query_id
stringclasses
1 value
query
stringclasses
1 value
corpus_id
stringlengths
32
32
corpus
stringlengths
87
253k
relevants_id
sequencelengths
1
1
189b729828cf41e7ae82e50e76bf2f18
1. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây: a) Công ty đại chúng phải thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình theo đúng nội dung đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Chứng khoán. b) Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận được quy định như sau: - Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu). - Khối lượng đặt mua: Trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt mua tối thiểu là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%). Quy định này áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 2. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu sau khi mua lại theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán. Việc bán ra cổ phiếu thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. 3. Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trước ngày 01/01/2021 bán ra cổ phiếu đã mua lại theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận như sau: - Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu). - Khối lượng đặt bán: trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt bán tối thiểu từ 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt bán không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng bán còn lại ít hơn 3%).
[ "" ]
89b81d2ae6584807b599949fd0ceaaaf
1. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định. 2. Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ được gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử không dừng thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp. 3. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí tiến hành mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại để tiếp nhận phí dịch vụ sử dụng đường bộ của chủ phương tiện khi lưu hành qua các trạm thu phí điện tử không dừng. 4. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm quản lý đối với toàn bộ số tiền của các chủ phương tiện nộp vào tài khoản thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
720c294a5b224a6aa887592684bcee97
1. Giúp Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng. 2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chế độ, chính sách quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng. 3. Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng. 4. Chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân theo quy định. 5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu, báo cáo Chính phủ kết quả thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.
[ "" ]
d53f88e84ea64f5cbc0617ac04f3066a
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư: a) Đôn đốc, yêu cầu nhà thầu thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định. b) Lập và quản lý hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đúng quy định, trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán đúng thời gian quy định tại Điều 21 Thông tư này; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo quyết toán và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán về tính pháp lý của hồ sơ quyết toán và tính đúng đắn của số liệu đề nghị quyết toán; tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán; tính phù hợp của đơn giá do chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng. d) Thu hồi của nhà thầu hoặc nhà cung cấp để nộp về ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán thừa khi dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán có số vốn được quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án. Thanh toán tiếp cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp theo giá trị quyết toán được phê duyệt khi có kế hoạch vốn, trường hợp số vốn được quyết toán cao hơn số vốn đã thanh toán cho dự án. đ) Thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định. 2. Trách nhiệm của các nhà thầu: a) Lập hồ sơ quyết toán hợp đồng, quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng ngay sau khi hoàn thành nội dung công việc trong hợp đồng; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu và tính pháp lý đối với các tài liệu có liên quan trong hồ sơ quyết toán hợp đồng theo quy định. b) Phối hợp với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết; hoàn trả đầy đủ, kịp thời số vốn mà chủ đầu tư đã chi trả sai chế độ quy định. c) Chấp hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của người có thẩm quyền. 3. Trách nhiệm của nhà thầu kiểm toán: a) Nhà thầu kiểm toán độc lập, kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải chấp hành nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập, có quyền hạn, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 4. Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư của dự án (hoặc cơ quan được ủy quyền thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư đối với các dự án có độ mật cao): a) Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã cho vay và thanh toán đối với dự án đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, cơ quan phê duyệt quyết toán về quá trình đầu tư của dự án theo Mẫu số 03/QTDA và Mẫu số 15/QTDA. b) Đôn đốc các chủ đầu tư thanh toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo quyết định phê duyệt quyết toán, thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo chế độ quy định và tất toán tài khoản của các dự án đã phê duyệt quyết toán theo quy định. c) Thực hiện thanh toán chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, đảm bảo đúng các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư này. 5. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán: a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành kịp thời, đầy đủ theo quy định tại Thông tư này. b) Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ nội dung, yêu cầu theo quy định tại Thông tư này; hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành; chịu trách nhiệm về kết quả trực tiếp thẩm tra quyết toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp. c) Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu đã nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán; không chịu trách nhiệm về đơn giá dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đơn giá trúng thầu đã được người có thẩm quyền quyết định trúng thầu quyết định, chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng. d) Chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, hợp pháp của nội dung chi và giá trị khi đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán từ nguồn chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. 6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành theo quy định. b) Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo đúng thời hạn quy định. c) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý phối hợp với chủ đầu tư xử lý các nội dung còn tồn tại của dự án (nếu có) và hoàn thành giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án trong thời gian 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. 7. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp: a) Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước trong cả nước. Trường hợp phát hiện có sai sót trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước, yêu cầu cấp phê duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm được phát hiện. b) Cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình và các đơn vị cấp dưới. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định trong công tác quyết toán dự án hoàn thành được quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. 8. Trách nhiệm của các cơ quan khác: Tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, kết quả đấu thầu và người có thẩm quyền phê duyệt dự án, dự toán, tổng dự toán (nếu có) chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của khối lượng, tính phù hợp của đơn giá trong hồ sơ báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
ab47c1e11a2845a4b98f07e256118eef
1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phát hiện sau khi có quyết định tuyên bố phá sản theo Luật phá sản số 21/2004/QH11 thì xử lý theo quy định tại Điều 127 của Luật này. 2. Đối với quyết định tuyên bố phá sản được ban hành theo quy định của Luật phá sản số 21/2004/QH11 trước ngày Luật này có hiệu lực mà có khiếu nại, kháng nghị, đến ngày Luật này có hiệu lực chưa được giải quyết thì giải quyết theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 111, Điều 112 và Điều 113 của Luật này. 3. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì áp dụng quy định của Luật này để tiếp tục giải quyết. 4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
[ "" ]
a373ebc663094a0890e02683be19e538
1. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu cá, phương tiện vận chuyển thủy sản; cảng cá, chợ thủy sản đầu mối; kho lạnh thủy sản, cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. 2. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thủy sản đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản.
[ "" ]
f584b22aa61b4289a0255247d7f4434a
1. Thông tin giám sát thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm: a) Thông tin về tạm ngừng giao dịch hoặc cho phép giao dịch trở lại đối với chứng khoán niêm yết, chứng khoán phái sinh niêm yết; b) Thông tin về chứng khoán bị cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc không còn bị cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt; c) Thông tin về thay đổi biên độ dao động giá, hạn chế mở vị thế mới, áp dụng giới hạn lệnh, giới hạn lệnh tích lũy; d) Thông tin về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi mẫu, các điều khoản hợp đồng chứng khoán phái sinh sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; đ) Thông tin về giao dịch của cổ đông lớn, giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng, giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, giao dịch chào mua công khai, giao dịch cổ phiếu quỹ của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch; e) Thông tin về việc vi phạm quy định công bố thông tin của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, thành viên giao dịch phái sinh, thành viên tạo lập thị trường phái sinh, thành viên bù trừ; g) Thông tin về xử lý vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh theo các quy chế của Sở giao dịch chứng khoán; h) Các hướng dẫn, thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán về quản lý, giám sát thị trường theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán. 2. Thông tin về hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán: Trong vòng 03 ngày kể từ khi trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của các tổ chức quốc tế về thị trường chứng khoán, tham gia ký kết các chương trình hành động, các cam kết quốc tế về phát triển thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ công bố thông tin về các hoạt động này.
[ "" ]
2d336e2a0fe64cf4b9c92aea4c598833
1. Thực hiện thẩm định, cấp, giám sát và thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định theo đúng quy định. 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu để cập nhật trực tuyến kết quả đo kiểm thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện của đơn vị đo kiểm. 3. Công khai trên trang thông tin điện tử về các nội dung liên quan đến kiểm định, bao gồm: các biểu mẫu hồ sơ kiểm định; quy trình thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định; thông tin về thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được cấp, tạm ngừng hoạt động, thu hồi, không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định. 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được kiểm định. 6. Hàng quý tổng hợp, báo cáo bằng văn bản giấy hoặc điện tử tới Cục Viễn thông tình hình triển khai công tác kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện. 7. Báo cáo các nội dung có liên quan đến công tác kiểm định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
[ "" ]
41548e3ba4a94d89a73d37a0dd208052
1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau: a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng; c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này; đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác. 2. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
[ "" ]
45a79d34cc904b7dbf6dc4c84e3892c9
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. 2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu. 3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
[ "" ]
c83471d5480b4dfc84552465b97e88e3
1. Nội dung báo cáo, kỳ báo cáo, thời hạn báo cáo dữ liệu trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành được thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục và khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai báo cáo trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành đảm bảo dữ liệu đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[ "" ]
900ba80bb25e437db4287313c29d986b
1. Tiêu chí số giải thể thao tổ chức hàng năm được xác định bằng tổng số giải thể thao quần chúng được tổ chức trên địa bàn. 2. Tổng số giải thể thao quần chúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao do Tổng cục Thể dục thể thao xác định. 3. Tổng số giải thể thao quần chúng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Luật Thể dục, thể thao được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao do Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, xác định.
[ "" ]
2c0abf6acdcd41ec9cc278fcdfb7b85d
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiểm toán nội bộ. 2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về kiểm toán nội bộ và thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán nội bộ; b) Quy định về việc áp dụng các chuẩn mực chuyên môn và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ; c) Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ làm cơ sở để các đơn vị xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị mình theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
[ "" ]
c3fd1b517ca1452587d5e8b6930f559d
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn sau: a) Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Thu hồi trước hạn các Khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. 2. Số tiền vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được hạch toán riêng và không tính vào bội chi ngân sách nhà nước. Chi trả lãi vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được tính trong chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước; không thực hiện cấp phát từ ngân sách nhà nước đối với Khoản chi trả lãi này. 3. Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng. Quy trình, thủ tục về phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong đó: a) Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh Khoản của Kho bạc Nhà nước. b) Kho bạc Nhà nước quản lý, sử dụng vốn phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; bố trí nguồn để hoàn trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn. c) Các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là một Khoản chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước. Mức phí chi trả được thực hiện theo mức phí đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt quy định tại Khoản 1 Điều này.
[ "" ]
95cf0c4ad73e4c21af8eb1edfd1a614a
1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng. 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này; c) Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; d) Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định; đ) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất; e) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại; g) Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; h) Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định; i) Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định; k) Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm; m) Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; n) Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này. o) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này; p) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; q) Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này; r) Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này. 4. Việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp có giao dịch về quyền sử dụng đất như sau: a) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định; b) Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất. Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.
[ "" ]
06e234a9197741ed937024aae8e5dffc
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức. 2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. 3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. 5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. 6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. 7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ. 8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn. 9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. 10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. 11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. 12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. 13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
[ "" ]
6f958b7b078843be8d41ed0193f96783
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 2. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó. 3. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan. 4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây: a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh; b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh; c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân; đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.
[ "" ]
65bfd9e059dc4a98b07c55a4dc70aff8
1. Việc công khai tài sản công tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, sự quản lý thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; tại các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự quản lý của người chỉ huy cùng cấp. 2. Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật công khai tài sản công; phù hợp với tính chất của từng loại tài sản công và đối tượng được công khai. Quá trình công khai tài sản công đảm bảo an toàn tuyệt đối và cá nhân tham gia công khai tài sản công có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin được công khai theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Nội dung công khai tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải phù hợp với pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; pháp luật khác liên quan.
[ "" ]
ff6b91e66bf34d51a98fd71dc7cbad23
1. Tổng hợp kết quả pháp điển a) Đơn vị chủ trì thực hiện pháp điển theo đề mục có trách nhiệm tổng hợp kết quả pháp điển; lập Danh mục các văn bản đã được thu thập để pháp điển theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư này. b) Cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện pháp điển có trách nhiệm gửi kết quả pháp điển và Danh mục các văn bản đã được thu thập theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư này bằng văn bản và bản điện tử đến cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện pháp điển để tổng hợp; kết quả pháp điển bằng văn bản của cơ quan phối hợp được ký xác thực và đóng dấu. 2. Xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển gửi thẩm định Đơn vị chủ trì thực hiện pháp điển theo đề mục có trách nhiệm xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, ký xác thực và đóng dấu để gửi Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định. Bìa Hồ sơ kết quả pháp điển theo mẫu số 03 kèm theo Thông tư này; trang đầu tiên của kết quả pháp điển theo đề mục ghi rõ “Kết quả pháp điển gửi thẩm định”.
[ "" ]
3608c293631c4c27a7bfe614dd2d3d9b
Hồ sơ đăng ký xe được quản lý theo chế độ hồ sơ của Bộ Công an. Dữ liệu thông tin của xe được thống nhất quản lý trên hệ thống máy vi tính. Định kỳ hàng tháng, cơ quan đăng ký xe có trách nhiệm báo cáo số liệu đăng ký, quản lý xe về Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để theo dõi, quản lý.
[ "" ]
afcc8403bb0047bcbeda43fc32a9a738
1. Căn cứ xây dựng chương trình khuyến nông trung ương a) Chủ trương, định hướng, chiến lược, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành; b) Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; nhu cầu thực tiễn sản xuất; c) Các chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và dự báo nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước, tư nhân cho hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trong thời gian thực hiện chương trình; d) Chương trình, dự án, điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp mà Việt Nam là thành viên hoặc đã tham gia ký kết. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm phù hợp với kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của ngành. Trình tự thực hiện như sau: a) Đề xuất, xây dựng chương trình khuyến nông trung ương theo từng lĩnh vực, sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành; b) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan; c) Thành lập hội đồng tư vấn thẩm định chương trình khuyến nông trung ương; d) Phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương; đ) Công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của ngành và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương.
[ "" ]
580dec44cefd48938a3eae94e18b10c5
1. Thuốc bị thu hồi được phép khắc phục hoặc tái xuất trong trường hợp vi phạm mức độ 3 và không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. 2. Thuốc bị thu hồi phải tiêu hủy khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 1 hoặc mức độ 2; b) Thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 3, được Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) xem xét theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này và kết luận không thể khắc phục, tái xuất được; c) Thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 3 được Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) cho phép khắc phục hoặc tái xuất nhưng cơ sở không thực hiện được việc khắc phục, tái xuất. 3. Thủ tục đề nghị khắc phục thuốc bị thu hồi: a) Cơ sở có thuốc bị thu hồi có văn bản gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) kèm theo quy trình khắc phục, đánh giá nguy cơ đối với chất lượng, độ ổn định của thuốc, chương trình theo dõi, giám sát chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành; b) Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khắc phục của cơ sở, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) phải xem xét, có ý kiến trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý việc khắc phục. Trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do; c) Trường hợp cần bổ sung hoặc làm rõ thông tin liên quan đến việc khắc phục, trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), cơ sở phải nộp tài liệu bổ sung, giải trình. Sau thời hạn trên, cơ sở không nộp tài liệu bổ sung, giải trình thì đề nghị khắc phục không còn giá trị. 4. Thủ tục đề nghị tái xuất thuốc bị thu hồi: a) Cơ sở có thuốc bị thu hồi có văn bản gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) kèm theo phương án tái xuất nêu rõ thời gian và nước tái xuất; b) Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) có ý kiến trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý tái xuất; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 5. Việc khắc phục, tái xuất thuốc bị thu hồi chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược). 6. Hủy thuốc: a) Người đứng đầu cơ sở có thuốc bị tiêu hủy ra quyết định thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất là 03 người, trong đó phải có 1 đại diện là người chịu trách nhiệm chuyên môn; b) Việc hủy thuốc phải bảo đảm an toàn cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c) Việc hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP; d) Cơ sở hủy thuốc phải báo cáo kèm theo biên bản hủy thuốc tới Sở Y tế theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Thời hạn xử lý thuốc bị thu hồi không quá 12 tháng kể từ thời điểm hoàn thành việc thu hồi theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 3 Điều 63 của Luật dược.
[ "" ]
dd2842d66585405d8998dee11cb70709
1. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật về thanh tra, chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức liên quan hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng việc phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, quyết định phân công thanh tra viên chuyên ngành hoạt động độc lập, quyết định phân công người giám sát đoàn thanh tra, quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, báo cáo giám sát đoàn thanh tra ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thanh tra và các văn bản chỉ đạo, bổ sung, thay thế khác phải công khai trong Đoàn thanh tra và người được giao nhiệm vụ giám sát Đoàn thanh tra.
[ "" ]
3408932c20b844e59278820f771c7c08
1. Chịu trách nhiệm về hoạt động và thông tin về thuốc do Người giới thiệu thuốc của cơ sở kinh doanh dược thực hiện. 2. Đào tạo, tập huấn cho người được cơ sở tuyển dụng làm nhiệm vụ Người giới thiệu thuốc đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư này. 3. Cung cấp cho người giới thiệu thuốc đầy đủ giấy tờ pháp lý, tài liệu chuyên môn kỹ thuật để đảm bảo việc thông tin thuốc của người giới thiệu thuốc hợp lệ theo quy định tại Thông tư này. 4. Cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này cho người của cơ sở đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư này. 5. Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp thẻ, cơ sở kinh doanh dược phải gửi danh sách người được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này kèm theo tập tin điện tử hoặc cập nhật trực tuyến danh sách người được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” theo hướng dẫn của Sở Y tế đến Sở Y tế nơi người giới thiệu thuốc thực hiện hoạt động giới thiệu thuốc. Trường hợp có bổ sung, thay đổi về người giới thiệu thuốc, cơ sở kinh doanh dược phải thực hiện cấp bổ sung, thay đổi thẻ “Người giới thiệu thuốc” và cập nhật danh sách bổ sung, thay đổi người giới thiệu thuốc theo đúng trình tự cấp lần đầu. 6. Thu hồi thẻ “Người giới thiệu thuốc” đã cấp trong các trường hợp sau đây: a) Người giới thiệu thuốc chấm dứt hợp đồng lao động với cơ sở kinh doanh dược; b) Người giới thiệu thuốc thôi nhiệm vụ giới thiệu thuốc; c) Người giới thiệu thuốc sau khi được cấp thẻ thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư này; d) Người giới thiệu thuốc vi phạm một trong các hành vi quy định tại Khoản 5 Điều 22 Thông tư này. 7. Trong thời hạn tối đa 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi thẻ, cơ sở kinh doanh dược phải gửi danh sách người bị thu hồi thẻ “Người giới thiệu thuốc” theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này kèm theo tập tin điện tử hoặc cập nhật trực tuyến danh sách người bị thu hồi thẻ “Người giới thiệu thuốc” theo hướng dẫn của Sở Y tế đến Sở Y tế nơi người giới thiệu thuốc thực hiện hoạt động giới thiệu thuốc. 8. Không cấp lại thẻ “Người giới thiệu thuốc” trong thời hạn ít nhất 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày thu hồi thẻ cho người của cơ sở đã bị thu hồi thẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm d Khoản 6 Điều này.
[ "" ]
24ab3e2d1d2e427a8fbdcd67056354de
1. Ngay sau khi ứng dụng di động hoàn thành thủ tục thông báo hoặc đăng ký theo các quy định tại Thông tư này và nhận được xác nhận của Bộ Công Thương, thông tin về ứng dụng sẽ được đưa vào danh sách ứng dụng đã thông báo hoặc đăng ký để công bố công khai trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. 2. Thông tin công bố bao gồm: a) Tên ứng dụng và loại hình ứng dụng theo thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương; b) Địa chỉ lưu trữ ứng dụng hoặc địa chỉ để tải ứng dụng; c) Tên và thông tin liên hệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng; d) Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân sở hữu ứng dụng. 3. Khi một ứng dụng di động bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, thông tin về ứng dụng sẽ bị rút khỏi danh sách quy định tại khoản 1 Điều này và chuyển sang chế độ ứng dụng đã chấm dứt đăng ký hoặc chuyển vào danh sách ứng dụng vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
[ "" ]
ca3e7dd97b374f3c8e1d8cb17b14a422
1. Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn để thanh toán phí tổ chức phát hành, phí thanh toán tín phiếu. Trong vòng mười (10) ngày làm việc đầu tiên hàng tháng, căn cứ khối lượng phát hành và thanh toán tín phiếu của tháng liền kề trước, Kho bạc Nhà nước chủ động lập lệnh trích tài khoản Ngân sách Nhà nước để chi trả kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng. 2. Phí tổ chức phát hành và thanh toán tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được thanh toán cho các tổ chức như sau: a) 0,01% giá trị danh nghĩa tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu được chi trả cho Kho bạc Nhà nước; b) 0,01% giá trị danh nghĩa tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu được chi trả cho Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; c) 0,01% giá trị tín phiếu thực thanh toán được chi trả cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. 3. Các loại phí quy định tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước. 4. Sử dụng nguồn phí phát hành, thanh toán tín phiếu a) Ngân hàng Nhà nước được sử dụng phí tổ chức phát hành tín phiếu vào các mục đích sau: - Chi mua sắm tài sản cố định, thiết bị phục vụ cho đấu thầu tín phiếu; - Chi bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất máy móc, thiết bị; - Chi thiết kế và xây dựng phần mềm chương trình đấu thầu tín phiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Thông tư này; - Chi thông tin quảng cáo về đấu thầu tín phiếu kho bạc trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Chi phí trực tiếp cho từng phiên đấu thầu; - Chi hội thảo, khảo sát, học tập kinh nghiệm đấu thầu tín phiếu; - Chi hội nghị hàng năm, sơ kết, tổng kết công tác tổ chức đấu thầu; - Chi khen thưởng đột xuất và định kỳ cho các thành viên Ban đấu thầu, cán bộ phục vụ công tác đấu thầu và các cơ quan có liên quan khác. Khoản chi này không được vượt quá 10% tổng phí phát hành và thanh toán tín phiếu được hưởng; - Chi họp Ban đấu thầu tín phiếu, định kỳ sơ kết tình hình đấu thầu và bàn phương hướng công tác; - Chi văn phòng phẩm và chi khác phục vụ cho việc đấu thầu tín phiếu. b) Kho bạc Nhà nước được sử dụng phí phát hành tín phiếu theo phương thức đấu thầu như đối với phí phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Thông tư số 111/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). c) Phí thanh toán tín phiếu là doanh thu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được quản lý và sử dụng theo đúng cơ chế tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
[ "" ]
61364c6db6a6473fb66dfd7a9c67d2b2
1. Phòng thí nghiệm lập hồ sơ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, bao gồm: a) Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm; b) Hồ sơ, tài liệu của từng loại hóa chất cấm dùng để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học (nếu có); c) Phiếu an toàn hóa chất đối với các loại hóa chất độc hại, dễ gây nguy hiểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. 2. Nội dung ghi chép trong sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm cập nhật đầy đủ các thông tin gồm: tên khoa học, tên thương mại, công thức hóa học của hóa chất; số lượng, khối lượng hóa chất sử dụng, hóa chất thải; phân nhóm hóa chất nguy hiểm; thông tin liên quan đến sự cố hóa chất, an toàn hóa chất; những đặc tính, tác động phát sinh mới gây nguy hiểm của hóa chất. 3. Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, phiếu an toàn hóa chất được lưu giữ thống nhất tại nơi quy định trong phòng thí nghiệm. 4. Thời gian lưu giữ hồ sơ ghi chép theo dõi tình hình sử dụng đối với hóa chất nguy hiểm ít nhất là ba năm, hóa chất cấm ít nhất là mười năm, kể từ ngày kết thúc sử dụng hóa chất đó. 5. Định kỳ hằng năm kiểm kê hóa chất, cập nhật theo dõi các hóa chất cũ, đã hết hạn sử dụng để có biện pháp xử lý bảo đảm an toàn.
[ "" ]
a57b4e3b56fa4a09a5e37e84e594037f
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo lường trong kinh doanh vàng: a) Tuân thủ và thực hiện các quy định về đo lường quy định tại Thông tư này; b) Tuân thủ quy định về sử dụng đơn vị đo; thực hiện đúng nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đo lường khi tham gia hoạt động đo lường trong sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và kinh doanh mua, bán vàng miếng; c) Thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đo lường để người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể kiểm tra phương pháp đo, kết quả đo khối lượng vàng cung cấp cho khách hàng; d) Lưu giữ hồ sơ tự kiểm tra đối với cân, quả cân và thiết bị xác định hàm lượng vàng theo quy định; đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra về đo lường theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ: a) Tuân thủ và thực hiện các quy định về quản lý đo lường và chất lượng theo quy định tại Thông tư này; b) Chỉ kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và được đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm; c) Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này; niêm yết công khai tại nơi kinh doanh tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để người tiêu dùng biết, lựa chọn khi mua, bán; d) Phải lưu giữ hồ sơ chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, bao gồm: - Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hàm lượng vàng theo tiêu chuẩn công bố; - Tiêu chuẩn công bố áp dụng; - Tài liệu, bằng chứng về việc ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (ví dụ: nhãn hàng hóa được đính kèm sản phẩm; ảnh chụp mẫu sản phẩm có thể hiện phần ký hiệu ghi nhãn; giấy biên nhận kiêm bảo hành hàng hóa có các thông tin liên quan đến nội dung ghi nhãn...); đ) Chịu trách nhiệm và bảo đảm chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ bán cho người tiêu dùng phù hợp với tiêu chuẩn công bố, các quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan; e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[ "" ]
e122106cbf9348fd8a6bfd9b3c3f5a56
1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất so với tên của các giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 2. Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn. 3. Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống cây trồng, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định. 4. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thỏa thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. 5. Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
[ "" ]
7ae892ce8b8d44e5a8d6f6731bd0ceb2
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cấp điều độ có quyền điều khiển là cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ. 2. Cấp điều độ quốc gia là cấp chỉ huy, điều độ cao nhất trong công tác điều độ hệ thống điện quốc gia. Cấp điều độ quốc gia do Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đảm nhiệm. 3. Cấp điều độ miền là cấp chỉ huy, điều độ hệ thống điện miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Cấp điều độ quốc gia. Cấp điều độ miền do Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung đảm nhiệm. 4. Cấp điều độ phân phối tỉnh là cấp chỉ huy, điều độ hệ thống điện phân phối trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của Cấp điều độ miền tương ứng. Cấp điều độ phân phối tỉnh do đơn vị điều độ trực thuộc Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng công ty Điện lực đảm nhiệm. 5. Cấp điều độ phân phối quận, huyện là cấp chỉ huy điều độ hệ thống điện phân phối quận, huyện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của Cấp điều độ phân phối tỉnh, được thành lập tùy theo cơ cấu tổ chức, quy mô và mức độ tự động hóa lưới điện phân phối tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 6. Chế độ vận hành bình thường là chế độ vận hành có các thông số vận hành trong phạm vi cho phép theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành. 7. Điều độ hệ thống điện là hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định. 8. Điều độ viên là người trực tiếp chỉ huy, điều độ hệ thống điện thuộc quyền điều khiển, bao gồm: a) Điều độ viên quốc gia; b) Điều độ viên miền; c) Điều độ viên phân phối tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết là Điều độ viên phân phối tỉnh); d) Điều độ viên phân phối quận, huyện. 9. Điều độ viên quốc gia là người trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện quốc gia theo phân cấp điều độ tại Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. 10. Điều độ viên miền là người trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện miền theo phân cấp điều độ theo Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. 11. Điều độ viên phân phối tỉnh là người trực tiếp chỉ huy, điều độ hệ thống điện phân phối theo phân cấp điều độ theo Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. 12. Điều độ viên phân phối quận, huyện là người trực tiếp chỉ huy, điều độ hệ thống điện phân phối theo phân cấp điều độ theo Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. 13. Đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông điện lực là đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông có cung cấp dịch vụ kênh truyền thông tin cho các đơn vị điện lực để phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện. 14. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, bao gồm các cấp điều độ: a) Cấp điều độ quốc gia; b) Cấp điều độ miền. 15. Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện. 16. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm: a) Tổng công ty Điện lực; b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng công ty Điện lực (sau đây viết tắt là Công ty Điện lực tinh). 17. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị bán buôn điện hoặc Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện. 18. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải quốc gia 19. Hệ thống điện là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau. 20. Hệ thống điện miền là hệ thống điện có cấp điện áp đến 220 kV và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. 21. Hệ thống điện phân phối là hệ thống điện bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện. 22. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước. 23. Hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải. 24. Khả năng khởi động đen là khả năng của một nhà máy điện có thể khởi động ít nhất một tổ máy phát điện từ trạng thái dừng hoàn toàn và hòa đồng bộ vào lưới điện mà không cần nhận điện từ lưới điện khu vực. 25. Khôi phục hệ thống điện là các thao tác được thực hiện theo trình tự nhất định nhằm đưa các thiết bị của hệ thống điện vào vận hành trở lại sau sự cố rã lưới. 26. Khởi động đen là quá trình khôi phục lại toàn bộ (hoặc một phần) hệ thống điện từ trạng thái mất điện toàn bộ (hoặc một phần) bằng cách sử dụng các tổ máy phát điện có khả năng khởi động đen. 27. Nhà máy điện khởi động đen là nhà máy điện có khả năng khởi động đen và được lựa chọn để tham gia vào quá trình khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia. 28. Nhà máy điện tách lưới giữ tự dùng là nhà máy điện được trang bị hệ thống tự động tách một số tổ máy phát điện ra khỏi hệ thống điện để cung cấp điện cho hệ thống tự dùng của nhà máy điện hoặc phụ tải địa phương. 29. Nhà máy điện tách lưới phát độc lập là nhà máy điện tách khỏi hệ thống điện quốc gia nhưng vẫn phát công suất cung cấp điện cho phụ tải điện của một khu vực qua đường dây liên kết nhà máy điện với trạm điện của khu vực đó. 30. Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp, bao gồm: a) Điều độ viên tại các cấp điều độ; b) Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện; c) Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nhóm trạm điện; d) Nhân viên trực thao tác lưới điện. 31. Rã lưới là sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện, trạm điện dẫn đến mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia. 32. Thiết bị điện quan trọng là thiết bị sử dụng điện mà khi bị mất điện có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 33. UPS là hệ thống đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị điện quan trọng trong một thời gian nhất định khi bị mất nguồn cung cấp điện.
[ "" ]
627760002c7649b89506441fd3c14480
1. Thương nhân Việt Nam và các nước có chung biên giới có đủ điều kiện theo quy định tại Quy chế này đều có quyền hoạt động kinh doanh bình đẳng tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền của Việt Nam. 2. Các thương nhân sau được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: a) Thương nhân là cá nhân kinh doanh mang quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới. b) Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. c) Thương nhân là cá nhân kinh doanh có quốc tịch của nước có chung biên giới, có giấy chứng minh thư biên giới, hoặc giấy thông hành biên giới, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới. d) Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
[ "" ]
2a0ba2be545b45cc9a9286b895bc1560
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật. 2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. 3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng. 4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật. 7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật. 8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. 9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
[ "" ]
6309ab5b1dbc4120bb4eab0a4f0b4a07
1. Nhiệm vụ a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp tiểu học; b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường; c) Thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học; d) Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu; tham gia phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa nhập; đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, thực hiện công tác tư vấn học sinh tiểu học; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công. 2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học; b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao; b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường; c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh; d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh; e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm được đồ dùng dạy học; g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
[ "" ]
6339610d63884c9e912e4786dc9fd386
1. Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô tải, ô tô khách, xe cải tạo được ghi theo niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ. 2. Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, mô tô của người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ghi theo thời hạn trên chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ; xe tạm nhập của chuyên gia ODA, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mời về nước làm việc thì ghi theo thời hạn công tác tại Việt Nam. 3. Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, mô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức ghi thời hạn lần đầu là 05 năm và được gia hạn 03 năm/lần.
[ "" ]
d15a6d882e654fc783b3fb717ecfe539
Vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi bao gồm các vùng nước sau: 1. Vùng nước cảng biển Quảng Ngãi tại khu vực Dung Quất. 2. Vùng nước cảng biển Quảng Ngãi tại khu vực Sa Kỳ. 3. Vùng nước cảng biển Quảng Ngãi tại khu vực đảo Lý Sơn.
[ "" ]
202bd3c8ecef4e23a0ed885e7db25a6d
1. Kiến thức chuyên môn Nắm được tính năng kỹ thuật của ô tô kéo được giao quản lý. Nắm được công dụng, phân loại, sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống chính thuộc động cơ, gầm, điện của ô tô kéo. Nắm chắc cấu tạo bộ phận nối kéo giữa ô tô kéo với khí tài được kéo. Nắm chắc các loại nhiên liệu, dầu mỡ sử dụng cho ô tô kéo và khí tài được kéo (tên gọi, ký hiệu và các quy định sử dụng). Biết dự trù nhiên liệu, dầu, mỡ theo yêu cầu hoạt động của ô tô kéo. Nắm được chức trách, nhiệm vụ của người lái xe ô tô kéo; quy tắc lái xe ô tô trong đội hình chiến đấu. Nắm được các nguyên tắc giao, nhận, xếp dỡ, quản lý hàng hóa, bàn giao khí tài được kéo. Nắm được nguyên lý chuyển động của ô tô kéo, của rơ moóc và khí tài được kéo. Nắm được các quy định an toàn kỹ thuật, an toàn trong sử dụng đối với ô tô kéo. 2. Kỹ năng thực hành Thành thạo các thao tác cơ bản về lái xe ô tô kéo; lái xe ô tô kéo trong hình hạn chế kích thước, đường có mật độ giao thông cao, trong đội hình hành quân, chiếm lĩnh trận địa, trong mọi điều kiện, địa hình, thời tiết bảo đảm an toàn. Sử dụng thành thạo các cơ cấu điều khiển và trang thiết bị trên ô tô kéo như: Cần số, ly hợp, phanh, ga, đèn, còi, thiết bị hãm, liên kết khí tài được kéo với ô tô kéo; cài cầu trước, cài số chậm, vi sai, tời, hộp trích công suất, nâng hạ lốp dự phòng. Thành thạo các nội dung bảo dưỡng thường xuyên ô tô kéo; làm được một số nội dung bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, bảo dưỡng rà trơn, niêm cất và mở niêm cất ngắn hạn ô tô kéo (quy định cho lái xe thực hiện). Thành thạo kỹ thuật tháo lắp khí tài được kéo với ô tô kéo; thành thạo việc kê kích ô tô kéo, khí tài được kéo; xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, khí tài được kéo. Có khả năng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ; có khả năng độc lập thực hiện nhiệm vụ vận chuyển đảm bảo an toàn; chịu trách nhiệm đối với công việc được phân công thực hiện.
[ "" ]
61e20b4bcfd44287bbd0664ddfac4460
1. Điều kiện về vốn bao gồm: a) Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý; b) Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát. 2. Điều kiện về trụ sở bao gồm: có trụ sở làm việc cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán làm trụ sở chính. 3. Điều kiện về nhân sự bao gồm: a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý không được tuyển dụng nhân sự và có Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ định. b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn có Tổng giám đốc (Giám đốc) đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán và tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. 4. Điều kiện về cổ đông bao gồm: a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập. 5. Tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát. 6. Điều kiện góp vốn bằng tài sản: cổ đông được góp vốn bằng các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và phải bảo đảm: a) Chứng khoán dự kiến góp phải theo mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của công ty; không bị hạn chế chuyển nhượng, bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết; không đang bị cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bị phong tỏa hoặc là tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật; b) Việc góp vốn bằng chứng khoán phải được sự chấp thuận của tất cả các cổ đông và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán góp vốn đã chuyển sang công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ; c) Giá chứng khoán góp vốn do ngân hàng lưu ký xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và theo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
[ "" ]
ca5b2ecb775849aa80230bbc270b02a9
1. Phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật hàng hải đối với tàu thuyền vào, rời và nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng biển và Nghị định này. 2. Mẫu giấy phép vào, rời cảng thủy nội địa và nhập cảnh, xuất cảnh đối với tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải.
[ "" ]
b100c99f5f814af6b7bd8fdd67fdb641
Theo quy định tại Hiệp định, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được thù lao với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị công ty hay với tư cách là người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, cá nhân đó sẽ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập đó theo các quy định về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam (không phân biệt cá nhân đó có mặt tại Việt Nam hay không). Ví dụ 52: Một đối tượng cư trú của Anh là thành viên Hội đồng quản trị của một liên doanh tại Việt Nam. Trong năm 2012, đối tượng đó chỉ sang Việt Nam làm việc với tổng số 60 ngày và nhận được thù lao với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị. Căn cứ Hiệp định giữa Việt Nam và Anh và quy định của luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành tại Việt Nam, đối tượng này phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thù lao nhận được với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị với thuế suất hiện hành tại Việt Nam (20%) tính trên tổng thu nhập nhận được của đối tượng không cư trú của Việt Nam. Các quy định về thuế đối với thu nhập từ thù lao của giám đốc như trên được nêu tại Điều khoản Thù lao Giám đốc (thường là Điều 16) của Hiệp định.
[ "" ]
3834b8faeb07444b960969e523ef83e2
1. Tòa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn. Việc nhận đơn khởi kiện được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án trả lời cho người khởi kiện biết qua thư điện tử. Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này; c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này. 4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được thông báo cho người khởi kiện, phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
[ "" ]
7fd1acc137a042b0a213c2edd94cdf2d
1. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ. 2. Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có giá trị trong cả nước, có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn. Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động và có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu. 3. Tổ chức trong nước và nhà thầu nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 52 của Luật này. 4. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ được bổ sung vào giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp khi tổ chức có nhu cầu và có đủ điều kiện. 5. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp bị mất; cấp đổi trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi tổ chức có yêu cầu thay đổi thông tin được ghi trong giấy phép. 6. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép; b) Giả mạo nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; c) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại các khoản 1, 4, 6 và 7 Điều 6 của Luật này; d) Không bảo đảm được các điều kiện theo quy định tại Điều 52 của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm; đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 7. Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. 8. Chính phủ quy định thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
[ "" ]
91793e5ec49346db9b498f72ad9b6066
1. Đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự do Bộ Công an báo cáo Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng nghị định hàng năm của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương I của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP và các quy định cụ thể sau đây: a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ gửi Vụ Pháp chế tập hợp chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 của năm trước; b) Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm đăng tải bản thuyết minh và báo cáo đánh giá tác động sơ bộ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong thời gian ít nhất là 20 (hai mươi) ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến (trừ các nghị định có nội dung thuộc bí mật nhà nước); c) Vụ Pháp chế tập hợp đề nghị xây dựng nghị định của các đơn vị gửi đến, lập dự thảo đề nghị xây dựng nghị định của Bộ Công an trình lãnh đạo Bộ để gửi xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ; phối hợp với đơn vị đề nghị xây dựng nghị định hoàn thiện hồ sơ theo quy định để trình Bộ trưởng; d) Trên cơ sở xem xét hồ sơ do Vụ Pháp chế trình, Bộ trưởng duyệt ký văn bản đề nghị của Bộ Công an về xây dựng nghị định gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp tập hợp trình Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 8 của năm trước. 2. Đề nghị xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự quy định như sau: a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập đề nghị xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi Vụ Pháp chế tập hợp chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 của năm trước; b) Đề nghị xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thể hiện rõ: tên văn bản, đơn vị chủ trì; cơ quan, đơn vị phối hợp soạn thảo; dự kiến thời gian soạn thảo, trình văn bản; dự kiến các văn bản quy định chi tiết thi hành; c) Vụ Pháp chế tập hợp đề nghị do các đơn vị gửi đến, lập dự thảo đề nghị xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các đơn vị hoàn thiện hồ sơ theo quy định để trình Bộ trưởng; d) Trên cơ sở xem xét hồ sơ do Vụ Pháp chế trình, Bộ trưởng duyệt ký văn bản đề nghị của Bộ Công an về xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi Văn phòng Chính phủ tập hợp trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 8 của năm trước.
[ "" ]
4802260971894a97ad933b758756ff72
1. Lập, thẩm định hồ sơ, ban hành Quyết định khoanh nợ a) Đối với người nộp thuế được khoanh nợ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập đầy đủ hồ sơ khoanh nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư này, dự thảo Quyết định khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐKN-2 ban hành kèm theo Thông tư này, chuyển bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế thẩm định. Trường hợp chưa đầy đủ hồ sơ thì cơ quan quản lý thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan để bổ sung hồ sơ; b) Bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế xem xét, thẩm định hồ sơ khoanh nợ do bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ chuyển đến. Thời gian thẩm định hồ sơ trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khoanh nợ; c) Sau khi nhận được ý kiến thẩm định, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ tổng hợp và trình thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế xem xét quyết định khoanh nợ; d) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế ký ban hành Quyết định khoanh nợ. 2. Công khai và gửi Quyết định khoanh nợ a) Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ nhập Quyết định khoanh nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định khoanh nợ được ban hành; b) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đăng tải Quyết định khoanh nợ trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan; c) Cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế gửi Quyết định khoanh nợ ngay sau khi ký ban hành cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn; d) Bộ phận kế toán thuế hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ điều chỉnh lại tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên ứng dụng quản lý thuế (nếu có).
[ "" ]
697f20c3150d4216a7e851b2ffcb6881
1. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
[ "" ]
22f6e02873bc43a6b868cd1af521ac1b
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm: 1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực. 2. Nhà chờ xe buýt. 3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
[ "" ]
a539e73fc6d14d428457a85cbae8f4f3
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. 2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây: a) Căn cứ tiến hành hòa giải; b) Thông tin cơ bản về các bên; c) Nội dung chủ yếu của vụ việc; d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại. 4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
19bbb125b8e0422cb7df3d30901f0060
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện sự cố an toàn thực phẩm. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
[ "" ]
cdb6d9b9a07a4bc9ae6bc21473f7e649
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam; c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. 2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh giá bao gồm: a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo; b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo; c) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo; d) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
[ "" ]
c8a2b01930b842a1bb8eccf3f7410f27
1. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản hành chính (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử), do người có thẩm quyền ký (báo cáo dưới hình thức văn bản giấy phải đóng dấu cơ quan, đơn vị nếu có con dấu riêng); được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, fax, hệ thống thư điện tử, phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng, các phương thức khác theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi file word hoặc bản định dạng pdf của báo cáo dưới hình thức văn bản giấy qua hệ thống thư điện tử theo địa chỉ nơi nhận được quy định tại Điều 7 của Thông tư này. 2. Đối với các báo cáo ứng dụng báo cáo trực tuyến trên phần mềm và sử dụng chữ ký điện tử phê duyệt thì không cần báo cáo giấy, trừ trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật, sự việc bất khả kháng. 3. Đối với báo cáo đột xuất, trong trường hợp đặc biệt, khẩn cấp, cần báo cáo gấp những vụ việc về công tác dân tộc thì báo cáo nhanh bằng mọi phương thức có thể, như: Thư điện tử, fax, tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp.
[ "" ]
29289f68ebe5474e890c9038b5159c76
1. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng. 2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân.
[ "" ]
c7a67dc0eba64b359db8223d4ef09781
1. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm, bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công bố tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp để bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý. 2. Việc công khai bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm, bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
[ "" ]
e36f912985e3411ab9daa71708522805
1. Công tác đo đạc bàn giao mặt bằng được triển khai trước thời điểm khởi công thi công nạo vét tối đa không quá 15 ngày. Khối lượng bàn giao mặt bằng là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng chính thức. 2. Đối với công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải công cộng: a) Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng; kiểm tra trình tự, thủ tục và quá trình thực hiện của các đơn vị theo đề cương được duyệt; b) Cục Hàng hải Việt Nam, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được giao, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình khảo sát đo đạc mặt bằng của nhà thầu tư vấn khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công; c) Trường hợp kết quả khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng phát sinh khối lượng nạo vét so với hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thì trong 10 ngày làm việc, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được giao phối hợp với tư vấn thiết kế lập hồ sơ dự toán điều chỉnh báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để thẩm định, phê duyệt; trường hợp vượt dự toán kinh phí nạo vét đã được giao thì trong 05 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định. 3. Đối với công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng đường thủy nội địa quốc gia: a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng; kiểm tra trình tự, thủ tục và quá trình thực hiện của các đơn vị theo đề cương được duyệt; b) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực khi được giao, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình khảo sát đo đạc mặt bằng của nhà thầu tư vấn khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công; c) Trường hợp kết quả khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng phát sinh khối lượng nạo vét so với hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thì trong 10 ngày làm việc, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được giao phối hợp với tư vấn thiết kế lập hồ sơ dự toán điều chỉnh báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để thẩm định, phê duyệt; trường hợp vượt dự toán kinh phí nạo vét đã được giao thì trong 05 ngày làm việc, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bàn giao mặt bằng thi công đối với công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa địa phương.
[ "" ]
38e0000ea8c14744b5e3b730ce0c1745
1. Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của doanh nghiệp kinh doanh xổ số được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số đã được đầu tư đủ vốn điều lệ thì không được trích quỹ đầu tư phát triển. 2. Việc sử dụng các quỹ trích lập từ lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh xổ số sử dụng lợi nhuận còn lại sau thuế để chi thưởng hoặc hoa hồng đại lý vượt quá mức tối đa theo quy định pháp luật.
[ "" ]
11cfce7dfbf046d89d5069d4c3b94aab
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. 5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
[ "" ]
748fb85617764de28bc3f357137cf529
Các khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ. 3. Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.
[ "" ]
fd13821ea3624903a40853bfc0b7a22c
1. Người đứng đầu tổ chức hoặc cá nhân có nguồn phóng xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. 2. Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ. 3. Việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải được thực hiện trong suốt vòng đời của nguồn đến khi nguồn phóng xạ đạt mức miễn trừ khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 4. Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ phải được xem xét từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau, không gây ảnh hưởng xấu đến nhau.
[ "" ]
abaf6eac6646449582f7d910ebdbd50e
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật. 3. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá nhân. Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ tài khoản thanh toán chung và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài khoản chung phải được xác định rõ bằng văn bản.
[ "" ]
b71fef39188f4313b1a4db6cada038da
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau: a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm; c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm. 2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ; b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. 4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
[ "" ]
40641e072b8041168901249b1394b667
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất: a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành; b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp; c) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập - tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp; d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính. 2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập: a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành; b) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp; c) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính. 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu. 4. Thời hạn tái xuất, tái nhập: a) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan; b) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này. 6. Việc bán, tặng hàng hóa tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
3e826018cdce448eb8d8eae972ce18a7
Xe máy chuyên dùng được mua bán, cho, tặng, thừa kế trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu theo quy định sau: 1. Hồ sơ đăng ký sang tên chủ sở hữu bao gồm: a) Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 của Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu theo quy định tại Điều 3 Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này; c) Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng đã được cấp (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực). 2. Trình tự thực hiện a) Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải nơi xe máy chuyên dùng đã đăng ký; b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và có kết quả thông báo cho chủ sở hữu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Giao thông vận tải hướng dẫn chủ sở hữu bổ sung, hoàn thiện lại; Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Thông tư này; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra: trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng theo tên của chủ sở hữu mới, giữ nguyên biển số cũ đã cấp, cắt góc phía trên bên phải Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu cũ, vào Sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
[ "" ]
1545ccba9bfb41babe2eb66757705e0e
1. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có từ 12 đến 15 thành viên. Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; c) Các ủy viên Hội đồng. 2. Cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ là Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
[ "" ]
4d95243a4e7c4743aecb4c67c599713a
1. Đối với bên đặt gia công: a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công. b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này. c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công. d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa. đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết. e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Đối với bên nhận gia công: a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu. b) Được thuê thương nhân khác gia công. c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước. d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện. đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết. e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công. 3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau: a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
[ "" ]
db00ec89e2734ff480c793e0ae3097de
1. Phương thức bán lẻ trái phiếu được sử dụng để phát hành trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2. Kho bạc Nhà nước trực tiếp hoặc lựa chọn các Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc cấp huyện trực thuộc Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành trái phiếu. 3. Kho Bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện. 4. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. 5. Trường hợp phát hành theo hình thức chứng chỉ, Kho bạc Nhà nước thiết kế mẫu và tổ chức in ấn chứng chỉ trái phiếu. 6. Số tiền bán trái phiếu được xác định được xác định theo nguyên tắc quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư này. 7. Giá bán một (01) trái phiếu được xác định theo nguyên tắc sau: a) Theo quy định tại Khoản 6 Điều 21 Thông tư này đối với trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ; b) Theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 21 Thông tư này đối với trái phiếu có lãi suất danh nghĩa cố định; c) Theo thông báo của Bộ Tài chính quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư này đối với trái phiếu có lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi.
[ "" ]
f584e4eff0f6406b8c367f755ae204f7
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Thông tư này.
[ "" ]
0ce2b29f7eec42669e6315481a8dbab6
1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau: a) Phương tiện chở khách ngang sông cỡ nhỏ theo Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ; b) Phương tiện chở khách có sức chở đến 20 (hai mươi) khách; c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn; d) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa. 2. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây: a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 50 (năm mươi) khách; b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa; c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn; d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn; đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa. 3. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây: a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 100 (một trăm) khách; b) Phà có sức chở đến 100 (một trăm) khách và đến 350 tấn hàng hóa; c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn; d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn; đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, đ khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa. 4. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện. 5. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn. 6. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thủy thủ. 7. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại phương tiện. 8. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa. 9. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa. 10. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn. 11. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh thợ máy. 12. Thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện. 13. Thuyền viên có chứng chỉ thợ máy được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện. 14. Người có chứng chỉ lái phương tiện được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 (mười hai) người hoặc bè. 15. Người điều khiển phương tiện cao tốc, phương tiện đi ven biển, người làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ quy định theo chức danh, phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tương ứng.
[ "" ]
2d7c022766224ae8b58d44d250dda8f8
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cấp điều độ có quyền điều khiển là cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. 2. Điều độ viên là người trực tiếp chỉ huy, điều độ hệ thống điện thuộc quyền điều khiển theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. 3. Đơn vị quản lý vận hành là tổ chức, cá nhân quản lý và vận hành đường dây hoặc thiết bị điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bao gồm: a) Đơn vị phát điện; b) Đơn vị truyền tải điện; c) Đơn vị phân phối điện; d) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; đ) Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; e) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng. 4. Hệ thống điện miền là hệ thống điện cấp điện áp đến 220 kV và ranh giới phân chia theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. 5. Lệnh thao tác là yêu cầu thực hiện thay đổi trạng thái vận hành của thiết bị điện. 6. Người ra lệnh là người có quyền ra lệnh thao tác, bao gồm: a) Điều độ viên tại các cấp điều độ; b) Trưởng ca nhà máy điện; c) Trưởng kíp trạm điện; d) Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển. 7. Người nhận lệnh là nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của người ra lệnh. 8. Người giám sát là nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ giám sát thao tác, bao gồm: a) Điều độ viên phụ trách ca trực hoặc Điều độ viên được giao nhiệm vụ tại các cấp điều độ; b) Trưởng ca, Trưởng kíp hoặc Trực chính tại nhà máy điện; c) Trưởng kíp hoặc Trực chính tại trạm điện; d) Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính hoặc người được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển; đ) Nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối. 9. Người thao tác là người có nhiệm vụ thao tác thiết bị điện, bao gồm: a) Điều độ viên tại các cấp điều độ; b) Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trạm điện; c) Nhân viên vận hành trực thiết bị được giao nhiệm vụ tại nhà máy điện; d) Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển; đ) Nhân viên trực thao tác được giao nhiệm vụ tại lưới điện phân phối. 10. Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp, bao gồm: a) Điều độ viên tại các cấp điều độ; b) Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện; c) Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nhóm trạm điện; d) Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối. 11. Sửa chữa nóng là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, trạm điện và các phần tử trên hệ thống điện quốc gia đang mang điện. 12. Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù. 13. Thao tác là hoạt động thay đổi trạng thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó. 14. Thao tác xa là thao tác do nhân viên vận hành tại các cấp điều độ hoặc Trung tâm điều khiển gửi tín hiệu điều khiển từ xa để thay đổi trạng thái hoặc thông số vận hành các thiết bị điện trên đường dây, trạm điện, nhà máy điện qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông. 15. Trung tâm điều khiển là trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể giám sát, điều khiển từ xa một nhóm nhà máy điện, nhóm trạm điện hoặc các thiết bị đóng cắt trên lưới điện.
[ "" ]
3c2bd7da5a4044688f7d1de3c7bc27ab
1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. 2. Thời gian cấp C/O ưu đãi Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi trong vòng 3 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định. 3. Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.
[ "" ]
8ae26d10f68740dc895c302954e6cd30
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan: a) Điều tra, đánh giá tổng quát về Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, tiềm năng tài nguyên, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, các vùng biển và hải đảo; dự báo xu thế biến động tài nguyên và môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với tài nguyên và môi trường vùng bờ, các vùng biển và hải đảo; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ, các vùng biển và hải đảo; b) Xác định Mục tiêu, định hướng về Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ, các vùng biển và hải đảo; phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, các vùng biển; c) Xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ phê duyệt chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; d) Xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trên phạm vi cả nước; đ) Xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh; e) Cung cấp cho các bộ, ngành và địa phương có biển có liên quan các thông tin về chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trên phạm vi cả nước; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh; g) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trên phạm vi cả nước; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh. 2. Các bộ, ngành có trách nhiệm: a) Cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường các thông tin, số liệu về các lĩnh vực theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều này; b) Tham gia ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh; c) Phối hợp kiểm tra việc thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh; d) Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh trong lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp các thông tin, số liệu tổng hợp về rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; thông tin, số liệu trong lĩnh vực thủy sản; thực trạng và định hướng phát triển đê biển, hệ thống cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền; bản đồ quy hoạch nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản. 4. Bộ Giao thông vận tải cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng và định hướng phát triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải, khu neo đậu và các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển; bản đồ quy hoạch hệ thống cảng biển, luồng hàng hải, khu neo đậu và cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng, định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển và các thông tin, số liệu liên quan khác theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 6. Bộ Xây dựng cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng và định hướng phát triển các khu đô thị, các công trình xây dựng trên biển, ven biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng và định hướng phát triển các khu du lịch, Điểm du lịch biển, hải đảo; thông tin, số liệu về bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản thiên nhiên quốc gia và thế giới, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại các vùng biển, ven biển và hải đảo. 8. Bộ Công Thương cung cấp các thông tin, số liệu về dầu khí, các dạng năng lượng khác liên quan đến lĩnh vực biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý. 9. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cung cấp các thông tin, số liệu về khu vực cấm, tạm thời cấm, hạn chế hoạt động, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho Mục đích quốc phòng, an ninh. 10. Bộ Ngoại giao cung cấp các thông tin, tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hoạt động đối ngoại liên quan đến lĩnh vực biển, hải đảo. 11. Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có trách nhiệm: a) Cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, số liệu về Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, Điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý; thông tin, số liệu khu vực đầm phá, bãi bồi, vùng đệm, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, khu vực cần bảo tồn hệ sinh thái vùng biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý; định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo; các giải pháp quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trong phạm vi địa phương; b) Tham gia ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh; c) Xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ thuộc phạm vi quản lý của địa phương; d) Xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình tổ chức thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ thuộc phạm vi quản lý của địa phương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
295af1b71f1945779de8a753619aa2c3
1. Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi Thực hiện theo quy định tại tiết a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước. 2. Đối tượng không được hưởng lãi Thực hiện theo quy định tại tiết b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước. 3. Mức lãi suất tiền gửi và phương pháp tính a) Mức lãi suất tiền gửi Tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức mở tại các đơn vị KBNN quy định tại Khoản 1 nêu trên được hưởng lãi theo mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi. b) Phương pháp tính - Lãi tiền gửi trả các đơn vị, tổ chức được KBNN tính một lần vào ngày cuối cùng của tháng và được chuyển trả đơn vị chậm nhất trong 05 ngày đầu của tháng sau trừ ngày nghỉ, ngày lễ. - Số dư tính lãi là số dư đầu ngày của tất cả các ngày trong tháng (số ngày thực tế) có trên tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức. - Số ngày tính lãi trong tháng là số ngày thực tế duy trì số dư đầu mỗi ngày trong tháng (số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày). - Lãi suất được tính theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) của Ngân hàng nhà nước trả cho KBNN tại thời điểm tính lãi. - Số lãi phải trả cho đơn vị, tổ chức được tính theo phương pháp tính lãi tính theo tích số, công thức tính như sau:
[ "" ]
f41f1ff3fbde4dc6b212d59954ec2a9c
1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây: a) Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá trên cơ sở đề xuất của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc; b) Tổ chức mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, chủ trì đàm phán giá; c) Xây dựng lộ trình và hướng dẫn mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, cấp địa phương, bảo đảm từ năm 2016 thực hiện trên phạm vi toàn quốc; d) Căn cứ các tiêu chí cơ bản như: Số đăng ký đã được công bố, giá thuốc mà doanh nghiệp sản xuất trong nước đã kê khai với cơ quan có thẩm quyền, số lượng số đăng ký tối thiểu theo dạng bào chế và hợp chất và các tiêu chí cần thiết khác để ban hành danh mục thuốc trong nước sản xuất được, đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp; đ) Định kỳ hàng năm, tiến hành sơ tuyển để lựa chọn danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để làm cơ sở cho việc mời tham gia đấu thầu hạn chế. 2. Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập bao gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp dược và đại diện các tổ chức khác có liên quan. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn cho Bộ Y tế trong các vấn đề sau đây: a) Nghiên cứu, đề xuất danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; b) Tham gia tư vấn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia; c) Tham gia tư vấn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với hình thức đàm phán giá ở cấp quốc gia. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm sau đây: a) Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc từ khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu; b) Công khai giá từng loại thuốc trúng thầu được thanh toán, giá thuốc trúng thầu trung bình được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế của từng bệnh viện, địa phương, Bộ Y tế trên trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
[ "" ]
81d21f1df708480284ff8ccb0d9b4f2e
1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm: a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân; b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả; c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai; e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai. 2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau: a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền; b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này; c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu; d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
[ "" ]
8ad5fcc72d6e40d586f9513b768c132e
1. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 04/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 40/2018/TT-BTC). Trong đó, căn cứ quy định tại điểm d Khoản 1 và Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn 60% mệnh giá cổ phần. 2. Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án tái cơ cấu.
[ "" ]
b6483b6911c9400d9c2e105e5f78d1eb
1. Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; b) Theo đề nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; c) Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. 2. Ban pháp chế có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp. Ban của Hội đồng nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thuộc lĩnh vực phụ trách. 3. Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này theo trình tự sau đây: a) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị trình bày; b) Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trình bày báo cáo thẩm tra; c) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; d) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật báo cáo, giải trình; đ) Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận; e) Chủ tọa cuộc họp kết luận. 4. Khi xét thấy văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thì Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; trường hợp cơ quan ban hành văn bản không thực hiện yêu cầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
[ "" ]
5ae7adcfab3d4bba913b7081625a1a5e
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện như sau: 1. Lập dự toán ngân sách: a) Lập dự toán ngân sách chi cho hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở: Hằng năm, Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về hòa giải ở cơ sở đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của năm và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý ban hành kế hoạch để làm căn cứ lập dự toán ngân sách; Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán kinh phí chi tiết cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm. Việc lập dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này; Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Đề án đã được phê duyệt, căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch thực hiện Đề án lập dự toán (phần kinh phí do trung ương bảo đảm) tổng hợp chung trong dự toán của Bộ, ngành mình gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành chủ trì Đề án; Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Đề án các cấp ở địa phương, căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch thực hiện Đề án lập dự toán thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tổng hợp chung trong dự toán của cơ quan, tổ chức gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm để bảo đảm triển khai thực hiện; b) Lập dự toán ngân sách chi hỗ trợ cho hòa giải viên và tổ hòa giải: Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của hòa giải viên và tổ hòa giải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Về lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên, căn cứ vào nhiệm vụ công tác hòa giải trong năm kế hoạch và chế độ, chi tiêu tài chính hiện hành, công chức Tư pháp - Hộ tịch lập dự toán chi hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, hỗ trợ kinh phí hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên; Về lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải, hàng năm, căn cứ thực tế hỗ trợ của năm trước, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán kinh phí hỗ trợ để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và thực hiện phân bổ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chi trả tiền hỗ trợ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện: c) Đối với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của các tỉnh chưa, tự cân đối được ngân sách theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật hòa giải ở cơ sở: Hằng năm, trên cơ sở tổng hợp dự toán ngân sách thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này (bao gồm cả kinh phí thực hiện do ngân sách địa phương bảo đảm và phần đề nghị ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương) gửi Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp; Thời hạn các tỉnh gửi đề nghị ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về thời hạn báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (trước ngày 20 tháng 7); nếu quá thời hạn gửi báo cáo theo quy định thì Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính không chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu đề nghị hỗ trợ kinh phí. Bộ Tư pháp tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán, Bộ Tài chính thông báo kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trong dự toán giao hàng năm của địa phương. 2. Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí thực hiện công tác hòa giải được thực hiện như sau: a) Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo chế độ và quy định quản lý tài chính hiện hành; b) Kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết toán kinh phí đã chi hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên trong quyết toán ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp xã, gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; c) Thủ tục cấp, chi, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải được thực hiện như sau: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển Quyết định hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận hòa giải viên để thực hiện việc chi trả kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 của Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; Kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp xã lập quyết toán kinh phí đã chi hỗ trợ trong quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
[ "" ]
63f7ce18fc9241149347a5c28c73c885
Thông tư này quy định việc thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.
[ "" ]
b648ce6efbec46c4b396618958e08310
1. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải có đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật. 2. Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
[ "" ]
4cdfc9e491734fd69578bf2f3b1766c5
Kinh phí đào tạo người học theo chế độ cử tuyển được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong đó, Học bổng chính sách của người học theo chế độ cử tuyển được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trường hợp người học cử tuyển học các ngành đào tạo giáo viên thì chính sách hỗ trợ tiền chi phí sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”.
[ "" ]
ec2d8f9ba5eb4e0cadaf4bd28d391814
Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm: 1. Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức; 2. Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định; 3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học; 4. Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
[ "" ]
ab4b84dabab7465fb3f2e209e6c61381
1. Nội dung thực hiện a) Tuyên truyền, quảng bá: - Mời các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam; - Tổ chức giới thiệu, thông tin về đoàn doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. b) Tổ chức hội thảo và giao thương: Hội trường, thiết bị, trang trí, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, giải khát giữa giờ; c) Tổ chức quản lý của đơn vị chủ trì: Công tác phí cho người của đơn vị chủ trì tham gia tổ chức, bưu chính, điện thoại, văn phòng phẩm; d) Doanh nghiệp nước ngoài tham gia: Ăn, ở, đi lại tại Việt Nam; đ) Vé máy bay khứ hồi, ăn, ở, đi lại tại Việt Nam cho người của đơn vị đối tác tổ chức đưa đoàn vào Việt Nam; e) Doanh nghiệp trong nước: Hàng hóa, thiết bị trưng bày, vận chuyển, ăn, ở, đi lại, tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài tham quan nhà máy, cơ sở sản xuất, vùng nguyên liệu. 2. Quy mô a) Tối thiểu 07 doanh nghiệp nước ngoài, 21 doanh nghiệp Việt Nam đối với đoàn giao thương chuyên ngành; b) Tối thiểu 20 doanh nghiệp nước ngoài, 60 doanh nghiệp Việt Nam đối với đoàn giao thương đa ngành. 3. Nội dung hỗ trợ a) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này; b) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và không quá 04 ngày 03 đêm cho 01 người/doanh nghiệp nước ngoài; c) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này và không quá 04 ngày 03 đêm cho 01 người/đoàn có quy mô tối thiểu 07 doanh nghiệp nước ngoài.
[ "" ]
482c045fa9134c71aa84d82d50e09274
1. Thuyết minh dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau: a) Căn cứ lập dự án tu bổ di tích; b) Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích; c) Báo cáo khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quá trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; đánh giá tình trạng kỹ thuật, tình hình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật về xây dựng; d) Mục tiêu dự án tu bổ di tích; đ) Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; e) Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích và các phương án: Giải tỏa vi phạm di tích (nếu có); bảo quản, tu bổ, phục hồi từng hạng mục của di tích; tôn tạo cảnh quan; bảo vệ di tích và các hiện vật trong quá trình thi công; duy trì hoạt động tại di tích trong quá trình thi công; phòng, chống mối mọt, cháy nổ; xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật; g) Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; h) Chỉ tiêu đối với thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mới; i) Đánh giá tác động môi trường của dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau: - Liệt kê chất thải và đánh giá tác động của chất thải phát sinh từ việc thực hiện dự án; - Biện pháp xử lý chất thải và các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trường hợp dự án sử dụng đất di tích mà không thuộc dự án tu bổ di tích thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. k) Phương án bảo dưỡng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích sau khi hoàn thành dự án; l) Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện dự án tu bổ di tích; m) Tiến độ thực hiện dự án bổ di tích. 2. Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tổng thể và từng hạng mục di tích, kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng kỹ thuật của công trình. 3. Thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích gồm: a) Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến quá trình hình thành, tồn tại, biến đổi và những lần tu bổ trước đây của di tích; b) Các bản vẽ hiện trạng di tích gồm: - Bản vẽ xác định vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ 1:50.000; - Bản vẽ hiện trạng mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500; - Bản vẽ hiện trạng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50; c) Bản vẽ thiết kế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gồm: - Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500; - Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ thiết kế từng bộ phận của công trình được bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50; d) Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng mới theo quy định của pháp luật về xây dựng; đ) Bản vẽ phối cảnh thể hiện trên khổ giấy A3. 4. Trường hợp chỉ thực hiện nội dung bảo quản di tích thì dự án bảo quản di tích gồm nội dung sau: a) Thuyết minh: - Căn cứ lập dự án bảo quản di tích; - Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích; - Kết quả khảo sát về tình trạng kỹ thuật của di tích hoặc hiện vật thuộc di tích cần bảo quản; - Mục tiêu bảo quản di tích; - Quan điểm, nguyên tắc bảo quản di tích; - Phương án bảo quản từng hạng mục của di tích; phương án bảo vệ di tích, hiện vật và phương án duy trì hoạt động ở di tích trong quá trình thi công; - Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản di tích; - Phương án bảo dưỡng di tích sau khi hoàn thành dự án; - Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện; - Tiến độ thực hiện dự án. b) Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tình trạng kỹ thuật công trình và hiện vật cần bảo quản; c) Thiết kế cơ sở của dự án bảo quản di tích gồm: - Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến những lần bảo quản trước đây; - Bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của công trình và hiện vật cần bảo quản, tỷ lệ 1:50; - Bản vẽ thiết kế từng bộ phận của công trình và hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1:50. Thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt dự án bảo quản di tích được thực hiện như quy định đối với dự án tu bổ di tích.
[ "" ]
e7352c2ac75644c392b7ccef8622d633
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu ngành được sử dụng thống nhất, có tính pháp lý trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. 2. Việc báo cáo, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu ngành được thực hiện thông qua tài khoản được cấp từ Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành hoặc qua kết nối trao đổi dữ liệu trực tiếp từ các phần mềm quản lý giáo dục ở địa phương khi đáp ứng yêu cầu. 3. Việc sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu ngành phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu dữ liệu và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân. 4. Cơ quan và tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này tham gia báo cáo, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu ngành phải ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng, khai thác thông tin trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành. 5. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục được quyền khai thác, sử dụng dữ liệu theo phạm vi quản lý trong Cơ sở dữ liệu ngành; thực hiện tiếp nhận và xử lý những góp ý, khiếu nại đối với dữ liệu trong phạm vi quản lý. 6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này nếu có nhu cầu sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu ngành có thể đề nghị đơn vị quản lý theo phân cấp cung cấp sử dụng theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
f34b006e54b7422b896281cb10490f43
1. Ngay sau khi kết thúc cuộc đấu giá, căn cứ kết quả đấu giá, Tổ chức đấu giá có trách nhiệm lập Biên bản xác định kết quả đấu giá; Tổ chức đấu giá, doanh nghiệp mua bán nợ đồng ký biên bản xác định kết quả đấu giá. Biên bản xác định kết quả đấu giá được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP , trong đó: nêu cụ thể giá khởi điểm của lô cổ phần kèm nợ phải thu, giá khởi điểm lô cổ phần và giá khởi điểm khoản nợ phải thu. 2. Trong thời gian tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đấu giá, doanh nghiệp mua bán nợ/tổ chức đấu giá phối hợp công bố kết quả đấu giá tại địa điểm đấu giá, trên trang thông tin điện tử của tổ chức đấu giá, doanh nghiệp mua bán nợ và thông báo cho nhà đầu tư trúng đấu giá kết quả trúng giá. 3. Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần, căn cứ thông báo trúng đấu giá, nhà đầu tư thực hiện thanh toán phần còn lại tiền mua lô cổ phần kèm nợ phải thu theo giá trúng đấu giá sau khi trừ đi số tiền đặt cọc. Trong thời hạn này, doanh nghiệp mua bán nợ phối hợp với tổ chức bán đấu giá hoàn trả tiền đặt cọc cho các nhà đầu tư không trứng đấu giá và không vi phạm Quy chế bán đấu giá. Nhà đầu tư vi phạm Quy chế đấu giá thì không được hoàn trả tiền đặt cọc. 4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư, tổ chức đấu giá có trách nhiệm chuyển tiền thu từ bán lô cổ phần kèm nợ phải thu và danh sách nhà đầu tư đã nộp tiền cho doanh nghiệp mua bán nợ. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư, doanh nghiệp mua bán nợ gửi hồ sơ bao gồm: Quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn kèm nợ phải thu của cấp có thẩm quyền, văn bản đề nghị và Biên bản xác định nhà đầu tư trúng đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu (bao gồm cả danh sách nhà đầu tư đã nộp tiền) đến Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (trường hợp bán đấu giá cổ phần tại công ty cổ phần đã đăng ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam). Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp mua bán nợ, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phần của phần vốn doanh nghiệp mua bán nợ đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo hồ sơ doanh nghiệp mua bán nợ gửi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp mua bán nợ bán đấu giá cổ phần chưa đăng ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần giữa doanh nghiệp mua bán nợ và nhà đầu tư sau khi nhà đầu tư hoàn thành nộp tiền mua cổ phần thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty cổ phần. Doanh nghiệp mua bán nợ có trách nhiệm phối hợp với công ty cổ phần hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần kèm nợ phải thu cho nhà đầu tư, công khai thông tin về thủ tục và thời gian cụ thể việc hoàn thành chuyển quyền sở hữu cổ phần kèm nợ phải thu cho nhà đầu tư biết khi tổ chức thực hiện bán đấu giá. 5. Trong thời gian tối đa 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày kết thúc đợt đấu giá, doanh nghiệp mua bán nợ phải báo cáo kết quả đấu giá cả lô cổ phần kèm nợ phải thu, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). 6. Căn cứ giá trị khoản nợ và giá trị lô cổ phần khi xác định giá khởi điểm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, doanh nghiệp mua bán nợ quyết định việc phân bổ tiền thu từ bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu cho lô cổ phần và khoản nợ theo nguyên tắc số tiền phân bổ không thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá của lô cổ phần và của khoản nợ. 7. Trường hợp đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu không thành công, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp mua bán nợ quyết định chuyển sang thực hiện theo phương thức khác quy định tại khoản 2 Điều 29a Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP).
[ "" ]
34d8676a529b45d2a55b39e71e9e6858
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
[ "" ]
30e7d2d7c9be4f8ead6045bd2651ab7d
1. Việc xác định giá trị quỹ đất thanh toán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, cụ thể như sau: a) Trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá trị quỹ đất thanh toán là tiền sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất. b) Trường hợp cho thuê đất thì giá trị quỹ đất thanh toán là tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 2. Việc thanh toán Dự án BT bằng quỹ đất thực hiện theo nguyên tắc ngang giá; theo đó giá trị quỹ đất tương đương với giá trị của khối lượng xây dựng công trình Dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật; cụ thể: a) Căn cứ khối lượng xây dựng công trình Dự án BT hoàn thành theo tiến độ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị quỹ đất tương đương để thanh toán. Việc hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. b) Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán lớn hơn giá trị Dự án BT thì Nhà đầu tư nộp phần chênh lệch bằng tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị Dự án BT thì Nhà nước thanh toán phần chênh lệch cho Nhà đầu tư bằng tiền hoặc bằng quỹ đất tại thời điểm quyết toán Dự án BT hoàn thành. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) cho Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai đối với phần diện tích của quỹ đất thanh toán tương ứng với phần giá trị Dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng. 4. Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, các Bên ký kết Hợp đồng BT có trách nhiệm xác định lãi vay huy động vốn đầu tư trong phương án tài chính của Hợp đồng BT đối với phần giá trị công trình Dự án BT hoàn thành theo tiến độ tương ứng với phần giá trị quỹ đất thanh toán tính đến ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất và ký kết Phụ lục Hợp đồng BT ghi nhận giá trị Dự án BT đã điều chỉnh. 5. Khi Dự án BT hoàn thành và phê duyệt quyết toán theo quy định, căn cứ giá trị khối lượng công trình BT theo Hợp đồng và các Phụ lục Hợp đồng BT (nếu có), các Bên ký kết Hợp đồng BT thực hiện xác định giá trị quỹ đất để thực hiện thanh toán như sau: a) Trường hợp tổng giá trị quỹ đất thanh toán lớn hơn tổng giá trị Dự án BT thì Nhà đầu tư phải nộp số chênh lệch bằng tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giảm trừ quỹ đất tương ứng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. b) Trường hợp tổng giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn tổng giá trị Dự án BT thì Nhà nước thanh toán số chênh lệch bằng tiền hoặc bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư; trường hợp thanh toán phần chênh lệch bằng quỹ đất giao cho Nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc ngang giá, theo đó giá trị quỹ đất giao thêm phải tương đương giá trị phần chênh lệch giữa tổng giá trị điều chỉnh quỹ đất thanh toán với tổng giá trị điều chỉnh Dự án BT. c) Sau khi hoàn thành việc thanh toán theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này, các Bên ký kết Hợp đồng BT ký biên bản xác nhận hoàn thành việc thanh toán để thanh lý Hợp đồng BT theo quy định của pháp luật.
[ "" ]
323ef60da43141f284bb7083cf0e768f
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn (sau đây gọi chung là Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh) để: a) Đánh giá, kết luận nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng; b) Xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và khoản 2 Điều 15 Nghị định này; c) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng. 2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm có biên bản họp Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm: a) Thông báo công khai và báo cáo Bộ Y tế về nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng; b) Thông báo cho gia đình của người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về nguyên nhân gây tai biến. 3. Trường hợp nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến tai biến nặng sau tiêm chủng do chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế phải có văn bản quyết định tạm dừng sử dụng lô vắc xin liên quan trên địa bàn quản lý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế. Khi Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh có kết luận nguyên nhân tai biến nặng không liên quan đến chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế quyết định cho phép sử dụng lại lô vắc xin đó và báo cáo Bộ Y tế. 4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế để đánh giá lại kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh. 5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm quy định cụ thể Điều này.
[ "" ]
db61dd88078d4a6bbcaa461867ba7d65
1. Học viên tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản phải đáp ứng các điều kiện dưới đây: a) Tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở lên; b) Đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan vận hành boong tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên ít nhất 12 tháng; c) Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định; d) Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 2. Học viên tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao phải đáp ứng các điều kiện dưới đây: a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở trở lên; b) Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định; c) Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 3 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; d) Có GCNKNCMHTHH hạng Nhì; đ) Độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Nhì ít nhất 24 tháng, được tổ chức hoa tiêu hàng hải và Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận. 3. Học viên tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu phải đáp ứng các điều kiện dưới đây: a) Tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển từ bậc cao đẳng trở lên; b) Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định; c) Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; d) Có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng ít nhất 36 tháng.
[ "" ]
ab64a4f7337e474e8be7cc13d9e5f174
1. Chủ trương thành lập Căn cứ vào Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21 tháng 6 năm 1965 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước phục vụ công tác giao thông vận tải hoặc theo Nghị quyết Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam lần thứ nhất ngày 26 tháng 3 năm 1965. 2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Được một trong các cơ quan sau đây quyết định thành lập, quản lý và sử dụng: a) Trung ương Đoàn Thanh niên lao động; b) Bộ, cơ quan khác ở Trung ương; c) Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; d) Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam hoặc chính quyền cách mạng cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện ở miền Nam. 3. Hình thức tổ chức Đơn vị thanh niên xung phong được tổ chức theo các hình thức sau đây: a) Tổng đội, đội thanh niên xung phong và được tổ chức thành các liên đội, tiểu đoàn, liên phân đội, đại đội, trung đội, tiểu đội đối với thanh niên xung phong tập trung; b) Trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, phân đội, tiểu đội đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam. 4. Nhiệm vụ của đơn vị thanh niên xung phong Đơn vị thanh niên xung phong thực hiện một trong những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: a) Xây dựng công trình cấp thiết về quốc phòng, phục vụ kháng chiến và xây dựng kinh tế; b) Mở đường giao thông, bảo đảm giao thông, vận chuyển hậu cần, chuyển thương, tải đạn, phục vụ chiến đấu, trực tiếp tham gia chiến đấu, tháo gỡ bom mìn, thu dọn chiến trường, công tác trong vùng địch; c) Bổ sung lực lượng cho quân đội khi cần thiết. 5. Thời gian hoạt động của đơn vị thanh niên xung phong Thời gian hoạt động cụ thể của từng đơn vị thanh niên xung phong thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền huy động, quản lý và sử dụng thanh niên xung phong; đối với đơn vị thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam, thời gian huy động thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ kháng chiến của từng địa phương. 6. Chế độ sinh hoạt, trang bị của cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong trong thời gian làm nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền huy động bảo đảm (không hưởng lương); đối với các địa phương ở miền Nam, chế độ sinh hoạt, trang bị theo điều kiện cụ thể hoặc vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu.
[ "" ]
3650fe864bc64e35a694bb25eac4408d
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau: 1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác. 2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên. 3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
[ "" ]
563e8962ee1745f083f4400c90c53931
1. Hướng dẫn Người tập sự các nội dung tập sự theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. 2. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của Người tập sự do mình phân công. 3. Nhận xét về quá trình tập sự hành nghề công chứng của Người tập sự, trong đó nêu rõ ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, cách thức ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự. 4. Chịu trách nhiệm về kết quả và tiến độ của các công việc mà Người tập sự thực hiện theo sự phân công, hướng dẫn của mình.
[ "" ]
3c56ec32977048a2a72506d52b489253
1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này. 2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây: a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an; b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này. 5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn. 6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện. 7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
[ "" ]
bfe59961b6894ae9aae56c3c86397b52
Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải đảm bảo các loại xe phù hợp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm, ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm.
[ "" ]
f8d0aefe738242d180bac590212d12b6
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng, xếp hạng và xếp lương đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương. 2. Hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thương, xếp hạng và xếp lương đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương quy định tại Nghị định này.
[ "" ]
7a59af456dfd43749ceee0327a4cacb1
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
[ "" ]
c8d80fd799434a1b808eb9d58d89e711
1. Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh gồm: Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). Nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm: a) Mục tiêu, định hướng; b) Nội dung, giải pháp, biện pháp, lộ trình, nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh; c) Xác định nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và địa phương. 2. Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là kế hoạch triển khai thực hiện chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đó việc sử dụng vốn được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
[ "" ]
a074d2e69ced4a729833ff52802c3638
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
[ "" ]
34e6aae5ed6f4cc280d0709870b99c04
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2013. Các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. 2. Thông tư này thay thế, bãi bỏ các văn bản sau: a) Thay thế Thông tư 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 hướng dẫn một số quy định của Nghị định 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính; b) Bãi bỏ các văn bản: - Quyết định 122/2002/QĐ-BTC ngày 30/9/2002 về việc ban hành mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; Quyết định số 58/2003/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 về việc ban hành biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; - Thông tư 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. - Thông tư 79/2007/TT-BTC ngày 06/7/2007 hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; - Thông tư 38/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; - Thông tư 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 08/12/2010 hướng dẫn việc thu nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Thông tư 50/2010/TTLT-BTC-BXD ngày 14/4/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; - Thông tư 61/2012/TTLT-BTC-BCA ngày 17/4/2012 quy định việc quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; - Thông tư 160/2012/TTLT-BTC-BCT ngày 01/10/2012 quy định việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. c) Bãi bỏ các quy định sau: - Quy định về quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính tại Thông tư 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC ; - Mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá quy định tại Thông tư số 56 TTLB/TC-NV ngày 17/7/1995 hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
[ "" ]
ffa2330718b64e16a6f07ed1b1500719
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán thu, chi về phí, thu nộp lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm về quản lý và hạch toán thu chi các loại phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao của cơ quan mình; định kỳ hàng tháng gửi về Bộ Ngoại giao Báo cáo thu phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 và 5 Thông tư này). 2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán thu, chi về phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành. 3. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thu, nộp, quản lý phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo các quy định tại Thông tư này.
[ "" ]
8e739425ccb3476da634814791ed2202
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp: a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị cùng cấp về công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng được thành lập từ cấp đơn vị cơ sở trở lên, do Thủ trưởng đơn vị cùng cấp ra quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc và mối quan hệ công tác với đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp; b) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp nào do Thủ trưởng cấp đó làm Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn làm Phó Chủ tịch, Thủ trưởng đơn vị chuyên trách hoặc cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng làm Ủy viên Thường trực; các thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng gồm đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có) và cán bộ phụ trách một số lĩnh vực chủ yếu của đơn vị; c) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền; Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn; Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. 2. Đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp: a) Cấp Bộ: Vụ Thi đua - Khen thưởng là đơn vị chuyên trách và là cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhiệm vụ của Vụ Thi đua - Khen thưởng thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thi đua - Khen thưởng; b) Cấp trên cơ sở, cấp cơ sở: căn cứ cơ cấu tổ chức; yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định đơn vị chuyên trách là Phòng, Ban hoặc bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị. Đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có nhiệm vụ: Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi quản lý; Thực hiện chức năng là cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp; Xây dựng chương trình kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông và của cơ sở; Giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình tiên tiến, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Thẩm định hồ sơ, thành tích và đề xuất các hình thức khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Kiểm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng; c) Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thực hiện bỏ phiếu bình xét khen thưởng như các thành viên khác. Cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng xin ý kiến bình xét khen thưởng các thành viên vắng mặt bằng văn bản, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
[ "" ]
403a9063450b400f91920414f08e3dc8
1. Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin phải được bảo quản tại thư viện trong thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày thực hiện việc thanh lọc. 2. Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin bao gồm: a) Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này; b) Danh mục tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này; c) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc; d) Biên bản thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc của Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc; đ) Quyết định phê duyệt Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[ "" ]
f0ecacea5e1c43279a3e18faec7215b5
1. Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh; tổ chức hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, giám sát và công bố thông tin về giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật. 2. Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện đăng ký làm thành viên, việc tuân thủ quy chế của Sở giao dịch chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động thị trường, hoạt động của các thành viên cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hoặc khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm. 3. Phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phải sinh an toàn, hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan khác. 4. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 46 Luật Chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan.
[ "" ]