy là tài liệu vừa được tạo, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với những công cụ phổ biến nhất của Illustrator. Phương pháp 2 - Vẽ hình Bước 1 - Nhấp và giữ trên công cụ Shape. Tùy chọn này có biểu tượng hình chữ nhật và nằm trong thanh công cụ chạy dọc bên trái màn hình. Một trình đơn với nhiều hình dạng sẽ hiện ra. Lặp lại bước này mỗi khi bạn muốn chuyển đổi giữa các công cụ hình dạng khác nhau. Bước 2 - Nhấp vào Rectangle Tool (Công cụ hình chữ nhật). Công cụ này cho phép bạn vẽ hình vuông và hình chữ nhật. Bước 3 - Nhấp chuột vào khung vẽ và kéo theo bất kỳ hướng nào. Hình chữ nhật sẽ hiện ra khi bạn kéo chuột. Nếu bạn muốn vẽ hình vuông hoàn hảo, hãy kéo cho đến khi xuất hiện đường màu hồng cắt vào hình chữ nhật theo đường chéo, dấu hiệu này cho thấy 4 cạnh của hình vuông đã bằng nhau. Bước 4 - Nhấp giữ trên công cụ Shape và chọn Polygon Tool (Công cụ đa giác). Công cụ này cho phép bạn chỉ định số cạnh hình học để vẽ. Bước 5 - Nhấp khung vẽ để nhập số cạnh. Khi bạn nhấp vào khung vẽ, một hộp thoại sẽ hiện ra. Hãy nhập số cạnh hình học mà bạn muốn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn vẽ hình bát giác thì nhập 8. Bước 6 - Nhấp và kéo trên khung để vẽ hình. Tương tự như khi vẽ hình chữ nhật, hãy kéo ra ngoài cho đến khi bạn tạo được hình với kích thước mong muốn. Chúng ta cũng có thể tạo hình tròn và ngôi sao bằng trình đơn này theo cách tương tự như hình chữ nhật và bát giác. Phương pháp 3 - Vẽ đường thẳng và đường cong Bước 1 - Nhấp giữ trên tùy chọn Pen trong thanh công cụ. Biểu tượng bút máy này nằm bên phải màn hình. Danh sách các tùy chọn bút khác nhau sẽ hiện ra. Công cụ Pen được dùng để tạo đường nét bằng các đường thẳng hoặc cong. Khác với khi chúng ta sử dụng bút thực tế (hoặc công cụ cọ vẽ kỹ thuật số), bạn sẽ vẽ các đường thẳng và đường cong với công cụ Pen bằng cách tạo những phân đoạn nhỏ nối với nhau bởi điểm neo. Bước 2 - Nhấp vào Pen Tool. Đây là tùy chọn đầu tiên trong trình đơn công cụ. Bước 3 - Nhấp vào vị trí mà bạn muốn bắt đầu đường thẳng. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách vẽ một loạt các đường thẳng. Thao tác này sẽ thêm một điểm neo (tương tự như chấm hoặc hình vuông nhỏ) vào khung vẽ. Đừng kéo chuột như chúng ta vẽ thực sự, bạn chỉ cần nhấp vào đó. Bước 4 - Nhấp vào vị trí mà bạn muốn phân đoạn kết thúc. Lúc này đoạn thẳng sẽ hiện ra. Nếu có những đường định hướng hiện ra quanh đoạn thẳng nghĩa là bạn đã vô tình kéo công cụ thay vì chỉ nhấp chuột để tạo điểm neo mới. Bước 5 - Nhấp vào các điểm neo bổ sung để thêm nhiều phân đoạn nữa. Điểm neo gần nhất mà bạn nhấp vào sẽ hiển thị dưới dạng hình vuông được đổ màu bên trong, còn những điểm trước đó là rỗng. Bước 6 - Đóng đường vẽ (hoặc để mở). Sau khi bạn hoàn thành đường vẽ hay hình dạng cụ thể, sẽ có một số tùy chọn để tiếp tục bài tập tiếp theo: Nếu bạn muốn tạo hình vẽ đóng, hãy di chuột lên điểm neo được tạo đầu tiên và nhấp vào chấm nhỏ hiện ra cạnh con trỏ của bút. Hình này sẽ được chọn và chỉnh sửa tương tự như đối tượng mà bạn vẽ bằng công cụ Shape. Nếu bạn không muốn đóng đường vẽ này thì chỉ cần chọn công cụ khác, hoặc nhấn Ctrl (PC) hoặc ⌘ Cmd (Mac) khi nhấp vào vùng trống trong khung vẽ. Bước 7 - Nhấp giữ trên điểm mới để bắt đầu đường cong. Nếu bạn đã bỏ chọn công cụ Pen, hãy trở lại và chọn Pen lần nữa. Không thả ngón tay khỏi chuột sau khi bạn nhấp vào khung vẽ. Bước 8 - Kéo con trỏ để thiết lập độ dốc của đường cong. Để tiến hành, chỉ cần kéo chuột về phía mà bạn muốn phân đoạn này cong về. Thả tay ra sau khi độ cong đã được thiết lập. Bước 9 - Nhấp giữ trên điểm kết thúc của phân đoạn. Đừng vội thả tay khỏi chuột. Bước 10 - Tạo đường cong chữ S hoặc C. Hướng mà chúng ta sẽ kéo chuột tùy vào hình dáng đường cong mà bạn muốn tạo: Kéo chuột về phía ngược lại của phân đoạn trước đó để tạo đường cong hình chữ C (hình cung). Kéo chuột về cùng hướng với phân đoạn trước đó để tạo đường cong hình chữ S. Bước 11 - Thêm đoạn cong. Nhấp giữ trên điểm mới để thêm phân đoạn tiếp theo, sau đó kéo chuột về hướng mà bạn muốn đoạn thẳng cong về (tương tự như thao tác trước đó). Tiếp tục thêm những đoạn cong cho đến khi bạn hoàn thành đường vẽ. Bước 12 - Đóng đường vẽ (hoặc để mở). Tương tự như với những phân đoạn thẳng, bạn có thể đóng đường cong hoặc để mở tùy ý. Phương pháp 4 - Chỉnh sửa hình dạng và đối tượng Bước 1 - Nhấp vào công cụ Selection (Vùng chọn) với biểu tượng mũi tên ở đầu thanh công cụ chạy dọc bên trái không gian làm việc. Đây là công cụ mà bạn sẽ sử dụng khi muốn chọn và thao tác với đối tượng có sẵn trong khung vẽ. Bạn có thể áp dụng phương pháp này để thao tác với hình vẽ, đường nét và văn bản được thêm vào tài liệu. Bước 2 - Nhấp vào đối tượng mà bạn muốn chỉnh sửa. Khi bạn chọn, đối tượng sẽ được bao quanh bởi đường biên có tay cầm. Để chọn nhiều đối tượng cùng lúc, hãy nhấn giữ phím ⇧ Shift trong khi nhấp vào từng đối tượng. Bước 3 - Kéo bất kỳ tay cầm ở bên ngoài về kích thước mong muốn. Khi bạn kéo tay cầm thì kích thước của đối tượng sẽ được phóng to (hoặc thu nhỏ) về hướng đó. Nhấn giữ phím ⇧ Shift để giữ lại tỉ lệ nếu như bạn không muốn hình dạng thực tế bị biến đổi. Bước 4 - Kéo đối tượng từ điểm giữa để di chuyển. Đây là cách cơ bản để di chuyển một đối tượng. Bạn cũng có thể sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím nếu muốn. Để di chuyển những đối tượng được chọn theo khoảng cách cụ thể, hãy nhấp vào trình đơn (Đối tượng). chọn (Chuyển đổ) rồi nhấp vào (Di chuyển) để hộp thoại hiện lên. Sau đó, nhập vị trí mà bạn muốn rồi nhấp . Lựa chọn khác là cắt và dán. Bạn có thể nhấp vào trình đơn phía trên cùng và chọn (Cắt) để xóa đối tượng được chọn và sao chép vào bộ nhớ đệm. Sau đó, nhấp vào trình đơn và chọn (Dán) để chèn đối tượng lại vào tài liệu khác. Bước 5 - Thêm màu sắc cho đối tượng được chọn. Nhấp đúp vào hộp (Đổ màu) trong bảng điều khiển Properties (thường nằm ở góc dưới bên phải không gian làm việc) để bảng màu hiện ra, sau đó nhấp vào màu mà bạn muốn tô cho đối tượng được chọn. Để thay đổi màu sắc viền xung quanh đối tượng, nhấp đúp vào hộp trong khung Properties rồi chọn màu mà bạn muốn. Phương pháp 5 - Viền quanh ảnh Bước 1 - Nhập hình ảnh mà bạn muốn vector hóa. Một trong những công dụng phổ biến nhất của Illustrator là tạo ảnh vector dựa trên hình từ những ứng dụng khác (chẳng hạn như hình minh họa vẽ tay được quét hoặc tạo ra trong Photoshop). Ảnh vector có thể được thu phóng theo bất kỳ kích thước nào mà không làm biến dạng hình ảnh nên rất phù hợp với tài liệu in. Để nhập tập tin ảnh, bạn cần: Nhấp vào trình đơn ở trên cùng. Nhấp vào . Chọn ảnh mà bạn muốn chỉnh sửa. Bước 2 - Nhấp vào công cụ Selection với biểu tượng mũi tên ở phía trên cùng thanh công cụ bên trái. Bước 3 - Nhấp vào trình đơn Window ở đầu màn hình (Mac) hoặc cửa sổ ứng dụng (PC). Bước 4 - Nhấp vào Image Trace trong trình đơn. Bảng điều khiển Image sẽ được thêm vào không gian làm việc. Bước 5 - Tích vào ô "Preview" (Xem trước) ở góc dưới bên trái bảng điều khiển Image Trace. Bước 6 - Chọn chế độ màu mà bạn muốn từ trình đơn "Mode". Trình đơn này cũng nằm trong bảng điều khiển Image Trace. Ví dụ, nếu ảnh ở chế độ trắng đen thì bạn có thể chọn từ trong trình đơn. Nếu đây là ảnh thuộc thang độ xám, hãy chọn , vân vân. Bước 7 - Kéo thanh trượt đến cấp độ màu mà bạn muốn. Thanh trượt sẽ có nhãn là Color, Grayscale hoặc Threshold. Ảnh xem trước sẽ được điều chỉnh và hiển thị kết quả. Bước 8 - Nhấp vào Advanced (Nâng cao) trên bảng điều khiển Image Trace để điều chỉnh những tùy chọn khác. Trong phần này, chúng ta có thể: Kéo thanh trượt "Paths" (Đường vẽ) cho đến khi ảnh trông rõ ràng hơn. Kéo thanh trượt "Corners" (Góc) cho đến khi cạnh của hình ảnh trở nên sắc nét (nhưng không quá mảnh hoặc không đều). Kéo thanh trượt "Noise" (Độ nhiễu) để giảm số lượng pixel thừa trong ảnh sau cùng. Bước 9 - Nhấp vào Trace ở cuối khung Image Trace. Hình ảnh sẽ được đi nét dựa trên những thiết lập mà bạn đã nhập. Bước 10 - Lưu ảnh dưới dạng tập tin đồ họa vector bằng cách: Nhấp vào trình đơn . Nhấp vào . Chọn vị trí lưu và nhập tên tập tin. Chọn để lưu dưới ảnh dưới dạng tập tin Illustrator, hoặc nếu bạn muốn lưu vector ở định dạng phù hợp với web hơn. Nhấp vào .
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A9n-%C4%91%C6%B0a-b%E1%BA%A1n-trai-ho%E1%BA%B7c-b%E1%BA%A1n-g%C3%A1i-v%C3%A0o-nh%C3%A0
Cách để Lén đưa bạn trai hoặc bạn gái vào nhà
Lén đưa người yêu vào nhà quả thật là một hành động mạo hiểm nhưng đầy phấn khích. Lập kế hoạch hợp lý, thận trọng, cảnh giác và khả năng ứng phó nhanh là những yếu tố cần thiết để chuyến phiêu lưu diễn ra suôn sẻ. Hãy nhớ rằng, dù bạn có tính toán cẩn thận thế nào đi nữa thì cũng có rủi ro xảy ra những sự cố không thể lường trước được. Phương pháp 1 - Lên kế hoạch Bước 1 - Xem xét kỹ ngôi nhà của bạn. Dù thường ngày vẫn sống trong nhà, nhưng bạn sẽ phải quan sát ngôi nhà của mình dưới góc nhìn mới để phát hiện các lối vào, các điểm mù và những khu vực sàn gỗ cọt kẹt. Hãy nhân lúc chỉ có một mình đi khảo sát một vòng xung quanh nhà để nắm rõ mọi thứ. Kiểm tra tất cả các cửa sổ và cửa ra vào và cân nhắc xem có thể làm lối vào hoặc lối thoát được không. Xem xét tầm nhìn từ tất cả các cửa sổ trong nhà. Nếu người nhà của bạn nhìn thấy một người lạ xuất hiện trong sân nhà vào lúc 1 giờ sáng, có thể họ sẽ gọi cảnh sát – hoặc là họ nhận ra người yêu của bạn và đoán ra ý định của hai người. Ngôi nhà của bạn được xây bao lâu rồi? Nhà càng cũ thì càng phát ra nhiều tiếng động. Hãy đi gần tường hoặc sát tay vịn cầu thang để giảm tiếng ồn, vì bạn cũng không có cách nào hay hơn để ngăn tiếng sàn gỗ kêu cọt kẹt. Rắc phấn rôm vào các khe hở trên sàn cũng là một giải pháp giúp ích tạm thời, nhưng nó có thể khiến bố mẹ bạn thắc mắc. Hệ thống báo động trong nhà sẽ phải được vô hiệu hoá trước khi bạn mở cửa ra vào hoặc cửa sổ, do đó bạn cần nắm được mã số (và biết là hệ thống sẽ kêu to như thế nào khi bạn nhập mã số). Nhớ cài đặt lại như cũ sau khi người yêu của bạn rời đi vào sáng hôm sau. Vật nuôi trong nhà – nhất là chó – cũng sẽ là vấn đề cần tính đến. Nghĩ xem lũ thú cưng của bạn thường phản ứng với khách đến nhà như thế nào và thứ gì có thể giúp chúng dịu xuống. Nhốt vật nuôi trong một phòng khác để không cho chúng phá bĩnh sẽ không phải là cách hay vì hiếm khi có tác dụng. Hãy thử huấn luyện cho chú chó của bạn liên tưởng người ấy với phần thưởng bằng cách cho ăn mỗi khi nó nhìn thấy người yêu bạn trong vài ngày trước đó. Bước 2 - Chọn một lối vào. Đầu tiên, bạn nên quyết định chọn cửa sổ hay cửa ra vào để còn kiểm tra và chuẩn bị trước. Cân nhắc xem cửa sổ đó có dễ trông thấy không, có gần phòng của bố mẹ không, và người yêu bạn sẽ phải đi xuyên qua nhà bao xa để đến được nơi tương đối an toàn là phòng của bạn. Tính toán xem bạn sẽ phải làm bao nhiêu việc để di chuyển, mở cửa và mở khoá cho người ấy vào được bên trong ở từng lối vào. Bạn phải chuẩn bị và chọn vị trí trước, nhưng việc sắp xếp lại các chậu cây bên ngoài phòng ngủ quá sớm có thể gây nghi ngờ. Tính đến tiếng ồn khi bạn mở cửa sổ, kéo mành cửa hoặc vặn chốt cửa. Hãy cố giảm thiểu tiếng ồn nếu có thể. Nếu là cửa trượt, bạn phải mở thật nhẹ tay. Tiếng động của cửa trượt có thể khiến bố mẹ bạn thức giấc. Nếu cửa sổ có gắn lưới chống côn trùng, bạn sẽ phải tháo tấm lưới ra. Việc này khó hay dễ là tuỳ thuộc vào cấu trúc của tấm lưới, nhưng nhiều loại chỉ có thể tháo ra dễ dàng từ bên ngoài, như vậy nghĩa là cửa sổ từ tầng hai trở lên là bó tay. Bạn cũng cần đảm bảo không làm hỏng lưới, vì nó sẽ làm lộ kế hoạch của bạn (và còn khiến bạn mất một số tiêu vặt nữa). Đừng tạo thói quen không khoá cửa sổ hoặc cửa ra vào. Khoá cửa là để bảo vệ an toàn cho gia đình bạn, và bố mẹ bạn phải biết rõ về tình trạng an ninh của ngôi nhà. Cân nhắc xem phải cần bao nhiêu lực dể kéo một người vào nhà qua cửa sổ, và liệu bạn có đủ sức để thực hiện một cách an toàn không. Cầu thang thoát hiểm và cửa sổ tầng hầm là những lợi thế độc đáo đối với một số ngôi nhà. Các lối thoát hiểm sẽ giúp người yêu bạn có thể tiếp cận được các cửa sổ cao hơn, và các cửa sổ tầng hầm thường ở khá xa phòng ngủ chính trong nhà. Ít khả năng bạn sẽ dùng cửa ra vào (và rõ ràng là cũng không vui như hành động trèo qua cửa sổ), nhưng bạn cũng đừng loại trừ cách này. Bước 3 - Đi thử theo lối đã chọn. Thử đi như thể bạn đang lén vào nhà nhưng phải tự nhiên để không ai biết là bạn đang thử nghiệm. Bạn phải biết đại khái là người yêu bạn sẽ phải mất bao lâu để đi qua sân, qua lối vào và từ lối vào đến phòng ngủ của bạn khi đã vào được trong nhà. Đôi khi con đường dài hơn lại có lợi hơn về chiến thuật, chẳng hạn như đi trên thảm sẽ ít phát ra tiếng động hơn đi trên gạch lát, và như vậy là lối đi qua thảm sẽ kín đáo hơn lối đi qua sàn gỗ. Bên cạnh đó, chuyến đi thử cũng giúp bạn nhận ra những tấm ván sàn kêu cọt kẹt mà bạn cần dặn người khách bí mật của mình. Ở bên ngoài, hãy xem xét tầm nhìn mà hàng xóm hoặc xe cộ có thể quan sát được khu nhà bạn. Một người hàng xóm có ý tốt có thể làm phá sản kế hoạch của bạn khi họ thấy có người lén lút đi qua lối đi chung giữa hai nhà. Bước 4 - Chọn chỗ nấp. Bạn cần phải tìm sẵn một chỗ ẩn nấp, cả ở trong phòng bạn và ở gần lối vào. Dọn một khoảng trống trong tủ tường hoặc dưới gầm giường. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn với căn phòng bừa bộn (nếu không ngại, vị khách đặc biệt của bạn thậm chí có thể nấp dưới đống quần áo hoặc ga trải giường sắp giặt), nhưng một căn phòng đang gọn gàng bỗng dưng lộn xộn sẽ làm dấy lên nghi ngờ. Bóng tối trong ngôi nhà không sáng đèn có thể biến mỗi góc tường và ngóc ngách thành một không gian khá thoải mái để ẩn mình, nhưng bạn đừng hy vọng là bố mẹ bạn sẽ không bật đèn khi đi kiểm tra tiếng động lạ. Tuy nhiên, bạn đừng lo quá nếu bố mẹ có nghi ngờ, vì ở độ tuổi 50 thì bố mẹ bạn phải cần gấp đôi lượng ánh sáng so với những người ở độ 30 mới có thể nhìn được trong bóng tối. Phương pháp 2 - Đưa người yêu vào nhà Bước 1 - Bí mật liên lạc với người ấy khi mọi thứ đã an toàn. Bạn cần một phương tiện liên lạc dễ dàng với người yêu. Bạn có thể hẹn giờ trước nếu không có cách nào hay hơn, nhưng nếu bỗng dưng bố hoặc mẹ bạn lại xuống bếp để chuẩn bị món ăn khuya, có lẽ bạn sẽ ước gì có thể báo cho vị khách của mình hoãn lại vài phút nữa. Điện thoại di động hiển nhiên là lựa chọn tốt nhất. Nhớ để điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung. Tránh dùng điện thoại bàn ở cả hai phía. Một cuộc gọi từ máy để bàn đến điện thoại di động của người yêu nghe có vẻ an toàn, nhưng nhỡ người yêu bạn lại vô tình gọi lại hoặc bấm nhầm thì chuông điện thoại nhà bạn sẽ reo. Bố mẹ bạn cũng có thể nhấc máy trong phòng riêng khi bạn đang nghe và phát giác ra cuộc hẹn của bạn. Trong tình thế cấp thiết, bạn có thể áp dụng phương thức liên lạc cũ được dạy trong trường là gõ vào cửa sổ hoặc dùng đèn trong nhà làm ám hiệu – chọn bóng đèn nào mà bố mẹ bạn không tắt được. Đèn sáng thì vào, đèn tắt thì đừng vào. Bước 2 - Đảm bảo là bố mẹ bạn đã ngủ. Nếu phòng của bố mẹ mở cửa thì bạn sẽ dễ biết hơn, nhưng nếu cửa phòng đóng thì mọi thứ sẽ an toàn hơn. Hãy lắng nghe tiếng ngáy hoặc tiếng thở chậm đều cho thấy bố mẹ bạn đã chìm vào giấc ngủ. Cơ thể chúng ta trải qua nhiều giai đoạn của giấc ngủ theo chu kỳ lặp lại, nhưng thời lượng của giai đoạn ngủ sâu sẽ ngắn đi khi đêm càng về khuya. Trong khoảng 60 phút sau khi chìm vào giấc ngủ, người ta sẽ vào trạng thái ngủ say nhất trong cả đêm – hãy nhớ thông tin này để tính toán sao cho có lợi nhất. Nếu phòng ngủ của bố mẹ bạn ở gần bếp, bạn có thể tập cho bố mẹ quen với những tiếng động khe khẽ vào buổi tối. Hãy lấy ngũ cốc hoặc bất cứ thức ăn nào bạn thích làm món ăn nhẹ vào đêm muộn trước đó một tuần. Nếu bố mẹ thức giấc khi bạn đang lục đục trong bếp thì bạn sẽ có lời giải thích hợp lý. Còn nếu bố mẹ không thức giấc thì đó là điều báo tốt cho kế hoạch của bạn. Bạn cũng đừng quên giờ ngủ thường lệ. Gia đình bạn sẽ nghi ngờ nếu thường ngày bạn vẫn đi ngủ sớm mà tự dưng lại thức đến quá nửa đêm, hoặc ngược lại, thường ngày bạn vẫn thức khuya mà đến hôm đó mới 8 giờ tối đã đi ngủ. Trong trường hợp thứ nhất, bạn có thể đánh lừa mọi người bằng cách uống coca và tỏ ra hoạt bát hơn một chút, còn với trường hợp sau thì bạn có thể tỏ ra mệt mỏi ngay từ khi đi học hoặc đi làm về. Bạn cũng cần kiểm tra lối vào đã chọn để đảm bảo cửa sổ hoặc cửa ra vào không bị bố mẹ khoá lại trước khi họ đi ngủ. Bước 3 - Kín đáo đưa người ấy vào nhà. Nếu bạn dùng thang hoặc bục để đến được lối vào, hãy nhớ để lại chỗ cũ hoặc kéo vào trong. Hành động nhanh, nhưng nhớ phải thật khẽ. Chiến thuật nên dùng ở đây là “hành động trong bóng tối”: tắt hết đèn, đảm bảo điện thoại để ở chế độ im lặng và tắt hết màn hình máy tính cũng như ti vi. Nếu mọi người đã quen với tiếng radio trong phòng bạn, hay mở radio nhỏ nhỏ để lấp đi những tiếng động phát ra khi bạn đưa người ấy vào. Chúng ta không bị đánh thức giữa đêm vì tiếng ồn đều đều mà là vì tiếng động đột ngột. Âm thanh đều đều quen thuộc có thể tạo tiếng ồn trắng để dìm bớt tiếng động đột ngột. Nếu bạn kéo người ấy lên qua bức tường thẳng đứng, hãy nhớ bám cho chắc kẻo lại bị kéo luôn ra ngoài. Có một cách khác để đưa lén bạn trai hoặc bạn gái vào nhà ban đêm là mời người ấy đến nhà vào buổi tối muộn, sau đó giấu họ trong tủ tường cho đến khi mọi người đi ngủ hết. Chờ khi bố mẹ bạn đang ở vị trí không nhìn thấy người yêu bạn ra khỏi nhà (chẳng hạn như bố mẹ ở sau nhà hoặc vào phòng tắm) rồi giả vờ như người ấy đã về rồi. Nhớ là xe của người đó phải để ở chỗ khuất để bố mẹ không trông thấy. Đưa cho người yêu thứ gì đó không phát ra tiếng động và vui vui để tiêu khiển và món ăn vặt trong thời gian chờ lâu! Khoá cửa ra vào và cửa sổ sau khi người yêu bạn đã vào nhà để giữ an toàn cho cả nhà và tránh bị nghi ngờ nếu bố mẹ thức dậy giữa đêm. Bước 4 - Giữ yên lặng, và hãy kín đáo. Nếu cần lấy thứ gì đó ở những chỗ khác trong nhà, hãy giấu người yêu thật kín trước khi bạn đi lấy đồ. Nếu bạn hoặc người yêu thay hoặc cởi quần áo, nhớ cất vào chỗ khuất. Bất cứ thứ gì người ấy đem theo cũng phải cất đi, chẳng hạn như điện thoại, ví, chìa khoá, v.v... Nếu cần ánh sáng, bạn hãy dùng đèn màn hình điện thoại và đừng chiếu sáng dưới khe cửa. Nếu người đó cần dùng toa lét, hãy dặn họ đừng giội nước. Phương pháp 3 - Rời đi không để lại dấu vết Bước 1 - Cài báo thức ở chế độ im lặng để nhớ giờ phải rời đi. Nếu bạn sợ cả hai ngủ thiếp đi trong phòng thì đừng quên hẹn giờ báo thức để có nhiều thời gian rời đi êm thắm. Nhớ để báo thức ở chế độ rung hoặc với âm lượng nhỏ để khỏi đánh thức bố mẹ. Đưa người yêu ra ngoài trước khi bố mẹ bạn thường thức dậy ít nhất 1 tiếng. Cân nhắc xem người ấy có dễ bị lộ trong ánh sáng sớm mai không, và liệu bố mẹ của họ có thức dậy và phát hiện ra họ không có ở nhà không. Nếu bạn không chắc mình thức dậy được theo báo thức thì đừng ngủ. Nếu bạn thường dùng radio để báo thức, hãy dùng radio thay vì để chuông đồng hồ. Bước 2 - Đưa người ấy ra ngoài. Dặn người ấy khi ra khỏi toà nhà thì hãy đi khỏi tầm mắt càng nhanh càng tốt. Một người bị bắt gặp rời khỏi một ngôi nhà vào sáng sớm cũng bị nghi ngờ như khi đi vào lúc nửa đêm vậy. Nếu lỡ bị bắt gặp, bạn có thể cố giải thích rằng người ấy chi ghé qua để hỏi bài tập về nhà trước khi đến trường, nhưng lý do này rất khó tin. Bước 3 - Xoá bằng chứng. Dọn dẹp tất cả vỏ đồ hộp, chai nước, giấy gói hoặc quần áo trong phòng. Bỏ rác của đêm hôm trước xuống đáy thùng rác để khỏi bị để ý và đem rác ra ngoài vào hôm sau (nhưng đừng đem ra ngay từ sáng sớm nếu thường ngày bạn không có thói quen đó). Giội trôi một số thứ xuống toa lét nghe có vẻ dễ dàng, nhưng bạn đừng làm vậy; toa lét mà bị tắc thì sẽ còn gây chú ý hơn. Hơn nữa, làm vậy là có hại cho môi trường.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-B%E1%BA%A3n-th%C3%A2n
Cách để Phân tích Bản thân
Sự tự nhận thức là biết rõ bản thân mình từ cốt lõi, chẳng hạn như giá trị và niềm tin của bạn, và nó còn là sự hiểu rõ về hành vi và khuynh hướng của mình. Hiểu rõ bản thân là bước quan trọng đầu tiên trong việc hiểu được bạn là ai. Xây dựng sự tự ý thức là cách phân tích bản thân bao gồm niềm tin, thái độ, hành vi, và phản ứng của bạn. Có rất nhiều cách để học được cách phân tích chính bản thân. Phương pháp 1 - Trở nên Hiểu rõ Cảm xúc Bước 1 - Chú ý đến suy nghĩ. Suy nghĩ của bạn gắn liền với con người bạn. Chúng thường điều khiển cách bạn cảm nhận cũng như thái độ và sự nhận thức về sự việc. Hãy kiểm soát suy nghĩ và nhìn nhận tình hình. Suy nghĩ của bạn có tiêu cực? Bạn có tự hạ thấp chính mình, hay lúc nào cũng nghĩ sự việc sẽ đi sai hướng? Giai đoạn nào trong cuộc đời bạn khắt khe với bản thân nhất? Thực hiện điều này trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Bạn cần đảm bảo nghĩ về những suy nghĩ của mình mỗi ngày và trong tất cả các hoạt động khác nhau. Bước 2 - Viết nhật ký. Để giúp bạn theo kịp suy nghĩ của mình mỗi ngày, hãy bắt đầu viết nhật ký về cuộc sống hàng ngày, về những cố gắng, mục tiêu, và ước mơ của bạn. Phân tích những gì ghi trong nhật ký và ghi chú lại những điều đặc biệt. Chúng luôn tràn đầy hy vọng hay ảm đạm? Bạn cảm thấy tồi tệ hay mạnh mẽ? Hãy tiếp tục phân tích suy nghĩ của mình để trở nên thấu hiểu bản thân. Bước 3 - Hiểu rõ nhận thức của mình. Đôi khi nhận thức về sự việc dẫn chúng ta đến kết luận sai lầm về những gì đã xảy ra hay những điều chúng ta đã thấy. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một người bạn đã nổi giận với bạn sau bữa trưa, bạn có thể cảm thấy bối rối và tự động nghĩ rằng đó là vì cô ấy có tâm trạng không vui, và bạn đã làm sai điều gì đó. Hiểu rõ nhận thức về tâm trạng của cô ấy có thể giúp bạn phân tích tại sao bạn kết luận cô ấy đã nổi giận với bạn. Khi gặp phải tình huống như vậy, hãy dành thời gian phân tích phản ứng và niềm tin của bạn về những việc đã xảy ra. Viết ra những điều bạn đã thấy, nghe, hoặc cảm thấy điều đó đã giúp bạn giải thích tình hình theo cách mà bạn đã làm. Tự hỏi bản thân liệu có nguyên nhân nào khác cho tâm trạng của người bạn đó hay liệu có yếu tố bên ngoài nào mà bạn chưa nhận ra hay không. Bước 4 - Nhận ra cảm xúc của bạn. Cảm xúc cũng có thể cho bạn biết về con người bạn và tại sao bạn phản ứng với những tình huống hay những người nhất định theo cách mà bạn làm. Phân tích cảm xúc bằng cách trở nên hiểu rõ những phản ứng của bạn với những chủ đề trò chuyện, giọng điệu, biểu cảm khuôn mặt, và ngôn ngữ cơ thể. Xác định cảm xúc của bạn và hỏi bản thân tại sao bạn lại có phản ứng cảm xúc này. Bạn đã phản ứng với những gì? Nó khiến bạn cảm thấy như thế nào về cách làm của mình? Bạn cũng có thể dùng tín hiệu cơ thể để nắm bắt được cảm xúc đang có. Ví dụ, nếu bạn thấy mình thở nặng nề hoặc nhanh hơn, vậy thì có thể bạn đang căng thẳng, tức giận, hoặc sợ hãi. Nếu bạn không thể biết được chính xác cảm xúc của mình, hãy tiếp tục viết ra phản ứng và suy nghĩ trong những tình huống cụ thể. Bạn có thể cần thời gian và tách mình ra khỏi tình huống để nhận ra cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể hỏi một người bạn hoặc người thân trong gia đình đáng tin cậy giúp bạn nhận ra suy nghĩ và phản ứng của mình để biết chính xác những gì bạn cảm thấy. Có thể sẽ khó để bạn tách bản thân ra khỏi những suy nghĩ để thật sự biết bạn cảm thấy thế nào hay những điều này có ý nghĩa ra sao đối với bạn. Phương pháp 2 - Phân tích Giá trị của bạn Bước 1 - Hiểu được những giá trị. Biết trân trọng những gì có thể giúp bạn thấu hiểu bản thân từ cốt lõi. Nhiều giá trị dựa trên trải nghiệm cá nhân của bạn, và một số sẽ thay đổi khi bạn hiểu thêm về bản thân mình. Đôi khi những giá trị khó xác định vì sự giới hạn và khái niệm khá trừu tượng và mơ hồ. Giá trị là niềm tin và lý tưởng của bạn dựa trên những lựa chọn trong cả cuôc đời. Bước 2 - Xác định giá trị. Xác định và định nghĩa giá trị của bạn sẽ giúp bạn đến gần hơn trong việc nhận ra mình là ai và điều gì quan trọng với bạn. Để tìm ra giá trị của mình, bạn sẽ cần dành thời gian suy nghĩ lại, phân tích xem điều gì quan trọng và những giá trị nào làm nên con người bạn. Bắt đầu xác định giá trị bằng cách viết câu trả lời cho các câu hỏi sau: Kể tên hai người bạn ngưỡng mộ nhất. Những phẩm chất nào ở họ khiến bạn ngưỡng mộ? Người khiến bạn ngưỡng mộ là người như thế nào? Nếu bạn chỉ có thể sở hữu ba món tài sản cho cuộc sống sau này của mình, thì chúng là gì? Tại sao? Những chủ đề, sự kiện, hay sở thích mà bạn đam mê là gì? Tại sao chúng lại quan trọng với bạn? Những điều khiến bạn đam mê là những điều như thế nào? Sự kiện nào khiến bạn cảm thấy trọn vẹn và mãn nguyện nhất? Và khoảng thời gian đó như thế nào? Tại sao? Bước 3 - Nhóm lại những giá trị cốt lõi của bạn. Bạn nên bắt đầu suy nghĩ về những điều quan trọng với bạn và những điều bạn trân trọng. Thử nhóm những suy nghĩ, khoảnh khắc, hay những điều này thành những giá trị cốt lõi để bạn có ý nghĩ tốt hơn về niềm tin và lý tưởng cốt lõi của mình. Một số ví dụ về giá trị cốt lõi bao gồm sự lịch sự, sự chân thành, sự lạc quan, sự tự tin, tình bạn, thành tựu, niềm tin, lòng tốt, sự công bằng, sự tin cậy, và bình yên. Dùng những giá trị cốt lõi này để hiểu biết về bản thân tốt hơn. Những giá trị này còn giúp bạn lựa chọn và xác định điều gì là quan trọng với bạn. Thông qua phân tích bản thân theo cách này, bạn sẽ đến gần hơn trong việc mở khóa con người thật bên trong mình. Bạn có thể có nhiều nhóm giá trị. Điều này là bình thường vì con người là loài phức tạp và cảm nhận nhiều thứ khác nhau. Ví dụ, bạn có thể coi trọng sự chân thành, niềm tin, năng lực, và sự tự tin, những giá trị mà chúng không nhất thiết phải nhóm lại với nhau. Nhưng những điểm này lại cho bạn thấy những loại sự việc và con người mà bạn trân trọng xung quanh mình cũng như những điểm mà bạn có thể cố gắng đạt được cho bản thân. Phương pháp 3 - Khám phá Câu chuyện của bạn Bước 1 - Viết ra câu chuyện của bạn. Viết câu chuyện cuộc đời có thể cho bạn biết nhiều điều về bản thân cũng như cách bạn nhìn nhận những thử thách, niềm vui, và cố gắng trong cuộc sống. Viết ra câu chuyện của bạn có thể giúp bạn hiểu những gì mình đã học được thông qua trải nghiệm và cách những trải nghiệm này ảnh hưởng đến bạn. Bằng cách này, bạn có thể phân tích cách những trải nghiệm này đã giúp tạo hình con người bạn như thế nào, bao gồm giá trị, thái độ, niềm tin, thành kiến, phản ứng của bạn, và cách bạn tương tác với thế giới của mình. Nhớ rằng cho dù bạn đã từng mắc lỗi lầm nhưng bạn vẫn là một con người toàn vẹn và hoàn hảo với giá trị vốn có. Bước 2 - Phân tích câu chuyện của bạn. Khi đã viết ra câu chuyện cuộc đời của mình, hãy phân tích bản thân bằng cách hỏi những câu dưới đây: Những chủ đề nào có trong câu chuyện của bạn? Bạn luôn là người được giúp đỡ hay là người giúp đỡ người khác? Câu chuyện của bạn có nói về sự vô dụng hay năng lực không? Đó là chuyện tình yêu, chuyện hài, chuyện kịch, hay một câu chuyện nào khác? Nếu bạn đặt tên cho câu chuyện của mình, thì nó sẽ tên là gì? Chia câu chuyện của bạn thành các chương. Tại sao những chương này được phân chia theo nơi chúng xảy ra? Điều gì đã thay đổi? Bạn đã học được gì? Tên của các chương là gì? Bạn có mô tả bản thân mình trong câu chuyện? Bạn có mô tả những người khác? Những mô tả đó có ý nghĩa như thế nào với bạn và chúng nói lên điều gì về cách bạn nhìn nhận bản thân, người khác, và cuộc sống? Những từ nào bạn dùng để mô tả bản thân mình, người khác, và cuộc sống? Những từ miêu tả đó cho bạn biết điều gì về câu chuyện của bạn và cách bạn tạo nên nó? Bước 3 - Quyết định xem những phân tích của bạn có ý nghĩa gì. Khi bạn viết câu chuyện của mình, bạn cần quyết định xem nó có ý nghĩa gì. Điều thú vị khi viết ra câu chuyện của riêng mình để phân tích, còn được gọi là tường thuật trị liệu, là cho bạn thấy những điều bạn suy nghĩ là quan trọng hoặc có tính quyết định đối với sự tồn tại của bạn. Nó cho thấy những khoảnh khắc trong cuộc đời mà bạn cảm nhận được khá quan trọng hoặc đáng để ghi nhớ. Nó cũng cho thấy cách bạn nhìn nhận bản thân và hướng đi sau này. Ví dụ, nếu bạn viết cuộc đời mình dưới dạng kịch, bạn có thể cảm thấy cuộc đời đầy bi thảm và dữ dội. Nếu bạn viết dưới dạng hài, bạn có thể nghĩ cuộc đời mình đã rất vui vẻ và lạc quan cho đến thời điểm này. Nếu bạn viết như một câu chuyện tình yêu, có thể bạn là người vô cùng lãng mạng có một tình yêu tuyệt vời hoặc đang mong đợi người tình trong tương lai. Bước 4 - Hãy nhớ rằng cần có thời gian. Thậm chí khi bạn đã thực hiện tất cả các bước, nhưng bạn cũng cần nhận ra rằng việc này cần có thời gian. Điều quan trọng là phải hiểu việc trở nên hiểu rõ mình là ai, hay phân tích bản thân mình, cũng là một quá trình cần theo đuổi liên tục và suốt đời. Con người bạn hôm nay hay những gì bạn tin tưởng hôm nay có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-d%E1%BA%A7u-h%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BA%A3o-trong-n%E1%BA%A5u-n%C6%B0%E1%BB%9Bng
Cách để Sử dụng dầu hương thảo trong nấu nướng
Hương thảo là loại thảo mộc quen thuộc có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, và thường được dùng trong ẩm thực Ý và Pháp. Loại thảo mộc này có vị cay ấm, và thường được kết hợp với các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt cừu, với chanh và thậm chí với các món ngọt. Điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng hương thảo trong nấu nướng là cắt nhỏ vì lá hương thảo rất cứng. Hương thảo được ưa chuộng trong các món mặn, các loại bánh nướng và thậm chí được thêm vào món tráng miệng. Phương pháp 1 - Rửa và cắt nhỏ hương thảo để chế biến thức ăn Bước 1 - Rửa hương thảo. Đặt bó hương thảo vào rổ và rửa dưới vòi nước. Bạn cũng có thể dùng tay vuốt các nhánh hương thảo dưới vòi nước để làm sạch đất cát hoặc bụi bẩn trong vườn. Cho hương thảo đã được rửa sạch vào vải thưa và thấm khô nước. Bước 2 - Cắt từng nhánh hương thảo. Sử dụng kéo hoặc dao sắc để cắt bó hương thảo thành từng nhánh nhỏ. Bỏ các nhánh bên dưới thường mọc từ bó to. Bạn cũng có thể cắt bỏ phần thân to không có lá. Phần thân của hương thảo cũng có mùi vị, nhưng cứng và khó ăn. Bước 3 - Giữ nguyên nhánh hương thảo để trang trí và dùng làm gia vị. Các nhánh hương thảo thích hợp để dùng cho trang trí và thêm mùi vị cho một số món ăn. Bạn có thể thêm các nhánh hương thảo sau khi chế biến món ăn, hoặc cho cả nhánh hương thảo vào món nướng, súp và các món ăn khác. Tương tự như lá nguyệt quế, các nhánh hương thảo được nấu cùng thức ăn đều được lấy ra trước khi dọn ra ăn. Bước 4 - Vuốt lá khỏi thân. Dùng một tay giữ phần ngọn của nhánh hương thảo và dùng tay còn lại giữ phần thân bên dưới ngọn. Di chuyển các ngón tay xuống phần thân với lực nhẹ để vuốt lá khỏi thân. Cho phần lá lên thớt và bỏ phần thân. Thay vì bỏ phần thân, bạn cũng có thể treo nó lên để hong khô rồi bảo quản để dùng làm xiên que cho món rau củ và thịt nướng. Khi bạn muốn thêm hương thảo vào công thức chế biến, tốt nhất chỉ nên dùng lá thay vì thêm cả nhánh. Bước 5 - Cắt nhỏ phần lá. Bạn sẽ dùng dao sắc băm nhỏ lá hương thảo. Loại lá này khá cứng, kể cả sau khi chế biến, và đây là cách giúp cho chúng dễ ăn hơn. Phương pháp 2 - Thêm hương thảo khi nấu và nướng thức ăn Bước 1 - Làm bánh mì và bánh nướng thảo mộc. Hương thảo tươi băm nhỏ thường được dùng để thêm mùi vị cho các món bánh nướng mặn và bánh mì. Một số cách kết hợp hương thảo phổ biến là: Bánh mì hương thảo tươi và món bánh mì focaccia. Bánh quy lạt vị hương thảo tự làm tại nhà Bánh scone hương thảo và thảo mộc Mì ống hoặc gnocchi với hương thảo tươi Bước 2 - Chế biến hương thảo với cá và thịt. Bạn có thể thêm hương thảo vào bất kỳ món thịt nào, bao gồm gà, cừu, cá, hải sản có vỏ, gà tây, heo và bò. Bạn có thể nhồi cả nhánh hương thảo vào thịt, nướng thịt với các nhánh hương thảo, hoặc sử dụng hương thảo băm nhỏ làm gia vị. Để làm nước ướp đa dụng cho mọi món nướng than, áp chảo, xào, quay hoặc đút lò, hãy kết hợp: 1 thìa canh (7gr) tiêu đen xay 1 thìa canh (20gr) muối 3 thìa canh (10gr) hương thảo tươi băm nhỏ 1 thìa canh (3gr) hương thảo khô 8 tép tỏi băm nhỏ Bước 3 - Thêm hương thảo vào các món có phô mai. Phô mai cùng hương thảo là sự kết hợp hoàn hảo, và có rất nhiều cách để tăng thêm hương vị cho các món có phô mai với loại thảo mộc này. Hãy rắc thêm 1-3 thìa cà phê (1 - 3gr) hương thảo tươi băm nhỏ sau khi chế biến món ăn. Một vài cách kết hợp lý tưởng là: Nui và phô mai Phô mai que nướng tại nhà Pizza Phô mai que Mozzarella Bánh mì kẹp phô mai Lẩu phô mai Bước 4 - Rau củ và hương thảo đút lò. Rau củ đút lò là món ăn mà bạn có thể sử dụng cả nhánh hương thảo để thêm hương vị. Cắt nhỏ khoai tây, cà rốt, củ cải trắng và các loại rau củ khác, rồi cho tất cả vào khay nướng cùng với dầu, vắt thêm một quả chanh, và thêm một hoặc hai nhánh hương thảo tươi. Cho rau củ vào lò nướng ở nhiệt độ 200°C trong khoảng 35-40 phút đến khi mềm và có màu vàng nâu. Một vài loại rau củ nướng thơm ngon là khoai lang, rễ cần tây, bí ngòi, ớt chuông, măng tây và cà tím. Bước 5 - Tăng thêm hương vị cho món khoai tây. Một trong những cách kết hợp thức ăn và thảo mộc phổ biến nhất là khoai tây với hương thảo. Bạn có thể thêm hương thảo vào bất kỳ món khoai tây nào, bao gồm khoai tây đút lò, khoai tây nghiền hoặc thậm chí rắc hương thảo vào món khoai tây cắt lát nướng sốt kem. Cách làm món khoai tây hương thảo như sau: Rửa sạch ba củ khoai tây Cắt khoai tây thành múi cau hoặc sợi Ướp khoai tây với 2 thìa canh (30ml) dầu cùng với muối và tiêu Nướng khoai tây trong lò nướng ở nhiệt độ 250°C khoảng 30-35 phút, lật khoai tây hai lần trong quá trình nướng. Nêm gia vị với hương thảo cắt nhỏ, tỏi băm và thêm muối với tiêu. Bước 6 - Làm món kem sorbet vị chanh với hương thảo. Kem sorbet là món tráng miệng được làm từ nước hoa quả với đường, và khi bạn tự làm sorbet tại nhà, bạn có thể dùng nước hoa quả yêu thích và thêm gia vị bất kỳ. Kem sorbet là món tráng miệng phù hợp để thêm hương thảo, vì chanh và hương thảo thường kết hợp với nhau trong các món ăn khác. Để món kem sorbet chanh có vị chanh và hương thảo, bạn cần thêm 1 thìa cà phê (1gr) hương thảo cắt nhỏ vào nồi nấu nước đường. Phương pháp 3 - Một số cách sử dụng khác Bước 1 - Pha trà. Trà hương thảo là loại trà nóng ấm và thơm ngon mà bạn có thể thực hiện với hai nguyên liệu cơ bản là nước với hương thảo. Đun sôi một ít nước bằng ấm đun hoặc nồi nhỏ. Cho một nhánh hương thảo tươi vào ấm trà và đổ nước sôi vào đó. Chờ khoảng 3-5 phút. Bạn cũng có thể thêm một lát chanh vào trà. Bạn cũng có thể đổ trà hương thảo ở nhiệt độ phòng vào chai hoặc lọ có thể đóng kín và cho vào tủ lạnh để uống lạnh. Lấy hương thảo ra trước khi bảo quản, và uống hết trà trong khoảng vài ngày. Bước 2 - Ngâm dầu. Để ngâm dầu hương thảo, bạn sẽ cho ½ cốc (120ml) dầu ô liu vào nồi nhỏ với ba nhánh hương thảo tươi. Đun dầu với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút đến khi dầu có nhiệt độ 82°C. Nhấc nồi dầu ra khỏi bếp và chờ đến khi dầu giảm xuống nhiệt độ phòng. Chuyển dầu cùng hương thảo đã nguội vào chai hoặc lọ và bảo quản trong tủ lạnh đến một tháng. Bạn có thể dùng dầu hương thảo thay cho dầu thông thường khi nấu, rán thức ăn và làm sốt salad. Bước 3 - Làm bơ hương thảo. Bơ thảo mộc là món ăn thú vị giúp bạn thưởng thức thảo mộc cùng gia vị tươi, và bạn có thể tự làm bơ hương thảo cho nhiều mục đích sử dụng. Một số cách sử dụng bơ hương thảo là: Phết bơ lên bánh mì nướng Làm sốt cho món cá hoặc thịt nướng Thêm vào món khoai tây nướng hoặc đút lò Ăn kèm với cơm, mì ống hoặc rau củ nóng Bước 4 - Làm muối hương thảo. Đây là nguyên liệu tuyệt vời giúp tăng thêm hương vị cho mọi món ăn. Để làm muối hương thảo, bạn sẽ cho ¼ cốc (75gr) muối hột và 1 thìa cà phê (1gr) hương thảo khô vào máy xay thực phẩm. Xay hỗn hợp đến khi hai nguyên liệu quyện đều vào nhau. Cho hỗn hợp vào hộp hoặc túi có thể đóng kín và để yên trong một ngày. Sử dụng muối hương thảo thay cho muối thường khi nêm nếm các món ăn, chẳng hạn như món súp, món hầm, salad, các loại thịt, rau củ, bỏng ngô, v.v. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng muối trong vòng một năm. Bạn cũng có thể thêm vỏ chanh hoặc vỏ cam vào muối. Bước 5 - Thêm mùi vị vào nước chanh. Vì chanh và hương thảo là một sự kết hợp hoàn hảo, nên không có gì bất ngờ khi bạn có thể thêm hương thảo vào nước chanh hoặc món cocktail vị chanh yêu thích. Sau khi pha nước chanh, bạn chỉ cần thêm hai hoặc ba nhánh hương thảo tươi vào bình và ngâm hương thảo trong nước chanh khoảng vài tiếng trước khi uống.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%A1nh-chi-ti%C3%AAu-qu%C3%A1-nhi%E1%BB%81u
Cách để Tránh chi tiêu quá nhiều
Bạn có thấy mình tiêu nhanh chóng tiền lương hoặc thưởng hay không? Khi bạn bắt đầu tiêu tiền, sẽ rất khó để dừng lại. Chi tiêu quá mức có thể dẫn đến nợ nần chồng chất và tiết kiệm bằng không. Có thể sẽ rất khó tránh chi tiêu nhưng với cách tiếp cận hợp lý, bạn có thể ngừng chi tiền và tiết kiệm. Phương pháp 1 - Đánh giá thói quen chi tiêu của bạn Bước 1 - Suy nghĩ về những sở thích, hoạt động hoặc đồ vật bạn chi tiền vào mỗi tháng. Có thể bạn là một tín đồ của giày dép, có thể bạn thích ăn hàng, hoặc bạn không thể ngừng đăng ký mua tạp chí làm đẹp. Tìm thấy niềm vui từ những đồ vật hoặc trải nghiệm như vậy là tốt chừng nào bạn có thể trang trải được. Hãy liệt kê những hoạt động và đồ vật bạn thích chi tiền vào mỗi tháng và gọi đó là những khoản chi tùy chọn hàng tháng. Tự hỏi bản thân: Mình có dành quá nhiều tiền cho những khoản chi không bắt buộc đó không nhỉ? Không giống các khoản chi cố định phải trả hàng tháng (như tiền thuê nhà, sinh hoạt phí, và các khoản thanh toán khác), khoản chi tùy chọn là không cấp thiết và dễ cắt giảm. Kiểm tra những thứ mà bạn không dùng. Ví dụ như bạn đã đăng ký tài khoản một game trực tuyến nào đó mà đã không chơi nhiều tháng, đăng ký tập gym nhưng không đi, hoặc hủy đăng ký truyền hình cáp nếu đã xem tivi trực tuyến. Phải thừa nhận là có một số thứ bạn cần suy nghĩ kỹ, như thẻ tập gym và chi phí cho quần áo vì chúng có thể cần thiết cho công việc của bạn. Có lẽ bạn sẽ không cắt giảm những phần này nhưng cần xem xét tỉ mỉ hơn. Bước 2 - Kiểm tra chi tiêu của bạn trong quý vừa qua. Xem bảng kê thẻ tín dụng và ngân hàng cũng như các khoản chi bằng tiền mặt để biết bạn chi cho cái gì. Ghi chép những thứ lặt vặt như một li cà phê, tem thư, hay bữa ăn trên đường đi. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên về số tiền chi tiêu trong một tuần hoặc một tháng. Nếu được, hãy nhìn vào dữ liệu thu thập trong vòng một năm. Hầu hết những nhà hoạch định tài chính sẽ xem xét chi tiêu trong cả năm trước khi đưa ra gợi ý điều chỉnh. Các khoản chi không bắt buộc có thể chiếm phần lớn trong tiền lương hoặc thưởng của bạn. Ghi chép những khoản chi này sẽ giúp bạn cảm nhận được cần cắt giảm chi tiêu ở chỗ nào. Ghi lại để xem bạn chi cho sở thích so với nhu cầu như thế nào (ví dụ, uống bia ở quán so với thực phẩm trong một tuần). Tính toán xem tỷ lệ phần trăm chi tiêu cố định so với chi tiêu không bắt buộc là bao nhiêu. Chi tiêu cố định không thay đổi hàng tháng còn chi tiêu tùy chọn có thể được điều chỉnh linh hoạt. Bước 3 - Giữ lại hóa đơn. Đây là cách làm hay để theo dõi số tiền bạn chi cho những đồ vật cụ thể hàng ngày. Thay vì ném hóa đơn đi, hãy giữ chúng lại để ghi chính xác số tiền bạn chi cho một đồ vật hay một bữa ăn. Với cách này, nếu bạn chi tiêu quá tay trong tháng, bạn có thể biết chính xác khi nào và ở đâu bạn đã chi tiền. Cố gắng ít dùng tiền mặt mà thay vào đó, sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để tiện theo dõi. Bạn nên thanh toán đầy đủ số dư thẻ tín dụng hàng tháng nếu có thể. Bước 4 - Sử dụng ứng dụng Budget Planner (Quản lý ngân sách) để đánh giá chi tiêu. Đây là chương trình tính toán chi tiêu và thu nhập cần thiết trong một năm. Ứng dụng này sẽ cho bạn biết bạn có thể chi bao nhiêu trong một năm cụ thể dựa vào chi tiêu của bạn. Tự hỏi bản thân: Liệu bạn có chi nhiều hơn bạn kiếm được không? Nếu bạn dùng tiết kiệm để trả tiền thuê nhà hoặc dùng thẻ tín dụng để thanh toán những đợt mua sắm lu bù hàng tháng thì có nghĩa là bạn đang tiêu nhiều hơn thu nhập có được. Việc này chỉ khiến số nợ tăng thêm và tiết kiệm giảm đi. Vì vậy, hãy trung thực với chi tiêu hàng tháng của mình và đảm bảo bạn chỉ chi trong giới hạn thu nhập. Điều đó có nghĩa là bạn cần phân bổ tiền cho chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng. Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng quản lý tài chính để kiểm soát chi tiêu theo ngày. Tải phần mềm quản lý chi tiêu về điện thoại và ghi lại các khoản mua sắm ngay sau khi thực hiện. Phương pháp 2 - Điều chỉnh thói quen chi tiêu Bước 1 - Tạo quỹ chi tiêu và chi trong giới hạn của quỹ. Xác định các khoản chi cơ bản hàng tháng để tránh chi tiêu quá khả năng. Các khoản chi này bao gồm: Tiền thuê nhà và sinh hoạt phí. Tùy vào điều kiện sống, bạn có thể chia sẻ chi phí này với bạn cùng phòng hoặc vợ/chồng. Chủ nhà có thể trả tiền khí đốt hoặc bạn trả tiền điện hàng tháng. Đi lại. Bạn đi bộ đến nơi làm hàng ngày? Đạp xe? Đi xe buýt? Đi chung xe với người khác? Thực phẩm. Phân bổ số tiền bình quân chi cho các bữa ăn mỗi tuần trong cả tháng. Chăm sóc sức khỏe. Điều quan trọng là bạn cần có bảo hiểm y tế trong trường hợp bất trắc hoặc tai nạn vì tự thanh toán sẽ tốn hơn là được bảo hiểm chi trả. Hãy tra cứu trên mạng để chọn tỷ lệ phí bảo hiểm tốt nhất. Các khoản tiêu vặt. Nếu bạn có vật nuôi, bạn cần xác định thức ăn cho vật nuôi hàng tháng là bao nhiêu. Nếu bạn và vợ/chồng sắp xếp đi chơi buổi tối mỗi tháng một lần, hãy coi đó là một khoản chi. Tính tất cả các chi phí mà bạn có thể nghĩ ra, nhờ đó, bạn sẽ biết chính xác mình tiêu tiền vào việc gì. Nếu bạn phải trả nợ, hãy ghi vào mục khoản chi cần thiết trong quỹ chi tiêu. Bước 2 - Luôn có sẵn mục tiêu trong đầu khi đi mua sắm. Mục tiêu đó có thể là: đôi tất mới thay cho đôi đã bị thủng. Hoặc, thay điện thoại bị hỏng. Có mục tiêu khi mua sắm, đặc biệt đối với những đồ không cấp thiết, sẽ giúp bạn tránh mua sắm một cách bột phát. Tập trung vào vật dụng cần thiết khi mua cũng giúp bạn biết rõ số tiền cần chi cho mỗi lần mua sắm. Khi mua thực phẩm, hãy xem trước công thức nấu ăn và liệt kê những thành phần cần thiết. Bằng cách này, khi ở trong cửa hàng, bạn có thể bám sát vào danh sách và biết chính xác bạn sẽ dùng các thực phẩm đó như thế nào. Nếu khó tập trung vào danh sách thực phẩm đã liệt kê, hãy thử mua qua mạng. Cách này giúp bạn tính tổng tiền mua hàng và biết chính xác bạn đang chi tiền mua cái gì. Bước 3 - Đừng bị cuốn hút vào hàng giảm giá. Đó là một sự cám dỗ không thể cưỡng được! Chủ cửa hàng bán lẻ tin rằng khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi kệ hàng giảm giá. Điều quan trọng là cưỡng lại được ham muốn mua sắm chỉ vì mặt hàng đó đang giảm giá. Dù giảm giá mạnh vẫn có nghĩa là chi tiền nhiều. Thay vào đó, bạn chỉ nên cân nhắc mua sắm trong hai trường hợp: bạn có cần đồ vật đó không? Và bạn có đủ tiền mua đồ vật đó không? Nếu câu trả lời là không cho cả hai câu hỏi này, tốt nhất hãy để mặt hàng đó lại và tiết kiệm tiền để mua đồ vật bạn cần, thay vì bạn muốn dù đang giảm giá. Bước 4 - Để thẻ tín dụng ở nhà. Chỉ mang lượng tiền mặt bạn cần dựa vào kế hoạch chi tiêu để có đủ tiền tiêu cho cả tuần. Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được việc mua sắm không cần thiết nếu đã chi hết tiền. Nếu bạn buộc phải mang theo thẻ tín dụng, hãy coi đó là thẻ ghi nợ, tức là mỗi đồng bạn tiêu bằng thẻ tín dụng cũng giống như tiền bạn phải trả nợ hàng tháng. Coi thẻ tín dụng như thẻ ghi nợ có nghĩa bạn sẽ không vội vàng quẹt thẻ cho mỗi lần mua. Bước 5 - Ăn ở nhà và mang cơm trưa đến nơi làm việc. Ăn hàng có thể rất tốn kém, đặc biệt nếu bạn chi 200 nghìn-300 nghìn mỗi ngày, 3-4 lần mỗi tuần. Giảm ăn hàng xuống một lần mỗi tuần và dần dần chỉ còn một lần mỗi tháng. Bạn sẽ biết mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua thực phẩm để nấu ăn tại nhà. Bạn cũng sẽ thấy việc đi ăn hàng vào dịp đặc biệt có giá trị hơn nhiều. Mang cơm ăn trưa hàng ngày thay vì phải trả tiền cho bữa trưa. Dành 10 phút trước khi đi ngủ vào buổi tối hoặc trước khi đi làm vào buổi sáng để chuẩn bị đồ ăn trưa. Bạn sẽ thấy tiết kiệm được kha khá tiền mỗi tuần chỉ nhờ mang cơm trưa đi ăn. Ăn ngoài một cách hợp lý. Không có gì sai trái khi thỉnh thoảng bạn muốn đi ăn bên ngoài. Nhưng bạn nên chú ý đến các lựa chọn khác mà giúp mình tiết kiệm nhiều hơn. Kiểm tra xem có nhà hàng nào có phiếu giảm giá hay không. Cố gắng mua bữa trưa trong siêu thị thay vì ra tiệm cà phê sang chảnh. Bước 6 - Hạn chế chi tiêu. Kiểm tra thói quen chi tiêu bằng cách chỉ mua những thứ bạn cần trong 30 ngày hoặc một tháng. Hãy xem bạn đã chi tiêu cho một tháng ít như thế nào khi tập trung vào mua những thứ bạn cần thay vì những thứ bạn muốn. Cách này sẽ giúp bạn xác định thứ gì được coi là cần thiết và thứ gì có cho vui. Ngoài những nhu cầu cần thiết rõ ràng như tiền thuê nhà và thực phẩm, bạn có thể cho rằng thẻ thành viên trung tâm thể dục là nhu cầu vì hoạt động này giúp bạn khỏe mạnh, yêu đời. Hay như đi mát xa mỗi tuần để giúp lưng đỡ đau. Bạn có thể chi cho những nhu cầu này chừng nào chúng nằm trong giới hạn ngân sách chi tiêu mà bạn có thể đáp ứng được. Bước 7 - Tự làm tại nhà. Đó là cách tuyệt vời để học thêm kỹ năng mới và tiết kiệm tiền. Có nhiều blog và sách hướng dẫn cách tự làm giúp bạn tạo ra những đồ vật đắt tiền với kinh phí hạn hẹp. Thay vì mua một tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ vật trang trí đắt tiền, bạn hãy tự làm ra chúng. Cách này sẽ giúp bạn tạo ra đồ vật theo ý muốn và không bị lạm chi. Các trang web như Pinterest, ispydiy, và A Beautiful Mess đều có những ý tưởng thú vị để bạn tự làm các vật dụng tại nhà. Bạn cũng có thể học cách tái chế đồ vật có sẵn để tạo thành những vật dụng mới, thay vì bỏ tiền mua. Cố gắng tự làm việc nhà. Tự dọn dẹp lối đi vào nhà thay vì thuê người làm. Động viên mọi người trong gia đình cùng làm việc nhà như rửa bát hoặc lau nhà. Tự làm các chất tẩy rửa vật dụng trong nhà và sản phẩm làm đẹp. Hầu hết các sản phẩm này được tạo bởi những thành phần đơn giản bạn có thể mua tại cửa hàng tạp phẩm hoặc thực phẩm tự nhiên gần nhà. Nước giặt, chất tẩy rửa đa mục đích, thậm chí xà phòng đều có thể tự làm bằng tay, rẻ hơn so với mua ở cửa hàng. Bước 8 - Để dành tiền cho mục tiêu cuộc đời. Làm việc vì mục tiêu cuộc đời, như đi du lịch châu Âu hay mua nhà, bằng cách để dành tiền hàng tháng trong tài khoản tiết kiệm. Tự nhắc nhở bản thân rằng tiền tiết kiệm đó không phải để mua quần áo hay đi chơi hàng tuần mà dành cho mục tiêu lớn hơn của cuộc đời. Phương pháp 3 - Tìm sự giúp đỡ Bước 1 - Nắm được đặc điểm của tình trạng mua sắm bốc đồng. Những người mua sắm bốc đồng thường không kiểm soát được thói quen chi tiêu và chi tiền một cách cảm tính. Họ "mua sắm đến mức kiệt sức" và vẫn tiếp tục mua sắm. Tuy nhiên, mua sắm và chi tiêu không kiểm soát thường khiến người ta cảm thấy buồn chán về bản thân hơn là thỏa mãn. Phụ nữ thường dễ mua sắm bốc đồng hơn nam giới. Những người phụ nữ hay mua sắm bốc đồng có những kệ quần áo vẫn còn nguyên tem. Họ đến trung tâm mua sắm với dự định chỉ mua một thứ nhưng lại về nhà với nhiều túi quần áo. Đi mua sắm theo cảm tính có thể là niềm an ủi tạm thời khi bị căng thẳng, lo âu và cô đơn trong dịp nghỉ lễ. Tình trạng này cũng xảy ra khi một người cảm thấy buồn chán, cô độc và tức giận. Bước 2 - Nhận biết dấu hiệu mua sắm bốc đồng. Bạn có tham gia vào những đợt mua sắm thả cửa hàng tuần không? Bạn có liên tục chi nhiều hơn khả năng thu nhập không? Bạn có vội vàng khi đi mua sắm và mua những thứ bạn không cần hay không? Có thể bạn cảm thấy "hứng khởi" khi mua được nhiều thứ mỗi tuần. Chú ý liệu bạn có nhiều khoản nợ lớn trong thẻ tín dụng hay không. Bạn có thể giấu gia đình hoặc vợ/chồng về việc đi mua sắm, hoặc cố gắng tìm việc làm thêm ngoài giờ để kiếm tiền trang trải cho thói quen chi tiêu này. Những người mua sắm không kiểm soát sẽ phủ nhận hoặc khó chấp nhận rằng họ đang có vấn đề. Bước 3 - Nói chuyện với chuyên gia trị liệu. Mua sắm bốc đồng có thể coi là một dạng nghiện. Vì vậy, nói chuyện với chuyên gia trị liệu hoặc tham gia nhóm hỗ trợ những người mua sắm bốc đồng là những cách quan trọng để cùng nhau giải quyết vấn đề. Trong quá trình trị liệu, bạn có thể phát hiện ra những vấn đề sâu xa đằng sau tình trạng chi tiêu không kiểm soát, cũng như nhận thức được sự nguy hiểm của việc chi tiêu thái quá. Trị liệu cũng đưa ra giải pháp thay thế lành mạnh để xử lý những vấn đề về cảm xúc.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Pha-ch%E1%BA%BF-Virgin-Pi%C3%B1a-Colada
Cách để Pha chế Virgin Piña Colada
Piña colada được xem là thức uống chính thức của Puerto Rico mang đến cho người thưởng thức cảm giác sảng khoái và mát lạnh. Được pha chế từ nước cốt dừa và nước ép dừa, Virgin Pina Colada là một phiên bản khác của Pina Colada truyền thống và cũng ngon không kém. Bạn có thể tự pha chế Pina Colada không cồn theo công thức sau: Phương pháp 1 - Piña Colada Truyền thống Bước 1 - Cho nước cốt dừa, đá và nước ép dừa vào máy xay thực phẩm. Tất cả nguyên liệu sẽ hòa quyện rất nhanh khi cho vào máy xay cùng lúc. Lưu ý giữ lại dứa cắt lát để trang trí. Bước 2 - Xay đến khi đá mịn. Có thể phải xay giật vài lần để có được kết cấu bông mịn của Pina Colada truyền thống. Bước 3 - Đổ Pina Colada vào hai ly thủy tinh. Bạn có thể dùng ly Hurricane để tạo cảm giác giống lễ hội. Bước 4 - Trang trí bằng một lát dứa và một quả anh đào Maraschino cherry. Thả lát dứa ở trên mặt nước và đặt quả anh đào giữa lát dứa. Bước 5 - Hoàn thành. Phương pháp 2 - Piña Colada Chuối Bước 1 - Xay đá viên, nước ép dứa và nước cốt dừa. Chọn chế độ Xay giật đến khi hỗn hợp mịn đều. Tiếp tục xay đến khi hỗn hợp bông mịn như kem. Bước 2 - Cho bơ và dứa vào máy xay. Tiếp tục xay giật đến khi hỗn hợp hòa quyện và có kết cấu giống sinh tố. Bước 3 - Đổ thành phẩm vào 2 ly thủy tinh. Vì Pina Colada chuối gần giống sinh tố nên bạn có thể đổ vào 2 ly thủy tinh cao. Cắm ống hút vào và dùng ống hút cho dễ uống. Bước 4 - Trang trí bằng dứa cắt lát. Thức uống sẽ tạo cảm giác lễ hội nếu bạn gắn thêm vài lát dứa trên miệng ly. Phương pháp 3 - Piña Colada Quả mọng Bước 1 - Xay đá viên, nước cốt dừa và nước ép dứa. Liên tục xay giật đến khi hỗn hợp mịn và bông như kem. Bước 2 - Cho quả mọng vào máy xay. Bạn có thể dùng dâu tây, việt quất, mâm xôi đen hoặc kết hợp cả ba loại quả mọng. Xay đến khi quả mọng mịn để tạo thức uống đầy màu sắc. Bước 3 - Đổ thành quả vào 2 ly thủy tinh. Bạn nên dùng ly thủy tinh để ngắm nhìn màu sắc của Pina Colada hoa quả. Bước 4 - Trang trí bằng vài lát quả mọng. Dùng ống hút để thưởng thức.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Sang-s%E1%BB%91-tr%C3%AAn-xe-m%C3%B4-t%C3%B4
Cách để Sang số trên xe mô tô
Một trong những quy trình quan trọng nhất khi lái xe mô tô chính là sang số. Kỹ năng sang số dường như khó tập luyện thành thạo, nhưng thật ra đó là một kỹ năng đơn giản. Tuy nhiên, cách sang số sẽ phụ thuộc vào loại hộp số của xe, chẳng hạn xe có hộp số cơ học hay hộp số bán tự động. Phương pháp 1 - Sang số đối với hộp số cơ học Bước 1 - Làm quen với tay côn, tay ga và cần số. Tay côn nằm ở phía trước tay nắm bên trái, nhiệm vụ của nó là truyền mô-men xoắn từ động cơ sang hộp số. Tay ga nằm ở tay nắm bên phải. Khi bạn vặn tăng tay ga thì số vòng quay của động cơ sẽ tăng lên để tránh chết máy. Cần số là thanh nằm phía trước chỗ để chân bên trái, nhiệm vụ của nó là chuyển qua lại giữa các số. Hãy tập các thao tác sau: Siết cần tay côn rồi thả ra từ từ. Vặn tay ga về phía sau xe ("tăng ga") để xe chạy nhanh hơn. Vặn tay ga về phía trước xe ("giảm ga") để xe chạy chậm hơn. Nhấn cần số xuống để gài số đầu tiên cho xe. Điều này chỉ đúng nếu xe đang ở số 0 hoặc số 2, trong các trường hợp khác thì xe sẽ chuyển sang số thấp hơn nếu bạn dậm tới. Đẩy cần số lên để chuyển sang các số còn lại. Cấu trúc số phổ biến của hộp số cơ học là số 1 dậm tới, các số còn lại (4 hay 5 số) thì móc lên. Số 0 nằm giữa số 1 và số 2. Bước 2 - Khởi động xe bằng cách bóp tay côn, sau đó nhấn nút công tắc. Đảm bảo xe đang ở số 0. Số 0 được thông báo bằng đèn xanh "N" trên bảng điều khiển; tất cả các xe đời mới đều có đặc điểm này. Đến thời điểm này thì bạn đang ngồi trên yên xe. Bước 3 - Chuyển sang số 1. Bắt đầu bằng cách thả tay ga, sau đó bóp hết cần tay côn. Đồng thời bạn chuyển cần số vào số 1 bằng cách dậm tới trên cần số. Từ từ vặn tăng tay ga trong khi thả nhẹ tay côn đến khi xe bắt đầu lăn bánh chậm. Sau đó, bắt đầu tăng tay ga nhiều hơn và thả tay côn hoàn toàn. Đừng vội vã thả hết tay côn mà hãy tiếp tục phối hợp giữa tay ga và tay côn đến khi xe chạy bình thường. Khi xe tăng tốc, tiếp tục thả chậm tay côn thật êm. Bước 4 - Chuyển sang các số cao hơn. Khi xe đã đạt đủ vận tốc để chuyển sang số cao hơn thì bạn giảm tay ga đồng thời bóp tay côn. Đặt ngón chân dưới cần số và móc lên để chuyển sang số cao hơn. Mỗi lần móc cần số lên sẽ đưa xe sang một số cao hơn. Móc lần đầu sang số 2, các lần tiếp theo sang số 3, 4 và vân vân. LƯU Ý: người lái xe có kinh nghiệm không cần điều khiển tay côn để sang số cao hơn. Họ chỉ cần móc nhẹ cần số lên, sau đó, khi họ tức thời giảm nhẹ tay ga thì số cao hơn sẽ được gài vào. Bạn sẽ phải luyện tập để thực hiện thao tác này trơn tru, nhưng tiết kiệm được thời gian sang số đồng thời tăng nhẹ tuổi thọ của đĩa ly hợp. Nếu xe đang ở số 1 và bạn móc cần số lên thì xe sẽ trả về số 0. Nếu bạn thả tay côn, tăng tay ga và không có chuyện gì xảy ra thì xe đang ở số 0, bóp tay côn và dậm tới cần số một lần nữa. Nếu bạn vô tình sang số thì cũng không sao. Xe sẽ không bị hỏng miễn là bạn đảm bảo tay ga và số bạn vừa chuyển sang phải khớp với nhau. Bước 5 - Trả về số thấp hơn. Giảm tay ga khi bạn bóp tay côn. Dậm tới trên cần số rồi thả ra. Điều khiển nhịp nhàng tay côn và tay ga với nhau để phù hợp với vận tốc bạn đang chuyển động. Nếu xe chuẩn bị dừng thì bạn thả tay ga, bóp tay côn và tiếp tục nhấn rồi thả cần số đến khi xe trở về số 1. Phương pháp 2 - Sang số đối với hộp số bán tự động Bước 1 - Học sử dụng các công cụ điều khiển. Tất cả những gì bạn cần làm để sang số đối với xe có hộp số bán tự động là vặn tay ga và sử dụng cần số. Đối với hộp số bán tự động, khớp ly hợp được kết hợp vào cần số, do đó việc sử dụng cần số sẽ kích hoạt cả hai công cụ điều khiển này. Bước 2 - Mở công tắc xe. Dùng chân đẩy xe để đảm bảo xe đang ở số 0 trước khi bắt đầu sang số. Bước 3 - Chuyển sang số 1. Đây là một quy trình rất đơn giản vì tất cả những gì bạn phải làm là vặn tay ga và nhấn một cái lên cần số. Dậm tới cần số sẽ đưa xe vào số 1, trong khi móc cần số lên sẽ chuyển sang các số còn lại. Bước 4 - Chuyển sang các số cao hơn. Quy trình này tương tự như cách đưa xe vào số 1. Vặn tay ga và dùng ngón chân móc cần số lên. Móc lên một cái sẽ đưa xe vào số 2, những cái móc tiếp theo sẽ chuyển sang số 3 và vân vân. Bước 5 - Trả về số thấp hơn. Để giảm tốc độ trước khi ngừng hẳn, bạn có thể trả về số thấp hơn bằng cách dậm tới trên cần số. Luôn trả xe về số 0 khi xe đã ngừng hẳn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Regedit
Cách để Sử dụng Regedit
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách mở và sử dụng Windows Registry Editor, trình chỉnh sửa sổ đăng ký hay còn gọi là "regedit". Registry Editor cho phép chúng ta xem và chỉnh sửa những tập tin cùng chương trình hệ thống mà bạn không thể truy cập bằng cách khác. Nếu bạn chỉnh sửa Registry không đúng thì máy tính có thể bị hỏng, vì thế tốt nhất là đừng nên thay đổi bất cứ nội dung nào trong Registry nếu như bạn không biết rõ mình cần làm gì với sổ đăng ký. Phương pháp 1 - Mở Registry Editor Bước 1 - Mở Start . Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình hoặc nhấn phím ⊞ Win. Trên Windows 8, di con trỏ chuột đến góc trên/dưới bên phải màn hình và nhấp vào biểu tượng kính lúp hiện ra. Bước 2 - Nhập regedit vào Start. Đây là lệnh "khởi chạy" Registry Editor. Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng regedit hình nhiều khối nhỏ màu xanh dương ở đầu cửa sổ Start. Bước 4 - Nhấp vào Yes khi được hỏi. Cửa sổ Registry Editor sẽ mở ra. Nếu bạn không phải quản trị viên trên máy tính này thì sẽ không mở được Registry Editor. Phương pháp 2 - Sao lưu Registry Bước 1 - Nhấp vào mục Computer để chọn. Mục này có biểu tượng màn hình nằm đầu thanh bên trái cửa sổ Registry. Có thể bạn cần cuộn lên đầu thanh bên để thấy biểu tượng này. Bước này sẽ cho phép bạn sao lưu toàn bộ Registry, nhưng bạn vẫn có thể tiến hành với thư mục hoặc bộ thư mục cụ thể trong Registry. Bước 2 - Nhấp vào thẻ File (Tập tin) ở phía trên bên trái cửa sổ Registry. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra. Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn Export… (Xuất) ở gần đầu trình đơn thả xuống. Cửa sổ xuất tập tin đăng ký Export Registry File sẽ mở ra. Bước 4 - Nhập tên cho tập tin sao lưu. Nhập tên cho bản sao lưu của bạn. Bạn nên sử dụng ngày hiện tại hoặc chi tiết tương tự để nhận dạng trong trường hợp bạn cần khôi phục bản sao lưu. Bước 5 - Chọn vị trí lưu. Nhấp vào một thư mục bên trái cửa sổ Export Registry File để đặt làm nơi lưu trữ bản sao lưu, hoặc nhấp vào thư mục ở giữa cửa sổ này để chỉ định thư mục bên trong vị trí hiện tại. Bước 6 - Nhấp vào nút Save (Lưu) nằm cuối cửa sổ. Bản sao các thiết lập, giá trị và dữ liệu khác của Registry hiện tại sẽ được xuất. Nếu sự cố ngoài ý muốn xảy ra với Registry khi chỉnh sửa thì bạn có thể khôi phục bản sao lưu này nhằm khắc phục những lỗi vừa và nhỏ. Để khôi phục bản sao lưu Registry, bạn nhấp vào thẻ , chọn (Nhập) trong trình đơn thả xuống và chọn tập tin sao lưu Registry. Đừng quên tạo bản sao lưu mới của toàn bộ Registry trước khi tiến hành chỉnh sửa. Phương pháp 3 - Điều hướng Registry Editor Bước 1 - Nhấp vào dấu > cạnh mục Computer. Dấu này nằm bên trái biểu tượng mà bạn đã chọn khi tạo bản sao lưu. Thư mục sẽ được "mở rộng", thư mục con bên trong sẽ hiện ra phía dưới biểu tượng . Nếu tiêu đề đang hiển thị nhiều thư mục bên dưới thì mục này đã được mở rộng. Bước 2 - Xem qua những thư mục Registry được tích hợp sẵn. Thông thường sẽ có năm thư mục bên trong tiêu đề : Bước 3 - Nhấp vào một thư mục Registry. Khi bạn nhấp vào thư mục nào đó trong Registry Editor, nội dung bên trong thư mục sẽ hiển thị trên khung bên phải của Registry Editor. Ví dụ: nếu bạn nhấp vào thư mục thì sẽ có ít nhất một biểu tượng với tên (Default) (Mặc định) hiện ra bên phải trang. Bước 4 - Mở rộng thư mục Registry. Nhấp vào dấu bên trái thư mục để mở rộng và xem nội dung bên trong tùy chọn đó. Thao tác này áp dụng được với mọi thư mục trong Registry, không quan trọng vị trí. Bạn cũng có thể nhấp đúp vào thư mục để mở rộng. Một số thư mục (như ) chứa hàng trăm thư mục con, điều này có nghĩa là thanh bên trái sẽ tràn ngập những thư mục con này. Khi đó Registry sẽ trở nên khó điều hướng, tuy nhiên tất cả thư mục đều được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Bước 5 - Xem qua các tùy chọn thanh công cụ. Những mục nằm phía trên bên trái cửa sổ Registry bao gồm: – Nhập/xuất tập tin Registry hoặc in mục được chọn. – Thay đổi nội dung mục Registry được chọn hoặc tạo mục mới. – Bật/tắt thanh địa chỉ Registry (không phải phiên bản Windows 10 nào cũng có tính năng này). Bạn còn có thể xem dữ liệu nhị phân của mục Registry được chọn. – Thêm mục Registry được chọn vào thư mục Favorites (Yêu thích) trên máy tính. – Xem trang trợ giúp dành cho Registry của Microsoft. Bước 6 - Nhấp đúp vào tùy chọn trong thư mục Registry. Trên hầu hết các thư mục Registry sẽ có biểu tượng chữ màu đỏ được gắn nhãn . Khi nhấp đúp vào đây bạn sẽ xem được nội dung bên trong thư mục. Bước 7 - Nhấp vào Cancel. Mục Registry đang mở sẽ đóng lại. Phương pháp 4 - Tạo và xóa mục Registry Bước 1 - Đi đến thư mục mà bạn muốn tạo nội dung. Tiến hành bằng cách mở rộng thư mục, cuộn đến thư mục phụ mục tiêu, mở rộng thư mục phụ đó và lặp lại thao tác cho đến khi bạn đến được thư mục cần tìm. Bước 2 - Chọn thư mục. Nhấp vào thư mục mà bạn muốn tạo nội dung. Thư mục sẽ được chọn và bất kỳ tập tin mà bạn tạo đều sẽ nằm trong thư mục đó. Bước 3 - Nhấp vào thẻ Edit phía trên bên trái cửa sổ. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra. Bước 4 - Chọn New (Mới) ở gần đầu trình đơn thả xuống. Một trình đơn sẽ bật ra cạnh trình đơn thả xuống. Bước 5 - Chọn nội dung mà bạn muốn tạo. Nhấp vào một trong những mục sau: – Giá trị chuỗi là mục sẽ kiểm soát tính năng hệ thống (chẳng hạn như tốc độ bàn phím hoặc kích thước biểu tượng). – Giá trị DWORD làm việc với giá trị chuỗi và xác định cách hoạt động chính xác của quá trình hệ thống. – đơn thuần là thư mục Registry. Có rất nhiều biến thể của giá trị chuỗi và DWORD mà bạn có thể chọn tùy theo hướng dẫn mà bạn đang xem. Bước 6 - Nhập tên cho mục mới. Nhập tên cho giá trị DWORD, giá trị chuỗi hoặc khóa rồi nhấn ↵ Enter. Mục mới sẽ được tạo với tên vừa nhập trong vị trí mà bạn chỉ định. Nếu bạn muốn chỉnh sửa, nhấp đúp vào mục để mở nội dung và thay đổi khi cần thiết. Bước 7 - Xóa mục Registry. Lưu ý rằng việc thực hiện thao tác này với bất kỳ mục nào ngoài mục mà bạn vừa tạo có thể làm hỏng máy tính vĩnh viễn. Để xóa mục Registry nào đó, hãy: Nhấp vào mục Registry. Nhấp vào Nhấp vào Nhấp vào khi được hỏi. Bước 8 - Thoát Registry Editor. Nhấp vào dấu ở góc trên bên phải cửa sổ Registry Editor. Registry Editor sẽ đóng lại.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-t%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%99-Internet
Cách để Tăng tốc độ Internet
Dù ở nhà hay cơ quan thì kết nối mạng nhanh và hiệu quả vẫn đóng góp một phần quan trong trong cuộc sống hàng ngày. Mạng chậm và yếu khiến bạn bực bội, mất tiền mà không hài lòng. Vì ngày càng có nhiều thiết bị Internet ở nhà và cơ quan nên việc tăng tốc độ internet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xem bước 1 để biết cách tăng tốc độ internet và tối đa hóa hiệu suất kết nối mạng của thiết bị. Phương pháp 1 - Kiểm tra phần cứng và dịch vụ Bước 1 - Thử kiểm tra tốc độ. Có rất nhiều công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn kiểm tra tốc độ internet. Tìm từ khóa “speed test” (kiểm tra tốc độ) trên công cụ tìm kiếm yêu thích và chạy thử một vài dịch vụ. Có thể bạn cần cài đặt plugin mới chạy bài kiểm tra tốc độ được. Các dịch vụ kiểm tra khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, thậm chí là khi bạn kiểm tra cùng 1 dịch vụ 2 lần. Điều này cũng dễ hiểu vì máy chủ kiểm tra được đặt tại nhiều khu vực khác nhau và số người đang trực tuyến có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ mạng. Tốt nhất là kiểm tra nhiều lần rồi tính trung bình. Bước 2 - So sánh kết quả tốc độ mạng với số tiền bạn phải trả. Kiểm tra tốc độ gói cước mà bạn đăng ký. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ thông báo tốc độ “lên đến” một con số cụ thể nào đó, nghĩa là họ không thể đảm bảo rằng tốc độ luôn cao như vậy. Nếu mạng liên tục bị chậm so với tốc độ gói cước bạn đăng ký, hãy liên lạc với bên dịch vụ khách hàng và yêu cầu giảm phí hoặc tăng tốc độ mạng cho đúng với số tiền bạn phải trả. Nếu lâu rồi chưa nâng cấp internet, bạn có thể tìm gói cước tốc độ cao hơn với giá cả hợp lý. Hãy liên hệ với nhà cung cấp ở địa phương để biết thêm chi tiết. Đừng rơi vào bẫy megabit/megabyte. Các quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ mạng đều là megabit, không phải megabyte. Có 8 megabit (Mb) trong 1 megabyte (MB), nếu gói cước của bạn là 25 megabits mỗi giây (Mbps), thì thực chất tốc độ chỉ khoảng 3 megabytes mỗi giây (MBps). Bước 3 - Tắt modem và khởi động lại. Đôi khi chỉ cần thiết lập lại cũng có thể cải thiện đáng kể tốc độ internet. Bạn có thể bật tắt bộ định tuyến xem có hiệu quả không. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn nhớ thông tin đăng nhập trong trường hợp máy tính yêu cầu nhập thông tin sau khi thiết lập lại. Bước 4 - Đổi kênh Wi-Fi. Nếu nhiều người trong tòa nhà sử dụng cùng kênh Wi-Fi, bạn sẽ thấy tốc độ mạng giảm đi đáng kể. Sử dụng chương trình như inSSIDer cho PC và KisMAC hoặc WiFi Scanner cho Mac để quét các kênh không có nhiều người dùng. Đổi sang một trong các kênh đó để giảm nhiễu và cải thiện tốc độ mạng. Nếu bạn thấy một kênh mở, hãy đổi sang kênh đó để tăng tốc độ internet. Bạn nên tham khảo tài liệu hướng dẫn của bộ định tuyến hoặc tra cứu trên trang hỗ trợ để biết cách truy cập bộ định tuyến và đổi kênh không dây. Bước 5 - Đổi vị trí bộ định tuyến không dây và máy tính. Nếu bạn kết nối mạng qua bộ định tuyến Wi-Fi, tín hiệu kém có thể làm giảm tốc độ mạng hay rớt mạng. Hãy ngồi gần bộ định tuyến nhất có thể để tăng cường tín hiệu, hoặc đặt máy tính gần bộ định tuyến. Nếu bộ định tuyến đã cũ, bạn có thể thay mới. Thiết bị đời mới cải thiện khá nhiều về mặt kết nối và tốc độ so với thiết bị đời cũ. Cáp nối modem DSL với bộ định tuyến không dây bị bẩn, bụi hoặc lỏng cũng làm tốc độ mạng giảm đáng kể. Bạn có thể mua bình nén khí ở cửa hàng điện tử để thổi bay bụi bẩn ở cổng kết nối. Để các thiết bị điện ở nơi thoáng khí để tránh bị quá tải nhiệt. Bước 6 - Thử dùng Ethernet thay cho Wi-Fi. Nếu có thể, hãy gắn cứng càng nhiều thiết bị kết nối càng tốt. Điều này sẽ cải thiện tốc độ internet cho các thiết bị được gắn cứng, đồng thời giảm xung đột với các thiết bị không dây, chẳng hạn như máy tính bảng, điện thoại. Bước 7 - Bảo mật mạng. Nếu không đặt mật khẩu cho mạng không dây, không những bạn để cho bản thân dễ bị theo dõi mà còn tạo cơ hội cho những người khác sử dụng tự do, tức là họ có thể đánh cắp băng thông của bạn. Tốt nhất là bạn nên bảo vệ mạng không dây đúng cách, đặc biệt là trong khu căn hộ đông người. Bước 8 - Kiểm tra bộ lọc nếu có DSL. Khi kích hoạt DSL, bạn nối dây từ jack điện thoại tới một mặt hộp lọc hình chữ nhật. Mặt còn lại sẽ có 2 đây, 1 dây nối vào điện thoại và 1 dây nối vào modem. Nếu sử dụng 1 kết nối DSL qua điện thoại cố định,hãy đảm bảo rằng bạn sở hữu bộ lọc chất lượng cao để tối ưu hóa tốc độ tín hiệu. Bước 9 - Tránh chạy nhiều thiết bị cùng lúc. Tắt điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV thông minh và các thiết bị khác khi không sử dụng. Nếu nhiều thiết bị cùng lấy thông tin từ internet, đặc biệt là xem video hoặc chơi game thì tốc độ mạng rất chậm. Bước 10 - Kiểm tra giới hạn dữ liệu. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ quy định giới hạn dữ liệu mà không hiện hữu ngay lập tức. Đăng nhập vào trang tài khoản hoặc liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng để kiểm tra xem bạn đã dùng quá giới hạn hay chưa. Thông thường, khi dùng quá giới hạn cho phép, tốc độ mạng sẽ giảm cho đến khi hết tháng. Phương pháp 2 - Dọn dẹp trình duyệt và hệ điều hành Bước 1 - Quét virút và phần mềm độc hại. Virút, phần mềm quảng cáo và các phần mềm độc hại khác có thể làm giảm tốc độ internet cũng như tốc độ máy tính một cách đáng kể. Bạn cần thường xuyên quét hệ thống để đảm bảo máy không bị nhiễm virút hay phần mềm độc hại. Nếu chưa cài đặt phần mềm diệt virút, hãy ngay lập tức cài một chương trình và nhớ cập nhật thường xuyên. Chương trình diệt virút không phải lúc nào cũng phát hiện được mọi vấn đề, vậy nên bạn quét bằng các chương trình như Spybot hay Malwarebytes để tìm và loại bỏ các phần mềm độc hại cứng đầu. Bước 2 - Xóa bộ nhớ đệm trình duyệt. Khi bạn lướt web, trình duyệt lưu lại thông tin của trang đó để tải trang nhanh hơn vào lần truy cập sau. Theo thời gian, càng nhiều thông tin được lưu trữ thì tốc độ trình duyệt càng chậm. Xóa bộ nhớ đệm có thể cải thiện hiệu suất của trình duyệt khi nó chạy chậm. Làm theo hướng dẫn này để xóa bộ nhớ đệm của bất kỳ trình duyệt hay thiết bị nào. Bước 3 - Gỡ bỏ công cụ trên trình duyệt. Sau nhiều năm sử dụng trình duyệt, bạn cài đặt quá nhiều công cụ, giờ là lúc để loại bỏ một vài (hoặc tất cả) trong số chúng. Các công cụ làm giảm hiệu suất của trình duyệt và ngốn băng thông vì thường yêu cầu quảng cáo và thông tin. Tham khảo thêm các bài viết trên mạng để biết cách gỡ bỏ công cụ từ bất kỳ trình duyệt web nào. Bước 4 - Cập nhật trình duyệt. Các trình duyệt được phát triển liên tục, phiên bản mới hơn thường đem đến hiệu suất tốt hơn phiên bản cũ. Kiểm tra xem bản đang dùng có phải là bản mới nhất không, nếu không phải thì tiến hành cập nhật. Cập nhật Internet Explorer Cập nhật Google Chrome Cập nhật Firefox Bước 5 - Đổi trình duyệt web. Nếu bạn cài đặt quá nhiều công cụ và plugin vào trình duyệt, thì tốt nhất là đổi sang trình duyệt mới thay vì cố gắng gỡ bỏ toàn bộ công cụ. Một số trình duyệt có tốc độ khá nhanh, bạn sẽ nhận thấy hiệu suất tăng đáng kể. Bước 6 - Dọn dẹp ổ cứng. Máy tính chạy chậm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm lướt web, khiến bạn tưởng rằng mạng chậm đi. Hãy tham khảo thêm các bài viết trên mạng để dọn dẹp dữ liệu cũ trong ổ cứng. Bước 7 - Thường xuyên tắt máy. Để tránh bị xâm nhập hay ì máy, bạn nên tắt máy tính hàng ngày. Bật chế độ cập nhật bảo mật tự động cho tất cả chương trình. Bước 8 - Gỡ cài đặt các chương trình ngốn băng thông. Có thể máy bạn đã cài đặt các chương trình ngốn băng thông mà bạn không hề biết. Truy cập vào danh mục chương trình đã cài đặt và gỡ bỏ bất kỳ chương trình nào không dùng đến hay bạn không nhớ là mình đã cài đặt. Cẩn thận khi xóa các chương trình bạn không biết rõ, hãy tra cứu trên mạng trước xem đó có phải là chương trình quan trọng hay không. Gỡ cài đặt chương trình trên Windows. Gỡ cài đặt chương trình trên Mac OS X. Phương pháp 3 - Thay đổi tốc độ băng thông (Windows 7) Bước 1 - Mở Run bằng cách nhấn phím (Windows logo + R). Sau đó gõ gpedit.msc trong cửa sổ Run. Bạn sẽ thấy một cửa sổ mới xuất hiện. Bước 2 - Chọn Administrative Templates (Khuôn mẫu Hành chính). Sau đó chọn "Network" (Mạng) trong mục "Administrative Templates". Bước 3 - Chọn và nhấp đúp chuột vào "QoS Packet Scheduler". Bạn có thể tìm mục này ở bên phải màn hình. Bước 4 - Chọn và nhấp đúp chuột vào "Limit Reservable Bandwidth" (Giới hạn Băng thông Dự phòng). Nếu dùng cài đặt mặc định thì mục này được đặt là "Not Configured" (Không được Cấu hình). Tuy nhiên, mặc dù phần giới hạn băng thông ghi là 0% nhưng Windows 7 vẫn dự phòng 20% băng thông khả dụng hiện tại. Bước 5 - Nhấp chuột vào "Enable" (Kích hoạt). Kéo phần trăm băng thông thành 0% và chọn "Apply" (Áp dụng). Nhấp chuột vào "Okay" khi được yêu cầu. Bước 6 - Chạy Disk Cleanup (Dọn dẹp Ổ đĩa) và khởi động lại trình duyệt. Máy tính bây giờ sẽ sử dụng 100% trên tổng băng thông khả dụng. Bạn sẽ thấy tốc độ tải về nhanh hơn một chút.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A1o-l%C3%B4ng-m%C3%A8o
Cách để Cạo lông mèo
Bộ lông của mèo trở thành một mớ rối xù? Mèo có lông dài và cần được tỉa tót? Trong những trường hợp này bạn có thể cạo lông cho thú cưng của mình. Tuy rằng việc cạo lông mèo nên dành cho người chuyên nghiệp, nhưng bạn có thể thực hiện điều này tại nhà với điều kiện phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra bạn chỉ nên dùng dụng cụ và phương pháp thích hợp. Nếu tiến hành cẩn thận và chuẩn bị kỹ càng, bạn có thể cạo lông cho mèo một cách an toàn. Phương pháp 1 - Cân nhắc việc cạo lông cho mèo Bước 1 - Xem xét việc cạo lông cho mèo của bạn. Nếu lông mèo rối xù, bạn có thể cạo lông cho chúng. Lông bù xù có thể gây bạc màu và sẹo trên da mèo. Sau đó, bạn cần lên lịch trình vệ sinh thường xuyên cho mèo. Lý do khác để cạo lông mèo bao gồm dị ứng, búi lông, hậu môn dính bẩn, và rụng lông nhiều. Trong những trường hợp này, bạn có thể giảm độ dày của lông bằng cách tỉa bớt đi. Nói chung, bạn không nên cạo lông cho mèo nếu thật sự không cần thiết. Lông mèo có tác dụng cách nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Nếu cạo lông mèo quá nhiều, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng điều hòa nhiệt độ của chúng. Nếu là mèo lông dài, bạn có thể cân nhắc chải lông để giữ mát cho chúng thay vì cạo. Không phải con mèo nào cũng nên được cạo lông. Mèo có tính hung hăng cao, mèo già hoặc mèo bệnh có thể trở nên căng thẳng hoặc bị thương trong lúc cạo. Bước 2 - Cân nhắc lựa chọn người chuyên chải lông thú cưng. Kiểm tra mức giá và địa điểm. Người chuyên chải lông thú cưng có kỹ năng xử lý bộ lông của mèo. Tuy rằng dịch vụ thường có giá cao hơn tự cạo lông ở nhà, nhưng cũng xứng đáng với chi phí. Họ hiếm khi làm cho mèo bị thương và cũng biết cách trấn an thú cưng trong lúc cạo lông. Giá cả tùy thuộc vào mỗi dịch vụ. Gói vệ sinh cơ bản (thay cho cạo lông hoàn toàn) có giá thấp hơn. Bước 3 - Trao đổi với bác sĩ thú y. Nhằm đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cạo lông cho mèo. Nếu lông mèo bị rối, bác sĩ thú y có thể tháo gỡ được. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên cạo lông cho mèo hoặc chỉ thực hiện vào những mùa nhất định cũng như giới thiệu chuyên gia vệ sinh hay dụng cụ phù hợp. Phương pháp 2 - Chuẩn bị cạo lông mèo Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ cần thiết. Nếu quyết định cạo lông cho mèo ở nhà, bạn nên chuẩn bị trước để mọi việc suôn sẻ hơn. Chuẩn bị găng tay cao su (ngăn ngừa bị cào xước), khăn, bàn chải, thức ăn vặt, dao cạo, và lưỡi dao cạo #10. Bạn có thể mua dao cạo lông tại cửa hàng vật nuôi hoặc trên internet. Mua dụng cụ dành cho thú cưng nhỏ thay vì dùng cho người. Không dùng lưỡi dao cạo râu. Bước 2 - Tìm người giúp đỡ. Bạn sẽ gặp khó khăn khi tự cạo lông cho mèo. Tốt nhất là bạn nên tìm người hỗ trợ để giữ chặt thú cưng trong lúc cạo. Nên tìm người đã tiếp xúc với mèo, chẳng hạn như vợ/chồng, con cái, hoặc người hàng xóm. Mèo sẽ tin tưởng những người này hơn là người lạ. Huấn luyện mèo liên kết việc cạo lông với những điều tích cực, chẳng hạn như âu yếm và phần thưởng. Cho thú cưng thấy dụng cụ mà bạn sẽ dùng và sau đó thưởng đồ ăn, khen ngợi hoặc âu yếm chúng. Khi bắt đầu cạo lông thú cưng, trước hết bạn hãy người kia vuốt ve mèo trên bàn cạo lông để chúng bình tĩnh hơn. Lúc mèo kêu rừ rừ, người hỗ trợ nên nhẹ nhàng dùng hai tay giữ yên mèo. Sẽ có lúc người hỗ trợ cần ẵm mèo trên tay, chẳng hạn như khi bạn xử lý phần đuôi mèo. Bước 3 - Lựa chọn vị trí. Xác định địa điểm để tiến hành cạo lông. Lưu ý rằng lông sẽ rơi vãi nhiều dưới đất, vì thế bạn nên chọn địa điểm có sàn gạch hoặc gỗ thay vì sàn trải thảm, chẳng hạn như phòng bếp hoặc phòng tắm. Cạo lông cho mèo ở vị trí quen thuộc sẽ giúp chúng giữ bình tĩnh. Tìm bàn để đặt mèo lên. Chọn chiếc bàn mà bạn không ngại bị cào xước hoặc vấy bẩn. Bước 4 - Chải lông cho mèo. Bạn nên làm sạch bộ lông mèo trước khi cạo. Chải lông có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, phân tán đều lớp dầu tự nhiên trên lông, gỡ rối, giúp bề mặt da sạch sẽ và không bị kích ứng. Nếu mèo có lông ngắn, bạn chỉ cần chải mỗi tuần một lần. Nếu mèo có lông dài, bạn nên chải lông hàng tuần. Để chải lông cho mèo, bạn cần tuân theo các bước sau: Dùng lược kim loại. Chải lông từ đầu đến đuôi. Bắt đầu ở vùng bụng và chân. Thao tác nhẹ nhàng ở phần ngực và bụng. Gỡ lông bị rối. Sử dụng bàn chải tóc hoặc lược cao su để loại bỏ phần lông chết và rụng. Chải theo hướng đi lên. Chải phần đuôi bằng cách rẽ phần giữa và chải lông theo hai bên. Bước 5 - Lựa chọn kiểu lông. Có nhiều cách cạo lông cho mèo. Bạn nên chuẩn bị trước khi cạo lông thú cưng. Xác định lý do (vệ sinh, tuổi tác, độ dài của lông, v.v…) để cạo lông trước khi chọn kiểu dáng. Cạo lông quanh hậu môn để vệ sinh dễ dàng hơn. Cạo lông ở bụng giúp ngăn chặn tình trạng rối xù thường xuyên xảy ra. Cạo bằng lược chỉ tỉa một phần lông và khiến cho lớp lông mỏng hơn. Cách này phù hợp cho mục đích giảm rụng lông. Kiểu dáng phổ biến giúp giảm rụng lông đó là kiểu bờm sư tử. Với kiểu này, phần lông trên khuôn mặt được giữ lại nhưng lông trên cơ thể được cạo sạch hoàn toàn. Phương pháp 3 - Tuân theo chỉ dẫn chung khi cạo lông Bước 1 - Làm mát dao cạo. Không nên cạo lông mèo quá lâu bằng dao điện vì chúng sẽ nóng lên. Tạm ngưng cạo lông để dao nguội bớt. Da mèo rất nhạy cảm, vì thế bạn phải lưu ý nhiệt độ của dao cạo. Dùng dầu bôi trơn để hỗ trợ thao tác cạo lông. Bước 2 - Kéo căng da thú cưng. Khi cạo lông mèo, bạn nên kéo căng da nhằm tránh làm chúng bị thương. Trấn an mèo trước khi thực hiện bước này. Ngoài ra bạn có thể nhờ người khác hỗ trợ bước này. Bước 3 - Di chuyển dao cạo đúng cách. Đưa dao cạo theo hướng lông nằm xuống. Lướt dao cạo trên bề mặt. Không ép lực xuống dao cạo vì có thể làm trầy da và phát ban gây đau khiến cho mèo phải liếm để giảm viêm và thường gây nhiễm trùng. Cạo ngược với hướng nằm của lông có thể gây xước da của mèo. Bước 4 - Không cạo quá sát. Bạn nên chừa lại lớp lông dài khoảng 3 cm để bảo vệ mèo khỏi ánh nắng mặt trời và nhiệt độ lạnh. Cạo quá sát có thể khiến lớp lông bảo vệ chìm vào da gây nên tình trạng mọc lông bất thường cũng như các vấn đề liên quan đến da. Bước 5 - Tránh những vùng nguy hiểm. Không cạo lông chân và bàn chân tập trung phần da, dây chằng, và gân nhạy cảm dễ bị thương. Không cạo ria (gần mõm, trên mắt, và phía sau bàn chân trước). Nếu mèo trở nên kích động khi bạn cạo gần những phần này thì hãy dừng lại ngay lập tức. Phương pháp 4 - Cạo lông một phần Bước 1 - Cạo lông giữ vệ sinh. Kiểu cạo này phù hợp với mèo lông dài và thừa cân và khá thiết thực. Cách này giúp lông mèo không bị dính chất thải sau khi đi vệ sinh. Bạn nên cạo lông mèo theo kiểu này sáu tuần một lần. Dùng dao cạo kèm theo lưỡi cạo #10. Giữ mèo ở yên vị trí. Tỉa phần lông quanh hậu môn. Cẩn thận kẻo làm mèo bị thương. Bước 2 - Cạo lông bụng cho mèo. Kiểu cạo này phù hợp với mèo lông dài và loại bỏ hầu hết phần lông phía dưới bụng. Đây là một phần thuộc về kiểu cạo giữ vệ sinh giúp mèo vệ sinh thân thể dễ dàng hơn. Cạo lông bụng giúp ngăn ngừa tình trạng rối xù và rụng lông nhiều. Bạn không thể nhìn thấy phần bụng được cạo lông khi mèo đang đi. Dùng dao cạo phù hợp. Kéo căng da. Cạo dưới đuôi và xung quanh trực tràng. Cạo giữa hai chân sau. Cạo từ bụng lên hai bên nách của chân trước. Bước 3 - Dùng lược cạo. Kiểu cạo này chừa lại lớp lông dài khoảng 1 đến 2,5 cm trên cơ thể mèo. Bạn sẽ cạo cho lông ngắn đi nhưng không cạo sạch hoàn toàn. Kiểu cạo này giúp cho lông mèo không bị rối xù. Cạo bằng lược giảm rụng lông và hình thành búi lông. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra cơ thể mèo nhằm phát hiện bệnh về da. Lắp đầu lược vào dao cạo. Bắt đầu tỉa lông phía sau tai. Tỉa phần lưng mèo xuống dưới cuống đuôi. Tỉa xuống vai và hai bên thân mèo. Cho mèo nằm về một bên. Tỉa phần bụng của mèo. Tỉa hai chân của mèo. Phương pháp 5 - Cạo kiểu bờm sư tử Bước 1 - Cạo phần lưng. Bắt đầu ở vị trí gần cuống đuôi trên lưng mèo. Dùng dao với lưỡi cạo #10 và cạo ngược chiều mọc của lông. Cạo từ phần lưng hướng lên đầu. Bước 2 - Cạo phần ngực. Thực hiện dưới phần bụng của mèo. Đầu tiên, cạo theo chiều mọc của lông để loại bỏ lông và quan sát rõ hơn. Sau đó, đảo ngược chiều dao cạo và hướng lên phía trên để cạo trơn tru hơn. Bước 3 - Lựa chọn kiểu lông đuôi. Đối với kiểu bờm sư tử, có hai kiểu cạo đuôi chính: cạo hết đuôi hoặc chừa lại chỏm tròn. Kiểm chỏm tròn để lại phần lông ở phía dưới đuôi. Bạn có thể lựa chọn kiểu cạo tùy theo sở thích. Dưới đây là các bước thực hiện từng kiểu cạo: Đối với kiểu cạo hết đuôi, di chuyển dao cạo xuống dưới cuống đuôi để tạo một đường. Đảo ngược dao để cạo lên trên và cho ra một đường sạch sẽ nhập vào với lưng mèo. Cạo phần dưới của đuôi. Cạo theo một đường thật đều. Đối với kiểu cạo để lại chỏm tròn, dùng một tay giữ đoạn đuôi dài từ 5 đến 8 cm. Dùng tay kia cạo dọc xuống đuôi cho đến chỏm tròn. Dùng lưỡi dao cạo tạo một đường chỏm tròn tương tự như khi cạo hết đuôi. Sau đó đảo ngược dao cạo, cạo hướng lên trên cơ thể. Cạo toàn bộ các phần bên của đuôi để lộ ra lớp da mềm mịn và đều. Bước 4 - Cạo chân trước và nách. Tách rộng hai chân mèo ra. Kéo căng phần da mỏng của nách để tránh làm mèo bị thương. Cạo hướng lên và qua khuỷu chân khoảng 3 cm. Dùng đường trọc dưới chân, rà lên phía trước và đều tất cả các bên. Một lần nữa, dùng dao cạo theo chiều mọc của lông để tạo một đường. Đảo ngược dao cạo và cạo ngược theo chiều mọc của lông để bề mặt da được nhẵn nhụi và vạch rõ đường. Bước 5 - Cạo hai chân sau. Đầu tiên tách rộng hai chân mèo ra. Cạo theo chiều hướng xuống để loại bỏ lớp lông và quan sát tốt hơn. Sau đó cạo ngược theo chiều mọc của lông. Cạo cho đến khi chạm điểm ngay trên mắt cá chân. Bước 6 - Cạo phần viền cổ. Kéo phần cổ ra trước và bắt đầu cạo sau gáy. Kéo căng da và lưng. Cạo hướng ra trước ngược theo chiều mọc của lông. Tưởng tượng mèo đang mang vòng cổ. Dùng đường vòng cổ tự nhiên để làm điểm tựa. Sau khi các đường đều nhau ở sau gáy, di chuyên lên trước cằm của mèo. Cạo hướng lên đường vòng cổ tự nhiên. Sau đó cạo hai bên cổ để nhập chung đường trước và sau lại với nhau cùng với đường vòng cổ tự nhiên. Phương pháp 6 - Chăm sóc mèo sau khi cạo lông Bước 1 - Tắm cho mèo. Sau khi cạo lông mèo, bạn có thể tắm cho mèo để tẩy nhờn. Dùng loại dầu gội phù hợp với mèo. Bạn có thể mua dầu tắm trên internet hoặc tại cửa hàng vật nuôi. Nếu da mèo nhạy cảm, bác sĩ thú y có thể khuyến cáo loại dầu tắm phù hợp. Làm theo các bước sau: Trải thảm cao su dưới chậu rửa hoặc bồn tắm để chân mèo bám chặt. Đổ nước ấm vào bồn khoảng 8 đến 10 cm. Đặt mèo vào bồn tắm. Dùng vòi xịt làm ướt toàn bộ cơ thể mèo. Không xịt thẳng vào tai, mắt, hoặc mũi. Bạn có thể dùng ca hoặc cốc múc nước thay cho vòi xịt. Nhẹ nhàng mát-xa dầu tắm trên mình mèo. Thực hiện từ đầu đến đuôi. Dùng vòi xả sạch cho mèo. Bước này cũng phải tránh phần tai, mắt và mũi. Dùng khăn lớn lau khô mèo. Bước 2 - Sấy khô. Sau khi tắm, bạn có thể dùng máy sấy tóc để hong khô mèo. Bật chế độ "mát" để không làm hại da. Gỡ phần lông rối và sấy đều lớp lông cho thật mềm mượt. Bước 3 - Thoa kem chống nắng. Lông mèo có tác dụng ngăn ngừa ung thư da bằng cách ngăn chặn tia UV có hại. Khi bạn cạo lông cho mèo, chúng sẽ mất đi lớp bảo vệ này. Thoa kem chống nắng dành cho thú cưng để tránh sạm nắng và ung thư da. Bạn có thể mua kem chống nắng trên internet như Amazon hoặc tại cửa hàng vật nuôi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-ti%E1%BA%BFng-r%C3%ADt-ph%C3%A1t-ra-t%E1%BB%AB-gi%C3%A0y-%E1%BB%91ng
Cách để Ngăn chặn tiếng rít phát ra từ giày ống
Giày ống phát ra tiếng rít sẽ khiến bạn khó chịu, nhất là khi bạn không muốn gây sự chú ý mỗi khi bước vào phòng. May mắn là cách xử lý vấn đề này khá dễ. Trước tiên bạn cần xác định âm thanh phát ra từ đâu. Nếu âm thanh dường như phát ra từ bên trong giày thì tấm lót giày có thể là thủ phạm và cách xử lý là dùng bột talc. Nếu tiếng rít phát ra từ mặt dưới đế giày thì bạn dùng giấy thơm hay giấy nhám chà dọc theo đế giày để điều chỉnh lại âm thanh phát ra khi bạn bước đi. Nếu tiếng rít phát ra từ bên trên hay hai bên giày thì bạn xử lý lại da giày bằng xà phòng hoặc dầu (chuyên dùng cho da thuộc). Phương pháp 1 - Giảm ma sát bằng bột talc Bước 1 - Thoa bột talc vào tấm lót giày nếu tiếng rít phát ra từ bên trong. Nếu bạn bước đi và nghe thấy tiếng rít phát ra từ bên trong giày thì nguyên nhân có thể là do lực ma sát giữa tấm lót giày và đế cao su. Khi bạn bước đi, tấm lót giày chà vào mặt cao su bên dưới và gây ra tiếng rít. Bột talc sẽ tạo ra lớp bảo vệ giữa tấm lót giày và đế giày, giúp giảm phát ra tiếng rít. Nếu giày mới mua thì bạn có thể trả lại cho cửa hàng. Giày mới mà phát ra tiếng rít thì chứng tỏ việc dán keo không tốt, nếu bạn tháo tấm lót giày để sửa chữa thì hiệu lực bảo hành sẽ không còn. Bước 2 - Tháo tấm lót giày. Tấm lót giày là tấm vải đệm nằm trên mặt trong của đế giày. Đưa tay vào trong giày và dùng đầu ngón tay cạy tấm lót lên. Sau khi cạy được mép tấm lót, cầm kéo nhẹ để tháo tấm lót ra khỏi giày. Nếu bạn không thể nhấc tấm lót ra thì có thể nó đã được dán vào đế. Bước 3 - Thoa một lớp bột talc vào mặt trong của giày. Sau khi tấm lót được tháo ra, bạn sẽ tiến hành rắc bột talc vào giày. Cầm từng chiếc giày lên và dốc ngược chai bột để rắc khoảng 2 thìa canh (50g) bột talc vào giày. Lắc chiếc giày qua lại để lớp bột trải đều trên khắp mặt đế giày. Bạn có thể dùng một tờ khăn giấy, khăn ăn, hoặc dầu dừa thay cho bột talc nếu muốn. Tuy vậy, bột talc còn mang lại một lợi ích khác đó là giúp giảm độ ẩm và hấp thu mùi hôi. Bước 4 - Lắp lại tấm lót. Lắp từng tấm lót vào lại chiếc giày tương ứng. Nhấn quanh các mép của tấm lót để đưa nó trở về vị trí ban đầu. Đi thử giày và bước qua lại một lúc để đảm bảo tấm lót đã được lắp vừa vặn. Nếu bạn chọn cách tháo tấm lót đã được dán thì bây giờ không nên dùng keo dán lại. Chắc chắn bạn có thể sử dụng giày như bình thường mà không cần dán keo tấm lót. Bước 5 - Thoa thêm bột talc bất kỳ khi nào bạn nghe thấy giày phát ra tiếng rít. Vì hơi ẩm sẽ làm phân rã bột talc và bột ăn dần vào các sợi cao su, một thời gian sau có thể bạn lại nghe thấy tiếng rít. Khi đó, bạn chỉ cần thoa thêm bột talc vào mặt trong của tấm lót giày. Phương pháp 2 - Khắc phục tiếng rít bằng giấy thơm hoặc giấy nhám Bước 1 - Bôi trơn hoặc cà đế giày nếu tiếng rít phát ra từ đó. Nếu bạn nghe thấy tiếng rít phát ra từ bên ngoài giày và không cảm thấy tấm lót dịch chuyển, vấn đề có thể nằm ở đế giày. Nếu đế giày làm bằng cao su cứng thì nó có thể kêu rít khi chà lên mặt sàn. Bôi trơn hoặc tạo độ nhám cho đế giày sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu giày kêu khi bạn bước đi trên thảm cỏ, mặt nền có bụi hoặc bề mặt mềm khác, thì vấn đề không phải do đế giày gây ra. Bước 2 - Lau đế giày bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn. Nhúng chiếc khăn sạch vào nước ấm và vắt hết nước. Cầm từng chiếc giày lên và dùng khăn lau đế cao su để loại bỏ bụi hay cặn bẩn dưới giày. Quấn khăn quanh ngón tay để có thể lèn vào các rãnh trên đế giày. Bạn không cần phải lau đế giày sạch bóng, nhưng các mảng bụi lớn cần được loại bỏ. Bước 3 - Dùng khăn sạch lau khô đế giày. Sử dụng một chiếc khăn sạch và khô để lau hết bụi bẩn trên từng đế giày. Quấn khăn quanh ngón tay để lau trong các rãnh. Chà khăn qua lại trên bề mặt của đế giày để khăn hút hết nước. Bước 4 - Chà đế giày bằng giấy thơm để khắc phục tiếng rít. Nếu giày phát ra tiếng rít trên mọi bề mặt phẳng thì bạn có thể dùng giấy thơm. Cầm một tờ giấy thơm và chà mạnh vào đế giày cao su. Chà tờ giấy qua lại trên mặt đế giày để bụi giấy được dàn đều trên khắp bề mặt. Thực hiện tương tự cho chiếc giày kia với một tờ giấy thơm mới. Bụi từ giấy thơm tạo ra sẽ dính vào đế giày và tạo ra một lớp bôi trơn vừa phải. Phương pháp này sẽ giúp giày không kêu rít mà cũng không bôi trơn quá nhiều khiến bạn trượt chân. Bước 5 - Dùng giấy nhám mịn cà đế giày để ngăn chặn tiếng rít trên bề mặt bóng. Nếu bạn thấy tiếng rít phát ra rất lớn trên mặt sàn gym hoặc mặt nền trơn bóng, thì việc bôi trơn nhẹ có lẽ không có tác dụng nhiều đối với đế giày. Để tạo ra lực bám tốt hơn, bạn nên dùng giấy nhám mịn có độ nhám 60-120. Cầm tờ giấy nhám bằng một tay và cà nhẹ lên mặt đế giày. Phương pháp này sẽ tạo ra lực bám ít đồng đều hơn và ngăn chặn được tiếng rít khi bạn bước đi trên bề mặt bóng. Tạo thêm rãnh trên đế giày cao su sẽ ngăn chặn được tiếng rít mà không cần bôi trơn đế giày. Bạn sẽ phải điều chỉnh hình dạng vật lý của giày nên không thể trả lại cho nhà sản xuất. Phương pháp 3 - Sử dụng xà phòng chuyên dụng cho da thuộc Bước 1 - Sử dụng xà phòng chuyên dụng nếu lưỡi gà và dây giày phát ra tiếng rít. Xà phòng chuyên dùng cho da thuộc là chất bôi trơn được thiết kế để xử lý da yên ngựa. Nếu tiếng rít phát ra từ bên trên giày thì vấn đề có thể là do lực ma sát giữa lưỡi gà và các mặt bên. Vấn đề này có thể được xử lý bằng xà phòng chuyên dụng cho da thuộc. Mua xà phòng chuyên dụng cho da thuộc ở tiệm sửa chữa đồ da. Vấn đề này khá phổ biến ở giày mới. Nếu bạn không bận tâm lắm với tiếng rít nhỏ này thì có thể chờ vài tuần cho da mềm hơn, khi đó tiếng rít sẽ tự động hết. Bước 2 - Tháo dây giày. Mở nút dây và kéo nó ra khỏi giày. Bắt đầu tháo từ trên đầu lưỡi gà và tiến về phía mũi giày để tránh làm tưa dây giày. Một số loại xà phòng yêu cầu dùng nước để kích hoạt. Nếu xà phòng của bạn yêu cầu dùng nước thì bạn nhỏ vài giọt nước vào bánh xà phòng để làm nó mềm ra. Bước 3 - Bôi xà phòng vào da giày bằng khăn vải sợi mịn. Sử dụng khăn vải sợi mịn để lấy xà phòng. Làm ướt khăn trước khi nhúng vào xà phòng nếu xà phòng yêu cầu dùng nước để kích hoạt. Dùng tay không thuận đỡ lấy mặt dưới của lưỡi gà. Tay thuận cầm chiếc khăn chà lên lưỡi gà theo chuyển động tròn và ổn định. Chà lưỡi gà 4-5 phút để xà phòng ngấm vào da hoàn toàn và giúp bôi trơn lưỡi gà. Thực hiện tương tự cho chiếc giày còn lại. Bạn không cần dùng quá nhiều xà phòng để bôi trơn và bảo vệ giày. Với mỗi chiếc giày bạn chỉ cần dùng cục xà phòng to cỡ đồng xu là đủ. Bạn cũng có thể thoa xà phòng cho toàn bộ chiếc giày nếu muốn, nhưng nếu mục tiêu của bạn là loại bỏ tiếng rít thì việc này không cần thiết. Phương pháp 4 - Thoa dầu dưỡng da thuộc Bước 1 - Sử dụng dầu dưỡng da thuộc nếu da giày là nguyên nhân phát ra tiếng rít. Nếu da giày cứng và dễ phát ra tiếng rít thì sử dụng dầu có thể giúp làm mềm và bảo vệ da, đồng thời ngăn chặn tiếng rít. Mua dầu dưỡng da thuộc ở cửa hàng bán sản phẩm da thuộc. Dầu dưỡng da thuộc còn được gọi là dầu đánh giày. Về cơ bản, tất cả các sản phẩm này đều có công dụng như nhau. Bước 2 - Tháo dây giày và thoa dầu lên giày. Mở nút thắt dây giày. Bắt đầu kéo dây giày ra từ trên đầu lưỡi gà. Sử dụng bàn chải lông cứng để chải hết bụi trên giày. Bước 3 - Sử dụng một chiếc khăn sạch thoa dầu lên giày. Sau khi đã tháo dây giày, bạn hãy mở nắp chai dầu dưỡng da. Dùng chiếc khăn lấy một ít dầu từ chai. Dùng bàn tay không thuận nhét vào chiếc giày để giữ nó cố định trong khi thoa. Cầm khăn thoa dầu vào hai bên, lưỡi gà, và phía sau chiếc giày. Tiếp tục lấy thêm dầu vào khăn sau khi khăn bắt đầu khô. Lặp lại quy trình này cho chiếc giày còn lại.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%E1%BB%9D-%C4%91i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%C3%A0-b%E1%BA%A1n-kh%C3%B4ng-c%C3%B2n-mu%E1%BB%91n-%E1%BB%9F-c%E1%BA%A1nh
Cách để Lờ đi người mà bạn không còn muốn ở cạnh
Thật khó để lờ đi một người đã làm bạn buồn bực, vì việc đó có thế sẽ khiến bạn đau khổ thêm. Sẽ còn khó hơn khi người đó là người mà bạn phải tiếp xúc hàng ngày tại trường học, công ty hoặc một số sự kiện của gia đình. Tuy nhiên, bạn có thể giữ khoảng cách với những người tiêu cực, thay thế họ bằng những người lạc quan và biết giúp đỡ người khác để có thể duy trì sự hạnh phúc và vững vàng trong cuộc sống. Phương pháp 1 - Giữ khoảng cách với người đó Bước 1 - Tránh xa những nơi mà bạn biết là người đó sẽ tới. Cách dễ nhất để tránh mặt một người là hạn chế gặp gỡ người đó triệt để. Bạn có thể giảm số lần tình cờ chạm mặt người đó bằng cách tránh xa những nơi mà hai người từng tới cùng nhau, hoặc những nơi mà bạn biết chắc là họ thường ghé thăm. Hãy tìm những nhà hàng, quán cà phê và quán bar mới. Đó phải là những nơi nằm ngoài khu vực mà người đó đang sinh sống hoặc làm việc. Đi mua sắm tại những cửa hàng cách xa nhà người đó (nếu bạn biết họ sống ở đâu). Nếu một người bạn chung rủ bạn đi đâu đó, hỏi xem liệu người mà bạn cần tránh mặt có đi cùng không. Sau đó, bạn có thể quyết định. Bước 2 - Hạn chế giao tiếp với người đó. Hạn chế giao tiếp với một người là một cách tốt để phớt lờ họ mà không cần phải đẩy họ ra khỏi cuộc sống của bạn. Cắt đứt hoàn toàn với một người có thể rất khó nếu hai bạn là họ hàng hoặc thường xuyên phải chạm mặt nhau ở cùng một địa điểm. Tuy nhiên, bạn có thể tránh giao tiếp thường xuyên với họ, nhờ đó, bạn sẽ thấy khá hơn. Bước 3 - Trò chuyện nhanh gọn. Đáp lại ngắn gọn và không cảm xúc. Không mở rộng những điều mình nói và đừng hỏi lại gì. Hãy đáp lại ngắn gọn và lịch sự nhưng cũng thể hiện rằng bạn không thích nói chuyện thêm. Kiếm cớ lịch sự để cắt ngắn cuộc trò chuyện. Hãy nói những câu như: "Tôi khỏe, mà tôi phải đi làm tiếp đây" hoặc "Vài phút nữa tớ có hẹn rồi". Hãy lịch sự nhưng kiên định khi nói rằng mình phải đi. Tránh nói ra những câu bất lịch sự hoặc gây tổn thương. Nói ra những câu đó sẽ chỉ khiến mọi chuyện tệ đi. Bạn có thể xả giận sau với một người bạn đáng tinh cậy, còn đâu, hãy luôn thả lỏng và lịch sự với người kia. Bước 4 - Lảng tránh mọi ý định tiếp xúc từ người đó. Dù hai bạn là đồng nghiệp, có bạn chung hoặc chỉ đơn giản là thường xuyên đi chung đường, bạn cần phải khước từ mọi ý định lôi kéo nói chuyện đến từ người đó. Bạn có thể làm thế bằng cách lờ họ đi khi họ muốn nói chuyện với bạn. Không giao tiếp bằng mắt. Thường thì việc giữ giao tiếp bằng mắt được coi là dấu hiệu thân thiện khi muốn trò chuyện. Khi tránh giao tiếp bằng mắt, bạn có thể khéo léo thể hiện rằng bạn không muốn tương tác. Lờ đi những lời nhận xét gây tổn thương hoặc gây hấn thụ động. Nếu người đó tỏ ra thô lỗ hoặc bất lịch sự, dù là công khai hay ngấm ngầm, hãy tránh phản ứng lại. Bạn có thể nghĩ về công việc đang làm hoặc tự gây xao nhãng bằng việc khác để họ thấy rằng họ không thể tác động tới bạn. Chia sẻ suy nghĩ của bạn thay vì phản ứng lại suy nghĩ của họ. Nếu lúc này bạn phải trả lời người đó, hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân thay vì trực tiếp tương tác với họ. Hãy nói những điều như "Theo tôi thì..." hoặc "Thật ra thì tôi nghĩ là...” Bước 5 - Có một người bạn đi cùng nếu bạn nhất định phải nói chuyện với người đó. Nếu bạn không thể tránh việc chạm mặt người đó tại công ty hoặc một sự kiện xã hội, sẽ có ích nếu có một người bạn đi cùng. Người bạn này sẽ "đỡ đạn" giúp bạn khi gặp phải người mà bạn không thích. Họ có thể giữ mọi thứ nằm trong giới hạn phù hợp và hướng cuộc nói chuyện tới các chủ đề chung chung nếu người kia định gây khó chịu. Hãy cho người bạn đó biết bạn cần họ làm gì. Đảm bảo rằng họ cảm thấy thoải mái khi thực hiện vai trò này để khỏi cảm thấy bị lợi dụng hoặc bối rối sau đó. Tạo ra một số dấu hiệu cử chỉ để cả hai có thể cáo lui nếu đang vội đi đâu đó. Bước 6 - Cố gắng tỏ ra lịch sự với những người bạn không thể tránh mặt. Nếu bạn không thể tránh mặt một số người nhất định, bạn có thể tỏ ra lịch sự với họ. Đôi khi, một sự tiếp cận tử tế có thể hạn chế hành vi tiêu cực ở người mà bạn muốn tránh mặt. Làm những gì có thể để giữ bình tĩnh. Hít thở sâu, đứng dậy và giãn cơ, hoặc uống một ngụm nước. Hãy làm gì đó để đánh lạc hướng bản thân và phá tan năng lượng tinh thần tiêu cực. Nói câu gì đó lịch sự chứ không xấu tính. Khi cảm thấy mình sắp nói ra những câu không hay, hãy thử thách bản thân bằng cách nói những câu lịch sự như "Tuần này cậu làm thuyết trình rất hay". Điều này sẽ làm sự căng thẳng với họ cũng như trong bạn nhạt bớt. Rời đi nếu bạn không thể lịch sự nổi. Đôi khi, bạn không thể kiềm chế bản thân. Khi ấy, hãy viện cỡ để rời đi thật nhanh và lịch sự để kiếm chỗ lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể nói "Tôi đi ăn trưa đây, xin phép nhé". Đừng để sự tiêu cực đánh gục bạn. Hãy luôn tích cực và mạnh mẽ bất kể có chuyện gì đi nữa. Hãy vượt lên trên sự tiêu cực của người ta bằng cách từ chối tương tác. Bước 7 - Luôn mạnh mẽ và bình tĩnh. Nếu bạn đang cố tránh việc phải ở cạnh một người, có thể đó là vì họ là người tiêu cực hoặc khó chịu. Những loại người này thường sẽ cố gắng (dù cố tình hay không) gây khó chịu cho bạn. Có thể họ sẽ nói rằng bạn là đồ ngốc nghếch hoặc kẻ lợi dụng, hoặc tìm cách để làm bạn nhụt chí. Nếu bạn đã quyết định sẽ cắt đứt quan hệ với họ, quan trọng là bạn phải luôn mạnh mẽ và không để người đó gây ảnh hưởng hoặc thay đổi bản thân mình. Cho dù bạn không cảm thấy bình tĩnh hoặc mạnh mẽ lắm, bạn vẫn phải tin rằng mình có thể làm như vậy. Việc này sẽ giúp tạo ra một khoảng cách an toàn giữa bạn và những người tiêu cực. Đừng để những từ ngữ và hành vi tiêu cực của người khác ảnh hưởng tới cách bạn cảm nhận về bản thân cũng như cách sống của bạn. Luôn khẳng định và tự nhủ thật tích cực với chính mình để phá vỡ mọi suy nghĩ tiêu cực mà người đó gây ra. Tự nhắc rằng bạn là một người tốt, bạn bè và gia đình luôn yêu thương và quan tâm tới bạn. Như vậy có nghĩa là bạn có những phẩm chất tốt đẹp mà vài người cố tình không nhận ra. Phương pháp 2 - Ngừng liên lạc qua các thiết bị điện tử Bước 1 - Chặn số liên lạc với người mà bạn không thích. Nếu bạn muốn cắt đứt quan hệ với người mà bạn không thích, bạn có thể chặn số điện thoại của họ để họ không thể nhắn tin hay gọi điện cho bạn nữa. Việc này cũng không cần thiết nếu bạn không thường xuyên liên lạc với người đó, nhưng nếu muốn thì bạn cũng nên làm. Để chặn cuộc gọi trên iPhone, hãy tìm tên họ trong danh bạ rồi chọn "Block This Caller" (Chặn người này). Để chặn tin nhắn, hãy đi tới mục tin nhắn, chọn người mà bạn muốn chặn, sau đó chọn "Details" (Chi tiết) rồi "Info" (Thông tin), rồi "Block Contact" (Chặn số). Để chặn cuộc gọi/tin nhắn trên các dòng điện thoại Android, đi tới Call Settings (Thiết lập cuộc gọi), chọn "Call Rejection" (Từ chối cuộc gọi), sau đó bạn sẽ được đưa tới mục "Auto Reject List" (Danh sách tự động từ chối). Từ đó, bạn có thể tìm và chọn số điện thoại cần chặn. Để chặn cuộc gọi/tin nhắn trên dòng điện thoại Windows, đi tới Settings (Thiết lập) và chọn "Call + SMS filer" (Lọc cuộc gọi và tin nhắn), sau đó tắt chức năng "Block Calls" (Chặn cuộc gọi). Sau đó, ấn giữ số điện thoại mà bạn muốn chặn, chọn "Block Number" (Chặn số) và ấn OK. Nếu bạn dùng điện thoại BlackBerry, bạn cần phải nhờ nhà mạng chặn số điện thoại của người mà bạn không muốn liên lạc. Bước 2 - Cắt đứt mối liên hệ trên các trang mạng xã hội. Dù bạn có cố tránh mặt người đó, họ vẫn có thể tiếp tục liên lạc với bạn qua các trang mạng xã hội. Nếu đang là bạn hoặc đang theo dõi ai đó trên mạng xã hội, người đó có thể sẽ biết bạn đang làm gì vài đi đâu, và họ có thể đe doạ hoặc xúc phạm bạn qua tin nhắn. Nếu bạn đã kết bạn hoặc theo dõi người đó, bạn có thể huỷ bỏ kết bạn hoặc theo dõi họ. Bạn cũng có thể chặn người đó để họ không thể xem được nội dung các bài đăng và liên lạc với bạn nữa. Nếu hai người không phải là bạn bè hoặc đang theo dõi nhau, hoặc bạn đã huỷ kết bạn với người đó, hãy đổi các thiết lập riêng tư trên trang mạng xã hội sao cho chỉ có bạn bè mới có thể xem nội dung bài đăng của bạn. Bước 3 - Ngăn chặn người khác gửi thư điện tử cho bạn. Nếu người bạn đang tránh mặt có địa chỉ email của bạn, có thể bạn đang lo rằng họ sẽ gửi tới những bức thư gây hấn. Bạn có thể phòng tránh việc này bằng cách chặn họ hoặc lọc riêng những bức thư được gửi từ người đó (tuỳ thuộc vào việc bạn đang sử dụng hòm thư gì). Để lọc thư trong Gmail, hãy chọn một bức thư từ người đó bằng cách đánh dấu vào ô nhỏ bên cạnh bức thư. Nhấn vào trình đơn thả xuống, chọn "More" (Thêm), sau đó là "Filter messages like these" (Lọc những thư như thế này), ở trang tiếp theo, chọn "Delete it" (Xoá nó đi). Để chặn thư trong Microsoft Outlook, chỉ cần nhấn chuột phải vào thư của người đó, chọn "Junk" (Thư rác), tiếp theo là "Block Sender" (Chặn người gửi). Phương pháp 3 - Duy trì hạnh phúc của bản thân Bước 1 - Học cách nhận ra những điều làm bạn không vui. Sẽ có những lúc bạn không thể tránh mặt con người tiêu cực đó. Dù đó là đồng nghiệp, họ hàng hoặc hàng xóm, đôi khi bạn vẫn phải ở cạnh (hoặc trò chuyện) với người đó. Nếu điều này xảy ra, quan trọng là bạn phải nhận ra những điều gây khó chịu, đề phòng những yếu tố kích thích đó và tránh trở nên buồn phiền. Lên danh sách những người, địa điểm và đồ vật khiến bạn thấy không vui, giận dữ hoặc bối rối. Xem xét lí do những người đó, địa điểm đó và đồ vật đó lại kích thích phản ứng tiêu cực. Nghĩ về cách những yếu tố kích thích đó xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời, tạo ra chiến lược để tránh hoặc giảm tối đa những tình huống đó. Bước 2 - Cố gắng không phàn nàn về những người mà bạn không thích. Dù bạn có thể rất muốn được xả giận, nhưng làm thế có thể khiến người khác xa lánh bạn. Họ có thể kết bạn với người mà bạn không thích, hoặc họ phát chán việc phải nghe bạn nói xấu người khác. Nếu bạn liên tục phàn nàn về ai đó, bạn bè và đồng nghiệp thân với bạn có thể sẽ muốn tránh xa bạn. Thay vì than phiền về người mà bạn không muốn ở bên, hãy cố gắng đừng đề cập tới họ khi trò chuyện với người khác. Nói chuyện với người khác về những điều tích cực mà bạn thích. Nếu không, người mà bạn không thích sẽ khiến bạn tiêu tốn khá nhiều thời gian và sức lực. Bước 3 - Chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. Khi bạn đổ lỗi cho người khác về những từ ngữ và hành động tiêu cực của mình, hoá ra người đó lại có tầm ảnh hưởng tới bạn và có thể khiến bạn mất kiểm soát. Dù người đó có làm bạn buồn bực cỡ nào, bạn vẫn luôn được quyền quyết định xem nên ôm sự phiền muộn đó vào người hay mặc kệ nó. Những gì bạn nói hoặc làm, dù bạn làm thế vì giận người khác đi nữa, vẫn là lựa chọn và trách nhiệm của bạn. Thay đổi cách suy nghĩ. Hãy để ý và nhận ra những suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Ghi nhận sự xuất hiện của chúng và để chúng đi qua mà không chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Học cách lờ một người đi và kệ họ. Bạn không thể kiếm soát người khác nhưng bạn có thể ngăn họ gây ảnh hưởng tới mình. Đừng tốn thời gian và năng lượng để nghĩ về họ nữa, thay vào đó, hãy tập trung vào những điều mà bạn quan tâm. Bạn có sức mạnh tạo ra một cuộc sống tích cực. Bạn sẽ luôn gặp phải những người mình không thích, nhưng bạn có khả năng kiểm soát tầm ảnh hưởng của họ đối với mình. Hãy kiểm soát suy nghĩ và hành động, đồng thời tập trung vào bản thân chứ không phải họ. Phương pháp 4 - Thu hút những người lạc quan Bước 1 - Nhận ra và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình. Những người lạc quan thường thu hút lẫn nhau. Nếu bạn muốn những người đó hiện diện trong cuộc sống của mình, bạn nên để họ nhận ra rằng bạn cũng rất lạc quan. Bạn có thể làm vậy một cách tinh tế khi biết cách để thể hiện những phẩm chất tốt đẹp nhất của bản thân. Nghĩ về những điều khiến bạn trở thành một người lạc quan. Bạn có hay khen ngợi người khác hay luôn đối xử với người khác hết lòng không? Luôn nỗ lực tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, không phải chỉ để những người khác nhận ra bạn mà còn để tạo ra một phong cách sống tích cực cho bản thân nữa. Hãy để hành động thể hiện con người và cuộc sống của bạn. Bước 2 - Nhận diện và tìm tới những người tích cực đang hiện diện trong cuộc sống của bạn. Có thể người quen và bạn bè của bạn là những cá nhân rất mạnh mẽ và lạc quan. Khi tránh xa những người mà mình không thích, bạn cần thay thế họ bằng những người mà bạn thực sự muốn dành thời gian cùng. Nói chung, tốt nhất là luôn ở cạnh những người lạc quan và biết quan tâm, vì họ là những người bạn tốt và có thể giúp bạn trở nên tốt hơn. Nghĩ về bạn bè, người thân và những đồng nghiệp có tính cách vui vẻ, lạc quan. Bạn cũng có thể nghĩ tới những người tử tế nhất, sâu sắc hoặc nhiệt tình nhất mà bạn quen. Tìm tới những người đó. Cố gắng dành nhiều thời gian cho nhau hơn và rủ họ tới các sự kiện xã hội. Bước 3 - Gặp gỡ và dành thời gian cho những người bạn mới. Ngoài những người tốt bụng mà bạn đã quen, bạn nên chủ động tìm tới và kết bạn với những người khác nữa. Tìm ra những người bạn mới có phẩm chất tốt và nhiệt tình sẽ giúp bạn luôn được ở cạnh những người đáng ngưỡng mộ và tốt bụng. Nhờ đó, bạn cũng sẽ trở thành một người đáng mến hơn. Tìm những nhóm bạn mới ở những địa điểm mới. Hãy làm quen với những người bạn mới ở phòng gym, nhóm tín ngưỡng hoặc các câu lạc bộ ngoài trời như nhóm đi bộ dã ngoại, ngoài ra bạn có thể tìm ở những địa điểm mà những người tốt và lạc quan hay tụ tập. Làm tình nguyện. Chọn một chương trình mà bạn thích. Bạn sẽ cảm thấy vui và được gặp những con người tích cực, đam mê và có chung mối quan tâm với bạn. Gặp gỡ nhau. Một bữa trưa hoặc uống cà phê nhanh với những người mà bạn gặp. Dù thời gian gặp gỡ không nhiều nhưng bạn vẫn sẽ thấy vui và tươi tắn hơn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-ph%C3%B4-mai-Brie
Cách để Ăn phô mai Brie
Brie là một loại phô mai mềm và mịn mượt của Pháp làm từ sữa bò. Nếu bạn chưa từng biết loại phô mai này, hãy lưu ý là nó có một lớp vỏ trắng ăn được ở bên ngoài. Người ta thường cắt phô mai Brie thành từng miếng nhỏ hình rẻ quạt và ăn với bánh mì hoặc bánh quy giòn. Bạn cũng có thể kết hợp phô mai Brie với đủ loại topping (nguyên liệu rắc trên bề mặt để trang trí hoặc thêm hương vị cho món ăn) và các thức uống. Nếu bạn muốn chế biến phô mai Brie, hãy đun chảy ra và cho vào nhiều món ăn khác nhau để thưởng thức vị dẻo mịn độc đáo của nó. Phương pháp 1 - Cắt phô mai Brie dạng bánh tròn Bước 1 - Cắt phô mai thành lát từ giữa ra rìa ngoài của bánh phô mai. Cắt rời phần đỉnh của lát phô mai được xem là không đúng phép lịch sự, vì đây là phần đậm đà hương vị nhất. Nếu bạn cắt phần đỉnh của lát phô mai ra cho mình thì cũng chẳng khác nào như bạn bảo với mọi người “Tất cả là của tôi đấy nhé!” Hãy cắt phô mai thành các lát hình rẻ quạt dọc theo rìa bánh phô mai. Nếu không thích ăn phần vỏ, bạn có thể cắt nghiêng vào nhiều hơn để lấy được tối đa “phần ruột”. Sẽ không ai để ý miễn là bạn vẫn cắt thành hình rẻ quạt. Lấy cả phần vỏ! Nếu bạn cắt đúng kiểu, mỗi lát phô mai đều có một ít vỏ. Nếu bạn cắt ngang miếng phô mai để lấy phần đỉnh thì thế nào phần còn lại cũng toàn là vỏ. Bước 2 - Ăn cả vỏ và ruột của lát phô mai. Ai cũng tự hỏi rằng họ phải làm gì với lớp vỏ cứng của lát phô mai, nhưng thực ra phần vỏ này ăn được. Đừng cố cạo phần ruột để tránh phần vỏ. Làm vậy thì cũng giống như bạn lấy thịt ra khỏi bánh mì kẹp để ăn và vứt vỏ bánh đi vậy. Vỏ phô mai giòn và có vị hơi đắng, nhưng nó không làm giảm đi độ mềm mịn của phô mai. Nếu chưa thử ăn vỏ phô mai Brie bao giờ, bạn cứ thử xem, mặc dù không phải ai cũng thích vỏ phô mai Brie. Lưu ý rằng vị của nó sẽ tệ hơn khi phô mai đã cũ, thế nên bạn nhớ chỉ thử ăn vỏ của lát phô mai còn mới. Bước 3 - Bóc phần vỏ nếu bạn không muốn ăn. Một số người không thích vỏ phô mai Brie, và như vậy cũng không sao; nhưng hãy đợi đến khi lát phô mai nằm trong đĩa của bạn rồi hẵng bỏ phần vỏ. Cố gắng dùng tay bóc. Phô mai Brie mềm và dính nên sẽ không dễ bóc lắm. Thử cắt dọc theo mặt trên để bỏ đi phần còn lại cho dễ hơn, hoặc ăn vòng xung quanh cũng được. Nếu ăn phô mai Brie ở nhà, bạn có thể cắt rời phần vỏ trước. Đông lạnh phô mai trong khoảng 30 phút, sau đó dùng dao sắc để lọc vỏ ra. Đừng cắt bỏ vỏ phô mai Brie nếu bạn dọn đãi khách, vì có người lại thích ăn vỏ. Bước 4 - Vứt bỏ phô mai Brie nếu nó có mùi amoniac. Phô mai Brie thường bảo quản được vài tuần trước khi mở, còn sau khi mở thì để được đến 1 tuần. Lớp vỏ sẽ chuyển thành màu xám và bong tróc khi phô mai đã hỏng. Hẳn là bạn không muốn đưa những đốm mốc xanh mốc đỏ lên miệng phải không? Nếu phô mai đã hỏng thì phần ruột bên trong sẽ dính nhớp nháp và có mùi hoá chất kinh khủng. Phô mai Brie chưa chín lắm sẽ có kết cấu cứng. Nó có lớp vỏ ngoài cứng và phần ruột dai ở bên trong. Phô mai chín muồi sẽ mềm và hơi lỏng. Phô mai Brie sẽ ngừng chín sau khi cắt, do đó bạn nên ăn càng sớm càng tốt để tránh bị hỏng. Nếu cần phải bảo quản, bạn có thể gói trong giấy nến hoặc giấy sáp và cất trong ngăn kéo tủ lạnh, tránh ẩm ướt. Phương pháp đông lạnh không được khuyến khích, trừ khi bạn định dùng để chế biến các món ăn mà kết cấu của phô mai không quan trọng, chẳng hạn như món súp hoặc thịt hầm. Bạn có thể đông lạnh phô mai Brie đến 6 tháng trong hộp dùng được trong tủ đông. Rã đông trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng cho mềm trước khi ăn. Phương pháp 2 - Dọn món phô mai Brie Bước 1 - Để phô mai Brie ở nhiệt độ phòng trong 1 tiếng. Lấy phô mai ra khỏi tủ lạnh và để yên một lúc. Phô mai sẽ trở nên mềm, mịn và đạt đến hương vị ngon nhất của nó. Bạn có thể hâm cho ấm một chút để giảm mùi amoniac có thể phảng phất nếu phô mai đã trữ trong tủ lạnh vài ngày. Bạn cũng có thể hâm nóng để phần ruột bên trong lỏng ra. Hâm khoảng 1 phút trong lò vi sóng ở công suất cao cho đến khi phô mai mềm ở giữa. Nếu dùng lò nướng, bạn sẽ nướng ở nhiệt độ 177 độ C trong 5 phút hoặc đến khi phô mai đạt độ mềm mong muốn. Bước 2 - Cắt phô mai Brie thành hình rẻ quạt để dọn ăn. Nếu phô mai bạn mua về đã sẵn có hình rẻ quạt thì bạn chỉ cần dùng dao đặt lên khay. Nhiều sản phẩm phô mai Brie có dạng bánh tròn, thế nên hãy cắt ra thành hình quạt để bắt đầu bữa tiệc. Cắt phô mai từ ngoài rìa vào giữa bằng dao cắt phô mai lưỡi nhỏ. Cắt lát mỏng mỏng một chút, khoảng 2,5 cm hoặc mỏng hơn tùy ý. Cắt phô mai Brie cũng không khác cắt bánh táo là mấy, nhưng thực khách có thể hơi ngại khi cầm dao cắt vào miếng phô mai còn nguyên vẹn hình tròn. Bạn hãy cắt làm mẫu cho khách cắt theo. Khi cắt lát phô mai thành hình rẻ quạt, bạn nên cắt từ giữa ra ngoài rìa. Đừng cắt rời phần đỉnh nhọn, vì đây mới là phần ngon nhất của phô mai. Bước 3 - Đặt phô mai lên bánh mì không hoặc bánh quy giòn để thưởng thức hương vị nguyên chất của nó. Bẻ một mẩu bánh mì baguette hoặc bánh mì giòn và đặt miếng phô mai lên trên. Người Pháp thường ăn phô mai Brie theo kiểu này vì vị nhạt của bánh mì không lấn át hương vị của phô mai. Bạn chỉ việc đặt miếng phô mai lên trên miếng bánh mì và bỏ vào miệng. Bạn không cần phải phết mỏng phô mai. Phô mai Brie vốn đã mềm mịn, thế nên bạn chỉ việc đặt lên miếng bánh cùng cỡ của nó và thưởng thức. Bước 4 - Ăn phô mai Brie kèm với hoa quả hoặc quả hạch để hoàn thiện hương vị của nó. Nếu bạn có thể kìm chế mà không bỏ ngay lát phô mai vào miệng khi vừa cắt ra, hãy kết hợp phô mai với các thứ ngon lành khác. Món ăn kèm quen thuộc nhất là các loại quả có vị hơi chua như táo, nho và lê. Hoa quả tươi hay khô đều hợp với phô mai Brie. Bạn cũng có thể thử ăn hạt hồ đào rang không muối, quả óc chó bọc đường và một ít mật ong. Mứt hoa quả rải lên phô mai thì rất tuyệt. Bất cứ loại mứt nào cũng hợp, nhưng ngon nhất là các loại quả vừa chua vừa ngọt như anh đào, quả mọng và sung. Nếu muốn có không khí tiệc tùng hơn, bạn hãy bày đĩa khai vị với các loại thịt nguội như xúc xích salami và giăm bông kiểu Ý. Thêm vài loại phô mai nữa như phô mai manchego có vị hạt và phô mai xanh giòn. Bước 5 - Chọn thức uống trái cây hoặc có vị chua để dùng kèm với phô mai Brie. Bạn đang thưởng thức phô mai Pháp, do đó một ly rượu sâm banh Pháp uống kèm thì không chê vào đâu được. Các loại rượu vang ngọt chát như rượu nho đen pinot noir rất hợp vị với phô mai Brie, nhưng bạn cũng có thể uống với một cốc bia đậm đà. Nếu không uống bia rượu, bạn hãy thử rót một ly nước quả như nho hoặc táo để bổ sung cho hương vị êm dịu của phô mai. Các loại phô mai mềm rất hợp với loại rượu hoa quả không ngọt như riesling, marsannnay, hoặc viognier. Rượu vang đỏ nhẹ như pinot noir cũng rất tuyệt vì hương vị thanh nhưng đậm đà của nó tương phản với vị êm dịu của phô mai. Nếu bạn thích rượu vang trắng hơn, hãy tìm thứ gì đó chua và không ngọt. Hương vị thảo mộc của một ly rượu sauvignon blanc ngon sẽ rất hợp với một lát phô mai Brie. Các loại bia mạnh nhưng không gắt như scotch ales, stouts, và porters là các lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể dùng loại bia nhẹ với hương vị trái cây như pilsner. Phương pháp 3 - Chế biến phô mai Brie Bước 1 - Nướng phô mai cho mềm và dễ phết hơn. Có nhiều cách để làm món phô mai Brie nướng để làm món khai vị, nhưng hãy bắt đầu bằng việc cho phô mai Brie mềm vào khay nướng lót giấy nến được làm nóng trước đến 177 độ. Chờ cho phô mai mềm ra và phồng lên một chút. Nếu bạn nướng quá lâu, phô mai có thể chảy ra lem nhem, vì vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên. Rải topping trước hoặc sau khi hâm nóng phô mai Brie trong lò nướng. Hãy thử dùng hoa quả sấy hoặc làm mứt, mật ong, thảo mộc tươi và quả hạch giã vụn. Bạn có thể làm món phô mai chấm được bằng cách cắt đi lớp vỏ bề mặt và để nguyên phần còn lại cho phô mai có hình bánh xe. Nhúng bánh quy giòn vào phô mai chảy hoặc dùng thìa múc. Bước 2 - Làm món khai vị Brie en croute. Brie en croute là món bánh phồng bọc phô mai và nướng vàng. Có nhiều loại topping mà bạn có thể thử thêm vào phô mai trước khi bọc lại trong bột. Cắt bỏ lớp vỏ bên trên của phô mai trước khi rắc các nguyên liệu vào. Trước khi nướng, bạn sẽ đánh một quả trứng và phết lên bột bánh để bọc kín phô mai. Ví dụ, bạn có thể cho một ít sốt nam việt quất lên phô mai Brie để làm món khai vị cho bữa ăn ngày lễ hoặc những khi trời lạnh. Dọn món phô mai Brie bằng cách cắt hình rẻ quạt để ăn hoặc cho lên bánh quy giòn. Bạn có thể cho đủ loại topping để làm món khai vị dễ dàng mà vẫn ngon. Thử khuấy 1/3 cốc (40g) hạt hồ đào giã nhỏ với 1 thìa canh (15 g) bơ đun chảy. ¼ cốc (50 g) đường nâu và ¼ thìa cà phê (0,5 g) quế. Bước 3 - Nhồi phô mai và cua vào cá hồi để làm món hải sản cho bữa tối. Vị mềm béo của phô mai Brie rất hợp với hương vị đậm đà của hải sản. Cắt dọc 4 miếng phi lê cá hồi để tạo thành một cái túi để nhồi. Nhồi 150 g cua và tôm cùng với 150 g phô mai Brie được cắt nhỏ. Nướng cá khoảng 10 phút trong lò nướng đã được làm nóng trước đến 204 độ C để làm món cá nướng nhân phô mai mềm. Phô mai Brie không chỉ để dùng làm món ngọt. Bạn có thể thử nhồi ớt chuông, hành tây, hạt thông và các nguyên liệu mặn khác vào cá. Bạn cũng có thể làm món sốt bơ để giúp tăng hương vị. Bước 4 - Phết phô mai Brie lên món ăn vặt. Sốt pesto là một trong các món để phết lên bánh mì và bánh quy kèm với phô mai Brie. Món này rất tuyệt cho những buổi tụ tập vui chơi hoặc làm món ăn vặt. Cắt đôi một bánh phô mai Brie tròn, sau đó phết sốt pesto vào giữa. Đem theo nhiều bánh quy xoắn, bánh quy giòn và bánh mì để chấm. Bạn có thể tự làm sốt pesto bằng cách xay lá húng quế tươi, kem phô mai, hạt thông và các nguyên liệu khác. Trộn cả phô mai Brie vào nếu bạn muốn làm món chấm sánh thay vì nhúng vào bánh phô mai cứng. Bước 5 - Đặt phô mai Brie lên miếng bánh sandwich cho nhanh. Ngoài việc cứ ăn cả miếng phô mai Brie thì không còn cách ăn nào đơn giản hơn là phết lên bánh mì. Nướng bánh mì để thưởng thức món phô mai nướng chảy ngon tuyệt. Bạn cũng có thể trộn một ít sốt pesto hoặc biến tấu với các nguyên liệu khác như thịt muối xông khói, quả bơ và giăm bông. Phô mai Brie hợp với vô số nguyên liệu khác nhau.. Nếu bạn muốn thử phiêu lưu với món phô mai Brie nướng, hãy phết phô mai với mứt nam việt quất hoặc các loại mứt khác. Thậm chí bạn có thể kẹp thịt gà tây với phô mai Brie trong bánh sandwich cho ngày lễ. Bước 6 - Dùng phô mai Brie thay cho các loại phô mai khác để tạo công thức riêng của bạn. Khi đã quen nấu nướng với phô mai Brie thi có vô số thứ mà bạn có thể làm với nó. Bạn có thể rắc phô mai lên món salad. Phô mai Brie đun chảy cũng rất ngon khi phết lên bánh burger hoặc khoai tây chiên. Và đừng quên để lại đủ dùng cho công thức nấu ăn của bạn!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-tr%E1%BB%93ng-m%E1%BB%99t-C%C3%A2y-Bonsai
Cách để Tự trồng một Cây Bonsai
Người ta đã biết đến nghệ thuật trồng cây bonsai cổ đại từ hàng ngàn năm nay. Mặc dù thường được liên tưởng đến Nhật Bản, nhưng bonsai thực sự lại bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi bonsai có mối liên hệ với tín ngưỡng Thiền Phật giáo. Cây bonsai ngày nay được sử dụng cho mục đích trang trí và giải trí ngoài công dụng truyền thống của chúng. Chăm sóc cây bonsai giúp người trồng có cơ hội chiêm nghiệm nhưng đầy tính sáng tạo trong sự phát triển của một biểu tượng về vẻ đẹp tự nhiên. Xem Bước 1 dưới đây để học cách tự trồng một cây bonsai của riêng bạn. Phương pháp 1 - Chọn Cây Bonsai Phù hợp với Bạn Bước 1 - Chọn loài cây phù hợp với khí hậu của bạn. Không phải tất cả cây bonsai đều giống nhau. Nhiều cây thân gỗ lâu năm và thậm chí một số cây nhiệt đới có thể được tạo thành cây cảnh, nhưng không phải loài nào cũng sẽ phù hợp với địa điểm của bạn. Khi lựa chọn một loài, điều quan trọng là phải xem xét khí hậu mà loài cây đó sẽ được trồng. Ví dụ, một số cây không sống được trong thời tiết băng giá, trong khi những loài khác thực sự cần nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng để chúng có thể chuyển sang trạng thái ngủ và chuẩn bị cho mùa xuân. Trước khi bắt đầu trồng cây bonsai, hãy chắc chắn loài cây bạn đã chọn có thể sống trong khu vực của bạn - đặc biệt nếu bạn định trồng cây ngoài trời. Nhân viên vườn ươm có thể giúp bạn nếu bạn không chắc chắn. Một loạt cây bonsai đặc biệt phù hợp đối với người mới bắt đầu là cây bách xù. Loại cây xanh trang trí này rất khỏe, sống được trên khắp Bắc bán cầu và thậm chí ở những vùng ôn đới hơn của Nam bán cầu. Ngoài ra, cây bách xù rất dễ trồng - chúng đáp ứng tốt với cắt tỉa và những kiểu "uốn lượn", và bởi vì chúng xanh quanh năm, nên không bao giờ rụng lá. Những cây lá kim khác thường được trồng làm cây bonsai bao gồm cây thông, cây vân sam, và cây tuyết tùng. Cây rụng lá là một khả năng khác - cây Phong Nhật đẹp một cách rất đặc biệt giống như mộc lan, cây du, và cây sồi. Cuối cùng, một số cây phi thân gỗ nhiệt đới như cây cẩm thạch và cây bỏng nẻ, là những lựa chọn tốt cho môi trường trong nhà ở vùng khí hậu ôn đới hoặc mát mẻ. Bước 2 - Quyết định xem bạn sẽ trồng cây trong nhà hay ngoài trời. Nhu cầu của cây bonsai trong nhà và ngoài trời có thể rất khác nhau. Nói chung, môi trường trong nhà khô hơn và ít ánh sáng hơn môi trường ngoài trời, do đó bạn sẽ chọn những cây có yêu cầu về ánh sáng và độ ẩm ít hơn. Dưới đây là danh sách một số loài cây bonsai phổ biến nhất, được phân loại theo tính phù hợp của chúng đối với môi trường trong nhà hoặc ngoài trời: Đa, Xa kê, Bạch tuyết mai, Dành dành, Hoa trà. Bách xù, Bách, Tuyết tùng, Phong, Bulô, Sồi, Bạch quả, Thông, Du. Lưu ý rằng một số giống cây chịu rét tốt như cây bách xù phù hợp cho cả trồng trong nhà và ngoài trời, miễn là chúng được chăm sóc đúng cách. Bước 3 - Chọn kích cỡ cây bonsai của bạn. Cây bonsai có rất nhiều kích cỡ khác nhau. Cây trưởng thành có thể chỉ cao 15,2 cm hoặc cao tới 0,9 m, tùy thuộc vào giống của chúng. Nếu bạn chọn trồng bonsai từ cây giống hoặc nhánh cắt từ cây khác, chúng có thể thậm chí còn nhỏ hơn. Những cây lớn hơn đòi hỏi nhiều nước, đất và ánh sáng mặt trời, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có tất cả các điều kiện cần thiết trước khi mua cây. Đây là một vài điều bạn sẽ muốn cân nhắc khi quyết định kích cỡ cây bonsai của mình: Kích cỡ chậu đựng bạn sẽ sử dụng Khoảng không gian bạn có tại nhà hoặc văn phòng Lượng ánh sáng mặt trời mà cây sẽ nhận được tại nhà hoặc văn phòng của bạn Độ chăm sóc mà bạn có thể đầu tư vào cây (những cây lớn hơn mất nhiều thời gian cắt tỉa hơn) Bước 4 - Hình dung sản phẩm hoàn thiện trong lúc chọn cây. Ngay khi bạn quyết định xong loại cây và kích thước của cây bonsai bạn muốn trồng, bạn có thể đến vườn ươm hoặc của hàng cây cảnh và chọn loại cây bạn sẽ trồng. Khi chọn, hãy tìm cây có lá xanh khỏe mạnh, tràn đầy sức sống hoặc màu kim để đảm bảo rằng cây khỏe mạnh (tuy nhiên, hãy nhớ rằng cây rụng lá có thể thay đổi màu sắc lá vào mùa thu). Cuối cùng, khi bạn đã thu hẹp tìm kiếm của mình tới những cây khỏe mạnh nhất, đẹp đẽ nhất, hãy tưởng tượng xem mỗi cây sẽ trông như thế nào sau khi được cắt tỉa. Một phần của thú vui trồng cây bonsai là cắt tỉa và tạo hình dần dần cho cây cho đến khi nó trông giống y như hình dạng bạn muốn - điều này có thể mất nhiều năm. Hãy chọn một cây có hình dáng tự nhiên gần giống với tạo hình mà bạn có trong đầu. Lưu ý rằng nếu bạn chọn trồng cây bonsai từ hạt, bạn có thể kiểm soát được sự tăng trưởng của cây gần như trong mọi giai đoạn phát triển của nó. Tuy nhiên, có thể phải mất đến 5 năm (tùy thuộc vào loài cây) để hạt mọc thành cây trưởng thành. Do đó, nếu bạn thích cắt tỉa hoặc tạo hình cây ngay, tốt hơn là bạn nên mua một cây đã lớn. Một lựa chọn khác bạn có thể cân nhắc là trồng cây bonsai từ cành giâm. Cành giâm là cành cắt từ cây đang lớn và trồng sang đất mới để tạo nên một cây riêng biệt (nhưng giống hệt nhau về mặt di truyền). Cành giâm là một lựa chọn tốt - chúng không mất nhiều thời gian để phát triển như hạt, nhưng vẫn cho bạn sự kiểm soát về sự tăng trưởng của cây. Bước 5 - Chọn chậu. Đặc trưng của cây bonsai là được trồng trong chậu để hạn chế sự phát triển của chúng. Yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn chậu là đảm bảo chậu đủ lớn để đất có thể phủ hết các rễ của cây. Khi bạn tưới nước cho cây, nó sẽ hút độ ẩm từ đất thông qua rễ. Lượng đất ít sẽ khiến rễ cây không thể giữ được độ ẩm. Để ngăn thối rễ, chậu phải có lỗ thoát nước ở đáy. Nếu không, bạn cũng có thể tự khoan các lỗ đó. Một mặt chậu phải đủ lớn để nâng đỡ cây, mặt khác cũng phải đảm bảo sự gọn gàng, ngăn nắp về mặt thẩm mỹ cho cây bonsai của bạn. Chậu quá lớn có thể khiến cây bị lùn, tạo ra dáng vẻ kỳ cục hoặc không đẹp mắt. Hãy mua chậu đủ lớn cho rễ của cây, nhưng không được lớn quá - lý tưởng là chậu bổ sung tính thẩm mỹ cho cây nhưng không được quá lộ liễu. Một số người thích trồng cây bonsai trong những chậu đơn giản, mang tính thiết thực, sau đó chuyển chúng vào những chậu đẹp hơn khi chúng đã phát triển hoàn thiện. Đây là quy trình đặc biệt hữu ích nếu loài cây bonsai bạn trồng thuộc loại cây yếu, vì nó cho phép bạn không cần mua chậu "đẹp" cho đến khi cây của bạn khỏe mạnh và xinh đẹp. Phương pháp 2 - Cho Cây vào Chậu Bước 1 - Chuẩn bị cây. Nếu bạn vừa mua một cây bonsai từ cửa hàng và chậu đựng của nó bằng nhựa không đẹp mắt hoặc bạn đã trồng cây bonsai của riêng mình và cuối cùng muốn cho nó vào một chiếc chậu hoàn hảo, thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị cho nó trước khi chuyển vị trí. Đầu tiên, đảm bảo cây đã được cắt tỉa theo hình dáng bạn mong muốn. Nếu bạn muốn cây lớn theo một cách nào đó sau khi thay chậu, hãy quấn một sợi dây thật chắc xung quanh cây hoặc cành để định hướng từ từ sự phát triển của nó. Bạn cần phải tạo cho cây có hình dạng tip-top trước khi chuyển nó sang chậu mới vốn có thể là một sự thử thách đối với cây. Biết rằng những cây có chu kỳ sống theo mùa (ví dụ, nhiều cây rụng lá) tốt nhất nên chuyển chậu vào mùa xuân. Nhiệt độ tăng cao vào mùa xuân giúp nhiều cây chuyển sang trạng thái tăng trưởng mạnh, có nghĩa rằng chúng sẽ phục hồi nhanh hơn sau cắt tỉa và xén rễ. Bạn có thể cần phải giảm tưới nước trước khi chuyển chậu. Đất khô và tơi xốp giúp công việc có thể dễ dàng hơn rất nhiều so với đất ẩm ướt. Bước 2 - Nhấc cây ra và làm sạch rễ. Cẩn thận đưa cây ra khỏi chậu cũ, đảm bảo không làm gãy hoặc xước thân chính của nó. Bạn có thể cần phải sử dụng xẻng bứng cây để giúp nâng cây ra ngoài. Hầu hết rễ sẽ bị cắt trước khi cây được trồng lại vào chậu bonsai. Tuy nhiên, để nhìn rõ phần rễ, thông thường bạn cần phải phủi sạch đất cát dính vào chúng. Hãy làm sạch rễ, phủi sạch đất cát che khuất tầm nhìn của bạn. Chổi cào rễ, đũa, nhíp, và các công cụ tương tự rất có ích cho quá trình này. Rễ không cần phải làm sạch bóng – chỉ sạch vừa đủ để bạn có thể nhìn thấy những gì bạn đang làm trong khi cắt tỉa chúng. Bước 3 - Tỉa rễ. Nếu bạn không kiểm soát đúng cách sự phát triển của cây, cây bonsai có thể dễ dàng phát triển ra ngoài chậu trồng. Để đảm bảo cây bonsai của bạn vẫn có thể kiểm soát được và gọn gàng, hãy cắt tỉa rễ của nó khi cho vào chậu. Cắt hết những rễ to, dày và rễ hướng lên trên, để lại chum rễ dài, thon nhỏ vốn sẽ mọc gần mặt đất. Nước được hút từ đầu rễ, vì vậy, trong những chậu nhỏ, nhiều sợi rễ mảnh nói chung là tốt hơn so với một rễ to và sâu. Bước 4 - Chuẩn bị chậu. Trước khi đặt cây vào trong chậu, hãy đảm bảo đất mới và sạch để cây đạt được chiều cao mong muốn. Ở dưới đáy chậu hãy lót một lớp đất hòn. Sau đó, cho lớp đất trồng tơi mịn hơn lên trên. Sử dụng đất hoặc hỗn hợp trồng không thoát nước có thể làm cây chết úng. Để lại một khoảng nhỏ phía trên chậu để bạn có thể che phủ rễ của cây. Bước 5 - Cho cây vào chậu. Đặt cây vào chậu mới theo hướng mong muốn. Kết thúc công việc bằng cách cho thêm đất hoặc hỗn hợp trồng thoát nước tốt, nhiều dưỡng chất vào trong chậu, đảm bảo lấp đầy hệ thống rễ của cây. Nếu muốn, bạn có thể thêm một lớp rêu hoặc sỏi lên trên cùng. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, việc làm này còn có thể giúp giữ cây ở đúng vị trí. Nếu cây của bạn không đứng thẳng trong chậu mới, hãy chằng một sợi dây to từ đáy chậu qua các lỗ thoát nước ở đáy chậu. Buộc dây xung quanh hệ thống rễ để giữ cây ở đúng vị trí. Bạn có thể phải lắp sàng mắt lưới bên trên các lỗ thoát nước của chậu để ngăn xói mòn đất, điều này vốn xảy ra khi nước mang theo đất ra khỏi chậu qua các lỗ thoát nước. Bước 6 - Chăm sóc cây bonsai mới của bạn. Cây mới của bạn vừa trải qua một quá trình tương đối đau đớn. Trong 2-3 tuần sau khi trồng lại cây vào chậu mới, hãy để nó ở khu vực có ít bóng râm, tránh gió hoặc ánh nắng mặt trời nóng bỏng chiếu trực tiếp. Tưới nước cho cây, nhưng không được sử dụng phân bón cho đến khi rễ đã mọc chắc chắn. Bằng cách cho cây của bạn "xả hơi" sau khi sang chậu mới, bạn cho phép nó thích nghi với ngôi nhà mới, và cuối cùng phát triển tốt. Như đã lưu ý ở trên, những cây rụng lá có chu kỳ sống theo năm đều trải qua một khoảng thời gian tăng cường sinh trưởng vào mùa xuân. Bởi vì điều này, tốt nhất là cho chúng sang chậu mới vào mùa xuân sau khi kỳ ngủ đông của chúng kết thúc. Nếu cây rụng lá của bạn là loại trồng trong nhà, sau khi để nó bén rễ khi sang chậu mới, bạn có thể phải chuyển nó ra ngoài trời nơi nhiệt độ tăng cao và nhiều ánh sáng mặt trời có thể kích hoạt sự "lớn vọt" tự nhiên của nó. Khi cây bonsai của bạn đã vững chãi, bạn có thể cần phải thử nghiệm bằng cách cho thêm những cây nhỏ khác vào trong chậu. Nếu sắp xếp và duy trì cẩn thận (giống như cây bonsai), sự bổ sung này có thể cho phép bạn tạo nên một bức tranh phong cảnh sinh động và thú vị. Hãy thử dùng những cây có nguồn gốc giống như cây bonsai của bạn để cùng một chế độ ánh sáng và nước tưới sẽ hỗ trợ cho tất cả cây trong chậu tốt ngang nhau. Phương pháp 3 - Trồng Cây từ Hạt Bước 1 - Chuẩn bị hạt giống. Trồng cây bonsai từ hạt giống là một quá trình rất dài và chậm chạp. Tùy thuộc vào loại cây bạn trồng, có thể phải mất đến 4-5 năm để thân cây đạt được đường kính 2,5 cm. Một số hạt giống cũng đòi hỏi điều kiện nảy mầm được điều chỉnh một cách chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này có lẽ là trải nghiệm trồng bonsai "tuyệt vời nhất" vì nó cho phép bạn hoàn toàn chi phối sự phát triển của cây từ giây phút nó trồi lên từ mặt đất. Để bắt đầu, hãy mua hạt giống của loài cây bạn muốn từ cửa hàng làm vườn hoặc lấy chúng trong tự nhiên. Nhiều cây rụng lá, như cây sồi, cây phong, có vỏ hạt có thể nhận ra ngay lập tức (hạt sồi, v.v…) và hạt rụng hàng năm. Do sự dễ dàng lấy được hạt của chúng, những loại cây này là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang có ý định trồng cây bonsai từ hạt. Hãy cố gắng lấy hạt tươi. Thời gian mà hạt giống cây có thể nảy mầm thường ngắn hơn so với hạt hoa hoặc hạt rau. Ví dụ, hạt sồi "tươi nhất" khi chúng được thu hoạch vào đầu mùa thu và vẫn còn chút màu xanh. Bước 2 - Để hạt giống nảy mầm. Khi bạn đã lấy được hạt giống phù hợp, bạn phải chăm sóc chúng để đảm bảo chúng nảy mầm được. Trong những vùng phi nhiệt đới với các mùa được xác định rõ ràng, hạt thường rụng khỏi cây vào mùa thu, sau đó nằm ngủ trong suốt mùa đông trước khi nảy mầm vào mùa xuân. Hạt giống của cây bản địa trong những khu vực này thường được mã hóa sinh học để chỉ nảy mầm sau khi trải qua nhiệt độ giá lạnh của mùa đông và sự ấm áp tăng dần của mùa xuân. Trong những trường hợp này, việc cần thiết là phải để hạt tiếp xúc với những điều kiện tương tự hoặc kích thích chúng ở trong tủ lạnh nhà bạn. Nếu bạn sống ở môi trường ôn đới với các mùa được phân định rõ ràng, đơn giản bạn chỉ cần chôn hạt cây trong một chậu nhỏ chứa đầy đất và để nó ở bên ngoài trời trong suốt mùa đông và sang mùa xuân. Nếu bạn không làm như vậy, bạn có thể để hạt trong tủ lạnh vào mùa đông. Cho hạt giống vào trong một túi nhựa được khóa kín cùng với chút hỗn hợp trồng ẩm và xốp (ví dụ như chất khoáng bón cây) và đưa chúng ra ngoài vào mùa xuân khi bạn nhìn thấy mầm nhô lên. Để kích thích chu kỳ giảm dần nhiệt độ, sau đó tăng dần của tự nhiên diễn ra từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân, đầu tiên hãy đặt túi hạt giống ở dưới cùng tủ lạnh. Trong hai tuần tiếp theo, dần dần di chuyển nó lên theo từng kệ một cho đến khi lên đến trên cùng, ngay cạnh cụm thiết bị làm lạnh. Sau đó, vào cuối mùa đông, hãy đảo ngược quá trình, di chuyển túi hạt xuống dưới theo từng kệ một. Bước 3 - Đưa cây giống sang khay hoặc chậu ươm. Khi cây giống bắt đầu nhú lên, bạn đã sẵn sàng nuôi dưỡng chúng trong một chậu nhỏ chứa đầy đất do bạn chọn. Nếu bạn cho phép hạt giống nảy mầm tự nhiên ngoài trời, chúng thường vẫn ở lại trong chậu mà bạn ươm chúng. Nếu không, hãy chuyển hạt giống khỏe mạnh từ tủ lạnh sang chậu có đất sẵn hoặc khay ươm. Đào một lỗ nhỏ cho hạt giống của bạn vào và vùi nó xuống để mầm chính chỉ thẳng lên và rễ cái cắm xuống dưới. Ngay lập tức tưới nước cho hạt giống của bạn. Qua thời gian, hãy cố gắng giữ cho đất xung quanh hạt ẩm, nhưng không được ướt nhoẹt hoặc giống như bùn, vì như vậy có thể khiến cây bị thối. Không sử dụng phân bón cho đến khoảng 5 hoặc 6 tuần sau khi cây đã cắm rễ vững chắc xuống chậu mới. Hãy bắt đầu với lượng phân bón rất nhỏ, nếu không bạn có thể sẽ "đốt cháy" rễ non của cây, gây tổn hại đến chúng với việc tiếp xúc quá nhiều với các chất hóa học có trong phân bón. Bước 4 - Để cây con ở khu vực có nhiệt độ thích hợp. Vì hạt giống của bạn tiếp tục phát triển, điều quan trọng là không để chúng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh nếu không bạn sẽ có nguy cơ mất đi cây non. Nếu bạn sống ở vùng có mùa xuân ấm áp, hãy cẩn thận đưa cây non ra nơi ấm áp nhưng có mái che bên ngoài trời, đảm bảo cây của bạn không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục hoặc gió mạnh, trừ khi loài cây của bạn có thể sinh tồn tự nhiên ở khu vực địa lý đó. Tuy nhiên nếu bạn định trồng cây nhiệt đới hoặc ươm mầm hạt giống không đúng mùa, tốt hơn hết bạn nên để cây trong nhà hoặc trong nhà kính nơi nhiệt độ ấm hơn. Bất kể bạn để cây con ở đâu, điều quan trọng là đảm bảo chúng được tưới nước thường xuyên, nhưng không được tưới quá nhiều. Giữ cho đất ẩm, nhưng không ngập nước. Bước 5 - Chăm sóc cây con. Hãy tiếp tục chế độ tưới nước và phơi nắng cẩn thận khi cây con của bạn phát triển. Cây rụng lá sẽ mọc hai lá nhỏ gọi là lá mầm trực tiếp từ hạt trước khi phát triển lá thực và tiếp tục mọc lên. Khi cây của bạn sinh trưởng (xin nhắc lại là quá trình này thường phải mất nhiều năm), bạn có thể dần dần chuyển nó sang các chậu ngày càng lớn hơn để phù hợp với độ tăng trưởng của cây cho đến khi nó đạt đến kích thước mà bạn mong muốn. Khi cây của bạn đã tương đối vững chắc, bạn có thể để nó ở ngoài trời trong một chiếc chậu nơi nó nhận được ánh nắng mặt trời buổi sớm và bóng xế buổi chiều, trừ khi loài cây bạn trồng có thể sinh tồn một cách tự nhiên ở vùng địa lý đó. Cây nhiệt đới và các giống cây mong manh khác có thể cần phải được giữ trong nhà vĩnh viễn nếu khí hậu ở khu vực của bạn không phù hợp cho chúng.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-m%E1%BB%99t-Blog
Cách để Tạo một Blog
Bài viết này hướng dẫn tổng quát về cách tạo và sử dụng blog (nhật ký mạng), đồng thời hướng dẫn cụ thể trên một số nền tảng như WordPress và Blogger. Phương pháp 1 - Tạo blog một cách hiệu quả Bước 1 - Liệt kê các mối quan tâm của bạn. Trước khi xác định mục tiêu của blog, bạn nên hình dung xem bản thân muốn viết về điều gì. Không có giới hạn nào trong việc chọn thể loại dành cho blog, nhưng bạn có thể tham khác các chủ đề quen thuộc sau: Trò chơi Phong cách Chính trị/Công lý xã hội/Hoạt động xã hội Nấu ăn/Ẩm thực Du lịch Kinh doanh/Công ty Bước 2 - Biết điều gì không nên chia sẻ trên blog. Những điều như chuyện riêng tư của bạn lẫn người khác và thông tin cá nhân mà bạn không muốn chia sẻ với người thân thì không nên chia sẻ trên blog. Nếu công việc yêu cầu bạn phải ký Cam kết bảo mật thông tin (Non-disclosure agreement - NDA), bạn nên tránh thảo luận các hoạt động hoặc chủ đề được ghi trong cam kết. Viết về người khác cũng không sao miễn là bạn không xúc phạm hoặc kỳ thị họ, nhưng lưu ý rằng họ sẽ đọc được nội dung và trả đũa. Bước 3 - Cân nhắc mục tiêu của blog. Mặc dù việc suy nghĩ sẵn chủ đề cho blog là một khởi đầu tốt, nhưng blog của bạn vẫn cần một hướng đi cụ thể để phát triển. Mục tiêu phổ biến của việc viết blog bao gồm một (hoặc kết hợp) của những điều sau đây, nhưng bạn cũng có thể tìm nguồn cảm hứng của riêng mình: Dạy thứ gì đó — Thích hợp nhất để làm blog hướng dẫn (chẳng hạn như một số sản phẩm tự tay làm lấy). Ghi lại trải nghiệm của bạn — Thích hợp cho blog du lịch, thử thách vận động và nhiều hoạt động khác. Giải trí — Phù hợp với nhiều loại hình khác nhau như kịch bản hài hước, fanfic, v.v. Kêu gọi hành động — Thường được dùng cho blog kinh doanh hoặc công ty. Truyền cảm hứng cho người khác — Đây là một thể loại riêng biệt, nhưng có thể phù hợp với bất kỳ mục tiêu nào trong phần này. Bước 4 - Tìm hiểu các blog cùng thể loại. Sau khi đã có chủ đề và mục tiêu dành cho blog của mình, bạn nên thử xem các blog khác có cùng chủ đề và/hoặc có lối viết yêu thích của bạn để xem họ tương tác với người đọc như thế nào. Bạn không nên sao chép blog yêu thích của mình, nhưng bạn có thể lấy cảm hứng từ giọng văn, bố cục hoặc ngôn ngữ được dùng cho nội dung của blog. Bước 5 - Lên ý tưởng cho một số chi tiết cụ thể. Hai điều cuối cùng mà bạn nên biết trước khi quyết định tạo blog là tên và thiết kế của blog: Tên của blog — Thử nghĩ một cái tên mà bạn cảm thấy thoải mái để chia sẻ với người khác. Đó có thể là sự kết hợp giữa sở thích của bạn và nội dung blog, và/hoặc biệt danh; chỉ cần đảm bảo tiêu đề của blog vừa đặc biệt vừa dễ nhớ. Thiết kế của blog — Có lẽ bạn không thể thiết kế bố cục của blog theo đúng với mong muốn của mình, nhưng việc lên sẵn ý tưởng về màu sắc và kiểu chữ trước khi tạo blog sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được mẫu yêu thích. Bước 6 - Tạo blog bằng cách dùng một nền tảng nổi tiếng. Các nền tảng blog nổi tiếng gồm có WordPress, Blogger và Tumblr, nhưng bạn có thể chọn bất kỳ dịch vụ phổ biến nào mà mình thích. Sau khi chọn dịch vụ, quy trình tạo blog của bạn sẽ bao gồm các bước sau: Mở trang dịch vụ trên máy tính của bạn. Tạo một tài khoản (tốt hơn hết là dùng tài khoản miễn phí khi mới bắt đầu). Nhập tên blog mà bạn muốn, sau đó chọn một đường dẫn. Chọn bố cục dành cho blog và các chi tiết theo yêu cầu. Bước 7 - Quảng cáo blog của bạn trên mạng xã hội. Sau khi tạo blog và đăng một vài bài viết, bạn có thể tăng lượt xem cho blog của mình bằng cách đăng đường dẫn blog trên mạng xã hội như Facebook và Twitter. Bạn cũng có thể nhập địa chỉ blog vào phần giới thiệu bản thân hoặc tại trường "Company Website" (Trang web công ty) trên mạng xã hội. Bước 8 - Nghiên cứu các từ khóa cho bài viết của bạn. "Từ khóa" là những từ có liên quan đến chủ đề blog của bạn và có nhiều lượt tìm kiếm. Việc sử dụng từ khóa trong các bài blog của bạn sẽ giúp người tìm những từ này dễ dàng tìm được nội dung của bạn. Các trang tạo từ khóa như http://ubersuggest.io/ hoặc https://keywordtool.io/ sẽ cung cấp danh sách các từ liên quan đến chủ đề blog của bạn. Kiểm tra lại các từ khóa mà bạn dùng mỗi khi tạo một bài viết mới. Nếu bạn sắp xếp các từ khóa vào bài viết của mình một cách tự nhiên, công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng tìm thấy blog của bạn hơn so với khi bạn gieo rắc từ khóa khắp các bài viết. Bước 9 - Làm cho blog của bạn hiển thị trên Google. Việc đảm bảo blog của bạn xuất hiện trên Google sẽ tăng thứ bậc tìm kiếm, giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy blog của bạn khi họ tìm từ khóa liên quan. Bước 10 - Sử dụng hình ảnh trong bài viết của bạn. Các công cụ tìm kiếm thường ưu tiên việc sử dụng hình ảnh; vì vậy, bạn nhớ đăng thêm một số hình ảnh chất lượng cao vào bài viết của mình. Bạn sẽ có ưu thế hơn khi đăng các bức ảnh gốc. Người dùng thường thích xem hình ảnh đi kèm với nội dung, nên việc thêm hình ảnh vào blog là một ý tưởng hay kể cả khi bạn không quan tâm đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bước 11 - Duy trì việc đăng bài viết. Việc này sẽ không khiến bạn mất lượt xem nhanh như khi không đăng bài trong khoảng thời gian dài (hoặc đăng bài thất thường). Hãy lên lịch sao cho bạn có thể đăng bài ít nhất một lần mỗi tuần và duy trì thói quen đó. Thỉnh thoảng bạn không đăng bài viết trong một hoặc hai ngày cũng không sao, nhưng bạn nên thông báo trên mạng xã hội rằng bài viết của bạn sẽ được đăng trễ hơn. Nội dung mới cũng giúp cho blog của bạn xuất hiện ở gần phía trên kết quả tìm kiếm. Phương pháp 2 - Tạo blog trên WordPress Bước 1 - Mở WordPress. Truy cập https://wordpress.com/ bằng trình duyệt web trên máy tính. Bước 2 - Nhấp vào Get Started (Bắt đầu) ở phía trên góc phải trang. Bước 3 - Điền biểu mẫu tạo blog. Nhập thông tin của bạn vào các trường sau: What would you like to name your site? (Bạn muốn đặt tên gì cho blog của mình?) — Nhập tên blog của bạn vào đây. What will your site be about? (Blog của bạn nói về chủ đề gì?) — Gõ một từ, sau đó nhấp vào thể loại phù hợp với blog của bạn trong danh sách lựa chọn. What's the primary goal you have for your site? (Mục tiêu cơ bản của trang này là gì?) — Gõ một từ, sau đó nhấp vào thể loại phù hợp với blog của bạn trong danh sách lựa chọn. How comfortable are you with creating a website? (Mức độ thoải mái của bạn với việc tạo một trang web là như thế nào?) — Nhấp vào một trong các số ở cuối trang. Bước 4 - Nhấp vào Continue (Tiếp tục) ở cuối trang. Bước 5 - Nhập địa chỉ mà bạn muốn tạo cho blog của mình. Tại khung nhập dữ liệu trên cùng, bạn gõ tên muốn đặt cho đường dẫn của blog. Đừng thêm phần "www" hoặc ".com" của đường dẫn tại bước này. Bước 6 - Nhấp vào Select (Chọn) bên cạnh lựa chọn "Free" (Miễn phí) hiển thị bên dưới khung nhập dữ liệu. Thao tác này sẽ chọn tạo địa chỉ miễn phí cho blog của bạn. Bước 7 - Nhấp vào Start with Free (Bắt đầu với tài khoản miễn phí) ở bên trái trang. Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang tạo tài khoản. Bước 8 - Nhập địa chỉ email. Gõ địa chỉ email mà bạn muốn dùng để tạo tài khoản vào khung "Your email address" (Địa chỉ email của bạn). Bước 9 - Nhập mật khẩu. Gõ mật khẩu cho tài khoản vào trường "Choose a password" (Chọn mật khẩu). Bước 10 - Nhấp vào nút Continue (Tiếp tục) màu xanh dương ở cuối trang. Bước 11 - Xác nhận địa chỉ email. Trong khi chờ WordPress tổng hợp thông tin tài khoản, bạn thực hiện bước sau: Mở email WordPress trong hộp thư bằng một thẻ mới. Nhấp vào email "Activate [blog name]" (Kích hoạt [tên blog]) được gửi từ "WordPress". Nhấp vào (Nhấp vào đây để xác nhận ngay) trong nội dung của email. Đóng thẻ sau khi quá trình tải trang hoàn tất. Bước 12 - Nhấp vào Continue (Tiếp tục) ở giữa trang gốc mà bạn dùng để tạo tài khoản WordPress. Bước 13 - Thêm chủ đề cho blog của bạn. "Chủ đề" sẽ quyết định giao diện của blog. Kéo xuống tiêu đề "Customize" (Tùy chỉnh), nhấp vào (Chủ đề) và chọn chủ đề mà bạn muốn dùng cho blog. Bạn có thể nhấp tiếp vào (Kích hoạt mẫu này) ở đầu trang. Bạn sẽ nhấp vào (Miễn phí) ở phía trên bên trái trang để chỉ hiển thị các chủ đề miễn phí. Bước 14 - Bắt đầu viết. Bạn có thể bắt đầu bài viết đầu tiên của mình bằng cách nhấp vào (Viết) ở phía trên bên phải cửa sổ để mở cửa sổ viết bài; vào lúc này, bạn cứ thoải mái sáng tạo nội dung cho blog của mình. Phương pháp 3 - Tạo blog trên Blogger Bước 1 - Mở Blogger. Truy cập https://www.blogger.com/ bằng trình duyệt web của máy tính. Bước 2 - Nhấp vào SIGN IN (Đăng nhập) ở phía trên góc phải trang. Bước 3 - Đăng nhập bằng cách dùng Google Account (Tài khoản Google). Nhập địa chỉ email của bạn, nhấp vào (Tiếp tục), sau đó nhập mật khẩu khẩu và nhấp (Tiếp tục). Nếu không có tài khoản Google, bạn nhớ tạo tài khoản trước khi tiếp tục. Bước 4 - Nhấp vào nút Create a Google+ profile (Tạo trang Google+) màu xanh dương ở bên trái trang. Bước 5 - Nhập tên của bạn. Gõ tên và họ của bạn vào trường ở đầu trang. Bước 6 - Chọn giới tính. Nhấp vào khung lựa chọn giới tính, sau đó nhấp vào giới tính mà bạn muốn dùng cho blog của mình. Bước 7 - Nhấp vào CREATE PROFILE (Tạo hồ sơ) ở cuối trang. Bước 8 - Thêm ảnh. Nhấp vào ảnh hiện tại của bạn, chọn (Đăng ảnh) khi được yêu cầu, sau đó tìm và nhấp đúp vào một ảnh trong máy tính. Bạn có thể nhấp vào (Lưu) để hoàn tất thao tác. Bạn cũng có thể nhấp vào (Bỏ qua) bên dưới trường này để thêm ảnh sau. Bước 9 - Nhấp vào Continue to Blogger (Tiếp tục đến Blogger) ở gần cuối trang. Bước 10 - Nhấp vào CREATE NEW BLOG (Tạo blog mới) ở giữa trang. Bước 11 - Nhập tiêu đề cho blog. Gõ tiêu đề của blog vào trường "Title". Bước 12 - Chọn địa chỉ blog. Gõ địa chỉ mà bạn muốn dùng vào trường "Address" (Địa chỉ), sau đó nhấp vào địa chỉ hiển thị bên dưới danh sách lựa chọn. Nếu Google cho biết địa chỉ đã được sử dụng, bạn sẽ cần chọn một địa chỉ khác. Bước 13 - Chọn một chủ đề cho blog của bạn. Nhấp vào một chủ đề trong danh sách "Theme". Chủ đề sẽ quyết định giao diện của blog. Bước 14 - Nhấp vào Create blog! (Tạo blog! ) ở bên dưới cửa sổ. Bước 15 - Nhấp vào No thanks (Không, cảm ơn) khi được hỏi. Thao tác này sẽ đưa bạn đến bảng điều khiển của blog. Bước 16 - Bắt đầu viết. Nhấp vào (Bài viết mới) ở đầu trang để mở cửa sổ viết bài; lúc này, bạn có thể thoải mái sáng tạo nội dung cho blog của mình.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-S%C6%A1n-m%C3%B3ng-tay-Nhanh-Kh%C3%B4
Cách để Làm Sơn móng tay Nhanh Khô
Sơn móng tay cần khoảng 20-60 phút để khô hoàn toàn. Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn thử sơn vài lớp sơn khô nhanh thật mỏng và dùng sản phẩm xịt làm khô sơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng máy sấy tóc, sản phẩm xịt chống dính trong nấu nướng hoặc nước đá. Với một trong những phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng quên đi nỗi lo làm nhòe lớp sơn móng tay hoàn hảo! Phương pháp 1 - Sử dụng phương pháp làm khô nhanh chóng Bước 1 - Sơn các lớp sơn mỏng lên móng để chúng khô nhanh hơn. Gạt bớt một ít sơn trên cọ và sơn 2-3 lớp mỏng lên móng. Hong khô sơn trên móng khoảng 1-3 phút sau mỗi lần sơn. Sơn móng tay sẽ không khô hoàn toàn nếu bạn sơn nhiều lớp dày. Phương pháp này sẽ kéo dài thời gian sơn móng, nhưng rút ngắn thời gian chờ sơn khô. Sơn lần lượt từng móng, sau đó lặp lại theo cùng thứ tự. Nếu bạn thực hiện theo cách này, móng đầu tiên sẽ đủ khô để sơn lớp thứ hai khi bạn sơn xong lớp thứ nhất của móng cuối cùng. Bước 2 - Bật máy sấy tóc ở chế độ mát và thổi vào móng khoảng 2-3 phút là cách đơn giản nhất. Hãy cắm điện máy sấy tóc và chọn chế độ mát. Tiếp theo, bạn dùng máy sấy tóc thổi vào móng khoảng 2-3 phút. Làn gió mát lạnh sẽ làm sơn móng tay của bạn khô nhanh chóng. Thực hiện việc này trên cả hai tay để toàn bộ móng đều khô hoàn toàn. Đảm bảo máy sấy được bật ở chế độ mát trước khi bắt đầu. Khi thổi khô móng, bạn phải đặt máy sấy cách tay khoảng 30cm để tránh làm hỏng sơn móng tay. Nếu dùng máy sấy ở chế độ nhiệt cao hoặc đặt máy sấy quá gần móng, sơn móng tay của bạn sẽ nổi bong bóng hoặc chảy. Bước 3 - Nhúng ngón tay vào bát nước đá khoảng 1-2 phút. Hong khô móng khoảng 60 giây, sau đó chuẩn bị nửa bát nước thật lạnh. Thêm 2-5 viên đá vào bát nước. Đặt các đầu ngón tay vào nước đá trong khoảng 1-2 phút rồi bỏ tay ra. Thông thường thì độ lạnh sẽ giúp sơn đông lại; vì vậy, ngâm tay trong nước đá là một cách tuyệt vời để làm khô sơn. Cẩn thận khi thực hiện phương pháp này vì lớp sơn móng tay có thể bị hỏng nếu bạn đặt tay vào nước quá sớm. Bạn cần chờ đến khi sơn sắp khô. Mặc dù cách này làm khô sơn móng tay, nhưng sẽ khiến tay bạn bị lạnh! Bước 4 - Thổi móng tay ướt bằng bình xịt bụi (air duster) khoảng 3-5 giây. Bình xịt bụi chứa một loại khí nén lạnh được thổi ra với tốc độ rất nhanh. Bạn cần giữ bình xịt bụi cách tay khoảng 30-60cm để tay không bị lạnh. Chỉ với một lần xịt nhanh khoảng 3-5 giây lên đầu ngón tay, lớp sơn móng tay của bạn sẽ khô ngay. Phương pháp này hiệu quả trong việc làm khô sơn móng tay vì độ lạnh của luồng khí. Bạn nhớ đặt bình xịt hướng về phía móng tay. Đảm bảo lớp sơn móng tay của bạn phải gần khô trước khi thổi vì bình xịt bụi có thể làm hỏng sơn, và bạn có thể vô tình làm hỏng bề mặt sơn. Bình xịt bụi có bán ở hầu hết các cửa hàng cung cấp vật liệu. Bước 5 - Xịt sản phẩm chống dính trong nấu nướng lên các đầu ngón tay để làm khô sơn. Khi sử dụng sản phẩm này, bạn hãy đặt bình xịt chống dính cách các đầu ngón tay khoảng 15-30cm rồi xịt một lớp mỏng và đều lên bề mặt của từng móng. Cách này có vẻ kỳ lạ, nhưng dầu trong sản phẩm xịt chống dính giúp sơn móng tay khô nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng sản phẩm xịt chống dính có mùi bơ. Sau khi sơn móng tay xong, bạn cần chờ 1-2 phút trước khi xịt sản phẩm chống dính. Nếu không, bạn sẽ làm hỏng lớp sơn. Dầu trong sản phẩm xịt chống dính cũng giúp làm ẩm biểu bì. Phương pháp 2 - Sử dụng sơn móng tay nhanh khô Bước 1 - Sơn móng bằng loại sơn nhanh khô. Rất nhiều thương hiệu đã tung ra thị trường loại sơn móng tay được quảng cáo là nhanh khô. Nếu dùng những sản phẩm này để sơn móng, bạn sẽ rút ngắn thời gian chờ sơn khô. Chọn các sản phẩm được quảng cáo là nhanh khô với các tên gọi tiếng Anh như “rapid speed”, “express dry”, hoặc “quick dry”. Bước 2 - Chọn sơn phủ bóng nhanh khô để rút ngắn thời gian làm khô sơn. Sau khi lớp sơn cuối cùng đã khô, bạn sơn một lớp phủ bóng từ biểu bì đến đầu móng. Chỉ dùng loại sơn phủ nhanh khô. Đây cũng là cách giúp cho lớp sơn màu không bị bong tróc. Bước 3 - Thử nhỏ hoặc xịt sản phẩm làm khô sơn móng tay để rút ngắn thời gian. Sau khi sơn xong lớp phủ, bạn chờ khoảng 1-3 phút và nhỏ một giọt sản phẩm làm khô sơn lên từng móng hoặc xịt sản phẩm lên các đầu ngón tay. Chờ khoảng 1-3 phút, sau đó rửa tay với nước lạnh. Bạn có thể dùng sản phẩm này để giảm thời gian chờ sơn khô. Những cửa hàng bán sản phẩm dành cho móng đều có sản phẩm làm khô sơn dạng xịt và nhỏ giọt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-danh-s%C3%A1ch-th%E1%BA%A3-xu%E1%BB%91ng-tr%C3%AAn-Excel
Cách để Tạo danh sách thả xuống trên Excel
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy tính để tạo danh sách thả xuống trên trang tính Microsoft Excel. Tính năng này cho phép bạn tạo danh sách các mục để chọn, đồng thời chèn bộ chọn thả xuống vào bất kỳ ô trống nào trên trang tính. Tính năng khung thả xuống chỉ khả dụng trên Excel phiên bản máy tính. Phương pháp 1 - Tạo danh sách Bước 1 - Mở tập tin trang tính Excel mà bạn muốn chỉnh sửa. Bạn có thể tìm và nhấp đúp vào tập tin Excel đã lưu trên máy tính, hoặc mở Microsoft Excel và tạo bảng tính mới. Bước 2 - Nhập danh sách giá trị cho khung thả xuống. Bạn phải nhập các mục thả xuống vào từng ô riêng biệt, liên tiếp trong cùng một cột. Chẳng hạn, nếu muốn danh sách thả xuống bao gồm "New York", "Boston" và "Los Angeles", bạn có thể nhập "New York" vào ô A1, "Boston" vào ô A2 và "Los Angeles" vào ô A3. Bước 3 - Nhấp vào ô trống mà bạn muốn chèn khung thả xuống. Bạn có thể chèn danh sách thả xuống vào bất cứ ô trống nào trên trang tính. Bước 4 - Nhấp vào thẻ Data nằm trong ruy-băng thanh công cụ. Nút này nằm phía trên thanh công cụ ở đầu trang tính. Các công cụ về dữ liệu sẽ mở ra. Bước 5 - Nhấp vào nút Data Validation (Xác thực dữ liệu) nằm trong thanh công cụ "Data" (Dữ liệu). Nút này gồm hai biểu tượng ô riêng biệt với dấu tích màu xanh lá và dấu cấm màu đỏ. Một hộp thoại mới sẽ bật lên. Bước 6 - Nhấp vào khung thả xuống Allow (Cho phép) nằm trong hộp thoại "Data Validation" vừa bật lên. Trình đơn này thuộc thẻ "Settings" (Cài đặt) trên hộp thoại. Hộp thoại bật lên Data Validation sẽ tự động mở ra với thẻ Settings. Bước 7 - Chọn List (Danh sách) từ trong trình đơn thả xuống "Allow". Tùy chọn này sẽ cho phép bạn tạo danh sách trong ô trống được chọn. Bước 8 - Tích vào tùy chọn In-cell dropdown. Khi đánh dấu tùy chọn này, bạn sẽ tạo ra danh sách thả xuống nằm trong ô đã chọn trên trang tính. Bước 9 - Tích vào tùy chọn Ignore blank (không bắt buộc). Khi đánh dấu ô này, người dùng sẽ có thể để trống khung thả xuống mà không gặp phải thông báo lỗi. Nếu khung thả xuống mà bạn đang tạo là trường bắt buộc, bạn cần chắc chắn rằng ô này không được đánh dấu. Hoặc bạn có thể không tích vào. Bước 10 - Nhấp vào khung văn bản bên dưới mục "Source" (Nguồn) trên hộp thoại bật lên. Bạn có thể chọn danh sách giá trị muốn chèn vào khung thả xuống ở đây. Bước 11 - Chọn danh sách giá trị cho khung thả xuống trên trang tính. Sử dụng chuột để chọn danh sách giá trị mà bạn muốn chèn vào khung thả xuống trên trang tính. Chẳng hạn, nếu đã có dữ liệu "New York", "Boston" và "Los Angeles" trong ô A1, A2 và A3, bạn cần chọn phạm vi ô từ A1 đến A3. Hoặc bạn có thể nhập thủ công các giá trị của danh sách thả xuống vào khung "Source" ở đây. Trong trường hợp này, bạn cần chắc chắn phân tách từng mục riêng bằng dấu phẩy. Phương pháp 2 - Tùy chỉnh danh sách thuộc tính Bước 1 - Nhấp vào thẻ Input Message nằm đầu cửa sổ hộp thoại "Data Validation" bật lên. Thẻ này cho phép bạn tạo thông báo bật lên hiển thị cạnh danh sách thả xuống. Bước 2 - Tích vào tùy chọn Show input message.... Tùy chọn này cho phép bạn hiển thị một thông báo bật lên nhỏ nếu khung thả xuống được chọn. Nếu bạn không muốn hiển thị thông báo bật lên thì không cần đánh dấu ô đó. Bước 3 - Nhập "Title" (Tiêu đề) và "Input Message" (Thông báo nhập). Bạn có thể sử dụng vùng này để giải thích, mô tả hoặc cung cấp thêm thông tin về danh sách thả xuống. Thông báo nhập và tiêu đề mà bạn gõ vào đây sẽ hiển thị trong một thông báo nhỏ màu vàng bật lên bên cạnh khung thả xuống khi ô chứa danh sách được chọn. Bước 4 - Nhấp vào thẻ Error Alert (Thông báo lỗi) ở đầu hộp thoại. Thẻ này cho phép thông báo lỗi bật lên mỗi khi dữ liệu không hợp lệ được nhập vào ô thả xuống. Bước 5 - Tích vào tùy chọn Show error alert... (Hiển thị chuông báo lỗi). Khi tùy chọn này được đánh dấu, thông báo lỗi sẽ bật lên khi người dùng nhập dữ liệu không hợp lệ vào ô thả xuống. Nếu không muốn thông báo lỗi bật lên thì bạn đừng chọn ô này. Bước 6 - Chọn kiểu lỗi trong khung thả xuống Style. Bạn có thể chọn trong số Stop, Warning và Information ở đây. Tùy chọn sẽ hiển thị cửa sổ bật lên cùng với thông báo lỗi, điều này ngăn người dùng nhập dữ liệu không nằm trong danh sách thả xuống. Các tùy chọn và không ngăn người dùng nhập dữ liệu không hợp lệ nhưng sẽ hiển thị thông báo lỗi cùng dấu "" màu vàng hoặc chữ "" màu xanh. Bước 7 - Nhập nội dung "Title" và "Error message" tùy chỉnh (không bắt buộc). Tiêu đề và thông báo lỗi tùy chỉnh sẽ bật lên khi dữ liệu không hợp lệ được nhập vào ô thả xuống. Bạn có thể để trống các trường này. Khi đó, tiêu đề và thông báo lỗi mặc định sẽ là mẫu lỗi chung của Microsoft Excel. Mẫu lỗi mặc định có tiêu đề "Microsoft Excel" và và thông báo "The value you entered is not valid. A user has restricted values that can be entered into this cell" (Giá trị bạn đã nhập không hợp lệ. Người dùng có các giá trị hạn chế có thể được nhập vào ô này). Bước 8 - Nhấp vào nút OK trong hộp thoại "Data Validation" bật lên. Danh sách thả xuống sẽ được tạo và chèn vào ô mà bạn đã chọn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BA%B7t-%E1%BB%91ng-th%C3%B4ng-t%C4%A9nh-m%E1%BA%A1ch
Cách để Đặt ống thông tĩnh mạch
Ống thông tĩnh mạch là một trong những công cụ quan trọng và phổ biến nhất trong y học hiện đại. Chuyên gia y tế sử dụng ống thông tĩnh mạch để truyền dịch, máu và thuốc trực tiếp vào máu của bệnh nhân thông qua một ống nhỏ. Kỹ thuật này cho phép dịch truyền hấp thu nhanh chóng và kiểm soát chính xác liều lượng, là yếu tố rất quan trọng đối với nhiều thủ thuật y khoa, bao gồm truyền dịch chống mất nước, truyền máu cho bệnh nhân bị mất máu cấp, hoặc điều trị bằng kháng sinh. Bạn phải là chuyên viên y tế mới được đặt ống thông tĩnh mạch. Đầu tiên là chuẩn bị vật tư tiêm, tiếp cận tĩnh mạch và duy trì ống thông để đạt kết quả tốt nhất. Phương pháp 1 - Chuẩn bị đặt ống thông tĩnh mạch Bước 1 - Chuẩn bị vật tư cần thiết. Đặt ống thông tĩnh mạch hoàn toàn không khó như các thủ thuật phức tạp khác, nhưng vẫn đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị và thận trọng ở mức độ cơ bản như bất kì thủ thuật nhỏ nào. Trước khi bắt đầu, bạn nên chuẩn bị trong tầm tay tất cả dụng cụ và thiết bị, và đảm bảo mọi vật tư được dùng trên cơ thể người bệnh — đặc biệt là kim tiêm — phải là sản phẩm mới và vô trùng. Để đặt ống thông tĩnh mạch, bạn sẽ cần: Găng tay vô trùng dùng một lần Ống thông có "kim dẫn đường bên trong" với cỡ phù hợp (thường là 14 - 25) Túi dịch truyền tĩnh mạch Ga-rô không làm từ cao su thiên nhiên Băng vô trùng Gạc Bông gòn tẩm cồn Băng keo y tế Thùng rác y tế Giấy vô trùng (đặt các dụng cụ nhỏ lên đó để tiện tay lấy) Bước 2 - Giới thiệu bản thân với bệnh nhân. Một phần quan trọng trong quy trình đặt ống thông tĩnh mạch là giới thiệu mình với bệnh nhân và giải thích thủ thuật sắp thực hiện. Trao đổi với bệnh nhân và chia sẻ thông tin cơ bản này để giúp họ an tâm, đảm bảo không có công đoạn nào khiến họ bất ngờ. Ngoài ra, bạn cần có sự chấp thuận tuyệt đối của họ để tiến hành. Sau khi hoàn tất, yêu cầu bệnh nhân nằm hay nằm nghiêng tai nơi được đặt ống thông tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân lo lắng, tĩnh mạch của họ có thể bị co thắt phần nào, hay còn gọi là chứng co mạch. Điều này gây cản trở cho việc đặt ống thông tĩnh mạch, do đó bạn cần giúp bệnh nhân thư giãn và thoải mái tối đa trước khi tiến hành. Bạn nên hỏi xem bệnh nhân đã từng có bất kì vấn đề gì với việc đặt ống thông tĩnh mạch trong quá khứ không. Nếu có thì họ có thể cho bạn biết vị trí nào dễ đặt ống nhất. Bước 3 - Chuẩn bị ống truyền dịch. Tiếp theo, mồi ống truyền dịch bằng cách treo túi dịch lên trụ cao, cho dung dịch nước muối chảy vào ống và kiểm tra bong bóng. Nếu cần thì bạn kẹp ống sao cho dung dịch không nhỏ xuống sàn. Phải loại bỏ tất cả bọt bong bóng khỏi đường ống bằng cách búng nhẹ, bóp hay cho dung dịch chảy qua ống. Sau đó bạn dán nhãn có chữ ký và ngày tháng lên cả ống truyền dịch và túi dịch. Tiêm bọt khí vào máu bệnh nhân có thể gây ra tình trạng tắc mạch rất nguy hiểm. Một cách dễ dàng để loại bỏ bọt khí khỏi ống truyền đó là kéo thẳng hoàn toàn cuộn ống và mở van hết cỡ về phía buồng tiếp dịch. Sau đó dùng đầu nhọn ống truyền đâm vào túi dịch, và bóp buồng tiếp dịch. Mở van để dung dịch chảy xuống theo chiều dài đường ống mà không tạo ra bọt khí. Bước 4 - Chọn ống thông tĩnh mạch với cỡ phù hợp. Thường thì ống thông tĩnh mạch được gắn trên kim dùng để chọc vào tĩnh mạch. Sau khi đâm qua thành tĩnh mạch, ống thông được để lại tại chỗ để dễ tiếp cận vào tĩnh mạch. Ống thông tĩnh mạch có nhiều cỡ khác nhau. Cỡ càng nhỏ thì ống thông càng dày, thuốc có thể truyền vào nhanh hơn và máu cũng được rút ra nhanh hơn. Tuy nhiên, ống thông dày cũng gây đau nhiều hơn khi đưa vào cơ thể, do đó bạn nên chọn ống thông tĩnh mạch lớn hơn mức cần thiết. Nói chung, bạn thường dùng ống thông tĩnh mạch với cỡ 14-25. Chọn ống thông tĩnh mạch với cỡ lớn hơn (mỏng hơn) cho trẻ em và người già, nhưng chọn ống thông với cỡ nhỏ hơn khi bạn muốn truyền dịch nhanh hơn. Bước 5 - Đeo găng tay tiệt trùng. Đặt ống thông tĩnh mạch nghĩa là phải đâm qua da và đưa thiết bị vào trực tiếp mạch máu. Để tránh bị nhiễm trùng nguy hiểm, bạn phải rửa sạch và lau khô tay bằng khăn giấy sạch trước khi tiến hành, sau đó đeo găng tay vô trùng trước khi thao tác với thiết bị và chạm vào bệnh nhân. Nếu một lúc nào đó găng tay không còn vô trùng thì bạn cần thay găng tay mới — an toàn vẫn tốt hơn là phải hối tiếc sau đó. Dưới đây là các tình huống mà hầu hết các tiêu chuẩn y tế đều yêu cầu thay găng tay: Trước khi chạm vào bệnh nhân Trước các thủ thuật vô trùng (như tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch) Sau các thủ thuật có nguy cơ chạm vào dịch tiết cơ thể Sau khi chạm vào bệnh nhân Sau khi chạm vào vật dụng xung quanh bệnh nhân Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân khác Bước 6 - Tìm tĩnh mạch nổi bật. Bạn cần tìm một vị trí trên người bệnh nhân để đặt ống thông tĩnh mạch. Đối với người lớn, các tĩnh mạch dễ tiếp cận nhất là tĩnh mạch dài, thẳng nằm ở hai cánh tay, không nằm gần khớp xương và xa cơ thể nhất. Đối với trẻ em, đầu, bàn tay hay bàn chân là các vị trí được ưu tiên hơn so với chân, cánh tay hay khuỷu tay. Mặc dù bạn có thể đặt ống thông ở bất kì tĩnh mạch nào dễ tìm, nhưng tốt nhất nên tránh các tĩnh mạch trên bàn tay thuận. Nếu bệnh nhân có tiền sử khó tìm tĩnh mạch thì bạn hỏi xem bác sĩ trước đã tiêm cho họ ở đâu. Thường thì những người đã từng gặp khó khăn với việc tiêm tĩnh mạch sẽ biết các vị trí dễ tìm tĩnh mạch nhất. Lưu ý, cho dù bạn có thể tìm được tĩnh mạch, nhưng có một số vị trí bạn không nên đặt ống thông. Đó là: Những nơi ống thông tĩnh mạch gây cản trở cho việc phẫu thuật Cùng vị trí với nơi mới đặt ống thông tĩnh mạch Tại vị trí cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng (ửng đỏ, sưng, kích ứng và v.v) Trên tay hay chân cùng phía với phẫu thuật cắt vú hay phẫu thuật mở tim mạch (điều này có thể dẫn tới biến chứng) Bước 7 - Quấn ga-rô. Để tĩnh mạch sưng lên cho dễ đâm kim, hãy quấn ga-rô phía sau (theo hướng của thân trên) vị trí định đặt ống thông tĩnh mạch. Ví dụ, nếu bạn định đặt ống thông tĩnh mạch vào mặt trong của cẳng tay (vị trí điển hình), hãy quấn ga-rô tại bắp tay. Đừng quấn ga-rô quá chặt vì tay có thể bị thâm tím, đặc biệt với người lớn tuổi. Ga-rô nên quấn chặt nhưng không quá chặt đến độ bạn không thể luồn một ngón tay bên dưới. Để tay thõng xuống sàn trong khi quấn ga-rô sẽ giúp tĩnh mạch nổi bật hơn do máu chảy dồn về tay đó. Bước 8 - Vỗ vào tĩnh mạch nếu cần. Nếu bạn không thể nhìn thấy tĩnh mạch phù hợp thì thử vỗ vào vùng da định đặt ống thông tĩnh mạch. Đặt ngón tay dọc theo tĩnh mạch rồi nhấn xuống. Bạn sẽ cảm thấy tĩnh mạch "đẩy trở lại". Tiếp tục ấn lên xuống trong khoảng 20-30 giây. Tĩnh mạch sẽ trở lên lớn hơn. Phương pháp 2 - Tiếp cận tĩnh mạch Bước 1 - Sát trùng vị trí chọc kim. Sau đó xé một gói bông gòn tẩm cồn (hoặc sử dụng phương pháp sát trùng tương tự như thuốc chlorhexidine) và thoa lên vùng da định tiêm. Lau nhẹ nhưng thật kỹ để đảm bảo cồn dính đều lên da. Cồn sẽ diệt vi khuẩn trên da và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng khi đâm kim vào da. Bước 2 - Chuẩn bị ống thông tĩnh mạch. Lấy ống thông tĩnh mạch từ bao bì vô trùng. Xem xét sơ qua để đảm bảo nó còn nguyên vẹn. Nhấn vào buồng dội ngược để đảm bảo nó được gắn chặt. Xoay trục của ống thông tĩnh mạch để đảm bảo nó chỉ được gắn lỏng trên kim. Tháo nắp bảo vệ và kiểm tra kim, cẩn thận không để kim chạm vào bất kì thứ gì. Nếu mọi thứ đều ổn thì bạn chuẩn bị đâm kim. Đừng để ống thông tĩnh mạch hay kim tiếp xúc với bất kì thứ gì ngoài vùng da nơi được đâm kim. Nếu không chúng sẽ không còn vô trùng và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Bước 3 - Đâm kim. Sử dụng tay không thuận nắm nhẹ tay hay chân bệnh nhân để giữ cố định, cẩn thận không chạm tay vào vùng đâm kim. Cầm kim trên tay thuận và đâm xuyên qua da (mặt vát của kim hướng lên). Giảm góc đâm khi bạn đâm sâu hơn vào tĩnh mạch — sử dụng góc đâm nông. Để ý máu dội ngược tại trục của ống thông. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã đâm trúng vào tĩnh mạch. Khi thấy máu dội ngược, đâm kim sâu thêm một centimet vào tĩnh mạch. Bước 4 - Nếu bạn đâm kim trượt thì giải thích cho bệnh nhân và thử lại. Đâm kim vào tĩnh mạch là một thủ thuật tỉ mỉ, ngay cả bác sĩ và y tá có kinh nghiệm cũng đâm trượt vào lần đầu, đặc biệt khi bệnh nhân có tĩnh mạch không rõ ràng. Nếu bạn đâm kim vào nhưng không thấy máu dội ngược, hãy giải thích cho bệnh nhân rằng bạn đã đâm trượt và phải đâm lại. Hành động nhẹ nhàng với bệnh nhân vì quy trình này sẽ gây đau. Nếu bạn liên tục đâm trượt thì nên xin lỗi họ, rút kim và ống thông ra, và đâm kim lại ở tay hay chân bên kia với kim và ống thông tĩnh mạch mới. Đâm nhiều lần tại cùng một vị trí sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều và để lại vết thâm lâu hết. Bạn có thể trấn an họ bằng cách giải thích vì sao mình đâm trượt, và nói những câu đại loại như “Việc này thỉnh thoảng cũng xảy ra. Không phải lỗi của ai cả. Lần tới chúng ta sẽ thành công”. Bước 5 - Rút kim ra và vứt bỏ. Duy trì lực nhấn trên da, kéo kim ra (chỉ kéo kim — không phải ống thông tĩnh mạch) khoảng 1cm khỏi tĩnh mạch. Từ từ đẩy ống thông vào tĩnh mạch trong khi vẫn duy trì lực nhấn trên da. Khi ống thông đã định vị trong tĩnh mạch, tháo ga-rô ra và dán băng vô trùng (như Tegaderm) trên nửa dưới của trục ống thông tĩnh mạch để giữ ổn định ống. Tránh dán băng quá chặt khiến tắc nghẽn ống truyền dịch. Bước 6 - Rút kim tiêm và gắn ống truyền dịch. Dùng ngón cái và ngón trỏ giữ trục của ống thông tĩnh mạch. Giữ nó nằm cố định trong tĩnh mạch. Sử dụng tay còn lại, cẩn thận rút kim (chỉ rút kim) khỏi tĩnh mạch. Vứt bỏ kim tiêm vào thùng rác y tế. Tiếp theo, tháo nắp bảo vệ trên đầu ống truyền dịch và cẩn thận lắp vào trục ống thông tĩnh mạch. Vặn và khóa cố định ống truyền dịch trong ống thông tĩnh mạch. Bước 7 - Cố định ống thông tĩnh mạch. Cuối cùng bạn phải cố định ống thông tĩnh mạch trên da bệnh nhân. Dán một miếng băng keo trên trục ống thông, sau đó quấn một vòng quanh ống truyền dịch và quấn thêm vòng thứ hai trên vòng thứ nhất. Dùng miếng băng keo thứ ba cố định đầu kia của vòng băng keo trên vị trí đặt ống thông tĩnh mạch. Quấn băng keo quanh ống truyền dịch sẽ giảm áp lực lên ống thông tĩnh mạch, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và cũng giảm khả năng ống thông bị chệch khỏi tĩnh mạch. Không để băng keo bị xoắn khi quấn để tránh cản trở sự lưu thông của dịch truyền. Đừng quên dán lên băng một cái nhãn có ghi ngày và thời gian đặt ống thông tĩnh mạch. Phương pháp 3 - Duy trì ống thông tĩnh mạch Bước 1 - Kiểm tra dòng chảy của dịch vào ống thông. Mở van xoay và xem giọt dung dịch hình thành trong ống tiếp dịch. Kiểm tra sự lưu dẫn giữa tĩnh mạch và ống thông bằng cách ấn vào tĩnh mạch (để chặn dòng chảy) tại vị trí nằm ngoài chỗ đặt ống (phía xa thân trên). Giọt dung dịch sẽ chậm lại và ngừng hẳn, sau đó bắt đầu chảy lại khi bạn ngừng ấn vào tĩnh mạch. Bước 2 - Thay băng nếu cần. Ống thông đặt trong thời gian dài có nguy cơ gây nhiễm trùng cao hơn ống thông chỉ sử dụng trong một lần phẫu thuật hay thủ thuật. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên tháo băng cẩn thận, vệ sinh vị trí đặt ống và đắp một miếng băng mới vào. Nói chung, đối với loại băng trong suốt thì bạn nên thay hằng tuần, nhưng băng gạc nên được thay thường xuyên hơn vì bạn không thể quan sát được vết thương. Đừng quên rửa sạch tay và đeo găng tay mới mỗi lần bạn chạm vào chỗ đặt ống thông tĩnh mạch. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thay băng, vì việc sử dụng ống thông tĩnh mạch trong thời gian dài thường có xác suất nhiễm trùng cao. Bước 3 - Lấy ống thông tĩnh mạch ra. Để lấy ống thông ra, bước đầu tiên là đóng van xoay để chặn dòng chảy của dịch truyền. Nhẹ nhàng tháo băng keo và băng để vết thương và trục ống thông lộ ra. Đặt một miếng gạc sạch lên trên vết thương và ấn nhẹ khi bạn kéo chậm ống thông tĩnh mạch ra. Hướng dẫn bệnh nhân giữ cố định gạc để cầm máu. Bạn nên dán cố định gạc trên vết thương bằng băng keo y tế như Coban. Tuy nhiên, thường thì bạn chỉ cần ấn nhẹ là máu sẽ cầm nhanh chóng nên việc dán băng keo là không cần thiết lắm. Bước 4 - Vứt bỏ kim tiêm đúng cách. Kim dùng để đặt ống thông tĩnh mạch là rác thải y tế sắc nhọn nên cần được bỏ vào thùng rác chứa vật sắc nhọn ngay sau khi sử dụng. Vì kim tiêm có thể mang tác nhân lây nhiễm và thậm chí là mầm bệnh từ người này sang người khác nếu không được xử lý đúng cách, nên bạn không được bỏ chúng vào thùng rác thông thường, cho dù bạn biết chắc bệnh nhân đó hoàn toàn khỏe mạnh. Bước 5 - Các biến chứng liên quan đến việc đặt ống thông tĩnh mạch. Đặt ống thông tĩnh mạch thường là thủ thuật an toàn, mặc dù biến chứng có thể xảy ra, nhưng khả năng rất nhỏ. Quan trọng là bạn phải biết các biến chứng phổ biến nhất do đặt ống thông tĩnh mạch, để có thể chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân và nếu cần thì biết khi nào cần gọi cấp cứu. Một số biến chứng do đặt ống thông tĩnh mạch (và triệu chứng) được trình bày dưới đây: Thâm nhiễm: Xảy ra khi dịch truyền được tiêm ra ngoài tĩnh mạch vào các mô mềm xung quanh. Da ở khu vực bị ảnh hưởng sẽ sưng lên, trơn láng và xanh xao. Đây là vấn đề nhỏ nhưng cũng có thể nghiêm trọng, tùy vào loại thuốc đang truyền. Tụ máu: Xảy ra khi máu rò rỉ từ tĩnh mạch vào mô xung quanh, thường do bạn vô tình chọc thủng nhiều tĩnh mạch một lúc. Dấu hiệu phổ biến là đau, thâm tím và kích ứng, thường sẽ tự hết sau nhiều tuần. Tắc mạch: Xảy ra sau khi không khí bị tiêm vào tĩnh mạch, thường do bọt khí trong ống truyền dịch. Trẻ em có nguy cơ cao nhất. Với các ca nặng, biến chứng này gây khó thở, đau ngực, da xanh xao, huyết áp thấp, và thậm chí là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Huyết khối và viêm nội mạc động mạch: Các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng này có thể do tiêm nhầm vào động mạch thay vì tĩnh mạch. Gây đau dữ dội, hội chứng chèn ép khoang (áp lực cao trên cơ dẫn đến cảm giác "căng" hoặc "phù" rất đau), hoại tử, rối loạn chức năng vận động, và thậm chí là phải cắt bỏ tay hay chân.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFt-ai-%C4%91%C3%B3-%C4%91ang-online-tr%C3%AAn-Facebook
Cách để Biết ai đó đang online trên Facebook
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách biết ai đó đang online (trực tuyến) trên Facebook Messenger hoặc Chat (Trò chuyện). Bạn bè của bạn sẽ hiển thị là đang hoạt động nếu họ mở ứng dụng Messenger trên điện thoại hoặc bật chat (bật trò chuyện) khi xem Facebook. Phương pháp 1 - Trên thiết bị di động Bước 1 - Mở Facebook Messenger. Nếu chưa đăng nhập, bạn hãy nhập tên người dùng và mật khẩu, sau đó nhấn (Đăng nhập). Bước 2 - Nhấn People (Mọi người). Thẻ này nằm trên thanh menu (thực đơn) ở cuối màn hình. Đối với thiết bị Android, thẻ này nằm ở gần phía trên cùng màn hình. Bước 3 - Nhấn Active (Đang hoạt động). Thao tác này sẽ hiển thị tất cả bạn bè của bạn đang hoạt động trên Messenger. Bạn cũng có thể tìm bạn bè bằng cách nhập văn bản vào thanh tìm kiếm phía trên màn hình. Thao tác này sẽ tìm kiếm tất cả bạn bè của bạn trên Messenger, những bạn bè đang hoạt động sẽ có một chấm xanh nhỏ hiển thị bên cạnh ảnh đại diện. Nếu bạn của bạn không dùng messenger, tên họ sẽ không hiển thị trong danh sách tìm kiếm dù hiện tại họ đang có mặt trên Facebook. Phương pháp 2 - Trên trình duyệt web Bước 1 - Truy cập vào Facebook từ trình duyệt. Nếu chưa đăng nhập, bạn nhập tên người dùng và mật khẩu, sau đó nhấn (Đăng nhập). Bước 2 - Nhấn Chat (Trò chuyện). Tùy chọn này nằm ở phía dưới bên phải màn hình và một cửa sổ popup nhỏ sẽ hiển thị. Bước 3 - Nhập tên người bạn cần tìm vào ô tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trong hộp chat. Bước 4 - Tìm chấm màu xanh lá cạnh tên của họ. Nếu có chấm xanh thì họ đang online (trực tuyến) và sẵn sàng trò chuyện. Bạn bè của bạn có thể tắt trạng thái hoạt động trong cài đặt hộp chat, khi đó bạn sẽ không thể nhìn thấy họ đang online.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-l%C3%A0nh-s%E1%BA%B9o-l%E1%BB%93i
Cách để Chữa lành sẹo lồi
Sẹo lồi là khối da nhô lên sau chấn thương do cơ thể hình thành quá nhiều mô sẹo. Sẹo lồi mặc dù không nguy hiểm nhưng cực kỳ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sẹo lồi rất khó chữa lành, do đó, bạn nên ngăn ngừa ngay từ đầu. Tuy nhiên, có một số phương pháp trị liệu sẵn có mà bạn có thể áp dụng để giảm, thậm chí loại bỏ sẹo lồi. Phương pháp 1 - Tìm phương pháp trị liệu Bước 1 - Nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm Cortisone. Đến bệnh viện tiêm Cortisone, với mỗi đợt tiêm cách nhau 4-8 tuần, có thể làm giảm kích thước sẹo lồi và giúp da bằng phẳng trở lại. Tuy nhiên, Cortisone đôi khi có thể khiến sẹo lồi đậm màu hơn. Interferon là dạng thuốc tiêm đang được nghiên cứu trong điều trị sẹo lồi mà bạn có thể lựa chọn. Bước 2 - Áp dụng liệu pháp làm lạnh (Cryotherapy) để điều trị sẹo lồi. Cryotherapy là liệu pháp giúp điều trị sẹo lồi hiệu quả, giúp giảm đáng kể kích thước sẹo lồi. Với phương pháp này, nitơ lỏng sẽ được thoa lên sẹo lồi để đóng băng các tế bào dư thừa. Liệu pháp làm lạnh Cryotherapy chỉ mất vài phút và thường do bác sĩ tiến hành. Bạn nên áp dụng thêm nhiều phương pháp khác, mỗi phương pháp cách nhau vài tuần nếu muốn loại bỏ hoàn toàn sẹo lồi. Bước 3 - Hỏi bác sĩ da liễu về liệu pháp bắn laser. Bắn laser cho sẹo lồi là phương pháp tương đối mới và chưa được nghiên cứu nhiều như các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp giúp chữa lành hoặc thu nhỏ sẹo lồi đầy hứa hẹn. Mỗi loại tia laser sẽ càng phát huy tác dụng nếu phù hợp với loại da và loại sẹo lồi. Bạn nên hỏi bác sĩ da liễu để biết mình có phù hợp với phương pháp laser hay không. Bước 4 - Cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi. Bác sĩ không muốn loại bỏ sẹo lồi bằng phẫu thuật vì bạn rất có nguy cơ bị thêm nhiều mô sẹo tại vị trí phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật là phương pháp hữu ích hoặc cần thiết. Nếu phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi, bạn nên đảm bảo tuân theo hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật để ngăn ngừa sẹo lồi mới hình thành. Bước 5 - Trao đổi với bác sĩ về xạ trị. Xạ trị nghe có vẻ cực đoan nhưng là phương pháp hiệu quả giúp chữa lành sẹo lồi trong hơn một thế kỷ nay, đặc biệt khi kết hợp chung với phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác. Mặc dù xạ trị có thể tăng nguy cơ ung thư nhưng một nghiên cứu gần đây đã cho thấy đây vẫn là lựa chọn an toàn nếu được thực hiện một cách cẩn trọng (bảo vệ các mô dễ bị ung thư). Phương pháp xạ trị thường được tiến hành cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện, dưới sự giám sát của chuyên gia xạ trị. Phương pháp 2 - Điều trị sẹo lồi tại nhà Bước 1 - Áp dụng các liệu pháp tại nhà một cách cẩn thận trong điều trị sẹo lồi. Các liệu pháp an toàn giúp thu nhỏ sẹo lồi là tạo áp lực (miếng dán silicon) và thoa chất chữa lành. Không nên dùng lực để loại bỏ hoặc thu nhỏ sẹo lồi bằng cách cắt, mài hoặc ép sẹo bằng dây hoặc dây chun hay áp dụng bất kỳ phương pháp gây tổn thương da nào khác. Nếu xử lý sẹo lồi một cách thô bạo, bạn không những có nguy cơ hình thành thêm nhiều mô sẹo tại vị trí cũ mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Bước 2 - Dùng Vitamin E cho sẹo lồi. Vitamin E được chứng minh giúp liền sẹo, ngăn ngừa sẹo lồi và thu nhỏ sẹo lồi đã hình thành trên da. Bạn có thể thoa dầu hoặc kem Vitamin E lên vết sẹo 2 lần mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng và tối trong vòng 2-3 tháng. Bạn có thể mua dầu vitamin E tại cửa hàng thực phẩm an toàn hoặc các tiệm tạp hóa lớn. Bạn cũng có thể mua viên nang Vitamin E, cắt, ép dầu ra và dùng dầu để thoa lên sẹo. Mỗi viên nang có thể dùng được vài lần. Bước 3 - Sử dụng miếng dán gel silicon để điều trị sẹo lồi và ngăn ngừa sẹo mới hình thành. Miếng dán gel silicon hoặc "dán sẹo" có thể tự dính, tái sử dụng và được dán lên vùng da bị tổn thương để ngăn sẹo hoặc dán trực tiếp lên sẹo và sẹo lồi để giảm kích thước và làm mờ sẹo. Bạn có thể dán miếng silicon lên da bị thương hoặc sẹo lồi ít nhất 10 tiếng một ngày và trong nhiều tháng. Ví dụ về sản phẩm thương mại của miếng dán gel silicon là "ScarAway" có bán tại nhà thuốc hoặc trực tuyến. Bước 4 - Thoa thuốc mỡ tại chỗ để chữa lành sẹo lồi. Có nhiều thuốc thoa tại chỗ giúp thu nhỏ và chữa lành sẹo lồi. Thành phần hoạt chất trong các thuốc này là silicon. Bạn có thể tìm thuốc có mác "Kem liền sẹo" hoặc "Gel liền sẹo" và sử dụng theo hướng dẫn. Phương pháp 3 - Ngăn ngừa sẹo lồi Bước 1 - Hiểu tầm quan trọng của việc ngăn ngừa sẹo lồi. Cách đối phó với sẹo lồi tốt nhất là tránh hình thành sẹo ngay từ đầu. Người đã có sẹo lồi hoặc rất dễ bị sẹo lồi nên đặc biệt cẩn thận khi bị tổn thương để ngăn ngừa sẹo lồi hình thành. Bước 2 - Chăm sóc vết thương để ngăn nhiễm trùng và tạo sẹo. Bạn nên chú ý các vết thương trên da, dù là nhẹ nhất và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết thương. Thoa kem kháng sinh, dán băng cho các vết thương hở và thay băng thường xuyên. Mặc quần áo rộng để tránh chà xát lên vết thương và ngăn ngừa kích ứng nặng thêm. Miếng dán gel silicon được đề cập ở trên cũng có thể ngăn ngừa sẹo lồi hiệu quả. Bước 3 - Tránh tổn thương da nếu dễ bị sẹo lồi. Xỏ khuyên và thậm chí là xăm lên da có thể hình thành sẹo lồi ở một số người. Nếu có tiền sử bị sẹo lồi trước đó hoặc có thành viên trong gia đình đã từng bị sẹo lồi, bạn nên tránh xỏ khuyên và xăm trên da hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xỏ khuyên hoặc xăm. Phương pháp 4 - Hiểu biết về sẹo lồi Bước 1 - Tìm hiểu sẹo lồi hình thành như thế nào. Sẹo lồi là vết sẹo có thể hình thành tại bất cứ nơi nào bị tổn thương trên cơ thể. Sẹo lồi hình thành khi cơ thể sản xuất collagen dư thừa (một loại mô sẹo) ở nơi bị thương. Tổn thương da có thể lớn và thấy rõ giống như vết mổ hay vết bỏng hoặc chỉ nhỏ như vết cắn hoặc mụn. Sẹo lồi thường bắt đầu phát triển khoảng 3 tháng sau khi bị thương, và bắt đầu lớn dần trong vài tuần, thậm chí hàng tháng. Xỏ lỗ tai và xăm có thể dẫn đến sẹo lồi ở một số người. Sẹo lồi thường hình thành trên ngực, vai và lưng trên. Bước 2 - Tìm hiểu hình dạng sẹo lồi. Sẹo lồi thường nhô lên trên da, có độ dai cùng bề mặt mịn và sáng bóng. Hình dạng sẹo lồi thường y hệt hình dạng tổn thương da lúc đầu, tuy nhiên về sau có thể phát phình to hơn vùng da bị thương. Sẹo lồi có thể thay đổi màu sắc từ bạc sang màu thịt, đỏ rồi đến nâu đậm. Sẹo lồi nói chung không đau nhưng có thể gây ngứa hoặc bỏng rát ở một số người. Sẹo lồi không nguy hiểm, tuy nhiên bạn nên đi khám bác sĩ để tránh nhầm lẫn với vấn đề về da nghiêm trọng. Bước 3 - Biết bạn có nguy cơ dễ phát triển sẹo lồi hay không. Một số người có nguy cơ dễ bị sẹo lồi hơn những người khác. Bạn cũng có khả năng hình thành thêm nhiều sẹo lồi về sau nếu đã từng bị sẹo lồi trước đó. Nếu biết mình có nguy cơ bị sẹo lồi, bạn nên đặc biệt chăm sóc những tổn thương trên da để ngăn sẹo lồi hình thành. Người da sẫm màu có nhiều khả năng bị sẹo lồi hơn. Người dưới 30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn, đặc biệt là thanh thiếu niên tuổi dậy thì. Phụ nữ mang thai thường dễ bị sẹo lồi. Người có tiền sử sẹo lồi trong gia đình cũng có nguy cơ bị sẹo lồi cao. Bước 4 - Khám bác sĩ nếu có sẹo lồi đáng nghi. Nếu nghi ngờ, bạn nên nhờ bác sĩ khám sẹo lồi để tránh bệnh nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán trực quan sẹo lồi. Tuy nhiên trong những trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết mô và kiểm tra để loại trừ ung thư. Hầu hết các phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả thường do bác sĩ tiến hành và bạn cần điều trị sớm nếu muốn chữa lành sẹo lồi. Sinh thiết da là quá trình đơn giản, trong đó bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô da nhỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết da được tiến hành tại bệnh viện trong thời gian bạn đến khám.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A3m-th%E1%BA%A5y-T%E1%BB%91t-h%C6%A1n-Sau-khi-Kh%E1%BB%8Fi-%E1%BB%91m
Cách để Cảm thấy Tốt hơn Sau khi Khỏi ốm
Khi bị ốm, bạn sẽ cảm thấy như bạn là một người khác. Bạn chán nản và yếu ớt, và đôi khi, bạn vẫn cảm thấy ốm yếu ngay cả khi hầu hết mọi triệu chứng đã thuyên giảm. Có thể sẽ khó để bạn bước ra khỏi giường và năng động trở lại, và dọn dẹp nhà cửa có thể trở thành vấn đề khó khăn. Để giúp bản thân loại bỏ nỗi khổ khi bị ốm, điều quan trọng là bạn cần phải chăm sóc bản thân và ngôi nhà của mình sau khi khỏi bệnh để bạn có thể tiếp tục cảm thấy tốt hơn và tránh bị ốm một lần nữa. Phương pháp 1 - Chăm sóc Bản thân Bước 1 - Hãy từ từ. Một trong những biện pháp nhanh chóng nhất để bạn kết thúc bằng việc quay trở về với chiếc giường bệnh của mình đó chính là ép bản thân trở nên năng động quá sớm. Tất nhiên, có lẽ là còn nhiều việc mà bạn phải làm và bạn có thể sẽ phải nghỉ học hoặc nghỉ làm, nhưng cho phép bản thân có thời gian để hồi phục sau khi khỏi ốm là điều vô cùng quan trọng. Bạn không nên cố gắng hoạt động quá nhiều cho đến khi mọi triệu chứng đều đã thuyên giảm. Thư giãn và ngủ đủ giấc phải là ưu tiên số 1 trong danh sách của bạn cho đến khi bạn cảm thấy khỏe mạnh 100%. Người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 7,5 – 9 giờ để ngủ mỗi đêm, và một người đang bị ốm cần phải ngủ nhiều hơn thời lượng này. Bạn nên chắc chắn rằng bạn cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cho dù điều này sẽ có nghĩa là bạn phải xin nghỉ làm hoặc nghỉ học một vài ngày, hủy bỏ kế hoạch, và/hoặc đi ngủ sớm. Bước 2 - Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bị ốm sẽ khiến cơ thể mất đi nhiều thứ; và bạn thường cảm thấy kiệt sức về mặt thể chất và tinh thần. Bạn có thể giúp cơ thể hồi phục nhau hơn bằng cách uống nhiều nước. Bạn nên chắc chắn rằng bạn uống khoảng 200 ml nước sau mỗi vài giờ trong suốt một ngày hoạt động để thay thế lượng chất lỏng đã bị mất khi bạn bị ốm. Bạn cũng nên uống thức uống giàu dinh dưỡng chẳng hạn như nước cam hoặc nước súp một vài lần mỗi ngày ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn. Bước 3 - Ăn uống lành mạnh. Quay về với chế độ dinh dưỡng thông thường sau khi bị ốm có thể không hấp dẫn gì. Tuy nhiên, bạn cần phải hồi sinh cơ thể với nhiều loại dưỡng chất và chất bổ để ngày càng khỏe khoắn hơn. Có lẽ là bạn chỉ ăn bánh quy giòn, bánh mì nướng, hoặc súp trong vòng một vài ngày hoặc một vài tuần trước, bạn nên bắt đầu thêm thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bạn. Một vài lời khuyên dành cho bạn bao gồm: Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo. Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính. Cố gắng uống sinh tố hoa quả một lần mỗi ngày. Nó sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng để bạn có thể hồi phục. Súp, đặc biệt là loại súp gà, tom yum, phở, và súp miso, là biện pháp tuyệt vời để đưa protein và rau củ trở về với chế độ dinh dưỡng của bạn. Bước 4 - Xoa dịu tình trạng đau cơ bắp. Một phần của việc trở nên khỏe khoắn hơn sau khi bị ốm đó chính là đối phó với triệu chứng có liên quan chẳng hạn như đau nhức cơ bắp. Bạn không còn ho sau mỗi 5 phút, nhưng lưng của bạn vẫn còn cảm thấy đau khi phải đương đầu với triệu chứng này. Cách tốt nhất để xoa dịu tình trạng đau nhức khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe khoắn hơn đó chính là điều trị bằng hơi nóng. Ví dụ: Ngâm mình trong bồn tắm. Bạn có thể thêm một cốc muối Epsom hoặc một vài giọt tinh dầu giúp bạn thư giãn và kháng viêm chẳng hạn như khuynh diệp, bạc hà, hoặc oải hương để thúc đẩy quá trình chữa lành và thư giãn. Sử dụng túi chườm nóng để xoa dịu cơn đau tại một vị trí cụ thể nào đó. Ví dụ, nếu bạn đau bụng dưới sau khi bị cúm dạ dày, bạn có thể làm ấm túi chườm và áp nó trên bụng để xoa dịu cơn đau. Cẩn thận mát-xa dầu giảm đau chẳng hạn như Tiger Balm bất kỳ khi nào bạn cảm thấy đau. Tương tự như túi chườm ấm, bạn có thể sử dụng loại thuốc bôi này để điều trị cơn đầu tại vị trí cụ thể, chẳng hạn như xoa dầu vào hai thái dương khi bị đau đầu. Bạn chỉ cần nhớ phải rửa tay sau khi sử dụng, vì loại thuốc bôi này rất công hiệu và sẽ làm nóng bất kỳ một khu vực da nào mà chúng tiếp xúc! Bước 5 - Tập thể dụng với cường độ vừa phải. Bước ra khỏi giường và di chuyển sau khi bị ốm sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp loại bỏ độc tố. Nhưng bạn nên chờ cho đến khi bạn đã hoàn toàn hồi phục trước khi bắt đầu tập thể dục, và bạn nên tránh tập luyện với cường độ cao trong vòng ít nhất là 2 – 3 tuần sau khi khỏi ốm. Trở về với việc tập thể dục một cách từ từ, cho phép bản thân nghỉ ngơi trong 1 tuần sau khi khỏi ốm trước khi bắt đầu bài tập với cường độ vừa phải chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ ngắn. Bạn cũng có thể quay về với thói quen tập thể dục của mình bằng cách tham gia lớp học yoga nóng (hot yoga) vì nó có thể giúp bạn loại bỏ bất kỳ tình trạng nghẹt mũi nào còn sót lại. Tuy nhiên, đừng quên cung cấp nước cho cơ thể! Bước 6 - Dưỡng ẩm cho da. Bị ốm sẽ gây tổn hại thật sự đến vẻ ngoài của bạn. Hắt hơi, ho, và lau mũi có thể khiến làn da của bạn bị khô ráp và ửng đỏ. Một khi bạn đã bắt đầu chăm sóc cơ thể từ bên trong, bạn nên chuyển hướng sự chú ý đến làn da của mình. Tìm mua sản phẩm dưỡng ẩm có chứa lanolin và thoa vào khu vực da bị hư tổn chẳng hạn như mũi để xoa dịu ngay lập tức làn da bị khô nẻ và gây đau đớn. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm mua son dưỡng môi có chứa thành phần chẳng hạn như dầu dừa và dầu argan vì chúng rất hiệu quả trong việc chữa trị tình trạng khô nẻ của môi. Phương pháp 2 - Chăm sóc Ngôi nhà của Bạn Bước 1 - Thay khăn trải giường. Khi bạn bị ốm, bạn dành phần lớn thời gian trên giường, vì vậy, bạn cần phải ưu tiên thay khăn trải giường trước tiên. Bạn toát nhiều mồ hôi hơn khi bị ốm và ga giường của bạn sẽ chứa đầy vi trùng, vì vậy, tiêu diệt vi trùng trên chiếc giường của bạn là điều rất quan trọng. Thay ga cho toàn bộ giường, bao gồm cả bao gối, và giặt chúng với nước ấm và thuốc tẩy an toàn cho vải màu. Bạn nên xử lý bất kỳ một vết bẩn nào bằng thuốc tẩy trước khi giặt. Cho phép đệm giường của bạn được “hít thở” trong một vài giờ trước khi phủ lên nó chiếc khăn trải giường mới. Bước 2 - Tẩy rửa nhà vệ sinh. Cho dù là bạn gặp phải chứng bệnh gì, bạn chắc hẳn đã dành khá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh để đối phó với triệu chứng cúm của mình. Cho dù là bạn chỉ bước vào đó để lấy thêm khăn giấy hoặc “đóng đô” luôn trong đó trong hai đêm nôn mửa, tẩy rửa nhà vệ sinh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu khác sau khi khỏi ốm. Một vài lời khuyên trong việc sát trùng nhà vệ sinh bao gồm: Giặt mọi loại khăn mà bạn sử dụng, khăn mặt, thảm chùi chân, áo choàng sau khi tắm, hoặc bất kỳ một loại vải nào khác trong nước ấm và thuốc tẩy an toàn với vải màu. Tẩy trùng mọi bề mặt vật dụng, tập trung chủ yếu vào mặt bàn và bồn vệ sinh. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy rửa bày bán tại siêu thị hoặc bạn có thể tự chế tạo tại nhà với 1 phần nước và 1 phần cồn tẩy rửa hoặc giấm nguyên chất. Loại bỏ rác thải, và sau đó là khử trùng thùng rác. Thay thế bàn chải đánh răng của bạn hoặc ngâm đầu bàn chải vài nước oxy già trong 30 phút để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bạn sử dụng bọt biển để lau chùi, bạn nên ném nó đi sau khi đã hoàn tất việc dọn dẹp. Nếu bạn sử dụng khăn lau, bạn có thể giặt nó cùng các loại khăn khác của bạn khi hoàn thành. Bước 3 - Tẩy trùng nhà bếp. Có thể là bạn sẽ không sử dụng nhà bếp quá nhiều khi bạn bị ốm, nhưng ngay cả hành động pha trà cũng có thể để lại dấu vết của vi trùng và từ đó, có thể lây bệnh cho người khác. Tẩy trùng nhà bếp bằng khăn lau diệt khuẩn, sản phẩm tẩy rửa, hoặc chất khử trùng tự chế tại nhà với 1 phần nước và 1 phần cồn tẩy rửa hoặc giấm nguyên chất. Khu vực mà bạn cần phải tập trung lau chùi trong nhà bếp bao gồm: Bề mặt bàn Tay nắm tủ lạnh Tay cầm để vặn vòi nước Chạn bát đĩa, tủ, và tay nắm ngăn kéo Bất kỳ một loại bát đĩa nào mà bạn đã sử dụng Bước 4 - Khử trùng bất kỳ một điểm tiếp xúc nào khác. Sẽ khó để bạn có thể nhớ được mọi vật dụng trong ngôi nhà của bạn mà bạn đã chạm vào khi bị ốm, nhưng bạn cần phải khử trùng bất kỳ một vật dụng nào mà bạn có thể đã tiếp xúc. Hành động này sẽ giúp bạn duy trì sự khỏe mạnh và giảm thiểu khả năng lây bệnh cho người khác. Bạn nên nhớ sử dụng sản phẩm tẩy trùng an toàn để dùng trên nhiều loại bề mặt khác nhau, chẳng hạn như thiết bị điện tử. Ngoài các khu vực mà bạn đã hoàn tất việc lau chùi cho đến thời điểm này, những điểm tiếp xúc phổ biến khác trong nhà bao gồm: Nhiệt kế Tủ phòng tắm và tay nắm ngăn kéo Tay nắm cửa Công tắc đèn, bao gồm cả mặt công tắc Thiết bị điện tử chẳng hạn như máy tính xách tay, điện thoại di động, điện thoại để bàn, TV, điều khiển, và bàn phím cũng như chuột máy tính. Bước 5 - Giặt tất cả mọi loại quần áo bạn sử dụng khi bị ốm. Bây giờ thì chiếc giường ngủ, phòng tắm, phòng bếp, và bất kỳ một điểm tiếp xúc nào đều đã được làm sạch, bạn cần phải loại bỏ vị trí trú ẩn cuối cùng của vi trùng: quần áo mà bạn đã mặc. Hãy giặt mọi bộ quần áo ngủ, áo len, và quần áo thoải mái mà bạn đã mặc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước với nước ấm và sản phẩm tẩy rửa an toàn với vải màu. Điều này sẽ giúp bảo đảm rằng bạn đã tiêu diệt mọi loại vi khuẩn và duy trì sự sạch sẽ và tốt cho sức khỏe của bạn. Bước 6 - Cho không khí vào nhà. Sau khi bạn bị ốm và nhốt mình trong nhà và đóng hết mọi cửa số cũng như rèm cửa, cho không khí vào nhà là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn nên mở to cửa sổ và cho phép những cơn gió nhẹ đem không khí trong lành vào nhà của bạn trong một vài phút. Thay thế không khí ốm yếu trong nhà với làn không khí trong lành sẽ giúp bạn loại bỏ bất kỳ một phân tử gây bệnh nào và đem lại cảm giác sảng khoái và tràn trề năng lượng cho bạn. Nếu ngoài trời khá lạnh, bạn chỉ cần mở cửa trong 1 hoặc 2 phút; nếu không, bạn có thể mở cửa sổ lâu như bạn muốn!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/K%C3%ADch-ho%E1%BA%A1t-Telnet-tr%C3%AAn-Windows-7
Cách để Kích hoạt Telnet trên Windows 7
Telnet là công cụ dòng lệnh được thiết kế dành cho việc quản trị máy chủ từ xa thông qua Command Prompt. Khác với Windows XP và Vista, Windows 7 không cài đặt sẵn Telnet. Bạn sẽ cần kích hoạt chương trình trước khi bắt đầu sử dụng. Cùng xem bước 1 bên dưới để tìm hiểu cách thực hiện. Phương pháp 1 - Cài đặt Telnet Bước 1 - Mở bảng điều khiển Control Panel. Theo mặc định, Telnet không được cài đặt trên Windows 7. Người dùng cần kích hoạt bằng tay trước khi sử dụng. Bạn có thể thực hiện thông qua Control Panel nằm trong trình đơn Start. Bước 2 - Mở "Programs and Features" (Chương trình và tính năng) hoặc "Programs" (Chương trình). Tùy chọn có sẵn dành cho bạn sẽ tùy thuộc vào chế độ xem mà Control Panel đang hiển thị (Icon hoặc Category), nhưng nhìn chung đều nằm cùng vị trí. Bước 3 - Nhấp vào liên kết "Turn Windows features on or off" (Bật/tắt tính năng của Windows). Có thể bạn cần nhập mật khẩu Administrator. Bước 4 - Tìm mục "Telnet Client" (Máy khách Telnet) nằm trong danh sách tính năng có sẵn. Có thể bạn cần cuộn xuống để tìm. Sau đó, bạn tích vào ô cạnh Telnet Client rồi kích OK. Sau khi chọn, bạn cần đợi khoảng vài phút để máy khách được cài đặt. Bước 5 - Cài đặt Telnet thông qua môi trường dòng lệnh. Nếu thích thao tác trong Command Prompt, bạn có thể cài đặt Telnet bằng một lệnh nhanh. Trước tiên, hãy mở Command Prompt bằng cách gõ cmd vào khung Run. Tại dòng lệnh, bạn nhập pkgmgr /iu:"TelnetClient" và nhấn ↵ Enter. Ngay sau đó, bạn sẽ trở lại với môi trường dòng lệnh. Khởi động lại Command Prompt để bắt đầu sử dụng Telnet. Phương pháp 2 - Sử dụng Telnet Bước 1 - Mở Command Prompt. Telnet hoạt động thông qua Command Prompt. Bạn có thể truy cập môi trường dòng lệnh bằng cách nhấn Win rồi nhập cmd vào trường dữ liệu Run. Bước 2 - Khởi động máy khách Telnet. Nhập telnet vào rồi nhấn ↵ Enter để bắt đầu Microsoft Telnet. Command Prompt sẽ biến mất và dòng lệnh Telnet này sẽ hiện ra: Microsoft Telnet>. Bước 3 - Kết nối máy chủ Telnet. Tại dòng lệnh Telnet, bạn gõ open serveraddress [port]. Bạn sẽ kết nối thành công tới máy chủ khi nhận được thông báo chào mừng hoặc được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu. Ví dụ, để xem phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao dưới dạng mã ASCII (mã kí tự kiểu Mỹ), bạn gõ open towel.blinkenlights.nl rồi nhấn ↵ Enter. Bạn cũng có thể bắt đầu kết nối trực tiếp với Command Prompt bằng lệnh telnet serveraddress [port]. Bước 4 - Đóng phiên làm việc Telnet lại. Sau khi quản trị máy chủ Telnet xong, bạn hãy ngắt kết nối trước khi đóng cửa sổ. Để tiến hành, bạn mở dòng lệnh Telnet bằng cách nhấn Ctrl+]. Nhập quit rồi nhấn ↵ Enter để ngắt kết nối.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tha-th%E1%BB%A9-cho-ch%C3%ADnh-m%C3%ACnh
Cách để Tha thứ cho chính mình
Tha thứ là một việc khó khăn. Thừa nhận sai lầm của mình và sửa sai cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Điều này thậm chí còn khó khăn hơn khi chúng ta phải tha thứ cho lỗi lầm của chính mình. Con đường dẫn đến sự tha thứ không phải là con đường dễ đi. Bằng sự tự nhận thức và ý thức được rằng cuộc sống là một hành trình chứ không phải cuộc chạy nước rút, bạn cũng có thể học cách tha thứ cho bản thân. Phương pháp 1 - Thực hành tha thứ cho bản thân Bước 1 - Tìm hiểu xem tại sao bạn cần tha thứ cho bản thân. Nếu chúng ta nhận ra mình phạm sai lầm, chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi và cần được tha thứ. Khi bạn nghĩ về những chuyện đã qua, chúng có thể tạo ra cảm giác không thoải mái. Để xác định lí do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy, hãy hỏi chính mình: Có phải mình cảm thấy như vậy là vì kết quả những việc mình làm khiến mình cảm thấy tệ? Có phải mình cảm thấy điều này vì mình đang tự trách bản thân vì kết quả tệ hay không? Bước 2 - Thừa nhận rằng lỗi lầm không làm bạn trở thành con người tồi tệ. Mỗi người đều mắc phải sai lầm tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Đừng nghĩ rằng phạm sai lầm một việc nào đó - có thể là trong công việc hay một mối quan hệ - sẽ làm bạn trở thành người xấu. Như Bill Gates đã nói “Ca tụng thành công là điều tốt, nhưng lưu tâm thất bại mới là điều quan trọng hơn.” Học từ sai lầm của người khác cũng là một cách tha thứ. Bước 3 - Đừng ngại phải bắt đầu lại. Để thực sự tha thứ cho bản thân, đừng ngại phải bắt đầu lại. Học cách tha thứ cho bản thân không chỉ là học cách sống với quá khứ. Đó còn là học từ những kinh nghiệm. Lấy những thứ bạn đã học và áp dụng để xây dựng bản thân tốt hơn. Bước 4 - Thích nghi với một tư duy mới bằng việc học hỏi từ lỗi lầm trong quá khứ. Có một cách để tiến về phía trước, đó là tập thích nghi từ cái mà bạn đã học. Đặt mục tiêu tương lai cho bản thân sẽ làm bạn suy nghĩ tích cực hơn và mạnh mẽ hơn. Nhìn điều này vào tương lại sẽ giúp bạn tha thứ cho bản thân ở hiện tại bằng cách tập trung vào những thay đổi tích cực mà bạn có thể làm được. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có lỗi, hãy làm theo lời của Les Brown: “Hãy tha thứ cho những khuyết điểm và sai lầm của mình và tiến bước”. Điều nãy sẽ giúp ích cho bạn bất cứ khi nào bạn phạm phải sai lầm. Phương pháp 2 - Quên đi quá khứ Bước 1 - Nhận ra rằng không ai là hoàn hảo. Có thể bạn muốn tha thứ cho bản thân vì những hành động chống lại người khác. Trước hết bạn phải nhận thức được rằng mình không đổ lỗi cho hành động của người khác. Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm và nhiều lần trong đời chúng ta đã không làm hết sức mình. Nhận ra được điều này sẽ là bước bạn cần làm trong quá trình tự phục hồi chính mình. Bước 2 - Đừng sống mãi trong lỗi lầm ở quá khứ. Học từ sai lầm trong quá khứ là tốt nhưng cứ sống mãi trong những lỗi lầm đó có thể ngăn bạn tha thứ cho bản thân. Nó có thể cản trở bạn ý thức được thực tế hiện tại. Cuộc sống của bạn có thể trở nên trì trệ nếu bạn cứ ám ảnh về những việc mình đã làm và không làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào hiện tại và những gì bạn có thể làm trong tương lai để cuộc sống của mình tốt hơn. Bước 3 - Hãy lên kế hoạch cho một tương lai tươi sáng không bị đè nén bởi quá khứ ngay hôm nay. Xem xét việc “sửa chữa và tiến về phía trước” cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn gặp phải một tình huống tương tự đã khiến bạn rối loạn cảm xúc trong quá khứ thì hãy tập trung vào những việc bạn có thể kiểm soát. Cố gắng sửa chữa những vấn đề mà bạn biết mình có thể kiểm soát và cố không bận tâm đến phần còn lại. Bạn không muốn lặp lại lỗi lầm tương tự. Bước 4 - Học cách để tâm. Tự nhận thức về hành động hiện tại có thể chữa lành vết thương trong tương lai. Nếu bạn tự nuôi dưỡng một ý thức mạnh mẽ và chấp nhận những hành động ở hiện tại thì nó sẽ giúp bạn xây dựng một tương lai tốt hơn và giúp bạn tha thứ cho những hành động trong quá khứ. Bước 5 - Xem xét lại các quyết định trong quá khứ. Bạn không muốn sống mãi trong lỗi lầm nhưng bạn cần phải học từ những lỗi lầm đó để tiến về phía trước theo cách tích cực. Một cách để tha thứ cho bản thân là xác định đâu là nguyên nhân của những cảm xúc ở lần sai phạm đầu tiên. Nếu bạn xác định được điều mình phạm phải lần đầu thì bạn có thể thay đổi cách nhìn trong tương lai. Tự hỏi bản thân minh: “Tôi đã phạm phải sai lầm gì và tôi có thể làm gì để tránh gây ra hậu quả tương tự?” Bước 6 - Xác định những việc khiến bạn có xúc cảm mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn xác định ngay lập tức những tình huống khiến mình không thoải mái. Một khi xác định được tình hình bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra giải pháp. Hãy hỏi bản thân: Mình có cảm thấy lo lắng hay tội lỗi khi gặp ông chủ của mình? Mình có cảm thấy những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ khi nói chuyện với những người quan trọng? Việc dành thời gian bên bố mẹ có làm mình cảm thấy tức giận hay khó chịu không? Phương pháp 3 - Trò chuyện về việc tha thứ cho bản thân và cho người khác Bước 1 - Hãy để người khác bước vào cuộc sống của bạn. Như nhà triết học Derrida đã từng nói: “Sự tha thứ thường làm người ta khó xử, đôi khi trong một tình huống có tính toán trước, nó đi cùng với: lời xin lỗi, sự hối tiếc, sự ân xá, sự sai khiến, vân vân.” . Tha thứ là con đường hai chiều. Bạn sẽ không thể tha thứ cho bản thân nếu bạn không học được cách tha thứ cho người khác. Bạn cần để cho người khác bước vào cuộc sống của mình để họ cho bạn lời khuyên và cách thức để tha thứ cho bản thân. Trò chuyện với những người thân yêu để hỗ trợ bạn trong quá trình vật lộn với sự tự tha thứ. Bước 2 - Phác thảo một giải pháp hoặc kế hoạch. Để tha thứ cho bản thân bạn nên ý thức được cái mình cần tha thứ là gì. Vạch ra một hướng dẫn chi tiết từng bước một có thể giúp bạn tập trung vào điều quan trọng và cho bạn chỉ dẫn về việc tha thứ cho bản thân hoặc cho người khác. Hãy xem xét kỹ các khía cạnh sau của việc tạo ra giải pháp cho sự tha thứ: Tuyên bố hoặc yêu cầu sự xin lỗi bằng việc sử dụng ngôn ngữ trực tiếp. Đừng vòng vo. Hãy trực tiếp nói “Mình xin lỗi” hoặc hỏi “Cậu có thể tha thứ cho mình không?”. Bạn không muốn sự việc trở nên mơ hồ hoặc cho qua một cách không thành thật. Tìm cách để bạn có thể thực sự sửa chữa cách giải quyết. Nếu bạn đang xin được người khác tha thứ thì hãy nghĩ ra những hành động cụ thể có thể bù đắp lại. Nếu bạn đang tha thứ cho chính mình thì hãy hỏi bản thân những bước cần làm để tiến về phía trước một cách tích cực. Tự hứa với bản thân và người khác rằng bạn sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn trong tương lai. Sẽ chỉ là lời xin lỗi không chân thành nếu bạn không làm theo lời đã hứa. Đảm bảo bạn không mắc phải lỗi lầm tương tự. Bước 3 - Cầu xin sự tha thứ từ người khác. Nếu bạn cầu xin sự tha thứ từ người khác thì bản thân bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Đôi khi, bầu không khí rõ ràng có thể giải quyết vấn đề đang tồn tại. Nó cũng chỉ rõ rằng bạn đang tiếp thu một vấn đề lớn hơn vấn đề thực tại.Yêu cầu được tha thứ đã được chứng minh là mang lại nhiều kết quả có lợi và củng cố cho mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn. Phương pháp 4 - Chịu trách nhiệm cho hành động của mình Bước 1 - Hãy thành thật với bản thân về những hành động của mình. Trước khi bạn có thể hoàn toàn tha thứ cho bản thân thì trước tiên bạn cần thừa nhận những hành động của chính mình. Sẽ hữu ích nếu viết ra những hành động khiến bạn có cảm xúc mạnh. Điều này sẽ chỉ ra những ví dụ cụ thể tại sao bạn có cảm giác tiêu cực về chính mình. Bước 2 - Ngừng suy nghĩ theo chủ nghĩa duy lí và bắt đầu chịu trách nhiệm cho những điều bạn nói và làm. Một cách để thành thật với chính mình là phải chấp nhận hậu quả của hành động mình gây ra. Nếu bạn đã làm hoặc nói điều gì sai thì bạn cần thừa nhận hành động trước khi tha thứ cho chính mình về điều đó. Một cách để đạt được điều này là buông bỏ sự căng thẳng. Bạn càng giữ sự căng thẳng trong lòng thì càng gây hại cho bản thân. Sự căng thẳng đôi khi có thể khiến bạn bùng nổ cơn giận và gây tổn thương cho bản thân cũng như những người xung quanh, nhưng nếu bạn tha thứ cho bản thân, cơn giận sẽ biến mất và hậu quả sẽ không còn. Kết quả là bạn sẽ tập trung hơn và có suy nghĩ tích cực hơn là tiêu cực. Bước 3 - Chấp nhận cảm giác tội lỗi mà bạn đang có. Thừa nhận trách nhiệm là một chuyện, nhưng hiểu được cảm xúc đằng sau lại là chuyện khác. Có những cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như tội lỗi không những phổ biến mà còn là cảm xúc tốt. Cảm giác tội lỗi sẽ khuyến khích bạn có hành động cho chính mình và người khác. . Bạn có thể cảm thấy tội lỗi về suy nghĩ của chính mình. Bạn có thể có những suy nghĩ gây tổn thương hoặc bất hạnh cho người khác. Bạn cảm thấy mọi thứ như một sự thèm khát hoặc tham lam. Nếu bạn đang bị chôn vùi trong những cảm giác tội lỗi như vậy thì đó là điều bình thường. Tội lỗi của bạn có thể bắt nguồn từ những sự xúc động mạnh như vậy, thật tốt khi đối diện với chúng và thừa nhận lí do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể tha thứ cho chính mình. Bạn có thể chỉ trích bản thân (hoặc người khác) quá khắt khe về tội lỗi. Bạn có thể đang trút cảm xúc của mình lên bản thân và người khác, khiến bạn cảm thấy tội lỗi về hành động của mình. Bạn đổ lỗi cho người khác khỏi cảm giác bất an và tăng cảm giác tội lỗi. Nếu bạn nhận thấy mình đang đổ lỗi cho người khác, hãy lùi lại và thừa nhận lí do tại sao bạn nói những điều như vậy. Nó sẽ giúp ích cho bạn trên con đường tự tha thứ cho chính mình. Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì hành động của người khác. Nó không hẳn là không phổ biến khi một cặp đôi khi cảm thấy có lỗi vì hành động của người kia. Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì hành động hoặc sự bất an của bạn đời. Bạn nên xác định tại sao bạn lại cảm thấy như vậy nếu bạn muốn tha thứ cho chính mình và cho người khác. Bước 4 - Xác định giá trị và niềm tin của chính mình. Trước khi bạn có thể tha thứ cho chính mình, bạn phải xác định giá trị của bạn là gì và bạn tin tưởng vào điều gì.Dành chút thời gian suy nghĩ về cách bạn có thể chuộc lỗi những việc bạn cảm thấy có lỗi. Nghĩ về cách bạn có thể tạo nên sự khác biệt thật sự. Những hành động này có thể dựa trên chủ nghĩa tín ngưỡng tâm linh, hoặc dựa vào những nhu cầu của xã hội. Bước 5 - Phân tích nhu cầu so với mong muốn của bạn. Một cách để tha thứ cho những cảm xúc tiêu cực là phải xác định cái bạn cần trong cuộc sống so với cái bạn muốn. Xác định cả nhu cầu cụ thể - chẳng hạn như chỗ ở, thức ăn, các nhu cầu xã hội - và so sánh chúng với ý muốn cụ thể - xe đẹp hơn, nhà lớn hơn và thân thể đẹp hơn. Xác định được những nhu cầu này so với các mong muốn có thể giúp bạn nhận ra rằng có lẽ bạn đã quá khắt khe với bản thân hoặc những thứ này là ngoài tầm kiểm soát của bạn. Phương pháp 5 - Thách thức bản thân để làm tốt mọi việc Bước 1 - Trở thành người tốt hơn qua những thách thức cá nhân. Để ngừng rơi trở lại vào tình trạng nghi ngờ và tội lỗi, hãy đề ra những thách thức nhỏ giúp bạn trở thành người tốt hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo dựng thói quen trong một tháng về những thứ bạn muốn cải thiện. Bằng cách làm điều gì đó trong một tháng - như theo dõi lượng calo - bạn sẽ bắt đầu phát triển một thói quen có ích để cải thiện. Điều nãy sẽ giúp bạn tự tha thứ bằng việc hành động theo hướng tích cực. Bước 2 - Hành động dựa trên lỗi lầm đã được xác định. Hãy thử đánh giá sự thể hiện của bản thân để xác định phương thức đo lường cải thiện của chính mình. Nếu bạn nhận thấy bản thân mình có lỗi do sự trì hoãn, ví dụ, liệt kê danh sách việc cần làm và cố gắng thực hiện. Việc xác định những việc bạn có thể kiểm soát khá quan trọng. Điều này sẽ có ích cho sự tự tha thứ bằng cách tự hoàn thiện bản thân. Bước 3 - Luyện tập sự tự ý thức. Tự ý thức là khả năng đoán trước hậu quả hành động của chúng ta. Suy nghĩ về bản thân và hành động của mình có thể giúp chúng ta trở thành người tốt hơn bằng cách tạo ra giá trị đạo đức cho bản thân. Bạn có thể thực hành sự tự ý thức bằng việc chú ý đến điểm mạnh của mình, quan sát những phản ứng của bạn trong các tình huống, và thể hiện cảm xúc của mình.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-h%E1%BA%BFt-%E1%BA%A3nh-tr%C3%AAn-iPhone
Cách để Xóa hết ảnh trên iPhone
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xóa toàn bộ ảnh khỏi ứng dụng Photos (Hình ảnh) trên iPhone. Bạn có thể tiến hành ngay trên ứng dụng Photos của iPhone, hoặc sử dụng iCloud Photo Library (Thư viện ảnh iCloud) kết nối với máy tính Mac để xóa nhanh hình ảnh khỏi điện thoại. Phương pháp 1 - Trên iPhone Bước 1 - Mở ứng dụng Photos trên iPhone. Nhấn vào ứng dụng Photos với biểu tượng bông hoa nhiều màu nằm trong khung trắng. Bước 2 - Nhấn vào Albums ở góc dưới bên phải màn hình. Nếu ứng dụng Photos mở ra một ảnh, bạn hãy nhấn nút "Back" ở góc trên bên trái màn hình trước khi nhấn vào . Bước 3 - Nhấn vào Camera Roll (Cuộn Camera). Tùy chọn này nằm phía trên bên trái màn hình. Nếu iPhone sử dụng iCloud Photo Library thì tùy chọn này sẽ là (Tất cả ảnh). Bước 4 - Nhấn vào Select (Chọn) ở góc trên bên phải màn hình. Bước 5 - Chọn toàn bộ ảnh trong thư viện. Nhấn vào ảnh ở phía dưới bên phải, sau đó nhấn và kéo từ ảnh phía dưới bên phải lên ảnh phía trên bên trái; tất cả hình ảnh nằm giữa sẽ xuất hiện dấu tích, đồng thời màn hình cũng sẽ cuộn lên trong khi đánh dấu toàn bộ ảnh. Bạn cần giữ ngón tay ở góc trên bên trái màn hình cho đến khi toàn bộ ảnh được chọn. Trên iPhone 6S trở về sau, bạn cần chắc chắn rằng mình nhấn vào và kéo nhẹ thay vì ấn xuống màn hình nhằm tránh mở ra trình đơn 3D Touch. Hoặc bạn chỉ cần nhấn vào từng ảnh một, nhưng như vậy sẽ mất nhiều thời gian nếu như Camera Roll có hơn 100 ảnh. Bước 6 - Nhấn vào nút "Delete" với biểu tượng thùng rác nằm ở góc dưới bên phải màn hình. Bước 7 - Nhấn vào Delete # Items (Xóa # ảnh) khi tùy chọn hiện ra. Toàn bộ ảnh trong album sẽ được chuyển vào thư mục "Recently Deleted" (Đã xóa gần đây). Dấu "#" sẽ được thay bằng số ảnh mà bạn đang xóa. Ví dụ: nếu bạn xóa 100 ảnh thì tùy chọn lúc này sẽ là . Bước 8 - Xóa ảnh khỏi thư mục "Recently Deleted". Sau khi xóa toàn bộ ảnh trong Camera Roll của iPhone, bạn cần xóa tiếp những hình ảnh này trong thư mục "Recently Deleted" trên điện thoại: Nhấn vào nút trở lại ở góc trên bên trái màn hình. Cuộn xuống và nhấn vào . Nhấn vào ở góc trên bên phải. Nhấn vào (Xóa tất cả) ở góc dưới bên trái. Nhấn vào khi được nhắc. Phương pháp 2 - Trên Mac Bước 1 - Bạn cần hiểu những hạn chế của phương pháp này. Nếu ảnh trên iPhone được đồng bộ hóa với iCloud Library thì bạn có thể sử dụng ứng dụng Photos trên Mac để chọn và xóa nhanh hình ảnh; tuy nhiên, chúng ta không thể dùng website iCloud để xóa hàng loạt ảnh, nghĩa là bạn không thể tiến hành quá trình này trên máy tính Windows. Mặc dù website iCloud cho phép chúng ta xóa mỗi lần một hình, nhưng bạn không thể chọn nhiều ảnh cùng lúc Bước 2 - Bật iCloud Photo Library nếu cần thiết. Bạn cần bật iCloud Photo Library trên iPhone và máy tính Mac sử dụng cùng tài khoản Apple ID để xóa ảnh của iPhone bằng Mac: Trên iPhone — Mở (Cài đặt), nhấn vào thẻ tên bạn ở đầu màn hình, chọn , nhấn vào , nhấn tiếp vào công tắc "iCloud Photo Library" màu trắng và chọn tùy chọn lưu trữ. Trên Mac — Mở , nhấp vào tùy chọn ở góc trên bên trái màn hình, nhấp vào (Tùy chỉnh), chọn , tích vào "iCloud Photo Library" rồi chọn tùy chọn lưu trữ. Có thể mất vài giờ cho quá trình đồng bộ hóa ảnh từ iPhone sang máy tính Mac nếu bạn chỉ vừa mới bật iCloud Photo Library. Bước 3 - Mở ứng dụng Photos trên máy tính Mac. Nhấp vào ứng dụng Photos với biểu tượng chong chóng nhiều màu nằm trong thanh Dock của Mac. Bỏ qua bước này nếu bạn đã mở ứng dụng Photos để bật iCloud Photo Library trên Mac. Bước 4 - Nhấp vào All Photos ở góc trên bên trái cửa sổ. Bước 5 - Chọn tất cả ảnh. Nhấp vào ảnh bất kỳ trên trang, sau đó nhấn ⌘ Command+A để chọn toàn bộ ảnh trong album "All Photos". Bước 6 - Nhấp vào nút "Delete" với biểu tượng thùng rác ở đầu cửa sổ Photos. Bước 7 - Nhấp vào Delete # Items khi được nhắc. Tất cả ảnh mà bạn đã chọn sẽ được chuyển sang thư mục "Recently Deleted". Cũng như trên iPhone, dấu "#" sẽ được thay bằng số ảnh mà bạn đang xóa. Chẳng hạn, nếu bạn xóa 3000 ảnh thì tùy chọn này sẽ là . Bước 8 - Xóa ảnh trong album "Recently Deleted". Vì khi chúng ta xóa ảnh trong album "All Photos" thì hình ảnh chưa thực sự bị xóa khỏi iCloud Photo Library, bạn cần hoàn tất quá trình bằng cách dọn dẹp thư mục "Recently Deleted": Nhấp vào thẻ ở bên trái trang. Nhấp vào ở góc trên bên phải. Nhấp vào khi tùy chọn hiện ra.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-H%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-t%E1%BB%AB-iPod-sang-M%C3%A1y-t%C3%ADnh
Cách để Chuyển Hình ảnh từ iPod sang Máy tính
Bạn có rất nhiều hình ảnh lưu trữ trên iPod và muốn chuyển sang máy tính? Sao lưu hình ảnh vào máy tính cho phép bạn xóa chúng trong iPod, giải phóng bộ nhớ lưu trữ quý giá. Cho dù bạn đang sở hữu iPod đời đầu với nhấp chuột bánh xe, hoặc iPod touch mới, thì việc chuyển hình ảnh chỉ mất vài phút mà thôi. Phương pháp 1 - Sử dụng iPod Đời đầu Bước 1 - Thiết lập iPod ở Chế độ Ổ đĩa (Disk Mode). Để kết nối iPod vào máy tính và thao tác tập tin, iPod cần phải ở Chế độ Ổ đĩa. Bạn có thể tiến hành bước này bằng cách sử dụng iTunes, hoặc tự cài đặt iPod ở Chế độ Ổ đĩa. Để thiết lập iPod ở Chế độ Ổ đĩa bằng iTunes, bạn tiến hành cắm iPod vào máy tính, mở iTunes và chọn từ thanh Thiết bị (Devices). Trong cửa sổ Tóm tắt (Summary), chọn mục "Kích hoạt tính năng sử dụng ổ đĩa" trong phần Tùy chọn (Options). Để cài đặt iPod ở Chế độ Ổ đĩa bằng tay, bạn cần bấm và giữ phím Menu và Select (Lựa chọn) ít nhất sáu giây. Tiếp tục giữ các nút cho đến khi logo Apple xuất hiện. Ngay sau khi logo xuất hiện, thả nút Menu và Select, nhấn và giữ nút Select và Play (Phát). Giữ các nút cho đến khi màn hình Chế độ Ổ đĩa xuất hiện. Xem hướng dẫn này để biết thêm chi tiết về cách cài đặt iPod sang Chế độ Ổ đĩa. Bước 2 - Mở iPod trên máy tính. Nếu bật Chế độ Ổ đĩa bằng tay, bạn cần kết nối iPod vào máy tính. Nếu bạn đang sử dụng Mac, iPod sẽ xuất hiện trên máy tính dưới dạng ổ đĩa USB. Nếu dùng Windows, iPod sẽ được liệt kê với ổ đĩa khác trong cửa sổ Computer/My Computer/This PC. Nếu sử dụng Windows, bạn có thể nhanh chóng truy cập đường dẫn Computer/My Computer/This PC này bằng cách nhấn phím Windows + Pause. Bước 3 - Xác định vị trí tập tin hình ảnh muốn sao chép. Thông thường, chúng nằm trong thư mục hình ảnh, nhưng vì iPod được sử dụng như ổ đĩa USB nên hình ảnh có thể được đặt ở bất cứ đâu. Điều hướng thông qua các thư mục để tìm hình ảnh cần di chuyển. Bước 4 - Chuyển hình ảnh từ iPod sang máy tính. Bạn có thể chọn hình ảnh muốn sao chép vào máy tính và sau đó sao chép chúng bằng cách chọn (Edit) → Sao chép (Copy), nhấn chuột phải và chọn Sao chép, hoặc bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + C ( windows) hoặc Command + C (Mac). Chọn vị trí mà bạn muốn chuyển hình ảnh và dán hình ảnh sao chép. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấn vào → Dán (Paste), kích chuột phải vào khoảng trống và chọn Dán, hoặc nhấn Ctrl + V (Windows) hoặc Command + V (Mac). Nếu không muốn giữ lại hình ảnh trên iPod, bạn có thể cắt, thay vì sao chép để xóa tập tin gốc sau khi sao chép vào vị trí mới. Bạn có thể cắt bằng cách nhấn Ctrl + X (Windows) hoặc Command + X. Sau đó dán theo cách như mô tả ở trên. Bạn cũng có thể chuyển tập tin vào iPod nếu muốn. Bước 5 - Chờ đợi quá trình di chuyển hoàn tất. Nếu bạn chuyển nhiều hình ảnh, việc sao chép có thể mất khá nhiều thời gian. Thanh tiến trình cho bạn biết lượng thời gian ước tính còn lại. Bước 6 - Tháo iPod. Sau khi tiến trình sao chép hoàn tất, bạn cần tháo iPod trước khi rút ra khỏi máy tính. Bước này giúp ngăn chặn sự cố hỏng dữ liệu. Trên máy Mac, nhấp chuột phải vào iPod trên Desktop và chọn Tháo (Eject). Bây giờ bạn có thể ngắt kết nối iPod. Trong Windows, bạn nhấn vào nút "Gỡ ổ cứng an toàn" (Safely remove hardware) trong Khay Hệ thống (System Tray), và sau đó chọn iPod. Bây giờ bạn có thể ngắt kết nối iPod. Phương pháp 2 - Sử dụng iPod Touch Bước 1 - Kết nối iPod Touch vào máy tính. Nếu đây là lần đầu tiên kết nối thiết bị vào máy tính, bạn cần phải chờ vài phút trong khi Windows cài đặt trình điều khiển cần thiết. Bước 2 - Bắt đầu hướng dẫn nhập. Nếu cửa sổ Autoplay xuất hiện, chọn "Nhập hình ảnh và video" (Import pictures and videos). Nếu cửa sổ Autoplay không hiển thị, mở cửa sổ Computer/My Computer/This PC, nhấp chuột phải trên iPod Touch, và chọn Nhập hình ảnh và video. Bước 3 - Chọn hình ảnh muốn di chuyển. Windows sẽ quét iPod Touch để nhận dạng hình ảnh. Sau đó cửa sổ hiển thị số lượng hình ảnh được tìm thấy kèm theo một vài lựa chọn xuất hiện. Để chọn hình ảnh muốn sao chép, bạn cần chọn "xem xét, tổ chức, và nhóm tập tin để nhập" (review, organize, and group items to import) và nhấp vào nút Next (Tiếp). Các hình ảnh sẽ được sắp xếp theo ngày chụp. Theo mặc định, tất cả hình ảnh sẽ được chọn. Bạn có thể bỏ chọn ô vuông bên cạnh hình ảnh không muốn giữ lại, hoặc bỏ chọn "Chọn tất cả" (Select all) ở trên cùng của danh sách để bỏ chọn tất cả hình ảnh. Bạn có thể thay đổi cách thức nhóm hình ảnh bằng cách kéo trượt thanh ở bên phải góc dưới. Bước 4 - Tổ chức hình ảnh muốn giữ lại. Bạn có thể gắn thẻ vào hình ảnh chuyển qua bằng cách nhấn vào nút "Gắn thẻ" (Add tags), cho phép tìm kiếm dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể đặt tên thư mục tùy chỉnh cho mỗi nhóm hình ảnh bằng cách nhấn vào nút "Nhập tên" (Enter a name) với biểu tượng thư mục. Bước 5 - Thiết lập tuỳ chọn nhập. Nhấp vào liên kết "Tùy chọn" (More options) ở góc dưới bên trái cửa sổ. Bước này sẽ cho phép bạn thiết lập thư mục lưu trữ hình ảnh mới, và đặt tên cho tập tin. Nhấn vào nút OK sau khi hoàn thành Chọn "Xóa tập tin từ thiết bị sau khi nhập" (Delete files from device after importing) nếu bạn muốn giải phóng bộ nhớ trong iPod sau khi di chuyển hình ảnh. Bước 6 - Di chuyển tập tin. Nhấn vào nút Import (Nhập) để bắt đầu quá trình sao chép hình ảnh. Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ được điều hướng đến thư viện "Hình ảnh và video đã nhập" (Imported Pictures and Videos). Hình ảnh cũng có thể được lưu trong thư mục "Hình ảnh" (Pictures) mặc định. Bước 7 - Kết nối iPod Touch vào máy tính. Khi bạn kết nối iPod, chương trình iPhoto sẽ tự động mở. Nếu iPhoto không kích hoạt, bạn có thể mở trong thư mục "Ứng dụng" (Application). Bước 8 - Chọn hình ảnh muốn nhập. Bạn có thể nhập tất cả hình ảnh trên iPod bằng cách kích vào "Import # Photos" (Nhập Hình ảnh). Nếu chỉ muốn nhập một vài hình ảnh, bạn có thể nhấp vào mỗi bức ảnh muốn chuyển để chọn nó. Nhấp vào nút "Import Selected Photos" (Nhập Hình ảnh Lựa chọn) để sao chép hình ảnh được chọn . Nếu iPhoto không hiển thị nội dung của iPod, bạn cần đảm bảo rằng nó được chọn từ phần "Devices" ở khung bên trái. Bước 9 - Chọn thao tác xóa hoặc giữ hình ảnh được nhập. Sau khi thực hiện tùy chọn nhập, chương trình sẽ hỏi bạn có muốn giữ lại tập tin hình ảnh nhập trên iPod, hoặc xóa đi để tiết kiệm bộ nhớ hay không. Nếu có ý định chuyển hình ảnh sang máy tính khác, bạn nên giữ lại trong iPod.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thay-%C4%91%E1%BB%95i-kho%E1%BA%A3ng-c%C3%A1ch-tr%C3%AAn-Bumble
Cách để Thay đổi khoảng cách trên Bumble
Có phải Bumble không còn hiển thị các đối tượng trong thành phố của bạn? Trong trường hợp này, bạn có thể dễ dàng mở rộng khoảng cách tìm kiếm để gặp đối tượng tiềm năng ở xa hơn. Nếu đang thấy những người ở quá xa, bạn cũng có thể thu hẹp khoảng cách. Hãy xem hướng dẫn dưới đây để biết cách điều chỉnh bộ lọc khoảng cách trên Bumble! Phương pháp 1 - Ứng dụng di động Bước 1 - Chạm vào biểu tượng tổ ong màu vàng. Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở giữa phần dưới của ứng dụng Bumble. Bước 2 - Chạm vào biểu tượng bộ lọc. Đây là biểu tượng trông như hai thanh trượt hiển thị ở phía trên góc phải màn hình. Bạn liền thấy trang bộ lọc tìm kiếm để điều chỉnh khoảng cách. Bước 3 - Kéo thanh trượt "Distance" (Khoảng cách) đến vị trí mà bạn muốn. Nếu bạn muốn xem đối tượng tiềm năng ở nơi xa hơn, hãy kéo thanh trượt sang phải. Để thu hẹp khoảng cách, hãy kéo thanh trượt sang trái. Nếu bạn không thấy thanh trượt "Distance", tính năng này không khả dụng tại khu vực của bạn. Nếu bạn muốn thấy các đối tượng xa hơn khoảng cách mà bạn đã chọn, hãy bật tính năng "Dealbreaker?" bên dưới thanh trượt sang vị trí On (Bật) màu vàng. Bước 4 - Chạm vào nút Apply (Áp dụng). Đây là lựa chọn ở bên dưới màn hình. Tùy chọn khoảng cách mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Phương pháp 2 - Trang web Bumble Bước 1 - Nhấp vào ảnh đại diện. Bạn sẽ thấy ảnh hiển thị ở phía trên góc trái trang chủ Bumble. Bước 2 - Nhấp vào Settings (Cài đặt). Đây là lựa chọn trong khung bên trái ở gần giữa trình đơn. Bước 3 - Kéo thanh trượt "Distance" (Khoảng cách) đến vị trí mà bạn muốn. Nếu bạn muốn thấy đối tượng tiềm năng ở khoảng cách xa hơn, hãy kéo nút trượt sang phải. Để xem các đối tượng ở gần, bạn sẽ kéo nút trượt sang trái. Bạn sẽ phải nhấp vào (Bộ lọc) trong khung bên phải để thấy thanh trượt "Distance". Nếu bạn không thấy thanh trượt "Distance", tính năng này không khả dụng tại khu vực của bạn. Bước 4 - Nhấp vào X để đóng Settings. Tùy chọn mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BA%B9-ch%E1%BB%93ng-kh%C3%B3-t%C3%ADnh
Cách để Đối phó với mẹ chồng khó tính
Mẹ chồng khó tính có thể là một rắc rối thực sự với rất nhiều nàng dâu. Mẹ chồng có thể can thiệp vào cách bạn nuôi dạy con cái, khiến bạn không thoải mái khi ở nhà và đôi khi còn khiến tình cảm vợ chồng bạn rạn nứt. Thường thì đa số mẹ chồng khó tính là do tâm lý lo sợ và bất an nên bạn hãy cố gắng đừng để bụng và suy diễn một cách chủ quan. Để đối phó với một người mẹ chồng khó tính, bạn nên nói chuyện với chồng để cùng tìm cách giải quyết. Khi hai vợ chồng đã thống nhất phương án đối phó, hãy nhất quán thể hiện rằng hai bạn rất nghiêm túc đối mặt với vấn đề và xứng đáng được tôn trọng. Phương pháp 1 - Liên kết với chồng Bước 1 - Nói chuyện với chồng để xem có phải lúc nào mẹ cũng khó tính như vậy không. Nếu mẹ chồng bạn vốn là người có tính hay chỉ trích, khắt khe hoặc thích tranh cãi thì bạn chỉ cần tìm cách hạn chế và đối mặt với điều đó. Nếu mẹ mới trở nên khó tính như vậy và chỉ nhằm riêng vào bạn thì có thể là do một nguyên nhân sâu xa nào đó cần được giải quyết. Bạn hãy nói chuyện với chồng để hiểu về mẹ chồng hơn. Nếu cảm thấy lo lắng khi đề cập đến vấn đề này, bạn có thể nói rằng: “Em muốn nói chuyện với anh về cách mẹ đối xử với em, em không muốn tranh cãi mà chỉ muốn thảo luận xem chúng ta có cách nào để giải quyết vấn đề này không”. Bước 2 - Đề nghị chồng đứng về phía mình hoặc nói chuyện với mẹ nếu mọi chuyện chỉ nhằm vào một mình bạn. Việc hai vợ chồng cùng lên tiếng sẽ khiến mẹ chồng nhận ra rằng hành vi của mình là không chấp nhận được. Nếu chồng bạn là người lên tiếng về vấn đề này trước thì điều đó có nghĩa là cả hai bạn đều nhận thấy mọi chuyện không ổn. Bạn hãy đề nghị chồng nói chuyện riêng với mẹ để xem có tìm được gốc rễ nguyên nhân của vấn đề hay không. Nếu anh ấy không muốn xen vào chuyện giữa bạn và mẹ chồng, hãy đề nghị anh ấy ít nhất cũng phải bênh vực bạn khi mẹ cư xử quá đáng. Hãy hỏi chồng về cuộc trò chuyện riêng giữa chồng và mẹ anh ấy, có thể từ đó bạn sẽ tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Bạn có thể nói với anh ấy rằng: “Em thực sự nghĩ rằng anh nói chuyện với mẹ thì sẽ dễ dàng hơn. Nếu anh nói chuyện với mẹ trước và tìm hiểu xem tại sao mẹ lại đối xử với em như vậy thì em sẽ có thể ngồi lại nói chuyện với mẹ dễ dàng hơn rất nhiều”. Bước 3 - Cùng chồng thống nhất cách giải quyết vấn đề. Bạn đừng vội vàng nói chuyện hay tranh luận với mẹ chồng mà chưa tham khảo ý kiến của chồng trước. Nếu bạn hành động hay tranh luận mà chưa thống nhất với chồng thì rất có thể sẽ khiến anh ấy khó chịu. Để nắm được cơ hội thành công cao nhất, bạn hãy thảo luận với chồng xem hai bạn nên cùng đấu tranh, điều chỉnh hay né tránh vấn đề này. Ngay cả khi bạn muốn giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện riêng với mẹ chồng, bạn vẫn nên trao đổi với chồng trước. Anh ấy có thể sẽ cho bạn lời khuyên hoặc một vài mẹo nhỏ về cách nói chuyện với mẹ, và bạn cũng nên cho anh ấy biết trước vì mẹ chồng có thể sẽ nói chuyện với anh ấy sau khi nói chuyện với bạn. Phương pháp 2 - Đối phó với mẹ chồng áp đặt Bước 1 - Tránh giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện riêng tư. Sự áp đặt của mẹ chồng nhiều khi xuất phát từ mong muốn chăm sóc con của mình. Nếu bạn đề cập đến vấn đề này khi không có mặt chồng ở đó, mẹ chồng sẽ tự động cho là bạn đang phản bội sự tin tưởng của chồng và không suy nghĩ cho họ. Mẹ chồng cũng có thể không tin tưởng vào quyết định của bạn, vậy nên việc bạn nói chuyện với mẹ chồng một mình có thể sẽ phản tác dụng và dẫn đến tranh cãi. Bước 2 - Giải thích tại sao bạn lại không làm theo yêu cầu của mẹ chồng. Nếu mẹ chồng bạn thường đưa ra rất nhiều yêu cầu, bạn hãy bình tĩnh giải thích tại sao mình lại không làm như vậy để tránh khiến bà cảm thấy đang bị cố ý chọc tức. Nếu bạn phớt lờ những yêu cầu ấy, rất có thể bà sẽ hành động căng thẳng hơn. Bằng cách giải thích, bạn sẽ không chỉ thể hiện rằng mình sẵn sàng đứng lên bảo vệ quan điểm của bản thân mà còn có thể chỉ ra những thứ mà mẹ chồng chưa nghĩ đến và khiến bà đồng tình với bạn. Ví dụ, nếu mẹ chồng bạn cho rằng bạn không biết trân trọng chồng, hãy bình tĩnh giải thích rằng: “Con luôn thể hiện tình yêu thương của mình với chồng một cách riêng tư, không phải trước mặt mẹ. Con không muốn bất kính với mẹ khi thể hiện tình cảm với anh ấy”. Nếu mẹ chồng liên tục hỏi về việc khi nào thì bạn sinh cháu cho bà, bạn có thể nói rằng mình đã cân nhắc việc này và muốn từ từ để có thể cho con cuộc sống tốt nhất. Hãy nói rằng: “Chúng con sẽ đợi đến khi tiết kiệm đủ tiền để có thể lo cho cháu một cuộc sống tốt và tương lai tươi sáng nhất”. Bước 3 - Bàn bạc những vấn đề quan trọng khi không có mặt mẹ chồng. Nếu mẹ chồng bạn thường xen vào những quyết định quan trọng của hai vợ chồng, hãy đợi đến khi bà đi vắng hoặc sang phòng khác để bàn bạc về những vấn đề này để mẹ chồng không thể xen vào được. “Chúng ta có thể bàn bạc về vấn đề này sau” là một cách đơn giản để chuyển hướng những cuộc trò chuyện mà bạn không muốn nói trước mặt mẹ chồng. Bước 4 - Thể hiện rằng bạn trân trọng chồng trước mặt mẹ chồng. Nếu thường xuyên bị mẹ chồng chỉ trích, bạn hãy cố gắng thể hiện sự trân trọng và tình cảm với chồng khi có mặt bà. Có thể mẹ chồng bạn sẽ thoải mái hơn khi cảm thấy cả bà và bạn đều có chung một mục đích là khiến con trai của bà hạnh phúc. Việc nói những câu đơn giản như: “Cảm ơn anh hôm nay đã đến đón bọn trẻ. Anh là người chồng chu đáo nhất đấy!” là một cách để bạn dễ dàng ghi điểm trước mặt mẹ chồng. Cách này rất hữu ích nếu mẹ chồng bạn tỏ ra chưa hài lòng về sự chung thủy và tình cảm của bạn dành cho chồng. Việc thể hiện rằng bạn rất quan tâm lo lắng cho con trai bà sẽ khiến bà thoải mái hơn và bớt xen vào chuyện giữa hai vợ chồng hơn. Phương pháp 3 - Đối phó với mẹ chồng hay tranh luận hoặc chỉ trích Bước 1 - Nói chuyện với mẹ chồng để tìm ra nguyên nhân vấn đề. Bạn có thể mời mẹ chồng đi uống cà phê hoặc ăn trưa và giải thích rằng bạn không muốn tình cảm mẹ con xa cách và rất tôn trọng bà. Hãy bình tĩnh cho mẹ chồng biết rằng bạn cảm thấy mẹ và bạn đang tranh cãi quá nhiều và không biết phải làm gì để cải thiện tình trạng này. Có thể câu trả lời sẽ không như mong đợi, nhưng bạn sẽ hiểu rõ về nguyên nhân của vấn đề hơn. Nếu mẹ chồng phủ định hoàn toàn việc tranh cãi với bạn, rất có thể là bà không ý thức về hành động của mình và không cố tình chỉ trích bạn. Nếu là vậy thì bạn không cần bàn luận thêm mà hãy để ý xem cách cư xử của mẹ chồng có thay đổi sau khi đề cập đến vấn đề này hay không. Nếu mẹ chồng chỉ nói là vì không ưa bạn và bạn sẽ chẳng thay đổi được điều đó, hãy thể hiện rằng bạn là người bạn đời xứng đáng với con trai bà bằng cách tránh tranh cãi với mẹ chồng và chấp nhận sự bất đồng quan điểm. Bước 2 - Đề nghị chồng nói chuyện với mẹ chồng nếu bà không cởi mở. Nếu không thể đề cập đến vấn đề mà không xảy ra chiến tranh thì bạn nên nhờ chồng nói chuyện với mẹ. Hãy nhờ anh ấy giúp mẹ bình tĩnh và cởi mở hơn vì có thể bà không thấy thoải mái khi nói với bạn về những vướng mắc trong lòng. Nếu cách nói chuyện của mẹ chồng không mang tính xây dựng, bạn đừng nên tranh cãi với bà. Có thể bà đang muốn gây sự và điều này sẽ trở thành thói quen xấu nếu bạn để bà đạt được đúng những gì mình muốn. Bước 3 - Đứng lên tranh đấu khi mẹ chồng chỉ trích bạn một cách công khai. Nếu mẹ chồng chỉ trích bạn trước mặt chồng hoặc con cái, hãy mạnh dạn thể hiện rằng bạn sẽ không để bà đối xử bất công với mình như vậy. Bằng giọng điệu vừa kiên quyết vừa tôn trọng, bạn hãy chỉ ra rằng bà đang cư xử không đúng mực và tập trung vào cách cư xử của bà thay vì vấn đề mà bà chỉ trích. Ví dụ, nếu mẹ chồng chỉ trích bạn rằng: “Cô thật không biết dọn dẹp sắp xếp đồ đạc gì hết. Sao cô lại có thể bừa bộn như vậy được?”, bạn hãy đáp lại rằng: “Mẹ, con không biết sao mẹ lại nghĩ là mình nên làm bẽ mặt con trước mặt chồng, nhưng như vậy là không thể chấp nhận được. Mẹ nên thôi đi ạ”. Nói rằng mẹ có thể nói chuyện với bạn về vấn đề đó ở một nơi khác vào thời điểm khác. Bạn có thể nói: “Mẹ và con có thể nghiêm túc nói chuyện riêng với nhau về vấn đề này, còn bây giờ con không muốn ngồi đây và tranh luận với mẹ khi nhà đang có khách”. Bước 4 - Biết khi nào thì nên vùng dậy để chứng tỏ mẹ chồng là người gây ra vấn đề. Nếu mẹ chồng cố tranh luận với bạn trước mặt khách khứa về những vấn đề ngốc nghếch hoặc lặt vặt, bạn cứ để bà nói và đáp lại thật ngắn gọn. Bà sẽ cho mọi người thấy mình là một người nóng giận trong khi bạn chứng tỏ bản thân là người bình tĩnh và điềm đạm. Điều này có thể cũng giúp mẹ chồng bạn bình tĩnh hơn khi thấy bạn không đáp lại. Cách này đặc biệt khôn ngoan khi chồng bạn không chịu tin rằng mẹ là người thích gây chuyện. Khi mẹ chồng bạn nói những điều như: “Tôi không ngờ là cô lại không đăng ký cho bọn trẻ tham dự trại hè, sao cô có thể vô tâm với chúng như thế được?”, bạn có thể đáp lại rằng: “Mẹ bảo con vô tâm với bọn trẻ, mẹ có thể nói rõ hơn được không?” và để bà tiếp tục nói. Người khác sẽ thấy bạn là người biết điều, sẵn sàng lắng nghe người khác góp ý, còn mẹ chồng bạn sẽ giống như một đứa trẻ thích lý sự. Phương pháp 4 - Đối phó với mẹ chồng cổ hủ Bước 1 - Nói chuyện riêng tư để xác định nguyên nhân của vấn đề. Bạn có thể mời mẹ chồng đi uống cà phê hoặc ăn trưa và đề cập đến vấn đề này khi hai mẹ con ngồi với nhau. Hãy bắt đầu bằng việc giải thích rằng bạn không giận hay buồn mà chỉ muốn biết vì sao mẹ lại luôn khó tính như vậy. Có thể vì mẹ chồng có lý do nào đấy và việc thảo luận về vấn đề một cách hợp tác sẽ giúp bạn dễ tìm ra cách giải quyết hơn. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói về bạn. Bạn có thể nói rằng: “Con muốn ngồi với mẹ và nói chuyện về một vấn đề mà gần đây khiến con rất buồn”. Điều này thể hiện rằng người gặp phải vấn đề ở đây là bạn, chứ không phải mẹ chồng bạn, và nó sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ xảy ra tranh cãi. Bước 2 - Coi sự chỉ trích như những lời khuyên và đáp lại nhẹ nhàng. Nếu mẹ chồng phê bình phong cách hay niềm tin của bạn, hãy coi như đó là một gợi ý chứ không phải một lời chỉ trích có mục đích. Mức độ chỉ trích sẽ phần nào giảm bớt khi bạn chỉ coi đó đơn giản là vấn đề về quan điểm. Điều này cũng sẽ khiến cho cuộc trò chuyện giữa bạn và mẹ chồng bớt căng thẳng hơn. “Con nghĩ là mình sẽ phải nghĩ thêm về điều này”, “Quan điểm của mẹ đúng là rất đáng để suy ngẫm” và “Con biết tại sao mẹ lại có quan điểm như vậy, mẹ để con suy nghĩ thêm nhé” là một số cách mà bạn có thể đáp lại và chấm dứt bàn cãi về vấn đề nào đó. Bước 3 - Thể hiện quan điểm và đặt ra ranh giới khi mẹ chồng cư xử quá đáng. Nếu mẹ chồng chỉ trích hoặc bình luận về một vấn đề nào đó liên quan đến tôn giáo, văn hóa, tư tưởng chính trị hoặc tầng lớp, bạn hãy đặt ra ranh giới và thể hiện rõ ràng quan điểm của mình. Việc bạn kiên định thể hiện rằng bạn không chấp nhận những ý kiến như vậy sẽ khiến mẹ chồng phải đối mặt và bảo vệ tư tưởng của mình. Nếu bà ấy không muốn làm vậy, thường là như thế, thì mẹ chồng bạn cũng sẽ không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm đó nữa. Hãy giữ thái độ vừa kiên quyết, vừa tôn trọng. Ví dụ, nếu mẹ chồng yêu cầu bạn đi chùa, bạn hãy nói rằng: “Con không có ý kiến gì về niềm tin tôn giáo của mẹ và mẹ cũng không có quyền chỉ trích tôn giáo của con. Con sẽ không chấp nhận việc mẹ áp đặt con như thế nên từ giờ mẹ đừng nhắc đến việc này nữa”. Phương pháp 5 - Giải quyết các vấn đề liên quan đến nuôi dạy con cái Bước 1 - Xin lời khuyên về việc nuôi dạy con cái dù bạn không có ý định áp dụng chúng. Mẹ chồng bạn ít nhiều cũng có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, vậy nên có thể bà sẽ làm quá lên nếu cảm thấy bị thiếu tôn trọng vì bạn phớt lờ hoặc không cần lời khuyên của bà. Hãy tham khảo ý kiến mẹ chồng về cách dạy trẻ tập bơi hoặc dạy trẻ trước tuổi đi học. Dù bạn không làm theo lời khuyên của mẹ chồng thì cũng sẽ khiến bà thoải mái hơn khi nghĩ rằng ý kiến của mình có quan trọng. Bước 2 - Tìm cách đồng thuận với những ý kiến của mẹ chồng, dù bà có khó tính. Những ý kiến như: “Các con phải cho bọn trẻ đi học ở trường quốc tế” có thể nhanh chóng được thỏa hiệp bằng những lời đáp đơn giản như: “Vợ chồng con sẽ cân nhắc chuyện này ạ!” hoặc “Giáo dục đối với bọn trẻ rất quan trọng, vợ chồng con sẽ bàn bạc thêm!”. Khi bạn khiến cho ý kiến của mẹ chồng có vẻ như không thành vấn đề thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ xảy ra tranh luận. Nếu mẹ chồng nói gì đó mà bạn nhất trí, hãy nhấn mạnh điều đó. Ví dụ khi bà khen là: “Các cháu lớn nhanh quá”, bạn có thể đáp lại một cách đơn giản như: “Vâng, đúng là các cháu lớn nhanh thật ạ!” Bước 3 - Giảm bớt các yêu cầu khi nhờ bà trông cháu. Mẹ chồng bạn có thể sẽ cảm thấy bị chỉ đạo quá mức nếu bạn đưa ra cho bà một danh sách các yêu cầu và hướng dẫn chăm cháu dài dằng dặc. Mẹ chồng bạn đã làm tốt công việc của mình khi nuôi dạy chồng bạn nên người, nên bạn hãy cố gắng tin tưởng bà. Chắc hẳn bạn rất lo lắng khi giao con mình cho một người khác khi con còn quá nhỏ, nhưng việc đưa ra quá nhiều yêu cầu chăm cháu sẽ khiến mẹ chồng bạn cảm thấy bị thiếu tôn trọng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%B3ng-g%C3%B3p-s%C3%A1ch-v%C3%A0o-th%C6%B0-vi%E1%BB%87n-s%C3%A1ch-gi%C3%A1o-khoa-m%E1%BB%9F-%E1%BB%9F-%C4%90%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-Minnesota
Cách để Đóng góp sách vào thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học Minnesota
Một trong những nội dung quan trọng trong các hoạt động của thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học Minnesota của Mỹ là đóng góp sách giáo khoa được cấp phép mở của các giáo viên vào thư viện. Nếu thư viện đại học của bạn có định hướng xây dựng thư viện sách giáo khoa mở, thì đây là một trường hợp điển hình để tham khảo rất tốt. Phương pháp 1 - Các điểm khác biệt được nêu với thư viện sách giáo khoa mở Bước 1 - Những điểm khác biệt. Nghiên cứu trang thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học Minnesota, bạn có thể thấy những điểm khác biệt với một thư viện thông thường ở một vài khía cạnh: Phương châm hành động của thư viện mở: - Tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống sinh viên của bạn bằng sách giáo khoa miễn phí và được cấp phép mở. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/73\/OTL-Motto.png\/460px-OTL-Motto.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/73\/OTL-Motto.png\/621px-OTL-Motto.png","smallWidth":460,"smallHeight":101,"bigWidth":621,"bigHeight":137,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Mục đích tối thượng của sách giáo khoa mở: - Sách giáo khoa mà mỗi sinh viên đều có thể truy cập và sở hữu được. Định nghĩa sách giáo khoa mở. Sách giáo khoa mở là các sách giáo khoa được cấp tiền, được xuất bản, và được cấp phép để được tự do sử dụng, tùy biến thích nghi, và phân phối. Các cuốn sách đó đã được các giáo viên từ các trường cao đẳng và đại học khác nhau rà soát lại để đánh giá chất lượng của chúng. Các cuốn sách đó có thể được tải về không mất tiền, hoặc được in ra với chi phí thấp. Tất cả các sách giáo khoa hoặc được sử dụng trong nhiều cơ sở giáo dục đại học; hoặc tại các chi nhánh của cơ sở, xã hội học tập, hoặc tổ chức nghề nghiệp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/1f\/OT-Definition.png\/460px-OT-Definition.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/1f\/OT-Definition.png\/728px-OT-Definition.png","smallWidth":460,"smallHeight":192,"bigWidth":728,"bigHeight":304,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 2 - Các yêu cầu đối với các sách trong thư viện sách giáo khoa mở. Tất cả các sách giáo khoa mở đều phải tuân thủ quy trình rà soát lại của thư viện sách giáo khoa mở. Các rà soát lại đó được thu thập để đưa ra các đánh giá của giáo viên cho các giáo viên, bởi các giáo viên trên khắp nước Mỹ. Ngoài yêu cầu về rà soát lại ngang hàng đó, tất cả các sách trong thư viện sách giáo khoa mở đều phải thỏa mãn các yêu cầu khắt khe sau đây: Phải mang giấy phép mở. Phải là sách giáo khoa hoàn chỉnh (không phải là các chương hoặc một phần của sách giáo khoa) Phải sẵn sàng như một tệp khả chuyển (như PDF, ePub) Hiện hành phải được sử dụng trong nhiều cơ sở giáo dục đại học, hoặc trong các chi nhánh của cơ sở giáo dục đại học, xã hội học tập, hoặc tổ chức nghề nghiệp. Phương pháp 2 - Đóng góp sách vào thư viện sách giáo khoa mở Bước 1 - Khả năng đưa sách vào thư viện sách giáo khoa mở. Nếu bạn có sách để đưa vào thư viện sách giáo khoa mở thì bạn có thể thực hiện được điều đó, miễn là cuốn sách đó phải đáp ứng được các tiêu chí ở trên, và nó sẽ phải đi qua một quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định dựa vào các thư viện hàn lâm, các xã hội học tập, các tổ chức nghề nghiệp và các nhà xuất bản đang hỗ trợ nội dung mở để kết nối thư viện với các sách giáo khoa mở chất lượng. Bước 2 - Mẫu tờ khai để đưa sách vào thư viện sách giáo khoa mở. Để đưa sách vào thư viện sách giáo khoa mở, bạn phải điền vào mẫu đơn với các thông tin sau đây: - Về cuốn sách: {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/e\/e9\/OTL-About-the-Book.png\/460px-OTL-About-the-Book.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/e\/e9\/OTL-About-the-Book.png\/728px-OTL-About-the-Book.png","smallWidth":460,"smallHeight":138,"bigWidth":728,"bigHeight":218,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} - Tên của sách. Hãy gõ tên của sách vào trường có dòng chữ mờ - Tên sách. - Địa chỉ URL cho cuốn sách. Hãy gõ vào URL của sách, hay nơi bạn để cuốn sách đó trên Internet vào trường có dòng chữ mờ http://thebook - Các tiêu chí của sách. Sách giáo khoa phải đáp ứng tất cả các tiêu chí để được xem xét đưa vào thư viện sách giáo khoa mở (Bạn hãy chọn ô vuông nhỏ đứng ở đầu dòng từng tiêu chí): {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/88\/OTL-Book-Criteria.png\/460px-OTL-Book-Criteria.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/88\/OTL-Book-Criteria.png\/728px-OTL-Book-Criteria.png","smallWidth":460,"smallHeight":193,"bigWidth":728,"bigHeight":306,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} - Có giấy phép mở - Là sách hoàn chỉnh (không phải là các chương hoặc một phần của sách giáo khoa) - Sẵn sàng như một tệp khả chuyển (như PDF, ePub) - Hiện hành phải được sử dụng trong nhiều cơ sở giáo dục đại học, hoặc trong các chi nhánh của cơ sở giáo dục đại học, xã hội học tập, hoặc tổ chức nghề nghiệp. - Về bạn: {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/4\/44\/OTL-About-You.png\/460px-OTL-About-You.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/4\/44\/OTL-About-You.png\/728px-OTL-About-You.png","smallWidth":460,"smallHeight":286,"bigWidth":728,"bigHeight":452,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} - Họ và tên của bạn. Hãy gõ họ và tên đầy đủ của bạn vào trường có dòng chữ mờ (Xin gõ vào đầy đủ họ và tên) - Thư điện tử của bạn. Hãy gõ địa chỉ thư điện tử của bạn vào trường có dòng chữ mờ - Cơ sở chi nhánh/tổ chức. Hãy gõ tên cơ sở chi nhánh/tổ chức của bạn vào trường có dòng chữ mờ (Xin gõ vào tên đầy đủ) ở ngay bên dưới dòng này. - Thông tin thêm. Hãy gõ các thông tin bạn muốn bổ sung thêm vào trường có dòng chữ mờ - Bất kỳ điều gì chúng tôi nên biết chăng? Gửi thông tin đi. Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, bạn sẽ gửi các thông tin đó đi bằng việc nhấn vào núm - Gửi sách đi. Từ lúc này trở đi, cuốn sách của bạn sẽ đi vào quy trình thẩm định để có khả năng được đưa vào thư viện sách giáo khoa mở.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BA%BFm-ti%E1%BB%81n-(D%C3%A0nh-cho-Thi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn)
Cách để Kiếm tiền (Dành cho Thiếu niên)
Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có rất nhiều cách cho thiếu niên kiếm tiền. Tất cả những gì bạn cần là một ý tưởng hay và thời gian rảnh. Hãy đọc những ý tưởng kiếm tiền sau đây để làm cảm hứng cho chính mình. Phương pháp 1 - Tự mình Làm việc cho mình Bước 1 - Làm việc cho chính bản thân mình. Hãy coi đây như một chương trình hoặc một doanh nghiệp. Bạn có thể tự mình làm việc, hoặc bạn có thể khởi nghiệp một công ty nhỏ bằng cách hợp tác với bạn bè. Đúng vậy, làm việc tập thể có nghĩa là lợi nhuận sẽ phải phân chia, nhưng cũng có nghĩa là rất nhiều công việc có thể hoàn thành nhanh chóng và quan trọng hơn là an toàn, tức là bạn có thể linh động hơn. Khi làm việc với bạn bè, hãy phân chia công việc công bằng và sòng phẳng (luân chuyển công việc nếu có thể làm mọi người cảm thấy vui vẻ), tụ tập nhóm sau giờ học hoặc vào cuối tuần đi quanh khu vực lân cận, sau đó xin được làm thuê nhiều loại công việc có thể hoàn thành nhanh chóng với mức giá cố định. Rất nhiều người sẽ quay lưng với một cậu thiếu niên khi họ thấy anh chàng gõ cửa nhà họ vì sợ rằng anh chàng đó nhìn có vẻ đáng nghi. Nhưng nếu họ thấy bạn làm việc trong một nhóm, họ sẽ tin tưởng để cho bạn vào và ra khỏi nhà họ nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến hàng xóm của mình. Nếu bạn đang kiếm tiền vì một mục tiêu cụ thể nào đó (ví dụ mua nhạc cụ, đi tham quan với trường), hãy nói cho mọi người biết điều đó; họ sẽ thường mua đồ của một người có mục đích kiếm tiền cụ thể và thậm chí có thể trả cho bạn thêm chút đỉnh. Bước 2 - Cân nhắc làm những công việc thông thường. Trông trẻ, đưa chó đi dạo, rửa xe, hoặc thậm chí ghi hình và đăng lên mạng với một công ty hợp tác chân chính, thì bạn có thể kiếm nhiều tiền từ công việc này. Hoặc bạn có thể cắt cỏ cho nhà hàng xóm. Bạn có thể kiếm được kha khá tiền, nhưng cần phải chăm chỉ và tốn nhiều thời gian cuối tuần. Nếu bạn bị xao lãng hoặc chán nản, hãy nhắc nhở bản thân mình rằng chăm chỉ làm việc sẽ cho kết quả thực tế. Lập thành nhóm cho những công việc mới lạ như trang trí phong cảnh: một người cắt cỏ, một người dọn máng nước, một người tỉa hàng rào, một người dọn đống gạch ngói. Nhờ bố mẹ hoặc bố mẹ của bạn bè cho mượn tất cả những dụng cụ cần thiết hoặc bạn có thể thuê ở cửa hàng bán đồ. Bước 3 - Dọn tuyết. Nếu bạn sống ở xứ lạnh, dọn tuyết là một công việc cần thiết khi mùa đông đến của hầu hết mọi gia đình. Bạn có thể kiếm được 10-20 đô-la cho mỗi lần dọn tuyết cho nhà hàng xóm nếu họ có nhu cầu hoặc 30 đô-la cho cả tuần. Bạn có thể làm công việc này mỗi khi tuyết rơi. Bạn còn có thể được trả trước cả tháng tiền công nếu bạn quen biết chủ nhà hoặc bạn làm tốt. Bước 4 - Làm việc vặt trong nhà. Hãy đàm phán với bố mẹ giao thêm việc vặt trong nhà cho bạn. Hãy cố gắng chọn những việc mà bố mẹ có thể sẽ phải thuê thợ về làm, như dọn bồn cầu và chỉ lấy bố mẹ nửa giá. Hỏi bố mẹ xem bạn có thể dọn nhà mỗi tuần không. Tự giặt quần áo và rửa chén bát của mình. Hãy chắc chắn bạn làm tốt việc vặt trong nhà nếu không bố mẹ sẽ nghĩ bạn làm không xứng với tiền bố mẹ trả cho bạn. Nếu không có nhiều việc để làm, bạn có thể tìm ra cách kiếm tiền khác (ví dụ " Nếu con thực sự cố gắng tiết kiệm nước và điện, bố mẹ có thể trả cho con số tiền nhà mình tiết kiệm được so với hóa đơn tháng trước không?"). Thỉnh thoảng bố mẹ sẽ sẵn sàng giúp bạn nếu bố mẹ biết kế hoạch của bạn, nên hãy chia sẻ chi tiết với bố mẹ mình. Bước 5 - Chạy việc vặt cho các cụ già. Đi bách hóa, nhấc vật nặng, sửa chữa máy tính hoặc làm bất cứ việc gì họ đang gặp khó khăn. Cố gắng tạo mối quan hệ tốt với những người đó; hãy nhớ rằng họ có thể cảm thấy rất cô đơn và có thể thích dành thời gian ở gần những người trẻ như những người bạn với nhau (Khiến họ cảm thấy mình trẻ trung hơn). Họ càng cảm thấy vui vẻ khi ở cùng bạn, họ sẽ càng trả bạn nhiều tiền cho dịch vụ của bạn cung cấp. Bước 6 - Mang rác ra lề đường. Ngày trước khi xe dọn rác đến, hãy đi đến tất cả các gia đình trong khu phố bạn sống và xin được trả 10,000 VND để bạn mang tất cả rác ra lề đường giúp họ. (Đừng đòi hỏi nhiều hơn; đây là một công việc đơn giản, nên bạn phải duy trì một mức giá hợp lý tỷ lệ với sự nhàn rỗi để mọi người có hứng thú hơn). Nếu bạn có thể thu gom rác cho hai mươi gia đình thì bạn đã kiếm được đến 200,000 VND mà hầu như chẳng phải làm gì cả. Bạn còn có thể may mắn hơn nếu bạn làm việc ở cộng đồng của người già hoặc khu vực bạn biết có thể có nhiều người già sinh sống. Đừng làm việc này ở những nơi tiêu điều hoặc vào nhà của bất kỳ người lạ nào vì bất cứ lý do nào. Tốt hơn bạn nên có đồng minh cùng làm việc trong một số tình huống. Bước 7 - Bắt đầu với công việc rửa xe. Rửa xe và chăm sóc xe hơi là một ý tưởng kiếm tiền tuyệt vời. Chỉ cần có vài người tất cả công việc đều có thể hoàn thành một cách dễ dàng: môt người rửa và cọ xe, một người chăm chút cho các cửa sổ, hai người còn lại phụ trách nội thất. Hãy nhớ hút chân không kỹ càng bên trong xe, chà bánh xe bằng bánh xe sáp, cọ bên trong bằng bàn chải nhựa (nếu bề mặt bằng nhựa), và . Hãy nhớ rằng, nếu mọi người không thích thành quả công việc bạn làm, họ có thể nhờ đến những người làm chuyên nghiệp và có thể làm xong việc với mức giá rẻ hơn. Luôn nhớ bạn đang phải cạnh tranh với ai. Bước 8 - Thanh lý đồ cũ. Nếu bạn có một khoảnh sân, hãy nghĩ đến việc bán những món đồ cũ không còn dùng tới. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chúng được bán nhanh tới mức nào. Dọn dẹp tủ quần áo, gác mái, tầng hầm, và thu gom bất cứ thứ gì trong nhà bạn không cần đến nữa và đăng quảng cáo bán tại sân. Mỗi thứ đều có thể mang lại cho bạn chút tiền. "Khuyến mại" thêm bằng cách mời người mua hàng đồ ăn thức uống nhẹ, rẻ tiền. Đó có thể là nước chanh hay bỏng ngô nếu thời tiết đẹp; hoặc tách trà nóng nếu trời se lạnh. Bạn có thể bán với giá "cực" rẻ (vì dù sao cũng là bán đồ cũ), gần như cho không, hay cho không, nhưng chấp nhận quyên góp (một số người có thể hào phóng hơn bạn tưởng). Nếu bạn có thời gian, bạn cũng có thể tự làm đồ để bán. Chỉ cần đảm bảo bạn vẫn có lợi nhuận! Bạn phải cân nhắc cả đến giá nguyên vật liệu. Nếu bạn nghiêm túc về việc bán món đồ gì đó, hãy học thêm cách mặc cả. Bước 9 - Quảng cáo dịch vụ của mình. Hãy đặt hàng một tin quảng cáo rẻ trên báo hoặc trên mạng như dịch vụ trông trẻ, trông nhà, chăm sóc thú cưng, v.v. Bạn cũng có thể phát tờ rơi và danh thiếp cho những người cần giúp đỡ quảng cáo. Craigslist là một trang web tuyệt vời cho bạn cung cấp dịch vụ của mình, nhưng hãy dự tính đến việc cần có bố mẹ hoặc người bảo hộ cho bạn cho bạn khi bạn dự định làm kinh doanh; kinh doanh không phải công việc lý tưởng, mà vẫn còn có nhiều người ngoài kia cố gắng lợi dụng bạn, và bạn cần phải chuẩn bị tốt cho mình. Bạn không cần phải lo lắng gì cả, nhưng vẫn có nhiều việc cần phải nhận thức rõ. Phương pháp 2 - Tìm Việc Trực tuyến Bước 1 - Bán hàng thanh lý hoặc mua lại trực tuyến. Nếu bạn tìm thấy những món đồ có giá trị, hãy bán riêng trong mục rao vặt và/hoặc trên trang Craigslist để thu hút người đang muốn mua món đồ đó; họ sẽ sẵn sàng trả giá hợp lý để mua được nó (so với những người mua thanh lý tại nhà chỉ thường tìm những món đồ giá rẻ và cố mặc cả những món đồ đẹp của bạn). Một lần nữa cần nhắc lại, hãy chắc chắn nói chuyện về vấn đề giao dịch an toàn trên trang Craigslist với bố mẹ trước hoặc tốt hơn là có bố mẹ đại diện khi tiến hành mua bán. Bước 2 - Thay mặt bố mẹ rao bán. Bố mẹ có thể sẽ có nhiều món đồ đẹp hơn bạn nhưng lại không có đủ thời gian và công sức để giải quyết. Với tỉ lệ phần trăm lợi nhuận nhất định, bạn hãy rao bán các món đồ đáng giá trên trang eBay và những món còn lại thì có thể bán thanh lý tại nhà. Cần chắc chắn phải có sự thuận mua vừa bán trước về giá cả món hàng và bạn có thể giảm giá bao nhiêu nếu có ai đó mặc cả với bạn. Bước 3 - Bán những bức ảnh có sẵn. Nếu bạn có một chiếc máy ảnh còn tốt là biết cách chụp ảnh, hãy thử chụp ảnh và rao bán trên mạng. Số tiền thu được trên mỗi bức ảnh sẽ không đáng kể, nhưng đây là công việc khá vui vẻ, đồng thời là cách chủ động kiếm tiền trong khi bạn vừa có thể phát triển sở thích của mình. Nếu bạn có một chiếc máy ảnh đẹp, hãy chụp những bức ảnh đen trắng, tự mình chỉnh sửa (hoặc nhờ chỉnh sửa), sau đó bán các bức ảnh rửa ra, có thể có khung hoặc không cần khung. Bước 4 - Làm việc qua ứng dụng. Nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, hãy tìm các ứng dụng yêu cầu bạn thực hiện nhiệm vụ và được trả tiền (hoặc ứng dụng sẽ chỉ định vị trí các doanh nghiệp địa phương có thể trả tiền cho bạn). Rất nhiều nhiệm vụ trả tiền không nhiều nhưng quá mức đơn giản (ví dụ chụp ảnh bản thân tại một địa điểm nào đó – kiểu như để nghiên cứu tiếp thị) và số tiền bạn kiếm được sẽ tăng nhanh chóng. Ví dụ như ba ứng dụng như GigWalk, WeReward, và CheckPoints. Hãy chắc chắn chương trình chấp nhận cho thiếu niên sử dụng trước khi đăng ký. Bước 5 - Làm khảo sát trực tuyến. Nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng với những doanh nghiệp lớn và có nhiều trang sẽ trả tiền để có được ý kiến của bạn. Tìm các trang chấp nhận cho thiếu niên làm khảo sát (không phải trang nào cũng chấp nhận thiếu niên), đừng yêu cầu trả tiền đặt cọc (hoàn toàn không cần thiết), hãy yêu cầu trả tiền mặt (hoặc điểm số bạn có thể đổi thành tiền mặt được). Bạn có thể đọc thêm bài viết về Cách để Kiếm tiền qua Khảo sát Trực tuyến Miễn phí để biết thêm thông tin chi tiết. Bước 6 - Làm việc qua kênh YouTube. Các video có chất lượng cao và có thể tiếp cận với đông đảo khán giả có thể dễ dàng kiếm ra tiền cho bạn. Vì kênh YouTube sẽ chạy quảng cáo trước video nếu video đó nổi tiếng và bạn sẽ được trả một phần tiền mà họ thu được từ quảng cáo này. Bạn có thể sẽ phải đầu tư một máy quay video, thiết bị chỉnh sửa và nhận biết yếu tố nào giúp video của mình có thể thu hút, nhưng những công việc đó hoàn toàn xứng đáng. Phương pháp 3 - Phương pháp Khác Bước 1 - Chủ trì một bữa tiệc và thu gom tất cả những đồ có thể tái chế. Yêu cầu mọi người mang nước soda đóng chai đến (không cần giải thích tại sao), đổi lại cho họ bằng khoai tây và nước sốt (và một thùng rác tái chế được đánh dấu rõ ràng), khi đã hoàn tất, mang tất cả đến cơ sở tái chế. Nếu bạn không được phép chủ trì bữa tiệc ở nhà, hãy thực hiện ở công viên và mang theo dĩa nhựa nhẹ để chơi trò chơi, bóng đá, v.v. Hoặc có thể đến bữa tiệc ở nhà người bạn và gợi ý được ở lại dọn dẹp giúp. Bước 2 - Làm đồ thủ công để bán. Một chiếc vòng tay tình bạn, chiếc túi làm từ hạt giấy hoặc cá heo làm từ ống hút nhựa sẽ không thể đóng góp nhiều cho con lợn tiết kiệm của bạn, nhưng chắc chắn năm mươi phần trăm thì có thể đạt được (và mỗi món đồ bạn càng làm sẽ càng nhanh hơn và dễ dàng hơn so với chiếc trước đó). Vì có thể bạn sẽ không được phép bán trong trường hoặc tại hầu hết những nơi công cộng, hãy tập hợp thành một bộ sưu tập và mang ra bán trong ngày thanh lý tại nhà của bạn hoặc nếu những món đồ này độc đáo, bạn có thể đăng lên các trang thủ công như Etsy. . Những người làm nghề thủ công rất thích kết hợp các chất liệu tự nhiên vào tác phẩm của họ. Bạn sống ở giữa thiên nhiên, có khoảng sân hoặc biết ai đó có điều kiện như vậy? Hãy thử thu thập những cành cây khô và cây leo. Dù bạn tin hay không, mọi người sẽ trả bạn khoản tiền kha khá cho những cành cây đỗ quyên, nhánh liễu cong, nhánh gỗ bulô, nhành cây xương xẩu, chi Hương Bồ chiết cành và những vật có hình dạng thú vị khác. (Hãy tìm hiểu quanh những nơi làm đồ thủ công để lấy ý tưởng và xem ở nơi bạn sống có thứ gì sẵn có với số lượng lớn không. Trung Thu đang đến gần và bạn có năng khiếu làm đồ thủ công, hãy thử làm vài chiếc đèn ông sao và bán chúng với giá phải chăng. Bọn trẻ trong khu phố có thể là nguồn khách hàng tiềm năng của bạn! Bước 3 - Tham gia vào các nghiên cứu địa phương. Không phải lúc nào họ cũng cho phép thiếu niên tham gia, nhưng bất cứ khi nào bạn được chọn, bạn có thể nhận được khá tiền mà không cần đầu tư nhiều thời gian. . Phỏng vấn nhóm đơn giản là những buổi khảo sát theo nhóm trong đó từng người sẽ hoàn thành bài khảo sát với mục đích nghiên cứu tiếp thị – và, không giống như các cuộc khảo sát trực tuyến, những khảo sát kiểu này có thể trả bạn từ 880,000 VND cho đến 2,200,000 VND trong một giờ. Vì thiếu niên được coi là mô hình nhân khẩu tiếp thị rất giá trị, bạn có thể được tham gia vào lĩnh vực khảo sát của mình. . Trước khi bạn cảm thấy đây là việc kỳ quái, bạn cần hiểu rằng không phải những người thử nghiệm y học đều bắt buộc phải uống thuốc thử nghiệm hoặc bị tiêm vào người; một số nghiên cứu chỉ yêu cầu đơn giản như bạn sẽ được theo dõi trong khi thực hiện một công việc gì đó trong guồng quay hoặc bạn thậm chí có thể đóng vai trò là người kiểm soát sức khỏe cho một thí nghiệm liên quan đến bệnh gì đó. Tìm tại trung tâm nghiên cứu y khoa địa phương hoặc trường y để tìm các nghiên cứu hợp pháp, và nếu có thể, hãy yêu cầu được cho vào danh sách đăng ký khi có những thí nghiệm đơn giản, không xâm phạm quá nhiều đến bản thân. Bước 4 - Được trả tiền cho những công việc bạn vẫn đang làm. Nếu bạn rất giỏi chơi thể thao hoặc chơi trò chơi, hãy tham gia vào các giải đấu. Bạn thậm chí có thể có được công việc cuối tuần làm lễ cho các sự kiện thể thao. Nếu bạn giỏi môn thể thao nào đó hoặc một môn học ở trường, tìm hiểu các quy định tại nơi bạn ở để có thể kiếm một khoản nhỏ từ việc gia sư. Bạn có thể không được phép làm việc hoặc quảng cáo ở trường, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể dạy học độc lập với các học sinh khác ví dụ như ở thư viện công cộng hoặc ở nhà bạn. Bước 5 - Tổ chức gây quỹ. Nếu bạn cam kết làm một hoạt động từ thiện cá nhân (không phải gây quỹ để mua iPod), hãy cân nhắc đến việc đi ra ngoài và nhờ mọi người quyên tiền. Hãy chắc chắn bạn vạch rõ mục tiêu cao nhất của mình, lên kế hoạch từng bước để gây quỹ, và quỹ sẽ được sử dụng chính xác như thế nào; không ai muốn ném tiền vào một ý tưởng dở dang của ai đó mà họ không quen biết. Đi đến từng nhà, bán bánh mì hoặc xin rửa xe, tổ chức cuộc chạy thi, hoặc thậm chí gây quỹ trên các trang gây quỹ trực tuyến như GoFundMe. Hỏi xin lời khuyên của bố mẹ để có thể tiến hành thành công và không mang tính xâm phạm, bố mẹ có thể đã từng xử lý các sự kiện gây quỹ trước đó rồi và có thể cho bạn lời chỉ dẫn về những công việc hữu ích và vô ích. Phương pháp 4 - Tiết kiệm Số tiền Bạn Kiếm được Bước 1 - Càng tiết kiệm càng tốt. Hãy nhớ rằng, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Hãy cắt giảm chi tiêu không cần thiết, cuối cùng bạn sẽ có nhiều tiền hơn. Không ai hối hận vì đã tiết kiệm tiền. Hãy cân đối những nhu cầu cần ngay và những mục tiêu dài hạn hơn của bản thân. Bước 2 - Đặt mục tiêu tiết kiệm. Đặt mục tiêu tiết kiệm một nửa số tiền bạn kiếm được. Nếu bố mẹ hỗ trợ bạn, thì việc này không quá khó. Bạn kiếm được 2,200,000 VND vào ngày chủ nhật vì đã chăm chút cho chiếc xe? Hãy để dành 1,100,000 VND và cho bản thân chi tiêu số tiền còn lại. Nếu bạn đã có một mục tiêu xác định mình cần tiết kiệm bao nhiêu tiền, bạn sẽ dễ dàng đạt mục tiêu đó hơn, và bạn sẽ có mục tiêu để vươn tới. Bước 3 - Lập một tài khoản tiết kiệm. Tìm một nơi cất tiền tiết kiệm hiệu quả. Nếu bạn chỉ đơn giản là để tiền trong giày dưới gầm giường, thì số tiền sẽ ở đó thôi thúc bạn chi tiêu đến chúng. Bước 4 - Tiết kiệm vì một mục đích nào đó. Nếu bạn cho mình một mục đích để tiết kiệm, bạn sẽ có được động lực. Bạn có thể tiết kiệm tiền để mua máy chơi trò chơi mới, hoặc bạn có thể tiết kiêm cho khóa học đại học cộng đồng thú vị mà bạn muốn tham gia. Dù động lực tiết kiệm tiền của bạn là gì, hãy cứ tiết kiệm vì nó! Bước 5 - Đầu tư sau đó, chứ không phải bây giờ. Đừng vội lo lắng đến chuyện đầu tư ngay bây giờ. Trừ khi bạn đã 18 tuổi và muốn bắt đầu tiết kiệm tiền để dành khi nghỉ hưu (trong trường hợp này, chúc mừng bạn!) nếu không chỉ cần để riêng tiền tiết kiệm là được. Bạn không muốn có nguy cơ làm mất số tiền đó trước khi bạn có thời gian sử dụng hợp lý!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-ch%C3%A1n-n%E1%BA%A3n
Cách để Ngừng chán nản
Thất bại là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi những trở ngại này khiến bạn xuống tinh thần và phiền muộn. Tập trung vào những điều tích cực và nhìn nhận thất bại như những cơ hội học hỏi sẽ giúp bạn tránh cảm giác chán nản khi những điều xui xẻo bất ngờ xảy ra. Phương pháp 1 - Lựa chọn Góc nhìn Của bạn Bước 1 - Hình dung khi bạn hoàn thành mục tiêu của mình. Mường tượng niềm hạnh phúc của bạn khi được thăng chức hoặc đạt mục tiêu giảm cân. Tập trung vào kết quả tích cực khi đạt được mục tiêu thay vì nản lòng bởi chặng đường dài để đạt tới mục tiêu đó. Ví dụ, nếu muốn tiết kiệm để đi nghỉ mát, hãy xác định số tiền bạn cần cho chuyến đi và suy nghĩ về cách thức đạt được mục tiêu này. Đừng choáng ngợp nếu mới đầu con số đó khiến bạn nản lòng. Có thể bạn sẽ ngừng uống cà phê latte mỗi sáng hoặc cắt đường dây cáp trong một năm để tiết kiệm. Hình dung bạn sẽ hạnh phúc tới mức nào khi dần dần tích góp đủ cho chuyến đi chơi của mình. Bước 2 - Tập trung vào những thành công của bạn. Tránh suy nghĩ về những thất bại hay khó khăn trong quá khứ - chúng sẽ khiến bạn vô cùng chán nản. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thành công và hành động của bạn để tiến gần hơn tới mục tiêu. Nếu đang cố gắng giảm cân nhưng lại ăn quá nhiều và quên tập thể dục vào hai ngày cuối tuần, đừng quá khắt khe với chính mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều bạn đã làm đúng, ví dụ như quay lại tập thể dục và ăn điều độ vào sáng thứ Hai, hoặc thư giãn thể chất và tinh thần chỉ trong tuần đó. Tập trung vào những điều bạn đã làm đúng thay vì lỗi lầm sẽ thúc đẩy tinh thần và khiến tâm trí bạn vui vẻ hơn. Bước 3 - Coi thất bại như những cơ hội học hỏi. Tất cả mọi người đều đã thất bại lúc này hay lúc khác. Hãy nhớ rằng việc trải qua thất bại không có nghĩa bạn là một thất bại. Thất bại là cơ hội để bạn biết rằng điều gì hiệu quả và không có hiệu quả trong tương lai. Nếu đang trải qua thất bại, đừng suy nghĩ nhiều về những điều tiêu cực. Chỉ chăm chăm vào những thất bại sẽ khiến bạn xuống tinh thần và làm việc không hiệu quả, do đó, hãy tìm kiếm cơ hội từ chính những thất bại này. Ví dụ, mất việc có thể là cơ hội để bạn tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn hoặc quay lại trường học. Chấm dứt một mối quan hệ có thể là cơ hội để bạn yêu thương bản thân và nuôi dưỡng tình bạn của mình. Bước 4 - Đặt ra những mục tiêu thực tế Những mục tiêu phi thực tế sẽ chỉ khiến bạn chán nản, vì vậy hãy đảm bảo bạn đang hy vọng đạt được những mục tiêu thực tế và có thể thực hiện những mục tiêu này trong một khoảng thời gian phù hợp. Nhớ rằng bạn cần thời gian để tiến bộ; với phần lớn những mục tiêu cá nhân, bạn sẽ không thể thấy được kết quả chỉ sau ngày một ngày hai. Đảm bảo rằng bạn đã chia những mục tiêu lớn thành các bước nhỏ để cảm thấy có thể chinh phục chúng dễ dàng hơn. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu chạy ma-ra-tông trong năm nay, hãy từng bước tiến lên bằng cách đặt mục tiêu đầu tiên là hoàn thành đường chạy 5 ki-lô-mét. Bước 5 - Ghi lại những tiến bộ của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thấy bằng chứng cho những thành quả của mình. Lưu giữ những bằng chứng có thể thấy được về sự tiến bộ của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy tích cực hơn và thúc đẩy bạn nỗ lực hướng tới mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể vẽ biểu đồ giảm cân của mình trong nhật ký, ghi lại mỗi lần trả hết nợ thẻ tín dụng, hoặc kiểm đếm tài khoản tiết kiệm ngày một tăng lên. Mỗi chi tiết nhỏ đều đáng giá, và ghi lại quá trình tiến bộ sẽ giúp bạn thấy mình đã đi xa tới đâu. Phương pháp 2 - Thay đổi thái độ của bạn Bước 1 - Lựa chọn sự lạc quan. Để vượt qua nỗi chán chường, bạn cần lựa chọn sự lạc quan và tích cực. Mặc dù ban đầu bạn có thể phải ép buộc bản thân hoặc “giả vờ” lạc quan và tích cực, những nỗ lực của bạn cuối cùng cũng sẽ có tác dụng. Thay vì suy nghĩ rằng mình sẽ thất bại ngay cả trước khi bắt đầu, nếu bạn tin mình có thể đạt được mục tiêu bằng cách từng bước tiến lên và nỗ lực hết sức, lòng tin đó sẽ giúp bạn thành công. Ví dụ, mục tiêu giảm 20 cân có thể khiến bạn choáng ngợp. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh mục tiêu giảm cân theo chiều hướng tích cực và tưởng tượng rằng bạn chỉ cần giảm cân mười lần, mỗi lần giảm 2 cân, dường như mục tiêu đó có thể dễ dàng thực hiện hơn. Sự lạc quan và tư duy tích cực là chìa khóa để điều chỉnh mục tiêu của bạn và đạt được chúng. Bước 2 - Xua tan cơn giận. Nỗi tức giận đối với những lỗi lầm hoặc bất công trong quá khứ sẽ chỉ khiến bạn xuống tinh thần và cảm thấy mình không xứng đáng. Nhận ra cơn giận của mình và nhớ rằng mặc dù cảm giác đó hoàn toàn ổn, chúng không đem lại lợi ích gì cho bạn. Vượt qua sự tức giận và tập trung vào mục tiêu của bản thân. Nỗi tức giận là biểu hiện của nhiều cảm xúc khác, ví dụ như thất vọng, bất an, bất công, hoặc bị tổn thương. Hãy chuyển cơn giận của bạn theo hướng mang tính xây dựng. Các cách thức lành mạnh để tiết chế cơn giận bao gồm hít thở sâu và ngừng mọi hoạt động để thư giãn. Các hình thức giải trí như đọc sách hoặc viết nhật ký cũng là phương tiện hiệu quả để bạn giải tỏa nỗi thất vọng. Bước 3 - Xua tan nỗi sợ hãi. Sự sợ hãi, tương tự như nỗi tức giận, có hại cho động lực và niềm hạnh phúc của bạn. Nếu bạn chỉ sống trong lo âu thất bại hoặc sợ rằng mình không bao giờ đạt được những mục tiêu quan trọng, dường như nỗi sợ hãi đó đang khiến bạn tê liệt. Thực hiện các kỹ thuật làm dịu bớt âu lo là chìa khóa để bạn vượt qua nỗi sợ của mình và tránh cảm giác chán nản hay sợ hãi. Điều quan trọng là bạn phải bắt tay vào giải quyết những nỗi sợ hãi của mình để có thể đối phó với âu lo. Ví dụ, nếu bạn phải đi công tác bằng máy bay và bạn sợ đi máy bay, nỗi sợ hãi đó có thể phá hỏng kế hoạch của bạn để được đánh giá là nhân viên xuất sắc. Áp dụng liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức – hành vi, bạn sẽ bình tĩnh hơn trước những âu lo và bớt nhạy cảm hơn với trải nghiệm đáng sợ này. Hãy ứng dụng lý thuyết nhận thức – hành vi để đối mặt với nỗi sợ hãi và âu lo. Bước 4 - Tránh so sánh mình với người khác. Tự so sánh bản thân với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp sẽ chỉ khiến âu lo và chán nản dâng tràn trong bạn. Bạn không biết về những khó khăn hay nỗi chán chường mà người khác đã phải trải qua để đạt được điều họ đang có. Bạn chỉ có thể nỗ lực hết mình, do đó hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm để đạt được mục tiêu. Tránh so sánh phiến diện bản thân với người khác, hành động đó sẽ khiến bạn xuống tinh thần và sao nhãng trong quá trình hướng tới mục tiêu. Phương pháp 3 - Luyện tập lối sống tích cực Bước 1 - Thêm lịch tập thể dục. Việc tập luyện giúp bạn chống chọi với nỗi thất vọng và khiến bạn phấn chấn hơn. Nếu đang xuống tinh thần hay chán nản, hãy nỗ lực dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để tập luyện. Nếu có thể, hãy đi bộ hoặc đi dạo để hít thở bầu không khí trong lành và đón lấy ánh nắng. Bước 2 - Tìm người cố vấn. Nếu chán nản trong công việc, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ đồng nghiệp cấp cao. Cố vấn của bạn nên là người tích cực và sẵn sàng làm việc cùng bạn. Tránh ép buộc ai đó trở thành cố vấn cho mình. Đảm bảo rằng bạn đang tìm người cố vấn mà mình có thể cùng trao đổi thoải mái. Ví dụ, nếu bạn là một giáo viên mới đi dạy và còn bỡ ngỡ, hãy hỏi một đồng nghiệp thân thiện về cách họ đối mặt với căng thẳng hay chán nản khi mới bắt đầu. Sự thông thái và kinh nghiệm của họ sẽ giúp ích cho bạn, hơn nữa, bạn cũng biết rằng mình không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Bước 3 - Ghi lại nhật ký hàng ngày. Ghi lại những mục tiêu, thất bại và cảm xúc sẽ giúp bạn nhận thức rõ ràng về tiến bộ của bản thân. Việc nhận thức cảm xúc và ảnh hưởng của những tình huống nhất định tới bạn là chìa khóa để cân bằng cuộc sống và tránh cảm giác buồn chán. Ví dụ, một thất bại trong công việc khiến bạn vô cùng chán nản vào tuần này? Bạn đã làm tốt một bài thi mà mình đã học ôn rất kỹ càng? Ghi lại những cảm xúc cũng như trải nghiệm tích cực và tiêu cực trong nhật ký của bạn. Nhật ký biết ơn là cách tuyệt vời để ngăn ngừa nỗi chán chường. Bắt đầu viết nhật ký biết ơn và ghi lại những điều thuận lợi hoặc những điều khiến bạn biết ơn mỗi ngày. Bạn có thể tải ứng dụng nhật ký và nhật ký biết ơn vào điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính nếu muốn. Bằng không, một cuốn nhật ký theo phong cách xưa cũ cũng có tác dụng tương tự. Bước 4 - Tự thưởng khi đạt được thành quả. Khi bạn đã nỗ lực hết mình và hoàn thành mục tiêu, hãy ăn mừng điều đó! Ăn một bữa ngon ngoài hàng, tới tiệm làm móng, hoặc đơn giản là lên kế hoạch thư giãn một mình tại nhà. Dù mục tiêu đó nhỏ tới đâu, nếu bạn đặt ra mục tiêu và hoàn thành nó, bạn cần tự thưởng chính mình. Bước 5 - Dành thời gian với bạn bè cùng chí hướng. Nếu đang cố gắng thay đổi góc nhìn đầy thất vọng và buồn chán, bạn cần tiếp xúc với những người tích cực và có thể khích lệ bạn. Dành thời gian với những người bạn ủng hộ mình và không thắc mắc khi bạn đang cố gắng thay đổi góc nhìn của bản thân hoặc thực hiện mục tiêu. Hãy tránh xa những người xem thường mục tiêu của bạn và kéo bạn xuống vũng sâu. Bước 6 - Trò chuyện với chuyên gia trị liệu. Mặc dù đã cố gắng hết sức, đôi khi bạn cần sự hỗ trợ của chuyên gia sức khỏe tâm thần để vượt qua nỗi chán nản và buồn bã. Chuyên gia trị liệu được đào tạo để giúp bạn xác định tác nhân gây căng thẳng, và những thông tin đó có thể là vô giá để giúp bạn vượt qua nỗi buồn chán. Nếu cảm thấy choáng ngợp, buồn chán và không cho rằng mình đang tiến bộ, một chuyên gia trị liệu được cấp phép sẽ có thể động viên bạn và giúp bạn có góc nhìn tích cực hơn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%AD-m%C3%B9i-thu%E1%BB%91c-l%C3%A1-trong-nh%C3%A0
Cách để Khử mùi thuốc lá trong nhà
Mùi khói thuốc và chất nicotine có thể bám trên mặt tường, rèm cửa sổ, đồ vải và thảm trong nhà, từ đó gây ra mùi khó chịu cho toàn bộ căn nhà. Mùi thuốc lá là do nhựa thuốc lá còn sót lại gây ra và loại mùi này rất khó khử. Để khử mùi thuốc lá trong nhà, bạn cần tổng vệ sinh cho toàn bộ căn nhà, lọc không khí, thậm chí thay thảm và sơn lại tường nếu khói thuốc ảnh hưởng trên diện rộng. Phương pháp 1 - Chuẩn bị khử mùi trong nhà Bước 1 - Mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để xua không khí trong nhà ra ngoài. Thực hiện điều này thường xuyên trong quá trình vệ sinh và khử mùi. Bạn có thể bật thêm quạt để tăng hiệu quả khử mùi. Hướng quạt vào các góc phòng thiếu không khí, từ đó giúp tống không khí ô nhiễm ra khỏi phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bật quạt đối diện với cửa ra vào và cửa sổ để gió đẩy mùi khói và không khí ô nhiễm ra khỏi phòng. Bước 2 - Mua sản phẩm khử mùi. Một số sản phẩm được quảng cáo là giúp chế ngự hoặc loại bỏ mùi hôi. Tuy nhiên, bạn nên dùng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa bên trong. Sản phẩm át mùi đơn giản sẽ không thể khử mùi thuốc lá. Tìm các sản phẩm chứa: . Muối nở là chất trung hòa mùi hôi tự nhiên bằng cách đưa các phân tử axit và bazơ gây mùi về trạng thái hoặc môi trường pH trung tính hơn. . Than thường được sử dụng để lọc bụi bẩn và các hạt hình thành trong nước. Bên cạnh đó, than còn đóng vai trò như chất khử mùi, giúp hấp thụ mùi hôi và mùi khói. . Oxy già có thể khử mùi bằng cách đưa oxy đến khu vực bị nhiễm bẩn và ám mùi khói. Tuy nhiên, hóa chất này hoạt động tương tự thuốc tẩy, do đó bạn nên cẩn thận và chỉ nên dùng trên một số bề mặt nhất định. Phương pháp 2 - Loại bỏ mùi hôi trên thảm, vải và khăn Bước 1 - Thu gom hết quần áo, chăn và rèm cửa. Nhặt mọi vật dụng làm từ vải, khăn lanh hoặc chất liệu có thể giặt được và mang đi giặt. Có thể bạn không ngửi thấy mùi trên vật dụng, nhưng thực ra đó là do bạn đã mất cảm giác về mùi ám trên đó. Như vậy nghĩa là bạn đã quá quen với mùi thuốc lá nên không thể phân biệt mùi thuốc với mùi không khí bình thường. Tốt nhất là bạn nên xem như toàn bộ vật dụng trong nhà ám mùi thuốc lá, cho dù chỉ ngửi thấy mùi thuốc lá trên một số vật dụng. Giặt bằng nước hoặc giặt khô mọi vật dụng. Bạn nên giặt sạch vải và khăn trước khi bắt đầu vệ sinh phần còn lại trong nhà. Vải và khăn có thể hấp thụ mùi nhiều hơn các vật liệu khác. Việc làm sạch những vật dụng này sẽ giúp quá trình vệ sinh các bề mặt khác trở nên dễ dàng hơn. Cân nhắc giặt và cất đồ vải cùng khăn sạch bên ngoài. Nếu đem các món đồ đã giặt sạch trở vào nhà, bạn có thể khiến chúng lại ngấm mùi khói còn sót lại trong nhà. Bước 2 - Nhớ làm sạch, giặt hay thay rèm cửa hoặc mành cửa. Nhiều người quên làm sạch rèm cửa và mành cửa – 2 vật dụng chủ yếu bám dính và hấp thụ mùi nhựa thuốc lá trong nhà. Bạn nên tháo rèm hoặc mành cửa và mang đi giặt rửa. Hoặc bạn có thể mua mành cửa mới khi mành cửa đang dùng đã quá cũ và ám mùi khói. Một số vật dụng treo tường cũng có thể được làm từ vải hoặc vải bố. Gỡ những vật dụng này xuống và làm vệ sinh bằng xà phòng dịu nhẹ, nước và khăn lau. Bạn chỉ cần lau sạch những vật dụng này và mang ra ngoài cho đến khi hoàn tất việc khử mùi cho căn nhà. Bước 3 - Kiểm tra thảm. Nếu thảm đặc biệt bẩn và ám mùi thuốc lá, bạn nên cân nhắc thay thảm ngay. Nếu không, bạn có thể vệ sinh thảm bằng cách: Giặt thảm. Bạn có thể thuê máy giặt thảm bằng hơi và tự mình làm sạch thảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê dịch vụ chuyên nghiệp giúp bạn vệ sinh thảm. Rắc muối nở. Rải nhiều muối nở lên bề mặt thảm và để trong 1 ngày. Muối nở sẽ hấp thụ mùi thuốc lá và độ ẩm trong thảm. Sau đó, bạn có thể dùng máy hút bụi để hút hết muối nở. Thực hiện vài lần mỗi tuần cho đến khi mùi khói biến mất. Bước 4 - Rắc muối nở lên đồ nội thất phủ vải và thảm. Bạn cũng có thể chọn sản phẩm hóa chất có tác dụng làm sạch mạnh như OdoBan. Đây là sản phẩm được các chuyên gia sử dụng để khử mùi nhà sau vụ cháy. Nếu có thể tháo bọc nệm, bạn nên làm ướt và giặt bằng tay hoặc máy với hỗn hợp muối nở. Để khô một chút, sau đó bọc lại khi bọc nệm vẫn còn hơi ướt. Cách này giúp bọc nệm giãn tối đa kích thước mà không sản sinh nấm mốc. Phương pháp 3 - Loại bỏ mùi thuốc lá trên các bề mặt trong nhà Bước 1 - Dùng giấm hoặc thuốc tẩy pha loãng để làm sạch bề mặt có chất liệu khác. Thuốc tẩy, đặc biệt là giấm có thể phá vỡ các phân tử mùi nhựa thuốc lá. Mùi thuốc tẩy và giấm có thể hơi khó chịu vào lúc đầu nhưng có thể biến mất sau một thời gian, không giống như mùi thuốc lá. Pha giấm trắng với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 để tạo dung dịch làm sạch. Pha 1/2 cốc (120 ml) thuốc tẩy chlorine với khoảng 4 lít nước để lau chùi các bề mặt như bồn rửa, vòi hoa sen, bồn tắm, quầy bếp, gạch men, bề mặt chất liệu vinyl và sàn nhà. Không sử dụng trên bề mặt đã được lau rửa bằng hỗn hợp giấm. Luôn rửa lại bề mặt bằng nước sạch sau khi làm vệ sinh và trước khi sử dụng. Bước 2 - Rửa sàn nhà, trần nhà, mặt kính cửa sổ, tường và đồ đạc cố định khác. Có thể bạn cần dùng thang để với tới những bề mặt cần chà rửa trong nhà. Đừng quên chà rửa bên trong tủ tường, ngăn tủ cũng như tường tầng hầm, hành lang, tủ bếp và ngăn kéo. Bước 3 - Lau các vật dụng bằng gỗ, nhựa và kim loại và các thiết bị gia dụng bằng giấm trắng chưng cất. Cho giấm vào bình xịt và dùng giẻ lau sạch. Tiếp theo, rửa lại bằng nước và dùng giẻ lau khô đối với các món đồ mỏng manh. Cho vài giọt tinh dầu oải hương hoặc cam quýt để át mùi giấm. Tuy nhiên, nếu không chọn cách này, mùi giấm cũng sẽ biến mất sau khi khử mùi cho các vật dụng trong nhà. Bước 4 - Lau chùi hoặc rửa các đồ trang trí nhỏ. Bạn chỉ cần lau hoặc rửa bằng xà phòng dịu nhẹ. Bạn cần đem các món đồ ra ngoài cho đến khi tất cả các bề mặt trong nhà được làm sạch và khử mùi. Phương pháp 4 - Sơn lại tường Bước 1 - Chà rửa tường. Bạn có thể dùng nhiều sản phẩm hoặc dung dịch tẩy rửa tường để loại bỏ bụi, dầu mỡ và mùi hôi. Hầu hết thợ sơn chuyên nghiệp đều sử dụng TSP, hay còn gọi là Trisodium Phosphate để lau chùi tường. Chỉ cần hòa 1 cốc TSP với 20 cốc nước hoặc mua TSP dạng xịt để phun lên tường dùng khăn lau sạch. Đảm bảo sử dụng găng tay khi dùng TSP. Bước 2 - Dùng sơn nền khử mùi sau khi lau chùi tường. Các sản phẩm như Zinsser Bullseye và Kilz rất cần thiết để loại bỏ mùi thuốc lá lưu cữu trong thời gian dài. Nếu bạn chỉ sơn lại tường, không những mùi thuốc lá không khử được mà còn bị giữ lại bên trong nước sơn. Bước 3 - Cân nhắc sơn lại các phần khác trong nhà. Ví dụ, nếu một đồ vật bị ám mùi khói, bạn có thể chà rửa, sơn một lớp nền khử mùi, sau đó sơn lại để loại bỏ hết mùi khói thuốc. Phương pháp 5 - Lọc không khí Bước 1 - Thay bộ lọc không khí, bộ lọc lò sưởi và bộ lọc điều hòa nhiệt độ. Không khí lưu thông trong nhà thường ám mùi thuốc lá nên bạn cần thay tất cả bộ lọc cho các thiết bị để thanh lọc không khí, đồng thời đưa không khí sạch và không mùi khói thuốc vào nhà. Bạn có thể vệ sinh bộ lọc bằng dung dịch TSP. Đeo găng tay, ngâm và đảo bộ lọc trong dung dịch TSP không quá 1 tiếng. Sử dụng bàn chải để loại bỏ bụi bẩn hoặc mùi hôi còn sót lại. Sau khi rửa, bạn sẽ có bộ lọc sạch sẽ. Bước 2 - Mua máy lọc không khí. Bạn có thể chọn lắp đặt bộ lọc không khí cho hệ thống lưu thông không khí trong nhà hoặc mua máy lọc không khí có thể đặt trong phòng đơn. Bước 3 - Đặt các bát than hoạt tính quanh nhà. Than hoạt tính hoạt động bằng cách dần dần hấp thụ mùi. Đặt bát than ở những vị trí không khí lưu cữu trong nhà như phòng không cửa sổ hoặc trong tủ bếp. Sau một thời gian, than có thể hấp thụ hết mùi hôi.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ghi-nh%E1%BB%9B-m%E1%BA%ADt-kh%E1%BA%A9u
Cách để Ghi nhớ mật khẩu
Quên mật khẩu đăng nhập vào máy tính hoặc tài khoản trực tuyến có thể là điều tai hại trong thời đại ngày nay. Thật không may, điều đó thỉnh thoảng xảy ra với hầu hết mọi người. Với rất nhiều điều xảy ra từ ngày này sang ngày khác, người ta thường dễ quên đi mật khẩu, đặc biệt nếu bạn dùng nhiều mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Bạn không thể làm gì khác để lấy lại mật khẩu một khi đã quên nó; ngay cả nhà cung cấp tài khoản thường không chia sẻ loại thông tin bí mật này. Trước khi gọi nó là một mật khẩu không còn hy vọng nhớ lại được, hãy dành thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về các lựa chọn mật khẩu của bạn để nó giúp bạn dễ dàng nhớ lại đầy đủ (và quyền truy cập tài khoản của bạn!). Phương pháp 1 - Ghi nhớ mật khẩu của bạn Bước 1 - Thừ sử dụng các mật khẩu khác của bạn. Thường thì người ta không quên tất cả mật khẩu cùng lúc, do đó sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn thử dùng các mật khẩu cá nhân khác mà bạn có xu hướng sử dụng thường xuyên. Mặc dù hiện nay người dùng web thường sử dụng mật khẩu riêng cho những tài khoản khác nhau, một số mật khẩu thường được sử dụng cho nhiều tài khoản. Nếu không chắc chắn, có thể bạn đã không thực sự quên mật khẩu mà chỉ quên một mật khẩu nhất định tương ứng với một tài khoản đang cần đăng nhập. Đừng quên thử cả mật khẩu cũ hoặc mật khẩu đã từng dùng, nếu bạn đang cố gắng đăng nhập một tài khoản khá cũ. Bước 2 - Thử nhập mật khẩu cụ thể. Không có công cuộc tìm mật khẩu nào mà không thử sử dụng mật khẩu rõ ràng và phổ biến nhất. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không nhớ mật khẩu là gì và bạn đang cố đoán lại từ đầu. Hãy thử nghĩ về những chuỗi mật khẩu rõ ràng, trực quan nhất mà bạn có thể đã chọn. Các mật khẩu như 'Passwords,', 'Cheeseburger' hoặc tên đầy đủ của bạn rất dễ bị tin tặc đánh cắp và nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã đặt mặc định một trong những mật khẩu này, ít nhất bạn sẽ đặt cho mình một mật mã dễ dàng phá vỡ. Một số mật khẩu phổ biến nhất bao gồm '123456', 'abc123', 'qwerty' và 'iloveyou'. Ngày sinh nhật cũng phổ biến. Nếu nghĩ rằng bạn có thể đã cẩn thận đến mức thêm mật mã vào một mật khẩu yếu, hãy thử kiểm tra một số mã hóa cơ bản. Ví dụ, nếu bạn có thể đã sử dụng tên hoặc năm sinh của mình trong mật khẩu, hãy thử đánh vần chúng ngược lại. Hầu hết các mật khẩu ngày nay yêu cầu ít nhất phải có một con số. Số bổ sung phổ biến nhất là thêm số '1' vào cuối mật khẩu; số bổ sung phổ biến thứ hai là thêm ngày sinh nhật của một người (ví dụ: 1992). Bước 3 - Nhớ lại cuộc sống của bạn tại thời điểm tạo mật khẩu. Trong rất nhiều trường hợp, mọi người sẽ tạo mật khẩu dựa theo cảm hứng của họ từ cuộc sống và môi trường xung quanh. Nếu bạn có ý tưởng sơ bộ khi tài khoản và mật khẩu được tạo, hãy thử nhớ lại thời gian đó và lựa chọn những yếu tố quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến lựa chọn mật khẩu của bạn. Có phải bạn đã tìm được người bạn đời thời điểm đó, hoặc một thú cưng không? Dành một chút thời gian để nhớ lại quá khứ sẽ hữu ích nếu bạn đang cố nhớ gì đó cụ thể như mật khẩu. Một số ví dụ khác bao gồm quê hương, đội thể thao yêu thích, hoặc tên của người bạn thân nhất của bạn. Khiến bản thân căng thẳng khi cố gắng ghi nhớ mật khẩu sẽ nhận được kết quả ngược lại với mong muốn. Bộ não con người cần có khoảng thời gian khó khăn hơn để nhớ lại thông tin trong tình trạng bị thôi thúc, vì vậy hãy đảm bảo bạn thư giãn, hít thở, và nhắc nhở bản thân rằng đây không phải là tận thế. Bước 4 - Đảm bảo rằng bạn đã nhập đúng từng ký tự. Bất cứ khi nào bạn nhập mật khẩu, hãy đảm bảo bạn đang nhập chính xác. Một điều đơn giản như bật phím Caps Lock sẽ khiến một mật khẩu chính xác trở thành sai và có nguy cơ khiến bạn cho rằng đáp án đúng lại là sai hoàn toàn! Vì mật khẩu thường được hiển thị dưới dạng dấu hoa thị trên màn hình, điều quan trọng là bạn phải nhập mật khẩu cẩn thận nếu bạn không chắc chắn về nó. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn tạo mật khẩu lần đầu tiên. Nếu bạn vô tình xác nhận một lỗi đánh máy trong mật khẩu, bạn sẽ có rất ít cơ hội lấy lại nó trong tương lai. Bước 5 - Thiền. Mặc dù đây có vẻ là điều khó khăn nhất khi bạn đang căng thẳng vì mất quyền truy cập vào máy tính hoặc tài khoản, thư giãn với thiền định là một phương pháp hiệu quả để phục hồi trí nhớ. Đôi khi, cách hiệu quả nhất để ghi nhớ gì đó là cố gắng không nghĩ về nó. Hít một hơi thật sâu, và dần dần giải toả căng thẳng ra khỏi tâm trí của bạn; lo lắng hoặc tức giận không giúp bạn tiến gần hơn đến việc tìm ra mật khẩu của mình, vì vậy thay vào đó bạn nên tập trung thư giãn nhất có thể. Mặc dù sự thư giãn thật sự không thể xảy ra nếu bạn chỉ xem đó là cách để ghi nhớ mật khẩu, có thể bạn sẽ nhớ nó một khi bạn ở trạng thái tâm trí minh mẫn hơn. Chạy bộ hoặc luyện tập thể thao cũng giúp ích rất nhiều. Tâm trí có xu hướng hoạt động tốt hơn nhiều khi cơ thể vận động! Bước 6 - Mua và sử dụng một phương thức bẻ khóa mật khẩu. Có một số chương trình có sẵn được thiết kế đặc biệt để lấy lại mật khẩu bị mất. Mặc dù điều này thường liên quan đến văn hóa tin tặc (hacker), các doanh nghiệp hợp pháp khuyến nghị sử dụng các chương trình này như một cách để lấy lại quyền truy cập vào máy tính. Tải xuống phần mềm từ một máy tính khác, đặt nó vào ổ đĩa CD hoặc USB và cắm nó vào máy tính. Chương trình bẻ khóa mật khẩu sẽ ngay lập tức xâm nhập vào hệ thống của bạn và lấy dữ liệu tài khoản. Quá trình này là tự động và cực kỳ nhanh, vì vậy nếu đó là mật khẩu hệ điều hành mà bạn lo lắng, giải pháp này có thể là một giải pháp nhanh chóng và tương đối rẻ tiền. Trình bẻ khóa mật khẩu chỉ được thiết kế để bẻ khóa mật khẩu hệ điều hành, như tài khoản người dùng Windows. Các tài khoản trực tuyến như email không thể được lấy lại theo cách này. Mặc dù việc thử bẻ khóa mật khẩu của bạn bằng loại phần mềm này là hoàn toàn hợp pháp, sử dụng nó để đánh cắp tài khoản của người khác sẽ khiến bạn gặp rắc rối nghiêm trọng và không được khuyến khích. Phương pháp 2 - Lấy lại dữ liệu của bạn Bước 1 - Thử sử dụng tùy chọn "Quên mật khẩu của tôi". Nếu bạn đã thử và không thể trực tiếp nhớ mật khẩu, có thể bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. May mắn thay, điều đó không có nghĩa là bạn đã mất tài khoản liên quan. Hầu hết các trang web sẽ có tùy chọn 'Quên mật khẩu' cho mục đích này. Nhấp vào nút này và làm theo các bước để đặt lại mật khẩu của bạn. Nếu đó là mật khẩu không phải email (như Facebook), việc đặt lại mật khẩu sẽ khá dễ dàng. Xác nhận tự động sẽ được gửi đến email của bạn, từ đó bạn sẽ đặt lại mật khẩu và bắt đầu tạo mật khẩu mới. Một số dịch vụ email (như Hotmail) cung cấp khả năng kết nối chúng với một tài khoản email khác để đặt lại mật khẩu. Nếu bạn có một tài khoản email khác và đã thực hiện việc này, việc đặt lại mật khẩu sẽ dễ dàng như với bất kỳ tài khoản không phải email nào khác. Bước 2 - Trả lời câu hỏi bí mật về tài khoản của bạn. Nếu đó là một tài khoản email bạn đang cố truy cập, và bạn chưa liên kết nó với một địa chỉ email riêng biệt, thì tùy chọn khác để đặt lại mật khẩu là bằng cách trả lời các câu hỏi bí mật của bạn. Nhiều tài khoản email sẽ bắt buộc bạn trả lời các câu hỏi cá nhân (ví dụ, tên của thú cưng đầu tiên của bạn) như một điều dự phòng cuối cùng nếu bạn quên mật khẩu của mình sau này. Nhấp vào nút 'Quên mật khẩu của tôi' và trả lời các câu hỏi bất cứ khi nào được yêu cầu. Mặc dù điều này sẽ không mang lại mật khẩu của bạn, nó tạo cơ hội để giúp bạn lấy lại mật khẩu của mình. Thật không may, nhiều người không nghiêm túc trả lời các câu hỏi bí mật, và một số người có thể quên câu trả lời của họ sớm hơn cả mật khẩu! Bước 3 - Liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Cho dù việc liên hệ với công ty lưu trữ tài khoản của bạn sẽ không giúp bạn lấy lại mật khẩu, họ có thể giúp bạn lấy lại quyền truy cập bằng cách đặt lại mật khẩu. Mặc dù bạn sẽ phải cung cấp bằng chứng nhất định về danh tính của mình, một số dịch vụ sẽ cho phép bạn lấy lại quyền sử dụng tài khoản bằng cách gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho họ. Hãy nhớ rằng quá trình xác minh có thể mất một thời gian ngay cả trong những trường hợp thuận lợi nhất, vì vậy kiên nhẫn là điều bắt buộc khi bạn chọn cách này. Phương pháp 3 - Phòng ngừa việc bị mất mật khẩu trong tương lai Bước 1 - Cố gắng tạo ra một mật khẩu dễ nhớ. Có nhiều lý do khiến bạn quên mật khẩu ngay từ ban đầu. Có lẽ bạn nghĩ ra mật khẩu ngay tại chỗ, hoặc bạn đã đặt mật khẩu quá phức tạp đến mức không thể nhớ đầy đủ. Mặc dù tạo mật khẩu khó đoán là một bước bảo mật thiết yếu, điều quan trọng nhất là mức độ dễ nhớ của mật khẩu đối với bạn. Việc nghĩ ra một mật khẩu đặc biệt nhưng dễ nhớ có lẽ khó khăn đối với bạn, vì những câu trả lời rõ ràng (như tên của một địa điểm hoặc người) quá dễ đoán. Hãy thử kết hợp một vài từ riêng biệt khó quên. Ví dụ, tên thú cưng của bạn là một lựa chọn yếu, nhưng hãy ghép nó với một thứ hoàn toàn không liên quan, như thức ăn hoặc nhân vật truyện tranh yêu thích của bạn, là một mật khẩu mạnh khiến tin tặc xoắn não. Khi bạn tạo mật khẩu, hầu hết các trang web sẽ có một chỉ báo cho bạn biết mật khẩu của bạn mạnh đến mức nào. Mặc dù đây là những công cụ ảo tốt nhất, ít nhất bạn sẽ muốn nhắm đến một mật khẩu ở mức trung bình. Thêm ký hiệu và số vào mật khẩu của bạn là một cách thông minh để cải thiện bảo mật. Một mẹo phổ biến khác mà bạn có thể sử dụng là phát minh ra từ viết tắt dễ nhớ. Viết chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong một câu đáng nhớ, từ đó tạo ra một từ vô nghĩa. Ví dụ, câu "Thứ sáu là ngày yêu thích của tôi trong tuần" sẽ trở thành 'Tslnytcttt'. Tương tự như vậy, "Jazz miễn phí là loại nhạc yêu thích của tôi" sẽ trở thành "Jmpllnytct". Điều này có thể được áp dụng cho hầu như bất kỳ câu nào bạn có thể nghĩ ra, miễn là nó có đủ từ để đáp ứng số lượng ký tự tối thiểu của mật khẩu - thường là 8 ký tự. Bước 2 - Viết mật khẩu của bạn và giữ chúng trong một phong bì dán kín. Cho dù khi viết mật khẩu ra giấy, bạn sẽ có thể nhớ khá tốt, hãy ghi lại mật khẩu của mình và đặt chúng ở nơi an toàn nếu bạn nghĩ rằng một lúc nào đó bạn sẽ lại quên chúng. Niêm phong phong bì, và không đánh dấu nó hoặc đánh dấu nó là gì đó nhằm đánh lạc hướng. Theo cách này, nếu ai đó tình cờ tìm thấy nó, họ sẽ không biết được tầm quan trọng của nó. Nếu bạn thực sự lo lắng rằng mình sẽ bị mất phong bì, hãy cân nhắc đưa phong bì cho một người bạn đáng tin cậy hoặc một người thân. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích, vì nó có nghĩa là bạn từ bỏ quyền kiểm soát duy nhất đối với mật khẩu của mình và gần như tiết lộ thông tin cá nhân của bạn. Bước 3 - Sử dụng ứng dụng quản lý mật khẩu. Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng các mật khẩu khác nhau cho từng tài khoản khác nhau của mình, có lẽ bạn sẽ thấy khó khăn để ghi nhớ tất cả. May mắn thay, phần mềm quản lý mật khẩu có sẵn sẽ lưu dữ liệu giúp bạn. Tuy vậy, hầu hết các phần mềm quản lý mật khẩu đều tốn kém - thường từ 500 đến 700 nghìn đồng. Tuy nhiên, bạn có thể cho rằng bảo mật bổ sung đáng giá nếu bạn lo lắng về việc quên hoặc có nguy cơ bị lấy trộm bởi tin tặc. Bởi vì ứng dụng quản lý mật khẩu về cơ bản là thực hiện lưu trữ mật khẩu cho bạn, bạn có thể đủ khả năng để có mật khẩu phức tạp hơn mà không phải lo lắng về việc nhớ chúng. Là một giải pháp thay thế miễn phí, bạn có thể tạo một tệp được mã hóa trên máy tính của mình với tất cả mật khẩu trên đó. Bằng cách đó, bạn sẽ chỉ phải nhớ một trong số chúng. Bước 4 - Giữ mật khẩu của bạn quan trọng như thông tin cần được bảo vệ. Mật khẩu về thông tin ngân hàng nên có độ ưu tiên cao hơn so với mật khẩu cho blog nhạc jazz, nhưng theo nguyên tắc chung, bạn muốn làm cho mật khẩu của mình khó bị bẻ khóa hơn tùy thuộc vào mức độ quan trọng của tài khoản trong cuộc sống của bạn. Đồng thời, mật khẩu có chứa các ký hiệu La Mã hoặc số có thể khiến mật khẩu khó đoán hơn, nó cũng có thể khiến chúng khó nhớ hơn. Bí quyết là tập trung vào sự cân bằng giữa độ phức tạp và trí nhớ. Đừng chọn mật khẩu mà bạn không nghĩ rằng mình sẽ có thể nhớ một cách bất chợt, và nếu bạn làm vậy, hãy đảm bảo giữ viết nó ra giấy ở một nơi nào đó không có khả năng bị đặt nhầm chỗ hoặc bị ai đó nhìn thấy.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-%C4%91%E1%BB%8Ba-ch%E1%BB%89-IP-c%E1%BB%A7a-m%C3%A1y-t%C3%ADnh
Cách để Tìm địa chỉ IP của máy tính
Khi được kết nối mạng, máy tính sẽ được gán một địa chỉ trên mạng gọi là địa chỉ IP. Nếu máy tính kết nối với mạng hoặc internet, nó sẽ vừa có một địa chỉ IP nội bộ để đánh dấu vị trí của máy tính này trên mạng máy tính nội bộ và vừa có một IP công cộng là địa chỉ IP của kết nối internet. Dưới đây là hướng dẫn tìm cả hai địa chỉ IP này. Phương pháp 1 - Tìm địa chỉ IP công cộng bằng công cụ tìm kiếm Bước 1 - Mở Bing hoặc Google. Hai công cụ tìm kiếm này cho phép bạn nhanh chóng tìm được địa chỉ IP công cộng của mình. Đây là địa chỉ của router (bộ định tuyến) hoặc modem của bạn mà mọi người dùng internet đều có thể thấy được. Bước 2 - Nhập ip address địa chỉ ip vào trường tìm kiếm. Nhấn phím ↵ Enter. Lệnh tìm kiếm này sẽ hiển thị địa chỉ IP công cộng của bạn. Ngoại trừ Yahoo, bạn có thể dùng Google, Bing, Ask, DuckDuckGo và một số công cụ tìm kiếm khác để tìm địa chỉ IP theo cách này. Bước 3 - Tìm địa chỉ IP. Địa chỉ IP công cộng của bạn sẽ hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm, đôi khi trong hộp riêng. Nếu bạn đang sử dụng công cụ tìm kiếm Ask thì địa chỉ này nằm ở phần trên của phần More Answers (Thêm câu trả lời). Địa chỉ IP công cộng gồm bốn nhóm có tối đa ba số, được phân cách bằng dấu chấm. Ví dụ: địa chỉ IP có thể được ghi dưới dạng 199.27.79.192. Địa chỉ IP được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Hầu hết các địa chỉ IP công cộng đều ở trạng thái "động", tức là đôi khi sẽ thay đổi. Địa chỉ này có thể được ẩn đi bằng cách dùng proxies. Phương pháp 2 - Tìm địa chỉ IP công cộng trong cài đặt Router Bước 1 - Mở trang cấu hình router. Hầu như tất cả router đều có thể được truy cập thông qua giao diện web để xem và điều chỉnh cài đặt. Mở giao diện web bằng cách nhập địa chỉ IP của router vào trình duyệt web. Bạn nên kiểm tra tài liệu của router để tìm địa chỉ cụ thể. Địa chỉ router phổ biến nhất là: 192.168.1.1 192.168.0.1 192.168.2.1 Bước 2 - Mở trang Router Status, Internet hoặc WAN. Vị trí của địa chỉ IP công cộng sẽ thay đổi theo từng router khác nhau. Hầu hết địa chỉ sẽ được liệt kê trong các trang Internet, trạng thái Router, hoặc trạng thái WAN (Wide Area Network) Status. Nếu đang sử dụng router Netgear mới hơn với phần mềm cấu hình Netgear Genie, bạn có thể kích vào tab Advanced (Nâng cao) để tải phần Advanced Home. Bước 3 - Tìm địa chỉ IP. Dưới phần "Internet Port" (Cổng Internet) hoặc "Internet IP Address" (Địa chỉ IP internet) trong trang Router Status, Internet hoặc WAN sẽ liệt kê địa chỉ IP của bạn. Địa chỉ IP là 4 bộ chữ số, mỗi bộ có tối đa ba chữ số. Ví dụ, địa chỉ có thể viết dưới dạng 199.27.79.192. Đây là địa chỉ IP router của bạn. Mọi kết nối được tạo ra từ router của bạn sẽ có địa chỉ này. Địa chỉ IP này được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Hầu hết địa chỉ IP công cộng đều ở trạng thái "động", tức là đôi khi sẽ thay đổi. Địa chỉ này có thể được ẩn đi bằng cách dùng proxies. Phương pháp 3 - Tìm IP cá nhân của Windows bằng Command Prompt Bước 1 - Mở cửa sổ command prompt. Nhấn tổ hợp phím ⊞ Win+R và nhập cmd vào trường trống. Sau đó nhấn ↵ Enter để mở cửa sổ Command Prompt. Đối với Windows 8, bạn có thể nhấn ⊞ Win+X và chọn Command Prompt từ trình đơn. Bước 2 - Chạy công cụ "ipconfig". Nhập ipconfig và nhấn ↵ Enter. Thao tác này sẽ hiển thị danh sách thông tin kết nối mạng của bạn. Tất cả kết nối mạng trên máy tính sẽ được hiển thị ở đây. Bước 3 - Tìm Địa chỉ IP. Kết nối đang hoạt động có thể được gắn tên là Wireless Network Connection, Ethernet adapter, hoặc Local Area Connection. Ngoài ra, kết nối cũng có thể được gắn tên bởi nhà sản xuất card mạng. Tìm kết nối đang hoạt động và tìm IPv4 Address. Địa chỉ IP gồm bốn bộ chữ số, mỗi bộ có tối đa ba chữ số. Ví dụ: 192.168.1.4 Bản in ipconfig khá dài, do đó bạn có thể phải cuộn lên để tìm địa chỉ IPv4. Phương pháp 4 - Tìm địa chỉ IP cá nhân của Windows bằng kết nối mạng Bước 1 - Mở cửa sổ kết nối mạng. Bạn có thể nhanh chóng truy cập cửa sổ này bằng cách nhấn ⊞ Win+R và nhập ncpa.cpl, cách này có thể áp dụng cho tất cả phiên bản của Windows. Nhấn phím ↵ Enter để mở cửa sổ. Bước 2 - Nhấp chuột phải vào kết nối đang hoạt động. Chọn từ trình đơn. Thao tác này sẽ mở cửa sổ Trạng thái kết nối. Đối với Windows XP, hãy kích vào tab Support. Bước 3 - Mở cửa sổ Network Connection Details (Chi tiết Kết nối Mạng). Nhấn vào nút Details.... Thao tác này sẽ mở cửa sổ Network Connection Details. Địa chỉ IP nội bộ sẽ được hiển thị trong mục "IP Address" hoặc "IPv4. Địa chỉ IP nội bộ gồm bốn nhóm có tối đa ba số, được phân cách bằng dấu chấm. Ví dụ: 192.168.1.4 Địa chỉ IP nội bộ chính là địa chỉ máy tính của bạn trên mạng. Phương pháp 5 - Tìm IP cá nhân trên Linux Bước 1 - Mở Terminal. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ IP nội bộ của máy tính Linux thông qua dòng lệnh Terminal. Bạn có thể truy cập vào Terminal bằng cách chọn từ thư mục Utilities của Distribution, hoặc nhấn Ctrl+Alt+T trong hầu hết các bản phân phối. Bước 2 - Nhập một trong các lệnh cấu hình IP. Dưới đây là liệt kê vài lệnh khác nhau để hiển thị địa chỉ IP. Lệnh đầu tiên là lệnh chuẩn mới để kiểm tra địa chỉ IP, trong khi có nhiều tranh cãi về lệnh thứ hai, nhưng dù sao lệnh này vẫn có thể giúp hiển thị địa chỉ IP trong hầu hết các bản phân phối. sudo ip addr show - Bạn sẽ cần phải nhập mật khẩu quản trị viên sau khi thực hiện lệnh này. /sbin/ifconfig - Bạn có thể được thông báo bạn không có đặc quyền quản trị cho lệnh này. Nếu vậy, hãy gõ sudo /sbin/ifconfig và nhập mật khẩu của bạn. Bước 3 - Tìm địa chỉ IP. Mỗi lệnh đều sẽ giúp hiển thị chi tiết kết nối cho tất cả kết nối đã được cài đặt. Tìm kết nối mà bạn đang sử dụng. Nếu máy tính được kết nối qua Ethernet, kết nối rất có thể sẽ là eth0. Nếu bạn kết nối qua mạng không dây thì nó có thể là wlan0 Địa chỉ IP nội bộ gồm bốn nhóm và mỗi nhóm có tối đa ba số, được phân cách bằng dấu chấm. Ví dụ, địa chỉ sẽ có dạng 192.168.1.4
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Qu%C3%AAn-%C4%91i-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-B%E1%BA%A1n-Y%C3%AAu
Cách để Quên đi Người Bạn Yêu
Mọi thứ rồi cũng đến hồi kết thúc: Tình yêu cũng không phải là một ngoại lệ. Dù bây giờ việc quên đi người mà bạn yêu dường như là không thể, nhưng đừng lo lắng: Luôn có ánh sáng phía cuối con đường. Thời gian trôi qua, với những biện pháp thích hợp, nỗi đau sẽ dần nguôi ngoai và bạn sẽ lại trở về là chính mình. Phương pháp 1 - Xả hết Nỗi lòng Bước 1 - Đừng kìm nén cảm xúc của mình. Hãy khóc thật lớn. Hét vào gối. Cãi nhau với bức tường. Trong giai đoạn đầu tiên để quên đi ai đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ. Bạn cần chấp nhận những cảm xúc này để có thể thật sự thoát khỏi chúng và tiến về phía trước. Nghiên cứu đã chỉ rằng đau khổ được truyền về não sẽ được xem như một cơn đau thật sự. Phản ứng của não bộ đối với nỗi đau trong lòng cũng gần giống như đối với việc cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, cách tốt nhất để chiến thắng nỗi đau này đó là phải vượt qua những cảm xúc ấy. Phủ nhận sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Dù bạn có cố gắng lờ đi thì những cảm xúc tồi tệ đó cũng không thể biến mất. Điều đó chỉ làm tăng thêm nguy cơ bùng nổ sau này. Nếu bạn thuộc tuýp cần giải tỏa thể xác, hãy suy xét tới việc tham gia một khóa tập thẩm mỹ hoặc xả hết nỗi buồn bực trong lòng lên bao cát luyện tập hoặc hình nộm. Bước 2 - Chống lại cảm giác muốn bộc phát tức giận. Một phần trong bạn có thể sẽ cảm thấy tức giận. Đó là điều dễ hiểu, tuy nhiên bạn nên tránh việc che đậy hay ngụy trang nỗi đau của mình bằng giận dữ. Trên thực tế, tức giận có thể giúp bạn cảm thấy ít bị tổn thương hơn, giúp bạn cảm thấy tự chủ và cho bạn động lực để tiến về phía trước. Tuy nhiên, cách duy nhất để vượt qua nỗi đau và chấp nhận hoàn cảnh hiện tại đó là để cho bản thân bạn cảm nhận được những cảm xúc khác bị che giấu bởi sự tức giận. Giận dữ chỉ là cảm xúc đi kèm. Những cảm xúc bị che giấu bởi cơn giận của bạn có thể là thất vọng, bị phớt lờ, bị vứt bỏ, không được yêu thương và bị từ chối. Tất cả những cảm xúc này khiến bạn cảm thấy bị tổn thương và bạn đã sử dụng cơn giận để tự xoa dịu chính mình. Để tìm ra những cảm xúc thật sự đằng sau cơn giận của bạn, hãy lắng nghe những gì bạn tự nói với chính mình. Nếu bạn tự nhủ rằng "Sẽ chẳng có ai yêu mình nữa", nó có thể tượng trưng cho cảm xúc bị vứt bỏ hoặc không còn được yêu thương. Hãy để ý tới những suy nghĩ của bản thân trong một ngày để xác định những cảm xúc khác mà bạn đang trải qua. Thêm vào đó, giận giữ thường mang tính ám ảnh. Nếu bạn cứ liên tục chê bai người yêu cũ hay người mà bạn thích với bạn mình hoặc ghi nhớ từng "sai lầm" nhỏ nhặt mà người đó đã làm, suy nghĩ của bạn sẽ luôn tràn ngập hình ảnh về người đó. Nói cách khác, giận dữ sẽ chỉ khiến bạn giậm chân tại chỗ thay vì tiến về phía trước. Bước 3 - Hãy nuông chiều bản thân. Tư mua cho mình một hộp sô-cô-la hoặc ăn kem trực tiếp trong hộp. Mua chiếc túi xách hàng hiệu hoặc món đồ điện tử mà bạn đã để ý suốt cả mấy tháng trời. Đi Spa hoặc đi ăn trưa tại nhà hàng mới mà tất cả mọi người đều khen ngợi. Bởi vì bạn đang có một khoảng thời gian khó khăn vậy nên không có gì quá đáng khi bạn cảm thấy cần phải nuông chiều bản thân một chút để lên tinh thần. Con người luôn cảm thấy thèm những đồ ăn mang lại sự thoải mái mỗi khi buồn phiền. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sống buông thả có chủ ý thường vô hại miễn là bạn biết giới hạn và không thờ ơ với sức khỏe của chính mình. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên đặt ra giới hạn cho bản thân. Nếu bạn lâm vào cảnh nợ nần, tích trữ đồ ăn vặt đầy nhà hay tăng khoảng 18 kg, những điều đó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy khổ sở hơn. Nuông chiều bản thân trong khả năng của mình và tránh xa những thứ có hại cho sức khỏe bởi điều đó giống như tự hủy hoại bản thân hơn là cứu giúp chính mình. Bước 4 - Nghe nhạc. Có thể bạn sẽ muốn nghe những bài hát thất tình. Trái ngược với những gì mọi người vẫn thường nghĩ, nghe nhạc buồn sẽ không làm cho bạn cảm thấy tệ hơn. Thực thế những thể loại nhạc như vậy giúp bạn cảm thấy như có người đang chia sẻ nỗi đau cùng bạn, và bạn không chỉ có một mình. Thêm vào đó, nếu bạn vừa khóc vừa hát theo bài hát, bạn sẽ có thể giải tỏa được cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Khi kết thúc bài hát, bạn sẽ cảm thấy khá hơn rất nhiều. Khoa học đã chứng minh rằng nghe nhạc có tác dụng chữa bệnh. Nó có thể làm giảm nhịp tim và giải tỏa căng thẳng. Bước 5 - Để cho bản thân cảm thấy tê liệt. Cuối cùng, sau khi khóc xong, bạn có thể sẽ cảm thấy bản thân tê liệt hoặc "chết lặng". Đừng lo lắng. Đó là một phản ứng hoàn toàn bình thường. Thông thường, cảm giác tê liệt thường là do kiệt sức. Khóc cũng như những cảm xúc tiêu hao nhiều năng lượng khác có thể khiến bạn hoàn toàn kiệt sức về cả thể xác lẫn tinh thần. Do đó, sau khi bạn giải quyết xong những cảm xúc này, bạn sẽ không còn đủ sức để cảm thấy bất cứ điều gì khác nữa. Bước 6 - Nói chuyện với bạn bè. Bờ vai của bạn thân chính là nơi bạn có thể dựa vào. Đôi khi, nói chuyện với bạn bè là cách tốt nhất để bộc lộ hết những cảm xúc mà bạn đang có ra ngoài và bước tiếp. Một người bạn có thể giúp bạn cảm thấy những gì mà bạn đang trải qua là bình thường. Thêm vào đó, bộc lộ tâm trạng thất vọng của bản thân ra ngoài có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ và giải quyết chúng dễ dàng hơn. Một người bạn có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích là một lựa chọn tuyệt vời để chia sẻ những muộn phiền, tuy nhiên bất cứ người bạn nào luôn sẵn sàng lắng nghe bạn cũng có thể giúp được ít nhiều. Chia sẻ những cảm xúc của bản thân cũng quan trọng như việc giải quyết những vấn đề hiện tại. Bước 7 - Viết nhật ký. Nếu bạn không muốn làm phiền bạn bè của mình quá nhiều hay cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ điều gì đó với bất cứ ai, hãy viết chúng ra. Việc này cũng có thể giúp bạn giải tỏa những cảm xúc mà bạn đang kìm nén. Việc viết nhật ký mang lại rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Nó giúp chúng ta hiểu rõ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và giải quyết những bất đồng (bằng việc viết về chúng dưới- quan-điểm của một người khác) Bạn có thể sử dụng nhật ký để bày tỏ những cảm xúc hay sự việc mà bạn không đủ dũng khí để chia sẻ cùng người khác. Bước 8 - Giới hạn khoảng thời gian bạn đắm chìm trong nỗi buồn. Bạn cần phải để cho mình buồn nhưng bạn cũng cần phải hiểu rằng đến một thời điểm nhất định nào đó bạn sẽ phải ép buộc mình bước tiếp. Sẽ không tốt nếu bạn để cho một mối quan hệ tan vỡ ngăn cản bạn phát triển trong những lĩnh vực khác của đời sống. Hãy cho bản thân thời gian, nhưng đừng do dự quay trở lại và sống trọn vẹn cuộc sống của mình. Hãy đặt ngày hoặc một khung thời gian tương đối trước. Hãy cho bản thân bạn thời gian bằng khoảng một nửa thời gian yêu đương của bạn và người cũ hay thời gian bạn theo đuổi người mà bạn thích. Trong khoảng thời gian này, hãy cứ ủ rũ như bạn muốn. Sau đó, hãy ép bản thân phải bước tiếp cho dù bạn vẫn cảm thấy buồn bã. Phương pháp 2 - Cắt đứt các Mối liên hệ Bước 1 - Tránh những liên lạc không cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc không điện thoại, không email và không "vô tình" gặp người đó trong khi anh ấy hoặc cô ấy đang chạy bộ ở đâu đó như thường lệ. Nếu bạn muốn quên một ai đó, bạn cần đặt một khoảng cách nhất định giữa hai người đủ để bản thân bạn có cơ hội hàn gắn lại vết thương. Dĩ nhiên, điều này sẽ rất khó nếu hai bạn là đồng nghiệp hay bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, điều tốt nhất mà bạn nên làm đó là hạn chế tương tác với những thứ khác ngoại trừ những gì thực sự cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn không cần phải thay đổi cuộc sống của mình chỉ để tránh người mà bạn muốn quên, nhưng bạn cũng không nên cố tình dính dáng tới họ. Bước 2 - Ngừng theo dõi trên các phương tiện truyền thông điện tử. Dừng việc kiểm tra Facebook, Twitter, Blog, Pinterest hay bất cứ tài khoản xã hội nào có liên quan tới anh ấy hoặc cô ấy. Tìm hiểu xem người đó đang làm gì sẽ chỉ khiến bạn khó lòng tiếp tục với cuộc sống của mình hơn. Nếu bạn không thể chống lại ham muốn theo dõi tài khoản mạng xã hội của người đó trong khi vẫn nằm trong danh sách bạn bè hay người theo dõi, hãy hủy kết bạn hoặc hủy theo dõi người đó. Nếu người đó đã từng cho bạn biết mật khẩu của anh ấy hoặc cô ấy, hãy yêu cầu họ đổi mật khẩu để loại trừ ham muốn theo dõi hay rình mò của bản thân. Bước 3 - Đừng bao giờ gần gũi với người đó cả về thể xác và tinh thần. Ở cùng người đó có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và thậm chí dễ chịu hơn. Nhưng tiếp tục gần gũi về mặt cảm xúc với người yêu cũ của bạn không phải là một ý kiến hay, bởi vì bạn sẽ lại phải vượt qua quá trình đau khổ một lần nữa sau đó. Đừng ngủ với người yêu cũ vì "tình xưa nghĩa cũ" hay trở thành "bạn tình không ràng buộc" với người mà bạn thích. Thực tế thì việc "quên" một ai đó đều không dễ dàng cho cả hai phái, tuy nhiên nó đặc biệt khủng khiếp đối với phái nữ. Sự gắn bó về thể xác khiến phụ nữ sản sinh ra Oxytocin, hoóc-môn làm tăng cảm giác thân mật và yêu thương. Vì vậy nếu làm thế, bạn sẽ không thể "gạt bỏ chúng ra khỏi tâm trí". Bạn sẽ chỉ cảm thấy gắn bó với người đó hơn trước. Gần gũi về mặt tình cảm cũng nguy hiểm như vậy cho dù trước đây hai bạn đã từng thân mật về tình cảm. Loại kết nối này ở một mức độ sâu hơn, khiến bạn rất khó để chia tay với người yêu cũ. Bước 4 - Vứt hết những đồ vật khiến bạn nhớ tới người đó. Kể cả khi bạn có cắt đứt các mối liên hệ và tránh giao tiếp với người mà bạn muốn quên, bạn có thể sẽ vẫn cảm thấy khó khăn để bước tiếp nếu phòng của bạn tràn ngập những đồ vật gợi nhớ cho bạn về người đó. Thông thường, cách tốt nhất đó là bỏ hết tất cả những đồ vật đó vào trong hộp và cất đi cho tới khi bạn đã có đủ dũng khí để bước tiếp. Thay vì vứt đi, bạn cũng có thể trả lại cho người đó một số đồ vật nhất định như đĩa CD, đĩa phim, v.v. Thực tế thì cho dù bạn có tuyệt vọng tới mức nào, bạn cũng không nên vứt hoặc thậm chí đốt hết những đồ vật đó để giải thoát cho chính mình Khi thứ gì đó đã mất đi, nó sẽ mất đi mãi mãi. Nếu bạn hối hận vì đã vứt một chiếc đồng hồ đeo tay đắt tiền hay đốt tấm ảnh có chữ ký của ca sĩ yêu thích mà bạn đã từng đi xem cùng với người yêu cũ, có thể sau này bạn cũng vẫn sẽ hối hận về điều đó. Bước 5 - Hãy nối lại quan hệ khi bạn sẵn sàng. Trái với những gì mà bạn nghĩ, việc trở thành bạn với một ai đó mà bạn từng yêu là hoàn toàn có thể. Nếu không thể thành bạn, vậy ít nhất hai bạn cũng có thể đủ tôn trọng nhau để ngồi trong cùng một phòng mà không nhìn nhau với ánh mắt hình viên đạn. Đừng ép bản thân phải nối lại quan hệ. Nếu bạn không thể quên đi nỗi đau và việc nối lại mối quan hệ khiến mọi thứ trở nên quá khó khăn thì bạn không cần phải làm vậy. Chỉ bắt đầu nối lại quan hệ khi bạn đã hoàn toàn chấp nhận sự thật và không còn bất cứ một tình cảm quyến luyến nào với người đó. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu quá trình đau buồn và tránh gặp mặt người đó một thời gian. Sau đó, cùng ngồi xuống và nói chuyện thật lòng với nhau về tình bạn của hai người. Giới hạn những cố gắng của bạn. Thử mở rộng tình bạn một lần. Nếu không được, hãy chấp nhận rằng việc nối lại mối quan hệ là không thể và sống tiếp. Phương pháp 3 - Tận hưởng Cuộc sống và Bước tiếp Bước 1 - Ra khỏi nhà. Đi dạo. Đi du lịch. Khám phá những vùng đất bí ẩn nổi tiếng hoặc thậm chí là ít được biết tới. Điều quan trọng là bạn cần rời khỏi giường và tiếp tục với cuộc sống của mình cho dù bạn có muốn nằm trên giường và xem những bộ phim buồn thảm tới mức nào đi nữa. Năng động. Những hoạt động thể chất là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong quá trình cố gắng để quên một ai đó. Ngược lại, nằm dài trên ghế hết ngày này qua ngày khác có thể khiến bạn cảm thấy thêm buồn bực về bản thân. Bước 2 - Đi chơi cùng bạn bè. Bạn bè có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc quên đi một ai đó, thậm chí dù bạn có khóc lóc trên vai họ. Khi bạn cần cảm thấy được thông cảm và tạm thời quên đi những đau buồn, một đêm đi chơi vui vẻ với bạn thân của bạn sẽ là một liều thuốc tuyệt vời. Bạn của bạn có thể cũng cảm thấy cảm kích, đặc biệt là nếu bạn đã không quan tâm tới họ trong một thời gian dài vì bận yêu đương hay theo đuổi người bạn thích. Tuy nhiên, tránh để cho bạn bè ép bạn có một mối tình mới trước khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Bước 3 - Hãy gặp những người mới. Điều này có vẻ như vô cùng khó khăn nhưng nó cũng có thể có ảnh hưởng to lớn tới việc phục hồi của bạn. Bằng việc quen những người mới, bạn sẽ cho bản thân thấy được rằng còn rất nhiều người có thể hâm mộ và yêu quý bạn. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể nhận ra được rằng vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác dành cho mình. Bạn mới cũng giống như đối tượng mới. Đôi lúc, mối quan hệ mới còn tốt hơn rất nhiều bởi nó không có nhiều áp lực và bạn cũng sẽ không phải lo lắng về việc thất tình. Bước 4 - Hãy yêu thương bản thân mình trước. Hơn tất cả, hãy hiểu rằng cho dù người khác có cảm thấy hay nghĩ gì đi chăng nữa, bạn vẫn xứng đáng được yêu thương. Hãy lập một danh sách những điều bạn thích ở bản thân mình: nụ cười của bạn, những bình luận dí dỏm của bạn, hay niềm đam mê bất tận của bạn với sách, v.v. Hãy đảm bảo rằng bạn vẫn luôn nuôi dưỡng những điều mà bạn yêu thích nhất ở bản thân bất cứ khi nào bạn bước vào một mối quan hệ mới. Dành thời gian làm những gì bạn thích, đặc biệt là những điều bạn gần như không làm trong thời gian yêu đương với người yêu cũ hay cố gắng gây ấn tượng với người mà bạn thích. Tránh đổ hết lỗi lầm lên vai mình. Hãy hiểu rằng hai bạn chỉ đơn thuần không phải là dành cho nhau. Đó không phải là lỗi của bạn hay bạn không xứng đáng được yêu thương. Bước 5 - Đừng vội vàng. Đừng bao giờ ép buộc bản thân vào một cuộc hẹn hò mới. Hãy chỉ làm vậy khi bạn đã sẵn sàng, vào một ngày nào đó và tin tưởng rằng bản thân bạn sẽ biết khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng để yêu ai đó một lần nữa. Ép buộc bản thân bắt đầu một mối quan hệ chắp vá hay chóng vánh sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, đặc biệt là khi bạn nhận ra rằng bạn đã gần gũi với một người mà bạn hoàn toàn không hề có tình cảm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-B%E1%BA%A1n-tr%C3%AAn-Snapchat
Cách để Kết Bạn trên Snapchat
Snapchat, một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới, càng vui hơn khi bạn có những người bạn để cùng xài ứng dụng này! Thêm một người bạn vào danh sách liên lạc trên Snapchat rất dễ dàng. Nếu bạn biết tên tài khoản của người đó, việc này chỉ mất vài giây. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thêm bạn bằng cách dò tìm từ danh bạ điện thoại. Phương pháp 1 - Các bước Bước 1 - Lưu thông tin bạn bè vào danh bạ điện thoại. Có hai cách để thêm bạn bè trên ứng dụng Snapchat — bạn có thể thêm trực tiếp từ danh bạ điện thoại hoặc tìm bằng tên tài khoản. Cả hai cách đều rất đơn giản. Với phương pháp thứ nhất, người mà bạn muốn thêm sẽ cần phải ở trong danh bạ liên lạc của điện thoại trước khi bạn có thể bắt đầu. Thêm nữa, người bạn đó cũng cần phải cài đặt và đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng Snapchat. Bạn không thể kết bạn với một ai đó trên Snapchat khi mà họ chưa cài ứng dụng đó. Nếu người bạn đó đã ở trong danh bạ điện thoại của bạn và có sử dụng ứng dụng, bạn đã sẵn sàng để kết bạn trên Snapchat với họ. Bước 2 - Một cách khác, hỏi trực tiếp tên tài khoản của bạn mình. Nếu người mà bạn muốn kết bạn không nằm trong danh bạ điện thoại, bạn vẫn có thể tìm người đó trên Snapchat nếu bạn biết tên tài khoản của họ. Liên lạc ngay với bạn của mình để biết thông tin này — bạn sẽ cần nhớ chính xác tên tài khoản để có thể kết bạn. Nếu bạn đã có tên tài khoản của họ và đã sẵn sàng để kết bạn với họ, hãy đọc tiếp. Bước 3 - Cài đặt ứng dụng Snapchat và tạo một tài khoản. Trước khi bạn bắt đầu, bạn sẽ cần phải chắc chắn là ứng dụng Snapchat đã được cài đặt và hoạt động trên điện thoại hoặc thiết bị di động của bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ cần một tài khoản đã đăng ký với Snapchat để có thể kết bạn với mọi người (và ngược lại). Nếu bạn chưa cài ứng dụng Snapchat, bạn có thể tải từ cửa hàng ứng dụng iTunes hoặc cửa hàng Google Play. Nếu bạn đã cài sẵn ứng dụng nhưng chưa tạo tài khoản, xem hướng dẫn cách tạo tài khoản. Phương pháp 2 - Thêm Bạn từ Danh bạ Điện thoại Bước 1 - Vuốt qua trình đơn "Find Friends" (Tìm bạn). Khi bạn mở Snapchat, màn hình đầu tiên bạn thấy sẽ là màn hình máy ảnh. Từ đây, vuốt qua phải hai màn hình'.' Bạn sẽ bỏ qua màn hình "My Friends" (Bạn của tôi), đây là danh sách những người mà bạn đã kết nối trên Snapchat, và chuyển qua màn hình "Find Friends" để tìm bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/da\/Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/da\/Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Một cách khác để đến màn hình Find Friends là chạm vào nút có biểu tượng hình người kế bên góc trên bên phải có dấu "+" ở màn hình "My Friends". Bước 2 - Ấn vào thẻ sổ tay ở phía trên bên phải. Gần ngay phần đầu màn hình, bạn sẽ thấy hai biểu tượng: một biểu tượng nét vẽ hình người với dấu "+" kế bên và một biểu tượng hình quyển sổ tay. Ấn vào lựa chọn thứ hai. Bước 3 - Bấm chọn "Continue" (Tiếp tục) sau khi đồng hồ đếm ngược xong. Snapchat không cho bạn quét danh bạ điện thoại ngay lập tức — ứng dụng sẽ cho bạn xem một đoạn tóm tắt quyền chối bỏ trách nhiệm. Đọc và tiếp tục bằng cách ấn vào nút "Continue" (Tiếp tục) sẽ xuất hiện ở dưới đáy màn hình sau vài giây. Snapchat khuyến khích bạn xem lại chính sách riêng tư trước khi cho phép ứng dụng truy cập danh bạ của bạn. Bạn có thể xem chính sách này trực tuyến ở đây. Bước 4 - Ấn "Okay" (Đồng ý) để tiếp tục. Bước 5 - Ấn vào nút "+" kế bên mỗi người mà bạn muốn kết bạn. Snapchat sẽ hiển thị một danh sách những người có trong danh bạ điện thoại của bạn và đồng thời cũng dùng Snapchat. Chọn ký hiệu dấu "+" màu xám cạnh mỗi tên để thêm người đó làm bạn bè trên Snapchat. Dấu tích màu tím xuất hiện có nghĩa là bạn đã thêm người đó làm bạn bè. Phương pháp 3 - Thêm Bạn thông qua Tên tài khoản Bước 1 - Đi tới màn hình "Find Friends" (Tìm Bạn). Đây là màn hình mà bạn đã thấy ở phương pháp trên — vuốt phải hai lần từ màn hình chụp ảnh. Bước 2 - Ấn vào biểu tượng kính hiển vi. Nó sẽ mở ra một ô gõ chữ. Nhập vào tên tài khoản Snapchat của người bạn muốn thêm (nhớ nhập chính xác) và ấn "OK" hoặc ấn biểu tượng kính hiển vi (có thể sẽ hơi khác tùy thuộc vào điện thoại) để bắt đầu tìm kiếm. Nói rõ hơn, để có thể tìm thấy họ trên Snapchat bằng cách này — biết tên thật hoặc số điện thoại là không đủ. Liên lạc trực tiếp với bạn mình nếu không biết chắc chắn tên tài khoản của họ. Bước 3 - Ấn vào dấu "+" để thêm bạn. Ngay khi Snapchat xác định được người đó, tên của họ sẽ xuất hiện dưới thanh tìm kiếm. Nhấp vào dấu "+" kế bên tên người đó để thêm bạn trên Snapchat. Chú ý bạn phải kết bạn với ai đó trước khi có thể nhận tin nhắn hình ảnh từ họ — trước khi bạn làm việc này, bất cử ảnh nào họ gửi cho bạn sẽ bị chuyển vào danh sách "ảnh chờ" phía dưới tên họ. Bước 4 - Kết bạn với bất cứ ai đã thêm bạn ở màn hình "Find Friends". Nếu bạn không nhập gì vào ô tìm kiếm ở phía trên cùng của màn hình "Find Friends", bạn sẽ thấy một danh sách người dùng Snapchat đã kết nối với bạn. Bất kể ai đã kết bạn với bạn (nhưng bạn chưa kết bạn ngược lại) sẽ có biếu tượng dấu "+" màu xám kế bên tên người đó. Ấn vào biểu tượng này để thêm bạn với người bạn muốn. Snapchat có những con "bots" — những tài khoản người dùng được điều khiển bằng máy tính, sẽ cố gắng gửi quảng cáo cho bạn. Để tránh phiền phức, không kết bạn với người bạn không biết.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-tai-m%E1%BB%9Bi-x%E1%BB%8F-khuy%C3%AAn
Cách để Chăm sóc tai mới xỏ khuyên
Để lỗ xỏ khuyên lành lại đúng cách, quan trọng là bạn phải chăm sóc tốt tai khi mới xỏ khuyên. Rửa tai hai lần một ngày trong thời gian bình phục và tránh sờ vào khi không cần thiết. Nhẹ tay với lỗ xỏ khuyên để tránh bị thương và nhiễm trùng, và hãy tận hưởng điểm nhấn thời trang của bạn! Phương pháp 1 - Rửa lỗ xỏ khuyên Bước 1 - Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào tai. Nhớ rửa tay kỹ ngay trước khi bạn sờ vào tai, điều này giúp ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn từ ngón tay vào tai. Dùng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo tay càng sạch càng tốt. Xoa xà phòng vào hai bàn tay và rửa trong 10-15 giây để tiêu diệt vi trùng. Bước 2 - Rửa tai hai lần mỗi ngày bằng xà phòng và nước. Xoa xà phòng nhẹ dịu vào giữa các ngón tay cho đến khi lên bọt. Nhẹ nhàng xát xà phòng vào mặt trước và mặt sau lỗ xỏ khuyên trên tai. Cẩn thận lau tai bằng vải ướt và sạch để loại bỏ xà phòng. Bước 3 - Dùng dung dịch nước muối để thay thế cho xà phòng và nước. Hỏi thợ xỏ khuyên về dung dịch vệ sinh gốc muối biển để chăm sóc tai mới xỏ khuyên. Sản phẩm này sẽ làm sạch lỗ xỏ khuyên mà không khiến da quá khô. Bạn hãy lau mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ khuyên bằng bông gòn hoặc tăm bông nhúng trong dung dịch vệ sinh. Bạn không cần rửa tai sau khi lau bằng dung dịch muối. Bước 4 - Xoa cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày hai lần trong 2-3 ngày. Việc sát trùng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông để chấm cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên tai. Ngừng thao tác này sau vài ngày, vì việc sát trùng lâu ngày có thể làm khô chỗ xỏ khuyên tai và khiến cho vết thương khó lành hơn. Bước 5 - Nhẹ nhàng xoay hoa tai khi da còn ướt. Cầm đuôi hoa tai và cẩn thận xoay ngay sau khi rửa tai. Điều này sẽ ngăn ngừa lỗ xỏ khuyên khép lại quá sát xung quanh hoa tai khi lành lại. Bạn chỉ nên làm việc này khi hoa tai vẫn còn ướt. Nếu vặn lỗ xỏ khuyên khi da đang khô, bạn có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị nứt và chảy máu khiến vết thương lâu bình phục. Phương pháp 2 - Tránh bị thương và nhiễm trùng Bước 1 - Đeo đôi khuyên tai đầu tiên ít nhất 4-6 tuần. Khi mới xỏ khuyên tai, bạn sẽ được thợ xỏ khuyên đeo đôi hoa tai ban đầu. Loại hoa tai này có chất liệu ít gây dị ứng và có thể đeo an toàn trên tai. Bạn hãy đeo đôi hoa tai này cả ngày lẫn đêm tối thiểu 4- 6 tuần; nếu không, lỗ xỏ khuyên của bạn có thể bị khép lại hoặc lành không đúng cách. Hoa tai ít gây dị ứng phải được làm bằng thép phẫu thuật không gỉ, titanium, noobium, hoặc vàng 14-18 karat. Đối với lỗ xỏ khuyên trên phần sụn, bạn sẽ phải đeo hoa tai đầu tiên khoảng 3-5 tháng trong khi chờ lỗ xỏ khuyên lành hẳn. Bước 2 - Luôn rửa tay trước khi chạm vào tai. Việc sờ vào lỗ xỏ khuyên tai khi không cần thiết có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tránh chạm vào tai, trừ những lúc rửa hoặc kiểm tra vết thương. Nếu thực sự phải chạm vào lỗ xỏ khuyên, bạn hãy rửa tay trước bằng xà phòng và nước thật kỹ. Bước 3 - Tránh đi bơi trong khi vết thương đang lành. Bơi lội có thể làm lây lan vi khuẩn vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng. Bạn nên tránh sông hồ và các vùng nước khác trong khi tai đang lành lại. Nếu tắm bồn nước nóng, bạn nên tránh ngâm người sâu đến mức nước làm ướt tai. Bước 4 - Cẩn thận với những trang phục có thể vướng vào hoa tai. Tránh để trang phục chạm vào hoa tai trong thời gian chờ tai bình phục. Sức kéo và ma sát có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình chữa lành. Không đội mũ che tai và cẩn thận khi mặc hoặc cởi quần áo để tránh bị thương. Nếu bạn đeo mạng che mặt, hãy chọn loại vải không dễ bị vướng mắc. Cố gắng che mạng thật lỏng và tránh sử dụng cùng một tấm mạng nhiều lần mà không giặt. Bước 5 - Đến gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng kéo dài nhiều ngày. Nếu thấy tai đau và sưng khoảng một tuần hoặc hơn sau khi xỏ khuyên, có lẽ lỗ xỏ khuyên đã bị nhiễm trùng. Bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu thấy có mủ hoặc dịch đặc sẫm màu. Da bị nhiễm trùng xung quanh lỗ xỏ khuyên thường sẽ đỏ hoặc có màu hồng đậm. Các trường hợp nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên nghiêm trọng có thể đòi hỏi dẫn lưu dịch và uống thuốc kháng sinh.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-b%C3%A1nh-m%C3%AC-sandwich
Cách để Làm bánh mì sandwich
Bánh mì sandwich là một món ăn ngon và được chuẩn bị cũng khá nhanh. Bạn có thể dùng bánh mì sandwich để làm bữa sáng hoặc bữa trưa và ăn khi còn nóng hoặc nguội. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số bước cơ bản để làm bánh mì sandwich và một số ý tưởng kết hợp độc đáo. Phương pháp 1 - Bánh mì sandwich cơ bản Bước 1 - Chọn bánh mì. Có rất nhiều loại bánh mì làm từ "hạt nguyên cám" thay vì "nhiều loại hạt". Bạn có thể lựa chọn những loại bánh mì tốt cho sức khỏe vì bánh mì gồm nhiều loại hạt cũng chỉ có mức độ dinh dưỡng tương đương bánh mì thông thường. Thử tham khảo một số loại bánh mì sau: Bánh mì sandwich là một thực phẩm phổ biến ở các siêu thị phương Tây và thường được dùng để làm loại sandwich cơ bản với bơ lạc và mứt. Bạn có thể mua bánh mì được làm từ nhiều loại nguyên liệu như lúa mạch đen, khoai tây, lúa mạch… và hương vị khi kết hợp có thể khác nhau tùy theo từng loại. Bánh mì ổ hình chữ nhật thường sẽ được cắt thành lát như bánh mì sandwich thông thường. Tuy nhiên, loại bánh mì này sẽ tươi hơn và khi cắt thành lát thì sẽ dày hơn. Bánh mì tròn có hình tròn hoặc hình ô-van nhỏ thường được cắt đôi để làm bánh mì sandwich. Đây là loại dùng để làm bánh mì hamburger hoặc Brioche, nhưng bạn cũng có thể dùng loại bánh mì pretzel tròn. Bánh mì xẹp có dùng bột nở như focaccia hoặc panini. Những loại bánh mì này có kết cấu như bột pizza hoặc bánh mì xẹp nhưng dày hơn nên có thể cắt thành lát để làm bánh mì sandwich. Bánh mì xẹp bao gồm bánh mì như pita, naan và tortillas. Những loại này không thể tạo ra món bánh mì sandwich thật sự nhưng có thể cuộn hoặc cắt đôi và cho các nguyên liệu khác vào bên trong. Bước 2 - Chọn sốt ăn kèm. Sốt ăn kèm sẽ tăng thêm độ ẩm cho bánh mì. Bạn không nhất thiết phải dùng nhưng chúng sẽ làm tăng thêm hương vị và kết cấu cho món ăn. Khi cho vào bánh mì, sốt ăn kèm nên được phết sát vào mép bánh để phủ đều lên toàn bộ bánh mì. Bạn có thể thử một số loại sau: Bơ Sốt mayonnaise Sốt mù tạc Sốt cà Sốt pesto Sốt barbecue Sốt hollandaise Bước 3 - Chọn nguyên liệu kẹp vào bánh. Mỗi loại sandwich sẽ có cách kết hợp nguyên liệu khác nhau để kẹp vào bánh. Đây là cơ hội để bạn sáng tạo. Thông thường thì những nguyên liệu được kẹp vào bánh mì sandwich đều "tuân thủ" theo từng bữa ăn nhưng đừng để việc đó ngăn cản sự sáng tạo của bạn: nếu bạn muốn ăn bánh mì sandwich thịt lợn xông khói và trứng cho bữa trưa thì cứ thoải mái thực hiện. Phần nguyên liệu đi kèm thường được kết hợp như sau: Các loại thịt như thịt đã qua chế biến và cắt lát mỏng, thịt viên dẹt, thịt băm vụn (thường là thịt băm nấu với sốt) hoặc ức gà. Rau củ như các loại rau làm salad, rau củ xào, cà chua cắt lát, củ hành cắt lát, v.v… Phô mai thường được cắt lát để dễ kẹp vào bánh mì nhưng vẫn có loại vụn như phô mai mốc xanh (blue cheese). Các loại phô mai ngon để ăn kèm với bánh mì sandwich như swiss, muenster, brie, gouda, pepperjack hoặc cheddar. Một số nguyên liệu khác như salad trứng, trứng chiên, ớt, bơ lạc, mứt, marmite và nutella. Bước 4 - Ăn bánh mì sandwich khi còn lạnh. Bạn có thể làm bánh mì sandwich bằng cách xếp các nguyên liệu vào hai lát bánh mì và ăn khi còn lạnh nếu muốn. Đây là cách phổ biến để làm bánh mì sandwich cho bữa trưa. Bước 5 - Chế biến bánh mì sandwich. Chế biến bánh mì sandwich hoặc làm sandwich nóng thường dành cho bữa sáng và bữa tối. Bạn không nên chế biến bánh mì sandwich bằng lò vi sóng vì việc này như là hấp khiến cho bánh mì bị mềm. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn có thể chế biến hoặc làm nóng bánh mì sandwich: Bạn có thể dùng chảo rán hoặc chảo nướng. Đây là dụng cụ phổ biến nhất để làm bánh mì sandwich phô mai nướng. Khi thực hiện, bạn nên phết bơ lạc hoặc mayonnaise lên lát bánh mì có mặt áp chảo và làm nóng chảo ở lửa nhỏ đến khi phô mai chảy ra, tăng nhiệt độ của bếp khi sắp hoàn tất để làm cho bánh mì có màu vàng nâu nếu bánh mì chưa vàng trong quá trình làm nóng. Ngoài ra, đừng quên lật mặt còn lại của bánh mì! Bạn có thể dùng vỉ nướng thường có sẵn trong các lò nướng. Ở phương Tây, lò nướng thường được đặt phía dưới bếp và được mở bằng một nút khác. Lò nướng sẽ trở nên rất nóng! Xếp bánh mì sandwich lên vỉ nướng và cho vào lò nướng đã được làm nóng trước rồi nướng khoảng 5 phút cho mỗi mặt. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo bánh mì không bị cháy xém. Đây là cách mà cửa hàng (như Subway) thường thực hiện để làm ra món bánh mì sandwich. Bạn cũng có thể dùng máy nướng bánh mì panini vốn tương tự như loại máy nướng của thương hiệu George Foreman ở Mỹ. Bạn sẽ xịt chống dính cho máy nướng, cho bánh mì vào và đóng máy để kẹp nướng bánh mì khoảng 3 phút. Bạn có thể dùng bếp nướng than để chế biến bánh mì sandwich. Bên cạnh việc làm món bánh mì hamburger bằng bếp than, bạn cũng có thể nướng thêm các loại bánh mì sandwich. Tuy nhiên, bạn phải điều chỉnh cho lửa nhỏ để bánh mì sandwich không bị cháy. Phương pháp 2 - Ý tưởng làm bánh mì sandwich Bước 1 - Bánh mì sandwich để ăn sáng. Bánh mì sandwich để ăn sáng thường phải nóng nhưng cũng đừng ngại thử ăn lạnh! Bạn có thể làm một số loại bánh mì sandwich để ăn sáng như sau: Bánh mì sandwich với trứng chiên, thịt nguội và bơ Bánh mì sandwich với xúc xích, trứng và sốt hollandaise Bánh mì sandwich với thịt lợn xông khói, phô mai và sốt mayonnaise Bánh mì sandwich với cà chua, phô mai và sốt pesto Bước 2 - Bánh mì sandwich để ăn trưa và ăn tối. Bánh mì sandwich ăn trưa thường lạnh, để ăn tối thường sẽ nóng. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải tuân thủ quy tắc này! Bạn có thể thực hiện các loại sandwich sau: Bánh mì sandwich BLT với thịt lợn xông khói, xà lách, cà chua và sốt mayonnaise Bánh mì sandwich Reuben với dưa cải muối kiểu Đức, sốt mù tạc hoặc sốt kiểu Nga, thịt bò muối và phô mai swiss Bánh mì sandwich Sloppy Joe với thịt bò bằm nấu cùng sốt cà chua và một số gia vị khác Bánh mì sandwich kiểu Ý với salami và loại thịt tương tự, sốt mayonnaise, xà lách và cà chua. Bánh mì sandwich thịt viên gồm thịt viên nấu với sốt cà ăn cùng phô mai Parmesan Bánh mì sandwich cá ngừ với cà ngừ đóng hộp kết hợp cùng sốt mayonnaise, sốt mù tạc, củ hành và dưa muối Bước 3 - Làm một số loại sandwich đặc biệt. Bạn có thể kết hợp như sau: Cà chua phơi khô, tỏi, rau chân vịt và phô mai pepperjack ăn cùng bánh mì lúa mạch đen Táo, thịt gà cùng với burrito phô mai brie Bánh mì Pháp nướng, trứng và thịt lợn xông khói, dùng bánh mì Pháp nướng thay cho bánh mì lát Phô mai brie, quả mâm xôi và nutella kẹp trong bánh mì brioche Bước 4 - Làm bánh mì theo vùng miền ở Mỹ, với một số loại sau: Bánh mì sandwich Po Boy, một loại phổ biến ở miền Nam, gồm có tôm hoặc hào chiên, xà lách, cà chua, dưa muối và sốt Quả bơ, cream cheese và cá hồi là nguyên liệu phổ biến để làm bánh mì sandwich ở vùng Tây Bắc và bờ Tây nước Mỹ Bánh mì sandwich thịt nạc thăn rất phổ biến ở vùng Trung Tây. Bánh mì vòng bagel và cá hồi rất phổ biến ở bờ Đông.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-URL-Facebook-tr%C3%AAn-iPhone-ho%E1%BA%B7c-iPad
Cách để Tìm URL Facebook trên iPhone hoặc iPad
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tìm URL Facebook trên iPhone và iPad. Trên iPhone, bạn có thể sử dụng ứng dụng Facebook để sao chép URL trang cá nhân, trang của tổ chức (fanpage) và nhóm. Đối với iPad, bạn cần sử dụng trình duyệt di động nếu muốn sao chép URL trang cá nhân của ai đó. Phương pháp 1 - Với trang cá nhân trên iPhone Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook. Trên màn hình home, ứng dụng Facebook có biểu tượng màu xanh dương với chữ "f" trắng viết thường. Bước 2 - Truy cập trang cá nhân mà bạn muốn lấy URL. Hồ sơ Facebook là những trang thuộc về cá nhân thay vì nhóm hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể duyệt tìm trang cá nhân Facebook hoặc sử dụng thanh tìm kiếm phía trên cùng để tìm hồ sơ của ai đó theo tên. Nhấn vào ảnh đại diện hoặc tên người dùng để đi đến trang cá nhân của họ. Bước 3 - Nhấn vào More (Khác). Nút "More" có hình tròn với ba chấm tròn ở giữa, biểu tượng này nằm bên phải, ngay phía dưới ảnh bìa. Một trình đơn sẽ bật lên với năm tùy chọn. Bước 4 - Nhấn vào Copy Profile Link (Sao chép liên kết trang cá nhân). Tùy chọn này nằm thứ tư trong trình đơn. Bước 5 - Nhấn vào Ok. Thao tác này nhằm xác nhận rằng bạn muốn sao chép liên kết URL vào bộ nhớ đệm, như vậy bạn sẽ có thể dán vào bất cứ đâu. Bước 6 - Dán liên kết. Bạn có thể dán liên kết vào bất kỳ ứng dụng nào cho phép soạn thảo hoặc chỉnh sửa văn bản. Đây có thể là bài đăng trên Facebook, tin nhắn nhanh, email hoặc tài liệu khác. Để dán liên kết, bạn nhấn giữ con trỏ chuột cho đến khi thanh màu đen hiện ra phía trên con trỏ rồi chọn (Dán). Phương pháp 2 - Với trang cá nhân trên iPad Bước 1 - Truy cập https://www.facebook.com bằng trình duyệt web trên iPad. Bạn có thể sử dụng trình duyệt web bất kỳ trên iPad nhưng Safari là trình duyệt mặc định. Ứng dụng có biểu tượng la bàn màu xanh và nằm cuối màn hình home. Đăng nhập địa chỉ email và mật khẩu liên kết với tài khoản Facebook ở góc trên bên phải nếu bạn chưa đăng nhập. Bước 2 - Truy cập trang cá nhân mà bạn muốn sao chép URL. Hồ sơ Facebook là những trang thuộc về cá nhân thay vì nhóm hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể duyệt tìm trang cá nhân Facebook hoặc sử dụng thanh tìm kiếm phía trên cùng để tìm hồ sơ của ai đó theo tên. Nhấn vào ảnh đại diện hoặc tên người dùng để đi đến trang cá nhân của họ. Bước 3 - Nhấn giữ trên thanh địa chỉ phía trên cùng. Thanh địa chỉ nằm đầu cửa sổ trình duyệt. Khi bạn nhấn giữ lâu trên đó thì toàn bộ URL trang cá nhân sẽ được chọn, đồng thời tùy chọn Copy & Paste sẽ hiện ra trong thanh mỏng màu đen. Bước 4 - Nhấn vào Copy để sao chép URL trang cá nhân vào bộ nhớ tạm của iPad, vậy là bạn có thể dán vào bất cứ đâu. Bước 5 - Dán liên kết. Bạn có thể dán liên kết vào bất kỳ ứng dụng nào cho phép soạn thảo hoặc chỉnh sửa văn bản. Đây có thể là bài đăng trên Facebook, tin nhắn nhanh, email hoặc tài liệu khác. Để dán liên kết, bạn nhấn giữ con trỏ chuột cho đến khi thanh màu đen hiện ra phía trên con trỏ rồi chọn . Phương pháp 3 - Với nhóm Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook. Trên màn hình home, ứng dụng Facebook có biểu tượng màu xanh dương với chữ "f" trắng viết thường. Bước 2 - Truy cập trang của nhóm Facebook mà bạn muốn lấy URL. Bạn có thể duyệt tìm trang nhóm trên tường hoặc nhập tên nhóm vào thanh tìm kiếm phía trên cùng. Bước 3 - Nhấn vào ⓘ. Nhấn vào nút info màu trắng với chữ "i" viết thường ở góc trên bên phải màn hình. Trang Group Info (Thông tin nhóm) sẽ mở ra. Trên iPad, bạn cần nhấn vào nút ở phía trên bên phải và chọn (Xem thông tin nhóm). Bước 4 - Nhấn vào Share Group (Chia sẻ nhóm). Đây là tùy chọn thứ hai trên trang Group Info, bên cạnh là biểu tượng mũi tên cong. Một trình đơn sẽ bật lên từ cuối màn hình. Nếu tùy chọn này không nằm trong danh sách thì có thể bạn phải là thành viên nhóm mới sao chép được URL. Bước 5 - Nhấn vào Copy Link (Sao chép liên kết). Tùy chọn này nằm gần cuối trình đơn bật lên ngay phía trên tùy chọn "Cancel" (Hủy). Liên kết sẽ được sao chép vào bộ nhớ đệm của iPhone hoặc iPad để bạn dán vào bất cứ đâu. Bước 6 - Dán liên kết. Bạn có thể dán liên kết vào bất kỳ ứng dụng nào cho phép soạn thảo hoặc chỉnh sửa văn bản. Đây có thể là bài đăng trên Facebook, tin nhắn nhanh, email hoặc tài liệu khác. Để dán liên kết, bạn nhấn giữ con trỏ chuột cho đến khi thanh màu đen hiện ra phía trên con trỏ rồi chọn . Phương pháp 4 - Với trang Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook. Trên màn hình home, ứng dụng Facebook có biểu tượng màu xanh dương với chữ "f" trắng viết thường. Bước 2 - Truy cập trang Facebook mà bạn muốn lấy URL. Bạn có thể duyệt tìm doanh nghiệp, cộng đồng, blog, nghệ thuật hoặc fan page bằng cách nhập tên trang vào thanh tìm kiếm phía trên cùng và nhấn vào bộ lọc "Pages" ở đầu màn hình. Để truy cập trang nào đó, bạn nhấn vào ảnh đại diện hoặc tên trang từ trong danh sách. Bước 3 - Nhấn vào Share (Chia sẻ). Đây là nút thứ ba nằm bên dưới ảnh đại diện trên trang doanh nghiệp. Một trình đơn sẽ bật lên với bốn tùy chọn chia sẻ. Bước 4 - Nhấn vào Copy Link. Tùy chọn này nằm thứ ba trong trình đơn bật lên, bên cạnh biểu tượng mắt xích. URL trang Facebook hiện tại sẽ được sao chép vào bộ nhớ đệm để bạn dán vào bất cứ đâu. Bước 5 - Dán liên kết. Bạn có thể dán liên kết vào bất kỳ ứng dụng nào cho phép soạn thảo hoặc chỉnh sửa văn bản. Đây có thể là bài đăng trên Facebook, tin nhắn nhanh, email hoặc tài liệu khác. Để dán liên kết, bạn nhấn giữ con trỏ chuột cho đến khi thanh màu đen hiện ra phía trên con trỏ rồi chọn .
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-pound-sang-kilogram
Cách để Chuyển đổi pound sang kilogram
Hiện nay, có rất nhiều công cụ trên internet cho phép chúng ta chuyển đổi từ pound sang kilogram một cách chính xác; nhưng ở trường thì khác, thầy/cô giáo sẽ yêu cầu bạn trình bày rõ ràng các bước hay đòi hỏi phải có sự lý giải cho từng bước trong bài làm. Một trong những phương pháp đơn giản nhất là chỉ cần đem trọng lượng theo pound chia cho 2,2 và bạn sẽ có được một kết quả tương đối. Bài viết này hướng dẫn bạn những những bước đại số nhằm chuyển đổi từ pound sang kilogram. Phương pháp 1 - Áp dụng công thức Bước 1 - Điền giá trị theo pound vào chỗ trống với đơn vị "lb" trong công thức. Đây là công thức xác định số kilogram. Ta có 1 kilogram bằng 2,2046226218 pound (ở đây làm tròn thành 2,2). ____ lb * 1 kg 2.2046226218 lb =  ? kg Bước 2 - Thực hiện phép chia để có được kết quả theo kilogram. Bạn sẽ phải lấy 1 kg chia cho 2,2 lb trước, sau đó nhân số đó cho giá trị tính theo pound mà bạn cần chuyển đổi. Ví dụ: Bạn cần đổi 4 pound sang kilogram. Trước tiên, bạn lấy 1 kg chia cho 2,2 lb sẽ được 0,45. Sau đó, nhân 0,45 với 4 ra 1,81. Vậy, 4 pound bằng 1,81 kilogram.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Th%C3%B4ng-t%E1%BA%AFc-%E1%BB%91ng-tuy%E1%BA%BFn-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-b%E1%BB%8Dt
Cách để Thông tắc ống tuyến nước bọt
Các tuyến nước bọt là bộ phận quan trọng của cơ thể với vai trò sản xuất nước bọt. Ống tuyến nước bọt bị tắc có thể gây đau và dẫn đến nhiễm trùng. Sỏi tuyến nước bọt thường là thủ phạm của tình trạng này, và nguyên nhân có thể là do mất nước, chấn thương, và thuốc lợi tiểu hoặc thuốc cholinergic. Bạn có thể thông tắc ống tuyến nước bọt tại nhà bằng cách uống nhiều nước, ngậm món ăn vặt vị chua hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng và không thông tắc tại nhà được, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị. Phương pháp 1 - Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng Bước 1 - Nhận biết hiện tượng khô miệng. Miệng khô là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tắc ống tuyến nước bọt. Nguyên nhân có thể là do việc giảm sản xuất nước bọt vì có thứ gì đó làm tắc nghẽn ống tuyến nước bọt. Khô miệng gây cảm giác khó chịu và dẫn đến nứt nẻ môi và hơi thở hôi. Đáng chú ý là cảm giác có vị khó chịu trong miệng. Đây là một trong các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tắc ống tuyến nước bọt. Lưu ý rằng miệng khô cũng có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề khác nữa, ví dụ như sử dụng một số loại thuốc, mất nước, điều trị ung thư và sử dụng thuốc lá. Bạn cần loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây khô miệng. Bước 2 - Chú ý cảm giác đau ở mặt hoặc miệng. Các tuyến nước bọt nằm ở một số khu vực trong miệng: bên dưới lưỡi, bên trong má và ở sàn miệng. Tình trạng tắc nghẽn có thể gây đau nhẹ hoặc nặng ở bất cứ vị trí nào thuộc những khu vực đó, tùy vào vị trí của ống tuyến, kích thước sỏi và thời gian bị tắc. Cơn đau có thể xảy ra từng đợt, nhưng thường sẽ nặng hơn theo thời gian. Khoảng 80-90% sỏi được tìm thấy trong tuyến dưới hàm, nhưng sỏi cũng có thể hình thành trong tuyến mang hoặc tuyến dưới lưỡi, vì đây là 3 tuyến nước bọt chủ yếu trong cơ thể. Bước 3 - Quan sát hiện tượng sưng ở mặt hoặc cổ. Khi nước bọt không thể thoát ra khỏi tuyến bị tắc, tình trạng sưng sẽ xảy ra. Bạn có thể thấy sưng phía dưới hàm hoặc tai, tùy vào tuyến nào bị tắc. Sưng có thể kèm với đau tại chỗ, gây khó khăn khi ăn và uống. Bước 4 - Chú ý cảm giác đau tăng lên khi ăn uống. Một vấn đề chính đi kèm với tắc ống tuyến nước bọt là việc khó ăn uống. Một số người bị đau nhói ngay trước hoặc trong bữa ăn. Cơn đau có thể xuất hiện khi nhai hoặc khi mở miệng. Bạn cũng có thể khó nuốt khi ống tuyến nước bọt bị tắc. Cơn đau dữ dội có thể xảy ra khi một viên sỏi gây tắc tuyến nước bọt hoàn toàn. Bước 5 - Chú ý những dấu hiệu nhiễm trùng. Tắc ống tuyến nước bọt không được điều trị có thể gây nhiễm trùng ở tuyến nước bọt. Khi nước bọt bị ứ lại trong tuyến, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và lây lan. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm hiện tượng đỏ và mưng mủ xung quanh viên sỏi. Sốt cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi nghi ngờ bị nhiễm trùng, quan trọng bạn phải hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và kê toa thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng. Phương pháp 2 - Thông tắc ống tuyến nước bọt tại nhà Bước 1 - Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng. Một trong những bước đầu tiên bạn nên làm khi bị tắc ống tuyến nước bọt là tăng lượng nước uống vào. Uống nước là cách duy trì nước trong cơ thể và tăng dòng chảy của nước bọt, nhờ đó cũng có thể giảm tình trạng khô miệng. Bạn nên mang theo người một chai nước và nhấp nước trong cả ngày để đảm bảo cơ thể có đủ nước. Khuyến nghị lượng nước uống với phụ nữ là 2,7 lít và với nam giới là 3,7 lít mỗi ngày. Tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc và môi trường, mức hoạt động và cân nặng của bạn. Những người thường xuyên tập thể dục, sống trong vùng khí hậu nóng ẩm hoặc thừa cân sẽ cần uống nhiều nước hơn. Bước 2 - Uống thuốc không kê toa để giảm đau và sưng. Nếu bị đau dữ dội vì tắc ống tuyến nước bọt, bạn có thể giảm các triệu chứng bằng thuốc giảm đau không kê toa. Một số thuốc thông dụng để giảm đau và viêm bao gồm ibuprofen và acetaminophen. Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để biết phải uống vào lúc nào và bao lâu một lần. Bạn cũng có thể ăn các thức lạnh như đá viên hoặc kem que để giúp giảm đau và sưng nếu không có sẵn thuốc ở nhà. Bước 3 - Ngậm hoa quả họ cam chanh hoặc kẹo cứng hoa quả chua để đánh tan sỏi. Một cách rất hay để thông tắc ống tuyến nước bọt là ngậm thứ gì đó có vị chua trong miệng, chẳng hạn như một mẩu chanh hoặc kẹo chua. Những thứ này có thể tăng lưu lượng nước bọt và dần dần đánh tan sỏi làm tắc ống. Ngậm kẹo hoặc hoa quả càng lâu càng tốt thay vì nhai và nuốt ngay. Bước 4 - Dùng ngón tay xoa bóp tuyến nước bọt. Một liệu pháp khác để chữa tắc ống tuyến nước bọt là xoa bóp vùng bị đau. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng bằng các ngón tay có thể giúp giảm đau và đẩy sỏi đi qua ống tuyến. Để xoa bóp đúng cách, bạn cần xác định chính xác vị trí ống bị tắc, có thể là ở vùng má ngay trước tai hoặc bên dưới hàm gần cằm. Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên chỗ đau hoặc sưng, vừa ấn nhẹ vừa di chuyển dọc theo tuyến nước bọt. Bạn có thể xoa bóp tuyến nước bọt bao nhiêu lần tùy ý cho đến khi thông được ống tuyến bị tắc. Ngừng xoa bóp nếu thấy quá đau. Bước 5 - Chườm gạc ấm vào cổ để làm dịu đau và sưng. Chườm từng đợt 10 phút và lặp lại trong cả ngày khi cần. Bạn có thể tự làm gạc chườm hoặc mua ở hiệu thuốc. Làm gạc chườm bằng cách đổ nước ấm vào bát, đảm bảo nước không quá nóng. Nếu bạn nhúng tay vào nước mà thấy rát hoặc khó chịu thì nghĩa là nước quá nóng. Dùng khăn bông sạch nhúng ngập trong nước. Vắt bớt nước sao cho chỉ còn ẩm. Gấp khăn lại và đắp lên chỗ đau, để yên như vậy nhiều phút. Khi khăn đã nguội, bạn hãy lặp lại thao tác này với khăn và bát nước ấm khác. Phương pháp 3 - Điều trị y tế Bước 1 - Điều trị y tế nếu bạn không thể thông tắc ở nhà. Nếu mọi nỗ lực tự thông tắc của bạn đều không thành công, bạn hãy liên lạc với bác sĩ, nhất là khi bị đau nhiều. Quan trọng là phải cho bác sĩ biết nếu bạn nghi ngờ nhiễm trùng do sỏi ống tuyến nước bọt. Nếu không lấy sỏi ra được, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bệnh viện để phẫu thuật. Nếu tắc nghẽn là do sỏi gây ra, có thể bác sĩ chỉ cần xoa bóp hoặc ấn vào viên sỏi đế lấy nó ra khỏi ống. Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm hình ảnh để xác định vị trí của sỏi, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp CT nếu không thể tìm được sỏi qua thăm khám. Bước 2 - Cân nhắc nội soi tuyến nước bọt để lấy sỏi ra. Nội soi là phương pháp lấy sỏi tuyến nước bọt ít xâm lấn hơn. Với phương pháp này, đèn nội soi sẽ được đưa vào đầu mở của ống tuyến và sỏi sẽ được lấy ra bằng một dụng cụ rất nhỏ. Thủ thuật này mất khoảng 30-60 phút và bệnh nhân hồi phục rất nhanh. Tác dụng phụ duy nhất là đau và sưng ở tuyến nước bọt, thường không kéo dài quá lâu. Bác sĩ sẽ cân nhắc kích thước, hình dạng và vị trí của viên sỏi để xác định liệu có thể lấy sỏi bằng kỹ thuật nôi soi không. Sỏi có kích thước nhỏ thường được lấy ra bằng thủ thuật này. Bước 3 - Phẫu thuật để lấy các viên sỏi to ở tuyến nước bọt. Các viên sỏi nhỏ hơn 2 mm thường được lấy ra bằng phương pháp không phẫu thuật, nhưng các viên sỏi to hơn sẽ khó loại bỏ hơn, và phẫu thuật có thể là lựa chọn duy nhất của bạn. Phẫu thuật lấy sỏi tuyến nước bọt bao gồm một vết rạch nhỏ trong miệng. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết đối với những người có sỏi tuyến nước bọt tái đi tái lại.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-l%E1%BB%97i-k%E1%BA%BFt-n%E1%BB%91i-Internet
Cách để Khắc phục lỗi kết nối Internet
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục sự cố xảy ra với mạng Internet. Tuy rằng một số vấn đề về mạng chỉ có thể được xử lý từ phía nhà cung cấp dịch vụ, nhưng có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện nhằm khắc phục những sự cố mạng vừa và nhỏ tại nhà. Phương pháp 1 - Khắc phục đơn giản Bước 1 - Khởi động lại máy tính. Tuy có vẻ là một gợi ý không giúp ích được gì nhưng việc khởi động lại máy tính thường là cách dễ nhất để khắc phục đại đa số vấn đề mà bạn có thể gặp phải. Một tiến trình thiết lập lại đơn giản sẽ xóa hết những cài đặt lỗi có khả năng là nguyên nhân gây ra vấn đề về kết nối. Cho dù việc này không mang lại kết quả thì cũng chỉ mất tầm một phút. Việc khởi động lại máy tính thường cũng bật lại bộ điều hợp Internet nếu nó đang tắt. Bước 2 - Bạn cần chắc chắn rằng bộ điều hợp mạng không dây (Wi-Fi adapter) của máy tính xách tay (laptop) đã được bật. Nhiều laptop có công tắc hoặc nút để bật/tắt Wi-Fi adapter. Nếu bạn vô tình nhấn vào nút này, máy tính sẽ ngắt kết nối với mạng. Khi nhấn vào nút hoặc công tắc này lần nữa sẽ bật lại bộ điều hợp mạng không dây. Có thể bạn cần nhấn giữ nút Fn đồng thời ấn nút Wi-Fi. Bỏ qua bước này trên máy tính để bàn. Bước 3 - Khởi động lại bộ điều giải (modem) và bộ định tuyến (router). Cách dễ nhất để tiến hành là rút điện cả hai thiết bị, chờ vài giây rồi cắm lại. Tương tự như quá trình khởi động lại của máy tính, thao tác này có thể khắc phục được đa số những vấn đề về Internet không quá nghiêm trọng. Bước 4 - Tiến hành thiết lập mềm (soft reset) lại mạng. Quá trình thiết lập lại này sẽ xóa đồng thời làm mới bộ nhớ đệm của modem và router. Bạn có thể tiến hành soft reset bằng cách nhấn nút nguồn ở phía trước hoặc bên hông bộ định tuyến. Nhiều modem cũng có thể được soft reset theo cách này. Trong một số trường hợp, bạn có thể tiến hành soft reset mạng bằng cách mở trang của bộ định tuyến và nhấp vào nút ở đâu đó trong số các tùy chọn "Advanced" (Nâng cao) hoặc "Power" (Nguồn). Bước 5 - Tiến hành thiết lập cứng (hard reset) lại mạng. Quá trình hard reset sẽ xóa toàn bộ thiết lập của modem và bộ định tuyến, khôi phục lại mạng về cài đặt nhà máy (bao gồm tên và mật khẩu mạng từ nhà máy). Để tiến hành hard reset, bạn nhấn giữ nút "reset" phía sau modem trong khoảng 30 giây, cho phép modem khởi động lại và tiến hành các bước tương tự như với router. Trong hầu hết trường hợp, nút "reset" là một lỗ ở phía sau modem hoặc router, nghĩa là bạn cần dùng bút hoặc kẹp giấy (hay tương tự) để chọc vào. Bước 6 - Đến gần bộ định tuyến hơn. Đôi khi máy tính hoặc điện thoại thông minh ở quá xa điểm kiểm tra để kết nối. Hãy đến gần bộ định tuyến hơn và thử kết nối lại. Bước 7 - Bạn cần chắc chắn rằng giữa mình và bộ định tuyến không có chướng ngại vật. Nếu bạn không thể vẽ một đường thẳng từ thiết bị được kết nối đến router mà không vướng phải tường, đồ điện, nội thất, vân vân, thì cơ hội duy trì kết nối Internet ổn định là rất thấp. Cách tốt nhất để đảm bảo kết nối Internet luôn ổn định và mạnh là hạn chế tối đa số chướng ngại vật giữa thiết bị sử dụng mạng và router/modem. Bước 8 - Thử sử dụng cáp Ethernet. Việc kết nối máy tính hoặc bảng điều khiển với router/modem thông qua cáp Ethernet sẽ giúp tăng tốc độ Internet khi làm việc, đồng thời xác định được vấn đề xảy ra là do mạng hay thiết bị của bạn. Nếu máy tính có thể kết nối Internet khi được cắm trực tiếp vào bộ định tuyến thì khả năng cao là bộ tiếp hợp mạng không dây của máy tính có vấn đề. Nếu máy tính có thể kết nối Internet khi được cắm trực tiếp vào modem thì vấn đề dường như nằm ở bộ định tuyến. Nếu bạn không thể kết nối mạng khi cắm máy tính trực tiếp vào modem thì có khả năng bộ điều giải hoặc dịch vụ Internet nói chung gặp sự cố. Hãy liên hệ với đường dây hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ Internet để khắc phục vấn đề liên quan đến modem. Phương pháp 2 - Khắc phục nâng cao Bước 1 - Xóa bộ nhớ đệm DNS của máy tính Bộ nhớ đệm DNS chịu trách nhiệu ghi lại địa chỉ các website khi bạn truy cập và giúp cho việc truy cập vào những trang web đó trở nên nhanh hơn sau này; tuy nhiên, khi các website cập nhật địa chỉ mới thì bộ nhớ đệm DNS có thể trở nên lỗi thời và dẫn đến lỗi. Việc xóa bộ nhớ đệm DNS sẽ giải quyết được những vấn đề như website không nạp được, đặc biệt là nếu bạn có thể xem trang web trên trình duyệt này còn trình duyệt khác thì không. Để xóa bộ nhớ đệm DNS trên thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, bạn chỉ cần khởi động lại thiết bị. Bước 2 - Xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt Cũng giống như bộ nhớ đệm DNS, bộ nhớ đệm của trình duyệt giúp nạp những trang đã truy cập trước đó nhanh hơn, nhưng lỗi sẽ xảy ra khi cơ sở dữ liệu của bộ nhớ đệm trở nên lỗi thời. Để luôn được cập nhật, bạn hãy cân nhắc việc xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt mỗi tháng một lần. Bước 3 - Thử sử dụng website hoặc chương trình khác. Website mà bạn đang truy cập có thể tạm thời bị sập, hoặc chương trình mà bạn đang sử dụng gặp vấn đề về máy chủ từ phía nhà cung cấp. Hãy thử truy cập website hoặc chương trình trực tuyến khác để xem liệu bạn có thể kết nối hay không. Nếu có thể, bạn cũng nên thử sử dụng trình duyệt web khác. Chẳng hạn, bạn có thể gặp vấn đề với Chrome, trong khi Firefox vẫn hoạt động tốt. Nếu một trong những trình duyệt web của bạn bị lỗi, bạn có thể xem thêm các bài viết của wikiHow hoặc trên mạng để biết cách khắc phục những trình duyệt như: Chrome Firefox Internet Explorer Bước 4 - Sửa kết nối. Nếu phần mềm nào đó trên máy tính gặp vấn đề cũng có khả năng gây ra lỗi kết nối. Cả máy tính Windows và Mac đều tích hợp sẵn công cụ sửa chữa, bạn có thể sử dụng để khắc phục vấn đề: Trên Windows - Nhấn ⊞ Win+R > nhập ncpa.cpl > nhấp vào > nhấp phải vào bộ điều hợp mạng > nhấp vào (Chẩn đoán) > tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Trên Mac - Nhấp vào trình đơn Apple {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png","smallWidth":460,"smallHeight":476,"bigWidth":29,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} > nhấp vào (Tùy chỉnh hệ thống) > nhấp (Mạng) > chọn (Giúp đỡ tôi) > nhấp vào (Chẩn đoán) > tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 5 - Tăng tín hiệu Wi-Fi. Nếu vấn đề của bạn liên quan đến tín hiệu mạng thì sự nhiễu và khoảng cách là nguyên nhân chính. Có nhiều cách bạn có thể làm để hạn chế độ nhiễu và tăng phạm vi của mạng: Thêm bộ định tuyến thứ hai để mở rộng phạm vi. Tăng khả năng nhận Wi-Fi của máy tính. Tự làm "ăng-ten" định hướng cho bộ điều hợp Wi-Fi. Bước 6 - Quét vi-rút và phần mềm độc hại. Vi-rút và những tác nhân gây hại khác cho máy tính có thể cản trở khả năng kết nối mạng. Bạn có thể thường xuyên diệt vi-rút bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Bước 7 - Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ internet. Nếu tất cả phương pháp trên đều thất bại thì đây là cách tốt nhất còn lại. Hãy giải thích với tổng đài về lỗi cụ thể mà bạn gặp phải và đề nghị nhân viên đến kiểm tra. Lưu ý: bạn cần bình tĩnh và lịch sự nhất có thể, không nên thể hiện sự khó chịu với công ty.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-YouTube-ngo%E1%BA%A1i-tuy%E1%BA%BFn
Cách để Sử dụng YouTube ngoại tuyến
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du ngoạn tới nơi bạn biết bạn không thể truy cập vào Internet, có lẽ bạn sẽ muốn lưu vài video ưa thích của bạn để xem ngoại tuyến. Phiên bản mới nhất của ứng dụng YouTube hỗ trợ cho việc xem ngoại tuyến, nhưng tính năng này hiện chưa sẵn có ở nhiều khu vực, bao gồm cả ở Mỹ. Nếu bạn không thể truy cập tới tính năng ngoại tuyến trong ứng dụng YouTube, thì vẫn có vài cách để bạn có được các video trong thiết bị của bạn để xem ngoại tuyến. Phương pháp 1 - Ứng dụng YouTube Bước 1 - Hãy đăng ký Khóa Nhạc trên YouTube (YouTube Music Key). Đây là điều kiện bắt buộc để tải các video nhạc từ YouTube về để xem ngoại tuyến. Đây là các định dạng video duy nhất bạn có thể lưu để xem ngoại tuyến với phương pháp này. Nếu bạn muốn lưu video YouTube ở những định dạng khác, hãy sử dụng một trong các phương pháp sau. Bạn sẽ có Khóa Nhạc YouTube bằng cách đăng ký Truy cập Tất cả Nhạc trên Google (Google Play Music All Access), nó có giá 10 USD mỗi tháng. Bước 2 - Hãy cập nhật ứng dụng của bạn. Xem ngoại tuyến chỉ sẵn có trong các phiên bản gần đây nhất của ứng dụng YouTube. Không phải khu vực nào cũng có được cập nhật chức năng xem ngoại tuyến, đó là vì tính năng này vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Nếu phương pháp này không hiệu quả, hãy thử phương pháp dưới đây dành cho hệ điều hành đặc thù của bạn. Bước 3 - Hãy kết nối tới mạng di động. Để lưu video, trước hết bạn sẽ cần kết nối mạng. Một khi video đã được lưu để xem ngoại tuyến, bạn có thể bỏ kết nối và xem nó ngoại tuyến. Nếu bạn không thể kết nối Wifi thì bạn có thể sử dụng kết nối qua dữ liệu nếu thiết bị của bạn hỗ trợ. Bước 4 - Hãy bật ứng dụng YouTube. Hãy mở YouTube bằng cách ấn vào biểu tượng của nó. Nó có hình chữ nhật màu đỏ với các góc tròn và biểu tượng Play (Chơi) ở giữa. Bước 5 - Hãy tìm video nhạc mà bạn muốn lưu giữ. YouTube có chức năng tìm kiếm bằng việc nhấn vào nút tìm kiếm ở góc phải trên màn hình chính của ứng dụng. Hãy gõ tên video vào ô tìm kiếm, và sau đó chọn từ khóa tìm kiếm thích hợp xuất hiện ở bên dưới. Bạn cũng có thể sử dụng thanh bên cạnh, truy cập bằng cách lướt ngón tay từ cạnh bên trái vào khi đang ở màn hình chính của ứng dụng, để duyệt qua các đăng ký theo dõi kênh của bạn nếu bạn muốn tìm theo cách đó. Hãy nháy “My subscriptions” (các Đăng ký của tôi) ở ô bên trái để duyệt các video được tải lên gần đây theo các kênh bạn đã đăng ký theo dõi. Bạn cũng có thể sử dụng “History” (Lịch sử) ở thanh bên lề để xem qua các video bạn đã xem gần đây. Bạn chỉ có thể lưu các video nhạc bằng cách sử dụng phương pháp này. Bước 6 - Hãy lựa chọn một video để mở nó. Tìm kiếm sẽ hiển thị các kết quả kèm tiêu đề và các biểu tượng nhỏ của chúng. Hãy nhấn vào video bạn muốn lưu. Bước 7 - Nháy vào nút “Download” (Tải về) và chọn chất lượng. Ở góc phải dưới của cửa sổ video, bạn sẽ thấy biểu tượng mũi tên chỉ xuống dưới. Hãy nhấn vào mũi tên đó để lựa chọn chất lượng của video. Chất lượng cao hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để tải về. Nếu bạn không thấy nút này thì YouTube không hỗ trợ xem ngoại tuyến trong khu vực của bạn. Bạn sẽ cần phải sử dụng một trong các phương pháp được nêu ở trên để thay thế. Bước 8 - Hãy tải video về. Sau khi lựa chọn chất lượng, hãy nhấn nút “OK” ở góc phải phía dưới của cửa số pop-up lựa chọn chất lượng. Bạn cũng có thể tick vào ô “Remember my settings” (Hãy nhớ các thiết lập của tôi) để YouTube sẽ tải về cùng một chất lượng video sau này. Một màn hình pop-up khác sẽ bật ra nói với bạn rằng video đó đang được tải về và có thể truy cập được qua nút “Offline” (ngoại tuyến) ở thanh bên lề. Hãy nháy vào Dismiss (Bỏ qua) của ô pop-up đó. Để xem video đó, bạn sẽ phải chờ cho tới khi nó được tải về xong. Một thông báo sẽ xuất hiện, cho bạn biết về tiến độ tải về. Thông tin này cũng có thể được tìm thấy trong trình đơn Offline (ngoại tuyến) trong ứng dụng YouTube. Bước 9 - Hãy chơi video đó ngoại tuyến. Khi bạn ở bên ngoài và không có kết nối Internet, hãy bật ứng dụng YouTube và mở thanh bên lề trái bằng việc lướt ngón tay từ cạnh trái của điện thoại khi đang ở màn hình chính của ứng dụng. Hãy nhấn vào nút “Offline” (ngoại tuyến) ở thanh bên lề, và sau đó chọn video bạn đã lưu giữ. Video sau đó sẽ chơi trực tiếp từ bộ nhớ điện thoại của bạn. Phương pháp 2 - iPhone, iPad Bước 1 - Hãy mở App Store. Hầu hết các khu vực không có tính năng xem ngoại tuyến của YouTube. Điều này nghĩa là bạn sẽ cần phải sử dụng ứng dụng của bên thứ 3 để tải các video về. Bước 2 - Hãy tìm ứng dụng để tải video về. Các ứng dụng đó về mặt kỹ thuật không được YouTube cho phép, và thường sẽ bị xóa khỏi các kho ứng dụng. Các ứng dụng mới sẽ luôn được xếp trên đầu để chiếm chỗ của chúng, nên các ứng dụng được liệt kê ở đây có khả năng sẽ không tồn tại lâu. Hầu hết các ứng dụng tải video về làm việc rất giống nhau, nên quy trình tải về cũng tương tự nhau. Hãy tìm kiếm “trình tải video về” (video downloader) và đọc những lời nhận xét về chúng. Cho tới ngày 06/10/2015, ứng dụng tải về phổ biến nhất làm việc với YouTube là "Video Pro Movie Downloader." Bước 3 - Hãy bật ứng dụng sau khi cài đặt nó. Khi bạn bật Video Pro Movie Downloader, bạn sẽ được chào đón bằng một trình duyệt hiển thị phiên bản di động của YouTube. Bước 4 - Hãy tìm video bạn muốn tải về. Hãy tìm trên YouTube đoạn video mà bạn muốn tải về để xem sau này. Hãy nhấn vào video đó để mở trang video trên phiên bản di động của YouTube. Bước 5 - Hãy nháy “Download” (Tải về) để bắt đầu tải video đó về. Khi bắt đầu, bạn sẽ được nhắc để tải video về. Hãy nhấn “Download” (Tải về) để bắt đầu tải tệp video đó về thiết bị của bạn. Bước 6 - Hãy nhấn “Done” (Xong) để trở về màn hình ứng dụng chính. Sau khi bạn bắt đầu tải video đó về, hãy nhấn “Done” (Xong) ở góc trái trên cùng để trở về màn hình chính của Video Pro Movie Downloader. Bước 7 - Hãy nhấn “Files” (Các tệp) để xem các video được tải về của bạn. Nếu video đó còn chưa được tải xong thì nó sẽ xuất hiện trong tab “Downloads” (các Bản tải về). Bước 8 - Hãy nhấn vào video và sau đó nhấn “Save” (Lưu) để chuyển nó tới Camera Roll của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng truy cập video đó từ các ứng dụng Photos (Ảnh) hoặc Videos. Bước 9 - Hãy xem các video được lưu lại của bạn ngoại tuyến. Một khi bạn đã lưu lại video, bạn có thể xem nó từ Camera Roll bất cứ lúc nào, thậm chí cả khi không có kết nối Internet. Phương pháp 3 - Android Bước 1 - Hãy tới website YouTube bằng trình duyệt của bạn. Nếu bạn muốn lưu các video để xem sau này trên Android, thì cách dễ nhất là sử dụng các website cho phép tải video Youtube. Để sử dụng nó, bạn sẽ cần địa chỉ của video bạn muốn tải về xem sau này. Bước 2 - Hãy tìm video bạn muốn tải về. Tìm trên YouTube video bạn muốn lưu lại. Hãy nhấn vào nó để tải trang video của YouTube. Bước 3 - Hãy sao chép URL (địa chỉ) video. Nhấn và giữ địa chỉ đó trong thanh URL trình duyệt của bạn. Hãy chọn “Copy” (Sao chép) từ trình đơn hiện ra. Nút sao chép có thể trông giống như 2 hình chữ nhật nằm chồng lên nhau. Bước 4 - Hãy tới website cho phép tải video Youtube. Có nhiều site cho phép bạn tải về các video của YouTube. Một trong các site phổ biến và đáng tin cậy nhất là KeepVid.com. Quy trình đó sẽ rất giống với các site của trình tải về video khác. Bước 5 - Hãy nháy vào trường URL. Trên KeepVid, nó nằm ở trên cùng của trang. Bạn có thể phải phóng to, vì site này chỉ có phiên bản cho máy để bàn. Bước 6 - Hãy nhấn và giữ trường trắng đó, rồi chọn “Paste” (Dán). Bạn sẽ dán URL được sao chép vào ô đó. Bước 7 - Hãy nhấn “Download” (Tải về) ở bên phải của ô URL. Đừng nhấn nút Download (Tải về) to bên cạnh đó, vì đây là một quảng cáo. Bước 8 - Hãy nhấn "Download MP4" (Tải về MP4) để có được chất lượng bạn muốn. Nhiều phiên bản có lẽ chỉ có tiếng nói hoặc video, nhưng thường bạn sẽ thấy một phiên bản MP4 có chất lượng 480p hoặc cao hơn. Việc nhấn vào đường liên kết Download sẽ bắt đầu tải video về thiết bị của bạn ngay lập tức. Bước 9 - Hãy xem các video được tải về. Bạn sẽ tìm các video trong thư mục Downloads mà bạn có thể truy cập bằng việc mở App Drawer và chọn "Downloads". Android của bạn sẽ có khả năng chơi các tệp video mà không có vấn đề gì, nhưng nếu tệp đó không chơi được thì hãy thử sử dụng ứng dụng VLC Player miễn phí để chơi chúng.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tin-c%E1%BA%ADy-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-tr%C3%AAn-iPhone
Cách để Tin cậy ứng dụng trên iPhone
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách cấp quyền để iPhone chạy một ứng dụng tùy chỉnh được tải ngoài kho ứng dụng Apple App Store. Phương pháp 1 - Cài đặt ứng dụng không đáng tin cậy Bước 1 - Tải và cài đặt một ứng dụng tùy chỉnh. Các ứng dụng của doanh nghiệp hoặc tùy chỉnh được các nhà phát triển tạo ra để tải xuống từ Web hoặc chuyên dùng trong doanh nghiệp, chẳng hạn như ứng dụng quản lý khách hàng độc quyền. Bước 2 - Mở ứng dụng. Khi đó, cảnh báo "Untrusted Enterprise Developer" (Nhà phát triển doanh nghiệp không đáng tin) sẽ hiện ra. Ứng dụng được tải từ App Store sẽ tự động được tin cậy. Bước 3 - Nhấn vào Cancel (Hủy). Phương pháp 2 - Cho phép chạy ứng dụng tùy chỉnh Bước 1 - Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) với biểu tượng bánh răng (⚙️) màu xám nằm trên màn hình home của iPhone. Bước 2 - Nhấn vào tùy chọn General (Chung) nằm bên cạnh biểu tượng bánh răng màu xám (⚙️) trong mục gần đầu trình đơn. Bước 3 - Nhấn vào Profiles (Hồ sơ). Menu phụ này còn có tên là (Quản lý hồ sơ & thiết bị). Menu phụ này sẽ không hiển thị trên iPhone cho đến khi bạn tải và mở một ứng dụng không đáng tin. Bước 4 - Nhấn vào tên nhà phát triển ứng dụng hiển thị trong mục "Enterprise App" (Ứng dụng doanh nghiệp) của menu. Bước 5 - Nhấn vào tùy chọn Trust [Name of Developer] (Tin [tên nhà phát triển]) ở gần đầu màn hình. Bước 6 - Nhấn vào Trust (Tin cậy). Vậy là bạn đã cấp quyền cho iPhone chạy ứng dụng vừa được cài, cũng như ứng dụng bất kỳ khác mà bạn sẽ tải và cài đặt từ cùng nhà phát triển.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%ADa-b%E1%BB%93n-c%E1%BA%A7u-b%E1%BB%8B-r%C3%B2-r%E1%BB%89-n%C6%B0%E1%BB%9Bc
Cách để Sửa bồn cầu bị rò rỉ nước
Bồn cầu xả nước liên tục có thể làm lãng phí hàng ngàn lít nước mỗi ngày, hóa đơn tiền nước tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt gia đình bạn. Sữa chữa nó kịp thời không những giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn giải quyết phiền toái vì tiếng ồn. Sau đây là một số nguyên nhân khiến toilet chảy nước, và bạn hoàn toàn có thể tự sửa mà không cần bất cứ dụng cụ đặc biệt hay kiến thức chuyên môn nào. Chìa khóa của vấn đề là tìm ra được nguyên nhân, vị trí gây nên rò nước. Một khi đã xác định được, bạn sẽ giải quyết nó nhanh thôi. Phương pháp 1 - Xác định vấn đề của van xả nước Bước 1 - Khóa đường ống dẫn vào toilet. Trước khi kiểm tra bạn cần khóa đường ống cấp nước cho bồn cầu lại. Gạt cần để xả hết nước trong két. Điều này giúp cho nước không chảy vào bồn chứa trong lúc bạn xem xét sửa chữa. Van xả nước là một miếng cao su tròn có nhiệm vụ ngăn nước chảy từ két nước vào bồn cầu. Khi chúng ta dội nước, dây xích sẽ kéo nắp cao su lên để nước sạch đổ vào bồn. Van xả nước hoạt động không đúng cách là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên vấn đề toilet chảy nước. Bước 2 - Mở phần nắp toilet và quan sát bên trong. Lót một chiếc khăn ở trong góc hoặc tại vị trí an toàn không vướng víu bạn. Cầm chắc nắp sứ bằng hai tay rồi nhấc lên. Đặt nó lên khăn đã lót sẵn để tránh va chạm. Nắp toilet làm từ vật liệu nặng và dễ vỡ, vì thế hãy cẩn thận đặt nó ở nơi an toàn. Bước 3 - Xem xét độ dài đoạn dây nối giữa van xả và cần gạt nếu cần thiết. Nếu dây quá dài hoặc quá ngắn thì van xả sẽ không hoạt động tốt được. Nếu sợi dây quá ngắn, van sẽ luôn hở khi không cần thiết và nước dội vào bồn liên tục. Nếu dây quá dài, nắp van sẽ không được kéo lên khi bạn gạt cần, và nước không thể chảy ra. Nếu dây xích quá căng, gỡ chiếc móc câu nối dây xích vào cần gạt ra, di chuyển nó lên trên một đến hai nấc. Khi độ dài vừa phải, móc nó lại vào dây xích và cần gạt. Nếu dây xích quá dài, dùng kìm cắt kim loại cắt ngắn bớt phần bên trên của dây xích. Sau khi canh chỉnh hợp lý, móc nó lại vào cần gạt toilet. Bước 4 - Kiểm tra van xả nước để tìm ra vấn đề. Gỡ van xả ra bằng cách tháo phần bản lề giữa van xả và ống tràn, chính là ống hở giữa bể. Quan sát xem van xả có bị đóng cặn, biến dạng, đổi màu, mục nát hay những dấu hiệu khác. Bạn có thể làm sạch van xả nếu nó bị đóng cặn. Nếu van bị hư hỏng về hình dáng, kích cỡ thì cần được thay mới. Bước 5 - Làm sạch van xả. Những chất cặn trong nước lâu ngày có thể bám lên van xả, khiến van không thể đóng kín và nước chảy liên tục. Để làm sạch van xả, ngâm nó trong bát giấm khoảng 30 phút, sau đó dùng bàn chải đánh răng cũ chà sạch chất bẩn bám trên đó. Khi van xả đã sạch, đặt nó về chỗ cũ. Móc chốt ở bản lề trên ống tràn lại vào van xả. Mở nước để két chứa được xả đầy. Lắng nghe tiếng nước chảy để xem liệu vấn đề đã được khắc phục chưa. Bước 6 - Thay mới van xả bị hỏng. Mang van xả bị hư hỏng đến cửa hàng chuyên dụng và mua cái mới cùng loại, giống về hình dáng, kích cỡ. Bạn cũng có thể mua van xả thông dụng, loại có thể vừa với hầu hết kiểu toilet. Để lắp đặt van xả mới, đặt nó vào vị trí và lắp vào bản lề trên ống tràn. Mở nước và dội thử xem hệ thống đã hoạt động tốt chưa, nếu nước không còn chảy liên tục nữa thì bạn đã thành công. Phương pháp 2 - Điều chỉnh mực nước Bước 1 - Kiểm tra mực nước. Nếu van xả không phải nguyên nhân khiến bồn cầu bị rò nước thì lý do phổ biến tiếp theo là mực nước. Mực nước quá cao sẽ tràn ra ngoài qua ống tràn. Khi bể đầy và nước vẫn chảy liên tục, hãy nhìn và ống tràn. Ống tràn nằm ở giữa bể liên kết két nước với bồn cầu. Kiểm tra nếu thấy nước chảy liên tục vào ống tràn. Trong trường hợp mực nước quá cao, hãy điều chỉnh nó bằng cách hạ thấp bóng phao. Bước 2 - Xác định loại bóng phao mà bạn đang sử dụng. Nước đi vào bể qua van cấp nước. Bóng phao liên kết với đường ống cấp nước để điều chỉnh mực nước thấp hay cao. Độ cao của phao thể hiện lúc bể đầy và van cấp nước được đóng lại. Vì thế bạn hoàn toàn có thể hạ thấp mực nước bằng cách canh chỉnh độ cao của bóng phao. Có hai loại bóng phao chính: Bóng phao dạng tròn, bộ xả nước bồn cầu sẽ có một thanh ngang một đầu nối với van cấp nước, đầu còn lại nối vào bóng phao. Bóng phao dạng phễu, như tên gọi thì loại bóng phao này có một xi lanh nhỏ bao quanh van cấp nước. Bước 3 - Hạ thấp bóng phao đối với loại phao tròn. Trên đỉnh của van cấp nước có một con ốc nối thanh ngang của bóng phao với van cấp. Khi vặn con ốc này, bạn có thể điều chỉnh độ cao của phao. Với tuốc-nơ-vít, hãy siết ốc một phần tư theo chiều kim đồng hồ để hạ bóng phao. Gạt nước toilet và chờ nước chảy đầy bể chứa. Kiểm tra lại mực nước. Theo lý thuyết, mực nước nên thấp hơn đầu ống tràn từ 2,5 đến 3,8 cm. Tiếp tục điều chỉnh ốc của van cấp cho đến khi mực nước vừa phải. Bước 4 - Đối với bóng phao dạng phễu cũng vậy. Tương tự như hệ thống bóng phao hình tròn, trên van cấp của hệ thống bóng phao dạng phễu có đinh ốc để bạn điều chỉnh. Khi bạn siết hoặc nhả ốc, bóng phao sẽ được nâng cao hoặc hạ thấp. Vặn ốc một phần tư theo chiều kim đồng hồ để hạ phao thấp xuống. Gạt nước và chờ két nước được bơm đầy. Kiểm tra mực nước. Tiếp tục canh chỉnh bằng cách siết ốc một phần tư theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mực nước trong két thấp hơn đầu ống tràn từ 2,5 đến 3,8 cm. Bước 5 - Kiểm tra ống cấp nước nếu toilet chảy nước liên tục. Ống cấp nước được gắn với van cấp với nhiệm vụ nạp lại nước vào két sau khi nước đã xả hết. Ống này phải luôn nằm phía trên mặt nước, nếu không nước sẽ chảy liên tục. Khi bể chứa đã đầy, đảm bảo rằng ống cấp nước không bị ngập trong nước. Để sửa một ống cấp nước bị chìm trong nước, chỉ cần cắt ngắn nó một chút để đầu ống vừa đủ nằm trên mặt nước. Phương pháp 3 - Thay mới van cấp nước Bước 1 - Tắt nước và xả hết nước trong bồn chứa. Sau khi van xả và mực nước đều đã được kiểm tra, sửa chữa mà bồn cầu vẫn chưa hoạt động tốt, vấn đề lúc này nằm ở van cấp nước. Giải pháp dành cho bạn là thay mới van cấp nước. Để thực hiện, bạn cần xả hết nước trong két chứa: Tắt nguồn nước chảy vào toilet. Dội hết nước. Sử dụng một miếng bọt biển để thấm lượng nước còn lại từ bể. Ngâm miếng bọt biển trong bồn rửa, vắt ra ngoài, tiếp tục cho đến khi không còn nước trong bể. Bước 2 - Khóa nguồn nước chảy vào bồn cầu. Ở ngoài toilet có đường ống nước dẫn vào két chứa. Để khóa nước, vặn van khóa trên đường ống lại. Vặn nó một phần tư theo chiều kim đồng hồ để khóa đường ống cấp nước lại. Bạn có thể phải sử dụng kiềm vì van khóa này hơi cứng. Bước 3 - Tháo van cấp nước chính trong két ra. Khi đường nước đã được khóa, bạn có thể kéo van cấp cũ ra khỏi két nước. Thực hiện điều này bằng cách sử dụng cờ lê có thể điều chỉnh để xoay đai khóa sang trái (ngược chiều kim đồng hồ). Một khi chốt khóa bị tắt, bạn có thể kéo van cấp cũ ra khỏi bồn vệ sinh. Mang nó theo đến cửa hàng chuyên dụng và tìm mua van cấp thay thế. Bằng cách này bạn có thể đảm bảo rằng van cấp thay thế có cùng kích cỡ và kiểu dáng với cái cũ đã bị hỏng. Bạn có thể thay thế bóng phao loại tròn của van cấp bằng bóng phao dạng phễu hiện đại hơn. Bước 4 - Lắp đặt van cấp mới và nối với nguồn nước. Lắp van cấp mới vào vị trí của nó trong két nước. Van cấp cần vừa khít với lỗ trong bể chứa nơi nước sẽ chảy vào. Thắt chặt đai ốc theo chiều kim đồng hồ để chặt siết nó. Khi đai ốc đã được siết chặt bằng tay, dùng kìm vặn đai ốc thêm một phần tư vòng nữa cho chặt. Bước 5 - Gắn ống cấp nước. Nối ống cấp nước vào vòi phun nước ở đầu van cấp. Điều chỉnh vị trí của ống cấp sao cho nước chảy vào ống tràn. Nếu trên ống tràn có kẹp thì hãy kẹp ống cấp nước vào để giữ nó đúng vị trí. Bước 6 - Canh chỉnh phao. Xem hướng dẫn sử dụng của hệ thống để canh chỉnh lại độ cao của bóng phao cho phù hợp với van cấp mới. Sử dụng thước cuộn để đo chiều cao từ dưới đáy bể và điều chỉnh độ cao của van cấp bằng cách siết ốc ở đầu van. Bước 7 - Kiểm tra van cấp. Mở nước lên cho nước chảy đầy bồn chứa. Xem xét mực nước, đảm bảo ống cấp không ngập trong nước và lắng nghe tiếng nước chảy xem mọi thứ đã ổn định chưa. Chỉnh lại độ cao của phao nếu cần thiết. Gạt cần dội thử toilet vài lần và đợi nước chảy vào đầy két chứa để kiểm tra mọi thứ lần nữa. Khi bạn đã sửa bồn cầu thành công và nước không còn bị rò rỉ nữa, cẩn thận đậy nắp sứ của két nước lại như cũ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-ki%E1%BB%83u-cho-m%C3%A1i-t%C3%B3c
Cách để Tạo kiểu cho mái tóc
Việc tạo kiểu cho mái tóc sẽ làm bạn trông quyến rũ hơn và thể hiện phong cách riêng. Đây là một cách tuyệt vời để làm nổi bật tính cách của bạn. Các kiểu tóc thường rất đa dạng và bạn nên tìm kiểu phù hợp nhất với mình. Mặc dù việc tạo kiểu còn phù thuộc vào độ dài và kết cấu tóc, nhưng có rất nhiều cách để tạo ra kiểu tóc phù hợp với tính cách của bạn. Phương pháp 1 - Chăm sóc tóc đúng cách Bước 1 - Hạn chế dùng dầu gội kẻo tóc sẽ bị khô. Không phải ai cũng cần gội đầu mỗi ngày. Nếu tóc khô, bạn nên gội đầu sau mỗi hai hoặc ba ngày. Chỉ gội đầu mỗi ngày khi tóc đổ nhiều dầu. Dùng dầu gội phù hợp với màu tóc và kết cấu tóc của bạn. Bên cạnh đó, dùng dầu xả mỗi khi gội đầu. Có lẽ bạn sẽ cần thêm kem hoặc xịt dưỡng tóc nếu tóc quá rối. Trên thực tế, tóc bị “bẩn” do vài ngày chưa gội sẽ dễ tạo kiểu hơn. Tình trạng này sẽ giữ lọn tóc tốt hơn. Bạn sẽ chải tóc từ dưới lên trên để không còn bị rối trước khi tạo kiểu. Bước 2 - Dưỡng tóc để tạo độ bóng. Tóc xoăn hoặc chẻ ngọn có thể là do bị thiếu độ ẩm. Do đó, hãy chọn các sản phẩm có thành phần cấp ẩm như dầu tự nhiên và tránh các sản phẩm chứa cồn. Mua một vài loại dầu hoặc mặt nạ phục hồi giúp tóc chắc khỏe trong khoảng thời gian nuôi tóc, cắt hoặc nhuộm để có kiểu tóc như ý. Thay vì dùng dầu xả, bạn có thể bôi dầu tự nhiên lên tóc, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu argan. Bắt đầu từ giữa độ dài mái tóc và thoa dần xuống đuôi tóc để tóc bóng và chắc khỏe. Nếu tóc mỏng và thiếu độ phồng, bạn sẽ chọn sản phẩm có chứa biotin, collagen hoặc keratin vì những sản phẩm này giúp tóc dày và khỏe. Bạn cũng có thể thoa dầu xả lên tóc và sau đó đội mũ tắm rồi đi ngủ. Khi lấy mũ tắm ra, bạn chỉ cần xả tóc như thường lệ. Bước 3 - Cẩn thận khi dùng nhiệt trên tóc. Không việc gì gây tổn hại nhiều cho tóc như khi lạm dụng việc tạo kiểu bằng các thiết bị nhiệt như máy sấy, lô cuốn điện hoặc máy uốn. Tóc bị khô thì cho dù có tạo kiểu như thế nào cũng không bắt mắt. Cố gắng hong khô tóc tự nhiên mỗi khi có thể để giữ độ chắc khỏe của tóc. Nếu phải sấy tóc, bạn nên dùng loại máy có bộ phận tản nhiệt. Đây là phần được gắn vào đầu máy sấy để giảm mức độ tổn hại của nhiệt. Dùng sản phẩm bảo vệ tóc khỏi tác động nhiệt để giảm mức độ tổn hại. Xịt sản phẩm lên toàn bộ phần tóc mà bạn muốn uốn xoăn. Đừng giữ chai xịt quá gần với tóc kẻo sẽ bị ướt và rất khó uốn xoăn. Bước 4 - Cắt một kiểu tóc đẹp và chọn lược phù hợp. Nếu mái tóc xơ xác hoặc chưa được cắt tỉa đẹp mắt thì sẽ khó mà tạo kiểu. Vi vậy, tốt hơn hết bạn nên cắt tóc sau mỗi 6 tuần để cắt bỏ phần chẻ ngọn. Khi cắt tóc ở tiệm, bạn thử hỏi thợ cắt tóc xem loại lược nào phù hợp với tóc của bạn. Các loại lược với hình dạng và chất liệu khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả khác biệt cho mái tóc. Khi bắt đầu tạo kiểu, bạn nhớ đừng dùng lược tròn chải tóc quá kỹ. Việc chải tóc bằng lược tròn có thể gây xơ rối hoặc tổn hại cho tóc. Do đó, bạn chỉ nên dùng lược răng thưa. Loại lược này không gây tổn hại cho tóc. Kiểu tóc tầng sẽ làm nổi bật các lọn xoăn tự nhiên. Nếu muốn kiểu tóc thẳng, bạn sẽ nuôi tóc dài hơn. Lưu ý rằng kiểu tóc ngắn có thể không phù hợp với tóc xoăn. Nếu là nam, bạn không thể dùng gel để khắc phục các khuyết điểm. Bạn nên cắt một kiểu tóc phù hợp. Với phụ nữ có mái tóc dài, kiểu cắt này là lựa chọn thích hợp nếu bạn muốn tạo kiểu cho tóc và tránh tình trạng thiếu sức sống. Phương pháp 2 - Chọn kiểu Bước 1 - Nhờ chuyên gia tạo mẫu tóc tư vấn để biết kiểu nào phù hợp với bạn. Các chuyên gia có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tạo kiểu. Tại sao bạn không thử hỏi họ thay vì tự tìm hiểu? Hãy nhờ những người giàu kinh nghiệm tư vấn cho bạn. Nếu ngại tốn kém, bạn có thể lên mạng. Mạng internet là nguồn cung cấp rất nhiều hướng dẫn để bạn có thể hình dung về các kiểu tóc. Nhờ hỗ trợ từ thợ cắt tóc hoặc nhà tạo kiểu. Những chuyên gia này sẽ tạo kiểu và hướng dẫn bạn cách tự thực hiện. Ngoài ra, thử tìm các khóa học giúp bạn có thêm kỹ thuật tạo kiểu cho mái tóc. Nếu muốn tạo kiểu cho một sự kiện quan trọng như dạ hội hoặc tiệc cưới, bạn có thể tìm đến các chuyên gia. Nếu lựa chọn này không phù hợp, bạn sẽ thử tạo kiểu trước ngày diễn ra sự kiện để biết kiểu tóc trông như thế nào. Xem hướng dẫn tạo kiểu trên Youtube hoặc trên các trang mạng. Chỉ cần vào Youtube và tìm kiểu tóc mà bạn muốn. Có rất nhiều phần hướng dẫn giúp bạn biết cách tạo ra kiểu tóc mà mình muốn. Bước 2 - Tìm hiểu nhiều kiểu tóc trước khi chọn kiểu ưng ý. Nghĩ về các kiểu tóc mà bạn thích và tìm kiếm hình ảnh của từng kiểu. Sau đó chọn ra ba kiểu mà bạn thật sự muốn thử dựa theo tiêu chí phù hợp với khuôn mặt và cuộc sống của bạn (tóc dài sẽ cần nhiều thời gian chăm sóc). Bạn thích tóc có màu highlight hay màu tự nhiên? Bạn có thích một độ dài tóc nhất định nào không? Bạn muốn màu tóc nào? Thử tìm những người nổi tiếng có mái tóc gợn sóng giống bạn hoặc có khuôn mặt tròn như bạn vì việc này giúp bạn hình dung xem kiểu đó sẽ trông như thế nào với bản thân. Lấy ý kiến. Nhờ bạn bè, thợ làm tóc và người thân gợi ý kiểu tóc cho bạn. Mặc dù tóc và phong cách là của bạn, nhưng họ có thể đưa ra các ý tưởng mà bạn chưa từng nghĩ tới hoặc gợi ý để tạo ra phong cách phù hợp với bạn. Hãy kết hợp các ý tưởng đó. Cố gắng không đi vào lối mòn để chỉ luôn cột tóc hoặc xõa tóc. Bước 3 - Hiểu kết cấu và độ dài của mái tóc. Biết độ dày, độ dài và thời gian mọc tóc của mái tóc có thể giúp bạn tìm được kiểu phù hợp với thực tế. Độ dài tóc trên vai thường được cho là ngắn, còn độ dài trung bình thường tính từ vai đến ngang lưng. Tóc dài thường là từ lưng trở xuống. Bạn có thể nhận biết độ dày của mái tóc bằng cách quan sát và cảm nhận. Tóc được xếp vào hai nhóm cơ bản - mỏng hoặc dày. Mái tóc tự nhiên của bạn thẳng, xoăn hay gợn sóng? Nếu tóc ngắn, bạn có thể uốn tóc xoăn lọn nhỏ, bấm tóc và gắn thêm các phụ kiện bắt mắt. Với tóc có độ dài trung bình, bạn có thể tết tóc và uốn lọn/uốn gợn sóng/bấm/duỗi, búi tóc, cột đuôi ngựa. Đối với tóc dài, bạn cứ thoải mái thử nhiều kiểu. Bước 4 - Tạo ra phong cách riêng của bạn. Việc cố gắng bắt chước những kiểu tóc mới nổi lên không phải là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn cần chọn kiểu phù hợp với tính cách và hoàn cảnh. Có rất nhiều kiểu để bạn chọn, chẳng hạn như tết tóc, uốn tóc xoăn gợn sóng, cắt tóc ngắn, duỗi/uốn tóc, bện tóc kiểu dây thừng, cạo một phần tóc, sáng tạo kiểu tóc mới hoặc nhuộm highlight. Trước tiên, bạn phải hiểu bản thân. Hãy nhìn vào gương và tự hỏi bạn muốn trở thành một người như thế nào. Bên cạnh đó là việc lựa chọn trang phục. Cân nhắc luôn cả bối cảnh công việc. Kiểu tóc đó có phù hợp với môi trường làm việc không? Tốt nhất là tận dụng những điểm tự nhiên để làm nổi bật nét đẹp của bạn. Việc duỗi tóc xoăn hoặc uốn tóc thẳng mỗi ngày có thể gây tổn hại cho mái tóc và mất rất nhiều thời gian. Bước 5 - Xác định hình dáng khuôn mặt để bạn có thể chọn kiểu phù hợp. Không có kiểu tóc nào phù hợp với mọi khuôn mặt. Đây là điều quan trọng mà bạn nên nhớ. Do đó, bạn cần xác định xem kiểu tóc nào hợp nhất với khuôn mặt của mình. Để xác định hình dáng khuôn mặt, bạn sẽ nhìn vào gương và vẽ đường viền khuôn mặt trên gương bằng son môi. Sau đó, quan sát hình dáng đó và xác định xem nó giống với hình dáng nào nhất. Ví dụ, khuôn mặt hình trái tim không hợp với tóc ngắn, nhưng sẽ nổi bật với kiểu chải hết tóc ra sau. Nếu sở hữu khuôn mặt chữ điền, bạn sẽ chọn kiểu tóc làm nổi bật xương gò má và làm cho cằm mềm mại hơn, chẳng hạn như cắt các tầng tóc bắt đầu từ dưới tai đến vai. Nếu khuôn mặt của bạn có hình dáng trông như quả chuông với phần trên nhỏ thì bạn nên tránh để tóc mái và cắt tóc ngắn. Nếu tai khá to, bạn sẽ để tóc dài. Nếu có vầng trán rộng, tốt nhất bạn nên để tóc mái thưa hoặc mái xéo. Khuôn mặt trái xoan gần như phù hợp với mọi kiểu tóc, nhưng nếu bạn có đường nét khuôn mặt mạnh mẽ, như khuôn mặt hình chữ nhật hoặc kim cương, bạn sẽ cần những đường cắt mềm mại để nét mặt trông thanh thoát hơn. Kiểu tóc đuôi ngựa cột chặt hoặc chải hết tóc ra sau sẽ không phù hợp nếu bạn cảm thấy thiếu tự tin về vầng trán hoặc hình dáng khuôn mặt. Tóc mái là kiểu phù hợp để định hình đường nét khuôn mặt, cho dù là tóc mái thưa thẳng hay mái xéo. Kiểu tóc bob có thể làm cho cổ trông dài hơn. Tóc búi “củ tỏi” và các kiểu tóc búi khác trông rất duyên dáng. Kiểu tóc đuôi ngựa tạo ra phong cách vô tư, tinh nghịch và trẻ trung. Bước 6 - Thử cách tạo kiểu tạm thời. Cách tốt nhất là thử các kiểu tóc trước khi quyết định tạo kiểu lâu dài. Bạn sẽ chụp ảnh để biết bản thân trông như thế nào với kiểu tóc mới. Ví dụ, thử dùng máy uốn để tạo kiểu tạm thời vài lần trước khi uốn tóc xoăn lâu dài. Bạn cũng có thể đội tóc giả để xem bản thân trông như thế nào với màu tóc và kiểu tóc đó. Dùng thuốc nhuộm tóc tạm thời trước khi nhuộm tóc thật ở tiệm. Thử kẹp tóc cho ngắn lại hoặc nối tóc trước khi quyết định cắt hoặc nuôi tóc dài. Bạn cũng có thể tìm các website cho phép tải ảnh của mình lên và thử gắn các kiểu tóc khác vào để hình dung trước kết quả. Cân nhắc điều mà bạn muốn người khác cảm nhận được mỗi khi họ nhìn mình. Phong cách tự nhiên sẽ cho biết bạn là một người thoải mái. Nếu muốn tạo vẻ nổi loạn, bạn có thể nhuộm tóc hoặc cạo bớt một phần tóc. Phương pháp 3 - Tạo kiểu như bạn mong muốn Bước 1 - Dùng sản phẩm tạo kiểu. Một số sản phẩm tạo kiểu gồm có wax hoặc mousse. Để dễ dàng tạo kiểu cho tóc, bạn nên dùng các sản phẩm như serum dành cho tóc xoăn hoặc chống xơ rối, sản phẩm làm dày tóc mỏng hoặc xịt giữ nếp tóc. Dầu gội khô là lựa chọn tốt nhất. Hãy dùng sản phẩm này để làm phồng tóc và tạo kết cấu hoặc để che đậy mái tóc hay chân tóc bị đổ dầu nếu sản phẩm đó phù hợp với màu tóc của bạn. Mua những sản phẩm tốt thay vì sản phẩm rẻ nhất mà bạn tìm thấy ở cửa hàng. Sự khác biệt giữa những sản phẩm này là vẻ đẹp của tóc khi tạo kiểu xong, cảm giác và hương thơm. Tuy nhiên, đừng dùng quá nhiều sản phẩm vì có thể khiến tóc bị đổ dầu. Tập trung vào các sợi tóc thay vì chỉ phần trên của mái tóc. Cố gắng thoa đều sản phẩm lên tóc bằng cách chia tóc thành những phần nhỏ. Dùng phụ kiện tóc. Băng đô rất hợp với mái tóc ngắn! Dùng băng đô to để che phần tóc đổ dầu sau 2 ngày chưa gội hoặc phần tóc mái không đều. Bạn cũng có thể dùng kẹp hoặc nơ để tô điểm thêm cho kiểu tóc đuôi ngựa hoặc tóc búi. Bước 2 - Đừng làm cho tóc bị cứng hoặc tạo kiểu quá đà. Chúng ta, cả nam lẫn nữ, đều thích được luồn tay vào mái tóc của mình. Vi vậy, bạn cần tạo kiểu sao cho tóc mềm mại, có thể chạm vào được, đừng quá cứng hoặc bóng dầu. Chỉ dùng một lượng nhỏ sản phẩm phù hợp. Dùng loại wax tốt. Cách tốt nhất để tạo kiểu cho tóc là dùng loại wax tốt - lấy một lượng nhỏ và làm nóng bằng cách chà hai lòng bàn tay vào nhau. Sau đó, đảm bảo thoa đều wax lên toàn bộ tóc trước khi tạo kiểu. Với đàn ông, để tạo kiểu tóc dựng hoặc hơi rối, bạn sẽ dùng loại wax hoặc gel không làm cứng tóc và giúp tóc trông tự nhiên. Lấy một ít sản phẩm tạo kiểu, xoa đều vào hai tay, thoa đều lên tóc, sau đó vuốt tóc hướng lên như đang đẩy tóc vào giữ đỉnh đầu. Phần tóc dựng sẽ hình thành khi bạn đẩy tóc. Thoa wax để giữ kiểu tóc và làm cho tóc phồng. Bước 3 - Tạo ra kiểu gợn sóng tự nhiên. Nếu có mái tóc gợn sóng tự nhiên, bạn nên tạo kiểu sao cho làm nổi bật nét đẹp vốn có của tóc. Để có những lọn tóc xoăn kiểu bãi biển, bạn thử dùng thêm xịt muối biển sau khi dùng xịt giữ nếp tóc. Như vậy, bạn sẽ có kết cấu tóc đẹp mắt và lọn tóc xoăn mềm mại tự nhiên. Sau khi tắm xong với mái tóc đã được gội sạch, bạn sẽ làm khô tóc và thoa mousse. Tuy nhiên, nhớ đừng dùng quá nhiều mousse. Cúi đầu về phía trước và thoa mousse từ chân tóc đến ngọn tóc rồi bóp tóc. Sau đó để tóc khô tự nhiên từ 30 phút đến một tiếng. Hoàn tất bằng việc sấy tóc ở chế độ nhiệt thấp hoặc mát. Nếu tóc bạn cứng và không giữ nếp tốt, sau khi sấy tóc xong, bạn sẽ bóp và đánh rối chân tóc trong khi vẫn đang cúi đầu. Dùng xịt giữ nếp tóc. Sấy tóc ở chế độ chậm và nhiệt độ thấp sau khi dùng xịt giữ nếp tóc. Cuối cùng, hất tóc về phía sau và chiêm ngưỡng kiểu tóc mới! Bước 4 - Uốn tóc Có rất nhiều loại thiết bị nhiệt khác nhau mà bạn có thể sử dụng - máy duỗi, máy uốn, lô cuốn Velcro hoặc lô cuốn điện. Đôi khi bạn cần dùng đến nhiệt để làm tóc xoăn. Khi dùng máy duỗi, bạn nhớ dùng thêm sản phẩm bảo vệ tóc khỏi tác động nhiệt. Nếu sở hữu mái tóc dày, bạn sẽ chia tóc thành hai phần và xử lý từng phần. Đừng lấy phần tóc hơn 2,5cm và cẩn thận để tránh bị bỏng. Khi dùng máy uốn, bạn cũng đừng quên dùng sản phẩm bảo vệ tóc khỏi tác động nhiệt. Thay đổi hướng cuốn tóc hoặc cuốn theo cùng một hướng (vào trong hoặc ra ngoài). Nhớ chải toàn bộ tóc ra phía sau vai và để áp sát vào lưng. Sau khi uốn xong một lọn, bạn nên kéo lọn tóc về phía trước vai để tách ra khỏi phần tóc còn lại. Nếu sở hữu mái tóc dài, bạn sẽ lấy những phần tóc khoảng 2,5cm và quấn quanh lô cuốn một cách ngay ngắn sao cho không bị lệch ra ngoài. Đừng bao giờ cuốn tóc ướt bằng lô cuốn nóng vì việc này sẽ gây tổn hại cho tóc. Tiếp theo, chia tóc thành các phần nhỏ. Tùy thuộc vào độ dày của mái tóc mà bạn sẽ cần từ 2 đến 6 phần tóc. Mỗi lần chỉ xử lý một phần tóc và kẹp phần tóc còn lại ở phía trên đầu. Tóc càng ngắn thì bạn sẽ lấy các phần tóc càng to. Nếu muốn các lọn tóc xoăn khít hơn, bạn sẽ cuốn tóc khoảng 10-12 giây. Để có lọn tóc gợn sóng hoặc xoăn nhẹ, bạn sẽ cuộn tóc khoảng 8-10 giây. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian ước lượng vì tóc của mỗi người đều khác nhau. Bước 5 - Thử búi tóc hoặc tết tóc. Đây là lựa chọn nhanh giúp bạn có kiểu tóc đẹp và sang trọng. Việc tết tóc cũng rất đơn giản. Khi tết tóc, bạn sẽ chia tóc thành ba phần và đưa phần tóc bên trái sang phần giữa, kéo chặt, đưa phần tóc bên phải sang phần giữa, kéo chặt, rồi lại đưa phần tóc bên trái sang phần giữa, kéo chặt, liên tục như vậy đến khi hết tóc. Để có kiểu tóc búi nhanh chóng và đơn giản, bạn sẽ cần 2 dây thun cột tóc, kẹp tăm và lược. Bạn cột tóc đuôi ngựa, sau đó giữ và quấn tóc quanh dây thun cột tóc. Sau đó, lấy một dây thun khác và cột chặt búi tóc rồi ghim kẹp tăm vào giữa. Bước 6 - Sáng tạo khi cột tóc. Kiểu đơn giản cho mái tóc mỏng là xõa tóc, lấy một phần tóc phía trước ở hai bên và cột ở phía sau đầu. Thêm một vòng hoa để tạo kiểu cổ điển. Nếu bạn có thể dùng sản phẩm bảo vệ tóc khỏi tác động nhiệt thì kiểu tóc này khi được uốn sẽ trông rất đẹp. Kiểu đơn giản cho mái tóc dày là cột một nửa và xõa nửa còn lại. Bạn sẽ thực hiện bằng cách cột một nửa phần tóc thành đuôi ngựa và phần còn lại thì để yên. Nếu có tóc mái thì kiểu này sẽ càng đáng yêu hơn. Kiểu đơn giản cho mái tóc xoăn hoặc gợn sóng là cột đuôi ngựa hai tầng. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy một nửa phần tóc trên, cột lại và sau đó cột thêm một đuôi ngựa khác ở bên dưới. Như vậy, tóc sẽ trông dài hơn và dày hơn. Thêm một chiếc khăn bandana hoặc băng đô sẽ làm cho kiểu tóc nổi bật hơn. Bước 7 - Tạo độ phồng cho mái tóc. Mặc dù bạn cần hạn chế số lần sử dụng nhiệt trên tóc, nhưng đôi lúc bạn vẫn cần đến máy sấy để tạo độ phồng cho mái tóc. Khi sấy tóc, bạn xịt đầy lòng bàn tay một lượng mousse làm phồng tóc để thoa lên toàn bộ mái tóc bao gồm cả chân tóc, rồi bóp tóc để tạo độ phồng. Tiếp theo, cúi đầu về phía trước để sấy tóc giúp cho tóc phồng hơn, liên tục bóp từ ngọn tóc đến chân tóc trong khi sấy. Thêm một ít xịt giữ nếp tóc vào chân tóc trong khi cúi đầu để giữ độ phồng trong suốt cả ngày. Thử dùng lược gỡ tóc gối để dễ dàng chải tóc và thêm độ bóng cho tóc. Hoàn thành bằng một ít dầu dưỡng tóc để thêm độ bóng và chiều sâu cho mái tóc. Với những cô nàng có mái tóc thẳng, nhưng muốn uốn xoăn gợn sóng thì trước tiên vẫn phải gội đầu và dùng dầu xả như thường. Dùng khăn thấm khô nước để tóc vẫn còn độ ẩm và búi tóc thành hình củ tỏi ở trên đỉnh đầu. Sau đó đi ngủ và khi thức dậy bạn sẽ có mái tóc bồng bềnh. Với cô nàng có mái tóc xoăn xơ rối thì nên đặt máy giảm độ ẩm trong phòng ngủ và giữ nhiệt độ lạnh. Gội đầu ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ để tóc khô hoàn toàn khi đến giờ ngủ.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A1o-l%C3%B4ng-V%C3%B9ng-k%C3%ADn
Cách để Cạo lông Vùng kín
Ngày nay cạo lông vùng kín đang trở thành xu hướng thời trang của cả nam và nữ nhưng để có thể cạo lông đúng cách thì bạn cũng cần có những kỹ năng cần thiết. Thật ra thì cho dù bạn là nam hay nữ, cách cạo lông vùng kín cũng chỉ quy thành hai bước khá giống nhau: cạo sạch lông đi và tránh làm da bị sưng tấy. Nào hãy cùng xem Bước 1! Phương pháp 1 - Chuẩn bị Dao cạo Bước 1 - Tỉa bớt lông ở vùng kín trước. Dao cạo chỉ được thiết kế để cạo những vùng lông ngắn, nếu bạn dùng nó cho lông dài hơn thì dễ làm dao cạo bị kẹt và cùn. Để tỉa lông, nhẹ nhàng kéo lông lên trên khỏi da và sau đó dùng kéo sắc nhỏ hoặc tông đơ để tỉa, nên chọn những loại có khoá an toàn. Bạn có thể sử dụng máy cạo râu điện tử thay cho kéo, tuy nhiên hãy sử dụng loại thông thường chứ đừng chọn loại máy cạo râu có đầu xoay. Chọn những khoảng lông nào ngắn hơn 0.5 cm. Nếu bạn mới cạo lông lần đầu thì tốt nhất hãy để lông ngắn như vậy trong vài ngày để bạn có thời gian thích nghi với cảm giác "trần trụi" trước đã. Nếu bạn có biệt danh hậu đậu thì đừng nên sử dụng kéo để cắt tỉa lông ở vùng nhạy cảm. Và nếu bạn cảm thấy lo lắng khi phải cắt chỗ này tỉa chỗ kia thì hãy sử dụng loại máy cạo râu điện tử. Sử dụng máy sẽ an toàn cho da hơn vì các lưỡi dao sẽ không cắt quá sát vào da. Bước 2 - Tắm nước ấm trước để lông và nang lông trở nên mềm hơn. Như vậy sẽ dễ dàng loại bỏ các phần lông cứng ở vùng kín hơn. Nghe có vẻ như đây là một việc làm dư thừa tuy nhiên nó sẽ giúp cho quá trình cạo lông trở nên dễ kiểm soát. Nếu bạn không có thời gian thì bạn chỉ cần làm ướt một tấm khăn lông nhỏ bằng nước ấm và phủ lên lông trên vùng kín trong khoảng năm phút cũng sẽ cho kết quả tương tự. Những người thành thạo thường sẽ nói với bạn rằng tốt nhất bạn nên tẩy da chết trước và sau khi cạo lông nhưng đa số lời khuyên sẽ chỉ ra rằng chỉ cần tẩy da chết sau khi đã cạo lông là đủ. Tẩy da chết trước khi cạo lông sẽ giúp lông hướng ra ngoài khỏi da giúp bạn có thể cạo sát hơn và tránh nguy cơ dao cạo làm trầy da bạn. Vì vậy nếu bạn có nhiều thời gian thì tẩy tế bào chết trước khi cạo lông cũng khá tốt cho da. Bước 3 - Dùng kem tạo bọt để không làm rát da. Bạn có thể sử dụng loại kem cạo râu không mùi, các loại kem bôi hoặc gel để tạo bọt quanh vùng kín nơi bạn muốn cạo lông. Bạn nên sử dụng các loại kem dành riêng cho việc cạo lông vùng kín hơn là sử dụng các loại kem dành cho da mặt vì công dụng của hai loại kem này là khác nhau. Đừng cạo lông khi lông khô cứng. Luôn bôi thử kem cạo trên một vùng da khác của cơ thể để xem có gây dị ứng cho bạn hay không trước khi quyết định dùng nó cho lông vùng kín. Sản phẩm được dán nhãn dành riêng cho phái nữ không có nghĩa là phái nam không dùng được. Thường thì các loại kem cạo lông dành cho phụ nữ thường dịu nhẹ hơn loại dành cho đàn ông. Hơn nữa, các loại kem cạo râu của nam thường có mùi thơm nên sẽ dễ gây dị ứng cho da bạn hơn. Vì thế nếu bạn là nam, bạn cũng có thể nhân cơ hội bạn gái/chị/bạn cùng phòng của bạn không để ý mà lén mượn những sản phẩm này để sử dụng cũng được, họ sẽ không biết đâu! Phương pháp 2 - Cạo lông Đúng cách Bước 1 - Dùng dao cạo. Hãy dùng dao cạo mới. Dao cạo càng mới thì càng tốt cho việc cạo lông. Nếu nó là loại dao cạo nhiều lưỡi và có tẩm dung dịch lô hội làm mềm da thì lại càng tốt hơn nữa. Dao cạo màu xanh hay hồng đều không quan trọng. Nếu nó bén hoặc có nhiều lưỡi thì không chỉ dễ cho bạn khi sử dụng mà còn an toàn cho da của bạn nữa. Bạn không thích thay dao cạo liên tục? Nếu vậy hãy bảo quản dao cạo bạn đang dùng để có thể dùng đi dùng lại nhiều lần. Hãy dùng một dao cạo riêng để cạo lông vùng kín và luôn nhớ làm sạch nó sau mỗi lần sử dụng. Đừng để dao bị ướt – nước sẽ làm cho lưỡi dao của bạn bị gỉ sét và cùn. Bước 2 - Làm căng vùng da cần cạo lông. Nếu bạn không làm căng da thì sẽ rất dễ cắt trúng vào da bạn. Dao cạo chỉ sử dụng tốt trên bề mặt phẳng. Dùng một tay để căng da và nhớ giữ nguyên vị trí để bạn có thể bắt đầu cạo lông. Hãy bắt đầu từ vị trí dưới rốn, căng da thẳng ngược lên trên khỏi phần lông bạn muốn cạo. Muốn cạo theo chiều nào là tuỳ bạn. Bạn muốn cạo sạch hết? Hay cạo theo hình số 8? Bạn là người quyết định phải tạo kiểu như thế nào! Tuy nhiên đừng tốn quá nhiều thời gian cho việc này vì mọi người có thể thắc mắc bạn làm gì trong nhà tắm mà lâu quá. Bước 3 - Cạo nhẹ nhàng và từ tốn. Có hai điều bạn cần lưu ý: cạo theo chiều lông mộc sẽ giúp ngăn ngừa rát da, ngăn ngừa lông mọc ngược vào trong và cạo ngược chiều thường không tốt cho da. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, hãy cạo xuôi theo chiều lông mọc ngay cả khi làm như vậy sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Nếu bạn muốn thay đổi hướng cạo để có thể cạo lông được sạch hơn, hãy thử cạo theo chiều ngang nếu lông bạn mọc theo chiều hướng xuống. Ví dụ như cạo từ trái sang phải. Hãy làm quen với cảm giác lông mọc theo chiều nào hơn là cố gắng nhìn xem nó mọc theo hướng nào như vậy sẽ giúp bạn cạo nhanh hơn. Đừng cạo quá mức. Chỉ cạo đến khi nào bạn cảm thấy sạch rồi thì dừng lại. Nếu bạn cạo đi cạo lại nhiều lần, da bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng. Khi mới bắt đầu cạo lông, bạn sẽ nhận thấy rằng nếu bạn cạo lông vùng kín cứ sau hai ngày một lần thì sẽ dễ làm da nổi đỏ hoặc ngứa. Hãy cạo lông cách nhau vài ngày cho đến khi da đã quen với thay đổi này. Bước 4 - Đừng quên lông phía trong mông! Nếu bạn từng đi vào thẩm mỹ viện để tẩy lông thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng khi nhân viên đổ sáp nóng lên các bộ phận bạn muốn tẩy lông thì cô ấy cũng sẽ yêu cầu bạn "nằm sấp" xuống. Như thế cô ấy mới có thể tẩy cả lông trong "khe hở" mà bạn thường hay quên này. Nếu bạn muốn sạch sẽ hoàn toàn thì hãy cạo sạch lông trong mông nữa! Dùng tay để kiểm tra lại xem đã sạch lông chưa. Có thể lúc cạo lông bạn sẽ dùng gương để dễ thấy tuy nhiên gương cũng chưa chắc cho bạn thấy hết hoàn toàn. Hãy dùng tay để kiểm tra mọi hướng trước, sau, trong, ngoài để có thể chắc chắn rằng lông đã được loại bỏ hoàn toàn. Nếu bạn cạo sạch hoàn toàn lông vùng kín thì nguy cơ mắc một trong hai bệnh lây truyền qua đường tình dục STD sẽ tăng (là bệnh nhiễm vi rút HPV và bệnh u mềm lây). Mặc dù căn bệnh thứ hai nghe tên có vẻ không giống như bệnh STD thông thường nhưng thực chất nó cũng thuộc loại bệnh STD. Bước 5 - Dọn dẹp nhà tắm sau khi cạo lông xong. Bây giờ có thể bạn không quan tâm đến những cọng lông vừa cạo, nhưng sau đó chúng sẽ tích tụ lại. Phương pháp 3 - Phòng tránh Mẩn đỏ và Ngứa Bước 1 - Tẩy da chết để giữ cho da luôn sạch sẽ. Cách này sẽ giúp làm sạch bề mặt da sau khi bạn cạo lông và tránh cho lông bị mọc ngược vào trong. Sử dụng xà phòng tắm và nhẹ nhàng rửa sạch vùng được cạo sẽ giúp loại bỏ các chất dư thừa có thể làm bít lỗ chân lông của bạn và tránh cho lông bị mọc ngược vào trong gây nhiễm trùng. Mục đích của việc cạo lông là gì nếu như sau đó bạn phải đối mặt với da mẫn đỏ? Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia: Sử dụng kem tẩy da chết dạng đường để tẩy da chết sẽ làm cho da bạn mềm mịn như da em bé. Nếu như bạn không có loại kem này, hãy dùng hỗn hợp muối nở vì nó cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự cho da của bạn. Nếu bạn là phụ nữ, đừng để xà phòng dính vào âm hộ. Cơ thể của bạn có thể tự điều chỉnh để làm sạch âm hộ nên bạn không cần phải dùng xà phòng để làm sạch âm hộ mà chỉ cần nước là đủ. Xà phòng sẽ làm làm mất cân bằng độ PH trong âm hộ (mất độ PH sẽ gây nhiều nguy cơ viêm nhiễm) và sẽ làm cho âm hộ dễ nhiễm khuẩn hơn. Bước 2 - Hãy dùng tinh dầu làm từ lòng đỏ trứng gà. Tinh dầu làm từ lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và nhanh chóng làm lành các vùng da bị tổn thương. Mát xa đều tinh dầu này trên vùng lông được cạo hai lần một ngày trong vòng một tuần. Không cần phải rửa sạch lại với nước sau khi thoa. Loại tinh dầu này rất dễ thẩm thấu vào da nên không cần thiết phải rửa lại. Bước 3 - Rửa sạch phần lông còn sót lại trên da sau khi cạo, sau đó nhẹ nhàng lau khô và thoa chất dưỡng ẩm. Bạn có thể dùng Aloe Vera, dầu em bé, hoặc các chất dưỡng ẩm chuyên dành cho vùng da nhạy cảm khác. Dầu Parafin có chứa các chất miễn dịch giúp ngăn ngừa da nổi mẩn đỏ khi cọ xát. Tránh dùng các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa hương liệu và phẩm màu. Dù bạn dùng loại nào đi chăng nữa hãy nhớ đừng dùng loại có chứa nhiều hương liệu. Bước 4 - Hãy cẩn trọng trong việc sử dụng phấn dưỡng da. Các loại phấn dễ dàng hấp thu mồ hôi và dầu xung quanh vùng kín nên có thể gíup làm giảm triệu chứng mẫn đỏ hoặc rát da. Tuy nhiên bạn phải tuyệt đối cẩn thận đừng để các loại phấn này lọt vào bộ phận sinh dục. Hơn nữa bạn cũng nên tránh các sản phẩm làm trơn da vì nó sẽ làm bít các lỗ chân lông và gây mụn. Nữ giới không bao giờ nên sử dụng phấn thơm trên vùng kín vì nó sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư buồng trứng . Thực tế thì ngày nay người ta cũng ít sử dụng phấn thơm để làm mềm da vì phấm thơm được cho rằng có thể sẽ tạo ra độc tố gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bước 5 - Nên dùng nhíp để tỉa lại lông. Dù dao cạo có tốt và mắc cỡ nào thì vẫn sẽ bỏ sót một ít lông ở chỗ này chỗ kia. Hãy dùng nhíp để nhổ đi những cọng lông thừa. Sẽ hơi đau chút thôi nên bạn chắc chắn sẽ chịu được.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-m%E1%BB%8Dc-r%C4%83ng-kh%C3%B4n
Cách để Nhận biết dấu hiệu mọc răng khôn
Răng khôn là 4 chiếc răng hàm mọc trong cùng ở hai bên hàm trên và hàm dưới. Chúng là những chiếc răng mọc sau cùng, thường xuất hiện vào cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20. Răng khôn thường nhô lên xuyên qua lợi mà không gây ra triệu chứng gì, nhưng đôi khi quá trình mọc răng sẽ gây đau hoặc nhức – đặc biệt là khi chúng không có đủ chỗ để mọc hoặc mọc lệch. Nếu cảm thấy răng khôn sắp mọc, bạn có thể đến nha sĩ để đảm bảo không gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Phương pháp 1 - Nhận biết các triệu chứng sớm Bước 1 - Biết rằng không phải lúc nào cũng xuất hiện triệu chứng. Nếu răng khôn mọc lên hoàn chỉnh, xuyên thẳng qua lợi, có đủ chỗ để mọc và nằm ở đúng vị trí so với các răng khác, chúng sẽ không gây đau hoặc viêm và không cần nhổ. Răng khôn chỉ gây rắc rối và cần chú ý khi chỉ nhô lên một phần, thiếu chỗ mọc, mọc lệch và/hoặc viêm nhiễm. Không phải ai cũng có răng khôn mọc lên hoàn chỉnh. Đôi khi răng khôn bị che lấp hoàn toàn trong lợi và xương, hoặc có thể chúng chỉ nhô lên một phần. Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị những người từ 16-19 tuổi cần đến nha sĩ để kiểm tra răng khôn. Răng khôn để càng lâu sau 18 tuổi thì chân răng càng phát triển và sẽ khó nhổ hơn nếu nảy sinh vấn đề. Bước 2 - Lưu ý hiện tượng đau lợi và hàm. Ngay cả những chiếc răng khôn mọc lên bình thường cũng có thể gây ra các triệu chứng nhẹ. Hãy để ý hiện tượng đau nhẹ, cảm giác căng tức hoặc nhức âm ỉ trong lợi gần cổ họng hoặc trong xương hàm gần đó. Răng khôn đang nhú lên có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm của lợi. Tình trạng đau tăng lên khi răng khôn mọc chen chúc và xiêu vẹo – chúng có thể làm đứt các mô lợi mềm. Mức độ đau có thể khác nhau tùy từng trường hợp – một số người chỉ đau nhẹ, nhưng một số lại đau dữ dội. Tuy nhiên hiện tượng đau có thể là hoàn toàn bình thường khi răng khôn đang mọc, vì vậy bạn nên chờ một thời gian (ít nhất là vài ngày) trước khi đến nha sĩ. Quá trình mọc răng khôn không diễn ra liên tục; có thể cách 3-5 tháng bạn lại trải qua cơn đau như vậy trong vài ngày. Quá trình mọc răng khôn tác động đến vị trí xương của các răng khác, do đó bạn có thể thấy răng bị xô lệch. Nếu răng khôn không mọc lên được bình thường, chúng có thể bị kẹt hoặc bị lèn chặt trong xương hàm. Tình trạng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (xem bên dưới). Cơn đau khi mọc răng khôn có thể tăng lên vào ban đêm nếu bạn có tật nghiến răng. Việc nhai kẹo cao su cũng có thể làm tăng cơn đau do mọc răng khôn. Bước 3 - Quan sát hiện tượng đỏ và sưng. Răng khôn cũng có thể làm đỏ và sưng (viêm) trong lợi. Bạn cũng có thể dùng lưỡi cảm nhận các lợi bị sưng. Việc nhai thức ăn sẽ khó khăn hơn hoặc không thoải mái khi lợi bị viêm. Bạn có thể nhìn vào gương và dùng đèn pin dạng bút soi trong miệng. Răng khôn là răng cuối cùng (sau cùng) ở mỗi hàm. Nhìn vào mặt trên răng đang xuyên qua lợi và quan sát xem mô lợi có đỏ hoặc sưng (gọi là viêm lợi) hơn các chỗ khác không. Hiện tượng sưng thường khỏi sau khoảng một tuần. Khi nhìn vào miệng, bạn có thể thấy chút máu xung quanh chiếc răng khôn đang mọc, hoặc nước bọt có màu hơi đỏ. Hiện tượng này không phổ biến lắm nhưng cũng không hiếm gặp. Các nguyên nhân khác gây chảy máu có thể bao gồm các bệnh về lợi, viêm loét hoặc chấn thương miệng. Bạn có thể nhìn thấy một mảnh “vạt lợi” bên trên chiếc răng khôn đang mọc, còn gọi là vạt quanh thân răng. Hiện tượng này là tự nhiên và thường không gây ra vấn đề. Mô lợi ở phía sau bị sưng có thế khiến bạn khó mở miệng ra. Có lẽ bạn phải uống nước bằng ống hút trong vài ngày. Có khả năng bạn sẽ thấy khó nuốt. Nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng viêm cho bạn uống trong vài ngày. Các răng khôn hàm dưới gần với hạch hạnh nhân có thể sưng lên, khiến bạn có cảm giác như bị cảm hoặc viêm họng. Phương pháp 2 - Nhận biết các triệu chứng muộn Bước 1 - Cảnh giác với hiện tượng nhiễm trùng. Răng khôn mọc một phần (còn gọi là răng mọc kẹt) và mọc vẹo làm tăng đáng kể rủi ro nhiễm trùng. Răng khôn mọc vẹo hoặc mọc kẹt có thể tạo ra các túi nhỏ bên dưới vạt quanh thân răng, nơi vi khuẩn khu trú và sinh sôi. Các dấu hiệu nhiễm trùng thường thấy bao gồm: sưng nhiều, đau dữ dội, sốt nhẹ, sưng hạch ở cổ và dọc xương hàm, có mủ quanh mô bị viêm, hơi thở hôi và có vị khó chịu trong miệng. Răng khôn bị nhiễm trùng thường đau theo kiểu âm ỉ, thỉnh thoảng kèm những cơn đau buốt và nhói. Mủ có màu xám trắng và hình thành từ các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch. Các tế bào chuyên biệt này đổ dồn tới nơi nhiễm trùng để tiêu diệt vi khuẩn và tạo thành mủ khi chúng chết đi. Hơi thở hôi cũng có thể do thức ăn bị kẹt lại và thối rữa bên dưới vạt quanh thân răng gây ra. Bước 2 - Kiểm tra các răng cửa xem có bị xô lệch không. Ngay cả khi các răng khôn mọc vẹo và kẹt trong xương hàm, có thể chúng cũng không đau và gây ra các triệu chứng đáng kể; tuy nhiên trong một khoảng thời gian nào đó (thậm chí chỉ vài tuần) răng khôn có thể bắt đầu chen chúc và đẩy các răng khác ra khỏi hàng. "Hiệu ứng domino" này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến cả hàm răng và thấy rõ các răng bị xô lệch và xiên xẹo. Nếu thấy những chiếc răng cửa của mình đột nhiên mọc xô lệch, bạn hãy so sánh với nụ cười của mình trong những tấm ảnh cũ. Nếu răng khôn của bạn đẩy các răng khác ra khỏi vị trí bình thường quá nhiều, nha sĩ có thể sẽ đề nghị bạn nhổ răng khôn. Khi răng khôn đã được nhổ, những chiếc răng khác có thể dần dần thẳng hàng lại sau vài tuần hoặc vài tháng. Bước 3 - Tình trạng đau và sưng lâu ngày là không bình thường. Mặc dù hiện tượng đau vừa phải và viêm trong thời gian ngắn là bình thường khi răng khôn đang mọc, nhưng đau mạn tính là điều bất thường. Răng khôn mọc hoàn chỉnh thường không gây đau nhiều hoặc sưng quá vài tuần. Tình trạng đau dữ dội và viêm kéo dài hơn vài tuần thường xảy ra ở các răng khôn mọc kẹt trong xương hàm. Răng khôn mọc kẹt dẫn đến các triệu chứng nặng/mãn tính cần phải nhổ. Người có miệng và hàm nhỏ thường có nhiều khả năng có răng khôn mọc kẹt, có thể gây sưng và đau. Răng khôn mọc kẹt có thể không trực tiếp gây ra các triệu chứng, tuy nhiên chúng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng ở các răng khác hoặc ở mô lợi xung quanh, và điều này dẫn đến tình trạng đau dài ngày. Việc đến nha sĩ tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau và khả năng chịu đựng của bạn. Nguyên tắc chung là: nếu cơn đau làm bạn thức giấc khi đang ngủ (không dùng thuốc) quá 3-5 ngày, bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra. Phương pháp 3 - Điều trị triệu chứng Bước 1 - Dùng ngón tay hoặc nước đá mát-xa lợi. Dùng một ngón tay sạch (đã rửa) mát-xa trên lợi bị đau bằng động tác tới lui hoặc xoay những vòng tròn nhỏ để tạm thời làm dịu cơn đau. Cẩn thận, đừng xoa quá mạnh vì bạn có thể làm tổn thương vạt quanh thân răng và gây thêm kích ứng, sưng và/hoặc chảy máu. Dùng một viên đá nhỏ để chống viêm và giảm cơn đau âm ỉ. Nhiệt độ lạnh có thể gây sốc lúc ban đầu, nhưng các mô xung quanh chiếc răng khôn đang mọc sẽ tê đi trong vòng khoảng 5 phút. Bạn có thể sử dụng đá viên 3-5 lần mỗi ngày hoặc khi cần để chống lại cơn đau. Nhớ cắt móng tay và sát trùng ngón tay bằng cồn để đề phòng vi khuẩn lây lan vào lợi. Chiếc răng khôn đang nhiễm trùng có thể sẽ trở nặng hơn nếu bạn không giữ vệ sinh tốt. Hỏi nha sĩ về kem hoặc thuốc mỡ có tác dụng giảm nhạy cảm để mát-xa trên lợi bị viêm. Chườm lạnh hoặc mút các món ăn đông lạnh (kem que, kem hoa quả) cũng có thể giúp xoa dịu cơn đau lợi. Bước 2 - Uống thuốc giảm đau hoặc kháng viêm không kê toa. Ibuprofen (Advil, Motrin) là loại thuốc kháng viêm hiệu quả, có thể giúp giảm đau và sưng liên quan đến triệu chứng mọc răng khôn. Acetaminophen (Tylenol) là thuốc giảm đau và hạ sốt công hiệu, tuy nhiên không có tác dụng chống viêm. Liều dùng tối đa của thuốc ibuprofen và acetaminophen là khoảng 3.000 mg/ngày cho người lớn, nhưng bạn luôn luôn nên đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc. Việc uống quá liều ibuprofen (hoặc uống lâu ngày) có thể gây kích ứng, tổn thương dạ dày và thận, do đó bạn cần uống khi no. Acetaminophen khi uống quá nhiều sẽ gây ngộ độc và tổn hại cho gan. Không bao giờ được uống rượu kèm với acetaminophen. Bước 3 - Dùng nước súc miệng diệt khuẩn. Nước súc miệng diệt khuẩn hoặc diệt vi trùng có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau trong lợi và răng. Ví dụ như các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidine có thể giảm sưng và đau, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm trong miệng. Tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc không kê toa. Dù chọn nhãn hiệu nào, bạn cũng nên ngậm nước súc miệng ít nhất 30 giây và cố gắng súc sâu bên trong miệng, nơi răng khôn đang mọc. Việc súc miệng xung quanh vạt quanh thân răng cũng có thể giúp loại bỏ các mẩu thức ăn, mảng bám hoặc mảnh vụn trong miệng. Pha chế nước súc miệng diệt khuẩn tự nhiên và không tốn kém bằng cách hòa tan nửa thìa cà phê muối ăn hoặc muối biển với một cốc nước ấm. Súc miệng trong 30 giây và nhổ ra. Lặp lại 3-5 lần mỗi ngày hoặc khi cần. Giấm pha loãng, nước cốt chanh tươi, ô-xy già pha loãng hoặc vài giọt i-ốt pha với nước để súc miệng đều có tác dụng chống viêm nhiễm trong miệng. Trà ngải cứu cũng rất hữu ích trong việc chống viêm lợi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ti%C3%AAu-di%E1%BB%87t-b%E1%BB%8D-c%E1%BA%A1p
Cách để Tiêu diệt bọ cạp
Bọ cạp là loài côn trùng phá hoại nhà cửa phổ biến. Loài côn trùng thuộc lớp nhện này xuất hiện nhiều ở vùng Nam Mỹ, và các giống lớn nhất thường sống ở vùng sa mạc. Bọ cạp thích sống trong không gian tối tăm vào ban ngày và ra ngoài vào ban đêm để tìm thức ăn và nước uống. Bạn có thể tiêu diệt bọ cạp bằng cách săn chúng vào ban đêm, chặn nguồn thực phẩm và nơi trú ẩn, sử dụng động vật ăn mồi sống và dùng sản phẩm xịt diệt bọ cạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn thêm về cách tiêu diệt bọ cạp. Phương pháp 1 - Loại bỏ nguồn thực phẩm và bít kín nhà ở Bước 1 - Loại bỏ độ ẩm dư thừa. Bọ cạp thường vào nhà để tìm nguồn nước. Vì vậy, bạn cần giữ cho sàn nhà, các góc nhà, tủ và các khoảng không gian thấp được khô ráo, không rỉ nước. Không để nước đọng thành vũng hoặc đọng trong thùng chứa bên ngoài nhà ở. Bước 2 - Loại bỏ bọ trong nhà. Bọ cạp ăn côn trùng, do đó nếu trong nhà có gián, kiến hoặc các loại bọ khác, bạn cần xử lý vấn đề trước khi tiêu diệt bọ cạp. Dưới đây là một vài cách hữu ích để giảm số lượng côn trùng trong nhà: Dọn sạch các mẩu thức ăn vụn và rửa bát đĩa ngay để côn trùng không có nguồn thức ăn. Rắc bột hàn the hoặc đất tảo cát quanh gờ chân tường và dưới các bồn rửa trong nhà; các chất tự nhiên này có tác dụng tiêu diệt côn trùng. Cân nhắc việc xịt thuốc diệt côn trùng quanh nhà để tiêu diệt côn trùng. Đọc kỹ và và sử dụng thuốc một cách thận trọng, vì một số loại thuốc diệt côn trùng gây độc hại cho người và thú nuôi. Giảm cả số lượng côn trùng bên ngoài nhà vì bọ cạp thích sống bên ngoài. Bước 3 - Loại bỏ nơi trú ẩn của bọ cạp. Bọ cạp thích trốn ở nơi tối tăm, đặc biệt là vào ban ngày. Bạn cần loại bỏ các cấu trúc trong và xung quanh nhà có thể là nơi ẩn náu thuận tiện cho bọ cạp. Tiến hành các biện pháp sau để ngăn bọ cạp bò ngang dọc trong nhà: Bảo quản hộp bìa cứng trên kệ tủ thay vì trên sàn. Không để đồ lộn xộn quanh nhà hoặc dưới giường. Sắp xếp tủ quần áo và phòng ngủ gọn gàng. Bọ cạp thích trốn trong giày và đống quần áo trên sàn. Ở bên ngoài, bạn nên cắt bớt cây bụi và tán lá mà bọ cạp có thể trốn bên dưới. Dọn sạch các đống gỗ, đá hoặc phân bón. Cắt tỉa cây leo và các vị trí trú ẩn tiềm năng khác. Bước 4 - Bít kín nhà ở. Bọ cạp có thể len lỏi qua một vết nứt kích cỡ bằng tấm thẻ tín dụng. Trám kín nhà ở là bước quan trọng để ngăn bọ cạp vào nhà. Để đảm bảo ngôi nhà được an toàn, bạn nên tiến hành các biện pháp sau nhằm giữ kín cửa ra vào, cửa sổ và nền nhà: Dùng vữa trám kín các lỗ và vết nứt trên tường, gờ chân tường hoặc nền nhà. Đảm bảo cửa sổ được đóng kín và cửa lưới được kéo kín để bọ cạp không thể bò vào. Bít kín khe dưới cửa ra vào để ngăn bọ cạp chui vào nhà từ bên dưới cánh cửa. Phương pháp 2 - Săn bọ cạp Bước 1 - Chuẩn bị đúng công cụ. Cách tốt nhất để tiêu diệt bọ cạp nhanh chóng là săn chúng vào ban đêm, khi loài này hoạt động mạnh nhất. Cách này không dành cho người yếu tim, nhưng việc tiêu diệt bọ cạp từng con một là cách hữu hiệu để giảm số lượng bọ cạp quanh nhà một cách nhanh chóng. Để săn bọ cạp, bạn cần các công cụ sau: Bóng đèn màu đen (cực tím). Bọ cạp phát sáng trong bóng tối nên bạn có thể nhìn rõ chúng bằng cách dùng bóng đèn màu đen để tìm kiếm. Dùng đèn pin hoặc đèn đội đầu có bóng đèn màu đen. Một dụng cụ dùng để tiêu diệt bọ cạp. Ở nhiều vùng bang Arizona (Mỹ), người ta dùng kẹp nhíp cán dài làm vũ khí để phá vỡ bộ xương ngoài của bọ cạp. Bạn cũng có thể dùng dao dài hoặc mang một đôi bốt dày để giẫm lên chúng. Bước 2 - Tìm kiếm bọ cạp quanh nhà. Tìm bên ngoài tường, dưới chân tường và hàng rào, dưới cây bụi và các tán lá khác, dưới đống đá, trong các vết nứt bên ngoài và gần nhà. Chiếu ánh sáng đen ở tất cả các khu vực này để khiến bọ cạp phát sáng. Bọ cạp thường không sống trong cỏ nên có thể bạn sẽ không thấy nhiều con trong bãi cỏ. Bạn có thể tìm kiếm bọ cạp trong nhà, trên gác mái, dọc theo gờ chân tường và ở nhiều khu vực khác mà bạn đã từng thấy bọ cạp. Bước 3 - Tiêu diệt bọ cạp. Dùng kẹp nhíp cán dài, dao hoặc đế bốt để tiêu diệt bọ cạp. Sau đó, bạn hãy cho xác bọ cạp vào túi rác, cột chặt và đem vứt cùng rác sinh hoạt. Bước 4 - Sử dụng một cách săn bọ cạp khác. Săn bọ cạp ban đêm bằng cách dùng đèn flash ánh sáng cực tím, thuốc xịt kiến (ví dụ như Raid) và thuốc xịt gián. Phun các sản phẩm này trực tiếp lên từng con bọ cạp. Loại thuốc phun này có khả năng kích hoạt nhanh nhất. Nếu bọ cạp leo lên tường hoặc trên trần nhà, bạn có thể phun thuốc diệt ong bắp cày (ví dụ như Raid) để tiêu diệt chúng. Phương pháp 3 - Dùng bẫy, thuốc diệt côn trùng và thuốc chống bọ cạp Bước 1 - Phun thuốc diệt côn trùng dành riêng cho bọ cạp. Phun xung quanh bên ngoài nhà một vòng có chiều rộng khoảng 180 cm. Phun lên thành của móng nhà cao khoảng 30 cm. Phun thuốc diệt côn trùng quanh cửa sổ, cửa ra vào và gờ chân tường trong nhà. Phun ở cả tầng hầm, nhà để xe ô tô và tủ quần áo. Phun thuốc vào bất kỳ đống vật liệu nào mà bọ cạp có thể trú ẩn. Bước 2 - Dùng bột thuốc diệt côn trùng tổng hợp và bột thấm nước. Các chất này sẽ tiêu diệt bọ cạp trước khi chúng có thể lẻn vào nhà. Rắc bột diệt côn trùng và bột thấm nước quanh ổ cắm điện, thiết bị bơm nước và trong gác mái. Rắc bột diệt côn trùng vào các vết nứt. Bước 3 - Gọi cho chuyên gia. Nếu tiếp tục gặp vấn đề với bọ cạp, bạn nên gọi cho trung tâm kiểm soát côn trùng. Bước 4 - Đặt bẫy dính. Loại bẫy dính được thiết kế để bắt côn trùng hoặc chuột cũng có thể dùng để bẫy bọ cạp. Đặt bẫy quanh nguồn nước và các góc tối trong nhà. Khi bắt được một con bọ cạp, bạn hãy vứt bẫy đi và đặt bẫy mới. Bước 5 - Nuôi mèo hoặc nuôi gà. Một số con mèo thích săn bọ cạp, vì vậy việc nuôi mèo thực sự có thể giúp giảm số lượng bọ cạp. Gà cũng thích ăn bọ cạp nên bạn có thể cân nhắc nuôi một con ngoài vườn. Bước 6 - Rắc quế quanh nhà. Bột quế là nguyên liệu chống bọ cạp tự nhiên. Rắc bột quế ở những nơi tối tăm, bậu cửa sổ và quanh gờ chân tường để ngăn ngừa bọ cạp.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c-b%E1%BA%B1ng-v%E1%BB%8B-tr%C3%AD-tr%C3%AAn-Facebook
Cách để Tìm người khác bằng vị trí trên Facebook
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dùng Facebook để tìm kiếm ai đó ở một vị trí cụ thể. Để làm được điều này, người bạn tìm kiếm phải liệt kê một vị trí chính xác ở trang cá nhân của họ. Bạn có thể tìm kiếm người theo vị trí trên cả ứng dụng Facebook dành cho thiết bị di động và trang Facebook dành cho máy tính. Phương pháp 1 - Trên thiết bị di động Bước 1 - Mở Facebook. Ứng dụng này có biểu tượng là một chữ "f" màu trắng trên nền màu xanh biển đậm. Trang News Feed (Bảng tin) của Facebook sẽ hiển thị nếu bạn đã đăng nhập. Nếu chưa đăng nhập, bạn hãy nhập địa chỉ email (hoặc số điện thoại) và mật khẩu, sau đó chọn (Đăng nhập) Bước 2 - Chạm vào thanh tìm kiếm ở phía trên màn hình. Bàn phím của thiết bị sẽ hiển thị... Bước 3 - Nhập tên người cần tìm và chọn Search (Tìm kiếm). Bước 4 - Chạm vào thẻ People (Mọi người) ở góc trên bên trái trang. Thao tác này sẽ giới hạn đối tượng tìm kiếm là mọi người. Bước 5 - Chọn thẻ City ▼ (Thành phố). Thẻ này nằm ở phía dưới bên phải thẻ ở góc trên màn hình. Một cửa sổ sẽ hiện thị ở cuối màn hình. Bước 6 - Chạm vào thanh tìm kiếm "Find a city" (Tìm một thành phố). Thanh này nằm trên đầu cửa sổ ở phía cuối màn hình. Bước 7 - Nhập tên một thành phố. Bạn sẽ thấy các gợi ý hiển thị dưới thanh tìm kiếm khi thực hiện thao tác này. Bước 8 - Chạm vào thành phố mà bạn muốn tìm kiếm. Tên thành phố này thường sẽ hiển thị dưới danh tìm kiếm. Bước 9 - Chạm vào Apply (Áp dụng). Nút này nằm ở góc trên bên phải cửa sổ "City" (Thành phố) ở cuối màn hình. Thao tác này sẽ hiển thị một danh sách những người có tên và vị trí ở trang cá nhân trùng với tên và vị trí mà bạn tìm kiếm. Ví dụ: nếu bạn nhập tên "John Smith" và chọn thành phố Detroit thì Facebook sẽ hiển thị một danh sách tất cả những người dùng có tên là John Smith đã đặt vị trí của họ là thành phố Detroit . Phương pháp 2 - Trên máy tính Bước 1 - Mở Facebook. Truy cập trang https://www.facebook.com/. Nếu bạn đã đăng nhập thì trang News Feed (Bảng tin) Facebook sẽ hiển thị. Nếu chưa đăng nhập, bạn hãy nhập địa chỉ email (hoặc số điện thoại) và mật khẩu ở góc trên bên phải trang. Bước 2 - Nhấp vào thanh tìm kiếm ở đầu trang. Bước 3 - Nhập tên người muốn tìm. Bạn sẽ nhập tên người mà bạn muốn tìm, sau đó nhấn phím ↵ Enter. Thao tác này sẽ hiển thị một danh sách những người có tên giống (hoặc gần giống) với tên người bạn đã nhập. Bước 4 - Nhấp vào thẻ People (Mọi người). Thẻ này nằm ngay dưới thanh tìm kiếm ở đầu trang. Bước 5 - Nhấp vào đường dẫn Choose a city (Chọn một thành phố). Bạn sẽ thấy đường dẫn này ở bên trái trang, dưới tiêu đề "City" (Thành phố). Khi nhấp vào đó thanh tìm kiếm sẽ hiển thị. Bước 6 - Nhập tên một thành phố. Bạn sẽ thấy các gợi ý hiển thị dưới thanh tìm kiếm khi thực hiện thao tác này. Bước 7 - Nhấp vào tên của một thành phố. Tên này thường hiển thị dưới thanh tìm kiếm. Thao tác này sẽ làm mới kết quả tìm kiếm để kết quả chỉ hiển thị những người có cả tên và vị trí trên trang cá nhân phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn. Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm tên "Sarah Smith" và chọn vị trí là thành phố New York thì kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị một danh sách những người có tên là Sarah Smith và được đánh dấu vị trí là sống ở New York.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C4%90%E1%BB%91m-n%C3%A2u-b%E1%BA%B1ng-c%C3%A1ch-S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-c%C3%A1c-Ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-t%E1%BA%A1i-Nh%C3%A0
Cách để Loại bỏ Đốm nâu: Điều trị tại nhà có được không?
Các đốm nâu, còn gọi là đốm lão hóa hay đốm đồi mồi, là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Các đốm sậm màu này vô hại và thường xuất hiện nhiều nhất ở người trên 50 tuổi, đặc biệt là người có nước da trắng, người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhuộm nâu bằng giường nhuộm da. Nếu các đốm nâu khiến bạn không khỏi bận tâm, bạn có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên để dần dần làm mờ các đốm này. Mặt khác, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các đốm nâu trông có vẻ đáng ngại hoặc các liệu pháp tại nhà không có hiệu quả. Phương pháp 1 - Sử dụng nước cốt chanh Bước 1 - Thoa nước cốt chanh trực tiếp lên các đốm nâu. Nước cốt chanh có chứa một loại axit giúp phân hủy sắc tố melanin, nhờ đó các đốm sậm màu sẽ mờ đi trong vòng 1-2 tháng. Vitamin C trong nước cốt chanh cũng có tác dụng tẩy trắng da. Cắt chanh thành từng lát và đắp trực tiếp lên các đốm nâu. Để yên như vậy khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy. Bước 2 - Sử dụng nước cốt chanh trộn đường. Vắt nước một quả chanh vào bát và trộn thêm 2-4 thìa canh đường, từ từ cho thêm đường đến khi hỗn hợp có kết cấu như bột nhão. Dùng cọ hoặc tăm bông chấm hỗn hợp lên từng đốm nâu. Để nguyên hỗn hợp trên da khoảng nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Hỗn hợp có thể làm khô da, vì vậy bạn nên nhớ dưỡng ẩm da sau mỗi lần trị liệu. Bước 3 - Trộn hỗn hợp bột nhão bằng mật ong, đường và nước cốt chanh. Vắt nước một quả chanh vào bát và thêm vào 2 thìa canh đường (tùy vào lượng nước cốt chanh) và 2 thìa canh mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng cọ hoặc tăm bông chấm hỗn hợp lên từng đốm nâu. Để nguyên như vậy nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Mật ong sẽ cung cấp độ ẩm để bảo vệ cho da khỏi bị khô.. Phương pháp 2 - Sử dụng enzyme thực vật Bước 1 - Tìm hiểu về tác dụng của enzyme. Enzyme là “lực lượng lao động” trong thế giới hoá sinh. Enzyme làm biến đổi các chất mà không bị cạn kiệt, tương tự như các bộ chuyển đổi xúc tác tự nhiên. Các enzyme có thể giúp phân hủy melanin thành các phần nhỏ hơn và không có màu. Các loại thực phẩm được mô tả ở đây có chứa nhiều loại enzyme khác nhau, nhưng tất cả đều được xếp vào loại enzyme phân hủy protein (protease). Các enzyme phân hủy protein ở đây bao gồm papain (trong quả đu đủ), aspartic protease (trong khoai tây), và bromelain (trong quả dứa). Bước 2 - Nạo một củ khoai tây và trộn với mật ong. Nạo một củ khoai tây cỡ vừa vào bát (bất cứ loại khoai tây trắng nào cũng dùng được). Trộn một ít mật ong vào bát khoai tây nạo để tạo thành hỗn hợp bột nhão. Đắp hỗn hợp lên các đốm nâu. Để yên như vậy khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Bước 3 - Làm mặt nạ đu đủ. Múc phần thịt của quả đu đủ vào bát và nghiền nhuyễn. Bạn có thể dùng máy xay để hỗn hợp có kết cấu sánh mịn. Dùng tăm bông hoặc cọ trang điểm để phết mặt nạ lên mặt và bất cứ vùng da nào có các đốm nâu. Để yên như vậy cho đến khi mặt nạ khô, sau đó dùng nước mát rửa sạch. Bước 4 - Sử dụng nước ép quả dứa hoặc mặt nạ dứa. Rót một ít nước ép dứa vào bát (đảm bảo phải là nước ép dứa 100% nguyên chất, không đường, hoặc tự ép nước dứa). Dùng tăm bông thoa nước ép dứa lên các đốm nâu và để như vây cho đến khi khô. Rửa lại bằng nước mát. Bạn cũng có thể nghiền vài lát dứa và đắp lên mặt hoặc bất cứ vùng da nào có các đốm nâu. Để nguyên như vậy cho đến khi mặt nạ khô, cuối cùng rửa bằng nước mát. Bước 5 - Thử dùng đậu gà. Nấu ½ cốc đậu gà bằng cách đong ¼ cốc đậu và đun sôi với ½ cốc nước. Nấu cho đến khi đậu mềm (15 phút nếu là đậu đóng hộp, và 1 tiếng nếu là đậu khô), sau đó nhấc nồi ra khỏi bếp và để nguội. Nghiền đậu chín thành bột khi đã nguội. Xoa đậu nghiền lên các đốm nâu và để khô, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Phương pháp 3 - Thử các liệu pháp khác Bước 1 - Thoa sữa chua trắng trực tiếp lên mặt. Là một sản phẩm từ sữa, sữa chua có chứa các axit giúp làm sáng các đốm sậm màu. Các lợi khuẩn trong sữa chua cũng hữu ích, vì chúng có chứa các enzyme có thể phân hủy các protein như melanin. Thoa sữa chua trắng lên các đốm sậm màu cần làm mờ. Để cho sữa chua khô, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Bước 2 - Trộn sữa chua với các loại thảo mộc. Một số loại thảo mộc có thể hỗ trợ sữa chua loại bỏ các đốm trên da. Bạn có thể thoa hỗn hợp sữa chua và thảo mộc lên mặt và các vùng da khác có các đốm nâu. Chờ hỗn hợp khô, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Các loại thảo mộc sau đây có chứa các chất chống ô xy hóa và bioflavonoids với tác dụng làm sáng màu các đốm nâu khi kết hợp với sữa chua: 1 thìa canh bột mù tạt 1 thìa canh bột nghệ 1 thìa canh gel lô hội Bước 3 - Thử dùng dầu thầu dầu. Dầu thầu dầu có chứa các chất chống ô xy hóa vốn có tác dụng bảo vệ và làm sáng màu da. Nhỏ vài giọt dầu thầu dầu vào tăm bông và chấm lên vùng da có các đốm nâu. Để cho dầu thấm vào da và không cần rửa lại! Bước 4 - Dùng vitamin E. Vitamin E có các đặc tính chống ô xy hoá, kháng viêm và chữa lành vốn có thể giúp làm mờ các đốm sậm màu trên da. Bạn có thể cắt hoặc châm thủng một viên nang vitamin E và thoa trực tiếp lên các đốm nâu. Để cho vitamin hấp thụ qua da và không cần rửa! Phương pháp 4 - Biết khi nào cần điều trị y tế Bước 1 - Đi khám càng sớm càng tốt nếu đốm nâu trở nên sậm màu hơn hoặc thay đổi hình dạng. Mặc dù các đốm lão hóa xuất hiện là bình thường và vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể là dấu hiệu của ung thư da. Trái với các đốm đồi mồi thường giữ nguyên vẻ ngoài, các đốm gây ung thư sẽ trở nên sậm màu hơn và thay đổi hình dạng, chẳng hạn như lớn dần lên hoặc không đồng đều. Bạn có thể nhận biết các đốm có nguy cơ gây ung thư với quy tắc ABCDE, tức là các chữ đầu tiên trong tiếng Anh chỉ các triệu chứng sau: symmetric shape (hình dạng bất đối xứng) orders (đường viền không đồng đều) olors (màu sắc khác nhau, chắng hạn như nhiều sắc thái màu nâu, đen hoặc màu da) iameter (đường kính lớn (trên 6mm) hoặc thay đổi) volving (tiến triển, chẳng hạn như thay đổi kích thước, hình dạng và màu sắc) Bước 2 - Cân nhắc đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra bệnh ung thư cho chắc chắn. Việc gì liên quan đến sức khỏe thì cẩn thận vẫn tốt hơn. Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra các đốm nâu của bạn để đảm bảo không có nguyên nhân đáng lo ngại nào. Ngoài ra, bác sĩ có thể giúp bạn phân biệt trường hợp nào là bình thường và trường hợp nào là không bình thường. Nếu không quen bác sĩ da liễu nào, bạn hãy nhờ bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu giới thiệu hoặc tự tìm kiếm trên mạng. Bước 3 - Lấy mẫu da để sinh thiết. Bác sĩ sẽ đề nghị thử sinh thiết da nếu họ nghi ngờ một đốm nào đó có vấn đề. Bạn sẽ được gây tê vùng da có đốm trước khi lấy mẫu da để sinh thiết. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao mổ lấy ra một mẩu da nhỏ và gửi đi xét nghiệm để đảm bảo đốm sậm màu đó là lành tính. Quá trình lấy mẫu sinh thiết có thể gây khó chịu nhưng không đau. Bước 4 - Hỏi bác sĩ xem liệu kem tẩy trắng có hàm lượng kê toa có phù hợp với bạn không. Nếu các loại kem tẩy trắng không kê toa không có hiệu quả, các loại kem do bác sĩ kê toa có thể sẽ giúp ích. Các loại kem này có thể làm mờ các đốm lão hóa trong vài tháng nếu bạn dùng đều đặn. Ví dụ, bác sĩ có thể kê toa kem tẩy trắng gọi là kem hydroquinone. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm retinoids và steroid nhẹ dùng kèm với kem hydroquinone để đẩy nhanh quá trình trị liệu. Bước 5 - Trao đổi về các phương án xử lý các đốm lão hóa dai dẳng nếu bạn thực sự bận tâm. Nếu các liệu pháp tại nhà không có tác dụng và các đốm nâu gây phiền toái, bạn có thể chọn các phương pháp điều trị được thực hiện ở phòng khám của bác sĩ da liễu. Các phương pháp này thường sẽ hiệu quả hơn các liệu pháp tại nhà. Sau đây là một vài phương án để bạn lựa chọn: Liệu pháp laser hoặc liệu pháp ánh sáng có thể làm mờ các đốm nâu, mặc dù có thể phải sau 2-3 buổi trị liệu mới thấy kết quả. Liệu pháp áp lạnh dùng ni tơ lỏng để đóng băng và phân hủy sắc tố của các đốm lão hoá. Liệu pháp này sẽ gây khó chịu một chút và có thể để lại sẹo. Mài mòn da hoặc siêu mài mòn da là phương pháp loại bỏ lớp ngoài cùng của da và có thể làm mờ các đốm nâu. Tuy nhiên, bạn sẽ cần nhiều buổi trị liệu, ngoài ra có thể xảy ra tình trạng da ửng đỏ và đóng vảy. Lột da bằng hoá chất là phương pháp giúp loại bỏ lớp ngoài cùng của da và thay bằng lớp da mới. Với nhiều lần trị liệu, phương pháp này có thể làm mờ các đốm lão hóa, nhưng bạn có thể bị đỏ da và có cảm giác khó chịu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%B4-l%E1%BB%97
Cách để Phản ứng với người thô lỗ
Người thô lỗ là người không thể hiện sự quan tâm hoặc lòng tôn trọng đối với quyền lợi và cảm giác của người khác. Sự thô lỗ thường diễn ra một cách bất ngờ theo cách khó chịu hoặc gây sốc cho đối phương . Học được cách để phản ứng một cách bình tĩnh và cảm thông với sự khiếm nhã là một kỹ năng đáng giá, đặc biệt nếu bạn thường xuyên phải giao tiếp với những người này. Làm chuyển biến sự thô lỗ là một việc khó khăn, nhưng may mắn thay, có những kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để làm dịu người thô lỗ, bảo vệ bản thân, và thậm chí là cứu vãn mối quan hệ đang bị trục trặc. Việc chịu đựng sự khiếm nhã sẽ ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của bạn, vì vậy, bạn nên khám phá các lựa chọn khác nhau cho mình khi đối phó với vấn đề này để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Phương pháp 1 - Thiết lập ranh giới Bước 1 - Lựa chọn xem liệu bạn có nên phản ứng. Không phải người nào có thái độ thô lỗ với bạn cũng xứng đáng nhận được sự phản hồi từ bạn. Nếu người đó rõ ràng đang lôi kéo bạn vào một cuộc chiến bằng cách nổi giận, bạn đừng để bản thân bị kéo vào cuộc chiến không mục đích. Cưỡng lại phút phản xạ tự vệ nhất thời là cách bảo vệ bản thân mạnh mẽ nhất. Bạn sẽ dễ thực hiện phương pháp này với người quen hơn là đồng nghiệp hoặc người nhà, nhưng bạn vẫn có quyền phớt lờ người đang khiếm nhã với bạn. Nếu người khác chen ngang trước mặt bạn khi bạn đang xếp hàng, đây là hành động thô lỗ. Bạn có thể phớt lờ nó, hoặc thể hiện sự quyết đoán, tùy bạn thấy chuyện đó gây phiền hà cho mình đến mức nào. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không xin lỗi khi họ ợ hơi, bạn không cần thiết phải phản ứng, dù đây cũng có thể cọi là không lịch sự. Bước 2 - Lên tiếng một cách quyết đoán. Sự quyết đoán nằm giữa hung hăng và thụ động. Trong khi phản ứng hung hăng thường được thể hiện thông qua hành động bắt nạt và sự thụ động sẽ mời gọi sự bắt nạt, phản ứng quyết đoán sẽ giúp bạn duy trì sự cứng rắn trong phản ứng của mình mà vẫn cho phép đối phương có không gian riêng. Một trong những phương pháp giúp bạn luyện tập cách trở nên quyết đoán là rèn luyện cách nói chuyện một cách rõ ràng và thận trọng. Duy trì giọng điệu kiên quyết và điềm tĩnh nhưng chân thành. Nếu có một người chen ngang trước mặt bạn khi đang xếp hàng và bạn muốn lên tiếng, bạn có thể nói: "Xin lỗi Ông/Bà. Có lẽ là ông/bà không trông thấy tôi, nhưng tôi đang đứng xếp hàng trước ông/bà". Bước 3 - Diễn đạt cảm giác của bạn. Ngoài kỹ thuật giao tiếp quyết đoán, việc diễn đạt cảm giác một cách rõ ràng sẽ khá hữu ích nếu đối phương không hiểu rằng họ đang làm sai do nhiều yếu tố, chẳng hạn như bệnh tâm thần như rối loạn lo âu xã hội, hoặc tự kỷ. Bạn sẽ không thể nào biết được khi người khác có nhận ra điều họ đang làm hay không, vì vậy, việc thể hiện rõ cảm giác của bạn là hành động hữu ích. Cố gắng nói theo kiểu "Tôi cảm thấy bị tổn thương khi anh gọi tôi là kẻ phiền toái vì nó khiến tôi có cảm giác như mình bị xem thường". Bước 4 - Hãy rõ ràng về hành vi có thể chấp nhận. Ngoài việc nói rõ về cảm xúc của bản thân, bạn cũng cần phải nêu lên hành vi mà bạn có thể chấp nhận và ngược lại. Người đó sẽ không biết về tiêu chuẩn hành vi có thể chấp nhận của bạn trong tình huống xã hội. Có lẽ họ trưởng thành trong một gia đình mà lời lăng mạ thường được nói ra tại bàn ăn tối. Nếu bạn không sẵn sàng chịu đựng hành vi thô lỗ tương tự, bạn nên cho đối phương biết. Bạn có thể nói "Tôi cảm thấy bị tổn thương khi anh gọi tôi là kẻ phiền toái vì nó khiến tôi có cảm giác như mình bị xem thường. Mong anh để ý đến cách nói chuyện với tôi." Bước 5 - Bảo vệ bản thân. Điều quan trọng là bạn cần phải tách bản thân khỏi hành vi thô lỗ và độc hại. Không may mắn thay, một vài người khiếm nhã nhất thường tấn công người nhạy cảm nhất. Bạn nên nhớ rằng bạn không phải là người có lỗi khi người khác hành động một cách thô lỗ, ngay cả khi họ nói rằng lỗi lầm thuộc về bạn. Mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm cho cách hành xử của mình, và bạn không chịu trách nhiệm cho hành vi thô lỗ của người khác. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng của sự khiếm nhã như: Chia sẻ với bạn bè và gia đình. Nếu người khác nói lên một điều gì đó gây tổn thương cho bạn, bạn nên trò chuyện với người thân yêu của mình về nó để họ có thể cùng bạn vượt qua. Lắng nghe tiếng nói của bản thân. Đừng cho phép bản thân chấp nhận điều mà người khác nói về bạn hoặc với bạn là luôn có lý. Thay vào đó, bạn nên lùi lại và xem xét bản thân mình. Phương pháp 2 - Hiểu rõ về sự thô lỗ Bước 1 - Tìm hiểu để xác định thế nào là hành vi thô lỗ. Tương tự như ý nghĩa của nó, đôi khi bạn khó xác định được khi người khác đang có thái độ khiếm nhã, trêu chọc cho vui với thái độ thân thiện, hoặc một điều gì khác. Việc tìm cách để nhận biết sự thô lỗ sẽ giúp bạn đối phó với nó theo cách giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về mặt cảm xúc. Một vài yếu tố mà bạn nên xem xét bao gồm: La hét và có hành vi bạo lực khác, như đập phá đồ đạc. Không quan tâm hoặc không thể hiện sự quan tâm hoặc lòng tôn trọng đối với quyền lợi và cảm giác của bạn. Nhắc đến tình dục hoặc chức năng của cơ thể theo cách xúc phạm đến người khác. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn được xem là khiếm nhã. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc xem liệu bạn có đang bị bạo hành về lời nói hay không. Liệu bạn có cảm giác như thể bạn thường xuyên phải cẩn thận để không xúc phạm đến người khác? Bạn có phải là mục tiêu của trò cười khiến bạn cảm thấy tồi tệ? Lòng tự trọng của bạn có liên tục bị hạ thấp?. Nếu có, bạn nên cân nhắc viết đơn khiếu nại với bộ phận nhân sự nếu người đó là đồng nghiệp hoặc rời bỏ người đó nếu họ là người yêu của bạn. Bước 2 - Tìm hiểu nguyên nhân hình thành hành vi thô lỗ. Có vô vàn lý do vì sao người khác lại trở nên khiếm nhã với bạn, ngoài việc trả thù cho điều mà bạn đã làm. Hiểu rõ lý do vì sao con người lại thực hiện hành vi thô lỗ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề chung, và phản ứng mộtt cách có ý thức cũng như ít gượng ép hơn. Người khác có thể "so sánh theo chiều đi xuống" để tự cảm thấy mình ưu việt hơn . Đây là chiến thuật điều chỉnh vị thế xã hội, nếu họ có cảm giác có thể bắt nạt bạn bằng sự thô lỗ và lăng mạ, họ sẽ tự cảm thấy mình đang ở vị thế cao hơn. Tất nhiên là nó xuất phát từ sự bất an hơn là tự tin. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi, con người sẽ áp đặt điều mà họ không muốn thừa nhận về bản thân lên người khác. Ví dụ, nếu trong lòng người đó nghĩ rằng ngoại hình của mình không hấp dẫn, người đó sẽ chê bai người khác xấu xí. Đây là hành động tạm thời chuyển vấn đề cho người khác. Một người nào đó cũng có thể phản ứng bằng sự khiếm nhã khi họ có cảm giác bị đe dọa. Không nhất thiết bạn phải có đe dọa họ thực sự hay không; họ có thể có cảm giác này chỉ đơn giản vì sự hiện diện của bạn, nếu bạn là người tự tin hoặc sở hữu phẩm chất đáng khao khát. Bước 3 - Khám phá động cơ tiềm ẩn. Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu yếu tố nào buộc người đó tiếp cận bạn như cách họ đang thực hiện. Có lẽ họ chưa bao giờ được học về cách cư xử? Hoặc có thể họ có cảm giác bị đe dọa, sợ hãi hoặc buồn bực về vấn đề nào đó hoàn toàn không liên quan đến bạn? Bạn nên suy nghĩ về sự tương tác gần đây của mình và tìm hiểu xem liệu bạn có thể nêu lên lý do khả thi hay không, vì điều này sẽ giúp bạn phản ứng một cách phù hợp. Nếu người đó là đồng nghiệp, liệu bạn có quên mất phải thực hiện nhiệm vụ nào đó mà sau đó chúng được giao lại cho họ hay không? Nếu người đó là người thân, liệu có phải bạn đã đứng về phía một người nào đó trong cuộc tranh cãi? Người đó thậm chí có thể cố gắng giúp đỡ theo cách vòng vo, hoặc muốn kết nối nhưng không biết cách. Có thể họ vô tình khiến bạn buồn bực mà không biết rằng họ đang xử sự thô lỗ. Bước 4 - Tìm hiểu về tác động của sự thô lỗ. Nếu muốn biết có nên tránh xa người khiếm nhã hoặc xoa dịu sự thô lỗ hay không thì bạn nên quan sát tác động của sự thô lỗ đến bản thân mình. Tiếp nhận sự khiếm nhã từ phía người khác sẽ làm suy yếu mọi thứ từ khả năng sáng tạo và năng lực trí tuệ cho đến mức độ mà chúng ta muốn giúp đỡ người khác. Khiếm nhã có vẻ như chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt dễ bỏ qua mà không có tác hại gì, nhưng kết quả nghiên cứu lại cho thấy điều đó không đúng. Phương pháp 3 - Phản ứng một cách cảm thông Bước 1 - Xin lỗi khi phù hợp. Có phải sự khiếm nhã bắt nguồn từ một vấn đề khác? Có phải bạn đã góp phần hình thành nó hoặc thậm chí là bắt đầu gây thù oán vì điều mà bạn đã làm? Nếu vậy, một lời xin lỗi chân thành sẽ tạo nên sự khác biệt hoặc xoa dịu người đang giận dữ. Nếu người đó không chấp nhận lời xin lỗi của bạn, ít ra bạn cũng sẽ cảm thấy thanh thản trong tâm trí vì biết rằng bạn đã nhận lỗi và cố gắng sửa chữa tình hình. Nếu bạn không rõ mình đã làm gì, bạn vẫn có thể xin lỗi theo cách chung chung: Ví dụ: "Tôi xin lỗi nếu tôi đã có hành động xúc phạm đến bạn. Tôi không cố ý". Bước 2 - Sử dụng ngôn ngữ không phán xét, không bạo lực. Bạn có thể dễ bị nhấn chìm trong vòng xoáy của sự thô lỗ, lời lăng mạ giận dữ, nhưng nếu bạn muốn phản ứng một cách hiệu quả và cảm thông hơn, bạn nên hít thở sâu và thay đổi cách phàn nàn của mình. Ví dụ không tốt: "Bạn thật sự rất thô lỗ với tôi!" Ví dụ tốt: "Tôi cảm thấy bị tổn thương vì lời bạn nói". Bước 3 - Hỏi thăm về nhu cầu của người đó. Bạn không thể luôn là người đáp ứng cho người khiếm nhã, nhưng bạn có thể hỏi thăm xem liệu bạn có thể giúp gì cho họ hay không. Cử chỉ tử tế này sẽ đem lại thành công cho bạn. Ví dụ: "Tôi rất lấy làm tiếc khi thấy bạn buồn bực. Liệu tôi có thể giúp gì hoặc chúng ta có thể cùng nhau làm gì để bạn cảm thấy vui hơn không?". Bước 4 - Nêu lên yêu cầu riêng của bạn. Một cách để kết thúc tình huống khi một người nào đó đang trở nên khiếm nhã với bạn là giúp họ hiểu rõ quan điểm cũng như nhu cầu của bạn, theo cách cứng rắn nhưng lịch sự. Có nhiều bước để thực hiện quá trình này: Xác định cảm giác của bạn. Cố gắng xác định xem điều gì đang diễn ra trong lòng bạn và yếu tố nào sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Giải thích với đối phương về lý do khiến bạn có cảm giác như vậy. Diễn đạt từ ngữ dựa trên nhu cầu của bạn thy vì dựa trên hành động sai trái của đối phương. Ví dụ: "Xin lỗi, nhưng tôi đã có một ngày khó khăn và tôi đang rất nhạy cảm. Chúng ta có thể dời lại cuộc trò chuyện này không?". Yêu cầu thực hiện một điều nào đó khác đi. Không có gì phải ngượng ngùng khi bạn yêu cầu người khác thực hiện hành vi hoặc hành động cụ thể nào đó, sau khi giải thích quan điểm của bạn. Bước 5 - Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn. Trắc ẩn có nghĩa là "đồng cam cộng khổ". Nếu bạn có thể cho người khác biết rằng bạn quan tâm đến cảm giác đau khổ của họ, rằng bạn muốn giúp đỡ họ, bạn có thể dễ vun đắp lòng nhân ái và sự cảm thông một cách hiệu quả với người khác hơn, để từ đó chấm dứt mối bất hòa. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng và cảm nhận nỗi đau, vì vậy đâu có gì khó khi biết đặt mình vào vị trí của người khác để thử hiểu vì sao họ lại trở nên thô lỗ như vậy. Cách thấu hiểu và ứng xử đầy cảm thông là rất hữu ích, vì sự cảm thông đem lại rất nhiều điều lợi, như làm tăng cảm giác thư thái cho tâm trí, gia tăng sự sáng tạo cũng như xây dựng sự tương tác lành mạnh. Đôi khi, hành vi khiếm nhã xảy ra vì chỉ đơn giản là người đó gặp phải một ngày không vui. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy rằng sau khi nói ra được nhu cầu của mình và giải tỏa được sự buồn bực, họ sẽ xin lỗi bạn vì đã có hành vi không tốt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-N%E1%BB%97i-s%E1%BB%A3-h%C3%A3i-khi-%C4%91i-M%C3%A1y-bay
Cách để Vượt qua Nỗi sợ hãi khi đi Máy bay
Bạn có muốn đến những nơi xa xôi và được tận mắt nhìn thấy thế giới – mà không cần trải qua tình trạng hoảng loạn khi đi máy bay? Nếu bạn đang mắc chứng bệnh sợ đi máy bay (aviophobia) thì có nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của nó. Tìm hiểu kỹ về chứng bệnh này, sử dụng kỹ thuật thư giãn và lên kế hoạch cho chuyến đi là những điều mà bạn cần thực hiện để có thể vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình và có thể tự do khám phá thế giới. Thông tin sau sẽ khá hữu ích trong việc giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn: tỷ lệ tử vong khi đi máy bay chỉ là 1 trong 11 triệu. Có nghĩa là cơ hội chuyến bay của bạn gặp tai nạn chỉ nằm trong khoảng 0.00001%. Phương pháp 1 - Trang bị kiến thức về máy bay Bước 1 - Hiểu rõ mức độ an toàn của máy bay. Hiểu về số liệu thống kê sẽ không thể hoàn toàn giúp đỡ bạn khi máy bay rời khỏi đường băng. Nhưng một khi biết rằng di chuyển bằng máy bay khá an toàn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đang trên máy bay hoặc khi bạn đang trên đường đến sân bay. Thực tế là đi máy bay thật sự rất an toàn. Cho đến nay, máy bay là phương tiện di chuyển an toàn nhất. Ở các nước phát triển, cơ hội máy bay gặp sự cố là 1 trong 30 triệu. Bước 2 - So sánh sự an toàn của việc di chuyển bằng máy bay so với các mối nguy hiểm khác. Trong cuộc sống, có vô số các rủi ro khác mà có thể bạn chưa suy nghĩ kỹ về chúng. Và sự thật là chúng nguy hiểm hơn đi máy bay. Hiểu biết về những mối nguy hiểm này không phải để bạn lo lắng về chúng. Thay vào đó, chúng sẽ cho bạn biết rằng nỗi sợ hãi về việc đi máy bay là hoàn toàn vô căn cứ! Hãy tìm hiểu về các số liệu thống kê này, viết chúng ra giấy, và lặp lại chúng khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng về chuyến bay sắp đến. Tỷ lệ tử vong do tai nạn ô tô là 1 trong 5.000. Điều này có nghĩa là phần nguy hiểm nhất trong chuyến bay của bạn đó chính là chạy xe đến sân bay. Một khi bạn đã đến sân bay, hãy tự khích lệ chính mình. Bạn đã vượt qua phần nguy hiểm nhất trong chuyến bay của mình. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm cao hơn tai nạn máy bay là 1 trong 3 triệu. Bạn cũng có thể tử vong do bị rắn cắn, sét đánh, phỏng nước nóng hoặc ngã khỏi giường. Nếu bạn thuận tay trái, rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thiết bị thuận tay phải vẫn sẽ cao hơn khả năng tử vong khi gặp tai nạn máy bay. Bạn có nhiều khả năng tử vong vì ngã khi đang đi đến máy bay hơn là ngồi trong máy bay. Bước 3 - Dự đoán trước những chuyển động và cảm giác trên máy bay. Phần lớn nhất của nỗi sợ hãi là không biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tại sao máy bay lại bay nhanh? Tại sao tai của mình lại cảm thấy khó chịu? Tại sao hai cánh của máy bay lại trông kỳ lạ như vậy? Tại sao tiếp viên lại yêu cầu hành khách thắt chặt dây an toàn? Khi gặp phải tình huống bất thường, bản năng đầu tiên của bạn sẽ là giả định về tình huống tồi tệ nhất. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy tìm hiểu mọi thông tin về máy bay và về việc di chuyển bằng máy bay nếu có thể. Bạn càng hiểu biết nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng ít lo lắng bấy nhiêu. Sau đây là những điều mà bạn nên biết: Máy bay cần phải đạt được tốc độ nhất định trước khi có thể cất cánh. Đây chính là lý do vì sao bạn cảm thấy rằng máy bay đang chạy quá nhanh. Một khi máy bay rời khỏi mặt đất, bạn sẽ không còn nhận thức rõ tốc độ của máy bay. Bạn sẽ bị ù tai khi máy bay di chuyển lên cao hoặc xuống thấp do sự thay đổi áp suất của không khí. Một vài bộ phận của cánh máy bay sẽ di chuyển trong suốt chuyến bay. Điều này hoàn toàn bình thường. Bước 4 - Hiểu rõ về nhiễu động không khí. Nhiễu động xảy ra khi máy bay bay từ vùng có áp suất thấp sang vùng có áp suất cao, và bạn sẽ cảm thấy máy bay "rung lắc". Nhiễu động không khí chỉ giống như khi bạn chạy xe qua con đường đầy đá nhấp nhô. Chỉ trong một số trường hợp hiếm mà nhiễu động có thể gây nên thương tích, thường là do hành khách không thắt dây an toàn hoặc bị thương do bị hành lý trên đầu rơi trúng. Bạn thử nghĩ xem, bạn chưa bao giờ nghe rằng phi công bị thương do nhiễu động phải không? Điều này bởi vì phi công luôn luôn thắt chặt dây an toàn. Bước 5 - Tìm hiểu thêm về cách hoạt động của máy bay. Bạn cũng có thể tìm hiểu về hoạt động của động cơ bên trong máy bay để có thể hiểu rõ về quá trình khiến bạn sợ hãi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 73% số người mắc phải chứng bệnh sợ bay thường sợ máy bay gặp phải sự cố kỹ thuật trong suốt chuyến bay. Vì vậy, bạn càng biết nhiều về hoạt động của máy bay bao nhiêu thì sẽ càng cảm thấy thoải mái bấy nhiêu khi di chuyển bằng máy bay. Thay vì thắc mắc rằng "Tại sao máy bay lại hoạt động như vậy? Điều này có bình thường không?", sau đây là một vài điều mà bạn cần biết. Một chiếc máy bay cần đến bốn lực để có thể bay: lực hấp dẫn, lực kéo, lực nâng, và lực đẩy. Các loại lực này có nhiệm vụ giúp cho máy bay di chuyển tự nhiên và dễ dàng như khi bạn đi bộ. Một phi công đã từng nói rằng "Máy bay hạnh phúc nhất là khi được bay trên trời". Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại lực này nếu bạn muốn nâng cao kiến thức của bản thân. Động cơ phản lực đơn giản hơn động cơ mà bạn thường thấy trong ô tô hoặc thậm chí trong chiếc máy cắt cỏ. Trong trường hợp một trong những động cơ của máy bay gặp trục trặc, máy bay vẫn sẽ hoạt động bình thường với các động cơ còn lại. Bước 6 - Hãy yên tâm rằng cửa máy bay sẽ không mở trong suốt chuyến bay. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin để hạn chế nỗi sợ của bản thân về việc cửa máy bay có thể bị mở tung trong khi bay. Một khi bạn đạt đến độ cao khoảng 9.144 m, áp suất khoảng 9.000 kgf sẽ giữ cho cửa máy bay luôn đóng kín, vì vậy, sẽ khó để cửa máy bay có thể mở khi máy bay đang bay. Bước 7 - Cần biết rằng máy bay luôn được bảo trì thường xuyên. Máy bay thường phải trải qua khá nhiều thủ tục sửa chữa và bảo trì. Sau mỗi giờ bay, máy bay phải trải qua 11 giờ bảo trì. Điều này có nghĩa là, nếu chuyến bay của bạn kéo dài 3 giờ, máy bay sẽ phải bảo trì trong vòng 33 giờ để chắc chắn rằng nó vẫn luôn trong tình trạng hoạt động tốt! Phương pháp 2 - Kiểm soát sự lo lắng của bản thân Bước 1 - Kiểm soát tình trạng lo lắng chung của bạn. Bạn có thể đối phó với nỗi lo khi phải di chuyển bằng máy bay bằng cách kiểm soát sự lo lắng nói chung. Đầu tiên, bạn cần nhận biết sự lo lắng của bản thân. Bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng như thế nào? Bạn có bị toát mồ hôi tay hay không? Ngón tay của bạn có run nhẹ hay không? Bằng cách nhận biết các dấu hiệu của bản thân, bạn sẽ sớm có thể bắt đầu thực hiện bài tập giúp kiểm soát cảm giác lo âu của mình. Bước 2 - Phớt lờ những điều mà bạn không thể kiểm soát. Nhiều người sợ đi máy bay là bởi vì họ cảm thấy rằng họ không có quyền kiểm soát. Những người gặp phải tình trạng ám ảnh này thường cảm thấy rằng họ sẽ không bao giờ gặp tai nạn ô tô bởi vì họ đang nắm quyền kiểm soát. Họ chính là người lái xe. Đây cũng là lý do vì sao họ có thể chấp nhận rủi ro khi đi xe hơn là đi máy bay. Khi đi máy bay, một người khác sẽ điều khiển chiếc máy bay, vì vậy cảm giác mất đi sự kiểm soát thường là một trong những điều đáng sợ nhất khi đi máy bay. Nhiều người cảm thấy lo âu là do sự kiểm soát nhận thức của bản thân (hoặc thiếu kiểm soát) trước tình huống căng thẳng. Bước 3 - Thực hiện những bài tập thư giãn để xoa dịu sự lo lắng. Bạn nên tích hợp bài tập giảm lo âu vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Khi bạn luyện tập những bài tập này vào thời điểm bạn không cảm thấy lo lắng, bạn sẽ có sẵn công cụ giúp đỡ bạn khi bạn cần. Có như vậy bạn mới có thể cảm thấy mọi việc luôn trong tầm kiểm soát của bạn và giữ bình tĩnh cho bản thân. Hãy thử tập yoga hoặc thiền để giảm thiểu sự lo lắng trong cuộc sống., Điều quan trọng mà bạn nên nhớ đó là có thể sẽ phải tốn nhiều tháng để bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sự lo lắng của bản thân và để bạn có thể hoàn toàn giành lại được sự kiểm soát. Bước 4 - Cố gắng thả lỏng các cơ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xác định nhóm cơ đang bị căng cứng. Ví dụ như bờ vai. Thông thường khi chúng ta bồn chồn hoặc lo âu, chúng ta thường rụt cổ và căng cơ bắp tại vai. Hít thở sâu và thả lỏng cơ vai. Cảm nhận sự thư giãn của đôi vai. Bạn có thể sử dụng phương pháp này cho các nhóm cơ khác chẳng hạn như mặt và chân. Bước 5 - Sử dụng phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn. Hãy suy nghĩ về nơi khiến bạn hạnh phúc và thoải mái. Hình dung rằng bạn đang ở nơi đó. Bạn trông thấy gì? Ngửi được gì? Cảm thấy gì? Tập trung vào từng chi tiết của địa điểm mà bạn lựa chọn. Có khá nhiều bài tập về phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn mà bạn có thể tìm mua hoặc thậm chí tải về để luyện tập. Bước 6 - Hít thở sâu. Đặt một tay lên bụng của bạn. Hít sâu bằng mũi. Hít vào càng nhiều không khí càng tốt. Hít không khí vào sao cho vùng bụng của bạn căng lên chứ không phải vùng ngực. Thở ra từ miệng, chầm chậm đếm đến 10. Co cơ bụng vào để đẩy toàn bộ không khí ra ngoài. Thực hiện bài tập này từ 4-5 lần để thư giãn. Hãy nhớ rằng bài tập hít thở có thể sẽ không xoa dịu hoàn toàn nỗi lo lắng của bạn. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã nhận thấy rằng bài tập này không đem lại lợi ích rõ rệt. Bước 7 - Đánh lạc hướng bản thân. Hãy suy nghĩ về một điều nào đó khiến bạn hào hứng, hoặc ít nhất giúp tâm trí của bạn ngừng suy nghĩ về nỗi sợ hãi của bản thân. Bạn sẽ nấu món gì cho bữa tối? Nếu bạn có thể đến bất kỳ nơi nào, bạn sẽ muốn đến đâu? Bạn sẽ làm gì ở đó? Bước 8 - Tham gia khóa học đi máy bay. Có rất nhiều khóa học có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ đi máy bay. Bạn có thể sẽ cần phải để ý một chút mới có thể tìm được các lớp học này, nhưng chúng hoàn toàn tồn tại. Khóa học này có hai loại: loại mà bạn phải trực tiếp đến lớp để tham dự và loại mà bạn có thể học tại nhà thông qua video, tài liệu bằng văn bản và các buổi tư vấn. Các khóa học này sẽ giúp bạn quen dần với việc đi đến sân bay và di chuyển bằng máy bay bằng cách tham gia cùng người hướng dẫn trong lớp của bạn. Tuy nhiên, hiệu quả mà những khóa học này đem lại có thể sẽ không kéo dài, trừ khi bạn thường xuyên di chuyển bằng máy bay. Bạn có thể tìm kiếm khóa học trị liệu tương tự trong khu vực mà bạn sinh sống. Lớp học tại nhà sẽ cho phép bạn kiểm soát sự tiến bộ của bản thân. Và vì bạn có thể giữ lại tài liệu của khóa học, bạn sẽ có thể tăng cường học tập bằng cách thường xuyên xem lại tài liệu. Một vài khóa học cung cấp buổi tư vấn điện thoại cho nhóm học viên miễn phí hàng tuần. Một vài lớp học sẽ cho phép bạn tham gia chuyến bay giả lập. Lớp học này cho phép bạn trải nghiệm chuyến bay thật sự mà không cần phải rời khỏi mặt đất. Bước 9 - Tham gia lớp học lái máy bay. Hãy đối mặt với nỗi sợ của mình bằng cách tham gia lớp học lái máy bay. Có vô vàn câu chuyện của những người đã từng sợ hãi một điều gì đó trong suốt cuộc đời của họ cho đến một ngày khi họ được đối mặt với nó. Sau đó họ nhận ra rằng điều khiến họ sợ hãi thật ra không hề đáng sợ. Một phương pháp để chinh phục nỗi ám ảnh nào đó là đắm mình trong tình huống mà bạn rằng nó khá an toàn. Trong trường hợp này, đó là sự có mặt của một chuyên gia. Với sự hướng dẫn của chuyên gia, cuối cùng bạn có thể sẽ nhận thấy rằng đi máy bay không hề đáng sợ. Mặc dù đây là một biện pháp tiếp cận khá căng thẳng, nó có thể là cách giúp bạn xoa dịu sự lo âu khi đi máy bay. Bước 10 - Tránh đọc quá nhiều về tai nạn máy bay. Nếu bạn muốn giữ bình tĩnh, bạn không nên theo dõi bản tin về tai nạn máy bay. Chúng sẽ không khiến bạn cảm thấy khá hơn. Thay vào đó, chúng sẽ chỉ làm bạn lo lắng thêm về sự kiện khó có thể xảy đến với bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn với tình trạng lo sợ khi đi máy bay, hãy tránh xa những tác nhân làm tăng thêm nỗi sợ hãi của bạn. Tương tự đối với việc xem bộ phim Chuyến bay (Flight) hoặc những loại phim khác về chủ đề tai nạn máy bay hoặc chuyến bay tử thần. Phương pháp 3 - Đặt chuyến bay Bước 1 - Lựa chọn chuyến bay thẳng. Mặc dù bạn có thể sẽ bị giới hạn trong việc lựa chọn chỗ ngồi trên máy bay, có những điều mà bạn có thể thực hiện từ trước để giảm thiểu lo lắng. Hãy lựa chọn chuyến bay thẳng đến điểm đến của bạn. Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về điều này. Càng ít giờ bay thì càng tốt hơn cho bạn. Bước 2 - Lựa chọn ghế ngồi gần cánh của máy bay. Hành khách ngồi tại vị trí này thường sẽ có chuyến bay êm ái nhất. Khu vực gần cánh của máy bay sẽ ổn định hơn và ít bị ảnh hướng bởi chuyển động của máy bay hơn. Bước 3 - Lựa chọn ghế ngồi cạnh lối đi hoặc ghế ngồi cạnh cửa thoát hiểm. Hãy chọn chỗ ngồi khiến bạn cảm thấy ít bị tù túng hơn. Chẳng hạn như chỗ ngồi gần lối đi hoặc thậm chí bạn cũng có thể trả thêm một ít chi phí để chọn ghế ngồi ngay hàng cửa thoát hiểm. Bước 4 - Lựa chọn chuyến bay có sức chứa lớn và sử dụng máy bay loại to. Nếu có thể, hãy tránh các loại máy bay có sức chứa ít hoặc máy bay cỡ nhỏ. Khi bạn tìm kiếm chuyến bay, bạn có thể tìm hiểu thông tin về loại máy bay sẽ được sử dụng. Nếu có thể, hãy lựa chọn máy bay to hơn. Máy bay càng to thì bay càng êm hơn. Bước 5 - Lựa chọn chuyến bay vào ban ngày. Nếu bạn sợ phải bay vào buổi tối, hãy lựa chọn chuyến bay ban ngày. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn có thể nhìn ngắm cảnh vật bên ngoài cửa sổ. Trong bóng tối, bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng nhiều hơn vì bạn không biết đang phải đối mặt với những gì. Bước 6 - Lựa chọn đường bay ít nhiễu động nhất. Bạn cũng có thể xem qua trang web trực tuyến có tên là Dự báo Nhiễu động để tìm hiểu về khu vực có ít nhiễu động nhất trên đất nước của bạn. Nếu bạn dự định bay nối chuyến, hãy kiểm tra xem liệu bạn có thể lựa chọn đường bay ít gây rắc rối hơn cho bạn hay không. Phương pháp 4 - Chuẩn bị cho chuyến bay Bước 1 - Đi đến sân bay vào một thời điểm khác. Nhiều người khuyên rằng bạn nên đến sân bay cho dù bạn không có chuyến bay. Bạn chỉ cần đến tham quan nhà ga trong sân bay để làm quen với mọi việc. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đây là một cách hay để bạn có thể dần cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi bạn phải đi máy bay. Bước 2 - Đến sớm. Đến sân bay sớm để bạn có thời gian tham quan nhà ga trong sân bay, qua cổng an ninh, và tìm đến cổng đỗ máy bay của mình. Đến trễ, hoặc chỉ đơn giản là không có đủ thời gian để chuẩn bị tâm lý cho những việc sắp xảy ra sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn khi ngồi vào chỗ của mình trên máy bay. Hãy dành thời gian để làm quen với nhà ga trong sân bay, những người đến và đi khỏi sân bay, và không khí chung tại sân bay. Bạn càng làm quen với chúng bao nhiêu thì bạn càng cảm thấy tốt hơn khi phải đi máy bay bấy nhiêu. Bước 3 - Làm quen với tiếp viên hàng không và phi công. Khi bạn bước lên máy bay, hãy chào hỏi tiếp viên hàng không hoặc thậm chí phi công. Quan sát họ trong bộ đồng phục và đang thực hiện công việc của mình. Phi công là những người được huấn luyện đặc biệt, cũng tương tự như bác sĩ, và bạn cần tôn trọng và tin tưởng ở họ. Nếu bạn luyện tập cách tin tưởng vào người khác, và hiểu rằng họ đặt sự an toàn của bạn lên hàng đầu và là những người có đủ khả năng, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về chuyến bay của mình. Phi công trên chuyến bay của bạn thường sẽ phải trải qua hàng trăm giờ bay. Họ cần phải đạt 1.500 giờ bay trước khi có thể nộp hồ sơ làm việc tại hãng bay lớn. Bước 4 - Tránh dùng rượu bia để tự chữa trị sự sợ hãi của chính mình. Nhiều người có thói quen yêu cầu khá nhiều rượu hoặc Bloody Mary ngay sau khi các tiếp viên vừa đi qua. Tuy nhiên, hành động này không phải là một giải pháp tốt để bạn có thể xoa dịu sự lo lắng của bạn khi đi máy bay. Rượu có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng nhiều hơn vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy ít kiểm soát hơn. Đặc biệt trong trường hợp bạn đang lo lắng về việc phải sơ tán khỏi máy bay. Say xỉn sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, đặc biệt là sau khi rượu bia hết tác dụng. Nếu bạn thật sự cần phải lấy lại sự bình tĩnh, bạn có thể uống một ly rượu hoặc một cốc bia. Bước 5 - Mang theo thức ăn nhẹ. Hãy đem theo một loại thức ăn nhẹ nào đó mà bạn phải dành khá nhiều thời gian cho nó để gây xao nhãng cho bản thân, hoặc bạn cũng có thể đem theo loại thực phẩm mà bạn yêu thích. Bước 6 - Đọc tạp chí tin tức “lá cải” về người nổi tiếng. Bạn có thể sẽ không thể tập trung vào bài tập hóa học của mình, nhưng chắc chắn bạn sẽ có đủ minh mẫn để tìm hiểu về vụ bê bối mới nhất của các siêu sao trong làng giải trí. Bước 7 - Lên máy bay trong tình trạng sẵn sàng để ngủ trưa. Nhiều người khuyên rằng bạn nên thức dậy sớm để đến sân bay. Vì như vậy bạn sẽ có thể chợp mắt một chút trong suốt chuyến bay. Còn cách nào để thời gian có thể trôi qua nhanh hơn là một giấc ngủ? Phương pháp 5 - Khi đang trên chuyến bay Bước 1 - Hít thở sâu. Từ từ hít không khí vào mũi, sau đó nhẹ nhàng thở ra, đếm đến mười cho đến khi bạn đã trút bỏ toàn bộ không khí khỏi phổi. Lặp lại nếu cần. Bước 2 - Siết chặt tay vịn của ghế ngồi. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, đặc biệt là trong quá trình cất cánh và hạ cánh, hãy siết chặt tay vịn của chiếc ghế ngồi, càng chặt càng tốt. Cùng lúc đó, hãy căng cơ bụng của bạn và giữ nguyên tư thế này trong 10 giây. Bước 3 - Đeo dây chun vào cổ tay. Búng dây chun vào tay khi bạn cảm thấy lo âu. Cái đau mà dây chun đem lại sẽ giúp bạn quay về với thực tại. Bước 4 - Mang theo vật dụng giúp bạn tiêu khiển. Nếu bạn có thể tìm được nhiều biện pháp để gây phân tâm, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi đi máy bay. Hãy đem theo tạp chí hoặc tải những tập phim truyền hình mà bạn yêu thích để xem trên máy vi tính. Bạn cũng có thể chơi game trên máy tính xách tay của mình. Hoặc bạn cũng có thể làm việc hoặc làm bài tập. Tìm bất kỳ điều gì có thể giúp ích được cho bạn. Hãy xem khoảng thời gian đi máy bay tương tự như khoảng thời gian để bạn có thể làm những điều mà bạn luôn muốn làm hoặc cần làm, thay vì chỉ đơn giản là vài giờ lo lắng triền miên.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A1-c%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-Internet-Explorer-11-tr%C3%AAn-Windows-7
Cách để Gỡ cài đặt Internet Explorer 11 trên Windows 7
Internet Explorer 11 là phiên bản trình duyệt web mới nhất của Microsoft, nhưng không phải ai cũng thích dùng. Nếu bạn thích dùng phiên bản cũ hơn, hoặc Internet Explorer 11 không hoạt động tốt, bạn có thể trở về phiên bản gốc bằng cách gỡ cài đặt cập nhật Internet Explorer. Bạn có thể thực hiện trên Windows hoặc bằng Command Prompt. Phương pháp 1 - Sử dụng Control Panel Bước 1 - Mở bảng điều khiển Control Panel. Bạn có thể mở Control Panel từ trình đơn Start. Bước 2 - Mở trình quản lý chương trình. Nhấp vào liên kết "Uninstall a program" (Gỡ cài đặt chương trình) nếu bạn đang xem ở chế độ Category (Hạng mục), hoặc "Programs and Features" (Chương trình và tính năng) nếu bạn đang xem ở chế độ Icon (Biểu tượng). Một danh sách các chương trình đã được cài đặt trên máy tính sẽ hiện ra. Bước 3 - Mở danh sách bản cập nhật Windows đã cài đặt. Nhấp vào liên kết "View installed updates" (Xem bản cập nhật đã cài đặt) ở bên trái cửa sổ. Danh sách tất cả bản cập nhật đã được cài đặt cho Windows sẽ hiện ra. Vì Internet Explorer cũng là một dịch vụ của Windows, nên mọi bản cập nhật cũng sẽ được liệt kê tại đây. Bước 4 - Tìm mục Internet Explorer 11. Bạn có thể cuộn xuống để tìm, hoặc gõ "Internet Explorer" vào trường tìm kiếm đầu cửa sổ. Bước 5 - Gỡ cài đặt Internet Explorer 11. Bạn có thể chọn mục Internet Explorer 11 rồi nhấp vào nút "Uninstall" (Gỡ cài đặt), hoặc nhấp chuột phải vào mục này và chọn "Uninstall". Có thể User Account Control sẽ hỏi lại bạn. Hãy xác nhận rằng bạn muốn gỡ cài đặt bản cập nhật bằng cách nhấp vào Yes. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/02\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-5Bullet1.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-5Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/02\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-5Bullet1.jpg\/v4-720px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-5Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":358,"bigWidth":720,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 6 - Chờ quá trình gỡ cài đặt hoàn tất. Quá trình gỡ cài đặt Internet Explorer 11 có thể mất vài phút. Sau khi gỡ cài đặt xong, nhấp vào Restart Now để khởi động lại máy tính và hoàn tất tiến trình. Internet Explorer sẽ trở về phiên bản đã cài đặt trước đó. Có thể là Internet Explorer 10, 9, hoặc 8. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/4c\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-6Bullet1.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-6Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/4c\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-6Bullet1.jpg\/v4-717px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-6Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":359,"bigWidth":718,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 7 - Ẩn bản cập nhật. Nếu không muốn tiếp tục bị nhắc cài đặt lại Internet Explorer 11, bạn có thể bỏ qua bằng cách ẩn nó khỏi Windows Update. Mở Control Panel. Bạn có thể mở Control Panel từ Start Menu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a6\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet1.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a6\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet1.jpg\/v4-728px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":331,"bigWidth":728,"bigHeight":524,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Chọn "Windows Update". Nếu bạn đang xem ở chế độ Category, Chọn "System and Security" (Hệ thống và bảo mật), sau đó chọn "Windows Update". {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8a\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet2.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8a\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet2.jpg\/v4-726px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":727,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Nhấp vào liên kết "# optional update(s) available" (số bản cập nhật có sẵn). {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d8\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet3.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d8\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet3.jpg\/v4-726px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":727,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Nhấp phải vào mục Internet Explorer 11. Chọn "Hide update" (Ẩn bản cập nhật). {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ef\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet4.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ef\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet4.jpg\/v4-726px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-7Bullet4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":727,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 8 - Cài đặt phiên bản Internet Explorer khác. Sau khi hạ xuống sử dụng phiên bản Internet Explorer cũ, bạn có thể nâng cấp lên bất kỳ phiên bản cao hơn nếu muốn. Chẳng hạn, nếu sau khi gỡ cài đặt Internet Explorer 11 và trở về Internet Explorer 8, bạn có thể cài đặt Internet Explorer 9 hoặc 10 một cách thủ công. Phương pháp 2 - Sử dụng Command Prompt Bước 1 - Mở Command Prompt nâng cao. Nhấp vào Start Menu, nhấp tiếp vào Accessories, nhấp chuột phải vào Command Prompt, sau đó chọn "Run as administrator" (Thực thi dưới quyền quản trị viên). Bước 2 - Sao chép rồi dán lệnh sau. Lệnh này sẽ gỡ cài đặt cập nhật Windows Explorer: FORFILES /P %WINDIR%\servicing\Packages /M Microsoft-Windows-InternetExplorer-*11.*.mum /c "cmd /c echo Uninstalling package @fname && start /w pkgmgr /up:@fname /norestart" Dán lệnh trên vào rồi nhấn ↵ Enter Bước 3 - Chấp nhận các lỗi. Có thể bạn sẽ nhận được một số thông báo lỗi trong quá trình thực thi lệnh. Bạn sẽ phải nhấp OK mỗi khi cửa sổ lỗi xuất hiện. Bước 4 - Khởi động lại máy tính. Khi trở lại màn hình Command Prompt, quá trình gỡ cài đặt đã hoàn tất. Bạn cần khởi động lại máy tính để hoàn tất tiến trình. Bước 5 - Ẩn bản cập nhật. Nếu không muốn tiếp tục bị nhắc cài đặt lại Internet Explorer 11, bạn có thể bỏ qua bằng cách ẩn nó khỏi Windows Update. Mở Control Panel. Bạn có thể mở Control Panel từ Start Menu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/bb\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet1.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/bb\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet1.jpg\/v4-728px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":331,"bigWidth":728,"bigHeight":524,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Chọn "Windows Update". Nếu bạn đang xem ở chế độ Category, Chọn "System and Security", sau đó chọn "Windows Update".. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a9\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet2.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a9\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet2.jpg\/v4-726px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":727,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Nhấp vào liên kết "# optional update(s) available". {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8f\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet3.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8f\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet3.jpg\/v4-726px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":727,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Nhấp phải vào mục Internet Explorer 11. Chọn "Hide update". {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/5b\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet4.jpg\/v4-460px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5b\/Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet4.jpg\/v4-726px-Uninstall-Internet-Explorer-11-for-Windows-7-Step-13Bullet4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":727,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 6 - Cài đặt phiên bản Internet Explorer khác. Sau khi hạ xuống sử dụng phiên bản Internet Explorer cũ, bạn có thể nâng cấp lên bất kỳ phiên bản cao hơn nếu muốn. Chẳng hạn, nếu sau khi gỡ cài đặt Internet Explorer 11 và trở về Internet Explorer 8, bạn có thể cài đặt Internet Explorer 9 hoặc 10 một cách thủ công.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Xem-Star-Wars-tr%C3%AAn-Command-Prompt
Cách để Xem Star Wars trên Command Prompt
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xem phiên bản "Star Wars" (tên tiếng Việt: Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao) được thể hiện hoàn toàn bằng các ký tự ASCII (do những người có nhiều thời gian rảnh thực hiện). Bạn có thể xem trên Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Mac). Phương pháp 1 - Trên Windows Bước 1 - Mở Command Prompt. Bạn có thể mở Command Prompt bằng cách nhấn ⊞ Win+R và nhập cmd. Người dùng Windows 8 và 10 cũng có thể nhấn ⊞ Win+X và chọn Command Prompt từ trong trình đơn. Để xem phim ASCII Star Wars, máy tính cần có kết nối Internet. Bước 2 - Cài đặt Telnet. Trừ Windows Vista, 7 và 8 thì hầu hết các phiên bản Windows mới đều không còn hỗ trợ Telnet - máy khách cần thiết để kết nối với phim ASCII Star Wars. Có thể bạn cần sử dụng Command Prompt với quyền quản trị viên (Administrator) để cài đặt Telnet. Nhập pkgmgr /iu:"TelnetClient" và nhấn ↵ Enter. Trên Windows 10, hãy mở > (Chương trình) > (Bật/tắt tính năng Windows). Sau đó, bạn tích vào , nhấp và chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất. Nếu được yêu cầu, bạn cần nhập mật khẩu quản trị viên hoặc xác nhận hành động (nếu đã có quyền admin). Bước 3 - Đóng Command Prompt. Nhập exit hoặc nhấp vào nút đóng () trên góc cửa sổ. Bước 4 - Nhập telnet và nhấn ↵ Enter. Giao diện Telnet sẽ khởi chạy. Bước 5 - Nhập o và nhấn ↵ Enter. Đây là lệnh mở kết nối Telnet. Dòng lệnh sẽ thay đổi thành ( to ). Bước 6 - Nhập towel.blinkenlights.nl và nhấn ↵ Enter. Bạn sẽ được kết nối với máy chủ và phim sẽ khởi chạy sau một vài nội dung giới thiệu ban đầu. Phương pháp 2 - Trên Mac Bước 1 - Mở Terminal. Nhấp vào biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải màn hình, nhập terminal rồi nhấp vào khi tùy chọn hiện ra trong kết quả tìm kiếm. Terminal của hệ điều hành Mac tương đương với Command Prompt trên Windows. Bước 2 - Nhập telnet và nhấn ⏎ Return. Giao diện Telnet sẽ khởi chạy và bạn có thể kết nối với máy chủ lưu trữ phim ASCII "Star Wars". Bước 3 - Nhập o và nhấn ⏎ Return. Lệnh này sẽ mở ra kết nối Telnet. Dòng lệnh sau đó sẽ chuyển thành ( to ). Bước 4 - Nhập towel.blinkenlights.nl và nhấn ⏎ Return. Bạn sẽ được kết nối với máy chủ và phim sẽ khởi chạy sau một vài nội dung giới thiệu ban đầu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-Netflix
Cách để Cài đặt Netflix
Đây là bài viết hướng dẫn cách đăng ký Netflix - dịch vụ truyền hình trực tuyến cho phép bạn xem phim, chương trình tivi và các nội dung video khác không giới hạn. Netflix có ưu đãi dùng thử dịch vụ trong 30 ngày trước khi bạn phải trả phí. Bạn có thể đăng ký Netflix trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng hoặc tivi thông minh. Phương pháp 1 - Đăng ký Netflix Bước 1 - Truy cập https://www.netflix.com. Đăng ký Netflix trên máy tính có lẽ là cách bắt đầu đơn giản nhất, nhưng bạn cũng có thể đăng ký theo một vài cách sau: Nếu bạn sử dụng Android, hãy tải ứng dụng Netflix từ Play Store, rồi mở ứng dụng để đăng ký. Trên iPhone hoặc iPad, bạn có thể tải ứng dụng Netflix từ App Store, rồi đăng ký dịch vụ thông qua ứng dụng. Đối với tivi thông minh, bạn sẽ mở ứng dụng Netflix (có thể bạn phải cài đặt ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng của tivi) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 2 - Nhập địa chỉ email và nhấp vào Try 30 Days Free (Thử 30 ngày miễn phí). Người dùng mới có thể dùng thử dịch vụ miễn phí trong 30 ngày. Bạn sẽ thấy lựa chọn này hiển thị với nội dung khác nhau tùy thuộc vào thiết bị mà bạn dùng để đăng ký, nhưng lựa chọn dùng thử miễn phí thường có trên điện thoại, máy tính bảng hoặc tivi thông minh. Bạn vẫn phải nhập phương thức thanh toán để đăng ký dùng thử, dù bạn không bị thu phí cho đến khi khoảng thời gian dùng thử kết thúc. Nếu hủy dùng thử trước khi khoảng thời gian 30 ngày kết thúc, bạn sẽ không bị thu phí. Nếu đã từng dùng thử dịch vụ, bạn sẽ nhận được yêu cầu đăng nhập và chọn gói dịch vụ. Bước 3 - Nhấp vào SEE THE PLANS (Xem các gói dịch vụ). Đó là nút màu đỏ ở cuối màn hình "Choose your plan" (Chọn gói dịch vụ của bạn). Bước 4 - Chọn một gói dịch vụ và nhấp vào CONTINUE (Tiếp tục). Giá tiền mà bạn thấy sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn, nhưng bạn luôn thấy ba gói dịch vụ khác nhau là: Cơ bản, Tiêu chuẩn và Nâng cao. Gói dịch vụ chỉ cho phép bạn xem phim và chương trình tivi trên một màn hình với độ phân giải tiêu chuẩn (SD). Gói dịch vụ cho bạn cơ hội xem trên 2 màn hình và là 4 màn hình. Gói dịch vụ hỗ trợ định dạng với độ phân giải cao (HD), còn gói hỗ trợ cả HD và Ultra HD. Bước 5 - Nhấp vào nút CONTINUE (Tiếp tục) màu đỏ. Đây là nút ở bên dưới màn hình "Finish setting up your account" (Hoàn tất việc cài đặt tài khoản). Bước 6 - Nhập mật khẩu và nhấp vào CONTINUE. Địa chỉ email của bạn có lẽ đã được nhập vào trường "Email", nhưng nếu chưa, bạn cần nhập ngay lúc này. Địa chỉ email và mật khẩu này sẽ được sử dụng để đăng nhập tài khoản Netflix. Bước 7 - Chọn phương thức thanh toán. Nếu bạn có thẻ quà tặng Netflix, hãy chọn (Mã quà tặng). Nếu không, bạn sẽ chọn (Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ) để nhập thông tin thanh toán, hoặc (nếu khả dụng ở nơi bạn sống) để đăng ký bằng PayPal. Bước 8 - Nhập thông tin thanh toán. Bạn cần cung cấp thông tin theo yêu cầu trên trang đang hiển thị. Nếu bạn sử dụng PayPal, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để đăng nhập vào tài khoản và chấp thuận phương pháp thanh toán của bạn. Bước 9 - Nhấp vào START MEMBERSHIP (Bắt đầu tư cách thành viên). Thao tác này sẽ kích hoạt 30 ngày dùng thử Netflix của bạn. Nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ, bạn không cần thực hiện thao tác nào khác sau khi khoảng thời gian dùng thử kết thúc. Nếu bạn không muốn trả phí sử dụng Netflix, hãy nhớ hủy tư cách thành viên ngày cuối cùng của kỳ dùng thử. Để hủy dùng thử, bạn cần đăng nhập https://www.netflix.com và nhấp vào hồ sơ của mình. Hãy nhấp vào biểu tượng hồ sơ ở phía trên góc phải, chọn (Tài khoản), chọn (Hủy tư cách thành viên) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 10 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để tùy chỉnh Netflix. Sau khi tạo tài khoản, bạn có thể thiết lập thêm một hoặc nhiều hồ sơ người dùng cho tài khoản của mình, chọn thể loại cùng nội dung yêu thích và bắt đầu xem. Phương pháp 2 - Thêm gói dịch vụ thuê DVD Bước 1 - Đăng nhập vào https://www.netflix.com. Nếu bạn đã đăng ký Netflix và muốn nhận đĩa DVD qua đường bưu điện bên cạnh việc xem nội dung trực tuyến, bạn có thể thêm gói dịch vụ thuê DVD vào tài khoản Netflix. Hãy bắt đầu với việc đăng nhập vào trang Netflix bằng địa chỉ email và mật khẩu Netflix của bạn. Bước 2 - Nhấp vào hồ sơ của bạn. Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang hồ sơ cá nhân. Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng hồ sơ. Đây là biểu tượng hiển thị ở phía trên góc phải trang. Bước 4 - Nhấp vào Account (Tài khoản) trên trình đơn. Bước 5 - Nhấp vào Add DVD plan (Thêm gói dịch vụ thuê DVD). Lựa chọn này có trong phần "PLAN DETAILS" (Thông tin gói dịch vụ) ở gần giữa trang. Bước 6 - Chọn gói dịch vụ thuê DVD. Gói dịch vụ và đều không giới hạn lượng đĩa có thể thuê mỗi tháng. Khác biệt duy nhất là gói chỉ cho phép bạn thuê mỗi lần một đĩa, còn gói cho bạn cơ hội thuê hai đĩa cùng lúc. Nếu bạn muốn thuê đĩa Blu-ray cùng với đĩa DVD, hãy đánh dấu vào ô bên cạnh dòng "Yes, I want to include Blu-ray" (Có, tôi muốn thuê đĩa Blu-ray) bên dưới lựa chọn thuê đĩa DVD. Bước 7 - Nhấp vào Get Started (Bắt đầu). Đây là nút màu đỏ ở cuối trang. Bước 8 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để xác nhận. Nếu đây là lần đầu tiên bạn thêm gói dịch vụ thuê đĩa DVD vào tài khoản Netflix, bạn sẽ được trải nghiệm 30 ngày dùng thử. Ngược lại, tài khoản của bạn sẽ bị trừ phí dịch vụ thuê DVD của tháng đầu tiên ngay sau khi bạn xác nhận. Truy cập https://dvd.netflix.com khi bạn muốn tìm đĩa DVD. Để thêm đĩa DVD vào hàng chờ gửi, bạn sẽ nhấp vào (Thêm vào hàng chờ) hoặc (Thêm) trên màn hình thông tin của phim hoặc chương trình. Quản lý DVD của bạn bằng cách nhấp vào trình đơn (Hàng chờ) ở phía trên trang DVD.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-m%C3%ACnh-b%E1%BB%8B-b%E1%BB%8F-b%C3%B9a-v%C3%A0-c%C3%A1ch-h%C3%B3a-gi%E1%BA%A3i
Cách để nhận biết mình bị bỏ bùa: Các dấu hiệu & cách hóa giải
Nhiều người tin rằng những lời nguyền, bùa ngải và các hình thức ma thuật khác là các mối đe dọa có thật và nghiêm trọng, gây tác động xấu đến thể chất và tinh thần của họ. Tuy rằng không có bằng chứng chắc chắn và thuyết phục nào cho thấy sự tồn tại của tà thuật, nhưng người ta vẫn cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến nó – đặc biệt khi bạn đang ngờ rằng mình bị bỏ bùa hoặc ai đó đang sử dụng tà thuật để làm hại bạn. Để giúp bạn bớt lo, chúng tôi đã tổng hợp một số dấu hiệu phổ biến của tà thuật thường được người ta kể lại và một số cách diễn giải cho các dấu hiệu này. Bài viết này cung cấp cho bạn một số cách thanh tẩy và bảo vệ bản thân để bạn có thể tìm lại sự thanh thản trong tâm trí. Phương pháp 1 - Các dấu hiệu của tà thuật Bước 1 - Đau đầu. Nhiều nạn nhân của tà thuật đã kể về những cơn đau đầu bất chợt không rõ lý do xảy ra cả ngày. Họ cho rằng tình trạng này là do ai đó đã bỏ bùa họ. Những cơn đau đầu là triệu chứng cực kỳ phổ biến có liên quan đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Có vố số yếu tố gây nhức đầu, bao gồm căng thẳng, những điều chỉnh về giờ ngủ hoặc chế độ ăn, thay đổi thời tiết, tiếng ồn và tư thế sai. Bước 2 - Những cơn ác mộng. Một số người tin rằng tà thuật có thể quấy nhiễu người ta bằng những giấc mơ khủng khiếp. Trong những giấc mơ đó, bạn có thể thấy cảnh những con chó mực, rắn, bò cạp và các sinh vật khác đang săn đuổi mình. Các cơn ác mộng thường xuyên xảy ra khi bạn trải qua nhiều áp lực hoặc lo lắng. Những giấc mơ khủng khiếp cũng gắn liền với những sự kiện đau buồn, giờ ngủ không hợp lý, một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe khác. Một số người cũng trải qua những giấc mơ đáng sợ sau khi xem phim kinh dị hoặc đọc một cuốn sách rợn tóc gáy ngay trước khi ngủ. Có thể những biểu tượng kỳ lạ và ngẫu nhiên trong giấc mơ có liên quan đến một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của bạn mà không phải do tà thuật! Bạn nên thực hành diễn giải các giấc mơ để hiểu hơn về ý nghĩa của các biểu tượng này. Bước 3 - Đau nhức người. Một số người có thiên hướng tâm linh cho rằng những cơn đau nhức người không rõ nguyên nhân là ảnh hưởng của ma thuật. Theo họ, các chuyên gia y tế không tìm thấy điều gì bất thường về sức khỏe trong các trường hợp này, ngay cả khi bạn đang cảm thấy đau nhức. Đau nhức người là tình trạng rất phổ biến, có thể liên quan đến bất cứ tình trạng sức khỏe và bệnh lý nào được ghi nhận. Ví dụ, đau bụng có thể là dấu hiệu của tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, đau bụng kinh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Các cơn đau lưng có thể do viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, căng cơ hoặc dây chằng, loãng xương. Dựa vào số liệu thống kê mà nói, bất cứ triệu chứng nào mà bạn gặp phải cũng có thể do nguyên nhân y tế. Bước 4 - Lờ đờ, mệt mỏi. Nhiều người tin rằng ma thuật có thể khiến bạn luôn có cảm giác buồn ngủ và chỉ muốn đặt lưng xuống giường bất cứ lúc nào. Nó cũng có thể gây ra cảm giác chóng mặt. Mệt mỏi là một triệu chứng của bất cứ bệnh lý nào - bệnh thiếu máu, hội chứng mệt mỏi mãn tính, tiểu đường, viêm ruột, hội chứng ngưng thở khi ngủ và căng thẳng chỉ là một vài khả năng trong một danh sách dài những chứng bệnh gây mệt mỏi. Cảm giác buồn ngủ cũng liên quan đến các yếu tố khác trong cuộc sống, chẳng hạn như lệch múi giờ, thói quen ăn uống không hợp lý, một số loại thuốc và ít vận động. Bước 5 - Những thay đổi về sự tận tâm. Trong một số nền văn hóa, các nạn nhân bị bỏ bùa có thể nuôi dưỡng các cảm xúc tiêu cực với bạn đời của họ. Họ cũng có thể tỏ ra nghe lời hoặc tận tụy với một người nào đó trong cuộc sống của mình (có thể đó là bạn đời của họ hoặc một người khác). Các mối quan hệ có thể xấu đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không liên quan đến đến ma thuật. Các vấn đề trong giao tiếp có thể tạo nên những rạn nứt lớn giữa hai người từng yêu nhau thắm thiết, bên cạnh đó là các vấn đề về lòng tin, sự khác biệt về những mối ưu tiên và không hòa hợp. Không chung thủy cũng là một vấn đề khá phổ biến trong các mối quan hệ tình cảm – cứ 5 người đã kết hôn thì có khoảng 2 người có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Ngoại tình là một thực trạng đáng buồn trong thời đại ngày nay, nhưng hầu như nó luôn là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu nào đó không được đáp ứng hoặc mối quan hệ đang có vấn đề. Những thế lực siêu nhiên không có tác động nào đến chuyện này. Bước 6 - Sức khỏe tâm thần kém. Có những người tin rằng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm và ý định tự sát có thể liên quan đến tà thuật. Theo đó, bạn có thể xa lánh bạn bè, người thân và càng ngày càng cảm thấy cô độc. Các bệnh lý tâm thần là thủ phạm có khả năng cao nhất. Chỉ riêng ở Mỹ, cứ 5 người thì 1 người được chẩn đoán mắc một bệnh lý tâm thần ở dạng nào đó – lo âu và trầm cảm chỉ là hai khả năng trong một danh sách dài dằng dặc. Nếu bạn thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc có các triệu chứng khác của bệnh tâm thần, hãy đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Nếu bạn có những ý nghĩ tự sát hoặc tưởng tượng về tự sát, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Bước 7 - Vận rủi. Một số người có thiên hướng tâm linh tin rằng ma thuật có thể cản trở vận may và thành công của một người trong đời sống hàng ngày. Có thể bạn cảm thấy mình luôn gặp xui xẻo hoặc sẽ chẳng bao giờ thành công dù có cố gắng đến mấy. Có thể bạn bị mắc kẹt trong một chiếc “bẫy may rủi” – là một kiểu tư duy khiến bạn tạo ra những khuôn khổ nhất định về những gì là may mắn hoặc không may mắn một cách vô thức. Sự giới hạn này khiến bạn cảm thấy như mình đang bị vận rủi đeo bám vì lời nguyền nào đó mà không thực sự nhìn thấy bức tranh rộng lớn hơn. Bước 8 - Thay đổi thói quen ăn uống. Một số người tin rằng tà thuật có thể làm người ta đột ngột thay đổi thói quen ăn uống. Trong một số trường hợp, bạn có cảm giác như lúc nào cũng đói hoặc dường như thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa ngay khi ăn vào. Cảm giác thèm ăn thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các bệnh lý tâm thần, căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt, một số loại thuốc và chất lượng chế độ ăn. Khả năng là một số mặt nào đó trong lối sống của bạn gây ảnh hưởng đến cảm giác no hay đói mà không phải là do ma thuật. Phương pháp 2 - Những cách bảo vệ bản thân Bước 1 - Cầu nguyện và xin ơn trên giúp đỡ. Nếu bạn theo tôn giáo nào đó hoặc tin vào đấng quyền năng, hãy an tâm rằng Trời Phật mạnh hơn và có quyền lực vượt xa bất cứ loại tà thuật nào đang ám vào bạn. Bạn chỉ cần cầu nguyện và kêu gọi đấng quyền năng giúp đỡ, và hãy tin rằng Trời Phật sẽ giúp bạn chống lại các thế lực đen tối trong cuộc sống. Nếu bạn theo đạo Thiên Chúa, hãy cầu nguyện và vững tin rằng Chúa Jesus sẽ bảo vệ bạn khỏi tà thuật. Bạn có thể cầu nguyện “Nhân danh Chúa Jesus, tôi trục xuất mọi lời nguyền độc ác, các năng lượng tiêu cực và mưu đồ xấu xa đã nhắm vào tôi.” Bạn cũng có thể dẫn Kinh Lạy Cha để cầu nguyện. Nếu bạn là người Hồi giáo mộ đạo, hãy tin vào đấng Allah và tin rằng Ngài sẽ thanh tẩy và bảo vệ bạn khỏi bất cứ phép thuật đen tối nào nhắm vào bạn. Bạn cũng có thể dẫn lời cầu nguyện xin được che chở như “Allaahummak-fineehim bimaa shi’ta,” hoặc “Lạy Allah, cầu xin Ngài che chở con chống lại những thế lực đen tối bằng mọi cách mà Ngài thấy đúng đắn.” Bạn cũng có thể cầu xin sự giúp đỡ của thánh Archangel Michael. Bước 2 - Thanh tẩy bản thân bằng muối và thắp nến trắng. Ngâm mình trong bồn tắm nước muối ấm để xua tan các năng lượng và mưu đồ xấu bám vào bạn. Một số người có thiên hướng tâm linh cũng khuyên thắp nến trắng và nói to lời khẳng định rằng ánh sáng trắng tinh khiết này đang xua đi mọi năng lượng xấu. Bạn cũng có thể đốt cây xô thơm xung quanh nhà để thanh tẩy mọi lời nguyền hoặc bùa chú. Bước 3 - Chọn cách không tin vào tà thuật. Theo một số chuyên gia tâm linh, tà thuật chỉ có quyền lực nếu bạn cho phép. Nếu bạn lo rằng ai đó đang dùng tà thuật nhắm vào bạn, hãy nhẩm đi nhẩm lại những câu khẳng định tự tin và giúp xoa dịu như: “Tà thuật là thứ không có thật, do đó nó không thể làm hại tôi.” “Tà thuật chỉ tác động đến tôi nếu tôi cho phép nó.” “Tà thuật không tồn tại, thế nên tôi không phải lo lắng gì về nó.”
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Cho-ph%C3%A9p-ch%E1%BB%89nh-s%E1%BB%ADa-t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-Google-Doc
Cách để Cho phép chỉnh sửa tài liệu Google Doc
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chia sẻ tài liệu đã lưu trên Google Docs (Google Tài liệu), đồng thời cho phép người dùng khác chỉnh sửa tài liệu trực tuyến. Bạn có thể thay đổi cài đặt riêng với từng người dùng và mời người chỉnh sửa mới bằng email hoặc liên kết. Phương pháp 1 - Bằng trình duyệt Bước 1 - Mở website Google Docs bằng trình duyệt web. Nhập hoặc dán liên kết http://www.docs.google.com vào thanh địa chỉ, sau đó nhấn ↵ Enter hoặc ⏎ Return. Nếu như chưa được đăng nhập tự động, hãy đăng nhập tài khoản Google mà bạn muốn sử dụng. Bước 2 - Nhấp vào tài liệu mà bạn muốn chỉnh sửa. Tất cả tài liệu của bạn sẽ nằm tại đây, hãy nhấp vào để mở tài liệu mà bạn muốn cho phép những người đóng góp khác chỉnh sửa. Bạn có thể tạo hoặc tải tài liệu mới lên bằng cách nhấp vào biểu tượng thư mục xám ở phía trên bên phải danh sách tài liệu. Bước 3 - Nhấp vào nút Share (Chia sẻ) màu xanh dương. Nút này ở góc trên bên phải tài liệu. Tùy chọn chia sẻ của tài liệu sẽ mở ra trong cửa sổ bật lên. Bước 4 - Nhấp vào Get shareable link (Nhận liên kết có thể chia sẻ) ở phía trên bên phải. Nút này có biểu tượng mắt xích nằm trong hình tròn ở góc trên bên phải cửa sổ Share bật lên. Liên kết chia sẻ của tài liệu này sẽ hiện ra. Biểu tượng mắt xích sẽ chuyển sang màu xanh lá. Nếu biểu tượng này đang có màu xanh lá nghĩa là liên kết chia sẻ của tài liệu đã có sẵn tại đây, khi bạn nhấp vào mắt xích thì liên kết sẽ được sao chép vào bộ nhớ đệm. Bước 5 - Nhấp vào khung thả xuống Anyone with the link can ... (Bất kỳ ai có liên kết đều có thể) . Bạn có thể tìm thấy trình đơn này ở phía trên liên kết chia sẻ. Với một số tài liệu do người dùng khác chia sẻ, bạn sẽ không thể thay đổi cài đặt chỉnh sửa. Khi đó, nút này sẽ hiển thị là "Anyone with the link can view" (Bất kỳ ai có liên kết đều có thể xem) và không thể nhấp vào được. Bước 6 - Chọn Anyone with the link "can edit" (Bất kỳ ai có liên kết "có thể chỉnh sửa") từ trong trình đơn. Tùy chọn này cho phép người dùng nhận liên kết chia sẻ có thể kết nối tài liệu trực tuyến và chỉnh sửa thông qua tài khoản của họ. Hoặc bạn có thể nhập từng địa chỉ email vào bên dưới mục "People" ở phía dưới cùng, nhấp vào khung thả xuống cạnh danh sách email và chọn (Có thể chỉnh sửa). Bạn có thể sao chép ngay liên kết chia sẻ phía trên cùng và chia sẻ tài liệu với bất kỳ ai. Liên kết sẽ cho phép người nhận chỉnh sửa tài liệu của bạn. Bước 7 - Nhấp vào Advanced (Nâng cao) ở phía dưới bên phải. Nút màu xám này nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ Sharing bật lên. Danh sách tất cả người cùng chia sẻ tài liệu này sẽ hiện ra. Bạn cũng có thể sao chép liên kết chia sẻ nằm phía trên cùng tại đây. Bước 8 - Nhập địa chỉ email vào trường "Invite people" để mời (tùy chọn). Bạn có thể gửi lời mời truy cập tài liệu này qua email, đồng thời thông báo rằng người nhận có thể chỉnh sửa. Nếu bạn nhập nhiều địa chỉ email theo cách thủ công, đừng quên phân tách mỗi địa chỉ bằng dấu phẩy. Nếu như không muốn gửi thông báo, bạn có thể bỏ đánh dấu ô "Notify people" (Thông báo cho mọi người) bên dưới trường email. Bước 9 - Nhấp vào khung thả xuống cạnh trường email (tùy chọn). Bạn cần chắc chắn rằng mục (Có thể chỉnh sửa) đã được chọn đối với các lời mời. Nếu mục được chọn, biểu tượng bút chì {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/0c\/Android7edit.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0c\/Android7edit.png\/30px-Android7edit.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} sẽ hiển thị tại đây. Nếu mục (Có thể nhận xét) được chọn, tại đây sẽ là biểu tượng bong bóng đối thoại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/f7\/Android7message.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f7\/Android7message.png\/30px-Android7message.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Nếu mục (Có thể xem) được chọn, thay vào đó sẽ là biểu tượng con mắt. Bước 10 - Nhấp vào nút Send (Gửi) màu xanh dương. Email mời cùng với liên kết có thể chia sẻ đến tài liệu này sẽ được gửi đến các liên hệ được chọn. Tất cả liên hệ được mời đều có thể chỉnh sửa tài liệu. Nếu đã bỏ đánh dấu ô , bạn cần nhấp vào ở đây và chia sẻ liên kết đến tài liệu này theo cách thủ công. Phương pháp 2 - Bằng ứng dụng di động Bước 1 - Mở ứng dụng Google Docs trên iPhone, iPad hoặc Android. Ứng dụng Docs có biểu tượng trang tài liệu màu xanh dương trên nền trắng. Bạn có thể tìm thấy trên màn hình home, trong thư mục hoặc ngăn kéo Apps (Ứng dụng). Bước 2 - Tìm và nhấn vào tài liệu mà bạn muốn bật chế độ chỉnh sửa. Tài liệu này sẽ mở ra toàn màn hình. Hoặc bạn có thể nhấn vào dấu "" nhiều màu ở phía dưới bên phải và tạo tài liệu mới. Bước 3 - Nhấn vào nút hình người với dấu "+" nằm phía trên cùng. Nút này nằm gần góc trên bên phải màn hình. Trang "Share" sẽ mở ra. Nếu bạn không có quyền chỉnh sửa thuộc tính chia sẻ của tài liệu được chia sẻ, thông báo sẽ bật lên tại đây. Nếu như không thấy tùy chọn này, bạn có thể nhấn vào biểu tượng ba dấu chấm ở phía trên bên phải, chọn (Chia sẻ & xuất) từ trong khung trình đơn rồi nhấn vào ở đây. Bước 4 - Nhấn vào danh sách người dùng bên dưới dòng "Who has access" (Ai có quyền truy cập). Danh sách tất cả người có quyền truy cập tài liệu sẽ hiện ra. Bạn có thể nhấn vào biểu tượng khung thả xuống cạnh người dùng nào đó và chọn (Người chỉnh sửa) để cấp quyền chỉnh sửa cho họ. Bước 5 - Nhập liên hệ mà bạn muốn mời vào tài liệu. Nhấn vào trường và nhập tên liên hệ mà bạn muốn thêm dưới vai trò người chỉnh sửa. Bạn có thể chọn từ những liên hệ đã lưu, hoặc nhập địa chỉ theo cách thủ công (nhớ phân tách bằng dấu phẩy). Bước 6 - Nhấn vào trình đơn thả xuống cạnh trường "People". Một trình đơn sẽ bật lên. Nút này sẽ là biểu tượng bút chì {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/0c\/Android7edit.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0c\/Android7edit.png\/30px-Android7edit.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} đối với . Đây sẽ là bong bóng đối thoại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/f7\/Android7message.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f7\/Android7message.png\/30px-Android7message.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} đối với (Người nhận xét). Biểu tượng con mắt sẽ hiển thị tại đây đối với (Người xem). Bước 7 - Chọn Editor từ trong cửa sổ bật lên. Vậy là liên hệ được chọn sẽ có thể chỉnh sửa tài liệu. Bước 8 - Nhập nội dung lời mời cho liên hệ này (không bắt buộc). Nếu muốn gửi tin nhắn, bạn có thể sử dụng trường . Bước 9 - Nhấn vào biểu tượng máy bay giấy ở phía trên bên phải. Lời mời chia sẻ sẽ được gửi đến người mà bạn đã chọn. Tất cả người dùng được mời đều có thể chỉnh sửa tài liệu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-b%C3%A0i-ph%C3%A2n-t%C3%ADch-nh%C3%A2n-v%E1%BA%ADt
Cách để Viết bài phân tích nhân vật
Để học cách viết một bài phân tích nhân vật, bạn cần đọc thật kỹ tác phẩm văn học và lưu ý những điều mà tác giả tiết lộ về nhân vật thông qua các đoạn hội thoại, diễn tiến và tình tiết của câu chuyện. Các nhà phân tích văn học sẽ viết về vai trò của từng nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật chính diện là quan trọng nhất, và nhân vật đóng vai ác trong sự xung đột với nhân vật chính được gọi là phản diện. Những nhà văn vĩ đại thường tạo ra các nhân vật nhiều khía cạnh, vì vậy, bài phân tích nhân vật nên tập trung vào sự phức tạp này. Sau đây là một số điều bạn cần nhớ khi viết bài phân tích nhân vật. Phương pháp 1 - Bắt đầu Bước 1 - Chọn nhân vật. Với bài phân tích nhân vật do trường giao, có lẽ bạn sẽ được chỉ định nhân vật cần phân tích. Nhưng nếu được chọn, bạn chỉ nên xem xét các nhân vật đóng vai trò năng động trong truyện. Các nhân vật có tính cách quá đơn giản (tính cách một chiều – người hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu không có động cơ phức tạp để xem xét) không phải là các lựa chọn tốt cho bài phân tích nhân vật. Ví dụ, nếu định phân tích một nhân vật trong tiểu thuyết kinh điển Huckleberry Finn của Mark Twain, bạn có thể cân nhắc chọn Huck hoặc Jim, một nô lệ chạy trốn, vì đó là các nhân vật động lực, biểu hiện nhiều cung bậc cảm xúc và thường có những hành động khó đoán, từ đó tạo nên diễn biến của cốt truyện. Có lẽ bài phân tích nhân vật sẽ kém hiệu quả hơn nếu bạn chọn nhân vật quận công hay đức vua, hai kẻ bịp bợm mà Huck và Jim gặp ở Arkansas, bởi họ chỉ đóng vai trò tương đối phụ trong truyện, họ không biểu hiện nhiều loại cảm xúc, và trên hết, đó chỉ là những nhân vật bổ sung (câu chuyện cần một ngã rẽ khôi hài và cái cớ để Jim và Huck tách ra, từ đó Huck mới có khoảnh khắc bất hủ Thôi được, mình sẵn sàng đi xuống địa ngục!, trong đó quận công và đức vua lấp vào vai trò này). Bước 2 - Đọc truyện và để tâm đến nhân vật đã chọn. Cho dù trước đây đã đọc tác phẩm đó rồi, bạn vẫn cần phải đọc lại, bởi vì bạn sẽ nhận ra những chi tiết mới liên quan đến nhiệm vụ mà bạn đang ghi nhớ trong đầu. Chú ý đến từng chỗ trong truyện mà nhân vật của bạn xuất hiện và suy xét những điều sau: Tác giả miêu tả họ như thế nào? Ví dụ, với nhân vật Huck Finn, bạn có thể nghĩ xem tác giả đã miêu tả ra sao về Huck, một cậu bé vốn sinh ra và lớn lên ở vùng xa xôi hẻo lánh nhưng rõ ràng phải vật lộn với những vấn đề lớn và liên quan đến những vấn đề xã hội phức tạp như chế độ nô lệ và tôn giáo. Những mối quan hệ giữa nhân vật đó với các nhân vật khác như thế nào? Suy nghĩ xem Huck quan hệ như thế nào với Jim, một nô lệ chạy trốn, cả ở đầu truyện và cuối truyện. Nghĩ về quan hệ của Huck với người cha nghiện rượu bạo ngược của cậu, và điều đó đã hình thành nên tính cách của cậu như thế nào. Các hành động của nhân vật đã tác động đến cốt truyện như thế nào? Huck là nhân vật chính, như vậy hiển nhiên là các hành động của cậu là quan trọng. Nhưng có điều gì đặc biệt về cách hành động của Huck? Điều gì đã khiến cho các quyết định của cậu khác biệt với những người khác trong cùng tình huống đó? Bạn có thể nói về cách mà Huck quyết định cứu Jim khỏi những người có ý định trả anh ta về cho chủ, vì cậu cho rằng chế độ nô lệ là sai trái, cho dù ý nghĩ này đi ngược lại mọi điều mà cậu đã được dạy bảo. Nhân vật của bạn phải đương đầu với những khó khăn gì? Nghĩ xem Huck đã trưởng thành và khôn ngoan hơn như thế nào trong suốt câu chuyện. Ở đầu truyện, cậu hay bị cuốn vào những mưu kế (chẳng hạn như giả chết); tuy nhiên, về sau Huck biết tránh những trò lừa đảo mà cậu nhìn thấy (như khi Huck cố gắng rũ bỏ hai kẻ gian xảo là quận công và nhà vua). Bước 3 - Ghi chú. Ghi lại mọi yếu tố quan trọng giúp khắc họa sâu thêm về nhân vật chính khi bạn đọc truyện lần thứ hai. Ghi chú bên lề và gạch dưới những đoạn quan trọng. Bạn cũng có thể để sẵn một cuốn số ghi chép để theo dõi những suy nghĩ của bạn về nhân vật khi đọc truyện. Bước 4 - Chọn ý chính. Thu thập tất cả các ghi chú của bạn về nhân vật và cố gắng nghĩ về ý chính có liên quan đến các ghi chú đó. Đây sẽ là câu luận đề cho bài phân tích nhân vật. Nghĩ về các hành động, động cơ của họ và kết cục của câu chuyện. Có thể câu luận đề của bạn nói về một nhân vật tiêu biểu cho một cậu bé đang lớn vật lộn với các khó khăn như thế nào, hoặc nêu lên bản tính lương thiện của con người. Có thể nhân vật của bạn cho người đọc thấy rằng con người dù mắc lỗi lớn đến đâu thì họ vẫn có khả năng chuộc lỗi và đáng được tha thứ. Trong ví dụ về Huck Finn, bạn có thể nêu lên thói đạo đức giả của xã hội văn minh, bởi về bản chất, cuốn tiểu thuyết kể về một cậu bé được nuôi dạy với tư tưởng ủng hộ chế độ nô lệ, nhưng qua các trải nghiệm khi đi dọc dòng sông cùng với Jim, cậu đã biết quý trọng Jim như một con người và xem anh là bạn chứ không đối xử với anh như một nô lệ. Tương tự, chính người cha của Huck đã bắt và biến Huck thành “nô lệ”. Tình huống đó đã thôi thúc Huck bỏ trốn và đồng cảm với khao khát tìm kiếm tự do của Jim. Xã hội thời đó xem sự bỏ trốn của Huck là công bằng và hợp đạo lý, nhưng việc Jim bỏ trốn là một tội lỗi nghiêm trọng đối với dân chúng thành thị. Sự trái ngược này là vấn đề cốt lõi của truyện. Bước 5 - Lập dàn ý. Khi đã quyết định ý chính của bài phân tích, bạn cần lập một dàn ý ngắn gọn cho các dẫn chứng. Ghi chú vào từng chỗ trong đoạn văn có nhân vật thể hiện tính cách mà bạn đã chọn để nêu lên trong câu luận đề. Đưa thêm vào các dẫn chứng có thể giúp phân tích sâu hơn về nhân vật. Dàn ý sẽ sắp xếp các ý và giúp bạn duy trì dòng suy nghĩ khi viết bài phân tích. Phương pháp 2 - Viết bài phân tích nhân vật Bước 1 - Viết phần mở đầu. Luôn ghi nhớ chủ đề trong đầu, chuẩn bị phần giới thiệu về nhân vật bạn đã chọn và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. Phần mở đầu cần nêu chủ đề của bài phân tích, tiết lộ đủ thông tin, gợi sự thích thú cho người đọc và câu luận đề. Bước 2 - Miêu tả ngoại hình của nhân vật. Miêu tả dáng vẻ bề ngoài của nhân vật và cho thấy diện mạo của nhân vật tiết lộ gì về con người của họ. Nhớ trích dẫn hoặc diễn ý trực tiếp từ tác phẩm. Nghĩ về bộ quần áo rách rưới của Huck và những chi tiết nói về tính cách của cậu bé. Bàn luận về cách Huck ăn mặc như một cô bé để dò tin tức trong thành phố và sự thay đổi diện mạo này ảnh hưởng thế nào đến phân tích của bạn về Huck. Bước 3 - Bàn luận về lai lịch của nhân vật. Nếu có thông tin, bạn hãy đưa vào bài phân tích các chi tiết về tiểu sử của nhân vật (một số chi tiết có thể phải suy diễn). Tiểu sử của nhân vật không thể không ảnh hưởng đến cá tính và sự phát triển tính cách của họ, do đó bàn luận về tiểu sử của nhân vật là điều quan trọng, nếu bạn có thể làm được. Nhân vật được sinh ra và lớn lên ở đâu/vào thời gian nào? Họ nhận được nền giáo dục nào? Những trải nghiệm trong quá khứ của nhân vật ảnh hưởng ra sao đến lời nói và hành động của họ? Bàn về mối quan hệ giữa Huck với cha cậu, giữa cậu với bà quả phụ Douglas và cô Watson, những người đã chăm sóc Huck. Những nhân vật này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của Huck? Sự tương phản giữa người cha nghiện rượu của Huck và các quý bà bảo thủ mà sau đó đã chăm sóc cậu chính là một thể liên tục của hành vi xã hội để bạn phân tích và suy xét xem niềm tin/hành động của Huck rơi vào khoảng nào trong thể liên tục đó. Bước 4 - Đề cập đến ngôn ngữ của nhân vật. Phân tích ngôn ngữ mà nhân vật sử dụng trong toàn bộ tác phẩm. Nhân vật sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ từ đầu đến cuối hay có sự thay đổi kể từ phần mở đầu truyện đến phần kết truyện? Huck là một cậu bé nghịch ngợm và thường ăn nói theo kiểu mà bà Douglas không hài lòng. Cậu cũng rất cố gắng nghe lời bà và cư xử đúng mực khi ở trong nhà thờ nhưng rồi lại thường xuyên phạm lỗi, và qua hành động và lời nói, cậu tự nhận mình là người kém xa kiểu cách lễ phép mà cậu đang cố ra vẻ hoặc như bà quả phụ mong muốn. Bước 5 - Viết về cá tính của nhân vật. Nhân vật hành động dựa theo cảm xúc hay lý trí? Nhân vật đã thể hiện giá trị gì qua lời nói và hành động của mình? Nhân vật có mục đích và hoài bão không? Nêu ra một cách cụ thể và nhớ trích dẫn hoặc diễn ý từ tác phẩm. Huck Finn cố gắng tuân theo các quy tắc xã hội, nhưng đến cuối cùng cậu đã hành động theo cảm xúc. Cậu quyết định cứu giúp Jim khỏi bị gửi trả về cho chủ, cho dù điều này là trái luật, vì cậu tin rằng Jim không đáng bị đối xử như nô lệ. Huck đã tự mình quyết định chống lại các giá trị mà xã hội đã dạy cậu. Bước 6 - Phân tích mối quan hệ của nhân vật với những nhân vật khác. Nghĩ về cách tương tác của nhân vật với những người khác trong truyện. Nhân vật là người đi tiên phong hay đi theo người khác? Nhân vật có bạn bè thân hay gia đình không? Bạn hãy dùng các dẫn chứng trong tác phẩm để đưa vào bài phân tích. Bước 7 - Miêu tả sự thay đổi và trưởng thành của nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Hầu hết các nhân vật chính sẽ đều trải qua các xung đột trong suốt diễn tiến của câu chuyện. Một số xung đột đến từ bên ngoài (do các lực tác động từ bên ngoài mà nhân vật không thể kiểm soát, hoặc do hoàn cảnh và những con người xung quanh), trong khi một số xung đột diễn ra trong nội tâm của nhân vật (sự đấu tranh với bản thân khi nhân vật phải xử lý cảm xúc hoặc hành động của chính mình). Nhận vật tốt hơn hay xấu đi ở phần kết? Các nhân vật gây ấn tượng thường thay đổi hoặc trưởng thành hơn trong những tác phẩm giá trị. Xung đột bên ngoài của Huck nằm ở mọi sự kiện xảy ra trên hành trình đi dọc dòng sông – những cực nhọc trong chuyến đi, những sự cố không may xảy ra dọc đường, bị cuốn vào những vụ tai tiếng và các âm mưu, v.v… Xung đột nội tâm của Huck đạt đến đỉnh điểm khi cậu quyết định giúp Jim thoát khỏi kiếp nô lệ. Đây là khoảnh khắc cực kỳ quan trọng trong tuyện, khi mà Huck làm theo điều mà trái tim mách bảo thay vì ý thức xã hội của cậu. Bước 8 - Tập hợp các dẫn chứng cho bài phân tích. Đảm bảo cung cấp các ví dụ cụ thể từ tác phẩm để hỗ trợ cho những lý lẽ của bạn về nhân vật. Đưa vào bài các trích dẫn để hỗ trợ cho lập luận của bạn, nếu có thể. Nếu tác giả miêu tả một nhân vật có vẻ ngoài cẩu thả, bạn nên cung cấp các chi tiết cụ thể cho thấy đặc điểm này của nhân vật, trích dẫn hoặc diễn ý trực tiếp từ tác phẩm. Phương pháp 3 - Sử dụng dẫn chứng trong bài luận Bước 1 - Hỗ trợ cho bài viết của bạn bằng các dẫn chứng từ tác phẩm. Điều này có nghĩa là bạn nên đưa vào các câu trích dẫn từ tác phẩm mà bạn đang phân tích để chứng minh cho những điểm mà bạn nêu ra trong bài. Các trích dẫn từ tác phẩm giúp tăng độ tin cậy của bài viết và sẽ hỗ trợ các lập luận của bạn một cách hiệu quả hơn. Bước 2 - Sử dụng phương pháp PIE. Trong tiếng Anh, đó là các chữ viết tắt của Point (chỉ ra), Illustrate (chứng minh) và Explain (giải thích), có nghĩa là bạn sẽ chỉ ra, chứng minh (với trích dẫn từ tác phẩm) và giải thích về việc các trích dẫn đó hỗ trợ cho những điều mà bạn đã nêu như thế nào. Ví dụ, bạn có thể viết như sau: Huck Finn đã phát hiện ra con người hoàn toàn mới của mình khi lái bè trên sông. Cậu nhất định cho rằng "Trên những bè lớn như thế này, người chở bè hẳn là phải giá trị lắm." Điều này diễn tả sự tự do và tự hào mà cậu bé liên hệ với chiếc bè. Bước 3 - Gắn trích dẫn vào lời của chính bạn. Các câu trích dẫn không bao giờ nên đứng riêng lẻ trong bài luận. Bạn cần dùng lời của mình để "gắn chặt" trích dẫn đó vào câu của bạn trước hoặc sau câu trích dẫn. Sai: "Trên những bè lớn như thế này, người chở bè hẳn là phải giá trị lắm." Đúng: Cậu nhất định cho rằng "Trên những bè lớn như thế này, người chở bè hẳn là phải giá trị lắm." Đúng: "Trên những bè lớn như thế này, người chở bè hẳn là phải giá trị lắm", Huck khăng khăng cho là như vậy. Bước 4 - Không trích dẫn quá nhiều. Lời của bạn cần phải chiếm 90% bài phân tích, và 10% còn lại là trích dẫn trực tiếp. Bài luận sử dụng quá nhiều trích dẫn có vẻ như lười biếng và kém hiệu quả, và có lẽ sẽ nhận được điểm kém.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFt-ai-l%C3%A0-b%E1%BA%A1n-th%E1%BB%B1c-s%E1%BB%B1
Cách để Biết ai là bạn thực sự
Bạn có thể có vô số bạn bè bốn phương, các liên lạc trên Facebook và các mối quan hệ xã hội không thể nhớ hết, nhưng liệu bạn có cảm thấy thực sự kết nối với những người “bạn” đó không? Làm thế nào mà bạn tin chắc như vậy? Hãy đọc tiếp bài viết này nếu bạn muốn làm phép thử về tình bạn và tìm được những người bạn tốt. Phương pháp 1 - Thử thách tình bạn Bước 1 - Nhờ người bạn đó giúp đỡ. Khi bạn cần sự trợ giúp, liệu người bạn đó có ở bên bạn không? Hay người đó toàn viện cớ này cớ nọ và biến mất mỗi khi thấy bất tiện? Bạn bè thực sự sẽ luôn có mặt khi bạn cần một bàn tay chìa ra giúp đỡ, và khi bạn làm xong việc thì họ sẽ ăn mừng với bạn. Những người bạn đó sẽ giúp bạn kê dọn đồ đạc, chở bạn ra sân bay và cùng bạn làm bài tập về nhà. Tránh đòi hỏi quá nhiều. Nếu lúc nào bạn cũng cần được giúp đỡ thì mọi người cũng rất khó mà ở bên bạn và xem bạn là bạn bè. Bước 2 - Thay đổi kế hoạch đã thống nhất với người đó. Nếu đã là bạn bè tốt thì dù kế hoạch có thế nào thì các bạn cũng vẫn là bạn. Những dịp tụ tập cùng bạn bè là cơ hội để chúng ta có những giờ phút thoải mái, và chỉ riêng việc gặp mặt nhau là đã đủ vui rồi. Người đó sẽ phản ứng ra sao nếu bạn quyết định thay đổi kế hoạch? Nếu các bạn đã hẹn nhau một buổi tối nào đó ra ngoài chơi, hãy thử xem có phải họ thà rằng ở nhà xem tivi một mình còn hơn là đồng ý với bạn không. Dù lời đề nghị của bạn có bị từ chối thì cũng không hẳn là bạn sẽ bị mất đi tình bạn, nhưng bạn có thể biết được nhiều điều về người đó qua cách mà họ phản ứng. Người đó có phản ứng như thể ý kiến của bạn ngớ ngẩn lắm không? Như vậy là không tốt rồi. Hay người bạn đó chỉ muốn hoặc là đi xem phim, hoặc là ở nhà một mình? Điều này lại là chuyện khác. Bước 3 - Mở lòng với một người bạn và kể một câu chuyện riêng tư nào đó của mình. Bạn bè học chung trường hoặc những người quen biết thường không chú ý đến việc giúp đỡ bạn trong những lúc khó khăn. Họ chỉ muốn có bạn bè để vui vẻ tụ tập vào ngày cuối tuần. Nhưng dù vậy thì cũng không có nghĩa là bạn không thể tìm được tình bạn thực sự trong đó. Nếu muốn biết ai là bạn tốt, bạn cần phải cởi mở và xem họ phản ứng như thế nào. Tâm sự với người đó về cuộc hẹn hò của bạn hoặc về một chuyện rắc rối trong gia đình đang khiến bạn đau đầu. Đừng mong đợi câu trả lời, nhưng nếu bạn không được lắng nghe và đồng cảm, hoặc người kia có vẻ khó chịu thì đó không phải là dấu hiệu tốt. Những câu chuyện ngồi lê đôi mách lại là chuyện khác. Nhiều người rất thích buôn chuyện, nhưng điều này không có nghĩa họ là bạn tốt. Bước 4 - Mời người bạn đó đến nhà chơi với người thân của bạn. Mặc dù một người bạn tốt không nhất thiết phải hòa hợp với cha mẹ và anh chị em của bạn, nhưng nếu họ hòa đồng với gia đình bạn thì đó là một dấu hiệu tốt. Nếu người đó thích đến nhà bạn chơi và gia đình bạn cũng thích họ thì nghĩa là họ thấy thoải mái khi ở bên bạn, và bạn có thể tin rằng những lời nói của người bạn đó là chân thành. Mời một người bạn đến nhà ăn tối là một phép thử nhanh chóng và dễ dàng. Nhớ hỏi bố mẹ trước đã nhé. Bước 5 - Cảnh giác với các dấu hiệu “lợi dụng”. Vừa mới mua được chiếc xe hơi thì đột nhiên bạn có bao nhiêu là “bạn” ở trường, những người mà trước đó chẳng hề quan tâm đến bạn? Thường thì người ta sẽ ra vẻ thân thiện khi muốn kiếm lợi ích gì đó ở bạn. Tốt nhất là bạn nên tránh những mối quan hệ kiểu này. Những kẻ lợi dụng sẽ tâng bốc bạn và khiến bạn khoái chí bằng sự quan tâm của họ, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ ở bên bạn những khi tình huống không diễn ra như mong muốn. Nếu có một người bạn thường đi nhờ xe của bạn, chơi game của bạn, hoặc đến nhà bạn chỉ để bơi, bạn hãy hẹn họ đi chơi vào lúc khác, hoặc bảo rằng xe của bạn đang đem đi sửa. Nếu họ hủy hẹn thì đó là dấu hiệu xấu. Bước 6 - Để ý các dấu hiệu đố kỵ. Đôi khi sự ghen tỵ có thể len lỏi vào tình bạn, đặc biệt nếu hai người đang ở những vị trí khác nhau. Giả sử như bạn và người bạn kia cùng chơi chung trong một đội bóng nhưng bạn được vào đổi tuyển của trường mà bạn kia lại không được thì tình bạn giữa hai người có thể bắt đầu rạn nứt. Nhưng bạn bè tốt có thể học được cách vượt qua cảm giác ghen tỵ ban đầu và đặt tình bạn lên trên hết. Các dấu hiệu đố kỵ bao gồm: Người kia không bao giờ khen ngợi những thành công của bạn, hoặc thường chê bai thay vì chúc mừng bạn. Người đó bắt đầu giữ khoảng cách với bạn. Bạn cảm thấy một nguồn năng lượng “tiêu cực” khi ở cạnh người đó. Người kia lặn mất tăm khi bạn gặp khó khăn và cần giúp đỡ. Bước 7 - Chú ý các dấu hiệu của người sống hai mặt. Bất cứ ai nói xấu bạn với người khác đều không phải là bạn tốt. Nếu ai đó nói chuyện với bạn lúc thế này lúc thế khác, hoặc họ nói về bạn trước mặt bạn không giống như khi họ nói với người khác thì người đó không thể là bạn bè được. Bạn có thể nói chuyện với những người bạn khác nếu bạn tò mò muốn biết người ta nói sau lưng bạn như thế nào. Những người bạn tốt sẽ cho bạn biết sự thật. Những người thường nói những câu ác ý với bạn rõ ràng không phải là bạn bè. Trêu đùa ai đó là một chuyện, nhưng nếu người nào hạ thấp bạn và không hề để tâm rằng hành động của họ khiến bạn tổn thương, người đó không đáng để bạn xem là bạn. Bước 8 - Đối mặt với người mà bạn nghĩ rằng họ đang chơi xấu bạn. Nếu nghi ngờ một người bạn đang ghen tỵ với bạn, lợi dụng bạn hoặc sống kiểu lá mặt lá trái với bạn nhưng lại không thể làm rõ, bạn hãy đề nghị họ giáp mặt nói chuyện với bạn và hỏi thẳng, “Chúng ta có phải là bạn không?” Mặc dù câu hỏi nghe hơi kỳ lạ và có thể gây sốc, nhưng ngay sau đó bạn hãy kể ra những hiện tượng mà gần đây bạn đã nhận ra. “Tớ thấy cậu chỉ chơi với tớ khi muốn đến bơi ở hồ bơi của tớ, rồi cậu còn nói xấu sau lưng tớ nữa. Như vậy thì đâu phải là bạn. Có chuyện gì xảy ra vậy?” Để cho người đó giải thích. Nếu những lời họ nói khiến bạn khó chịu, hoặc nếu họ cố biện hộ cho hành vi không thể bênh vực được thì người đó không phải là bạn của bạn. Phương pháp 2 - Chọn bạn tốt Bước 1 - Lắng nghe trực giác của bạn. Tình bạn và bạn bè rất đa dạng. Cảm nhận của bạn về bạn bè phần nhiều dựa vào bản năng và trực giác. Nếu bạn cảm thấy ai đó thực sự quan tâm đến bạn và tin chắc rằng người đó là bạn thực sự thì có lẽ đúng là vậy. Nếu đã đến nước bạn phải tự hỏi liệu họ có phải là bạn tốt không thì có lẽ câu trả lời là không. Tự hỏi những câu hỏi trắc nghiệm ngay cả khi bạn không chắc về câu trả lời, và hãy tuân theo linh cảm của bạn: Người bạn đó có ra sân bay đón bạn lúc nửa đêm nếu bạn cần không? Họ có chịu khó ngồi tiếp chuyện ông bà của bạn suốt bữa ăn tối chán ngắt hôm chủ nhật chỉ để làm bạn tốt và đi chơi với bạn sau đó không? Họ có ăn mừng thành công của bạn khi họ không được như bạn không? Bước 2 - Chơi với những người bạn luôn ủng hộ bạn. Là bạn bè thì phải ở bên cạnh nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi trong khoảnh khắc hạnh phúc và giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn. Bất cứ ai không ủng hộ bạn về tinh thần đều không phải là bạn bè. Một người được gọi là bạn nếu họ: Khen ngợi bạn một cách chân thành Nói tốt về bạn với những người khác. Có vẻ thực sự vui mừng cho thành công của bạn. Cảm thông với bạn khi bạn gặp khó khăn. Bước 3 - Ở bên cạnh những người chấp nhận con người của bạn. Tình bạn không xây dựng trên những thứ phù phiếm bên ngoài. Người nào muốn kết bạn với bạn vì chiếc xe của bạn, vì hồ bơi ở nhà bạn hoặc vì bạn là anh chàng hay cô nàng sành điệu ở trường, người đó không phải là bạn thực sự. Bạn bè cần phải luôn ở bên cạnh bạn vì chính con người bạn. Một người bạn thực sự sẽ: Không ép bạn làm những điều bạn không muốn làm. Không phán xét bạn vì bạn đã thẳng thắn. Không làm bạn xấu hổ và không xấu hổ vì bạn. Hành xử nhất quán trước mặt và sau lưng bạn. Không đòi hỏi bạn quá nhiều. Bước 4 - Giữ tình bạn với những người ở bên bạn khi bạn mắc lỗi. Tình bạn không phải lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Những người bạn tốt luôn mong muốn điều tốt nhất cho bạn, đặc biệt là khi bạn lầm lỗi. Vấn đề này có lẽ hơi phức tạp, vì tuy rằng bạn cần một người bạn chấp nhận bạn, nhưng họ cũng phải biết khi nào bạn vấp ngã và sẵn sàng nâng bạn dậy. Người bạn đích thực sẽ: Không đồng tình với bạn một cách hòa nhã. Không chỉ trích bạn về khía cạnh cá nhân Luôn mong muốn điều tốt nhất cho bạn. Thấu hiểu những điều bạn muốn và những thứ bạn cần. Bước 5 - Giữ quan hệ với những người bạn biết lắng nghe. Nếu người đó luôn lơ đãng khi ở bên cạnh bạn, hoặc dường như họ muốn ở chỗ khác, giao du với những người khác, vậy thì đó chẳng phải là dấu hiệu tốt. Điều này có thể xảy ra với những bạn bè cũ, những người mà bạn quen biết đã lâu nhưng đôi khi có chuyện gì đó đột ngột thay đổi, và mối quan hệ đã không còn như xưa. Một người bạn thực sự phải là người: Vẫn liên lạc với bạn ngay cả khi cả hai đã thay đổi. Luôn coi trọng tình bạn. Muốn nghe bạn kể về những chi tiết trong cuộc sống của bạn. Nhớ những cuộc trò chuyện mà hai bạn từng nói với nhau. Bước 6 - Chơi với những người cho bạn cảm giác thoải mái khi ở cạnh. Tình bạn không phải lúc nào cũng toàn một màu hồng nhưng cũng không nên căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy e sợ khi nghĩ đến chuyện đi chơi với người đó, hoặc dường như họ miễn cưỡng khi đi với bạn thì có lẽ tình bạn này không còn tốt đẹp nữa. Người đó là bạn của bạn nếu họ: Dễ hòa đồng với bạn. Khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Không khiến bạn căng thẳng thêm. Không cường điệu mọi chuyện. Bước 7 - Giữ tình bạn với những người có lòng khoan dung. Trừ khi bạn là kẻ thực sự khó ưa, một người bạn đích thực sẽ tha lỗi cho bạn khi bạn mắc lỗi lầm và đã chân thành xin lỗi. Bạn bè thì phải sẵn lòng bỏ qua những va vấp, những khuyết điểm và các lỗi nhỏ của nhau nếu thực sự thấu hiểu và luôn nghĩ cho nhau. Người đó là bạn của bạn nếu họ: Chấp nhận lời xin lỗi của bạn. Tha thứ cho những lần bạn không làm những điều họ mong đợi. Không đòi hỏi bạn phải trở thành người khác với con người thật của bạn. Không đào xới lại những chuyện cũ. Bước 8 - Hãy là người bạn tốt Nếu muốn có những người bạn tốt, bạn cũng phải là một người bạn tốt. Thật thiếu sót nếu bạn chỉ mong đợi tất cả bạn bè luôn vây quanh bạn, ủng hộ bạn và lắng nghe bạn nói. Nếu bạn chưa để tâm đến việc đáp lại sự tử tế và lòng vị tha cần có trong tình bạn, hãy đọc lại danh sách này và làm cho bạn bè tất cả những điều mà bạn mong đợi ở họ. Khi đó bạn có thể tự tin rằng bạn bè của mình đều là những người bạn thực sự, chân tình và lâu bền.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BA%ADp-Calisthenics:-nh%E1%BB%AFng-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-quan-tr%E1%BB%8Dng-nh%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%9Bi
Cách để Bắt đầu tập Calisthenics: những vấn đề quan trọng nhất đối với người mới
Calisthenics là tên gọi của hình thức tập luyện chỉ dựa vào trọng lượng cơ thể để làm yếu tố kháng lực. Có rất nhiều bài tập Calisthenics khác nhau nên bạn có thể dễ dàng thiết lập chu trình tập thể dục và chọn ra những động tác phù hợp. Calisthenics hầu như không cần đến bất kỳ dụng cụ đặc biệt nào và có thể thoải mái luyện tập tại nhà, vì thế đây là một trong những phương pháp tốt nhất để bắt đầu thói quen tập thể dục thường xuyên nếu bạn đang nỗ lực để lấy lại vóc dáng hay giảm cân. Phương pháp 1 - Làm thế nào để tập luyện Calisthenics tại nhà? Bước 1 - Chọn một vài bài tập Calisthenics toàn thân. Bạn có thể thực hiện các động tác chống đẩy (push-up), kéo xà đơn (pull-up), đứng lên - ngồi xuống (squat), gập bụng (crunch), bật nhảy (jumping jack), chùng chân (lunge), vân vân, nếu bạn đang thiết kế chương trình rèn luyện. Calisthenics đề cập đến bất cứ bài tập nào mà bạn nâng trọng lượng cơ thể của chính mình, vì thế theo nghĩa đen, có đến hàng trăm sự lựa chọn khác nhau. Hãy bắt đầu bằng cách chọn ra 5 bài tập có vẻ thú vị để làm khung sườn cho thói quen rèn luyện về cơ bản, sau đó bổ sung thêm những bài tập tác động vào phần thân trên, nhóm cơ cơ cốt lõi và thân dưới nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Đối với phần thân trên, không gì có thể thực sự thay thế cho bài tập chống đẩy. Bạn có thể hít xà đơn (chin-up) và kéo xà đơn nếu muốn tập trung vào vai, còn bài tập chống xà kép (dip) sẽ phát triển cơ tay sau rất tốt. Gập bụng, gập bụng toàn thân (sit-up), vặn người kiểu Nga (Russian twist) và “con bọ chết” (dead bug) là những động tác nhắm vào nhóm cơ cốt lõi. Bạn cũng có thể chống đẩy bằng khuỷu tay (plank) nếu như muốn cường độ tập luyện nhẹ nhàng hơn. Để nhắm vào phần thân dưới, bạn có thể tập đứng lên - ngồi xuống, nhảy lên bục gỗ (box jump) hoặc chùng chân. Hầu hết những bài tập Calisthenics nhắm vào phần thân dưới cũng đồng thời cải thiện sức mạnh của lưng và hông. Một số bài tập Calisthenics được thiết kế nhắm vào toàn bộ cơ thể. Burpee là lựa chọn hàng đầu, nhưng tổ hợp bài tập này có thể hơi quá sức nếu như bạn là người mới bắt đầu. Bước 2 - Bắt đầu với số ít lần thực hiện trong mỗi hiệp và tăng dần theo thời gian. Khi mới bước vào lịch trình tập luyện Calisthenics, phương pháp phổ biến nhất là bắt đầu với số lần thực hiện lặp lại trong mỗi hiệp (thường là 5 hoặc 10), sau đó tăng dần theo thời gian để cải thiện sức bền. Khi bắt đầu tập, hãy tập trung vào tư thế đúng và thuần thục trước khi tăng số lần lặp lại. Nếu đặt mục tiêu xây dựng cơ bắp, bạn có thể mặc áo vest trọng lượng hoặc sử dụng dây kháng lực để tăng cường độ cho mỗi lần thực hiện. Đây là cách hay để làm cho quá trình tập luyện Calisthenics trở nên thú vị hơn sau khi bạn đã thuần thục các tư thế! Ngoài ra, còn có những bài tập Calisthenics kết hợp cường độ cao. Những bài tập nâng cao này không thích hợp dành cho người mới. Phương pháp 2 - Tôi có thể xây dựng cơ bắp chỉ với các bài tập Calisthenics không? Bước 1 - Câu trả lời là có. Calisthenics sẽ giúp bạn phát triển cơ bắp. Về cơ bản thì những động tác kháng lại trọng lượng tự nhiên của cơ thể không khác gì các bài tập nâng tạ tự do. Bất kỳ hình thức tập tạ nào cũng sẽ giúp bạn xây dựng cơ bắp và Calisthenics cũng không ngoại lệ. Nhưng vì bạn chỉ có thể nâng tối đa là trọng lượng cơ thể và bài tập Calisthenics kết hợp thường đốt rất nhiều calo, nên đây chưa hẳn là phương pháp nhanh hoặc hiệu quả nhất để tăng cơ. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Calisthenics có thể giúp bạn khỏe hơn và góp phần định hình cơ bắp. Sẽ rất khó để xây dựng cơ bắp nếu bạn đặc biệt gầy hay có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp. Lý do cho điều này là vì Calisthenics lấy trọng lượng cơ thể làm yếu tố kháng lực chính, vì thế nếu hình thể gầy thì bạn sẽ không thể đặt nhiều áp lực lên cơ. Bạn vẫn có thể xây dựng cơ bắp bằng phương pháp này, nhưng phải mất một thời gian thì mới bắt đầu thấy kết quả. Bước 2 - Bạn có thể mặc áo vest trọng lượng hoặc đeo tạ chân để tăng khả năng phát triển cơ bắp. Nếu mục tiêu chính của bạn là giảm cân hoặc tăng cường sự dẻo dai thì không cần tập trung vào việc bổ sung trọng lượng. Nhưng nếu bạn muốn cơ bắp to hơn, hãy mặc áo vest trọng lượng hoặc đeo tạ chân khi tập luyện. Nếu bạn muốn có hình thể cường tráng, tập tạ là phương pháp thích hợp nhất. Bạn vẫn có thể tiếp tục tập Calisthenics đan xen với tập thể hình ít nhất 2 - 3 ngày trong tuần. Phương pháp 3 - Calisthenics có đốt mỡ không? Bước 1 - Calisthenics chắc chắn có thể giúp bạn đốt mỡ và giảm cân. Hình thức tập luyện này làm tăng nhịp tim và vận động cơ thể, vì thế giảm cân là kết quả tất yếu. Nếu đây là mục tiêu hàng đầu của bạn, đừng quên kết hợp giữa các động tác đứng lên - ngồi xuống và bật nhảy trong hệ thống bài tập. Đây là hai bài tập thích hợp nhất để đốt mỡ vì bạn sẽ phải vận động toàn thân và đổ mồ hôi. Bước 2 - Chế độ ăn là vấn đề chính khi nói đến mục tiêu giảm cân dài hạn. Đừng nhầm lẫn rằng vài phút tập Calisthenics mỗi ngày là đủ để giảm đi đáng kể cân nặng. Chế độ ăn và lối sống quan trọng hơn nhiều. Ngay cả khi cân nặng bắt đầu giảm được một chút nhờ hệ thống bài tập Calisthenics, bạn cũng rất dễ tăng cân lại nếu như ăn uống không hợp lý. Chế độ ăn lành mạnh cũng sẽ giúp bạn siêng năng tập luyện hơn. Nếu ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc thịt đỏ, bạn sẽ cảm thấy lười biếng và bỏ dở việc tập luyện hàng ngày. Phương pháp 4 - Tôi nên tập Calisthenics bao lâu một lần?? Bước 1 - Tập Calisthenics 30 phút mỗi ngày nếu bạn đặt mục tiêu giảm cân. Nếu bạn không tập thể hình hay tập thể dục cường độ cao nhưng muốn giảm cân, hãy tập Calisthenics ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để liên tục đốt cháy calo mà không đặt quá nhiều áp lực lên cơ thể. Ưu điểm của phương pháp Calisthenics là bạn không cần bất cứ dụng cụ lỉnh kỉnh nào và có thể tập ở bất cứ đâu trong nhà. Một cách dễ dàng để tập luyện đủ 30 phút là bật chương trình TV nào đó với thời lượng này và vừa xem vừa tập. Bước 2 - Tập Calisthenics vào những ngày nghỉ nếu bạn đang theo đuổi những hình thức rèn luyện cơ thể khác. Calisthenics không gây quá nhiều áp lực lên cơ thể vì bạn chỉ nâng tối đa là trọng lượng chính cơ thể. Nếu như đang tập thể hình hoặc thể dục cường độ cao, bạn cần xen kẽ thêm những ngày nghỉ trong lịch. Hãy tập Calisthenics vào những ngày này để đốt cháy calo và làm săn chắc cơ mà không khiến cơ thể bị quá sức. Đối với chương trình Calisthenics cường độ cao, bạn có thể xem như đây là một hình thức tập tạ. Hãy xen kẽ ít nhất một ngày nghỉ sau khi tập luyện để các cơ có thời gian phục hồi. Phương pháp 5 - Tôi nên ăn như thế nào trong quá trình luyện tập Calisthenics ? Bước 1 - Ăn uống lành mạnh và cân bằng như bình thường. Bạn không nhất thiết phải tuân theo chế độ ăn đặc biệt khi tập Calisthenics. Chỉ cần tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thịt đỏ, chất béo và đường. Cố gắng ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc (ít béo). Cắt giảm đồ ăn vặt và hạn chế thức uống có đường vì những thực phẩm này chứa rất nhiều calo. Đừng quên uống nhiều nước. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng với bất kỳ chế độ tập luyện nào. Bạn nên uống 2 - 3 cốc (480 - 700 ml) nước trước và sau khi tập. Uống 1⁄2 - 1 cốc (120 - 240 ml) nước sau mỗi 15 - 20 phút nếu bạn đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập luyện. Thông thường, sẽ tốt hơn nếu ăn 4 - 5 bữa nhỏ thay vì 2 - 3 bữa lớn trong ngày nếu bạn tập luyện thường xuyên. Bước 2 - Cố gắng duy trì tình trạng thâm hụt calo nếu bạn muốn giảm cân. Tình trạng thâm hụt calo là khi lượng calo bị đốt nhiều hơn so với lượng calo được tiêu thụ .Nếu muốn giảm cân hiệu quả, việc cắt giảm lượng calo là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn nặng khoảng 84 kg thì 30 phút tập Calisthenics sẽ đốt cháy tầm 200 calo. Chẳng hạn, nếu bạn ăn 1.200 calo/ngày và đốt cháy xấp xỉ 400 calo nhờ các bài tập Calisthenics, bạn chỉ cần cố gắng đốt cháy thêm 801 calo là sẽ đạt tình trạng thâm hụt calo. Đi bộ, tập yoga, giãn cơ và dọn dẹp nhà cũng là những hoạt động có thể đốt calo. Có rất nhiều ứng dụng giúp theo dõi lượng calo khi tập luyện. Bạn có thể tải về để hỗ trợ thêm trong quá trình tập luyện. Phương pháp 6 - Mất bao lâu thì quá trình luyện tập Calisthenics bắt đầu có hiệu quả? Bước 1 - Điều này thực sự tùy thuộc vào tần suất và cường độ luyện tập. Thời gian để nhận thấy kết quả khi tập Calisthenics phụ thuộc vào mức độ thường xuyên của việc tập luyện và việc bạn có kết hợp với loại hình rèn luyện thân thể nào khác hay không. Bên cạnh đó, kết quả còn tùy thuộc vào số cân nặng mà bạn đã giảm và tình trạng cơ thể trước khi tập. Đừng vội nản nếu bạn không nhận thấy kết quả ngay. Nếu bạn thừa cân và đã lâu không tập luyện, có thể phải mất nhiều thời gian hơn để thấy được những sự thay đổi đáng kể. Hãy giữ vững sự lạc quan, rồi bạn sẽ có được vóc dáng mong muốn.. Bước 2 - Cứ tiếp tục tập Calisthenics và sau vài tháng, bạn sẽ bắt đầu thấy kết quả. Dù bạn chưa có cơ bụng 6 múi hoàn hảo thì tình hình cũng sẽ khả quan hơn sau một hoặc hai tháng tập luyện. Nếu tuân thủ lịch tập thường xuyên, bạn sẽ có đầu óc nhạy bén, cơ thể tràn đầy năng lượng và khả năng cân bằng tốt hơn. Kết quả khi luyện tập Calisthenics hoàn toàn nhờ vào sự kiên định, vì thế đừng vội bỏ cuộc!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BA%AFt-c%C3%A0-v%E1%BA%A1t
Cách để Thắt cà vạt
Bạn đã biết thắt cà vạt chưa? Bắt đầu với những hướng dẫn hữu ích này, một chiếc cà vạt đẹp, một chiếc gương cùng lòng kiên nhẫn, bạn có thể trở thành một chuyên gia trong việc này. Một vài lựa chọn tiêu biểu là kiểu Four-in-Hand đa năng hay Windsor cổ điển. Phương pháp 1 - Kiểu Four-in-Hand (Dễ nhất) Bước 1 - Vòng cà vạt quanh cổ. Lật cổ áo lên, gài hết khuy áo, quàng cà vạt quanh vai. Đặt đầu to của cà vạt bên tay phải của bạn, đầu nhỏ cao hơn khoảng 30 cm bên trái. Tránh cổ áo mở rộng vì nút thắt kiểu này nhỏ và không cân xứng. Bước 2 - Vắt chéo đầu to qua đầu nhỏ. Đưa đầu to của và vạt sang bên trái, đặt bên trên đầu nhỏ. Dùng tay trái giữ hai miếng vải gần cổ. Bước 3 - Vòng đầu to bên dưới đầu nhỏ. Dùng tay phải luồn đầu to dưới đầu nhỏ và kéo nó về bên phải. Bước 4 - Vòng đầu to một lần nữa. Bắt chéo nó qua đầu nhỏ một lần nữa, tại cùng một điểm mà tay trái của bạn đang giữ nút thắt. Mặt phải của cà vạt phải hướng về phía trước (để ẩn đường may). Bước 5 - Kéo đầu to lên luồn qua vòng trên cổ và kéo xuống. Gập đầu của đầu to xuống và kéo lên luồn qua vòng trên cổ Bước 6 - Nhét đầu to qua nút thắt trước. Lúc này bạn có một nút ngang nằm trước cà vạt. Dùng ngón tay luồn qua để có khe hở và cẩn thận nhét đầu to qua. Bước 7 - Thắt chặt nút. Giữ đầu nhỏ và rút nút phía trước để thắt chặt cà vạt. Đảm bảo cà vạt của bạn phải ngay ngắn và có chiều dài phù hợp, lý tưởng nhất là vừa chạm đầu khóa thắt lưng. Nhẹ nhàng bóp bên hông của nút thắt trong lúc thắt chặt nút để tạo vết lõm ngay bên dưới nút thắt. Nút thắt four-in-hand không đối xứng lắm ở cổ. Đừng lo lắng vì nó rất bình thường. Phương pháp 2 - Kiểu Pratt (Kiểu trang trọng cơ bản) Bước 1 - Quàng cà vạt quanh cổ áo, mặt trái hướng ra ngoài. Không giống như hầu hết các kiểu khác, nút Pratt bắt đầu bằng dây cà vạt lật bề trái ra ngoài, vì vậy đường may của dây cà vạt hướng ra phía trước. Đặt đầu to của cà vạt nằm bên phải và đầu nhỏ nằm bên trái của bạn. Nút thắt này không quá to, phù hợp với hầu hết cổ áo và vóc người. Bước 2 - Kiểm tra vị trí của đầu to. Sau khi thắt xong thì nó cần nằm ngay mép của khóa dây nịt. Tuy nhiên, khi bắt đầu thắt, bạn nên canh chỉnh đầu to sao cho thấp hơn vị trí này từ 2,5-5 cm. Như vậy thì khi hoàn tất, đầu to sẽ được nâng lên ngang bằng điểm đó. Đầu nhỏ của cà vạt phải cao hơn đầu to, thông thường nằm ngang rốn, tuy nhiên vị trí của đầu to mới quan trọng. Bước 3 - Vắt chéo đầu to bên dưới đầu nhỏ. Đưa đầu to về bên trái, nằm bên dưới phần đầu nhỏ. Không di chuyển đầu nhỏ, chỉ giữ cố định trong khi thao tác với đầu to. Bước 4 - Kéo đầu to về phía vòng dây quanh cổ. Đặt đầu to lên vòng cổ, vẫn nằm phía bên trái. Bước 5 - Luồn đầu to xuyên qua vòng. Luồn đầu to từ trên xuống qua vòng cổ. Kéo nó về vị trí cũ phía bên trái. Bước 6 - Gấp đầu to đè lên đầu nhỏ, từ trái qua phải. Thao tác này đã lật phần bản rộng của cà vạt lại và đường may không còn nằm trên nữa. Đầu to sẽ nằm chéo bên phải bạn. Bước 7 - Kéo đầu to lên xuyên qua vòng cổ. Di chuyển nó về phía vòng cổ một lần nữa, nhưng lần này là từ bên dưới. Kéo nó lên. Bước 8 - Nhét đầu rộng xuống qua vòng mới tạo phía trước. Thao tác trước đó đã tạo ra một vòng ngang nằm phía trước cà vạt. Luồn đầu to xuống xuyên qua vòng này và kéo thẳng xuống để thắt chặt. Phần cà vạt rộng lúc này sẽ đè lên phần hẹp. Bước 9 - Rút nút thắt để điều chỉnh. Kéo đầu to xuống để thắt chặt nút. Đẩy nút thắt lên trên sát với cổ áo. Để tạo vết lõm ngay bên dưới nút thắt, bóp hai bên nút thắt trong lúc thắt chặt. Phương pháp 3 - Kiểu Half Windsor (Trang trọng) Bước 1 - Đặt đầu to nằm bên phải. Quàng cà vạt quanh cổ và để hai đầu dây ra phía trước. Phần dây rộng nên nằm bên phải bạn và dài hơn phần dây hẹp bên trái khoảng 30 cm. Half Windsor là nút hình tam giác và đối xứng, phù hợp cho những dịp trang trọng. Lớn hơn nút thắt Four-in-hand nhưng ít cồng kềnh hơn Windsor, phù hợp với hầu hết các loại cà vạt và cổ áo. Nếu sử dụng cà vạt làm từ vải dày, có thể bạn cần mặc áo cổ rộng hay cổ bản to trải rộng với nút thắt này. Bước 2 - Vắt chéo đầu to lên trên đầu nhỏ. Di chuyển phần dây rộng về bên trái, vắt chéo lên trên phần dây hẹp. Bước 3 - Gập đầu to xuống dưới đầu nhỏ. Vòng đầu to qua phía dưới phần dây hẹp và kéo nó về phía bên phải. Thao tác này sẽ làm cho bề trái của phần dây rộng lật lên. Bước 4 - Di chuyển đầu to về phía vòng cổ. Nâng phần dây rộng lên vòng dây trước cổ áo. Quay mặt phải ra. Bước 5 - Kéo đầu to xuyên qua vòng về phía bên trái. Nhét đầu to qua vòng cổ và kéo về bên trái sao cho nó vắt chéo bên dưới phần dây hẹp. Bước 6 - Gấp phần dây rộng qua phía trước phần dây hẹp. Đầu to bây giờ lại nằm về phía bên phải đằng trước đầu nhỏ. Bước 7 - Kéo đầu to về phía trên xuyên qua vòng dây. Gấp nó lên phía trên một lần nữa. Bước 8 - Luồn đầu to xuống xuyên qua nút phía trước. Nới lỏng nút trước bằng ngón tay và nhét đầu to vào. Kéo nó xuống phủ lên trên đầu nhỏ. Bước 9 - Rút đầu to để thắt chặt. Nhẹ nhàng bóp nút phía trước trong khi kéo để tạo vết lõm trên cà vạt. Phương pháp 4 - Kiểu Windsor truyền thống (Đặc biệt trang trọng) Bước 1 - Vòng cà vạt quanh cổ. Đảm bảo đầu to ở bên phải và thấp hơn đầu nhỏ bên trái khoảng 36 cm. Nút Windsor sử dụng rất nhiều vải, do đó bạn cần kéo đầu rộng xuống thấp hơn bình thường một chút. Nút thắt Windsor khá to và cân xứng, do đó người ta thường áp dụng trong những dịp trang trọng. Sử dụng cách thắt này với áo sơ mi cổ rộng hay cổ bản to trải rộng. Bước 2 - Vắt chéo đầu to qua đầu nhỏ. Mỗi tay cầm một bên sau đó vắt chéo chúng với nhau. Đầu to bây giờ nằm về bên trái. Bước 3 - Di chuyển đầu to về phía vòng cổ. Tay phải giữ nơi giao nhau của hai đầu cà vạt gần cổ. Tay trái kéo đầu to xuyên qua vòng cổ từ bên dưới. Bước 4 - Kéo đầu to xuống. Đặt nó nằm trên ngực bạn, phía bên trái phần dây hẹp. Bước 5 - Gấp nó ra phía sau phần dây hẹp. Tay phải nắm phần dây rộng và kéo nó về phía bên phải bạn, bên dưới đoạn dây hẹp. Tay trái giữ nút thắt gần cổ áo cố định. Bước 6 - Nâng đầu to về hướng vòng cổ từ phía trước. Giữ nó nằm bên phải. Bước 7 - Kéo đầu to xuyên qua vòng cổ. Luồn đầu to vào vòng và kéo nó về phía bên phải. Lúc này bề trái của phần dây rộng sẽ hướng ra ngoài. Bước 8 - Gấp đầu to qua đầu nhỏ. Gấp từ phải qua trái để mặt phải lật ra ngoài. Bước 9 - Kéo đầu to luồn qua vòng cổ từ phía dưới. Luồn nó qua vòng cổ lần cuối. Bước 10 - Nhét đầu to vào nút thắt phía trước. Luồn đầu to xuyên qua nút ngang nằm trước cà vạt. Kéo nó xuống. Bước 11 - Thắt chặt nút. Giữ bên dưới nút thắt trước và bóp nhẹ bên hông. Nhẹ nhàng kéo phần dây rộng để nút được thắt chặt về phía cổ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-B%C3%A3-k%E1%BA%B9o-cao-su-kh%E1%BB%8Fi-Qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o
Cách để Loại bỏ Bã kẹo cao su khỏi Quần áo
Thật kinh khủng, bạn vừa bị dính kẹo cao su vào quần áo! Bạn đã cố lấy nó ra nhiều lần nhưng bã kẹo cao su kinh khủng đó vẫn bám dính vào. Thay vì la hét và ném quần áo đi, tại sao bạn không thử một vài cách có thể lấy bã kẹo cao su ra khỏi quần áo? Phương pháp 1 - Sử dụng Xà phòng dạng lỏng Bước 1 - Đổ xà phòng dạng lỏng lên vùng dính bã kẹo. Bước 2 - Dùng bàn chải đánh răng và xà phòng chà lên bã kẹo. Điều này sẽ làm bong bã kẹo ra. Bước 3 - Dùng dao cùn cạy nhẹ. Bước 4 - Sau cùng, dùng móng tay gỡ bã kẹo còn sót lại trên vải. Bước 5 - Cho quần áo vào máy giặt. Giặt như bình thường. Phương pháp 2 - Sử dụng Bàn ủi Bước 1 - Đặt quần áo hoặc vải lên trên miếng bìa cứng để bã kẹo cao su nằm úp lên miếng bìa. Bước 2 - Ủi vùng bị dính bã kẹo ở nhiệt độ trung bình. Bã kẹo từ quần áo sẽ chuyển sang dính vào miếng bìa cứng. Bước 3 - Lặp lại cho đến khi bã kẹo dính hết trên miếng bìa. Bước 4 - Giặt quần áo hoặc vải. Bã kẹo đã được lấy ra hết. Phương pháp 3 - Sử dụng Cồn Bước 1 - Dùng cồn với vải mềm. Cồn sẽ không làm lem hay làm mất màu vải. Bước 2 - Dùng miếng giẻ hay miếng xốp rồi đổ một ít cồn lên trên. Bước 3 - Chà bã kẹo bằng miếng xốp. Chờ vài phút để cồn có tác dụng. Bước 4 - Dùng dao bay hoặc miếng xốp, cạy nhẹ bã kẹo ra. Bạn sẽ có thể lấy nó ra dễ hơn bình thường. Bước 5 - Ngâm vùng bị dính bã kẹo vào nước xả vải, nếu muốn, sau đó giặt bằng xà phòng và nước. Giặt và phơi khô. Phương pháp 4 - Làm lạnh Bước 1 - Gấp quần áo hoặc vải và để vùng dính bã kẹo cao su lộn ra ngoài. Bạn nên gấp sao cho có thể thấy bã kẹo. Bước 2 - Cho quần áo hoặc vải vào túi nhựa. Đảm bảo không để bã kẹo dính vào túi. Nếu bạn không tìm ra cách để bã kẹo không dính vào túi, đặt nó bên ngoài túi. Bước 3 - Bị kín túi lại và cho vào ngăn đá tủ lạnh trong vài giờ. Bạn muốn làm bã kẹo cao su đông cứng. Tùy thuộc vào kích thước bã kẹo và quần áo, sẽ mất khoảng hai hoặc ba tiếng. Nếu bạn để vải bên ngoài túi thay vì bên trong túi, đảm bảo có đủ chỗ trong ngăn đá để quần áo không chạm vào bất cứ vật gì bên trong ngoại trừ túi nhựa. Cố gắng không để bã kẹo dính lây sang chỗ khác. Bước 4 - Lấy quần áo hoặc vải ra khỏi ngăn đá tủ lạnh. Mở túi và lấy quần áo ra. Bước 5 - Cạy bã kẹo cao su ra khỏi quần áo ngay lập tức. Dùng dao cùn cũ hoặc dao phết bơ (để tránh cắt vào vải). Không để bã kẹo mềm, vì đông lạnh giúp làm bã kẹo cứng lại và dễ cạy ra hơn. Nếu bã kẹo bị mềm trước khi bạn cạy hết chúng ra, cho nó vào ngăn đá một lần nữa hoặc dùng đá viên (xem lời khuyên bên dưới). Phương pháp 5 - Làm nóng Bước 1 - Ngâm vùng quần áo bị dính bã kẹo cao su vào nước sôi. Bước 2 - Trong khi ngâm, dùng bàn chải đánh răng, dao hay dao cạo để cạy bã kẹo ra. Bước 3 - Vò quần áo trong khi vẫn ngâm trong nước sôi. Bước 4 - Để quần áo khô và làm lại nếu cần. Bước 5 - Ngoài ra, bạn có thể dùng ấm nước để làm nóng bã kẹo cao su. Đun sôi một ấm nước. Đặt trực tiếp vùng dính bã kẹo lên trên miệng ấm (không đưa vào trong), để hơi nước bốc lên. Để trong một phút hoặc lâu hơn cho hơi nước làm mềm bã kẹo. Dùng bàn chải đánh răng chà về một hướng để lấy bã kẹo ra. Phương pháp 6 - Sử dụng Bình xịt Tẩy Chất kết dính Bước 1 - Dùng bình xịt tẩy chất kết dính, chẳng hạn như bình xịt Servisol 130, phun vào nơi dính bã kẹo. Bước 2 - Để trong một phút. Dung dịch tẩy cần thời gian để phát huy tác dụng. Bước 3 - Dùng bàn chải sắt, chà bã kẹo ra. Bã kẹo sẽ bong ra dễ dàng mà không cần mất nhiều sức. Bước 4 - Cho một ít xà phòng vào vùng bị dính và tẩy thuốc tẩy. Thuốc tẩy sẽ dễ dàng được tẩy sạch khỏi quần áo và vải, nhưng nếu không chắc chắn liệu đã tẩy hết thuốc ra chưa, bạn có thể thử nghiệm trên miếng giẻ trước. Phương pháp 7 - Sử dụng Bơ đậu phộng Bước 1 - Phết bơ đậu phộng lên bã kẹo. Phủ bơ đậu phộng lên toàn bộ bã kẹo. bơ đậu phộng có thể vì nó là chất dầu. Nếu bơ đậu phộng để lại vết bẩn, dùng thuốc tẩy để tẩy vết dầu do bơ đậu phộng để lại trước khi đem đi giặt. Bước 2 - Dùng dao cùn cạy nhẹ bã kẹo. Phết thật nhiều bơ đậu phộng lên bã kẹo, bơ sẽ bám vào bã kẹo và nới lỏng độ bám dính của kẹo trên quần áo. Bước 3 - Chờ đến khi bã kẹo mềm và mất độ dính. Bước 4 - Cạy bã kẹo ra khỏi quần áo. Dùng thuốc tẩy lên vùng bị dính, chà, và giặt như bình thường. Phương pháp 8 - Sử dụng Giấm Bước 1 - Làm nóng một cốc giấm trong lò vi sóng hoặc lò nướng. Lấy ra trước khi nó sôi. Bước 2 - Nhúng bàn chải đánh răng vào giấm nóng rồi chà lên bã kẹo. Chà thật nhanh, vì giấm phát huy tác dụng tốt nhất khi còn nóng. Bước 3 - Tiếp tục nhúng và chà cho đến khi bã kẹo bong ra hết. Hâm nóng lại giấm nếu cần. Bước 4 - Giặt quần áo để loại bỏ hoàn toàn mùi giấm. Phương pháp 9 - Sử dụng Thuốc tẩy Goof Off Bước 1 - Dùng thuốc tẩy Goof Off. Goof Off là thuốc tẩy dùng để tẩy các vết bẩn nhờn cứng đầu, có tác dụng trong việc tẩy bã kẹo cao su. Nó được bán ở hầu hết các cửa hàng kim khí. Sản phẩm Goo Gone cũng có hiệu quả cao và dễ tẩy ra khỏi quần áo. Bạn có thể mua chúng ở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thuốc, hay cửa hàng gia dụng, hoặc mua trực tuyến. Bước 2 - Phun dung dịch Goof Off lên phần vải ít thấy để kiểm tra nó không làm bay màu vải. Ngoài ra, dùng một miếng vải tương tự không dùng đến nữa để thử xem Goof Off có làm bay màu vải hay không. Bước 3 - Phun thuốc tẩy Goof Off lên bã kẹo. Ngay lập tức dùng dao phết bơ cạy nó ra. Bước 4 - Chà vết kẹo còn sót lại bằng khăn giấy để loại bỏ hết bã thừa. Bạn có thể phun thêm thuốc tẩy Goof Off lên bã kẹo dính lại để lấy nó ra hoàn toàn. Bước 5 - Phơi quần áo ở bên ngoài đến khi thuốc tẩy Goof Off bay hết. Phương pháp 10 - Sử dụng Keo xịt tóc Bước 1 - Phun keo xịt tóc trực tiếp lên bã kẹo cao su. Bã kẹo sẽ cứng lại khi phun keo xịt tóc lên. Bước 2 - Ngay lập tức cạy hoặc lấy bã kẹo ra. Bã kẹo khi cứng sẽ dễ dàng vỡ ra. Bước 3 - Tiếp tục cho đến khi bã kẹo được lấy ra hết. Giặt như bình thường. Phương pháp 11 - Sử dụng Băng keo Bước 1 - Cắt một đoạn băng keo. Bước 2 - Dán chặt băng keo lên bã kẹo. Nếu có thể, dán lên toàn bộ khu vực bị dính bã kẹo. Cẩn thận không dán cả đoạn băng keo lên quần áo hoặc vải nếu không bạn sẽ gặp khó khăn khi lấy nó ra. Bước 3 - Bóc vùng được dán băng keo ra. Lấy bã kẹo ra khỏi băng keo bằng tay hoặc cắt miếng băng keo mới và lặp lại. Bước 4 - Lặp lại cho đến khi bã kẹo được lấy ra hết. Phương pháp 12 - Sử dụng Sản phẩm Lanacane Bước 1 - Loại bỏ nhiều bã kẹo cao su nhất có thể. Càng ít bã kẹo, có nghĩa là càng ít phải xử lý. Bước 2 - Bôi Lanacane lên bã kẹo, chờ 30 giây hoặc ít hơn. Lanacane có bán tại cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa. Lanacane chứa Ethanol, isobutan, Glycol, và Acetate. Những chất này giúp loại bỏ bã kẹo dễ dàng. Bước 3 - Dùng dao cùn cạy bã kẹo ra. Dao sắc sẽ có hiệu quả hơn nhưng nó cũng có nguy cơ cắt vào quần áo. Bước 4 - Giặt như bình thường. Phương pháp 13 - Sử dụng Xăng (Dầu) hoặc Xăng bật lửa Bước 1 - Cho một ít xăng lên vùng bị dính bã kẹo. Xăng sẽ làm tan bã kẹo. Cẩn thận khi xử lý xăng vì nó là chất dễ cháy và nguy hiểm. Chỉ cần dùng một ít xăng là có tác dụng. Bước 2 - Dùng dao, bàn chải đánh răng, hoặc dao cạo cạy bã kẹo còn sót lại. Bước 3 - Ngâm quần áo, sau đó đem giặt, làm theo hướng dẫn giặt thông thường. Điều này sẽ làm sạch mùi hoặc màu do xăng để lại. Bước 4 - Nếu bạn không có xăng, hãy dùng xăng bật lửa. Ngâm mặt sau của vùng bị dính bã kẹo vào bình xăng bật lửa thời xưa – loại dùng để đổ xăng vào bật lửa kiểu cũ. Lật vùng bị dính bã kẹo lại, và bạn đã có thể cạy bã kẹo ra dễ dàng. Đổ thêm một ít xăng để hoàn thành công việc, sau đó rửa sạch trước khi đem đi giặt. Cả máy giặt tại nhà hay ngoài tiệm và (đặc biệt) máy sấy cũng được dùng để xử lý các chất lỏng dễ cháy. Phương pháp 14 - Sử dụng Tinh dầu cam Bước 1 - Mua ở cửa hàng tinh dầu cam chiết xuất từ vỏ. Bước 2 - Đổ một lượng nhỏ dầu vào khăn sạch hoặc miếng xốp. Bước 3 - Chà khăn để lấy bã kẹo ra. Dùng dao cùn hoặc dao bay nếu cần. Bước 4 - Giặt như bình thường. Phương pháp 15 - Sử dụng WD40 Bước 1 - Phun một ít WD40 lên vùng bị dính bã kẹo. Bước 2 - Dùng khăn hoặc bàn chải chà lên bã kẹo cao su. Bước 3 - Giặt như thông thường. Bước 4 - Xong!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%A0o-th%E1%BA%A3i-s%E1%BB%8Fi-th%E1%BA%ADn
Cách để Đào thải sỏi thận
Sỏi thận có thể gây đau với mức độ từ trung bình đến dữ dội, nhưng may mắn là tình trạng này hiếm khi dẫn đến tốn thương vĩnh viễn hoặc biến chứng. Mặc dù gây khó chịu, nhưng phần lớn sỏi thận thường có kích thước nhỏ đủ để đào thải ra ngoài mà không cần điều trị y tế. Bạn hãy uống nhiều nước, kiểm soát cơn đau bằng thuốc, và nếu có lời khuyên của bác sĩ, bạn có thể uống thuốc giãn cơ đường tiết niệu. Để giảm nguy cơ sỏi thận trong tương lai, bạn nên hạn chế ăn muối, ăn ít chất béo và điều chỉnh chế độ ăn theo khuyến nghị của bác sĩ. Phương pháp 1 - Đào thải sỏi thận có kích thước nhỏ Bước 1 - Đi khám bệnh nếu bạn nghi ngờ mình có sỏi thận. Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm: đau quặn ở hai bên sườn, sau lưng, háng hoặc bụng dưới, ngoài ra còn đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, bí tiểu hoặc có máu trong nước tiểu. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương án điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ chẩn đoán sỏi thận bằng các xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm và chụp x-quang. Các xét nghiệm và hình ảnh chụp có thể cho biết loại sỏi, kích thước sỏi và có đủ nhỏ để tự đào thải hay không. Bước 2 - Uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ thanh lọc thận và có thể giúp đào thải sỏi. Bạn có thể quan sát nước tiểu để theo dõi lượng nước bạn uống vào. Nước tiểu có màu vàng nhạt cho thấy là bạn uống đủ nước. Nếu nước tiểu sậm màu thì nghĩa là bạn đang bị mất nước. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành, vì vậy uống nhiều nước là điều cần thiết. Nước lọc là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống nước ngọt hương gừng và một số loại nước ép quả nguyên chất ở mức vừa phải. Tránh uống nước ép bưởi và nam việt quất, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Tránh hoặc giảm tiêu thụ caffeine, vì caffeine có thể dẫn đến mất nước. Cố gắng đừng uống nhiều hơn 1 cốc (240 ml) cà phê, trà hoặc coca có chứa caffeine mỗi ngày. Bước 3 - Uống thuốc giảm đau khi cần hoặc theo lời khuyên của bác sĩ. Mặc dù hầu hết sỏi thận đều có thể tự tiêu mà không cần điều trị bằng thuốc men, nhưng bạn vẫn bị đau trong quá trình đào thải sỏi thận. Bạn có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen hoặc aspirin. Đọc kỹ nhãn thuốc và sử dụng theo hướng dẫn. Nếu thuốc giảm đau không kê toa không có hiệu quả, bạn hãy đến bác sĩ để được kê toa thuốc giảm đau. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau có hàm lượng cao (chẳng hạn như ibuprofen), hoặc trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau nhóm narcotic. Luôn uống thuốc kê toa theo hướng dẫn của bác sĩ. Bước 4 - Hỏi bác sĩ về thuốc chẹn alpha. Thuốc chẹn alpha có tác dụng giãn các cơ đường tiết niệu và có thể giúp đào thải sỏi thận dễ dàng hơn. Thuốc bán theo toa, và thường uống sau bữa ăn 30 phút cùng một thời điểm mỗi ngày. Các tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, váng vất, yếu sức, tiêu chảy và choáng ngất. Bạn nên chậm rãi khi bước ra khỏi giường hoặc khi đứng dậy dể ngăn ngừa chóng mặt và choáng ngất. Báo cho bác sĩ biết nếu các tác dụng phụ kéo dài hoặc trầm trọng. Bước 5 - Lấy mẫu sỏi thận nếu bác sĩ yêu cầu. Để lấy mẫu sỏi thận, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn đi tiểu vào cốc, sau đó đem lọc lấy sỏi. Việc lấy mẫu sỏi thận là cần thiết nếu bạn được chẩn đoán tắc nghẽn đường tiết niệu, hoặc nếu loại sỏi thận hay nguyên nhân gây sỏi thận chưa được xác định. Phương pháp kiểm soát sỏi thận về lâu dài sẽ khác nhau tùy vào loại sỏi thận và nguyên nhân hình thành sỏi thận. Để tìm được phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ có thể phải xét nghiệm mẫu sỏi. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cung cấp dụng cụ và hướng dẫn bạn cách lấy mẫu. Bước 6 - Chờ ít nhất vài tuần để sỏi được thải ra ngoài. Sỏi thận nhỏ có thể mất từ nhiều ngày đến vài tháng để đào thải ra khỏi cơ thể. Trong thời gian này, bạn cần tiếp tục uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cung cấp đủ nước cho cơ thể, cố gắng kiểm soát cơn đau và tuân thủ chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ. Thời gian chờ đợi sỏi thận đào thải có thể khiến bạn sốt ruột, nhưng hãy cố gắng kiên nhẫn. Mặc dù sỏi thận thường tự đào thải, đôi khi có một số viên sỏi cần được can thiệp y tế. Trong thời gian chờ đợi, bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nặng. chẳng hạn như đau dữ dội, bí tiểu hoặc có máu trong nước tiểu. Phương pháp 2 - Điều trị y tế Bước 1 - Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng khẩn cấp. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm: tiểu ra máu, sốt hoặc ớn lạnh, da biến sắc, đau dữ dội ở lưng hoặc bên sườn, nôn, hoặc có cảm giác buốt khi đi tiểu. Nếu trong thời gian chờ sỏi thận nhỏ đào thải mà thấy có các triệu chứng trên, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ. Nếu chưa đi khám hoăc chưa được chẩn đoán sỏi thận, bạn cần được chăm sóc y tế ngay khi có các triệu chứng trên. Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm hoặc chụp x-quang để tìm sỏi thận. Nếu nhận thấy sỏi thận quá lớn không thể tự đào thải, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị dựa trên kích thước và vị trí của sỏi. Bước 2 - Uống thuốc để ngăn chặn sỏi phát triển và hình thành. Bác sĩ có thể sẽ kê các thuốc tán sỏi và loại bỏ các chất gây sỏi thận. Ví dụ, kali citrat thường được sử dụng để kiểm soát sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Với sỏi axit uric, thuốc allopurinol sẽ giúp hạ mức axit uric trong cơ thể. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: cảm giác khó chịu trong dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và buồn ngủ. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc nghiêm trọng. Bước 3 - Trao đổi với bác sĩ về việc điều trị nguyên nhân tiềm ẩn, nếu cần thiết. Rối loạn tiêu hóa, bệnh gút, bệnh thận, béo phì và một số bệnh khác có thể góp phần gây sỏi thận. Để giảm nguy cơ sỏi thận, bạn nên hỏi bác sĩ về việc điều trị bệnh lý tiềm ẩn, điều chỉnh chế độ ăn hoặc đổi thuốc khác. Đối với sỏi struvite do nhiễm trùng gây ra, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Bạn hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và đừng ngưng uống thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bước 4 - Tán sỏi có kích thước lớn bằng sóng xung kích. Thủ thuật nghiền sỏi này được sử dụng để điều trị sỏi thận có kích thước lớn trong thận hoặc đường tiết niệu trên. Một thiết bị sẽ phát ra các sóng âm áp suất cao đi qua cơ thể và làm vỡ sỏi thành các mẩu nhỏ hơn. Các mẩu vụn này sau đó có thể được thải ra ngoài theo nước tiểu. Bạn sẽ được dùng thuốc để thư giãn hoặc ngủ trong thời gian tiến hành thủ thuật. Thủ thuật kéo dài khoảng 1 tiếng, và bạn sẽ mất thêm 2 tiếng để hồi phục. Bệnh nhân thường được về nhà ngay trong ngày. Nghỉ ngơi 1-2 ngày trước khi quay lại với các hoạt động thường ngày. Các vụn sỏi có thể mất 4-8 tuần mới tiêu hết. Trong thời gian này, bạn có thể bị đau ở lưng hoặc bên sườn, buồn nôn hoặc có một chút máu trong nước tiểu. Bước 5 - Nội soi bàng quang để xử lý sỏi có kích thước lớn ở trong đường tiết niệu dưới. Đường tiết niệu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo, tức là đường ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Một thiết bị mỏng đặc biệt được sử dụng để tìm và loại bỏ các viên sỏi lớn hơn ở các bộ phận này. Bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng một thủ thuật tương tự gọi là nội soi niệu quản để loại bỏ sỏi trong niệu quản nối thận và bàng quang. Nếu sỏi có kích thước lớn, người ta có thể dùng tia laser tán thành các mẩu nhỏ đủ để đào thải qua nước tiểu. Nội soi bàng quang và nội soi niệu quản thường được tiến hành khi bệnh nhân được gây mê, tức là bạn sẽ ngủ trong suốt thời gian làm thủ thuật. Phần lớn bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày. Trong 24 giờ đầu tiên sau thủ thuật, bạn có thể cảm thấy bỏng rát khi đi tiểu và thấy một chút máu trong nước tiểu. Báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng này kéo dài quá một ngày. Bước 6 - Hỏi bác sĩ về phương án phẫu thuật nếu các giải pháp khác đều không có hiệu quả. Sỏi thận hiếm khi cần phải phẫu thuật, nhưng phương án này sẽ cần thiết nếu các lựa chọn khác không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả. Một chiếc ống sẽ được đưa vào thận qua vết rạch nhỏ ở lưng, sau đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài hoặc tán nhỏ bằng tia laser. Một số người cần nằm viện 2-3 ngày sau phẫu thuật lấy sỏi thận. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thay băng, chăm sóc vết mổ và nghỉ ngơi sau phẫu thuật.. Phương pháp 3 - Ngăn ngừa sỏi thận Bước 1 - Hỏi bác sĩ về cách phòng chống các loại sỏi cụ thể. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với loại sỏi cần xử lý. Những điều chỉnh như hạn chế natri, ăn ít chất béo và uống đủ nước được áp dụng cho tất cả các trường hợp, nhưng một số loại thức ăn góp phần gây ra các loại sỏi thận nhất định. Ví dụ, nếu có sỏi axit uric, bạn cần tránh ăn cá trích, cá mòi, cá trống, nội tạng động vật (chẳng hạn như gan), nấm, măng tây và rau bó xôi. Nếu bạn có sỏi canxi, hãy tránh các thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D, hạn chế các thức ăn giàu canxi ở mức 2-3 khẩu phần mỗi ngày, và tránh thuốc kháng axit có chứa canxi. Lưu ý rằng những người đã từng có sỏi thận sẽ có nguy cơ tái phát. 50% số người từng có sỏi thận sẽ tái phát trong 5-10 năm, nhưng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn giảm nguy cơ này. Bước 2 - Cố gắng giới hạn lượng muối ăn ở mức dưới 1.500 mg/ngày. Mặc dù 2.300 mg natri là mức khuyến nghị cho người lớn, nhưng bác sĩ thường khuyên nên chỉ dùng 1.500mg/ngày. Tránh nêm quá nhiều muối vào thức ăn, và cố gắng hạn chế muối khi nấu ăn. Thay vì nêm muối, bạn có thể tăng hương vị cho bữa ăn với các loại thảo mộc tươi và khô, nước cốt và vỏ cam chanh. Khi có thể, bạn nên cố gắng tự nấu ăn thay vì đi ăn nhà hàng. Khi đi ăn ở ngoài, bạn sẽ không thể kiểm soát được lượng muối trong bữa ăn. Tránh các loại thịt chế biến sẵn và thịt ướp sẵn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các món ăn vặt có nhiều muối, chẳng hạn như khoai tây chiên và thức ăn đóng hộp. Kiểm tra hàm lượng natri trên bao bì sản phẩm trước khi ăn. Bước 3 - Thêm chanh vào chế độ ăn, đặc biệt nếu bạn có sỏi thận canxi. Vắt chanh vào nước uống hoặc uống nước chanh ít đường hàng ngày. Chanh có thể làm tan sỏi canxi và ngăn ngừa chúng hình thành. Chanh cũng có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi axit uric. Đừng chọn nước chanh hoặc các sản phẩm có chanh khác chứa nhiều đường. Bước 4 - Ăn protein nạc một cách chừng mực. Bạn có thể ăn các sản phẩm từ động vật ở mức vừa phải, miễn là ít chất béo, chảng hạn như thịt gia cầm trắng và trứng. Để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, bạn nên tránh ăn các loại thịt đỏ, và cố gắng sử dụng càng nhiều càng tốt protein từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như đâu, đậu lăng và quả hạch. Nếu bạn dễ bị sỏi thận axit uric, hãy cố gắng hạn chế ăn thịt ở mức 85 g thịt hoặc ít hơn trong mỗi bữa ăn. Để kiểm soát axit uric, bác sĩ có thể khuyên ban cắt hoàn toàn protein động vật trong chế độ ăn, kể cả trứng và thịt gia cầm. Bước 5 - Ăn các thực phẩm giàu canxi, nhưng tránh uống thực phẩm bổ sung. Một số người có sỏi canxi nghĩ rằng họ nên hoàn toàn tránh canxi, nhưng thực ra bạn vẫn cần canxi để duy trì sự chắc khỏe của xương. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ 2-3 khẩu phần sữa, phô mai hoặc sữa chua mỗi ngày. Đừng uống thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D hoặc vitamin C. Tránh thuốc kháng axit có chứa canxi. Bước 6 - Tập thể dục đều đặn, nhưng nhớ uống thêm nước để duy trì nước cho cơ thể. Cố gắng tập luyện mỗi ngày khoảng 30 phút. Họạt động thể chất thường xuyên là yếu tố quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Đi bộ nhanh và đạp xe là các kiểu bài tập rất tốt, đặc biệt nếu bạn là chưa quen vận động nhiều. Trong khi tập luyện, bạn nên chú ý lượng mồ hôi tiết ra. Càng đổ nhiều mồ hôi, bạn càng cần uống nhiều nước. Để tránh mất nước, bạn nên cố gắng uống 1 cốc (240 ml) nước sau mỗi 20 phút khi tập luyện cường độ cao, trong thời tiết nóng, hoặc khi đổ nhiều mồ hôi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-%C3%81p-l%E1%BB%B1c-Xoang
Cách để Giảm Áp lực Xoang
Xoang là các hốc rỗng bên trong hộp sọ và chứa đầy không khí. Tình trạng áp lực trong xoang khiến chúng ta thấy khó chịu, đôi khi đau, nguyên nhân do các vách ngăn trong khoang mũi bị viêm hay kích ứng. Vách ngăn của xoang sưng lên và ngăn chặn chuyển động của luồng không khí cũng như chất nhầy. Từ đó chất nhầy bị giữ lại bít kín đường đi của không khí, tạo ra áp lực xoang và thỉnh thoảng gây đau, còn gọi là bệnh viêm xoang. Bất kể nguyên nhân của bệnh viêm xoang là gì, chúng ta luôn có cách giải trừ áp lực xoang để mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Phương pháp 1 - Sử dụng Dược phẩm không kê toa để Giải trừ Áp lực Xoang Bước 1 - Nước muối phun mũi. Nước muối giúp loại trừ chất nhầy, làm ẩm các khoang mũi. Bạn nên phun nước muối theo chỉ định và phải kiên nhẫn. Sau vài lần dùng đầu tiên có thể hữu hiệu, nhưng bạn vẫn phải phun nhiều lần nữa để có hiệu quả toàn diện hơn. Bước 2 - Bình rửa mũi. Bình rửa mũi có hình dạng giống như ấm trà nhỏ, nếu được sử dụng đúng cách nó có thể đẩy sạch chất nhầy và chất gây kích ứng bám trong mũi, làm ẩm xoang. Bạn dùng bình bơm nước cất hay nước muối vào một bên lỗ mũi và để cho nước chảy ra qua lỗ còn lại, kéo theo vi khuẩn và các chất bẩn, đồng thời làm ẩm và xoa dịu các xoang. Bạn có thể mua bình rửa mũi tại tiệm thuốc mà không cần chỉ định của bác sĩ, giá thành khá rẻ. Bước 3 - Uống thuốc trị nghẹt mũi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược phẩm không kê toa nếu bản thân đang có các vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường và cườm nước. Chúng có thể hữu hiệu nhưng không phải đối với tất cả mọi người. Thuốc uống trị nghẹt mũi chứa hai thành phần hoạt tính là phenylephrine và pseudoephedrine. Tác dụng phụ phổ biến của các sản phẩm này là gây bồn chồn, chóng mặt, có cảm giác nhịp tim nhanh hơn, huyết áp hơi tăng và làm khó ngủ. Thuốc uống trị nghẹt mũi hoạt động trên nguyên tắc thu hẹp mạch máu trong khoang mũi, giúp các mô bị sưng co lại. Từ đó cải thiện sự lưu thông của chất nhầy giúp giảm áp, mở đường chuyển động cho không khí để bạn thở dễ hơn. Những sản phẩm chứa pseudoephedrine, ban đầu được quảng cáo với tên thương mại là Sudafed®, có thể mua mà không cần bác sĩ kê toa nhưng người ta hạn chế bán vì lo ngại sử dụng không hợp lý. Bạn sẽ phải cung cấp thông tin cá nhân như bằng lái xe và họ ghi nhận lại giao dịch đó. Mục đích là vì an toàn của bạn, nhằm kiểm soát việc sử dụng bất hợp pháp chất pseudoephedrine. Bước 4 - Thuốc phun mũi. Bạn cũng có thể mua thuốc phun hay thuốc nhỏ trị nghẹt mũi mà không cần toa thuốc nhưng nên sử dụng một cách thận trọng. Dù thuốc có thể thông xoang mũi và giảm áp nhanh chóng nhưng nếu bạn sử dụng quá 3 ngày sẽ dẫn tới hiệu ứng tái lại. Hiệu ứng tái lại xảy ra khi cơ thể bạn tự điều chỉnh theo loại thuốc đang sử dụng, nghĩa là tình trạng nghẹt mũi hay áp lực xoang sẽ quay trở lại, có khả năng còn nặng hơn trước khi bạn cố gắng dừng sử dụng thuốc. Do đó bạn nên hạn chế không dùng thuốc quá 3 ngày để ngăn ngừa hiệu ứng tái lại. Bước 5 - Uống thuốc kháng histamin nếu áp lực xoang do chứng dị ứng gây ra. Dị ứng có thể gây ra viêm xoang, áp lực xoang và nghẹt mũi. Uống các thuốc kháng histamine như Claritin®, Zyrtec®, hoặc thuốc có công dụng tương tự để kiểm soát phản ứng dị ứng và loại trừ các triệu chứng của nó. Bước 6 - Uống thuốc giảm đau không kê toa. Thuốc acetaminophen, ibuprofen, hay naproxen có thể giảm sự khó chịu do áp lực xoang gây ra. Bên cạnh đó thuốc ibuprofen và naproxen còn giúp giảm sưng trong khoang mũi. Thuốc giảm đau còn hỗ trợ giải trừ các triệu chứng khác như nhức đầu do viêm xoang, và cảm giác khó chịu được mô tả giống như đau răng. Phương pháp 2 - Giảm Áp lực Xoang bằng Phương pháp tại Nhà Bước 1 - Chườm khăn ấm lên mặt. Dùng khăn ẩm hơi nóng đặt lên mặt để giảm áp lực xoang, giúp chất nhờn và không khí lưu thông trở lại. Thử chườm khăn nóng và lạnh luân phiên. Với phương pháp này bạn đặt khăn nóng ngang qua vị trí xoang mũi trong 3 phút, sau đó chuyển sang đắp khăn ẩm lạnh trong 30 giây, rồi lại chườm bằng khăn nóng. Lập lại quy trình này 3 chu kỳ luân phiên giữa nóng và lạnh, mỗi ngày làm khoảng 4 lần. Bước 2 - Uống nhiều chất lỏng. Uống nước hay thức uống khác giúp chất nhầy không thể cô đặc và nhờ vậy không thể bít kín các xoang. Bạn nên uống một cốc canh hay trà nóng để giảm nghẹt mũi và áp lực xoang. Thêm vào đó uống nhiều chất lỏng cũng giúp khắc chế sự khô hạn do thuốc trị nghẹt mũi gây ra. Bước 3 - Ăn thức ăn cay. Một số người thấy thức ăn cay như ớt có thể giảm bớt cảm giác khó chịu do áp lực xoang gây ra. Bước 4 - Nhờ bác sĩ giải thích về công dụng của chất bromelain và quercetin. Bromelain là một enzim chiết xuất từ quả dứa, còn quercetin là sắc tố thực vật. Chúng có tác dụng giảm viêm, sưng và các triệu chứng khác của viêm xoang. Tuy nhiên, vì hai chất này có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng hay bất kì loại thảo dược nào để đảm bảo an toàn. Bromelain làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy những người đang dùng thuốc làm loãng máu có thể không được uống. Bromelain làm giảm huyết áp nhiều khi được uống chung với các chất ức chế men chuyển hóa angiotensin (gọi tắt là chất ức chế ACE). Quercetin tương tác với một số loại thuốc, trong đó có kháng sinh. Bước 5 - Tìm hiểu về thuốc Sinupret. Nhiều nghiên cứu cho biết thuốc Sinupret (còn được biết đến với tên BNO-101) được bào chế từ một công thức độc quyền, bao gồm quả cơm cháy châu Âu, rau chua, anh thảo hoa vàng, cỏ roi ngựa châu Âu và thuốc tím gentian. Sinupret làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh viêm xoang. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về loại thảo dược này để xem nó hợp với mình không. Bước 6 - Ngủ ở tư thế kê cao người. Bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và chọn tư thế nằm sao cho thở dễ hơn. Tùy vào cảm nhận của bạn, có thể nằm lên một bên hông nếu vị trí đó giúp xoang mũi mở rộng, hoặc nằm với phần thân kê cao hơn để giúp thở dễ dàng. Bước 7 - Đè tay lên một số vị trí cụ thể trên mặt. Ép tay lên trên khu vực có xoang chính trên mặt đôi khi cũng làm bạn thấy dễ chịu tạm thời. Các điểm cần ép tay bao gồm khu vực giữa hai mắt, hai bên lỗ mũi, sống mũi, dưới hai gò má, xung quanh lông mày và khu vực nằm chính giữa, bên trên hai môi và dưới mũi. Bạn có thể ép nhẹ, mát xa hoặc gõ vào những chỗ này để giảm bớt áp lực xoang. Bước 8 - Tránh yếu tố kích thích tăng áp lực xoang. Đối với nhiều người chất clo trong hồ bơi là nguyên nhân gây viêm xoang. Những nguyên nhân khác ảnh hưởng nhẹ hơn như bụi hay phấn hoa tích tụ trên ga giường và gối. Thường xuyên giặt vật dụng trên giường trong nước ấm hoặc nước nóng để giảm các tác nhân gây kích ứng mà bạn có thể hít phải trong lúc ngủ. Một số thực phẩm có liên quan tới tình trạng tăng áp lực xoang và làm tích tụ chất nhầy như sữa, phô mai và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm khác cũng gây ra rắc rối bao gồm gạo trắng, mì sợi và bánh mì trắng. Nhưng rõ ràng không phải với bất kì ai những thực phẩm này cũng gây ảnh hưởng xấu, bạn phải cố gắng tìm ra loại thức ăn nào có thể dẫn tới vấn đề tăng áp lực xoang của mình. Tránh uống rượu bia trong khi có áp lực xoang. Thức uống chứa cồn có thể làm sưng vách xoang, do đó làm tình trạng bệnh thêm nặng. Phương pháp 3 - Tăng Độ ẩm cho Không khí trong Phòng Bước 1 - Giữ không khí ẩm ướt. Độ ẩm trong không khí giúp giữ ẩm các vách xoang mũi, cho phép chất nhầy di chuyển tự do và giảm áp lực trong xoang. Nếu bạn hít vào không khí khô, chất nhầy sẽ cô đặc lại và khiến xoang bị kích ứng. Bước 2 - Sử dụng máy làm ẩm. Máy làm ẩm đa dạng về kích thước và chức năng, những loại máy cơ bản có thể phun nước ấm hoặc nước mát dưới dạng hạt sương mịn. Bạn nên chọn loại máy phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền của mình. Máy làm ẩm tăng cường độ ẩm trong không khí, giúp điều trị và ngăn ngừa khô xoang mũi, là nguyên nhân dẫn tới tăng áp lực xoang hay nghẹt mũi. Bạn phải chú ý tới màng lọc của máy phun sương mát sau khoảng vài tháng để tránh tình trạng nấm phát triển. Nhiều loại máy có thể tạo đủ độ ẩm cho toàn ngôi nhà và đây là chọn lựa an toàn hơn nếu bạn có con nhỏ. Máy phun sương ấm sử dụng bộ phận gia nhiệt để phát sinh hơi nước. Ưu điểm của máy này là vi khuẩn và nấm sẽ bị tiêu diệt, vì nước phải được gia nhiệt chuyển thành hơi trong quá trình tạo độ ẩm cho không khí. Bước 3 - Nấu sôi nước trên bếp. Đặt một chiếc nồi nhỏ trên bếp, đổ vơi nước và để nó sôi nhè nhẹ. Đây là cách rất tốt để làm ẩm không khí nhưng bạn phải chú ý tập trung vào vấn đề an toàn. Tìm các biện pháp đảm bảo an toàn để tránh rủi ro hay chấn thương có thể xảy ra. Bước 4 - Thở trong hơi ẩm bốc lên từ nước nóng. Bạn phải thao tác cực kỳ cẩn thận, choàng chiếc khăn tắm lên đầu và di chuyển tới vị trí bên trên nước sôi, sau đó hít hơi nước ấm vào để giảm áp lực xoang. Hít hơi nước là phương pháp làm ẩm xoang hiệu quả nhưng có nguy cơ gây chấn thương, đó là lý do bạn nên áp dụng các cách khác trước tiên. Nếu bạn muốn áp dụng cách này thì phải tuyệt đối cẩn thận để tránh bị phỏng do nước nóng. Bước 5 - Để nước gần nguồn nhiệt. Cẩn thận đặt một can nước chịu nhiệt gần lò sưởi hay các nguồn nhiệt khác để nước bốc hơi, làm tăng độ ẩm trong không khí. Bạn không nhất thiết phải đặt can nước trực tiếp lên trên nguồn nhiệt, chỉ cần đặt đủ gần cho nước bốc hơi. Cân nhắc dùng chiếc khăn tắm ẩm làm nguồn cung cấp nước, và đặt chiếc khăn chỗ nhiệt bốc ra. Khi có nhiệt nước từ trong khăn sẽ bốc hơi làm ẩm không khí. Chú ý tránh làm hỏng thảm lót sàn hoặc để quên chiếc khăn ở chỗ xả nhiệt. Bước 6 - Mở nước vòi sen. Mở nước nóng ở vòi sen trong 5 phút, đóng cửa phòng tắm và cửa dẫn tới căn phòng bên cạnh. Sau đó tắt nước và mở hết các cửa. Đây là cách hiệu quả để làm ẩm không khí, nhưng không phù hợp với tất cả mọi người vì ở một số nơi bạn sẽ phải trả thêm phí khi dùng nước quá mức tiêu chuẩn. Bước 7 - Phơi quần áo trong nhà. Bạn có thể cân nhắc mắc dây phơi đồ hay dựng giá phơi quần áo trong phòng. Cách phơi quần áo này làm tăng độ ẩm không khí trong phòng, nếu không có quần áo mới giặt thì bạn phơi khăn tắm ẩm thay thế. Bước 8 - Cẩn thận phun nước vào màn cửa. Dùng bình phun nước làm ẩm các tấm màn, sau đó mở cửa sổ để không khí tràn vào kéo theo hơi ẩm. Bạn phải cẩn thận tránh làm hỏng vải màn, và không nên mở cửa sổ nếu phấn hoa hay các chất kích ứng bên ngoài là một phần nguyên nhân dẫn tới vấn đề về xoang. Bước 9 - Trồng cây trong nhà. Hội Địa chất Hoa Kỳ khuyến cáo nên trồng thêm cây trong nhà để làm ẩm không khí. Sau khi tưới nước cho cây, nước được vận chuyển từ rễ lên lá, rồi thông qua các lỗ của lá thoát vào không khí. Bước 10 - Bổ sung thêm nguồn nước ở nhiều nơi trong nhà. Chỉ một bát nước đơn giản cũng có thể làm tăng ẩm cho không khí. Bạn nên để các bát nước hay bình nước nhỏ rải rác khắp nhà, trong đó có trang trí hoa giả hay bi thủy tinh. Cân nhắc đặt gần chỗ phát sinh nhiệt như nồi cơm điện. Lắp đặt hồ cá hay vòi nước phun trong nhà. Bạn nên bổ sung vào phòng một đồ dùng có chứa nước như hồ cá hay vòi nước để cung cấp hơi nước vào không khí. Ngoài ra chúng còn tạo không khí thư giãn hay làm vật trang trí cho căn phòng. Cách này yêu cầu tốn thêm chi phí và phụ thuộc vào sở thích cá nhân mỗi người. Phương pháp 4 - Tìm Biện pháp Chăm sóc Y tế Bước 1 - Đi khám bệnh nếu triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày, trở nên xấu hơn hay gây sốt. Tình trạng tăng áp lực xoang, nghẹt mũi, gây đau kéo dài, hoặc bị sốt, đó có thể là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng xoang. Khi xoang bị nghẹt, chất nhầy và vi khuẩn sinh ra sẽ bị mắc kẹt. Nếu bạn không thể giải quyết tình trạng nghẹt xoang thì vi khuẩn mắc kẹt trong đó gây ra nhiễm trùng xoang. Ngoài ra xoang có thể bị nhiễm trùng virus nếu nguyên nhân nghẹt xoang là do cảm lạnh hay cúm. Bước 2 - Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định. Nếu bác sĩ xác định xoang đã bị nhiễm trùng thì họ sẽ kê thuốc cho bạn uống. Bạn phải uống thuốc chính xác theo chỉ định và uống đủ thời gian. Ngay cả khi bạn cảm thấy tình trạng bệnh đã bớt nhiều thì vẫn phải uống đủ thuốc cho đợt điều trị, vì vi khuẩn vẫn có thể ẩn náu trong xoang mũi. Bước 3 - Phân biệt sự khác nhau giữa cơn đau do áp lực xoang và chứng đau nửa đầu. Bệnh viêm xoang tạo cảm giác đau rất giống với chứng đau nửa đầu. Thực tế các nghiên cứu cho thấy có tới 90% số người tìm cách trị viêm xoang thực sự đang mắc chứng đau nửa đầu. Cho bác sĩ biết nếu bạn có triệu chứng nhức đầu nhiều hơn 15 ngày mỗi tháng, hoặc nếu bạn phải thường xuyên uống thuốc trị nhức đầu, uống thuốc nhưng không có tác dụng, hoặc nếu triệu chứng đó cản trở sinh hoạt hằng ngày như đi làm hay đi học. Đây là dấu hiệu điển hình của chứng đau nửa đầu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-ph%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-b%E1%BA%ADc-hai-th%C3%A0nh-nh%C3%A2n-t%E1%BB%AD
Cách để Phân tích phương trình bậc hai thành nhân tử
Trong toán học, phân tích thành nhân tử là tìm những số hay biểu thức có tích bằng số hay phương trình đã cho. Phân tích thành nhân tử là một kỹ năng hữu dụng đáng học để phục vụ cho việc giải các bài toán đại số cơ bản: khả năng phân tích thành nhân tử một cách thành thạo giữ vai trò gần như là then chốt khi phải làm việc với các phương trình đại số hay những dạng đa thức khác. Phân tích thành nhân tử có thể được dùng để rút gọn biểu thức đại số, giúp việc giải toán trở nên đơn giản hơn. Nhờ có nó, bạn thậm chí còn có thể loại bỏ những đáp án khả thi nhất định nhanh hơn nhiều so với giải bằng tay. Phương pháp 1 - Phân tích số và biểu thức đại số căn bản thành nhân tử Bước 1 - Hiểu định nghĩa của phân tích thành nhân tử khi áp dụng cho những số đơn lẻ. Dù đơn giản về mặt ý tưởng nhưng trong thực tế, việc áp dụng cho những phương trình phức tạp có thể sẽ khá thách thức. Bởi vậy, cách tiếp cận khái niệm phân tích thành nhân tử dễ nhất chính là bắt đầu từ những số đơn lẻ và sau đó chuyển sang những phương trình đơn giản trước khi tiến hành thao tác với những ứng dụng nâng cao hơn. Thừa số của một số cho trước là những số có tích bằng chính số đó. Chẳng hạn như 1, 12, 2, 6, 3 và 4 là những thừa số của 12 bởi 1 × 12, 2 × 6, và 3 × 4 đều bằng 12. Theo một cách hiểu khác, thừa số của một số cho trước là những số được chia hết bởi số đó. Bạn có thể tìm được toàn bộ thừa số của số 60 không? Số 60 được dùng cho rất nhiều mục đích khác nhau (số phút trong một giờ, số giây trong một phút, v.v.) bởi nó chia hết cho khá nhiều số. Số 60 có những thừa số sau: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, 15, 20, 30, và 60. Bước 2 - Hiểu rằng biểu thức có chứa biến cũng có thể được phân tích thành nhân tử. Cũng như những số độc lập, biến với hệ số số học cũng có thể được phân tích thành nhân tử. Để làm vậy, ta chỉ việc tìm thừa số của hệ số của biến. Biết cách phân tích biến thành nhân tử rất hữu dụng trong việc biến đổi đơn giản phương trình đại số có chứa biến. Ví dụ như 12x có thể được viết lại thành tích của 12 và x. Ta có thể viết 12x dưới dạng 3(4x), 2(6x), v.v., và dùng bất kỳ thừa số nào phù hợp nhất với mục đích sử dụng của 12. Bạn thậm chí còn có thể đi xa đến mức phân tích 12x nhiều lần. Hay nói cách khác, không cần dừng lại ở 3(4x) hay 2(6x) – chúng ta có thể phân tích 4x và 6x để lần lượt có 3(2(2x) 2(3(2x). Rõ ràng những biểu thức này là tương đương. Bước 3 - Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để phân tích phương trình đại số thành nhân tử. Sử dụng kiến thức phân tích cả số độc lập và biến đi kèm hệ số thành nhân tử, bạn có thể đơn giản hóa phương trình đại số đơn giản bằng cách tìm thừa số chung của các số và biến có trong phương trình. Thường thì để phương trình trở nên đơn giản nhất có thể, ta sẽ cố tìm ước chung lớn nhất. Quá trình biến đổi đơn giản này là khả thi nhờ tính chất kết hợp của phép nhân - với mọi số a, b và c, ta có: . Hãy cùng xem xét bài toán ví dụ sau. Để phân tích phương trinh đại số 12x + 6 thành nhân tử, đầu tiên, ta tìm ước chung lớn nhất của 12x và 6. 6 là số lớn nhất mà cả 12x và 6 đều chia hết, do đó ta có thể biến đổi đơn giản phương trình thành 6(2x + 1). Quá trình này cũng được áp dụng cho phương trình mang dấu âm và phân số. Chẳng hạn như x/2 + 4 có thể được biến đổi đơn giản thành 1/2(x + 8), và -7x + -21 có thể được phân tích thành -7(x + 3). Phương pháp 2 - Phân tích phương trình bậc hai thành nhân tử Bước 1 - Đảm bảo rằng phương trình ở dạng bậc hai (ax + bx + c = 0). Phương trình bậc hai có dạng ax + bx + c = 0, trong đó a, b, và c là hằng số và a khác 0 (lưu ý rằng a có thể bằng 1 hoặc -1). Nếu phương trình một biến (x) có chứa một hay nhiều số hạng chứa bình phương của x, thường thì bạn có thể dùng phép toán đại số căn bản để biến đổi, đưa một vế của dấu bằng về 0 và để ax, v.v. ở vế bên kia. Lấy ví dụ phương trình đại số 5x + 7x - 9 = 4x + x - 18 có thể được rút gọn thành x + 6x + 9 = 0, là dạng bậc hai. Phương trình mà trong đó x có số mũ cao hơn, chẳng hạn như x, x, v.v. không thể là phương trình bậc hai. Chúng là phương trình bậc ba, bậc bốn,… trừ khi phương trình đó có thể được rút gọn bằng cách triệt tiêu những số hạng có chứa lũy thừa bậc 3 trở lên của x. Bước 2 - Với phương trình bậc hai, khi a = 1, ta phân tích thành (x+d )(x+e), trong đó d × e = c và d + e = b. Nếu phương trình bậc hai ở dạng x + bx + c = 0 (hay nói cách khác, nếu hệ số của x = 1), có khả năng (nhưng không chắc chắn) rằng ta có thể sử dụng một lối tính nhanh tương đối đơn giản để phân tích thành nhân tử phương trình này. Tìm hai số có tích bằng c tổng bằng b. Một khi đã tìm được d và e, thay chúng vào biểu thức sau: . Khi nhân với nhau, hai phần tử này sẽ cho ta phương trình bậc hai ở trên – hay nói cách khác, chúng là những thừa số của phương trình. Lấy ví dụ phương trình bậc hai x + 5x + 6 = 0. 3 và 2 có tích bằng 6 và đồng thời, có tổng bằng 5. Do đó, ta có thể biến đổi đơn giản phương trình thành (x + 3)(x + 2). Cách làm nhanh cơ bản này sẽ có đôi chút khác biệt khi bản thân phương trình cũng có đôi chút khác biệt: Nếu phương trình bậc hai ở dạng x-bx+c, câu trả lời của bạn sẽ có dạng: (x - _)(x - _). Nếu nó ở dạng x+bx+c, đáp án của bạn sẽ có dạng: (x + _)(x + _). Nếu nó ở dạng x-bx-c, trả lời của bạn sẽ ở dạng (x + _)(x - _). Lưu ý: trong khoảng trống có thể là phân số hoặc số thập phân. Ví dụ, phương trình x + (21/2)x + 5 = 0 được phân tích thành (x + 10)(x + 1/2). Bước 3 - Nếu có thể, hãy tiến hành phân tích thành nhân tử bằng phép thử. Dù tin hay không thì với phương trình bậc hai không phức tạp, một trong những phương pháp phân tích thành nhân tử được chấp nhận chỉ đơn giản là xem xét bài toán, và rồi cân nhắc những đáp án khả thi cho đến khi tìm được đáp án chính xác. Nó còn được gọi là phương pháp thử. Nếu phương trình có dạng ax+bx+c và a>1, phân tích thành nhân tử của bạn sẽ có dạng (dx +/- _)(ex +/- _), trong đó, d và e là những hằng số khác không có tích bằng a. d hoặc e (hoặc cả hai) có thể bằng 1, dù không nhất thiết sẽ là như vậy. Nếu cả hai bằng 1, về cơ bản, bạn đã dùng cách làm nhanh được trình bày ở trên. Hãy xem xét bài toán ví dụ sau. Thoạt đầu, 3x - 8x + 4 trông có vẻ khá đáng sợ. Tuy nhiên, một khi nhận ra rằng 3 chỉ có hai thừa số (3 và 1), vấn đề trở nên dễ dàng hơn bởi ta biết đáp án phải có dạng (3x +/- _)(x +/- _). Trong trường hợp này, thay -2 vào cả hai khoảng trống sẽ cho ta đáp án chính xác. -2 × 3x = -6x và -2 × x = -2x. -6x và -2x có tổng bằng -8x. -2 × -2 = 4, do đó, có thể thấy rằng các phần tử được phân tích trong dấu ngoặc khi nhân với nhau sẽ cho ta phương trình ban đầu. Bước 4 - Giải bài toán bằng cách hoàn thành phép bình phương. Trong một số trường hợp, phương trình bậc hai có thể được phân tích thành nhân tử một cách nhanh chóng và dễ dàng nhờ sử dụng đồng nhất thức đại số đặc biệt. Bất kỳ phương trình bậc hai dạng x + 2xh + h = (x + h). Do đó, nếu trong phương trình, b gấp đôi căn bậc hai của c, phương trình có thể được phân tích thành (x + (sqrt(c))). Chẳng hạn như phương trình x + 6x + 9 sẽ phù hợp với dạng này. 3 bằng 9 và 3 × 2 bằng 6. Vì vậy, ta biết rằng dạng phân tích thành nhân tử của phương trình này là (x + 3)(x + 3), hay (x + 3). Bước 5 - Giải phương trình bậc hai bằng nhân tử. Bất kể bằng cách nào, một khi biểu thức bậc hai đã được phân tích thành nhân tử, bạn có thể tìm được đáp án khả thi cho giá trị của x bằng cách cho từng nhân tử bằng không và giải. Vì đang cần tìm giá trị của x sao cho phương trình bằng không, bất kỳ x nào khiến một nhân tử bằng không cũng sẽ là nghiệm khả thi của phương trình đó. Trở lại với phương trình x + 5x + 6 = 0. Phương trình này được phân tích thành (x + 3)(x + 2) = 0. Khi một thừa số bằng 0, cả phương trình sẽ bằng 0. Do đó, nghiệm khả thi của x là những số khiến (x + 3) và (x + 2) bằng 0, lần lượt là -3 và -2. Bước 6 - Kiểm tra đáp án của bạn – một số có thể sẽ là nghiệm ngoại lai! Khi tìm được nghiệm khả thi của x, hãy thay chúng vào phương trình ban đầu để xác định liệu chúng có đúng hay không. Đôi khi, đáp án tìm được không hề khiến phương trình ban đầu bằng không khi được thay vào. Ta gọi đó là những nghiệm ngoại lai và loại bỏ chúng. Hãy thay -2 và -3 vào x + 5x + 6 = 0. Đầu tiên, -2: (-2) + 5(-2) + 6 = 0 4 + -10 + 6 = 0 0 = 0. Đúng, do đó, -2 là một nghiệm hợp lệ của phương trình. Giờ, hãy thử với -3: (-3) + 5(-3) + 6 = 0 9 + -15 + 6 = 0 0 = 0. Nó cũng đúng và do đó, -3 cũng là một nghiệm hợp lệ của phương trình. Phương pháp 3 - Phân tích những dạng phương trình khác thành nhân tử Bước 1 - Nếu phương trình ở dạng a-b, hãy phân tích thành (a+b)(a-b). Phương trình hai biến được phân tích khác hơn phương trình bậc hai căn bản. Bất kỳ phương trình a-b nào mà trong đó, a và b khác 0, sẽ được phân tích thành (a+b)(a-b). Ví dụ như phương trình 9x - 4y = (3x + 2y)(3x - 2y). Bước 2 - Nếu phương trình ở dạng a+2ab+b, hãy phân tích thành (a+b). Lưu ý rằng nếu tam thức ở dạng a2ab+b, dạng phân tích thành nhân tử sẽ khác đôi chút: (a-b). Phương trình 4x + 8xy + 4y có thể được viết lại dưới dạng 4x + (2 × 2 × 2)xy + 4y. Giờ ta thấy rằng nó đã ở dạng đúng và có thể tự tin nói rằng dạng phân tích thành nhân tử của phương trình này là (2x + 2y). Bước 3 - Nếu phương trình ở dạng a-b, hãy phân tích thành (a-b)(a+ab+b). Cuối cùng, cũng cần nói rằng phương trình bậc ba và kể cả phương trình có bậc cao hơn nữa đều có thể được phân tích thành nhân tử. Tuy nhiên, quá trình phân tích sẽ nhanh chóng trở nên phức tạp vô cùng. Ví dụ, 8x - 27y được phân tích thành (2x - 3y)(4x + ((2x)(3y)) + 9y)
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A3i-%C3%BD-cho-m%E1%BB%99t-ch%C3%A0ng-trai-bi%E1%BA%BFt-t%C3%ACnh-c%E1%BA%A3m-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n
Cách để Gợi ý cho một chàng trai biết tình cảm của bạn
Cho dù bạn có cảm tình với cậu bạn thân hay thích một chàng trai trong lớp, thổ lộ tình cảm với họ không phải là chuyện dễ dàng. May mắn là bạn không cần phải nói thẳng ra để anh ấy rủ bạn đi chơi. Bạn có thể dùng nhiều phương pháp để nói bóng gió cho anh ấy biết sự quan tâm của bạn. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tìm cớ dành thời gian với anh ấy, và gợi đề tài phù hợp để bắt đầu buổi nói chuyện. Phương pháp 1 - Tán tỉnh bằng ngôn ngữ cơ thể Bước 1 - Giao tiếp bằng mắt thật nhiều. Bất kì khi nào nói chuyện, bạn nên nhìn vào mắt anh ấy. Hành động này cho thấy bạn hoàn toàn chú ý đến anh ấy. Khi có người nói điều gì đó vui thì bạn hãy nhìn anh ấy trong khi cười. Giao tiếp bằng mắt sẽ khiến họ nghĩ rằng cả hai bạn đều thích câu chuyện đó. Đừng nhìn anh ấy chằm chằm từ phía bên kia phòng. Hành động này có thể hơi kỳ quặc. Thay vào đó bạn nên mỉm cười rồi quay đi nếu ánh mắt hai người vô tình gặp nhau. Bước 2 - Cười khi họ nói đùa. Đừng cười với mọi điều anh ấy nói, mà chỉ cười khi anh ấy rõ ràng đang muốn đùa. Nhớ cười thật tự nhiên để không có cảm giác như bạn đang giả bộ. Nếu anh ấy đang cố gắng đùa nhưng câu chuyện không thật sự vui, thì bạn vẫn nên mỉm cười để anh ấy thấy bạn thích nghe anh ấy nói . Bạn không nên cười với những câu đùa cợt mang tính xúc phạm. Hãy tin tưởng vào nhận định của mình hơn là cố để làm anh ấy hài lòng. Bước 3 - Ngồi gần anh ấy. Khi có cơ hội bạn nên kéo ghế ngồi gần anh ấy hoặc xích lại gần hơn khi ngồi trên ghế dài. Cố gắng tiến vào trong “vùng cá nhân” của họ, cách khoảng 45cm. Đừng tiến gần hơn giới hạn này trừ khi bạn thấy anh ấy thích. Để ý xem anh ấy có nghiêng người về phía bạn khi nói chuyện hay dường như tránh ra xa. Bước 4 - Chạm vào anh ấy một cách tự nhiên khi đang nói hoặc cười. Bất kì khi nào hai người đang tán gẫu, tìm cơ hội chạm vào anh ấy. Nếu họ nói điều gì đó buồn cười, thoáng đặt tay lên cánh tay họ khi bạn đang cười. Đừng đặt tay quá lâu vì có thể họ không muốn bạn bám vào họ. Thử thở ra một hơi ngắn như thể bạn mới nhớ ra điều gì, và nắm cánh tay hay vai anh ấy khi bạn đang kể điều đó. Tránh chạm vào chân họ trừ khi hai người là bạn thân. Đây là hành động thân mật hơn nhiều mà có thể tạo cảm giác mạnh nếu hai bạn chưa hiểu rõ nhau. Bước 5 - Có mặt ở các hoạt động ngoại khóa của anh ấy. Nếu họ có chơi thể thao hay tham gia ban nhạc, bạn hãy đến buổi thi đấu hay biểu diễn của họ. Nhớ quanh quẩn ở đó một lúc, sau đó đến chào để họ biết rằng bạn đã đến. Thể hiện sự ủng hộ với những việc anh ấy đang theo đuổi sẽ truyền tải thông điệp rằng bạn có quan tâm. Chỉ đến các sự kiện mà anh ấy kể bạn nghe hay hai người cùng biết. Đừng xuất hiện ở những nơi mà bạn phát hiện ra nhờ đọc tất cả bình luận của anh ấy trên Facebook. Bước 6 - Cho anh ấy mượn sách hay đĩa phim. Nếu có một quyển sách hoặc bộ phim bạn rất thích, bạn thử hỏi xem anh ấy đã đọc hay xem chưa. Nếu chưa, cho anh ấy mượn và nói mình muốn biết anh ấy nghĩ gì về nó. Việc này cho thấy bạn đang nghĩ đến anh ấy, và đó sẽ là nội dung câu chuyện để hai người bắt đầu vào lần sau gặp nhau. Nếu là phim thì bạn có thể rủ anh ấy cùng xem phim với bạn. Đây là một cách rất tự nhiên để biết liệu anh ấy có muốn dành nhiều thời gian cho bạn không. Bước 7 - Mang thức ăn và nước uống cho anh ấy. Để ý xem anh ấy có đặc biệt thích món ăn vặt hay thức uống nào không. Có thể anh ấy hay uống loại nước sô-đa nào đó mỗi buổi chiều, hoặc thường xuyên ăn khoai tây chiên. Nếu biết mình sắp gặp anh ấy thì bạn nên mua hai suất - một cho họ và một cho bạn. Điều đó chứng tỏ bạn luôn nghĩ về họ, nhưng không phải bạn đi đường khác chỉ để mua cho họ. Bước 8 - Nhờ anh ấy dạy bạn điều gì đó. Nếu anh ấy thích chơi điện tử nhưng bạn chưa từng chơi, hỏi xem liệu lúc nào đó bạn có thể ghé qua để anh ấy dạy bạn chơi hay không. Nếu anh ấy chơi golf, hãy nói rằng bạn muốn học cách đánh gậy. Yêu cầu đó sẽ làm anh ấy cảm thấy tự hào, đồng thời tạo cơ hội để bạn tiến gần tới anh ấy hơn. Nếu anh ấy nói không nhưng không có lý do hợp lý, đó có thể là dấu hiệu anh ấy không đáp lại tình cảm của bạn. Phương pháp 2 - Nói chuyện với anh ấy Bước 1 - Nói chuyện về các mối quan tâm của họ. Nếu anh ấy thích thể thao, trò chơi điện tử, phim ảnh hay sách, hãy nói về các chủ đề đó. Chứng tỏ bạn cũng quan tâm đến những thứ đã tạo nên con người anh ấy hiện giờ. Nếu bạn không biết gì về các đề tài đó thì nên chịu khó tìm hiểu. Bạn không nhất thiết phải là chuyên gia, chỉ cần tìm hiểu đủ để nói chuyện. Đọc thông tin nổi bật về trận thi đấu mới đây của đội bóng anh ấy thích, sau đó hỏi xem anh ấy đã đọc chưa. Tìm hiểu các trò chơi điện tử sắp được phát hành và hỏi xem anh ấy có định mua hay không. Không nên nói dối và giả bộ bạn biết nhiều về những thứ này. Giữ thái độ thành thật và nói những câu đại loại như “Em không biết nhiều lắm, nhưng trông có vẻ hay”. Bước 2 - Hỏi thăm những vấn đề đã nói trước đó. Thể hiện sự quan tâm của bạn đến những gì anh ấy nói. Bất kì khi nào gặp nhau, hỏi về những việc hai bạn đã thảo luận trong lần gặp trước. Nếu trước đó anh ấy nói sắp đến kỳ thi toán thì bạn hãy hỏi về kết quả. Nếu anh ấy từng nói con chó bị ốm thì hỏi "À, con cún hôm nay khỏe chưa?". Bước 3 - Khen anh ấy. Đừng luôn miệng khen ngợi khi hai người gặp nhau, mà bạn nên đưa ra lời khen trong những tình huống phù hợp. Nếu anh ấy xuất hiện với chiếc áo mới, hoặc dường như ăn mặc chỉnh tề hơn bình thường, hãy khen anh ấy đẹp trai. Nếu anh ấy có chiếc áo thun yêu thích thường xuyên mặc, bạn chỉ cần nói một câu đơn giản như "Chiếc áo thật đẹp". Không nhất thiết phải luôn khen ngợi về vẻ bề ngoài. Cho anh ấy biết anh ấy có năng khiếu âm nhạc rất tuyệt vời, rằng anh ấy là một nghệ sĩ tài ba. Bước 4 - Xin lời khuyên. Thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng ý kiến của anh ấy là một cách tốt để nói bóng gió về tình cảm của bạn. Xin ý kiến cho những việc nhỏ nhặt như “Cuối tuần này em nên xem phim gì nhỉ?” hoặc hỏi những vấn đề nghiêm túc hơn như “Em nên đối phó với người bạn này thế nào?” Nhớ tiếp nối câu chuyện vào lần gặp sau đó và kể anh ấy nghe mọi chuyện diễn ra thế nào. Bước 5 - Gửi tin nhắn hay thư điện tử cho thấy bạn nhớ đến anh ấy. Tìm một tấm ảnh vui nhộn và gửi cho anh ấy, nói là “Nó làm em nhớ đến anh”. Bạn không chỉ chứng tỏ mình nhớ anh ấy khi hai người cách xa, mà còn cho thấy bạn nghĩ anh ấy là người hài hước. Không nhất thiết phải gửi tin nhắn hài hước. Chọn môt bài báo hay và gửi đường dẫn cho anh ấy, nói rằng “Nó làm em nhớ buổi nói chuyện của chúng ta ngày hôm qua”. Bước 6 - Nói thẳng là bạn thích anh ấy. Nếu mọi cách đều thất bại thì bạn không nên ngại nói thật. Có lẽ anh ấy không nhận ra hàm ý của bạn, hoặc có thể anh ấy quá nhút nhát. Thử nói đơn giản như sau “À, em thật sự thích anh, lúc nào đó mình đi chơi được không?” Nếu anh ấy từ chối thì bạn nói không sao. Nói những câu đại loại như “Rủ đại ấy mà!”, rồi cười và nói về chủ đề khác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Truy%E1%BB%81n-h%C3%ACnh-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-tr%C3%AAn-YouTube
Cách để Truyền hình trực tiếp trên YouTube
Bạn muốn chia sẻ một cuộc phiêu lưu thú vị với cả thế giới ngay khi nó đang diễn ra ư? Nếu vậy, bạn có thể phát sóng trực tiếp trên YouTube! Với một chiếc webcam, tài khoản YouTube và kênh YouTube, bạn có thể cho toàn bộ những người sử dụng YouTube biết bạn đang làm gì ngay lúc này! Phương pháp 1 - Truyền hình trực tiếp các sự kiện trên YouTube Bước 1 - Đi tới YouTube. Mở một tab hoặc cửa sổ mới trên trình duyệt, và truy cập YouTube. Bước 2 - Đăng nhập vào tài khoản YouTube của bạn. Nhấn vào “Sign in” (Đăng nhập) ở góc trên cùng bên phải trang để đăng nhập. Gõ vào địa chỉ và mật khẩu thư điện tử Gmail của bạn vào các trường tương ứng, và nhấn “Sign in” để tiếp tục. Nếu bạn chưa có tài khoản YouTube, chỉ cần tạo một tài khoản Google (Google account). Với tài khoản Google, bạn có thể truy cập tất cả các dịch vụ của Google (như Google+, Hangouts, Drive, Gmail, và YouTube). Bước 3 - Truy cập trang My Channel (Kênh của tôi). Ở phần trên cùng góc bên trái có vài đường liên kết, nhấn vào đường liên kết thứ 2 là “My Channel” (Kênh của tôi) để mở ra trang này. Trang My Channel liệt kê tất cả các kênh bạn đăng ký cũng như kênh của riêng bạn. Bước 4 - Mở Video Manager (trình Quản lý Video). Bạn sẽ thấy 2 bức ảnh đại diện của bạn trên trang My Channel: một bức ở góc trên bên tay phải, và một bức ở ảnh của kênh (hoặc ảnh bìa) trong trang đó. Ở bên trên và hơi dịch sang bên phải của ảnh đại diện, bạn sẽ thấy đường liên kết “Video Manager”. Hãy nhấn vào đó. Bước 5 - Nhấp vào lựa chọn “Channel” (Kênh). Bạn sẽ thấy nó trong ô bên trái của trang Video Manager. Hiển thị trong cửa sổ bên phải sẽ cho thấy các lựa chọn của Channel. Bước 6 - Kích hoạt Live Events (Sự kiện trực tiếp). Nhìn vào cửa sổ bên phải và cuộn xuống bên dưới trang. Lựa chọn thứ 3 từ đáy là “Live Events” (Sự kiện trực tiếp). Nhấn vào nút “Enable” (Kích hoạt) để xác nhận tài khoản, nhờ đó, bạn có thể kích hoạt tính năng này. Trên trang Account Verification (Xác nhận Tài khoản), chọn quốc gia của bạn từ danh sách liệt kê. Bên dưới đó, chọn nhận tin nhắn thoại hoặc tin nhắn văn bản để nhận mã số xác nhận. Nhập số điện thoại để YouTube gửi mã số cho bạn vào ô trống ở đáy trang, sau đó, nhấn vào "Submit" (Gửi đi) màu xanh dương ở dưới cùng bên phải của trang. Chờ nhận cuộc gọi hoặc tin nhắn văn bản, khi nhận được mã số, nhập mã số xác nhận có 6 con số vào ô trống sẵn có và nhấn "Submit". Nếu thành công, bạn sẽ nhận được thông điệp sau “Chúc mừng! Tài khoản của bạn hiện đã được xác nhận”. Nhấn “Continue” (Tiếp tục) và bạn sẽ được đưa tới phần Điều khoản và Điều kiện (Terms and Conditions) để được truyền hình các sự kiện trực tiếp. Nhấn vào “I Agree” (Tôi đồng ý) và bạn sẽ được đưa tới phần Sự kiện Trực tiếp (Live Events) trong trang Video Manager. Bước 7 - Nhấn nút màu xanh da trời “Create Live Event” (Tạo Sự kiện Trực tiếp). Thao tác này sẽ khởi động phát sóng trực tiếp, nhưng đừng lo, bạn vẫn chưa lên sóng ngay đâu. Bạn sẽ phải bổ sung thêm một vài thông tin về sự kiện phát sóng và thiết lập cấu hình trong trang Create a New Event (Tạo một Sự kiện Mới). Bước 8 - Điền vào Basic Info (Thông tin Cơ bản). Nếu nhìn vào thẻ ở trên cùng với đường gạch chân màu đỏ, bạn sẽ thấy bạn hiện đang ở phần Basic Info của trang Tạo một Sự kiện Mới. Đây là nơi bạn điền thông tin về sự kiện trực tiếp mà bạn sẽ phát. Gõ tên sự kiện vào trường Title (Tên). Nếu bạn muốn đặt lịch để sự kiện trực tiếp tiếp tục trong thời gian sau đó, hãy thiết lập lịch trong 2 ô bên dưới tên. Nhấn vào ô đầu tiên để thiết lập ngày tháng, và nhấn vào ô thứ 2 để thiết lập thời gian. Thêm vào thời gian kết thúc nếu bạn muốn bằng cách nhấn vào đường liên kết “End time” (Thời gian kết thúc) ngay bên cạnh ô thứ 2. Trường tiếp theo là Description (Mô tả). Hãy thêm vào vài thông tin về sự kiện trực tiếp của bạn. Thêm các thẻ (tag) vào ô bên dưới trường Description. Các thẻ đó giúp cho người sử dụng YouTube tìm kiếm sự kiện trực tiếp của bạn. Ví dụ, bạn có thể viết bãi biển vắng vẻ, nước trong xanh, cát trắng, lặn trong nước, hòn đảo, v.v... Ở bên phải của trang là tính năng thiết lập tính riêng tư cho sự kiện trực tiếp. Bạn có thể thiết lập là “Public” (Công khai), “Unlisted” (Không được liệt kê), hoặc “Private” (Riêng tư). Nếu bạn chọn “Public”, thì bạn có thể điền thêm thông điệp cá nhân cho những người xem trong hộp thoại văn bản bên dưới. Nếu bạn chọn “Private”, hãy điền địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn chia sẻ sự kiện trực tiếp đó vào hộp bên dưới các lựa chọn thiết lập tính riêng tư. Phân cách các địa chỉ thư điện tử bằng dấu phẩy. Bước 9 - Thiết lập cấu hình cho các Thiết lập Cao cấp (Advanced Settings). Nhấn vào thẻ “Advanced Settings” (Thiết lập Cao cấp) ở trên cùng để truy cập trình đơn này. Ở đây bạn có thể thiết lập cấu hình chat, chuyên mục, ngôn ngữ, v.v. Nếu bạn muốn kích hoạt Chat trong quá trình phát trực tiếp, hãy nhấn vào lựa chọn “Enable live chat” (Kích hoạt chat trực tiếp) ở góc trên cùng bên trái. Bạn cũng có thể lựa chọn để khóa tự động các tin nhắn rác bằng cách nhấn vào lựa chọn này. Nếu bạn đã thiết lập sự kiện trực tiếp về “Public” (Công khai) và muốn người xem nhúng video vào trang web của họ, bạn có thể lựa chọn “Allow embedding” (Cho phép nhúng) ở gần giữa trang. Nếu có hạn chế về độ tuổi, hãy nhấn vào “Enable age restrictions” (Kích hoạt hạn chế tuổi tác). Việc kích hoạt này sẽ ngăn chặn người dùng YouTube chưa đủ tuổi xem sự kiện đó. Ở bên phải trang, trên cùng, là Category (Chuyên mục). Nếu bạn muốn thêm chuyên mục vào sự kiện trực tiếp của bạn, hãy chọn chuyên mục đó từ danh sách thả xuống. Bạn có thể chọn Comedy (Hài hước), Entertainment (Giải trí), Sports (Thể thao), Travel (Du lịch), và các chuyên mục khác. Bạn có thể thiết lập vị trí địa lý của video tại phần bên dưới của lựa chọn Category. Gõ vào tên địa điểm để mở ra một màn hình nhỏ với Google Maps (Bản đồ của Google), và sau đó nhấn “Search” (Tìm kiếm) Google Maps để phóng to vùng đó. Thiết lập ngôn ngữ của video bằng việc chọn từ nhiều ngôn ngữ có sẵn trong danh sách thả xuống bên dưới trường Location (Vị trí). Thiết lập các lựa chọn ghi hình thông qua một trong các lựa chọn như “Automatically make private after event has ended” (Tự động chuyển sang chế độ riêng tư sau khi sự kiện đã kết thúc), “Allow comments” (Cho phép bình luận), và “Users can view ratings for this video” (Người dùng có thể xem các đánh giá xếp hạng cho video này). Bạn có thể chọn một hoặc tất cả các lựa chọn ghi hình đó. Thiết lập độ trễ phát sóng nếu cần tại mục lựa chọn cuối cùng tại trang Advanced Settings. Độ trễ phát sóng là thời lượng bị trễ giữa video trực tiếp bạn thấy khi xem trước trong Live Control Room (Phòng Kiểm tra Trực tiếp) với video mà người xem đang theo dõi. Bước 10 - Bắt đầu phát sóng. Khi tất cả đã sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu phát sóng sự kiện trực tiếp. Nhấn vào “Go Live Now” (Phát trực tiếp Bây giờ) rồi nhấn “OK” để xác nhận, và YouTube sẽ mở một cửa sổ Google+ Hangouts on Air. Khi cửa sổ Hangouts on Air được tải lên, nhấn nút màu xanh lá cây ”Start broadcast” (Bắt đầu phát) để bắt đầu. Bạn sẽ thấy từ “Live” (Trực tiếp) xuất hiện ở góc phải trên cùng và ở đoạn giữa bên dưới của cửa sổ khi bạn phát. Các cuộc chat và các thông điệp sẽ được thể hiện ở ô bên phải. Bạn có thể phát trực tiếp tới 8 giờ đồng hồ. Khi bạn thực hiện xong sự kiện trực tiếp, nhấn nút màu đỏ “Stop broadcast” (Dừng phát) ở dưới cùng. Nếu bạn muốn truy cập bản ghi để xem lại sau này, hãy trở lại Video Manager và chọn “Live Events” từ ô bên trái. Một danh sách tất cả các bản ghi sẽ được hiển thị ở đây. Nhấn vào một bản ghi để xem lại. Phương pháp 2 - Phát trên YouTube thông qua Google+ Hangouts Bước 1 - Đăng nhập vào Google+. Mở một tab hoặc cửa sổ mới trên trình duyệt, và đi tới website của Google+. Bước 2 - Mở thực đơn. Rê chuột qua hoặc nhấn vào biểu tượng ngôi nhà ở góc trái trên cùng của trang, một danh sách các lựa chọn sẽ được thả xuống. Bước 3 - Khởi tạo Hangout. Đi xuống bên dưới danh sách và ở gần giữa bạn sẽ thấy “Hangouts”. Nhấn vào đây để mở trang Hangouts. Bước 4 - Khởi tạo một Hangouts on Air. Nhấn vào thẻ thứ 2 trên cùng, nó là “Hangouts on Air”, và sau đó nhấn vào nút màu vàng cam “Create a Hangout on Air” (Tạo một Hangout on Air). Một ô nhỏ sẽ xuất hiện để bạn điền thông tin phát sóng mà bạn muốn trên YouTube. Bước 5 - Đặt tên cho sự kiện đó. Gõ tên của sự kiện vào trường đầu tiên. Bước 6 - Mô tả sự kiện. Ở trường thứ 2, hãy cho mọi người sự kiện là về chủ đề gì. Bước 7 - Thiết lập thời gian để phát. Bên dưới trường Description (Mô tả) là tiêu đề “Starts” (Khởi tạo). Có 2 lựa chọn: Now (Bây giờ) hoặc Later (Sau). Chọn “Now” cho phép bạn phát sóng sự kiện của mình ngay tức thì, trong khi “Later” sẽ cho phép bạn đặt lịch phát tại thời điểm bạn thích. Nếu bạn chọn “Later”, một trường dành cho ngày tháng, thời gian, và độ dài sẽ xuất hiện. Hãy thiết lập lịch phát sóng nhờ các trường đó. Bước 8 - Thiết lập tính riêng tư. Lựa chọn cuối cùng trong ô nhỏ là Audience (Khán thính phòng). Bạn có thể thiết lập chế độ “Public” (công cộng - là mặc định) hoặc tự điền vào địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn chia sẻ sự kiện. Việc thiết lâp “Public” cho phép tất cả mọi người trong Google+ và người dùng YouTube xem được sự kiện phát sóng. Nếu bạn muốn sự kiện này là riêng tư, hãy nhấn vào chữ X bên cạnh “Public” và gõ vào địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn chia sẻ sự kiện. Bước 9 - Bắt đầu phát. Khi bạn hoàn thành thiết lập, nhấn nút màu xanh da trời “Share” (Chia sẻ) ở dưới cùng của ô nhỏ đó và bạn sẽ được đưa tới trang Events (Các sự kiện) trên Google+. Trên màn hình video nhỏ trên trang đó, bạn sẽ thấy nút màu xanh da trời “Start” với biểu tượng máy quay phim. Nhấn vào biểu tượng này để mở ra cửa sổ Hangouts on Air. Một cửa sổ sẽ xuất hiện cho biết sự kiện này sẽ được phát sóng trên Google+ cũng như tài khoản YouTube của bạn. Nếu bạn muốn, hãy mời thêm nhiều người xem sự kiện tại ô vừa xuất hiện, và nhấn “Invite” (Mời) để tiến hành. Ở màn hình tiếp sau sẽ là Terms and Conditions (Điều khoản và Điều kiện Sử dụng) của Hangouts on Air. Nhấp vào “I Agree” (Tôi đồng ý) ở dưới cùng và nhấn “Continue” (Tiếp tục). Khi cửa sổ phát Hangouts on Air đã được tải lên, nhấn nút màu xanh lá cây “Start broadcast” (Bắt đầu phát), và một cửa sổ pop-up sẽ thông báo: “Bạn sắp lên sóng trực tiếp trên Google+ và YouTube”. Nhấn “OK” để bắt đầu phát sóng trực tiếp. Bạn sẽ thấy từ “Live” (Trực tiếp) ở góc phải trên cùng và giữa đáy của cửa sổ khi bạn phát sóng. Các thông tin chat và thông điệp có thể thấy ở ô bên phải. Bạn có thể phát tới 8 giờ đồng hồ. Khi bạn đã phát xong, nhấn nút màu đỏ “Stop broadcast” (Dừng phát) ở phía dưới cùng.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thu-ho%E1%BA%A1ch-H%E1%BA%A1t-H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%C6%B0%C6%A1ng
Cách để Thu hoạch Hạt Hướng dương
Hạt hướng dương là một loại hạt dễ thu hoạch, tuy nhiên, bạn cần phải đợi cho đến khi hoa khô hoàn toàn mới có thể thu hoạch hạt một cách dễ dàng. Bạn có thể để hoa tự khô trên cây hoặc có thể ngắt hoa và để khô trong nhà. Dù chọn cách nào đi chăng nữa, bạn vẫn phải cẩn thận để bảo vệ hạt khi những bông hoa đã khô. Dưới đây là thông tin bạn cần biết để thu hoạch hạt hướng dương đúng cách. Phương pháp 1 - Tự Khô trên Cây Bước 1 - Đợi đến khi hoa bắt đầu tàn. Bạn có thể thu hoạch khi đế hoa bắt đầu chuyển sang màu nâu. Tuy nhiên, nếu bạn trồng hoa ở vùng khí hậu ẩm ướt, hoa có thể bị mốc, thối (trong trường hợp này, bạn cần phải cắt đế hoa khi chúng có màu vàng, sau đó cho vào nhà kính hoặc nhà kho để hoa tiếp tục khô). Bạn nên chuẩn bị quá trình làm khô khi mặt sau của đế hoa có màu vàng hoặc vàng nâu. Để thu hoạch được hạt hướng dương, bạn phải đợi cho đế hoa khô hoàn toàn. Nếu không, bạn sẽ không thể tách hạt ra khỏi đế hoa. Thông thường, sau khoảng vài ngày kể từ khi bắt đầu héo, hoa hướng dương sẽ đủ khô để sẵn sàng cho thu hoạch. Nếu bạn trồng hoa ở vùng khí hậu khô, nhiều nắng, việc để hoa tự khô ở trên cây sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu ở vùng khí hậu ẩm ướt, bạn nên xem xét việc cắt hoa khỏi cành và làm khô trong nhà. Chuẩn bị thu hoạch khi ít nhất một nửa cánh hoa màu vàng đã rụng. Phần đế hoa cũng phải rũ xuống và trông như đã chết nhưng vẫn còn nguyên hạt. Như vậy nghĩa là hoa hướng dương đã khô một cách hoàn hảo. Kiểm tra hạt. Thậm chí khi hạt hướng dương vẫn dính chặt vào đế hoa, chúng sẽ sớm tách ra. Hạt hướng dương phải cứng, với lớp vỏ có sọc đen trắng đặc trưng, hoặc đen hoàn toàn, tùy vào từng loại hoa. Bước 2 - Bọc đế hoa bằng túi giấy. Chùm túi giấy lên đế hoa và buộc nhẹ bằng sợi xe hoặc chỉ ni lông để tránh bị tuột ra. Bạn cũng có thể dùng túi bằng vải mỏng hoặc vải thoáng khí tương tự nhưng không được dùng túi ni lông vì chúng không cho không khí lưu thông, khiến cho hạt bị ẩm. Nếu bị ẩm quá, hạt sẽ bị thối hoặc mốc. Việc bọc đế hoa trong túi sẽ giúp ngăn cản chim, sóc và các loài động vật khác lén lút “thu hoạch” hạt trước bạn. Việc này cũng giúp hạt không bị rơi xuống đất. Bước 3 - Thay túi khi cần. Nếu túi bị ẩm hoặc rách, hãy cẩn thận gỡ ra và thay bằng túi mới. Bạn có thể giữ túi không bị ẩm ướt khi có mưa bằng cách chùm một chiếc túi ni lông bên ngoài nhưng không dùng dây buộc và phải tháo ngay ra khi hết mưa để tránh mốc. Thay túi giấy ngay khi bị ướt. Túi giấy bị ướt rất dễ rách và nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển trên hạt nếu để hạt trong túi ướt quá lâu. Thu hoạch hạt rơi xuống khi thay túi. Bạn nên kiểm tra để phát hiện hạt bị hỏng. Nếu hạt không bị hỏng, hãy bảo quản trong hộp kín cho đến khi bạn sẵn sàng thu hoạch hết hạt trên đế hoa. Bước 4 - Cắt đế hoa. Khi mặt sau của đế hoa chuyển sang màu nâu, hãy cắt đế hoa khỏi thân và chuẩn bị thu hoạch hạt. Để lại cuống hoa dài khoảng 30,5 cm tính từ đế hoa. Đảm bảo rằng túi giấy vẫn bao kín đế hoa. Nếu túi giấy tuột ra trong quá trình cắt và vận chuyển đế hoa, bạn có thể sẽ bị rơi mất khá nhiều hạt. Phương pháp 2 - Phơi khô trong Nhà Bước 1 - Chuẩn bị hoa để phơi khô. Hoa hướng dương đã sẵn sàng để phơi khô khi mặt sau của đế hoa bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm hoặc vàng nâu. Phải để hoa khô hoàn toàn trước khi thu hoạch hạt. Khi đế hoa đã khô, việc thu hoạch hạt sẽ rất dễ dàng trong khi bạn sẽ gần như không thể thu hoạch hạt khi đế hoa vẫn còn ẩm. Lúc này, hầu hết các cánh hoa màu vàng đã rụng và đế hoa bắt đầu rũ xuống hoặc héo. Hạt hướng dương phải cứng và vỏ có sọc đen trắng hoặc đen hoàn toàn, tùy vào từng loại hoa. Bước 2 - Bọc đế hoa bằng túi giấy. Buộc túi giấy màu nâu chùm lên đế hoa bằng sợi xe, chỉ ni lông hoặc dây sợi. Không dùng túi ni lông vì túi ni lông sẽ không cho đế hoa được “thở”, khiến hơi ẩm tích tụ trong túi. Nếu thừa hơi ẩm, hạt sẽ bị thối hoặc nấm mốc, không thể dùng được nữa. Nếu không có túi giấy màu nâu, bạn có thể sử dụng vải mỏng hoặc các loại vải thoáng khí tương tự. Vì phơi khô trong nhà, bạn không cần phải lo lắng về việc các loài động vật có thể ăn hạt của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải bọc đế hoa bằng túi giấy để tránh hạt bị rơi. Bước 3 - Cắt đế hoa. Dùng kéo sắc hoặc kéo cắt cây để cắt đế hoa. Để lại một phần cuống khoảng 30 cm cùng với đế. Hãy cẩn thận để túi giấy không tuột ra trong quá trình cắt. Bước 4 - Treo ngược đế hoa. Để đế hoa tiếp tục khô ở nơi ấm áp. Dùng sợi xe hoặc chỉ ni lông buộc một đầu vào phần cuống sát đế hoa và một đầu lên móc, thanh hoặc giá treo. Hoa sẽ khô từ chỗ buộc dần về hai phía: thân và đế hoa. Để hoa khô trong nhà, ở nơi khô ráo, ấm và thoáng khí để tránh hơi ẩm tích tụ. Bạn cũng nên treo hoa lên cao, cách xa mặt đất hoặc sàn để tránh các loài gặm nhấm. Bước 5 - Kiểm tra đế hoa định kỳ. Hàng ngày, cẩn thận mở túi ra thu hoạch hạt rơi xuống túi. Bảo quản hạt ở trong hộp kín cho đến khi thu hoạch hết hạt từ đế hoa. Bước 6 - Sau khi đế hoa khô hoàn toàn, hãy bỏ túi ra. Khi mặt sau của đế hoa đã chuyển sang màu nâu sẫm và khô hoàn toàn, hạt hướng dương đã sẵn sàng cho thu hoạch. Qúa trình làm khô đế hoa mất trung bình từ một đến bốn ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn, tùy thuộc vào thời điểm cắt đế hoa và điều kiện môi trường nơi bạn phơi hoa. Không bỏ túi giấy cho đến khi bạn sẵn sàng thu hoạch hạt. Nếu không, hạt sẽ rơi xuống đất và bạn sẽ mất khá nhiều. Phương pháp 3 - Thu hoạch và Bảo quản Hạt Bước 1 - Đặt hoa lên một bề mặt sạch, phẳng. Hãy đặt đế hoa lên mặt bàn hoặc mặt phẳng tương tự trước khi bỏ túi giấy. Thu hoạch hạt từ túi. Nếu có hạt trong túi, hãy chuyển hạt sang một cái bát hoặc hộp đựng. Bước 2 - Chà tay lên chỗ có hạt. Để tách hạt, bạn chỉ cần chà nhẹ bằng tay hoặc bàn chải rau củ loại cứng. Nếu có nhiều hơn một đế hoa cần thu hoạch, bạn có thể cầm mỗi tay một đế hoa và nhẹ nhàng chà vào nhau. Tiếp tục chà cho đến khi tách được toàn bộ hạt. Bước 3 - Rửa hạt. Chuyển hạt thu hoạch được vào rây và rửa sạch dưới vòi nước lạnh đang chảy. Để hạt khô hoàn toàn trước khi bỏ ra khỏi rây. Việc rửa hạt có tác dụng loại bỏ bụi và vi khuẩn có thể có trên hạt từ khi hạt còn ở môi trường bên ngoài. Bước 4 - Làm khô hạt. Trải hạt thật mỏng lên một chiếc khăn tắm dày và để hạt khô tự nhiên trong vài tiếng. Bạn cũng có thể cho hạt lên vài lớp khăn giấy thay vì dùng khăn tắm. Dù dùng cách nào, bạn cũng phải trải hạt thật mỏng, không để hạt chồng lên nhau để hạt nhanh khô. Khi trải hạt ra phơi, lưu ý loại bỏ vật lạ hoặc hạt hỏng. Đảm bảo hạt khô hoàn toàn trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo. Bước 5 - Ướp muối và rang hạt nếu muốn. Nếu muốn ăn ngay, bạn có thể ướp muối và rang hạt ngay sau khi làm khô. Ngâm hạt qua đêm trong nước muối (2l nước và 60 đến 125ml muối). Hoặc cách khác, đun hạt trong dung dịch nước muối như trên trong 2h thay vì ngâm hạt qua đêm. Phơi khô hạt trên khăn giấy khô, thấm nước. Trải hạt thật mỏng lên trên một tờ giấy nướng bánh, cho vào lò nương trong 30 đến 40 phút ở 150 độ C cho đến khi hạt có màu nâu vàng. Thỉnh thoảng đảo hạt trong quá trình nướng. Để hạt khô hoàn toàn. Bước 6 - Bảo quản hạt hướng dương trong hộp kín. Cho hạt hướng dương đã nướng hoặc chưa vào trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Hạt hướng dương đã nướng nên được bảo quản trong tủ lạnh là tốt nhất và có thể để được vài tuần. Hạt hướng dương sống có thể để được vài tháng trong tủ lạnh hoặc tủ đông và tất nhiên, bảo quản trong tủ đông sẽ được lâu nhất.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-Thi%E1%BB%87p-c%C6%B0%E1%BB%9Bi
Cách để Làm Thiệp cưới
Nếu bạn muốn cắt giảm chi phí cho đám cưới mà vẫn duy trì được phong cách bạn đã lựa chọn, tự làm thiệp cưới là một cách khá hay để tiết kiệm ngân sách. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm thiệp cưới một cách hoàn chỉnh. Phương pháp 1 - Sắp xếp Thông tin Bước 1 - Sắp xếp các phần của thiệp cưới. Thiệp cưới thường bao gồm ba phần: thiệp báo hỷ, thiệp mời và thiệp phúc đáp. Quyết định xem liệu bạn có muốn thiệp cưới của bạn bao gồm tất cả các phần này hay không và bạn muốn mỗi phần này khác nhau hoặc giống nhau như thế nào. Thiệp báo hỷ thường bao gồm thông báo về lễ đính hôn và lễ cưới, tên của cô dâu và chú rể, cũng như ngày tháng và (không bắt buộc) thời gian tổ chức đám cưới. Bạn không cần phải thêm vào địa điểm hoặc các chi tiết khác. Thiệp mời nên được gửi đi ít nhất từ hai đến sáu tuần trước ngày cưới. Bạn nên ghi rõ thông tin lễ cưới bao gồm tên của cô dâu và chú rể, địa điểm tổ chức đám cưới, và ngày giờ cụ thể. Ngoài các thông tin cơ bản, bạn có thể thêm những thông tin khác vào thiệp mời của bạn. Thiệp phúc đáp là loại thiệp có kích thước nhỏ hơn và thường được gửi kèm thiệp mời. Đây là loại thiệp được lồng vào bên trong thiệp mời, tuy không phải là loại thiệp bắt buộc nhưng nó sẽ khá hữu ích. Thiệp phúc đáp được đựng bên trong một phong bì và đây là loại thiệp cung cấp cho người nhận cơ hội để thông báo cho bạn biết liệu họ có thể đến tham dự lễ cưới của bạn hay không, số lượng người sẽ tham dự, và món ăn yêu thích của họ cho bữa tối. Người nhận sẽ gửi thiệp phúc đáp này lại cho bạn, nhờ đó bạn có thể biết được số lượng người sẽ tham dự để tiện sắp xếp. Bước 2 - Lập danh sách khách mời. Trước khi làm thiệp cưới, bạn cần xác định số lượng thiệp cưới mà bạn phải thực hiện. Để làm được điều này, hãy lập danh sách khách mời được phân chia theo từng cá nhân trong mỗi gia đình hoặc theo từng hộ gia đình. Bao gồm họ tên, địa chỉ và bạn cũng có thể thêm vào địa chỉ email và số điện thoại của họ nếu muốn. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sắp xếp các thông tin này vào chương trình bảng tính trong máy vi tính của bạn. Vì như vậy, bạn sẽ có thể nhanh chóng theo dõi thông tin và tiến hành bất kỳ một chỉnh sửa nào khi cần. Khi khách mời phản hồi thiệp phúc đáp, hãy tô màu hoặc đánh dấu vào tên của họ trong danh sách khách mời. Cách này sẽ giúp bạn theo dõi số lượng người sẽ tham dự tiệc cưới của bạn và số người mà bạn chưa nhận được hồi âm. Hãy chú ý đến bất kỳ một vị khách nào trong danh sách có thể sẽ cần bạn phải sử dụng phương pháp khác để gửi thư mời. Nếu họ sống ở nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa, bạn có thể sẽ phải gửi thư mời trực tuyến cho họ hoặc thông qua đường bưu điện. Nếu họ sử dụng ngôn ngữ khác, hãy tạo thêm một bản dịch cho thiệp cưới của bạn. Bước 3 - Viết thông tin vào thiệp cưới. Một khi bạn đã quyết định được những phần mà bạn muốn thực hiện cho thiệp cưới của bạn, hãy tiến hành thiết kế một (hoặc một vài) bản mẫu cho mỗi phần. Lựa chọn ngôn từ chính xác mà bạn muốn thể hiện trong thiệp cưới, bao gồm thứ tự những thành phần nào trong thiệp cưới. Chọn cách diễn đạt chính xác bạn muốn thể hiện trong thiệp cưới, bao gồm thứ tự và khoảng cách của từng nhóm thông tin khác nhau trong thiệp cưới của bạn. Hãy quyết định xem liệu bạn muốn sử dụng ngôn từ trang trọng hay thân mật. Theo phong tục Việt Nam, lời giới thiệu trang trọng cổ điển bao gồm "[họ tên của cô dâu và chú rể]" trân trọng kính mời bạn đến tham dự lễ thành hôn của chúng tôi vào hồi…” hoặc "[họ tên của cha mẹ chú rể và cha mẹ cô dâu] trân trọng kính mời bạn đến tham dự lễ thành hôn và vu quy của con chúng tôi [họ tên của chú rễ và cô dâu] vào hồi..." Nếu bạn muốn thiết kế thiệp cưới theo phong cách thân mật hơn, hãy thử sử dụng lời giới thiệu theo kiểu "[họ tên của cô dâu và chú rể] thân mời bạn đến dự lễ thành hôn của chúng tôi vào hồi..." hoặc chỉ cần sử dụng một câu nói đơn giản chẳng hạn như "Bạn được mời đến lễ cưới!" kèm theo thông tin về địa điểm hoặc ngày/giờ cụ thể. Mặc dù đây chỉ là đoạn văn mẫu, hãy chắc chắn rằng bạn đọc lại chúng một cách kỹ lưỡng để tránh mắc phải bất kỳ một lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp nào khi viết thiệp cưới. Không nên giới hạn bản thân với một phong cách viết thiệp cưới duy nhất, hãy thử tạo nên nhiều phiên bản khác của thiệp cưới với những phong cách viết thiệp khác nhau. Bạn có thể đính kèm bản đồ hướng dẫn đường đi trong thiệp cưới, đặc biệt nếu địa điểm tổ chức tiệc cưới khá xa xôi hoặc hầu hết khách mời đều không biết đến nơi này. Phương pháp 2 - Thiết kế Thiệp cưới Bước 1 - Lựa chọn cách phối màu. Tốt hơn hết bạn nên tiến hành thiết kế thiệp cưới sau khi đã chuẩn bị kế hoạch cho một đám cưới thật sự. Để có thể tạo nên thiệp cưới đẹp nhất, hãy chọn màu sắc phù hợp với tông màu sử dụng cho đám cưới của bạn. Sử dụng tối đa 3 màu trong thiệp cưới của bạn. Cách này sẽ giúp cho thiệp cưới của bạn không bị hỗn độn và rối mắt. Sử dụng ít nhất một màu trung tính hoặc màu nền. Màu trắng hoặc màu kem thường được sử dụng nhiều, nhưng bất kỳ một màu sắc nhẹ nhàng nào cũng có thể được dùng để làm màu nền. Sau đó, bạn có thể thêm vào 1-2 màu sắc tươi sáng hoặc rực rỡ để thiệp cưới của bạn trông nổi bật hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng màu sắc tương phản cho phông nền/đoạn văn bản để khách mời có thể dễ dàng đọc được mọi thông tin trong thiệp cưới của bạn. Hãy sử dụng màu sắc tương tự nhau cho thiệp mời, thiệp báo hỷ và thiệp phúc đáp. Bạn sẽ muốn tất cả các phần của thiệp cưới hài hoà với nhau, chứ không phải đối lập nhau. Lựa chọn màu sắc riêng cho các phần của thiệp cưới. Các phần này bao gồm phông nền, nội dung, và bất kỳ yếu tố nào bạn thêm vào. Bước 2 - Thiết kế phông nền cho thiệp cưới. Trước khi bắt đầu thêm chữ và hình ảnh vào thiệp cưới, bạn cần phải chọn phông nền cho thiệp cưới. Nếu bạn sử dụng ngôn từ trang trọng cho thiệp cưới, hãy xem xét dùng phông nền trung lập cổ điển. Ngôn từ thân mật sẽ phù hợp với phông nền có hoa văn hoặc hình vẽ vui nhộn, ngộ nghĩnh. Nếu bạn muốn sử dụng phông nền đồng màu, hãy quyết định cách phối màu mà bạn sẽ sử dụng. Bạn sẽ dùng một màu sắc duy nhất, hoặc sử dụng hiệu ứng ombre để hoà hai hoặc nhiều màu sắc vào nhau? Cân nhắc việc sử dụng một loại hoa văn hoặc hình ảnh để làm phông nền. Mặc dù bạn có thể sẽ phải sửa đổi đôi chút tại khu vực viết nội dung, sử dụng phông nền có hoa văn là phương pháp dễ dàng để tăng thêm sự hấp dẫn cho thiệp cưới của bạn. Cần nhớ rằng bạn có thể sử dụng loại giấy đã được in sẵn phông nền. Bằng cách này, bạn chỉ cần phải thêm vào nội dung và sắp xếp bố cục cho thiệp cưới của bạn, và lựa chọn loại giấy có in hoa văn mà bạn muốn. Bạn có thể sử dụng loại giấy có vân (thay vì giấy có hoa văn) để tạo nên ảo giác về sự hiện diện của phông ảnh nền. Bước 3 - Lựa chọn hình ảnh. Nếu bạn muốn đính kèm bức ảnh hoặc hình vẽ trong thiệp cưới của bạn, hãy động não suy nghĩ về một vài ý tưởng. Nếu bạn không cảm thấy tự tin với kỹ năng của mình trong lĩnh vực này, hãy nhờ một người bạn thân hoặc người thân có óc sáng tạo/năng khiếu nghệ thuật để giúp đỡ và cung cấp gợi ý cho bạn. Nếu bạn muốn thêm hình ảnh vào thiệp cưới, hãy tự tay thiết kế hoặc sử dụng trang web cung cấp hình ảnh miễn phí trực tuyến. Bạn có thể cân nhắc sử dụng khung viền hoặc đường viền bao bọc xung quanh nội dung của thiệp, các họa tiết nhỏ hoặc hình mẫu phù hợp, hoặc một bức ảnh đính hôn của cô dâu và chú rể. Nếu bạn sử dụng hình ảnh, hãy quyết định xem liệu bạn muốn trang trí hình ảnh trên một tấm bìa cứng (bìa các-tông) kèm theo nội dung của thiệp được in trên một mảnh giấy vellum (giấy bóng mờ) riêng biệt được đính vào phía trên cùng của thiệp, hoặc là bạn muốn kết hợp tất cả mọi hình ảnh và nội dung của thiệp cưới trên cùng một tờ giấy. Tránh thêm quá nhiều yếu tố vào thiệp cưới. Nếu bạn sử dụng phông nền có in hoa văn, không nên thêm vào quá nhiều hình vẽ hoặc đường viền. Không sử dụng nhiều hơn hai bức ảnh hoặc hình vẽ trong thiệp cưới và hãy bảo đảm rằng nội dung được viết trong thiệp mới chính là trọng tâm. Bước 4 - Lựa chọn kiểu chữ. Quan trọng không kém phần hình ảnh và màu sắc chính là phông chữ được sử dụng để viết nội dung trong thiệp cưới của bạn. Phông chữ có vai trò quan trọng trong việc hình thành một hình thức nhất định cho thiệp cưới của bạn. Đối với thiệp cưới theo xu hướng trang trọng, hãy sử dụng phông chữ serif cổ điển. Cách này sẽ đem lại vẻ sang trọng, tinh tế cho thiệp cưới của bạn. Nếu bạn sử dụng cách viết thiệp và cách thiết kế thể hiện sự thân mật, hãy cân nhắc việc sử dụng chữ viết tay hoặc phông chữ sans-serif. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết chỉ sử dụng phông chữ này, và tất nhiên bạn cũng có thể sử dụng phông chữ trang trọng cho thiệp cưới. Chỉ nên sử dụng tối đa 2 phông chữ. Sử dụng nhiều phông chữ trong thiệp cưới không phải là chuyện lạ, nhưng sử dụng nhiều hơn hai phông chữ có thể gây rối mắt. Bước 5 - Xem xét sử dụng thêm các phụ kiện khác. Thiệp cưới ngày nay có thể được thêm thắt vô vàn chi tiết và có khá nhiều phần phụ cũng như các yếu tố nghệ thuật bên ngoài tấm thiệp cưới. Hãy xem xét việc sử dụng phương pháp in nổi, đính thêm ruy băng hoặc nơ, sử dụng hoa giấy, hoặc thêm kim tuyến vào tấm thiệp cưới của bạn. Bước 6 - Lựa chọn phong bì. Trên thị trường có hàng trăm kiểu phong bì khác nhau, một vài loại đặc biệt được thiết kế dành riêng cho thiệp cưới. Phong bì là công đoạn khó có thể được thực hiện một cách thủ công, ngoại trừ các cô dâu thật sự thích mạo hiểm. Tìm mua phong bì đúng kích cỡ, hình dạng và màu sắc thông qua các trang web trực tuyến sao cho phù hợp với thiệp cưới của bạn. Bước 7 - Định dạng thiệp cưới của bạn. Sau khi đã quyết định mọi yếu tố – cách viết chữ, cách phối màu, phông nền và những hình ảnh có thể sử dụng – bây giờ bạn đã có thể thiết kế một tấm thiệp mẫu. Phác thảo thiệp cưới của bạn theo bố cục nội dung/hình ảnh phù hợp. Hãy tạo thêm nhiều phiên bản cho từng phong cách thiệp cưới bằng cách di chuyển đoạn chữ xung quanh, tăng/giảm kích thước của các đối tượng, và sử dụng những kiểu đường viền khác nhau. Không nên nghĩ rằng bạn cần phải sử dụng một phong cách định dạng nhất định. Hãy thử sử dụng nhiều phong cách khác nhau để xác định phong cách mà bạn thích nhất; bạn có thể sẽ khá ngạc nhiên về những điều mình thích và không thích. Hãy nhớ suy nghĩ về kích cỡ của thiệp cưới. Điều này có thể khiến định dạng của tấm thiệp cưới bị thay đổi đôi chút. Bước 8 - Hoàn thiện tấm thiệp cưới của bạn. Một khi bạn đã xem xét qua mọi phong cách thiết kế và xác định vị trí của phần nội dung, hãy kết hợp chúng để tạo nên một tấm thiệp cưới hoàn chỉnh. Hãy bảo đảm rằng nội dung của thiệp cưới không mắc phải các lỗi cơ bản nào và rằng bạn đã xác định được kích cỡ chính xác cho tấm thiệp cưới của mình. Phương pháp 3 - In Thiệp cưới Bước 1 - Lựa chọn chất liệu giấy. Mặc dù có thể bạn đã xác định được loại giấy mà bạn sẽ sử dụng, nhưng nếu bạn muốn thêm phông nền có hoa văn hoặc có vân, bạn chỉ nên tiến hành chọn loại giấy để làm thiệp cưới sau khi đã thiết kế phông nền. Đến các tiệm in ấn trong khu vực để tìm hiểu các phong cách giấy khác nhau đang bày bán trong tiệm. Chú ý đến giá cả, và cân nhắc về sự thay đổi trong chi phí nếu bạn mua với số lượng lớn. Tránh sử dụng loại giấy in ảnh mặt bóng cho thiệp cưới của bạn, vì loại giấy này thường dễ bị hỏng. Thay vào đó, hãy thử sử dụng giấy in ảnh mặt cát (matte) hoặc giấy bìa cứng. Hãy đảm bảo rằng loại giấy mà bạn chọn có thể được cắt theo kích cỡ hoặc được đặt hàng theo đúng kích thước sử dụng trong thiệp cưới của bạn. Nếu bạn đang xem xét việc sử dụng nhiều lớp giấy cho thiệp cưới của bạn, hãy bảo đảm rằng bạn lựa chọn loại giấy phù hợp cho từng lớp giấy. Bạn có thể sẽ cần sử dụng lượng giấy bằng nhau cho mỗi lớp giấy. Bước 2 - Quyết định phương thức mà bạn muốn sử dụng để in thiệp cưới. Bạn có thể in thiệp cưới của mình tại nhà hoặc thông qua tiệm in ấn. Thông thường, nếu bạn tự tay thiết kế thiệp cưới, bạn sẽ tiết kiệm đủ kinh phí để có thể sử dụng cho dịch vụ in ấn chất lượng cao tại tiệm in trong khu vực. Nếu bạn in thiệp cưới tại nhà, hãy đảm bảo rằng máy in của bạn tương thích với loại giấy mà bạn dự định sử dụng và rằng máy in còn khá nhiều mực để in. Liên hệ với nhiều tiệm in trong khu vực để ước lượng giá cả. Đối với dịch vụ in ấn và cắt thiệp cưới thông thường, bạn có thể chỉ phải trả một khoản phí rất thấp. Hãy đảm bảo rằng bạn in thiệp cưới theo đúng kích cỡ để không phải lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc tiến hành in lại thiệp cưới vì lý do sai kích cỡ. Bước 3 - Kết hợp các phần của thiệp cưới. Một khi bạn đã in và cắt tất cả thiệp cưới theo kích cỡ phù hợp, hãy kết hợp các phần của thiệp cưới lại với nhau! Nếu thiệp cưới có nhiều lớp giấy, hãy sử dụng keo hoặc đinh tán để cố định chúng với nhau. Đặt thiệp phúc đáp hoặc bản đồ hướng dẫn đường đi vào bên trong thiệp cưới và sau đó cho tất cả vào một chiếc phong bì. Hãy nhớ rằng bạn có thể dán phong bì bằng cách sử dụng nhãn dán hoặc sáp dán thay vì chỉ liếm vào phong bì để dán. Sử dụng chữ viết tay rõ ràng và đẹp nhất để viết địa chỉ trên phong bì hoặc in nhãn dán theo phông chữ phù hợp với thiệp cưới của bạn. Bước 4 - Gửi thiệp cưới của bạn! Sau khi bạn đã kết hợp các phần của thiệp cưới và đã viết địa chỉ một cách hoàn chỉnh, hãy gửi thiệp để mời bạn bè và người thân đến chia vui trong ngày trọng đại của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn gửi thiệp cưới cho khách mời ít nhất hai đến sáu tuần trước ngày cưới của bạn.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Hi%E1%BA%BFn-m%C3%A1u
Cách để Hiến máu
Hiến máu chỉ là sự hy sinh nhỏ nhưng có thể tạo ra khác biệt lớn. May mắn là quá trình này diễn ra dễ dàng và bạn chỉ cần vài bước chuẩn bị đơn giản. Đầu tiên bạn cần liên hệ với bệnh viện tại địa phương hoặc một chương trình hiến máu để biết mình có đủ điều kiện hay không. Vào ngày hiến máu, bạn cần mang theo 2 bản sao CMND hợp lệ, mặc áo ngắn tay hay quần áo rộng rãi, và đảm bảo ăn uống đầy đủ. Sau khi họ rà soát nhanh thông tin y tế của bạn, bạn sẽ được đâm kim lấy máu và ra về với sự mãn nguyện khi biết rằng mình vừa cứu một mạng sống. Phương pháp 1 - Chuẩn bị hiến máu Bước 1 - Xác định xem bạn có đủ điều kiện hay không. Để được hiến máu, bạn phải đủ 17 tuổi và có cân nặng phù hợp, thường từ 50kg trở lên. Tại một số nơi, bạn có thể hiến máu khi mới 16 tuổi, với điều kiện bạn phải trình giấy đồng ý của bố mẹ. Gọi điện cho ngân hàng máu tại địa phương để hỏi về tiêu chuẩn của người hiến máu. Một số yếu tố có thể khiến bạn không đạt yêu cầu để hiến máu, bao gồm cảm lạnh, cúm, có thai, bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, và ghép nội tạng. Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai bằng hóc môn và các loại thuốc giảm đau như aspirin có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu, do đó bạn không đủ điều kiện hiến máu nếu gần đây đã uống một trong các thuốc này. Bước 2 - Tìm ngân hàng máu tại địa phương hoặc chương trình hiến máu. Chắc chắn nhất là bạn đến chi nhánh tại khu vực của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, là nơi tiếp nhận gần phân nửa lượng máu hiến tặng tại Mỹ. Một số tổ chức uy tín khác cũng nhận máu bao gồm America's Blood Centers - mạng lưới các chương trình hiến máu độc lập dựa trên cộng đồng, United Blood Services - tổ chức phi lợi nhuận phục vụ cho 18 tiểu bang, và The Armed Service Blood Program - một chương trình được quân đội tài trợ với 20 trụ sở trên toàn thế giới. Đăng nhập vào trang web của American Red Cross và sử dụng công cụ Blood Drive Locator (Xác định Địa điểm Hiến máu) để tìm nơi hiến máu tại khu vực của bạn. Nếu gần đó không có chi nhánh nào của American Red Cross hoặc một tổ chức tương tự, bạn hãy tìm các trung tâm hiến máu di động. Cơ bản đó là các chương trình hiến máu lưu động từ nơi này sang nơi khác để giúp cho việc hiến máu thuận tiện đối với những người ở nơi xa xôi. Bước 3 - Uống nhiều nước. Quan trọng là bạn cần có sức khỏe tốt và cơ thể đủ nước khi hiến máu, vì nước rất cần thiết cho chất lượng và sự tuần hoàn của máu. Cố gắng uống nửa lít chất lỏng trước khi hiến máu. Nước lọc, nước ép hoa quả hay trà tách caffein là tốt nhất. Uống nhiều nước cũng giúp bạn không cảm thấy chóng mặt khi họ lấy máu. Tránh những thức uống chứa caffein như cà phê hay nước ngọt - chúng thật sự làm bạn mất nước nếu bạn uống quá nhiều. Bước 4 - Ăn một bữa cân đối trước khi hiến máu vài giờ. Bạn phải ăn một bữa đầy đủ dinh dưỡng trước khi đi hiến máu. Bữa ăn đó nên có đủ các nhóm thực phẩm chính như hoa quả, rau xanh, cacbohydrat phức hợp (như bánh mì, mì sợi hay khoai tây), chất xơ và protein gầy. Thêm một ít sắt vào chế độ ăn trong vài tuần trước khi hiến máu bằng cách tăng lượng thịt đỏ, bó xôi, đậu, thịt cá và gia cầm. Cơ thể bạn cần sắt để sản xuất ra hồng cầu. Vì chất béo có thể tích tụ trong máu và tác động đến độ tinh khiết của máu nên bạn cần hạn chế ăn chất béo. Bước 5 - Mang theo CMND. Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều yêu cầu người hiến máu cung cấp 2 bản sao CMND hợp lệ. Bạn cũng có thể nộp bằng lái xe, hộ chiếu hay thẻ quân nhân, nhưng một số nơi cũng chấp nhận thẻ sinh viên hay giấy tờ chứng minh cá nhân tương tự. Khi đến nơi, bạn sẽ trình giấy CMND cho người trực tại quầy. Đừng quên mang theo Thẻ Hiến Máu nếu bạn đã từng hiến máu trước đây. Thẻ Hiến Máu sẽ miễn cho bạn phải thực hiện nhiều công việc giấy tờ không cần thiết. Bước 6 - Mặc quần áo phù hợp. Một số loại trang phục có thể giúp quá trình hiến máu diễn ra nhanh hơn. Áo tay ngắn hay tay dài có thể vén lên nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kỹ thuật viên tìm điểm phù hợp trên cánh tay. Quần áo rộng rãi càng tốt vì chúng không hạn chế sự lưu thông của máu. Nếu bạn phải mặc nhiều lớp áo vì thời tiết lạnh, đảm bảo lớp áo ngoài có thể cởi ra nhanh chóng. Ngay cả khi thời tiết bên ngoài không lạnh, bạn vẫn nên mang theo chiếc áo len dài tay hoặc áo khoác mỏng. Thân nhiệt sẽ giảm nhẹ sau khi bạn hiến máu, do đó bạn cảm thấy hơi ớn lạnh. Tuy nhiên, nếu cánh tay bạn cảm thấy lạnh hơn đáng kể so với cánh tay không cho máu, hãy báo cho kỹ thuật viên biết vì điều này có thể nguy hiểm. Phương pháp 2 - Hoàn thành quy trình hiến máu Bước 1 - Cung cấp thông tin y tế cơ bản. Khi kiểm tra tiếp nhận, họ sẽ đưa cho bạn vài mẫu đơn ngắn để điền. Trong đó có các câu hỏi về tiền sử bệnh liên quan của bạn, cũng như các bệnh, chấn thương hay tình trạng bất thường bạn đã trải qua gần đây. Trả lời chính xác và thành thật tối đa đối với từng câu hỏi. Nhớ đề cập các loại thuốc kê toa bạn đang uống, cùng với các thông tin khác liên quan đến sức khỏe mà có thể cần được chú ý. Có lẽ trước tiên bạn nên viết các thông tin chính về tiền sử bệnh để đề phòng có điều gì quan trọng mà bạn có thể bỏ sót. Bước 2 - Kiểm tra sức khỏe. Kế tiếp, bạn sẽ trải qua bài kiểm tra sức khỏe ngắn để xác nhận nhịp tim, huyết áp và mức hemoglobin là bình thường. Kỹ thuật viên cũng có thể ghi nhận các thông số sức khỏe khác như chiều cao, cân nặng, giới tính và tuổi tác. Sau đó họ chuẩn bị cho bạn hiến máu bằng cách định vị cánh tay và sát trùng vị trí đâm kim. Mục đích của việc kiểm tra nhanh sức khỏe là để đánh giá tình trạng thể chất và đảm bảo máu hiến tặng là của một người khỏe mạnh. Để đo mức hemoglobin và sắt, kỹ thuật viên sẽ đâm kim lấy máu ở đầu ngón tay và phân tích mẫu máu đó. Bước 3 - Ngồi hoặc nằm. Cho kỹ thuật viên biết bạn thích ngồi thẳng lưng hay nằm nghiêng trong khi lấy máu, cũng như bạn muốn lấy máu ở cánh tay nào. Sau khi bạn đã sẵn sàng, hãy thư giãn và thả lỏng. Bạn sẽ cảm thấy bị kim đâm nhẹ, sau đó là cảm giác hơi lạnh trong khi máy rút máu của bạn. Quá trình lấy máu chỉ mất khoảng 8-10 phút, trong thời gian đó gần nửa lít máu sẽ được rút ra. Bước 4 - Giải trí trong khi kỹ thuật viên lấy máu. Bạn có thể đọc sách, chơi điện thoại hoặc nghe nhạc để không khó chịu trong khi cố gắng ngồi yên. Nếu không có sự chuẩn bị trước thì bạn có thể giết thời gian bằng cách tán gẫu với kỹ thuật viên hay nhẩm trong đầu những việc cần làm. 8-10 phút có vẻ là quãng thời gian dài nhưng nó sẽ qua rất nhanh. Đảm bảo các hoạt động giải trí trong lúc lấy máu không gây bất tiện cho bạn. Họ sẽ yêu cầu bạn giữ yên cánh tay tuyệt đối trong lúc lấy máu. Nếu hình ảnh máu khiến bạn cảm thấy muốn ngất thì hãy tập trung vào chỗ khác trong phòng. Phương pháp 3 - Hồi phục sau khi hiến máu Bước 1 - Nghỉ ngơi. Sau khi hiến máu xong, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 15-20 phút. Hầu hết các chương trình hiến máu đều có khu vực riêng để người hiến máu nghỉ ngơi đến khi họ phục hồi sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt trong 24 giờ sau đó, hãy nằm xuống và kê chân cao hơn tim. Cảm giác này sẽ sớm qua đi. Tránh các hoạt động gắng sức như tập thể dục, chơi thể thao, hoặc đẩy máy cắt cỏ tối thiểu 5 giờ sau khi hiến máu. Cẩn thận khi bước đi nếu bạn dễ ngất xỉu. Huyết áp thấp có thể khiến bạn choáng váng. Tốt hơn bạn nên sử dụng tay vịn trong khi bước lên và xuống cầu thang bộ, hoặc nhờ ai đó lái xe đến khi bạn không còn choáng váng. Bước 2 - Giữ băng để vết thương trên cánh tay lành. Để nguyên băng vết thương trong khoảng 5 giờ sau đó. Khi chỗ đâm kim không còn chảy máu, bạn có thể tháo băng ra. Chỗ đâm kim có thể bị sưng, viêm hay thâm tím trong 24 giờ kế tiếp. Chườm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng này. Nếu kỹ thuật viên sử dụng băng quấn riêng trên băng vết thương thì bạn có thể tháo nó ra sau 2 giờ để cánh tay thoáng hơn. Rửa vị trí được băng theo định kỳ với xà phòng và nước để tránh nổi mẩn hay nhiễm trùng. Bước 3 - Uống nhiều chất lỏng. Uống nhiều nước hay các thức uống tách caffein khác trong những ngày tiếp theo để đảm bảo cơ thể đủ nước. Nước rất cần thiết để tạo ra máu chất lượng tốt. Tình trạng mệt mỏi hay choáng váng trước đó sẽ hết trong vòng vài giờ. Cảm giác hơi mệt là bình thường sau khi hiến máu. Đó là do mức chất lỏng của cơ thể và mức ô-xy hóa máu giảm thấp hơn trạng thái thông thường. Đừng uống rượu bia tối thiểu 24 giờ. Tiêu thụ rượu bia có thể làm loãng máu, kéo dài thời gian để chỗ đâm kim se miệng, điều này sẽ khiến bạn mệt hơn và tăng nguy cơ chảy máu. Rượu bia cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn nên cơ thể mất nước nhiều hơn. Bước 4 - Chờ tối thiểu 8 tuần trước khi hiến máu lần nữa. Thời gian chờ giữa các lần hiến máu là 56 ngày nếu bạn muốn hiến máu lần nữa. Đối với phụ nữ là 84 ngày do tính đến lượng sắt bị mất trong các kỳ kinh nguyệt. Đây là thời gian để tế bào máu được tái tạo đầy đủ. Sau thời gian này, nồng độ máu sẽ trở về mức bình thường và bạn đã sẵn sàng để tiếp tục hiến máu mà không cần lo lắng về bất kỳ rủi ro nào. Nếu bạn chỉ hiến tiểu cầu thì có thể hiến tiểu cầu lần kế tiếp sau 3 ngày hoặc hiến máu toàn phần sau một tuần. Không có giới hạn về số lần bạn có thể hiến máu. Thật ra, bạn hiến máu càng nhiều thì sức khỏe sẽ càng khác biệt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%93ng-h%E1%BA%A1nh-ph%C3%BAc
Cách để Khiến chồng hạnh phúc
Giữ cho hôn nhân luôn mới mẻ và thú vị có thể là một việc khó khăn khi cuộc sống luôn chứa đựng nhiều căng thẳng. May mắn thay, có những việc nhỏ mà bạn có thể làm để khiến chồng luôn hạnh phúc và biết rằng bạn ngày càng yêu anh ấy hơn. Hãy chia sẻ trách nhiệm trong hôn nhân và tìm nhiều cách để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, thoải mái, khiến cả hai bạn đều hài lòng về mặt cảm xúc và tình dục. Phương pháp 1 - Duy trì ngọn lửa hôn nhân Bước 1 - Hãy lãng mạn. Sự lãng mạn có thể sẽ nhạt màu sau nhiều năm hôn nhân. Hai bạn nên dành thời gian cho những hoạt động lãng mạn như ăn tối dưới ánh nến, đi dạo ở bờ biển lúc chiều tà và cùng nhau thưởng thức một bộ phim. Bước 2 - Thêm gia vị cho đời sống chăn gối. Một trong những khía cạnh dễ trở nên tẻ nhạt nhất trong hôn nhân chính là tình dục. Hai bạn sẽ phải nỗ lực nhiều để giữ cho đời sống chăn gối luôn nóng bỏng, nhưng may mắn là có một số cách khả thi. Đừng để bị rơi vào guồng quay nhàm chán. Nếu bạn và chồng đã quen với việc quan hệ mà thiếu mà dạo đầu, chuyện chăn gối có thể trở thành một hoạt động tẻ nhạt mỗi khi lên giường. Hãy dành thời gian để âu yếm nhau vào bất kì lúc nào trong ngày, như vậy, bạn sẽ không cảm thấy tình dục là việc đã được lên lịch từ trước. Không có gì hấp dẫn khi phải âu yếm nhau theo thời gian biểu cả. Lắng nghe mong muốn và nhu cầu của chồng. Hiểu được khẩu vị và mong muốn của chồng khi lên giường. Mong muốn của anh ấy có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Bạn hãy hỏi xem anh ấy thích và muốn gì. Bản thân câu hỏi này cũng có thể coi là một lời mời gọi. Thử thực hiện “Phương pháp 40 hạt cườm”. Phương pháp này được ra đời khi một người vợ cảm thấy cần phải thay đổi nhiều thứ trong hôn nhân của mình. Để thực hiện, mỗi người sẽ sở hữu một chiếc lọ, và mỗi khi muôn được thân mật, người này sẽ bỏ một hạt cườm vào lọ của người kia, và người kia sẽ có một khoảng thời gian nhất định để thỏa mãn yêu cầu này. Bước 3 - Lên lịch cho một buổi tối hẹn hò. Giữa lịch làm việc bận rộn của bạn và chồng, có lẽ bạn sẽ khó có thể tìm được thời gian ở bên nhau. Hãy cam kết là sẽ hẹn hò hoặc cùng nấu ăn với nhau ở nhà ít nhất một lần trong tuần. Dưới đây là một số ý tưởng để hẹn hò buổi tối: Đi ăn tối và xem phim. Đây là chiêu hẹn hò kinh điển mà không bao giờ cũ nếu bạn thay đổi địa điểm nhà hàng và thể loại phim hàng tuần. Cùng nhau nấu bữa tối. Hãy thử nấu một món ăn cầu kì hơn những món thường ngày bạn vẫn làm. Hãy cùng làm bánh pizza từ những bước đầu tiên để tận hưởng niềm vui. Đi dã ngoại vào mùa xuân và mùa hè. Một chuyến dã ngoại lãng mạn ở bãi biển hoặc đồng cỏ sẽ là một cách tuyệt vời để hít thở khí trời và ở bên nhau. Đi trượt băng vào mùa đông. Hãy nắm tay chồng và cùng lướt trên băng. Chơi thể thao mạo hiểm. Hai bạn có thể leo núi, trượt ván tuyết, lướt sóng, vân vân. Bước 4 - Gửi những tin nhắn tán tỉnh chồng trong ngày. Đôi khi, không có gì tuyệt hơn là được nhận một tin nhắn ngẫu hứng từ người thương. Hãy gọi chỉ để nói “Em yêu anh” hoặc gửi cho chồng một tin nhắn quyến rũ khiến anh ấy nóng lòng muốn về nhà với bạn. Gửi qua Snap Chat (hoặc các ứng dụng khác) những hình ảnh và tin nhắn để chồng biết có gì đang chờ đợi anh ấy sau giờ làm. Đảm bảo rằng bạn đã báo trước với anh ấy rằng bạn sẽ gửi đến những thông điệp nóng bỏng để anh ấy không vô tình mở ra xem trước mặt bạn bè, hoặc tệ hơn là đồng nghiệp. Đăng video hoặc đường link lên Facebook của anh ấy để anh ấy xem những điều có ý nghĩa đặc biệt với mối quan hệ của cả hai. Đó có thể là một bản tình ca hoặc đoạn clip của một chương trình hài. Bước 5 - Mua những bộ đồ quyến rũ. Nếu bạn luôn ăn mặc xuề xòa khi ở nhà, có lẽ đã tới lúc nên ghé thăm trung tâm thương mại để mua quần áo mới. Chẳng có gì sai khi ăn mặc thoải mái trước mặt chồng, nhưng hãy đảm bảo là bạn vẫn phải chăm sóc bản thân. Thêm sắc màu cho những bộ đồ đơn điệu với áo sơ mi hoặc váy thật gợi cảm. Đi giày cao gót. Nam giới rất thích những đôi chân dài và quyến rũ. Một đôi giày cao gót là cách nhanh và dễ nhất để khiến trang phục bạn mặc trở nên nóng bỏng hơn. Mua nội y mới. Nội y là một trong những cách rất gợi cảm để gia tăng hứng thú cho đời sống chăn gối và khiến anh ấy nhìn bạn theo một cách mới. Bước 6 - Có thái độ tự tin và quyến rũ. Quyến rũ không chỉ là có vẻ ngoài hấp dẫn mà còn là sự tự tin và nhiệt tình nữa. Đảm bảo rằng bạn luôn duy trì thái độ tốt với chồng và biết nghĩ tới cảm xúc của anh ấy. Lan tỏa niềm vui. Là con người, chúng ta sẽ có những ngày tốt đẹp và cả những ngày tồi tệ. Dù bạn không nên che giấu cảm xúc nếu đang buồn hay căng thẳng, bạn nên cố gắng trở thành một người dễ chịu bất kì khi nào có thể. Mỉm cười. Những gì bạn biểu hiện cũng quan trọng như những gì bạn nói. Đừng mang vẻ mặt cau có suốt ngày, và hãy cười càng nhiều càng tốt. Bước 7 - Rèn luyện sức khỏe. Dù việc này có vẻ giống như thể bạn đang cố gắng tập thể dục để có cơ thể hấp hẫn, nhưng thực tế nó còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn cả sự thon gọn và cơ bụng săn chắc. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra endorphin, một chất dẫn truyền thần kinh làm giảm căng thẳng và khiến bạn thấy vui vẻ. Duy trì lịch tập thường xuyên cũng đã được chứng minh là sẽ làm tăng ham muốn tình dục, đó là do những hiệu quả tích cực mà thể dục thể thao đem lại cho cơ thể và tâm trí bạn. Hãy tập những bộ môn làm giảm căng thẳng như yoga hoặc làm tăng năng lượng như chạy bộ. Đừng bỏ qua hiệu ứng tích cực khiến cho bạn thấy mình gợi cảm hơn trong hôn nhân. Khi cảm thấy bản thân được thèm muốn, sự tự tin và gợi cảm của bạn sẽ tỏa sáng. Phương pháp 2 - Sống năng động Bước 1 - Cùng đi xem hòa nhạc. Mua vé để đi xem ban nhạc mà anh ấy hâm mộ biểu diễn. Những buổi hòa nhạc thường mang lại những trải nghiệm đáng nhớ, và mỗi lần lại khiến bạn có cảm giác khác nhau. Bước 2 - Cùng đi phượt ngẫu hứng. Chất đồ lên xe khi chồng đang đi vắng và lái xe tới địa điểm mà hai bạn luôn muốn tới thăm. Tạo một danh sách các bài hát nói lên mối quan hệ của hai bạn để nghe trên đường. Bước 3 - Thức cả đêm để xem trọn một sê-ri phim. Anh ấy có thích một nhà sản xuất phim nào đó không? Bạn có thể thu thập tất cả những bộ phim mà anh ấy thích, làm chút bỏng ngô và thức cả đêm để xem hết. Dù có thể hai bạn sẽ ngủ quên giữa chừng, hoạt động này sẽ rất vui và đem đến cho vợ chồng bạn một khoảng thời gian chất lượng ở nhà. Bước 4 - Đi cắm trại. Đi cắm trại ở ngoại ô sẽ rất lãng mạn – nhất là khi được ở bên nhau dưới bầu trời đầy sao. Chỉ cần mang theo những vật dụng cần thiết nhất và đi vào rừng để được ở bên nhau trong một chuyến cắm trại không tốn kém. Bước 5 - Để lại giấy nhắn ở quanh nhà. Hãy cất giấu những mảnh giấy nhắn có ghi những lời yêu thường quanh nhà ở những nơi mà chồng có thể nhìn thấy. Đừng chỉ dừng lại ở đó. Bạn còn có thể bỏ những lời nhắn dễ thương vào túi quần áo của chồng, hoặc dán câu “Em yêu anh” vào vô-lăng ô tô. Bước 6 - Rủ anh ấy làm những việc mới lạ. Bạn vừa đọc được một cuốn sách thú vị, hay vừa phát hiện ra một ban nhạc mới rất tài năng? Hãy chia sẻ những phát hiện đó với chồng. Khi có những điều mới lạ trong mối quan hệ, hai bạn sẽ có nhiều điều để nói với nhau hơn. Phương pháp 3 - Thỉnh thoảng tặng quà Bước 1 - Lồng khung Một bức ảnh đáng giá hàng ngàn lời nói, và đóng khung một bức ảnh của cả hai là một cách tuyệt vời để thể hiện sự quan tâm của bạn với chồng. Ngoài ra, bạn có thể lồng những bức ảnh chụp của kì nghỉ gần nhất, hoặc đơn giản là những khoảnh khắc đáng nhớ trong năm để nhắc anh ấy nhớ về những giây phút vui vẻ. Bước 2 - Làm tặng anh ấy một món quà tại nhà. Những tấm thẻ giảm giá được đóng thành tập là một cách tuyệt vời (và tiết kiệm) để thể hiện tình yêu với một người. Hãy sáng tạo và tặng cho chồng những tấm phiếu giảm giá cho những hoạt động lãng mạn mà cả hai có thể thưởng thức bất kì lúc nào. Một số ý tưởng như sau: Mát-xa. Những hoạt động thân mật. Bữa ăn anh ấy thích nhất do bạn nấu. Điều khiển tivi. Đi ăn tại nhà hàng mà anh ấy thích. Quyền lợi được nghỉ làm việc nhà. Bước 3 - Nấu cho anh ấy bữa tối hoặc làm món tráng miệng mà anh ấy thích. Đồ ăn thực sự có thể khiến tâm hồn thăng hoa, và việc bỏ công sức vào một bữa ăn tự nấu ngon lành có thể khiến người khác nhận ra bạn yêu họ đến nhường nào. Thi thoảng, hãy dành thời gian để nấu cho chồng món ăn hoặc món tráng miệng mà anh ấy thích. Biến nó thành một điều bất ngờ để thêm phần lãng mạn. Bước 4 - Tạo một danh sách bài hát hoặc thu đĩa CD. Dành thời gian để tạo ra một danh sách các bài hát mà chồng thích, hoặc tìm những bài hát mới mà bạn cho rằng hợp khẩu vị của anh ấy. Bạn cũng có thể tạo ra một danh sách những bản tình ca mà hai bạn từng nghe vào một lúc nào đó. Gói lại bằng giấy bọc quà thật đẹp, kèm theo một ghi chú nhỏ để giải thích về tầm quan trọng của danh sách này đối với bạn, sau đó, tặng cho anh ấy. Ngoài ra, hãy đặt nó vào trong máy CD trên xe ô tô, và cài đặt để nó được bật lên khi anh ấy khởi động xe. Hành động đáng yêu này sẽ khiến chồng bạn mỉm cười ngay khi vừa thắt dây an toàn. Bước 5 - Tặng anh ấy những kỉ vật từ thiên nhiên. Thu thập những thứ trong tự nhiên mà có ý nghĩa đặc biệt với bạn. Đó có thể là một viên đá hình trái tim, một vỏ sò nhặt từ bờ biển, hoặc thậm chí là một cành cây từ chuyến đi bộ mà bạn thích nhất. Hãy để chồng bạn biết rằng những kỉ vật từ thiên nhiên đó luôn khiến bạn nhớ về anh ấy. Phương pháp 4 - Biến ngôi nhà thành tổ ấm Bước 1 - Giữ nhà cửa sạch sẽ. Như vậy không có nghĩa là một mình bạn phải quần quật lau dọn nhà cửa mọi lúc, nhưng cả hai nên chia sẻ trách nhiệm trong việc xây tổ ấm. Bước 2 - Đón chào chồng thật nồng ấm. Nếu bạn đang ở nhà khi anh ấy đi làm về, hãy đón anh ấy bằng một nụ hôn và một nụ cười. Điều đó sẽ ngay lập tức khiến bầu không khí trở nên tích cực cho sự tương tác sau đó giữa hai bạn, đồng thời sẽ khiến gia đình trở thành một nơi thoải mái và hạnh phúc. Bước 3 - Cùng nhau nấu ăn. Chia sẻ trách nhiệm nấu bữa tối mà hai bạn có thể cùng cảm thấy vui thích. Bữa tối là khoảng thời gian để chia sẻ về một ngày vừa qua và kết nối với chồng một cách sâu sắc. Hãy tránh sử dụng thực phẩm đông lạnh hoặc đóng gói sẵn và vui vẻ cùng nhau chế biến bữa tối. Bước 4 - Cùng nhau tự cải tạo nhà. Hãy sử dụng hai ngày cuối tuần để cùng thực hiện kế hoạch sửa sang nhà cửa. Xây dựng hoặc sơn sửa để nơi ở trở nên đẹp hơn có thể là một trải nghiệm đáng giá. Khi cả hai cùng làm gì đó vì nhau, kết quả sẽ rất mỹ mãn. Bước 5 - Mời gia đình anh ấy tới ăn tối. Khi đã biến ngôi nhà thành một nơi ấm áp hiện thân cho tình yêu của vợ chồng bạn, hãy mời gia đình chồng tới dùng bữa tối hoặc bữa xế. Chồng bạn sẽ rất trân trọng nỗ lực hòa đồng và sự đón tiếp nồng hậu của bạn với gia đình anh ấy. Bước 6 - Tránh trở thành bạn cùng phòng. Hai bạn rất dễ trở nên quá thoải mái với nhau tới mức gần như trở thành bạn cùng phòng trong nhà. Hãy đảm bảo rằng sự đam mê vẫn luôn còn đó bằng cách gần gũi, động chạm và hôn nhau vào bất kì lúc nào trong ngày. Khi đã sống cùng nhau, đừng xuề xòa với nhau quá mức. Có những hành vi tự nhiên của cơ thể mà nếu hai bạn thực hiện trước mặt nhau thì sẽ rất bất lịch sự và gây cụt hứng. Phương pháp 5 - Duy trì sự độc lập của bạn Bước 1 - Dành thời gian cho bản thân. Trong hôn nhân, khi người vợ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Để chồng vui vẻ khi ở bên bạn, trước tiên, bạn cần phải là người tự tin và vui vẻ đã. Niềm vui đến từ rất nhiều hành vi, cảm giác và trải nghiệm khác nhau của mỗi người, chỉ cần đảm bảo bên cạnh gia đình, bạn vẫn có thời gian để chăm sóc bản thân. Bước 2 - Dành thời gian để đi chơi riêng với bạn bè. Bạn và chồng bạn nên dành thời gian để nuôi dưỡng mối quan hệ với những người khác. Bạn bè cũng là một phần rất quan trọng, và đi chơi riêng với bạn bè sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống. Dành ra một buổi tối mỗi tuần để đi chơi với bạn bè. Khi chọn cùng một buổi tối, cả bạn và chồng đều sẽ không có cảm giác bị bỏ rơi khi người kia đang đi với nhóm bạn. Không kể về chồng trong suốt khoảng thời gian đi chơi với bạn bè. Hãy coi đây là lúc để thoát khỏi cuộc sống gia đình bận rộn và kết nối với bạn bè cũng như những sự kiện trong cuộc sống của họ. Bước 3 - Không từ bỏ sở thích cá nhân. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn và chồng có chung sở thích, nhưng đảm bảo là cả hai vẫn duy trì cả những sở thích riêng. Nếu bạn thích đọc sách còn anh ấy thích chơi gôn, hãy cho nhau không gian riêng. Hai bạn không cần phải lúc nào cũng chia sẻ mọi thứ, và khi cho nhau không gian riêng, hai bạn sẽ thật sự khiến cho mối quan hệ bền chặt hơn. Bước 4 - Thành thật với nhau Giao tiếp là chìa khóa trong mọi mối quan hệ. Đảm bảo là hai bạn luôn tâm sự với nhau về những cảm xúc đang có, ngay cả khi điều đó không được thoải mái cho lắm. Nếu bạn cảm thấy mình phải nỗ lực hết sức để khiến chồng hạnh phúc mà anh ấy không đáp trả, hãy nói ra! Thường thì tất cả những gì bạn cần làm để tạo ra một sự thay đổi quan trọng chính là nói ra những gì còn đang thiếu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-Mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD-Video-tr%C3%AAn-Facebook
Cách để Tải Miễn phí Video trên Facebook
Bạn tìm thấy một video trên Facebook và muốn tải video đó về? Bạn sợ rằng người tải lên sẽ xóa video đó trước khi bạn kịp xem? Bạn muốn chuyển video vào điện thoại để xem sau? Để thực hiện những mong muốn đó, bạn cần tải video từ Facebook. Hãy làm theo các bước trong bài viết này để tải bất kỳ video nào trên Facebook, ngay cả khi người tải lên đã đặt video ở chế độ riêng tư! Phương pháp 1 - Tải Video trên Facebook Bước 1 - Kiểm tra xem video có được tải trực tiếp lên Facebook hay không. Facebook cho phép người dùng chia sẻ liên kết đến video từ nhiều trang khác nhau. Người dùng cũng có thể tải video trực tiếp lên Facebook. Bạn có thể xem nguồn video ở dưới phần xem trước và tiêu đề của video. Nếu không nhìn thấy nguồn đăng tải thì có nghĩa là video đã được tải trực tiếp lên Facebook. Nếu video được tải lên từ một trang khác như YouTube thì bạn có thể xem bài hướng dẫn liên quan. Bước 2 - Bấm chuột phải vào liên kết đến video. Chọn “Copy link address” (Sao chép địa chỉ liên kết) từ bảng chọn hiện ra. Có một cách khác là bạn chạy video, bấm chuột phải vào video và chọn Show video URL (Hiển thị URL của video) rồi Copy (Sao chép) URL đó từ thanh địa chỉ trình duyệt. Địa chỉ sẽ có dạng “http://facebook.com/photo.php?v=xxxxxxxxxxxxx” hoặc “http://facebook.com/video/video.php?v=xxxxxxxxxxxxx”. Bước 3 - Truy cập một dịch vụ tải video trên Facebook. Bạn có thể tìm thấy nhiều trang như vậy trực tuyến. Các trang này thường có quảng cáo và nhiều nút tải xuống giả. Bạn chỉ nên bấm vào nút Download (Tải xuống) ở ngay cạnh ô gõ chữ. Nếu trình duyệt của bạn sử dụng tính năng chặn quảng cáo thì sẽ dễ phân biệt hơn cho bạn khi truy cập các trang đó. Bước 4 - Paste (Dán) URL vào phần gõ chữ. Bấm vào nút Download (Tải xuống) ở bên phải. Bạn sẽ thấy trang giúp bạn tải video mong muốn. Nếu bạn thấy một dòng thông báo rằng video mà bạn định tải đang ở chế độ Private (Riêng tư), bạn chỉ cần bấm vào Private Video Downloader (Tải video riêng tư) và làm theo các bước hướng dẫn. Bước 5 - Bấm chuột phải vào liên kết tải xuống. Video có thể sẽ có Low Quality (Chất lượng thấp) hoặc High Quality (Chất lượng cao). Bạn hãy chọn chất lượng phù hợp với nhu cầu. Hãy bấm chuột phải vào liên kết tải xuống và chọn “Save link as…” (Lưu liên kết dưới dạng…). Bạn có thể đổi tên tệp và chọn nơi tải về trên máy tính của bạn Video có thể sẽ có định dạng là .mp4 nên bạn cần có một trình phát video tương ứng để chạy video đó trên máy tính của bạn. Phương pháp 2 - Tải Video ở Chế độ Riêng tư trên Facebook Bước 1 - Mở Facebook trong Google Chrome. Bạn cần sử dụng Chrome Web Developer tools (Các công cụ dành cho nhà phát triển web Chrome) để tìm kiếm liên kết đến video riêng tư. Chrome là một trình duyệt miễn phí. Bạn có thể tải trình duyệt này từ Google. Bước 2 - Mở liên kết đến video mà bạn muốn tải xuống. Bạn nên mở video ở cùng một trang. Bước 3 - Bấm vào nút bảng chọn Chrome. Nút này nằm ở góc trên bên phải, có hình ☰. Hãy di chuột đến phần “More tools” (Công cụ khác) rồi chọn “Developer tools” (Công cụ dành cho Nhà phát triển). Bạn sẽ thấy một thanh nhỏ ở phía dưới cùng trang web. Bấm vào nút “Undock”. Bạn cần bấm vào nút có hình ba chấm theo chiều dọc nằm ở góc dưới bên phải rồi bấm Undock into separate window (Mở ra cửa sổ riêng). Đây là cách giúp bạn dễ dàng mở Developer tools. Bước 4 - Bấm vào tab Network (Mạng) trong Developer tools. Bạn sẽ thấy một loạt những ứng dụng có trong trang web. Bước 5 - Phát video. Để thấy video, bạn cần phát video đó từ đầu đến cuối trong cửa sổ Facebook. Sau khi video đã phát xong, bạn hãy bấm vào cột “Type” (Loại) để sắp xếp danh sách những thứ hiện ra theo tệp tin. Hãy cuộn xuống cho đến khi bạn thấy tệp “video/mp4”. Loại của tệp đó là media. Nếu bạn đã phát video nhưng không thấy tệp đâu, bạn hãy giữ nguyên trang Developer tools và mở lại trang Facebook có chứa video. Hãy phát lại video đó từ đầu đến cuối. Có thể bạn sẽ phải lặp lại bước này nhiều lần để nhìn thấy video. Bước 6 - Bấm chuột phải vào địa chỉ video trong cột “Name” (Tên). Chọn “Open link in new tab” (Mở liên kết trong tab mới). Bạn sẽ nhìn thấy một tab mới chỉ chứa đúng video đó. Bước 7 - Bấm chuột phải vào video. Chọn “Save video as…” (Lưu video dưới dạng…), chọn nơi muốn lưu và đặt tên cho video.[[Image:Download Facebook Videos Free Step 12 Version 2.jpg|center]
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-d%C3%A2y-th%E1%BA%A7n-kinh-b%E1%BB%8B-ch%C3%A8n-%C3%A9p-%E1%BB%9F-c%E1%BB%95
Cách để Điều trị dây thần kinh bị chèn ép ở cổ
Thuật ngữ "dây thần kinh bị chèn ép" thường được dùng để mô tả cơn đau nhói, dữ dội ở cổ hoặc các phần khác của cột sống. Tuy nhiên, trên thực tế, dây thần kinh cột sống hiếm khi bị chèn ép về mặt vật lý. Thay vào đó, chúng chủ yếu bị kích thích về mặt hóa học, va đập hoặc hơi giãn ra trong cơ thể, thường gây ra cơn đau được mô tả là bỏng rát, tê tái, ngứa ran và/hoặc nhức nhối. Hầu hết các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép thường là do bề mặt khớp đốt sống bị ép, kích ứng hoặc viêm, là bệnh gây đau dữ dội và khiến việc di chuyển bị hạn chế nhiều, nhưng thường không được xem là bệnh nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp có thể giúp loại bỏ tình trạng dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, bao gồm một số kỹ thuật chăm sóc tại nhà và phương pháp điều trị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Phương pháp 1 - Điều trị dây thần kinh bị chèn ép ở cổ tại nhà Bước 1 - Chờ đợi và kiên nhẫn. Dây thần kinh bị chèn ép ở cột sống cổ (thường gọi là cứng cổ) thường xuất hiện đột ngột và do cử động cổ bất thường hoặc chấn thương (ví dụ như bị thương do giật cổ). Nếu là do cử động cổ bất thường, cơn đau ở cổ thường tự biến mất nhanh chóng mà không cần điều trị). Nếu vậy, kiên nhẫn chờ vài tiếng đến vài ngày là tốt nhất. Nguy cơ chấn thương cổ cao hơn nếu cơ bị căng và lạnh tê nên bạn không nên cử động cổ quá mạnh cho đến khi cơ ấm lên nhờ tuần hoàn máu bình thường hoặc bằng cách quấn khăn choàng (hoặc mặc áo cổ lọ) nếu nhiệt độ môi trường mát mẻ. Tiếp tục cử động cổ bình thường trong khi bị đau có thể chữa tình trạng dây thần kinh bị chèn ép một cách tự nhiên. Bước 2 - Điều chỉnh thói quen làm việc hoặc tập luyện. Nếu vấn đề ở cổ là do điều kiện làm việc thì bạn nên trao đổi với cấp trên về việc chuyển sang một hoạt động khác hoặc điều chỉnh điều kiện làm việc để cổ không bị chèn ép. Các công việc cổ cồn xanh như hàn và xây dựng có tỉ lệ bị đau cổ tương đối cao, nhưng người làm việc văn phòng cũng có thể bị nếu cổ bị vẹo hoặc uốn cong liên tục. Nếu cơn đau cổ là do tập thể dục, có thể là bạn đã tập quá mạnh hoặc tư thế không đúng. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến huấn luyện viên cá nhân. Việc tránh hoạt động hoàn toàn (ví dụ nằm nghỉ) không được khuyến nghị trong trường hợp đau cổ vì cơ và khớp cần cử động và đón nhận nguồn máu lớn để lành lại. Duy trì tư thế cơ thể tốt ở nơi làm việc và ở nhà. Đảm bảo màn hình máy tính ngang tầm mắt để giúp cổ không bị căng hoặc bong gân. Đánh giá điều kiện ngủ nghỉ. Gối quá dày có thể gây ra các vấn đề ở cổ. Tránh nằm úp khi ngủ vì đầu và cổ sẽ bị vẹo nghiêm trọng hơn. Bước 3 - Uống thuốc không kê đơn. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen hoặc Aspirin có thể là giải pháp tạm thời giúp đối phó với cơn đau hoặc viêm ở cổ. Nên nhớ các thuốc này có thể hại dạ dày, thận và gan. Vì vậy, bạn không nên dùng thuốc quá 2 tuần liên tục. Tuyệt đối không uống nhiều hơn liều được khuyến nghị. Liều dùng cho người lớn thường là 200-400 mg mỗi 4-6 tiếng và dùng qua đường uống. Hoặc bạn có thể uống các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc giãn cơ như Cyclobenzaprine để giảm cơn đau cổ. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống cùng với thuốc NSAID. Cẩn thận không uống thuốc khi bụng đói vì thuốc có thể kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ loét. Bước 4 - Chườm lạnh. Chườm đá viên là phương pháp điều trị hiệu quả cho hầu hết mọi chấn thương nhỏ ở cơ xương, bao gồm đau cổ. Nên chườm lạnh lên phần đau nhất ở cổ để giảm sưng và đau. Chườm đá 20 phút mỗi 2-3 tiếng trong vài ngày rồi giảm tần suất khi cơn đau và viêm thuyên giảm. Chườm đá viên lên cổ cùng với đai quấn đàn hồi có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm. Luôn quấn đá viên hoặc túi gel đông lạnh trong khăn mỏng để ngăn bỏng lạnh trên da. Bước 5 - Cân nhắc tắm bồn với muối Epsom. Ngâm phần lưng trên và cổ trong bồn tắm với muối Epsom có thể giúp giảm đáng kể cơn đau và sưng, đặc biệt nếu bạn bị đau do căng cơ. Magiê trong muối giúp giãn cơ. Không tắm bồn nước quá nóng (để tránh bỏng) và không ngâm mình quá 30 phút vì nước muối sẽ hút nước ra khỏi cơ thể và có thể gây mất nước. Nếu cổ chủ yếu bị sưng, bạn nên chườm lạnh sau khi tắm bồn nước muối ấm cho đến khi cổ cảm thấy tê (khoảng 15 phút). Bước 6 - Thử nhẹ nhãng giãn cổ. Giãn cổ có thể giúp điều trị vấn đề ở cổ (giảm áp lực lên dây thần kinh hoặc giảm lực ép lên bề mặt khớp đốt sống), đặc biệt là nếu vấn đề được phát hiện sớm. Cử động chậm, đều và hít thở sâu trong khi giãn cổ. Nói chung, nên giữ tư thế giãn cổ 30 giây rồi lặp lại 3-5 lần mỗi ngày. Đứng thẳng và nhìn về phía trước, đồng thời từ từ nghiêng cổ qua một bên sao cho tai gần với vai hết mức có thể. Sau vài giây nghỉ ngơi thì chuyển sang giãn bên kia. Nên giãn cổ ngay sau khi tắm nước ấm hoặc chườm nhiệt ẩm vì lúc này cơ cổ mềm dẻo hơn. Phương pháp 2 - Tìm sự trợ giúp y tế Bước 1 - Đến gặp chuyên gia y tế. Có thể bạn cần đến gặp chuyên gia y tế như bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ chuyên khoa thấp khớp để được sàng lọc các nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây đau cổ, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, viêm nhiễm (viêm tủy xương), loãng xương, nứt cột sống, viêm khớp dạng thấp hoặc ung thư. Các vấn đề này không phải là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ nhưng nếu việc chăm sóc tại nhà và liệu pháp truyền thống không hiệu quả thì cần kiểm tra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Chụp X quang, chụp quét xương, MRI, chụp CT và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh là các phương pháp mà chuyên gia có thể dùng để chẩn đoán đau cổ. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để sàng lọc viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm nhiễm cột sống như viêm màng não. Bước 2 - Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu về phương pháp kéo cột sống. Kéo cột sống là kỹ thuật mở rộng khoảng trống giữa các đốt sống. Kéo cột sống có thể ở nhiều hình thức, ví dụ nhà trị liệu sẽ dùng tay để kéo cổ cho bạn hoặc dùng bàn kéo. Ngoài ra còn có các thiết bị kéo cột sống tự chế. Luôn nhớ kéo cổ từ từ. Nếu cảm thấy đau hoặc tê lan tỏa đến cánh tay thì bạn nên ngừng lại ngay và đến bác sĩ khám. Trước khi dùng thiết bị kéo cổ tại nhà, tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, bác sĩ trị liệu nắn khớp xương hoặc nhà vật lý trị liệu để được giúp chọn ra cách tốt nhất. Bước 3 - Cân nhắc tiêm bề mặt khớp đốt sống. Đau cổ có thể là do viêm khớp mãn tính. Tiêm bề mặt khớp đốt sống được thực hiện dựa vào kim dẫn đường soi huỳnh quang (X quang) theo thời gian thực đi xuyên qua cơ cổ và vào đến khớp cột sống bị viêm hoặc kích ứng, sau đó tiêm hỗn hợp gây tê và corticosteroid giúp nhanh chóng giảm đau, viêm tại chỗ. Tiêm khớp nhỏ có thể mất 20-30 phút và kết quả có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Chỉ nên tiêm bề mặt khớp đốt sống 3 lần trong vòng 6 tháng. Tiêm bề mặt khớp đốt sống thường giúp giảm đau bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba sau điều trị. Trước đó thì cơn đau cổ có thể trở nặng một chút. Biến chứng tiềm ẩn khi tiêm bề mặt khớp đốt sống bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết, teo cơ tại chỗ và kích ứng/tổn thương dây thần kinh. Bước 4 - Cân nhắc phẫu thuật. Phẫu thuật chữa đau cổ là giải pháp cuối cùng và chỉ nên xem xét sau khi các liệu pháp truyền thống khác không hiệu quả hoặc nguyên nhân cần được xử lý bằng phẫu thuật không xâm lấn. Lý do cần phẫu thuật cổ có thể là để khôi phục hoặc ổn định tình trạng nứt cột sống (do chấn thương hoặc loãng xương), để loại bỏ khối u hoặc phục hồi thoát vị đĩa đệm. Nếu vấn đề ảnh hưởng đến dây thần kinh ở cổ, bạn sẽ thấy đau nhức nhối, tê và/hoặc yếu cơ, cánh tay và/hoặc bàn tay yếu đi. Phẫu thuật cột sống có thể bao gồm việc dùng thanh kim loại, ghim hoặc các thiết bị khác để hỗ trợ cấu trúc. Phục hồi thoát bị đĩa đệm thường bao gồm việc nối hai hoặc nhiều xương (đốt sống) với nhau, thường làm giảm phạm vi cử động. Biến chứng tiềm ẩn khi phẫu thuật lưng bao gồm nhiễm trùng tại chỗ, phản ứng dị ứng với thuốc gây tê, tổn thương dây thần kinh, tê liệt và sưng/đau mãn tính. Phương pháp 3 - Dùng liệu pháp thay thế Bước 1 - Mát-xa cổ. Căng cơ xảy ra khi các sợi cơ riêng biệt bị kéo vượt quá giới hạn căng và sau đó bị rách, dẫn đến đau, viêm và cơ chế phòng vệ ở một mức độ nào đó (co thắt cơ để cố ngăn tổn thương thêm). Vì vậy, "dây thần kinh bị chèn ép" thực tế có thể là cơ cổ bị căng. Mát-xa mô sâu rất hữu ích trong trường hợp căng cơ mức độ nhẹ hoặc vừa vì nó giúp giảm co thắt cơ, chống viêm và tạo sự thư giãn. Bắt đầu mát-xa 30 phút, tập trung vào phần cổ và lưng trên. Cho phép chuyên gia trị liệu mát-xa sâu đến mức bạn có thể chịu được mà không co rúm người lại. Luôn uống nhiều nước ngay sau khi mát-xa để đào thải sản phẩm phụ do viêm, axit lactic và độc tố ra khỏi cơ thể. Không uống nước có thể gây đau đầu hoặc buồn nôn nhẹ. Để thay thế cho mát-xa chuyên nghiệp, bạn có thể lăn quả bóng quần vợt hoặc thiết bị rung trên cơ cổ hoặc tốt hơn là nhờ người khác lăn giúp. Lăn quả bóng từ từ quanh vùng cổ đau trong 10-15 phút, vài lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Bước 2 - Đến chuyên gia nắn khớp xương hoặc chuyên gia chỉnh hình để khám. Chuyên gia chỉnh chỉnh và chuyên gia nắn khớp xương là các chuyên gia về cột sống, chuyên về việc thiết lập chuyển động và chức năng bình thường cho các khớp cột sống nhỏ kết nối đốt sống, gọi là khớp nhỏ. Điều chỉnh khớp bằng tay có thể dùng để giảm lực ép hoặc đặt lại vị trí của các khớp nhỏ ở cổ hơi bị lệch - nguyên nhân gây viêm và đau nhói, đặc biệt là khi cử động. Kéo cổ cũng có thể giúp giảm đau. Mặc dù đôi khi một lần chỉnh cột sống có thể giúp điều trị hoàn toàn tình trạng dây thần kinh bị chèn ép nhưng thường sẽ phải điều trị 3-5 lần mới thấy kết quả đáng kể. Chuyên gia nắn xương và chuyên gia chỉnh hình cũng dùng nhiều liệu pháp khác nhau chuyên để điều trị căng cơ, có thể thích hợp hơn đối với mô cổ. Bước 3 - Điều trị vật lý trị liệu. Nếu vấn đề ở cổ thường xuyên tái phát (mãn tính) và có nguyên nhân do yếu cơ, tư thế xấu hoặc các vấn đề do thoái hóa như loãng xương thì bạn cần cân nhắc một số hình thức phục hồi chức năng. Nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các động tác cụ thể và phù hợp với bạn, cùng với các bài tập tăng cường sức mạnh vùng cổ. Liệu trình vật lý trị liệu thường là 2-3 lần mỗi tuần trong vòng 4-6 tuần để có thể tác động tích cực đến vấn đề cột sống mãn tính. Nếu cần, nhà vật lý trị liệu có thể điều trị đau cơ cổ bằng phương pháp trị liệu bằng điện, ví dụ như siêu âm điều trị hoặc kích thích cơ bằng điện. Các bài tập tốt cho cổ gồm có bơi lội, một số tư thế yoga và tập với tạ. Tuy nhiên, cần đảm bảo chấn thương đã hồi phục. Bước 4 - Cân nhắc châm cứu. Châm cứu là quy trình đưa các cây kim rất mỏng vào các huyệt năng lượng cụ thể trong da/cơ để giảm đau và viêm. Châm cứu để điều trị đau cổ có thể hiệu quả, đặc biệt là nếu được tiến hành khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Dựa trên các nguyên tắc của y học cổ truyền Trung Hoa, châm cứu hoạt động bằng cách giải phóng nhiều hoạt chất, bao gồm endorphin và serotonin để giảm đau. Châm cứu còn giúp kích thích dòng chảy năng lượng. Châm cứu được tiến hành bởi nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ, chuyên gia chỉnh hình, chuyên gia thiên nhiên liệu pháp, nhà vật lý trị liệu và chuyên gia mát-xa.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A3m-th%E1%BA%A5y-Y%C3%AAn-t%C3%A2m-h%C6%A1n
Cách để Cảm thấy Yên tâm hơn
Cảm giác bất an là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến các mối quan hệ nhân sinh và thậm chí quan trọng hơn là ảnh hưởng đến mối quan hệ mà chúng ta tạo ra với chính bản thân. Cảm giác không an toàn, cho dù ở một mình hay với người khác, có thể dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân khi không có giải pháp đối phó thích đáng. Khi cảm thấy bất an, chúng ta không thể bày tỏ và thể hiện khả năng xuất sắc nhất, cũng như không dám đối mặt với mạo hiểm thường gặp hàng ngày điều mang đến cho ta nhiều trải nghiệm thú vị và cơ hội mới. Cảm giác yên tâm hơn giúp bản thân bắt đầu tạo nên sự thay đổi sâu sắc. Lòng dũng cảm và tính kiên trì là hai đức tính cần thiết, xứng đáng là món quà vô giá để chúng ta tin tưởng bản thân và thế giới mình sống. Phương pháp 1 - Loại bỏ Cảm giác Bất an thông qua Tiếng nói phê bình nội tâm Bước 1 - Bắt đầu tìm hiểu tiếng nói phê bình nội tâm. Tiếng nói phê bình nội tâm là tiếng nói hoặc lối suy nghĩ dai dẳng trong tâm trí, thường tận dụng mọi cơ hội có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn khi đối mặt với thậm chí là mọi lỗi lầm, thất bại và khuyết điểm nhỏ nhất. Dành thời gian để thực sự lắng nghe lời phê bình, chỉ trích từ nội tâm. Đôi khi, chúng ta chỉ chăm chú vào việc ngăn cản tiếng nói tiêu cực từ nội tâm đến mức thất bại trong việc lắng nghe chính xác xem giọng nói đó đang nói điều gì. Bước 2 - Hiểu rõ về tiếng nói phê bình nội tâm. Cố gắng lắng nghe sự phê bình đến từ bên trong bạn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, và chú ý đến chủ đề và điểm giống nhau xuất hiện trong những lời phê bình đó. Kết hợp thể diện, tính cách, hoặc giọng nói cụ thể nào đó với sự phê bình nội tâm sẽ giúp bạn lắng nge sâu sắc hơn và hiểu được phần trọng tâm của thông điệp mà tiếng nói phê bình nội tâm muốn truyền đạt. Điều này thật khó khăn đối với một số người khi họ không thể hình dung rõ ràng ra một đối tượng hoặc một vai trò tương ứng với tiếng nói phê bình nội tâm. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tiếng nói phê bình nội tâm không phải là đối tượng mà bạn phải làm vừa lòng, mà phê bình đó chính là những nguyện vọng và giá trị riêng không được đáp ứng của bản thân. Bước 3 - Làm bạn với tiếng nói phê bình nội tâm. Kết bạn không có nghĩa là bạn chấp nhận tất cả mọi điều mà tiếng nói phê bình nội tâm nói ra. Bạn bè là một ai đó mà bạn cảm thấy thoải mái thú vị khi ở bên cạnh và họ sẽ thương yêu bạn, bất kể bạn có thay đổi ra sao. Chấp nhận sự hiện diện của tiếng nói phê bình nội tâm và sẵn lòng thừa nhận và đối mặt với mọi điều mà nội tâm muốn truyền đạt. Tiếng nói phê bình nội tâm có thể bày tỏ một nhu cầu quan trọng nào đó mà vẫn chưa được đáp ứng, mặc dù theo cách bóp méo sự thật. Ví dụ, nếu tiếng nói phê bình nội tâm cho rằng bạn là người vô dụng, thì bạn có thể xem điều này là do mong muốn thực sự muốn được trân trọng của bản thân vẫn chưa được đáp ứng. Điều này sẽ biến cảm giác bất lực của sự vô dụng trở thành một nhiệm vụ mới nhằm mục đích đạt được mong muốn cảm thấy mình được trân trọng, cách đơn giản là chỉ việc yêu cầu người mà bạn thương yêu nói ra một lời khẳng định xứng đáng. Bước 4 - Cho tiếng nói phê bình nội tâm biết khi nào là lúc nên để bạn yên. Giống như đối với tất cả mối quan hệ thành thật, thì điều quan trọng là nhận ra khi nào chúng ta nên lưu ý đến tín hiệu cảnh báo và chống đối. Một khi bạn đã phát triển được suy nghĩ tích cực về điều mà tiếng nói phê bình nội tâm đang tập trung vào, thì bạn có thể quyết định thử thách tiếng nói phê bình nội tâm cũng như điều tiêu cực mà chúng mang đến cho cuộc sống. Sau một thời gian, bạn có thể nhận ra rằng tiếng nói phê bình nội tâm không phải lúc nào cũng nói đúng. Ví dụ, tiếng nói phê bình nội tâm có thể lặp lại điều gì đó không tốt mà người khác từng nói về bạn, hoặc những suy nghĩ xa xưa khi bạn còn nhỏ. Đưa ra quyết định một cách thấu đáo để thay đổi tiếng nói phê bình nội tâm khiến mọi thứ trở nên khác biệt. Bạn đang gửi đi tín hiệu rõ ràng đến một phần bản thân được xem là vô dụng và hay bị chỉ trích. Phương pháp 2 - Thay đổi Hành vi Bước 1 - Đứng thẳng người. Cải thiện tư thế là một trong những cách tuyệt vời nhất để loại bỏ cảm giác bất an (mặc dù cách này có vẻ gián tiếp). Bằng cách đứng và ngồi thẳng, cơ thể sẽ truyền đạt thông tin tới trí óc rằng bạn có khả năng và sẵn sàng hành động. Tương tự như thế, bạn nên chú ý tới trang phục đang mặc. Ngay cả khi bạn làm việc ở nhà hay trong môi trường thoải mái, thì hãy cân nhắc thay đổi cách ăn mặc thường ngày bằng bộ quần áo mà bạn thấy khá thích thú khi mặc cả ngày. Bước 2 - Phát triển thói quen buổi sáng đều đặn và dễ dàng. Buổi sáng có thể là thời điểm căng thẳng hơn so với thời gian khác trong ngay, nhất là nếu bạn có công việc phải làm. Đây là khoảng thời gian mà chúng ta bắt đầu ý thức được tất cả công việc mà chúng ta phải làm, và điều này khiến ta cảm thấy sợ hãi và bất an về khả năng không thể hoàn thành mọi việc trong ngày. Thông qua việc hình thành thói quen chính xác vào buổi sáng, chúng ta có thể xoa dịu lối suy nghĩ bất an bằng cách chắc chắn tính toán mọi thứ, chẳng hạn như pha cà phê sáng sau khi bước ra khỏi phòng tắm. Bước 3 - Chuyển hướng tập trung từ phê bình sang khen ngợi. Bạn có bao giờ nhận ra là bản thân chỉ chú ý đến khía cạnh phê bình và phớt lờ đi mọi lời khen ngợi đối với công việc không? Sống trong một xã hội mà mọi người phải khắc phục lỗi, thì mọi vấn đề, thay vì điểm tích cực, có xu hướng kéo chúng ta lại bằng một lực kéo mạnh mẽ. May mắn thay, bạn có quyền quyết định trong việc lựa chọn trọng tâm đánh giá, mức độ, và điều bạn thích. Chẳng hạn, nếu cấp trên nói với bạn thế này "Gần đây anh đã hoàn thành công việc xuất sắc, nhưng tôi muốn thấy các tài liệu mà anh đang làm được sắp xếp theo cách khác", thì lúc này bạn có thể phản ứng lại (1) với lời biết ơn vì đã ghi nhận công sức, (2) với một lời nhận xét về điều mà bạn thấy thích thú với công việc, (3) và sau đó với sự đáp lại yêu cầu của cấp trên để điều chỉnh lại công việc vốn đã hoàn thành tốt. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của lời khen mà bạn nhận được, bạn sẽ nhận ra người khác có thể tích cực góp phần giúp bạn tăng thêm cảm giác an tâm ra sao. Chú ý đến sự khác biệt về tầm quan trọng giữa lời khen và vấn đề, khi so sánh với phản ứng tiêu chuẩn của một lời xin lỗi và lời hứa để thay đổi cách thức phù hợp. Bước 4 - Củng cố năng lực trong lĩnh vực đã chọn. Bạn có kỹ năng hay khả năng nào luôn làm người khác ngưỡng mộ không? Dành thời gian để học hỏi một số điều mà bạn cho là xứng đáng. Kỹ năng đọc nhanh? Pha cà phê sữa? Chơi đàn piano? Trau dồi năng lực sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn vì điều đó sẽ phát huy tài năng bẩm sinh và nuôi dưỡng kỹ năng nào đó mà bạn muốn chia sẻ với cả thế giới. Nên nhớ là chỉ tập trung vào điều thật sự có tầm quan trọng đối với bạn. Bạn có thể thấy kỹ năng hay khả năng này quý giá bởi vì bạn có xu hướng sùng bái những người có thể thực hiện nó. Suy nghĩ này có thể giúp thoát khỏi cảm giác bất an vì bạn nhận ra rằng đây là kỹ năng mà bạn cảm thấy rất có giá trị. Nếu không thì cảm giác bất an đối với sự lựa chọn sẽ khiến bạn tự hỏi, "Mình có nên học kỹ năng này không?", sẽ làm tiêu tan sự tự tin mà bạn đang đạt được nhờ vào việc luyện tập kỹ năng này. Bước 5 - Sắp xếp lại bàn làm việc. Khi dụng cụ làm việc ở trong tầm với, bạn có thể loại bỏ khoảnh khắc bất an, dù chỉ là nhỏ nhất, khi không có những thứ mà bạn cần trong tầm tay. Khoảnh khắc bất an có thể làm tăng thêm và gây ám ảnh đến quyết định trọng đại và thái độ của bạn. Bởi vì bàn làm việc là vật mà bạn thực sựcó thể kiểm soát được, cho nên khi biết rằng những thứ như kẹp giấy và dụng cụ dập ghim đang nằm bên trên góc trái ngăn kéo sẽ mang lại cho bạn cảm giác trật tự và thoải mái thực hiện công việc hằng ngày. Điều này cũng như một số thành công khác của sự quản lý hàng ngày (ví dụ, lau chùi quầy hàng sạch sẽ, theo dõi tin tức mới, v.v.), tất cả có thể và nên được coi là thành công nhỏ. Để nhận thức rõ hơn về thành công này, bạn nên lập một danh sách những việc hiển nhiên nên làm. Tiến hành thực hiện và tự khen ngợi với tất cả thắng lợi nhỏ trong danh sách bằng cách tử tế với bản thân bất kể bạn có hài lòng với điều đó hay không! Bước 6 - Chọn môi trường sống một cách sáng suốt. Nên ở bên cạnh những ai có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái để sáng tạo và khám phá bản thân bạn, tìm hiểu cảm giác bất an mà bạn có, và tất cả mọi thứ. Bởi vì bạn phải chịu trách nhiệm cho cảm giác bất an của chính mình, nên điều quan trọng là giữ vững lập trường đối với mọi tình huống xã hội. Điều này có nghĩa là bạn nên trở nên quyết đoán đối với mọi nhu cầu của bản thân và thậm chí là tránh xa những người không biết giúp đỡ hoặc không có lòng thương người. Thành thật hỏi bản thân rằng: “Ai đã khiến mình ra nông nỗi này khi bên cạnh họ? Ai đã khiến mình có cảm giác rằng sự đóng góp của mình là tầm thường?” Có thể bạn sẽ ngạc nhiên (và rùng mình) khi nhận ra rằng những người mà chúng ta yêu thương nhất sẽ bộc lộ xu hướng khiêm tốn và kiềm nén cảm giác thực sự của chúng ta. Cũng rất bình thường khi ta lo sợ rằng cảm giác căng thẳng và nhu cầu cần thiết của mình sẽ không được chấp nhận, ngay cả khi mọi người ai cũng đều có cảm giác và nhu cầu đó! Bước 7 - Bày tỏ yêu cầu và đề nghị. Trở nên yên tâm hơn có nghĩa là bạn cần học cách tin rằng có ai đó lắng nghe và sẽ không phớt lờ bạn. Thông qua việc đưa ra yêu cầu và đề nghị chính đáng, người khác sẽ cảm nhận được sự đóng góp và quan điểm riêng của bạn mà không cảm thấy rằng bạn đang đòi hỏi. Giả sử bạn đang nói chuyện với người yêu về việc chọn thức ăn cho bữa tối, và bạn cảm quá thấy kiệt sức đế nỗi không thể tự làm được. Thay vì than phiền rằng họ không làm được nhiều việc vặt như bạn, hay bất cứ hình thức tranh luận về việc ai "đúng ra" phải gánh vác chuyện này, hãy thử bộc lộ tình trạng mệt mỏi. Bạn có thể bày tỏ cảm giác này một cách thẳng thắng bằng cách đưa ra yêu cầu tha thiết và không mang tính hăm dọa rằng họ nên nhận lấy nhiệm vụ này tối nay. Nhớ là không nên khiển trách người yêu hoặc ám chỉ tội lỗi, vì điều này sẽ khiến đối phương trong tư thế phòng thủ và phản đối. Mọi người thường có phản ứng không tốt khi họ cảm thấy bản thân đang bị điều khiển để làm mọi việc hơn là hành động theo ý họ. Bước 8 - Chấp nhận và áp dụng cách nhìn ý thức về tính linh động trong các tình huống xã hội. Những người muốn cảm thấy an tâm hơn thường trải qua hy vọng mãnh liệt để làm hài lòng người khác, và điều này thường dẫn đến nguy cơ tự từ bỏ bản thân và suy giảm cảm giác an toàn. Tuy nhiên, sự thúc đẩy tương tự để làm theo yêu cầu của người khác sẽ khiến bạn ngoan cố muốn trải nghiệm điều nằm ngoài vùng an toàn. Thử trải nghiệm nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau sẽ cho thấy rằng bạn có năng lực hơn bạn nghĩ. Điều này còn mang lại cho bạn kinh nghiệm quý giá về điều an toàn thực sự trong cuộc sống—chính là bạn. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng làm thế nào để tiếp tục làm hài lòng mọi người lại có liên quan đến cảm giác an tâm của bạn? Sự khác biệt nằm ở nhận thức. Ví dụ, nếu bạn được bạn bè mời đến tham dự một câu lạc bộ mới có vẻ như ghê gớm lắm, thì bạn có thể quyết định tham gia bởi vì bạn cảm thấy không yên tâm về địa vị của mình trong mắt bạn bè. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng cảm nhận sự hấp tấp này như một cách nhìn mới về tính linh động, mang đến cho bạn một lời nhắc nhở khác rằng bản thân có khả năng xử lý những điều mới mẻ. Có ý thức về lúc nào bạn nên làm hài lòng người khác và khi nào thì tận dụng cơ hội để trải nghiệm mọi thứ mới lạ sẽ thúc đẩy cảm giác an toàn khi bạn hành động. Phương pháp 3 - Thay đổi Tâm lý Bước 1 - Nhắc nhở bản thân về sự vô hình của cảm giác bất an. Trong một vài hoàn cảnh xã hội, có phải bạn có cảm giác rằng mọi người có thể phần nào đó thấy được bạn đang có những suy nghĩ sợ hãi hoặc lo lắng không? May mắn thay, không ai tiếp cận được suy nghĩ trong bạn, ngoại trừ chính bạn. Bạn có thể an tâm rằng bạn chính ra quan tòa phán xét nghiêm khắc nhất của bản thân và khả năng cao là mọi người xung quanh cũng sẽ quan tâm đến việc tạo ra ấn tượng tốt. Ý kiến này dường như trùng khớp với sự thật rằng khi đối mặt với khó khăn, bạn sẽ chịu trách nhiệm cho mọi tiêu chuẩn do bạn tạo ra cho chính mình. Chỉ có quan điểm riêng của bạn mới có liên kết mật thiết với ý thức về cảm giác trong bạn, chứ việc đúng hay sai dựa trên tiêu chuẩn của người khác thì không bao giờ tạo được liên kết đó. Bước 2 - Hình dung một khoảnh khắc mà bạn cực kỳ tự tin. Cố gắng khơi gợi càng nhiều chi tiết sống động càng tốt xung quanh khoảnh khắc mà niềm đam mê và động lực mang đến cho bạn sự tự tin vững vàng. Sự tưởng tượng có thể khởi động khả năng bước vào vào trạng thái của tâm trí để nhìn ra được ưu điểm của bạn, cũng như những cơ hội trong điều kiện có thể hỗ trợ cho các ưu điểm đó. Bên cạnh việc hình dung một cái tôi thật tự tin, bạn cũng nên suy nghĩ về vai trò lý tưởng. Bằng cách nghĩ ra vai trò lý tưởng có thể ủng hộ và thử thách bạn, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc hình dung và hiểu được suy nghĩ của toàn bộ động cơ. Bước 3 - Thoải mái đặt phương diện tình cảm qua một bên. Khi bạn thực sự tập trung ý thức vào vấn đề và thất bại trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn nên giữ một khoảng cách về phương diện tình cảm để ngăn bản thân không cảm thấy quá lo lắng. Sự bất lực trong việc nhìn thấu vấn đề có thể sinh ra cảm giác bất an thực sự, và điều này còn là nguyên nhân gây ra một chuỗi cảm giác không an tâm và chiếm hết toàn bộ thời gian bạn tập trung vào vấn đề khác. Ý thức rằng tách biệt cảm xúc có thể là cách hiệu quả để có cái nhìn mới về bản thân và hoàn cảnh, . Điều hữu ích nhất là nên có cách nhìn nhận cuộc sống toàn diện, mang tính cảm xúc và có thái độ cách biệt phù hợp. Do đó, thái độ cách biệt sẽ có hiệu quả nhất đối với những ai mà trước hết họ có xu hướng phản ứng lại theo cảm xúc. Bước 4 - Rèn luyện bản thân nhận ra khía cạnh tích cực của thất bại và bất an. Đồ vứt đi của người này lại có thể là báu vật đối với người khác. Thay vì cố gắng phủ nhận hoặc thay đổi khuyết điểm, bạn nên nỗ lực khám phá điều mà chúng có thể mang lại cho bạn. Nên nhớ là những điều này không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể kéo theo một số phỏng đoán mang tính sáng tạo. Ví dụ, nếu bạn không có được công việc mà bạn hằng ao ước, thì hãy tập trung vào sự thật là hiện tại bạn có cơ hội để tìm kiếm công việc khác lâu dài và tốt hơn. Nếu bạn đang bận tâm tới việc bạn trông kỳ quặc ra sao khi chạy bộ, thì hãy nghĩ là sẽ có người xem dáng chạy của bạn chính là điều đáng yêu nhất.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BB%91m-th%C3%A2m-%C4%91en-sau-khi-c%E1%BA%A1o-l%C3%B4ng
Cách để Loại bỏ đốm thâm đen sau khi cạo lông
Các đốm thâm đen có thể xuất hiện do tình trạng tăng sắc tố da, nang lông đâm qua bề mặt da, nang lông bị tắc nghẽn và lông mọc ngầm. Nếu bạn thấy nang lông thâm đen bên dưới da sau khi cạo lông, lựa chọn tốt nhất là tẩy hoặc nhổ lông. Đốm thâm đen do tăng sắc tố da (thừa sắc tố và khiến da thẫm màu) thường tự hết sau vài tháng, nhưng có một số việc bạn có thể làm để làm sáng màu da trong thời gian ngắn. Bạn nên đi khám da liễu nếu đốm thâm đen không hết sau khi đã thực hiện các biện pháp tại nhà. Phương pháp 1 - Sử dụng liệu pháp tự nhiên tại nhà Bước 1 - Thử tẩy lông hoặc nhổ lông. Đốm thâm đen xuất hiện sau khi cạo lông có thể là do nang lông mới cạo đâm qua bề mặt da. Nếu nguyên nhân là do nang lông bên dưới da thì bạn nên tẩy hoặc nhổ lông khu vực đó để loại bỏ đốm thâm đen. Bước 2 - Thoa kem chống nắng mỗi ngày. Nhớ thoa kem chống nắng phổ rộng trước khi ra ngoài, nhất là khi khu vực có đốm đen bị tiếp xúc với ánh nắng. Chọn kem chống nắng có hệ số bảo vệ SPF từ 30 trở lên. Da tiếp xúc với ánh nắng mà không được bảo vệ sẽ khiến đốm thâm đen phát triển mạnh hơn. Bước 3 - Sử dụng serum vitamin C để làm mờ đốm thâm đen. Serum vitamin C được bán không cần toa, có thể làm sáng chỗ thâm đen mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Rửa sạch da, thoa một ít serum lên da trước khi thoa kem chống nắng. Bước 4 - Dùng chiết xuất rễ cam thảo để làm sáng chỗ thâm đen. Tìm mua kem bôi da làm từ chiết xuất rễ cam thảo có chứa liquiritin. Thoa kem lên da (1g mỗi ngày) hằng ngày trong một tháng có thể làm sáng các đốm thâm đen. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chiết xuất rễ cam thảo hoặc các thảo dược khác, nhất là khi sức khỏe đang có vấn đề gì đó, chẳng hạn bệnh tiểu đường. Bạn nên tránh dùng rễ cam thảo nếu đang có thai hoặc dự định mang thai. Người ta tin rằng rễ cam thảo có tính kháng viêm nên có thể giảm nhẹ các vấn đề ở da. Phương pháp 2 - Cạo lông để ngăn ngừa đốm thâm đen Bước 1 - Làm ướt da trước khi cạo lông. Đừng cạo lông trên da khô! Nước giúp làm mềm da và lông nên sẽ dễ cạo hơn. Rửa sạch da hoặc tối thiểu là làm ướt da trước khi dùng dao cạo. Bước 2 - Thoa gel cạo lông. Sử dụng gel hoặc kem khi cạo lông. Chọn loại sản phẩm được sản xuất cho da nhạy cảm nếu cần. Lông dựng đứng và da ẩm sẽ dễ cạo hơn. Dao cạo sẽ ít có khả năng gây ra kích ứng da hoặc khiến lông mọc ngầm. Bước 3 - Sử dụng dao cạo sắc. Tránh dùng lưỡi dao đã cùn. Vứt bỏ dao cạo dùng một lần hoặc thay lưỡi dao sau khi sử dụng 5-7 lần. Bạn nên chuyển sang dùng máy cạo râu và chừa lại một ít ở gốc nếu có thể. Bước 4 - Cạo nhẹ nhàng theo hướng mọc của lông. Bất kể bạn đang cạo lông ở đâu, hãy luôn cạo theo hướng mọc của lông. Cạo ngược hướng lông mọc có thể khiến lông mọc ngầm và gây ra vết bỏng dao cạo. Cạo theo hướng lông mọc nghĩa là cạo từ ngọn xuống chân cọng lông, thay vì cạo từ chân lên ngọn. Xối nước nóng rửa dao sau mỗi lượt cạo để ngăn lông tích tụ quá nhiều giữa các lưỡi dao. Bước 5 - Rửa da bằng nước mát. Nước nóng có thể gây kích ứng da, do đó bạn nên rửa lông và kem bằng nước mát sau khi cạo xong. Cất dao cạo bên ngoài phòng tắm để nó khô hoàn toàn. Bước 6 - Làm ẩm da sau khi cạo lông. Sau khi cạo lông xong, bạn nên lau khô da nhẹ nhàng. Sau đó, thoa dầu dưỡng da. Phương pháp 3 - Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu Bước 1 - Nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu đến bác sĩ da liễu. Nếu đốm thâm đen tồn tại nhiều tháng và các giải pháp ở nhà không hiệu quả, bạn nên tìm biện pháp can thiệp y tế. Gọi điện cho bác sĩ gia đình để nhờ họ giới thiệu một bác sĩ da liễu. Bạn cũng có thể tìm bác sĩ da liễu bằng công cụ tìm kiếm trên trang web của Học Viện Gia Liễu Hoa Kỳ: https://find-a-derm.aad.org/ Gọi điện cho công ty bảo hiểm để đảm bảo dịch vụ chăm sóc da cũng được chi trả. Hỏi họ xem có cần xin sự chấp thuận trước đối với dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt hay không, hoặc liệu họ có thể giới thiệu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế trong mạng lưới hay không. Bước 2 - Thảo luận với bác sĩ da liễu về quy trình chăm sóc da. Cho bác sĩ da liễu biết quy trình cạo lông, cách chăm sóc da, và các sản phẩm bạn đang dùng. Điều này có thể giúp họ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho bạn. Bạn cũng nên chuẩn bị để thảo luận về chế độ ăn, sự tiếp xúc với ánh nắng, việc dùng kem chống nắng và bất kỳ sản phẩm làm trắng da nào mà bạn đã sử dụng. Nếu công việc của bạn yêu cầu phải cạo lông sạch sẽ nhưng lông của bạn lại rất dễ mọc ngược sau khi cạo, bạn nên hỏi công ty xem liệu bạn có thể xin giấy chứng nhận của bác sĩ da liễu để miễn cho bạn phải cạo lông hằng ngày hay không. Bước 3 - Loại trừ các nguyên nhân y khoa khác. Cho dù bạn chắc chắn rằng các đốm thâm đen là do cạo lông mà có, bạn vẫn nên làm việc với bác sĩ và bác sĩ da liễu để loại trừ các nguyên nhân khác. Tình trạng tăng sắc tố da có thể có một số vấn đề tiềm ẩn. Các nguyên nhân phổ biến gây ra đốm thâm đen bao gồm lông mọc ngầm, nhiễm trùng vi khuẩn nhẹ và mãn tính, mất cân bằng hóc môn và chế độ ăn. Bác sĩ da liễu sẽ giải thích cho bạn các bước cần thực hiện, có thể là thay đổi quy trình cạo lông hoặc thay đổi chế độ ăn. Nhớ thảo luận về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, vì bác sĩ sẽ dựa vào đó để tìm ra cách điều trị tốt nhất. Bước 4 - Hỏi bác sĩ da liễu về các lựa chọn điều trị. Bác sĩ có thể kê kem làm sáng da, đề nghị điều trị bằng laser hoặc liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng hóa chất bong da, nhưng nhớ rằng bạn nên thực hiện liệu pháp này khi có thể ở nhà 2-3 ngày, vì da sẽ bong tróc trong vài ngày sau khi áp dụng thủ thuật. Bạn có thể tìm mua kem hydroquinone 2%, nhưng cần trao đổi với bác sĩ da liễu trước đó. Các thuốc và thủ thuật điều trị này thường được xem là thuộc lĩnh vực thẩm mỹ, do đó chúng không được bảo hiểm và chi phí rất cao.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Xua-%C4%91u%E1%BB%95i-m%E1%BA%AFt-qu%E1%BB%B7
Cách để Xua đuổi mắt quỷ
Nhiều người tin rằng mắt quỷ là một dạng trù ếm do một người nào đó vô tình hay hữu ý đem đến, gây ra bệnh tật và xui rủi cho một người khác khi nhìn vào họ, thường xuất phát từ sự ghen tỵ. Ở một số nền văn hóa, niềm tin này thường tập trung vào trẻ em, theo đó họ cho rằng người ta có thể vô ý đem mắt quỷ đến khi họ khen đứa bé, vì điều này thu hút năng lượng xấu. Nếu bạn tin rằng bạn hoặc con bạn đang bị ám bởi mắt quỷ, bạn có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để nhận biết và xua đuổi mắt quỷ. Phương pháp 1 - Nhận biết mắt quỷ Bước 1 - Chú ý các triệu chứng. Năng lượng xấu của người ghen tỵ có thể gây ra các triệu chứng thể chất không liên quan đến bệnh tật, chẳng hạn như yếu sức, viêm mắt, khó chịu trong dạ dày, sốt, và buồn nôn. Ngoài ra, có thể người bị tác động sẽ gặp phải các rắc rối cá nhân, gia đình hoặc nghề nghiệp mà không có nguyên nhân rõ ràng nào. Bước 2 - Phương pháp sử dụng than. Phương pháp này được thực hiện ở Tây Âu, theo đó bạn chỉ cần thả một mẩu than vào một xoong chứa nước. Bạn cũng có thể dùng đầu một que diêm đã cháy. Mẩu than chìm xuống là dấu hiệu tốt, còn nếu nổi thì nghĩa là người đó hoặc đứa trẻ đã bị ám. Thông thường người thực hiện nghi thức này là cha mẹ hoặc nhà chữa bệnh tâm linh nếu người bị ám là trẻ em. Nếu là người lớn, người bị ám có thể tự thực hiện. Bước 3 - Phương pháp dùng sáp. Một phương pháp khác là rỏ sáp nóng vào nước thiêng. Quan sát phản ứng của sáp. Nếu sáp bắn ra tung tóe thì nghĩa là bạn hoặc con bạn đang là nạn nhân của mắt quỷ. Lời giải thích cũng tương tự nếu sáp dính vào cạnh xoong. Người Ukraine thường dùng phương pháp này. Bước 4 - Phương pháp dùng dầu. Với phương pháp này, người thực hiện sẽ rỏ dầu vào nước. Nếu vệt dầu tạo thành hình con mắt thì đứa trẻ đang bị mắt quỷ ám. Một cách khác là rót dầu qua lọn tóc của người bệnh vào một cốc nước (nước thiêng thì tốt). Nếu dầu chìm xuống thì người đó đang bị ám. Để chữa mắt quỷ, bạn cần đọc những lời cầu nguyện đặc biệt cho đến khi dầu không còn hình dạng con mắt nữa. Người thực hiện sẽ cầu nguyện cho mắt quỷ ra khỏi người bệnh. Có một số gợi ý về những lời cầu nguyện đặc biệt sử dụng trong quá trình này mà bạn có thể học được ở người chuyên chữa bệnh ở địa phương. Phương pháp 2 - Xua đuổi mắt quỷ Bước 1 - Phương pháp chạm. Một số người cho rằng, cách dễ nhất để chữa mắt quỷ là nhờ người gây ra mắt quỷ chạm vào đứa trẻ. Thường thì người ta chỉ vô tình đem đến mắt quỷ, vì vậy có lẽ họ sẽ sẵn lòng chạm vào đứa bé. Vị trí chạm ở đâu không quan trọng – trên bàn tay hoặc trán cũng được. Niềm tin này thường phổ biến ở các nền văn hóa Mỹ la tinh. Đôi khi người ta cho rằng mắt quỷ là do một người nào đó khen đứa bé mà không cần chạm vào trẻ. Bước 2 - Dùng trứng. Ở Mexico và các quốc gia Mỹ la tinh, một số cha mẹ dùng trứng để chữa mắt quỷ. Họ lăn trứng trên người đứa bé, và thông thường cùng lúc đó nói lời cầu nguyện, sau đó bỏ quả trứng vào bát đặt dưới gối. Họ để như vậy qua đêm, và sáng hôm sau kiểm tra xem lòng trắng trứng có chuyển màu đục không. Nếu có, đứa trẻ đang bị tác động bởi mắt quỷ. Phương pháp này đồng thời cũng giúp trị mắt quỷ. Bước 3 - Thử dùng các cử chỉ của bàn tay. Người ta tin rằng, một số cử chỉ của bàn tay có thể xua đuổi mắt quỷ. Một cử chỉ có tên gọi là mano cornuto, nghĩa là bàn tay nắm lại, ngón trỏ và ngón út giơ lên (bàn tay có biểu tượng hai chiếc sừng). Bạn cần hướng bàn tay xuống đất khi thực hiện cử chỉ này. Một cử chỉ khác là mano fico, được thực hiện bằng cách đặt ngón cái vào giữa ngón trỏ và ngón giữa trong khi bàn tay nắm lại. Một số người Ý luôn đem theo chiếc sừng nhỏ màu đỏ (corna) bằng cách đeo trên người hoặc gắn vào chùm chìa khóa. Chiếc sừng được đeo để thay thế cho ký hiệu bàn tay hai sừng. Bước 4 - Tìm một chiếc gương lục giác. Một phương pháp khác được xem là có tác dụng trị mắt quỷ là dùng gương để phản xạ lại nguồn năng lượng xấu. Phương pháp này thường được sử dụng ở Trung Quốc. Bạn chỉ cần treo chiếc gương đằng trước cửa sổ hoặc cửa ra vào trước nhà. Nhiều người Ấn Độ cũng dùng gương để trị hoặc xua đuổi mắt quỷ. Tuy nhiên, thay vì đặt trong nhà, những chiếc gương nhỏ sẽ được khâu vào quần áo hoặc đeo trên người. Bước 5 - Nhờ nhà chữa bệnh tâm linh. Các nhà chữa bệnh tâm linh dân gian thường nhận trị mắt quỷ. Nếu không tự tin khi tự xử lý mắt quỷ, bạn có thể thử nhờ họ tiến hành các nghi thức. Phương pháp 3 - Ngăn ngừa mắt quỷ Bước 1 - Dùng vòng san hô hồng. Một số người nói rằng cho trẻ đeo vòng san hô hồng là cách để bảo vệ trẻ khỏi mắt quỷ. Số khác nói rằng cho trẻ đeo hạt dẻ ngựa cũng có tác dụng tương tự. Bước 2 - Thử sử dụng chỉ đỏ. Trong văn hóa Do Thái, cha mẹ thường dùng chỉ đỏ để chống lại mắt quỷ. Ví dụ, đôi khi họ buộc chỉ đỏ vào thanh chắn trên nôi của đứa bé hoặc tay vịn xe đẩy em bé. Bước 3 - Cho đứa bé đeo bùa hộ mệnh hạt huyền. Ở một số nền văn hóa Mỹ la tinh, người ta đeo bùa hộ mệnh hạt huyền cho em bé. Thông thường bùa có dạng một nắm tay nhỏ. Bạn có thể nhìn thấy bùa này được đeo cùng với các hạt cườm đỏ và đen trên sợi dây chuyền vàng. Bước 4 - Dùng phương pháp nhổ nước bọt. Khi có người khen em bé, bạn có thể thử nhổ qua vai trái ba lần và chạm vào một vật bằng gỗ (hoặc gõ vào đầu mình) ba lần. Phương pháp này thường được dùng ở Nga. Bước 5 - Rắc muối. Một phương pháp của người Sicilia để ngăn ngừa mắt quỷ là rắc muối lên sàn bên trong cửa trước hoặc bên ngoài nhà. Người ta tin rằng muối (bao gồm hằng hà sa số các hạt nhỏ) khiến cho mắt quỷ nhầm lẫn. Phương pháp nước tiểu cũng được người Sicilia áp dụng, theo đó mọi người trong nhà đi tiểu vào xô, sau đó nước tiểu được đổ ở trước nhà. Bước 6 - Thử dùng bùa mắt. Nhiều nền văn hóa dùng bùa mắt để chống lại mắt quỷ. Bạn có thể đeo bùa mắt trên dây chuyền hoặc gắn vào chùm chìa khóa. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, những lá bùa xinh xắn này được làm từ thủy tinh màu xanh lam, nhưng có thể được làm từ các vật liệu khác ở những nền văn hóa khác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-ki%E1%BA%BFm-tr%C3%AAn-Instagram
Cách để Tìm kiếm trên Instagram
Bài viết này hướng dẫn bạn cách sử dụng tính năng tìm kiếm của Instagram. Instagram cho phép người dùng tìm kiếm mọi thứ từ những chủ đề và hashtag cụ thể trên cả ứng dụng di động và trang web trên máy tính để bàn. Phương pháp 1 - Trên thiết bị di động Bước 1 - Mở Instagram. Nhấn vào biểu tượng ứng dụng Instagram, giống như một chiếc máy ảnh hình vuông nhiều màu sắc. Thao tác này sẽ mở trang chủ Instagram nếu bạn đăng nhập vào tài khoản của mình. Nếu bạn chưa đăng nhập vào Instagram, hãy nhập địa chỉ email (hoặc số điện thoại, hoặc tên người dùng) và mật khẩu trước khi tiếp tục. Bước 2 - Nhấn vào biểu tượng "Tìm kiếm" . Đó là biểu tượng hình kính lúp ở phía dưới bên trái màn hình. Bước 3 - Nhấn vào thanh tìm kiếm. Thanh này nằm ở trên cùng của màn hình ứng dụng. Bàn phím sẽ hiện ra trên màn hình và các thẻ bộ lọc sẽ xuất hiện gần phía trên màn hình. Bước 4 - Chọn một bộ lọc. Gần đầu trang "Tìm kiếm", nhấn vào một trong các tab sau: — Hiển thị danh sách những người, thẻ và địa điểm phổ biến nhất (hoặc liên quan) phù hợp với truy vấn tìm kiếm của bạn. — Giới hạn kết quả tìm kiếm cho những người có tên người dùng khớp với truy vấn tìm kiếm của bạn. — Giới hạn kết quả tìm kiếm đối với các hashtag phù hợp với truy vấn tìm kiếm của bạn. — Giới hạn kết quả tìm kiếm ở các vị trí phù hợp với truy vấn tìm kiếm của bạn. Bước 5 - Nhập cụm từ cần tìm kiếm. Nhập bất cứ điều gì bạn muốn tìm kiếm, sau đó nhấn trên bàn phím. Trên Android, bạn có thể nhấn hoặc biểu tượng kính lúp thay cho mục . Khi tìm kiếm thẻ, bạn không cần thêm dấu thăng (#) vào tìm kiếm của mình. Bạn có thể phải nhấn lại vào thanh tìm kiếm sau khi chọn bộ lọc trước khi bàn phím xuất hiện lại. Bước 6 - Xem lại kết quả. Lướt qua danh sách kết quả tìm kiếm để xem lại kết quả. Bạn có thể mở một kết quả (ví dụ: danh sách hashtag hoặc hồ sơ của người dùng) bằng cách nhấn vào nó. Phương pháp 2 - Trên máy tính để bàn Bước 1 - Mở Instagram. Truy cập https://www.instagram.com/ trong trình duyệt web trên máy tính. Thao tác này sẽ mở trang chủ Instagram nếu bạn đã đăng nhập. Nếu chưa đăng nhập vào Instagram, hãy nhấp vào liên kết và nhập thông tin tài khoản của bạn trước khi tiếp tục. Bước 2 - Nhấn vào thanh tìm kiếm. Thanh này nằm ở đầu trang, ngay bên phải tiêu đề "Instagram". Bước 3 - Nhập cụm từ mà bạn cần tìm kiếm. Nhập tên, từ hoặc vị trí bạn muốn tìm kiếm. Bước 4 - Xem lại kết quả tìm kiếm. Khi nhập, bạn sẽ thấy menu thả xuống xuất hiện bên dưới thanh tìm kiếm; đây là nơi kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị. Bạn có thể lướt xuống các kết quả tìm kiếm để đọc qua nếu cần. Nhấn vào để mở ra một kết quả tìm kiếm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%9Fi-ch%E1%BA%A1y-t%E1%BA%ADp-tin-BAT-tr%C3%AAn-Windows
Cách để Khởi chạy tập tin BAT trên Windows
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách khởi chạy tập tin BAT (hay còn gọi là tập tin batch) trên máy tính Windows. Tập tin batch được sử dụng với nhiều mục đích, chẳng hạn như tự động hóa các tác vụ thường dùng. Bạn có thể khởi chạy tập tin trên File Explorer như bình thường, hoặc thực thi từ dòng lệnh trong Command Prompt. Phương pháp 1 - Khởi chạy tập tin trên File Explorer Bước 1 - Mở Start . Nhấp vào logo Windows ở phía dưới bên trái thanh tác vụ để khởi chạy menu Start. Bước 2 - Nhấp vào File Explorer nằm trong cột bên trái trên menu Start. Bạn cũng có thể nhấp phải vào biểu tượng Windows trong thanh tác vụ và chọn . Bước 3 - Đi đến thư mục chứa tập tin BAT. Điều hướng đến thư mục chứa tập tin batch cần mở, hoặc tìm kiếm bằng cách nhấp vào trong khung bên trái và nhập tên tập tin vào thanh tìm kiếm ở phía trên bên phải. Bước 4 - Nhấp đúp vào tập tin BAT. Thông thường, để khởi chạy tập tin batch thì bạn chỉ cần nhấp đúp vào tập tin. Nếu như gặp lỗi khi mở tập tin BAT, hãy thử tiến hành khởi chạy dưới quyền quản trị viên. Bước 5 - Nhấp phải vào tập tin và chọn Run as administrator (Khởi chạy dưới quyền quản trị viên). Tùy vào chức năng mà tập tin batch được lập trình, có thể bạn sẽ được yêu cầu khởi chạy dưới quyền quản trị viên. Tập tin batch thường không thực hiện nhiều tác vụ trực quan trên máy tính mà có thể làm thay đổi tính năng nào đó dưới nền. Do đó, bạn cần hiểu rõ chức năng của tập tin batch vì đôi khi tập tin đã được thực thi thành công mặc dù trông như không có gì xảy ra. Phương pháp 2 - Khởi chạy trên Command Prompt Bước 1 - Mở Start . Nhấp vào logo Windows ở phía dưới bên trái thanh tác vụ để khởi chạy menu Start. Bước 2 - Nhập cmd vào Start. Khi bạn nhập, Windows sẽ lọc ra các kết quả tìm kiếm và hiển thị bên dưới văn bản trong menu Start. Bước 3 - Nhấp phải vào Command Prompt . Chương trình có biểu tượng cửa sổ màu đen với chữ trắng ở góc trên bên trái. Bước 4 - Nhấp vào Run as administrator. Bước khởi chạy dấu nhắc lệnh dưới quyền quản trị viên có thể được yêu cầu tùy theo mục đích mà tập tin batch được lập trình. Bước 5 - Nhập cd cùng với vị trí của tập tin. Nhập chữ cái "cd" (lệnh dùng để "thay đổi thư mục"), theo sau là dấu cách cùng vị trí thư mục chứa tập tin batch. Ví dụ: nếu tập tin batch nằm trên màn hình nền và tên người dùng là "LAN", hãy nhập:cd /Users/LAN/Desktop. Đừng quên nhập dấu cách giữa "cd" và vị trí tập tin. Bước 6 - Nhấn ↵ Enter. Thư mục hiện tại sẽ được đổi thành thư mục mà bạn chỉ định. Bước 7 - Nhập tên đầy đủ của tập tin BAT. Điều này có nghĩa là bạn cần nhập tên tập tin cùng với phần mở rộng .bat. Chẳng hạn, nếu tập tin batch có tên là "install" thì bạn cần nhập install.bat vào dấu nhắc lệnh. Bước 8 - Nhấn ↵ Enter. Tập tin BAT sẽ được khởi chạy. Nếu bạn thấy dấu nhắc lệnh nằm cùng vị trí như trước đó và con trỏ chuột nhấp nháy nghĩa là tập tin batch đã chạy xong. Đừng quên ghi lại bất kỳ lỗi nào hiện ra trên Command Prompt khi thực thi tập tin batch vì điều này có thể hữu ích trong quá trình khắc phục sự cố nếu mã của tập tin batch không đúng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-Th%E1%BB%8F-r%E1%BB%ABng-con
Cách để Chăm sóc Thỏ rừng con
Với số lượng thỏ rừng ngày càng tăng trong khu vực đô thị, xác suất phát hiện ổ thỏ ngày càng nhiều hơn bao giờ hết. Thật không may, ổ thường bị bỏ mặc không ai chăm sóc, và thỏ rừng con bị con người mang ra khỏi ổ không có khả năng tồn tại nếu không được bác sĩ thú y hoặc nhân viên bảo tồn động vật hoang dã có tay nghề cao chăm sóc. Ở nhiều quốc gia, việc chăm sóc thỏ rừng là bất hợp pháp, trừ khi bạn là nhân viên bảo tồn có giấy phép. Nếu cần phải chăm sóc thỏ con trong thời gian chờ đợi mang chúng đến bác sĩ thú y hoặc nhân viên bảo tồn động vật hoang dã, thì bạn nên đọc bài viết này để được trợ giúp thêm. Phương pháp 1 - Chuẩn bị Nơi trú ngụ cho Thỏ Bước 1 - Bạn cần xác định con thỏ thực sự cần được đưa về chăm sóc. Thỏ mẹ có thể rất kín đáo; nó rời khỏi ổ để xua đuổi thú săn mồi chứ không hề bỏ rơi con của mình. Nếu bạn tìm thấy ổ thỏ thì không nên đụng chạm vào. Nếu chúng cần được giúp đỡ (chẳng hạn như thỏ mẹ đã chết trên đường), bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y hoặc nhân viên bảo tồn động vật hoang dã. Thỏ đuôi bông hoang dã (wild cottontail) (Hoa Kỳ) chưa đủ tuổi cai sữa thường có đốm trắng trên trán. Một số khác khi sinh ra không hề có đốm. Một vài con thỏ sẽ còn nguyên "đốm" trong suốt cuộc đời và số khác lại mất đi sau khi trưởng thành. Việc có hoặc không có đốm chưa hẳn là bằng chứng về độ tuổi của thỏ cũng như nhu cầu cần được chăm sóc. Trong trường hợp thỏ con được đưa đi chỗ khác để tránh tình huống nguy hiểm (chẳng hạn như tránh động vật ăn thịt), thì đây chỉ là biện pháp tạm thời. Giữ thỏ con ở nơi an toàn, yên tĩnh cho đến khi nguy hiểm qua đi, sau đó đưa chúng về lại khu vực tìm thấy trước đó. Thỏ mẹ sẽ không bỏ rơi thỏ con nếu nó có mùi người. Đây là cơ hội tốt nhất để thỏ tồn tại. Tuy nhiên, nếu thỏ rừng con bị mèo tấn công, bất kỳ vết thương nhiễm trùng do móng vuốt hay răng gây ra sẽ GIẾT thỏ con trong vòng một vài ngày. Bạn cần đưa chúng đến nhân viên bảo tồn động vật hoang dã hoặc bác sĩ thú y để cung cấp kháng sinh an toàn dành cho thỏ. Bước 2 - Chuẩn bị nơi trú ngụ để thỏ ở lại đến khi nhận được sự trợ giúp. Bạn nên lấy hộp gỗ hoặc nhựa với một bên cao và đổ đất sạch không chứa thuốc trừ sâu, sau đó lót thêm một lớp cỏ khô lên trên (không dùng cỏ ướt). Đổ đất không có thuốc trừ sâu vào hộp, và phủ lên một lớp cỏ khô (không dùng cỏ ướt). Lót "ổ" hình tròn bên trong lớp cỏ khô cho thỏ con. Bạn có thể lót bằng lớp lông bám trên ổ thật hoặc lông của thỏ nhà. Không dùng lông của loài động vật khác, đặc biệt là động vật ăn thịt. Nếu không có lông thỏ, bạn có thể lót ổ bằng khăn giấy hoặc vải mềm thành một lớp dày. Đặt miếng đệm nóng, lớp đáy nóng, hoặc lồng ấp nằm dưới phần bên ổ để giữ ấm. Chỉ làm ấm một bên của hộp để thỏ con có thể di chuyển ra xa nếu cảm thấy quá nóng. Bước 3 - Đặt thỏ nhẹ nhàng vào trong ổ. Bạn có thể sử dụng găng tay để ẵm chúng. Thỏ con có thể mang bệnh và chảy máu do vết cắn. Hầu hết thỏ rừng trưởng thành đều nhiễm bọ chét, nhưng thỏ con thì không, nhưng có thể có vài con ve cần loại bỏ. Nếu cảm thấy khó chịu với loài ký sinh này, thì có thể nhờ người có kinh nghiệm xử lý. Bạn cần phải hết sức thận trọng với bọ ve vì chúng CÓ THỂ lây bệnh sang người. Tốt nhất nên giữ thỏ trong phạm vi cách xa khu vực sinh sống của con người (và động vật khác). Ngoài ra, bạn vẫn có thể cho thỏ đuôi bông con làm quen với mùi người. Chúng sẽ quay lại bản năng hoang dã khi trưởng thành. Tránh vuốt ve thỏ con quá nhiều. Điều này có thể làm chúng căng thẳng vì bị làm phiền quá mức và chết đi. Trải một ít lông, khăn giấy, vải nhung hay khăn vải lên mình thỏ để giữ ấm và an toàn. Lưu ý rằng thỏ rừng có thể truyền bệnh cho thỏ nhà. Vì vậy, bạn nên áp dụng quy trình vệ sinh cẩn thận sau khi chạm vào thỏ rừng, hoặc chất thải của chúng, đặc biệt là nếu bạn có nuôi vài con thỏ khác. Bước 4 - Đặt mái che lên trên hộp. Nếu thỏ có thể đi lại, bạn cần đậy kín hộp để chúng không thể nhảy ra ngoài. Cho dù chỉ mới vài tuần tuổi, thỏ vẫn giỏi trong việc nhảy nhót! Bạn cần đảm bảo phần hộp được che nắng. Bước 5 - Để thỏ ngủ trong hộp trong vòng 3 ngày. Sau đó, bạn có thể chuyển chúng sang chuồng nhỏ. Phương pháp 2 - Lên kế hoạch cho Thỏ ăn Bước 1 - Thỏ đuôi bông chưa mở mắt cần cho ăn sữa công thức. Nếu thỏ đã biết đi, chúng chỉ cần rau xanh tươi, cỏ khô và nước. Bạn có thể đặt thức ăn vào đĩa cạn cho thỏ lớn. Một khi ăn được rau xanh (không có thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ) và chạy nhảy, chúng đã sẵn sàng chuyển sang khu vực tốt hơn với nhiều che chắn cho loài vật nhỏ bé này. Khi chăm sóc thỏ rừng, bạn cần liên tục cho chúng ăn cỏ khô, nước và rau tươi giống như trong tự nhiên. Ngay cả những con thỏ còn nhỏ vẫn có thể nhấm nháp rau xanh và cỏ khô. Lúc đầu, thỏ con bị bỏ lại một mình thường không được cung cấp đủ nước. Bạn cần cho chúng uống Gatorade Lite thay vì Pedialyte trong vài lần ăn đầu tiên. Pedialyte tốt cho hầu hết các loài, nhưng lại cung cấp quá nhiều tinh bột dành cho thỏ. Bước 2 - Nếu thỏ con cần sữa bột công thức, bạn nên cho thỏ con uống sữa bột làm từ sữa dê. Thỏ mẹ cho con bú vào lúc hoàng hôn và bình minh trong vòng khoảng năm phút, vì vậy thỏ con (tùy thuộc vào kích thước và độ tuổi) chỉ cần được cho bú hai lần một ngày. Tuy nhiên sữa bột này không giàu dinh dưỡng như sữa mẹ, vì vậy bạn cũng nên cho thỏ con bú thường xuyên hơn. Thỏ con đang ở độ tuổi bú sữa luôn có bụng tròn nhỏ (không phải căng phình ra). Khi bụng hết tròn, thì đó là thời điểm bạn cần cho chúng bú tiếp. Hầu hết nhân viên bảo tồn thường cho thỏ uống hỗn hợp KMR (Kitten Milk Replacer-Sữa Thay thế cho Mèo) và Multi-Milk có sẵn tại cửa hàng tại khu bảo tồn. Bạn nên cho thêm Probiotic vào hỗn hợp, nếu có. Hỗn hợp này cần pha đặc vì sữa thỏ mẹ đặc hơn so với hầu hết các loài động vật có vú nhỏ khác. Điều này có nghĩa bạn cần pha khoảng 3 phần chất rắn (theo thể tích) và 4 phần nước cất. Không trực tiếp làm ấm hỗn hợp, thay vào đó nên làm ấm cách thủy: đun nước ấm và đặt bình sữa đã pha vào đó. Sử dụng ống hút sữa pipet hoặc ống tiêm gắn núm vú Miracle nhỏ kèm theo. Sử dụng ống tiêm 2,5 cc cho thỏ sơ sinh và chuyển sang ống tiêm 5 cc tương ứng với sức chứa dạ dày của thỏ tăng. Giữ thỏ con ở vị trí ngồi để không bị sặc! Bạn cần để sẵn khăn giấy bên cạnh để NHANH CHÓNG thấm khô sữa tràn vào lỗ mũi của thỏ! TUYỆT ĐỐI KHÔNG cho thỏ uống sữa bò. Sữa bò vốn dành cho bê non, không phải thỏ. Bước 3 - Không bao giờ cho thỏ ăn quá nhiều. Tình trạng chướng bụng cũng như tiêu chảy do ăn quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở thỏ rừng. Số lượng tối đa cho mỗi lần cho ăn phụ thuộc vào độ tuổi của thỏ. Bạn cần lưu ý rằng loài thỏ đuôi bông có kích thước nhỏ và chỉ nên cho ăn với lượng ít hơn tiêu chuẩn. Dưới đây là một số hướng dẫn chung liên quan đến lượng thức ăn phù hợp dành cho thỏ: Sơ sinh đến một tuần tuổi: 2-2,5 cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày 1-2 tuần tuổi: 5-7 cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày (ít hơn nếu thỏ còn rất nhỏ) 2-3 tuần tuổi: 7-13 cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày (ít hơn nếu thỏ còn rất nhỏ) Khi thỏ được 2-3 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn 'cỏ đuôi mèo', cỏ yến mạch dạng viên và nước (thêm rau xanh tươi cho thỏ rừng) 3-6 tuần tuổi: 13-15cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày (ít hơn nếu thỏ còn rất nhỏ). Bước 4 - Ngưng cho ăn vào thời điểm thích hợp. Thỏ bông thường cai sữa khoảng 3-4 tuần, vì vậy bạn không nên cho chúng bú sữa quá 6 tuần. Thỏ rừng tai dài cai sữa sau 9 tuần, vì vậy từ sau tuần thứ 9 bạn nên từ từ thay thế sữa bột bằng chuối và táo xắt thiệt nhỏ. Phương pháp 3 - Cho Thỏ sơ sinh Ăn Bước 1 - Luôn nhẹ nhàng và chậm rãi. Bạn nên để cho thỏ ăn theo tốc độ của riêng, và cẩn thận nhẹ nhàng trong khi đụng chạm vào cơ thể chúng. Nếu bạn cho thỏ ăn quá nhanh, chúng có thể bị nghẹt thở và chết. Bước 2 - Bảo vệ thỏ sơ sinh chưa mở mắt. Nếu thỏ còn quá nhỏ và mắt chỉ mới mở một phần, thì bạn có thể bọc chúng trong miếng vải nhỏ ấm áp che phần mắt và tai lại để không làm chúng sợ hãi. Bước 3 - Đưa núm vú bình sữa vào miệng thỏ. Bạn phải hết sức cẩn thận khi cho thỏ sơ sinh bú bằng cách đặt núm vú vào miệng nó. Nghiêng đầu thỏ ra sau một chút và cho núm vú vào phần răng bên. Bạn không thể đưa núm vú vào giữa răng cửa của chúng. Sau khi núm vú ở giữa răng bên, tiếp tục di chuyển từ từ ra phía trước. Nhẹ nhàng vặn chai để sữa chảy ra với lượng nhỏ. Trong vài phút, thỏ con sẽ bắt đầu mút núm vú. Tiếp tục cho thỏ con uống sữa bột khoảng 3-4 ngày, hai lần mỗi ngày, với lần bú cuối cùng là khoảng chiều tối như thói quen của thỏ mẹ. Bước 4 - Kích thích ruột thỏ sơ sinh. Thỏ bông sơ sinh cần được kích thích đi vệ sinh sau khi cho bú sữa. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhẹ nhàng vuốt ve bộ phận sinh dục và hậu môn của thỏ sử dụng tăm bông hoặc miếng bông gòn ẩm để bắt chước hành động liếm của thỏ mẹ. Phương pháp 4 - Mang Thỏ Ra ngoài trời Bước 1 - Cho đàn thỏ dành nhiều thời gian ra ngoài ăn cỏ. Ngay sau khi thỏ con có thể đi bộ, chúng nên tập đi lại trên bãi cỏ trong vài giờ. Nhốt thỏ vào lồng thép bảo vệ. Bạn cần theo dõi chúng để giữ an toàn tránh khỏi kẻ thù và tình huống nguy hiểm khác. Bước 2 - Bắt đầu cho thỏ tự ăn uống không cần hỗ trợ. Khi thỏ bốn ngày tuổi trở lên, bạn nên đặt khay sữa và nước có nắp đậy vào chuồng. Quan sát hành động của thỏ con một cách thận trọng. Chúng nên bắt đầu ăn uống mà không cần sự giúp đỡ. Kiểm tra độ ẩm trong chuồng thỏ. Bạn cần thêm sữa bột mới thay phần sữa đổ ra ngoài nhằm đảm bảo chúng hấp thụ đầy đủ. Rót đầy sữa bột và nước vào buổi tối và buổi sáng. Bạn nên chú ý lượng cho vào để thỏ không ăn quá no. Không đổ quá nhiều nước vào khay gần chuồng thỏ vì chúng có thể chết đuối. Bước 3 - Thay đổi thức ăn mới sau 4 ngày. Sau khi thỏ con đã thành thạo trong việc ăn uống, bạn có thể thay thức ăn mới trong chuồng. Một vài loại thức ăn điển hình là: Cỏ tươi Cỏ khô Mẩu bánh mì Cỏ ba lá Cỏ đuôi mèo Táo xắt miếng Yến mạch Bước 4 - Luôn cung cấp nước sạch. Thỏ cần uống nước sạch và trong lành. Điều này giúp hỗ trợ tiêu hóa và cơ thể luôn được cung cấp đủ nước và khỏe mạnh. Phương pháp 5 - Di chuyển Thỏ Ra ngoài Thiên nhiên Bước 1 - Cho thỏ cai sữa. Khi thỏ tự ăn uống được, bạn nên ngừng cho chúng ăn sữa bột và để chúng tự ăn cỏ và các loại thực vật khác. Bạn cần đảm bảo rằng thỏ đã đủ tuổi cai sữa (3-5 tuần đối với thỏ bông và hơn 9 tuần đối với thỏ rừng tai dài). Bước 2 - Ngừng tác động lên thỏ. Thỏ cần phải chuẩn bị để thả vào tự nhiên, vì vậy bạn nên ngừng chạm vào chúng nếu có thể. Khi đó chúng ít phụ thuộc vào bạn và tự túc nhiều hơn. Bước 3 - Di chuyển thỏ ra ngoài trời trong suốt toàn bộ thời gian. Nhốt chúng vào lồng thép có mái che bên ngoài ngôi nhà của bạn. Đáy lồng nên đan dây chừa lỗ to để thỏ ăn cỏ, và kiểm tra kích thước lỗ để chúng không lọt ra ngoài được. Di chuyển lồng đến các điểm khác nhau trong sân vườn để thỏ tiếp cận nguồn thực vật mới thường xuyên. Tiếp tục cung cấp thêm loại thực vật khác ngoài cỏ. Bước 4 - Di chuyển đàn thỏ sang chuồng lớn khi chúng đã trưởng thành. Xây chuồng mới trên bãi cỏ ngoài sân vườn và tiếp tục cho đàn thỏ ăn thêm rau xanh hai lần một ngày. Chuồng nên có chỗ hở hoặc đáy đan bằng dây thép chừa lỗ và chắc chắn để tránh thú săn mồi tấn công. Bước 5 - Thả đàn thỏ vào tự nhiên. Khi thỏ có kích thước từ 20 đến 23 cm ở tư thế ngồi, thì chúng đã đủ lớn để hòa mình vào thiên nhiên hoang dã ở nơi an toàn. Trong trường hợp thỏ chưa tự túc được, bạn có thể nhốt lâu hơn một chút, nhưng không nên để chúng trưởng thành trong tình trạng bị giam cầm . Bước 6 - Gọi điện đến văn phòng bảo tồn động vật hoang dã tại địa phương để được giúp đỡ. Nếu thỏ đủ lớn để thả vào tự nhiên nhưng vẫn chưa tự túc được, thì bạn nên liên lạc cho chuyên gia. Họ có cách giải quyết tình hình cụ thể của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-kh%C3%B4-b%C3%B2
Cách để Làm khô bò
Khô bò là món ăn vặt rất ngon được chế biến bằng cách sấy khô thịt bò nạc đậm vị. Bạn có thể dùng nhiều loại thịt để làm khô bò, chẳng hạn như thịt thăn bụng, thăn ngoại hoặc thăn phi lê. Hãy ướp gia vị khô và ướt để tăng hương vị cho khô bò. Máy sấy thực phẩm và lò nướng đều có thể sấy khô bò hiệu quả. Chỉ cần sấy thịt ở mức nhiệt thấp tối thiểu 3 tiếng là bạn đã có món vặt vừa ngon miệng vừa giàu protein. Phương pháp 1 - Sơ chế và ướp thịt Bước 1 - Chọn miếng thịt nạc. Khi làm khô bò, bạn có thể dùng hầu như bất cứ khúc thịt nạc nào. Thịt bò có mỡ sẽ làm hỏng và giảm thời hạn sử dụng của khô bò, thế nên bạn hãy chọn miếng thịt nạc nhất mà bạn có. Bạn có thể chọn thăn bụng, thịt đùi dưới, thịt mông hoặc thịt lõi mông bò để làm khô bò. Thịt bò xay cũng là một lựa chọn, nhưng nó sẽ có kết cấu rất khác so với khô bò thông thường. Bước 2 - Lọc bỏ các phần mỡ trông thấy. Để bảo quản khô bò tốt hơn, bạn cần dùng dao sắc lọc hết những mảng mỡ còn sót. Cắt cho khéo để chỉ lọc bỏ mỡ mà không mất đi một phần thịt. Bước lọc bỏ mỡ sẽ giúp sản phẩm khô bò của bạn tốt cho sức khoẻ hơn và bảo quản được lâu hơn. Bước 3 - Đông lạnh thịt trong 1-2 tiếng để thái thịt cho dễ. Sau khi lọc bỏ mỡ, bạn hãy đặt miếng thịt vào khay và cho vào tủ đông khoảng 1-2 tiếng. Miếng thịt cần phải hơi cứng nhưng không đông hẳn. Mặc dù không bắt buộc, nhưng bước đông lạnh sơ sẽ giúp bạn thái được những miếng thịt thật mỏng và đều. Bước 4 - Thái thịt thành từng miếng dày khoảng 0,3 – 0,5 cm. Dùng dao cắt thịt bò chuyên dụng thái thịt thành từng miếng dài. Nếu thích thịt hơi dai dai một chút, bạn nên cắt dọc thớ thịt. Cắt ngang thớ để thịt không dai. Nếu có thể, bạn nên dùng máy thái thịt bò để các lát thịt được thái đồng đều. Máy thái thịt rất hữu ích nếu bạn làm số lượng lớn khô bò. Bước 5 - Ướp thịt nếu bạn muốn tăng hương vị cho thịt bò. Khi làm khô bò, bạn có thể dùng nước ướp để thịt có hương vị cajun, teriyaki, hoặc vị khói. Cho thịt vào túi ni lông lớn có khoá kéo và rót vào đó 240 – 350 ml nước ướp theo ý thích. Khô bò vị cajun: dùng 1/2 cốc (120 ml) dầu ô liu, 1/4 cốc (60 ml) giấm và 1/3 cốc (80 ml) sốt Worcestershire. Khô bò vị teriyaki: dùng 1 cốc (240 ml) nước tương, 2 thìa canh (30 ml) mật ong, 2 thìa canh (30 ml) giấm gạo. Để có nước ướp ngon và đơn giản, bạn có thể pha 1/2 cốc (120 ml) sốt Worcestershire và 1/2 cốc (120 ml) dầu ô liu. Bước 6 - Thêm gia vị vào nước ướp để khô bò thêm đậm đà. Rắc thêm gia vị ưa thích của bạn vào túi nước ướp. Bạn nên cho thêm tổng cộng 1-4 thìa canh (15-60 g) gia vị. Một số lựa chọn gồm có 1 thìa canh (15 g) bột tỏi, 1 thìa canh (15 g) tiêu và 1 thìa cà phê (5 g) gừng tươi. Thử xát bên ngoài miếng thịt một chút muối, tiêu, bột quế và ớt khô chipotle. Các gia vị thơm ngon khác còn có rau mùi, thìa là Ai Cập, đinh hương, nhục đậu khấu. Mật ong, ớt đỏ khô dạng vảy và hạt tiêu đen cũng rất hợp với món khô bò có hương vị nhẹ nhàng và hơi ngọt. Thử dùng oregano nghiền, bột ớt, bột tỏi và ớt cựa gà. Bước 7 - Cho thịt vào tủ lạnh trong 6-24 tiếng để thịt thấm gia vị. Sau khi ướp thịt, bạn hãy đảo thịt cho gia vị phủ đều. Kéo khoá túi cho kín và bỏ vào tủ lạnh tối thiểu 6 tiếng. Để cho thịt thật thấm vị, bạn có thể ướp đến 24 tiếng. Thịt ướp càng lâu thì khô bò càng đậm đà hương vị. Bước 8 - Dùng khăn giấy thấm miếng thịt để hút hết nước ướp. Sau khi đã ướp thịt đủ thời gian, bạn hãy lấy ra thịt ra khỏi tủ lạnh và dùng khăn giấy sạch thấm từng miếng thịt. Thấm khô nước ướp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sấy thịt. Bạn có thể cho những miếng thịt vào khay làm bánh hoặc đĩa để thấm khô. Phương pháp 2 - Sấy khô thịt bò Bước 1 - Dùng máy sấy thực phẩm để sấy cho dễ dàng và hiệu quả. Máy sấy thực phẩm là thiết bị xử lý thực phẩm ở mức nhiệt thấp trong thời gian dài. Nó giúp loại bỏ nước trong thực phẩm mà vẫn giữ nguyên các enzyme tươi. Nếu dùng máy sấy thực phẩm làm khô bò, bạn sẽ để ở nhiệt độ 71 độ C. Đây là lựa chọn đơn giản và dễ dàng nhất để làm khô bò. Đọc hướng dẫn sử dụng máy sấy để làm theo hướng dẫn cụ thể của thiết bị. Bước 2 - Sấy thịt bò trong lò nướng nếu không có máy sấy thực phẩm. Nếu bạn không có máy sấy thực phẩm thì cũng không sao. Bạn vẫn có thể chế biến khô bò dễ dàng bằng lò nướng. Hãy làm nóng trước lò nướng đến 79 độ C. Bước 3 - Xếp từng miếng thịt cách nhau một khoảng trống. Nếu dùng máy sấy, bạn sẽ đặt từng miếng thịt trực tiếp lên vỉ sấy ở giữa. Nếu dùng lò nướng, bạn lót giấy bạc dưới đáy khay nướng và đặt vỉ sấy kim loại vào giữa khay. Nhớ chừa một khoảng 0,2 cm giữa các miếng thịt để đảm bảo thịt khô đều. Các lát thịt sẽ không khô đều nếu bị chồng lấn lên nhau. Bước 4 - Sấy thịt trong lò nướng 3-8 tiếng. Trung bình, bạn sẽ mất khoảng 4-6 tiếng để sấy khô bò, nhưng thời gian này có thể sẽ nhanh hơn hoặc lâu hơn tuỳ vào loại máy sấy, lò nướng, nước ướp và cách thái thịt. Cứ mỗi 1,5 -2 tiếng, bạn nên kiểm tra thịt một lần để tránh sấy quá lửa. Lấy ra một miếng khô bò, chờ cho nguội và ăn thử. Nếu kết cấu của miếng thịt đã đạt yêu cầu, bạn hãy lấy khô bò ra khỏi lò. Nếu miếng thịt còn quá mềm, bạn hãy sấy thêm 1-2 tiếng nữa. Khô bò nếu được sấy quá lửa sẽ rất cứng và khó ăn. Bước 5 - Lấy khô bò ra khỏi máy sấy hoặc lò nướng và để cho nguội. Trước khi ăn hoặc bảo quản, bạn cần chờ cho khô bò nguội. Nếu dùng máy sấy thực phẩm, bạn có thể dùng đũa gắp từng miếng ra đĩa. Nếu dùng lò nướng, bạn hãy dùng miếng nhấc nồi lấy khay nướng ra ngoài và đặt lên bếp. Khô bò sẽ nguội trong vòng 1-3 tiếng. Phương pháp 3 - Sử dụng và bảo quản khô bò Bước 1 - Thử một miếng khô bò tươi. Khi khô bò đã nguội bớt là bạn có thể thưởng thức. Ăn một miếng khô bò mỗi khi thèm thứ gì đó lành mạnh mà khoái khẩu. Khô bò có thể ăn riêng hoặc cho vào các món ăn khác. Thử rắc khô bò lên món salad. Cho vài miếng khô bò vào món cải mầm Brussels hấp để món ăn có thêm hương vị. Biến tấu món trứng rán phô mai với khô bò băm nhỏ. Bước 2 - Đựng khô bò trong túi giấy 1-2 ngày nếu nó chưa đủ khô. Nếu khô bò vẫn còn hơi ẩm sau khi nguội, bạn có thể cho vào túi giấy và để yên như vậy vài ngày. Kiểm tra độ ẩm trong khô bò hàng ngày và bảo quản khô bò trong hộp kín khi đã khô hẳn. Túi giấy sẽ giúp hút độ ẩm trong khô bò. Bước 3 - Bảo quản khô bò trong túi ni lông có khóa kéo hoặc lọ thủy tinh trong thời gian ngắn. Khô bò sẽ không bị hỏng vì đã khô nhưng chất lượng sẽ giảm sau vài tháng. Để khô bò giữ được chất lượng tốt nhất, bạn nên bảo quản trong nhiệt độ phòng 2 tuần, trong tủ lạnh 3-6 tháng hoặc trong tủ đông 1 năm. Nhớ để ở nơi khô và mát. Lúc nào buồn miệng, bạn chỉ việc mở túi hoặc lọ ra lấy một miếng khô bò để nhấm nháp. Khô bò tiếp xúc với không khí lâu ngày sẽ không còn tươi ngon như trước. Bước 4 - Sử dụng máy hút chân không để bảo quản lâu dài. Máy hút chân không rất phù hợp để bảo quản khô bò, vì bạn có thể hút hết không khí ra khỏi túi, mà không khí là nguyên nhân làm giảm chất lượng và độ tươi của khô bò. Sử dụng máy hút chân không bằng cách cho khô bò vào túi ni lông, gấp miệng túi và cho vào máy. Ấn nút "Vacuum sealer" để hút không khí ra. Khi đã được hút chân không, khô bò sẽ giữ được độ tươi đến hơn 1 năm trong tủ đông. Tắt máy khi không khí đã được rút hết ra khỏi túi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%A1nh-N%C3%B4n-%C3%B3i
Cách để Tránh Nôn ói
Dù cảm giác nôn nao trong dạ dày là do tập thể dục, ăn quá nhiều, thậm chí do một bệnh nào đó, bạn sẽ rất khó chịu khi buồn nôn. Khi cảm thấy buồn nôn, hãy thử các mẹo và lời khuyên dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và nôn, việc điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn tránh được các vấn đề về dạ dày trong tương lai. Để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, bạn hãy hỏi bác sĩ về các thuốc chống buồn nôn. Phương pháp 1 - Giảm buồn nôn tức thời Bước 1 - Ngồi và cố gắng thư giãn nếu bạn cảm thấy buồn nôn. Cơn buồn nôn sẽ càng tệ hơn khi bạn chuyển động, thế nên hãy dành ra vài phút chỉ ngồi yên. Có thể bạn sẽ thấy khó khăn, nhưng hãy cố gắng nghĩ về chuyện khác thay vì chỉ nghĩ đến cơn buồn nôn, nhờ đó bạn sẽ dễ chịu hơn và ít khả năng bị nôn ra. Bước 2 - Uống một cốc nước nóng hoặc tách trà làm dịu như trà cúc La Mã. Đun nóng một cốc nước, hoặc nếu có thể, hãy pha một tách trà nóng và chậm rãi nhấp từng ngụm. Hoa cúc La Mã từ xa xưa đã được dùng để giảm buồn nôn và các vấn đề khác về sức khoẻ. Nó làm dịu hệ tiêu hoá, giảm axit dạ dày và có thể giảm lo âu hoặc căng thẳng. Chọn trà hoa cúc thảo mộc không chứa caffeine. Caffeine có thể khiến cảm giác nôn nao trong dạ dày càng khó chịu hơn. Bước 3 - Mở cửa số hoặc ra ngoài hít thở không khí trong lành. Nếu thời tiết cho phép và bạn có thể ra ngoài trời, hãy thử ngồi ngoài hàng hiên hoặc ngoài sân. Bạn cũng có thể ngồi gần khung cửa sổ mở nếu không ra ngoài được. Không khí tươi mát có thể giúp ích, nhưng lưu ý rằng thời tiết nóng ẩm hoặc ánh nắng mặt trời chói chang có thể khiến mọi thứ còn tệ hơn. Bước 4 - Uống thuốc kháng axit hoặc thuốc chống buồn nôn. Một viên thuốc không kê toa có thể giúp bạn đỡ buồn nôn, thậm chí bạn có thể uống một viên trước khi bắt đầu một hoạt động có thể gây buồn nôn. . Với chứng buồn nôn dai dẳng, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống buồn nôn. Hãy nhớ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên nhãn thuốc. Bước 5 - Thử dùng gừng để làm dịu dạ dày. Nhấp trà gừng, nhai hoặc mút kẹo gừng tự nhiên để làm dịu dạ dày. Gừng có chứa các chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá và giảm buồn nôn. Bạn có thể gọt và cắt lát một mẩu gừng khoảng 5 cm, đun sôi các lát gừng với 240 ml nước để làm trà gừng. Lọc bỏ các lát gừng, hoặc nếu thích, bạn có thể nhai gừng khi đã nguội. Nước có ga hương gừng ít đường cũng có thể giúp giảm cảm giác nôn nao trong bụng . Tuy nhiên, hãy nhớ tránh các thức uống chứa caffeine. Bước 6 - Mút kẹo cứng có hương thơm dễ chịu. Thử ăn kẹo chanh, gừng hoặc bạc hà cay để làm dịu cơn buồn nôn. Kẹo cứng cũng giúp ích nếu trong miệng có vị khó chịu làm tăng cảm giác buồn nôn. Các loại tinh dầu có hương thơm tương tự cũng có tác dụng chống buồn nôn. Bạn có thể tìm các loại kẹo tự nhiên ở các cửa hàng bán thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Bước 7 - Đánh lạc hướng bản thân bằng việc đọc sách, nghe podcast hoặc xem các chương trình TV yêu thích. Hãy dùng sức mạnh của các thú tiêu khiển để quên đi cơn buồn nôn. Mặc bộ quần áo thoải mái và thư giãn với những việc dễ chịu mà bạn thích. Bạn có thể nhận thấy cơn buồn nôn sẽ biến mất sau 20 phút hoặc nửa tiếng. Phương pháp 2 - Điều chỉnh chế độ ăn Bước 1 - Chọn các thức ăn thanh đạm và nhẹ bụng. Có lẽ bạn không muốn ăn uống gì khi buồn nôn, nhưng một chút thức ăn nhạt có thể giúp hấp thụ axit dạ dày và làm dịu dạ dày. Nếu không có chuyện gì khác, bạn nên tránh các thức ăn quá ngọt, quá cay và nhiều chất béo vốn có thể kích thích cơn buồn nôn. Bước 2 - Uống nước trong các bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá. Bạn có thể giúp cơ thể pha loãng dịch tiêu hoá axit và hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách uống 1 cốc nước trước khi ăn 1-2 tiếng. Sau đó, hãy nhấp một ít nước trong khi ăn nếu bạn vẫn cảm thấy buồn nôn. Điều này tạo ra chuyển động ruột nhẹ nhàng và giúp giảm cơn buồn nôn do táo bón. Bước 3 - Ăn thức ăn lạnh hoặc nguội. Chờ cho thức ăn nguội một chút hoặc chọn rau quả tươi thay vì ăn thức ăn nóng khi bạn cảm thấy buồn nôn. Thức ăn nóng thường dậy mùi khiến cơn buồn nôn nặng hơn hoặc gây nôn nếu bạn có dạ dày mẫn cảm. Các thức ăn ít mùi vị như bánh quy giòn có thể giúp bạn dễ chịu hơn so với các thức ăn có mùi vị mạnh. Bước 4 - Xét nghiệm dị ứng và không dung nạp thực phẩm. Hỏi bác sĩ về việc xét nghiệm dị ứng nếu bạn để ý thấy một số thực phẩm thường khiến bạn buồn nôn. Xét nghiệm phản ứng trên da có thể giúp xác định dị ứng thực phẩm có khả năng gây buồn nôn. Thông thường, chuyên gia về dị ứng sẽ tiến hành xét nghiệm chích da để xác định sự mẫn cảm của bạn với các thực phẩm khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng thuốc kháng histamine trước khi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện chế độ ăn loại trừ để thử xem bạn mẫn cảm với các nhóm thực phẩm nào, chẳng hạn như gluten, sữa, đậu nành, lạc, trứng và ngô. Bước 5 - Chuyển sang chế độ ăn ít xơ trước khi bắt đầu các hoạt động có thể gây buồn nôn. Chọn các thức ăn ít xơ, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc nước quả tinh chế nếu bạn nhận thấy cảm giác buồn nôn nặng hơn khi tập thể dục. Các loại thực phẩm này dễ tiêu hoá và di chuyển ra khỏi dạ dày nhanh hơn. Đa số mọi người sẽ ít buồn nôn hơn khi dạ dày rỗng hoặc có ít thức ăn thay vì ăn no. Ví dụ, nếu bạn dễ bị nôn khi tập chạy, hãy thử đổi sang dùng protein shake thay cho bánh kẹp thịt thông thường. Món ăn lỏng cho bữa trưa sẽ tiêu hoá nhanh hơn và ít gây buồn nôn hơn. Bước 6 - Uống đủ lượng chất lỏng mỗi ngày theo khuyến nghị để giữ đủ nước cho cơ thể. Nước và các chất lỏng lành mạnh khác có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, nhờ đó có thể giúp bạn không bị nôn. Cung cấp đủ nước cho cơ thể là đặc biệt quan trọng khi bạn bị nôn nhiều hoặc đang buồn nôn. Tình trạng mất nước có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, và ngược lại, nôn nhiều sẽ khiến cơ thể càng mất nhiều nước. Bước 7 - Chọn các thức ăn mà bạn cảm thấy hấp dẫn. Hãy ăn bất cứ thức ăn nào mà bạn cảm thấy dễ ăn nhất khi đang buồn nôn. Đôi khi những món ăn ngon miệng có thể giúp dạ dày của bạn dễ chịu hơn. Ví dụ, một món ăn đơn giản mà bạn thích như khoai tây nghiền có thể làm dịu cơn buồn nôn hơn một mẩu bánh mì nướng khó nuốt mà bạn cố gắng ăn chỉ vì nó là thức ăn thanh đạm. Bạn vẫn nên tránh các thức ăn quá ngọt, quá cay hoặc nhiều chất béo vốn có thể làm dạ dày nôn nao. Bước 8 - Ăn vài chiếc bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường để giảm buồn nôn buổi sáng. Để sẵn một gói bánh quy trên tủ đầu giường nếu bạn thường cảm thấy buồn nôn khi thức dậy. Một chút thức ăn nhạt trong bụng ăn vào trước khi ra khỏi giường sẽ giúp tăng lượng đường trong máu và ngăn ngừa buồn nôn. Đây là một mẹo hay dành cho phụ nữ mang thai ốm nghén hoặc các bệnh nhân đang trải qua quá trình hoá trị liệu. Bước 9 - Ngồi thẳng người trong khoảng một tiếng sau bữa ăn. Tạo điều kiện cho thức ăn lắng xuống bằng cách ngồi thẳng và để cho trọng lực hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá sau khi ăn. Tránh các bài tập cường độ cao hoặc nằm ngay sau khi ăn no, vì những việc này có thể gây buồn nôn. Nếu bạn đã buồn nôn và cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm, hãy thử nằm nghiêng bên trái để giúp tăng lưu thông máu thay vì nằm nghiêng bên phải. Phương pháp 3 - Tạo thói quen giúp ổn định dạ dày Bước 1 - Giảm mức độ căng thẳng bằng thiền định. Tập thiền để giảm mức adrenaline và căng thẳng, hai yếu tố có thể gây buồn nôn và nôn. Vào tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái, nhắm mắt và chỉ tập trung vào hơi thở trong 10 phút. Cố gắng không để các ý nghĩ lo âu nào len lỏi vào tâm trí và thả lỏng những điểm căng thẳng trong cơ thể. Thử dùng các ứng dụng thiền có hướng dẫn, chẳng hạn như Relax By Andrew Johnson, nếu bạn mới bắt đầu tập thiền. Bước 2 - Tránh sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trước khi tập thể dục. Nếu có uống thuốc NSAID như acetaminophen và ibuprofen, bạn nên uống sau khi thay vì trước khi tập thể dục. Các thuốc này có thể kích thích cơn buồn nôn nếu bạn uống trước khi vận động mạnh vì chúng gây khó chịu cho dạ dày. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn tham gia các môn thể thao luyện sức bền, chẳng hạn như chạy việt dã hoặc ba môn phối hợp. Bước 3 - Thỉnh thoảng dừng lại nghỉ khi đi xe đường dài. Để cho dạ dày ổn định bằng cách mỗi tiếng đồng hồ dừng xe lại nghỉ một lần nếu bạn thường buồn nôn khi đi xe. Việc ngừng nhìn vào quang cảnh di động và đặt chân trên mặt đất vững vàng trong 5 phút có thể giúp bạn bớt buồn nôn và bình thường trở lại. Bước 4 - Khởi động và thả lỏng sau khi tập thể dục. Dành ra 15 phút thực hiện các bài tập nhẹ hơn trước và sau bài tập chính để giúp dạ dày thích nghi với chuyển động của cơ thể. Bạn có thể buồn nôn hoặc nôn nếu lao vào tập hoặc ngừng tập đột ngột. Đi bộ và nhảy dây là những bài tập phù hợp để cơ thể làm quen khi bắt đầu và kết thúc buổi tập. Phương pháp 4 - Sử dụng thuốc và các liệu pháp thay thế Bước 1 - Hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc chống buồn nôn kê toa. Hỏi bác sĩ về thuốc Odansetron, Promethazine và các loại thuốc chống buồn nôn khác xem liệu nó có ích cho bạn không. Dù nguyên nhân gây buồn nôn là do hoá trị liệu hay ốm nghén, nhiều loại thuốc trên đây có thể giúp bạn đỡ buồn nôn và sinh hoạt bình thường. Luôn luôn kể cho bác sĩ biết về các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng để họ có thể điều chỉnh chế độ điều trị cho phù hợp với bạn. Không uống cùng lúc nhiều loại thuốc chống buồn nôn, vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú để bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc chống buồn nôn kê toa. Bước 2 - Dùng Dramamine để thinh thoảng chống say xe. Uống 1 viên thuốc chống buồn nôn không kê toa, chẳng hạn như Dramamine, khoảng nửa tiếng trước khi khởi hành. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có thể uống Dramamine sau mỗi 4-6 tiếng khi cần để giảm say xe sau khi cơn buồn nôn xuất hiện. Hỏi bác sĩ nhi khoa để biết Dramamine có an toàn cho con bạn không nếu trẻ chưa đến 12 tuổi. Bước 3 - Đeo vòng tay bấm huyệt chống say xe ở cổ tay. Kích thích huyệt P6 (huyệt nội quan) – được cho là giúp giảm buồn nôn – bằng cách đeo vòng tay bấm huyệt, chẳng hạn như vòng Sea Bands. Loại vòng này không có tác dụng phụ và có thể đeo cả ngày an toàn nếu nó có hiệu quả với bạn. Bạn cũng có thể kích thích huyệt này khi không đeo vòng bằng cách ấn vào mặt trong cổ tay, ở vị trí dưới nếp gấp cổ tay khoảng 2 đốt ngón tay. Bước 4 - Uống probiotic. Thực phẩm bổ sung probiotic có thể giúp trị buồn nôn và nôn. Probiotic có hiệu quả nhờ tác dụng khôi phục hệ vi sinh trong đường ruột. Có nhiều loại probiotic bán ở hiệu thuốc, và mỗi loại có thể có công thức hỗ trợ các vấn đề cụ thể. Uống thực phẩm bổ sung probiotic theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C3%A1-l%E1%BB%97-th%E1%BB%A7ng-tr%C3%AAn-n%E1%BB%87m-h%C6%A1i
Cách để Vá lỗ thủng trên nệm hơi
Chắc chắn là bạn không thể có một đêm ngon giấc khi nằm trên tấm nệm hơi bị xẹp. Tuy nhiên, cho dù tấm nệm có bị xì thì bạn cũng không nhất thiết phải vứt đi. Việc tìm và vá lỗ thủng trên nệm hơi khá dễ dàng và có thể làm tại nhà với các đồ gia dụng và bộ vá nệm hơi mà không tốn bao nhiêu tiền. Phương pháp 1 - Tìm lỗ thủng Bước 1 - Biết rằng nệm hơi thường bị xẹp một cách tự nhiên. Trước khi quyết định tháo áo bọc nệm để tìm lỗ thủng, bạn cần biết rằng không có loại nệm hơi nào có thể giữ mãi không khí ở bên trong. Bạn sẽ phải bơm lại nệm hơi, cho dù nệm có bị xì hay không. Ví dụ như không khí lạnh có thể làm nệm co lại. Khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, tấm nệm của bạn có khả năng mềm hơn một chút do không khí lạnh. Thiết bị sưởi trong nhà đặt gần nệm hơi có thể ngăn ngừa được vấn đề này. Nệm hơi sẽ “giãn” sau khi mua. Bạn đừng lo nếu thấy nệm có vẻ mềm ngay sau khi được bơm phồng trong vài lần đầu. Tấm nệm của bạn sẽ nhanh chóng thích ứng. Bước 2 - Bơm đầy hơi vào nệm để kiểm tra lỗ rò rỉ. Nếu tấm nệm bị xẹp đáng kể sau khi bơm vài phút thì có lẽ nó đã bị xì. Bạn hãy thử ngồi lên nệm sau khi bơm phồng – thông thường tấm nệm không lún xuống quá 2,5 -5 cm dưới sức nặng của bạn. Nếu không chắc nệm có bị xì hay không, bạn có thể đặt vật nặng như vài chồng sách lên nệm và để qua một đêm. Nếu sáng hôm sau bạn thấy nệm xẹp xuống không ít, có lẽ là tấm nệm của bạn đã có chỗ bị xì. Bơm phồng nệm khi kiểm tra lỗ rò rỉ. Nếu thấy nệm mềm đi, bạn cần bơm lại trước khi bắt đầu kiểm tra lần nữa. Áp suất không khí bên trong càng cao thì hơi xì ra sẽ càng mạnh, và bạn sẽ càng dễ phát hiện hơn. Bước 3 - Kiểm tra van khóa hơi. Đặt bàn tay lên van xem có không khí thoát ra không. Van của nệm hơi thường nằm cạnh bơm hơi và trông như cái nút mà bạn có thể tháo ra để làm xẹp nệm. Điều không may là van của nệm hơi thường khó sửa chữa tại nhà. Nếu chiếc van bị vỡ hoặc xì, bạn hãy gọi cho nhà sản xuất để thay van mới. Bước 4 - Dựng đứng nệm trong căn phòng rộng và yên tĩnh để kiểm tra lỗ rò rỉ. Phần lớn các lỗ thủng là ở mặt dưới nệm, vì người ta thường vô tình đặt nệm lên trên các đồ vật sắc nhọn. Nhớ bơm phồng nệm và dựng lên để kiểm tra đáy nệm. Bạn cần thực hiện việc này trong căn phòng rộng để lật, xoay và di chuyển nệm trong lúc kiểm tra. Bước 5 - Ghé tai cách mặt nệm khoảng 5 -7 cm và nghe tiếng rít. Chầm chậm di chuyển khắp mặt nệm, ghé tai lại gần để nghe tiếng không khí thoát ra. Nếu có lỗ rò rỉ, bạn sẽ nghe thấy tiếng xì nhẹ như có ai đó đang phát âm “ssssss.” Bắt đầu từ măt dưới nệm, sau đó thử kiểm tra các cạnh bên và mặt trên nệm nếu bạn không phát hiện được lỗ thủng. Bước 6 - Nhúng ướt mu bàn tay và lặp lại bước trên nếu bạn không tìm thấy lỗ rò nào. Không khí trong nệm khi thoát ra ngoài sẽ làm nước bay hơi nhanh và bạn sẽ cảm thấy mát trên tay. Nhúng ướt tay và lướt khắp mặt nệm ở khoảng cách 5 -7 cm để kiểm tra những lỗ rò nhỏ. Bạn cũng có thể liếm môi và kiểm tra hơi xì ra khỏi nệm, vì môi thường là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Bước 7 - Dùng nước xà phòng để kiểm tra các bong bóng nổi lên nếu bạn vẫn không tìm được chỗ bị xì. Một số nhà sản xuất cảnh báo rằng nước có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, nhưng đây vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất để tìm lỗ thủng. Nước xà phòng hoạt động giống như trò chơi thổi bóng bóng của trẻ con – bạn sẽ thấy một lớp nước mỏng có bong bóng, tấm nệm sẽ “thổi” bong bóng qua các lỗ thủng và cho thấy vị trí lỗ rò. Cách làm như sau: Đổ nước đầy xô và thêm vào vài giọt (1 thìa cà phê) nước rửa bát. Dùng miếng mút chầm chậm lau bề mặt nệm bằng nước xà phòng. Bắt đầu ở khu vực gần van, sau đó kiểm tra các đường may, mặt dưới và mặt trên của nệm hơi. Bong bóng hình thành ở đâu thì ở đó có lỗ thủng. Lau sạch xà phòng sau khi đã kiểm tra xong. Bước 8 - Đánh dấu lỗ thủng bằng bút bi hoặc bút sharpie. Khi nệm đã xẹp thì gần như bạn không thể tìm lại được lỗ thủng, vì vậy bạn cần đánh dấu để sau đó có thể dễ dàng sửa chữa. Nếu dùng nước xà phòng để tìm lỗ thủng, bạn hãy dùng khăn để lau khô nhanh khu vực có lỗ rò rỉ và đánh dấu lại. Bước 9 - Xì hết không khí ra khỏi nệm. Khi đã tìm thấy và đánh dấu lỗ thủng, bạn cần cho hơi trong nệm thoát ra ngoài. Nếu dùng phương pháp nước xà phòng để tìm lỗ thủng, bạn cần thấm khô nệm và phơi ngoài nắng ít nhất 1-2 tiếng trước khi tiếp tục xử lý. Phương pháp 2 - Dùng bộ vá nệm hơi Bước 1 - Mua một bộ vá nệm hơi. Hầu như cửa hàng bán vật dụng ngoài trời nào cũng có bộ vá nệm hơi ở khu vực đồ cắm trại. Bộ vá nệm hơi nhỏ và khá rẻ, trong đó gồm keo dán, giấy nhám và các miếng vá dành để vá lều, lốp xe đạp và nệm hơi. Trong trường hợp cần kíp và lỗ thủng trên nệm không lớn lắm thì miếng vá lốp xe đạp cũng có thể dùng được. Một số công ty có cung cấp các bộ sửa chữa nệm hơi mà bạn có thể tìm mua trên mạng như Thermarest Repair Kit, Tear-Aid, và Sevylor Repair Patch. Đảm bảo bộ vá nệm phải dán được nhựa hoặc vinyl. Bước 2 - Xì hết hơi trong nệm ra ngoài. Bạn sẽ không muốn không khí bên dưới miếng vá làm hỏng keo dán, vì vậy bạn cần xì hết hơi trong nệm ra trước khi tiếp tục. Bước 3 - Chà đi lớp vải nỉ mềm xung quanh lỗ thủng. Nếu phát hiện lỗ thủng ở mặt trên nệm, bạn sẽ phải loại bỏ lớp vải nỉ phủ bên trên để miếng dán có thể dính vào bề mặt nệm. Dùng bàn chải sắt hoặc giấy nhám chà nhẹ lớp nỉ cho đến khi chỉ còn lại lớp nhựa xung quanh chỗ thủng. Một số nhà sản xuất nệm gọi lớp chất liệu mềm này là lớp “lông”. Bước 4 - Rửa sạch và lau khô khu vực xung quanh lỗ thủng. Dùng nước xà phòng hoặc một chút cồn isopropyl rửa sạch chỗ rò rỉ để không còn bụi đất hoặc sạn cát bám xung quanh. Lau thật khô trước khi tiếp tục. Bước 5 - Cắt một miếng vá to khoảng gấp rưỡi lỗ thủng. Miếng vá phải rộng để che kín lỗ thủng, vì vậy bạn cần cắt sao cho miếng vá rộng hơn các cạnh của lỗ thủng 1 cm. Nếu các miếng vá đã được cắt sẵn, bạn nên dùng miếng có kích thước lớn hơn các cạnh của lỗ thủng khoảng 1-2 cm. Bước 6 - Dán miếng vá theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các miếng vá hoạt động theo một trong hai cách: dán như hình dán một cách đơn giản, hoặc dùng một loại keo đặc biệt để dán. Dù dán theo cách nào, bạn cũng nên làm theo hướng dẫn và vuốt cho phẳng. Không bóc ra để sửa lại cho “hoàn hảo”. Chỉ cần miếng vá phủ kín hoàn toàn là được. Miếng vá sẽ ít dính hơn nếu bạn gỡ ra và dán lại. Bước 7 - Ép xuống miếng dán với lực mạnh và đều. Khi đã dán xong, bạn hãy ấn lên miếng dán khoảng 30 giây hoặc hơn để đảm bảo miếng vá dính chặt. Dùng phần dưới lòng bàn tay ấn lên miếng dán hoặc dùng cây cán bột để ép mạnh miếng dán vào nệm. Bước 8 - Để cho keo khô trong khoảng 2-3 tiếng. Bạn có thể đặt một vật phẳng và nặng lên miếng dán để tạo lực ép. Không bơm phồng nệm cho đến khi keo khô hẳn. Bước 9 - Bơm nệm và kiểm tra chỗ rò rỉ. Ghé tai sát vào miếng vá và nghe xem có tiếng hơi thoát ra không. Nếu không cần dùng ngay, bạn nên bơm phồng nệm và để qua đêm, sáng hôm sau kiểm tra lại để chắc chắn nệm không còn bị xì. Phương pháp 3 - Vá lỗ thủng không dùng bộ vá nệm Bước 1 - Biết rằng việc bạn tự vá nệm bằng vật liệu tự làm có thể làm mất hiệu lực bảo hành. Nhiều nhà sản xuất yêu cầu bạn sử dụng bộ vá nệm hoặc gửi nệm đến cho họ sửa chữa. Mặc dù có hiệu quả, nhưng những miếng vá tự làm có thể khiến cho tấm nệm của bạn không còn được bảo hành nữa, vì vậy bạn cần phải thận trọng. Bạn có thể sử dụng băng dính vải để sửa chữa tạm thời, tuy nhiên chất keo của băng dính vải không có tác dụng dán nhựa vĩnh viễn, do đó nó sẽ bị khô đi và bong ra. Không bao giờ dùng keo nóng để vá lỗ thủng. Trong hầu hết các trường hợp, keo nóng sẽ làm chảy bề mặt nệm khiến lỗ thủng lớn thêm. Bước 2 - Chà giấy nhám để loại bỏ lớp nỉ mềm xung quanh chỗ rò rỉ nếu lỗ thủng nằm ở mặt trên của nệm. Lớp vải nỉ này tuy dễ chịu nhưng lại cản trở keo hoặc miếng dán kết dính xung quanh lỗ thủng, và chẳng mấy chốc miếng dán sẽ bong ra. Bạn cần dùng bàn chải sắt hoặc giấy nhám chà nhẹ lớp nỉ cho đến khi chỉ còn lại bề mặt nhựa xung quanh chỗ rò rỉ. Bước 3 - Cắt một miếng nhựa dẻo và mỏng, chẳng hạn như rèm che bồn tắm. Nếu không có miếng vá chuyên dụng hoặc không mua được, bạn vẫn có thể sử dụng miếng dán làm từ các vật liệu trong nhà. Vải dầu và rèm che bồn tắm có hiệu quả tốt và dễ cắt đúng kích cỡ. Đảm bảo miếng vá phải đủ rộng để phủ kín lỗ thủng, ít nhất phải rộng hơn chu vi lỗ thủng 1 cm. Bước 4 - Dán miếng vá tự chế bằng loại keo chắc. Thoa keo dán rộng ít nhất bằng diện tích miếng dán. Không dùng hồ dán thủ công. Bạn cần loại keo dính chắc chắn, chẳng hạn như keo siêu dính, KrazyGlue, hoặc Gorilla Glue để dán miếng vá. Bước 5 - Ép miếng dán vào keo và giữ chặt. Dùng lực mạnh và đều để ép cho miếng dán dính vào keo. Dùng các ngón tay vuốt phẳng miếng dán và nhẹ nhàng lau keo thừa xung quanh. Bước 6 - Đặt vật nặng lên miếng dán và kiểm tra lại sau 6-8 tiếng. Dùng vài cuốn sách nặng hoặc các vật nặng tương tự đặt lên miếng dán để tạo lực áp trong khi chờ miếng dán khô. Sau vài tiếng, miếng dán sẽ dính chặt vào nệm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%A1-b%E1%BB%A5ng-(d%C3%A0nh-cho-nam-gi%E1%BB%9Bi)
Cách để Giảm mỡ bụng (dành cho nam giới)
Mỡ bụng trông rất mất thẩm mỹ và khó loại bỏ, nhưng vấn đề không đơn giản là về ngoại hình. Thừa cân vùng bụng rất nguy hiểm, đặc biệt là ở nam giới. Kích thước vòng bụng lớn làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch, ngưng thở khi ngủ và thậm chí một số bệnh ung thư (như ung thư đại tràng hoặc trực tràng). Việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn vừa giảm mỡ bụng (và những nguy cơ kèm theo), vừa giảm cân và có lối sống lành mạnh hơn. Phương pháp 1 - Thay đổi lối sống để giảm mỡ bụng Bước 1 - Trao đổi với bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn uống hay tập luyện nào mới. Bác sĩ sẽ quyết định xem chế độ mới có an toàn và phù hợp với bạn không. Thông thường, thừa mỡ vùng bụng có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống và tập luyện mới để đảm bảo an toàn cho tình trạng sức khỏe. Bước 2 - Ăn ít cacbon-hydrat. Nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu cacbon-hydrat hay carb có thể làm tăng mỡ bụng và kích thước vòng eo. Giảm tiêu thụ những thực phẩm này trong chế độ ăn sẽ giúp giảm cân và giảm mỡ bụng. Chế độ ăn nên chứa phần lớn là protein nạc, rau củ, hoa quả và sữa động vật ít béo. Hạn chế tiêu thụ cacbon-hydrat “rỗng” như bánh mì, cơm, bánh quy giòn hay mì ống. Những thực phẩm này không phải không lành mạnh (đặc biệt là nếu làm từ ngũ cốc nguyên hạt) nhưng lại không được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu ăn thực phẩm giàu carb, bạn nên chọn loại ngũ cốc nguyên hạt 100%. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ hơn, nhiều dinh dưỡng và tương đối tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến khẩu phần ăn - một phần mì ống hoặc cơm bằng 1/2 cốc hoặc 125 ml. Ngũ cốc nguyên hạt gồm có gạo lứt, bánh mì và mì ống từ ngũ cốc nguyên hạt 100%, lúa mạch và hạt diêm mạch. Bước 3 - Tăng cường protein. Thực phẩm giàu protein có thể giúp nam giới giảm cân, giảm mỡ bụng và duy trì khối lượng cơ nạc. Việc bổ sung đầy đủ protein còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Để giảm cân, thực phẩm giàu protein nên chiếm khoảng 20-25% lượng calo mỗi ngày. Ví dụ, nếu nạp 1600 calo mỗi ngày, bạn cần bổ sung 80-100 g protein; nếu nạp 1200 calo mỗi ngày, bạn cần bổ sung 60-75 g protein. Protein nạc gồm có: đậu lăng, thịt gà không da, thịt gà tây, trứng, sữa động vật ít béo, hải sản, thịt lợn, thịt bò nạc và đậu phụ. Những thực phẩm này cung cấp năng lượng mà bạn cần, đồng thời giúp bạn thấy no mà không cần nạp quá nhiều calo. Bước 4 - Giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Việc giảm lượng calo nạp vào mỗi ngày sẽ giúp giảm cân. Có nhiều cách giúp giảm lượng calo. Bạn có thể thử cắt giảm khẩu phần ăn, đốt cháy nhiều calo hơn thông qua hoạt động thể chất và chuyển sang chế độ ăn giàu protein, ít chất béo và ít cacbon-hydrat. Bắt đầu theo dõi lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Theo dõi luôn cả lượng calo trong thức uống, dầu ăn, sốt salad và các loại sốt khác. Ghi chép nhật ký ăn uống để theo dõi lượng calo nạp vào. Nhật ký ăn uống trực tuyến hoặc các ứng dụng trong điện thoại được thiết kế để giúp bạn biết lượng calo trong thực phẩm, theo dõi lượng calo nạp vào và thậm chí còn kết nối với những người khác đang trong chế độ giảm cân. Lượng calo cần bổ sung để giảm cân phụ thuộc vào tuổi tác, kích thước cơ thể và mức độ hoạt động. Để giảm 0,5-1 kg trong một tuần, bạn cần cắt giảm khoảng 500 calo mỗi ngày. Tốc độ giảm cân này an toàn và phù hợp cho hầu hết nam giới. Bước 5 - Giảm tiêu thụ đường. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ đường có thể làm tăng mỡ bụng theo thời gian. Nam giới ăn ít đường có kích thước vòng bụng nhỏ hơn. Hạn chế hoặc ngừng tiêu thụ những thực phẩm như: nước ngọt, kẹo, bánh quy, bánh kem và các món ngọt khác, thực phẩm làm từ bột mì trắng (như bánh mì trắng hoặc mì ống trắng). Nếu thèm ngọt, bạn nên thử ăn một miếng hoa quả hoặc ăn món ngọt yêu thích nhưng với một phần rất nhỏ. Bước 6 - Không uống thức uống chứa cồn. Đây là lý do mà nam giới bụng mỡ được gọi là "bụng bia". Mặt khác, bia không phải là thức uống duy nhất làm tăng mỡ bụng. Nghiên cứu cho thấy các loại thức uống chứa cồn đều làm tăng mỡ bụng ở nam giới. Có khuyến nghị rằng nam giới không uống quá 2 phần thức uống chứa cồn mỗi ngày; tuy nhiên, nếu muốn giảm mỡ bụng, bạn nên bỏ uống thức uống chứa cồn. Phương pháp 2 - Hoạt động thể chất nhằm giảm mỡ bụng Bước 1 - Bắt đầu tập thể dục. Tập thể dục kết hợp chế độ ăn ít calo sẽ hỗ trợ và tăng tốc độ giảm cân bằng cách đốt cháy calo và tăng cường trao đổi chất. Sự kết hợp bài tập cơ tim thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân và giảm cả mỡ bụng. Chạy bộ, leo núi, đạp xe và bơi lội là những bài tập cardio giúp đốt cháy calo. Bạn nên tập bài tập tăng cường sức khỏe tim-phổi ít nhất 30 phút, 5 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu không muốn tập thể dục hàng ngày, bạn cần tìm cách tăng cường hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, tập thói quen đi thang bộ thay cho thang máy, đậu xe cách xa điểm đến, dùng bàn làm việc đứng. Tập thể dục càng quan trọng hơn đối với nhân viên làm việc bàn giấy và ít vận động. Bước 2 - Tăng cường bài tập rèn luyện sức bền. Bạn càng lớn tuổi thì việc giảm mỡ bụng sẽ càng khó. Một phần là do hiện tượng giảm khối lượng cơ nạc tự nhiên khi bạn già đi, nhưng cũng có thể là do cơ thể bắt đầu tích trữ thêm mỡ quanh bụng. Duy trì khối lượng cơ nạc có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng này. Tập bài tập rèn luyện sức bền ít nhất 2 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 20-30 phút. Bài tập rèn luyện sức bền gồm có: nâng tạ tự do, tập với máy nâng tạ hoặc yoga. Bước 3 - Tăng cường bài tập toàn thân. "Bài tập tập trung vào vùng bụng" như gập bụng hoặc Plank giúp tăng cường sức mạnh cơ vùng bụng nhưng không làm giảm mỡ bụng. Bài tập rèn luyện sức mạnh và siết cơ sẽ giúp tạo cơ nạc nhưng không giúp giảm bụng. Tập trung giảm cân toàn thân. Điều chỉnh chế độ ăn và tập bài tập cardio ở mức phù hợp. Tiếp theo, bạn hãy bắt đầu kết hợp các bài tập vùng bụng để giúp cơ bụng săn chắc. Bước 4 - Tìm bạn tập. Bạn sẽ cảm thấy việc tập luyện được thoải mái hơn nếu có bạn tập cùng. Nghiên cứu cho thấy việc có bạn tập sẽ giúp bạn dễ dàng tuân thủ lịch tập luyện đã đề ra và tập luyện thường xuyên hơn. Nếu là người có tính cạnh tranh, bạn có thể sẽ thấy vui khi đua cùng bạn tập để xem ai đạt mục tiêu giảm cân trước. Phương pháp 3 - Theo dõi quá trình và giữ động lực Bước 1 - Cân trọng lượng cơ thể. Để giảm hoặc loại bỏ mỡ bụng, bạn cần giảm cả trọng lượng cơ thể. Cân đều đặn sẽ giúp bạn theo dõi lượng cân nặng đã giảm được. Tốt nhất bạn nên cân khoảng 1-2 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, bạn cũng nhớ cân vào cùng một ngày trong tuần, cùng một thời điểm và mặc cùng một bộ quần áo. Ghi chép nhật ký theo dõi cân nặng. Bạn sẽ có động lực kiên trì hơn khi thấy được quá trình giảm cân. Nhật ký cũng giúp bạn phát hiện nếu bản thân đang tăng cân. Bước 2 - Đo vòng bụng. Theo dõi kích thước vòng eo cũng là một trong những cách để đánh giá quá trình giảm mỡ bụng. Đây là bước đo quanh phần nhỏ nhất của eo. Khi bạn giảm mỡ bụng, kích thước vòng eo cũng sẽ giảm Dùng thước dây để đo kích thước vòng eo. Tìm phần cao nhất của xương hông và phần thấp nhất của xương sườn rồi quấn thước dây quanh vị trí giữa hai điểm này. Tiếp tục đo để theo dõi quá trình giảm mỡ bụng. Kích thước vòng eo lớn hơn 94 cm cho thấy bạn có nhiều mỡ bụng và có nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Nên nhớ rằng cơ nặng hơn mỡ nên nếu bạn đang giảm cân trong khi tăng cơ, việc cân trọng lượng có thể không chính xác. Cách tốt nhất để theo dõi quá trình giảm mỡ bụng là đo kích thước vòng eo kết hợp cân trọng lượng cơ thể. Bước 3 - Lên danh sách những việc cần làm thay vì ăn. Việc ăn kiêng có thể sẽ hơi khó, đặc biệt là khi bạn cứ liên tục nghĩ đến thức ăn hay ăn cho đỡ chán. Cách tốt nhất để giảm cơn thèm ăn là giữ cho bản thân luôn bận rộn và tham gia những hoạt động bạn yêu thích. Lên danh sách những hoạt động thú vị khác có thể giúp bạn tránh ăn vặt hoặc ăn do buồn chán. Mang theo danh sách này bên người để đề phòng khi bạn thấy thèm ăn. Gợi ý cho bạn gồm có: dạo bộ, đọc sách, dọn dẹp ngăn rác, trò chuyện với gia đình hoặc bạn bè, làm công việc nhà. Nếu thấy đói và gần đến giờ ăn, bạn có thể bắt đầu bữa ăn rồi chuyển sang các hoạt động khác. Không được tiếp tục ăn (cả bữa chính và bữa ăn nhẹ). Bước 4 - Kiểm soát căng thẳng Khi bạn bị căng thẳng mãn tính, cơ thể sẽ tiết hormone cortisol, khiến cho mỡ được tích trữ thêm ở vùng bụng. Bên cạnh đó, nồng độ cortisol tăng cao trong thời gian dài có thể làm tăng cơn đói. Cố gắng loại bỏ và kiểm soát những thứ/tình huống/con người khiến bạn căng thẳng. Học cách kiểm soát tốt hơn những thứ gây căng thẳng trong cuộc sống mà bạn không thể thay đổi (ví dụ như công việc). Bạn có thể đến gặp chuyên viên tư vấn về lối sống hoặc chuyên gia trị liệu để được hướng dẫn cách kiểm soát căng thẳng. Nên nhớ rằng, mặc dù không thể kiểm soát tình huống nhưng bạn có thể kiểm soát được cách bản thân phản ứng với tình huống đó. Các bài tập rèn luyện tâm trí và cơ thể như yoga, thiền sẽ giúp bạn học cách thư giãn đầu óc để có thể dễ dàng đối đầu với căng thẳng, lo âu và trầm cảm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh-thanh-l%E1%BB%8Dc-th%E1%BA%ADn
Cách để Tiến hành thanh lọc thận
Thận có chức năng quan trọng là lọc và kiểm soát chất thải mà cơ thể sản sinh, nhờ đó giúp cơ thể được khỏe mạnh. Mặc dù ngày nay, các phương pháp nhịn ăn giải độc đang trở nên phổ biến nhưng lại có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy các phương pháp này có thể thanh lọc độc tố trong cơ thể. Gan và thận có khả năng tự giải độc hiệu quả nên bạn cần tập trung giữ cho hai cơ quan này được khỏe mạnh, thay vì nhịn ăn hoặc dùng các loại nước/phương pháp thanh lọc cơ thể. Mặt khác, nếu muốn thử chế độ nhịn ăn để thanh lọc thận, bạn nên uống nhiều nước và ăn các thực phẩm tốt cho thận. Phương pháp 1 - Thử áp dụng chế độ nhịn ăn giải độc thận Bước 1 - Trao đổi trước với bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ nhịn ăn giải độc thận. Tùy tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn mà chế độ nhịn ăn có thể không an toàn. Cũng đừng ngạc nhiên khi bác sĩ bày tỏ sự hoài nghi đối với lợi ích của việc nhịn ăn. Bác sĩ thường sẽ khuyến nghị bạn uống nhiều nước và cải thiện chế độ ăn để duy trì sức khỏe thận. Nếu bạn được chẩn đoán có vấn đề về thận, bác sĩ cùng với chuyên gia dinh dưỡng có thể lên một chế độ ăn riêng cho bạn. Nhịn ăn giải độc thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc chữa bệnh nên bạn không được áp dụng khi đang uống thuốc. Bước 2 - Uống nhiều nước. Cách thanh lọc thận an toàn nhất là chỉ tăng lượng nước uống. Bạn nên cố gắng uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe thận. Mặt khác, nếu muốn thử nhịn ăn giải độc thận, bạn cũng cần đảm bảo uống thật nhiều nước. Bước 3 - Ăn ít thức ăn tinh chế. Giúp thận hoạt động tốt hơn bằng cách giảm tiêu thụ thức ăn tinh chế và nhiều muối. Hạn chế tiêu thụ nguồn cacbon-hydrat tinh luyện: đồ ngọt, sôcôla, bánh kem, bánh quy và nước ngọt. Một số thức ăn tinh chế khác gồm có bánh mì trắng và mì ống trắng. Chế độ nhịn ăn thanh lọc loại bỏ hoàn toàn thực phẩm đã qua quá trình xử lý có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn trong thời gian ngắn. Nếu muốn tìm giải pháp lâu dài, bạn nên chọn chế độ ăn cân bằng. Bước 4 - Thử uống nước táo để thanh lọc thận. Nếu muốn thanh lọc thận trong thời gian ngắn, bạn có thể thử nhịn ăn và chỉ uống nước. Một phương pháp cho rằng uống 1,2 lít nước ép táo và 1,2 lít nước lọc mỗi ngày có thể giúp giải độc thận và loại bỏ sỏi thận. Táo là lựa chọn tuyệt vời để duy trì sức khỏe thận. Táo giúp hạ nồng độ cholesterol, hạ nồng độ glucose và là nguồn vitamin C dồi dào. Vỏ táo cũng giàu chất chống oxy hóa. Lưu ý rằng nước ép táo đóng chai thường chứa nhiều nước. Bước 5 - Cân nhắc “chế độ nhịn ăn và giải độc bằng chanh”. Một loại nước giải độc cơ thể khác đó là nước chanh. Bạn có thể uống hỗn hợp gồm 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa sirô lá phong, 1/10 thìa cà phê ớt Cayenne và 1-2 cốc nước lọc. Uống loại nước giải độc từ chanh này khoảng 10 ngày (uống một cốc nước sau khi uống nước chanh) trước khi bắt đầu ăn lại rau củ quả tươi. Nên uống khoảng 6-12 cốc nước chanh mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến nghị có thể uống trà nhuận tràng mỗi sáng. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các thức uống thanh lọc này là cách tốt để cải thiện sức khỏe. Bước 6 - Thử dùng dưa hấu. Nhiều người cho rằng ăn nhiều dưa hấu cũng là cách thanh lọc thận. Bạn có thể mua quả dưa hấu nặng khoảng 1-5 kg để ăn suốt cả ngày, đồng thời đi tiểu tiện thường xuyên. Nếu có vấn đề về thận mãn tính, bạn nên tránh phương pháp này do hàm lượng kali trong dưa hấu rất cao. Không nên ăn quá một cốc dưa hấu mỗi ngày nếu có vấn đề về thận mãn tính. Dưa hấu chứa khoảng 92% nước nên phương pháp nhịn ăn giải độc thận này tương tự như uống nhiều nước. Ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây ra vấn đề về sức khỏe nên bạn cần trao đổi với bác sĩ trước. Bước 7 - Thử dùng nước thanh lọc từ thảo mộc. Nếu không muốn thanh lọc thận bằng nước cốt chanh, bạn có thể uống trà thảo mộc đặc chế. Đầu tiên, ngâm 1/4 cốc rễ Hydrangea, rễ Gavel và rễ Marshmallow trong 10 cốc nước lạnh. Để ủ qua đêm rồi cho thêm một ít rau mùi tây luộc chín. Đun sôi toàn bộ hỗn hợp và đun liu riu thêm 20 phút. Khi hỗn hợp nguội, uống 1/4 cốc và đổ phần còn lại vào hũ đựng. Mỗi buổi sáng, đổ 3/4 cốc hỗn hợp và 1/2 cốc nước vào cốc lớn. Nhỏ thêm 20 giọt cúc hoàng anh ngâm rượu và 1 thìa Glycerine. Uống hỗn hợp suốt cả ngày. Lưu ý ngưng uống nếu thấy đau bụng. Phương pháp 2 - Chăm sóc thận Bước 1 - Uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời thanh lọc độc tố khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Nói chung, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và uống nhiều hơn vào những ngày nóng để bù lại lượng nước mất đi do đổ mồ hôi. Theo dõi màu nước tiểu để biết có cần uống thêm nước không. Nước tiểu phải có màu vàng nhạt. Nước tiểu màu vàng đậm có thể là dấu hiệu mất nước và bạn cần uống thêm. Uống nhiều nước suốt cả ngày sẽ giúp giảm nguy cơ sỏi thận. Bước 2 - Có chế độ ăn lành mạnh. Chế độ ăn cân bằng giúp duy trì sức khỏe thận, nhờ đó giúp cơ thể thanh lọc độc tố một cách tự nhiên. Chế độ ăn lành mạnh cần có nhiều loại rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo bổ sung đủ vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần. Bạn có thể tìm kiếm và sử dụng công cụ MyPlate để đánh giá và lên kế hoạch cho chế độ ăn. Một số thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe thận gồm có táo, việt quất và dâu tây. Thử kết hợp cải xoăn và rau bina (cải bó xôi) vào chế độ ăn. Khoai lang cũng là một loại củ tốt cho thận. Cá là nguồn dồi dào omega-3 - axit béo tốt cho thận. Bạn nên kết hợp thêm cá hồi, cá trích, cá mòi vào chế độ ăn. Bước 3 - Giảm tiêu thụ thức ăn mặn và dầu mỡ. Hạn chế tiêu thụ thức ăn mặn và dầu mỡ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn. Mua thực phẩm tươi thay cho thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp giảm đáng kể lượng muối trong chế độ ăn. Thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều muối, còn khi bạn tự nấu ăn, bạn có thể kiểm soát và gia giảm lượng muối. Tìm mua thực phẩm có ghi trên nhãn là “không natri”, “không muối”, “không cho thêm muối” hoặc “ít muối”. Dùng rau thơm để tăng hương vị món ăn thay cho muối. Rửa sạch đậu, thịt, rau và cá đóng hộp trước khi ăn. Bước 4 - Tránh hút thuốc và uống thức uống chứa cồn. Hút thuốc lá và uống rượu bia đều gây hại cho thận. Bạn nên bỏ thuốc hoàn toàn và hạn chế tiêu thụ thức uống chứa cồn xuống mức tối đa 2 ly đối với nam giới và 1 ly đối với phụ nữ. Hút thuốc và uống rượu bia đều làm tăng nồng độ cholesterol. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề về thận. Nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra huyết áp ít nhất 5 năm 1 lần. Bước 5 - Duy trì lối sống năng động. Bạn cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với lối sống năng động. Thừa cân sẽ làm tăng huyết áp và góp phần gây ra các vấn đề về thận. Nói chung, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tập thể dục có thể là chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các môn thể thao đồng đội và tập thể hình. Xác định chỉ số BMI của bản thân và dùng chỉ số này để biết cân nặng có đang ở mức khỏe mạnh không. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để tính chỉ số BMI.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-ti%C3%AAu-ch%E1%BA%A3y-cho-th%E1%BB%8F
Cách để Chữa tiêu chảy cho thỏ
Loài thỏ có hệ tiêu hoá chuyên biệt và dễ gặp phải các vấn đề như bệnh tiêu chảy. Thỏ thải ra hai loại phân: một loại là phân thường, còn loại kia là phân ban đêm. Khi thỏ thực sự bị tiêu chảy, cả hai loại phân của chúng đều lỏng; và tuy hiếm xảy ra ở thỏ trưởng thành, tình trạng này cần được chăm sóc thú y kịp thời. Phân ban đêm mềm (thường bị nhầm với tiêu chảy) có thể dễ dàng chữa được tại nhà bằng một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn. Khi thỏ đã hồi phục, bạn hãy để ý chăm sóc chúng hơn, tắm cho thỏ khi chúng bị bẩn, đồng thời giữ môi trường sạch sẽ, yên tĩnh và thoải mái. Phương pháp 1 - Xử lý tức thời Bước 1 - Phân biệt giữa bệnh tiêu chảy thực sự và phân ban đêm mềm. Loài thỏ có hệ tiêu hoá phức tạp và hai loại phân. Bệnh tiêu chảy thực sự là khi cả phân thông thường và phân ban đêm đều lỏng và không thành khuôn. Nếu bạn thấy có các viên phân bình thường bên cạnh phân lỏng thì vấn đề thực ra chỉ là phân ban đêm mềm. Thỏ trưởng thành ít khi mắc bệnh tiêu chảy, nhưng bệnh đôi khi xảy ra ở thỏ con, đặc biệt là những con non được cai sữa không đúng cách. Đây là tình trạng cấp cứu có nguy cơ tử vong đối với thỏ mọi độ tuổi. Phân ban đêm bình thường trông như các chùm nho nhỏ xíu và thỏ có nhu cầu ăn loại phân này để duy trì dinh dưỡng. Thường bị nhầm với bệnh tiêu chảy, tình trạng phân ban đêm mềm phổ biến hơn ở thỏ trưởng thành. Việc điều trị thường chỉ là một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn. Phân ban đêm mềm thường có kết cấu như bột nhão hoặc các cục mềm mềm dính vào lông thỏ và những thứ xung quanh, thường kèm theo mùi hôi. Bước 2 - Đem thỏ đến bác sĩ thú y ngay lập tức nếu thỏ bị tiêu chảy thực sự. Nếu toàn bộ phân thỏ đều lỏng, hãy gọi cho bác sĩ thú y nói rằng thỏ của bạn bị tiêu chảy và bạn đang trên đường đem thỏ đến phòng khám. Thỏ bị tiêu chảy phải được chăm sóc thú y ngay lập tức, đặc biệt là thỏ con. Bệnh tiêu chảy ở thỏ thường gây tử vong và cần được chữa trị nghiêm túc. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự thay đổi hệ vi sinh trong manh tràng (một bộ phận trong đường tiêu hoá của thỏ có chức năng lên men). Nếu bạn chưa có bác sĩ thú y có kinh nghiệm trị bệnh cho thỏ, hãy lên mạng tìm một bác sĩ thú y. Nếu ở Mỹ, bạn có thể tìm trong danh sách của House Rabbit Society (Hiệp hội Nuôi Thỏ): http://rabbit.org/vet-listings/. Bước 3 - Đem mẫu phân mới nhất của thỏ đến cho bác sĩ xem. Bác sĩ sẽ cần lấy mẫu phân thỏ và quan sát dưới kính hiển vi để có chẩn đoán chính xác. Nếu có thể, bạn hãy thu thập mẫu phân thường và phân ban đêm của thỏ đem đến cho bác sĩ. Nếu vì lý do nào đó mà không đem phân thỏ đến phòng khám được, bạn nên cố gắng chụp ảnh phân thỏ cho bác sĩ xem. Mẫu phân không cần quá nhiều, chỉ cần cỡ bằng 2-3 quả nho là đủ. Bạn có thể đựng mẫu phân thỏ trong găng tay latex hoặc túi ni lông có khoá khéo để nhân viên phòng khám dễ xử lý hơn. Bước 4 - Cung cấp đủ nước cho thỏ. Mất nước là vấn đề đáng lo ngại, do đó bạn cần đảm bảo thỏ luôn có nước sạch để uống. Nếu thỏ không chịu uống nước hoặc không uống được, chúng sẽ cần được tiêm dung dịch Lactated Ringers dưới da để duy trì nước cho cơ thể. Tốt nhất là bạn nên đem thỏ đến bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên thú y tiêm cho thỏ. Bước 5 - Tự tiêm dung dịch cấp nước cho thỏ nếu cần. Nếu không đến được bác sĩ thú y mà bạn lại có sẵn thuốc và bơm tiêm trong tay, bạn có thể sát trùng kim và nắp lọ dung dịch, sau đó rút 1-2 mg dung dịch vào bơm tiêm. Nhẹ nhàng véo da thỏ lên như hình chiếc lều và tiêm vào dưới da theo góc 45 độ. Cẩn thận, đừng đẩy kim xuyên qua mặt bên kia của phần da được kéo lên, nó rất mỏng. Trước khi tiêm dung dịch, bạn hãy kéo pít tông lại một chút xem có máu ra không; nếu có thì nghĩa là bạn đã đâm vào mạch máu hoặc cơ, và phải tìm một vị trí khác. Sau khi tiêm, hãy rút kim tiêm ra bằng động tác nhanh và nhẹ nhàng theo chiều đã đâm vào. Thỏ vừa được tiêm dung dịch cấp nước thường sẽ có một “cái bướu” nhỏ. Điều này không đáng lo, vì dung dịch sẽ được cơ thể nhanh chóng hấp thụ và phân phối, sau đó cái bướu này sẽ biến mất. Gáy và hông là những vị trí tốt nhất để tiêm dưới da cho thỏ. Tiêm tổng cộng 10mg trong vòng 24 giờ ở các vị trí khác nhau để hạn chế tổn thương mô. Bước 6 - Cho thỏ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Dựa vào chẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn cho thỏ uống một số thuốc khác như: Imodium hoặc các thuốc trị tiêu chảy khác Cholestyramine để điều trị các độc tố do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra Thuốc giảm đau Colostrum để tăng cường hệ miễn dịch cho thỏ con Phương pháp 2 - Điều chỉnh chế độ ăn của thỏ Bước 1 - Loại bỏ toàn bộ thức ăn khác ngoại trừ cỏ khô. Nếu chú thỏ của bạn đã quen ăn cỏ khô, bạn hãy ngừng cho ăn tất cả các thức ăn khác. Đặt nhiều máng cỏ khô rải rác trong chuồng để khuyến khích thỏ ăn. Nhớ cho thỏ ăn cỏ khô không thuộc loài họ đậu (như cỏ linh lăng), do chúng có hàm lượng carbohydrate and protein quá cao. Cỏ khô giàu chất xơ là thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của thỏ và rất cần thiết cho quá trình tiêu hoá. Nó sẽ giúp cho hệ thực vật đường ruột và khả năng tiêu hoá trong manh tràng trở lại trạng thái cân bằng bình thường. Nhớ chỉ cho thỏ ăn cỏ khô và uống nước cho đến khi phân thỏ trở lại bình thường. Đảm bảo cỏ khô phải tươi mới và không có mốc. Cỏ khô mới sẽ có mùi thơm dễ chịu. Thỏ sẽ không chịu ăn cỏ khô quắt hoặc mốc. Bước 2 - Dần dần chuyển sang cỏ khô nếu thỏ chỉ ăn thức ăn viên. Nếu chú thỏ của bạn bình thường không ăn cỏ khô, có lẽ nó sẽ bị đói nếu bạn loại bỏ tất cả các thức ăn khác. Hãy kiểm tra nhãn sản phẩm để đảm bảo thức ăn viên của thỏ có thành phần chủ yếu là cỏ khô. Như vậy, bạn có thể cho thỏ ăn thức ăn viên mỗi ngày hai lần, luôn để cỏ khô trong chuồng và theo dõi xem nó có ăn cỏ không. Khi thấy thỏ ăn cỏ khô thường xuyên, bạn hãy từ từ giảm lượng thức ăn viên trong 1-2 tuần cho đến khi loại bỏ thức ăn viên hoàn toàn. Nếu thỏ không ăn cỏ khô, bạn hãy xay thức ăn viên bằng máy xay thực phẩm, xịt nước lên cỏ khô và rắc bột thức ăn viên lên cỏ. Bước 3 - Đổi thức ăn viên làm từ hạt và quả hạch sang sản phẩm làm từ cỏ khô. Nếu thức ăn viên không chứa cỏ khô, bạn hãy mua loại có thành phần cỏ khô. Cho thỏ ăn hỗn hợp thức ăn viên một nửa loại mới và một nửa loại cũ. Dần dần giảm lượng thức ăn viên loại cũ trong 1-2 tuần cho đến khi có thể chuyển đổi hoàn toàn sang loại mới. Khi thỏ đã chuyển sang ăn thức ăn viên cỏ khô hoàn toàn, bạn hãy cho thỏ làm quen với cỏ khô thật, sau đó dần dần giảm lượng thức ăn viên. Bước 4 - Ngừng cho thỏ ăn món phần thưởng. Chú thỏ của bạn có thể sẽ thất vọng vì không được thưởng món khoái khẩu, nhưng bạn cần phải tránh cho nó ăn các món phần thưởng. Thỏ là động vật ăn cỏ và có hệ tiêu hoá đặc biệt, do đó ngay cả hoa quả cũng có thể gây ra vấn đề. Hơn nữa, nếu bạn cho thỏ ăn thức ăn khác, nó có thể không chịu ăn cỏ khô vốn cần thiết cho sự hồi phục của thỏ. Bước 5 - Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn của thỏ sau khi phân thỏ đã bình thường trở lại trong 1 tuần. Có thể mất khoảng từ 2 tuần đến 3 tháng phân thỏ sẽ trở lại bình thường. Một tuần sau khi phân thỏ trở lại bình thường, bạn có thể cho thỏ ăn một lượng nhỏ rau xanh để đảm bảo thỏ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Một số loại rau xanh phù hợp để cho thỏ ăn là húng quế, bông cải xanh, rau diếp, cải xoăn và cải cầu vồng. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn thường giàu dinh dưỡng hơn rau xanh nhạt như xà lách Mỹ. Cho thỏ ăn tối đa 1 cốc (khoảng 150 g) mỗi món, sau đó ngừng 48 tiếng để đảm bảo là nó không khiến cho thỏ đi phân ban đêm mềm. Phương pháp 3 - Chăm sóc thỏ trong thời gian hồi phục Bước 1 - Tắm khô cho thỏ. Nếu lông thỏ có những đốm bẩn vì dính phân, bạn có thể rắc phấn tinh bột ngô dành cho em bé vào những chỗ bẩn và dùng các ngón tay (hoặc lược khít nếu cần) chải cho sạch phân. Nhẹ nhàng phủi sạch phấn, nhưng cố gắng đừng để phấn bay vào gần mặt thỏ. Chỉ dùng phấn tinh bột ngô, không dùng phấn talc hoặc phấn trị bọ chét. Làm sạch cho thỏ thường xuyên là điều rất cần thiết trong quá trình hồi phục. Tắm khô thì tốt hơn, vì thỏ chịu được tắm khô tốt hơn tắm ướt. Bước 2 - Tắm ướt cho thỏ nếu cần thiết. Nếu các vết bẩn trên lông thỏa bị ướt và bốc mùi, bạn sẽ phải dùng nước tắm cho nó. Đổ nước ấm vào bồn rửa và rót 1 thìa canh dầu tắm không chứa dược liệu và không gây dị ứng (tốt nhất là loại dành cho thỏ). Giữ thỏ nhẹ nhàng nhưng chắc chắn để nó không nhảy ra và bị thương. Nhúng thỏ vào bồn tắm cho đến khi những vùng lông bẩn ngập trong nước. Xoa xà phòng cho lên bọt, sau đó tháo cạn nước trong bồn rửa. Tích lại nước ấm vào bồn rửa và xả sạch xà phòng. Bạn cũng có thể thử dùng bọt biển hoặc khăn bông nhúng nước để rửa cho thỏ. Cách tắm này có thể dễ chịu hơn cho thỏ so với khi nhúng toàn thân thỏ vào nước. Dùng khăn lau khô cho thỏ sau khi tắm. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ thổi gió mát để sấy khô thỏ. Bước 3 - Chăm cho thỏ ăn và uống. Dù phương pháp điều trị là uống thuốc là dùng thuốc hay điều chỉnh chế độ ăn, bạn cũng cần theo dõi việc ăn và uống của thỏ. Ghi chú về số lần bạn phải cho thêm thức ăn và nước uống vào chuồng và cố gắng theo dõi lượng thức ăn nước uống mà thỏ tiêu thụ. Quan sát thỏ (từ xa nếu cần thiết) càng nhiều càng tốt và để ý xem nó có ăn và uống đều đặn không. Thường xuyên kiểm tra chuồng thỏ và để ý phân thỏ có đặc điểm gì. Bác sĩ thú y có thể gọi cho bạn để hỏi thăm tình trạng của thỏ hoặc bạn sẽ đem thỏ đến tái khám. Những thông tin này rất quan trọng với bác sĩ thú y, do đó bạn nên ghi lại và để sẵn đó. Bước 4 - Giữ môi trường yên tĩnh, sạch sẽ và không căng thẳng. Thỏ thường dễ bị giật mình, và những yếu tố gây căng thẳng như tiếng động lớn sẽ không tốt cho sức khoẻ của chúng. Duy trì một môii trường sạch sẽ và thoải mái là một phần quan trọng cho quá trình hồi phục của thỏ. Đặt chuồng thỏ ở nơi không ồn ào, ít người qua lại trong nhà. Đừng để trẻ nhỏ, khách khứa hoặc thú cưng đến gần chuồng thỏ. Chuồng bẩn có thể gây căng thẳng cho thỏ, do đó bạn cần giữ cho chuồng thỏ luôn luôn sạch sẽ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-chung-v%E1%BB%9Bi-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%93ng-L%C6%B0%E1%BB%A1ng-t%C3%ADnh
Cách để Sống chung với Người chồng Lưỡng tính
Sống chung với người chồng lưỡng tính không phải là điều dễ dàng gì, đặc biệt là khi bạn bước vào mối quan hệ và trông đợi nhiều thứ trong cuộc hôn nhân đó. Mặc dù việc phát hiện chồng mình lưỡng tính có thể ảnh hưởng đến nền tảng hôn nhân, nhưng điều này không có nghĩa là mối quan hệ vợ chồng sắp kết thúc. Ngược lại, nhiều cặp đôi thấy rằng tính chất lưỡng tính đã mở đường cho một mối quan hệ đầy thỏa mãn, tin tưởng và thành thật. Phương pháp 1 - Hỗ trợ Bước 1 - Chấp nhận con người thật của chồng mình. Anh ấy vẫn mang trong mình những phẩm chất làm bạn phải lòng, và tính chất lưỡng tính là một phẩm chất khác mà bạn mới phát hiện ra. Tính cách này cũng khẳng định con người của anh ấy. Là người bạn đời cùng chung chăn gối, anh ấy cần tình yêu và hỗ trợ của bạn, cũng như mối quan hệ vẫn sẽ tốt đẹp nếu bạn có thể chấp nhận tính cách mới của anh ấy. Bước 2 - Nghiên cứu về tính chất lưỡng tính. Việc nắm rõ đặc điểm của người lưỡng tính giúp bạn hiểu rõ chồng mình hơn. Tính chất lưỡng tính không có hình mẫu cố định, vì mỗi cá nhân mang trong mình những cảm xúc và cảm giác hoàn toàn khác nhau. Người lưỡng tính thường bị hấp dẫn giới tính bởi hai giới. Người có tính chất này cũng có xu hướng yêu thương nhiều cá thể trước, thường ít chú ý đến giới tính cụ thể. Có rất nhiều tin đồn về tính chất lưỡng tính gây ảnh hưởng đến mối quan hệ nếu bạn không hiểu được rằng đây thực chất chỉ là những câu chuyện hoang đường. Nếu bạn thấu hiểu cảm giác người chồng, thì mối quan hệ của hai người sẽ vững bền hơn: Tin đồn: Một người có thể là đồng tính hoặc dị tính chứ không phải cả hai cùng lúc. Con người là cá thể phức tạp và có nhiều xu hướng tình dục khác nhau, bao gồm dị tính (bị thu hút bởi người khác giới), đồng tính (bị hấp dẫn bởi người đồng giới), lưỡng tính (bị thu hút bởi hai giới tính hoặc hơn), vô tính (không bị hấp dẫn bởi người có bất kỳ giới tính nào), toàn tính (bị hấp dẫn bất kể giới tính nào), hoặc lưỡng tính giả (bị thu hút bởi người chuyển giới) . Tin đồn: Người lưỡng tính không thể chung thủy. Một người có thể lựa chọn cách sống một vợ một chồng. Xu hướng tình dục của một cá nhân không xác định khả năng hoặc mong muốn có mối quan hệ một vợ một chồng chung thủy. Hai bên tự quyết định hôn nhân một vợ một chồng có ý nghĩa như thế nào. Tin đồn: Người lưỡng tính mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn. Tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không tương quan với xu hướng tình dục của một người. Thay vào đó, tỉ lệ này có liên quan đến việc cá nhân tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bước 3 - Bắt đầu lại mối quan hệ. Bạn cần nhận thức rằng mối quan hệ của hai người đã bước sang giai đoạn mới. Nếu muốn cuộc hôn nhân trở nên thành công và tiếp tục, thì bạn cần phải sẵn sàng thay đổi. Anh ấy vẫn là người chồng mà bạn chung sống bấy lâu nay, nhưng nay bạn biết thêm về ham muốn và cảm giác của anh ấy. Bạn nên hiểu rằng mình cần phải làm lại từ đầu, với một số giới hạn và kỳ vọng mới về ý nghĩa của hôn nhân đối với cả hai. Bước 4 - Trò chuyện với người chồng về những mong muốn của anh ấy. Chồng bạn có thể đã và đang phải đấu tranh cật lực với tính cách lưỡng tính trong thời gian dài. Nếu hiện giờ không nói cho bạn biết, thì có thể anh ấy đang cố giấu cảm giác thật sự của mình. Người chồng biết rằng cả hai đều tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Anh ấy đã dũng cảm thành thật với bạn. Bây giờ bạn có thể bước thêm một bước xa bằng cách trao đổi với chồng mình về việc anh ấy muốn điều gì. Anh ấy muốn cuộc hôn nhân như thế nào? Anh ấy muốn có thêm một người bạn đời nữa? Hay anh vẫn muốn chỉ có một vợ mà thôi? Phương pháp 2 - Giao tiếp với người chồng Bước 1 - Bạn cần biết rằng việc trao đổi về chủ đề giới tính không phải là điều dễ dàng. Cả hai có thể cảm thấy ngượng ngập khi đề cập đến nội dung nhạy cảm này. Đối với người chồng, đây có thể là lần đầu anh ấy thổ lộ về tính chất lưỡng tính của mình. Anh chồng cảm thấy căng thẳng lo lâu về việc bạn phát hiện ra bí mật sâu thẳm, về việc giấu kín cảm xúc, hoặc về việc người khác nghĩ gì về anh ấy. Về phần mình, bạn có thể trải qua tình trạng lo lắng băn khoăn của chính bản thân, bao gồm cảm giác trống rỗng, lo ngại về mối quan hệ, hoặc thái độ của người thân trong gia đình. Để bắt đầu cuộc đối thoại, cả hai nên kiên nhẫn và hiểu rõ nhau. Hai bên cần biết rằng mình yêu thương nửa kia và muốn bạn đời được hạnh phúc. Bước 2 - Cởi mở với đối phương. Để mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, bạn cần giao tiếp thành thật với người kia. Sắp xếp thời gian mỗi ngày hoặc mỗi tuần khi cả hai có thể nói chuyện mà không bị làm phiền. Đề cập đến những lo ngại của bản thân một cách cởi mở và mang tính hỗ trợ. Bạn có thể hỏi người chồng rằng anh ấy có quan hệ với người khác hay không, và nếu có thì là khi nào. Người chồng lưỡng tính không có nghĩa là anh ấy mặc định lừa dối bạn. Nhưng nếu anh ấy sắp sửa có mối quan hệ với người khác, thì cả hai nên thành thật về điều này. Sự dối trá và lừa gạt không giúp cho cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn. Bước 3 - Đề cập về vị trí của bạn trong mối quan hệ một vợ một chồng. Khi một người có tính cách lưỡng tính, người vợ thường lo lắng về việc người chồng có thể không chung thủy. Nếu chồng bạn muốn có cuộc hôn nhân với nhiều bạn đời, và bạn đồng ý, thì hãy ủng hộ anh ấy thực hiện điều đó. Nhiều cặp đôi lưỡng tính có mối quan hệ hôn nhân một vợ một chồng lâu dài. Bạn cần xác định xem mình muốn gì trong mối quan hệ đó. Bước 4 - Đặt ra giới hạn. Bạn nên xác định rõ bản thân muốn gì trong mối quan hệ này. Bạn có thể đưa ra một số quy tắc về người bạn đời khác, hay hoạt động tình dục mà cả hai sẵn sàng tham gia. Bạn có đồng ý để chồng mình quan hệ với một người khác hay nhiều người cùng một lúc? Bạn muốn tham gia ở mức độ nào? Bước 5 - Xác định những gì mà cả hai muốn chia sẻ với gia đình và bạn bè. Khi bạn và người chồng bắt đầu hiểu rõ cuộc sống trong giai đoạn mới này, bạn có thể chọn cách chia sẻ một số thông tin với gia đình và bạn bè. Nếu có con cái, bạn nên suy nghĩ cách thức đề cập với chúng về chủ đề lưỡng tính. Bạn cần nhớ rằng khi “tiết lộ” với con cái, bạn nên có một cuộc nói chuyện thẳng thắn về vấn đề này để chúng có thể đặt câu hỏi và hiểu rõ cảm giác của bạn. Kiên nhẫn và cho chúng thời gian để chấp nhận sự thật. Phương pháp 3 - Tiếp tục cuộc sống thường ngày Bước 1 - Bạn cần nhận thức rằng mình không cần thiết phải thay đổi mọi thứ liên quan đến hoạt động tình dục. Cuộc sống vẫn tiếp tục với áp lực công việc, đau đầu dai dẳng, đi mua sắm thức ăn, và nhiều hoạt động khác. Đời sống thường ngày vẫn tiếp tục như trước khi người chồng tiết lộ cho bạn biết rằng anh ấy là người lưỡng tính. Bước 2 - Đảm bảo các khía cạnh khác của cuộc sống vẫn luôn vui vẻ và thú vị. Đời sống hôn nhân khi đơn thuần chỉ có sự gần gũi về thể xác. Cả hai có thể cùng nhau tìm sở thích và hoạt động chung. Đi du lịch với nhau. Nuôi dưỡng cuộc sống tràn đầy theo nhiều cách khác nhau. Bước 3 - Khám phá ham muốn tình dục của bản thân. Việc trò chuyện cởi mở về hoạt động tình dục và ham muốn của người kia là cơ hội để bày tỏ khao khát dục vọng của bản thân. Bạn vẫn hấp dẫn trong mắt người chồng và anh ấy muốn bạn tự do tìm hiểu thứ gì làm bạn cảm thấy hào hứng. Nhiều người đã trải qua nhận thức về tình dục khi họ nhận ra chồng mình là người lưỡng tính. Mối quan hệ trở nên bền vững và giúp họ cảm thấy thỏa mãn hơn. Phương pháp 4 - Tìm kiếm sự hỗ trợ Bước 1 - Đến trung tâm LGBT để được hỗ trợ. Trung tâm LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới) là nơi mà bạn nhận được thông tin tư vấn và sức khỏe, cũng như danh sách các cơ sở kinh doanh và cộng đồng thân thiện với LGBT. Tìm trung tâm LGBT tại địa phương bằng cách truy cập trang web CenterLink: Cộng đồng Trung tâm LGBT. Bước 2 - Gặp gỡ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ và hoạt động tình dục có khả năng giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ của mình cũng như cảm xúc của người chồng. Có thể bạn cảm thấy lo lắng hoặc một số cảm xúc nảy sinh trong mối quan hệ, và điều này giúp bạn quan sát ở góc độ sâu xa hơn về cảm nhận của mình. Nếu cảm thấy mối quan hệ đang trục trặc, bạn nên tìm đến tư vấn dành cho các cặp đôi. Hiện nay có nhiều bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực cộng đồng LGBT. Bước 3 - Tâm sự với người thân hoặc người bạn đáng tin cậy. Bạn có thể cảm thấy rằng đời sống tình dục trong hôn nhân là vấn đề riêng tư, nhưng điều này giúp bạn thay đổi quan điểm của bản thân đối với sự việc. Bạn nên chọn người không có thói phán xét người khác và sẵn sàng tôn trọng bạn cũng như đáng tin cậy.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }